Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TCVN 6143:1996

ISO 3474:1976

ỐNG POLYVINYL CLORUA CỨNG (PVC-U) - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ ĐỤC

Unplasticized polyvinyl chloride (PVC) pipes - Specification and measurement of opacity

 

Lời nói đầu

TCVN 6143:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 3474:1976;

TCVN 6143:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 138 Ống nhựa và phụ tùng đường ống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

ỐNG POLYVINYL CLORUA CỨNG (PVC-U) - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ ĐỤC

Unplasticized polyvinyl chloride (PVC) pipes - Specification and measurement of opacity

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ đục của ống nhựa cứng (PVC-U) và quy định giới hạn có thể chấp nhận được của ánh sáng xuyên qua thành ống.

2. Yêu cầu

Lượng ánh sáng xuyên qua thành ống không được lớn hơn 0,2 %.

3. Nguyên tắc

Đo luồng ánh sáng xuyên qua thành mẫu thử được cắt từ ống.

4. Thiết bị

4.1. Nguồn sáng.

4.2. Tế bào quang điện.

4.3. Dụng cụ đo điện

5. Mẫu thử

Cắt một đoạn ống với chiều dài thích hợp để đo độ đục của nó.

6. Tiến hành thử

Đặt nguồn sáng và tế bào quang điện ở khoảng cách thích hợp và ở nơi không có ánh sáng ban ngày.

Nối dụng cụ đo điện với tế bào quang điện.

Đọc trên dụng cụ đo độ lệch lớn nhất (DM) tạo ra bởi luồng ánh sáng từ nguồn sáng rọi trên tế bào quang điện.

Đặt mẫu thử trên tế bào quang điện sao cho một thành ống được đặt giữa nguồn sáng và tế bào quang điện (khoảng cách giữa nguồn sáng và tế bào quang điện vẫn không đổi).

Đọc trên dụng cụ đo độ lệch lớn nhất (D) tạo ra bởi luồng ánh sáng từ nguồn sáng. Độ lệch này tương ứng với luồng sáng xuyên qua thành mẫu thử.

7. Tính toán kết quả

Tính tỷ lệ phần trăm (%) ánh sáng xuyên qua thành của mẫu thử theo công thức:

trong đó:

D là độ lệch lớn nhất tạo bởi luồng ánh sáng từ nguồn sáng xuyên qua thành của mẫu thử;

DM là độ lệch lớn nhất tạo ra trực tiếp bởi luồng ánh sáng của nguồn sáng.

8. Biên bản thử

Biên bản thử theo tiêu chuẩn này phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của ánh sáng xuyên qua thành mẫu thử và phải đánh giá xem kết quả có phù hợp với yêu cầu của Điều 2 hay không.