Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5800 : 1994

VẢI VÀ SẢN PHẨM DỆT KIM -

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỰ XIÊN LỆCH HÀNG VÒNG VÀ HÀNG CỘT

Knitted fabrics and garments -

 Method for determination of distortion of courses and wales

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

VẢI VÀ SẢN PHẨM DỆT KIM -

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỰ XIÊN LỆCH HÀNG VÒNG VÀ HÀNG CỘT

Knitted fabrics and garments -

 Method for determination of distortion of courses and wales

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự xiên lệch hàng vòng và cột vòng của vải dệt kim (mộc và thành phẩm) và sản phẩm dệt kim được sản xuất từ tất cả các loại sợi, tơ.

1. Khái niệm chung

1.1. Góc xiên lệch hàng vòng ở vải và sản phẩm, tính bằng độ, là góc nghiêng của cột vòng với đường thẳng nằm ngang của mẫu hoặc của sản phẩm.

1.2. Góc xiên lệch cột vòng ở vải và sản phẩm, tính bằng độ, là góc nghiêng của cột vòng với đường thẳng đứng của mẫu hoặc của sản phẩm.

1.3. Độ xiên lệch hàng vòng ở vải và sản phẩm, tính bằng cm, là đoạn sai lệch của hàng vòng so với đường thẳng nằm ngang của mẫu hoặc sản phẩm tính từ chỗ bắt đầu xiên lệch.

1.4. Độ xiên lệch cột vòng ở vải và sản phẩm, tính bằng cm, là đoạn sai lệch của hàng vòng so với đường thẳng đứng của mẫu hoặc sản phẩm với độ dài quy định.

1.5. Đường thẳng đứng của mẫu hoặc sản phẩm là đường biên hoặc đường gập đôi dọc hoặc đường trực dọc của vải hoặc sản phẩm.

Đường thẳng nằm ngang của mẫu hoặc sản phẩm là đường thẳng vuông góc với đường thẳng đứng của mẫu hoặc sản phẩm.

2. Phương tiện thử

Dụng cụ đo góc ở thang chia độ và kim quay để chỉ độ lớn góc (Hình 1)

Thước thẳng vạch chia 1mm;

Thước vuông góc (êke)

Hình 1

3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5791 : 1994

Trên tấm vải chỉ định (hoặc mẫu) tiến hành 10 phép đo (5 cho hàng vòng và 5 cho cột vòng) và vị trí đo được chia đều theo bề mặt tấm (hoặc mẫu)

Trên sản phẩm tiến hành 2 phép đo (1 cho hàng vòng và 1 cho cột vòng) ở vị trí 10cm - 15cm so với mép trên hoặc mép dưới của sản phẩm.

Đặt mẫu lên trên bàn nằm ngang sao cho mẫu không bị kéo căng, không bị gập và phẳng đều. Nếu trên bề mặt mẫu có nếp gấp, nếp nhăn dùng thước kim loại dàn nhẹ trên bề mặt để loại trừ chúng.

Giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 : 1991 không ít hơn 24 giờ.

4. Tiến hành thử

4.1. Sử dụng dụng cụ đo để xác định góc xiên lệch hàng vòng và cột vòng (đo bằng độ)

4.1.1. Xác định góc xiên lệch hàng vòng

Đặt thước thẳng dọc theo hoặc song song với đường thẳng đứng của mẫu. Ép sát cạnh dưới của dụng cụ đo vào thước. Điều chỉnh để kim của dụng cụ đo chỉ hướng trùng theo phương của hàng vòng cần đo. Ghi góc nghiêng hàng vòng.

4.1.2. Xác định góc xiên lệch cột vòng

Đặt cạnh dài thước vuông (êke) vuông góc với đường thẳng đứng ở mẫu. Ép sát cạnh dưới của dụng cụ đo vào cạnh dài của thước. Điều chỉnh để kim của dụng cụ đo chỉ hướng trùng với phương của cột vòng. Ghi góc nghiêng cột vòng.

4.1.3. Ghi kết quả đọc với độ chính xác đến 10.

4.1.4. Trong trường hợp không có dụng cụ đo góc (như hình 1) cho phép sử dụng các thước đo góc tương tự nhưng đảm bảo kết quả đọc.

4.2. Sử dụng thước thẳng để xác định độ xiên lệch hàng vòng và cột vòng (đo bằng cm).

4.2.1. Xác định độ viên lệch hàng vòng

Xác định bằng việc đo đoạn sai lệch hàng vòng so với đường thẳng nằm ngang và tiến hành từ chỗ bắt đầu có sự xiên lệch hàng vòng tới biên hoặc đường gập đôi của vải và sản phẩm.

Sử dụng thước thẳng, đo theo đường thẳng đứng ở nơi có độ xiên lệch hàng vòng lớn nhất (a) phù hợp với hình 2.

Hình 2

4.2.2. Xác định sự xiên lệch cột vòng.

Xác định bằng việc đo đoạn sai lệch cột vòng so với đường thẳng đứng của mẫu với độ dài quy định.

Sử dụng thước vuông góc (êke) và thường đo ở giữa mẫu. Kẻ đường thẳng đứng của mẫu ở vị trí đo, trên đó đánh dấu hai điểm cách nhau 20cm. Từ một điểm đánh dấu, kẻ đường thẳng song song với phương cột vòng, từ điểm kia kẻ đường thẳng nằm ngang cắt đường vừa kẻ. Đo khoảng cách a1 (hình 3).

Hình 3

4.2.3. Ghi kết quả đo chính xác đến 0,5cm.

5. Tính toán kết quả

5.1. Góc xiên lệch, tính bằng độ, là trung bình cộng tất cả các phép đo với độ chính xác đến 0,10 và làm tròn đến 10 được tính riêng cho hàng vòng, cột vòng.

5.2. Độ xiên lệch, tính bằng cm, là trung bình cộng tất cả các phép đo với độ chính xác đến 0,1cm và làm tròn đến 0,5cm và được tính riêng cho hàng vòng, cột vòng.

5.3. Khi cần thiết, có thể chuyển đổi độ xiên lệch tính bằng cm ra góc xiên lệch tính bằng độ.

5.3.1. Tang góc xiên lệch hàng vòng, tính theo công thức:

Trong đó:

a là độ xiên lệch hàng vòng so với đường thẳng nằm ngang ở vị trí độ xiên lệch lớn nhất, tính bằng cm;

b là khoảng cách đo theo đường nằm ngang từ chỗ bắt đầu sự xiên lệch hàng vòng tới biên hoặc đường gấp đôi của vải hoặc sản phẩm, tính bằng cm.

5.3.2. Tang góc xiên lệch của cột vòng, tính theo công thức:

Trong đó:

a1 là đoạn sai lệch cột vòng so với đường thẳng đứng, tính bằng cm.

5.3.3. Tính toán với độ chính xác đến 0,00001 và kết quả làm tròn đến 0,0001.