Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6627-7 : 2008

IEC 60034-7 : 2001

MÁY ĐIỆN QUAY - PHẦN 7: PHÂN LOẠI CÁC KIỂU KẾT CẤU, BỐ TRÍ LẮP ĐẶT VÀ VỊ TRÍ HỘP ĐẦU NỐI (MÃ IM)

Rotating electrical machines - Part 7: Classification of types of construction, mounting arrangements and terminal box position (IM code)

Lời nói đầu

TCVN 6627-7 : 2008 thay thế TCVN 4258-86;

TCVN 6627-7: 2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60034-7:2001;

TCVN 6627-7: 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6627 (IEC 60034) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:

1) TCVN 6627-1:2008 (IEC 60034-1:2004), Máy điện quay - Phần 1: Thông số và tính năng

2) TCVN 6627-2:2001 (IEC 60034-2: 1972 and amendment 1: 1995), Máy điện quay - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm để xác định tổn hao và hiệu suất của máy điện quay (không kể máy điện dùng cho xe kéo)

3) TCVN 6627-2A:2001 (IEC 60034-2A:1974), Máy điện quay - Phần 2A: Phương pháp thử nghiệm để xác định tổn hao và hiệu suất của máy điện quay (không kể máy điện dùng cho xe kéo) - Đo tổn hao bằng phương pháp nhiệt lượng

4) TCVN 6627-3:2000 (IEC 60034-3:1988), Máy điện quay - Phần 3: Yêu cầu cụ thể đối với máy phát đồng bộ tuabin

5) TCVN 6627-5:2008 (IEC 60034-5:2000 and amendment 1:2006), Máy điện quay - Phần 5: Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài nhờ thiết kế tích hợp (mã IP) - Phân loại

6) TCVN 6627-7:2008 (IEC 60034-7:2004), Máy điện quay - Phần 7: Phân loại và các kiểu kết cấu, bố trí lắp đặt và vị trí hộp đầu nối

7) TCVN 6627-8:2000 (IEC 60034-8:1972 and amendment 1: 1990), Máy điện quay - Phần 8: Ghi nhãn đầu ra và chiều quay của máy điện quay

8) TCVN 6627-9:2000 (IEC 60034-9:1990 and amendment 1: 1995), Máy điện quay - Phần 9: Giới hạn mức ồn

9) TCVN 6627-11:2008 (IEC 60034-11:2004), Máy điện quay - Phần 11: Bảo vệ nhiệt

10) TCVN 6627-14:2008 (IEC 60034-14:2003), Máy điện quay - Phần 14: Rung cơ khí của máy điện có chiều cao tâm trục lớn hơn hoặc bằng 56 mm - Đo đánh giá và giới hạn độ khắc nghiệt rung

Bộ tiêu chuẩn IEC 60034 còn có các tiêu chuẩn sau:

IEC 60034-4: 1985, Rotating electrical machines - Part 4: Methods for determining synchronous machine quantities from tests

IEC 60034-6: 1991, Rotating electrical machines - Part 6: Methods of cooling (IC Code)

IEC 60034-12: 2007, Rotating electrical machines - Part 12: Starting performance of single-speed three-phase cage induction motors

IEC 60034-15: 1995, Rotating electrical machines - Part 15: Impulse voltage withstand levels of rotating a.c. machines with form-wound stator coils

IEC 60034-16-1: 1991, Rotating electrical machines - Part 16: Excitation systems for synchronous machines - Chapter 1: Definitions

IEC/TR 60034-16-2: 1991, Rotating electrical machines - Part 16: Excitation systems for synchronous machines - Chapter 2: Models for power system studies

IEC/TS 60034-16-3: 1996, Rotating electrical machines - Part 16: Excitation systems for synchronous machines - Section 3: Dynamic performance

IEC/TS 60034-17: 2006, Rotating electrical machines - Part 17: Cage induction motors when fed from converters - Application guide

IEC 60034-18-1: 1992, Rotating electrical machines - Part 18: Functional evaluation of insulation systems - Section 1: General guidelines

IEC 60034-18-21: 1992, Rotating electrical machines - Part 18: Functional evaluation of insulation systems - Section 21: Test procedures for wire-wound windings - Thermal evaluation and classification

IEC 60034-18-22: 2000, Rotating electrical machines - Part 18-22: Functional evaluation of insulation systems - Test procedures for wire-wound windings - Classification of changes and insulation component substitutions

IEC 60034-18-31: 1992, Rotating electrical machines - Part 18: Functional evaluation of insulation systems - Section 31: Test procedures for form-wound windings - Thermal evaluation and classification of insulation systems used in machines up to and including 50 MVA and 15 kV

IEC/TS 60034-18-32: 1995, Rotating electrical machines - Part 18: Functional evaluation of insulation systems - Section 32: Test procedures for form-wound windings - Electrical evaluation of insulation systems used in machines up to and including 50 MVA and 15 kV

IEC/TS 60034-18-33: 1995, Rotating electrical machines - Part 18: Functional evaluation of insulation systems - Section 33: Test procedures for form-wound windings - Multifactor functional evaluation - Endurance under combined thermal and electrical stresses of insulation systems used in machines up to and including 50 MVA and 15 kV

IEC/TS 60034-18-34: 2000, Rotating electrical machines - Part 18-34: Functional evaluation of insulation systems - Test procedures for form-wound windings - Evaluation of thermomechanical endurance of insulation systems

IEC/TS 60034-18-41: 2006, Rotating electrical machines - Part 18-41: Qualification and type tests for Type l electrical insulation systems used in rotating electrical machines fed from voltage converters

IEC 60034-19: 1995, Rotating electrical machines - Part 19: Specific test methods for d.c. machines on conventional and rectifier-fed supplies

IEC/TS 60034-20-1: 2002, Rotating electrical machines - Part 20-1: Control motors - Stepping motors

IEC 60034-22: 1996, Rotating electrical machines - Part 22: AC generators for reciprocating internal combustion (RIC) engine driven generating sets

IEC/TS 60034-23: 2003, Rotating electrical machines - Part 23: Specification for the refurbishing of rotating electrical machines

IEC/TS 60034-25: 2007, Rotating electrical machines - Part 25: Guidance for the design and performance of a.c. motors specifically designed for converter supply

IEC 60034-26: 2006, Rotating electrical machines - Part 26: Effects of unbalanced voltages on the performance of three-phase cage induction motors

IEC/TS 60034-27: 2006, Rotating electrical machines - Part 27: Off-line partial discharge measurements on the stator winding insulation of rotating electrical machines

IEC 60034-28: 2007, Rotating electrical machines - Part 28: Test methods for determining quantities of equivalent circuit diagrams for three-phase low-voltage cage induction motors

 

MÁY ĐIỆN QUAY - PHẦN 7: PHÂN LOẠI CÁC KIỂU KẾT CẤU, BỐ TRÍ LẮP ĐẶT VÀ VỊ TRÍ HỘP ĐẦU NỐI (MÃ IM)

Rotating electrical machines - Part 7: Classification of types of construction, mounting arrangements and terminal box position (IM code)

Mục 1: Phạm vi áp dụng và định nghĩa

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định mã IM, phân loại các kiểu kết cấu, bố trí lắp đặt và vị trí hộp đầu nối của máy điện quay.

Có hai hệ thống phân loại như sau:

- Mã l (xem mục 2): Ký hiệu bằng chữ cái và chữ số áp dụng cho máy điện có (các) ổ trục trên nắp máy và chỉ có một đầu trục nhô ra.

- Mã ll (xem mục 3): Ký hiệu hoàn toàn bằng các chữ số áp dụng cho dải rộng hơn của các kiểu máy điện kể cả các kiểu thuộc phạm vi mã l.

Kiểu máy điện không nằm trong phạm vi mã ll cần được mô tả đầy đủ bằng lời văn.

Mối quan hệ giữa mã l và mã ll được nêu trong Phụ lục A.

1..2 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

1.2.1. Kiểu kết cấu (type of construction)

Bố trí các bộ phận của máy điện liên quan đến các vật dùng để cố định, bố trí ổ trục và đầu trục nhô ra.

(IEV 60411-13-34)1)

1.2.2. Bố trí lắp đặt (mounting arrangement)

Hướng tổng thể của máy điện tại hiện trường liên quan đến bố trí trục và vị trí các vật dùng để cố định.

(IEV 60411-13-35)

1.2.3. Trục nhô ra (shaft extension)

Phần trục nhô ra khỏi ổ trục ngoài cùng.

(IEV 60411-13-07)

CHÚ THÍCH: Ổ trục có thể nằm ngay trên máy điện hoặc là một phần của cụm lắp ráp gồm máy điện và (các) ổ trục bổ sung.

1.2.4. Đầu truyền động của máy điện (đầu D) (drive-end of a machine (D-end))

Đầu của máy điện có chứa một đầu trục.

(IEV 60411-13-36)

CHÚ THÍCH: Đầu truyền động thường là đầu kéo của động cơ hoặc đầu bị kéo của máy phát.

Đối với một số máy điện, nếu định nghĩa trên là không thích hợp thì đầu D được định nghĩa như sau:

a) Đối với máy điện có hai đầu trục nhô ra có đường kính khác nhau, đầu truyền động là đầu có đường kính trục lớn hơn;

b) Đối với máy điện có một đầu trục nhô ra có hình trụ và một đầu trục nhô ra có hình côn, có cùng đường kính, đầu truyền động là đầu mà trục nhô ra có hình trụ;

c) Máy điện có cách bố trí khác: theo TCVN 6627-8 (IEC 60034-8) nếu thuộc đối tượng áp dụng; nếu không thì theo thỏa thuận.

CHÚ THÍCH: Đối với trục rèn, đường kính ngoài của mặt bích được lấy là đường kính của đầu trục nhô ra.

1.2.5. Đầu không truyền động của máy điện (đầu N) (non-drive end of the machine (N-end))

Đầu của máy điện nằm đối diện với đầu truyền động.

(IEV 60411-13-37)

Mục 2: Mã l (ký hiệu bằng chữ cái và chữ số)

2.1. Ký hiệu máy điện có trục nằm ngang

Trong mã l, máy điện có trục nằm ngang được ký hiệu bằng các chữ cái mã IM, tiếp sau là dấu cách, chữ cái B, một hoặc hai chữ số như thể hiện trong Bảng 1 và một chữ cái tùy chọn thể hiện trong 2.3.

Bảng 1 - Ký hiệu dùng cho máy điện có trục nằm ngang (IM B…)

Ký hiệu

Hình minh họa

Kiểu kết cấu

Bố trí lắp đặt (Trục nằm ngang)

Số lượng ổ trục trên nắp máy

Chân

Mặt bích

Chi tiết khác

IM B3

2

Có chân đế

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía dưới

IM B5

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích

IM B6

2

Có chân đế

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm bên trái (nhìn từ phía đầu D)

IM B7

2

Có chân đế

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm bên phải (nhìn từ phía đầu D)

IM B8

2

Có chân đế

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía trên

IM B9

1

-

-

Không có nắp máy hoặc ổ trục ở đầu D

Lắp đặt trên mặt đầu của thân máy phía đầu D

IM B10

2

-

Có mặt bích

Mặt bích đặc biệt ở đầu D

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích

IM B14

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có giờ định tâm.

Không tiếp cận được từ phía sau Mặt bích tại đầu D

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích

IM B15

1

Có chân đế

-

Không có nắp máy hoặc ổ trục tại đầu D.

Lắp đặt bổ sung trên đầu D của thân máy

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía dưới, có lắp đặt bổ sung trên mặt đầu của thân máy

IM B20

2

Có chân đế nâng cao

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía dưới

IM B25

2

Có chân đế nâng cao

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía dưới, có lắp đặt bổ sung trên mặt bích

IM B30

2

-

-

3 hoặc 4 miếng đệm trên (các) nắp máy hoặc thân máy

Lắp đặt bằng miếng đệm

IM B34

2

Có chân đế

Có mặt bích

Nắp máy có giờ định tâm.

Không tiếp cận được từ phía sau Mặt bích tại đầu D

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía dưới, có lắp đặt bổ sung trên phía đầu D của mặt bích

IM B35

2

Có chân đế

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt bằng chân đế, chân đế nằm phía dưới, có lắp đặt bổ sung trên phía đầu D của mặt bích

2.2. Ký hiệu máy điện có trục thẳng đứng

Trong mã l, máy điện có trục thẳng đứng được ký hiệu bằng các chữ cái IM, tiếp sau là dấu cách, chữ cái V, một hoặc hai chữ số như thể hiện trong Bảng 2 và một chữ cái tùy chọn thể hiện trong 2.3.

Bảng 2 - Ký hiệu dùng cho máy điện có trục thẳng đứng (IM V…)

Ký hiệu

Hình minh họa

Kiểu kết cấu

Bố trí lắp đặt (Trục thẳng đứng)

Số lượng ổ trục trên nắp máy

Chân

Mặt bích

Chi tiết khác

IM V1

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích

Đầu D nằm phía dưới

IM V2

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu N, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt trên phía đầu N của mặt bích

Đầu D nằm phía trên

IM V3

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích

Đầu D nằm phía trên

IM V4

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu N, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt trên phía đầu N của mặt bích

Đầu D nằm phía dưới

IM V5

2

Có chân đế

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, đầu D nằm phía dưới

IM V6

2

Có chân đế

-

-

Lắp đặt bằng chân đế, đầu D nằm phía trên

IM V8

1

-

-

Không có nắp máy hoặc ổ trục tại đầu D

Lắp đặt trên mặt đầu của thân máy ở đầu D, đầu D nằm phía dưới

IM V9

1

-

-

Không có nắp máy hoặc ổ trục tại đầu D

Lắp đặt trên mặt đầu của thân máy ở đầu D, đầu D nằm phía trên

IM V10

2

-

Có mặt bích

Mặt bích đặc biệt ở đầu D

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía dưới

IM V14

2

-

Có mặt bích

Mặt bích đặc biệt ở đầu D

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía trên

IM V15

2

Có chân đế

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt bằng chân đế, có lắp đặt bổ sung trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía dưới

IM V16

2

-

Có mặt bích

Mặt bích đặc biệt ở đầu D

Lắp đặt trên phía đầu N của mặt bích, đầu D nằm phía trên

IM V17

2

Có chân đế

Có mặt bích

Nắp máy có giờ định tâm. Không tiếp cận được từ phía sau Mặt bích tại đầu D

Lắp đặt bằng chân đế, có lắp đặt bổ sung trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía dưới

IM V18

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có giờ định tâm. Không tiếp cận được từ phía sau Mặt bích tại đầu D

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía dưới

IM V19

2

-

Có mặt bích

Nắp máy có giờ định tâm. Không tiếp cận được từ phía sau Mặt bích tại đầu D

Lắp đặt trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía trên

IM V30

2

-

-

3 hoặc 4 miếng đệm trên (các) nắp máy hoặc thân máy

Lắp đặt bằng miếng đệm, đầu D nằm phía dưới

IM V31

2

 

 

3 hoặc 4 miếng đệm trên (các) nắp máy hoặc thân máy

Lắp đặt bằng miếng đệm, đầu D nằm phía trên

IM V35

2

Có chân đế

Có mặt bích

Nắp máy có mặt bích ở đầu D, tiếp cận được từ phía sau

Lắp đặt bằng chân đế, có lắp đặt bổ sung trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía trên

IM V37

2

Có chân đế

Có mặt bích

Nắp máy có giờ định tâm. Không tiếp cận được từ phía sau Mặt bích tại đầu D

Lắp đặt bằng chân đế, có lắp đặt bổ sung trên phía đầu D của mặt bích, đầu D nằm phía trên

2.3. Vị trí hộp đầu nối

Khi được ký hiệu, vị trí hộp đầu nối phải được mã hóa với chữ cái cuối cùng theo nguyên tắc sau:

a) máy điện có chân đế phải được nhìn từ phía đầu D với các chân đế ở vị trí tương ứng với kim đồng hồ chỉ 6 giờ;

b) máy điện chỉ có mặt bích và các rãnh thoát phải được nhìn từ đầu D và với các rãnh thoát ở vị trí tương ứng với kim đồng hồ chỉ 6 giờ;

c) các kết cấu khác không được có mã hóa.

