Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5901:1995

DIÊM HỘP

Match

Lời nói đầu

TCVN 5901 : 1995 do Ban kỹ thuật Giấy gỗ diêm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

DIÊM HỘP

Match

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại diêm thông dụng

2 Thông số và kích thước cơ bản

Sai lệch cho phép của các thông số và kích thước cơ bản phải phù hợp với quy định trong Bảng 1

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Sai lệch kích thước hộp ngoài, mm

- Chiều dài

- Chiều rộng

- Chiều cao

2. Sai lệch kích thước que gỗ, mm

- Chiều dài

- Mặt cắt ngang

3. Sai lệch cho phép của số que diêm đúng tiêu chuẩn bình quân có trong một hộp, que.

4. Sai lệch cho phép của số que có trong một hộp, % không lớn hơn.

 

± 1

± 0,5

± 0,5

 

± 0,8

± 0,2

± 5


20

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu về an toàn

- Nhiệt độ cháy tự nhiên của đầu diêm không nhỏ hơn: 160 oC;

- Khi quẹt đầu thuốc không bị nổ, toé hoặc văng tàn lửa;

- Thuốc quét phải sao cho không dây ra đầu hộp (kể cả hộp và hộp ngoài).

3.2 Các chỉ tiêu cơ lý

Các chỉ tiêu cơ lý của đầu diêm, mặt, phấn phải phù hợp với quy định trong Bảng 2

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Mức

1. Độ bền que trung bình không nhỏ hơn

- Độ bền ngang

- Độ bền đứng

2. Độ bám trắc trung bình của đầu diêm, không nhỏ hơn.

3. Khả năng chống ẩm của đầu diêm, không thấp hơn.

4. Khả năng đánh diêm trên một mặt phấn, không nhỏ hơn

%

 

 

kg

%

Hộp

 

94

65

1,5

95

1

3.3. Que diêm

Que diêm không được sản xuất từ gỗ mục. Que không được gãy, cong vênh và không có đầu thuốc.

Đầu thuốc phải có hình ô van và có đường kính không nhỏ hơn 3mm.

Đầu thuốc không bị bở, xốp hoặc bóng nhẫn. Khi quẹt đầu thuốc phải bắt lửa nhanh, không bị toé hoặc văng lửa.

3.4. Hộp diêm

Hộp diêm (cả hộp trong và hộp ngoài) có thể sản xuất từ nan gỗ dán giấy hoặc từ các tông. Hộp phải dễ dàng đẩy ra đẩy vào, song không được rơi ra khi đặt ở vị trí bất kỳ.

3.5. Mặt phấn

Thuốc phấn được quét đều trên 1 hoặc 2 mặt hẹp của hộp ngoài mặt phấn không bị bở và không dây ra tay. Chất lượng mặt phấn phải đảm bảo đánh được tất cả số que diêm có trong hộp.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu

Lấy mẫu 5 từ số kiện lô hàng nhưng không được ít hơn 3 kiện và không lớn hơn 10 kiện. Mỗi kiện lấy ra 2 - 3 gói nhỏ (10 hộp) để thử.

4.2 Xác định các thông số và kích thước cơ bản

4.2.1 Kích thước hộp ngoài

Lấy 30 - 50 hộp mẫu trên để kiểm tra.

Dùng thước cặp có độ chính xác 0,05 mm đo kích thước từng hộp. Đo cả 3 kích thước dài, rộng, cao. Kết quả cuối cùng là bình quân kết quả các mẫu thử.

4.2.2 Kích thước que gỗ

Lấy số que diêm của 10 hộp bất kỳ trong số (30 - 50) hộp, trộn đều lấy ra 100 que diêm bất kỳ để kiểm tra. Dùng thước cặp có độ chính xác 0,05 mm đo kích thước của từng que. Đo hai kích thước chiều dài và tiết diện. Kết quả cuối cùng là bình quân của các mẫu thử

4.2.3 Kích thước đầu thuốc

Lấy số que diêm của 10 hộp bất kỳ trong số (30 - 50) hộp, trộn đều lấy ra 100 que diêm bất kỳ để kiểm tra. Dùng thước bằng đồng chuyên dùng để đo kích thước đầu thước. Đo kích thước của từng đầu diêm.

Kết quả cuối cùng là bình quân của kết quả các mẫu thử.

4.2.4 Số que diêm bình quân đúng tiêu chuẩn có trong hộp

Sau khi lấy mẫu xong, lấy ra khoảng (30 - 50) hộp để kiểm tra

Dùng tay đếm số que của từng hộp. Loại bỏ những que không đúng tiêu chuẩn như: gẫy, không đầu thuốc.... như quy định ở điều 3.3

Kết quả cuối cùng là bình quân của các mẫu thử.

4.3 Xác định độ bén que trung bình

4.3.1 Dụng cụ thử

Tấm ván chuyên dùng để thử độ bén que

4.3.2 Chuẩn bị mẫu

Sau khi lấy mẫu xong lấy ra khoảng (30 - 50) hộp. Lấy số que diêm của 10 hộp bất kỳ, trộn đều để 24 giờ trong môi trường có độ ẩm 75 % và nhiệt độ 20 oC ± 1

4.3.3 Tiến hành thử

4.3.3.1 Thử độ bén que ngang

Cắm 50 que diêm vào tấm ván thử độ bén que. Để tấm ván đứng sao cho các que diêm nằm ngang, châm lửa vào đầu thuốc của que. Đốt lần lượt thứ tự hàng ngang, đốt cách đều, hết hàng trên xuống hàng dưới. Thử từ 3 đến 5 lần.

