- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7190-1:2002 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 1: Lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm không định hình
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6533:1999 về Vật liệu chịu lửa Alumosilicat - Phương pháp phân tích hoá học
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-4:1999 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7708:2007 về Vật liệu chịu lửa - Vữa cao alumin
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11916-3:2018 (ISO 13765-3:2004) về Vữa chịu lửa - Phần 3:Xác định độ ổn định mạch
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11916-4:2018 (ISO 13765-4:2004) về Vữa chịu lửa - Phần 4: Xác định cường độ bám dính khi uốn
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11916-1:2018 (ISO 13765-1:2004) về Vữa chịu lửa - Phần 1: Xác định độ lưu động bằng phương pháp xuyên côn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11916-2:2018 (ISO 13765-2:2004) về Vữa chịu lửa - Phần 2: Xác định độ lưu động bằng phương pháp bàn dằn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11971:2018 về Vữa chén cáp dự ứng lực
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10302:2014 về Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9080:2012 về Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7709:2007 về Vật liệu chịu lửa - Vữa manhêdi
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6416:2018
SẢN PHẨM CHỊU LỬA - VỮA SAMỐT
Refractory product - Fireclay mortar
Lời nói đầu
TCVN 6416:2018 thay thế cho TCVN 6416:1998
TCVN 6416:2018 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM CHỊU LỬA - VỮA SAMỐT
Refractory product - Fireclay mortar
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại vữa samốt dùng để lót, xây gạch samốt cho các thiết bị nhiệt của các ngành công nghiệp.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6533, Vật liệu chịu lửa alumô silicát - Phương pháp phân tích hóa học;
TCVN 6530-4, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa;
TCVN 7190-1:2002, Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 1: Lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm chịu lửa không định hình;
TCVN 7708:2007, Vật liệu chịu lửa - Vữa cao alumin;
TCVN 11916-3:2018, Vữa chịu lửa - Phần 3: Xác định độ ổn định mạch;
TCVN 11916-4:2018, Vữa chịu lửa - Phần 4: Xác định cường độ bám dính khi uốn.
3 Phân loại và ký hiệu
Theo hàm lượng nhôm oxide (Al2O3), vữa samốt được phân làm 3 loại theo Bảng 1.
Bảng 1 - Phân loại vữa samốt
Loại | Ký hiệu | Hàm lượng nhôm ôxit (Al2O3),% |
Vữa samốt A | VSA | 40 ≤ Al2O3 < 45 |
Vữa samốt B | VSB | 35 ≤ Al2O3 < 40 |
Vữa samốt C | VSC | 30 ≤ Al2O3 < 35 |
3.2 Ký hiệu
Sản phẩm vữa samốt được ký hiệu bằng các chữ cái và chữ số sau:
- Tên loại sản phẩm: | M40 (VSA) Vữa samốt A |
| M35 (VSB) Vữa samốt B |
| M30 (VSC) Vữa samốt C |
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phần chữ (M) là vữa samốt (Mortar);
Ký hiệu phần số (40; 35; 30) là hàm lượng nhôm oxide Al2O3 không nhỏ hơn % theo khối lượng.
4 Yêu cầu kỹ thuật
Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa samốt được quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa samốt
Tên chỉ tiêu | Mức | ||
M40 | M35 | M30 | |
1. Hàm lượng nhôm oxide (Al2O3), %, không nhỏ hơn | 40 | 35 | 30 |
2. Độ chịu lửa, °C, không nhỏ hơn | 1730 | 1650 | 1580 |
3. Độ ổn định mạch, phút | Từ 1 đến 3 | ||
4. Thành phần cỡ hạt, % |
| ||
Lượng qua sàng 1,0 mm | 100 | ||
Lượng trên sàng 0,5 mm, không lớn hơn | 2 | ||
Lượng qua sàng 0,075 mm, không nhỏ hơn | 50 | ||
5. Cường độ bám dính khi uốn, MPa, không nhỏ hơn | 0,2 |
5 Lấy mẫu
Theo TCVN 7190-1:2002.
6 Phương pháp thử
6.1 Xác định hàm lượng nhôm oxide (Al2O3)
Theo TCVN 6533.
6.2 Xác định độ chịu lửa
Theo TCVN 6530-4.
6.3 Xác định độ ổn định mạch
Theo TCVN 11916-3:2018.
6.4 Xác định thành phần cỡ hạt
Theo Phụ lục B của TCVN 7708:2007.
6.5 Xác định cường độ bám dính khi uốn
Theo TCVN 11916-4:2018.
7 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
7.1 Bao gói
Vữa samốt được đóng trong các bao đảm bảo chống ẩm, khối lượng mỗi bao là 50 kg ± 0,5 kg hoặc 25 kg ± 0,5 kg. Các bao được đóng thành kiện trên palet gỗ hoặc nhựa. Đối với vữa rời không đóng bao thì phải được chứa trong các thiết bị chứa chuyên dụng.
7.2 Ghi nhãn
7.2.1 Trên vỏ bao, ngoài nhãn hiệu đã đăng ký, có ít nhất các thông tin sau:
- Tên và ký hiệu theo 3.2;
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Khối lượng mỗi bao;
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;
- Ngày sản xuất và hạn sử dụng;
- Viện dẫn tiêu chuẩn này.
7.2.2 Thông tin xuất xưởng có ít nhất các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Tên và ký hiệu theo 3.2;
- Các chỉ tiêu kỹ thuật theo Bảng 2 (hàm lượng Al2O3, độ chịu lửa, độ bền nén...);
- Khối lượng và số hiệu lô;
- Ngày, tháng, năm sản xuất;
- Viện dẫn tiêu chuẩn này
7.3 Vận chuyển
Có thể sử dụng mọi phương tiện để vận chuyển vữa samốt, nhưng phải đảm bảo tránh mưa và tránh va đập.
7.4 Bảo quản
Vữa samốt được bảo quản nơi khô ráo theo từng lô trong kho có mái che, xếp cách nền, cách tường và phải đảm bảo không bị lẫn các vật liệu khác.
MỤC LỤC
Lời nói đầu.
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Phân loại và ký hiệu
4 Yêu cầu kỹ thuật
5 Lấy mẫu
6 Phương pháp thử
7 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11916-1:2018 (ISO 13765-1:2004) về Vữa chịu lửa - Phần 1: Xác định độ lưu động bằng phương pháp xuyên côn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11916-2:2018 (ISO 13765-2:2004) về Vữa chịu lửa - Phần 2: Xác định độ lưu động bằng phương pháp bàn dằn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11971:2018 về Vữa chén cáp dự ứng lực
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10302:2014 về Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9080:2012 về Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7709:2007 về Vật liệu chịu lửa - Vữa manhêdi