- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2010/BGTVT/SĐ2:2014 về quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép- Sửa đổi lần 2:2014
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2009/BGTVT về giám sát kỹ thuật và đóng tàu biển cỡ nhỏ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-5:2003/SĐ 2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6259-8A:2003/SĐ 2:2005
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 8A: SÀ LAN THÉP
Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 8A: Steel Barges
CHƯƠNG 15 THƯỢNG TẦNG
15.3. Phương tiện đóng kín các lối ra vào ở vách mút của thượng tầng
15.3.1. Phương tiện đóng kín các lối ra vào
2 Chiều cao ngưỡng cửa
Nội dung câu văn trong mục - 2 được sửa và bổ sung số (1), và bổ sung mục (2) như sau:
(1) Chiều cao ngưỡng cửa được qui định ở -1 phải không nhỏ hơn 380 mm so với mặt boong. Khi cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu phải làm ngưỡng cửa cao hơn.
(2) Về nguyên tắc, không được dùng ngưỡng cửa di động.
CHƯƠNG 15 THƯỢNG TẦNG
15.3. Phương tiện đóng kín các lối ra vào ở vách mút của thượng tầng
15.3.1. Phương tiện đóng kín các lối ra vào
2 Chiều cao ngưỡng cửa
Nội dung câu văn trong mục - 2 được sửa và bổ sung số (1), và bổ sung mục (2) như sau:
(1) Chiều cao ngưỡng cửa được qui định ở -1 phải không nhỏ hơn 380 mm so với mặt boong. Khi cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu phải làm ngưỡng cửa cao hơn.
(2) Về nguyên tắc, không được dùng ngưỡng cửa di động.
CHƯƠNG 16 LẦU
16.2. Kết cấu
16.2.3. Phương tiện đóng kín các lối ra vào
Mục được bổ sung số -1, và bổ sung mục -2 như sau:
1. Các lối ra vào của lầu bảo vệ hành lang dẫn đến các không gian dưới boong trên hoặc các không gian trong thượng tầng kín phải có phương tiện đóng kín ít nhất cũng phải thỏa mãn yêu cầu ở 15.3.
2. Các lỗ trên nóc một lầu trên boong sinh hoạt dâng cao hoặc thượng tầng có chiều cao nhỏ hơn tiêu chuẩn, có chiều cao bằng hoặc lớn hơn chiều cao tiêu chuẩn của boong sinh hoạt, phải được trang bị phương tiện đóng kín được chấp nhận nhưng không cần thiết phải được che khuất bởi một lầu hoặc chòi boong, với điều kiện chiều cao của lầu ít nhất bằng chiều cao tiêu chuẩn của thượng tầng. Các lỗ trên đỉnh lầu nằm trên một lầu khác có chiều cao nhỏ hơn chiều cao tiêu chuẩn của thượng tầng được xem xét tương tự.
CHƯƠNG 17 MIỆNG KHOANG VÀ CÁC MIỆNG KHOÉT KHÁC TRÊN BOONG
17.1. Qui định chung
17.1.3. Vị trí của các miệng khoét trên boong lộ thiên
Định nghĩa “ vị trí II” được sửa như sau:
Vị trí II :Ở trên boong thượng tầng lộ thiên nằm trong phạm vi từ điểm cách 0,25L kể từ đường vuông góc mũi về phía đuôi tàu và ở độ cao ít nhất bằng chiều cao tiêu chuẩn của thượng tầng phía trên boong mạn khô, hoặc
Ở trên boong thượng tầng lộ thiên nằm trong phạm vi phía trước của điểm 0,25Lf kể từ mút trước của Lf và ở độ cao ít nhất bằng hai lần chiều cao tiêu chuẩn của thượng tầng phía trên boong mạn khô.
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2010/BGTVT/SĐ2:2014 về quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép- Sửa đổi lần 2:2014
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2009/BGTVT về giám sát kỹ thuật và đóng tàu biển cỡ nhỏ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-5:2003/SĐ 2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy