- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4345:1986 về đất sét để sản xuất gạch, ngói nung - phương pháp thử cơ lý
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6533:1999 về Vật liệu chịu lửa Alumosilicat - Phương pháp phân tích hoá học
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-4:1999 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6588 : 2000
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẬT LIỆU CHỊU LỬA SAMỐT - CAO LANH
Raw materials for production of fireclay refractories - Caolin
Lời nói đầu
TCVN 6588 : 2000 do Tiểu ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC33/SC2 "Vật liệu chịu lửa - phân tích hóa học" hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẬT LIỆU CHỊU LỬA SAMỐT - CAO LANH
Raw materials for production of fireclay refractories - Caolin
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cao lanh làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu chịu lửa samốt.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 4196 - 86 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm.
TCVN 4345 - 86 Đất sét để sản xuất gạch ngói nung - Phương pháp thử cơ lý.
TCVN 6530-4:1999 Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa. TCVN 6533 : 1999 Vật liệu chịu lửa alumosilicat - Phương pháp phân tích hóa học.
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của cao lanh để sản xuất vật liệu chịu lửa samốt quy định ở bảng 1.
Bảng 1 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của cao lanh
Tên chỉ tiêu | Mức | ||
Loại I | Loại II | Loại III | |
1. Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), %, không nhỏ hơn | 36 | 32 | 28 |
2. Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3), %, không lớn hơn | 1,5 | 2,0 | 3,0 |
3. Độ chịu lửa, oC, không nhỏ hơn | 1 730 | 1 670 | 1580 |
4. Thành phần cỡ hạt, %, lượng còn lại trên sàng 0,25 mm không lớn hơn, (không áp dụng cho đá cao lanh) | 0 | 2 | 5 |
5. Độ ẩm, %, không lớn hơn, (áp dụng cho cao lanh đóng bao) | 6 |
4. Phương pháp thử
4.1 Lấy mẫu thử
4.1.1. Mẫu thử được lấy theo các lô cao lanh. Lô là khối lượng cao lanh cùng loại, mỗi lô không quá 100 tấn. Mẫu thử được lấy ở các vị trí cách đều nhau trong phạm vi toàn bộ lô (trên bề mặt, dưới chân và ở giữa), sao cho mẫu đại diện cho toàn bộ lô. Số lượng điểm lấy mẫu cho mỗi lô cao lanh không ít hơn 10 điểm và tổng khối lượng mẫu thử không nhỏ hơn 6 kg.
4.1.2. Mẫu lấy ra theo điều 4.1.1 được trộn kỹ và rút gọn theo phương pháp chia tư để có khối lượng không nhỏ hơn 3 kg mẫu. Sau đó dùng phương pháp chia tư tạo hai phần bằng nhau, một phần dùng làm mẫu thử, phần còn lại cho vào bao nilon niêm phong làm mẫu lưu. Thời gian lưu là ba tháng.
Mẫu lưu cần có phiếu ghi rõ:
- tên cơ sở sản xuất;
- ngày và nơi lấy mẫu;
- tên người lấy mẫu;
- số hiệu lô hàng.
4.2. Xác định hàm lượng nhôm oxit và sắt oxit
Theo TCVN 6533 : 1999.
4.3. Xác định độ chịu lửa
Theo TCVN 6530 - 4 : 1999.
4.4. Xác định thành phần cỡ hạt
Theo TCVN 4345 - 86.
4..5 Xác định độ ẩm
Theo TCVN 4196 - 86.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1. Cao lanh được bảo quản theo từng loại ở dạng rời hoặc đóng bao. Kho chứa đảm bảo khô ráo, có mái che và tránh lẫn với các tạp chất khác.
5.2. Mỗi lô có phiếu kiểm tra ghi rõ:
- tên cơ sở sản xuất;
- ký hiệu lô và ngày nhập kho;
- khối lượng và loại cao lanh;
- kết quả thí nghiệm.
5.3. Cao lanh được vận chuyển bằng mọi phương tiện giao thông có mái che và tránh lẫn với các tạp chất.