TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5421 : 1991
ST SEV 4768 : 1984
HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ - DANH MỤC TÀI LIỆU THIẾT KẾ
System of design documentation - Nomenclature of design documents
Lời nói đầu
TCVN 5421 : 1991 thay thế phần I/TCVN 3819 : 1983 và phù hợp với ST SEV 4768 : 1984.
TCVN 5421 : 1991 do Viện nghiên cứu máy, Bộ Công nghiệp nặng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ - DANH MỤC TÀI LIỆU THIẾT KẾ
System of design documentation - Nomenclature of design documents
1. Tiêu chuẩn này quy định danh mục tài liệu thiết kế cho các sản phẩm của tất cả các ngành sản xuất công nghiệp.
2. Tài liệu thiết kế bao gồm các bản vẽ và tài liệu bằng chữ, tùy theo chức năng riêng hoặc khi kết hợp với những tài liệu khác, chúng xác định thành phần và kết cấu sản phẩm và bao gồm những số liệu cần thiết để nghiên cứu, chế tạo, kiểm tra, nghiệm thu, chuyển giao sử dụng và sửa chữa sản phẩm.
3 Danh mục và nội dung tài liệu thiết kế được nêu trong bảng dưới đây.
Tên gọi tài liệu | Giải thích tên gọi tài liệu |
1. Bản vẽ chi tiết | Tài liệu bao gồm hình biểu diễn của chi tiết và những số liệu khác cần thiết để chế tạo và kiểm tra chi tiết. |
2. Bản vẽ lắp | Tài liệu bao gồm hình biểu diễn các đơn vị lắp và những số liệu khác, cần thiết để lắp và kiểm tra sản phẩm. |
3. Bản vẽ choán chỗ | Tài liệu bao gồm hình biểu diễn bao sản phẩm, có ghi các kích thước bao, kích thước định vị và kích thước nối. |
4. Bản vẽ lắp đặt | Tài liệu bao gồm hình biểu diễn bao và những số liệu cần thiết để lắp đặt sản phẩm ở chỗ làm việc. |
5. Bản vẽ nguyên lý | Tài liệu xác định dạng hình học (dạng biên) của sản phẩm và các tọa độ bố trí các bộ phận hợp thành sản phẩm. |
6. Bản vẽ bao gói | Tài liệu bao gồm những số liệu cần thiết để thực hiện việc bao gói sản phẩm. |
7. Bản vẽ phôi (bản vẽ phôi đúc, bản vẽ phôi rèn, bản vẽ nguyên công…v..v) | Tài liệu bao gồm hình biểu diễn phôi và những số liệu khác để chế tạo và kiểm tra phôi, cũng như những số liệu về chi tiết đã gia công hoàn chỉnh. |
8. Bản vẽ móng | Tài liệu bao gồm những số liệu cần thiết để chế tạo móng và lắp đặt sản phẩm lên móng. |
9. Bản vẽ vận chuyển | Tài liệu bao gồm những số liệu về bố trí, kẹp chặt và những số liệu cần thiết khác để vận chuyển sản phẩm. |
10. Sơ đồ | Tài liệu bao gồm hình biểu diễn các bộ phận hợp thành của sản phẩm và sự liên kết giữa chúng với nhau dưới dạng hình biểu diễn quy ước – sơ đồ, và (hoặc) hình biểu diễn đơn giản mà không cần tuân theo tỷ lệ. |
11. Bảng kê | Tài liệu bao gồm các thành phần của sản phẩm được liệt kê (đơn vị lắp, bộ, tổ hợp). |
12. Danh mục bảng kê | Tài liệu được lập trên cơ sở chọn lọc thông tin từ các tài liệu thiết kế khắc (bản vẽ, bảng kê, sơ đồ…). |
13. Điều kiện kỹ thuật | Tài liệu bao gồm các yêu cầu (tập hợp chỉ tiêu, mức, quy tắc, quy định) cho việc chế tạo, kiểm tra nghiệm thu và chuyển giao sản phẩm. |
14. Bản tính toán | Tài liệu bao gồm những tính toán về các thông số, đại lượng. Ví dụ: tính chuỗi kích thước, tính độ bền…. |
15. Tài liệu sử dụng | Tài liệu bao gồm những số liệu để nghiên cứu sản phẩm và quy tắc sử dụng (vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa thường kỹ, vận chuyển và bảo quản). |
16. Tài liệu sửa chữa | Tài liệu bao gồm những số liệu cần thiết để chuẩn bị và tiến hành sửa chữa và kiểm tra sản phẩm sau khi sửa chữa, |
17. Phiếu trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm | Tài liệu ghi những chỉ tiêu xác định trình độ kỹ thuật, kinh tế - kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, phù hợp với những thành tựu khoa học kỹ thuật và nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. |
4. Tùy theo dạng sản phẩm, tài liệu thường được lập là:
Bản vẽ chi tiết - dùng cho chi tiết.
Bản vẽ lắp và bảng kê - dùng cho đơn vị lắp.
Bảng kê - dùng cho bộ và tổ hợp.
Tất cả những tài liệu còn lại được lập tùy thuộc tính chất, chức năng và điều kiện sản xuất của sản phẩm.
Trong những trường hợp riêng biệt, tùy theo đặc điểm và chức năng của sản phẩm có thể lập những tài liệu khác, không quy định trong tiêu chuẩn này.
Phụ lục
Bảng đối chiếu danh từ Việt - Nga danh mục tài liệu thiết kế
TT | Danh từ Việt | Danh từ tiếng Nga |
1 | Bản vẽ chi tiết | |
2 | Bản vẽ lắp | |
3 | Bản vẽ choán chỗ | |
4 | Bản vẽ lắp đặt | |
5 | Bản vẽ nguyên lý | |
6 | Bản vẽ bao gói | |
7 | Bản vẽ phôi | |
8 | Bản vẽ móng | |
9 | Bản vẽ vận chuyển | |
10 | Sơ đồ | |
11 | Bảng kê | |
12 | Danh mục bảng kê | |
13 | điều kiện kỹ thuật | |
14 | Bản tính toán | |
15 | Tài liệu sử dụng | |
16 | Tài liệu sửa chữa | |
17 | Phiếu trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm |