TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5635 : 1991
ĐỊA VẬT LÝ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Geophysics – Terms and definition
Lời nói đầu
TCVN 5635 : 1991 do Cục Địa chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp nặng biên soạn, Vụ Khoa học kỹ thuật đề nghị, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ−CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
ĐỊA VẬT LÝ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Geophysics – Terms and definition
Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa thuộc lĩnh vực địa lý được dùng trong khoa học và kỹ thuật sản xuất.
Những thuật ngữ có dẫn ra những dạng viết gọn (vg) hoặc dạng tương đương (tđ) trong tiêu chuẩn được dùng để tham khảo. Chúng có thể được sử dụng trong trường hợp không có khả năng gây nên trùng lặp.
Thuật ngữ | Định nghĩa | Thuật ngữ nước ngoài tương ứng |
Bài toán ngược | Bài toán xác định hình dáng, kích thước, chiều sâu, thế nằm, tính chất vật lý của đối tượng địa chất dựa trên các trường vật lý mà chúng gây ra. | Inverse problem |
Bài toán thuận | Tính trường vật lý của đối tượng địa chất theo các thông số hình học và vật lý cho trước. | Direct problem |
Bản đồ dị thường địa vật lý | Bản đồ biểu diễn các dị thường địa vật lý. | Geophysical anomaly map |
Biên độ dị thường | Đại lượng biểu thị giá trị các cực dị của trường địa vật lý so với mức nền. | Anomaly amplitude |
Bước đo | Khoảng cách giữa các điểm đo đạc ở thực địa | Measurement step |
Chuẩn máy | Các thao tác định lượng cho chỉ số của máy hoặc đưa máy về chế độ làm việc danh định theo mẫu chuẩn. | Calibration |
Di thường địa vật lý Dị thường (vg) | Giá trị khác biệt giữa trường vật lý quan sát được và trường bình thường | Anomaly |
Địa vật lý | Tổ hợp các khoa học nghiên cứu cấu trúc bên trong của quả đất, các tính chất vật lý của nó cũng như các quá trình xảy ra trong các lớp vỏ của nó. | Geophysics |
Địa vật lý thăm dò Địa vật lý (vg) | Chuyên ngành địa vật lý nghiên cứu cấu trúc địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản bằng các phương pháp địa chấn, trọng lực từ, điện, điện từ… | Prospecting geophysics |
Điểm kiểm tra | Điểm đo mà tại đó các trường vật lý được đo đi đo lại nhiều lần với mục đích xác định hoặc đánh giá chất lượng đo đạc | Control station |
Điểm quan sát Điểm đo (tđ) | Vị trí đo giá trị trường vật lý | Measuring station |
Điểm tựa | Vị trí mà tại đó giá trị của trường vật lý được xác định với độ chính xác cao | Support point |
Đo lặp | Đo lại trường vật lý tại điểm đã đo lần trước | Repeated measuring |
Đo tham số vật lý Đo tham số (vg) | Xác định và đánh giá các giá trị của các tham số vật lý của đất đá và quặng | Physical properties determination |
Kênh đo Kênh (vg) | Hệ thống, có thể là thành phần mà hệ đo thực hiện phép đo có chọn lọc (theo cường độ, năng lượng, không gian, thời gian...) một đại lượng vật lý xác định. | Channel |
Kiểm định | Tất cả các thao tác do một cơ quan đo lường hợp pháp tiến hành nhằm để xác nhận rằng một dụng cụ đo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Việc kiểm định bao gồm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. | Veryfication |
Mặt cắt địa chất, địa vật lý | Mặt cắt địa chất xây dựng theo kết quả nghiên cứu địa chất cũng như kết quả minh giải các trường địa vật lý khác | Geophysical and geological section |
Mẫu chuẩn | Vật đo, dụng cụ đo hoặc hệ thống đo dùng để định nghĩa, thực hiện, duy trì hoặc tái tạo đơn vị một hay một số giá trị đã biết của đại lượng nhằm mục đích truyền đơn vị hoặc các giá trị đó đến phương tiện đo khác bằng cách so sánh với nó | Standard |
Mẫu tham số | Mẫu đá và quặng được xem là đối tượng để xác định các tính chất vật lý của chúng | Rock sample |
Phân tích định lượng | Xác định các tham số hình học (chiều sâu, thế nằm, kích thước, góc cắm…) và các tham số vật lý của đối tượng địa chất theo các địa vật lý | Qualitative interpretation |
Phân tích định tính | Giải thích bản chất vật lý của các đối tượng địa chất gây ra dị thường địa vật lý | Qualitatitive interpretation |
Bãi thử Pôligôn (tđ) | Nơi thử các phương pháp và phương tiện đo vật lý | Poligone |
Tuyến cắt | Tuyến đo cắt các tuyến đo khác với mục đích kiểm tra độ chính xác đo đạc | Crossing profile |
Tuyến chuẩn | Tuyến đo được thực hiện với độ chính xác cao và trên lát cắt địa chất đã biết rõ | Base profile |
Thăm dò địa chấn | Phương pháp địa vật lý k hảo sát cấu tạo địa chất dựa trên cơ sở quan sát,xử lý và phân tích các giao động địa chấn phản xạ và k húc xạ từ các ranh giới địa chấn khác nhau | Seismic prospecting |
Thăm dò địa nhiệt | Phương pháp đo địa nhiệt để tìm nguồn năng lượng địa nhiệt hoặc giải quyết một số bài toán địa chất, địa vật lý khác | Geothermal prospecting |
Thăm dò điện | Nhóm các phương pháp địa vật lý thăm dò sử dụng trường điện từ tự nhiên hoặc nhân tạo để giải quyết một nhiệm vụ địa chất, địa vật lý nào đó | Electroprospecting |
Thăm dò phóng xạ | Phương pháp địa vật lý thăm dò dựa trên việc ghi đo các bức xạ tự nhiên để k hảo sát sự phân bố các nguyên tố phóng xạ và phát hiện vùng mỏ phóng xạ | Radioactivity survey |
Thăm dò trọng lực | Phương pháp địa vật lý thăm dò dựa trên đo đạc, xác định và giải thích các dị thường trọng lực | Gravitational prospecting |
Thăm dò từ | Phương pháp địa vật lý dựa trên việc nghiên cứu từ trường trái đất để giải quyết các bài toán địa chất, địa vật lý | Magnetic survey |
Bản đồ cấu tạo | Bản đồ biểu diễn các cấu trúc địa chất theo kết quả thăm dò địa chấn | Structural map |
Bản đồ đẳng cao | Bản đồ biểu diễn các đường cùng độ sâu của một mặt ranh giới tính từ mặt nước biển | Isohypsometric map |
Bản đồ đẳng dày | Bản đồ biểu diễn các đường cùng độ dày của một tầng nằm giữa hai mặt ranh giới địa chấn chuẩn | Isopachite map |
Bản đồ đẳng sâu | Bản đồ biểu diễn các đường cùng độ sâu của bề mặt một đối tượng do kết quả phân tích tài liệu địa chấn | Isobath map |
Độ co ép Độ chịu nén (tđ) | Khả năng chịu nén của đất đá dưới tác dụng của lực nén | Compressibility |
Đới tốc độ bé | Lớp trên cùng của vỏ trái đất, có vận tốc truyền sóng đàn hồi bé và có cấu trúc không đồng nhất, thường gồm đất đá bở rời gắn kết yếu | Zone of alteration |
Hiệu chỉnh đới tốc độ bé | Loại trừ ảnh hưởng của sự không đồng nhất của đới tốc độ bé lên tài liệu địa chấn quan sát được | Correction for zone of alteration |
Hiệu chỉnh điểm nổ | Loại trừ các sai méo của tài liệu quan sát địa chấn do điều kiện gây sóng không thuần nhất | Correction for explosion point |
Lắt cắt địa chấn | Lắt cắt biểu diễn các mặt phản xạ, khúc xạ theo kết quả phân tích tài liệu địa chấn | Seismical section |
Lớp Bazan | Lớp dưới của vỏ quả đất nằm giữa mặt cônrat và môhô và được phân biệt bằng số liệu địa chấn | Bazaltic strata |
Lớp granit | Là một lớp trong vỏ quả đất nằm giữa lớp trầm tích và lớp bazan. Lớp này gồm đá granit, đá gơnai, các đá biến chất khác và đá phun trào | Granitic strata |
Mặt cônrat | Mặt phân chia lớp granit và bazan trong vỏ quả đất qua đó tốc độ truyền sóng đàn hồi thay đổi rõ rệt | Conrad surface |
Mặt dầu nước | Mặt phân chia các lớp dầu nước trong mặt cất địa chất dầu khí | Oil-water interface |
Mặt Moho | Mặt phân chia giữa vỏ và lớp manti của quả đất, qua đó tốc độ truyền sóng địa chất và mật độ thay đổi đột ngột | Moho surface |
Phương pháp địa chấn biển | Dạng thăm dò địa chấn tiến hành trên biển. Việc ghi đo được bố trí trên tàu thuyền di động. Các điểm nổ, điểm thu sóng hoặc di động theo tàu hoặc cố định | Marine seismic prospecting |
Phương pháp địa chấn công trình | Tổ hợp các phương pháp địa chấn nhằm mục đích nghiên cứu các điều kiện địa chất phục vụ cho việc xây dựng các công trình | Engineering seismic investigation |
Phương pháp địa chấn mỏ | Tổ hợp các phương pháp thăm dò địa chấn nhằm mục đích nghiên cứu địa chất mỏ | Mining seismic prospecting |
Phương pháp địa chấn sông | Phương pháp địa chấn tiến hành trên sông và vùng nước cạn trong đó trạm máy đặt trên canô hoặc bè mảng | Fluvial seismic prospecting |
Phương pháp địa chấn tần số cao | Phương pháp ghi các sóng phản xạ và khúc xạ trong giải tần số từ 70 Héc – 8 Héc trở lên | High frequency seismic prospecting |
Phương pháp địa chấn tần số thấp | Phương pháp ghi các sóng trong giải tần số từ 8 Héc đến 30 Héc | Low frequency seismic prospecting |
Phương pháp đo sâu địa chấn | Phương pháp địa chấn ghi các sóng phản xạ và khúc xạ có tần số dao động rất thấp để nghiên cứu các ranh giới địa chấn ở dưới sâu vỏ quả đất | Seismic sounding |
Phương pháp sóng khúc xạ | Phương pháp ghi các sóng khúc xạ từ các mặt giới hạn địa chấn | Refraction method |
Phương pháp sóng ngang | Phương pháp ghi sóng với nguồn phát ra các sóng ngang | Lateral waves method |
Phương pháp sóng phản xạ | Phương pháp ghi các sóng phản xạ từ các mặt giới hạn địa chấn | Reflection method |
Phương pháp sóng trao đổi | Phương pháp ghi các sóng phản xạ hoặc khúc xạ trao đổi (bản chất sóng đã thay đổi trên đường truyền) | Alternating waves method |
Sóng dọc | Loại sóng địa chấn trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương của tia địa chấn. Còn gọi là sóng ép | Longitudinal wave |
Sóng địa chấn | Các dao động đàn hồi lan truyền trong quả đất xuất phát từ các tâm động đất hoặc từ các nguồn nhân tạo | Seismic wave |
Sóng đầu | Sóng thứ cấp hình thành từ ranh giới của môi trường có vận tốc truyền sóng lớn với môi trường có vận tốc nhỏ và lan truyền ở môi trường có vận tốc nhỏ đó | Refracted wave |
Sóng khúc xạ | Sóng địa chấn hình thành do sự thay đổi hướng lan truyền khi gặp môi trường có vận tốc truyền sóng lớn hơn | Refracted wave |
Sóng mặt | Sóng thứ cấp hình thành trong những điều kiện nhất định của nguồn phát (nổ) và lan truyền trên mặt thoáng của môi trường | Surface wave |
Sóng nhiễu xạ | Sóng địa chấn bị nhiễn loạn do uốn theo chiều chướng ngại vật | Diffracted wave |
Sóng ngang | Loại sóng địa chấn trong đó có các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với các tia địa chấn. Còn gọi là sóng trượt | Lateral wave |
Sóng phản xạ | Sóng địa chấn bị hắt về môi trường ban đầu khi gặp mặt ranh giới giữa hai môi trường có trở sóng khác nhau | Reflective wave |
Tầng đánh dấu (tầng chuẩn (tđ) | Ranh giới hai môi trường ở đó xuất hiện sóng đánh dấu trên diện rộng | Marked horizont |
Tầng khúc xạ | Ranh giới hai môi trường ở đó xuất hiện các sóng khúc xạ | Refracting horizont |
Tầng phản xạ | Ranh giới hai môi trường ở đó xuất hiện các sóng phản xạ | Reflection horizont |
Tia địa chấn | Đường biểu diễn hướng lan truyền năng lượng sóng | Seismic ray |
Trạm địa chấn (trạm ghi chấn động đất (tđ) | Hệ thống thiết bị thực hiện thu nhận có chọn lọc các chấn động của đất và ghi lên các phương tiện ghi thông tin xác định (băng, đĩa từ hoặc giấy, bộ nhớ)… | Seismic station |
Trạm địa chất thăm dò | Tổ hợp thiết bị máy móc phục vụ công tác thăm dò địa chấn | Seismic prospecting station |
Trở sóng địa chấn trở sóng (vg) | Tham số đặc trưng cho khả năng truyền sóng của môi trường, xác định bằng tích số của mật độ và vận tốc truyền sóng đàn hồi trong môi trường đó | Seismic wave impedanie |
Bản đồ đẳng ôm | Bản đồ gồm các đường cong có cùng giá trị điện trở suất của môi trường ở vùng được khảo sát | Insoohmic map |
Bộ bù phân cực | Bộ phận của máy thăm dò điện một chiều dùng để loại trừ các nhiễu có tần số gần bằng 0 như điện thế phân cực của các điện cực dòng điện tellua… | Polarization compensator |
Đo điện mặt cắt | Phương pháp điện trở tiến hành theo mặt cắt (theo tuyến). (Xem thêm “Phương pháp điện trở”) | Electrical profiling |
Đo điện mặt cắt liên hợp | Đo điện mặt cắt phối hợp hai hệ thiết bị (Xem thêm “Đo điện mặt cắt”) | Combination profiling |
Đo điện mặt cắt lưỡng cực | Kiểu đo điện mặt cắt trong đó các thiết bị thu phát đều là các lưỡng cực. (Xem thêm “Đo điện mặt cắt”) | Dipole profiling |
Đo građien trung gian | Kiểu đo mặt cắt trong phương pháp điện trở hoặc phương pháp phân cực kích thích, trong đó sử dụng hệ thiết bị građien | Medium gradien survey |
Đo sâu điện | Phương pháp điện trở khảo sát sự thay đổi điện trở suất tại nơi khảo sát theo độ sâu | Electrical sounding |
Đo sâu lưỡng cực | Kiểu đo sâu điện trong đó hệ thiết bị là các lưỡng cực | Electric dipole sounding |
Đo sâu tần số | Kiểu đo sâu điện trong đó sử dụng nguồn phát có tần số thay đổi | Frequency sounding |
Đo sâu thiết lập trường | Kiểu đo cả phương pháp trường chuyển trong đó đặc trưng thời gian là thông tin chủ yếu để khảo sát đối tượng theo độ sâu | Input induced pulse transient method |
Đo sâu từ tellua | Phương pháp cảm ứng điện từ đo các thành phần của trường điện từ tellua có các chu kỳ khác nhau | Magneto-telluric sounding |
Đường cong | Đường biểu diễn kết quả đo sâu điện tại điểm khảo sát | Sounding curve |
Hệ số thiết bị | Hệ số phụ thuộc bố trí hình học của thiết bị thăm dò điện dùng để xác định điện trở suất biểu kiến trong phương pháp điện trở | Array factor |
Máy bù | Máy thăm dò điện cấu tạo trên phương pháp đo bù (trước đây hay gọi là “điện thế kế”) | Potentiometer |
Mặt cắt điện - địa chất | Mặt cắt địa chất xây dựng trên kết quả thăm dò điện | Electro-geological seition |
Nguyên lý tương đương | Nguyên lý cho rằng độ dẫn điện dọc của một tập vỉa bên trên có tầng phủ và bên dưới có tầng lót tương đương với độ dẫn điện dọc của một vỉa đồng nhất có độ dày tương đương tổng chiều dày của tập vỉa đó | Equivalent principle |
Phương pháp chiếu sóng vô tuyến | Phương pháp thăm dò điện khảo sát sự hấp thụ sóng điện từ có tần số cỡ mêgahéc của đối tượng địa chất | Radioscopy method |
Phương pháp cảm ứng điện từ | Phương pháp thăm dò điện, đo trường điện từ tần số thay đổi lan truyền trong môi trường khảo sát với các khung dây phát và thu không tiếp đất | Electro-magnetic (EM) method |
Phương pháp cảm ứng tần số thấp Phương pháp tần số thấp (vg) | Xem “phương pháp cảm ứng điện từ” ở phương pháp này trường điện từ có tần số thấp, từ 20 Hz đến 10 KHz | Low frequency induction method |
Phương pháp điện trở | Phương pháp thăm dò điện nghiên cứu điện trở suất biểu kiến của đất đá | Resistivity method |
Phương pháp điện trường thiên nhiên | Phương pháp thăm dò điện khảo sát điện trường tự nhiên do đối tượng khảo sát gây ra | Self-potention method |
Phương pháp nạp điện | Phương pháp thăm dò điện tiến hành đo đạc các thành phần trường điện từ khi cắm cực phát trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu | Charging method |
Phương pháp phân cực kích thích | Phương pháp thăm dò điện đo điện áp phân cực của đất đá sau khi ngắt dòng phát (Hệ điện cực tiếp đất) | Induced polarization method |
Phương pháp trường chuyển | Phương pháp thăm dò điện khảo sát điện áp cảm ứng trong vòng dây thu trong thời gian chuyển tiếp sau khi đóng hoặc ngắt dòng trong vòng dây phát | Transient method |
Rò điện | Hiện tượng xảy ra khi độ cách điện của hệ đo (máy, dây, tời…) giảm xuống thấp hơn giá trị cho phép và gây ảnh hưởng thấy được đến kết quả đo | Leakage |
Thiết bị Hệ cực (tđ) | Hệ các điện cực dùng trong thăm dò điện (Trong carôta dùng “hệ cực”, “vi hệ cực”) | Array |
VLF Sóng cực dài (tđ) | Sóng điện từ có tần số từ 15 KHz đến 30 KHz | VLF (Very low frequency) |
Thăm dò phóng xạ
Thuật ngữ | Định nghĩa | Thuật ngữ nước ngoài tương ứng |
Đêtếctơ vết | Đêtếctơ vết ghi đo năng lượng hạt qua dấu vết của chúng để lại | Track detector |
Đo cường độ gamma tự nhiên | Phương pháp thăm dò phóng xạ dựa trên việc đo suất liều lượng bức xạ gama tự nhiên trên vùng khảo sát | Radioactivity sutvey |
Đo phổ gamma tự nhiên | Phương pháp thăm dò phóng xạ dựa trên việc khảo sát phổ biên độ của bức xạ gama tự nhiên để xác định bản chất và qui mô của đối tượng gây ra trường phóng xạ | Gamma spectrum survey |
Mẫu chuẩn bão hoà tia gamma | Mẫu chuẩn phóng xạ có kích thước tương đương với vỉa quặng phóng xạ trong tự nhiên về mặt bức xạ tia gamma | Gamma ray saturation calibration source |
Mev | Triệu electron vôn, đơn vị đo năng lượng bức xạ gamma | Million electron volts |
Nền bức xạ phông bức xạ (tđ) | Bức xạ bao gồm các bức xạ tự nhiên của đất đá, bức xạ vũ trụ của cả vùng không có dị thường phóng xạ | Normal background radiation |
Nhà chì buông chì (tđ) | Thiết bị làm bằng chì dùng để ngăn bức xạ tự nhiên nhằm giảm nền bức xạ | Lead box |
Nguồn kích hoạt | Nguồn bức xạ nhân tạo để kích thích hạt nhân các nguyên tố, dùng trong phân tích kích hoạt | Activated source |
Nguồn kích thích | Nguồn bức xạ nhân tạo để kích thích nguyên tử các nguyên tố, dùng trong phân tích huỳnh quang | Simulated source |
Phương pháp alpha | Phương pháp đo bức xạ alpha tự nhiên để xác định hàm lượng uranium trên mẫu bột | Alpha method |
Phương pháp bêta | Đo bức xạ bêta tự nhiên để xác định hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trên mẫu bột hoặc vết lộ | Beta method |
Phương pháp kích hoạt | Dùng nguồn kích hoạt để kích thích hạt nhân các nguyên tố và đo các đặc trưng của bức xạ thứ cấp để xác định bản chất và hàm lượng các nguyên tố cần khảo sát | Activated method |
Phương pháp huỳnh quang tia X | Dùng nguồn bức xạ nhân tạo để kích thích nguyên tử các nguyên tố và đo phổ tia X của bức xạ thứ cấp để xác định bản chất và hàm lượng các nguyên tố cần khảo sát | X-ray fluorescence method |
Ppm Phần triệu (tđ) | Một phần triệu | Parts per million |
Tẩm thực | Phương pháp mở rộng vết ẩn trên phim để có thể quan sát chúng qua kính hiển vi quang học thông thường | Etching |
Tẩm thực điện hóa | Tẩm thực hóa học kết hợp với một hiệu ứng điện: hiệu ứng cành cây – phóng điện trong điện môi dưới điện thế cao | Electrochemical etching |
Tẩm thực hóa học | Tẩm thực bằng hóa chất dựa trên tính chịu ăn mòn khác nhau của những phần khác nhau của vật liệu là đêtếctơ | Chemical etching |
Vết | Vùng vật chất (chất rắn) bị phá huỷ do tác dụng của tia phóng xạ | Track |
Vết ẩn | Vết có kích thước rất nhỏ không quan sát được bằng kính hiển vi quang học thông thường | Latent track |
Bản đồ đẳng lực trọng trường | Bản đồ đẳng trị lực trọng trường của vùng khảo sát | Isogal chart |
Biến động trọng lực | Sự thay đổi giá trị của trường trọng lực theo thời gian | Gravity variation |
Dị thường Bughê | Dị thường trọng lực sau khi đã tiến hành các phép hiệu chỉnh (vĩ độ của điểm đo, khoảng không tự do, và địa hình) | Bouguer anomaly |
Dị thường phai | Dị thường trọng lực sau khi đã tiến hành các phép đo hiệu chỉnh độ cao | Free-air anomaly |
Điểm tựa trọng lực | Điểm có tọa độ và giá trị trường trọng lực được xác định với độ chính xác cao dùng để kiểm tra và liên kết các giá trị đo trọng lực tại các điểm khảo sát | Gravimetri reference station |
Dị thường trọng lực | Giá trị chênh lệch giữa trường trọng lực quan sát được và giá trị bình thường tại một điểm | Gravitational |
Đường dịch chuyển điểm O | Đường ghi dịch chuyển điểm không của máy trọng lực theo thời gian | Drift curve |
Gal | Đơn vị gia tốc dùng trong đo đạc trọng lực l gal = 1000 miligal = 10-2 m/sec2 | Gal |
Geoiđ | Mặt phẳng thế trọng lực của trái đất, trên mặt biển mặt này trùng với mặt đại dương yên tĩnh | Geoid |
Hằng số trọng lực | Hằng số trong định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (f = 6.670.10-11 newton/kg) | Graviational constant |
Hiệu chỉnh địa hình | Loại trừ ảnh hưởng địa hình lên giá trị trọng trường | Terrain correction |
Hiệu chỉnh độ cao | Tính chuyển giá trị trọng lực bình thường từ điểm nằm trên mặt lý thuyết đến điểm quan sát tương ứng với giả thiết giữa điểm quan sát và mặt lý thuyết không có một khối hấp dẫn nào cả | Free-air correction |
Mạng lưới tựa | Hệ thống các điểm tựa trọng lực | Gravity network |
Máy đo trọng lực | Máy đo sự biến thiên của gia tốc trọng trường trên mặt đất, trên biển và trong hầm lò | Gravimetor |
Mật độ | Khối lượng trên một đơn vị thể tích | Density |
Mật độ lớp trung gian | Mật độ tập đất đá vỏ trái đất nằm trong lớp giới hạn giữa mặt biển và mặt phẳng đi qua điểm quan sát và song song với mặt biển | Interstratification beds density |
Phương pháp hạ trường | Phương pháp tính chuyển trường thế từ mức quan sát đến mức thấp hơn theo các kết quả đo được từ mức quan sát | Downward cotinuation of gravity |
Phương pháp năng trường | Phương pháp tính chuyển trường thể từ mức quan sát đến mức cao hơn theo các kết quả đo được từ mức quan sát | Upward continuation of gravity |
Sàn bằng mạng lưới tựa | Phân bổ sai số khép theo trọng số đo trên các cạnh của đa giác tựa (mạng lưới tựa) | Gravity network leval – off |
Thăm dò từ
Thuật ngữ | Định nghĩa | Thuật ngữ nước ngoài tương ứng |
Bão từ | Biến động nhanh nhất, thất thường của từ trường trái đất do các hoạt động của mặt trời gây ra | Magnetic storms |
Bất đẳng hướng từ | Hiện tượng thay đổi giá trị các đại lượng từ (độ từ hóa…) theo hướng hoặc vị trí hình học của vật thể khi đo đạc | Magnetic anisotroby |
Biến thiên từ | Sự thay đổi giá trị của từ trường ở một điểm quan sát nào đó theo thời gian | Magnetic variation |
Cực địa từ | Giao điểm của trục địa từ với mặt đất (với góc từ thiên = 90o) | Magnetic pole |
Cục địa từ ảo | Cục địa từ tính theo lý thuyết trường địa từ lưỡng cực | Apparent geomagnetic pole |
Cực địa từ thực | Vị trí thực tế có thành phần từ trường thẳng đứng bằng không | Virtual geomagnetic pole |
Cực từ ngược | Trạng thái cực từ trái đất ngược phương hiện tại | Reversed magnetic pole |
Cực từ thuận | Trạng thái cực từ trái đất trùng phương hiện tại | Normal magnetic pole |
Dị thường từ | Dị thường của từ trường (Xem thêm “dị thường”) | Magnetic anomaly |
Dị thường từ địa phương | Dị thường từ liên quan đến một đối tượng địa chất nhất định | Local geomagnetic anomaly |
Dị thường từ hành tinh | Dị thường từ tính trên nền của trường địa từ lưỡng cực có kích thước cỡ lục địa | Global geomagnetic anomaly |
Dị thường từ khu vực | Dị thường từ bao trùm một vùng rộng lớn | Regional geomagnetic anomaly |
Đảo cực địa từ | Hiện tượng đảo ngược của cực từ trái đất | Geomagnetic |
Đaviaxia | Sự thay đổi giá trị đo được của từ trường trái đất do bố trí hình học của hệ đo gây ra (hướng, vị trí… của hệ đo) | Daviation |
Điểm Curi | Nhiệt độ mà ở đó một vật liệu mất khả năng lưu giữ từ tính (cũng có nghĩa là chất sắt từ biến đổi thành chất thuận từ) | Curie point |
Độ từ dư nguyên sinh | Độ từ dư hình thành ngay khi đá được thành tạo | Preliminary remanent |
Độ từ dư thứ sinh | Độ từ dư hình thành bổ sung trong quá trình tồn tại của đá | Secondary remanent magnetisation |
Độ từ dư tự nhiên | Độ từ dư tổng của đá đo trong nguyên trạng hiện tại | Naturel remanent magnetisation |
Độ từ dư cảm ứng | Độ từ dư của đá do trường từ bên ngoài tạo nên | Inductive remanent magnetisation |
Góc từ khuynh góc nghiêng từ (tđ) | Góc tạo thành bởi vectơ từ trường trái đất và vectơ thành phần nằm ngang của nó | Magnetic inclination |
Góc từ thiên góc lệch từ (tđ) | Góc tạo thành bởi vectơ thành phần nằm ngang của từ trường trái đất và phương bắc địa lý | Magnetic declination |
Máy đo từ Máy từ (vg) | Máy đo từ trường trái đất | Magnetometer |
Phương pháp cổ từ | Nghiên cứu độ từ dư tự nhiên của đá và các vật lý liệu tự nhiên khác để xác định cường độ và phương của từ trường trái đất ở thời điểm chúng bị từ hoá | Paleomagnetism |
Phương pháp gradient từ | Xác định từ trường trái đất theo một phương nào đó | Measuring geomagnetic gradient |
Phương pháp giả trọng lực | Một phương pháp xử lý số liệu: phương pháp đưa trường về cực | Artificial gravity method |
Phương pháp vi từ | Phương pháp đo các yếu tố địa từ trên diện tích nhỏ mạng lưới dày, phát hiện các dị thường từ bé trên nền đất đá không từ tính | Micromagnetic survey |
Rửa từ | Khử một phần hoặc toàn bộ độ từ dư của đá | Magnetic cleaning |
Trường địa từ lưỡng cực | Trường từ ứng với một lưỡng cực từ đặt tại tâm trái đất | Dipolar geomagnetic field |
Trường từ bình thường | Giá trị được làm tròn của từ trường trái đất nhận được từ quan sát tầm lục địa hoặc từ đo đạc bằng vệ tinh | Normal geomagnetic field |
Từ hóa nghiêng | Từ hóa có phương không trùng với phương vuông góc với mặt đất | Inclined magnetisation |
Từ hoá thẳng đứng | Từ hoá có phương vuông góc với mặt đất | Vertical magnetisation |
Vòng hem-hôn | Cặp vòng dây đồng trục cách nhau một khoảng bằng bán kính vòng. Từ trường do vòng hem- hôn tạo ra là đồng nhất và tính được với độ chính xác cao | Helmholtz coil |
Đo lỗ khoan
Định nghĩa | Thuật ngữ | Thuật ngữ nước ngoài tương ứng |
Đo địa vật lý lỗ khoan Đo lỗ khoan (vg) Carôta (tđ) | Các phương pháp đo địa vật lý tiến hành trong lỗ khoan với các dụng cụ thả vào lỗ khoan bằng cáp để nghiên cứu lát cắt địa chất và phát hiện khoáng sản | Borehole logging |
Carôta âm | Phương pháp quan sát các dao động âm dọc thành lỗ khoan | Acustic borehole logging |
Carôta địa chấn | Phương pháp nghiên cứu tốc độ truyền sóng đàn hồi, hệ số phản xạ, hệ số hấp thụ các sóng đó trong các tầng đất đá dọc thành lỗ khoan | Seismic logging |
Carôta điện | Các phương pháp điện trường thiên nhiên và điện trở tiến hành dọc thành lỗ khoan | Electric borehole logging |
Carôta điện cảm ứng | Phương pháp cảm ứng điện từ tiến hành dọc thành lỗ khoan | Induction borehole logging |
Carôta điện thế tự nhiên Carôta điện trường thiên nhiên (tđ) | Phương pháp điện trường tự nhiên tiến hành dọc thành lỗ khoan | Natural current borehole logging |
Carôta điện trở | Phương pháp điện trở tiến hành dọc thành lỗ khoan | Resistivity borehole logging |
Carôta điện trở sườn lỗ khoan Carôta sườn (vg) | Phương pháp điện trở suất tiến hành ở sườn lỗ khoan với thủ pháp hướng dòng phát vào đối tượng cần đo | Lateral borehole logging |
Carôta gamma | Đo cường độ gamma tự nhiên của đất đá dọc thành lỗ khoan | Gamma ray borehole logging |
Carôta gamma-gamma carôta mật độ | Đo cường độ gamma thứ sinh đo hiệu ứng tán xạ khi chiếu nguồn bức xạ gamma vào đất đá trong lỗ khoan để phân biệt các loại đất đá và quặng có mật độ khác nhau | Gamma-gamma borehole logging |
Carôta khí | Đo hàm lượng khí cháy (chủ yếu là mêtan) dọc thành lỗ khoan dầu khí và lô khoan than | Gas borehole logging |
Carôta nhiệt độ | Đo nhiệt độ dọc theo thành lỗ khoan | Borehole thermal meassuring |
Carôta nơtrôn-gamma | Các phương pháp dùng nguồn nơtrôn chiếu vào đất đá trong lỗ khoan và đo bức xạ gamma thứ sinh | Neutron borehole logging |
Carôta nơtrôn-nơtrôn | Đo nơtrôn nhiệt khi dùng nguồn nơtrôn chiếu vào đất đá trong lỗ khoan | Neutron-neutron borehole logging |
Carôta phân cực kích thích | Phương pháp phân cực kích thích tiến hành dọc thành lỗ khoan | Induced polarization borehole logging |
Carôta phổ gamma | Đo phổ năng lượng bức xạ gamma của đất đá trong lỗ khoan | Gamma ray spectral borehole logging |
Carôta siêu âm | Phương pháp nghiên cứu sóng đàn hồi của đất đá trong lỗ khoan xuyên qua những lớp mỏng với nguồn chấn động siêu âm | Ultrasonic borehole logging |
Carôta trọng trường | Đo gia tốc trọng trường dọc thành lỗ khoan | Gravitational borehole logging |
Carôta từ ba thành phần | Đo các thành phần của từ trường trái đất dọc theo thành lỗ khoan | Three component magnetic field borehole logging |
Carôta từ cảm | Đo độ từ cảm của đất đá dọc thành lỗ khoan | Magnetic susceptibility borehole logging |
Dôn carôta | Các loại đầu dò của máy đo có dạng thích hợp để thả vào lỗ khoan | Sonde logging |
Đo độ lệch lỗ khoan | Đo độ lệch và phương vị của lỗ khoan | Borehole incline measuring |
Đo đường kính lỗ khoan | Đo đường kính thực tế của lỗ khoan | Borehole diameter measuring |
Đường cong carôta | Đường cong ghi được khi đo địa vật lý lỗ khoan, thường biểu diễn sự thay đổi của hướng đó theo độ sâu lỗ khoan | Well log |
Trạm carôta trạm địa vật lý lỗ khoan (td) Trạm đo lỗ khoan (tđ) | Tổ hợp máy móc thiết bị dùng cho công tác đo địa vật lý lỗ khoan đặt trên ôtô hoặc xách tay | Borehole station |
Vi hệ cực | Loại hệ cực kích thước bé dùng cho phương pháp carôta điện từ | Microsonde |
Thăm dò địa nhiệt
Thuật ngữ | Định nghĩa | Thuật ngữ nước ngoài tương ứng |
Bản đồ địa nhiệt | Bản đồ đẳng trị địa nhiệt của vùng khảo sát | Isogeothermic chart |
Hệ số dẫn nhiệt | Hệ số định lượng tính dẫn nhiệt của vật chất | Thermal conduction factor |
Khuyếch tán nhiệt | Khả năng lan truyền và mất nhiệt của nguồn nhiệt do dẫn nhiệt của môi trường xung quanh | Thermal diffusivity |
Phương pháp địa nhiệt tia hồng ngoại | Phương pháp thăm dò địa nhiệt sử dụng chùm tia hồng ngoại phát ra từ máy bay xuống mặt đất và ghi lại năng lượng phản xạ từ mặt đất về máy bay | Thermal-infrared method |
Sự truyền nhiệt | Sự trao đổi nhiệt từ các nguồn nhiệt thông qua môi trường dẫn nhiệt | Heat transfer |
Thông lượng nhiệt dòng nhiệt (tđ) | Lượng nhiệt truyền qua một mặt đẳng nhiệt tuỳ ý trong một đơn vị thời gian | Heat flux |
Tính dẫn nhiệt | Khả năng dịch chuyển năng lượng nhiệt năng trong một khối vật chất để tiến tới cân bằng nhiệt | Thermal conductivity |