- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10620:2014 (ISO 11210:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp trọng lượng sau khi kết tủa diamoni hexacloroplatinat
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10622:2014 (ISO 13756:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức - Phương pháp thể tích (chuẩn độ điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10623:2014 (ISO 11494:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5544:2017
ISO 8653:2016
ĐỒ TRANG SỨC - CỠ NHẪN - ĐỊNH NGHĨA, PHÉP ĐO VÀ KÝ HIỆU
Jewellery - Ring-sezi - Definition, measurement and designation
Lời nói đầu
TCVN 5544: 2017 thay thế TCVN 5544:1991.
TCVN 5544: 2017 hoàn toàn tương đương ISO 8653:2016.
TCVN 5544: 2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐỒ TRANG SỨC - CỠ NHẪN - ĐỊNH NGHĨA, PHÉP ĐO VÀ KÝ HIỆU
Jewellery - Ring-size - Definition, measurement and designation
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp để đo cỡ nhẫn bằng cách sử dụng gậy thử cỡ nhẫn với các đặc tính xác định, chủ yếu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất, và quy định ký hiệu của cỡ nhẫn.
CHÚ THÍCH: Thông thường cỡ ngón tay được đo bằng bộ đo cỡ ngón tay gồm một chiếc nhẫn cho mỗi cỡ với cùng đường kính và dung sai như gậy thử cỡ nhẫn.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Cỡ nhẫn (ring size)
Chu vi lớn nhất của hình trụ tròn có thể cho lọt vào trong chiếc nhẫn.
3 Thiết bị, dụng cụ
Cỡ nhẫn được đo bằng cách sử dụng một gậy thử cỡ nhẫn hệ mét với các đặc tính sau đây:
a) Chiều dài của thang đo: 160,0 mm ± 0,5 mm;
b) Đường kính và dung sai cho từng cỡ nhẫn theo Bảng 1.
c) Cỡ nhẫn nhỏ nhất: 41 (1);
d) Cỡ nhẫn lớn nhất: 76 (36);
e) Vật liệu: kim loại, hoặc vật liệu có độ bền chịu mài mòn tương đương.
CHÚ THÍCH: 41 (1) được hiểu là: cỡ nhẫn nhỏ nhất là 41 và ký hiệu cỡ nhẫn thường sử dụng tại Việt Nam là 1.
Bảng 1 - Đường kính và dung sai của gậy thử cỡ nhẫn dùng cho cỡ nhẫn
Cỡ nhẫn | Đường kính | Dung sai |
41 (1) a | 13,05 | ± 0,02 |
51 (11) a | 16,23 | ± 0,02 |
61 (21) a | 19,42 | ± 0,02 |
71 (31) a | 22,60 | ± 0,02 |
76 (36) a | 24,19 | ± 0,02 |
a Số trong dấu ngoặc là cỡ nhẫn thông thường sử dụng tại Việt Nam |
Các đặc tính của gậy thử cỡ nhẫn phải được kiểm tra thường xuyên, thí dụ, với một bộ đo cỡ ngón tay thỏa mãn các kích thước nêu trong Bảng 1.
4 Phép đo cỡ nhẫn
4.1 Phương pháp
Nhẫn được đo sẽ được thả xuống gậy thử cỡ nhẫn mà không có bất kỳ ngoại lực nào tác dụng. Điểm đo tương ứng với điểm tiếp xúc của nhẫn với gậy định cỡ nhẫn, phụ thuộc vào tiết diện phía trong của nhẫn, hoặc trong một số trường hợp, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của hình dạng chiếc nhẫn.
4.2 Tiết diện bên trong của nhẫn
Phân biệt hai loại tiết diện:
- Tiết diện bên trong được vê tròn thì khi đó điểm tiếp xúc và điểm đo được định vị ở chính giữa chiều dày của chiếc nhẫn phù hợp với Hình 1;
- Tiết diện bên trong phẳng thì khi đó điểm tiếp xúc và điểm đo được định vị tại đáy chiều dày của chiếc nhẫn phù hợp với Hình 2.
CHÚ DẪN:
A Điểm đo.
Hình 1 - Nguyên lý đo cỡ nhẫn có tiết diện bên trong được vê tròn
CHÚ DẪN:
A Điểm của phép đo.
Hình 2 - Nguyên lý đo cỡ nhẫn có tiết diện bên trong phẳng
4.3 Hình dạng riêng biệt của nhẫn
4.3.1 Quy định chung
Một số nhẫn có hình dáng riêng biệt và không thể xếp trong tiết diện xác định trong 4.2. Khi đó, đối với hầu hết trường hợp thường gặp, một số vị trí nhất định của những chiếc nhẫn này sẽ được xác định trên gậy thử cỡ nhẫn. Và phương pháp đo cũng sẽ được xác định cho cỡ nhẫn tương ứng.
4.3.2 Nhẫn có lắp (đá), nhẫn có khắc hình
Nhẫn lắp ráp hoặc bộ phận phẳng của nhẫn có khắc hình phải được đặt lên mặt phẳng của gậy thử cỡ nhẫn. Phép đo được thực hiện theo phương pháp quy định tại 4.2. phụ thuộc vào tiết diện bên trong của nhẫn.
CHÚ DẪN:
1 Gậy thử cỡ nhẫn
2 Nhẫn
Hình 3 - Vị trí của nhẫn có khung lắp (đá) hoặc nhẫn có khắc hình bất kỳ
4.3.3 Nhẫn có vài vòng tròn lồng vào nhau
Cỡ của loại nhẫn được tạo nên từ vài vòng tròn lồng vào nhau được đọc ở phía dưới của đáy chiếc nhẫn đó (điểm đo tương đương với tiết diện bên trong phẳng).
4.3.4 Nhẫn vuông
Nhẫn vuông được đặt trên gậy thử cỡ nhẫn sao cho vòng tròn được nội tiếp trong nhẫn vuông, theo đó các phía phẳng của nhẫn không được đặt lên các phía phẳng của gậy thử cỡ nhẫn. Phép đo cỡ nhẫn tùy thuộc vào tiết diện bên trong của nhẫn như đã xác định trong 4.2.
CHÚ DẪN:
1. Gậy thử cỡ nhẫn
2. Nhẫn vuông
Hình 4 - Vị trí của nhẫn vuông trên gậy thử cỡ nhẫn
5 Ký hiệu
Cỡ của một chiếc nhẫn phải được ký hiệu bằng số hiệu của tiêu chuẩn này tiếp theo là chu vi trong của nhẫn tính bằng milimet được được làm tròn đến milimet gần nhất.
VÍ DỤ 1: Ký hiệu đối với nhẫn có cỡ nhẫn 43 mm được đo phù hợp Tiêu chuẩn này là:
Cỡ nhẫn TCVN 5544:2017 (ISO 8653:2016) - 43
hoặc Cỡ nhẫn TCVN 5544:2017 (ISO 8653:2016) - 3
Nếu cỡ nhẫn được đóng mác trên nhẫn, thì chỉ được đóng chu vi của nhẫn.
VÍ DỤ 2: 43 hoặc 3
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10620:2014 (ISO 11210:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp trọng lượng sau khi kết tủa diamoni hexacloroplatinat
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10622:2014 (ISO 13756:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức - Phương pháp thể tích (chuẩn độ điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10623:2014 (ISO 11494:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn