Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6592-1 : 2009

IEC 60947-1 : 2007

THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 1: QUY TẮC CHUNG

Low-voltage switchingear and controlgear - Part 1: General rules

Lời nói đầu

TCVN 6592-1 : 2009 thay thế TCVN 6592-1 : 2001;

TCVN 6592-1 : 2009 hoàn toàn tương đương IEC 60947-1 : 2007;

TCVN 6592-1 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1

Máy điện và thiết bị điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6592 (IEC 60947) hiện đã có các phần sau:

1) TCVN 6592-1: 2009 (IEC 60947-1: 2007), thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Quy tắc chung

2) TCVN 6592-2: 2009 (IEC 60947-2: 2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 2: Áptômát

3) TCVN 6592-4-1 : 2009 (IEC 60947-4-1: 2002, amendment 2: 2005), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4-1: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ - Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ

Bộ tiêu chuẩn IEC 60947 gồm các phần sau:

IEC 60947-1: 2007, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 1: General rules

IEC 60947-2: 2009, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers

IEC 60947-3: 2008, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 3: Switches, disconnectors, switch-disconnectors and fuse-combination units

IEC 60947-4-1: 2002, amendment 2: 2005, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4-1: Contactors and motor-starters - Electromechanical contactors and motor-starters.

IEC 60947-4-2: 2007, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4-2: Contactors and motor-starters - AC semiconductor motor controllers and starters.

 

THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 1: QUY TẮC CHUNG

Low-voltage switchingear and controlgear - Part 1: General rules

1 Quy định chung

Tiêu chuẩn này nhằm hài hòa tối đa các quy tắc và yêu cầu có bản chất chung, áp dụng cho các thiết bị đóng cắt và Điều khiển hạ áp nhằm đạt được tính nhất quán của các yêu cầu và các thử nghiệm cho toàn bộ dải tương ứng của thiết bị và nhằm tránh phải làm thử nghiệm theo các tiêu chuẩn khác nhau.

Do vậy, toàn bộ nội dung được coi là chung cho các tiêu chuẩn thiết bị khác nhau được tập hợp trong tiêu chuẩn này cùng với những đối tượng đặc biệt được quan tâm và ứng dụng rộng rãi, ví dụ độ tăng nhiệt, đặc tính điện môi, v.v…

Đối với mỗi loại thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp, chỉ cần hai tài liệu chính để xác định toàn bộ các yêu cầu và thử nghiệm:

1) Tiêu chuẩn cơ bản này, được gọi là Phần 1 trong các tiêu chuẩn cụ thể của các loại thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp khác nhau;

2) Tiêu chuẩn thiết bị liên quan, dưới đây gọi là "tiêu chuẩn sản phẩm liên quan" hoặc gọi là "tiêu chuẩn sản phẩm";

Để áp dụng quy tắc chung cho một tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể, phải viện dẫn rõ ràng trong tiêu chuẩn sản phẩm bằng cách đặt trong ngoặc kép số điều liên quan của tiêu chuẩn này, tiếp đó là "TCVN 6592-1", ví dụ "7.2.3 của TCVN 6592-1".

Một tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể có thể không đòi hỏi một quy tắc chung (nếu không áp dụng được), và vì vậy có thể bỏ qua, hoặc có thể thêm một quy tắc chung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể (nếu được coi là thiếu trong trường hợp cụ thể), nhưng tiêu chuẩn sản phẩm không được sai lệch so với quy tắc chung, trừ khi có lập luận kỹ thuật đầy đủ.

CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn sản phẩm thuộc bộ tiêu chuẩn IEC đề cập đến các thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp gồm:

60947-2: Phần 2: Áptômát

60947-3: Phần 3: Cơ cấu đóng cắt, thiết bị cách ly, thiết bị đóng cắt cách ly và bộ phối hợp cầu chảy.

60947-4: Phần 4: Công tắc tơ và bộ khởi động động cơ.

60947-5: Phần 5: Các thiết bị mạch điều khiển và các phần tử đóng cắt.

60947-6: Phần 6: Thiết bị đa chức năng.

60947-7: Phần 7: Thiết bị phụ thuộc.

1.1 Phạm vi áp dụng và mục đích

Khi có yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị đóng cắt và thiết bị điều khiển mà dưới đây gọi là "thiết bị" được thiết kế để nối vào các mạch điện có điện áp danh định không lớn hơn 1000 V xoay chiều hoặc 1500 V một chiều.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp đề cập trong TCVN 7994 (IEC 60439).

Tiêu chuẩn này nhằm nêu các quy tắc, các yêu cầu chung cho các thiết bị xác định trong 1.1, ví dụ:

- Các định nghĩa;

- Các đặc tính;

- Các thông tin đi kèm thiết bị;

- Các điều kiện vận hành bình thường, lắp đặt và vận chuyển;

- Các yêu cầu về kết cấu và tính năng;

- Kiểm tra các đặc tính và tính năng.

1.2 Tài liệu viện dẫn

IEC 60050 (151): 2001, International Electromagnetic Vocabulary - Chapter 151: Electrical and Magnetic devices (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) - Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ)

IEC 60050 (441): 1987, International Electromagnetic Vocabulary - Chapter 441: Switchgear, controlgear and fuses (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) - Chương 441: Thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển và cầu chảy)

IEC 60050 (604): 1987, Amendment 1 (2000), International electrotechnicl vocabulary (IEV) - Chapter 604: Generation, tranmission and distribution of electricity - Operation (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) - Phần 604: Phát điện, truyền tải và phân phối điện - Vận hành)

IEC 60050 (826): 2004, International electrotechnicl vocabulary (IEV) - Chapter 826: Electrical installations (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) - Chương 826: Hệ thống lắp đặt điện)

TCVN 6099 (IEC 60060), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao

TCVN 7699-1: 2007 (IEC 60068-1: 1988, amendment 1 (1992)), Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn

IEC 60068-2-1: 1990, amendment 1: 1993, amendment 2: 1994, Environmental testing - Part 2-1: Tests - Test A : Cold (Thử nghiệm môi trường - Phần 2-1: Các thử nghiệm - Thử nghiệm A: Lạnh)

IEC 60068-2-2: 1974, amendment 1: 1993, amendment 2: 1994, Environmental testing - Part 2-2: Tests - Test B: Dry heat (thử nghiệm môi trường - Phần 2-2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm B: Nóng khô)

IEC 60068-2-6: 1995, Environmental testing - Part 2-6: Tests - Test Fc: Vibration (sinusoidal) (Thử nghiệm môi trường - Phần 2-6: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Fc: Rung (hình sin))

TCVN 7699-2-27: 2007 (IEC 60068-2-27: 1987), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-27: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ea và hướng dẫn - Xóc

TCVN 7699-2-30: 2007 (IEC 60068-2-30: 2005), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-30: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12 h + 12 h)

TCVN 7699-2-52: 2007 (IEC 60068-2-52:1996), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-52: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Kb: Sương muối, chu kỳ (dung dịch natri clorua).

TCVN 7699-2-78:2007 (IEC 60068-2-78: 2001), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-78: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Cab: Nóng ẩm, không đổi

IEC 60071-1: 1993, Insulation co-ordination - Part 1: Definitions, principles and rules (Phối hợp cách điện - Phần 1: Định nghĩa, nguyên tắc và quy tắc)

IEC 60073: 2002, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification - Coding principles for indicators and actuators (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết - Nguyên tắc mã hóa cho thiết bị chỉ thị và cơ cấu vận hành)

TCVN 8086:2009 (IEC 60085: 2004), Cách điện - Đánh giá về nhiệt và ký hiệu cấp chịu nhiệt

IEC 60112: 2003, Method for determination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định chỉ số phóng điện bề mặt và chỉ số chịu phóng điện so sánh của vật liệu cách điện rắn)

IEC 60216, Guide for the determination fo thermal endurance properties of electrical insulating materials (Hướng dẫn xác định đặc tính độ bền nhiệt của vật liệu cách điện)

TCVN 6612: 2006 (IEC 60228:2004), Ruột dẫn của cáp cách điện

TCVN 5926-1: 2007 (IEC 60269-1: 2005), Cầu chảy hạ áp - Phần 1: yêu cầu chung

IEC 60269-2: 1986, amendment 1: 1995, amendment 2: 2001, Low-voltage fuses - Part 2: Suplementary requirements for fuses for use by authorized persons (fuses mainly for industrial application) (Cầu chảy hạ áp - Phần 2: Yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy dùng cho người được ủy quyền sử dụng (các cầu chảy sử dụng chủ yếu trong công nghiệp)

IEC 60344: 1980, Guide to the calculation of resistance of plain and coated copper conductors of low - frequency cables and wires (Hướng dẫn tính điện trở ruột dẫn bằng đồng không phủ và có phủ của dây và cáp tần số thấp)

TCVN 7447-4-44: 2004 (IEC 60364-4-44: 2001), Hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà - Phần 4-44: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống nhiễu điện áp và nhiễu điện từ

IEC 60417 - DB: 2002[1], graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu bằng hình vẽ để sử dụng trên thiết bị)

TCVN 7994-1: 2009, (IEC 60439-1: 2004), Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Tủ điện được thử nghiệm điển hình và tủ điện được thử nghiệm điển hình từng phần

IEC 60445: 1999, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification - Identification of equipment terminals and of terminations of certain designated conductors, including general rules of an alphanumeric system (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết - Nhận biết đầu nối của thiết bị và đầu nối của một số ruột dẫn được ấn định nhất định, kể cả các quy tắc chung về hệ thống ký tự số và chữ)

IEC 60447: 2004, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification - Actuating principles (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết - Nguyên tắc hoạt động)

TCVN 4255 (IEC 60529), cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IP)

TCVN 7922: 2008 (IEC 60617: 2007), Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ

IEC 60664-1: 1992, amendment 1: 2000, amendment 2: 2002, Insulation coordination for equipment within low-voltage systems - Part 1: Principles, requirement and tests - Basic safety publication (Phối hợp cách điện đối với thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm - Tiêu chuẩn an toàn cơ bản)

IEC 60695-2-2: 1991, amendment 1: 1994, Fire hazard testing - Part 2-2: Test methods - Section 2: Needle-flame test (Thử nghiệm rủi ro cháy - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm - Mục 2: Thử nghiệm ngọn lửa hình kim)

IEC 60695-2-10: 2000, Fire hazard testing - Part 2-10: Glowing/hot-wire based test methods - Glow-wire apparatus and common test procedure (Thử nghiệm rủi ro cháy - Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ - Thiết bị sợi dây đỏ và quy trình thử nghiệm chung)

IEC 60695-2-11: 2000, Fire hazard testing - Part 2-11: Glowing/hot-wire based test methods - Glow-wire flammability test method for end-products (Thử nghiệm rủi ro cháy - Phần 2-11: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử phun lửa sợi dây đỏ đối với sản phẩm cuối cùng)

IEC 60695-11-10: 1999, amendment 1: 2003, Fire hazard testing - Part 11-10: test flames - 50 W horizontal and vertical flame test methods (Thử nghiệm rủi ro cháy - Phần 11: Thử nghiệm ngọn lửa - Mục 10: Phương pháp thử nghiệm ngọn lửa ngang và dọc 50 W)

IEC 60947-5-1: 1997, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 5-1: Control circuit devices and switching elements - Electromechanical control circuit devices (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 5-1: Thiết bị mạch điều khiển và phần tử đóng cắt - Thiết bị mạch điều khiển loại điện cơ)

IEC 60947-8: 2003, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 8: Control units for built-in thermal protection (PTC) for rotating electrical machines (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 8: Bộ điều khiển dùng để bảo vệ cho động cơ điện xoay)

IEC 60981: 2004, Extra heavy-duty electrical rigid steel conduits (Ống thép chịu tải trọng đặc biệt lớn dùng để lắp đặt điện)

IEC 61000-3-2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2: Limits - Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤ 16 A per phase) (Tương thích điện từ - Phần 3-2: Giới hạn - Giới hạn đối với phát xạ dòng điện (dòng điện đầu vào thiết bị ≤ 16 A mỗi pha)

IEC 61000-3-3: 1994, amendment 1: 2001, amendment 2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3: Limits - Section 3: Limitation of voltage fluctuations and flicker in low-voltage supply systems for equipment with rated current ≤ 16 A (Tương thích điện từ - Phần 3: Giới hạn - Mục 3: Giới hạn biến động điện áp và chập chờn trong hệ thống cung cấp điện hạ áp dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A)

IEC 61000-4-2: 1995, amendment 1: 1998, amendment 2: 2000, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4: Testing and measurement techniques - Section 2: Electrostatic discharge immunity test - Basic EMC publication (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật đo và thử nghiệm - Mục 2: Thử nghiệm miễn nhiễm phóng điện tĩnh điện - Tiêu chuẩn EMC cơ bản)

IEC 61000-4-3: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-3: Testing and measurement techniques - Radiated, radio-frequency, electromagnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-3: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm trường điện từ bức xạ tần số radio)

IEC 61000-4-4: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) Part 4-4: Testing and measurement techniques - Electrical test transient/burst immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm quá độ/đột biến nhanh về điện - Tiêu chuẩn EMC cơ bản)

IEC 61000-4-5: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) Part 4-5: Testing and measurement techniques - Surge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Kỹ thuật đo và thử nghiệm - Thử nghiệm miễn nhiễm đột biến)

IEC 61000-4-6: 2003, amendment 1: 2004, amendment 2: 2006, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4: Testing and measurement techniques - Section 6: Immunity to conducted disturbances, induces by radio-frequency fields (Tương thích điện từ - Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Mục 6: Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn, gây ra bởi trường tần số radio)

IEC 61000-4-8: 1993, amendment 1: 2000, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4: Testing and measurement techniques - Section 8: Power frequency magnetic field immunity test - Basic EMC Publication (Tương thích điện từ - Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Mục 8: Thử nghiệm miễn nhiễm trường từ tần số công nghiệp - Tiêu chuẩn EMC cơ bản)

IEC 61000-4-11: 2004, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-11: Testing and measurement techniques - Volatage dips, short interruptions and voltage variation immunity tests (Tương thích điện từ - Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường  - Thử nghiệm miễn nhiễm đối với sụt áp, mất điện thời gian ngắn và biến đổi điện áp)

IEC 61000-4-13:2002, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-13: Testing and measurement techniques - Harmonics and interharmonics mains signalling at a.c powr port, low frequency immunity tests (Tương thích điện từ - Phần 4-13: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm tần số thấp đối với các hài và hài trung gian, kể các tín hiệu nguồn lưới ở cổng nguồn xoay chiều)

IEC 61000-6-2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6-2: Generic standards - Immunity for industrial environments (Tương thích điện từ - Phần 6-2: Tiêu chuẩn chung - Miễn nhiễm trong môi trường công nghiệp)

IEC 61131-2:2003, Programmable controllers - Part 2: Equipment requirements and tests (Bộ điều khiển lập trình được - Phần 2: Yêu cầu về thiết bị và thử nghiệm)

IEC 61140: 2001, amendment 1: 2004, Protection against electric shock - Common aspects for installation and equipment (Bảo vệ chống tai nạn điện giật - Khía cạnh chung đối với hệ thống lắp đặt và thiết bị)

IEC 61180 (tất cả các phần), High-voltage test techniques for low voltage equipment (Kỹ thuật thử nghiệm cao áp đối với thiết bị hạ áp)

TCVN 6988 (CISPR 11:2003, amendment 1: 2004, amendment 2: 2006), Thiết bị tần số radio dùng trong công nghiệp, khoa học và y tế - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và phương pháp đo.

2 Định nghĩa

CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các định nghĩa liệt kê trong điều này được lấy nguyên văn từ TCVN 8095 (IEC 60050) khi trích dẫn, IEC được viết trong ngoặc vuông cùng với tiêu đề (nhóm đầu tiên gồm 3 số để chỉ chương IEV được trích dẫn).

Nếu một định nghĩa IEV được sửa đổi thì việc trích dẫn IEV không được chỉ ra ở định nghĩa mà thể hiện trong một chú thích để giải thích.

CHÚ THÍCH 2: Các thông số đặc trưng, các đặc tính và kí hiệu được liệt kê trong Điều 4.

2.1 Thuật ngữ chung

2.1.1

Thiết bị đóng cắt và điều khiển (switchgear and controlgear)

Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp.

[441-11-01]

2.1.2

Thiết bị đóng cắt (switchgear)

Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp, về nguyên tắc, được thiết kế để sử dụng có liên quan đến phát điện, truyền tải, phân phối và biến đổi điện năng.

[441-11-02]

2.1.3

Thiết bị điều khiển (controlgear)

Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp, về nguyên tắc, được thiết kế để điều khiển các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.

[441-11-03]

2.1.4

Quá dòng (over-current)

Dòng điện vượt quá dòng điện danh định

[441-11-06]

2.1.5

Ngắn mạch (short circuit)

Việc nối ngẫu nhiên hoặc cố ý hai hay nhiều điểm mà bình thường có điện áp khác nhau trong mạch điện bằng điện trở hoặc điện kháng có giá trị tương đối thấp.

[151-03-41]

2.1.6

Dòng điện ngắn mạch (short-circuit current)

Quá dòng do đấu nối sai hoặc do sự cố ngắn mạch trong mạch điện.

[441-11-07]

2.1.7

Quá tải (overload)

Điều kiện làm việc trong một mạch chưa bị hư hại về điện dẫn đến quá dòng.

[441-11-08]

2.1.8

Dòng điện quá tải (overload current)

Quá dòng xảy ra trong một mạch điện chưa bị hư hại.

2.1.9

Nhiệt độ không khí môi trường (ambient air temperature)

Nhiệt độ của không khí bao quanh toàn bộ thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy, được xác định trong các điều kiện quy định.

[441-11-13]

CHÚ THÍCH: Đối với các thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy lắp trong vỏ bọc, nhiệt độ không khí môi trường là nhiệt độ không khí bên ngoài vỏ bọc.

2.1.10

Bộ phận dẫn (conductive part)

Phần có khả năng dẫn dòng điện nhưng không nhất thiết là phần mang dòng điện làm việc.

[441-11-09]

2.1.11

Bộ phận dẫn để hở (exposed conductive part)

Bộ phận dẫn có thể chạm tới ngay được và bình thường không mang điện nhưng có thể trở thành mang điện trong điều kiện sự cố.

[411-11-10]

CHÚ THÍCH: Bộ phận dẫn điện hở điển hình và vách của vỏ, tay thao tác, v.v…

2.1.12

Bộ phận dẫn bắt nguồn từ bên ngoài (extraneous conductive part)

Bộ phận dẫn không tạo thành bộ phận của hệ thống lắp đặt điện và có thể đưa vào một điện thế thường là điện thế đất.

[826-03-03]

2.1.13

Bộ phận mang điện (live part)

Dây dẫn hoặc bộ phận dẫn được thiết kế để mang điện trong sử dụng bình thường, kể cả dây trung tính nhưng theo quy ước, không tính đến dây trung tính nối đất bảo vệ (PEN).

[826-03-01]

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này không nhất thiết hàm ý rủi ro điện giật.

2.1.14

Dây nối đất bảo vệ (ký hiệu PE) (protective conductor (symbol PE))

Dây nối đất được yêu cầu trong một số biện pháp bảo vệ chống điện giật dùng để nối điện bất kỳ các phần sau:

- Bộ phận dẫn điện trở;

- Bộ phận dẫn bắt nguồn từ bên ngoài;

- Đầu nối đất chính;

- Điện cực nối đất;

- Điểm nối đất của nguồn hoặc trung tính giả.

[826-04-05]

2.1.15

Dây trung tính (ký hiệu N) (neutral conductor (symbol N))

Dây nối đến điểm trung tính của hệ thống và có thể truyền năng lượng điện.

[826-01-03]

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, ở các điều kiện quy định, có thể kết hợp chức năng dây trung tính và dây nối đất vào làm một và trong cùng dây dẫn thì được gọi là dây trung tính nối đất bảo vệ (Ký hiệu PEN))

2.1.16

Vỏ bọc (enclosure)

Phần để bảo vệ thiết bị có cấp bảo vệ quy định để chống một số ảnh hưởng từ bên ngoài và có cấp bảo vệ quy định để chống chạm đến hoặc tiếp xúc với bộ phận mang điện và các bộ phận chuyển động.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này tương tự như IEV 441-3-01 được áp dụng cho các cụm.

2.1.7

Vỏ bọc không tháo rời được (integral enclosure)

Vỏ bọc là bộ phần hợp thành của thiết bị.

2.1.18

Loại sử dụng (đối với thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy) (utilization category (for a switching device or a fuse))

Sự kết hợp các yêu cầu quy định, liên quan đến các điều kiện trong đó các thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy đáp ứng mục đích của nó, được chọn để đại diện cho một nhóm đặc tính áp dụng cụ thể.

[441-17-19]

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu quy định có thể liên quan đến, ví dụ: các giá trị về khả năng đóng (nếu có), khả năng cắt và các đặc trưng khác, các mạch liên kết và các điều kiện liên quan về sử dụng và tác động.

2.1.19

Cách ly (chức năng cách ly) (isolation (isolating function))

Chức năng được thiết kế để cắt nguồn khỏi toàn bộ hoặc một phần riêng biệt của hệ thống lắp đặt bằng cách tách toàn bộ hoặc một phần hệ thống lắp đặt khỏi tất cả các nguồn vì lý do an toàn.

2.1.20

Điện giật (electric shock)

Ảnh hưởng sinh lý, bệnh lý do dòng điện chạy qua người hoặc thân động vật.

[826-03-04]

2.1.21

Nhà chế tạo (manufacturer)

Mọi cá nhân, công ty hoặc tổ chức chịu trách nhiệm đến cùng về:

- Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc các tiêu chuẩn tương ứng;

- Cung cấp các thông tin sản phẩm theo Điều 5.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, trong trường hợp "bộ khởi động có bảo vệ" được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà cung ứng linh kiện, nhà chế tạo phải chịu trách nhiệm về cụm lắp ráp này.

2.2 Thiết bị đóng cắt

2.2.1

Thiết bị đóng cắt (switching device)

Thiết bị được thiết kế để đóng hoặc cắt dòng điện trong một hoặc nhiều mạch điện.

[441-14-01]

CHÚ THÍCH: Thiết bị đóng cắt có thể thực hiện một hoặc cả hai thao tác này.

2.2.2

Thiết bị đóng cắt cơ khí (mechanical switching device)

Thiết bị đóng cắt được thiết kế để đóng hoặc mở một hoặc nhiều mạch điện nhờ các tiếp điểm có thể tách rời nhau được.

[441-14-02]

CHÚ THÍCH: Mọi thiết bị đóng cắt cơ khí đều có thể được thiết kế tùy theo môi chất mà các tiếp điểm của nó đóng hoặc mở, ví dụ: không khí, SF6, dầu.

2.2.3

Thiết bị đóng cắt bán dẫn (semiconductor switching device)

Thiết bị đóng cắt được thiết kế để đóng và/hoặc cắt dòng điện trong một mạch điện nhờ độ dẫn điện có điều khiển của chất bán dẫn.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này khác với IEV 441-14-03 vì thiết bị đóng cắt bán dẫn còn được thiết kế để cắt dòng điện.

2.2.4

Cầu chảy (fuse)

Thiết bị mà nhờ sự nóng chảy của một hoặc số các linh kiện của nó được thiết kế đặc biệt, làm hở mạch điện mà nó được đấu vào và cắt dòng điện khi dòng vượt quá giá trị đã cho trong thời gian đủ dài. Cầu chảy gồm tất cả các bộ phận để tạo nên một thiết bị hoàn chỉnh.

[441-18-01]

2.2.5

Dây chảy (fuse-link)

Phần của cầu chảy (kể cả phần tử chảy) được thiết kế để thay thế được sau khi cầu chảy tác động.

[441-18-09]

2.2.6

Phần tử chảy (fuse-element)

Phần tử của dây chảy được thiết kế để chảy dưới tác động của dòng điện khi dòng điện vượt quá giá trị nhất định trong khoảng thời gian nhất định.

[441-18-08]

2.2.7

Bộ phối hợp cầu chảy (fuse-combination unit)

Sự phối hợp của thiết bị đóng cắt với một hoặc nhiều cầu chảy thành bộ phối hợp do nhà chế tạo lắp ráp hoặc được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

[441-14-04]

2.2.8

Thiết bị cách ly (disconnector)

Thiết bị đóng cắt cơ khí mà ở vị trí mở, phù hợp với các yêu cầu quy định cho chức năng cách ly.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này khác với IEV 441-14-05 vì các yêu cầu đối với chức năng cách ly không chỉ dựa trên khoảng cách ly.

2.2.9

Thiết bị đóng cắt (cơ khí) (switch (mechanical))

Cơ cấu đóng cắt cơ khí có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện bình thường mà có thể có cả điều kiện quá tải quy định, và cũng có thể mang dòng điện trong thời gian quy định trong điều kiện mạch điện không bình thường như ngắn mạch.

[441-14-10]

CHÚ THÍCH: Thiết bị đóng cắt có thể có khả năng đóng nhưng không có khả năng cắt dòng điện ngắn mạch.

2.2.10

Thiết bị đóng cắt-cách ly (switch-disconnector)

Thiết bị đóng cắt thỏa mãn các yêu cầu cách ly quy định cho thiết bị cách ly khi ở vị trí mở.

[441-14-12]

2.2.11

Áptômát (circuit-breaker)

Thiết bị đóng cắt cơ khí, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện bình thường và cũng có thể đóng, mang trong thời gian quy định và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện không bình thường quy định, ví dụ như ngắn mạch.

[441-14-20]

2.2.12

Côngtắctơ (cơ khí) (contactor (mechanical))

Thiết bị đóng cắt cơ khí chỉ có một vị trí nghỉ, hoạt động không phải bằng tay, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện bình thường kể cả điều kiện quá tải.

[441-14-33]

CHÚ THÍCH: Côngtắctơ có thể được thiết kế theo phương pháp cung cấp lực để đóng các tiếp điểm chính.

2.2.13

Côngtắctơ bán dẫn (semiconductor contactor (solid-state contactor))

Thiết bị thực hiện chức năng của một công tắc tơ bằng cách sử dụng thiết bị đóng cắt bán dẫn.

CHÚ THÍCH: Một công tắc tơ bán dẫn cũng có thể bao hàm cả thiết bị đóng cắt cơ khí.

2.2.14

Rơle côngtắctơ (contactor relay)

Công tắc tơ được sử dụng như một thiết bị đóng cắt điều khiển.

[441-14-35]

2.2.15

Bộ khởi động (starter)

Sự kết hợp của mọi phương tiện đóng cắt, cần thiết để khởi động và dừng một động cơ, đồng thời kết hợp với các phương tiện bảo vệ quá tải phù hợp.

[441-14-38]

CHÚ THÍCH: Các bộ khởi động có thể được thiết kế theo phương pháp cung cấp lực để đóng các tiếp điểm chính.

2.2.16

Thiết bị mạch điều khiển (control circuit device)

Thiết bị điện, được thiết kế để điều khiển, báo hiệu, khóa liên động v.v… cho thiết bị đóng cắt và điều khiển.

CHÚ THÍCH: Thiết bị mạch điều khiển có thể bao gồm các thiết bị thuộc phạm vi các tiêu chuẩn khác, như là thiết bị đo, chiết áp, rơle khi các thiết bị này được kết hợp sử dụng cho các mục đích quy định.

2.2.17

Cơ cấu đóng cắt điều khiển (dùng cho các mạch điều khiển và mạch phụ) (control switch (for control and auxiliary circuits))

Thiết bị đóng cắt cơ khí dùng để điều khiển hoạt động của thiết bị đóng cắt hoặc điều khiển, kể cả báo hiệu, khóa liên động kiểu điện v.v…

[441-14-46]

CHÚ THÍCH: Cơ cấu đóng cắt điều khiển có thể gồm một hoặc nhiều tiếp điểm có chung hệ thống điều khiển.

2.2.18

Cơ cấu đóng cắt bằng đại lượng điều khiển (pilot switch)

Cơ cấu đóng cắt điều khiển không phải bằng tay mà theo phản ứng với các điều kiện quy định của đại lượng điều khiển.

[441-14-48]

CHÚ THÍCH: Đại lượng điều khiển có thể là áp suất, nhiệt độ, tốc độ, mức chất lỏng, thời gian v.v…

2.2.19

Nút ấn (push-button)

Cơ cấu đóng cắt điều khiển có bộ phận điều khiển dùng để thao tác nhờ tác dụng lực từ một bộ phận cơ thể người, thường là ngón tay hoặc lòng bàn tay và có năng lượng dự trữ trở về (lò xo).

[441-14-53]

2.2.20

Khối đầu nối (terminal block)

Phần cách điện mang một hoặc nhiều cụm đầu nối cách điện với nhau và cần được cố định vào giá đỡ.

2.2.21

Thiết bị bảo vệ ngắn mạch (SCPD) (short-circuit protective devie (SCPD))

Thiết bị bảo vệ mạch điện hoặc các bộ phận mạch điện khỏi dòng điện ngắn mạch bằng cách làm gián đoạn dòng điện.

2.2.22

Bộ chống sét (surge arrester)

Thiết bị được thiết kế để bảo vệ thiết bị điện khỏi quá điện áp quá độ cao và để hạn chế khoảng thời gian và nhiều khi cả biên độ dòng điện chạy qua.

[604-03-51]

2.3 Các bộ phận của thiết bị đóng cắt

2.3.1

Cực của thiết bị đóng cắt (pole of a switching device)

Phần của thiết bị đóng cắt chỉ liên quan duy nhất với một tuyến dẫn tách riêng về điện của mạch điện chính của nó và không bao gồm những đoạn tạo phương tiện để lắp đặt và thao tác đồng thời tất cả các cực.

[441-15-01]

CHÚ THÍCH: Thiết bị đóng cắt được gọi là thiết bị đóng cắt một cực nếu nó chỉ có một cực. Nếu có nhiều hơn một cực thì có thể gọi là thiết bị đóng cắt nhiều cực (hai cực, ba cực v.v…) với điều kiện các cực đã được ghép hoặc có thể ghép theo cách nào đó để thao tác được đồng thời.

2.3.2

Mạch chính (của thiết bị đóng cắt) (main circuit (of a switching device))

Mọi bộ phận dẫn của thiết bị đóng cắt nằm trong mạch điện được thiết kế để đóng hoặc mở.

[441-15-02]

2.3.3

Mạch điều khiển (của thiết bị đóng cắt) (control circuit (of a switching device))

Mọi bộ phận (không là mạch chính) của thiết bị đóng cắt nằm trong mạch điện dùng để thao tác đóng hoặc thao tác cắt, hoặc cả hai thao tác này của thiết bị.

[441-15-03]

2.3.4

Mạch phụ (của thiết bị đóng cắt) (auxiliary circuit (of a switching device))

Mọi bộ phận dẫn của thiết bị đóng cắt được thiết kế nằm trong mạch điện không phải là mạch chính cũng không phải là mạch điều khiển của thiết bị đó.

[441-15-04]

CHÚ THÍCH: Một số mạch phụ thực hiện chức năng bổ sung như báo hiệu, khóa liên động v.v…và khi đó là một phần của mạch điều khiển của một thiết bị đóng cắt khác.

2.3.5

Tiếp điểm (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (contact (of a mechanical switching device))

Các bộ phận dẫn được thiết kế để thiết lập tính liên tục của mạch điện khi chúng tiếp xúc với nhau và do chuyển động tương đối của chúng trong quá trình thao tác mà mở hoặc đóng mạch, hoặc trong trường hợp tiếp xúc bản lề hoặc tiếp xúc trượt thì duy trì tính liên tục của mạch điện.

[441-15-05]

2.3.6

Hạ tiếp điểm (contact piece)

Một trong các bộ phận dẫn tạo ra tiếp điểm

[441-15-06]

2.3.7

Tiếp điểm chỉnh (main contact)

Tiếp điểm trong mạch chính của thiết bị đóng cắt cơ khí, được thiết kế để mang dòng điện mạch chính khi ở vị trí đóng.

[441-15-07]

2.3.8

Tiếp điểm hồ quang (arcing contact)

Tiếp điểm chịu hồ quang, được thiết kế để hồ quang thiết lập trên đó.

[441-15-08]

CHÚ THÍCH: Tiếp điểm hồ quang có thể hoạt động như một tiếp điểm chính. Tiếp điểm hồ quang có thể là tiếp điểm riêng được thiết kế sao cho nó đóng trước và mở sau tiếp điểm khác để bảo vệ tiếp điểm đó không bị hư hỏng.

2.3.9

Tiếp điểm điều khiển (control contact)

Tiếp điểm nằm trong mạch điều khiển của thiết bị đóng cắt cơ khí và được thao tác cơ khí nhờ thiết bị này.

[441-15-09]

2.3.10

Tiếp điểm phụ (auxiliary contact)

Tiếp điểm nằm trong mạch phụ và được thao tác cơ khí nhờ thiết bị đóng cắt.

[441-15-10]

2.3.11

Cơ cấu đóng cắt phụ (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (auxiliary switch (of a mechanical switching device))

Cơ cấu đóng cắt gồm một hoặc nhiều tiếp điểm điều khiển và/hoặc tiếp điểm phụ được thao tác cơ khí bằng thiết bị đóng cắt.

[441-15-11]

2.3.12

Tiếp điểm "a" - tiếp điểm đóng ("a" contact - make contact)

Tiếp điểm điều khiển hoặc tiếp điểm phụ mà việc đóng mở là tương ứng với đóng mở của tiếp điểm chính.

[441-15-12]

2.3.13

Tiếp điểm "b" - tiếp điểm cắt ("b" contact - break contact)

Tiếp điểm điều khiển hoặc tiếp điểm phụ mà việc đóng mở là ngược với đóng mở của tiếp điểm chính của thiết bị đóng cắt.

[441-15-13]

2.3.14

Rơle (điện) (relay (electrical))

Thiết bị được thiết kế để tạo ra các thay đổi đột biến định trước, gây các thay đổi định trước trong một hay nhiều mạch điện đầu ra khi đáp ứng các điều kiện nhất định trong mạch điện đầu vào điều khiển thiết bị này.

[446-11-01]

2.3.15

Bộ nhả (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (release (of a mechanical switching device))

Cơ cấu này được nối cơ khí đến một thiết bị đóng cắt cơ khí làm nhả phương tiện hãm và làm mở hoặc đóng thiết bị đóng cắt này.

[441-15-17]

CHÚ THÍCH: Bộ nhả có thể tác động tức thời, tác động có thời gian trễ v.v… Các loại bộ nhả khác nhau được định nghĩa từ 2.4.24 đến 2.4.35.

2.3.16

Hệ thống điều khiển (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (actuating system (of a mechanical switching device))

Toàn bộ các phương tiện thao tác của một thiết bị đóng cắt cơ khí truyền lực điều khiển đến hạt tiếp điểm.

CHÚ THÍCH: Phương tiện thao tác của hệ thống điều khiển có thể là phương tiện về cơ, điện từ, thủy lực, khí nén, nhiệt v.v…

2.3.17

Cơ cấu điều khiển (actuator)

Phần của hệ thống điều khiển dùng để đặt lực điều khiển từ bên ngoài.

[441-15-22]

CHÚ THÍCH: Cơ cấu điều khiển này có thể có dạng tay nắm, núm điều chỉnh, nút ấn, con lăn, pittông v.v…

2.3.18

Cơ cấu báo vị trí (position indicating device)

Phần của thiết bị đóng cắt cơ khí, chỉ ra thiết bị đang ở vị trí mở, đóng hoặc trong một số trường hợp, vị trí nối đất.

[441-15-25]

2.3.19

Bộ chỉ thị bằng ánh sáng (indicator light)

Tín hiệu ánh sáng để cung cấp các thông tin bằng cách sáng hoặc tắt.

2.3.20

Cơ cấu chống đóng cắt lập bập (anti-pumping device)

Cơ cấu ngăn ngừa việc đóng trở lại sau một tác đóng mở chừng nào có cấu khởi động đóng được duy trì ở trạng thái chờ đóng.

[441-16-48]

2.3.21

Cơ cấu khóa liên động (interlocking device)

Cơ cấu làm cho việc thao tác một thiết bị đóng cắt phụ thuộc vào trạng thái thao tác của một hoặc nhiều thiết bị khác.

[441-16-49]

2.3.22

Đầu nối (terminal)

Bộ phận dẫn của thiết bị dùng để nối điện đến các mạch điện bên ngoài.

2.3.23

Đầu nối bắt ren (screw-type terminal)

Đầu nối dùng để nối và tháo ruột dẫn hoặc để đấu nối hai hay nhiều ruột dẫn, việc đấu nối được thực hiện, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ các vít hoặc đai ốc thuộc bất cứ loại nào.

CHÚ THÍCH: Ví dụ được cho trong phụ lục D.

2.3.24

Đầu nối không bắt ren (screwless-type terminal)

Đầu nối dùng để nối và tháo ruột dẫn hoặc để đấu nối hai hay nhiều ruột dẫn, việc đấu nối được thực hiện, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ lò xo, nêm, chi tiết hình tròn lệch tâm hoặc hình côn v.v…

CHÚ THÍCH: Các ví dụ được cho trong Phụ lục D.

2.3.25

Bộ kẹp (clamping unit)

Phần (các phần) của đầu nối, cần thiết để kẹp cơ khí và nối điện (các) ruột dẫn.

2.3.26

Ruột dẫn không chuẩn bị trước (unprepared conductor)

Ruột dẫn đã được cắt và bóc vỏ đoạn cách điện để đặt vào đầu nối.

CHÚ THÍCH: Ruột dẫn được uốn định hình để đặt vào đầu nối hoặc xoắn chặt các sợi lại ở đầu mút được coi là ruột dẫn không chuẩn bị trước.

2.3.27

Ruột dẫn chuẩn bị trước (prepared conductor)

Ruột dẫn có đầu mút được hàn thiếc hoặc được lắp với đầu cốt, lỗ luồn dây v.v…

2.3.28

Hệ thống tiếp điểm nhiều đỉnh (multiple tip contact system)

Hệ thống tiếp điểm có từ hai khe hở trở lên trên mỗi cực để đóng cắt nối tiếp và/hoặc song song.

2.4 Thao tác thiết bị đóng cắt

2.4.1

Thao tác (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (operation (of a mechanicle switching device))

Sự di chuyển (các) các tiếp điểm động từ vị trí này đến một ví trí khác liền kề.

[441-16-01]

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, đối với áptômát, thao tác có thể là một thao tác đóng hoặc một thao tác mở.

CHÚ THÍCH 2: Nếu cần phân biệt, một thao tác theo quan niệm điện, ví dụ thao tác đóng hoặc cắt, được gọi là thao tác đóng cắt điện, và một thao tác theo quan niệm cơ khí, ví dụ đóng hoặc mở, được gọi là thao tác cơ khí.

2.4.2

Chu kỳ thao tác (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (operating cycle (of a mechanical switching device))

Sự nối tiếp các thao tác từ vị trí này đến vị trí khác và trở về vị trí ban đầu qua tất cả các vị trí đã qua, nếu có.

[441-16-02]

2.4.3

Trình tự thao tác (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (operating sequence (of a mechanical switching device))

Sự nối tiếp các thao tác quy định với các khoảng cách thời gian quy định.

[441-16-03]

2.4.4

Điều khiển bằng tay (manual control)

Điều khiển một thao tác nhờ sự can thiệp của con người.

2.4.5

Điều khiển tự động (automatic control)

Điều khiển một thao tác không có sự can thiệp của con người mà theo sự đáp trả trước những xuất hiện của các điều kiện định trước.

[441-16-05]

2.4.6

Điều khiển tại chỗ (local control)

Điều khiển một thao tác tại điểm trên hoặc bên cạnh thiết bị đóng cắt cần điều khiển.

[441-16-06]

2.4.7

Điều khiển từ xa (remote control)

Điều khiển một thao tác tại điểm cách xa thiết bị đóng cắt cần điều khiển.

[441-16-07]

2.4.8

Thao tác đóng (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (closing operation (of a mechanical switching device))

Thao tác nhờ đó thiết bị được chuyển từ vị trí mở sang vị trí đóng.

[441-16-08]

2.4.9

Thao tác mở (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (opening operation (of a mechanical switching device))

Thao tác nhờ đó thiết bị được chuyển từ vị trí đóng sang vị trí mở.

[441-16-09]

2.4.10

Thao tác mở đúng (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (positive opening operation (of a mechanical switching device))

Thao tác mở phù hợp với các yêu cầu quy định, đảm bảo rằng tất cả các tiếp điểm chính là ở vị trí mở khi cơ cấu điều khiển ở vị trí tương ứng với vị trí mở của thiết bị.

[441-16-11]

2.4.11

Thao tác điều khiển đúng (positively driven operation)

Thao tác phù hợp với yêu cầu quy định, nhằm đảm bảo rằng các tiếp điểm phụ của một thiết bị đóng cắt cơ khí đã ở vị trí tương ứng với vị trí mở hoặc đóng của các tiếp điểm chính.

[441-16-12]

2.4.12

Thao tác bằng tay phụ thuộc (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (dependent manual operation (of a mechanical switching device))

Thao tác hoàn toàn chỉ dựa vào sức tay tác động trực tiếp, do vậy tốc độ và lực thao tác phụ thuộc vào hành động người thao tác.

[441-16-13]

2.4.13

Thao tác bằng năng lượng phụ thuộc (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (dependent power operation (of a mechanical switching device))

Thao tác nhờ năng lượng không phải bằng tay, trong đó việc hoàn thành thao tác phụ thuộc vào tính liên tục của nguồn điện (dẫn đến cuộn hút, động cơ điện, hoặc động cơ khí nén v.v…).

[441-16-14]

2.4.14

Thao tác bằng năng lượng dự trữ (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (stored energy operation (of a mechanical switching device))

Thao tác nhờ năng lượng được dự trữ trong bản thân cơ cấu truyền động từ trước khi hoàn thành thao tác và đủ để hoàn thành thao tác trong điều kiện định trước.

[441-16-15]

CHÚ THÍCH: Loại thao tác này có thể chia theo:

- Phương thức dự trữ năng lượng (lò xo, trọng lực v.v…)

- Nguồn gốc năng lượng (bằng tay, bằng điện v.v…)

- Phương thức giải phóng năng lượng (bằng tay, bằng điện v.v…)

2.4.15

Thao tác bằng tay độc lập (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (independent manual operation (of a mechanical switching device))

Thao tác bằng năng lượng dự trữ, ở đó năng lượng vốn từ tay con người, được tích trữ và giải phóng trong một thao tác liên tục, do đó tốc độ và lực thao tác độc lập với hành động của người thao tác.

[441-16-16]

2.4.16

Thao tác bằng năng lượng độc lập (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (independent power operation (of a mechanical switching device))

Thao tác bằng năng lượng dự trữ, ở đây năng lượng tích trữ vốn từ nguồn năng lượng ngoài và được giải phóng trong một thao tác liên tục, do đó tốc độ và lực thao tác độc lập với hành động của người thao tác.

2.4.17

Lực (momen) điều khiển (actuating force (moment))

Lực (momen) đặt đến cơ cấu điều khiển để hoàn thành thao tác mong muốn.

[441-16-17]

2.4.18

Lực (momen) phục hồi (restoring force (moment))

Lực (momen) dùng để phục hồi về vị trí ban đầu của một cơ cấu điền khiển hay một phần tử tiếp xúc về vị trí ban đầu.

[441-16-19]

2.4.19

Hành trình (của thiết bị đóng cắt cơ khí hoặc một bộ phận của nó) (travel (of a mechanical switching device or a part thereof))

Sự di chuyển (tịnh tiến hoặc xoay) của một điểm trên một phần tử chuyển động.

[441-16-21]

CHÚ THÍCH: Có thể phân biệt giữa trước hành trình, sau hành trình v.v…

2.4.20

Ví trí đóng (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (closed postion (of a mechanical switching device))

Vị trí tại đó tính liên tục định trước của mạch chính của thiết bị được đảm bảo.

[441-16-22]

2.4.21

Vị trí mở (của thiết bị đóng cắt cơ khí) (open position (of a mechanical switching device))

Vị trí tại đó các yêu cầu chịu điện áp điện môi định trước giữa các tiếp điểm đang mở trong mạch chính của thiết bị được đáp ứng.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này khác với IEV 441-16-23 để thỏa mãn các yêu cầu về đặc tính điện môi.

2.4.22

Tác động mở (tripping (operation))

Tác động làm mở thiết bị đóng cắt cơ khí được khởi động từ rơle hoặc bộ nhả.

2.4.23

Thiết bị đóng cắt cơ khí ưu tiên cắt (trip-free mechanical switching device)

Thiết bị đóng cắt cơ khí mà các tiếp điểm động trở về và giữ nguyên ở vị trí mở khi thao tác mở (nghĩa là tác động mở) được khởi động sau khi khởi động thao tác đóng, cho dù lệnh đóng vẫn được duy trì.

CHÚ THÍCH 1: Để đảm bảo cắt đúng yêu cầu dòng điện đã được xác lập, các tiếp điểm có thể cần thiết tạm thời đạt đến vị trí đóng.

CHÚ THÍCH 2: Cách diễn đạt của IEV 441-16-31 được bổ sung "(nghĩa là tác động mở)" cho đầy đủ vì thao tác mở của thiết bị đóng cắt ưu tiên là thao tác được điều khiển tự động.

2.4.24

Rơle hoặc bộ nhả tức thời (instantaneous relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả tác động không có bất kỳ một thời gian trễ có chủ ý nào.

2.4.25

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng (over-current relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả làm mở một thiết bị đóng cắt cơ khí có hoặc không có thời gian trễ khi dòng điện chạy qua rơle hoặc bộ nhả vượt quá giá trị định trước.

CHÚ THÍCH: Giá trị này trong một số trường hợp có thể phụ thuộc vào tốc độ tăng dòng điện.

2.4.26

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng có thời gian trễ xác định (definite time-delay over-current relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng tác động có thời gian trễ xác định, thời gian trễ có thể điều chỉnh được nhưng không phụ thuộc vào giá trị quá dòng.

2.4.27

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng có thời gian trễ nghịch đảo (inverse time-delay over-current relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng tác động sau một thời gian trễ tỷ lệ nghịch với giá trị quá dòng.

CHÚ THÍCH: Rơle hoặc bộ nhả này có thể được thiết kế sao cho thời gian trễ tiến đến một giá trị nhỏ nhất xác định đối với các giá trị cao của quá dòng.

2.4.28

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng trực tiếp (direct over-current relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng được cấp nguồn trực tiếp bằng dòng điện trong mạch chính của thiết bị đóng cắt.

2.4.29

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng gián tiếp (indirect over-current relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng được cấp nguồn từ dòng điện trong mạch chính của thiết bị đóng cắt thông qua một biến dòng hoặc một điện trở sun.

2.4.30

Rơle hoặc bộ nhả quá tải (overload relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá dòng dùng để bảo vệ quá tải.

2.4.31

Rơle hoặc bộ nhả quá tải nhiệt (thermal overload relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá tải có thời gian trễ nghịch đảo mà tác động của nó (kể cả thời gian trễ của bản thân nó) phụ thuộc vào tác động nhiệt của dòng điện chạy trong rơle hoặc bộ nhả.

2.4.32

Rơle hoặc bộ nhả quá tải từ (magnetic overload relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả quá tải mà tác động của nó phụ thuộc vào lực tác động bởi dòng điện trong mạch chính làm kích thích cuộn dây nam châm điện.

CHÚ THÍCH: Rơle hoặc bộ nhả này thường có đặc tính thời gian trễ / dòng điện là nghịch đảo.

2.4.33

Bộ nhả song song (shunt release)

Bộ nhả được cấp nguồn từ điện áp.

[441-16-41]

CHÚ THÍCH: Nguồn điện áp có thể không phụ thuộc vào điện áp mạch chính.

2.4.34

Rơle hoặc bộ nhả điện áp giảm thấp (under-voltage relay or release)

Rơle hoặc bộ nhả cho phép mở hoặc đóng một thiết bị đóng cắt cơ khí, có hoặc không có thời gian trễ, khi điện áp đặt lên các cầu nối của rơle hoặc bộ nhả sụt xuống thấp hơn giá trị định trước.

2.4.35

Rơle hoặc bộ nhả dòng điện ngược (chỉ với dòng một chiều) (reverse current relay or release (d.c. only))

Rơle hoặc bộ nhả cho phép mở một thiết bị đóng cắt, có hoặc không có thời gian trễ, khi dòng điện chạy theo chiều ngược lại và vượt quá giá trị định trước.

2.4.36

Dòng điện tác động (của rơle hoặc bộ nhả quá dòng) (operating current (of an over-current relay or release))

Giá trị dòng điện mà tại đó và cao hơn thì rơle hoặc bộ nhả sẽ tác động.

2.4.37

Dòng điện đặt (của rơle hoặc bộ nhả quá tải hoặc quá dòng) (current-setting (of an over-current or overload relay or release))

Giá trị dòng điện chính được chọn làm chuẩn cho đặc tính tác động của rơle hoặc bộ nhả và dùng để đặt cho rơle hoặc bộ nhả.

CHÚ THÍCH: Một rơle hoặc bộ nhả có thể có nhiều hơn một dòng điện đặt bằng bộ điều chỉnh xoay, các bộ gia nhiệt thay thế được cho nhau, v.v…

2.4.38

Dải dòng điện đặt (của rơle hoặc bộ nhả quá tải hoặc quá dòng) (current settting range (of an over-current or overload relay or release))

Dải các giá trị trong khoảng từ nhỏ nhất tới lớn nhất, trên đó có thể điều chỉnh được dòng điện đặt của rơle hoặc bộ nhả.

2.5 Các đại lượng đặt trưng

2.5.1

Giá trị danh nghĩa (nominal value)

Giá trị đại lượng gần đúng thích hợp được sử dụng để chỉ định hoặc nhận dạng một linh kiện, thiết bị hoặc trang bị.

[151-04-01]

2.5.2

Giá trị giới hạn (limiting value)

Giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất có thể chấp nhận được của một trong các đại lượng, trong một quy định kỹ thuật.

[151-04-02]

2.5.3

Giá trị danh định (rated value)

Giá trị đại lượng, thường là do nhà chế tạo ấn định, dùng cho một điều kiện làm việc quy định của một linh kiện, thiết bị hoặc trang bị.

[151-04-03]

2.5.4

Thông số đặc trưng (rating)

Bộ giá trị danh định và điều kiện làm việc danh định.

[151-04-04]

2.5.5

Dòng điện kỳ vọng (của mạch điện và liên quan đến một thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy) (prospective current (of a circuit and with respect to a switching device or a fuse))

Dòng điện chạy trong mạch nếu mỗi cực của thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy được thay bằng một ruột dẫn hoặc trở kháng không đáng kể.

[441-17-01]

CHÚ THÍCH: Phương pháp cần sử dụng để đánh giá và biểu thị dòng điện kỳ vọng cần được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

2.5.6

Dòng điện đỉnh kỳ vọng (prospective peak current)

Giá trị đỉnh của dòng điện kỳ vọng trong giai đoạn quá độ sau khi khởi động.

[441-14-02]

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này giả định rằng dòng điện được đóng do một thiết bị đóng cắt lý tưởng, nghĩa là trở kháng chuyển tức thời từ vô cùng đến "không". Đối với các mạch điện mà dòng điện có thể chạy qua một số tuyến dẫn khác nhau, ví dụ mạch điện nhiều pha, còn giả định thêm là dòng điện được đóng đồng thời trong tất cả các cực, ngay cả khi chỉ xem xét dòng điện trên một cực.

2.5.7

Dòng điện kỳ vọng đối xứng (của mạch điện xoay chiều) (prospective symmetrical current (of an a.c. circuit))

Dòng điện kỳ vọng bắt đầu ở thời điểm sao cho không diễn ra hiện tượng quá độ.

[441-17-03]

CHÚ THÍCH 1: Đối với mạch điện nhiều pha điều kiện không có giai đoạn quá độ mỗi lần chỉ được thỏa mãn đối với dòng điện trong một cực.

CHÚ THÍCH 2: Dòng điện kỳ vọng đối xứng được biểu thị bằng giá trị hiệu dụng.

2.5.8

Dòng điện đỉnh kỳ vọng lớn nhất (của mạch xoay chiều) (maximum prospective peak current (of an a.c. circuit))

Dòng điện đỉnh kỳ vọng khi dòng điện bắt đầu tại thời điểm dẫn đến giá trị cao nhất có thể đạt được.

[441-17-04]

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị nhiều cực trong mạch điện nhiều pha, dòng điện đỉnh kỳ vọng lớn nhất chỉ liên quan đến một cực.

2.5.9

Dòng điện đóng kỳ vọng (đối với một cực của thiết bị đóng cắt) (prospective making current (for a pole of a switching device))

Dòng điện kỳ vọng khi được bắt đầu trong các điều kiện quy định.

[441-17-05]

CHÚ THÍCH: Điều kiện quy định có thể liên quan đến phương pháp bắt đầu, ví dụ bằng một thiết bị đóng cắt lý tưởng, hoặc liên quan đến thời điểm bắt đầu, ví dụ liên quan đến dòng điện đỉnh kỳ vọng lớn nhất trong mạch điện xoay chiều, hoặc liên quan đến tốc độ cao nhất của độ dốc. Quy định kỹ thuật của điều kiện này được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

2.5.10

Dòng điện cắt kỳ vọng (của một cực của một thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy) (prospective breaking current (for a pole of a switching device or a fuse))

Dòng điện kỳ vọng được đánh giá tại thời điểm tương ứng với thời điểm bắt đầu của quá trình cắt.

[441-17-06]

CHÚ THÍCH: Quy định kỹ thuật nói về thời điểm bắt đầu của quá trình cắt được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Đối với các thiết bị đóng cắt hoặc các cầu chảy, thời điểm bắt đầu thường xác định là thời điểm bắt đầu thời gian hồ quang của quá trình cắt.

2.5.11

Dòng điện cắt (của một thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy) (breaking current (of a switching device or a fuse))

Dòng điện trong một cực của một thiết bị đóng cắt hoặc một cầu chảy ở thời điểm bắt đầu thời gian hồ quang của một quá trình cắt.

[441-17-07]

CHÚ THÍCH: Đối với điện xoay chiều, dòng điện được biểu thị là giá trị hiệu dụng đối xứng của thành phần xoay chiều.

2.5.12

Khả năng cắt (đối với một thiết bị đóng cắt hoặc một cầu chảy) (breaking capacity (of a switching device or a fuse))

Giá trị dòng điện cắt kỳ vọng mà một thiết bị đóng cắt hoặc một cầu chảy có khả năng cắt ở điện áp quy định trong điều kiện quy định cho sử dụng và tác động.

[441-17-08]

CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện và các điện áp cần quy định được đề cập trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Đối với điện xoay chiều, dòng điện được biểu thị là giá trị hiệu dụng đối xứng của thành phần xoay chiều.

CHÚ THÍCH 3: Đối với khả năng cắt ngắn mạch, xem 2.5.14.

2.5.13

Khả năng đóng (của thiết bị đóng cắt) (making capacity (of a switching device))

Giá trị dòng điện đóng kỳ vọng mà thiết bị đóng cắt có khả năng đóng tại điện áp quy định trong điều kiện sử dụng và tác động định trước.

[441-17-09]

CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan cần nêu điện áp và mô tả điều kiện này.

CHÚ THÍCH 2: Đối với khả năng đóng ngắn mạch, xem 2.5.15.

2.5.14

Khả năng cắt ngắn mạch (short-circuit breaking capacity)

Khả năng cắt trong các điều kiện quy định kể cả ngắn mạch tại các đầu nối của thiết bị đóng cắt.

[441-17-11]

2.5.15

Khả năng đóng ngắn mạch (short-circuit making capacity)

Khả năng đóng trong các điều kiện quy định kể cả ngắn mạch tại các đầu nối của thiết bị đóng cắt.

[441-17-10]

2.5.16

Dòng điện tải giới hạn (critical load current)

Giá trị dòng điện cắt, nằm trong dải điều kiện vận hành, tại đó thời gian hồ quang kéo dài đáng kể.

2.5.17

Dòng điện ngắn mạch tới hạn (critical short-circuit current)

Giá trị dòng điện cắt, nhỏ hơn khả năng cắt ngắn mạch danh định, tại dòng điện cắt ngắn mạch tới hạn năng lượng hồ quang cao hơn nhiều so với khả năng cắt ngắn mạch danh định.

2.5.18

Tích phân Jun (l2t) (Joule integral (l2t))

Tích phân của bình phương dòng điện trong khoảng thời gian cho trước.

[441-18-23]

l2t =

2.5.19

Dòng điện ngưỡng - dòng điện cho phép đi qua (cut-off current - let-through current)

Giá trị dòng điện tức thời lớn nhất đạt được trong thời gian thao tác cắt một thiết bị đóng cắt hoặc một cầu chảy.

[441-17-12]

CHÚ THÍCH: Khái niệm này có tầm quan trọng đặc biệt khi thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy tác động sao cho không thể đạt tới dòng điện đỉnh kỳ vọng.

2.5.20

Đặc tính thời gian-dòng điện (time-current characteristic)

Đường cong thể hiện thời gian - ví dụ thời gian trước hồ quang hoặc thời gian tác động, là hàm số của dòng điện kỳ vọng, trong các điều kiện làm việc quy định.

[441-17-13]

2.5.21

Đặc tính ngưỡng (dòng điện) - đặc tính dòng điện cho phép đi qua (cut-off (current) characteristic-let-through (current) characteristic)

Đường cong thể hiện dòng điện ngưỡng là hàm số của dòng điện kỳ vọng, trong các điều kiện làm việc quy định.

[441-17-14]

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp điện xoay chiều, các giá trị của dòng điện ngưỡng là giá trị lớn nhất có thể đạt tới, bất luận mức độ không đối xứng như thế nào. Trong trường hợp điện một chiều, các giá trị của dòng điện ngưỡng là giá trị đạt tới lớn nhất liên quan đến hằng số thời gian quy định.

2.5.22

Phối hợp bảo vệ quá dòng của thiết bị bảo vệ quá dòng (over-current protective co-ordination of over-current protective devices)

Sự phối hợp của hai hay nhiều thiết bị bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp để bảo vệ phân biệt (chọn lọc) và/hoặc bảo vệ dự phòng.

2.5.23

Chọn lọc quá dòng (over-current discrimination)

Sự phối hợp đặc tính tác động của hai hay nhiều thiết bị bảo vệ quá dòng, sao cho khi xảy ra quá dòng nằm trong giới hạn quy định, thiết bị được thiết kế để tác động trong giới hạn này phải tác động, trong khi (các) thiết bị khác không tác động.

[441-17-15]

CHÚ THÍCH: Cần phân biệt giữa sự chọn lọc nối tiếp bao gồm các thiết bị bảo vệ quá dòng khác nhau nhưng về cơ bản có cùng dòng điện chạy qua với phân biệt lưới các thiết bị bảo vệ giống hệt nhau có tỉ lệ dòng điện quá dòng khác nhau chạy qua.

2.5.24

Bảo vệ dự phòng (back-up protection)

Phối hợp quá dòng của hai thiết bị bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp, ở đó một thiết bị bảo vệ, thường là không nhất thiết về phía nguồn, thực hiện bảo vệ quá dòng có hay không có sự trợ giúp của thiết bị bảo vệ thứ hai và ngăn ngừa mọi ứng suất quá mức lên thiết bị thứ hai.

2.5.25

Dòng chuyển giao (take-over current)

Tọa độ dòng của giao điểm giữa các đường đặc tính thời gian - dòng điện của hai thiết bị bảo vệ quá dòng.

[441-17-16]

2.5.26

Trễ ngắn hạn (short-time delay)

Trễ tác động định trước bất kỳ trong giới hạn của dòng điện chịu ngắn hạn danh định.

2.5.27

Dòng điện chịu ngắn hạn (short-time withstand current)

Dòng điện mà một mạch điện hoặc một thiết bị đóng cắt ở vị trí đóng có thể mang trong khoảng thời gian ngắn quy định trong điều kiện sử dụng hoặc tác động quy định.

[441-17-17]

2.5.28

Dòng điện chịu đỉnh (peak withstand current)

Giá trị dòng điện đỉnh mà một mạch điện hoặc một thiết bị đóng cắt đang ở vị trí đóng có thể chịu trong điều kiện sử dụng và tác động quy định.

[441-17-18]

2.5.29

Dòng điện ngắn mạch có điều kiện (của một mạch điện hoặc một thiết bị đóng cắt) (conditional short-circuit current (of a circuit or a switching device))

Dòng điện kỳ vọng mà một mạch có điện hay một thiết bị đóng cắt được bảo vệ bằng một thiết bị bảo vệ ngắn mạch quy định có thể chịu một cách thích hợp trong thời gian thao tác tổng của thiết bị đó trong điều kiện sử dụng và tác động quy định.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thiết bị bảo vệ ngắn mạch thường là một áptômát hoặc một cầu chảy.

CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này khác với IEV 441-17-20 do mở rộng khái niệm về thiết bị giới hạn dòng điện thành một thiết bị bảo vệ ngắn mạch, chức năng của nó không chỉ để giới hạn dòng điện.

2.5.30

Dòng điện không tác động quy ước (của rơle hoặc bộ nhả quá dòng) (conventional non-tripping current (of an over-current relay or release))

Giá trị dòng điện quy định mà rơle hoặc bộ nhả có thể mang trong thời gian quy định (thời gian quy ước) mà không tác động.

2.5.31

Dòng điện tác động quy ước (của rơle hoặc bộ nhả quá dòng) (conventional tripping current (of an over-current relay or release))

Giá trị dòng điện quy định dẫn đến tác động của rơle hoặc bộ nhả trong thời gian quy định (thời gian quy ước).

2.5.32

Điện áp đặt (đối với thiết bị đóng cắt) (applied voltage (for a switching device))

Điện áp giữa các cầu nối của một cực của thiết bị đóng cắt ngay trước lúc đóng dòng điện.

[441-17-24]

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này áp dụng cho thiết bị một cực. Đối với thiết bị nhiều cực, điện áp đặt là điện áp pha - pha đặt trên các đầu nối nguồn của thiết bị.

2.5.33

Điện áp hồi phục (recovery voltage)

Điện áp xuất hiện giữa các đầu nối của một cực của thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy sau khi cắt dòng điện.

[441-17-25]

CHÚ THÍCH 1: Điện áp này có thể được xét ở hai khoảng thời gian nối tiếp nhau, khoảng thứ nhất là tồn tại điện áp quá độ, khoảng tiếp theo là tồn tại điện áp tần số công nghiệp hoặc điện áp phục hồi ổn định.

CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này áp dụng cho thiết bị một cực. Đối với thiết bị nhiều cực, điện áp này là điện áp pha-pha đặt trên đầu nối nguồn của thiết bị.

2.5.34

Điện áp phục hồi quá độ (TRV) (transient recovery voltage (abbreviation TRV))

Điện áp phục hồi trong khoảng thời gian mà điện áp này có đặc trưng quá độ đáng kể.

[441-17-26]

CHÚ THÍCH: Điện áp quá độ có thể dao động hoặc không dao động hoặc kết hợp cả hai, tùy thuộc và đặc tính của mạch điện, tùy thuộc vào thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy. Điện áp này bao gồm cả điện áp dịch chuyển trung tính của mạch điện nhiều pha.

2.5.35

Điện áp phục hồi tần số công nghiệp (power-frequency recovery voltage)

Điện áp phục hồi sau khi hiện tượng điện áp quá độ đã tắt.

[441-17-27]

2.5.36

Điện áp phục hồi ổn định trong mạch một chiều (d.c. steady-state recovery voltage)

Điện áp phục hồi trong mạch điện một chiều sau khi hiện tượng điện áp quá độ đã tắt, được biểu thị bằng giá trị trung bình trong trường hợp có biên độ.

[441-17-28]

2.5.37

Điện áp phục hồi quá độ kỳ vọng (của một mạch điện) (prospective transient recovery voltage (of a circuit))

Điện áp phục hồi quá độ tiếp theo việc cắt dòng điện đối xứng kỳ vọng bằng một thiết bị đóng cắt lý tưởng.

[441-17-29]

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này giả sử rằng thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy mà điện áp phục hồi quá độ kỳ vọng là khó đạt tới, được thay bằng một thiết bị đóng cắt lý tưởng có điện kháng thay đổi ngay lập tức từ "không" đến vô cực ở thời điểm rất nhỏ của dòng điện "Không", tức là ở thời điểm "không" "thực sự". Đối với mạch điện, ở những nơi dòng điện có thể chạy qua một số bộ phận dẫn khác nhau, ví dụ mạch điện nhiều pha, định nghĩa khác giả sử rằng việc cắt mạch điện bằng thiết bị đóng cắt lý tưởng chỉ được đưa vào vị trí thuộc cực được xem xét.

2.5.38

Điện áp hồ quang đỉnh (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (peak arc voltage (of a mechanical switching device))

Giá trị điện áp tức thời lớn nhất mà trong điều kiện quy định đặt trên các đầu nối của một cực trong thời gian hồ quang của thiết bị đóng cắt.

[441-17-30]

2.5.39

Thời gian mở (của một thiết bị đóng cắt cơ khí) (opening time (of a mechanical switching device))

Khoảng thời gian giữa thời điểm quy định bắt đầu thao tác mở và thời điểm khi các tiếp điểm hồ quang đã tách ra khỏi tất cả các cực.

[441-17-36]

CHÚ THÍCH: Thời điểm bắt đầu thao tác mở, ví dụ đặt lệnh mở (nghĩa là cấp nguồn cho bộ nhả) được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

2.5.40

Thời gian hồ quang (của một cực hoặc một cầu chảy) (arcing time (of a pole or a fuse))

Khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu hồ quang trong một cực hoặc một cầu chảy và thời điểm tắt hồ quang hoàn toàn trên cực đó hoặc cầu chảy đó.

[441-17-37]

2.5.41

Thời gian hồ quang (của một thiết bị đóng cắt nhiều cực) (arcing time (of a multipole switching device))

Khoảng thời gian giữa thời điểm xuất hiện hồ quang lần đầu đến thời điểm tắt hồ quang hoàn toàn trên tất cả các cực.

[441-17-38]

2.5.42

Thời gian cắt (break time)

Khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu thời gian mở của một thiết bị đóng cắt cơ khí (hoặc thời gian trước hồ quang của một cầu chảy) và thời điểm kết thúc thời gian hồ quang.

[441-17-39]

2.5.43

Thời gian đóng (về điện) (make time)

Khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu thao tác đóng và thời điểm dòng điện bắt đầu chạy trong mạch chính.

[441-17-40]

2.5.44

Thời gian đóng (về cơ) (closing time)

Khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu thao tác đóng và thời điểm các tiếp điểm chạm vào nhau ở tất cả các cực.

[441-17-41]

2.5.45

Thời gian đóng cắt (make-break time)

Khoảng thời gian giữa thời điểm khi dòng điện bắt đầu chạy trong một cực và thời điểm tắt hồ quang hoàn toàn trong tất cả các cực, với bộ nhả gây mở được cấp nguồn ở thời điểm khi dòng điện bắt đầu chạy trong mạch chính.

[441-17-43]

2.5.46

Khe hở không khí (clearance)

Khoảng cách không khí giữa hai bộ phận dẫn điện, dọc theo một sợi dây được căng theo đường ngắn nhất giữa các bộ phận dẫn điện này.

[441-17-31]

2.5.47

Khe hở không khí giữa các cực (clearance between poles)

Khe hở không khí giữa các bộ phận dẫn bất kỳ của các cực liền kề.

[441-17-32]

2.5.48

Khe hở không khí với điểm nối đất (clearance to earth)

Khe hở không khí giữa các bộ phận dẫn điện bất kỳ và các phần bất kỳ được nối đất hoặc dự định nối đất.

[441-17-33]

2.5.49

Khe hở không khí giữa các tiếp điểm đang mở (clearance between open contacts (gap))

Tổng khe hở không khí giữa các tiếp điểm hoặc các bộ phận dẫn bất kỳ được nối thêm, của một cực của thiết bị đóng cắt cơ khí ở vị trí mở.

[441-17-34]

2.5.50

Khoảng cách ly (của một cực của thiết bị đóng cắt) (isolating distance (of a pole of a mechanical switching device))

Khe hở không khí giữa các tiếp điểm đang mở thỏa mãn các yêu cầu an toàn được quy định cho cách ly.

[441-17-35]

2.5.51

Chiều dài đường rò (creepage distance)

Khoảng cách ngắn nhất đo theo bề mặt của vật liệu cách điện giữa hai bộ phận dẫn điện.

CHÚ THÍCH: Mối ghép giữa hai mảnh vật liệu cách điện được coi là một phần của bề mặt.

2.5.52

Điện áp làm việc (working voltage)

Giá trị cao nhất của điện áp hiệu dụng xoay chiều hoặc điện áp một chiều có thể xuất hiện trên cách điện riêng biệt bất kỳ khi thiết bị được cung cấp ở điện áp danh định.

CHÚ THÍCH 1: Không kể đến các quá độ.

CHÚ THÍCH 2: Có kể đến cả điều kiện mạch hở và điều kiện làm việc bình thường.

2.5.53

Quá điện áp tạm thời (temporary overvoltage)

Quá điện áp pha-pha, pha-trung tính, pha-đất ở vị trí cho trước và trong khoảng thời gian tương đối dài (khoảng vài giây).

2.5.54

Quá điện áp quá độ (transient overvoltage)

Quá điện áp quá độ theo quan điểm của tiêu chuẩn này như sau:

2.5.54.1

Quá điện áp đóng cắt (transient overvoltage)

Quá điện áp quá độ tại vị trí cho trước trên hệ thống do thao tác đóng cắt quy định hoặc do sự cố.

2.5.54.2

Quá điện áp do sét (lightning overvoltage)

Quá điện áp quá độ tại vị trí cho trước trên hệ thống do phóng điện sét quy định [xem thêm TCVN 6099 (IEC 60060) và IEC 60071-1].

2.5.54.3

Quá điện áp chức năng (functional overvoltage)

Quá điện áp được sử dụng có chủ ý cần thiết cho thực hiện chức năng của thiết bị.

2.5.55

Điện áp chịu xung (impulse withstand voltage)

Giá trị đỉnh cao nhất của điện áp xung, có hình dạng và cực tính quy định, nhưng không tạo ra phóng điện đánh thủng trong các điều kiện thử nhiệm quy định.

2.5.56

Điện áp chịu tần số công nghiệp (power-frequency withstand voltage)

Giá trị hiệu dụng của điện áp hình sin tần số công nghiệp, không tạo ra phóng điện đánh thủng trong các điều kiện thử nghiệm quy định.

2.5.57

Nhiễm bẩn (pollution)

Mọi điều kiện của vật chất bên ngoài dù là rắn, lỏng, khí (khí ion hóa) có thể gây ảnh hưởng không tốt đến độ bền điện môi hoặc điện trở suất bề mặt.

2.5.58

Mức nhiễm bẩn (của điều kiện môi trường) (pollution degree (of environment conditions))

Con số quy ước dựa trên lượng bụi dẫn hoặc bụi ẩm, khí ion hóa hoặc muối và dựa trên độ ẩm tương đối và tần suất xuất hiện của nó, dẫn đến hút ẩm hoặc đọng lại hơi ẩm làm giảm độ bền điện môi và/hoặc điện trở suất bề mặt.

CHÚ THÍCH 1: Mức nhiễm bẩn đến các thiết bị kết cấu hở có thể khác so với mức nhiễm bẩn của môi trường rộng nếu thiết bị được bảo vệ bằng vỏ bọc hoặc có sấy ở bên trong để ngăn ngừa sự hút ẩm hoặc hơi ẩm cộng lại.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, mức nhiễm bẩn là mức của môi trường hẹp.

2.5.59

Môi trường hẹp (của khe hở không khí hoặc chiều dài đường rò) (micro-environment (of a clearance or creepage distance))

Các điều kiện môi trường bao quanh khe hở không khí hoặc chiều dài đường rò đang xem xét.

CHÚ THÍCH: Môi trường hẹp của khe hở không khí hoặc chiều dài đường rò không phải là môi trường xác định ảnh hưởng đến cách điện của thiết bị. Môi trường hẹp có thể xấu hơn hoặc tốt hơn môi trường thiết bị. Môi trường hẹp kể đến mọi yếu tố ảnh hưởng đến cách điện như là điều kiện khí hậu và điều kiện từ, phát sinh nhiễm bẩn v.v…

2.5.60

Mức quá điện áp (của mạch điện nằm trong hệ thống điện) (overvoltage category (of a circuit or within an electrical system))

Con số quy ước dựa trên giá trị tới hạn (hoặc giá trị khống chế) của quá điện áp quá độ kỳ vọng xuất hiện trong một mạch điện (hoặc nằm trong hệ thống điện có điện áp danh nghĩa khác nhau) và phụ thuộc vào phương tiện được sử dụng gây quá điện áp.

CHÚ THÍCH: Trong hệ thống điện, việc chuyển từ mức quá điện áp này sang mức quá điện áp khác thấp hơn, đạt được thông qua việc áp dụng các phương tiện phù hợp với các yêu cầu tương hỗ như bố trí thiết bị bảo vệ quá điện áp hoặc bố trí kháng nối tiếp - song song có khả năng triệt tiêu, giảm bớt hoặc loại bỏ năng lượng theo hướng kết hợp với sóng dòng điện để hạ thấp giá trị quá điện áp quá độ xuống giá trị mong muốn đối với mức quá điện áp thấp hơn.

2.5.61

Phối hợp cách điện (co-ordination of insulation)

Mối tương quan giữa các đặc trưng cách điện của thiết bị điện có mức quá điện áp mong muốn với các đặc trưng của thiết bị bảo vệ quá điện áp theo hướng này và giữa các đặc trưng cách điện của thiết bị điện có môi trường hẹp mong muốn với phương tiện bảo vệ nhiễm bẩn theo hướng khác.

2.5.62

Trường đồng nhất (không biến đổi) (homeogeneous (uniform) field)

Điện trường về cơ bản có độ dốc điện áp không đổi giữa các điện cực, như điện áp giữa hai quả cầu mà bán kính của mỗi quả lớn hơn khoảng cách giữa chúng.

2.5.63

Trường không đồng nhất (inhomogeneous (non-uniform) field)

Điện trường về cơ bản có độ dốc điện áp không là hằng số giữa các điện cực.

2.5.64

Hình thành phóng điện bề mặt (tracking)

Sự hình thành dần dần các bộ phận dẫn trên bề mặt vật liệu cách điện rắn do kết hợp các yếu tố về ứng suất điện và nhiễm bẩn điện phân trên bề mặt đó.

2.5.65

Chỉ số phóng điện tương đối (CTI) (comparative tracking index (CTI))

Giá trị bằng số của điện áp lớn nhất tính bằng vôn tại đó vật liệu chịu 50 giọt dung dịch thử nghiệm mà không bị phóng điện bề mặt.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị của mỗi điện áp thử nghiệm và mỗi CTI cần chia hết cho 25.

CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này nêu lại 2.3 của IEC 60112.

2.6 Thử nghiệm

2.6.1

Thử nghiệm điển hình (type test)

Thử nghiệm tiến hành trên một hoặc nhiều thiết bị theo một thiết kế nào đó nhằm chứng tỏ rằng thiết kế thỏa mãn các quy định kỹ thuật nào đó.

[151-04-15]

2.6.2

Thử nghiệm thường xuyên (routine test)

Thử nghiệm cho từng thiết bị riêng lẽ trong và/hoặc sau khi chế tạo để xác định sự phù hợp của tiêu chí nào đó.

[151-04-16]

2.6.3

Thử nghiệm lấy mẫu (sampling test)

Thử nghiệm trên số lượng thiết bị được lấy ngẫu nhiên từ một nhóm thiết bị để thử nghiệm.

[151-04-17]

2.6.4

Thử nghiệm đặc biệt (special test)

Thử nghiệm không phải là thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên, tiến hành theo ý muốn của nhà chế tạo hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

2.7 Các cổng

2.7.1

Cổng (port)

Giao diện cụ thể của một trang bị cụ thể với môi trường điện từ bên ngoài (xem Hình 17).

2.7.2

Cổng vỏ bọc (enclosure port)

Đường bao vật lý của thiết bị mà trường điện từ có thể bức xạ xuyên qua hoặc tác động lên.

2.7.3

Cổng cáp (cable port)

Cổng mà tại đó dây dẫn hoặc cáp được nối vào thiết bị.

CHÚ THÍCH: Ví dụ các cổng tín hiệu được dùng để truyền dữ liệu.

2.7.4

Cổng nối đất chức năng (functional earth port)

Cổng cáp, không phải cổng nguồn hoặc cổng tín hiệu hoặc cổng năng lượng, được thiết kế để nối với điểm đất không nhằm mục đích an toàn điện.

2.7.5

Cổng tín hiệu (signal port)

Cổng mà tại đó dây dẫn hoặc cáp mang các thông tin để truyền dữ liệu được nối vào thiết bị.

CHÚ THÍCH: Ví dụ tuyến dữ liệu, mạng truyền thông, mạng điều khiển.

2.7.6

Cổng năng lượng (cổng nguồn điều khiển) (power port (control supply port))

Cổng mà ở đó dây dẫn hoặc cáp mang năng lượng điện sơ cấp cần thiết cho hoạt động của thiết bị hoặc các thiết bị kết hợp được nối với thiết bị.

2.7.7

Cổng nguồn (main port)

Cổng mà ở đó dây dẫn hoặc cáp được nối với một cực của mạch nguồn của thiết bị.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ các đầu nối mạch nguồn của côngtắctơ.

CHÚ THÍCH 2: Ở một số thiết bị cổng nguồn cũng chính là cổng năng lượng.

3 Phân loại

Điều này dùng để liệt kê các đặc trưng của thiết bị, trong đó các thông tin có thể do nhà chế tạo đưa ra và có thể không nhất thiết phải kiểm tra bằng thử nghiệm.

Tiêu chuẩn sản phẩm không nhất thiết phải có điều này, tuy vậy, cần có khoảng trống để liệt kê làm tiêu chí phân loại, nếu cần.

4 Các đặc trưng

Các đặc trưng và ký hiệu

Đặc trưng

Ký hiệu

Điều

Chế độ 8 giờ

Chế độ gián đoạn

Chế độ chu kỳ

Chế độ tạm thời

Chế độ không gián đoạn

Công suất làm việc danh định

Dòng điện ngắn mạch điều kiện danh định

Dòng điện nhiệt có vỏ bọc qui ước

Dòng điện nhiệt trong không khí lưu thông  tự do quy ước

Dòng điện danh định

Dòng điện làm việc danh định

Dòng điện làm việc mạch rôto danh định

Dòng điện làm việc mạch stato danh định

Dòng điện không gián đoạn danh định

Dòng điện nhiệt mạch rôto

Dòng điện giới hạn chọn lọc

Dòng điện nhiệt mạch stato

Dòng chuyển giao

Dòng điện chịu ngắn hạn danh định

Điện áp khởi động danh định của bộ khởi động có biến thế tự ngẫu

Điện áp cách điện mạch stato danh định

Điện áp làm việc mạch stao danh định

Điện áp làm việc danh định

Điện áp cách điện mạch rôto danh định

Điện áp làm việc mạch rôto danh định

Điện áp mạch điều khiển danh định

Điện áp nguồn điều khiển danh định

Điện áp chịu xung danh định

Điện áp cách điện danh định

Khả năng cắt danh định

Khả năng đóng danh định

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Khả năng cắt ngăn mạch danh định

Khả năng đóng ngắn mạch danh định

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định

Loại sử dụng

Tần số danh định

-

-

-

-

-

-

-

lthe

lth

ln

le

ler

les

lu

lthr

ls

lths

lB

lcw

-

Uis

Ues

Ue

Uk

Uer

Uc

Us

Uimp

Ui

-

-

lcs

lcn

lcm

lcu

-

-

4.3.4.1

4.3.4.3

4.3.4.5

4.3.4.4

4.3.4.2

4.3.2.3

4.3.6.4

4.3.2.2

4.3.2.1

a)

4.3.2.3

a)

a)

a)

a)

a)

a)

2.5.25

4.3.6.1

a)

a)

a)

4.3.1.1

a)

a)

4.5.1

4.5.1

4.3.1.3

4.3.1.2

4.3.5.3

4.3.5.2

a)

4.3.6.3

4.3.6.2

4.3.2.4

4.4

4.3.3

a) Thông số đặc trưng này được định nghĩa trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH: Liệt kê trên đây là chưa đầy đủ.

4.1 Quy định chung

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải nêu các đặc trưng của thiết bị về các nội dung dưới đây, trong trường hợp có thể áp dụng:

- Loại thiết bị (4.2);

- Các giá trị giới hạn và danh định đối với mạch chính (4.3);

- Loại sử dụng (4.4);

- Các mạch điều khiển (4.5);

- Các mạch phụ (4.6);

- Các rơle và bộ nhả (4.7);

- Sự phối hợp các thiết bị bảo vệ ngắn mạch (4.8);

- Quá điện áp đóng cắt (4.9).

4.2 Loại thiết bị

Tiêu chuẩn sản phẩm phải nêu các nội dung sau trong trường hợp có thể áp dụng:

- Loại thiết bị: ví dụ công tắc tơ, áptômát v.v…;

- Số cực;

- Loại dòng điện;

- Phương tiện làm gián đoạn;

- Điều kiện thao tác (phương thức thao tác, phương pháp điều khiển v.v…).

CHÚ THÍCH: Liệt kê trên đây là chưa đầy đủ.

4.3 Các giá trị giới hạn và danh định đối với mạch chính

Nhà chế tạo ấn định các thông số đặc trưng. Các thông số đặc trưng phải được quy định phù hợp với các điều từ 4.3.1 đến 4.3.6 như tiêu chuẩn sản phẩm liên quan yêu cầu, nhưng không nhất thiết phải thiết lập toàn bộ các thông số đặc trưng được liệt kê.

4.3.1 Điện áp danh định

Một thiết bị được xác định bằng các điện áp danh định dưới đây:

CHÚ THÍCH: Các loại thiết bị có thể có nhiều hơn một điện áp danh định hoặc có thể có dãy điện áp danh định.

4.3.1.1 Điện áp làm việc danh định (U­s)

Điện áp làm việc danh định của thiết bị là giá trị điện áp mà nếu kết hợp với dòng điện làm việc danh định thì việc xác định các ứng dụng của thiết bị này và các thử nghiệm, cũng như loại sử dụng liên quan được lấy làm chuẩn.

Đối với thiết bị một cực, điện áp làm việc danh định thường được nêu là điện áp đặt lên cực này.

Đối với thiết bị nhiều cực, điện áp làm việc danh định thường được nêu là điện áp giữa các pha.

CHÚ THÍCH 1: Đối với các thiết bị và các ứng dụng cụ thể nào đó, có thể áp dụng phương pháp nêu US khác, phương pháp này cần nên được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Đối với thiết bị nhiều cực dùng trong mạch điện nhiều pha có thể phân biệt giữa:

a) Thiết bị dùng trong các hệ thống mà sự cố đơn lẻ với đất sẽ không dẫn đến toàn bộ điện áp pha - pha đặt lên một cực:

- Hệ thống nối đất trung tính.

- Hệ thống nối đất trở kháng và không nối đất.

b) Thiết bị dùng trong các hệ thống mà sự cố đơn lẻ với đất sẽ dẫn đến toàn bộ điện áp pha - pha đặt lên một cực (ví dụ hệ thống nối đất pha).

CHÚ THÍCH 3: Một thiết bị có thể được ấn định cho một số phối hợp về các điện áp làm việc danh định và các dòng điện làm việc danh định hoặc công suất cho các chế độ và các loại sử dụng khác nhau.

CHÚ THÍCH 4: Một thiết bị có thể được ấn định cho một số điện áp làm việc danh định và các khả năng đóng cắt kết hợp cho các chế độ và các loại sử dụng khác nhau.

CHÚ THÍCH 5: Trong một thiết bị, điện áp làm việc danh định có thể khác so với điện áp lưới (xem 2.5.52).

4.3.1.2 Điện áp cách ly danh định (Ui)

Điện áp cách ly danh định của một thiết bị là giá trị điện áp tại đó các thử nghiệm điện môi chiều và dài đường rò được lấy làm chuẩn.

Trong mọi trường hợp, giá trị điện áp làm việc danh định lớn nhất không được lớn hơn điện áp cách ly danh định.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị không quy định điện áp cách ly danh định thì điện áp làm việc danh định cao nhất được coi là điện áp cách ly danh định.

4.3.1.3 Điện áp chịu xung danh định (Uimp)

Giá trị đỉnh của điện áp xung có dạng và cực tính quy định mà thiết bị có khả năng chịu trong các điều kiện thử nghiệm quy định mà không bị hỏng và đến giá trị đó khe hở không khí được tham chiếu.

Điện áp chịu xung danh định của một thiết bị phải bằng hoặc cao hơn giá trị quy định của quá điện áp quá độ xuất hiện trong mạch điện mà thiết bị này được lắp.

CHÚ THÍCH: Các giá trị ưu tiên của điện áp chịu xung danh định được cho trong Bảng 12.

4.3.2 Các dòng điện

Một thiết bị được ấn định bằng các dòng điện dưới đây:

4.3.2.1 Dòng điện nhiệt trong không khí lưu thông tự do quy ước (lth)

Dòng điện nhiệt trong không khí lưu thông tự do quy ước là giá trị lớn nhất của dòng điện thử nghiệm cần sử dụng đối với thử nghiệm độ tăng nhiệt của thiết bị không có vỏ bọc trong không khí lưu thông tự do (xem 8.3.3.3).

Giá trị dòng điện nhiệt trong không khí lưu thông tự do tối thiểu phải bằng giá trị lớn nhất của dòng điện làm việc danh định (xem 4.3.2.3) của thiết bị không có vỏ bọc ở chế độ tám giờ (xem 4.3.4.1).

Không khí lưu thông tự do được hiểu là không khí trong điều kiện trong nhà bình thường lưu thông một cách thích hợp so với gió lùa và bức xạ từ bên ngoài.

CHÚ THÍCH 1: Dòng điện này không phải là thông số đặc trưng và không bắt buộc phải ghi nhãn trên thiết bị.

CHÚ THÍCH 2: Một thiết bị không có vỏ bọc là thiết bị được nhà chế tạo cung cấp nhưng không có vỏ bọc hoặc một thiết bị được nhà chế tạo cung cấp có vỏ bọc không tháo nhưng vỏ bọc này bình thường không dùng để bọc bảo vệ thiết bị.

4.3.2.2 Dòng điện nhiệt trong vỏ bọc quy ước (lthe)

Dòng điện nhiệt trong vỏ bọc quy ước là giá trị dòng điện theo quy định của nhà chế tạo, cần được sử dụng trong các thử nghiệm độ tăng nhiệt của thiết bị khi được lắp đặt trong một vỏ bọc quy định. Các thử nghiệm này phải phù hợp với 8.3.3.3 và là bắt buộc nếu thiết bị được công bố trong catalo của nhà chế tạo là thiết bị có vỏ bọc và thường được sử dụng với một hoặc nhiều cỡ và loại vỏ bọc quy định (xem chú thích 3).

Giá trị của dòng điện nhiệt trong vỏ bọc quy ước tối thiểu phải bằng giá trị dòng điện làm việc danh định lớn nhất (xem 4.3.23) của thiết bị có vỏ bọc trong chế độ tám giờ (4.3.4.1).

Nếu thiết bị được thiết kế để sử dụng bình thường trong các vỏ bọc không quy định thì không bắt buộc phải thử nghiệm nếu đã qua được thử nghiệm dòng điện nhiệt trong không khí lưu thông tự do (Ith). Trong trường hợp này nhà chế tạo phải có sẵn hướng dẫn theo giá trị dòng điện nhiệt trong vỏ bọc hoặc hệ số giảm thấp (xem chú thích 1).

CHÚ THÍCH 1: Hướng dẫn có thể dưới dạng công bố dòng điện danh định lớn nhất ở nhiệt độ không khí môi trường cục bộ quy định (xung quanh, ngay sát thiết bị), (ví dụ 1: AC-1 le = 45 A ở nhiệt độ không khí môi trường cục bộ là 40 oC, AC-1 le = 40 A ở nhiệt độ không khí môi trường cục bộ là 60 oC - ví dụ 2: lth = 200 A ở nhiệt độ không khí môi trường cục bộ là 40 oC, lth = 150 A ở nhiệt độ không khí môi trường cục bộ là 60 A). Nhờ có công bố các giá trị như vậy, nhà chế tạo cho người sử dụng biết được giới hạn ứng dụng của sản phẩm không lệ thuộc vào kích thước hoặc kiểu vỏ bọc.

CHÚ THÍCH 2: Dòng điện này không phải là thông số đặc trưng và không bắt buộc phải ghi trên thiết bị.

CHÚ THÍCH 3: Giá trị dòng điện nhiệt trong vỏ bọc quy ước có thể dùng cho thiết bị không có thông gió, trong trường hợp vỏ bọc dùng để thử nghiệm phải có kích cỡ được nhà chế tạo quy định là kích cỡ nhỏ nhất có thể áp dụng trong vận hành. Một cách khác, giá trị này có thể dùng cho thiết bị có thông gió theo dữ liệu của nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH 4: Một thiết bị có vỏ bọc là thiết bị thường được sử dụng với một loại và một cỡ vỏ bọc quy định hoặc sử dụng với nhiều loại vỏ bọc.

4.3.2.3 Dòng điện làm việc danh định (le) hoặc công suất làm việc danh định

Dòng điện làm việc danh định của một thiết bị là giá trị quy định của nhà chế tạo, có tính đến các đại lượng danh định như điện áp làm việc danh định (xem 4.3.1.1), tần số danh định (xem 4.3.3), chế độ danh định (xem 4.3.4), loại sử dụng (xem 4.4) và loại vỏ bọc bảo vệ, nếu có.

Trong trường hợp thiết bị dùng để đóng cắt trực tiếp các động cơ hoạt động đơn lẻ, việc chỉ ra dòng điện làm việc danh định có thể được thay thế hoặc bổ sung bằng công suất đầu danh định lớn nhất, tại điện áp làm việc danh định đang xem xét của động cơ dự định sử dụng thiết bị này. Nhà chế tạo phải sẵn sàng nêu mối quan hệ giữa dòng điện làm việc và công suất làm việc, nếu có.

4.3.2.4 Dòng điện không gián đoạn danh định (lu)

Dòng điện không gián đoạn danh định của thiết bị là giá trị dòng điện do nhà chế tạo quy định mà thiết bị có thể mang trong chế độ không gián đoạn (xem 4.3.4.2).

4.3.3 Tần số danh định

Tần số nguồn mà thiết bị được thiết kế và các giá trị đặc trưng khác phù hợp với tần số này.

CHÚ THÍCH: Cùng một thiết bị có thể có một hoặc một dải tần số danh định hoặc dải giá trị danh định cho cả điện xoay chiều và điện một chiều.

4.3.4 Chế độ danh định

Chế độ danh định thường là:

4.3.4.1 Chế độ tám giờ

Chế độ mà các tiếp điểm chính ở trạng thái đóng và mang dòng điện ổn định trong thời gian đủ dài để thiết bị đạt đến cân bằng nhiệt nhưng không quá tám giờ mà không bị gián đoạn.

CHÚ THÍCH 1: Chế độ này là chế độ cơ bản để xác định dòng điện nhiệt quy ước lth và lthe của thiết bị.

CHÚ THÍCH 2: Sự gián đoạn có nghĩa là cắt dòng điện bằng cách thao tác thiết bị.

4.3.4.2 Chế độ không gián đoạn

Chế độ trong đó các tiếp điểm chính của thiết bị được duy trì ở vị trí đóng và mang dòng điện ổn định mà không bị gián đoạn trong khoảng thời gian vượt quá tám giờ (nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm) mà không có bất kỳ giai đoạn cắt tải nào.

CHÚ THÍCH: Chế độ này được tách khỏi chế độ tám giờ vì ôxit và bụi có thể tích tụ trên các tiếp điểm và dẫn đến phát nhiệt tăng dần. Chế độ không gián đoạn có thể được tính đến hoặc bằng hệ số giảm hoặc bằng các thiết kế đặc biệt (ví dụ các tiếp điểm bằng bạc).

4.3.4.3 Chế độ gián đoạn hoặc chế độ gián đoạn chu kỳ

Chế độ có giai đoạn đóng tải, trong đó các tiếp điểm chính của thiết bị ở vị trí đóng, lại liên quan nhất định đến các giai đoạn cắt tải, cả hai giai đoạn đều ngắn để cho phép thiết bị đạt đến cân bằng nhiệt.

Chế độ gián đoạn được đặc trưng bằng giá trị dòng điện, khoảng thời gian dòng điện chạy qua và hệ số đóng tải, hệ số này là tỷ số giữa giai đoạn làm việc và toàn bộ giai đoạn, thường được biểu thị bằng phần trăm.

Giá trị tiêu chuẩn của hệ số đóng tải là 15 %, 25%, 40% và 60%.

Tùy theo số chu kỳ thao tác mà thiết bị phải thực hiện trong mỗi giờ, thiết bị được chia thành các loại sau đây:

- Loại                         1:                      1            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                         3:                      3            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                       12:                    12            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                       30:                    30            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                      120:                   120            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                      300:                   300            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                   1 200:                1 200            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                   3 000:                3 000            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                 12 000:              12 000            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại                 30 000:              30 000            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại               120 000:            120 000            chu kỳ làm việc trên giờ;

- Loại               300 000:            300 000            chu kỳ làm việc trên giờ;

Đối với chế độ gián đoạn có số lượng lớn chu kỳ thao tác mỗi giờ, nhà chế tạo phải chỉ ra hoặc dưới dạng dưới dạng chu kỳ đúng, nếu biết rõ, hoặc dưới dạng chu kỳ quy ước được nhà chế tạo ấn định, các giá trị dòng điện làm việc danh định phải sao cho:

 hoặc 

áp dụng giá trị nào cũng được.

Trong đó T là thời gian chu kỳ làm việc tổng.

CHÚ THÍCH: Công thức trên không tính đến năng lượng hồ quang do đóng cắt.

Một thiết bị đóng cắt được thiết kế để sử dụng trong chế độ gián đoạn có thể được ấn định bằng các đặc trưng của chế độ gián đoạn.

Ví dụ: Một chế độ gián đoạn có dòng điện chạy qua là 100 A, cứ 5 min lại có dòng điện chạy qua trong 2 min, có thể được nêu là: 100 A, loại 12, 40 %.

4.3.4.4 Chế độ tạm thời

Chế độ trong đó các tiếp điểm chính của thiết bị ở trạng thái đóng trong các giai đoạn đủ để cho phép thiết bị đạt đến cân bằng nhiệt, các giai đoạn không tải được tách ra bằng các giai đoạn cắt tải có thời gian đủ để tái lập cân bằng nhiệt với môi chất làm mát.

Các giá trị tiêu chuẩn của chế độ tạm thời là 3 min, 10 min, 30 min, 60 min và 90 min, với các tiếp điểm ở trạng thái đóng.

4.3.4.5 Chế độ chu kỳ

Loại chế độ làm việc mà dù có tải không đổi hay tải thay đổi thì cũng được lặp lại đều đặn.

4.3.5 Đặc tính tải bình thường và quá tải

Điều này nêu các yêu cầu chung về các thông số đặc trưng trong điều kiện tải bình thường và quá tải.

CHÚ THÍCH: Nếu áp dụng, loại sử dụng được viện dẫn theo 4.4 có thể có các yêu cầu liên quan đến tính năng trong các điều kiện quá tải.

Các yêu cầu cụ thể được nêu trong 7.2.4.

4.3.5.1 Khả năng chịu dòng điện quá tải đóng cắt động cơ

Một thiết bị dùng để đóng cắt điện cho các động cơ phải có khả năng chịu các ứng suất nhiệt do khởi động rồi gia tốc để động cơ đạt đến tốc độ bình thường và do quá tải.

Các yêu cầu cụ thể để đáp ứng các điều kiện này được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

4.3.5.2 Khả năng đóng danh định

Khả năng đóng danh định của một thiết bị là giá trị dòng điện do nhà chế tạo quy định mà thiết bị có thể đóng ổn định trong các điều kiện đóng quy định.

Điều kiện đóng phải được quy định gồm:

- Điện áp đặt (xem 2.5.32);

- Các đặc trưng của mạch thử nghiệm.

Khả năng đóng danh định được quy định bằng mối liên quan giữa điện áp làm việc danh định và dòng điện làm việc danh định, theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH 1: Nếu có thể áp dụng, thì tiêu chuẩn sản phẩm liên quan quy định mối liên hệ giữa khả năng đóng danh định và loại sử dụng.

Đối với điện xoay chiều, khả năng đóng danh định thể hiện bằng giá trị hiệu dụng của thành phần dòng điện đối xứng, được giả sử là hằng số.

CHÚ THÍCH 2: Đối với điện xoay chiều, giá trị dòng điện đỉnh trong thời gian nửa chu kỳ đầu tiếp sau việc đóng các tiếp điểm chính của thiết bị có thể tăng cao hơn giá trị dòng điện đỉnh trong điều kiện ổn định dùng để xác định khả năng đóng, tùy thuộc vào hệ số công suất của mạch và giá trị tức thời của sóng điện áp khi xảy ra đóng.

Một thiết bị cần có khả năng đóng dòng điện có thành phần xoay chiều bằng với dòng điện quy định khả năng đóng danh định của nó, bất luận giá trị vốn có của thành phần một chiều, nằm trong giới hạn nhận được từ hệ số công suất được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

4.3.5.3. Khả năng cắt danh định

Khả năng cắt danh định của mọi thiết bị là giá trị dòng điện do nhà chế tạo quy định mà thiết bị có thể cắt ổn định trong các điều kiện cắt quy định.

Điều kiện cắt phải được quy định gồm:

- đặc trưng của mạch thử nghiệm;

- điện áp phục hồi tần số công nghiệp.

Khả năng cắt danh định được quy định bằng mối liên quan giữa điện áp làm việc danh định và dòng điện làm việc danh định, theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Thiết bị phải có khả năng cắt bất kỳ dòng điện nào có giá trị đến và bằng khả năng cắt danh định của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Một thiết bị đóng cắt có thể có nhiều hơn một khả năng cắt danh định, mỗi khả năng tương ứng với một điện áp làm việc và một loại sử dụng.

Đối với điện xoay chiều, khả năng cắt danh định được thể hiện bằng giá trị hiệu dụng của thành phần dòng điện đối xứng.

CHÚ THÍCH: Nếu có thể áp dụng, thì tiêu chuẩn sản phẩm liên quan quy định mối liên hệ giữa khả năng cắt danh định và loại sử dụng.

4.3.6. Đặc tính ngắn mạch

Điều này nêu các yêu cầu chung về các thông số đặc trưng trong điều kiện ngắn mạch.

4.3.6.1. Dòng điện chịu ngắn hạn danh định (lcw)

Dòng điện chịu ngắn hạn danh định của một thiết bị là giá trị dòng điện chịu ngắn hạn được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị, với giá trị đó thiết bị có thể mang mà không bị hỏng, trong các điều kiện thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

4.3.6.2. Khả năng đóng ngắn mạch danh định (lcm)

Khả năng đóng ngắn mạch danh định của một thiết bị là giá trị về khả năng đóng ngắn mạch được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị ở điện áp làm việc danh định, tần số danh định, hệ số công suất quy định đối với điện xoay chiều, hoặc hằng số thời gian đối với điện một chiều. Khả năng đóng ngắn mạch danh định được thể hiện là dòng điện đỉnh kỳ vọng lớn nhất, trong các điều kiện quy định.

4.3.6.3. Khả năng cắt ngắn mạch danh định (lcn)

Khả năng cắt ngắn mạch danh định của một thiết bị là giá trị về khả năng cắt được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị ở điện áp làm việc danh định, tần số danh định, hệ số công suất quy định đối với điện xoay chiều hoặc hằng số thời gian đối với điện một chiều. Khả năng cắt ngắn mạch được thể hiện là giá trị của dòng điện cắt kỳ vọng (giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều trong trường hợp điện xoay chiều) trong các điều kiện quy định.

4.3.6.4. Dòng điện ngắn mạch có điều kiện danh định

Dòng điện ngắn mạch có điều kiện danh định của một thiết bị là giá trị dòng điện kỳ vọng, do nhà chế tạo quy định, trong đó thiết bị được bảo vệ bằng một thiết bị bảo vệ ngắn mạch do nhà chế tạo quy định, có thể chịu một cách ổn định trong thời gian làm việc của thiết bị đó trong các điều kiện thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Nhà chế tạo phải nêu quy định chi tiết về thiết bị bảo vệ ngắn mạch.

CHÚ THÍCH 1: Đối với điện xoay chiều, dòng điện ngắn mạch có điều kiện danh định được thể hiện là giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều.

CHÚ THÍCH 2: Thiết bị bảo vệ ngắn mạch có thể là phần không thể tháo rời của thiết bị hoặc là một bộ riêng rẽ.

4.4. Loại sử dụng

Loại sử dụng của một thiết bị ấn định cho ứng dụng thích hợp và phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan; loại sử dụng được đặc trưng bằng một hoặc nhiều điều kiện vận hành dưới đây:

- (các) dòng điện, được thể hiện là (các) bội số của dòng điện làm việc danh định;

- (các) điện áp, được thể hiện là (các) bội số của điện áp làm việc danh định;

- hệ số công suất hoặc hằng số thời gian;

- tính năng ngắn mạch;

- tính chọn lọc;

- các điều kiện làm việc khác, nếu có.

Ví dụ về loại sử dụng dùng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp được cho trong Phụ lục A.

4.5. Mạch điều khiển

4.5.1. Mạch điều khiển bằng điện

Các đặc trưng của mạch điều khiển bằng điện gồm:

- loại dòng điện;

- tần số danh định, nếu là điện xoay chiều;

- điện áp mạch điều khiển danh định Uc (bản chất và tần số nếu là điện xoay chiều);

- điện áp nguồn điều khiển danh định Us (bản chất và tần số nếu là điện xoay chiều), nếu có.

CHÚ THÍCH 1: Cần phân biệt giữa điện áp mạch điều khiển là điện áp đặt lên các tiếp điểm "a" trong mạch điều khiển (xem 2.3.12) và điện áp nguồn điều khiển là điện áp đặt lên các đầu nối vào của mạch điều khiển của thiết bị và có thể khác so với điện áp mạch điều khiển vì có biến áp, chỉnh lưu, điện tử, v.v… lắp sẵn.

Điện áp mạch điều khiển danh định và tần số danh định, nếu có, là các giá trị mà đặc tính làm việc và độ tăng nhiệt của mạch điều khiển lấy làm cơ sở. Điều kiện làm việc đúng dựa trên giá trị điện áp nguồn điều khiển không nhỏ hơn 85 % giá trị danh định của nó cùng với giá trị cao nhất của dòng điện chạy qua mạch điều khiển không lớn hơn 110 % giá trị danh định của nó.

CHÚ THÍCH 2: Nhà chế tạo cần có sẵn để nêu giá trị hoặc các giá trị của dòng điện đưa vào (các) mạch điều khiển tại điện áp nguồn điều khiển danh định.

Các thông số đặc trưng, các đặc tính của thiết bị mạch điều khiển phải phù hợp với các yêu cầu của IEC 60947-5 (xem chú thích của Điều 1).

4.5.2. Mạch điều khiển bằng khí nén (hơi hoặc điện-hơi)

Các đặc trưng của mạch điều khiển bằng khí nén gồm:

- áp suất danh định và các áp suất giới hạn;

- thể tích không khí, ở áp suất khí quyển được yêu cầu đối với mỗi thao tác đóng và mỗi thao tác mở.

Áp suất nguồn danh định của một thiết bị cung cấp hơi hoặc điện-hơi là áp suất mà đặc tính làm việc của hệ thống điều khiển bằng hơi lấy làm cơ sở.

4.6. Mạch phụ

Các đặc trưng của mạch phụ là số lượng và loại tiếp điểm (tiếp điểm a, tiếp điểm b, v.v…) nằm trong mỗi mạch phụ và các thông số đặc trưng của chúng theo IEC 60947-5 (xem chú thích của điều 1).

Các đặc trưng của các tiếp điểm phụ và thiết bị đóng cắt phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn trên.

4.7. Rơle và bộ nhả

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải nêu các đặc trưng sau đây của rơle và bộ nhả:

- loại rơle và bộ nhả;

- các giá trị danh định;

- giá trị dòng điện đặt hoặc dải giá trị dòng điện đặt;

- đặt tính thời gian / dòng điện (để thể hiện đặc tính thời gian / dòng điện, xem 4.8);

- ảnh hưởng của nhiệt độ không khí môi trường.

4.8. Phối hợp với thiết bị bảo vệ ngắn mạch (SCPD)

Nhà chế tạo phải nêu loại SCPD hoặc đặc tính của SCPD cần được sử dụng cùng với thiết bị hoặc nằm trong thiết bị, nếu có thể, và dòng điện ngắn mạch kỳ vọng lớn nhất mà thiết bị, kể cả SCPD là thích hợp ở (các) điện áp làm việc quy định.

CHÚ THÍCH: Lưu ý rằng dòng điện được vẽ theo trục hoành và thời gian được vẽ theo trục tung, sử dụng thang logarit. Dòng điện được vẽ theo bội số của dòng điện đặt và thời gian tính bằng giây, được vẽ trên giấy vẽ đồ thị tiêu chuẩn, được nêu chi tiết trong TCVN 5926-1 (IEC 60269-1) (xuất bản lần đầu, 5.6.4) và IEC 60269-2 (hình vẽ từ 1 đến 7).

4.9. Quá điện áp đóng cắt

Nhà chế tạo phải quy định giá trị lớn nhất của quá điện áp đóng cắt do hoạt động của thiết bị đóng cắt, khi tiêu chuẩn sản phẩm yêu cầu.

Giá trị này không được vượt quá giá trị của điện áp chịu xung danh định (xem 4.3.1.3).

5. Thông tin sản phẩm

5.1. Thông tin bản chất

Nhà chế tạo phải nêu các thông tin sau đây, khi tiêu chuẩn sản phẩm liên quan yêu cầu:

Thông tin nhận dạng:

- tên của nhà chế tạo hoặc nhãn thương mại;

- thiết kế kiểu hoặc số sêri;

- số hiệu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, nếu nhà chế tạo công bố phù hợp.

Các đặc trưng:

- điện áp làm việc danh định (xem 4.3.1.1 và chú thích cho 5.2);

- loại sử dụng và các dòng điện làm việc danh định (hoặc công suất danh định hoặc các dòng điện không gián đoạn danh định) tại điện áp làm việc danh định của thiết bị (xem 4.3.1.1, 4.3.2.3, 4.3.2.4 và 4.4). Trong chừng mực nhất định, thông tin này có thể kết hợp nêu giá trị của nhiệt độ không khí môi trường mà tại đó thiết bị đã được hiệu chuẩn;

- giá trị của tần số danh định/các tần số danh định, ví dụ 50 Hz; 50Hz/60Hz và/hoặc các ký hiệu về điện một chiều như "d.c" hoặc

- chế độ danh định, có chỉ ra loại chế độ gián đoạn, nếu có (xem 4.3.4);

- khả năng đóng và/hoặc cắt. Việc chỉ ra khả năng đóng và/hoặc cắt có thể được thay bằng chỉ ra loại sử dụng;

- điện áp cách điện danh định (xem 4.3.1.2);

- điện áp chịu xung danh định (xem 4.3.1.3);

- quá điện áp đóng cắt (xem 4.9);

- dòng điện chịu ngắn hạn danh định cùng với khoảng thời gian của nó, nếu có, (xem 4.3.6.1);

- khả năng đóng và/hoặc khả năng cắt ngắn mạch danh định, nếu có (xem 4.3.6.2 và 4.3.6.3);

- dòng điện ngắn mạch có điều kiện danh định, nếu có (xem 4.3.6.4);

- mã IP, trong trường hợp thiết bị có vỏ bọc (xem Phụ lục C);

- mức nhiễm bẩn (xem 6.1.3.2);

- loại và các thông số đặc trưng lớn nhất của thiết bị bảo vệ ngắn mạch, nếu có;

- cấp bảo vệ chống điện giật (đang xem xét), nếu có;

- điện áp mạch điều khiển danh định, loại dòng điện và tần số;

- điện áp nguồn điều khiển danh định, loại dòng điện và tần số nếu khác với điện áp, loại dòng điện và tần số của cuộn dây điều khiển;

- áp suất nguồn danh định của khí nén và các giới hạn thay đổi áp suất (đối với thiết bị điều khiển bằng khí nén);

- thích hợp cho cách ly.

CHÚ THÍCH: Liệt kê này là chưa đầy đủ.

5.2. Ghi nhãn

Toàn bộ các thông tin liên quan quy định trong 5.1 cần được ghi nhãn trên thiết bị thì phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Ghi nhãn phải bền và dễ đọc.

Tên của nhà chế tạo hoặc nhãn thương mại và thiết kế kiểu hoặc số sêri là bắt buộc phải ghi trên thiết bị và thích hợp nhất là ghi trên tấm nhãn để có được các dữ liệu đầy đủ về nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH: Ở Mỹ và Canada, điện áp làm việc danh định Ue có thể được ghi nhãn như sau:

a) trên thiết bị để dùng với hệ thống điện ba pha bốn dây, ghi nhãn cả hai giá trị điện áp pha - đất và giá trị điện áp pha - pha, ví dụ 227/480 V;

b) trên thiết bị để dùng với hệ thống ba pha ba dây, ghi giá trị điện áp pha - pha, ví dụ 480 V.

Các thông tin dưới đây cũng phải được ghi nhãn và phải dễ dàng đọc được sau khi lắp đặt:

- hướng chuyển động của cơ cấu điều khiển (xem 7.1.4.2), nếu có;

- chỉ ra vị trí của cơ cấu điều khiển (xem thêm 7.1.5.1 và 7.1.5.2);

- dấu chứng nhận hoặc dấu phê duyệt, nếu có;

- ký hiệu, mã màu hoặc mã chữ đối với các thiết bị cỡ nhỏ;

- nhận dạng và ghi nhã đầu nối (xem 7.1.7.4);

- mã IP và cấp bảo vệ chống điện giật, khi áp dụng (ưu tiên ghi nhãn trên thiết bị càng nhiều càng tốt);

- dùng để cách ly, nếu có, với ký hiệu chức năng cách ly theo TCVN 7922 (IEC 60617), kết hợp với ký hiệu chức năng riêng của thiết bị, ví dụ:

đối với một áptômát dùng để cách ly

đối với một thiết bị đóng cắt cách ly

Ký hiệu này phải:

- rõ ràng và không thể nhầm lẫn;

- nhìn thấy được khi thiết bị đã được lắp đặt như trong vận hành và đã lắp cơ cấu điều khiển.

Áp dụng yêu cầu này trong trường hợp thiết bị không có vỏ bọc, hoặc có vỏ bọc theo 7.1.10.

Yêu cầu này cũng áp dụng nếu ký hiệu là bộ phận không thể tháo rời trong sơ đồ đi dây và sơ đồ này chỉ ghi nhãn để thể hiện mục đích cách ly.

5.3. Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng

Nhà chế tạo phải quy định trong tài liệu hoặc trong catalog các điều kiện, nếu có, để lắp đặt vận hành và bảo trì thiết bị trong quá trình vận hành và sau mỗi hỏng hóc.

Nhà chế tạo cũng phải quy định các phép đo cần tiến hành với thiết bị, nếu có, liên quan đến tương thích điện từ EMC. Đối với thiết bị chỉ thích hợp với môi trường A (xem 7.3.1), trong tài liệu của nhà chế tạo phải có thông báo như sau:

THÔNG BÁO

Sản phẩm này được thiết kế để sử dụng trong môi trường A. Nếu sử dụng sản phẩm này trong môi trường B có thể dẫn đến nhiễu điện từ không mong muốn. Trong trường hợp đó người sử dụng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm nhiễu.

Nếu cần thiết, hướng dẫn vận chuyển, lắp đặt và vận hành thiết bị phải chỉ ra các phép đo có tầm quan trọng đặc biệt để lắp đặt đưa vào vận hành và vận hành đúng của thiết bị.

Các tài liệu này phải nêu các khuyến cáo về quy mô và tần suất bảo trì, nếu có.

CHÚ THÍCH: Mọi thiết bị được đề cập trong tiêu chuẩn này không nhất thiết phải thiết kế có bảo trì.

6. Điều kiện vận chuyển, lắp đặt và vận hành bình thường

6.1. Điều kiện vận hành bình thường

Thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này phải có khả năng hoạt động trong các điều kiện tiêu chuẩn sau:

CHÚ THÍCH: Các điều kiện vận hành không tiêu chuẩn, xem Phụ lục B. Điều này cần được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

6.1.1. Nhiệt độ không khí môi trường

Nhiệt độ không khí môi trường không vượt quá + 40 oC và nhiệt độ trung bình của không khí môi trường trong khoảng thời gian 24 h không vượt quá + 35 oC.

Giới hạn dưới của nhiệt độ không khí môi trường là - 5 oC.

Nhiệt độ không khí môi trường là nhiệt độ tồn tại xung quanh thiết bị nếu là thiết bị không có vỏ bọc hoặc là nhiệt độ xung quanh vỏ bọc nếu là thiết bị có vỏ bọc.

CHÚ THÍCH 1: Thiết bị được thiết kế để sử dụng ở nhiệt độ không khí môi trường cao hơn + 40 oC (ví dụ trong các lò, các gian nồi hơi, các nước thuộc vùng xích đạo) hoặc thấp hơn - 5 oC (ví dụ - 25 oC như yêu cầu trong TCVN 7994-1 (IEC 60439-1) dùng cho các cụm thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp lắp đặt ngoài trời) thì cần được thiết kế hoặc sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, nếu áp dụng được, hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo. Các thông tin nêu trong catalog của nhà chế tạo có thể thay thế cho thỏa thuận này.

CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ không khí chuẩn tiêu chuẩn đối với các loại thiết bị nào đó, ví dụ áptômát hoặc rơle quá tải dùng cho bộ khởi động, được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

6.1.2. Độ cao so với mực nước biển

Độ cao của nơi lắp đặt so với mực nước biển không được vượt quá 2 000 m.

CHÚ THÍCH: Đối với các thiết bị cần sử dụng ở độ cao vượt quá 2 000 m, cần tính đến sự suy giảm độ bền điện môi và hiệu suất làm lạnh của không khí. Các thiết bị điện được thiết kế để hoạt động ở các điều kiện này phải được thiết kế hoặc sử dụng phù hợp với thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

6.1.3. Điều kiện khí quyển

6.1.3.1. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối của không khí không được vượt quá 50 % ở nhiệt độ cao nhất là + 40 oC. Có thể cho phép độ ẩm cao hơn ở nhiệt độ thấp hơn, ví dụ 90 % ở + 20 oC. Các phép đo đặc biệt có thể cần thiết trong trường hợp có sự lắng đọng ngẫu nhiên do các thay đổi theo nhiệt độ.

CHÚ THÍCH: Mức nhiễm bẩn, nêu trong 6.1.3.2, xác định điều kiện môi trường một cách chính xác hơn.

6.1.3.2. Mức nhiễm bẩn

Mức nhiễm bẩn (xem 2.5.58) liên quan đến điều kiện môi trường mà thiết bị được thiết kế.

CHÚ THÍCH: Môi trường hẹp của khe hở không khí hoặc chiều dài đường rò không phải là môi trường quyết định ảnh hưởng đến cách điện của thiết bị. Môi trường hẹp có thể xấu hơn hoặc có thể tốt hơn môi trường thiết bị. Môi trường của thiết bị kể đết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cách điện như điều kiện khí hậu, điều kiện điện từ, nguồn nhiễm bẩn v.v…

Đối với thiết bị được thiết kế đặt trong vỏ bọc hoặc có vỏ bọc lắp liền thì có thể áp dụng mức nhiễm bẩn của môi trường bên trong vỏ bọc.

Để đánh giá khe hở không khí và chiều dài đường rò, có bốn mức nhiễm bẩn môi trường hẹp nêu dưới đây được ấn định (khe hở không khí và chiều dài đường rò theo các mức nhiễm bẩn khác nhau được cho trong Bảng 13 và 15).

Mức nhiễm bẩn 1:

Không nhiễm bẩn, hoặc chỉ xuất hiện nhiễm bẩn khô, không dẫn.

Mức nhiễm bẩn 2:

Bình thường chỉ xuất hiện nhiễm bẩn không dẫn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tạo ra dẫn tạm thời do lắng đọng dự đoán được.

Mức nhiễm bẩn 3:

Xuất hiện nhiễm bẩn dẫn, hoặc nhiễm bẩn khô, không dẫn nhưng có thể trở thành dẫn do lắng đọng.

Mức nhiễm bẩn 4:

Phát sinh nhiễm bẩn gây dẫn liên tục, ví dụ, do bụi dẫn hoặc do mưa hoặc tuyết.

Mức nhiễm bẩn tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp:

Nếu không có quy định nào khác nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, thì các thiết bị dùng cho các ứng dụng công nghiệp thường sử dụng trong môi trường mức nhiễm bẩn 3. Tuy nhiên, các mức nhiễm bẩn khác có thể được xem xét để áp dụng tùy thuộc vào các ứng dụng cụ thể hoặc môi trường hẹp.

CHÚ THÍCH: Mức nhiễm bẩn của môi trường hẹp dùng cho thiết bị có thể bị ảnh hưởng do lắp đặt trong vỏ bọc.

Mức nhiễm bẩn tiêu chuẩn dùng trong gia đình và các mục đích tương tự:

Nếu không có quy định nào khác nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, thì các thiết bị dùng trong gia đình và các mục đích tương tự thường sử dụng trong môi trường mức nhiễm bẩn 2.

6.1.4. Chấn động và rung

Các điều kiện tiêu chuẩn về chấn động và rung mà thiết bị có thể phải chịu đang được xem xét.

6.2. Điều kiện trong quá trình vận chuyển và lưu kho

Phải có thỏa thuận riêng giữa người sử dụng và nhà chế tạo nếu các điều kiện trong quá trình vận chuyển và lưu kho, ví dụ nhiệt độ và độ ẩm, khác với các điều kiện quy định trong 6.1, ngoài ra, nếu không có quy định khác, thì áp dụng dải nhiệt độ sau đây trong thời gian vận chuyển và lưu kho: trong khoảng từ - 25 oC đến + 55 oC và, trong thời gian ngắn không quá 24 h, thì nhiệt độ lên đến + 70 oC.

Thiết bị không vận hành mà chịu điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt này không được bị bất kỳ hư hỏng nào đến mức không thể phục hồi được và vẫn phải hoạt động bình thường trong các điều kiện quy định.

6.3. Lắp đặt

Thiết bị phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

7. Yêu cầu về kết cấu và tính năng

7.1. Yêu cầu về kết cấu

7.1.1. Yêu cầu chung

Thiết bị cùng với vỏ bọc của nó, nếu có, dù lắp liền hay không lắp liền, phải được thiết kế và có kết cấu để chịu được các ứng suất xuất hiện trong lắp đặt cũng như trong sử dụng bình thường, và ngoài ra, phải có một mức quy định về khả năng chịu nhiệt bất thường và chịu cháy.

Các yêu cầu về sợi dây nóng đỏ dùng cho vật liệu vỏ bọc không lắp ion được cho trong tiêu chuẩn liên quan, ví dụ IEC 62208.

CHÚ THÍCH: Thừa nhận rằng việc giảm bớt tác động trong toàn bộ tuổi thọ của sản phẩm đến môi trường tự nhiên là cần thiết. Phụ lục O đưa ra các trợ giúp khi nghiên cứu các khía cạnh môi trường liên quan đến các sản phẩm theo bộ TCVN 6592 (IEC 60947).

7.1.2. Vật liệu

7.1.2.1. Yêu cầu chung về vật liệu

Các bộ phận là vật liệu cách điện có thể bị phơi nhiễm trong ứng suất nhiệt do các yếu tố về điện và sự suy giảm của các bộ phận này có thể gây hại đến an toàn của thiết bị thì không được bị ảnh hưởng bất lợi do nhiệt bất thường và do cháy.

Nhà chế tạo phải quy định sử dụng phương pháp thử nghiệm theo 7.1.2.2 hoặc theo 7.1.2.3.

Một cách khác, nhà chế tạo có thể cung cấp các dữ liệu của nhà cung ứng vật liệu cách điện để chứng minh sự phù hợp với yêu cầu này.

7.1.2.2. Thử nghiệm sợi dây nóng đỏ

Tính thích hợp của vật liệu sử dụng được kiểm tra bằng cách thực hiện các thử nghiệm:

- trên thiết bị; hoặc

- trên các phần lấy từ thiết bị; hoặc

- trên các mẫu vật liệu hoàn toàn tương đương có mặt cắt mang tính đại diện.

Tính thích hợp phải được xác định liên quan đến khả năng chịu nhiệt bất thường và chịu cháy.

Nếu vật liệu hoàn toàn tương đương có mặt cắt đại diện đã thỏa mãn mọi yêu cầu của các thử nghiệm trong 8.2.1, thì các thử nghiệm đó không cần phải làm lại.

Các thử nghiệm trên thiết bị phải được thực hiện bằng thử nghiệm sợi dây nóng đỏ trên sản phẩm xuất xưởng theo IEC 60695-2-10 và IEC 60695-2-11.

Các bộ phận là vật liệu cách điện cần thiết để giữ các bộ phận mang dòng đúng vị trí phải tuân thủ các thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ 8.2.1.1.1 ở nhiệt độ thử nghiệm là 850 oC hoặc 960 oC theo khả năng rủi ro cháy. Tiêu chuẩn sản phẩm phải quy định các giá trị thích hợp cho sản phẩm, có tính đến Phụ lục A của IEC 60695-2-11.

Các bộ phận là vật liệu cách điện khác với các phần đã nói ở đoạn đầu của điều này phải tuân thủ các yêu cầu của thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ 8.2.1.1.1 ở nhiệt độ là 650 oC.

CHÚ THÍCH: Đối với các bộ phận có kích thước nhỏ, nếu có quy định trong IEC 60695-2-11, tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải quy định thử nghiệm khác nữa (ví dụ thử nghiệm bằng ngọn lửa hình kim theo IEC 60695-2-2). Quy trình thử nghiệm tương tự có thể áp dụng cho các mục đích cụ thể khác khi phần kim loại có kích thước lớn hơn so với phần vật liệu cách điện (ví dụ các khối đầu nối).

7.1.2.3. Thử nghiệm dựa trên mức dễ cháy

Đối với các bộ phận là vật liệu cách điện, phải thực hiện các thử nghiệm phát lửa bằng sợi dây nóng và trong trường hợp áp dụng được, thử nghiệm phát lửa bằng hồ quang, như quy định trong 8.2.1.1.2 dựa trên mức dễ cháy.

Các thử nghiệm phải thực hiện phù hợp với Phụ lục M. Các yêu cầu về nhiệt độ thử nghiệm phát lửa bằng sợi dây nóng (HWI) và phát lửa bằng hồ quang (AI) liên quan đến mức dễ cháy của vật liệu phải tuân thủ Bảng M.1 hoặc M.2.

7.1.3. Bộ phận mang dòng và mối nối

Các bộ phận mang dòng phải có độ bền cơ và khả năng mang dòng cần thiết cho sử dụng thích hợp của chúng.

Đối với các mối nối điện, lực ép tiếp xúc không được truyền qua vật liệu cách điện không phải là gốm hoặc vật liệu khác có đặc tính thích hợp không kém, trừ khi có đủ đàn hồi ở phần kim loại để bù lại sự co ngót hoặc lún của vật liệu cách điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện các trình tự thử nghiệm theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH: Ở Mỹ, các bộ kẹp, trong đó lực ép tiếp xúc truyền qua vật liệu cách điện không phải là gốm chỉ được phép sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

- khi bộ kẹp là một bộ phận của khối đầu nối;

- khi thử nghiệm nhiệt độ chứng tỏ rằng các giới hạn nhiệt độ của vật liệu cách điện và của đầu nối là không vượt quá giới hạn quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm; và

- sử dụng kim loại đàn hồi trong kết cấu bộ kẹp để bù lại tổn hao lực kẹp do biến dạng vật liệu cách điện.

7.1.4. Khe hở không khí và chiều dài đường rò

Đối với các thiết bị được thử nghiệm theo 8.3.3.4 của tiêu chuẩn này, các giá trị nhỏ nhất của khe hở không khí và chiều dài đường rò được cho trong các Bảng 13 và 15.

Các yêu cầu về điện được cho trong 7.2.3.

Trong các trường hợp khác, các giá trị tối thiểu được hướng dẫn trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

7.1.5. Cơ cấu điều khiển

7.1.5.1. Cách điện

Cơ cấu điều khiển của thiết bị phải được cách điện khỏi các phần mang điện ở điện áp cách điện danh định và, nếu áp dụng, điện áp chịu xung danh định.

Ngoài ra:

- nếu cơ cấu điều khiển được làm bằng kim loại thì phải có khả năng nối thích hợp đến ruột dẫn bảo vệ trừ khi cơ cấu điều khiển có cách điện tin cậy bổ sung;

- nếu cơ cấu điều khiển được làm hoặc được bọc bằng vật liệu cách điện, thì phần kim loại bất kỳ bên trong có thể trở nên chạm tới được khi cách điện bị hỏng cũng phải được cách ly khỏi các phần mang điện ở điện áp cách điện danh định.

7.1.5.2. Hướng chuyển động

Hướng thao tác của các cơ cấu điều khiển của các thiết bị phải tuân thủ các quy định của IEC 60447. Trong trường hợp các thiết bị không thể tuân thủ các yêu cầu này, ví dụ do các ứng dụng riêng hoặc do có nhiều khả năng cho vị trí lắp đặt thì phải được ký hiệu rõ ràng để không gây nhầm lẫn ví dụ vị trí "I" và "O" cùng với hướng thao tác.

7.1.6. Báo vị trí tiếp điểm

7.1.6.1. Phương tiện báo

Khi thiết bị có trang bị phương tiện để báo vị trí đóng và vị trí mở, các vị trí này phải được chỉ ra rõ ràng và dứt khoát. Điều này được thực hiện bằng cơ cấu báo vị trí (xem 2.3.18).

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp thiết bị có vỏ bọc, việc báo vị trí tiếp điểm có thể nhìn thấy hoặc có thể không nhìn thấy từ phía ngoài.

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan có thể quy định thiết bị nào cần trang bị cơ cấu báo vị trí tiếp điểm như vậy.

Nếu sử dụng ký hiệu, ký hiệu phải thể hiện các vị trí đóng và mở một cách lần lượt, phù hợp với IEC 60417-2:

60417-2-IEC-5007

I

vị trí đóng (điện)

60417-2-IEC-5008

O

vị trí cắt (điện)

Đối với thiết bị được thao tác bằng hai nút bấm, chỉ nút được ấn định cho thao tác mở phải có màu đỏ hoặc được ghi nhãn bằng ký hiệu "O".

Màu đỏ không được sử dụng cho bất kỳ nút bấm nào khác.

Màu của các nút bấm khác, của các nút bấm được chiếu sáng và của các bộ chỉ thị bằng ánh sáng phải phù hợp với IEC 60073.

7.1.6.2. Báo bằng cơ cấu điều khiển

Khi cơ cấu điều khiển được sử dụng để báo vị trí các tiếp điểm, cơ cấu điều khiển phải tự động ngắt hoặc tự động dừng lại, khi được thả ra, ở vị trí tương ứng với vị trí của tiếp điểm động; trong trường hợp này, cơ cấu điều khiển phải có hai vị trí nghỉ riêng biệt tương ứng với các vị trí của các tiếp điểm động, nhưng đối với trạng thái mở tự động, cơ cấu điều khiển có thể có vị trí riêng biệt thứ ba.

7.1.7. Yêu cầu bổ sung đối với thiết bị thích hợp cho cách ly

7.1.7.1. Yêu cầu kết cấu bổ sung

CHÚ THÍCH 1: Ở Mỹ, các thiết bị thỏa mãn các yêu cầu bổ sung này không được thừa nhận là đảm bảo cách ly do chính bản thân các thiết bị đó. Các yêu cầu và quy trình cách ly được đề cập trong quy tắc liên bang có liên quan và các tiêu chuẩn bảo trì.

Thiết bị thích hợp cho cách ly phải có một khoảng cách cách ly ở vị trí mở (xem 2.4.21) phù hợp với các yêu cầu cần thiết đáp ứng chức năng cách ly (xem 7.2.3.1 và 7.2.7). Việc báo vị trí của tiếp điểm chính phải được cung cấp bằng một hoặc nhiều cách như sau:

- vị trí của cơ cấu điều khiển;

- bộ chỉ thị cơ khí riêng biệt;

- nhìn thấy tiếp điểm động.

Hiệu lực của từng phương tiện chỉ thị được cung cấp trên thiết bị và độ bền cơ của nó phải được kiểm tra phù hợp với 8.2.5.

Khi phương tiện được cung cấp hoặc được nhà chế tạo quy định dùng để khóa thiết bị ở vị trí mở thì chỉ có thể khóa được khi các tiếp điểm chính đang ở vị trí mở. Điều này phải được kiểm tra phù hợp với 8.2.5.

Thiết bị phải được thiết kế sao cho cơ cấu điều khiển, tấm đậy phía trước hoặc nắp được lắp vào thiết bị theo cách đảm bảo việc báo vị trí tiếp điểm và khóa là chính xác, nếu được trang bị.

CHÚ THÍCH 2: Cho phép khóa ở vị trí đóng đối với các ứng dụng cụ thể.

CHÚ THÍCH 3: Nếu các tiếp điểm phụ được dùng để khóa thì nhà chế tạo cần công bố thời gian làm việc của tiếp điểm phụ và tiếp điểm chính. Các yêu cầu quy định thêm có thể nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Chỉ có các vị trí mà ở đó đảm bảo được khoảng cách cách ly giữa các tiếp điểm mới được chỉ ra vị trí mở.

Đối với các thiết bị có các vị trí như “cắt nhanh” hoặc vị trí “chờ” mà các vị trí này không thể hiện vị trí mở thì các vị trí này phải được nhận biết rõ ràng. Nhãn của các vị trí này không được ký hiệu là "I" hoặc "O".

Một cơ cấu điều khiển chỉ có một vị trí nghỉ thì không được dùng cơ cấu điều khiển này để thể hiện vị trí của tiếp điểm chính.

7.1.7.2. Yêu cầu bổ sung đối với thiết bị có trang bị để khóa liên động với công tắc tơ hoặc áptômát.

Nếu thiết bị được thiết kế thích hợp để cách ly có trang bị đóng cắt phụ để khóa liên động về điện với (các) công tắc tơ và (các) áptômát và được thiết kế để sử dụng trong mạch có động cơ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đây, trừ khi thiết bị có thông số đặc trưng của loại sử dụng AC-23.

Một cơ cấu đóng cắt phụ phải có thông số đặc trưng theo IEC 60947-5-1 nếu có quy định của nhà chế tạo.

Khoảng thời gian giữa thời điểm mở các tiếp điểm của cơ cấu đóng cắt phụ và thời điểm mở các tiếp điểm của cực chính phải đủ để đảm bảo rằng công tắc tơ hoặc áptômát đã được kết hợp đã cắt dòng điện trước khi các cực chính của thiết bị mở.

Nếu không có quy định khác trong các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, thì khoảng thời gian phải là 20 ms khi thiết bị được vận hành theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo khoảng thời gian giữa thời điểm mở của cơ cấu đóng cắt phụ và thời điểm mở của các cực chính trong điều kiện không tải khi thiết bị được vận hành theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Trong lúc thao tác đóng, các tiếp điểm của cơ cấu đóng cắt phụ phải đóng đồng thời hoặc đóng sau các tiếp điểm của các cực chính.

Khoảng thời gian mở thích hợp cũng có thể được cung cấp nhờ một vị trí trung gian (giữa vị trí đóng và vị trí cắt) tại đó (các) tiếp điểm khóa liên động đã mở và các cực chính vẫn đang đóng.

7.1.7.3. Yêu cầu bổ sung đối với thiết bị có phương tiện để khóa ở vị trí mở

Phương tiện khóa phải được thiết kế sao cho khóa không thể rơi ra cùng với khóa móc thích hợp đã được lắp đặt. Khi thiết bị được khóa bằng một khóa móc, thì không thể thao tác cơ cấu điều khiển dẫn đến làm giảm khe hở giữa các tiếp điểm đang mở xuống phạm vi không còn phù hợp với các yêu cầu 7.2.3.1 b).

Một cách khác, có thể thiết kế phương tiện móc khóa để ngăn ngừa việc tiếp cận đến cơ cấu điều khiển.

Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu để khóa móc cơ cấu điều khiển phải sử dụng một khóa móc được nhà chế tạo quy định hoặc dùng dưỡng tương đương, ở điều kiện bất lợi nhất để mô phỏng việc khóa. Đặt lực F quy định trong 8.2.5.2.1 vào cơ cấu điều khiển theo cách cố gắng để thao tác thiết bị từ vị trí mở sang vị trí đóng. Trong khi đặt lực F, thiết bị phải chịu một điện áp thử nghiệm đặt lên các tiếp điểm mở. Thiết bị phải có khả năng chịu được điện áp thử nghiệm yêu cầu, theo Bảng 14 tương ứng với điện áp chịu xung danh định.

7.1.8. Đầu nối

7.1.8.1. Yêu cầu về kết cấu

Tất cả các bộ phận của đầu nối dùng để giữ tiếp điểm và mang dòng phải là kim loại có đủ độ bền cơ.

Đầu nối để nối dây phải có kết cấu sao cho có thể nối các ruột dẫn bằng các vít, lò xo hoặc các phương tiện tương đương khác để đảm bảo duy trì lực ép tiếp xúc.

Đầu nối phải có kết cấu sao cho các ruột dẫn có thể được kẹp lên các bề mặt thích hợp mà không bị bất kỳ hỏng hóc đáng kể nào đến ruột dẫn hoặc đầu nối.

Đầu nối không được để các ruột dẫn bị rơi ra hoặc tở ra theo cách có hại đến hoạt động của thiết bị và điện áp cách điện không được bị suy giảm xuống thấp hơn giá trị danh định.

Nếu có yêu cầu xuất phát từ ứng dụng, các đầu nối và các ruột dẫn có thể được nối bằng các đầu cốt nhưng chỉ dùng cho ruột dẫn bằng đồng.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về kích thước tổng thể của đầu nối kiểu lỗ dùng để nối trực tiếp đến đầu nối kiểu bu lông của thiết bị được cho trong Phụ lục P.

Ví dụ về các đầu nối được cho trong Phụ lục D.

Các yêu cầu của điều này phải được kiểm tra bằng các thử nghiệm 8.2.4.2, 8.2.4.3 và 8.2.4.4, tùy theo đối tượng áp dụng.

CHÚ THÍCH 2: Các nước Bắc Mỹ có các yêu cầu cụ thể đối với đầu nối thích hợp cho ruột dẫn bằng nhôm và yêu cầu ghi nhãn để nhận biết khi sử dụng các ruột dẫn bằng nhôm.

7.1.8.2. Khả năng đấu nối

Nhà chế tạo phải nêu loại ruột dẫn (cứng - một sợi hoặc bện - hoặc mềm), mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất của ruột dẫn mà đầu nối thích hợp và, nếu có thể áp dụng, số ruột dẫn có khả năng nối đồng thời vào đầu nối. Tuy nhiên, mặt cắt lớn nhất không được nhỏ hơn giá trị nêu trong 8.3.3.3 đối với thử nghiệm độ tăng nhiệt và đầu nối phải thích hợp cho các ruột dẫn cùng loại (cứng - một sợi hoặc bện - hoặc mềm) ở ít nhất hai cỡ nhỏ hơn như được nêu trong cột thích hợp của Bảng 1.

CHÚ THÍCH 1: Mặt cắt ruột dẫn nhỏ hơn mặt cắt nhỏ nhất có thể được yêu cầu trong các tiêu chuẩn sản phẩm khác nhau.

CHÚ THÍCH 2: Vì điện áp rơi và các yếu tố quan tâm khác, tiêu chuẩn sản phẩm có thể yêu cầu các đầu nối cần thích hợp cho mặt cắt ruột dẫn lớn hơn mặt cắt quy định để thử nghiệm độ tăng nhiệt. Mối liên quan giữa mặt cắt ruột dẫn và dòng điện danh định có thể được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Giá trị mặt cắt tiêu chuẩn của ruột dẫn đồng tròn (cả hai cỡ hệ AWG/MCM và hệ mét) được cho trong Bảng 1 đều cho mối liên hệ gần đúng giữa các cỡ hệ AWG/MCM và cỡ hệ mét ISO.

7.1.8.3. Đầu nối

Đầu nối dùng để nối các ruột dẫn ngoài phải dễ tiếp cận trong quá trình lắp đặt.

Vít kẹp và đai ốc không được sử dụng để cố định bất kỳ thành phần nào khác cho dù các thành phần này có thể giữ cho các đầu nối nằm trong vị trí và ngăn ngừa sự dịch chuyển của đầu nối.

7.1.8.4. Nhận dạng và ghi nhãn đầu nối

Đầu nối phải nhận dạng được một cách rõ ràng và bền phù hợp với IEC 60445 và Phụ lục L, trừ khi được thay thế bằng các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Đầu nối được thiết kế dành riêng cho dây trung tính phải được ký hiệu bằng chữ "N" phù hợp với IEC 60445.

Đầu nối đất bảo vệ phải được ký hiệu phù hợp với 7.1.10.3.

7.1.9. Yêu cầu bổ sung đối với thiết bị có cực trung tính

Khi thiết bị có trang bị một cực chỉ để nối trung tính, cực này phải nhận biết được một cách rõ ràng nhờ chữ N (xem 7.1.8.4).

Cực trung tính đóng cắt không được đóng sau và không được cắt trước các cực khác.

Nếu sử dụng một cực có khả năng đóng và khả năng cắt ngắn mạch thích hợp (xem 2.5.14 và 2.5.15) làm cực trung tính thì khi đó, tất cả các cực, kể cả cực trung tính có thể hoạt động đồng thời.

CHÚ THÍCH: Cực trung tính có thể lắp với bộ nhả quá dòng.

Đối với thiết bị có một giá trị dòng điện nhiệt quy ước (trong không khí lưu thông tự do hoặc trong vỏ bọc, xem 4.3.2.1 và 4.3.2.2) không vượt quá 63 A, giá trị này phải giống nhau trên tất cả các cực.

Đối với các giá trị dòng điện nhiệt quy ước, cực trung tính có thể có giá trị dòng điện nhiệt quy ước khác với các cực khác, nhưng không nhỏ hơn một nửa giá trị đó hoặc 63 A, chọn giá trị nào cao hơn.

7.1.10. Yêu cầu đối với nối đất bảo vệ

7.1.10.1. Yêu cầu về kết cấu

Các phần dẫn điện trần (ví dụ khung, bệ và các phần cố định vỏ bọc kim loại) ngoài các phần dẫn không thể gây nguy hiểm, phải được nối liên kết về điện và được nối đến đầu nối đất bảo vệ dùng để nối đến điện cực nối đất hoặc nối đến ruột dẫn bảo vệ ở bên ngoài.

Yêu cầu này có thể được đáp ứng nhờ các bộ phận kết cấu thông thường, cung cấp đủ tính liên tục về điện và áp dụng trong trường hợp thiết bị sử dụng trên chính nó hoặc kết hợp thành hệ thống lắp ráp.

CHÚ THÍCH: Nếu cần thiết, các yêu cầu và các thử nghiệm có thể quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Các phần dẫn điện để hở được coi là không gây nguy hiểm nếu chúng không thể chạm tới được trên phạm vi rộng hoặc không nắm được tay vào hoặc nếu chúng có kích cỡ nhỏ (xấp xỉ 50 mm x 50 mm) hoặc được đặt ở chỗ ngăn không cho tiếp xúc với bất kỳ phần mang điện nào.

Ví dụ như các vít, đinh tán, tấm nhãn, lõi biến áp, nam châm điện hoặc các khí cụ đóng cắt và các phần nào đó của bộ nhả, không kể kích cỡ của chúng như thế nào.

7.1.10.2. Đầu nối đất bảo vệ

Đầu nối đất bảo vệ phải tiếp cận được một cách dễ dàng và được đặt ở vị trí sao cho việc đấu nối của thiết bị đến điện cực nối đất hoặc ruột dẫn bảo vệ được chắc chắn khi nắp đậy hoặc bất kỳ bộ phận có thể tháo rời nào được tháo ra.

Đầu nối đất bảo vệ phải được bảo vệ thích hợp để chống ăn mòn.

Trong trường hợp thiết bị có kết cấu dẫn, vỏ bọc v.v… phải có các phương tiện, nếu cần thiết, để đảm bảo tính liên tục về điện giữa các phần dẫn ở bên ngoài thiết bị và lớp bọc kim loại của ruột dẫn đầu nối.

Đầu nối đất bảo vệ không được có chức năng nào khác, trừ khi được thiết kế để nối đến ruột dẫn PEN (xem 2.1.1.5 - chú thích). Trong trường hợp này, đầu nối đất bảo vệ vừa phải có chức năng của một đầu nối trung tính vừa phải thỏa mãn các yêu cầu đối với đầu nối đất bảo vệ.

7.1.10.3. Ghi nhãn và nhận dạng đầu nối đất bảo vệ

Đầu nối đất bảo vệ phải nhận dạng được một cách rõ ràng và bền nhờ ghi nhãn.

Việc nhận dạng phải được thực hiện bằng màu sắc (xanh-vàng) hoặc bằng ký hiệu PE hoặc PEN, nếu có thể áp dụng, phù hợp với IEC 60445, 5.3, hoặc trong trường hợp PEN, bằng hình vẽ ký hiệu trên thiết bị.

Ký hiệu bằng hình vẽ cần sử dụng là:

60417-2-IEC-5019  Nối đất bảo vệ

phù hợp với IEC 60417-2.

CHÚ THÍCH: Ký hiệu  (60417-2-IEC 5017) theo khuyến cáo trước đây, phải được thay thế dần bằng ký hiệu chuẩn 60417-2-IEC 5019 cho trên đây.

7.1.11. Vỏ bọc dùng cho thiết bị

Các yêu cầu dưới đây chỉ áp dụng cho vỏ bọc được cung cấp hoặc được thiết kế để sử dụng cùng với các thiết bị.

7.1.11.1. Thiết kế

Vỏ bọc phải được thiết kế sao cho khi mở ra và các phương tiện bảo vệ khác, nếu có được tháo rời, tất cả các bộ phận yêu cầu phải tiếp cận để lắp đặt và bảo dưỡng, nếu được nhà chế tạo quy định, thì phải tiếp cận được một cách dễ dàng.

Phải có đủ không gian bên trong vỏ bọc để chứa được các ruột dẫn ngoài từ điểm ruột dẫn đi vào bên trong vỏ bọc đến các đầu nối để đảm bảo đấu nối đầy đủ.

Các phần cố định của vỏ bọc kim loại phải được nối điện đến các phần dẫn trần khác của thiết bị rồi nối đến đầu nối dùng để nối đất hoặc nối đến ruột dẫn bảo vệ.

Bộ phận kim loại có thể tháo rời của vỏ bọc phải không khi nào bị cách ly khỏi bộ phận mang đầu nối đất khi bộ phận tháo rời này đang trong vị trí của nó.

Các bộ phận có thể tháo rời của vỏ bọc phải được cố định tin cậy vào các phần cố định bằng một cơ cấu sao cho chúng không thể bị nới lỏng ngẫu nhiên hoặc nới lỏng do các yếu tố vận hành của thiết bị hoặc do rung động.

Khi vỏ bọc được thiết kế cho phép mở các nắp mà không cần dùng đến dụng cụ, phải có phương tiện để ngăn ngừa sự nới lỏng của cơ cấu dùng để đóng chặt.

Vỏ bọc là bộ phận cấu thành của thiết bị thì được coi là phần không thể tháo rời.

Nếu vỏ bọc được dùng để lắp các nút ấn, việc tháo rời các nút ấn nên thực hiện từ phía trong vỏ bọc. Chỉ tháo rời từ phía ngoài nhờ sử dụng dụng cụ thích hợp cho mục đích này.

7.1.11.2. Cách điện

Nếu để ngăn ngừa tiếp xúc ngẫu nhiên giữa vỏ bọc và phần mang điện, thì vỏ bọc phải được lót một phần hoặc lót toàn bộ bằng vật liệu cách điện, lớp lót này sau đó phải được cố định tin cậy vào vỏ bọc.

7.1.12. Cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc

Cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc và các thử nghiệm liên quan được cho trong Phụ lục C.

7.1.1.3. Lực kéo rời ống cách điện, lực xoắn và uốn các ống kim loại

Vỏ bọc bằng nhựa tổng hợp dù là tháo rời được hay không tháo rời được, lối vào là ống cách điện có ren, dùng làm chỗ nối với các tải trọng nặng bên ngoài, có các ống bằng kim loại có ren phù hợp với IEC 60981, phải chịu được các ứng suất xuất hiện trong quá trình lắp đặt như là lực kéo dời, mômen xoắn, lực uốn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm của 8.2.7.

7.2. Yêu cầu về tính năng

Các yêu cầu sau đây áp dụng cho thiết bị sạch và mới, nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

7.2.1. Điều kiện làm việc

7.2.1.1. Yêu cầu chung

Thiết bị phải làm việc phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo hoặc phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, đặc biệt đối với các thiết bị thao tác bằng tay phụ thuộc mà khả năng đóng và cắt có thể phụ thuộc vào kỹ năng của người thao tác.

7.2.1.2. Giới hạn làm việc của thiết bị thao tác bằng năng lượng

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, các thiết bị điện từ và thiết bị điện-khí nén phải đóng được ở điện áp nguồn điều khiển nằm trong khoảng từ 85 % đến 110 % giá trị danh định Us của nó và ở nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng từ -5 oC đến +40 oC. Giới hạn này áp dụng cho thiết bị dùng điện một chiều hoặc xoay chiều.

Đối với thiết bị khí nén và điện-khí nén, nếu không có quy định nào khác, giới hạn áp suất nguồn không khí từ 85 % đến 110 % áp suất danh định.

Trong trường hợp có nêu một dải làm việc, giá trị 85 % phải áp dụng cho giới hạn dưới của dải và giá trị 110 % áp dụng cho giới hạn trên của dải.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị gài chốt, giới hạn làm việc cần được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

Đối với thiết bị điện từ và thiết bị điện-khí nén, điện áp nhả phải không lớn hơn 75 % điện áp nguồn điều khiển danh định Us và cũng không thấp hơn 20 % Us trong trường hợp điện xoay chiều ở tần số danh định hoặc không thấp hơn 10 % Us trong trường hợp điện một chiều.

Đối với thiết bị khí nén và thiết bị điện-khí nén, nếu không có quy định nào khác, thì trạng thái mở phải xuất hiện khi áp suất nằm trong khoảng 75 % và 10 % áp suất danh định.

Trong trường hợp cho trước một dải làm việc, giá trị 20 % hoặc 10 % nếu có, phải áp dụng cho giới hạn trên của dải và giá trị 75 % phải áp dụng cho giới hạn dưới của dải.

Trong trường hợp có cuộn dây, áp dụng các giá trị nhả giới hạn khi điện trở mạch cuộn dây bằng với điện trở đạt được ở -5 oC. Điều này có thể kiểm tra bằng cách tính toán dựa trên các giá trị đạt được ở nhiệt độ môi trường bình thường.

7.2.1.3. Giới hạn làm việc của rơle và bộ nhả điện áp giảm thấp

a) Điện áp tác động

Một rơle hoặc bộ nhả điện áp giảm thấp, khi lắp với một khí cụ đóng cắt, phải tác động để mở thiết bị ngay cả khi điện áp giảm chậm trong phạm vi từ 70 % về 35 % điện áp danh định của nó.

CHÚ THÍCH: Bộ nhả khi không có điện áp là một dạng đặc biệt của bộ nhả điện áp giảm thấp, trong đó điện áp tác động nằm trong khoảng 35 % và 10 % điện áp nguồn danh định.

Rơle hoặc bộ nhả điện áp giảm thấp phải ngăn không cho đóng thiết bị khi điện áp nguồn thấp hơn 35 % điện áp danh định của rơle hoặc bộ nhả; rơle hoặc bộ nhả phải cho phép đóng thiết bị ở điện áp nguồn lớn hơn hoặc bằng 85 % giá trị danh định của nó.

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, thì giới hạn trên của điện áp nguồn phải là 110 % giá trị danh định của nó.

Các số liệu cho trên đây áp dụng như nhau đối với điện một chiều và điện xoay chiều ở tần số danh định.

b) Thời gian tác động

Đối với rơle hoặc bộ nhả điện áp giảm thấp có thời gian trễ, thời gian trễ phải được đo từ thời điểm khi điện áp đạt tới giá trị gây tác động mở đến thời điểm khi rơle hoặc bộ nhả kích thích cơ cấu tác động của thiết bị.

7.2.1.4. Giới hạn tác động của bộ nhả song song

Bộ nhả song song dùng để gây tác động mở phải là tác nhân tác động trong mọi điều kiện làm việc của thiết bị khi điện áp nguồn của bộ nhả song song được đo trong quá trình gây tác động được duy trì trong khoảng từ 70 % đến 110 % điện áp nguồn điều khiển danh định, nếu là điện xoay chiều, ở tần số danh định.

7.2.1.5. Giới hạn tác động của rơle và bộ nhả tác động bằng dòng điện

Giới hạn tác động của bộ nhả và rơle tác động bằng dòng điện phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "bộ nhả và rơle tác động bằng dòng điện" đề cập đến các rơle hoặc bộ nhả quá dòng, rơle hoặc bộ nhả quá tải, rơle hoặc bộ nhả thuận nghịch, v.v…

7.2.2. Độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt của các bộ phận của thiết bị được đo trong quá trình thực hiện thử nghiệm trong các điều kiện quy định của 8.3.3.3, không được vượt quá các giá trị quy định trong điều này.

CHÚ THÍCH 1: Độ tăng nhiệt trong vận hành bình thường có thể khác so với giá trị thử nghiệm tùy thuộc vào điều kiện lắp đặt và cỡ ruột dẫn được đấu nối.

CHÚ THÍCH 2: Giới hạn độ tăng nhiệt được cho trong Bảng 2 và Bảng 3 áp dụng cho thiết bị ở điều kiện sạch và mới. Các giá trị khác nhau có thể được thể hiện trong tiêu chuẩn sản phẩm đối với các điều kiện thử nghiệm khác nhau và đối với các thiết bị có kích thước nhỏ nhưng không vượt quá 10 oC so với các giá trị đã nêu trên đây.

7.2.2.1. Đầu nối

Độ tăng nhiệt của các đầu nối không được vượt quá các giá trị nêu trong Bảng 2.

7.2.2.2. Các bộ phận chạm tới được

Độ tăng nhiệt của các bộ phận chạm tới được không được vượt quá các giá trị nêu trong Bảng 3.

CHÚ THÍCH: Độ tăng nhiệt của các bộ phận khác được cho trong 7.2.2.8.

7.2.2.3. Nhiệt độ không khí môi trường

Chỉ áp dụng các giới hạn độ tăng nhiệt cho trong Bảng 2 và Bảng 3 nếu nhiệt độ không khí môi trường được duy trì trong các giới hạn cho trong 6.1.1.

7.2.2.4. Mạch chính

Mạch chính của thiết bị phải có khả năng mang dòng điện nhiệt quy ước của thiết bị mà độ tăng nhiệt không vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 2 và 3 khi thử nghiệm theo 8.3.3.3.4.

7.2.2.5. Mạch điều khiển

Mạch điều khiển của thiết bị, kể cả các thiết bị mạch điều khiển cần sử dụng để tác động làm đóng và mở thiết bị, phải thỏa mãn chế độ danh định theo 4.3.4 và thực hiện các thử nghiệm độ tăng nhiệt quy định trong 8.3.3.3.5 mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng 2 và 3.

7.2.2.6. Cuộn dây và nam châm điện

Với dòng điện chạy qua mạch chính, các cuộn dây và nam châm điện phải chịu điện áp danh định của chúng, mà độ tăng nhiệt không được vượt quá các giới hạn quy định trong 7.2.2.8 khi thử nghiệm theo 8.3.3.3.6.

CHÚ THÍCH: Điều này không áp dụng cho cuộn dây hoạt động bằng xung, có điều kiện tác động do nhà chế tạo ấn định.

7.2.2.7. Mạch phụ

Mạch phụ của một thiết bị, kể cả các cơ cấu đóng cắt phụ phải có khả năng mang dòng điện nhiệt quy uớc của chúng mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng 2 và 3, khi thử nghiệm theo 8.3.3.3.7.

CHÚ THÍCH: Nếu mạch phụ tạo thành bộ phận không tháo rời được của thiết bị thì chỉ cần thử nghiệm cùng với thiết bị chính nhưng ở dòng điện làm việc của mạch phụ.

7.2.2.8. Các bộ phận khác

Độ tăng nhiệt đạt được trong quá trình thử nghiệm không được gây phương hại đến các bộ phận mang dòng hoặc các bộ phận liền kề của thiết bị. Thực tế, đối với vật liệu cách điện, nhà chế tạo phải chứng tỏ sự phù hợp của chúng bằng cách trích dẫn chỉ số nhiệt độ cách điện (ví dụ được xác định bằng các phương pháp của IEC 60216) hoặc bằng sự phù hợp với TCVN 8086 (IEC 60085).

7.2.3. Đặc tính điện môi

Đặc tính điện môi dựa trên các tiêu chuẩn an toàn cơ bản là tiêu chuẩn IEC 60664-1 và IEC 61140.

a) Các yêu cầu dưới đây cung cấp phương thức đạt được phối hợp cách điện của thiết bị cùng với các điều kiện nằm trong hệ thống lắp đặt.

b) Thiết bị phải có khả năng chịu được:

- điện áp chịu xung danh định (xem 4.3.1.3) phù hợp với mức quá điện áp cho trong Phụ lục H;

- điện áp chịu xung đặt lên khe hở tiếp điểm của thiết bị dùng để cách ly như được nêu trong Bảng 14;

- điện áp chịu tần số công nghiệp.

CHÚ THÍCH: Tương quan giữa điện áp danh nghĩa của hệ thống nguồn và điện áp chịu xung danh định của thiết bị được cho trong Phụ lục H.

Điện áp chịu xung danh định đối với một điện áp làm việc danh định cho trước (xem chú thích 1 và 2 của 4.3.1.1) không được nhỏ hơn điện áp trong Phụ lục H tương ứng với điện áp của hệ thống nguồn của mạch tại điểm mà thiết bị cần sử dụng, và mức quá điện áp thích hợp.

c) Các yêu cầu ở điều này phải được kiểm tra bằng các thử nghiệm của 8.3.3.4.

7.2.3.1. Điện áp chịu xung

1) Mạch chính

a) Khe hở không khí từ các phần mang điện đến các phần được thiết kế để nối đất và khe hở không khí giữa các cực phải chịu được điện áp thử nghiệm cho trong Bảng 12 tương ứng với điện áp chịu xung danh định.

b) Khe hở không khí ở các tiếp điểm mở phải chịu được:

- điện áp chịu xung quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, nếu áp dụng;

- đối với thiết bị được thiết kế để cách ly, điện áp thử nghiệm cho trong Bảng 14 tương ứng với điện áp chịu xung danh định.

CHÚ THÍCH: Cách điện rắn của thiết bị kết hợp với khe hở không khí a) và/hoặc b) trên đây cần chịu được điện áp xung quy định trong a) và/hoặc b), nếu áp dụng.

2) Mạch điều khiển và mạch phụ

a) Mạch điều khiển và mạch phụ hoạt động trực tiếp từ mạch chính ở điện áp làm việc danh định phải phù hợp với các yêu cầu của điểm 1) a) của 7.2.3.1 (xem thêm chú thích của 7.2.3.1 điểm 1)).

b) Mạch điều khiển và mạch phụ không hoạt động trực tiếp từ mạch chính có thể có khả năng chịu quá điện áp khác với khả năng của mạch chính. Khe hở không khí và cách điện cứng kết hợp của các mạch này dù là ở điện xoay chiều hay điện một chiều, phải chịu được điện áp thích hợp theo Phụ lục H.

7.2.3.2. Điện áp chịu tần số công nghiệp của mạch chính, mạch phụ và mạch điều khiển

a) Sử dụng thử nghiệm tần số công nghiệp trong các trường hợp dưới đây:

- thử nghiệm điện môi là thử nghiệm điển hình để kiểm tra cách điện rắn;

- kiểm tra chịu điện môi, như một tiêu chí của hỏng hóc, sau khi thử nghiệm điển hình về ngắn mạch hoặc đóng cắt;

- chịu điện môi sau khi xử lý ẩm (đang được xem xét);

- thử nghiệm định kỳ.

b) Thử nghiệm điển hình của đặc tính điện môi

Các thử nghiệm của đặc tính điện môi là thử nghiệm điển hình, phải được thực hiện phù hợp với 8.3.3.4.

Đối với thiết bị dùng để cách ly, dòng điện rò lớn nhất phải phù hợp với 7.2.7 và phải được thử nghiệm theo 8.3.3.4.

c) Kiểm tra chịu điện môi sau khi thử nghiệm đóng cắt hoặc thử nghiệm ngắn mạch

Kiểm tra chịu điện môi sau khi thử nghiệm đóng cắt hoặc thử nghiệm ngắn mạch như một tiêu chí của hỏng hóc được tiến hành thường xuyên ở điện áp tần số công nghiệp phù hợp với điểm 4) của 8.3.3.4.1.

Đối với thiết bị dùng để cách ly, dòng điện rò lớn nhất phải phù hợp với 7.2.7, phải được thử nghiệm theo 8.3.3.4 và không được vượt quá các giá trị quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

d) Kiểm tra chịu điện môi sau khi xử lý ẩm

Đang xem xét.

e) Kiểm tra chịu điện môi trong quá trình thử nghiệm định kỳ

Các thử nghiệm để phát hiện hỏng bên trong vật liệu và do tay nghề được thực hiện ở điện áp tần số công nghiệp phù hợp với điểm 2) của 8.3.3.4.2.

7.2.3.3. Khe hở không khí

Khe hở không khí phải đủ để cho phép thiết bị chịu được điện áp chịu xung danh định theo 7.2.3.1.

Khe hở không khí phải lớn hơn các giá trị cho trong Bảng 13, đối với trường hợp B (trường đồng nhất) (xem 2.5.62) và được kiểm tra bằng thử nghiệm lấy mẫu theo 8.3.3.4.3. Không yêu cầu thử nghiệm này, nếu khe hở không khí, liên quan đến điện áp chịu xung danh định và mức nhiễm bẩn, lớn hơn các giá trị cho trong Bảng 13 đối với trường hợp A (trường không đồng nhất).

Phương pháp đo khe hở không khí được nêu trong Phụ lục G.

7.2.3.4. Chiều dài đường rò

a) Định kích thước

Đối với mức nhiễm bẩn 1 và 2, chiều dài đường rò không được nhỏ hơn khe hở không khí kết hợp, được chọn theo 7.2.3.3. Đối với mức nhiễm bẩn 3 và 4, chiều dài đường rò không được nhỏ hơn khe hở không khí trường hợp A (Bảng 13) để giảm nguy hiểm phóng điện ngẫu nhiên do quá điện áp, ngay cả khi khe hở không khí nhỏ hơn giá trị của trường hợp A như cho phép trong 7.2.3.3.

Phương pháp đo chiều dài đường rò được nêu trong Phụ lục G.

Chiều dài đường rò phải tương ứng với mức nhiễm bẩn như quy định trong 6.1.3.2, hoặc mức nhiễm bẩn xác định trong tiêu chuẩn liên quan và tương ứng với nhóm vật liệu ở cách điện danh định hoặc điện áp làm việc cho trong Bảng 15.

Nhóm vật liệu được phân loại như dưới đây, tương ứng với dải các giá trị của chỉ số phóng điện tương đối (CTI) (xem 2.5.65).

- Vật liệu nhóm I 600 £ CTI

- Vật liệu nhóm II 400 £ CTI < 600

- Vật liệu nhóm IIIa 175 £ CTI < 400

- Vật liệu nhóm IIIb 100 £ CTI < 175

CHÚ THÍCH 1: Các giá trị CTI liên quan đến các giá trị đạt được phù hợp với IEC 60112, phương pháp A, đối với vật liệu làm cách điện được sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Đối với vật liệu cách điện vô cơ, ví dụ như thủy tinh hoặc gốm, các vật liệu này không hình thành phóng điện bề mặt, chiều dài đường rò không cần phải lớn hơn khe hở không khí được lắp của chúng. Tuy vậy, cần quan tâm đến phóng điện ngẫu nhiên.

b) Sử dụng các gờ

Chiều dài đường rò có thể giảm xuống đến 80 % giá trị liên quan trong Bảng 15 bằng cách sử dụng các gờ có chiều cao tối thiểu là 2 mm, bất luận số lượng gờ là bao nhiêu. Phần đáy của gờ được xác định bằng các yêu cầu về cơ (xem G.2).

c) Ứng dụng đặc biệt

Thiết bị được thiết kế cho một ứng dụng nào đó mà nếu hỏng cách điện sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì cần tính đến một hoặc nhiều yếu tố ảnh hưởng của Bảng 15 (khoảng cách, vật liệu cách điện, nhiễm bẩn trong môi trường hẹp) được sử dụng theo cách nào đó để đạt được điện áp cách điện cao hơn điện áp cách điện được cho đối với thiết bị theo Bảng 15.

7.2.3.5. Cách điện rắn

Cách điện rắn phải được kiểm tra bằng các thử nghiệm tần số công nghiệp phù hợp với điểm 3) của 8.3.3.4.1 hoặc bằng các thử nghiệm ở điện một chiều trong trường hợp là thiết bị một chiều.

Quy định về kích thước đối với cách điện rắn và điện áp thử nghiệm một chiều đang được xem xét.

7.2.3.6. Khoảng trống giữa các mạch riêng rẽ

Để định kích thước khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn giữa các mạch riêng rẽ, phải sử dụng các thông số điện áp (điện áp chịu xung danh định đối với khe hở không khí và cách điện rắn lắp cùng và điện áp cách điện danh định hoặc điện áp làm việc đối với chiều dài đường rò).

7.2.3.7. Yêu cầu đối với thiết bị có bảo vệ riêng rẽ

Yêu cầu đối với thiết bị có bảo vệ riêng rẽ được nêu trong Phụ lục N.

7.2.4. Khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện quá tải, tải bình thường và không tải

7.2.4.1. Khả năng đóng và khả năng cắt

Thiết bị phải có khả năng đóng và khả năng cắt có tải và các dòng điện quá tải mà không bị hỏng ở các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan đối với loại sử dụng được yêu cầu và số lần thao tác được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan (xem thêm điều kiện thử nghiệm chung của 8.3.3.5).

7.2.4.2. Khả năng thao tác

Các thử nghiệm liên quan đến đặc tính thao tác của thiết bị được dùng để kiểm tra khả năng đóng, mang và cắt dòng điện chạy trong mạch chính của thiết bị trong các điều kiện tương ứng với loại sử dụng mà không bị hỏng.

Các yêu cầu và các điều kiện thử nghiệm riêng phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan và bao gồm:

- đặc tính thao tác cắt tải mà đối với đặc tính này các thử nghiệm được tiến hành khi mạch điều khiển có điện và mạch chính không có điện, để chứng tỏ rằng thiết bị đáp ứng được các điều kiện làm việc quy định tại giới hạn trên và giới hạn dưới của điện áp nguồn và/hoặc áp suất quy định đối với mạch điều khiển trong quá trình thao tác đóng và mở;

- đặc tính thao tác đóng tải trong quá trình mà thiết bị phải đóng và cắt dòng điện quy định, tương ứng với loại sử dụng của thiết bị và số lần thao tác được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Việc kiểm tra đặc tính thao tác cắt tải và đóng tải có thể kết hợp trong một trình tự thử nghiệm nếu được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

7.2.4.3. Độ bền

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "độ bền" được chọn thay cho "khả năng chịu đựng" để diễn đạt số chu kỳ thao tác định trước có thể thực hiện được của thiết bị trước khi phải sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận. Ngoài ra thuật ngữ "khả năng chịu đựng" còn được sử dụng chung để đề cập đặc tính thao tác như xác định trong 7.2.4.2 và không nhất thiết phải dùng thuật ngữ "khả năng chịu đựng" trong tiêu chuẩn này để tránh lẫn lộn giữa hai khái niệm.

7.2.4.3.1. Độ bền cơ

Với một thiết bị, khả năng chịu mài mòn cơ khí được đặc trưng bằng số chu kỳ thao tác không tải (nghĩa là không có dòng điện ở các tiếp điểm chính) được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan mà số chu kỳ này có thể gây ảnh hưởng trước khi thiết bị phải bảo dưỡng hoặc thay thế bất kỳ bộ phận cơ khí nào, tuy nhiên, việc bảo dưỡng bình thường theo hướng dẫn của nhà chế tạo có thể được phép đối với thiết bị được thiết kế cần bảo dưỡng.

Mỗi chu kỳ thao tác gồm một thao tác đóng tiếp đó là một thao tác mở.

Thiết bị phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo để thử nghiệm.

Việc ưu tiên số chu kỳ thao tác cắt tải phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

7.2.4.3.2. Độ bền điện

Với một thiết bị, khả năng chịu mài mòn về điện được đặc trưng bằng số chu kỳ thao tác có tải, tương ứg với các điều kiện vận hành được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, thiết bị có thể thực hiện mà không phải sửa chữa hoặc thay thế.

Việc ưu tiên số chu kỳ thao tác có tải phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

7.2.5. Khả năng đóng, mang và cắt dòng điện ngắn mạch

Thiết bị phải có kết cấu sao cho có khả năng chịu các ứng suất về nhiệt, động lực học, điện do dòng điện ngắn mạch, trong các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Trong thực tế, thiết bị phải đáp ứng theo cách mà thiết bị phù hợp với các yêu cầu trong 8.3.4.1.8.

Dòng điện ngắn mạch có thể xuất hiện:

- trong thời gian đóng dòng điện;

- trong thời gian mang dòng điện ở vị trí đóng;

- trong thời gian cắt dòng điện.

Khả năng đóng, mang và cắt dòng điện ngắn mạch của thiết bị được nêu theo các thuật ngữ của một hoặc nhiều thông số đặc trưng dưới đây:

- khả năng đóng ngắn mạch danh định (xem 4.3.6.2);

- khả năng cắt ngắn mạch danh định (xem 4.3.6.3);

- dòng điện chịu ngắn hạn danh định (xem 4.3.6.1);

- trong trường hợp thiết bị có lắp thiết bị bảo vệ ngắn mạch (SCPD):

a) dòng điện ngắn mạch có điều kiện danh định (xem 4.3.6.4),

b) các loại phối hợp khác, chỉ quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Đối với các thông số đặc trưng và các giá trị giới hạn theo các điểm a) và b) trên đây, nhà chế tạo phải chỉ rõ loại và các đặc trưng (ví dụ thông số dòng điện, khả năng cắt, dòng điện cắt, l2t) của SCPD cần thiết để bảo vệ của thiết bị.

7.2.6. Quá điện áp đóng cắt

Tiêu chuẩn sản phẩm có thể quy định các thử nghiệm quá điện áp đóng cắt, nếu áp dụng được.

Trong trường hợp đó, các yêu cầu và quy trình thử nghiệm phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm.

7.2.7. Dòng điện rò của thiết bị dùng để cách ly

Đối với thiết bị dùng để cách ly và có điện áp làm việc danh định Ue lớn hơn 50 V, dòng điện rò phải được đo qua mỗi cực có các tiếp điểm ở vị trí mở.

Giá trị dòng điện rò, với điện áp thử nghiệm bằng 1,1 lần điện áp làm việc danh định phải không vượt quá:

- 0,5 mA mỗi cực đối với thiết bị trong điều kiện còn mới;

- 2 mA mỗi cực đối với thiết bị đã qua thao tác đóng cắt phù hợp với yêu cầu thử nghiệm của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Dòng điện rò là 6 mA ở 1,1 lần điện áp làm việc danh định là giá trị giới hạn đối với thiết bị dùng để cách ly, giá trị này không được vượt quá trong bất kỳ điều kiện nào. Các thử nghiệm để kiểm tra yêu cầu này có thể được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

7.3. Tương thích điện từ (EMC)

7.3.1. Yêu cầu chung

Đối với các ứng dụng chính của các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, hai đơn vị điều kiện môi trường được quan tâm và trích dẫn là:

a) Môi trường A;

b) Môi trường B.

Môi trường A: liên quan đến các hệ thống lắp đặt/vị trí/lưới điện công nghiệp hoặc hệ thống hạ áp không phải hệ thống công cộng bao gồm các nguồn gây nhiễu cao.

CHÚ THÍCH: Môi trường A ứng với thiết bị cấp A trong TCVN 6988 (CISPR 11).

Môi trường B: liên quan đến lưới điện hạ áp công cộng như lưới điện sinh hoạt, và hệ thống/vị trí chiếu sáng công nghiệp, thương mại. Môi trường này không bao gồm các nguồn gây nhiễu cao như hàn hồ quang.

CHÚ THÍCH 2: Môi trường B ứng với thiết bị cấp B trong TCVN 6988 (CISPR 11).

7.3.2. Miễn nhiễm

7.3.2.1. Thiết bị không có mạch điện tử

Thiết bị không lắp các mạch điện tử thì không nhạy với các nhiễu điện từ trong các điều kiện vận hành bình thường, vì vậy không yêu cầu các thử nghiệm miễn nhiễm.

7.3.2.2. Thiết bị có mạch điện tử

Thiết bị có mạch điện tử phải có đủ khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu điện từ.

Thuật ngữ "mạch điện tử" sử dụng trong điều này không bao hàm các mạch điện mà trong đó tất cả các linh kiện là loại thụ động (ví dụ điốt, điện trở, biến trở, tụ điện, chống sét, cuộn cảm)

Để kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này, các thử nghiệm thích hợp xem trong 8.4.

Các tiêu chí về tính năng phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan dựa trên tiêu chí chấp nhận nêu trong Bảng 24.

7.3.3. Phát xạ

7.3.3.1. Thiết bị không lắp mạch điện tử

Đối với các thiết bị không lắp mạch điện tử, nhiễu điện từ chỉ có thể phát ra trong quá trình thao tác đóng cắt ngẫu nhiên. Thời gian nhiễu chỉ khoảng vài miligiây.

Tần số, mức độ và ảnh hưởng của phát xạ này được coi là một phần môi trường điện từ bình thường của hệ thống điện hạ áp.

Tuy nhiên, các yêu cầu đối với phát xạ điện từ vẫn được coi là cần phải đáp ứng và không nhất thiết phải kiểm tra.

7.3.3.2. Thiết bị có mạch điện tử

Thiết bị có lắp mạch điện tử (ví dụ như nguồn cung cấp theo phương thức đóng cắt, các mạch có lắp bộ vị xử lý với bộ đếm thời gian tần số cao) có thể phát ra nhiễu điện từ liên tục.

Đối với phát xạ này, nhiễu điện từ không được vượt quá giới hạn quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, dựa trên TCVN 6988 (CISPR 11) đối với môi trường A và đối với môi trường B.

Chỉ yêu cầu thử nghiệm khi các mạch điều khiển và mạch phụ chứa các linh kiện có tần số đóng cắt cơ bản lớn hơn 9 kHz.

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải cụ thể hóa phương pháp thử nghiệm.

8. Thử nghiệm

8.1. Loại thử nghiệm

8.1.1. Yêu cầu chung

Các thử nghiệm phải được thực hiện để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu được sắp xếp theo tiêu chuẩn này, tùy theo đối tượng áp dụng, và theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Các thử nghiệm gồm:

- thử nghiệm điển hình (xem 2.6.1) phải thực hiện trên các mẫu mang tính đại diện cho các thiết bị cụ thể;

- thử nghiệm thường xuyên (xem 2.6.2) phải thực hiện trên một giai đoạn cụ thể của các thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn này, nếu áp dụng, và tiêu chuẩn sản phẩm liên quan;

- thử nghiệm lấy mẫu (xem 2.6.3) được thực hiện nếu có yêu cầu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Đối với các thử nghiệm lấy mẫu để kiểm tra khe hở không khí, xem 8.3.3.4.3.

Các thử nghiệm nêu trên có thể chứa các chuỗi thử nghiệm, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Nếu các chuỗi thử nghiệm như vậy được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm, thì kết quả của chuỗi này thử nghiệm không được bị ảnh hưởng bởi các thử nghiệm trước và không có ý nghĩa đối với các thử nghiệm đó, thử nghiệm tiến hành trên các mẫu riêng còn mới, có thỏa thuận với nhà chế tạo.

Tiêu chuẩn sản phẩm phải quy định các thử nghiệm này, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

Các thử nghiệm phải được nhà chế tạo thực hiện, tại xưởng hoặc tại phòng thí nghiệm do nhà chế tạo lựa chọn.

Có thể thực hiện các thử nghiệm đặc biệt (xem 2.6.4) nếu phải chịu các quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan và có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

8.1.2. Thử nghiệm điển hình

Thử nghiệm điển hình nhằm kiểm tra về thiết kế của một thiết bị cho trước phù hợp với tiêu chuẩn này, nếu áp dụng, và với tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Các thử nghiệm điển hình, nếu áp dụng, có thể gồm các kiểm tra về:

- yêu cầu kết cấu;

- độ tăng nhiệt;

- đặc tính điện môi (xem 8.3.3.4.1, nếu áp dụng);

- khả năng đóng và cắt;

- khả năng đóng và cắt ngắn mạch;

- giới hạn tác động;

- khả năng thao tác;

- cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc;

- các thử nghiệm về EMC.

CHÚ THÍCH: Các liệt kê trên đây là chưa đầy đủ.

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải quy định thiết bị chịu những thử nghiệm điển hình nào, kết quả cần đạt được và, nếu liên quan, các trình tự thử nghiệm và số lượng mẫu thử.

8.1.3. Thử nghiệm thường xuyên

Thử nghiệm thường xuyên nhằm phát hiện các khuyết tật trong vật liệu và tay nghề cũng như nhằm xác định sự phù hợp về thực hiện chức năng của thiết bị. Thử nghiệm thường xuyên phải được thực hiện trên từng giai đoạn riêng của thiết bị.

Thử nghiệm thường xuyên có thể gồm:

a) thử nghiệm chức năng;

b) thử nghiệm điện môi.

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải nêu nội dung các thử nghiệm thường xuyên, các điều kiện để tiến hành thử nghiệm thường xuyên.

8.1.4. Thử nghiệm lấy mẫu

Nếu phân tích kỹ thuật và thống kê chứng tỏ rằng không cần thử nghiệm thường xuyên (trên từng sản phẩm) thì thử nghiệm lấy mẫu có thể được thực hiện để thay thế và nếu điều này được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Thử nghiệm lấy mẫu có thể gồm:

a) thử nghiệm chức năng;

b) thử nghiệm điện môi.

Thử nghiệm lấy mẫu cũng có thể thực hiện để kiểm tra các đặc tính hoặc các đặc trưng riêng của thiết bị, hoặc thực hiện do chính nhà chế tạo hoặc do thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

8.2. Sự phù hợp với yêu cầu kết cấu

Việc kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu kết cấu nêu trong 7.1, ví dụ:

- vật liệu;

- thiết bị;

- cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc;

- đặc tính về cơ của các đầu nối;

- cơ cấu điều khiển;

- thiết bị báo vị trí (xem 2.3.18).

8.2.1. Vật liệu

8.2.1.1. Thử nghiệm khả năng chịu nhiệt không bình thường và chịu cháy

8.2.1.1.1. Thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ (trên thiết bị)

Thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ được tiến hành theo IEC 60695-2-10 và IEC 60695-2-11 ở các điều kiện quy định trong 7.1.2.2.

Với mục đích của thử nghiệm này, dây dẫn bảo vệ không được coi là bộ phận mang dòng.

CHÚ THÍCH: Nếu thử nghiệm được tiến hành trên cùng một mẫu tại hai vị trí trở lên, thì nên thận trọng để đảm bảo mọi hư hỏng do các thử nghiệm trước không ảnh hưởng đến thử nghiệm đang tiến hành.

8.2.1.1.2. Thử nghiệm tính dễ cháy, tính phát cháy bằng sợi dây nóng và tính phát cháy bằng hồ quang (trên vật liệu)

Các mẫu vật liệu thích hợp phải chịu các thử nghiệm sau:

a) thử nghiệm tính dễ cháy theo IEC 60707;

b) thử nghiệm phát cháy bằng sợi dây nóng đỏ (HWI), như mô tả trong Phụ lục M;

c) thử nghiệm phát cháy bằng hồ quang (AI), như mô tả trong Phụ lục M.

Chỉ yêu cầu thử nghiệm c) nếu vật liệu được đặt trong khoảng cách 13 mm đến các phần phát hồ quang hoặc các phần mang điện mà các phần này chịu sự nới lỏng của các đầu nối. Các vật liệu nằm trong khoảng cách 13 mm đến các phần phát hồ quang được miễn thử nghiệm này nếu thiết bị đã chịu thử nghiệm đóng/cắt.

8.2.2. Thiết bị

Được đề cập trong các điều khác nhau của 8.2.

8.2.3. Vỏ bọc cho thiết bị

Đối với cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc, xem Phụ lục C.

8.2.4. Đặc tính cơ của các đầu nối

Điều này không áp dụng cho các đầu nối bằng nhôm cũng như các đầu nối để đấu nối các dây dẫn nhôm.

8.2.4.1. Điều kiện chung cho thử nghiệm

Nếu không có quy định nào khác của nhà chế tạo, mỗi thử nghiệm phải được thực hiện trên các đầu nối ở điều kiện sạch và mới.

Khi các thử nghiệm được thực hiện với dây dẫn đồng tròn, thì dây dẫn này phải là đồng theo IEC 60028.

Khi thử nghiệm được thực hiện với dây dẫn bằng đồng dẹt, thì dây dẫn này phải có các đặc tính sau:

- độ tinh khiết tối thiểu: 99,5 %;

- độ bền kéo tới hạn: 200 mPa -280 mPa;

- độ cứng Vicker: 40 HV đến 65 HV.

8.2.4.2. Thử nghiệm độ bền cơ của đầu nối

Thử nghiệm phải được thực hiện với loại dây dẫn thích hợp có mặt cắt lớn nhất.

Dây dẫn phải được nối vào và tháo ra 5 lần.

Đối với các đầu nối kiểu bắt ren, mômen xiết phải theo Bảng 4 hoặc bằng 100 % mômen quy định của nhà chế tạo, chọn giá trị lớn hơn.

Thử nghiệm phải được thực hiện trên hai bộ kẹp riêng.

Khi các vít có mũ lục giác xẻ rãnh để xiết bằng tuốcnơvít và giá trị cột II và III khác nhau, thì thử nghiệm được tiến hành hai lần, lần đầu đặt lên mũ lục giác một mômen như quy định trong cột III, và sau đó, đặt mômen được nêu trong cột II bằng tuốcnơvít lên bộ mẫu khác.

Nếu giá trị trong cột II và III là như nhau, chỉ thực hiện thử nghiệm với tuốcnơvít.

Mỗi lần vít hoặc đai ốc kẹp được nới ra, phải thay ruột dẫn mới cho mỗi thử nghiệm xiết.

Trong quá trình thử nghiệm, các bộ kẹp và các đầu nối phải không bị tuột và không được hỏng hóc, như gẫy vít hoặc hỏng rãnh đầu vít, ren, vòng đệm hoặc vòng kẹp làm ảnh hưởng đến đấu nối sau này.

8.2.4.3. Thử nghiệm làm hư hại và nới lỏng ngẫu nhiên các dây dẫn (thử nghiệm uốn)

Thử nghiệm dùng cho các đầu nối để đấu nối các dây dẫn đồng tròn loại không cần chuẩn bị trước, có số lượng, mặt cắt và loại [mềm và/hoặc cứng (bện và/hoặc một sợi)] được nhà chế tạo quy định.

CHÚ THÍCH: Có thể tiến hành một thử nghiệm thích hợp cho dây đồng dẹt nếu có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

Phải tiến hành các thử nghiệm sau, sử dụng hai mẫu mới, có:

a) số lượng ruột dẫn tối đa có mặt cắt nhỏ nhất được nối vào đầu nối;

b) số lượng ruột dẫn tối đa có mặt cắt lớn nhất được nối vào đầu nối;

c) số lượng ruột dẫn tối đa có mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất được nối vào đầu nối.

Các đầu nối dùng để nối dây hoặc dẫn mềm hoặc dây dẫn cứng (một sợi và/hoặc bện) phải được thử nghiệm cho từng loại dây dẫn với các bộ mẫu khác nhau.

Các đầu nối dùng để nối được đồng thời cả dây dẫn mềm lẫn dây dẫn cứng (một sợi và/hoặc bện) phải được thử nghiệm như nêu trong điểm c) ở trên.

Thử nghiệm được tiến hành với thiết bị thử nghiệm thích hợp. Số dây dẫn quy định phải được nối với các đầu nối. Chiều dài của dây dẫn thử nghiệm phải dài hơn 75 mm so với chiều cao H quy định, trong Bảng 5. Vít kẹp phải được xiết với mômen trong Bảng 4 hoặc với mômen được nhà chế tạo quy định. Thiết bị thử nghiệm được thể hiện như Hình 1.

Mỗi dây dẫn chịu các chuyển động tròn theo quy trình sau:

Một đầu dây dẫn thử nghiệm được luồn qua ống lót có kích thước thích hợp nằm trong tấm phẳng đặt bên dưới đầu nối thiết bị một khoảng H, như cho trong Bảng 5. Các dây dẫn khác phải được uốn để không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Ống lót, nằm trên tấm phẳng nằm ngang, đồng tâm với dây dẫn. Ống lót phải chuyển động sao cho đường thẳng qua tâm của nó vẽ thành đường tròn đường kính 75 mm đồng tâm với tâm của tấm phẳng với vận tốc (10±2) r/min. Khoảng cách giữa miệng đầu nối và mặt trên của ống lót phải nằm trong khoảng H với dung sai 13 mm cho trong Bảng 5. Ống lót phải được bôi trơn để tránh kẹt, vặn xoắn hoặc xoay cách điện của dây dẫn thử nghiệm. Một khối lượng như quy định trong Bảng 5 được treo vào một đầu của dây dẫn. Tiến hành quay 135 vòng liên tục.

Trong quá trình thử nghiệm, dây dẫn không được tuột khỏi đầu nối hoặc không được nứt ở xung quanh bộ kẹp.

Ngay sau thử nghiệm uốn, từng dây dẫn thử nghiệm được đưa vào thiết bị thử nghiệm để thử nghiệm 8.2.4.4 (thử nghiệm kéo rời).

8.2.4.4. Thử nghiệm kéo rời

8.2.4.4.1. Dây đồng tròn

Tiếp theo thử nghiệm 8.2.4.3, đặt vào dây dẫn thử nghiệm phù hợp với 8.2.4.3 một lực kéo cho trong Bảng 5.

Với thử nghiệm này không xiết lại bộ kẹp.

Lực được đặt từ từ, không giật trong thời gian 1 min.

Trong quá trình thử nghiệm, dây dẫn không được tuột ra khỏi đầu nối và cũng không được nứt xung quanh bộ kẹp.

8.2.4.4.2. Dây dẫn bằng đồng dẹt

Chiều dài thích hợp của dây dẫn được giữ trong đầu nối và đặt một lực kéo từ từ, không giật có giá trị cho trong Bảng 6 trong thời gian 1 min theo chiều ngược lại với chiều luồn dây.

Trong quá trình thử nghiệm, dây dẫn không được tuột ra khỏi đầu nối hoặc không được nứt xung quanh bộ kẹp.

8.2.4.5. Thử nghiệm khả năng luồn dây dẫn bằng đồng tròn không cần chuẩn bị trước có mặt cắt quy định lớn nhất

8.2.4.5.1. Quy trình thử nghiệm

Thử nghiệm phải được tiến hành dùng dưỡng dạng A hoặc dạng B được quy định trong Bảng 7.

Phần để đo của dưỡng phải có khả năng lọt vào lỗ của đầu nối đến hết chiều sâu của đầu nối (xem thêm chú thích trong Bảng 7).

Một cách khác, có thể thực hiện thử nghiệm bằng cách luồn ruột dẫn có kiểu và mặt cắt danh định lớn nhất trong số các kiểu và mặt cắt được nhà chế tạo khuyến cáo, đường kính của ruột dẫn này tương ứng với đường kính lý thuyết cho trong Bảng 7a, sau khi đã loại bỏ cách điện và đầu mút của ruột dẫn đã được định hình lại. Đầu của ruột dẫn đã loại bỏ cách điện phải luồn được hoàn toàn vào lỗ của bộ kẹp mà không cần đến lực quá mức.

8.2.4.5.2. Kết cấu của dưỡng

Kết cấu của dưỡng được cho trên Hình 2.

Cụ thể các kích thước a và b và sai lệch cho phép của chúng được cho trong Bảng 7. Phần để đo của dưỡng phải làm từ thép làm dưỡng.

8.2.4.6. Thử nghiệm khả năng luồn dây dẫn dẹt có mặt cắt hình chữ nhật

Đang xem xét.

8.2.5. Kiểm tra hiệu lực báo vị trí tiếp điểm chính của thiết bị dùng để cách ly

Để kiểm tra hiệu lực báo vị trí tiếp điểm chính như yêu cầu trong 7.1.7, mọi phương tiện báo vị trí tiếp điểm vẫn phải hoạt động đúng sau các thử nghiệm điển hình về thực hiện thao tác, và sau các thử nghiệm độ bền dành riêng nếu thực hiện.

8.2.5.1. Điều kiện thiết bị dùng để thử nghiệm

Điều kiện thiết bị dùng để thử nghiệm phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.2.5.2. Phương pháp thử nghiệm

8.2.5.2.1. Thao tác bằng tay độc lập và thao tác bằng tay phụ thuộc

Phải đo tại đầu mút của cơ cấu điều khiển giá trị lực cần thiết để đưa thiết bị về vị trí mở. Lực đo được F phải bằng với giá trị trung bình của lực lớn nhất có được từ ba lần thao tác liên tiếp trên thiết bị sạch và mới. Sau đó phải sử dụng lực F này để thiết lập lực thử nghiệm theo Bảng 17.

Khi thiết bị ở vị trí đóng, tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động của cực, được coi là khắc nghiệt nhất đối với thử nghiệm, phải được cố định với nhau, ví dụ, bằng cách hàn.

Cơ cấu điều khiển phải chịu lực thử nghiệm là 3 F nhưng không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất cũng không được lớn hơn giá trị lớn nhất cho trong Bảng 17, tương ứng với loại cơ cấu điều khiển.

Trong trường hợp hệ thống tiếp điểm nhiều đỉnh, số lượng ít nhất của các đỉnh tiếp xúc song song phải được cố định với nhau, nếu cần, để giữ hệ thống tiếp điểm đang đóng không bị tách ra khi đặt lực thử nghiệm.

Phương tiện thích hợp để giữ (các) tiếp điểm đã đóng và số lượng tiếp điểm do nhà chế tạo quy định. Hồ sơ thử nghiệm phải ghi lại số lượng tiếp điểm và phương pháp giữ.

Lực thử nghiệm phải được đặt từ từ vào đầu mút của cơ cấu điều khiển, trong thời gian 10 s, theo hướng làm mở tiếp điểm.

Hướng của lực thử nghiệm liên quan đến cơ cấu điều khiển, như thể hiện trên Hình 16, phải được duy trì trong quá trình thử nghiệm.

8.2.5.2.2. Thao tác bằng năng lượng phụ thuộc

Khi thiết bị ở vị trí đóng, tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động của cực được coi là khắc nghiệt nhất đối với thử nghiệm phải được cố định với nhau, ví dụ bằng cách hàn.

Trong trường hợp hệ thống tiếp điểm nhiều đỉnh, số lượng ít nhất của các đỉnh có tiếp xúc song song phải được cố định với nhau, nếu cần, để giữ hệ thống tiếp điểm đang đóng không bị tách ra khi đặt lực thử nghiệm.

Phương tiện thích hợp để giữ (các) tiếp điểm đã đóng và số lượng tiếp điểm do nhà chế tạo quy định. Hồ sơ thử nghiệm phải ghi lại số lượng tiếp điểm và phương pháp giữ.

Điện áp nguồn đặt vào cơ cấu thao tác bằng năng lượng là 110 % giá trị danh định bình thường để cố gắng làm mở hệ thống tiếp điểm của thiết bị.

Phải thao tác vào thiết bị ba lần cách nhau 5 min, mỗi lần trong 5 s, trừ khi thiết bị bảo vệ lắp cùng với cơ cấu thao tác bằng năng lượng bị giới hạn thời gian ngắn hơn.

Phải thực hiện kiểm tra theo 8.2.5.3.2.

CHÚ THÍCH: Ở Canađa và Mỹ, thiết bị thỏa mãn các yêu cầu này không được coi là tự nó đảm bảo cách ly.

8.2.5.2.3. Thao tác bằng năng lượng độc lập

Khi thiết bị ở vị trí đóng, tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động của cực được coi là khắc nghiệt nhất đối với thử nghiệm phải được cố định với nhau, ví dụ bằng cách hàn.

Trong trường hợp hệ thống tiếp điểm nhiều đỉnh, số lượng ít nhất của các đỉnh tiếp xúc song song phải được cố định với nhau, nếu cần, để giữ hệ thống tiếp điểm đang đóng không bị tách ra khi đặt lực thử nghiệm.

Phương tiện thích hợp để giữ (các) tiếp điểm đã đóng và số lượng tiếp điểm do nhà chế tạo quy định. Hồ sơ thử nghiệm phải ghi lại số lượng tiếp điểm và phương pháp giữ.

Năng lượng dự trữ của cơ cấu thao tác bằng năng lượng phải được xả để cố gắng làm mở hệ thống tiếp điểm của thiết bị.

Phải tiến hành ba lần xả năng lượng dự trữ để thao tác thiết bị.

Tiến hành kiểm tra theo 8.2.5.3.2.

CHÚ THÍCH: Ở Canađa và Mỹ, thiết bị thỏa mãn các yêu cầu này không được coi là tự nó đảm bảo cách ly.

8.2.5.3. Điều kiện của thiết bị trong và sau thử nghiệm

8.2.5.3.1. Thao tác bằng tay độc lập và thao tác bằng tay phụ thuộc

Sau thử nghiệm, khi lực thử nghiệm không đặt nữa, cơ cấu điều khiển tự do, bất cứ phương tiện nào dùng để báo vị trí mở không được báo và thiết bị không được có bất kỳ hỏng hóc nào đến mức phương hại đến hoạt động bình thường của thiết bị.

Khi thiết bị có phương tiện để khóa ở vị trí cắt, thì không thể khóa được khi đang đặt lực thử nghiệm.

8.2.5.3.2. Thao tác bằng năng lượng độc lập hoặc phụ thuộc

Trong và sau thử nghiệm, bất cứ phương tiện nào dùng để báo vị trí mở phải không báo và thiết bị không được bị hư hại đến mức làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.

Khi thiết bị có phương tiện khóa ở vị trí mở, thì không thể khóa được thiết bị trong thời gian thử nghiệm.

8.2.6. Để trống

8.2.7. Thử nghiệm kéo rời, thử nghiệm xoắn và thử nghiệm uốn các ống bằng kim loại

Thử nghiệm được thực hiện với ống kim loại có kích thước thích hợp với chiều dài (300±10) mm.

Vỏ bọc bằng polyme phải được lắp đặt theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, ở vị trí bất lợi nhất.

Các thử nghiệm phải được tiến hành trên cùng một lối ống đi vào và là lối vào bất lợi nhất.

Các thử nghiệm phải được tiến hành theo trình tự 8.2.7.1, 8.2.7.2 và 8.2.7.3.

8.2.7.1. Thử nghiệm kéo rời

Ống phải được bắt ren một cách từ từ không giật ở lối vào với mômen bằng hai phần ba mômen cho trong Bảng 22. Đặt lực kéo thẳng, không giật lên ống trong 5 min.

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, lực kéo phải theo Bảng 20.

Sau thử nghiệm, độ xê dịch của ống so với lối vào phải nhỏ hơn một bước ren và không được có bất cứ hư hại nào làm ảnh hưởng đến sử dụng sau này của vỏ bọc.

8.2.7.2. Thử nghiệm uốn

Đặt mômen uốn được tăng chậm vào đầu tự do của ống, rồi tăng từ từ mômen này.

Khi mômen uốn gây võng 25 mm trên 300 mm chiều dài ống, hoặc mômen uốn đạt đến giá trị cho trong Bảng 21, thì duy trì mômen này trong 1 min. Sau đó thử nghiệm được làm lại theo hướng vuông góc.

Sau thử nghiệm, không được có hư hại làm ảnh hưởng sử dụng sau này của vỏ bọc.

8.2.7.3. Thử nghiệm xoắn

Ống phải được xiết từ từ với mômen theo Bảng 22.

Thử nghiệm xoắn không áp dụng cho vỏ bọc không có lối vào ống lắp ghép trước và không áp dụng cho vỏ bọc có chỉ dẫn nêu rằng lối vào ống cần được ghép cơ với ống trước khi nối với vỏ bọc.

Đối với các vỏ bọc có ống được ấn định đến và bằng 16 H, chỉ có ống vào mà không có ống ra, thì mômen xiết được giảm xuống còn 25 Nm.

Sau thử nghiệm, phải tháo được ren của ống và không được có hư hại gây ảnh hưởng đến sử dụng sau này của vỏ bọc.

8.3 Tính năng

8.3.1. Trình tự thử nghiệm

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải quy định trình tự thử nghiệm mà thiết bị phải chịu, trong chừng mực có thể.

8.3.2. Điều kiện thử nghiệm chung

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, không thay thế cho các thử nghiệm bổ sung cần thiết liên quan đến thiết bị lắp cùng, ví dụ các thử nghiệm theo TCVN 7994 (IEC 60439).

8.3.2.1. Yêu cầu chung

Thiết bị cần thử nghiệm phải phù hợp về căn bản với thiết kế kiểu mà nó đại diện.

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, mỗi thử nghiệm, bất kể là thử nghiệm hoặc trình tự thử nghiệm, đều phải thực hiện trên thiết bị sạch và còn mới.

Nếu không có quy định nào khác, các thử nghiệm phải được thực hiện với cùng một loại dòng điện (và, trong trường hợp điện xoay chiều, ở cùng tần số danh định và cùng số pha) như trong sử dụng bình thường.

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải quy định các giá trị này của đại lượng thử nghiệm, tiêu chuẩn này không quy định.

Để thuận tiện cho thử nghiệm, nếu cần tăng độ khắc nghiệt của thử nghiệm (ví dụ sử dụng tốc độ thao tác nhanh hơn để giảm thời gian thử nghiệm), thì chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận với nhà chế tạo.

Thiết bị thử nghiệm phải được lắp trên giá đỡ của riêng nó hoặc trên giá đỡ tương đương và được đấu nối như trong sử dụng bình thường, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và ở các điều kiện môi trường nêu trong 6.1.

Mômen xiết đặt lên các vít đầu nối phải theo chỉ dẫn của nhà chế tạo hoặc, nếu không có chỉ dẫn này, thì theo Bảng 4.

Thiết bị có vỏ lắp liền (xem 2.1.17) phải được lắp đặt hoàn chỉnh và mọi lỗ hở được đậy kín trong sử dụng bình thường phải được đậy kín trong thử nghiệm này.

Thiết bị chỉ sử dụng trong vỏ bọc riêng phải được thử nghiệm trong vỏ bọc nhỏ nhất được nêu bởi nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH: Vỏ bọc riêng là vỏ bọc được thiết kế và có kích thước chỉ chứa được một thiết bị.

Tất cả các thiết bị khác phải được thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do. Nếu thiết bị này cũng có thể được sử dụng trong vỏ riêng quy định và đã được thử nghiệm trong không khí tự do, thì thiết bị phải được thử nghiệm thêm trong vỏ bọc nhỏ nhất được nhà chế tạo quy định, các thử nghiệm riêng được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan và được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Tuy nhiên, nếu thiết bị này cũng có thể được sử dụng trong vỏ bọc riêng và được thử nghiệm trong vỏ bọc nhỏ nhất được nhà chế tạo quy định, thì không cần thực hiện các thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do với điều kiện vỏ bọc này là kim loại để trần, không cách điện. Nội dung chi tiết, kể cả kích thước của vỏ bọc phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Đối với thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do, nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, thì với thử nghiệm liên quan đến khả năng đóng và cắt và liên quan đến tính năng ở điều kiện ngắn mạch, phải đặt lưới kim loại ở mọi điểm của thiết bị mà dễ dàng trở thành các nguồn hiệu ứng bên ngoài có khả năng gây ra phóng điện đánh thủng, phù hợp với bố trí và khoảng cách được nhà chế tạo quy định. Nội dung chi tiết, kể cả khoảng cách từ thiết bị thử nghiệm đến lưới kim loại, phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Lưới kim loại phải có đặc tính sau:

- cấu trúc: mạng dây được kết lại;

hoặc kim loại được đột lỗ;

hoặc tấm kim loại, cắt trích rồi kéo thành lưới;

- tỷ số giữa diện tích lỗ/diện tích tổng: 0,45 - 0,65;

- cỡ lỗ: không lớn hơn 30 mm2;

- lớp phủ: không phủ hoặc phủ lớp dẫn điện;

điện trở: phải đưa vào tính toán dòng điện sự cố kỳ vọng trong mạch phần tử chảy (xem điểm g) của 8.3.3.5.2, và điểm d) của 8.3.4.1.2), khi được đo từ điểm xa nhất trên lưới kim loại mà hồ quang phát ra có thể đạt tới.

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, không cho phép bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận.

Thiết bị có thể được làm việc mà không cần mang tải trước khi bắt đầu thử nghiệm.

Đối với các thử nghiệm, hệ thống thao tác của khí cụ đóng cắt cơ khí phải được thao tác như trong vận hành được nêu bởi nhà chế tạo và ở các giá trị của đại lượng điều khiển danh định (như điện áp hoặc áp suất), nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.2.2. Đại lượng thử nghiệm

8.3.2.2.1. Giá trị của đại lượng thử nghiệm

Mọi thử nghiệm phải được tiến hành với giá trị của các đại lượng thử nghiệm tương ứng với các thông số đặc trưng được ấn định bởi nhà chế tạo, theo các bảng và số liệu tương ứng trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.2.2.2. Dung sai của các đại lượng thử nghiệm

Đại lượng thử nghiệm được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm phải có dung sai nằm trong phạm vi cho trong Bảng 8, nếu không có quy định nào khác trong các điều kiện liên quan. Tuy nhiên, nếu thảo thuận với nhà chế tạo, các thử nghiệm có thể được tiến hành ở các điều kiện khắc nghiệt hơn các điều kiện quy định.

8.3.2.2.3. Điện áp phục hồi

a) Điện áp phục hồi tần số công nghiệp

Đối với tất cả các thử nghiệm về khả năng cắt và khả năng cắt ngắn mạch, giá trị điện áp phục hồi tần số công nghiệp phải bằng 1,05 lần giá trị điện áp làm việc danh định được nhà chế tạo ấn định hoặc được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị 1,05 lần điện áp làm việc danh định đối với điện áp phục hồi tần số công nghiệp được coi là có tính đến thay đổi điện áp hệ thống ở điều kiện làm việc bình thường.

CHÚ THÍCH 2: Điều này đòi hỏi có thể tăng điện áp đặt nhưng không được vượt quá dòng điện đóng đỉnh kỳ vọng mà không có thỏa thuận của nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH 3: Giới hạn trên của điện áp phục hồi tần số công nghiệp có thể được tăng nhưng phải được nhà chế tạo chấp nhận (xem 8.3.2.2.2).

b) Điện áp phục hồi quá độ

Điện áp phục hồi quá độ, nếu có yêu cầu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, được xác định theo 8.3.3.5.2.

8.3.2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Hoạt động đúng của thiết bị trong quá trình thử nghiệm và điều kiện của nó sau thử nghiệm phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Đối với các thử nghiệm ngắn mạch, xem thêm 8.3.4.1.7 và 8.3.4.1.9.

8.3.2.4. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo về các thử nghiệm điển hình để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải được nhà chế tạo làm sẵn. Chi tiết về bố trí thử nghiệm như kiểu và cỡ vỏ bọc, nếu có, cỡ dây dẫn, khoảng cách từ các phần mang điện đến vỏ bọc hoặc đến các phần thường được nối đất khi sử dụng, phương pháp tác động của hệ thống điều khiển, v.v… phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Giá trị và tham số thử nghiệm phải là một phần của báo cáo thử nghiệm.

8.3.3. Tính năng ở điều kiện không tải, tải bình thường và quá tải

8.3.3.1. Thao tác

Phải tiến hành các thử nghiệm để kiểm tra khả năng thao tác đúng với thiết bị theo các yêu cầu của 7.2.1.1.

8.3.3.2. Giới hạn tác động

8.3.3.2.1. Thiết bị thao tác bằng năng lượng

Thiết bị thao tác bằng năng lượng phải được kiểm tra chứng tỏ rằng thiết bị đóng và cắt đúng trong các giá trị giới hạn của các đại lượng điều khiển như điện áp, dòng điện, áp suất và nhiệt độ không khí được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Các thử nghiệm được tiến hành mà không có dòng điện chạy trong mạch chính, nếu không có quy định nào khác.

8.3.3.2.2. Rơle và bộ nhả

Giới hạn tác động của rơle và bộ nhả phải phù hợp với yêu cầu của 7.2.1.3, 7.2.1.4 và 7.2.1.5 và phải được kiểm tra theo quy trình thử nghiệm được xác định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Đối với rơle và bộ nhả điện áp thấp, xem 7.2.1.3.

Đối với bộ nhả mắc song song, xem 7.2.1.4.

Đối với rơle và bộ nhả tác động bằng dòng điện, xem 7.2.1.5.

8.3.3.3. Độ tăng nhiệt

8.3.3.3.1. Nhiệt độ không khí môi trường

Nhiệt độ không khí môi trường được ghi lại ở thời gian phần tư cuối của thời gian thử nghiệm bằng ít nhất hai phương tiện cảm biến nhiệt độ, ví dụ nhiệt kế hoặc nhiệt ngẫu, được bố trí đều xung quanh thiết bị ở khoảng nửa chiều cao và ở khoảng cách xấp xỉ 1 m tính từ thiết bị. Phương tiện cảm biến nhiệt độ phải được bảo vệ chống lại các luồng không khí, bức xạ nhiệt và sai lỗi trong chỉ thị do thay đổi nhiệt độ nhanh.

Trong các thử nghiệm, nhiệt độ không khí môi trường phải nằm trong dải từ +10 oC đến +40 oC và không được thay đổi quá 10 oC.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không khí môi trường thay đổi vượt quá 3 oC, phải sử dụng hệ số hiệu chỉnh thích hợp cho nhiệt độ đo được của các phần, phụ thuộc vào hằng số thời gian của thiết bị.

8.3.3.3.2. Đo nhiệt độ của các bộ phận

Đối với các bộ phận không phải cuộn dây, nhiệt độ của các bộ phận khác nhau được đo bằng các phương tiện cảm biến nhiệt độ thích hợp tại các điểm có thể đạt đến nhiệt độ cao nhất; các điểm này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Nhiệt độ dầu của thiết bị ngâm trong dầu phải được đo ở bộ phận bên trên dầu; phép đo này có thể được thực hiện bằng nhiệt kế.

Các phương tiện cảm biến nhiệt độ phải không có ảnh hưởng đáng kể đến độ tăng nhiệt.

Phải đảm bảo độ dẫn nhiệt tốt giữa các phương tiện cảm biến nhiệt độ và bề mặt của bộ phận thử nghiệm.

Đối với các cuộn dây điện từ, phải sử dụng phương pháp đo nhiệt độ bằng sự thay đổi của điện trở. Chỉ cho phép sử dụng phương pháp khác nếu không thể sử dụng phương pháp điện trở.

Nhiệt độ cuộn dây trước khi bắt đầu thử nghiệm không được khác với nhiệt độ môi trường xung quanh quá 3 oC.

Đối với dây dẫn đồng, giá trị nhiệt độ nóng T2 có thể được tính từ giá trị nhiệt độ nguội T1 theo hàm của tỷ số giữa điện trở nóng R2 và điện trở nguội R1 bằng công thức sau:

trong đó T1 và T2 được tính bằng độ C.

Thử nghiệm phải được tiến hành trong thời gian đủ để độ tăng nhiệt đạt đến giá trị ổn định, nhưng không quá 8 h. Giá trị ổn định được coi là đạt được khi thay đổi nhiệt độ không lớn hơn 1 oC/h.

8.3.3.3.3. Độ tăng nhiệt của một bộ phận

Độ tăng nhiệt của một bộ phận là hiệu giữa nhiệt độ của bộ phận đó đo theo 8.3.3.3.2, và nhiệt độ không khí môi trường đo theo 8.3.3.3.1.

8.3.3.3.4. Độ tăng nhiệt của mạch chính

Thiết bị phải được lắp đặt như quy định trong 8.3.2.1 và phải được bảo vệ khỏi bị nóng lên hay nguội đi không bình thường từ bên ngoài.

Đối với các thử nghiệm dòng điện nhiệt quy ước (không khí lưu thông tự do hoặc vỏ bọc), thì thiết bị có vỏ bọc lắp liền hoặc thiết bị chỉ được dùng với kiểu vỏ bọc riêng quy định phải được thử nghiệm trong vỏ bọc của chúng. Các lỗ hở không được phép gây ra lưu thông không khí sai.

Thiết bị được dùng với nhiều hơn một kiểu vỏ bọc thì phải thử nghiệm hoặc trong vỏ bọc nhỏ nhất được nhà chế tạo quy định hoặc được thử nghiệm không có vỏ bọc. Nếu được thử nghiệm không có vỏ bọc thì nhà chế tạo phải sẵn sàng nêu giá trị dòng điện nhiệt quy ước khi có vỏ bọc (xem 4.3.2.2).

Đối với các thử nghiệm có dòng điện nhiều pha, dòng điện phải cân bằng trong mỗi pha trong khoảng ±5 % và giá trị trung bình của dòng điện này không được nhỏ hơn dòng điện thử nghiệm thích hợp.

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, thì thử nghiệm độ tăng nhiệt của mạch chính được thực hiện ở một hoặc cả hai dòng điện nhiệt quy ước, như quy định trong 4.3.2.1 và 4.3.2.2 và có thể thực hiện ở bất kỳ điện áp thích hợp nào.

Khi trao đổi nhiệt giữa mạch chính, mạch điều khiển và mạch phụ là đáng kể, thì thử nghiệm độ tăng nhiệt được nêu trong 8.3.3.3.4, 8.3.3.3.5, 8.3.3.3.6 và 8.3.3.3.7 phải được thực hiện đồng thời, trong chừng mực có thể điều này cho phép bởi tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Để thuận tiện cho thử nghiệm, các thử nghiệm trên thiết bị dùng điện một chiều có thể được thực hiện với nguồn xoay chiều, nhưng chỉ khi có thỏa thuận của nhà chế tạo.

Trong trường hợp thiết bị nhiều cực có các cực giống nhau và được thử nghiệm với điện xoay chiều thì thử nghiệm có thể tiến hành, khi có thỏa thuận với nhà chế tạo, với dòng điện một pha, với các cực được nối tiếp và với điều kiện là bỏ qua ảnh hưởng từ.

Trong trường hợp thiết bị ba cực có cực trung tính, khác với các cực pha, thì thử nghiệm phải bao gồm:

- thử nghiệm ba pha trên ba cực giống nhau;

- thử nghiệm một pha trên cực trung tính được nối nối tiếp với cực liền kề, giá trị của đại lượng thử nghiệm được xác định theo giá trị dòng điện nhiệt quy ước (trong không khí lưu thông tự do hoặc trong vỏ bọc) của cực trung tính (xem 7.1.9).

Các thiết bị có thiết bị bảo vệ ngắn mạch phải được thử nghiệm theo các yêu cầu cho trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Khi kết thúc thử nghiệm, độ tăng nhiệt của các phần khác nhau của mạch chính không được lớn hơn các giá trị cho trong Bảng 2 và Bảng 3, nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Tùy thuộc vào giá trị dòng điện nhiệt quy ước (trong không khí lưu thông tự do hoặc trong vỏ bọc), phải sử dụng một trong các bố trí đấu nối thử nghiệm sau:

i) Đối với giá trị dòng điện thử nghiệm đến và bằng 400 A:

a) đấu nối bằng các dây dẫn đồng một sợi được cách điện bằng PVC có mặt cắt cho trong Bảng 9.

b) đấu nối phải nằm trong không khí lưu thông tự do, và đặt ở khoảng cách xấp xỉ khoảng cách tồn tại giữa các đầu nối;

c) đối với các thử nghiệm một pha hoặc nhiều pha, chiều dài nhỏ nhất của dây nối tạm thời từ một đầu nối này đến đầu nối khác của thiết bị hoặc đến nguồn thử nghiệm hoặc đến điểm đấu sao phải là

- 1 m với mặt cắt đến và bằng 35 mm2 (hoặc AWG 2);

- 2 m với mặt cắt lớn hơn 35 mm2 (hoặc AWG 2).

ii) Đối với các dòng thử nghiệm lớn hơn 400 A nhưng không quá 800 A:

a) đấu nối bằng các dây dẫn đồng một sợi cách điện bằng PVC có mặt cắt cho trong Bảng 10, hoặc bằng thanh đồng tương đương cho trong Bảng 11, nếu có khuyến cáo của nhà chế tạo.

b) các đấu nối quy định trong a) phải được đặt ở khoảng cách tương tự với khoảng cách giữa các đầu nối. Thanh đồng phải được sơn đen mờ. Các dây dẫn song song trong một đầu nối phải được buộc lại và được đặt cách nhau 10 mm trong không khí giữa dây này và dây kia. Nhiều thanh đồng trong một đầu nối thì đặt cách nhau xấp xỉ bằng chiều dày thanh. Nếu cỡ đã cho đối với các thanh đồng không phù hợp cho các đầu nối hoặc không có sẵn, có thể sử dụng các thanh khác có mặt cắp xấp xỉ và có diện tích làm mát bằng hoặc nhỏ hơn. Dây dẫn đồng và thanh đồng không bị chèn ép.

c) đối với các thử nghiệm một pha hoặc nhiều pha, chiều dài nhỏ nhất của dây nối tạm thời từ đầu nối này đến đầu nối khác của thiết bị hoặc đến nguồn thử nghiệm là 2 m. Chiều dài nhỏ nhất đến điểm nối sao có thể giảm xuống 1,2 m.

iii) Đối với các giá trị dòng điện thử nghiệm lớn hơn 800 A nhưng không quá 3 150 A:

a) các dây nối phải là thanh đồng có kích thước nêu trong Bảng 11 trừ khi thiết bị được thiết kế chỉ cho đấu nối bằng cáp. Trong trường hợp này kích cỡ và bố trí cáp phải như quy định của nhà chế tạo.

b) thanh đồng phải được đặt ở khoảng cách xấp xỉ bằng khoảng cách giữa các đầu nối. Thanh đồng phải sơn đen mờ. Nhiều thanh đồng trong cùng một đầu nối phải đặt ở khoảng cách xấp xỉ bằng chiều dài thanh. Nếu kích cỡ được quy định cho các thanh không phù hợp với các đầu nối, hoặc không có sẵn, thì có thể sử dụng các thanh đồng có kích thước làm mát bằng hoặc lớn hơn. Thanh đồng không bị chèn ép.

c) đối với các thử nghiệm một pha hoặc nhiều pha, chiều dài nhỏ nhất của mọi dây nối tạm thời từ đầu nối này đến đầu nối khác của thiết bị hoặc đến nguồn phải là 3 m, nhưng chiều dài này có thể giảm xuống 2 m với điều kiện là độ tăng nhiệt của đầu nối nguồn không nhỏ hơn độ tăng nhiệt của điểm giữa của chiều dài dây nối là 5 oC. Chiều dài nhỏ nhất đến điểm nối sao phải là 2 m.

iv) Đối với dòng điện thử nghiệm lớn hơn 3 150 A:

Phải đạt được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng trên mọi điểm liên quan của thử nghiệm như: kiểu nguồn, số pha và tần số (nếu có), mặt cắt của các dây nối thử nghiệm, v.v… Thông tin này phải có trong nội dung của báo cáo thử nghiệm.

8.3.3.3.5. Độ tăng nhiệt của mạch điều khiển

Thử nghiệm độ tăng nhiệt của mạch điều khiển phải được thực hiện với dòng điện quy định và, trong trường hợp điện xoay chiều, ở tần số danh định. Mạch điều khiển phải được thử nghiệm ở điện áp danh định của thiết bị.

Các mạch điện được dùng cho các thao tác liên tục phải được thử nghiệm trong thời gian đủ lớn để độ tăng nhiệt đạt đến giá trị ổn định.

Các mạch điện dùng trong chế độ gián đoạn phải được thử nghiệm như quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Khi kết thúc các thử nghiệm này, độ tăng nhiệt của các phần khác nhau trong mạch điều khiển phải không lớn hơn giá trị quy định trong 7.2.2.5, nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.3.6. Độ tăng nhiệt của cuộn dây nam châm điện

Cuộn dây và nam châm điện phải được thử nghiệm theo điều kiện cho trong 7.2.2.6.

Cuộn dây và nam châm điện phải được thử nghiệm trong thời gian đủ để độ tăng nhiệt đạt giá trị ổn định.

Nhiệt độ phải được đo sau khi đạt được độ cân bằng nhiệt trong cả mạch chính và cuộn dây của nam châm điện.

Cuộn dây và nam châm điện của thiết bị dùng trong chế độ gián đoạn phải được thử nghiệm như quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Khi kết thúc thử nghiệm này, độ tăng nhiệt của các phần khác nhau phải không vượt quá giá trị quy định trong 7.2.2.6.

8.3.3.3.7. Độ tăng nhiệt của mạch phụ

Thử nghiệm độ tăng nhiệt của mạch phụ phải được thực hiện ở các điều kiện tương tự các điều kiện quy định trong 8.3.3.3.5, nhưng có thể thực hiện ở điện áp thích hợp bất kỳ.

Khi kết thúc các thử nghiệm này, độ tăng nhiệt của mạch phụ không được lớn hơn giá trị quy định trong 7.2.2.7.

8.3.3.4. Đặc tính điện môi

8.3.3.4.1. Thử nghiệm điển hình

1) Điều kiện thử nghiệm chung đối với các thử nghiệm chịu điện áp

Thiết bị thử nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu chung của 8.3.2.1.

Nếu thiết bị được sử dụng không có vỏ bọc, thiết bị phải được lắp trên tấm kim loại và mọi tuyến dẫn trần (khung, v.v…) được dùng để nối đất bảo vệ trong sử dụng bình thường phải được nối với tấm kim loại này.

Khi đế của thiết bị là vật liệu cách điện, các phần kim loại phải được đặt tại mọi điểm cố định phù hợp với các điều kiện của hệ thống lắp đặt bình thường của thiết bị và các phần này phải được coi là khung của thiết bị.

Mọi cơ cấu điều khiển bằng vật liệu cách điện và mọi vỏ bọc lắp liền không phải bằng kim loại của thiết bị được dùng không có vỏ bọc bổ sung phải được bọc lá kim loại và được nối với khung hoặc tấm lắp đặt. Lá kim loại được dùng cho mọi bề mặt có thể chạm tới bằng que thử tiêu chuẩn trong sử dụng bình thường. Nếu phần cách điện của vỏ lắp liền không thể chạm tới bằng que thử thử nghiệm do có vỏ bọc bổ sung, thì không yêu cầu lá kim loại.

CHÚ THÍCH 1: Điều này tương ứng với các bộ phận mà người thao tác có thể chạm tới trong sử dụng bình thường (ví dụ cơ cấu điều khiển bằng nút bấm trong sử dụng bình thường). Phụ lục R nêu các hướng dẫn để áp lá kim loại lên các bộ phận chạm tới được trong quá trình thao tác hoặc điều khiển.

Khi độ bền điện môi của thiết bị phụ thuộc vào băng cuốn các dây dẫn hoặc vào việc sử dụng cách điện riêng, thì các băng cuốn và cách điện riêng này cũng phải được sử dụng trong quá trình thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 2: Thử nghiệm điện môi đối với thiết bị bản dẫn đang được xem xét.

2) Kiểm tra chịu điện áp xung

a) Quy định chung

Thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu trong 7.2.3.1.

Kiểm tra cách điện được thực hiện bằng thử nghiệm ở điện áp chịu xung danh định.

Nếu thiết bị có bộ phận bất kỳ mà trong đó đặc tính điện môi không nhạy với độ cao so với mực nước biển (ví dụ như bộ ghép nối quang, các bộ phận được đóng gói) thì khi đó việc kiểm tra cách điện có thể được thực hiện bằng một thử nghiệm thay thế ở điện áp chịu xung danh định mà không cần áp dụng hệ số hiệu chỉnh độ cao. Khi đó các bộ phận này phải được ngắt ra và phần còn lại của thiết bị phải được thử nghiệm với điện áp chịu xung danh định có sử dụng hệ số hiệu chỉnh độ cao.

Khe hở không khí bằng hoặc lớn hơn giá trị của cấp A trong Bảng 13 có thể được kiểm tra bằng cách đo, theo phương pháp được trình bày trong Phụ lục G.

b) Điện áp thử nghiệm

Điện áp thử nghiệm được quy định trong 7.2.3.1.

Đối với thiết bị có lắp phương tiện chặn quá áp, thì thành phần năng lượng của dòng điện thử nghiệm phải không lớn hơn thông số đặc trưng về năng lượng của phương tiện chặn quá áp. Phương tiện chặn quá áp phải thích hợp cho ứng dụng này.

CHÚ THÍCH 1: Các thông số đặc trưng này đang được xem xét.

Điện áp xung 1,2/50 ms phải được đặt 5 lần vào mỗi cực cách nhau ít nhất 1 s.

Trong trình tự thử nghiệm, nếu yêu cầu lặp lại thử nghiệm điện môi thì tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải nêu điều kiện thử nghiệm điện môi.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về thiết bị thử nghiệm đang được xem xét.

c) Đặt điện áp thử nghiệm

Với thiết bị được lắp đặt và chuẩn bị như điểm a) ở trên, điện áp thử nghiệm được đặt như sau:

i) giữa các cực của mạch chính nối với nhau (kể cả mạch điều khiển và mạch phụ được nối với mạch chính) và vỏ hoặc tấm lắp đặt, các tiếp điểm ở vị trí làm việc bình thường;

ii) giữa mỗi cực của mạch chính và các cực khác được nối với nhau rồi nối đến vỏ hoặc tấm lắp đặt, các tiếp điểm ở vị trí làm việc bình thường;

iii) giữa mỗi mạch điều khiển, mạch phụ mà bình thường không nối với mạch chính và:

- mạch chính,

- các mạch khác,

- các bộ phận dẫn để hở,

- vỏ hoặc tấm lắp đặt,

mà, nếu thích hợp, có thể được nối với nhau;

iv) đối với thiết bị dùng để cách ly, điện áp thử nghiệm đặt ngang qua các cực của mạch chính, các đầu nối tải được nối với nhau và các đầu nối nguồn được nối với nhau.

Điệp áp thử nghiệm phải đặt giữa các đầu nối nguồn và tải của thiết bị với các tiếp điểm ở vị trí mở và giá trị của điện áp phải như quy định trong điểm 1) b) của 7.2.3.1.

Với các thiết bị không dùng để cách ly, các yêu cầu thử nghiệm với các tiếp điểm ở vị trí mở phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

d) Chỉ tiêu có thể chấp nhận

Không được có phóng điện đánh thủng không mong muốn trong quá trình thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 1: Có một ngoại lệ là phóng điện mong muốn, ví dụ do phương tiện chặn quá áp quá độ.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "phóng điện đánh thủng" liên quan đến hiện tượng kèm theo hỏng cách điện dưới các ứng suất điện, trong đó phóng điện bắc cầu hoàn toàn qua cách điện đang thử nghiệm, làm giảm điện áp giữa các điện cực về "không" hoặc gần bằng "không".

CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ "phóng điện có tia lửa điện" được dùng khi phóng điện xảy ra trong môi trường khí hoặc lỏng.

CHÚ THÍCH 4: Thuật ngữ "phóng điện bề mặt" được sử dụng khi phóng điện xảy ra trên bề mặt điện môi trong môi trường khí hoặc lỏng.

CHÚ THÍCH 5: Thuật ngữ "phóng điện đâm xuyên" được dùng khi phóng điện xảy ra xuyên qua điện môi rắn.

CHÚ THÍCH 6: Phóng điện đánh thủng trong điện môi rắn làm mất vĩnh viễn độ bền điện môi, trong điện môi khí hoặc lỏng, việc mất điện môi có thể chỉ tạm thời.

3) Kiểm tra khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp của cách điện rắn

a) Quy định chung

Thử nghiệm này dùng để kiểm tra cách điện rắn và khả năng chịu quá điện áp tạm thời.

Các giá trị trong Bảng 12A được coi là bao trùm về khả năng chịu quá điện áp tạm thời (xem chú thích 2 của Bảng 12A).

b) Điện áp thử nghiệm

Điện áp thử nghiệm phải có dạng sóng về cơ bản là hình sin và tần số trong khoảng 45 Hz và 65 Hz.

Máy biến áp tạo điện áp cao được sử dụng cho thử nghiệm phải được thiết kế sao cho, khi điện áp đầu ra được điều chỉnh đến điện áp thử nghiệm thích hợp mà ngắn mạch các đầu nối ra thì dòng điện đầu ra phải ít nhất là 200 mA.

Rơle quá dòng không được tác động khi dòng điện nhỏ hơn 100 mA.

Giá trị của điện áp thử nghiệm phải như sau:

i) theo Bảng 12 A, đối với mạch chính và mạch phụ, mạch điều khiển, độ không đảm bảo đo của điện áp thử nghiệm không được vượt quá ± 3 %.

ii) nếu không thể đặt điện áp xoay chiều, ví dụ vì có các thành phần của bộ lọc EMC thì có thể đặt điện áp một chiều có giá trị cho trong cột thứ ba của Bảng 12A, độ không đảm bảo đo của điện áp thử nghiệm không được vượt quá ±3 %.

Điện áp thử nghiệm đặt vào phải nằm trong khoảng ± 3 %.

c) Đặt điện áp thử nghiệm

Để thử nghiệm điện môi giữa các pha, phải ngắt tất cả các mạch điện nối giữa các pha này.

CHÚ THÍCH 1: Thử nghiệm này chỉ nhằm kiểm tra cách điện chính và cách điện phụ.

Khi mạch điện của thiết bị có động cơ, thiết bị đo, thiết bị đóng cắt nhanh, tụ điện và các thiết bị bán dẫn mà, theo yêu cầu kỹ thuật liên quan của chúng quy định phải chịu điện áp thử nghiệm điện môi thấp hơn điện áp quy định trong điểm b) ở trên, thì các thiết bị này phải được tháo ra khi thử nghiệm.

Để thử nghiệm điện môi giữa pha và đất, tất cả các mạch điện phải được nối vào.

CHÚ THÍCH 2: Thử nghiệm này nhằm kiểm tra cách điện chính, cách điện phụ, khả năng chịu quá điện áp tạm thời.

Điện áp thử nghiệm phải đặt trong 5 s theo i), ii) và iii) của điểm 2) c) ở trên.

Trong các trường hợp đặc biệt, ví dụ thiết bị có từ hai vị trí mở trở lên hoặc thiết bị bán dẫn v.v… thì tiêu chuẩn sản phẩm liên quan có thể quy định các yêu cầu thử nghiệm cụ thể.

Các tấm mạch in và các mô đun mạch in có các bộ nối nhiều điểm nối có thể được rút ra, ngắt điện hoặc được thay bằng vật giả trong quá trình thử nghiệm cách điện này.

Tuy nhiên, không áp dụng thử nghiệm này cho các mạch phụ trợ mà trong trường hợp hỏng cách điện, điện áp có thể đặt lên các bộ phận chạm tới được không nối với vỏ hoặc từ phía điện áp cao sang phía điện áp thấp, ví dụ như máy biến áp, thiết bị đo, biến áp xung, ứng suất điện áp lên cách điện của chúng bằng với ứng suất của mạch chính.

d) Tiêu chí chấp nhận

Trong quá trình thử nghiệm, không được xuất hiện phóng điện bề mặt, phóng điện đánh thủng cách điện, từ bên trong (phóng điện đâm xuyên) hoặc từ bên ngoài (phóng điện theo vết) hoặc mọi biểu hiện khác của phóng điện. Bỏ qua mọi phóng điện mờ.

Các linh kiện nối giữa pha và đất có thể bị hỏng trong quá trình thực hiện thử nghiệm này nhưng không được dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Các tiêu chuẩn sản phẩm cần đưa ra các tiêu chí chấp nhận cụ thể.

4) Kiểm tra chịu tần số công nghiệp sau các thử nghiệm đóng cắt và ngắn mạch

a) Quy định chung

Thử nghiệm cần được tiến hành trên thiết bị khi thiết bị vẫn giữ nguyên tình trạng lắp đặt để thử nghiệm đóng cắt hoặc thử nghiệm ngắn mạch. Nếu điều này là không thể, thì thiết bị có thể được tháo ra khỏi mạch thử nghiệm, mặc dù vẫn thực hiện các phép đo để đảm bảo rằng việc tháo ra này không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

b) Điện áp thử nghiệm

Phải áp dụng các yêu cầu của điểm 3) b) trên đây ngoài ra, giá trị điện áp thử nghiệm phải là 2Ue nhưng giá trị nhỏ nhất là 1 000 V hiệu dụng.

Phải áp dụng các yêu cầu của điểm 3) b) trên đây ngoài ra, giá trị điện áp thử nghiệm phải là 2Ue nhưng giá trị nhỏ nhất là 1 000 V hiệu dụng hoặc 1 415 V một chiều nếu không thể áp dụng thử nghiệm điện áp xoay chiều. Giá trị Ue được quy về giá trị mà tại đó thực hiện thử nghiệm đóng cắt và/hoặc ngắn mạch.

CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn sản phẩm cần dựa vào quyết định này khi được in ấn lại.

c) Đặt điện áp thử nghiệm

Áp dụng yêu cầu trong 3) c) ở trên. Không đòi hỏi phải áp lá kim loại như quy định trong điểm 1) của 8.3.3.4.1.

d) Tiêu chí chấp nhận

Áp dụng yêu cầu trong 3) d) ở trên.

5) Để trống

6) Kiểm tra khả năng chịu điện áp một chiều

Đang xem xét

7) Kiểm tra chiều dài đường rò

Phải đo chiều dài đường rò ngắn nhất giữa các pha, giữa các dây dẫn có điện áp khác nhau và các bộ phận dẫn mang điện và bộ phận dẫn để hở. Chiều dài đường rò được đo liên quan đến nhóm vật liệu và độ nhiễm bẩn phải phù hợp với các yêu cầu trong 7.2.3.4.

8) Kiểm tra dòng điện rò của thiết bị dùng để cách ly

Các thử nghiệm phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.4.2. Thử nghiệm thường xuyên

1) Điện áp chịu xung

Thử nghiệm phải được thực hiện theo điểm 2) của 8.3.3.4.1. Điện áp thử nghiệm không được nhỏ hơn 30 % điện áp chịu xung danh định (không có hệ số điều chỉnh biên độ) hoặc 2Ui, chọn giá trị cao hơn.

2) Điện áp chịu tần số công nghiệp

a) Điện áp thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm phải như nêu trong điểm 3) b) của 8.3.3.4.1, ngoài ra bộ nhả quá dòng nên được đặt ở 25 mA.

Tuy nhiên, với sự thận trọng của nhà chế tạo vì lí do an toàn, có thể sử dụng thiết bị thử nghiệm có công suất hoặc giá trị đặt để nhả thấp hơn, nhưng dòng ngắn mạch của thiết bị thử nghiệm ít nhất phải bằng 8 lần giá trị đặt danh nghĩa để nhả của rơle quá dòng, ví dụ đối với biến thế có dòng điện ngắn mạch là 40 mA, giá trị đặt để nhả lớn nhất của rơle quá dòng phải là 5 mA ± 1 mA.

CHÚ THÍCH 1: Điện dung của thiết bị có thể được tính đến.

Giá trị điện áp thử nghiệm phải là 2Ue nhưng giá trị nhỏ nhất là 1 000 V hiệu dụng.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp có nhiều giá trị, Ue được quy về giá trị ghi nhãn cao nhất trên thiết bị hoặc ghi trong tài liệu của nhà chế tạo

b) Đặt điện áp thử nghiệm

Áp dụng yêu cầu của điểm 3) c) của 8.3.3.4.1, ngoài ra khoảng thời gian đặt điện áp thử nghiệm chỉ là 1 s.

Tuy nhiên, có thể sử dụng quy trình thử nghiệm đơn giản để thay thế, nếu cách điện coi như đã chịu được ứng suất điện môi tương đương.

c) Tiêu chí chấp nhận

Rơle quá dòng không được nhả.

3) Phối hợp điện áp xung và điện áp chịu tần số công nghiệp

Các tiêu chuẩn sản phẩm có thể quy định nếu các thử nghiệm của 1) và 2) ở trên có thể được thay bằng một thử nghiệm chịu tần số công nghiệp khi giá trị đỉnh của sóng sin tương ứng với giá trị nêu trong điểm 1) hoặc 2), chọn giá trị lớn hơn.

4) Trong mọi trường hợp, yêu cầu phải đặt lá kim loại theo điểm 1) của 8.3.3.4.1.

8.3.3.4.3. Thử nghiệm lấy mẫu để kiểm tra khe hở không khí

1) Quy định chung

Thử nghiệm này được dùng để kiểm tra khả năng duy trì khe hở không khí phù hợp với thiết kế và chỉ được dùng cho thiết bị có khe hở không khí nhỏ hơn giá trị tương ứng với Bảng 13, trường hợp A.

2) Điện áp thử nghiệm

Điện áp thử nghiệm phải tương ứng với điện áp chịu xung danh định.

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải nêu phương án và quy trình lấy mẫu.

3) Đặt điện áp thử nghiệm

Phải áp dụng yêu cầu của điểm 2)c) của 8.3.3.4.1, ngoài ra không cần dùng lá kim loại cho cơ cấu điều khiển hoặc vỏ bọc.

4) Tiêu chí chấp nhận

Không xảy ra phóng điện đánh thủng.

8.3.3.4.4. Thử nghiệm đối với thiết bị có bảo vệ riêng rẽ

Thử nghiệm đối với thiết bị có bảo vệ riêng rẽ được cho trong Phụ lục N.

8.3.3.5. Khả năng đóng và khả năng cắt

8.3.3.5.1. Điều kiện thử nghiệm chung

Thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt phải được thực hiện theo các yêu cầu thử nghiệm chung được nêu trong 8.3.2.

Dung sai đối với từng giai đoạn phải theo Bảng 8, nếu không có quy định nào khác.

Thiết bị 4 cực phải được thử nghiệm như thiết bị 3 cực với một cực không sử dụng, mà trong trường hợp thiết bị có cực trung tính thì cực không sử dụng chính là cực trung tính, được nối với khung. Nếu mọi cực đều giống nhau, một thử nghiệm trên ba cực liền kề là đủ. Nếu không, phải thực hiện thử nghiệm bổ sung giữa cực trung tính và cực liền kề, theo Hình 4, ở dòng điện danh định của cực trung tính và ở điện áp pha - trung tính, với hai cực khác không sử dụng được nối với khung.

Đối với điện áp phục hồi quá độ, trong các thử nghiệm khả năng cắt ở điều kiện tải bình thường hoặc quá tải, giá trị phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.5.2. Mạch điện thử nghiệm

a) Hình 3, 4, 5 và 6 đưa ra sơ đồ mạch điện sử dụng cho thử nghiệm liên quan đến:

- thiết bị một cực trên nguồn xoay chiều một pha hoặc một chiều (Hình 3);

- thiết bị hai cực trên nguồn xoay chiều một pha hoặc một chiều (Hình 4);

- thiết bị ba cực hoặc thiết bị ba pha trên nguồn xoay chiều ba pha (Hình 5);

- thiết bị bốn cực trên nguồn xoay chiều ba pha bốn dây (Hình 6);

Sơ đồ chi tiết mạch điện thử nghiệm phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

b) Dòng kỳ vọng tại đầu nối nguồn của thiết bị phải không nhỏ hơn 10 lần dòng điện thử nghiệm hoặc 50 kA, chọn giá trị nhỏ hơn.

c) Mạch điện thử nghiệm gồm nguồn cung cấp, thiết bị cần thử nghiệm D và mạch tải.

d) Mạch tải phải gồm điện trở và điện cảm lõi không khí mắc nối tiếp. Điện cảm lõi không khí trong mọi pha phải được nối song song với các điện trở và dòng điện qua điện trở xấp xỉ 0,6 % dòng điện qua điện cảm.

Tuy nhiên, khi quy định điện áp phục hồi quá độ, thay vì điện trở song song 0,6 %, dùng điện trở và điện dung song song nối ngang qua tải, mạch tải hoàn chỉnh được vẽ trên Hình 8.

CHÚ THÍCH: Đối với thử nghiệm điện một chiều khi L/R > 10 ms thì có thể sử dụng điện cảm lõi không khí với điện trở mắc nối tiếp, nếu cần, kiểm tra bằng máy hiện sóng xem giá trị L/R có như quy định (%), và thời gian để đặt 95 % dòng điện là 3 x L/R ± 20 %.

Khi quy định dòng điện vào quá độ (ví dụ cấp sử dụng AC-5b, AC-6 và DC-6), kiểu tải khác có thể được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

e) Ở điện áp quy định, tải phải được điều chỉnh để đạt:

- giá trị dòng điện và hệ số công suất hoặc hằng số thời gian được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan;

- giá trị của điện áp phục hồi tần số công nghiệp;

- tần số dao động của điện áp phục hồi quá độ và giá trị của hệ số g, nếu quy định.

Hệ số g là tỷ số của giá trị đỉnh cao nhất U1 của điện áp phục hồi quá độ trên giá trị tức thời U2, tại thời điểm dòng điện "Không", của thành phần điện áp phục hồi tần số công nghiệp (xem Hình 7).

f) Mạch thử nghiệm phải được nối đất chỉ tại một điểm. Điểm này cũng có thể là điểm nối sao của tải hoặc điểm nối sao của nguồn. Vị trí của điểm này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 1: Trình tự nối R và X (xem Hình 8a và 8b) không được thay đổi giữa khi điều chỉnh và khi thử nghiệm.

g) Mọi bộ phận của thiết bị thường được nối đất khi sử dụng, kể cả vỏ hoặc lưới, phải được cách điện với đất và được nối như chỉ trên Hình 3, 4, 5 hoặc 6.

Đấu nối này là phần tử chảy F gồm dây đồng đường kính 0,8 mm và dài ít nhất 50 mm, hoặc phần tử chảy tương đương, để phát hiện dòng điện sự cố.

Dòng điện sự cố kỳ vọng trong mạch phần tử chảy là 1 500 A ± 10 %, trừ những quy định trong chú thích 2 và 3. Nếu cần, phải sử dụng điện trở giới hạn dòng điện đến giá trị này.

CHÚ THÍCH 1: Dây đồng đường kính 0,8 mm phải chảy ở 1 500 V trong khoảng một nửa chu kỳ với tần số từ 45 Hz đến 67 Hz (hoặc 0,01 s đối với dòng một chiều).

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp nguồn có trung tính giả, có thể chấp nhận dòng điện sự cố kỳ vọng nhỏ hơn, nếu có thỏa thuận với nhà chế tạo, với dây đồng đường kính nhỏ hơn thì theo bảng dưới đây:

Đường kính dây đồng

mm

Dòng điện sự cố kỳ vọng trong mạch phần tử chảy

A

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,8

50

150

300

500

800

1 500

CHÚ THÍCH 3: Đối với giá trị điện trở của phần tử chảy, xem 8.3.2.1.

8.3.3.5.3. Đặc tính của điện áp phục hồi quá độ

Để mô phỏng điều kiện trong các mạch có tải động cơ riêng (tải cảm ứng), tần số dao động của mạch tải phải được điều chỉnh đến giá trị

trong đó

f là tần số dao động, tính bằng kilohec;

lc là dòng cắt, tính bằng ampe;

Ue là điện áp làm việc danh định của thiết bị, tính bằng vôn.

Hệ số g phải điều chỉnh đến giá trị

g = 1,1 ± 0,05

Giá trị cảm kháng cần cho thử nghiệm có thể đạt được bằng cách ghép một vài điện cảm song song với điều kiện là điện áp phục hồi quá độ có thể vẫn được coi là chỉ có một tần số dao động. Đây là trường hợp khi các điện cảm có cùng hằng số thời gian.

Đầu nối tải của thiết bị phải được nối càng gần với đầu nối của mạch tải điều chỉnh càng tốt. Việc điều chỉnh được tiến hành với các đấu nối này ở đúng vị trí.

Tùy thuộc vào vị trí của điểm nối đất, hai trình tự để điều chỉnh mạch tải được cho trong Phụ lục E.

8.3.3.5.4. Để trống

8.3.3.5.5. Trình tự thử nghiệm đối với khả năng đóng và cắt

Số thao tác, số lần "đóng" và "cắt" và điều kiện môi trường phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.5.6. Tác động của thiết bị trong và sau các thử nghiệm đóng và cắt

Tiêu chí để chấp nhận trong và sau các thử nghiệm phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.6. Khả năng thực hiện thao tác

Phải thực hiện các thử nghiệm để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 7.2.4.2. Mạch thử nghiệm phải theo 8.3.3.5.2 và 8.3.3.5.3.

Điều kiện thử nghiệm chi tiết được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.7. Độ bền

Thử nghiệm độ bền được dùng để kiểm tra số chu kỳ thao tác mà thiết bị có khả năng thực hiện mà không phải sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của nó.

Thử nghiệm độ bền tạo cơ sở cho đánh giá tuổi thọ bằng thống kê, trong trường hợp các đại lượng chế tạo cho phép.

8.3.3.7.1. Độ bền cơ

Trong suốt thử nghiệm, không được có điện áp và dòng điện trong mạch chính. Thiết bị có thể được bôi trơn trước thử nghiệm, nếu trong sử dụng bình thường yêu cầu bôi trơn.

Mạch điều khiển được cấp nguồn với điện áp danh định của mạch, và nếu có thể, ở tần số danh định.

Thiết bị khí nén và điện-khí nén phải được cấp nguồn với khí nén ở áp suất danh định của thiết bị.

Thiết bị tác động bằng tay phải được tác động như trong sử dụng bình thường.

Số chu kỳ thao tác không được nhỏ hơn số chu kỳ quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Đối với thiết bị có lắp với các cơ cấu nhả hoặc rơle cắt, tổng số thao tác được thực hiện bằng rơle hoặc cơ cấu nhả này phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.3.7.2. Độ bền điện

Các điều kiện thử nghiệm là các điều kiện trong 8.3.3.7.1 ngoài ra mạch chính được cấp nguồn theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Đánh giá kết quả thử nghiệm phải được xác định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4. Tính năng ở điều kiện ngắn mạch

Điều này quy định điều kiện thử nghiệm để kiểm tra giá trị các thông số đặc trưng và các giá trị giới hạn của 7.2.5. Các yêu cầu bổ sung liên quan đến trình tự thử nghiệm, trình tự thao tác và thử nghiệm, điều kiện của thiết bị sau các thử nghiệm và các thử nghiệm phối hợp của thiết bị với cơ cấu bảo vệ ngắn mạch (SCPD) được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4.1. Điều kiện chung cho thử nghiệm ngắn mạch

8.3.4.1.1. Yêu cầu chung

Áp dụng các yêu cầu chung của 8.3.2.1. Cơ cấu điều khiển phải được thao tác trong các điều kiện quy định của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Nếu cơ cấu truyền động được điều khiển bằng điện hoặc khí nén, thì cơ cấu này phải được cấp nguồn ở điện áp nhỏ nhất hoặc áp suất nhỏ nhất được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Phải kiểm tra để chứng tỏ rằng thiết bị tác động đúng ở chế độ không tải khi thiết bị làm việc trong các điều kiện nêu trên.

Các điều kiện thử nghiệm bổ sung có thể được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4.1.2. Mạch thử nghiệm

a) Hình 9, 10, 11 và 12 đưa ra sơ đồ mạch được dùng để thử nghiệm liên quan đến

- thiết bị một cực trên nguồn xoay chiều một pha hoặc một chiều (Hình 9);

- thiết bị hai cực trên nguồn xoay chiều một pha hoặc một chiều (Hình 10);

- thiết bị ba cực trên nguồn xoay chiều ba pha (Hình 11);

- thiết bị bốn cực trên nguồn xoay chiều ba pha bốn dây (Hình 12).

Sơ đồ chi tiết của mạch phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Để kết hợp với SCPD, tiêu chuẩn sản phẩm liên quan cần quy định cách bố trí tương đối giữa SCPD và thiết bị thử nghiệm.

b) Nguồn S cấp điện cho mạch gồm điện trở R1, điện cảm X và thiết bị thử nghiệm D.

Trong trường hợp nguồn có đủ công suất để cho phép kiểm tra đặc tính được nêu bởi nhà chế tạo.

Điện trở và điện kháng của mạch thử nghiệm phải được điều chỉnh để thỏa mãn các điều kiện thử nghiệm quy định. Điện kháng X phải là lõi không khí. Chúng phải được mắc nối tiếp với điện trở R1, và giá trị của các điện kháng này đạt được bằng cách ghép nối tiếp các cặp điện cảm riêng; việc đấu nối song song các điện cảm này được cho phép khi các điệm cảm này có cùng hằng số thời gian.

Vì khi đặc tính điện áp phục hồi quá độ của mạch thử nghiệm, kể cả khi các điện cảm lõi không khí lớn cũng không đại diện cho điều kiện làm việc thông thường, nên điện cảm lõi không khí trong mỗi pha phải được nối song song với các điện trở có khoảng 0,6 % dòng điện qua điện cảm, nếu không có quy định nào khác giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

c) Trong mỗi mạch thử nghiệm (Hình 9, 10, 11 và 12) điện trở và điện cảm được mắc giữa nguồn cung cấp S và thiết bị thử nghiệm D. Vị trí của cơ cấu đóng A và cơ cấu cảm biến dòng điện (l1, l2, l3) có thể khác nhau. Đấu nối của thiết bị đến mạch thử nghiệm phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Khi thử nghiệm được tiến hành với dòng điện nhỏ hơn giá trị danh định, trở kháng bổ sung yêu cầu nên được đặt vào phía tải của thiết bị giữa thiết bị và mạch nối tắt; Tuy nhiên, các trở kháng này có thể được lắp vào phía nguồn, trong trường hợp đó, phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Việc này không cần áp dụng cho các thử nghiệm dòng điện chịu ngắn hạn (xem 8.3.4.3).

Nếu không có thỏa thuận riêng giữa nhà chế tạo và người sử dụng và nội dung chi tiết không được ghi trong báo cáo thử nghiệm, thì sơ đồ của mạch thử nghiệm phải theo các hình vẽ.

Có một và chỉ một điểm của mạch thử nghiệm được nối đất; điểm này có thể là dây nối ngắn mạch của mạch thử nghiệm hoặc điểm nối trung tính của nguồn hoặc bất cứ điểm thích hợp nào, nhưng phương pháp nối đất phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

d) Tất cả các bộ phận của thiết bị thường được nối đất trong sử dụng bình thường, kể cả vỏ bọc hoặc lưới, phải được cách điện với đất và được đấu nối đến điểm như cho trên Hình 9, 10, 11 hoặc 12.

Dây nối này là phần tử chảy F bằng dây đồng đường kính 0,8 mm và dài ít nhất 50 mm, hoặc phần tử chảy tương đương, để phát hiện dòng điện sự cố.

Dòng điện sự cố kỳ vọng trong mạch phần tử chảy là 1 500 A ± 10 %, trừ những quy định trong chú thích 2 và 3. Nếu cần, phải sử dụng điện trở giới hạn dòng điện đến giá trị này.

CHÚ THÍCH 1: Dây đồng đường kính 0,8 mm sẽ chảy ở 1 500 A trong khoảng một nửa chu kỳ với tần số từ 45 Hz đến 67 Hz (hoặc 0,01 s đối với dòng một chiều).

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp nguồn có trung tính giả, có thể chấp nhận dòng điện sự cố kỳ vọng nhỏ hơn, nếu có thỏa thuận với nhà chế tạo, với đường kính nhỏ hơn theo bảng dưới đây:

Đường kính dây đồng

mm

Dòng điện sự cố kỳ vọng trong mạch phần tử chảy

A

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,8

50

150

300

500

800

1 500

CHÚ THÍCH 3: Đối với giá trị điện trở của phần tử chảy, xem 8.3.2.1.

8.3.4.1.3. Hệ số công suất của mạch thử nghiệm

Đối với điện áp xoay chiều, hệ số công suất mỗi pha của mạch thử nghiệm phải được xác định theo một phương pháp nhất định và phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Hai ví dụ cho trong Phụ lục F.

Hệ số công suất của mạch nhiều pha là giá trị trung bình của hệ số công suất mỗi pha.

Hệ số công suất phải theo Bảng 16.

Sai lệch giữa giá trị trung bình và các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hệ số công suất trong các pha khác nhau phải nằm trong khoảng ± 0,05.

8.3.4.1.4. Hằng số thời gian của mạch thử nghiệm

Đối với điện một chiều, hằng số thời gian của mạch thử nghiệm có thể được xác định theo phương pháp cho trong Phụ lục F, điều F.2.

Hằng số thời gian phải theo Bảng 16.

8.3.4.1.5. Hiệu chuẩn mạch thử nghiệm

Hiệu chuẩn mạch thử nghiệm được tiến hành bằng cách đặt dây nối tạm thời B có trở kháng không đáng kể càng gần càng tốt với các dây dẫn để đấu nối thiết bị thử nghiệm.

Đối với điện xoay chiều, điện trở R1 và điện cảm X được điều chỉnh để đạt được, ở điện áp đặt, dòng điện bằng khả năng cắt ngắn mạch danh định cũng như đạt được hệ số công suất quy định trong 8.3.4.1.3.

Để xác định khả năng đóng ngắn mạch của thiết bị thử nghiệm từ đồ thị hiệu chuẩn, cần hiệu chuẩn mạch điện để đảm bảo dòng đóng kỳ vọng đạt được ở một trong các pha.

CHÚ THÍCH: Điện áp đặt là điện áp hở mạch cần để tạo ra điện áp phục hồi tần số công nghiệp quy định (nhưng xem thêm chú thích 1 của 8.3.2.2.3).

Đối với điện một chiều, điện trở R1 và điện cảm X được điều chỉnh để đạt được, ở điện áp thử nghiệm, dòng điện có giá trị lớn nhất bằng khả năng cắt ngắn mạch danh định trong 8.3.4.1.4.

Mạch thử nghiệm được cấp điện đồng thời ở các cực và đường cong dòng điện được ghi trong khoảng thời gian ít nhất là 0,1 s.

Đối với thiết bị đóng cắt dùng nguồn một chiều, mà các tiếp điểm của chúng nhả trước khi đạt giá trị đỉnh của đường cong hiệu chuẩn, thì đủ để thực hiện báo cáo hiệu chuẩn với điện trở thuần bổ sung trong mạch để chứng tỏ rằng tốc độ tăng của dòng điện biểu thị bằng A/s tương tự với dòng điện thử nghiệm và hằng số thời gian quy định (xem Hình 15). Điện trở bổ sung này phải sao cho giá trị đỉnh của đường cong dòng điện hiệu chuẩn ít nhất là bằng giá trị đỉnh của dòng điện cắt. Điện trở này phải được tháo bỏ đối với các thử nghiệm thực (xem 8.3.4.1.8, điểm b)).

8.3.4.1.6. Trình tự thử nghiệm

Sau khi hiệu chỉnh mạch thử nghiệm theo 8.3.4.1.5, dây nối tạm thời được thay bằng thiết bị thử nghiệm, và cáp đấu nối của nó, nếu có.

Thử nghiệm tính năng ở điều kiện ngắn mạch phải được thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4.1.7. Tình trạng của thiết bị trong thử nghiệm đóng và cắt ngắn mạch

Không được có hồ quang hoặc phóng điện bề mặt giữa các cực, hoặc giữa các cực và khung, và không được chảy phần tử chảy F trong mạch phát hiện dòng rò (xem 8.3.4.1.2).

Yêu cầu bổ sung có thể được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4.1.8. Giải thích các báo cáo

a) Xác định điện áp đặt và điện áp phục hồi tần số công nghiệp

Điện áp đặt và điện áp phục hồi tần số công nghiệp được xác định từ báo cáo tương ứng với thử nghiệm cắt có thiết bị thử nghiệm, và được ước lượng như chỉ trong Hình 13 với điện xoay chiều và Hình 14 với điện một chiều.

Điện áp phía nguồn phải được đo trong chu kỳ đầu tiên sau khi triệt tiêu hồ quang ở các cực và sau khi hiện tượng tần số cao giảm xuống (xem Hình 13).

Nếu yêu cầu có thông tin bổ sung liên quan đến, ví dụ, điện áp ngang qua các cực riêng, thời gian hồ quang, năng lượng hồ quang, quá điện áp đóng cắt, v.v… có thể đạt được bằng các cơ cấu cảm biến bổ sung ngang qua mỗi cực, trong trường hợp này điện trở của một trong các mạch đo này phải không nhỏ hơn 100 W/V của điện áp hiệu dụng ngang qua các cực riêng rẽ, giá trị được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

b) Xác định dòng cắt kỳ vọng

Thực hiện việc xác định này bằng cách so sánh các đường cong dòng điện, ghi được trong khi hiệu chuẩn mạch, với các đường cong dòng điện ghi được trong thử nghiệm cắt của thiết bị (xem Hình 13).

Đối với điện xoay chiều, thành phần xoay chiều của dòng cắt kỳ vọng được lấy bằng giá trị hiệu dụng thành phần xoay chiều của dòng hiệu chuẩn ở thời điểm ứng với tiếp điểm hồ quang tách ra (giá trị tương ứng với A2/2của Hình 13, điểm a)). Dòng cắt kỳ vọng phải là trung bình của các dòng kỳ vọng ở tất cả các pha với dung sai theo Bảng 8; dòng kỳ vọng ở mỗi pha phải nằm trong khoảng ±10% giá trị danh định.

CHÚ THÍCH: Với thỏa thuận của nhà chế tạo, giá trị dòng điện trong mỗi pha có thể trong khoảng ±10% giá trị trung bình.

Đối với điện một chiều, giá trị dòng cắt kỳ vọng được lấy bằng giá trị lớn nhất A2 được xác định từ đường cong hiệu chuẩn đối với thiết bị dùng để cắt trước khi dòng điện đạt giá trị lớn nhất, và với giá trị A đối với thiết bị dùng để cắt khi dòng diện vượt qua giá trị lớn nhất của nó (xem Hình 14, điểm a) và b)).

Đối với thiết bị sử dụng điện một chiều được thử nghiệm theo yêu cầu của 8.3.4.1.5, khi hiệu chuẩn mạch thử nghiệm được thực hiện ở dòng điện l1 nhỏ hơn khả năng cắt danh định, thì thử nghiệm được coi là không có hiệu lực nếu dòng cắt thực l2 lớn hơn l1, và thử nghiệm phải được thực hiện lại sau khi hiệu chuẩn ở dòng điện l3 lớn hơn l2 (xem Hình 15).

Dòng cắt kỳ vọng A2 = U/R phải được xác định bằng cách tính điện trở R của mạch từ điện trở R1 của mạch hiệu chuẩn tương ứng. Hằng số thời gian của mạch thử nghiệm được cho bởi

Dung sai phải phù hợp với Bảng 8.

c) Xác định dòng đóng đỉnh kỳ vọng

Dòng đóng đỉnh kỳ vọng được xác định từ báo cáo hiệu chuẩn và giá trị này phải được tính như giá trị tương ứng với A1 của Hình 13, điểm a) đối với điện xoay chiều và tương ứng với A2 của Hình 14 đối với điện một chiều. Trong trường hợp thử nghiệm ba pha giá trị dòng đóng đỉnh kỳ vọng được lấy là giá trị cao nhất trong ba giá trị A1 có được từ báo cáo.

CHÚ THÍCH: Đối với các thử nghiệm trên thiết bị một cực, dòng đóng đỉnh kỳ vọng được xác định từ báo cáo hiệu chuẩn có thể khác với giá trị của dòng đóng thực tương ứng với thử nghiệm, tùy thuộc vào thời điểm đóng.

8.3.4.1.9. Điều kiện thiết bị sau thử nghiệm

Sau thử nghiệm, thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4.2. Khả năng đóng và cắt ngắn mạch

Quy trình thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt ngắn mạch danh định của thiết bị phải được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.3.4.3. Kiểm tra khả năng mang dòng điện chịu ngắn hạn danh định

Thử nghiệm phải được thực hiện với thiết bị ở vị trí đóng, ở dòng kỳ vọng bằng dòng chịu ngắn hạn danh định và điện áp làm việc tương ứng ở điều kiện chung của 8.3.4.1.

Trong trường hợp nơi thử nghiệm có khó khăn khi thực hiện thử nghiệm này ở điện áp làm việc, thì có thể tiến hành thử nghiệm ở điện áp thích hợp thấp hơn bất kỳ, trong trường hợp này, dòng thử nghiệm thực bằng dòng chịu ngắn hạn danh định lcw. Việc này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu việc nhả tiếp điểm tạm thời xảy ra trong khi thử nghiệm thì thử nghiệm phải được làm lại ở điện áp làm việc danh định.

Đối với thử nghiệm này, bộ nhả quá dòng, nếu có, thường tác động trong quá trình thử nghiệm, phải được làm cho vô hiệu hóa.

a) Đối với điện xoay chiều

Thử nghiệm phải được thực hiện ở tần số danh định của thiết bị với dung sai ±25 %, và ở hệ số công suất phù hợp với dòng chịu ngắn hạn danh định theo Bảng 16.

Giá trị dòng điện trong quá trình hiệu chuẩn là giá trị hiệu dụng trung bình của các thành phần xoay chiều trong tất cả các pha (xem 4.3.6.1). Giá trị trung bình phải bằng giá trị danh định trong phạm vi dung sai quy định trong Bảng 8.

Trong mỗi pha dòng điện phải trong khoảng ±5 % giá trị danh định.;

Khi thực hiện thử nghiệm ở điện áp làm việc danh định, dòng điện hiệu chuẩn là dòng kỳ vọng.

Khi thực hiện thử nghiệm ở điện áp thấp hơn bất kỳ, dòng điện hiệu chuẩn là dòng thử nghiệm thực.

Dòng điện phải đặt trong thời gian quy định mà giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều của dòng điện được giữ không đổi.

CHÚ THÍCH: Với thỏa thuận của nhà chế tạo, dòng điện trong mỗi pha có thể trong khoảng ±10 % giá trị trung bình trong trường hợp chỗ thử nghiệm gặp khó khăn.

Giá trị đỉnh lớn nhất của dòng điện trong chu kỳ đầu tiên của nó phải không nhỏ hơn n lần dòng điện chịu ngắn hạn danh định, giá trị n là giá trị mà tương ứng với giá trị này của dòng điện theo Bảng 16.

Tuy nhiên, nếu nơi thử nghiệm không thể đạt được các yêu cầu trên, cho phép có các thay thế dưới đây với điều kiện là

ttest - khoảng thời gian thử nghiệm;

tst - thời gian ngắn hạn;

itest - dòng điện hiệu chuẩn nếu thành phần xoay chiều không là hằng số hoặc ³ lcw;

l - dòng điện hiệu chuẩn thực được coi là có thành phần xoay chiều không đổi.

Nếu việc giảm dòng điện ngắn mạch của nơi thử nghiệm đến mức dòng điện chịu ngắn hạn danh định không thể đạt được trong thời gian danh định mà không đặt ngay từ đầu dòng điện cao quá mức, thì giá trị hiệu dụng của dòng điện có thể được phép giảm thấp hơn giá trị quy định trong quá trình thử nghiệm, khoảng thời gian có thể tăng tương ứng, với điều kiện là giá trị của dòng điện lớn nhất không nhỏ hơn giá trị quy định.

Nếu, để đạt được giá trị đỉnh quy định, giá trị hiệu dụng của dòng phải được tăng cao hơn dòng quy định, thì thời gian thử nghiệm phải được giảm tương ứng.

b) Đối với điện một chiều

Dòng điện phải được đặt trong thời gian quy định và giá trị trung bình của nó được xác định từ báo cáo phải ít nhất bằng giá trị quy định.

Nếu do đặc điểm của nơi thử nghiệm, không thể đạt được các yêu cầu trên đây trong thời gian danh định mà không đặt ngay từ đầu dòng điện cao quá mức, thì giá trị của dòng điện có thể được phép giảm thấp hơn giá trị quy định trong thử nghiệm, khoảng thời gian có thể tăng tương ứng, với điều kiện là giá trị của dòng điện lớn nhất không nhỏ hơn giá trị quy định.

Nếu nơi thử nghiệm không cho phép thực hiện các thử nghiệm này ở điện một chiều, nếu có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, có thể được thực hiện ở điện xoay chiều, với các chú ý thích hợp, ví dụ, giá trị đỉnh của dòng điện không lớn hơn dòng điện cho phép.

c) Tình trạng của thiết bị trong và sau thử nghiệm

Tình trạng của thiết bị trong quá trình thử nghiệm phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Sau thử nghiệm, vẫn phải có khả năng tác động thiết bị bằng phương tiện tác động bình thường của nó.

8.3.4.4. Phối hợp với thiết bị bảo vệ ngắn mạch và dòng điện ngắn mạch có điều kiện danh định

Điều kiện và quy trình thử nghiệm, nếu có, phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.4. Thử nghiệm EMC

Thử nghiệm phát xạ và miễn nhiễm là thử nghiệm điển hình và phải được tiến hành ở điều kiện tiêu biểu, cả điều kiện làm việc và điều kiện môi trường, sử dụng hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

Thử nghiệm phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn EMC viện dẫn, tuy nhiên, tiêu chuẩn sản phẩm phải quy định điều kiện thử nghiệm cụ thể (ví dụ sử dụng một vỏ bọc) và các phép đo bổ sung để kiểm tra tiêu chí tính năng của sản phẩm (ví dụ: áp dụng thời gian dừng).

8.4.1. Miễn nhiễm

8.4.1.1. Thiết bị không có mạch điện tử

Không nhất thiết phải thử nghiệm. Xem 7.3.2.1.

8.4.1.2. Thiết bị có mạch điện tử

8.4.1.2.1. Quy định chung

Nếu mạch điện ứng dụng của thiết bị có tất cả các linh kiện đều là phần tử thụ động (xem 7.3.2.2) thì không đòi hỏi phải thử nghiệm.

Tiêu chí tính năng phải được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm dựa trên tiêu chí chấp nhận cho trong Bảng 24.

8.4.1.2.2. Phóng tĩnh điện

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 61000-4-2 với các giá trị cho trong Bảng 23, trừ trường hợp có thử nghiệm khác tương đương và được chứng minh trong tiêu chuẩn sản phẩm và phải lặp lại 10 lần ở mỗi điểm đo trong thời gian tối thiểu là 1 s giữa các xung.

Chế độ thử nghiệm phải theo Hình 18.

8.4.1.2.3. Bức xạ trường điện từ tần số radio

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 61000-4-3 với các giá trị cho trong Bảng 23, trừ trường hợp có thử nghiệm khác tương đương và được chứng minh trong tiêu chuẩn sản phẩm.

Chế độ thử nghiệm phải theo Hình 19.

Thử nghiệm được thực hiện theo hai bước: bước 1 thực hiện trong trường hợp thiết bị cần thử nghiệm (EUT) được thử nghiệm về tác động không mong muốn trên toàn bộ dải tần số và bước 2 trong trường hợp EUT được thử nghiệm về tác động đúng ở tần số riêng.

Đối với bước 1, tần số phải được quét trên toàn bộ dải tần từ 80 MHz đến 1 000 MHz và từ 1 400 MHz đến 2 000 MHZ theo Điều 8 của IEC 61000-4-3. Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm thì thời gian dừng lại của sóng mang có điều biến biên độ ứng với mỗi tần số phải nằm trong khoảng từ 500 ms đến 1 000 ms và cỡ nấc phải là 1 % tần số ưu tiên. Phải ghi vào hồ sơ thử nghiệm thời gian dừng thực tế.

Đối với bước 2, để kiểm tra đặc tính hoạt động ở tần số riêng, thử nghiệm phải được thực hiện theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.4.1.2.4. Bướu xung/quá độ nhanh về điện (EPT/B)

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 61000-4-4 với các giá trị nêu trong Bảng 23, có tốc độ lặp là 5 kHz, trừ trường hợp có thử nghiệm tương đương và / hoặc tốc độ lặp khác được nêu và được chứng minh trong tiêu chuẩn sản phẩm.

Chế độ thử nghiệm phải theo Hình 20 ở tất cả các cổng, trừ cổng tín hiệu.

Để thử nghiệm trên các cổng tín hiệu, dây nối phải được đặt vào kẹp ghép nối điện dung, có tổng chiều dài cáp tính từ máy phát EFT và kẹp ghép nối điện dung tối đa là 1 m.

8.4.1.2.5. Đột biến

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 61000-4-5 với các giá trị nêu trong Bảng 23, có tính đến chú thích cuối bảng của Bảng 2 và Bảng 3 của theo IEC 61000-6-2.

Phải đặt các xung có cả cực tính dương và cực tính âm, ưu tiên góc pha ban đầu ở 0o, 90o và 270o.

Đặt một chuỗi năm xung cho từng cực tính và từng góc pha, khoảng thời gian giữa hai xung là xấp xỉ 1 min.

Trong trường hợp thiết bị ba pha, sử dụng cấu hình mạch điện giống hệt như cho từng pha, sau đó thử nghiệm chỉ yêu cầu thực hiện trên một pha.

8.4.1.2.6. Nhiễu dẫn cảm ứng bởi trường tần số radio

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 61000-4-6 với các giá trị nêu trong Bảng 23. Các thử nghiệm này phải thực hiện với thiết bị cần thử nghiệm ở trong môi trường không khí lưu thông tự do.

Đưa nhiễu vào đường dây dẫn điện bằng mạng ghép - khử ghép M1, M2 hoặc M3, tùy từng trường hợp áp dụng.

Nhiễu được đưa vào đường dây tín hiệu bằng mạng ghép - khử ghép. Nếu không khả thi, có thể sử dụng kẹp E.M.

Chế độ thử nghiệm cụ thể phải theo Hình 21 hoặc Hình 22 và nêu cụ thể trong báo cáo thử nghiệm.

Thử nghiệm được thực hiện theo hai bước: bước 1 thực hiện trong trường hợp thiết bị cần thử nghiệm (EUT) được thử nghiệm về tác động không mong muốn trên toàn bộ dải tần số và bước 2 trong trường hợp EUT được thử nghiệm về tác động đúng ở tần số riêng.

Đối với bước 1, tần số phải được quét trên toàn bộ dải tần từ 150 kHz đến 80 MHz theo Điều 8 của IEC 61000-4-6. Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm thì thời gian dừng lại của sóng mang có điều biến biên độ ứng với mỗi tần số phải nằm trong khoảng từ 500 ms đến 1 000 ms và cỡ nấc phải là 1 % tần số ưu tiên. Phải ghi vào hồ sơ thử nghiệm trong thời gian dừng thực tế.

Đối với bước 2, để kiểm tra đặc tính hoạt động ở tần số riêng, thử nghiệm phải được thực hiện theo tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

8.4.1.2.7. Trường điện từ tần số công nghiệp

Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho thiết bị có các cơ cấu nhạy với trường điện từ tần số công nghiệp được xác định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Phương pháp thử nghiệm phải theo IEC 61000-4-8 và thử nghiệm phải được thực hiện với EUT trong môi trường không khí lưu thông tự do ngoại trừ thiết bị chỉ được sử dụng trong vỏ bọc của nó. Các mức thử nghiệm được nêu trong Bảng 23. Trường điện từ được đặt đến EUT theo ba trục vuông góc (xem Hình 23).

8.4.1.2.8. Sụt áp và gián đoạn điện áp

Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho thiết bị có các cơ cấu nhạy với sụt điện áp hoặc gián đoạn điện áp dẫn đến tác động không mong muốn được xác định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Thử nghiệm phải được thực hiện theo IEC 61000-4-11. Thiết bị cần thử nghiệm phải được nối đến máy phát thử nghiệm bằng cáp cung cấp điện có chiều dài ngắn nhất theo quy định của nhà chế tạo ra thiết bị cần thử nghiệm. Nếu không có quy định về chiều dài cáp thì phải càng ngắn càng tốt theo ứng dụng của thiết bị cần thử nghiệm. Các mức thử nghiệm được cho trong Bảng 23, dưới dạng phần trăm trung bình của điện áp làm việc danh định.

8.4.2. Phát xạ

8.4.2.1. Thiết bị không có mạch điện tử

Không nhất thiết phải thử nghiệm. Xem 7.3.3.1.

8.4.2.2. Thiết bị có mạch điện tử

Tiêu chuẩn sản phẩm phải quy định chi tiết các phương pháp thử nghiệm. Xem 7.3.3.2.

Bảng 1 - Mặt cắt tiêu chuẩn của dây dẫn đồng tròn và mối quan hệ xấp xỉ giữa kích thước mm2 và cỡ AWG/kcmil (xem 7.1.8.2)

Mặt cắt theo ISO

mm2

Cỡ AWG/kcmil

Mặt cắt tương đương

mm2

0,2

0,34

0,5

0,75

1

1,5

2,5

4

6

10

16

25

35

-

50

70

95

-

120

150

185

-

240

300

24

22

20

18

-

16

14

12

10

8

6

4

2

1

0

00

000

0000

250 kcmil

300 kcmil

350 kcmil

400 kcmil

500 kcmil

600 kcmil

0,205

0,324

0,519

0,82

-

1,3

2,1

3,3

5,3

8,4

13,3

21,2

33,6

42,4

53,5

67,4

85,0

107,2

127

152

177

203

253

304

CHÚ THÍCH: Dấu gạch ngang, nếu có, được coi là một cỡ khi xem xét khả năng đấu nối (xem 7.1.8.2)

Bảng 2 - Giới hạn độ tăng nhiệt của đầu nối (xem 7.2.2.1 và 8.3.3.3.4) 

Vật liệu đầu nối

Giới hạn độ tăng nhiệt a, c

oC

Đồng đỏ để trần

Đồng thau để trần

Đồng đỏ hoặc đồng thau mạ thiếc

Đồng đỏ hoặc đồng thau mạ niken hoặc mạ bạc

Các kim loại khác

60

65

65

70

b

a Trong vận hành, việc sử dụng các dây đấu nối nhỏ hơn đáng kể so với các giá trị được liệt kê trong Bảng 9 và 10 có thể làm cho nhiệt độ của đầu nối và nhiệt độ các bộ phận bên trong cao hơn và các dây dẫn như vậy không được sử dụng mà không có thỏa thuận của nhà chế tạo vì nhiệt độ cao hơn có thể làm hỏng thiết bị.

b Giới hạn độ tăng nhiệt cần dựa trên kinh nghiệm làm việc hoặc các thử nghiệm tuổi thọ nhưng không lớn hơn 65 oC.

c Các giá trị khác có thể được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm ở các điều kiện thử nghiệm khác và đối với thiết bị cỡ nhỏ, nhưng không lớn hơn các giá trị của bảng này quá 10oC.

Bảng 3 - Giới hạn độ tăng nhiệt của các bộ phận có thể chạm tới (xem 7.2.2.2 và 8.3.3.3.4)

Các bộ phận có thể chạm tới

Giới hạn độ tăng nhiệt a

oC

Phương tiện thao tác bằng tay:

Kim loại

Phi kim loại

Các bộ phận được thiết kế để tiếp xúc nhưng không cầm tay:

Kim loại

Phi kim loại

Các bộ phận không cần tiếp xúc trong thao tác bình thườngb:

Lớp vỏ ngoài cạnh lối vào cáp

Kim loại

Phi kim loại

Lớp vỏ ngoài của điện trở

Không khí từ lỗ thông hơi của vỏ bọc dùng cho điện trở

 

15

25

 

30

40

 

 

40

50

200 b

200 b

a Đối với các điều kiện thử nghiệm khác và đối với các thiết bị có kích thước nhỏ, tiêu chuẩn sản phẩm có thể quy định các giá trị khác nhưng không được vượt quá 10 oC so với giá trị trong bảng này.

b Thiết bị phải được bảo vệ khỏi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy hoặc tiếp xúc ngẫu nhiên của con người. Giới hạn 200 oC có thể tăng cao hơn nếu được nhà chế tạo nêu ra. Việc bảo vệ và vị trí lắp đặt thiết bị để ngăn ngừa nguy hiểm là trách nhiệm của người lắp đặt. Nhà chế tạo phải cung cấp thông tin thích hợp theo 5.3.

Bảng 4 - Mômen xiết để kiểm tra độ bền cơ học của đầu nối bắt ren (xem 8.3.2.1, 8.2.6 và 8.2.6.2)

Đường kính ren

mm

Mômen xiết

N.m

Giá trị tiêu chuẩn theo hệ mét

Dải đường kính

I

II

III

1,6

2,0

2,5

3,0

-

3,5

4,0

4,5

5

6

8

10

12

14

16

20

24

£ 1,6

> 1,6

> 2,0

> 2,8

> 3,0

> 3,2

> 3,6

> 4,1

> 4,7

> 5,3

> 6,0

> 8,0

> 10

> 12

> 15

> 20

> 24

 

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

đến và bằng

 

2,0

2,8

3,0

3,2

3,6

4,1

4,7

5,3

6,0

8,0

10,0

12

15

20

24

0,05

0,1

0,2

0,25

0,3

0,4

0,7

0,8

0,8

1,2

2,5

-

-

-

-

-

-

0,1

0,2

0,4

0,5

0,6

0,8

1,2

1,8

2,0

2,5

3,5

4,0

-

-

-

-

-

0,1

0,2

0,4

0,5

0,6

0,8

1,2

1,8

2,0

3,0

6,0

10,0

14,0

19,0

25,0

36,0

50,0

Cột I

Áp dụng cho vít không có mũ mà khi xiết, vít không nhô ra khỏi lỗ, và cho các vít khác không thể xiết chặt bằng tuôcnơvít có bản rộng hơn đường kính chân ren của vít.

Cột II

Áp dụng cho đai ốc và vít mà được xiết bằng tuốcnơvít.

Cột III

Áp dụng cho đai ốc và vít có thể được xiết bằng dụng cụ không phải tuốcnơvít.

Bảng 5 - Giá trị thử nghiệm dùng để thử nghiệm uốn và kéo rời của dây dẫn đồng tròn (xem 8.2.4.4.1)

Mặt cắt dây dẫn

Đường kính lỗ của ống lót1)

mm

Chiều cao Ha

mm

Vật nặng

kg

Lực kéo

N

Mm2

AWG/MC

0,2

0,34

24

22

6,5

6,5

260

260

0,2

0,2

10

15

0,5

0,75

20

18

6,5

6,5

260

260

0,3

0,4

20

30

1,0

1,5

-

16

6,5

6,5

260

260

0,4

0,4

35

40

2,5

4,0

14

12

9,5

9,5

279

279

0,7

0,9

50

60

6,0

10

10

8

9,5

9,5

279

279

1,4

2,0

80

90

16

25

6

4

13,0

13,0

298

298

2,9

4,5

100

135

-

35

3

2

14,5

14,5

318

318

5,9

6,8

156

190

-

50

1

0

15,9

15,9

343

343

8,6

9,5

236

236

70

95

00

000

19,1

19,1

368

368

10,4

14

285

351

-

120

0000

250 kcmil

19,1

22,2

368

406

14

14

427

427

150

185

300 kcmil

350 kcmil

22,2

25,4

406

432

15

16,8

427

503

-

240

400 kcmil

500 kcmil

25,4

28,6

432

464

16,8

20

503

578

300

600 kcmil

28,6

464

22,7

578

a Dung sai: đối với H ± 15 mm, đối với đường kính của ống lót ± 2 mm.

b Nếu đường kính lỗ của ống lót không đủ để chứa dây dẫn không xoắn, có thể sử dụng ống lót có đường kính lỗ rộng hơn kế tiếp.

Bảng 6 - Giá trị thử nghiệm dùng để thử nghiệm kéo rời của dây dẫn đồng dẹt (xem 8.2.4.4.2)

Chiều rộng lớn nhất của dây dẫn dẹt

mm

Lực kéo

N

12

14

16

20

25

30

100

120

160

180

220

280

Bảng 7 - Mặt cắt lớn nhất của dây dẫn và dưỡng tương ứng (xem 8.2.4.5.1)

Mặt cắt của dây dẫn

Dưỡng (xem Hình 2)

Dây dẫn uốn được

mm2

Dây dẫn cứng (một sợi hoặc bện)

mm2

Dạng A

Dạng B

Sai lệch cho phép của a và b

mm

Ghi nhãn

Đường kính
a

mm

Chiều rộng
b

mm

Ghi nhãn

Đường kính
a

mm

1,5

2,5

2,5

1,5

2,5

4

A1

A2

A3

2,4

2,8

2,8

1,5

2,0

2,4

B1

B2

B3

1,9

2,4

2,7

 

0

-0,05

4

6

10

6

10

16

A4

A5

A6

3,6

4,3

5,4

3,1

4,0

5,1

B4

B5

B6

3,5

4,4

5,3

 

0

-0,06

16

25

35

25

35

50

A7

A8

A9

7,1

8,3

10,2

6,3

7,8

9,2

B7

B8

B9

6,9

8,2

10,0

 

0

-0,07

50

70

95

120

150

70

95

120

150

185

A10

A11

A12

A13

A14

12,3

14,2

16,2

18,2

20,2

11,0

13,1

15,1

17,0

19,0

B10

B11

B12

B13

B14

12,0

14,0

16,0

18,0

20,0

 

 

0

-0,08

185

240

240

300

A15

A16

22,2

26,5

21,0

24,0

B15

B16

22,0

26,0

0

-0,09

CHÚ THÍCH: Đối với mặt cắt của dây dẫn một sợi hoặc bện có hình dạng khác không nêu trong bảng này, có thể sử dụng dây dẫn không cần chuẩn bị trước có mặt cắt thích hợp để làm dưỡng, lực ấn không lớn hơn 5 N.

Bảng 7a - Mối quan hệ giữa mặt cắt và đường kính dây dẫn

Mặt cắt ruột dẫn

Đường kính của dây dẫn lớn nhất theo lý thuyết

Hệ mét

AWG/kcmil

Cứng

Mềm

Cứng

Mềm

 

 

 

 

b

b
Cấp B

c
Cấp I, K, M


mm2

Một sợi
mm

Bện
mm


mm

Dưỡng
mm

Một sợi
mm

Bện
mm

Bện
mm

0,2

0,51

0,53

0,61

24

0,54

0,61

0,64

0,34

0,63

0,66

0,8

22

0,68

0,71

0,80

0,5

0,9

1,1

1,1

20

0,85

0,97

1,02

0,75

1,0

1,2

1,3

18

1,07

1,23

1,28

1,0

1,2

1,4

1,5

-

-

-

-

1,5

1,5

1,7

1,8

16

1,35

1,55

1,60

2,5

1,9

2,2

2,3 a

14

1,71

1,95

2,08

4,0

2,4

2,7

2,9 a

12

2,15

2,45

2,70

6,0

2,9

3,3

3,9 a

10

2,72

3,09

3,36

10,0

3,7

4,2

5,1

8

3,43

3,89

4,32

160

4,6

5,3

6,3

6

4,32

4,91

5,73

25,0

-

6,6

7,8

4

5,45

6,18

7,26

35,0

-

7,9

9,2

2

6,87

7,78

9,02

50

 

9,1

11,0 a

0

 

9,64

12,08

70

 

11,0

13,1 a

00

 

11,17

13,54

95

 

12,9

15,1 a

000

 

12,54

15,33

-

 

-

-

0000

 

14,08

17,22

120

 

14,5

17,0 a

250

 

15,34

19,01

150

 

16,2

19,0 a

300

 

16,80

20,48

185

 

18,0

21,0 a

350

 

18,16

22,05

-

 

-

-

400

 

19,42

24,05

240

 

20,6

24,0 a

500

 

21,68

26,57

300

 

23,1

27,0 a

600

 

23,82

30,03

CHÚ THÍCH: Đường kính của dây dẫn cứng và mềm lớn nhất dựa trên Bảng 1 và Bảng 3 của TCVN 6612 (IEC 60228A) và IEC 60344 và, đối với dây dẫn AWG, dựa trên ASTM B172-71 [1], ICEA S-19-81 [2], ICEA S-66-524 [3] và S-66-516 [4].

Con số trong dấu ngoặc vuông viện dẫn đến tài liệu tham khảo.

a Các kích thước chỉ dùng cho dây dẫn mềm cấp 5, theo TCVN 6612 (IEC 60228A).

b Đường kính danh nghĩa +5 %.

c Đường kính lớn nhất đối với bất kỳ cấp nào trong ba cấp: I, K, M +5 %.

Bảng 8 - Dung sai trên các đại lượng thử nghiệm (xem 8.3.4.3 điểm a))

Mọi thử nghiệm

Thử nghiệm ở điều kiện không tải, tải bình thường và quá tải

Thử nghiệm ở điều kiện ngắn mạch

- Dòng điện

+%

- Hệ số công suất

± 0,05

- Hệ số công suất

- Điện áp

+%

- Hằng số thời gian

+%

- Hằng số thời gian

+%

(kể cả điện áp phục hồi tần số công nghiệp)

- Tần số

± 5 %

- Tần số

± 5 %

CHÚ THÍCH 1: Khi giới hạn tác động lớn nhất và/hoặc nhỏ nhất được nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm, không áp dụng dung sai trên.

CHÚ THÍCH 2: Khi có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, các thử nghiệm được tiến hành ở 50 Hz có thể chấp nhận để làm việc ở 60 Hz và ngược lại.

Bảng 9 - Dây dẫn đồng thử nghiệm để thử nghiệm dòng điện đến và bằng 400 A (xem 8.3.3.3.4)

Dải dòng điện thử nghiệm a

Cỡ dây b, c, d

A

mm2

AWG/kcmil

0

8

12

15

20

25

32

50

65

85

100

115

130

150

175

200

225

250

275

300

350

8

12

15

20

25

32

50

65

85

100

115

130

150

175

200

225

250

275

300

350

400

1,0

1,5

2,5

2,5

4,0

6,0

10

16

25

35

35

50

50

70

95

95

120

150

185

185

240

18

16

14

12

10

10

8

6

4

3

2

1

0

00

000

0000

250 kcmil

300 kcmil

350 kcmil

400 kcmil

500 kcmil

a Giá trị dòng điện thử nghiệm phải lớn hơn giá trị thứ nhất của cột đầu tiên và nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thứ hai của cột đó.

b Để thuận tiện cho thử nghiệm và với thỏa thuận của nhà chế tạo, có thể sử dụng dây dẫn nhỏ hơn kích thước cho trong bảng đối với dòng điện thử nghiệm được nêu.

c Các bảng đưa ra các cỡ dây thay thế nhau cho dây dẫn ở hệ mét và hệ AWG/kcmil và cho thanh dẫn theo mm và in. So sánh giữa cỡ hệ mét và cỡ hệ AWG/kcmil được cho trong Bảng 1.

d Có thể chập đôi dây dẫn quy định cho dải dòng điện thử nghiệm cho trước.

Bảng 10 - Dây đồng thử nghiệm để thử nghiệm dòng điện thử nghiệm lớn hơn 400 A đến và bằng 800 A (xem 8.3.3.3.4)

Dải dòng điện thử nghiệm a

A

Dây dẫn b, c, d

Hệ mét

MCM

Số

Cỡ
mm2

Số

Cỡ
kcmil

400

500

630

500

630

800

2

2

2

150

185

240

2

2

3

250

350

300

a Giá trị dòng điện thử nghiệm phải lớn hơn giá trị thứ nhất của cột đầu tiên và nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thứ hai của cột đó.

b Để thuận tiện cho thử nghiệm và với thỏa thuận của nhà chế tạo, có thể sử dụng dây dẫn nhỏ hơn kích thước cho trong bảng đối với dòng điện thử nghiệm được nêu.

c Các bảng đưa ra các cỡ dây thay thế nhau cho dây dẫn ở hệ mét và hệ AWG/kcmil và cho thanh dẫn theo mm và in. So sánh giữa cỡ hệ mét và cỡ hệ AWG/kcmil được cho trong Bảng 1.

d Có thể chập đôi dây dẫn quy định cho dải dòng điện thử nghiệm cho trước.

Bảng 11 - Thanh đồng thử nghiệm để thử nghiệm dòng điện lớn hơn 400 A đến và bằng 3 150 A (xem 8.3.3.3.4)

Dải dòng điện thử nghiệm a

A

Thanh đồng b, c, d, e, f

Số

Kích thước

mm

Kích thước

in

400

500

630

800

1 000

1 250

1 600

2 000

2 500

500

630

800

1 000

1 250

1 600

2 000

2 500

3 150

2

2

2

2

2

2

3

4

3

30

40

50

60

80

100

100

100

100

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5

5

5

5

5

5

5

5

10

1

1,25

1,5

2

2,5

3

3

3

6

x

x

x

x

x

x

x

x

x

0,250

0,250

0,250

0,250

0,250

0,250

0,250

0,250

0,250

a Giá trị dòng điện thử nghiệm phải lớn hơn giá trị thứ nhất của cột đầu tiên và nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thứ hai của cột đó.

b Để thuận tiện cho thử nghiệm và với thỏa thuận của nhà chế tạo, có thể sử dụng dây dẫn nhỏ hơn kích thước cho trong bảng đối với dòng điện thử nghiệm được nêu.

c Các bảng đưa ra các cỡ dây thay thế nhau cho dây dẫn ở hệ mét và hệ AWG/kcmil và cho thanh dẫn theo mm và in. So sánh giữa cỡ hệ mét và cỡ hệ AWG/kcmil được cho trong Bảng 1.

d Có thể chập đôi dây dẫn quy định cho dải dòng điện thử nghiệm cho trước.

e Các thanh dẫn cần được đặt thẳng đứng. Có thể đặt nằm ngang nếu được quy định bởi nhà chế tạo.

f Khi bốn thanh được sử dụng, chúng phải được chia thành hai bộ, mỗi bộ hai thanh với tâm của bộ này cách tâm của bộ kia không lớn hơn 100 mm.

Bảng 12 - Điện áp thử nghiệm chịu xung

Điệp áp chịu xung danh định

Uimp

kV

Điện áp thử nghiệm và độ cao so với mực nước biển tương ứng

U1,2/50

kV

Mực nước biển

200 m

500 m

1 000 m

2 000 m

0,33

0,35

0,35

0,35

0,34

0,33

0,5

0,55

0,54

0,53

0,52

0,5

0,8

0,91

0,9

0,9

0,85

0,8

1,5

1,75

1,7

1,7

1,6

1,5

2,5

2,95

2,8

2,8

2,7

2,5

4,0

4,8

4,8

4,7

4,4

4,0

6,0

7,3

7,2

7,0

6,7

6,0

8,0

9,8

9,6

9,3

9,0

8,0

12

14,8

14,5

14

13,3

12

CHÚ THÍCH: Bảng 12 sử dụng đặc tính của trường đồng nhất, trường hợp B (xem 2.5.62).

Bảng 12A - Điện áp thử nghiệm điện môi tương ứng với điện áp cách điện danh định

Điện áp cách điện danh định Ui

V

Điện áp thử nghiệm xoay chiều (hiệu dụng)

V

Điện áp thử nghiệm một chiều b, c

V

Ui £ 60

60 < Ui £ 300

300 < Ui £ 690

690 < Ui £ 800

800 < Ui £ 1 000

1 000 < Ui £ 1 500 a

1 000

1 500

1 890

2 000

2 200

-

1 415

2 120

2 670

2 830

3 110

3 820

a Chỉ đối với điện một chiều.

b Điện áp thử nghiệm dựa trên 4.1.2.3.1, đoạn thứ ba của IEC 60664-1.

c Điện áp thử nghiệm dòng điện một chiều chỉ có thể sử dụng nếu không thể đặt điện áp thử nghiệm xoay chiều. Xem thêm 3) b) ii) của 8.3.3.4.1.

Bảng 13 - Khe hở nhỏ nhất trong không khí

Điện áp chịu xung danh định Uimp

kV

Khe hở không khí nhỏ nhất, mm

 

Trường hợp A

Điều kiện trường không đồng nhất (xem 2.5.63)

Trường hợp B

Điều kiện trường đồng nhất lý tưởng (xem 2.5.62)

 

Độ nhiễm bẩn

Độ nhiễm bẩn

 

1

2

3

4

1

2

3

4

 

0,33

0,5

0,8

1,5

2,5

4,0

6,0

8,0

12

0,01

0,04

0,1

0,5

1,5

3

5,5

8

14

0,2

0,8

1,6

0,01

0,04

0,1

0,3

0,6

1,2

2

3

4,5

0,2

0,8

1,6

0,5

1,5

3

5,5

8

14

0,3

0,6

1,2

2

3

4,5

1,5

3

5,5

8

14

3

5,5

8

14

1,2

2

3

4,5

2

3

4,5

CHÚ THÍCH: Giá trị khe hở nhỏ nhất trong không khí dựa trên điện áp xung 1,2/50 ms, đối với áp suất khí là 80 kPa, tương đương với áp suất khí quyển bình thường ở độ cao 2 000 m so với mặt biển.

 

Bảng 14 - Điện áp thử nghiệm đặt lên các tiếp điểm mở của thiết bị thích hợp cho cách ly

Điện áp chịu xung danh định

Uimp

kV

Điện áp thử nghiệm và độ cao so với mực nước biển tương ứng

U1, 2/50

kV

Mực nước biển

200 m

500 m

1 000 m

2 000 m

0,33

0,5

0,8

1,5

2,5

4,0

6,0

8,0

12

1,8

1,8

1,8

2,3

3,5

6,2

9,8

12,3

18,5

1,7

1,7

1,7

2,3

3,5

6,0

9,6

12,1

18,1

1,7

1,7

1,7

2,2

3,4

5,8

9,3

11,7

17,5

1,6

1,6

1,6

2,2

3,2

5,6

9,0

11,1

16,7

1,5

1,5

1,5

2

3

5

8

10

15

Bảng 15 - Chiều dài đường rò nhỏ nhất

Điện áp cách điện danh định của thiết bị hoặc điện áp làm việc xoay chiều hiệu dụng hoặc một chiều 4), V

Chiều dài đường rò đối với thiết bị chịu ứng suất trong thời gian dài, mm

Mức nhiễm bẩn

Mức nhiễm bẩn

Mức nhiễm bẩn

Mức nhiễm bẩn

1 e

2 e

1

2

3

4

Nhóm vật liệu

Nhóm vật liệu

Nhóm vật liệu

Nhóm vật liệu

a

b

a

I

II

IIIa

IIIb

I

II

IIIa

IIIb

I

II

IIIa

IIIb

10

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

125

160

200

250

320

400

500

630

800

1 000

1 250

1 600

2 000

2 500

3 200

4 000

5 000

6 300

8 000

10 000

0,025

0,025

0,025

0,025

0,025

0,025

0,025

0,025

0,04

0,063

0,1

0,16

0,25

0,4

0,56

0,75

1

1,3

1,8

2,4

3,2

0,04

0,04

0,04

0,04

0,04

0,04

0,04

0,04

0,063

0,1

0,16

0,25

0,4

0,63

1

1,6

2

2,5

3,2

4

5

 

0,08

0,09

0,1

0,11

0,125

0,14

0,16

0,18

0,2

0,22

0,25

0,28

0,32

0,42

0,56

0,75

1

1,3

1,8

2,4

3,2

4,2

5,6

7,5

10

12,5

16

20

25

32

40

0,4

0,42

0,45

0,48

0,5

0,53

0,56

0,6

0,63

0,67

0,71

0,75

0,8

1

1,25

1,6

2

2,5

3,2

4

5

6,3

8

10

12,5

16

20

25

32

40

50

0,4

0,42

0,45

0,48

0,5

0,53

0,8

0,85

0,9

0,95

1

1,05

1,1

1,4

1,8

2,2

2,8

3,6

4,5

5,6

7,1

9

11

14

18

22

28

36

45

56

71

0,4

0,42

0,45

0,48

0,5

0,53

1,1

1,2

1,25

1,3

1,4

1,5

1,6

2

2,5

3,2

4

5

6,3

8

10

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

1

1,05

1,1

1,2

1,25

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,8

1,9

2

2,5

3,2

4

5

6,3

8

10

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

125

1

1,05

1,1

1,2

1,25

1,3

1,6

1,7

1,8

1,9

2

2,1

2,2

2,8

3,6

4,5

5,6

7,1

9

11

14

18

22

28

36

45

56

71

90

110

140

1

1,05

1,1

1,2

1,25

1,3

1,8

1,9

2

2,1

2,2

2,4

2,5

3,2

4

5

6,3

8

10

1,6

1,6

1,6

1,6

1,7

1,8

1,9

2

2,1

2,2

2,4

2,5

3,2

4

5

6,3

8

10

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

125

160

200

1,6

1,6

1,6

1,6

1,7

1,8

2,4

2,5

2,6

2,8

3

3,2

4

5

6,3

8

10

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

125

160

200

250

1,6

1,6

1,6

1,6

1,7

1,8

3

3,2

3,4

3,6

3,8

4

5

6,3

8

10

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

125

160

200

250

320

c

12,5

16

20

25

32

40

50

63

80

100

125

160

c

a Nhóm vật liệu I, II, IIIa, IIIb.

b Nhóm vật liệu I, II, IIIa.

c Giá trị của chiều dài đường rò trong vùng này không được thiết lập. Nhóm vật liệu IIIb nói chung không được khuyến cáo áp dụng trong mức nhiễm bẩn 3 với điện áp lớn hơn 630 V và mức nhiễm bẩn 4.

d Ngoại lệ, đối với điện áp cách điện danh định 127 V, 208 V, 415/440 V, 660/690 V và 830 V, có thể sử dụng chiều dài đường rò tương ứng với các giá trị nhỏ hơn một cách lần lượt 125 V, 200 V, 400 V, 630 V và 800 V.

e Các giá trị cho trong hai cột này áp dụng cho chiều dài đường rò của vật liệu làm tấm mạch in.

CHÚ THÍCH 1: Không xảy ra phóng điện hoặc ăn mòn trên cách điện chịu điện áp làm việc 32 V và nhỏ hơn. Tuy nhiên, khả năng ăn mòn điện phân phải được xem xét và do đó phải quy định chiều dài đường rò nhỏ nhất.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị điện áp được chọn theo chuỗi R10­.

Bảng 16 - Giá trị của hệ số công suất và hằng số thời gian tương ứng với dòng điện thử nghiệm, và tỷ số n giữa giá trị dòng điện đỉnh và giá trị dòng điện hiệu dụng (xem 8.3.4.3, điểm a))

Dòng điện thử nghiệm

A

Hệ số công suất

Hằng số thời gian

ms

n

I  £ 1 500

1 500 < I  £ 3 000

3 000 < I  £ 4 500

4 500 < I  £ 6 000

6 000 < I  £ 10 000

10 000 < I  £ 20 000

20 000 < I  £ 50 000

50 000 < I

0,95

0,9

0,8

0,7

0,5

0,3

0,25

0,2

5

5

5

5

5

10

15

15

1,41

1,42

1,47

1,53

1,7

2,0

2,1

2,2

Bảng 17 - Lực thử nghiệm lên cơ cấu điều khiển (xem 8.2.5.2.1)

Kiểu cơ cấu điều khiển *

Lực thử nghiệm a

Lực thử nghiệm nhỏ nhất, N

Lực thử nghiệm lớn nhất, N

Nút ấn (a)

Thao tác bằng một ngón tay (b)

Thao tác bằng hai ngón tay (c)

Thao tác bằng một tay (d và e)

Thao tác bằng hai tay (f và g)

3F

3F

3F

3F

3F

50

50

100

150

200

150

150

200

400

600

a F là lực tác động bình thường trong điều kiện còn mới. Lực thử nghiệm phải là 3 F với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất đã nêu và được đặt như thể hiện trên Hình 16.

Bảng 18 - Để trống

Bảng 19 - Để trống

Bảng 20 - Giá trị thử nghiệm cho thử nghiệm kéo rời ống (xem 8.2.7.1)

Ống được ấn định theo IEC 60981

Đường kính ống

Lực kéo


N

Bên trong
mm

Bên ngoài
mm

12 H

16 H đến 41 H

53 H đến 155 H

12,5

16,1 đến 41,2

52,9 đến 154,8

17,1

21,3 đến 48,3

60,3 đến 168,3

900

900

900

Bảng 21 - Giá trị thử nghiệm cho thử nghiệm uốn ống (xem 8.2.7.2)

Ống được ấn định theo IEC 60981

Đường kính ống

Mômen uốn


Nm

Bên trong
mm

Bên ngoài
mm

12 H

16 H đến 41 H

53 H đến 155 H

12,5

16,1 đến 41,2

52,9 đến 154,8

17,1

21,3 đến 48,3

60,3 đến 168,3

35 a

70

70

a Giá trị này được giảm xuống 17 Nm đối với các vỏ bọc chỉ có ống đầu vào, mà không có ống đầu ra.

Bảng 22 - Giá trị thử nghiệm cho thử nghiệm xoắn ống (xem 8.2.7.1 và 8.2.7.3)

Ống được ấn định theo IEC 60981

Đường kính ống

Mômen uốn


Nm

Bên trong
mm

Bên ngoài
mm

12 H

16 H đến 41 H

53 H đến 155 H

12,5

16,1 đến 41,2

52,9 đến 154,8

17,1

21,3 đến 48,3

60,3 đến 168,3

90

120

180

Bảng 23 - Thử nghiệm tương thích điện từ - Miễn nhiễm (xem 8.4.1.2)

Kiểu thử nghiệm

Mức thử nghiệm yêu cầu

Thử nghiệm miễn nhiễm phóng điện tĩnh điện IEC 61000-4-2

8 kV/phóng điện trong không khí
hoặc 4 kV/ phóng điện trên tiếp điểm

Thử nghiệm miễn nhiễm từ bức xạ trường điện từ tần số rađiô
IEC 61000-4-3

10 V/m

Thử nghiệm miễn nhiễm từ quá độ điện nhanh/bướu xung
IEC 61000-4-4

2 kV/5 kHz tại cổng nguồn

1 kV/5 kHz tại tín hiệu

Thử nghiệm miễn nhiễm từ đột biến 1,2/50 ms - 8/20 ms a
IEC 61000-4-5

2 kV (dây - đất)
1 kV (dây - dây)

Thử nghiệm miễn nhiễm với nhiễu dẫn gây ra bởi trường từ tần số rađiô (150 kHz đến 80 MHz)
IEC 61000-4-6

10 V

Thử nghiệm miễn nhiễm trường từ tần số công nghiệp
IEC 61000-4-8

30 A/m

Thử nghiệm miễn nhiễm do sụt áp
IEC 61000-4-11

Cấp 2 c, d, e

Cấp 3  c, d, e

0 % trong 0,5 chu kỳ và
0 % trong 1 chu kỳ
70 % trong 25/30 chu kỳ

0 % trong 0,5 chu kỳ và
0 % trong 1 chu kỳ
40 % trong 10/12 chu kỳ
70 % trong 25/30 chu kỳ

80 % trong 250/300 chu kỳ

Thử nghiệm miễn nhiễm do gián đoạn điện áp
IEC 61000-4-11

Cấp 2 c, d, e

Cấp 3  c, d, e

0 % trong 250/300 chu kỳ

0 % trong 250/300 chu kỳ

Miễn nhiễm với các hài trong nguồn cung cấp
IEC 61000-4-13

Không yêu cầu f

CHÚ THÍCH: Tiêu chí tính năng được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan dựa trên tiêu chí chấp nhận cho trong Bảng 24.

a Không áp dụng đối với cổng có điện áp danh định nhỏ hơn hoặc bằng 24 V.

b Chỉ áp dụng cho thiết bị có chứa các cơ cấu nhạy với trường từ tần số công nghiệp (xem 8.4.1.2.7).

c Phần trăm cho trong bảng nghĩa là phần trăm của điện áp làm việc danh định, ví dụ 0 % nghĩa là 0 V.

d Cấp 2 chỉ áp dụng cho các điểm của ghép nối chung và các điểm trong nhà máy có ghép nối chung trong môi trường công nghiệp nói chung.

Cấp 3 áp dụng cho các ghép nối trong nhà máy chỉ trong môi trường công nghiệp. Cấp này cần được xem xét khi phần chỉnh của tải được cấp thông qua bộ chuyển đổi; khi có máy hàn; khi các động cơ cỡ lớn thường xuyên khởi động hoặc khi các tải thay đổi nhanh.

Tiêu chuẩn sản phẩm phải nêu cấp có thể áp dụng.

e Giá trị đứng trước gạch chéo dùng cho thử nghiệm 50 Hz còn giá trị đứng sau dùng cho thử nghiệm 60 Hz.

f Các mức thử nghiệm đang được nghiên cứu.

Bảng 24 - Tiêu chí tính năng khi có các nhiễu điện từ

Hạng mục

Tiêu chí chấp nhận (tiêu chí tính năng trong các thử nghiệm)

A

B

C

Tính năng tổng thể

Không có thay đổi đáng kể về đặc tính tác động.

Tác động như dự kiến

Suy giảm tạm thời hoặc mất tính năng nhưng có thể tự phục hồi

Suy giảm tạm thời hoặc mất tính năng mà đòi hỏi người vận hành phải can thiệp hoặc đặt lại hệ thống a

Tác động các mạch động lực và mạch điều khiển

Không có tác động không mong muốn

Suy giảm tạm thời hoặc mất tính năng nhưng có thể tự phục hồi a

Suy giảm tạm thời hoặc mất tính năng mà đòi hỏi người vận hành phải can thiệp hoặc đặt lại hệ thống a

Tác động các màn hình và panen điều khiển

Không thay đổi thông tin hiển thị nhìn thấy được

Chỉ có sự thăng giáng nhẹ cường độ sáng của LED, hoặc các ký tự bị dịch chuyển một chút

Thay đổi hoặc mất tạm thời các thông tin nhìn thấy được

Chiếu xạ LED không mong muốn

Tắt hoặc mất hiển thị vĩnh viễn

Thông tin sai và/hoặc chế độ làm việc không cho phép mà nên rõ ràng hoặc nên cung cấp chỉ thị.

Không tự phục hồi được

Chức năng xử lý và cảm nhận thông tin

Không ảnh hưởng đến truyền thông và trao đổi dữ liệu với các thiết bị bên ngoài

Truyền thông bị ảnh hưởng tạm thời với sai số có thể có ghi lại được của thiết bị bên trong hoặc bên ngoài

Xử lý thông tin sai.

Mất dữ liệu và/hoặc thông tin

Truyền thông sai

Không tự phục hồi

a Các yêu cầu cụ thể phải được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn sản phẩm.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Thiết bị thử nghiệm dùng cho thử nghiệm uốn (xem 8.2.4.3 và Bảng 5)

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 - Dưỡng dạng A và dạng B (xem 8.2.4.5.2 và Bảng 7)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

F

- Phần tử chảy (8.3.3.5.2, điểm g))

Z

- Mạch tải (xem Hình 8)

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

 

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Nối tạm thời để hiệu chuẩn

l1

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm nối đất duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

Hình 3 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt của thiết bị một cực trên điện xoay chiều một pha hoặc trên điện một chiều (xem 8.3.3.5.2)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2, Ur3

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

N

- Trung tính của nguồn (hoặc trung tính giả)

F

- Phần tử chảy (8.3.3.5.2, điểm g))

Z

- Mạch tải (xem hình 8)

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Nối tạm thời để hiệu chuẩn

l1, l2

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm nối duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

CHÚ THÍCH 1: Ur1 có thể được nối giữa pha và trung tính.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp thiết bị được dùng trong hệ thống pha - đất hoặc nếu sơ đồ này được dùng cho thử nghiệm của trung tính và các cực liền kề của thiết bị 4 cực, thì F phải được nối với một pha của nguồn.

Trong trường hợp nguồn một chiều, F phải được nối với cực âm của nguồn.

CHÚ THÍCH 3: Ở Mỹ và Canađa, F phải được nối

- với một pha của nguồn đối với thiết bị được ghi nhãn với một giá trị Ue;

- với trung tính đối với thiết bị được ghi nhãn với hai điện áp (xem chú thích 5.2).

Hình 4 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt của thiết bị hai cực trên điện xoay chiều một pha hoặc trên điện một chiều (xem 8.3.3.5.2)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2

Ur3, Ur4

Ur5, Ur6

- Cảm biến điện áp

V

- Cơ cấu đo điện áp

N

- Trung tính của nguồn (hoặc trung tính giả)

F

- Phần tử chảy (8.3.3.5.2, điểm g))

Z

- Mạch tải (xem Hình 8)

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Nối tạm thời để hiệu chuẩn

l1, l2, l­3

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm đất duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

CHÚ THÍCH: Ur1, Ur2, Ur3 có thể được nối giữa pha và trung tính.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp thiết bị được dùng trong hệ pha - đất hoặc nếu sơ đồ này được dùng cho thử nghiệm của trung tính và các cực kề bên của thiết bị 4 cực, thì F phải được nối với một pha của nguồn.

Trong trường hợp nguồn một chiều, F phải được nối với cực âm của nguồn.

CHÚ THÍCH 3: Ở Mỹ và Canađa, F phải được nối

- với một pha của nguồn đối với thiết bị được ghi nhãn với một giá trị Ue;

- với trung tính đối với thiết bị được ghi nhãn với hai điện áp (xem chú thích 5.2).

Hình 5 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt của thiết bị ba cực
(xem 8.3.3.5.2)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2

Ur3, Ur4

Ur5, Ur6

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

N

- Trung tính của nguồn (hoặc trung tính giả)

F

- Phần tử chảy (8.3.3.5.2, điểm g))

Z

- Mạch tải (xem Hình 8)

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Nối tạm thời để hiệu chuẩn

l1, l2, l3

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm nối đất duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

CHÚ THÍCH: Ur1, Ur2, Ur3 có thể được nối giữa pha và trung tính.

Hình 6 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt của thiết bị bốn cực (xem 8.3.3.5.2)

Hình 7 - Lược đồ mô tả điện áp phục hồi qua các tiếp điểm của pha thứ nhất để phục hồi hoàn toàn trong điều kiện lý tưởng
(xem 8.3.3.5.2, điểm e))

S

- Nguồn

D

- Thiết bị thử nghiệm

C

- Công tắc lựa chọn để điều chỉnh pha

B

- Điốt

A

- Bộ ghi

Ra

- Điện trở

G

- Máy phát tần số cao

R

- Điện trở mạch tải

X

- Điện cảm mạch tải (8.3.3.5.2 điểm d))

Rp

- Điện trở song song

Cp

- Điện dung song song

l1, l2, l3

Cảm biến dòng điện

Vị trí tương quan của máy phát tần số cao và điốt phải như hình vẽ. Các điểm của mạch khác với điểm được chỉ ra trên hình không được nối đất.

Hình 8a - Sơ đồ phương pháp điều chỉnh mạch tải: điểm nối sao của tải được nối đất

S

- Nguồn

D

- Thiết bị thử nghiệm

C

- Công tắc lựa chọn để điều chỉnh pha

B

- Điốt

A

- Bộ ghi

Ra

- Điện trở

G

- Máy phát tần số cao

R

- Điện trở mạch tải

X

- Điện cảm mạch tải (8.3.3.5.2 điểm d))

Rp

- Điện trở song song

Cp

- Điện dung song song

l1, l2, l3

- Cảm biến dòng điện

Vị trí tương quan của máy phát tần số cao và điốt phải như hình vẽ. Các điểm mạch khác với điểm được chỉ ra trên hình không được nối đất.

Trong hình này, để ví dụ 1, 2 và 3 được đại diện cho vị trí tương ứng với điều chỉnh pha 1 (pha đầu tiên để phục hồi hoàn toàn) nối tiếp với pha 2 và 3 được nối song song.

Hình 8b - Sơ đồ phương pháp điều chỉnh mạch tải: điểm nối sao của nguồn được nối đất

S

- Nguồn

Ur1, Ur2

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

A

- Cơ cấu đóng

R1

- Điện trở điều chỉnh được

F

- Phần tử chảy (8.3.4.1.2, điểm d))

X

- Cảm kháng điều chỉnh được

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Nối tạm thời để hiệu chuẩn

L1

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

r

- Điện trở song song (8.3.4.1.2, điểm b))

CHÚ THÍCH: Tải điều chỉnh được X và R1 có thể được đặt hoặc ở phía điện áp cao hoặc ở phía điện áp thấp của mạch nguồn, cơ cấu đóng A được đặt ở phía điện áp thấp.

Hình 9 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt ngắn mạch của thiết bị một cực trên điện xoay chiều một pha hoặc trên điện một chiều (xem 8.3.4.1.2)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2, Ur3

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

A

- Cơ cấu dòng

R1

- Điện trở điều chỉnh được

N

- Trung tính của nguồn (hoặc trung tính giả)

F

- Phần tử chảy (8.3.4.1.2, điểm d))

X

- Cảm kháng điều chỉnh được

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Đấu nối tạm thời để hiệu chuẩn

L1, l2

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

r

- Điện trở song song ( 8.3.4.1.2, điểm b))

CHÚ THÍCH 1: Tải điều chỉnh được X và R1 có thể được đặt hoặc ở phía điện áp cao hoặc ở phía điện áp thấp của mạch nguồn, cơ cấu đóng A được đặt ở phía điện áp thấp.

CHÚ THÍCH 2: Ur1 có thể được nối giữa pha và trung tính.

CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp thiết bị được dùng trong hệ pha - đất hoặc nếu sơ đồ này được dùng cho thử nghiệm của trung tính và các cực liền kề của thiết bị 4 cực, thì F phải được nối với một pha của nguồn.

Trong trường hợp nguồn một chiều, F phải được nối với cực âm của nguồn.

CHÚ THÍCH 4: Ở Mỹ và Canađa, F phải được nối

- với một pha của nguồn đối với thiết bị được ghi nhãn với một giá trị Ue;

- với trung tính đối với thiết bị được ghi nhãn với hai điện áp (xem chú thích 5.2).

Hình 10 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt ngắn mạch của thiết bị hai cực trên điện xoay chiều một pha hoặc điện một chiều (xem 8.3.4.1.2)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2

Ur3, Ur4

Ur5, Ur6

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

A

- Cơ cấu đóng

R1

- Điện trở điều chỉnh được

N

- Trung tính của nguồn (hoặc trung tính giả)

F

- Phần tử chảy (8.3.4.1.2, điểm d))

X

- Cảm kháng điều chỉnh được

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Nối tạm thời để hiệu chuẩn

l1, l2, l3

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

r

- Điện trở song song (8.3.4.1.2, điểm b))

CHÚ THÍCH 1: Tải điều chỉnh được X và R1 có thể được đặt hoặc ở phía điện áp cao hoặc ở phía điện áp thấp của mạch nguồn, cơ cấu đóng A được đặt ở phía điện áp thấp.

CHÚ THÍCH 2: Ur1, Ur2, Ur3 có thể được nối giữa pha và trung tính.

CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp thiết bị được dùng trong hệ pha - đất hoặc nếu sơ đồ này được dùng cho thử nghiệm của trung tính và các cực liền kề của thiết bị 4 cực, thì F phải được nối với một pha của nguồn.

CHÚ THÍCH 4: Ở Mỹ và Canađa, F phải được nối

- với một pha của nguồn đối với thiết bị được ghi nhãn với một giá trị Ue;

- với trung tính đối với thiết bị được ghi nhãn với hai điện áp (xem chú thích 5.2).

Hình 11 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt ngắn mạch của thiết bị ba cực (xem 8.3.4.1.2)

S

- Nguồn

Ur1, Ur2

Ur3, Ur4

Ur5, Ur6

- Cảm biến điện áp

V

- Đồng hồ đo điện áp

R1

- Điện trở điều chỉnh được

N

- Trung tính của nguồn (hoặc trung tính giả)

F

- Phần tử chảy (8.3.4.1.2, điểm d))

X

- Cảm kháng điều chỉnh được

RL

- Điện trở giới hạn dòng sự cố

A

- Cơ cấu đóng

D

- Thiết bị thử nghiệm (kể cả cáp nối)

CHÚ THÍCH: Nét bao ngoài gồm cả lưới kim loại hoặc vỏ bọc.

B

- Đấu nối tạm thời để hiệu chuẩn

l1, l2, l3

- Cảm biến dòng điện

T

- Đất - Chỉ một điểm đất duy nhất (phía tải hoặc phía nguồn)

r

- Điện trở song song (8.3.4.1.2, điểm b))

CHÚ THÍCH 1: Tải điều chỉnh được X và R1 có thể được đặt hoặc ở phía điện áp cao hoặc ở phía điện áp thấp của mạch nguồn, cơ cấu đóng A được đặt ở phía điện áp thấp.

CHÚ THÍCH 2: Ur1, Ur2, Ur3 có thể được nối giữa pha và trung tính.

CHÚ THÍCH 3: Nếu yêu cầu thử nghiệm bổ sung giữa trung tính và cực liền kề, thì bỏ đấu nối C­1 và C2.

Hình 12 - Sơ đồ mạch thử nghiệm để kiểm tra khả năng đóng và cắt ngắn mạch của thiết bị bốn cực (xem 8.3.4.1.2)

a) Hiệu chuẩn mạch

A1 Giá trị đỉnh kỳ vọng của dòng điện đóng

 Dòng điện cắt đối xứng kỳ vọng (giá trị hiệu dụng)

 Điện áp đặt (giá trị hiệu dụng).

 

b) Thao tác O hoặc CO

 Nguồn cung cấp (giá trị hiệu dụng)

 

Khả năng đóng (giá trị đỉnh) = A1 (xem 8.3.4.1.8, điểm b) và c))

Khả năng cắt (giá trị hiệu dụng) =  (xem 8.3.4.1.8, điểm b) và c))

CHÚ THÍCH 1: Biên độ của đường điện áp, sau khi bắt đầu dòng điện thử nghiệm, thay đổi theo vị trí tương đối của thiết bị đang đóng, theo tổng trở thay đổi được, theo cảm biến điện áp và theo sơ đồ mạch thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 2: Coi rằng thời điểm đóng trùng với thời điểm hiệu chuẩn và thử nghiệm.

Hình 13 - Ví dụ về báo cáo thử nghiệm đóng và cắt ngắn mạch trong trường hợp thiết bị một cực trên điện xoay chiều một pha (xem 8.3.4.1.8)

a) Hiệu chuẩn mạch điện

Dòng điện đóng đỉnh kỳ vọng - A2

b) Đồ thị dao động tương ứng với thao tác cắt sau khi dòng điện đạt được giá trị lớn nhất

Khả năng cắt ngắn mạch: Dòng điện l = A ở điện áp U = B1

Khả năng đóng ngắn mạch: Dòng điện l = A2 ở điện áp U = B

c) Đồ thị dao động tương ứng với thao tác cắt trước khi dòng điện đạt giá trị lớn nhất

Khả năng cắt ngắn mạch: Dòng điện I = A2 ở điện áp U = B2

Khả năng đóng ngắn mạch: Dòng điện l = A2 ở điện áp U = B

Hình 14 - Kiểm tra khả năng đóng và cắt ngắn mạch trên điện một chiều (xem 8.3.4.1.8)

l1

l2

l3

A2

Hiệu chuẩn lần 1

Dòng cắt thực

Hiệu chuẩn lần 2

Khả năng cắt

Hình 15 - Xác định dòng cắt kỳ vọng khi hiệu chuẩn lần 1 của mạch thử nghiệm được thực hiện ở dòng điện nhỏ hơn khả năng cắt (xem 8.3.4.1.8, điểm b))

Hình 16 - Lực thử nghiệm cơ cấu điều khiển (xem 8.2.5.2.1 và Bảng 17)

Hình 17 - Ví dụ về các cổng

Hình 18 - Bố trí thử nghiệm để kiểm tra miễn nhiễm phóng điện tĩnh điện

a Xem IEC 61000-4-3.

Hình 19 - Bố trí thử nghiệm để kiểm tra miễn nhiễm với trường điện từ tần số rađiô bức xạ

Chú giải

HF Mối nối tần số cao

Hình 20 - Bố trí thử nghiệm để kiểm tra miễn nhiễm với quá độ điện nhanh/bướu xung

Chú giải

CDN: mạng ghép nối-khử ghép

CHÚ THÍCH: Thay cho mạng ghép nối-khử ghép M1, mạng ghép nối-khử ghép M2 hoặc M3 có thể sử dụng trong trường hợp hai hoặc ba dây nối, khi áp dụng được, được nối với cùng một điểm trên EUT.

Hình 21 - Bố trí thử nghiệm để kiểm tra miễn nhiễm với nhiễu dẫn phát ra bởi trường tần số rađiô trên đường dây tải điện

Chú giải

AE Thiết bị phụ trợ

Kẹp EM Kẹp điện từ

Hình 22 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm để kiểm tra miễn nhiễm với nhiễu dẫn gây ra bởi trường từ tần số rađiô trên các đường truyền tín hiệu khi các CDN không thích hợp.

Chú giải

A

B

C1

C2

đất an toàn

đến nguồn cung cấp

mạch cung cấp

mạch tín hiệu

D

E

G

H

đến nguồn tín hiệu, bộ mô phỏng

đầu nối đất

bộ phát thử nghiệm

cường độ trường từ

l

L

S

dòng điện cảm ứng

đường truyền thông

vật đỡ cách điện

Hình 23 - Bố trí thử nghiệm để kiểm tra miễn nhiễm với trường từ tần số công nghiệp

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Ví dụ về loại sử dụng đối với thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp

Bản chất dòng điện

Loại

Các ứng dụng điển hình

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan

Xoay chiều

AC-20

AC-21

AC-22


AC-23

Đóng và cát trong điều kiện không tải

Đóng cắt tải điện trở, kể cả quá tải vừa phải

Đóng cắt tải điện cảm và điện trở kết hợp, kể cả quá tải vừa phải

Đóng cắt tải động cơ hoặc tải điện cảm cao khác

IEC 60947-3

AC-1

AC-2

AC-3


AC-4

AC-5a

AC-5b

AC-6a

AC-6b

AC-8a

 

AC-8b

Tải điện cảm nhỏ hoặc không điện cảm, lò điện trở

Động cơ vành trượt: khởi động, cắt điện

Động cơ lồng sóc: khởi động, cắt điện động cơ khi đang chạy

Động cơ lồng sóc: khởi động, hãm ngượca, nhắpb

Đóng cắt mạch điều khiển đèn phóng điện

Đóng cắt các đèn sợi đốt

Đóng cắt máy biến áp

Đóng cắt dãy tụ điện

Điều khiển động cơ máy nén của tủ lạnh kiểu kín có bộ nhả quá tải t lại bằng tay

Điều khiển động cơ máy nén của tủ lạnh kiểu kín có bộ nhả quá tải đặt lại tự động

TCVN 6592-4-1 (IEC 60947-4-1)

AC-52a

Điều khiển stato của động cơ vành truợt: chế độ 8 h với dòng điện tải dùng để khởi động, gia tốc, vận hành

IEC 60947-4-2

AC-52b

Điều khiển stato của động cơ vành trượt: chế độ gián đoạn

AC-53a

Điều khiển động cơ lồng sóc: chế độ 8 h với dòng điện tải dùng để khởi động, gia tốc, vận hành

AC-53b

Điều khiển stato của động cơ lồng sóc: chế độ gián đoạn

AC-58a

Điều khiển động cơ máy nén của tủ lạnh kiểu kín có bộ nhả quá tải đặt lại bằng tay: chế độ 8 h với dòng điện tải dùng để khởi động, tăng tốc, vận hành

AC-58b

Điều khiển động cơ máy nén của tủ lạnh kiểu kín có bộ nhả quá tải đặt lại tự động: chế độ gián đoạn

AC-51

AC-55a

AC-55b

AC-56a

AC-56b

Tải điện cảm nhỏ hoặc không điện cảm, lò điện trở

Đóng cắt mạch điều khiển đèn phóng điện

Đóng cắt các đèn sợi đốt

Đóng cắt máy biến áp

Đóng cắt dãy tụ điện

IEC 60947-4-3

AC-12


AC-13

AC-14

AC-15

Điều khiển tải điện trở và tải bán dẫn có cách ly bằng bộ ghép quang

Điều khiển tải bán dẫn có cách ly bằng biến áp

Điều khiển tải điện từ cỡ nhỏ

Điều khiển tải điện từ xoay chiều

IEC 60947-5-1

AC-12

AC140

Điều khiển tải điện trở và tải bán dẫn có cách ly quang

Điều khiển tải điện từ có dòng điện giữ (đóng) £ 0,2 A, ví dụ rơle côngtắctơ

IEC 60947-5-2

AC-31

Tải điện cảm nhỏ hoặc không điện cảm

 

AC-33

Tải động cơ hoặc tải hỗn hợp bao gồm động cơ, tải điện trở và tải đèn sợi đốt đến 30 %

AC-35

Tải bóng đèn phóng điện

AC-36

Tải bóng đèn sợi đốt

AC-40

Mạch phân phối gồm tải điện trở và phản kháng phối hợp có vectơ tổng hợp phản kháng cảm ứng

IEC 60947-3

AC-41

AC-42

AC-43


AC-44

AC45a

AC-45b

Tải điện cảm nhỏ hoặc không điện cảm, lò điện trở

Động cơ vành trượt: khởi động, cắt điện

Động cơ lồng sóc: khởi động, cắt điện động cơ khi đang chạy

Động cơ lồng sóc: khởi động, hãm ngượca,nhắpb

Đóng cắt mạch điều khiển đèn phóng điện

Đóng cắt các đèn sợi đốt

AC-7a


AC-7b

Tải điện cảm nhỏ dùng cho thiết bị gia dụng và các ứng dụng tương tự

Tải động cơ dùng cho các ứng dụng gia dụng

IEC 61095

Xoay chiều và một chiều

A


B

Bảo vệ các mạch điện không có dòng chịu ngắn hạn danh định

Bảo vệ các mạch điện có dòng chịu ngắn hạn danh định

TCVN 6592-2 (IEC 60947-2)

Một chiều

DC-20

DC-21

Đóng và cắt trong các điều kiện không tải.

Đóng cắt tải điện trở, kể cả quá tải vừa phải

IEC 60947 - 3

DC-22

Đóng cắt tải điện cảm và điện trở kết hợp, kể cả quá tải vừa phải (ví dụ động cơ kích thích song song)

DC-23

Đóng cắt tải điện cảm cao (ví dụ động cơ kích thích nối tiếp)

DC-1

Tải điện cảm nhỏ hoặc không điện cảm, lò điện trở

IEC 60947-4-1

DC-3

Động cơ kích thích song song, khởi động, hãm ngược1), nhắp 2). Hãm động năng động cơ

DC-5

Động cơ kích thích nối tiếp, khởi động, hãm ngựợc1), nhắp2). Hãm động năng động cơ

DC-6

Đóng cắt các đèn sợi đốt

DC-12


DC-13

DC-14

Điều khiển tải điện trở và tải bán dẫn có cách ly bằng bộ ghép quang

Điều khiển nam châm điện một chiều

Điều khiển tải điện từ một chiều có điện trở hạn chế trong mạch

IEC 60947-5-1

DC-12

DC-13

Điều khiển tải điện trở và tải bán dẫn có cách ly bằng bộ ghép quang

Điều khiển nam châm điện

IEC 60947-5-2

DC-31

DC-33

DC-36

Tải điện trở

Tải động cơ hoặc tải hỗn hợp kể cả động cơ

Tải bóng đèn sợi đốt

IEC 60947-6-1

DC-40

Mạch phân phối gồm tải điện trở và phản kháng phối hợp có thành phần phản kháng cảm ứng tổng hợp

IEC 60947-6-2

DC-41

Tải điện cảm nhỏ hoặc không điện cảm, lò điện trở

DC-43

Động cơ kích thích song song, khởi động, hãm ngược1), nhắp 2). Hãm động năng động cơ một chiều

DC-45

Động cơ kích thích nối tiếp, khởi động, hãm ngược1), nhắp2). Hãm động năng động cơ một chiều

DC-46

Đóng cắt các đèn sợi đốt

a Hãm ngược được hiểu là dừng hoặc đảo chiều động cơ ngay lập tức bằng cách đảo các dây nối ban đầu của động cơ trong khi động cơ đang chạy.

b Nhắp được hiểu là cấp điện cho một động cơ hoặc cấp lặp lại trong thời gian ngắn để đạt được chuyển động nhỏ của cơ cấu truyền động.

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Sử dụng thiết bị khi điều kiện vận hành khác với điều kiện bình thường

Nếu các điều kiện vận hành cũng như các ứng dụng khác với các điều kiện và ứng dụng trong tiêu chuẩn này thì người sử dụng phải nêu ra các khác biệt so với điều kiện tiêu chuẩn và phải tham khảo ý kiến của nhà chế tạo về sự thích hợp của thiết bị để sử dụng trong các điều kiện sai khác đó.

B.1. Ví dụ về điều kiện khác với điều kiện bình thường

B.1.1. Nhiệt độ không khí môi trường

Dải nhiệt độ môi trường dự kiến có thể thấp hơn -5 °C hoặc cao hơn +40 °C.

B.1.2. Độ cao so với mặt biển

Độ cao so với mặt biển của chỗ lắp đặt cao hơn 2 000 m.

B.1.3. Điều kiện khí quyển

Khí quyển tại nơi lắp đặt thiết bị có thể có độ ẩm tương đối cao hơn các giá trị quy định trong 6.1.3 hoặc có chứa bụi, axít, các khí ăn mòn, v.v... quá mức bình thường.

Thiết bị được lắp đặt ở sát biển.

B.1.4. Điều kiện lắp đặt

Thiết bị có thể được lắp đặt trên thiết bị di động, hoặc giá đỡ của nó có thể bị nghiêng tư thế lâu dài hoặc nghiêng tạm thời (thiết bị lắp trên tàu, xe) hoặc thiết bị có thể phải chịu xóc hoặc rung không bình thường.

B.2. Nối với các thiết bị điện khác

Người sử dụng phải thông tin đến nhà chế tạo về loại và kích thước của các đấu nối điện đến các thiết bị điện khác để cung cấp vỏ bọc và đầu nối thoả mãn các điều kiện lắp đặt và độ tăng nhiệt quy định trong tiêu chuẩn này và/hoặc tiêu chuẩn sản phẩm liên quan và để cung cấp không gian, trong trường hợp cần thiết, để dàn trải các dây dẫn bên trong vỏ bọc.

B.3. Tiếp điểm phụ

Người sử dụng phải quy định số lượng và loại tiếp điểm phụ cần được cung cấp để đáp ứng các yêu cầu như tạo tín hiệu, khoá liên động và các chức năng tương tự.

B.4. Ứng dụng đặc biệt

Người sử dụng phải cho nhà chế tạo biết nếu thiết bị cần được dùng vào các ứng dụng đặc biệt mà tiêu chuẩn này và/hoặc tiêu chuẩn sản phẩm liên quan không đề cập.

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

Cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc

Giới thiệu

Trong trường hợp nhà chế tạo có nêu mã IP cho thiết bị có vỏ bọc và cho thiết bị có vỏ lắp liền thì thiết bị phải phù hợp với yêu cầu của TCVN 4255 (IEC 60529), và phù hợp với các sửa đổi và bổ sung dưới đây.

CHÚ THÍCH: Hình C.1 đưa thêm các thông tin để dễ hiểu về mã IP được đề cập trong TCVN 4255 (IEC 60529).

Các điều khoản của TCVN 4255 (IEC 60529) có thể áp dụng cho thiết bị có vỏ bọc được cụ thể hoá trong phụ lục này.

Việc đánh số các điều khoản của phụ lục này tương ứng với việc đánh số của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này áp dụng cho các cấp bảo vệ của thiết bị đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc ở điện áp danh định không vượt quá 1 000 V xoay chiều hoặc 1 500 V một chiều, dưới đây gọi là "thiết bị".

C.2. Đối tượng

Áp dụng Điều 2 của TCVN 4255 (IEC 60529) cùng với các yêu cầu bổ sung của phụ lục này.

C.3. Định nghĩa

Áp dụng Điều 3 của TCVN 4255 (IEC 60529), ngoài ra "vỏ bọc "(3.1) được thay bằng định nghĩa sau đây, các chú thích 1 và 2 giữ nguyên.

"Bộ phận cung cấp cấp bảo vệ quy định của thiết bị để chống các ảnh huởng nhất định từ bên ngoài và cấp bảo vệ quy định để chống tiếp cận hoặc tiếp xúc với các bộ phận mang điện và các bộ phận chuyển động".

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này nêu trong 2.1.16 của tiêu chuẩn này tương tự với IEV 441-13-01 áp dụng cho các cụm lắp ráp.

C.4. Ký hiệu

Áp dụng Điều 4 của TCVN 4255 (IEC 60529), ngoại trừ đối với các chữ cái H, M và S.

C.5. Cấp bảo vệ chống tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm và chống sự xâm nhập của vật rắn từ bên ngoài được thể hiện bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Áp dụng Điều 5 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.6. Cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của nước được thể hiện bằng chữ số đặc trưng thứ hai

Áp dụng Điều 6 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.7. Cấp bảo vệ chống tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm được thể hiện bằng chữ cái bổ sung

Áp dụng Điều 7 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.8. Chữ cái phụ

Áp dụng Điều 8 của TCVN 4255 (IEC 60529), trừ các chữ H, M và S.

C.9. Ví dụ về ký hiệu mã IP

Áp dụng Điều 9 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.10. Ghi nhãn

Áp dụng Điều 10 của TCVN 4255 (IEC 60529) cùng với bổ sung sau đây:

Nếu mã IP chỉ được ký hiệu cho một vị trí lắp đặt thì mã phải được thể hiện bằng ký hiệu 0623 của ISO 7000 đặt bên cạnh mã IP để quy định cho vị trí đó của thiết bị, ví dụ lắp đặt thẳng đứng:

C.11. Yêu cầu chung đối với thử nghiệm

C.11.1. Áp dụng 11.1 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.11.2. Áp dụng 11.2 của TCVN 4255 (IEC 60529) cùng với bổ sung sau đây:

Tất cả các thử nghiệm được thực hiện trong tình trạng không có điện.

Một số cơ cấu nhất định (ví dụ bề mặt lộ ra của nút bấm) có thể kiểm tra bằng cách xem xét.

Nhiệt độ của mẫu thử nghiệm không được chênh lệch quá 5 °C so với nhiệt độ môi trường thực tế.

Trong trường hợp thiết bị được lắp đặt trong một vỏ bọc rỗng mà vỏ bọc này đã có mã IP (xem 11.5 của TCVN 4255 (IEC 60529)), thì áp dụng các yêu cầu sau:

a) Đối với IP1X đến IP4X và các chữ cái bổ sung từ A đến D.

Trường hợp này phải được kiểm tra bằng cách xem xét và phải phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo vỏ bọc.

b) Đối với thử nghiệm chống bụi IP6X.

Trường hợp này phải được kiểm tra bằng cách xem xét và phải phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo vỏ bọc.

c) Đối với thử nghiệm chống bụi IP5X và thử nghiệm chống nước từ IPX1 đến IPX8.

Chỉ yêu cầu thử nghiệm thiết bị có vỏ bọc trong trường hợp sự xâm nhập của bụi hoặc nước có thể làm giảm khả năng làm việc của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm chống bụi IP5X và thử nghiệm chống nước từ IPX1 đến IPX8 cho phép một lượng bụi và nước nhất định xâm nhập vào thiết bị, miễn là không gây ảnh huởng có hại. Do vậy, từng thiết bị được bố trí bên trong cần được coi là riêng rẽ.

C.11.3. Áp dụng 11.3 của TCVN 4255 (IEC 60529) cùng với bổ sung sau:

Các lỗ thoát nước và lỗ thông gió được coi là các lỗ hở bình thường.

C.11.4. Áp dụng 11.4 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.11.5. Áp dụng 11.5 của TCVN 4255 (IEC 60529) trong trường hợp một vỏ bọc rỗng được sử dụng như một bộ phận hợp thành của thiết bị có vỏ bọc.

C.12. Thử nghiệm đối với bảo vệ chống tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm được thể hiện bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Áp dụng Điều 12 của TCVN 4255 (IEC 60529), ngoại trừ 12.3.2.

C.13. Thử nghiệm đối với bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn từ bên ngoài được thể hiện bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Áp dụng Điều 13 của TCVN 4255 (IEC 60529), ngoại trừ đối với:

C.13.4. Thử nghiệm bụi đối với chữ số đặc trưng thứ nhất là 5 và 6

Thiết bị có vỏ bọc có cấp bảo vệ IP5X phải được thử nghiệm theo vỏ ngoài loại 2 của 13.4 của TCVN 4255 (IEC 60529).

CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể dùng cho thiết bị có cấp bảo vệ IP5X có thể yêu cầu thử nghiệm theo vỏ ngoài loại 1 của 13.4 của TCVN 4255 (IEC 60529).

Thiết bị có vỏ bọc có cấp bảo vệ IP6X phải được thử nghiệm theo vỏ ngoài loại 1 của 13.4 của TCVN 4255 (IEC 60529).

CHÚ THÍCH 2: Đối với các thiết bị có vỏ ngoài theo tiêu chuẩn này, cấp bảo vệ IP5X nhìn chung là phù hợp.

C.13.5.2. Điều kiện chấp nhận đối với chữ số đặc trưng thứ nhất là 5

Bổ sung các nội dung sau:

Trong trường hợp lắng đọng bụi có thể gây nghi ngờ đến hoạt động đúng và an toàn của thiết bị thì việc thực hiện ổn định trước và thử nghiệm điện môi phải như sau:

Sau khi thử nghiệm bụi, việc ổn định trước phải được kiểm tra bằng thử nghiệm Cab: nóng ẩm, không đổi theo TCVN 7699-2-78 (IEC 60068-2-78) trong các điều kiện thử nghiệm dưới đây.

Thiết bị phải được chuẩn bị sao cho bụi lắng đọng phải chịu thử nghiệm bằng cách tháo rời cửa hoặc mở tấm đậy và/hoạc các bộ phận có thể tháo rời, nếu có thể mà không cần sử dụng dụng cụ.

Trước khi đặt vào buồng thử, mẫu phải được cất giữ ở nhiệt độ phòng ít nhất là 4 h trước khi thử nghiệm.

Thời gian thử nghiệm phải là 24 h liên tục.

Sau giai đoạn này, thiết bị được đưa đến buồng thử trong khoảng vòng 15 min và phải chịu thử nghiệm điện môi tần số công nghiệp trong 1 min, giá trị điện áp thử lớn nhất là 2Ue nhưng tối thiểu là 1 000 V.

C.14. Thử nghiệm đối với bảo vệ chống nước được chỉ ra bằng con số đặc trưng thứ hai

C.14.1. Áp dụng 14.1 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.14.2. Áp dụng 14.2 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.14.3. Áp dụng 14.3 của TCVN 4255 (IEC 60529), có bổ sung như sau:

Sau đó thiết bị phải chịu thử nghiệm điện môi tần số công nghiệp trong 1 min, giá trị điện áp thử lớn nhất là 2Ue, tối thiểu phải là 1 000 V.

C.15. Thử nghiệm đối với bảo vệ chống tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm được thể hiện bằng chữ cái bổ sung

Áp dụng Điều 15 của TCVN 4255 (IEC 60529).

C.16. Tóm tắt trách nhiệm của các ban kỹ thuật liên quan

Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải quy định danh mục các thông tin chi tiết để làm hướng dẫn, như trong Phụ lục B của TCVN 4255 (IEC 60529), có tính đến các quy định bổ sung trên đây trong Phụ lục C này.

Có thêm các hình vẽ bổ sung để dễ hiểu về mã IP (xem Hình C.1).

C.1a- Chữ số đặc trưng thứ nhất

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn

Bảo vệ con người khỏi tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm bằng:

IP

Yêu cầu

Ví dụ

0

Không bảo vệ

Không bảo vệ

1

Không cho phép lọt hoàn toàn hình cầu có đường kính 50 mm. Không cho phép tiếp xúc với bộ phận nguy hiểm

Mu bàn tay

2

Không cho phép lọt hoàn toàn hình cầu có đường kính 12,5 mm. Que thử tiêu chuẩn có khớp phải có đủ khoảng trống đến bộ phận nguy hiểm.

Ngón tay

3

Không lọt đầu tiếp cận đường kính 2,5 mm

Dụng cụ

4

Không lọt đầu tiếp cận đường kính 1,0 mm

Sợi dây

5

Cho phép lượng bụi xâm nhập có giới hạn (không lắng đọng có hại)

Sợi dây

6

Bảo vệ hoàn toàn chống bụi xâm nhập

Sợi dây

Hình C.1 - Mã IP

C.1b- Chữ số đặc trưng thứ hai

Bảo vệ chống sự xâm nhập có hại của nước

Bảo vệ chống nước

IP

Diễn giải

Ví dụ

0

Không bảo vệ

Không bảo vệ

1

Bảo vệ chống nước rơi thẳng đứng, cho phép lượng xâm nhập có giới hạn.

Rơi thẳng đứng

2

Bảo vệ chống nước rơi thẳng đứng với vỏ bọc nghiêng một góc 15° so với phương thẳng đứng cho phép lượng xâm nhập có giới hạn

Nước rơi nghiêng một góc đến 15° so với phương thẳng đứng

3

Bảo vệ chống nước phun nghiêng 60° so với phương thẳng đứng. Cho phép lượng xâm nhập có giới hạn

Phun có giới hạn về góc phun

4

Bảo vệ chống nước bắn vào từ mọi hướng. Cho phép lượng xâm nhập có giới hạn

Bắn toé vào từ mọi hướng

5

Bảo vệ chống tia nước. Cho phép lượng xâm nhập có giới hạn

Phun thành tia từ mọi huớng

6

Bảo vệ chống tia nước mạnh. Cho phép lượng xâm nhập có giới hạn

Phun mạnh thành tia từ mọi hướng

7

Bảo vệ chống ảnh hưởng của ngập nước trong khoảng 15 cm đến 1 m

Ngâm tạm thời

8

Bảo vệ chống ngập nước lâu dài có áp suất

Ngâm liên tục

Hình C.1 (tiếp theo)

C.1c - Chữ cái bổ sung (tùy chọn)

IP

Yêu cầu

Ví dụ

Bảo vệ con người chống tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm bằng:

A

Để sử dụng với chữ số đặc trưng thứ nhất là 0

Hình cầu đường kính 50 mm lọt vào đến tấm chắn không được tiếp xúc với bộ phận nguy hiểm

Mu bàn tay

B

Để sử dụng với chữ số đặc trưng thứ nhất là 0 và 1

Que thử tiêu chuẩn lọt vào đến tối đa là 80 mm, không được tiếp xúc với bộ phận nguy hiểm

Ngón tay

C

Để sử dụng với chữ số đặc trưng thứ nhất là 1 và 2

Sợi dây có đường kính 2,5 mm, dài 100 mm không được tiếp xúc với bộ phận nguy hiểm khi mặt chặn hình cầu bị uốn vào một phần

Dụng cụ

D

Để sử dụng với chữ số đặc trưng thứ nhất là 2 và 3

Sợi dây có đường kính 1,0 mm, dài 100 mm không được tiếp xúc với bộ phận nguy hiểm khi mặt chặn hình cầu bị uốn vào một phần.

Sợi dây

Hình C.1 (kết thúc)

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

Ví dụ của đầu nối

Ép gián tiếp qua bộ phận trung gian

A - Bộ phận cố định

B - Vòng đệm hoặc tấm kẹp

C - Cơ cấu chống tở dây

D - Không gian dành cho ruột dẫn

CHÚ THÍCH: Ví dụ cho ở đây không cấm ruột dẫn được tẽ ra theo cả hai phía của vít.

Đầu nối có ren

Đầu nối kiểu có ren trong đó ruột dẫn được kẹp bên dưới của một hoặc nhiều mũ vít. Lực ép có thể đặt trực tiếp bằng mũ vít hoặc thông qua bộ phận trung gian, ví dụ như vòng đệm, tấm kẹp hoặc cơ cấu chống tở dây.

Hình D.1 - Đầu nối có ren

Đầu nối ép gián tiếp

A - Bộ phận cố định

B - Thân của cơ cấu kẹp

D - Không gian dành cho ruột dẫn

Đầu nối kiểu trụ

Đầu nối kiểu có ren trong đó ruột dẫn được đặt vào lỗ hoặc hốc, trong trường hợp dây được kẹp bên dưới thân của vít hoặc các vít. Lực ép có thể đặt trực tiếp bằng thân vít hoặc thông qua bộ phận trung gian để lực ép được truyền bằng thân vít.

Hình D.2 - Đầu nối kiểu trụ

A - Bộ phận cố định

B - Vòng đệm hoặc tấm kẹp

C- Cơ cấu chống tở dây

D - Không gian dành cho ruột dẫn

E - Bu lông

CHÚ THÍCH: Bộ phận giữ ruột dẫn ở vị trí của nó có thể là vật liệu cách điện, nhưng lực nén cần thiết để kẹp ruột dẫn không được truyền qua vật liệu cách điện.

Đầu nối bulông

Đầu nối kiểu có ren, trong đó ruột dẫn được kẹp bên dưới một hoặc hai đai ốc. Lực ép có thể đặt trực tiếp-bằng đai ốc có hình dáng thích hợp hoặc qua bộ phận trung gian, như là vòng đệm, tấm kẹp hoặc cơ cáu chống tở dây.

Hình D.3 - Đầu nối bulông

A-Yên ngựa

B - Bộ phận cố định

C - Bu lông

D - Không gian dành cho ruột dẫn

Đầu nối kiểu yên ngựa

Đầu nối kiểu có ren trong đó ruột dẫn được kẹp bên dưới một tấm kẹp hình yên ngựa bằng hai hay nhiều vít hoặc đai ốc.

Hình D.4 - Đầu nối kiểu yên ngựa

A - Phuong tiện hãm

B - Đầu cốt của cáp hoặc thanh dẫn

E - Bộ phận cố định

F - Bu lông

Đầu nối kiểu lỗ

Đầu nối bắt vít hoặc đầu nối bắt bu lông được thiết kế để kẹp đầu cốt của cáp hoặc kẹp thanh dẫn bằng vít hoặc đai ốc.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về kích thước bao ngoài của đầu cốt cáp được cho trong Phụ lục P.

Hình D.5 - Đầu nối kiểu lỗ

A - Bộ phận cố định

D - Không gian giành cho ruột dẫn

Đầu nối măng sông

Đầu nối kiểu bắt ren trong đó ruột dẫn được kẹp chặt áp xuống đáy rãnh xẻ trong thân bulông bằng một đai ốc. Ruột dẫn được kẹp chặt áp xuống đáy rãnh xẻ nhờ một vòng đệm có hình dáng thích hợp đặt bên dưới đai ốc, nếu đai ốc dạng đai ốc mũ, thì áp xuống đáy rãnh xẻ nhờ một chốt ở giữa hoặc bằng phương tiện tác dụng tương đương để truyền lực ép từ đai ốc đến ruột dẫn bên trong rãnh.

Hình D.6 - Đầu nối măng sông

Hình D.7 - Đầu nối không bắt ren

 

PHỤ LỤC E

(tham khảo)

Mô tả phương pháp để điều chỉnh mạch điện tải

Để điều chỉnh mạch điện tải để đạt được các đặc tính đã mô tả trên đây, trên thực tế có thể áp dụng một số phương pháp cụ thể. Dưới đây mô tả một trong các phương pháp đó.

Sơ đồ nguyên lý thể hiện trên Hình 8.

Tần số dao động f của điện áp phục hồi quá độ và giá trị của hệ số g về thực chất được xác định bằng tần số vốn có và sự suy giảm của mạch điện tải. Vì các giá trị này phụ thuộc vào điện áp và tần số đặt vào mạch, nên việc điều chỉnh có thể thực hiện bằng cách đóng điện cho mạch điện tải từ nguồn xoay chiều, có điện áp và tần số khác với điện áp và tần số của nguồn dùng để thử nghiệm thiết bị. Mạch điện được làm cho gián đoạn tại dòng điện "không" nhờ một điốt, và dao động của điện áp phục hồi được quan sát trên màn hình của một máy hiện sóng bằng tia catốt, mành quét của dao động ký được đồng bộ hóa với tần số của nguồn (xem Hình E.1).

Để phép đo được dễ dàng, mạch điện tải được cấp điện bằng một máy phát tần số cao G, tạo ra điện áp thích hợp đối với điốt. Tần số của máy phát được chọn bằng:

a) 2 kHz đối với dòng điện thử nghiệm đến và bằng 1 000 A;

b) 4 kHz đối với dòng điện thử nghiệm cao hơn 1 000 A.

Máy phát được nối nối tiếp với:

- điện trở làm sụt áp có giá trị điện trở Ra, cao so với trở kháng của mạch điện tải (Ra ³ 10 Z, trong đó Z = , và w = 2 p . 2 000 s-1 đối với trường hợp a) và w = 2 p . 4 000 s-1 đối với trường hợp b));

- điốt đóng cắt gây chặn tức thời B; điốt đóng cắt thường được sử dụng trong máy tính như điốt cắt loại silic có tiếp giáp khuếch tán, có dòng điện danh định vượt trước không quá 1 A là thích hợp cho ứng dụng này.

Do tần số của máy phát G, mạch điện tải thực chất là thuần cảm và, tại thời điểm dòng điện “không", điện áp đặt lên mạch điện tải sẽ ở giá trị đỉnh của nó. Để đảm bảo rằng các linh kiện của mạch tải là phù hợp, phải kiểm tra trên màn hình để chứng tỏ đường cong điện áp quá độ ở thời điểm bắt đầu của điện áp (điểm A trong Hình E.1) có tiếp tuyến nằm ngang.

Giá trị thực của hệ số g tỷ số U11/U12; U11 được đọc trên màn hình, U12 được đọc trong khoảng tung độ của điểm A và tung độ của vệt sáng khi mạch điện tải không còn được cấp điện từ máy phát nữa (xem Hình E.1).

Trong khi quan sát điện áp quá độ trong mạch điện tải không có điện trở Rp hoặc tụ điện Cp mắc song song, đọc trên màn hình tần số dao động vốn có của mạch điện tải. Cần chú ý rằng điện dung của dao động ký hoặc dây nối của nó không được gây ảnh hưởng đến tần số cộng hưởng của mạch điện tải.

Nếu tần số vốn có vượt quá giới hạn trên của giá trị yêu cầu f, thì giá trị tần số và hệ số g thích hợp có thể đạt được bằng cách nối song song các tụ điện Cp và điện trở Rp có giá trị thích hợp. Điện trở Rp phải là điện trở thuần.

Tuỳ thuộc vào vị trí nối đất, hai qui trình dưới đây dùng để điều chỉnh mạch điện tải nên được áp dụng.

a) Trong trường hợp điểm nối sao của tải được nối đất: từng pha của mạch điện tải phải được điều chỉnh riêng biệt như thể hiện trong Hình 8a.

b) Trong trường hợp điểm nối sao của nguồn được nối đất: một pha phải được nối nối tiếp với hai pha còn lại nối song song như thể hiện trên Hình 8b. Việc điều chỉnh phải được lặp lại bằng cách nối liên tiếp 3 pha đến máy phát tần số cao theo tất cả các phối hợp có thể có.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị tần số cao hơn có được từ máy phát G sẽ làm cho việc quan sát trên màn hình dễ dàng hơn và cải thiện độ phân giải.

CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng phương pháp khác để xác định tần số và hệ số g (ví dụ như tác động của dòng điện sóng vuông lên mạch điện tải).

CHÚ THÍCH 3: Đối với tải nối hình sao, có thể nối đầu của điện trở R hoặc đầu của điện cảm X của mạch điện tải, nếu phương thức nối tắt tải (nối đất hoặc để tự do) là không thay đổi giữa thử nghiệm và điều chỉnh.

Chú ý: Tuỳ thuộc vào phía nào của tải được nối tắt mà có thể xuất hiện các tần số dao động khác nhau.

CHÚ THÍCH 4: Cần lưu ý rằng điện dung rò xuống đất của máy phát tần số cao không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến tần số dao động vốn có của mạch điện tải.

Hình E.1 - Xác định giá trị thực của hệ số g

 

PHỤ LỤC F

(tham khảo)

Xác định hệ số công suất ngắn mạch hoặc hằng số thời gian

Tuy không có phương pháp nào xác định được chính xác hệ số công suất ngắn mạch hoặc hằng số thời gian, nhưng trong phạm vi tiêu chuẩn này có thể xác định hệ số công suất hoặc hằng số thời gian của mạch điện thử nghiệm bằng một trong các phương pháp sau đây.

F.1. Xác định hệ số công suất ngắn mạch

Phương pháp I - Xác định từ thành phần một chiều

Có thể xác định góc j từ đường cong thành phần một chiều của sóng dòng điện không đối xứng giữa thời điểm ngắn mạch và thời điểm tiếp điểm tách ra như sau:

1. Để xác định hằng số thời gian L/R từ công thức đối với thành phần một chiều.

Công thức đối với thành phần một chiều là:

id = ldo e-Rt/L

trong đó:

id          là giá trị thành phần một chiều ở thời điểm t;

ld0         là giá trị thành phần một chiều ở thời điểm t được lấy làm gốc thời gian;

L/R       là hằng số thời gian của mạch, tính bằng giây;

t           là thời gian, tính bằng giây, tính từ thời điểm bắt đầu;

e          là cơ số lôgarít Ne-pe.

Hằng số thời gian L/R có thể được xác định bằng cách:

a) đo giá trị của Ido ở thời điểm ngắn mạch và đo giá trị id ở thời điểm t khác trước khi tiếp điểm tách ra;

b) xác định giá trị e-Rt/L bằng cách chia id cho ldo;

c) xác định giá trị -c ứng với tỷ số id/Ido, tra bảng các giá trị e-c;

Sau đó thay c bằng Rt/L để xác định R/L.

2. Để xác định góc j, từ công thức

trong đó w bằng 2 p lần tần số thực.

Không nên sử dụng phương pháp này khi dòng điện được đo qua biến dòng, trừ khi có các phòng ngừa thích hợp để khử sai số do

- hằng số thời gian của biến dòng và tải trọng của biến dòng có liên quan đến hằng số thời gian và tải của mạch sơ cấp;

- bão hoà từ có thể có do các điều kiện từ thông quá độ kết hợp với từ dư.

Phương pháp II - Xác định cùng với máy phát tín hiệu kiểm tra

Khi sử dụng máy phát tín hiệu kiểm tra trên cùng một trục với máy phát thử nghiệm, điện áp của máy phát tín hiệu kiểm tra trên máy hiện sóng có thể được so sánh về pha trước hết là với điện áp của máy phát thử nghiệm và sau đó là với dòng điện của máy phát thử nghiệm.

Sự khác nhau giữa một mặt là góc pha giữa điện áp máy phát tín hiệu kiểm tra và điện áp của máy phát chính và mặt kia là góc pha giữa điện áp của máy phát tín hiệu kiểm tra và dòng điện của máy phát tín hiệu thử nghiệm sẽ cho góc pha giữa điện áp và dòng điện của máy phát thử nghiệm, từ đó có thể xác định được hệ số công suất.

F.2. Xác định hằng số thời gian ngắn mạch (phương pháp đồ thị dao động)

Giá trị của hằng số thời gian được nêu bằng giá trị hoành độ ứng với giá trị tung độ là 0,632 A2 của phần dốc lên của đường cong biểu đồ dao động hiệu chuẩn của mạch điện (xem Hình 14).

 

PHỤ LỤC G

(tham khảo)

Đo khe hở không khí và chiều dài đường rò

G.1. Nguyên tắc cơ bản

Độ rộng X của các rãnh quy định tại các ví dụ từ 1 đến 11 về cơ bản áp dụng cho tất cả các ví dụ là hàm số của mức nhiễm bẩn như sau:

Mức nhiễm bẩn

Giá trị tối thiểu về độ rộng X của các rãnh, mm

1

2

3

4

0,25

1,0

1,5

2,5

Đối với chiều dài đường rò ngang qua cách điện tĩnh và cách điện động của giá tiếp điểm, không đòi hỏi giá trị nhỏ nhất của X ngang qua các phần cách điện có dịch chuyển tương đối với nhau (xem Hình G.2).

Nếu khe hở không khí kết hợp nhỏ hơn 3 mm, độ rộng rãnh nhỏ nhất có thể giảm còn 1/3 khe hở này.

Phương pháp đo khe hở không khí và chiều dài đường rò được chỉ ra trong các ví dụ từ 1 đến 11 dưới đây. Các ví dụ này không phân biệt giữa khe hở và rãnh hoặc giữa các loại cách điện.

Ngoài ra:

- góc bất kỳ được coi là được nối bằng liên kết cách điện có độ rộng X mm được chuyển đến vị trí bất lợi nhất (xem ví dụ 3),

- trong trường hợp khoảng cách ngang qua chỗ cao nhất của rãnh là X mm hoặc lớn hơn, chiều dài đường rò được đo men theo đường viền của rãnh (xem ví dụ 2);

- khe hở không khí và chiều dài đường rò đo giữa các phần chuyển động tương đối với nhau thì được đo khi các phần đó ở vào vị trí bất lợi nhất.

G.2. Sử dụng các gân

Do tác dụng chống nhiễm bẩn và hiệu quả làm khô bề mặt tốt hơn, nên các gân sẽ giảm đáng kể sự hình thành dòng điện rò. Chiều dài đường rò có thể vì thế mà giảm đến 0,8 lần giá trị yêu cầu nếu có các gờ có độ cao tối thiểu là 2 mm.

Hình G.1 - Đo các gân

Hình G.2 - Chiều dài đường rò ngang qua cách điện tĩnh và cách điện chuyển động của giá tiếp điểm

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm rãnh có các mặt song song hoặc rãnh có các mặt bên hẹp dần lại có độ sâu bất kỳ, với chiều rộng nhỏ hơn "X" mm.

Qui tắc: Chiều dài đường rò và khe hở được đo trực tiếp qua rãnh như đã chỉ ra.

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm rãnh có các mặt bên song song có độ sâu bất kỳ và có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn "X" mm.

Qui tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò theo đường viền của rãnh.

Ví dụ 3

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm rãnh có hình chữ V có chiều rộng lớn hơn "X" mm.

Qui tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò men theo đường viền của rãnh nhưng nối tắt ở đáy rãnh bởi cầu nối "X" mm.

Ví dụ 4

 

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm đường gân.

Qui tắc: Khe hở không khí là đường thẳng ngắn nhất qua đỉnh của gân. Đường rò men theo đường viền của gân.

Ví dụ 5

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm phần mối ghép không gắn kín có rãnh ở hai bên, chiều rộng mỗi rãnh nhỏ hơn "X" mm.

Qui tắc: đường rò và khe hở đo theo đường thẳng như chỉ ra trên hình vẽ.

Ví dụ 6

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm phần mối ghép không gắn kín, hai bên có rãnh, chiều rộng mỗi rảnh lớn hơn hoặc bằng "X" mm.

Qui tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò men theo đường viền của rãnh.

Ví dụ 7

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm phần mối ghép không gắn kín, một bên có đường rãnh chiều rộng nhỏ hơn "X" mm, bên kia có rãnh bằng hoặc lớn hơn "X” mm.

Qui tắc: Khe hở và đường rò như cho trên hình vẽ.

Ví dụ 8

 

Điều kiện: Chiều dài đường rò qua mối ghép không gắn kín nhỏ hơn chiều dài đường rò qua bên trên tấm chắn.

Qui tắc: Khe hở là đường ngắn nhất qua đỉnh của tấm chắn.

Ví dụ 9

Điều kiện: Khe hở giữa mũ vít và mặt bên của hốc đủ rộng để đưa vào tính toán

Qui tắc: Khe hở không khí và chiều dài đường rò như được chỉ ra.

Ví dụ 10

Điều kiện: Khe hở giữa mũ vít và mặt bên của hốc quá hẹp, không xét đến.

Qui tắc: Đo chiều dài đường rò từ vít đến mặt bên khi khoảng cách bằng "X" mm.

Ví dụ 11

 

PHỤ LỤC H

(tham khảo)

Mối quan hệ giữa điện áp danh nghĩa của hệ thống nguồn và điện áp chịu xung danh định của thiết bị

Lời giới thiệu

Phụ lục này đưa ra các thông tin cần thiết liên quan đến việc lựa chọn thiết bị để sử dụng trong mạch thuộc hệ thống điện hoặc một phần của hệ thống điện.

Bảng H.1 cung cấp các ví dụ về mối quan hệ giữa điện áp hệ thống nguồn danh nghĩa và điện áp chịu xung danh định tương ứng của thiết bị.

Giá trị của điện áp chịu xung danh định cho trong Bảng H.1 dựa trên đặc tính về tính năng của bộ chống sét.

Thừa nhận rằng việc điều khiển quá điện áp có liên quan đến các giá trị trong Bảng H.1 cũng có thể đạt được bằng các điều kiện trong hệ thống nguồn ví dụ như có một trở kháng thích hợp hoặc fi đơ cáp.

Trong các trường hợp như vậy, khi điều khiển quá điện áp đạt được bằng các phương tiện không phải là bộ chống sét, việc hướng dẫn về mối liên quan giữa điện áp hệ thống nguồn và điện áp chịu xung danh định của thiết bị được cho trong TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-443).


Bảng H.1 - Mối quan hệ giữa điện áp danh nghĩa của hệ thống cấp nguồn và điện áp chịu xung danh định của thiết bị, trong trường hợp bảo vệ quá điện áp bằng bộ chống sét theo IEC 60099-1

Giá trị lớn nhất của điện áp làm việc danh định so với đất

Điện áp danh nghĩa của hệ thống nguồn

(£ điện áp cách điện danh định của thiết bị

Giá trị ưu tiên của điện áp chịu xung danh định (1,2/50 ms) ở 2 000 m so với mực nước biển

Quá điện áp cấp

IV

lli

ii

i

xoay chiều hiệu dụng hoặc một chiều

V

Điểm bắt đầu hệ thống lắp đặt (Đầu vào vận hành)

Mạch phân phối

Tải
(thiết bị)

Được bảo vệ đặc biệt

50

-

-

12,5, 24, 25

30, 42, 48

60-30

1,5

0,8

0,5

0,33

100

66/115

66

60

-

2,5

1,5

0,8

0,5

150

120/208

127/220

115, 120

127

110, 120

220-110, 240-120

4

2,5

1,5

0,8

300

220/380, 230/400 240/415, 260/440 277/480

220, 230 240, 260 277

220

440-220

6

4

2,5

1,5

600

347/600, 380/660 400/690, 415/720 480/830

347, 380, 400, 415, 440, 480, 500, 577, 600

480

960-480

8

6

4

2,5

1 000

-

660
690, 720
830, 1 0002,54

1 000

-

12

8

6

4

 


PHỤ LỤC J

(tham khảo)

Các nội dung cần thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo

CHÚ THÍCH: Trong phụ lục này:

- "thỏa thuận" được sử dụng theo nghĩa rất rộng;

- "người sử dụng" bao gồm cả địa điểm thử nghiệm.

Đánh số điều trong tiêu chuẩn này

Nội dung

2.6.4

Thử nghiệm đặc biệt.

6.1

Xem Phụ lục B đối với điều kiện không tiêu chuẩn trong vận hành.

6.1.1

Thiết bị được thiết kế để sử dụng ở nhiệt độ không khí môi trường thấp hơn hoặc cao hơn dải nhiệt độ từ -5°C đến +40°C. Xem chú thích.

6.1.2

Thiết bị được thiết kế để lắp đặt ở độ cao trên 2 000 m. Xem chú thích.

6.2

Các điều kiện trong quá trình vận chuyển và lưu kho, nếu khác với các điều kiện nêu trong điều này.

7.2.1.2

Giới hạn làm việc của thiết bị có gài chốt.

7.2.2.1 (Bảng 2)

Sử dụng dây dẫn đấu nối có mặt cắt nhỏ hơn đáng kể mặt cắt liệt kê trong Bảng 9 và Bảng 10.

7 2.2.2 (Bảng 3)

Các thông tin cần được nhà chế tạo đưa ra về giới hạn độ tăng nhiệt của điện trở đối với vỏ bọc.

7.2.2.6

Điều kiện làm việc của cuộn dây tác động bằng xung (được nhà chế tạo ấn định).

7.2.28

Sự phù hợp với TCVN 8086 (IEC 60085) và/hoặc IEC 60216 đối với vật liệu cách điện (được nhà chế tạo chứng tỏ).

8.1.1

Thử nghiệm đặc biệt.

8.1.4

Thử nghiệm lấy mẫu.

8.2.4.3

Thử nghiệm uốn trên ruột dẫn bằng đồng dẹt.

8.3.2.1

Để tăng mức khắc nghiệt của thử nghiệm nhằm tạo thuận lợi cho thử nghiệm.

Vỏ bọc nhỏ nhất để thử nghiệm thiết bị được thiết kế để sử dụng với nhiều hơn một loại hoặc cỡ vỏ bọc.

8.3.2.2.2

Các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt hơn (có thỏa thuận với nhà chế tạo).

Chấp nhận thiết bị được thử nghiệm ở 50 Hz để sử dụng ở 60 Hz (hoặc ngược lại). Xem chú thích 2 của Bảng 8.

8.3.2.2.3

Tăng giới hạn trên của điện áp phục hồi tần số công nghiệp (theo thoả thuận với nhà chế tạo). Xem chú thích 3.

8.3.3.3.4

Thử nghiệm độ tăng nhiệt của mạch chính

Thử nghiệm thiết bị có các đại lượng danh định là điện một chiều bằng  nguồn xoay chiều (có thỏa thuận với nhà chế tạo).

Thử nghiệm thiết bị nhiều cực bằng dòng điện một pha

Bố trí dây dẫn thử nghiệm đối với các giá trị dòng điện thử nghiệm cao hơn 3 150 A.

Sử dụng các ruột dẫn có mặt cắt nhỏ hơn mặt cắt quy định trong Bảng 9, 10 và 11 (có thỏa thuận với nhà chế tao). Xem chú thích 2 trong các Bảng 9,10 và 11.

8.3.3.41

Thử nghiệm điện môi ở điện áp tần số công nghiệp hoặc điện áp một chiều (có thoả thuận với nhà chế tạo).

8.3.3.5 2 (chú thích 3)

8.3.4.1.2 (chú thích 3)

Các điều kiện chấp nhận dòng điện sự cố kỳ vọng < 1 500 A (có thỏa thuận với nhà chế tạo).

b) Trong mạch thử nghiệm để thử ngắn mạch, các điện kháng lõi không khí được nối song song với các điện trở không phải các điện trở xác định trong điểm b).

Sơ đồ mach thử nghiệm để thử ngắn mạch, nếu khác với sơ ở Hình 9, 10, 11 hoặc 12.

8.3.4.3

Tăng giá trị của dòng điện thử nghiệm đối với Icw

Kiểm tra khả năng mang dòng lcw ở điện xoay chiều đối với các thiết bị có thông số danh định một chiều.

 

PHỤ LỤC K

Để trống

 

PHỤ LỤC L

(quy định)

Ghi nhãn đầu nối và đánh số phân biệt

L.1. Qui định chung

Việc nhận biết các đầu nối của thiết bị đóng cắt là để có các thông tin về chức năng của từng đầu nối, hoặc vị trí đặt của đầu nối liên quan đến các đầu nối khác, hoặc cho mục đích sử dụng khác.

Việc ghi nhãn đầu nối áp dụng cho thiết bị đóng cắt do nhà chế tạo thực hiện và phải hoàn toàn rõ ràng, không trùng lặp. Tuy nhiên hai đầu nối được nối do kết cấu thì có thể ghi nhãn giống nhau.

Việc ghi nhãn các đầu nối khác nhau của phần tử mạch điện phải thể hiện rằng chúng có cùng một tuyến dẫn dòng.

Việc ghi nhãn các đầu nối của một trở kháng phải luôn theo thứ tự bảng chữ cái và có một hoặc hai chữ cái chỉ ra chức năng, tiếp đến là chữ số. Các chữ cái phải là chữ in hoa và các chữ số là số Arập.

Đối với các đầu nối của phần tử tiếp xúc, một trong các đầu nối được ghi nhãn bằng số lẻ, các đầu nối còn lại của cùng phần tử tiếp xúc đó được ghi nhãn bằng số chẵn cao hơn liền kề.

Nếu các đầu nối đi vào và đi ra của một phần tử cần được nhận biết riêng biệt thì số thấp hơn phải được chọn cho đầu nối phía vào (như vậy phía vào là 11 thì phía ra là 12, phía vào là A1 thì phía ra là A2).

CHÚ THÍCH 1: Thiết bị được đề cập trong Điều L.2 và L.3 dưới đây cũng được minh hoạ bằng hình vẽ phù hợp với TCVN 7922 (IEC 60617). Tuy nhiên, cần hiểu rằng các ký hiệu này là không thích hợp để sử dụng cho việc ghi nhãn đầu nối trên thiết bị.

CHÚ THÍCH 2: Vị trí của các đầu nối thể hiện trong các minh họa không thích hợp để truyền đạt bất kỳ thông tin nào trên vị trí thực tế của các đầu nối trên bản thân thiết bị.

Đối với thiết bị đóng cắt hạ áp không được đề cập trong các điều hoặc ví dụ dưới đây, nhà chế tạo có thể chọn việc ghi nhãn đầu nối thích hợp theo nguyên ý của điều này.

L.2. Ghi nhãn đầu nối của điện kháng (bằng chữ cái và chữ số)

L.2.1. Cuộn dày

L.2.1.1. Hai đầu nối của một cuộn dây dùng cho cơ cấu điều khiển hoạt động bằng điện từ phải được ghi nhãn là A1 và A2.

L.2.1.2. Đối với cuộn dây có các đầu ra ở giữa, các đầu nối của các đầu ra ở giữa đó được ghi nhãn theo thứ tự liên tiếp A3, A4, v.v...

Ví dụ:

L.2.1.3. Đối với cuộn dây có hai dây quấn, các đầu nối của dây quấn thứ nhất phải ghi nhãn A1, A2 và của dây quấn thứ hai ghi là B1, B2.

L.2.2. Bộ nhả điện từ

L.2.2.1. Bộ nhả song song

Hai đầu nối của bộ nhả song song phải được ghi nhãn là C1 và C2.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị có hai bộ nhả song song (ví dụ có thông số đặc trưng khác nhau), đầu nối của bộ nhả thứ hai nên ưu tiên ghi nhãn là C3 và C4.

L.2.2.2. Bộ nhả thấp áp

Hai đầu nối của cuộn dây sử dụng riêng biệt làm bộ nhả thấp áp phải được ghi nhãn là D1 và D2.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị có hai bộ nhả song song (ví dụ có thông số đặc trưng khác nhau) đầu nối của bộ nhả thứ hai cần được ưu tiên ghi nhãn là D3 và D4.

L.2.3. Nam châm khóa liên động

Hai đầu nối của nam châm khoá liên động phải được ghi nhãn là E1 và E2.

L.2.4. Thiết bị báo hiệu bằng ánh sáng

Hai đầu nối của thiết bị báo hiệu bằng ánh sáng phải được ghi nhãn là X1 và X2.

Ví dụ:

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "thiết bị báo hiệu bằng ánh sáng" bao gồm cả sự kết hợp với điện trở hoặc biến áp.

L.3. Ghi nhãn đầu nối của phân tử tiếp xúc dùng cho thiết bị đóng cắt hai vị trí (ghi nhãn bằng chữ số)

L.3.1. Tiếp điểm dùng cho mạch chính (tiếp điểm chính)

Đầu nối của phần tử đóng cắt chính được nhận biết bằng các chữ số đơn lẻ.

Mỗi đầu            nối được ghi nhãn bằng một số lẻ kết hợp với đầu nối đó được ghi nhãn bằng một số chẵn như sau.

Ví dụ:

Khi một thiết bị đóng cắt có nhiều hơn 5 tiếp điểm chính thì phải chọn ghi nhãn bằng các chữ cái và chữ số theo IEC 60445.

L.3.2. Tiếp điểm dùng cho mạch phụ (tiếp điểm phụ)

Các đầu nối của các tiếp điểm phụ được nhận biết bằng một số có hai chữ số:

- chữ số hàng đơn vị là số thể hiện chức năng;

- chữ số hàng chục là số thể hiện thứ tự.

L.3.2.1. Số thể hiện chức năng

L.3.2.1.1. Các số thể hiện chức năng 1 và 2 giành cho tiếp điểm cắt và các số chức năng 3 và 4 giành cho tiếp điểm đóng (tiếp điểm cắt, tiếp điểm đóng được định nghĩa trong IEC 60050 (441)).

Các đầu nối của tiếp điểm chuyển đổi được ghi nhãn bằng các số thể hiện chức năng 1, 2 và 4.

L.3.2.1.2. Các tiếp điểm phụ có chức năng đặc biệt, ví dụ như tiếp điểm phụ có trễ thời gian, được nhận biết bằng các số thể hiện chức năng 5 và 6 đối với tiếp điểm cắt, 7 và 8 đối với tiếp điểm đóng.

Ví dụ:

Các đầu nối của tiếp điểm chuyển đổi có chức năng đặc biệt được ghi nhãn bằng các số thể hiện chức năng 5, 6 và 8.

Ví dụ:

Tiếp điểm chuyển đổi trễ theo cả hai chiều

L.3.2.2. Số thể hiện thứ tự

Các đầu nối giành cho các tiếp điểm giống nhau được ghi nhãn với cùng một số thể hiện thứ tự. Tất cả các tiếp điểm có chức năng giống nhau phải có số thể hiện thứ tự khác nhau.

Ví dụ:

L.3.2.2.2. Số thể hiện thứ tự chỉ có thể được bỏ qua trên các đầu nối nếu nhà chế tạo hoặc người sử dụng cung cấp các thông tin bổ sung thể hiện một cách rõ ràng chữ số thứ tự này.

Ví dụ:

CHÚ THÍCH: Các dấu chấm thể hiện trong các ví dụ của L.3.2 chỉ đơn thuần để thể hiện mối quan hệ và không nhất thiết phải sử dụng trong thực tế.

L.4. Ghi nhãn đầu nối của thiết bị bảo vệ quá tải

Các đầu nối của mạch chính của thiết bị bảo vệ quá tải được nhận biết theo cách giống như nhận biết các đầu nối của phần tử đóng cắt chính.

Ví dụ:

Các đầu nối của tiếp điểm phụ của thiết bị bảo vệ quá tải được nhận biết theo cách giống như nhận biết các đầu nối của tiếp điểm đặc biệt (xem L.3.2.1.2) nhưng với số thứ tự là 9.

Nếu yêu cầu một số thứ tự thứ hai thì nên là số 0.

Ví dụ:

L.5. Số phân biệt

Một thiết bị có số lượng tiếp điểm đóng và tiếp điểm cắt cố định có thể có số phân biệt gồm hai chữ số.

Chữ số thứ nhất chỉ ra số lượng tiếp điểm đóng, chữ số thứ hai chỉ ra số lượng tiếp điểm cắt.

Số phân biệt là 31

L.6. Ghi nhãn đầu nối dùng cho các linh kiện mạch điện tử, tiếp điểm và thiết bị trọn bộ lắp cùng từ bên ngoài

L.6.1. Ghi nhãn đầu nối dùng cho các linh kiện mạch điện tử và các tiếp điểm lắp cùng bên ngoài

L.6.1.1. Qui định chung

Đầu nối dùng cho các linh kiện mạch điện tử và các tiếp điểm lắp cùng từ bên ngoài phải được ghi nhãn bằng cách sử dụng các chữ số và chữ cái.

L.6.1.2. Ghi nhãn đầu nối dùng cho các trở kháng lắp cùng từ bên ngoài

L.6.1.2.1. Hai đầu nối dùng cho trở kháng Z lắp cùng từ bên ngoài phải được ghi nhãn là Z1 và Z2.

Ví dụ:

L.6.1.2.2. Đối với trở kháng Z có đầu ra ở giữa, các đầu nối dùng cho đầu ra ở giữa phải được ghi nhãn theo thứ tự Z3, Z4, v.v...

Ví dụ:

L.6.1.2.3. Trong trường hợp có hai trở kháng trở lên, các đầu nối phải được ghi nhãn bằng cách sử dụng chữ cái Z và số gồm hai chữ số, chữ số thứ nhất là số thể hiện thứ tự.

Ví dụ:

L.6.1.2.4. Đối với ứng dụng cụ thể cho hệ thống điều khiển có lắp điện trở nhiệt để bảo vệ nhiệt cho máy điện quay, qui tắc ghi nhãn đầu nối T1, T2, ... hoặc 1T1, 2T2, ... và 2T1, 2T2, ... được cho trong IEC 60947-8.

L.6.1.3 Ghi nhãn đầu nối dùng cho các tiếp điểm

L.6.1.3.1. Hai đầu nối dùng cho tiếp điểm đóng và tiếp điểm cắt lắp cùng bên ngoài hoặc nhóm các tiếp điểm phải được ghi nhãn Y1 và Y2.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

Ví dụ 3:

Ví dụ 4:

Ví dụ 5:

CHÚ THÍCH 1: Bắc cầu giữa hai đầu nối được coi là tiếp điểm đóng lâu dài và các đầu nối tương ứng phải được ghi nhãn Y1 và Y2.

CHÚ THÍCH 2: Đối với mạch điện bên ngoài gồm (các) trở kháng và (các) tiếp điểm lắp cùng, các đầu nối tương ứng phải được ghi nhãn Y1 và Y2.

L.6.1.3.2. Trong trường hợp có nhiều hơn một tiếp điểm hoặc một nhóm tiếp điểm, các đầu nối phải được ghi nhãn sử dụng chữ cái Y và các số có hai chữ số, chữ số thứ nhất là số thể hiện thứ tự.

Ví dụ:

L.6.1.3.3. Ba đầu nối cần để nối một số tiếp điểm tác động đồng thời (ví dụ tạo thành tiếp điểm chuyển đổi) phải được ghi nhãn Y1, Y2 và Y3, Y1 là đầu nối chung.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

L.6.2. Ghi nhãn đầu nối dùng cho thiết bị trọn bộ bên ngoài

Để minh hoạ mối liên quan với các quy định chung, bốn ví dụ về ghi nhãn đầu nối của thiết bị trọn bộ được cho dưới đây.

Ví dụ 1

Thiết bị đóng cắt có:

- hai đầu nối nguồn điều khiển A1 và A2;

- hai đầu nối Z1 và Z2, dùng cho biến trở kết hợp bên ngoài, và

- ba đầu nối 15, 16 và 18, dùng cho tiếp điểm chuyển đổi bên trong có trễ.

Ví dụ 2:

Thiết bị đóng cắt có:

- hai đầu nối nguồn điều khiển A1 và A2;

- bốn đầu nối dùng cho các trở kháng lắp cùng bên ngoài (Z11 và Z12 dùng cho biến trở, và Z21 và Z22 dùng cho tụ điện), và

- ba đầu nối 15, 16 và 18, dùng cho tiếp điểm chuyển đổi bên trong có trễ.

Ví dụ 3:

Thiết bị đóng cắt có:

- hai đầu nối nguồn điều khiển A1 và A2;

- hai đầu nối Y11 và Y12, dùng cho nhóm tiếp điểm bên ngoài,

- ba đầu nối Y21, Y22 và Y23, dùng cho tiếp điểm chuyển đổi lắp cùng bên ngoài, và ba đầu nối 11, 12 và 14, dùng cho tiếp điểm chuyển đổi bên trong.

Ví dụ 4:

Thiết bị đóng cắt có:

- hai đầu nối nguồn điều khiển A1 và A2;

- hai đầu nối Y1 và Y2. dùng cho bắc cầu bên ngoài,

- ba đầu nối Z1, Z2 và Z3, dùng cho điện trở lắp cùng bên ngoài có đầu ra ở giữa, và

- ba đầu nối 15, 16 và 18, dùng cho tiếp điểm chuyển đổi bên trong có trễ.

 

PHỤ LỤC M

(quy định)

Thử nghiệm khả năng cháy

M.1. Thử nghiệm mồi cháy bằng sợi dây nóng đỏ

M.1.1. Mỗi loại vật liệu phải thử nghiệm năm mẫu. Mẫu phải có chiều dài là 150 mm, rộng 13 mm và chiều dày đồng nhất được nhà chế tạo vật liệu quy định.

Làm cùn các cạnh sắc.

M.1.2. Sử dụng một dây crôm-niken (80% ni-ken, 20% crôm, không chứa sắt) dài (250 ± 5) mm, đường kính xấp xỉ 0,5 mm và có điện trở khi nguội xấp xỉ là 5,28 W/m. Sợi dây phải được nối với toàn bộ chiều dài duỗi thẳng đến nguồn công suất có thể điều chỉnh được để tạo ra công suất tiêu tán là 0,26 W/mm trên sợi dây trong thời gian từ 8 s đến 12 s. Sau khi để nguội, sợi dây phải cuốn xung quanh mẫu để tạo ra đủ năm vòng cách nhau 6 mm.

M.1.3. Mẫu đã cuốn dây được đỡ nằm ngang và các đầu dây nối đến nguồn công suất điều chỉnh được, điều chỉnh lại để công suất tiêu tán trên dây là 0,26 W/mm (xem Hình M.1).

Hình M.1 - Cơ cấu đỡ dùng để thử nghiệm mồi cháy bằng sợi dây nóng đỏ

M.1.4. Bắt đầu thử nghiệm bằng cách đóng điện vào mạch sao cho dòng điện chạy qua sợi dây tạo ra mật độ công suất theo chiều dài là 0,26 W/mm.

M.1.5. Tiếp tục nung nóng cho đến khi mẫu bốc cháy. Khi xuất hiện cháy, cắt điện và ghi lại thời gian từ lúc đóng điện đến khi cháy.

Dừng thử nghiệm nếu không xảy ra cháy trong khoảng thời gian 120 s. Đối với các mẫu chỉ bị chảy mà không cháy, dừng thử nghiệm khi mẫu không còn tiếp xúc với cả năm vòng cuốn của sợi dây gia nhiệt.

M.1.6. Lặp lại thử nghiệm trên các mẫu còn lại.

M.1.7. Giá trị trung bình của thời gian đến khi cháy và chiều dày trung bình của từng bộ mẫu phải được ghi lại.

M.2. Thử nghiệm mồi cháy bằng hồ quang

M.2.1. Mỗi loại vật liệu phải thử nghiệm ba mẫu. Các mẫu phải có chiều dài 150 mm, chiều rộng 13 mm và chiều dày đồng nhất được nhà chế tạo vật liệu quy định. Làm cùn các cạnh sắc.

M.2.2. Thử nghiệm phải thực hiện với một cặp điện cực thử nghiệm và một tải điện kháng kiểu cảm ứng điều chỉnh được nối nối tiếp đến nguồn điện xoay chiều điện áp 230 V, tần số 50 Hz hoặc 60 Hz (xem Hình M.2).

Hình M.2 - Mạch thử nghiệm mồi cháy bằng hồ quang

M.2.3. Một điện cực phải đặt tĩnh và điện cực kia di chuyển được. Điện cực đặt tĩnh phải là ruột dẫn bằng đồng một sợi có mặt cắt từ 8 mm2 đến 10 mm2, được vát theo dạng lưỡi đục với góc vát là 30°. Điện cực di chuyển phải là thanh thép không gỉ có đường kính 3 mm, đầu điện cực vát nhọn hình nón đối xứng với góc vát là 60°, và phải có khả năng di chuyển dọc theo trục của nó. Bán kính cong của các đầu điện cực không được vượt quá 0,1 mm ở thời điểm bắt đầu một thử nghiệm cho trước. Các điện cực phải đạt đối diện nhau ở một góc là 45° so với phương nằm ngang. Khi ngắn mạch các điện cực, tải điện kháng kiểu cảm ứng điều chỉnh được phải được điều chỉnh cho đến khi dòng điện là 33 A ở hệ số công suất là 0,5.

M.2.4. Mẫu tham gia thử nghiệm phải được đỡ nằm ngang trong không khí sao cho các điện cực, khi chạm nhau thì tiếp xúc với bề mặt của mẫu. Điện cực di chuyển được phải di chuyển bằng tay hoặc bằng cách điều khiển khác sao cho có thể kéo dọc theo trục của nó từ khi tiếp xúc với điện cực đặt tĩnh đến khi cắt mạch, và được hạ xuống để đóng lại mạch điện, để tạo ra chuỗi hồ quang ở tốc độ xấp xỉ 40 hồ quang trong 1 min, với tốc độ tách ra là (250 ± 25) mm/s.

M.2.5. Thử nghiệm cần tiếp tục cho đến khi mẫu xuất hiện cháy, tạo thành một lỗ cháy hết xuyên qua mẫu, hoặc cho đến khi thực hiện xong 200 chu kỳ.

M.2.6. Số lần tạo hồ quang trung bình để mồi cháy và chiều dày trung bình của mỗi bộ mẫu thử phải được ghi lại.

Các yêu cầu đối với giá trị thử nghiệm của việc mồi cháy bằng sợi dây nóng đỏ (HWI) và mồi cháy bằng hồ quang (AI) liên quan đến mức bắt lửa của vật liệu được cho trong Bảng M.1 hoặc M.2.

Mỗi cột đại diện cho đặc tính tối thiểu của HWI và AI liên quan đến mức bắt lửa.

Bảng M.1 - Đặc tính HWI và AI đối với vật liệu cần giữ các bộ phận mang dòng ở đúng vị trí

Mức bắt lửa

(IEC 60695-11-10)

V-0

V-0

V-0

V-0

Chiều dày a

mm

Bất kỳb

Bất kỳb

Bất kỳb

Bất kỳb

HWI
thời gian tối thiểu để mồi cháy
s

7

15

30

30

AI
số lượng hồ quang tối thiểu để mồi cháy

15

30

30

60

a Theo 8.2.1.1.2.

b Theo chiều dày nhỏ nhất trong ứng dụng.

CHÚ THÍCH 1: Không có mối tương quan trực tiếp giữa nhiệt độ thử nghiệm sợi dây nóng đỏ và Bảng M.1.

CHÚ THÍCH 2: Nhà chế tạo có thể sử dụng mức bắt lửa bất kỳ nhưng cần đáp ứng các yêu cầu về HWI và, nếu có thể, AI.

Ví dụ: Một vật liệu có mức bắt lửa V-1 có chiều dày bất kỳ phải có giá trị HWI ít nhất là 15 s, nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải có AI ít nhất là 30 lần tạo hồ quang.

Bảng M.2 - Đặc tính HWI và AI đối với vật liệu không phải loại được đề cập trong Bảng M.1

Mức bắt lửa

(IEC 60695-11-10)

V-0

V-0

v-0

V-0

Chiều dày

mm

Bất kỳ a

Bất kỳ a

Bất kỳ a

Bất kỳ a

HWI
thời gian tối thiểu để mồi cháy
s

-

-

7

7

AI
số lượng hồ quang tối thiếu để mồi cháy

-

-

15

15

* Theo chiều dài nhỏ nhất trong ứng dụng.

 

PHỤ LỤC N

(quy định)

Yêu cầu và thử nghiệm đối với thiết bị có bảo vệ riêng rẽ

Phụ lục này áp dụng cho thiết bị có một hoặc nhiều mạch điện thích hợp để sử dụng trong mạch SELV (PELV) (thiết bị mà bản thân nó không phải là thiết bị cấp III - xem 7.4 của IEC 61140).

N.1. Qui định chung

Phụ lục này nhằm hài hoà tối đa các quy định và các yêu cầu có thể áp dụng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp có bảo vệ riêng rẽ giữa các bộ phận được thiết kế để sử dụng trong mạch SELV (PELV) và các mạch khác, để đạt được sự nhất quán của các yêu cầu và các thử nghiệm và tránh sự cần thiết phải thử nghiệm theo các tiêu chuẩn khác nhau.

N.2. Định nghĩa

N.2.1.

Chức năng cách ly (functional insulation)

Cách ly giữa các bộ phận dẫn chỉ cần thiết đối với mục đích thực hiện đúng chức năng của thiết bị.

N.2.2.

Cách điện chính (basic insulation)

Cách điện của các bộ phận mang điện nguy hiểm tạo ra bảo vệ chính chống điện giật.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ cách điện chính không áp dụng cho cách điện dùng riêng cho mục đích chức năng. (Xem N.2.1).

N.2.3.

Cách điện phụ (supplementary insulation)

Cách điện độc lập đặt bổ sung vào cách điện chính để bảo vệ chống điện giật ngay cả khi cách điện chính bị hỏng.

N.2.4.

Cách điện kép (double insulation)

Cách điện gồm cả cách điện chính và cách điện phụ.

N.2.5.

Cách điện tăng cường (reinforced insulation)

Cách điện của các bộ phận mang điện nguy hiểm có cấp bảo vệ chống điện giật tương đương cách điện kép.

CHÚ THÍCH. Cách điện tăng cường có thể gồm một số lớp cách điện không thể thử nghiệm riêng rẽ như cách điện chính hoặc cách điện phụ.

N.2.6.

Bảo vệ riêng rẽ (về điện) ((electrically) protective seperation)

Sự phân cách giữa các mạch điện bằng

- cách điện kép, hoặc

- cách điện chính hoặc tấm chắn bảo vệ về điện, hoặc

- cách điện tăng cường.

[IEV 195-06-19]

N.2.7.

Mạch SELV (SELV circuit)

Một mạch điện trong đó điện áp không vượt quá điện áp cực thấp ELV:

- ở điều kiện bình thường, và

- ở điều kiện sự cố đơn, kể cả sự cố nối đất trong các mạch điện khác.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này được điều chỉnh từ định nghĩa hệ thống SELV cho trong IEV 61140.

N.2.8.

Mạch PELV (PELV Circuit)

Một mạch điện trong đó điện áp không vượt quá điện áp cực thấp:

- ở điều kiện bình thường, và

- ở điều kiện sự cố đơn, ngoại trừ sự cố nối đất trong các mạch điện khác.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này được điều chỉnh từ định nghĩa hệ thống SELV cho trong IEV 61140.

N.2.9.

Hạn chế dòng điện và điện tích chạm trạng thái ổn định (limitation of steady-state touch current and charge)

Bảo vệ chống điện giật bằng cách thiết kế mạch điện và thiết bị sao cho trong điều kiện bình thường và điều kiện sự cố đơn, dòng điện và điện tích chạm trạng thái ổn định được hạn chế ở mứt không nguy hiểm.

[IEV 826-03-16, có sửa đổi]

N.2.10.

Thiết bị điện kháng bảo vệ (protective impedance device)

Linh kiện hoặc cụm linh kiện có điện kháng và kết cấu sao cho đảm bảo dòng điện và điện tích chạm trạng thái ổn định được hạn chế ở mức không nguy hiểm.

N.3. Yêu cầu

N.3.1. Qui định chung

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan thì:

- Phương pháp duy nhất xét đến trong tiêu chuẩn này để đạt được bảo vệ riêng rẽ là dựa           trên cách điện kép (hoặc cách điện tăng cường) giữa (các) mạch SELV (PELV) và các mạch khác. Nếu linh kiện bất kỳ được nối giữa các mạch riêng rẽ thì linh kiện đó phải phù hợp với các yêu cầu đối với thiết bị trở kháng bảo vệ theo 5.3.4 của IEC 61140 (xem Hình N.1).

- Hồ quang điện thường tạo ra trong các khoang cắt của thiết bị đóng cắt và điều khiển ảnh hưởng đến cách điện cần được tính đến trong việc định kích thước của chiều dài đường rò và không yêu cầu kiểm tra cụ thể;

- Không tính đến ảnh hưởng của phóng điện cục bộ.

N.3.2. Yêu cầu điện môi

N.3.2.1. Chiều dài đường rò

Phải chứng tỏ rằng chiều dài đường rò giữa mạch SELV (PELV) và các mạch khác là lớn hơn hoặc bằng hai lần chiều dài đường rò đối với cách điện chính cho trong Bảng 15 và ứng với điện áp của mạch điện có giá trị điện áp danh định lớn nhất.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu này tuân thủ các nguyên tắc cho trong IEC 60664-1.

Chiều dài đường rò phải được kiểm tra phù hợp với N.4.2.1.

N.3.2.2. Khe hở không khí

Khe hở không khí giữa mạch SELV (PELV) và các mạch khác của thiết bị phải có kích thước để chịu được điện áp xung danh định như được xác định theo Phụ lục H liên quan đến cách điện chính dùng cho loại sử dụng đặc biệt nhưng cao hơn một cấp trong chuỗi giá trị (hoặc một giá trị bằng 160 % giá trị điện áp yêu cầu cho cách điện chính) tuân thủ nguyên tắc cho trong 3.1.5 của IEC 60664-1. Điều kiện thử nghiệm được nêu trong N.4.2.2.

N.3.3. Yêu cầu kết cấu

Biện pháp kết cấu cần tính đến:

- các vật liệu được chọn liên quan đến tuổi thọ;

- ứng suất nhiệt hoặc rủi ro về cơ của sự cố mà sẽ làm phương hại đến cách điện giữa các mạch điện;

- rủi ro về tiếp xúc điện giữa các mạch điện khác nhau trong trường hợp tình cờ bị đứt dây.

N.4.3. nêu các ví dụ của rủi ro về kết cấu đáng quan tâm.

N.4. Thử nghiệm

N.4.1. Qui định chung

Các thử nghiệm này thường là thử nghiệm điển hình. Trong trường hợp kết cấu được thiết kế không thể đảm bảo mà không có nghi ngờ là cách điện dùng để bảo vệ riêng rẽ không thể bị phương hại do ảnh hưởng của tình trạng sản phẩm thì nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn sản phẩm liên quan có thể quy định toàn bộ hoặc một phần các thử nghiệm này là thử nghiệm thường xuyên.

Các thử nghiệm để kiểm tra phải thực hiện giữa mạch SELV (PELV) và các mạch khác, như mạch chính, mạch điều khiển và mạch phụ.

Thử nghiệm phải thực hiện theo toàn bộ điều kiện thao tác của thiết bị: mở, đóng, các vị trí tác động.

N.4.2. Thử nghiệm điện môi

N.4.2.1. Kiểm tra chiều dài đường rò

Điều kiện đo được nêu trong 8.3.3.4.1 và Phụ lục G.

N.4.2.2 Kiểm tra khe hở không khí

N.4.2.2.1 Điều kiện thiết bị trong thử nghiệm

Các thử nghiệm phải thực hiện trên thiết bị được lắp đặt như trong vận hành, kể cả các dây nối liên kết và trong điều kiện sạch và khô.

N.4.2.2.2. Đặt điện áp thử nghiệm

Đối với mỗi mạch điện của thiết bị thử nghiệm, các đầu nối bên ngoài phải được nối với nhau.

N.4.2.2.3. Điện áp thử nghiệm xung

Điện áp thử nghiệm phải là điện áp thử nghiệm xung có dạng sóng 1,2/50 ms như mô tả trong 8.3.3.4.1, giá trị của điện áp xung được chọn như trong N.3.2.2.

N.4.2.2.4. Thử nghiệm

Khe hở không khí được kiểm tra bằng cách đặt điện áp thử nghiệm nêu trong N.4.2.2.3. Thử nghiệm phải được tiến hành với ít nhất là năm xung cho mỗi cực tính trong khoảng thời gian ít nhất là 1 s giữa các xung phù hợp với 8.3.3.4.1.

Có thể không đặt điện áp thử nghiệm trong trường hợp khe hở không khí lớn hơn hoặc bằng khe hở không khí nêu trong Bảng 13 đối với giá trị điện áp thử nghiệm nhất định.

N.4.2.2.5. Kết quả cần đạt được

Khi đặt điện áp, thử nghiệm được coi là đạt nếu không xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện xuyên thủng.

N.4.3. Ví dụ về các biện pháp kết cấu

Cần thực hiện các biện pháp về kết cấu sao cho khi có một hỏng hóc cơ khí đơn lẻ - ví dụ mối hàn bị cong, điểm hàn bị rời ra hoặc cuộn dây bị đứt, vít bị nới lỏng và rơi ra - không làm phương hại đến cách điện đến mức không còn đáp ứng các yêu cầu của cách điện chính; tuy nhiên, về phương diện thiết kế không nên coi rằng hai hoặc nhiều tình trạng như vậy sẽ diễn ra đồng thời.

Ví dụ về các biện pháp kết cấu:

- độ ổn định thích hợp về cơ;

- các tấm chắn về cơ;

- việc sử dụng các vít hãm;

- việc cấy hoặc đúc các chi tiết;

- việc ấn các chân vào ống lót cách điện;

- để tránh các gờ sắc trong vùng lân cận ruột dẫn.

Chú giải

D cách điện kép (hoặc cách điện tăng cường) giữa các mạch điện (kể cả mạch SELV/PELV)

R linh kiện đáp ứng các yêu cầu của thiết bị trở kháng bảo vệ

S cách điện chính

Hình N.1 - Ví dụ về việc sử dụng linh kiện nối giữa các mạch điện riêng rẽ

 

PHỤ LỤC O

(tham khảo)

Các khía cạnh môi trường

Giới thiệu

Hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận sự cần thiết phải giảm ảnh hưởng lên môi trường tự nhiên của một sản phẩm trong tất cả các giai đoạn tuổi thọ của nó từ vật liệu đến chế tạo, phân phối, sử dụng, tái sử dụng, tái chế và loại bỏ. Việc tiến hành lựa chọn từ giai đoạn thiết kế quyết định đáng kể đến yếu tố nào sẽ ảnh hưởng trong từng giai đoạn tuổi thọ của sản phẩm. Tuy nhiên, việc chọn môi trường tốt nhất là rất phức tạp. Ví dụ các lựa chọn thiết kế để giảm tác động đến môi trường có thể lại dẫn đến khó dung hòa về khả năng tái chế để đạt hiệu suất năng lượng cao hơn.

Việc liên tục đưa ra các sản phẩm và vật liệu mới có thể làm phức tạp thêm cho quá trình đánh giá vì phải tập hợp thêm dữ liệu để đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm và vật liệu mới này. Hơn nữa hiện nay lại có rất ít các dữ liệu về tác động đến môi trường của các vật liệu hiện hành. Tuy vậy, những dữ liệu đang có lại có thể được sử dụng làm cơ sở để cải tiến sản phẩm liên quan đến tác động môi trường. Đánh giá vòng đời (LCA) và thiết kế vì môi trường (DFE) hoặc đúng hơn là thiết kế biết rõ môi trường (ECD) là những nguyên tắc cung cấp thêm các công cụ có thể có ích trong khía cạnh này.

Cho đến khi có sẵn nhiều dữ liệu, nhà chế tạo vẫn có thể chứng tỏ bằng tài liệu mang tính bao quát hơn về các lựa chọn thiết kế riêng và các lý do đằng sau việc lựa chọn đó. Việc này cũng sẽ mở rộng kiến thức dựa trên các lựa chọn đó và cũng có thể giúp cho việc tái chế hoặc loại bỏ sản phẩm ở cuối tuổi thọ (EOL) của sản phẩm.

Cũng cần lưu ý rằng phụ lục này chỉ có thể trợ giúp cho việc mở rộng tình trạng nghiên cứu phát triển. Cho dù có nhiều nghiên cứu và phân tích đã hoàn thành nhưng nhiều dữ liệu về vòng đời của sản phẩm vẫn tiếp tục được tích lũy và việc lựa chọn đúng đắn môi trường tốt hơn sẽ vẫn xảy ra. Đến khi đó, khuyến cáo rằng việc sử dụng phụ lục này đòi hỏi phải có sự thận trọng, phán xét chuyên nghiệp và năng lực quyết định đúng.

O.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này nhằm đưa ra những hỗ trợ khi nghiên cứu các khía cạnh môi trường liên quan đến tác động của các sản phẩm để cập trong bộ tiêu chuẩn TCVN 6592 (IEC 60947) lên môi trường.

CHÚ THÍCH 1: Phụ lục này không đề cập đến bao gói.

Thuật ngữ môi trường được đề cập trong phụ lục này khác với thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn TCVN (IEC) về tác động của điều kiện môi trường lên các sản phẩm kỹ thuật điện.

CHÚ THÍCH 2: Liên quan đến tác động của điều kiện môi trường lên tính năng của sản phẩm, tham khảo bộ tiêu chuẩn TCVN 7699 (IEC 60068), TCVN 7921 (IEC 60721) và Hướng dẫn 106 của IEC.

O.2. Định nghĩa

Phụ lục này áp dụng các định nghĩa sau đây:

O.2.1.

Môi trường (environment)

Không gian xung quanh mà ở đó một tổ chức hoạt động, bao gồm không khí, nước, đất, tài nguyên thiên nhiên, thực vật, động vật, con người và sự liên quan mật thiết giữa chúng.

CHÚ THÍCH 1: Tổ chức gồm cả các sản phẩm do tổ chức sản xuất ra.

CHÚ THÍCH 2: Môi trường ở đây không đề cập đến khí quyển xung quanh gây ảnh hưởng đến một sản phẩm kỹ thuật điện (ví dụ độ ẩm hoặc nhiệt độ) cũng không phải là môi trường kinh doanh. Môi trường ở đây được sử dụng gần giống như môi trường sinh thái.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.3]

O.2.2.

Tổ chức (organization)

Công ty. tổng công ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan hành chính hoặc thể chế, từng phần riêng rẽ hoặc kết hợp, dù hợp nhất hay không hợp nhất, nhà nước hay tư nhân nhưng đều có chức năng và quản lý riêng.

CHÚ THÍCH: Đối với tổ chức có từ hai đơn vị hoạt động trở lên, một đơn vị đang hoạt động cũng vẫn có thể được định nghĩa là một tổ chức.

[ISO 14001, định nghĩa 3.16]

O.2.3.

Vòng đời (life cycle)

Các giai đoạn có liên hệ khăng khít và tiếp nối nhau của hệ thống sản phẩm, từ vật liệu thô hoặc phát sinh tài nguyên thiên nhiên đến khi loại bỏ xong.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.8]

O.2.4.

Đánh giá vòng đời (LCA) (life cycle assessment)

Tập hợp có hệ thống các thủ tục để biên soạn và kiểm tra đầu vào và đầu ra của vật liệu và năng lượng, kết hợp với các tác động đến môi trường có thể quy trực tiếp cho hoạt động của hệ thống sản phẩm trong cả vòng đời.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.9]

O.2.5.

Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

Yếu tố hoạt động của một tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tương tác với môi trường.

CHÚ THÍCH 1: Khía cạnh môi trường đáng kể là khía cạnh môi trường có hoặc có thể có tác động đáng kể đến môi trường.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ, trong nhiều trường hợp, tiêu thụ năng lượng là khía cạnh môi trường chính của sản phẩm điện và điện tử.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.4]

O.2.6.

Tác động đến môi trường (environmental impact)

Tác động làm thay đổi môi trường, dù là thay đổi có lợi hay không có lợi, do toàn bộ hay một phần hoạt động của một tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, tiêu thụ năng lượng của một sản phẩm có một số tác động đến môi trường như góp vào hiệu ứng nhà kính hoặc axit hóa môi trường thông qua quá trình tạo ra năng lượng đó.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.5]

O.2.7.

Tư duy vòng đời (LCT) (lite-cylce thinking)

Việc nghiên cứu tất cả các khía cạnh môi trường liên quan (của một sản phẩm) trong cả vòng đời (của sản phẩm).

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.10]

O.2.8.

Tái chế (recycling)

Việc xử lý lại theo một qui trình sản xuất đối với vật liệu bỏ đi để dùng vào mục đích ban đầu hoặc dùng vào mục đích khác nhưng không bao hàm tái tạo năng lượng.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.16]

O.2.9.

Khả năng tái chế (recyclability)

Tính chất của một chất hoặc một vật liệu và các bộ phận hoặc các sản phẩm được chế tạo từ chất hoặc vật liệu đó khiến cho chúng có thể tái chế được.

CHÚ THÍCH: Khả năng tái chế của một sản phẩm không chỉ được quyết định bởi khả năng tái chế vật liệu có trong sản phẩm. Kết cấu sản phẩm và qui trình chế tạo cũng là các yếu tố rất quan trọng.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.15]

O.2.10.

Cuối tuổi thọ (EOL) (end of life)

Tình trạng của một sản phẩm khi bị loại ra hoàn toàn khỏi sử dụng dự kiến hoặc mục đích ban đầu của nó.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.1)

O.2.11.

Thiết kế vì môi trường (DFE) (design for environment)

Tập hợp các thủ tục để thiết kế một sản phẩm đạt đến đặc điểm sinh thái học tối ưu trong các điều kiện kỹ thuật và kinh tế hiện có.

CHÚ THÍCH: Đối với quá trình hợp nhất các khía cạnh môi trường vào thiết kế và phát triển sản phẩm, có thể có nhiều thuật ngữ được sử dụng, ví dụ thiết kế vì môi trường (DFE), thiết kế sinh thái, thiết kế biết rõ môi trường (ECD), v.v...

O.2.12.

Chất nguy hại (hazardous substance)

Chất có thể gây ảnh hưởng bất lợi ngay lập tức hoặc dần dần đến sức khỏe con người hoặc đến môi trường.

CHÚ THÍCH: Nguy hại của các yếu tố gây ảnh huởng bất lợi đến môi trường do các chất nguy hại không chỉ được xác định bằng mối nguy hiểm của bản thân chất đó, mà còn được xác định bằng số lượng và khi năng có thể xảy ra việc thoát ra của chất đó. Vì thế, nguy hại cần được đánh giá có tính đến tất cả các yếu tố này và trong cả vòng đời của sản phẩm.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.6]

O.2.13.

Tái tạo năng lượng (energy recovery)

Việc sử dụng các chất thải dễ cháy làm phương tiện để phát ra năng lượng thông qua việc đốt cháy thành tro trực tiếp có hoặc không thải ra chất thải khác nhưng thu hồi được nhiệt.

[Hướng dẫn 109 của IEC, định nghĩa 3.2]

O.3. Lưu ý chung

Cần kiểm tra các lưu ý dưới đây để giảm tác động bất lợi của sản phẩm đến môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm:

- bảo toàn vật liệu;

- hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên;

- giảm phát thải và chất thải;

- lượng vật liệu làm ra sản phẩm là tối thiểu (kể cả vật liệu bao gói);

- giảm số lượng các vật liệu khác nhau;

- thay thế hoặc sử dụng ít các chất nguy hại;

- sử dụng lại hoặc tân trang lại cụm lắp ráp hoặc linh kiện;

- triển vọng nâng cấp kỹ thuật;

- thiết kế để dễ bảo trì, tháo rời và tái chế;

- lớp phủ bề mặt hoặc kết hợp với kim loại khác để tăng khả năng tái chế;

- ghi nhãn;

- có đủ các hướng dẫn hoặc thông tin về môi trường cho người sử dụng.

O.4. Đầu vào và đầu ra cần quan tâm

O.4.1. Qui định chung

Dựa trên công việc của nhóm công tác ISO/TC 207/WG1, Hình O.1 thể hiện mối tương quan giữa các bước chủ yếu trong vòng đời môi trường của sản phẩm, chức năng của sản phẩm, thiết kế sản phẩm, tính năng và các mối quan tâm bên ngoài khác. Đối tượng chính của các tiêu chuẩn môi trường như tiêu thụ vật liệu và năng lượng, phát thải ra môi trường, khả năng tái chế, khả năng tháo rời cũng được liệt kê. Ở mỗi bước của vòng đời sản phẩm, cần quan tâm đến sự cân bằng giữa vật liệu và năng lượng. Khi có sẵn dữ liệu, việc nghiên cứu sẽ đề cập đến từng quãng thời gian của vòng đời từ khi "sinh ra đến khi chết đi". Hình O.1 cũng minh họa một chu kỳ cải tiến sản phẩm dẫn đến ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên.

O.4.2. Đầu vào và đầu ra

Tác động của sản phẩm đến môi trường chủ yếu được quyết định bởi việc sử dụng các đầu vào và việc hình thành các đầu ra ở tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Sự thay đổi nào của một đầu vào bất kỳ nhằm thay đổi vật liệu và năng lượng đã sử dụng hoặc nhằm chi phối một đầu ra đều có thể ảnh hưởng đến các đầu vào và các đầu ra khác (xem Hình O.1).

Hình O.1 - Quan hệ về lý thuyết giữa các điều khoản trong tiêu chuẩn sản phẩm và tác động đến môi trường liên quan đến sản phẩm trong suốt vòng đời

O.4.3. Đầu vào

Đầu vào được chia thành hai loại cơ bản là vật liệu và năng lượng.

O.4.3.1. Vật liệu đầu vào được sử dụng trong phát triển sản phẩm cũng cần được quan tâm. Các tác động này có thể làm suy kiệt nguồn tài nguyên tái sinh được và không tái sinh được, gây bất lợi trong việc sử dụng đất đai và làm cho môi trường hoặc con người phải chịu những chất nguy hại. Vật liệu đầu vào cũng có thể góp phần sinh ra các chất thải, khí thải, nước thải và các dạng thải khác. Vật liệu đầu vào kết hợp với vòng đời sản phẩm tính từ khi là vật liệu thô, chế tạo, vận chuyển (bao gồm đóng gói và bảo quản), sử dụng/bảo trì, tái sử dụng/tái chế đến khi hủy sản phẩm có thể tạo ra các tác động đến môi trường rất đa dạng.

O.4.3.2. Năng lượng đầu vào được yêu cầu ở hầu hết các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Nguồn năng lượng bao gồm nhiên liệu hóa thạch, hạt nhân, chất thải tái chế, thủy điện, địa nhiệt, mặt trời và năng lượng gió. Mỗi nguồn năng lượng đều có những tác động đến môi trường.

O.4.4. Đầu ra

O.4.4.1. Các đầu ra phát sinh trong vòng đời của sản phẩm bao gồm bản thân sản phẩm, các chất trung gian và phụ phẩm, khí thải, nước thải, rác thải và các dạng thải khác.

O.4.4.2. Phát thải vào không khí bao gồm việc thoát ra các chất khí, hơi hoặc các chất dạng hạt. Việc thải ra các chất độc, ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, có tính axít hoặc có mùi có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến thực vật, động vật, con người, công trình xây dựng, v.v... hoặc góp phần vào các ảnh hưởng khác đến môi trường như phá huỷ tầng ozôn hoặc hình thành khói. Phát thải vào không khí bao gồm chất thải từ một vị trí hay từ một nguồn khuếch tán, chất thải đã xử lý hoặc chưa xử lý và chất thải từ làm việc bình thường hoặc ngẫu nhiên.

O.4.4.3. Phát thải vào nước hoặc nước thải/khí thải bao gồm sự xả các chất vào nguồn nước, nước bề mặt hoặc nước ngầm. Việc thải chất dinh dưỡng hoặc chất độc, ăn mòn, phóng xạ, không tiêu huỷ, chất tích luỹ hoặc chất tiêu hủy ôxy có thể gây các ảnh hưởng bất lợi đến môi trường kể cả các nhiễm bẩn gây ảnh hưởng khác nhau đến sự cân bằng sinh thái và sự dinh dưỡng không mong muốn của nguồn nước tự nhiên. Nước thải gồm các chất thải từ một vị trí hoặc từ các nguồn khuếch tán, chất thải đã xử lý hoặc chưa xử lý và chất thải từ làm việc bình thường hoặc ngẫu nhiên.

O.4.4.4. Phế thải gồm vật liệu rắn hoặc lỏng và các sản phẩm bị loại bỏ. Phế thải có thể sinh ra ở tất cả các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm. Phế thải trải qua kỹ thuật tái chế, xử lý, thu hồi hoặc loại bỏ liên quan đến đầu vào và đầu ra, mà có thể góp phần tác động bất lợi đến môi trường.

O.4.4.5. Các chất thải khác có thể gồm phát thải vào đất, tạp và rung, bức xạ và tỏa nhiệt.

O.5. Công cụ để tính đến các tác động của môi trường khi thiết kế và phát triển sản phẩm

Nhận biết và đánh giá xem sản phẩm tác động đến môi trường như thế nào là một công việc phức tạp và đòi hỏi phải có những nghiên cứu cẩn thận; điều này cũng đòi hỏi phải có tư vấn của các chuyên gia. Một số công cụ và kỹ thuật được sử dụng để khuyến khích sự tham gia của các khía cạnh về môi trường trong thiết kế và phát triển sản phẩm. Những công cụ và kỹ thuật này có thể trợ giúp khi phát triển các hạng mục thiết kế chủ chốt, giai đoạn ra quyết định và gắn kết chặt chẽ với các yếu tố kinh doanh và kinh tế. Ví dụ về các công cụ này là:

a) phân tích các khía cạnh môi trường của sản phẩm; ví dụ, LCA (đánh giá vòng đời sản phẩm), và đánh giá môi trường dựa trên các tham số vật lý (ví dụ trọng lượng, năng lượng tiêu thụ, thể tích);

b) xác định chiến lược môi trường của sản phẩm: công cụ ra quyết định định tính, ví dụ ma trận sinh thái, bản liệt kê những hạng mục cần kiểm tra, sơ đồ Pareto, phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức), sơ đồ mạng nhện và sơ đồ vốn đầu tư;

c) chuyển các khía cạnh môi trường thành tính năng của sản phẩm; ví dụ kỹ thuật QFD (triển khai chức năng chất lượng), kỹ thuật FMEA (phương thức lỗi và phân tích ảnh hưởng).

Khi lựa chọn công cụ để sử dụng, nên xem xét các khái niệm cơ bản liên quan đến sản phẩm để tích hợp các khía cạnh môi trường vào thiết kế và phát triển sản phẩm.

O.6. Các Ủy ban kỹ thuật liên quan của ISO

TC 61

Chất dẻo

TC 79

Kim loại nhẹ và hợp kim của chúng

TC 122

Bao gói

TC 146

Chất lượng không khí

TC 147

Chất lượng nước

TC 190

Chất lượng đất

TC 200

Chất thải rắn

TC 203

Hệ thống năng lượng kỹ thuật

TC 205

Thiết kế môi trường của các công trình xây dựng

TC 207

Quản lý môi trường

SC 1

Hệ thống quản lý môi trường

SC 2

Đánh giá môi trường và các nghiên cứu môi trường liên quan khác

SC 3

Dán nhãn môi trưòng

SC 4

Đánh giá tính năng môi trường

SC5

Đánh giá vòng đời sản phẩm

SC 6

Thuật ngữ và định nghĩa

WG 1

Khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm

O.7. Hướng dẫn về nguyên lý đánh giá tác động môi trường (EIA)

Đang xem xét.

O.8. Hưóng dẫn về nguyên tắc thiết kế vì môi trường (DFE)

Đang xem xét.

O.9. Tài liệu viện dẫn

IEC guide 106 : 1996, Guide for specifying environmental conditions for equipment pertormance rating (Hướng dẫn quy định các điều kiện môi trường đối với thông số về tính năng của thiết bị)

IEC guide 109 : 2003, Environmental aspects - Inclusion in electrotechnical product standards (Các khía cạnh môi trường - Khía cạnh môi trường đề cập trong tiêu chuẩn sản phẩm kỹ thuật điện)

TCVN 7699 (IEC 60068) (tất cả các phần), Thử nghiệm môi trường

TCVN 7921 (IEC 60721) (tất cả các phần), Phân loại điều kiện môi trường

ISO 14040 : 1997, Environmental management - Lite cycle assessment - Principles and framework (Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời - Nguyên tắc và khuôn khổ)

 

PHỤ LỤC P

(tham khảo)

Các đầu nối kiểu lỗ dùng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp nối với ruột dẫn đồng

Bảng P.1 - Ví dụ về các đầu nối kiểu lỗ dùng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp nối với ruột dẫn đồng

Mặt cắt ruột dẫn đồng

mm2

Kích thước
(xem Hình P.1)

mm

Lỗ để lắp bu Iông

Mềm

Một sợi hoặc bện

L

lớn nhất

N

lớn nhất

W

lớn nhất

W

dưỡng

Z

lớn nhất

M

nhỏ nhất

H

6

10

22

6

10

 

12

6

M5

10

16

26

6

10

 

12

6

M5

16

25

28

6

10

 

12

6

M5

25

35

33

7

12

12,5

17

7

M6

35

50

38

7

12

12,5

17

7

M6

50

70

41

7

12

12,5

17

7

M6

70

95

48

8,5

16

16,5

20

8,5

M8

95

120

51

10,5

20

20,5

25

10,5

M10

120

150

60

10,5

20

20,5

25

10,5

M10

150

185

72

11

25

25,5

25

11

M10

185

240

78

12,5

31

32,5

31

12,5

M12

240

300

89

12,5

31

32,5

31

12,5

M12

300

400

105

17

40

40,5

40

17

M16

400

500

110

17

40

40,5

40

17

M16

CHÚ THÍCH: Hiện nay cũng có sẵn các kích thước khác của lỗ cáp.

Hình P.1 - Kích thước

 

PHỤ LỤC Q

(quy định)

Các thử nghiệm đặc biệt - Thử nghiệm nóng ẩm, sương muối, rung và xóc

Q.1. Qui định chung

Mục đích của phụ lục này nhằm xác định các yêu cầu cho phép đánh giá khả năng thiết bị đóng cắt và điều khiển thực hiện các chức năng được thiết kế để sử dụng trong các điều khiển khí hậu nhất định khác với các điều kiện vận hành bình thường như mô tả trong 6.1.

Phụ lục này nêu các điều kiện và trình tự thử nghiệm và các kết quả cần đạt được.

Các thử nghiệm đặc biệt dưới đây phải được thực hiện khi có ý kiến của nhà chế tạo hoặc theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng (xem 2.6.4). Vì là các thử nghiệm đặc biệt nên chúng là các thử nghiệm bổ sung và không bắt buộc, thiết bị không nhất thiết phải đáp ứng các thử nghiệm này thì mới được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.

Q.2. Phân loại thiết bị

Thiết bị được phân loại theo sáu bộ phép thử môi trường, kết hợp từ các loại tham số khác nhau (nhiệt độ và độ ẩm, rung, xóc, sương muối):

- Dải thử nghiệm nhiệt độ và độ ẩm:

CC1: -5 °C đến +55 °C (dải thứ nhất: thử nghiệm nóng khô ở +55 °C/thử nghiệm nóng ẩm ở +40 °C/ thử nghiệm lạnh ở -5 °C)

CC2: -25 °C đến +70 °C (dải thứ hai: thử nghiệm nóng khô ở +70 °C/thử nghiệm nóng ẩm ở +55 °C/ thử nghiệm lạnh ở -25 °C)

- Các mức rung và xóc:

MC1: không rung

MC2: rung

MC3: rung và xóc

- Sương muối:

SC1: không có sương muối

SC2: sương muối (thử nghiệm theo TCVN 7699-2-52 (IEC 60068-2-52))

Kết hợp các phép thử môi trường này sẽ có được sáu bộ thử nghiệm A, B, C, D, E và F:

- A: môi trường có khống chế nhiệt độ và độ ẩm (dải thử nghiệm nhiệt độ từ -5 °C đến +55 °C) = MC1 + CC1 + SC1

CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện môi trường này có thể được gọi là "khí quyển ẩm”.

- B: môi trường có khống chế nhiệt độ và độ ẩm (dải thử nghiệm nhiệt độ từ -25 °C đến +70 °C) = MC1 + CC2 + SC1

CHÚ THÍCH 2: Các điều kiện môi trường này có thể được gọi là "khí quyển ẩm và lạnh".

- C: môi trường phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm và sương muối = MC1 + CC2 + SC2

CHÚ THÍCH 3: Các điều kiện môi trường này có thể được gọi là “khí quyển ẩm và có muối" hay "khí hậu biển”.

- D: môi trường phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm và rung = MC2 + CC2 + SC1

CHÚ THÍCH 4: Các điều kiện môi trường này có thể được gọi là “khí quyển ẩm và lạnh" hay “khí quyển ẩm và lạnh trên tàu biển, có rung”.

- E: môi trường phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, rung và xóc = MC3 + CC2 + SC1

CHÚ THÍCH 5: Các điều kiện môi trường này có thể được gọi là “khí quyển ẩm và lạnh, trên boong tàu nhưng không có sương muối” hay "điều kiện khắc nghiệt nhưng không phải trên biển”.

- F: môi trường phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, rung, xóc và sương muối = MC3 + CC2 + SC2

CHÚ THÍCH 6: Các điều kiện môi trường này có thể được gọi là “khí quyển ẩm và lạnh, trên boong tàu và có muối" hay “khí quyển khắc nghiệt trên biển”.

Q.3. Các thử nghiệm

Q.3.1. Điều kiện thử nghiệm chung

Nếu không có quy định khác, áp dụng 8.3.2 với các bổ sung sau.

Các thử nghiệm này chứng tỏ thiết bị có khả năng hoạt động trong các điều kiện thử nghiệm quy định. Chức năng dự kiến được xác định trong trình tự thử nghiệm.

Thiết bị phải được thử nghiệm (nếu thuộc đối tượng áp dụng) ở vị trí ngoài trời, thiết bị này trước khi thử nghiệm đã được để trong điều kiện khí quyển bình thường trong ít nhất 24 h. Điều kiện khí quyển bình thường có nghĩa là:

- nhiệt độ: 25 °C ± 10 °C;

- độ ẩm tương đối: 60 % ± 30 %;

- áp suất không khí: 96 kPa ± 10 kPa.

Trong quá trình thử nghiệm bên trong tủ khí hậu, cáp phải có chiều dài ít nhất là 5 cm và, trong trường hợp thiết bị có vỏ bọc, cáp phải để thừa ra bên ngoài vỏ bọc ít nhất 5 cm, và lối đi cáp xuyên qua vỏ bọc phải được thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Khi có thỏa thuận với nhà chế tạo, cho phép sử dụng các cáp có mặt cắt nhỏ hơn mặt cắt cho trong Bảng 9, 10 và 11 của 8.3.3.3.4. Đối với thiết bị có thông số dòng điện lớn, trong khi không gian bị hạn chế bởi tủ thử khí hậu, cho phép bỏ qua các mối nối cáp.

CHÚ THÍCH: Theo 6.1.4, điều kiện chuẩn của “xóc và rung” vẫn đang được xem xét, phụ lục này không phán đoán trước xem kết quả cuối cùng của điều kiện chuẩn về xóc và rung là gì, và có thể được xem xét tiếp sau khi hoàn thành 6.1.4.

Q.3.2. Trình tự thử nghiệm

Sau khi chọn môi trường yêu cầu, các thử nghiệm liên quan được thực hiện theo trình tự thử nghiệm trong Bảng Q.1. Xem thêm chú thích f của Bảng Q.1.

Bảng Q.1 - Trình tự thử nghiệm

Môi trường phải chịu

Môi trường có khống chế phải chịu nhiệt độ và độ ẩm

Môi trường phải chịu nhiệt độ và độ ẩm

Môi trường phải chịu nhiệt độ, độ ẩm và sương muối

Môi trường phải chịu nhiệt độ, độ ẩm và rung

Môi trường phải chịu nhiệt đột độ ẩm, rung và sương muối

Môi trường phải chịu nhiệt độ, độ ẩm, xóc và sương muối

Loại

A

B

C

D

E

F

Dải thử nghiệm nhiệt độ

-5 °C/+55 °C

-25 °C/+70°C

-25 °C/+70 °C

-25 °C/+70 °C

-25 °C/+70 °C

-25 °C/+70 °C

1

Điện trở cách điện trước khi thử nghiệm và kiểm tra bằng cách xem xét

a

a

a

a

a

a

2

Thử nghiệm rung

N.A.

N.A.

N.A.

Rung IEC 60068-2-6 Thử nghiệm Fcb

Rung IEC 60068-2-6 Thử nghiệm Fcb

Rung IEC 60068-2-6 Thử nghiệm Fcb

3

Thử nghiệm xóc

N.A.

N.A.

N.A.

N.A.

TCVN 7699-2-­27 (IEC 60068­2-27) Thử nghiệm Eac

TCVN 7699-2­27 (IEC 60068- 2-27) Thử nghiệm Eac

4

Kiểm tra khả năng làm việc

N.A.

N.A.

N.A.

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

5

Thử nghiệm nóng khô

IEC 60068-2-2 Thử nghiệm Bd 16 h, 55 °Ca

IEC 60068-2-2 Thử nghiệm Bd 16h, 70 °Ca

IEC 60068-2-2 Thử nghiệm Bd 16h, 70°C

IEC 60068-2-2 Thử nghiệm Bd 16 h, 70 °Ca

IEC 60068-2-2 Thử nghiệm Bd 16 h, 70 °Ca

IEC 60068-2-2 Thử nghiệm Bd 16 h, 70 °Ca

6

Thử nghiệm nóng ẩm

TCVN 7699-2­30 (IEC 60068­2-30) Thử nghiệm Db chu kỳ
2 chu kỳ, 40 °C Phương án 2, không tải

TCVN 7699-2­30 (IEC 60068­2-30) Thử nghiệm Db chu kỳ
2 chu kỳ, 55 °C Phương án 2g

TCVN 7699-2­30 (IEC 60068­2-30) Thử nghiệm Db chu kỳ
2 chu kỳ, 55 °C Phương án 2, không tải

TCVN 7699-2­30 (IEC 60068­2-30) Thử nghiệm Db chu kỳ
2 chu kỳ, 55 °C Phương án 2g

TCVN 7699-2­30 (IEC 60068­2-30) Thử nghiệm Db chu kỳ
2 chu ky, 55 °C Phương án 2g

TCVN 7699-2­30 (IEC 60068­2-30) Thử nghiệm Db chu kỳ
2 chu kỳ, 55 °C Phuơng án 2g

7

Phục hồi

Phục hồi phải được thực hiện trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24hh

Phục hồi phải được thực hiện trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24hh

Phục hồi phải được thực hiện trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24hh

Phục hồi phải được thưc hiện trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24hh

Phục hồi phải được thực hiện trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24hh

Phục hồi phải được thực hiện trong điều kiện khí quyển bình thường rrong 24hh

8

Điện trở cách điện

I

i

i

i

i

i

9

Thử nghiệm nhiệt độ thấp

TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) Thử nghiệm Ab Tủ thử nghiệm phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ xung quanh ban đầu là -5 °C; phải duy trì nhiệt độ này trong ± 3 °C trong 16 h

TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) Thử nghiệm Ab Tủ thử nghiệm phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ xung quanh ban đầu là -25 °C; phải duy trì nhiệt độ này trong +3 °C trong 16 h

TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) Thử nghiệm Ab Tủ thử nghiệm phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ xung quanh ban đầu là -25 °C; phải duy trì nhiệt độ này trong ±3 °C trong 16 h

TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) Thử nghiệm Ab Tủ thử nghiệm phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ xung quanh ban đầu là -25 °C; phải duy trì nhiệt độ này trong ±3 °C trong 16 h

TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) Thử nghiệm Ab Tủ thử nghiệm phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ xung quanh ban đầu là -25 °C; phải duy trì nhiệt độ này trong ±3 °C trong 16 h

TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) Thử nghiệm Ab Tủ thử nghiệm phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ xung quanh ban đầu là -25 °C; phải duy trì nhiệt độ này trong ±3 °C trong 16 h

10

Phục hồi

Phục hồi phải được thử nghiệm trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24 hh

Phục hồi phải được thử nghiệm trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24 hh

Phục hồi phải được thử nghiệm trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24 hh

Phục hồi phải được thử nghiệm trong điều kiện khí quyển bình thưởng trong 24 hh

Phục hồi phải được thử nghiệm trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24 hh

Phục hồi phải được thử nghiệm trong điều kiện khí quyển bình thường trong 24 hh

11

Điện trở cách điện

I

i

i

i

i

i

12

Thử nghiệm điện môi

TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) 8.3.3.4.1, điểm 3)

TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) 8.3.3.4.1, điểm 3)

TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) 8.3.3.4.1, điểm 3)

TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) 8.3.3.4.1, điểm 3)

TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) 8.3.3.4.1, điểm 3)

TCVN 6592-1 (IEC 60947-1) 8.3.3.4.1, điểm 3)

13

Kiểm tra khả năng làm việc

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

14

Sương muối

N.A.

N.A.

TCVN 7699-2­52 (IEC 60068­2-52) Thử nghiệm Kb Mức khắc nghiệt 2j

N.A.

N.A.

TCVN 7699-2­52 (IEC 60068­2-52) Thử nghiệm Kb Mức khắc nghiệt 1j

15

Điện trở cách điện

N.A.

N.A.

i

i

i

i

16

Kiểm tra khả năng làm việc

N.A.

N.A.

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

N.A.

N.A.

Theo tiêu chuẩn sản phẩmd

17

Kiểm tra bằng cách xem xét

N.A.

N.A.

k

N.A.

N.A.

k

N.A.: Không áp dụng.

CHÚ THÍCH 1: Loại được sử dụng khác với phân loại trong TCVN 7921-3 (IEC 60721-3).

CHÚ THÍCH 2: Các giá trị chỉ ra trong các chú thích từ “a" và “i" khác với IEC 60092-504

a Điện trở cách điện phải được đo giữa từng mạch điện và giữa từng mạch điện với đất (một số linh kiện nhất định ví dụ dùng để triệt tiêu quá độ, có thể phải được ngắt ra trong thử nghiệm này).

Điện áp thử nghiệm một chiều                            Điện trở cách điện tối thiểu (điều kiện mới)

Tối thiểu: 2 x điện áp cung cấp lớn nhất             1 MW

Tối đa: 500 V

b Tham số dùng cho thử nghiệm rung:

- Dải tần số                               Độ dịch chuyển             Gia tốc

 Hz đến 13,2 Hz                   ±1 mm

13,2 Hz đến 100 Hz                                                                    ± 0,7g

- khoảng thời gian trong trường hợp không có cộng hưởng: 90 min ở 30 Hz;

- khoảng thời gian ở từng tần số cộng hưởng tại đó ghi lại được Q ³ 2 là 90 min;

- trong thử nghiệm rung, phải giải thích các điều kiện làm việc;

- các thử nghiệm phải được tiến hành trong ba mặt phẳng vuông góc với nhau;

- theo hướng dẫn, Q không nên lớn hơn 5;

- tần số tới hạn là dải tần số cộng hưởng ở đó hệ số khuếch đại lớn hơn 2 nhưng không gián đoạn;

- trong trường hợp có một số tần số cộng hưởng trong dải từ 0,8 đến 1,2 (quét tần số) của tần số tới hạn thì khoảng thời gian thử nghiệm phải là 120 min với gia tốc là 0,7g.

Các kết quả cần đạt được: trong thử nghiệm rung, việc đóng và mở không chủ ý của tiếp điểm quá 3 ms được xem là hỏng, trừ khi nhà chế tạo quy định thời gian dài hơn trong tài liệu của mình.

Thời gian ngắt xác định có thể gây ra một số vấn đề trong các ứng dụng cụ thể (ví dụ theo dõi PLC có các đầu vào tốc độ cao), đặc tính này cần được tính đến trong ứng dụng.

c Đặt ba xóc âm và dương theo từng hướng dọc theo ba trục vuông góc với nhau:

- hình xung: nửa hình sin;

- gia tốc đỉnh: 150 m/s2 (giá trị này cần được xem xét và ban kỹ thuật về sản phẩm cũng có thể xác định các giá trị khác, nếu thuộc đối tượng áp dụng);

- độ rộng xung: 11 ms;

Sau thử nghiệm, việc kiểm tra thực hiện theo hàng thứ 4 phải chứng tỏ rằng đặc tính làm việc liên quan quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm không bị thay đổi.

d Thử nghiệm được dự kiến để kiểm tra xem thiết bị có đảm bảo một số đặc tính làm việc tối thiểu không và phải được xác định trong tiêu chuẩn sản phẩm.

e Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan phải xác định xem thiết bị có làm việc trong quá trình ổn định, thử nghiệm và thử nghiệm chức năng không. Giai đoạn phục hồi phải được thực hiện ở điều kiện khí quyển bình thường trong 1 h đến 2 h hoặc nhiều hơn do tiêu chuẩn sản phẩm quy định. Áp dụng 5.3 của TCVN 7699-1 (IEC 60068-1) (Điều kiện khí quyển tiêu chuẩn).

f Các thử nghiệm từ 5 đến 17 có thể được thực hiện trên một mẫu mới. Phải cung cấp tất cả các mẫu cho các kiểm tra ban đầu và kết thúc thích hợp theo các hàng 1, 15 và 16. Số lượng mẫu sử dụng phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

g Thử nghiệm chức năng phải được thực hiện trong 2 h đầu tiên của chu kỳ đầu tiên ở nhiệt độ thử nghiệm và trong 2 h cuối cùng của chu kỳ thứ hai ở nhiệt độ thử nghiệm.

h Tiêu chuẩn sản phẩm liên quan có thể qui định thời gian phục hồi khác.

i Thử nghiệm điện trở cách điện phải được thực hiện trong vòng 1 h sau thời gian phục hồi. Phải đo điện trở cách điện giữa từng mạch điện và giữa từng mạch điện với đất (một số linh kiện nhất định ví dụ như dùng để triệt tiêu quá độ, có thể đòi hỏi phải được ngắt ra trong thử nghiệm này).

Điện áp thử nghiệm một chiều                                        Điện trở cách điện tối thiểu

Tối thiểu: 2 x điện áp cung cấp lớn nhất                         1MW

Tối đa 500 V

j Sau thử nghiệm sương muối - Phục hồi: áp dụng Điều 10 của TCVN 7699-2-52 (IEC 60068-2-52) với bổ sung sau: Sau khi làm sạch, thiết bị được để khô trong không            khí lưu thông tự do trong 24 h hoặc ở 55 °C+ 2 °C, khi có thỏa thuận với nhà chế tạo, sau đó được đưa vào điều kiện phục hồi có khống chế (5.4.1 của TCVN 7699-1 (IEC 60068-1)) trong thời gian không ít hơn 1 h nhưng không nhiều hơn 2 h.

Đối với một số sản phẩm, việc làm sạch có thể ảnh hưởng đến vận hành. Trong trường hợp đó, tiêu chuẩn sản phẩm phải đưa ra những giải pháp cụ thể.

k Kiểm tra bằng cách xem xét:

Các bộ phận cơ khí có vai trò an toàn hoặc thực hiện chức năng phải được kiểm tra liên quan đến ôxy hoá: trục quay, nam châm, bản lề, khoá, v.v...

Ngoài ra, phải thực hiện kiểm tra bằng cách xem xét các bộ phận mà người sử dụng có thể tháo ra nhầm mục đích bảo trì. Các ghi nhãn vẫn phải dễ đọc.

Cho phép có một số khuyết tật sau:

- vết biến màu của sắt trên mạch từ;

- xuất hiện các điểm ăn mòn trên vít;

- xuất hiện các vết gỉ đồng trên giá đỡ tiếp điểm điện bằng hợp kim đồng;

- điểm ăn mòn trắng trên lớp phủ.

 

PHỤ LỤC R

(tham khảo)

Đặt lá kim loại để thử nghiệm điện môi trên các bộ phận chạm tới được trong quá trình vận hành hoặc điều chỉnh

Giới thiệu

Ở nhiều nước có các quy định bắt buộc về pháp lý có ảnh hưởng đến thiết bị điện liên quan đến an toàn và sức khoẻ của người sử dụng và xung quanh khi đang làm việc. Một bộ tiêu chí cần tuân thủ và các ví dụ được nêu dưới đây có thể áp dụng đối với thiết bị đóng cắt và điều khiển và làm việc của chúng:

a) Loại bỏ nguy hiểm trong trường hợp phải tiếp cận vào bên trong thiết bị đóng cắt và điều khiển để vận hành các cơ cấu điều khiển. Điều này có thể đạt được bằng cách làm mất hiệu lực của thiết bị đóng cắt và điều khiển trước khi tiếp cận hoặc đảm bảo rằng cấp bảo vệ của bề mặt làm việc ở cả bên ngoài (vỏ bọc hoặc thiết bị được bọc kín) và bên trong (vỏ bọc hoặc thiết bị để hở) không nhỏ hơn IP XXB theo TCVN 4255 (IEC 60529).

Hoặc, nếu trường hợp trên không khả thì

b) Cách ly con người khỏi nguy hiểm bằng các màn chắn, tấm chắn hoặc chướng ngại vật.

Hoặc, nếu trường hợp trên không khả thì

c) Cung cấp thiết bị bảo vệ để đảm bảo an toàn và sức khoẻ của con người. Đây là phương án cuối cùng và không được coi là thích hợp với tiêu chuẩn này.

Phương pháp ưu tiên là đảm bảo rằng thiết bị đóng cắt và điều khiển có cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài không nhỏ hơn IPXXB tại bề mặt làm việc. Ngoài ra, thiết bị đóng cắt và bảo vệ cần được thiết kế và kết cấu sao cho các cơ cấu điều khiển được đặt ở vị trí an toàn trong thiết bị nơi không có các bộ phận mang điện nguy hiểm, cần lưu ý là Tiêu chuẩn an toàn cơ bản (xem 8.1.2 của IEC 61140) đã đưa ra mức bảo vệ chống điện giật nhỏ nhất IPXXB đối với thiết bị.

CHÚ THÍCH: Có khác biệt giữa các yêu cầu của TCVN 4255 (IEC 60529) và Phụ lục R trong tiêu chuẩn này đối với việc đặt lá kim loại.

R.1. Mục đích

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm xác định rõ vị trí đặt lá kim loại để kiểm tra sự phù hợp trong các thử nghiệm điện môi.

Bản mô tả đưa ra trong tiêu chuẩn này không nhằm đề cập đến tất cả các trường hợp và tiêu chuẩn sản phẩm có thể quy định chính xác hơn về các điều kiện làm việc và vận hành bình thường (ví dụ thao tác trên vỏ bọc bên ngoài trong khi phần còn lại của thiết bị nằm bên trong).

Nhà chế tạo có thể đưa ra thông tin bổ sung trong đó các phòng thí nghiệm cần thử nghiệm theo (ví dụ thiết bị dự kiến lắp đặt mà không có vỏ bọc bổ sung; trong trường hợp đó các bộ phận cần được xem xét để đặt lá thép không chỉ hạn chế ở các bộ phận có thể tiếp cận trong vận hành hoặc điều chỉnh).

R.2. Xác định các khu vực

R.2.1. Qui định chung

Để nhận biết sự tồn tại của các bộ phận tiếp cận được trong quá trình vận hành hoặc điều chỉnh đối với các thử nghiệm điện môi, xác định ba khu vực dưới đây đối với việc đặt lá kim loại:

a) phương tiện vận hành hoặc điều chỉnh bằng tay;

b) các bộ phận cần chạm tới trong vận hành hoặc điều chỉnh bình thường, nhưng không phải bộ phận cầm trong tay;

c) các bộ phận không cần chạm tới trong vận hành hoặc điều chỉnh bình thường.

CHÚ THÍCH: Phương pháp này tương tự với phương pháp dùng để giới hạn độ tăng nhiệt.

Nếu cần, tiêu chuẩn sản phẩm có thể đưa ra các thông tin bổ sung.

R.2.2. Đặt lá kim loại lên các bộ phận tiếp cận được trong vận hành hoặc điều chỉnh bình thường

Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn sản phẩm thì chỉ các bộ phận có dự kiến được chạm vào trong quá trình vận hành hoặc điều chỉnh mới cần phải xem xét.

Các bộ phận dự kiến nằm bên ngoài vỏ bọc cần được bọc lá kim loại (xem Hình R.1).

Lá kim loại có thể đặt trong một khu vực có hình dạng như sau (xem thêm Hình R.2, R.3 và R.4):

a) Trong một diện tích được xác định bởi một mặt phẳng kéo dài 30 mm tính từ các mép của cơ cấu điều khiển hoặc/và phương tiện điều chỉnh và trên tất cả các bề mặt trong khu vực này đến độ sâu 80 mm.

b) Trong một diện tích được xác định bởi một mặt phẳng kéo dài 100 mm tính từ các mép của cơ cấu điều khiển hoặc/và phương tiện điều chỉnh và trên tất cả các bề mặt trong khu vực này đến độ sâu 25 mm.

Lá kim loại không được võng xuống thành lỗ hoặc rãnh bất kỳ (xem Hình R.3).

- Lá kim loại

Hình R.1 - Cơ cấu thao tác bên ngoài vỏ bọc

Kích thước tính bằng milimét

Chú giải

1          diện tích đáy được xác định từ bề mặt của cơ cấu điều khiển

2          tấm lắp đặt

3          nút ấn

4          khu vực có bảo vệ mu bàn tay

5          khu vực có bảo vệ ngón tay

6          hốc đặt thiết bị đóng cắt

Hình R.2 - Không gian thao tác dùng cho cơ cấu điều khiển dạng nút ấn

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH: Một cách khác, các lỗ mà ngón tay thử nghiệm không thể lọt qua có thể không cần bọc lá kim loại. Điều này phải có thoả thuận với nhà chế tạo.

Hình R.3 - Ví dụ về vị trí có bảo vệ ngón tay khỏi các bộ phận mang điện nguy hiểm ở gần nút ấn (cách khoảng 25 mm)

Kích thước tính bằng milimét

Chú giải

1          diện tích đáy

2          tấm lắp đặt

3          chốt

4          khu vực có bảo vệ mu bàn tay

5          khu vực có bảo vệ ngón tay

6          hốc đặt thiết bị đóng cắt

Hình R.4 - Không gian thao tác dùng cho cơ cấu điều khiển bằng cách xoay

 

PHỤ LỤC S

(quy định)

Đầu vào và đầu ra số

S.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này dự kiến đề cập đến các đầu vào số và/hoặc đầu ra số trong thiết bị đóng cắt và điều khiển, và dự kiến tương thích với các bộ điều khiển lập trình được (PLC). Phụ lục này được xây dựng trên cơ sở các điều liên quan của IEC 61131-2.

S.2. Định nghĩa

S.2.1

Đầu vào số, kiểu 1 (digital input, type 1)

Thiết bị nhạy với các tín hiệu từ thiết bị đóng cắt tiếp điểm bằng cơ khí, ví dụ như các tiếp điểm rơle, nút ấn, cơ cấu đóng cắt, v.v.... Đầu vào số này biến đổi tín hiệu về cơ bản là hai trạng thái thành tín hiệu số nhị phân một bít.

CHÚ THÍCH: Các đầu vào số kiểu 1 có thể không thích hợp để sử dụng với thiết bị bán dẫn như bộ cảm biến, cơ cấu đóng cắt gần cận, v.v...

S.2.2.

Đầu vào số, kiểu 2 (digital input, type 2)

Thiết bị nhạy với các tín hiệu từ thiết bị đóng cắt bán dẫn, ví dụ như cơ cấu đóng cắt gần cận hai sợi dây. Đầu vào số này biến đổi tín hiệu về cơ bản là hai trạng thái thành tín hiệu số nhị phân một bít.

CHÚ THÍCH 1: Cơ cấu đóng cắt gần cận hai sợi dây được thiết kế theo IEC 60947-5-2.

CHÚ THÍCH 2: Loại này cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng của kiểu 1.

S.2.3.

Đầu ra số (digital output)

Thiết bị biến đổi tín hiệu số nhị phân một bít thành tín hiệu hai trạng thái.

S.2.4.

Gom dòng (current sinking)

Đặc tính của dòng điện nhận.

S.2.5.

Nguồn dòng (current sourcing)

Đặc tính của dòng điện cung cấp.

S.3. Yêu cầu về chức năng

S.3.1. Giá trị danh định và dải làm việc

Các mô đun l/O được cấp nguốn từ bên ngoài phải như thể hiện trong Bảng S.1.

Bảng S.1 - Giá trị danh định và dải làm việc của nguồn điện đưa vào

Điện áp

Tần số

Sử dụng khuyến cáo (R)

Hạng mục quy định và chú thích

c

Danh định

(Ua)

Dung sai

(min./max.)

Danh định

(Fn)

Dung sai

(min./max.)

Nguồn điện

Tín hiệu I/O

24 V một chiều 48 V một chiều

125 V một chiều

-15 %/+20 %

 

 

R

R

-

R

R

-

a

a, b

-

24 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

-

-

(xem chú thích)

48 V xoay chiểu hiệu dụng

 

 

 

-

-

(xem chủ thích)

100 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

R

R

-

110 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

R

R

-

120 V xoay chiều hiệu dụng

-15 %/+10 %

50 Hz hoặc 60 Hz

-6 %/+4 %

R

R

(xem chú thích)

200 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

R

R

-

230 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

R

R

(xem chú thích)

240 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

R

R

-

400 V xoay chiều hiệu dụng

 

 

 

R

-

(xem chú thích)d

a Ngoài dung sai về điện áp, cho phép thành phần xoay chiều tổng có giá trị đỉnh bằng 5 % điện áp danh định.

Các giới hạn tuyệt đối là 30/19,2 V một chiều đối với 24 V một chiều và 60/38,4 V một chiều đối với 48 V một chiều.

b Xem chú thích e của Bảng S.2 nếu đầu vào số kiểu 2 có nhiều khả năng được sử dụng.

c Đối với các điện áp đặt vào không phải giá trị cho trong bảng như 110 V một chiều, v.v... thì áp dụng dung sai cho trong bảng và chú thích a. Các dung sai điện áp này phải được sử dụng để tính các giới hạn đầu vào của Bảng S.2, sử dụng các công thức cho trong S.6.

d Nguồn cung cấp ba pha.

CHÚ THÍCH: Điện áp danh định được lấy từ TCVN 7995 (IEC 60038).

S.3.2. l/O số

S.3.2.1. Qui định chung

Hình S.1 đưa ra minh họa các định nghĩa về tham số l/O.

Chú giải

C          đầu ra

tiếp điểm cơ khí hoặc bán dẫn (ví dụ tiếp điểm rơle khô, triac, transito hoặc tương đương)

E          nối đất

ký hiệu đất được thể hiện là ký hiệu nguyên bản.

nối đất phụ thuộc vào các quy định của quốc gia và/hoặc yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể.

Z          đầu vào

trở kháng vào

PS        các nguồn cung cấp điện bên ngoài

CHÚ THÍCH: Một số ứng dụng có thể chỉ sử dụng một nguồn cung cấp điện từ bên ngoài cho cả đầu vào, đầu ra và thiết bị.

Hình S.1 - Tham số l/O

l/O số phải phù hợp với các yêu cầu sau.

Đầu vào số phải phù hợp với các yêu cầu của thông số đặc trưng tiêu chuẩn về điện áp cho trong S.3.2.2.

Đầu ra số phải phù hợp với các yêu cầu của thông số đặc trưng tiêu chuẩn cho trong S.3.2.3.2 đối với điện xoay chiều và S.3.2.4.2 đối với điện một chiều.

Các đầu vào và đầu ra phải có khả năng liên kết với nhau bằng cách lựa chọn đúng các l/O khác, tạo ra hoạt động đúng (tải bổ sung bên ngoài phải được nhà chế tạo quy định, nếu cần).

Mạch điện phải phù hợp với các yêu cầu về khe hở không khí và chiều dài đường rò và thử nghiệm điện môi ứng với điện áp giữa các pha.

CHÚ THÍCH: Đầu vào cung cấp dòng và đầu ra gom dòng có thể cần thiết trong một số ứng dụng nhất định không được đề cập trong phụ lục này. Cần hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng. (Trong trường hợp giá trị logic dương, sử dụng đầu vào gom dòng và đầu ra nguồn dòng, mọi ngắn mạch với điện thế chuẩn và đứt dây đều được thể hiện bởi đầu vào và tải là "trạng thái cắt”; mặt khác, đối với đầu vào nguồn dòng và đầu ra gom dòng, sự cố với đất được hiểu là "trạng thái dẫn”) (xem Hình S.1).

S.3.2.2. Đầu vào số (gom dòng)

S.3.2.2.1. Qui định chung

Yêu cầu của điều này được kiểm tra theo S.4.2.

S.3.2.2.2 Thuật ngữ (vùng làm việc U/l)

Hình S.2 thể hiện bằng đồ họa các giới hạn và dải làm việc được sử dụng để đặc trưng cho mạch điện đầu vào số gom dòng.

Vùng làm việc gồm “vùng dẫn", “vùng chuyển tiếp'' và “vùng cắt", cần phải lớn hơn cả giá trị UT min, và giá trị lT min. để ra khỏi “vùng cắt", và cần phải lớn hơn lH min mà chưa cần lớn hơn UH min để vào "vùng dẫn": Tất cả các đường cong U-l đầu vào phải nằm trong các điều kiện biên này. Vùng bên dưới giá trị 0 V là phần thuộc “vùng cắt” chỉ đối với các đầu vào một chiều.

CHÚ THÍCH:

UHmax và UHmin    là các giới hạn điện áp đối với trạng thái dẫn (trạng thái 1)

IHmax và IHmin       là các giới hạn dòng điện đối với trạng thái dẫn (trạng thái 1)

UTmax và UTmin     là các giới hạn điện áp đối với trạng thái quá độ (dẫn hoặc cắt)

ITmax và lTmin        là các giới hạn dòng điện đối với trạng thái quá độ (dẫn hoặc cắt)

ULmax và ULmin     là các giới hạn điện áp đối với trạng thái cắt (trạng thái 0)

ILmax và ILmin        là các giới hạn dòng điện đối với trạng thái cắt (trạng thái 0)

ULmax = UHmin với I < ITmin và UHmax = UTmin với I > ITmin

Ue, Uemax và Uemin là điện áp danh định và các giới hạn của điện áp danh định đối với điện áp nguồn bên ngoài

Hình S.2 - Vùng làm việc U-l của đầu vào gom dòng

S.3.2.2.3. Dải làm việc tiêu chuẩn đối với các đầu vào số (gom dòng)

Đầu vào số gom dòng phải làm việc trong phạm vi các giới hạn thể hiện trong Bảng S.2.

Bảng S.2 - Dải làm việc tiêu chuẩn đối với các đầu vào số (gom dòng)

Điện áp danh định Ue

Tần số danh định Fn, Hz

Loại giới hạn

Giới hạn của đầu vào kiểu 1 g

Giới hạn của đầu vào kiểu 2 g

Chú thích

Trạng thái 0

Chuyển tiếp

Trạng thái 1

Trạng thái 0

Chuyển tiếp

Trạng thái 1

UL

V

IL

mA

UT

V

IT

mA

UH

V

IH

mA

UL

V

IL

mA

UT

V

IT

mA

UH

V

IH

mA

24 V dc

-

Max.

Min.

15/5

-3

15

ND

15

5

15

0,5

30

15

15

2

11/5

-3

30

ND

11

5

30

2

30

11

30

6

a,b,c,d

48 V dc

-

Max.

Min.

34/10

-6

15

ND

34

10

15

0,5

60

34

15

2

30/10

-6

30

ND

30

10

30

2

60

30

30

6

a,b,d

24 V ac hiệu dụng

50/60

Max.

Min.

14/5

0

15

0

14

5

15

1

27

14

15

2

10/5

0

30

0

10

5

30

4

27

10

30

6

A,c

48 V ac hiệu dụng

50/60

Max.

Min.

34/10

0

15

0

34

10

15

1

53

34

15

2

29/10

0

30

0

29

10

30

4

53

29

30

6

a,c

100 V ac 110 V ac 120 V ac hiệu dụng

50/60

Max.

Min.

79/20

0

15

0

79

20

15

1

1,1Ue

164

15

3

74/20

0

30

0

74

20

30

4

1,1Ue

74

30

6

a,b,c,d

200 V ac 220 V ac 240 V ac hiệu dụng

50/60

Max.

Min.

164/40

0

15

0

164

40

15

2

1,1Ue

164

15

3

159/40

0

30

0

159

40

30

5

1,1Ue

159

30

7

a,b,c,d

a Tất cả các tín hiệu lô gic đều có giá trị dương, Các đầu vào để hở phải được hiểu là tín hiệu trạng thái 0. Xem các công thức và giả thiết được sử dụng để xây dựng các giá trị trong bảng này và những nhận xét bổ sung ở S.6.

b Các giới hạn điện áp cho trước bao gồm cả các thành phần điện áp xoay chiều.

c Cơ cấu đóng cắt bán dẫn có thể ảnh hưỏng đến thành phần hiệu dụng của hài thực của các tín hiệu đầu vào và do đó ảnh hưởng đến tính tương thích của giao diện đầu vào với cơ cấu đóng cắt gần cận, đặc biệt là đối với kiểu 2, 24 V xoay chiều hiệu dụng. Xem các yêu cầu ở S.3.1.

d Được khuyến cáo để sử dụng thông thường và các thiết kế trong tương lai.

e Điện áp nguồn cung cấp bên ngoài nhỏ nhất đối với các đầu vào kiểu 2 có điện áp 24 V một chiều được nối với cơ cấu đóng cắt gần cận hai sợi dây cần lớn hơn 20 V một chiều hoặc UH min, nhỏ hơn 11 V một chiều để có đủ biên dự phòng an toàn.

f Theo công nghệ dòng điện, và để khuyến khích thiết kế các mô đun đầu vào riêng rẽ tương thích với tất cả các điện áp danh định sử dụng phổ biến, các giới hạn được cho dưới dạng giá trị tuyệt đối và không phụ thuộc điện áp danh định (ngoại trừ UHmax) và dựa trên công thức cho trong T.6 và tương ứng là 100 V xoay chiều hiệu dụng và 200 V xoay chiều hiệu dụng.

g Xem định nghĩa S.2.1, S.2.2 và S.2.3.

CHÚ THÍCH: Đầu vào kiểu 2 có thể tương thích với cơ cấu đóng cắt gần cận hai sợi dây theo IEC 60947-5­2, xem chú thích c.

ND = Chưa xác định.

S.3.2.2.4. Yêu cầu bổ sung

Từng kênh đầu vào phải có bóng đèn hoặc phương tiện tương tự để chỉ thị trạng thái 1 khi bộ phận chỉ thị có điện

S.3.2.3. Đầu ra số dùng cho điện xoay chiều (nguồn dòng)

S.3.2.3.1. Qui định chung

Yêu cầu của điều này được kiểm tra theo S.4.3.

S.3.2.3.2. Giá trị danh định và dải làm việc (xoay chiều)

Các đầu ra số xoay chiều phải phù hợp với các thông số đặc trưng cho trong Bảng S.3, ở (các) giá trị điện áp đầu ra do nhà chế tạo nêu trong S.3.1.

Bảng S.3 - Giá trị danh định và dải làm việc đối với đầu ra số xoay chiều nguồn dòng

Dòng điện danh định (trạng thái 1)

le

A

0,25

0,5

1

2

Chú thích

Dải dòng điện đối với trạng thái 1 (liên tục ở điện áp lớn nhất)

Min. (mA)

Max. (mA)

10 [5

0,28]

20

0,55

100

1,1

100

2,2

a,b

a

Điện áp rơi, Ud đối với trạng thái 1

- Đầu ra không được bảo vệ

- Được bảo vệ và chịu ngắn mạch

Ud

Max. (V)

Max. (V)

-

3

5

-

3

5

-

3

5

-

3

5

-

a

a

Dòng điện rò đối với trạng thái 0

- Đầu ra bán dẫn

- Đầu ra điện cơ

 

Max. (mA)

Max. (mA)

-

5[3]

2,5

-

10

2,5

-

10

2,5

-

10

2,5

-

a,b,c

a,c

Tốc độ lặp lại đối với quá tải tức thời

Thời gian chu

-

-

-

-

 

(xem Hình S.3)

kỳ làm việc (s)

-

-

-

-

 

- Đầu ra bán dẫn

Max.

1

2

2

2

 

- Đầu ra dạng rơle

Max.

10

10

10

10

 

a Dòng điện và điện áp là giá trị hiệu dụng.

b Các con số trong ngoặc vuông áp dụng cho mô đun không có mạng RC hoặc bộ khử đột biến tương đương.

c Dòng điện rò đối với các đầu ra bán dẫn lớn hơn 3 mA có ngụ ý là sử dụng các tải bên ngoài bổ sung để điều khiển các đầu vào số kiểu 2.

t1         2 chu kỳ ở Fn (Fn - tần số lưới danh định)

t2         thời gian dẫn

t3-t2      thời gian cắt (thời gian cắt = thời gian dẫn)

t3         thời gian làm việc

Hình S.3 - Dạng sóng quá tải tạm thời đối với các đầu ra số xoay chiều

S.3.2.3.3. Yêu cầu bổ sung

S.3.2.3.3.1. Chỉ thị đầu ra

Từng kênh đầu ra phải có bóng đèn hoặc phương tiện tương đương để chỉ thị trạng thái đầu ra là 1 khi cơ cấu chỉ thị được cấp điện.

S.3.2.3.3.2. Đầu ra có bảo vệ

Đối với các đầu ra được nhà chế tạo nêu là có bảo vệ

- đầu ra phải chịu được và/hoặc cơ cấu bảo vệ đi kèm phải tác động để bảo vệ đầu ra đối với tất cả các giá trị ổn định của dòng điện đầu ra lớn hơn 1,1 lần giá trị danh định;

- sau khi đặt lại hoặc thay cơ cấu bảo vệ, nếu thuộc đối tượng áp dụng, thiết bị phải trở về điều kiện làm việc bình thường;

- việc khởi động lại có thể được chọn từ một trong ba kiểu sau :

— đầu ra có bảo vệ khởi động lại tự động: đầu ra có bảo vệ tự động phục hồi sau khi loại trừ quá tải;

— đầu ra có bảo vệ khởi động lại có điều khiển: đầu ra có bảo vệ được đặt lại nhờ các tín hiệu (ví dụ, đối với điều khiển từ xa);

— đầu ra có bảo vệ khởi động bằng tay: đầu ra có bảo vệ cần có thao tác của con người để phục hồi (việc bảo vệ có thể bằng cầu chảy, khoá liên động bằng điện tử, v.v...).

Kiểm tra các yêu cầu của điều này theo S.4.3.2.

CHÚ THÍCH 1: Làm việc trong điều kiện quá tải trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ làm việc của mô đun.

CHÚ THÍCH 2: Các đầu ra có bảo vệ không nhất thiết bảo vệ dây dẫn bên ngoài. Người sử dụng phải cung cấp bảo vệ này khi cần.

S.3.2.3.3.3. Đầu ra chịu ngắn mạch

Đối với các đầu ra được nhà chế tạo nêu là chịu ngắn mạch:

- đối với tất cả các dòng điện đầu ra lớn hơn Iemax và đến 2 lần giá trị danh định Ie thì đầu ra phải tác động và chịu được (các) quá tải tạm thời. (Các) quá tải tạm thời này phải do nhà chế tạo quy định;

- đối với tất cả các dòng điện đầu ra có kỳ vọng lớn hơn 20 lần giá trị danh định thì cơ cấu bảo vệ phải tác động. Sau khi đặt lại hoặc thay cơ cấu bảo vệ, thiết bị phải trở về điều kiện làm việc bình thường;

- đối với các dòng điện đầu ra trong phạm vi từ 2 lần đến 20 lần le, hoặc (các) quá tải tạm thời vượt khỏi các giới hạn do nhà chế tạo quy định (điểm 1 nêu trên) thì mô đun có thể cần sửa chữa hoặc thay thế.

Kiểm tra các yêu cầu của điều này theo S.4.3.2.

S.3.2.3.3.4. Đầu ra không có bảo vệ

Đối với đầu ra được nhà chế tạo nêu là không có bảo vệ, nếu nhà chế tạo đưa ra cơ cấu bảo vệ bên ngoài khuyến cáo thì các đầu ra phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định đối với các đầu ra chịu ngắn mạch.

S.3.2.3.3.5. Đầu ra rơle điện cơ

Các đầu ra rơle điện cơ phải có khả năng thực hiện ít nhất 300 000 thao tác với tải quy định cho loại sử dụng AC-15 (độ bền cấp 3) theo IEC 60947-5-1.

Thử nghiệm điển hình là không cần thiết nếu rơle đáp ứng các yêu cầu của IEC 60947-5-1.

S.3.2.4. Đầu ra số đối với dòng điện một chiều (cung cấp dòng điện)

S.3.2.4.1. Qui định chung

Kiểm tra các yêu cầu của điều này theo S.4.3.

S.3.2.4.2. Giá trị danh định và dải làm việc (một chiều)

Đầu ra số phải phù hợp với các thông số đặc trưng cho trong Bảng S.4 dưới đây, ở (các) điện áp đầu ra do nhà chế tạo quy định theo S.3.1.

Bảng S.4 - Giá trị danh định và dải làm việc (một chiều) đối với các đầu ra số một chiều nguồn dòng

Dòng điện danh định đối với trạng thái 1

le

A

0,1

0,25

0,5

1

2

Chú thích

Dải dòng điện đối với trạng thái 1 ở điện áp lớn nhất (liên tục)

Max. (A)

0,12

0,3

0,6

1,2

2,4

 

Điện áp rơi, Ud

Ud

-

-

-

-

-

-

- Đầu ra không được bảo vệ

Max (V)

3

3

3

3

3

-

- Được bảo vệ và chịu ngắn mạch

 

3

3

3

3

3

a

Dòng điện rò đối với trạng thái 0

Max. (mA)

0,1

0,5

0,5

1

2

b,c

Quá tải tức thời

Max. (A)

Xem S.2 hoặc theo quy định của nhà chế tạo

 

a Đối với dòng điện danh định 1 A và 2 A, nếu có bảo vệ cực tính ngược, cho phép điện áp rơi là 5 V. Điều này làm cho đầu ra không tương thích với đầu vào kiểu 1 có cùng thông số đặc trưng về điện áp.

b Sự tương thích giữa các đầu vào một chiều và đầu ra một chiều như sau, khi không có tải bên ngoài bổ sung:

Dòng điện đầu ra danh định Ie (A):

0,1

0,25

0,5

1

2

Kiểu 1:

không

không

Kiểu 2:

c Khi có tải bên ngoài bổ sung, tất cả các đầu ra một chiều có thể trở nên tương thích với tất cả các đầu vào một chiều kiểu 1 và kiểu 2.

t1         thời gian đột biến = 10 ms

t2         thời gian dẫn

t3-t2      thời gian cắt (thời gian cắt = thời gian dẫn)

t3         thời gian làm việc = 1 s

Hình S.4 - Dạng sóng quá tải tạm thời đối với các đầu ra số một chiều

S.3.2.4.3. Yêu cầu bổ sung

Các yêu cầu khác giống các yêu cầu của các đầu ra cung cấp dòng điện đối với điện xoay chiều như định nghĩa trong S.3.2.3.3, ngoài ra còn:

- đầu ra có bảo vệ: giới hạn bằng 1,2 le thay vì 1,1 le,

- đầu ra rơle điện cơ: AC-15 được thay bằng DC-13.

S.4. Kiểm tra các yêu cầu vào/ra

S.4.1. Qui định chung

Trong phụ lục này không xác định cụ thể qui trình thử nghiệm. Qui trình cụ thể được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo và phải sao cho các điều kiện xác định trong S.4.4 không bị ảnh hưởng.

Mặc dù không có qui trình thử nghiệm cụ thể nhưng vẫn phải thực hiện tất cả các thử nghiệm được nêu.

Nếu không có quy định khác trong điều này, tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện hai lần trên cùng kênh l/O:

- Thử nghiệm thứ nhất: ở nhiệt độ vận hành nhỏ nhất.

- Thử nghiệm thứ hai: ở nhiệt độ vận hành lớn nhất.

Không yêu cầu thử nghiệm quá một đầu vào số, đối với từng kiểu đầu vào.

S.4.2. Kiểm tra đầu vào số

S.4.2.1. Thử nghiệm dải làm việc

Kiểm tra để chứng tỏ thỏa mãn tất cả các yêu cầu.

Qui trình thử nghiệm: Được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

S.4.2.2. Thử nghiệm đảo cực tính của tín hiệu

Qui trình thử nghiệm: Tín hiệu đảo cực tính đối với các đầu vào số phải được đặt trong 10 s.

Kiểm tra:

Thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong S.4.4.

S.4.3. Kiểm tra đầu ra số

S.4.3.1. Thử nghiệm dải làm việc

Kiểm tra để chứng tỏ thỏa mãn tất cả các yêu cầu.

Qui trình thử nghiệm:

Dải dòng điện: Được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

Điện áp rơi: Được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

Dòng điện rò: Không được tháo các cơ cấu/mạch điện được thiết kế để bảo vệ đầu ra.

Quá tải tạm thời: Theo IEC 60947-5-1, (AC-15 hoặc DC-13, khi thích hợp). Đối với các đầu ra chịu ngắn mạch, các giá trị dòng điện phải là 2le đến 20Ie, tương ứng (như cho trong S.3.2.3.3.3).

S.4.3.2. Thử nghiệm đầu ra có bảo vệ, không bảo vệ và đầu ra chịu ngắn mạch

Bảng S.5 - Các thử nghiệm quá tải và thử nghiệm ngắn mạch đối với các đầu ra số

Thử nghiệm chuẩn

Không có

Kết cấu EUT

Theo các quy định của nhà chế tạo

Chi tiết vế giá đỡ/ lắp đặt

Theo các quy định của nhà chế tạo

Mang tải

Kiểm tra một kênh l/O của từng kiểu đầu vào cần thử nghiệm

Phép đo ban đầu

Xem S.4.4

Mô tả thử nghiệm

A

B

C

D

E

Dòng điện kỳ vọng (k x Ie)

1,2/1,3a

1,5

2

5

21

Thời gian thử nghiệm (min)

5

5

5

5

5

Trình tự thử nghiệm

-

-

-

-

-

Chuỗi đầu tiên (tại Tmin)

1

2

3

4

5

Chuỗi thứ hai (tại Tmax)

6

7

8

9

10

Khoảng thời gian giữa các thử nghiệm

10 min < khoảng thời gian < 60 min

Đặt đầu ra có bảo vệ của thử nghiệm

Các đầu ra chịu ngắn mạch

Không

Không

b

Không

d

Các đầu ra không bảo vệ c

Không

Không

b

Không

d

Đo và kiểm tra

Xem các yêu cầu trong S.3.2.3.3 và S.3.2.4.3.

trong quá trình quá áp

Xem S.4.4.

ngay sau quá áp

Xem S.4.4.

sau khi có quá áp và đã phục hồi

Xem S.4.4.

a 1,2 đối với đầu ra xoay chiều, 1,3 đối với đầu ra một chiều.

b Đối với dòng điện trong dải từ 2 lần đến 20 lần le, có thể cần sửa chữa hoặc thay mô đun.

c Phải lắp (các) cơ cấu bảo vệ được nhà chế tạo cung cấp hoặc quy định.

d (Các) cơ cấu bảo vệ phải tác động. Chúng phải được đặt lại hoặc thay thế khi thích hợp cho thử nghiệm tiếp theo.

S.4.3.3. Thử nghiệm đảo ngược cực tính của tín hiệu (thử nghiệm khả năng chịu đựng)

Nếu thiết bị được thiết kế để ngăn ngừa việc đảo ngược cực tính của tín hiệu thì thử nghiệm khả năng chịu đựng có thể không cần thực hiện và được thay bằng kiểm tra bằng cách xem xét.

Qui trình thử nghiệm :

Tín hiệu có cực tính ngược đối với đầu ra số một chiều được đặt vào trong 10 s.

Kiểm tra :

Thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong S.4.4.

S.4.4. Đáp ứng của thiết bị

Kiểm tra để chứng tỏ đáp ứng các yêu cầu chung đối với các l/O trong S.3.2.

Đáp ứng của các l/O số phải như mong đợi liên quan đến các điều kiện làm việc của thiết bị. Nếu thích hợp, tiêu chuẩn sản phẩm có thể quy định các yêu cầu bổ sung.

Việc kiểm tra các yêu cầu về EMC phải được thực hiện theo 8.4. Liên quan đến miễn nhiễm, áp dụng các giá trị trong Bảng 23.

S.5. Thông tin chung nhà chế tạo cần cung cấp

S.5.1. Thông tin về đầu vào số (tiêu thụ dòng điện)

Nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin sau:

- đường cong vôn-ampe trên toàn dải làm việc có kèm dung sai hoặc tương đương;

- thời gian trễ của đầu vào số khi chuyển từ 0 sang 1 hoặc từ 1 sang 0;

- sự tồn tại của các điểm chung giữa các kênh;

- ảnh hưởng của việc đấu nối đầu vào không đúng;

- điện thế cách ly giữa kênh và các mạch khác (kể cả đất) và giữa các kênh trong điều kiện làm việc bình thường;

- kiểu đầu vào (kiểu 1 hoặc kiểu 2);

- điểm theo dõi và trạng thái nhị phân của cơ cấu chỉ thị;

- các ảnh hưởng khi rút hoặc cắm mô đun đầu vào đang mang điện;

- tải bên ngoài bổ sung khi nối liên kết các đầu vào và các đầu ra, nếu cần;

- giải thích đánh giá tín hiệu (ví dụ, đánh giá tĩnh/động, ngắt bộ nhả, v.v...);

- chiều dài của cáp hoặc dây khuyến cáo phụ thuộc vào từng kiểu cáp và tính tương thích điện từ;

- bố trí đầu nối;

- (các) ví dụ điển hình về các đấu nối bên ngoài.

S.5.2. Thông tin về các đầu ra số dùng cho dòng diện xoay chiều (cung cấp dòng điện)

Nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin sau liên quan đến các đầu ra số dùng cho điện xoay chiều:

- kiểu bảo vệ (tức là có bảo vệ, chịu ngắn mạch hay không có bảo vệ), và

- đối với đầu ra có bảo vệ: đặc tính làm việc vượt quá 1,1 le kể cả (các) mức dòng điện tại đó cơ cấu bảo vệ mang điện, đáp ứng của dòng điện và thời gian liên quan;

- đối với đầu ra chịu ngắn mạch: thông tin để thay thế hoặc đặt lại cơ cấu bảo vệ khi có yêu cầu;

- đối với đầu ra không có bảo vệ: quy định kỹ thuật đối với cơ cấu bảo vệ do người sử dụng cung cấp khi có yêu cầu;

- thời gian trễ đầu ra khi chuyển từ trạng thái 0 sang trạng thái 1 và khi chuyển từ trạng thái 1 về trạng thái 0;

- đặc tính đảo chiều và điện áp chuyển đổi khi đi qua điểm điện áp zero;

- sự tồn tại của các điểm chung giữa các kênh;

- bố trí đầu nối;

- (các) ví dụ điển hình về đấu nối bên ngoài;

- số lượng và kiểu đầu ra (ví dụ, tiếp điểm NO/NC, kênh bán dẫn, kênh cách ly riêng rẽ, v.v...);

- đối với rơle điện từ, dòng điện và điện áp danh định phù hợp với S.3.2.3.3.5;

- các thông số đặc trưng đầu ra đối với các tải khác như bóng đèn sợi đốt;

- đặc tính của mạng triệt nhiễu lắp bên trong mạch điện đầu vào theo điện áp đỉnh do phản ứng cảm ứng;

- kiểu mạng bảo vệ bên ngoài, nếu có yêu cầu;

- ảnh hưởng của việc đấu nối đầu nối ra không đúng;

- điện thế cách ly giữa kênh và các mạch khác (kể cả đất) và giữa các kênh trong điều kiện làm việc bình thường;

- điểm theo dõi của cơ cấu chỉ thị trong kênh (ví dụ phía MPU/phía tải);

- qui trình khuyến cáo để thay mô đun đầu ra;

- cách thao tác (tức là kiểu chốt/không chốt);

- ảnh hưởng của nhiều quá tải lên các mô đun nhiều kênh cách ly.

S.5.3. Thông tin về các đầu ra số dùng cho điện một chiều (nguồn dòng)

Thông tin được nhà chế tạo cung cấp đối với các đầu ra số dùng cho điện một chiều phải giống với thông tin dùng cho các đầu ra số dùng cho điện xoay chiều, như xác định trong S.5.2. Tuy nhiên, không áp dụng quy định kỹ thuật về đảo chiều khi đi qua điện áp zero, và liên quan đến các đầu ra rơ le điện từ, thay AC-15 bằng DC-13 theo S.3.2.3.3.5.

S.6. Các công thức dùng cho dải làm việc tiêu chuẩn của các đầu vào số

Công thức dưới đây được sử dụng để phát triển Bảng S.2 (với một số loại trừ được trình bày trong chú thích).

Công thức một chiều

Công thức xoay chiều

UHmax = 1,25 Ue

UHmax = 1,1 Ue

UH min = 0,8 Un _ Ud _ 1V

UH min = 0,85 Un - Ud _ 1V         Chú thích 1,2

UT max = UH min

UT max = UH min

UL max = UH min for l £ lT min

UL max = UH min for l £ lT min

UT min = 0,2 Un

UT min = 0,2 Un                                         Chú thích 1

UL max = UT min for l > lT min

UL max = UT min for l > lT min

ULmin = -3 V (DC 24 V)

UL min = 0

UL min = -6 V (DC 48 V)

 

IL min = ND Chưa xác định

IL min = 0

Đầu vào kiểu 1:

Đầu vào kiểu 1:

lH max = IT max = ILmax = 15 mA

lH max = IT max = ILmax = 15 mA

lHmin = lTmin + 1 mA

lHmin = lTmin + 1 mA (Ue £ 120 V r.m.s.) or

lH min = lT min + 2 mA (Ue > 120 V r.m.s)

IT min = UH max/Z

IT min = UH max/Z                       Chú thích 5

Ud = 3 V (BảngT.4)

Ud = 5 V (BảngT.3)                 Chú thích 3

Đầu vào kiểu 2:

Đầu vào kiểu 2:

IHmax = lT max = lLmax = 30 mA

IHmax = lT max = lLmax = 30 mA

lH min = lm + 1mA = 6 mA

lH min = lm + 1mA = 6 mA

lT min = lr = 1,5 mA

lT min = lr = 3 mA                       Chú thích 4

Ud = d.c. 8V

Ud = a.c. 10 V r.m.s.                Chú thích 4

CHÚ THÍCH 1: Đối với tất cả các đầu vào 100/110/120 V xoay chiều hiệu dụng và tất cả các đầu ra 200/220/230/240 V xoay chiều hiệu dụng, chọn Un tương ứng là 100 V hiệu dụng xoay chiều và 200 V hiệu dụng xoay chiều, để tương thích với các điện áp nguồn cung cấp khác nhau.

CHÚ THÍCH 2: Điện áp rơi 1 V (xoay chiều hoặc một chiều) được giả thiết là do dây đấu nối.

CHÚ THÍCH 3: Giá trị lớn nhất của điện áp rơi, Ud, của đầu ra số được chấp nhận trong IEC 60947-5-2.

CHÚ THÍCH 4: Các giá trị lr, Ud và lm tương ứng với các giá trị được chấp nhận trong IEC 60947-5-2.

CHÚ THÍCH 5: Trở kháng của tiếp điểm rơle khi hở mạch trong trường hợp xấu nhất theo kinh nghiệm là 100 kW.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ASTM B 172-71 (Re-approved 1985) - Standard specification for rope - Lay-stranded copper conductors having bunch-stranded members, for electrical energy (Qui định kỹ thuật tiêu chuẩn đối với dây dẫn - Ruột dẫn bện được xếp thành lớp có các bó dây bện riêng rẽ dùng cho điện năng)

[2] ICEA Publication S-19-81 (6th edition)/NEMA Publication WC 3-1980 - Rubber insulated wire and cable for the transmission and distribution of electrical energy (Dây và cáp cách điện bằng cao su dùng để truyền tải và phân phối điện năng)

[3] ICEA Publication S-66-524 (2nd edition)/NEMA Publication WC 7-1982 - Cross-linked thermosetting polyethylene insulated wire and cable for the transmission and distribution of electrical energy (Dây và cáp cách điện bằng polyetylen có liên kết chéo và điều chỉnh nhiệt độ dùng để truyền tải và phân phối điện năng)

[4] ICEA Publication S-68-516/NEMA Publication WC 8-1976 - Ethylene propylenerubber- insulated wire and cable for the transmission and distribution of electrical energy (Dây và cáp cách điện bằng etylen propylen cao su dùng để truyền tải và phân phối điện năng)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1 Quy định chung

1.1 Phạm vi áp dụng và mục đích

1.2 Tiêu chuẩn trích dẫn

2 Định nghĩa

2.1 Thuật ngữ chung

2.2 Thiết bị đóng cắt

2.3 Các bộ phận của thiết bị đóng cắt

2.4 Thao tác thiết bị đóng cắt

2.5 Các đại lượng đặc trưng

2.6 Thử nghiệm

2.7 Các cổng

3 Phân loại

4 Các đặc trưng

4.1 Quy định chung

4.2 Loại thiết bị

4.3 Các giá trị giới hạn và danh định đối với mạch chính

4.4 Loại sử dụng

4.5 Mạch điều khiển

4.6 Mạch phụ

4.7 Rơle và bộ nhả

4.8 Phối hợp với thiết bị bảo vệ ngắn mạch (SCPD)

4.9 Quá điện áp đóng cắt

5 Thông tin sản phẩm

5.1 Thông tin bản chất

5.2 Ghi nhãn

5.3 Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng

6 Điều kiện vận chuyển, lắp đặt và vận hành bình thường

6.1 Điều kiện vận hành bình thường

6.2 Điều kiện trong quá trình vận chuyển và lưu kho

6.3 Lắp đặt

7 Yêu cầu về kết cấu và tính năng

7.1 Yêu cầu về kết cấu

7.2 Yêu cầu về tính năng

7.3 Tương thích điện từ (EMC)

8 Thử nghiệm

8.1 Loại thử nghiệm

8.2 Sự phù hợp với yêu cầu kết cấu

8.3 Tính năng

8.4 Thử nghiệm EMC

Các bảng

Các hình vẽ

Phụ lục A (tham khảo) - Ví dụ về loại sử dụng đối với thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp

Phụ lục B (tham khảo) - Sử dụng thiết bị khi điều kiện vận hành khác với điều kiện bình thường

Phụ lục C (quy định) - Cấp bảo vệ của thiết bị có vỏ bọc

Phụ lục D (tham khảo) - Ví dụ của đầu cuối

Phụ lục E (tham khảo) - Mô tả phương pháp để điều chỉnh mạch điện tải

Phụ lục F (tham khảo) - Xác định hệ số công suất ngắn mạch hoặc hằng số thời gian

Phụ lục G (tham khảo) - Đo khe hở không khí và chiều dài đường rò

Phụ lục H (tham khảo) - Mối quan hệ giữa điện áp danh nghĩa của hệ thống nguồn và điện áp chịu xung danh định của thiết bị

Phụ lục J (tham khảo) - Các nội dung cần thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo

Phụ lục K (để trống)

Phụ lục L (quy định) - Ghi nhãn đầu nối và đánh số phân biệt

Phụ lục M (quy định) - Thử nghiệm khả năng cháy

Phụ lục N (quy định) - Yêu cầu và thử nghiệm đối với thiết bị có bảo vệ riêng rẽ

Phụ lục O (tham khảo) - Các khía cạnh môi trường

Phụ lục P (tham khảo) - Các đầu nối kiểu lỗ dùng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp nối với ruột dẫn đồng

Phụ lục Q (quy định) - Các thử nghiệm đặc biệt - Thử nghiệm nóng ẩm, sương muối, rung và xóc

Phụ lục R (tham khảo) - Đặt lá kim loại để thử nghiệm điện môi trên các bộ phận chạm tới được trong quá trình vận hành hoặc điều chỉnh

Phụ lục S (quy định) - Đầu và và đầu ra số

Thư mục tài liệu tham khảo



[1] DB: Cơ sở dữ liệu trực tuyến của IEC.