4.3.3.2 Thử độ bén que đứng

Trình tự tiến hành như thử độ bén ngang nhưng để tấm ván thử nằm ngang sao cho các que diêm ở thế đứng. Thử từ 3 lần đến 5 lần.

4.3.4 Đánh giá kết quả

- Những que diêm lửa cháy vào gỗ từ 2 mm trở lên là đạt

- Tỷ lệ giữa số que đạt và 50 que thử là kết quả thử.

- Kết quả cuối cùng là bình quân giữa các lần thử.

4.4 Độ bám chắc của đầu thuốc

4.4.1 Dụng cụ thử

Máy đo lực kế chuyên dùng, có độ chính xác 0,1 kg.

4.4.2 Chuẩn bị mẫu thử như điều 4.3.2.

4.4.3 Tiến hành thử

Đo lần lượt từng que diêm, ghi lại kết quả. phải thử không ít hơn 50 que

4.4.4 Đánh giá kết quả

Kết quả cuối cùng là bình quân của số mẫu thử

4.5 Xác định nhiệt độ cháy tự nhiên của đầu diêm.

4.5.1 Dụng cụ thử

Dụng cụ chuyên dùng để kiểm ra độ cháy tự nhiên của diêm.

4.5.2 Chuẩn bị mẫu như điều 4.3.2

4.5.3 Tiến hành thử

Lấy 5 que diêm cắm vào dụng cụ thử, sau đó đặt lên bếp điện hoặc lò sấy. Cho nhiệt độ tăng lên đến 160 oC sau đó hạ nhiệt xuống 100 oC.

Tăng dần nhiệt độ lên, cứ 1 phút tăng lên (20 ¸ 25) oC cho tới khi que diêm bốc cháy. Thử từ 3 lần đến 5 lần.

4.5.4 Đánh giá kết quả

Kết quả cuối cùng là giới hạn dưới kết quả của các lần thử.

4.6 Khả năng đánh diêm trên một mặt phấn

Lấy mẫu như điều 4.3.2.

Quẹt từng que diêm trên một mặt phấn. Quẹt phải mạnh, miết dài trên suốt chiều dọc của mặt phấn. Quẹt đến khi que diêm không thể cháy được, phải thử từ 3 đến 5 mặt phấn.

Lấy số que diêm quẹt được quy ra hộp để tính kết quả. Kết quả cuối cùng là bình quân các lần thử.

4.7 Xác định khả năg chống ẩm của đầu diêm

4.7.1 Dụng cụ thử 4 bình thuỷ tinh tiêu chuẩn đựng các dung dịch ẩm tương đối khác nhau: 94 %, 96 %, 97 % và 4 tấm vỉ đồng hình tròn, trên mặt mỗi tấm có khoan 40 lỗ để cắm các que diêm.

4.7.2 Chuẩn bị mẫu

Chuẩn bị mẫu như điều 4.3.2.

4.7.3 Tiến hành thử

Lấy 160 que diêm cắm vào vỉ đồng và đặt vào 4 bình đựng dung dịch ẩm. Đầu que diêm để cách dung dịch ẩm (25 - 30) mm rồi cho vào tủ lạnh giữ ở nhiệt độ 20 oC ± 1 trong 24 giờ. Sau đó lấy ra, quẹt diêm lên mặt phấn với tốc độ nhanh, theo dõi đếm số que diêm phát lửa.

4.7.4 Đánh giá kết quả

Số que diêm trong các bình ẩm nào có số que quẹt phát lửa trên 20 que thì dung dịch ẩm đó là sức chống ẩm của đầu diêm.

5 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

5.1 Ghi nhãn

5.1.1 Trên từng hộp diêm phải có nhãn ghi tên sản phẩm, tên cơ sở sản xuất. Nhãn có thể in rời và dán lên mặt hộp (vỏ hộp là gỗ) hoặc có thể in trực tiếp lên mặt hộp (vỏ hộp là các tông).

5.1.2 Trên từng gói 10 hộp phải dán nhãn ghi tên sản phẩm, tên cơ sở sản xuất.

5.1.3 Trên mỗi kiện diêm phải có nhãn ghi:

- Tên sản phẩm;

- Tên cơ sở sản xuất;

- Ký hiệu: chống cháy, chống ẩm, dễ vỡ;

- Số lượng và khối lượng;

- Ngày và nơi sản xuất.

5.2 Bao gói

- 10 hộp diêm được phong thành 1 gói;

- 10 gói phong thành 1 cây;

- 10 cây hoặc 6 cây được đóng thành một kiện. Kiện diêm có thể là hòm, hộp các tông hoặc gói bằng giấy bao gói.

5.3 Vận chuyển

Bốc xếp diêm phải nhẹ nhàng, tránh cọ sát va đập mạnh; Vận chuyển sản phẩm khi trời mưa phải được che kín.

5.4 Bảo quản

Diêm phải được bảo quản trong kho có mái che, khô ráo, thông thoáng. Xếp cao cách mặt sàn không ít hơn 30 cm, xếp xa tường không ít hơn 40 cm.

Thời gian bảo quản 6 tháng.

Kho phải có hệ thống cứu hoả tốt, phải được thường xuyên kiểm tra để tránh hoả hoạn.