Mã hóa phải phù hợp với bảng sau:

Ký hiệu chữ cái

Vị trí hộp đầu nối

R

B

L

T

Bên phải

Bên dưới

Bên trái

Bên trên

3 giờ

6 giờ

9 giờ

12 giờ

Không

Không quy định

Mục 3: Mã ll (ký hiệu hoàn toàn bằng các chữ số)

3.1. Ký hiệu

Trong mã ll, máy điện được ký hiệu bằng các chữ cái mã IM (…), tiếp sau là dấu cách và bốn chữ số. Chữ số thứ nhất, thứ hai và thứ ba ký hiệu cho các khía cạnh kết cấu (xem 3.2 và 3.4).

Chữ số thứ tư ký hiệu cho kiểu trục nhô ra (xem 3.3).

Khi được sử dụng, chữ cái theo sau bốn chữ số ký hiệu cho vị trí hộp đầu nối (xem 3.5).

3.2. Ý nghĩa của chữ số thứ nhất

Ý nghĩa của chữ số thứ nhất được nêu trong Bảng 3 dưới đây.

Bảng 3 - Ý nghĩa của chữ số thứ nhất

Chữ số thứ nhất

Ý nghĩa

Bảng liên quan đến chữ số thứ hai và thứ ba

0

Không phân bổ

-

1

Máy điện lắp đặt trên chân đế chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy

5

2

Máy điện lắp đặt trên chân đế và mặt bích chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy

6

3

Máy điện lắp đặt trên mặt bích chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy, với mặt bích là một phần của nắp máy

7

4

Máy điện lắp đặt trên mặt bích chỉ có (các) ổ trục có nắp máy, với mặt bích không phải là một phần của nắp máy mà là phần tích hợp của thân máy hoặc bộ phận khác

8

5

Máy điện không có ổ trục

9

6

Máy điện có (các) ổ trục trên nắp máy và (các) ổ trục trên giá đỡ ổ

10

7

Máy điện chỉ có (các) ổ trục có giá đỡ ổ

11

8

Máy điện có trục thẳng đứng có kết cấu không được đề cập bởi các chữ số thứ nhất từ 1 đến 4

12

9

Máy điện có bố trí lắp đặt đặc biệt

13

3.3. Ý nghĩa của chữ số thứ tư

Ý nghĩa của chữ số thứ tư được nêu trong Bảng 4 dưới đây.

Bảng 4 - Ý nghĩa của chữ số thứ tư

Chữ số thứ tư

Ý nghĩa

0

Không có đầu trục nhô ra

1

Có một đầu trục nhô ra hình trụ

2

Có hai đầu trục nhô ra hình trụ

3

Có một đầu trục nhô ra hình côn

4

Có hai đầu trục nhô ra hình côn

5

Có một đầu trục nhô ra có mặt bích

6

Có hai đầu trục nhô ra có mặt bích

7

Có một đầu trục nhô ra có mặt bích (đầu D) và một đầu trục nhô ra hình trụ (đầu N)

8

(Không phân bổ)

9

Bố trí khác

3.4. Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba

Ý nghĩa của chữ số thứ hai và số thứ ba được quy định trong các bảng từ Bảng 5 đến Bảng 13 tùy thuộc vào chữ số thứ nhất mà nó đi cùng (xem Bảng 3).

3.5. Vị trí hộp đầu nối

Khi được ký hiệu, vị trí hộp đầu nối phải được mã hóa bằng chữ cái cuối cùng theo nguyên tắc sau:

a) máy điện có chân đế phải được nhìn từ phía đầu D với các chân đế ở vị trí tương ứng với kim đồng hồ chỉ 6 giờ;

b) máy điện chỉ có mặt bích và các rãnh thoát nước phải được nhìn từ đầu D và với các rãnh thoát nước ở vị trí tương ứng với kim đồng hồ chỉ 6 giờ;

c) các kết cấu khác không được mã hóa.

Mã hóa phải phù hợp với bảng sau:

Ký hiệu chữ cái

Vị trí hộp đầu nối

R

B

L

T

Bên phải

Bên dưới

Bên trái

Bên trên

3 giờ

6 giờ

9 giờ

12 giờ

Không

Không quy định

3.6. Ví dụ về ký hiệu

Trong các bảng từ Bảng 5 đến Bảng 13, các kiểu kết cấu thông dụng và bố trí lắp đặt được minh họa bằng hình vẽ và các ký hiệu sử dụng chữ số thứ tư. Có thể áp dụng chữ số thứ tư khác (xem Bảng 4). Khi không có hình vẽ minh họa không có nghĩa là ký hiệu không có hiệu lực.

Các chữ số có ý nghĩa được nêu trong các bảng thích hợp có thể được kết hợp để tạo thành ký hiệu có hiệu lực. Một số các ký hiệu này có thể không thể thực hiện được.

Bảng 5 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 1 (máy điện lắp đặt trên chân đến chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy)

Bảng 6 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 2 (máy điện lắp đặt trên chân đế và mặt bích chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy)

Bảng 7 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 3 (máy điện lắp đặt trên mặt bích chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy và mặt bích là một phần của nắp máy)

Bảng 8 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 4 (Máy điện lắp đặt bằng mặt bích chỉ có (các) ổ trục trên nắp máy, mặt bích không phải là một phần của nắp máy, mà là phần tích hợp của thân máy hoặc bộ phận khác)

Bảng 9 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 5 (Máy điện không có ổ trục)

Bảng 10 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 6 (Máy điện có (các) ổ trục trên nắp máy và (các) ổ trục có giá đỡ)

Bảng 11- Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 7 (Máy điện chỉ có (các) ổ trục có giá đỡ)

Bảng 12 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 8 (Máy điện lắp đặt thẳng đứng có kết cấu không được đề cập bởi các chữ số thứ nhất từ 1 đến 4)

Bảng 13 - Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba đối với chữ số thứ nhất là 9 (Máy điện có bố trí lắp đặt đặc biệt)

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Quan hệ giữa mã I và mã II

Quan hệ giữa mã l và mã ll được cho trong các bảng A.1 và A.2.

Bảng A.1 - Quan hệ giữa mã l và mã ll đối với máy điện có trục nằm ngang (IM B…)

Mã l

Mã ll

IM B3

IM B5

IM B6

IM B7

IM B8

IM B9

IM B10

IM B14

IM B15

IM B20

IM B25

IM B30

IM B34

IM B35

IM 1001

IM 3001

IM 1051

IM 1061

IM 1071

IM 9101

IM 4001

IM 3601

IM 1201

IM 1101

IM 2401

IM 9201

IM 2101

IM 2001

Bảng A.2 - Quan hệ giữa mã l và mã ll đối với máy điện có trục thẳng đứng (IM V…)

Mã l

Mã ll

IM V1

IM V2

IM V3

IM V4

IM V5

IM V6

IM V8

IM V9

IM V10

IM V14

IM V15

IM V16

IM V17

IM V18

IM V19

IM V30

IM V31

IM V35

IM V37

IM 3011

IM 3231

IM 3031

IM 3211

IM 1011

IM 1031

IM 9111

IM 9131

IM 4011

IM 4031

IM 2011

IM 4131

IM 2111

IM 3611

IM 3631

IM 9211

IM 9231

IM 2031

IM 2131

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

Mục 1: Phạm vi áp dụng và định nghĩa

1.1 Phạm vi áp dụng

1.2 Định nghĩa

Mục 2: Mã I (ký hiệu bằng chữ cái và chữ số)

2.1 Ký hiệu máy điện có trục nằm ngang

2.2 Ký hiệu máy điện có trục thẳng đứng

2.3 Vị trí hộp đầu nối

Mục 3: Mã II (ký hiệu hoàn toàn bằng các chữ số)

3.1 Ký hiệu

3.2 Ý nghĩa của chữ số thứ nhất

3.3 Ý nghĩa của chữ số thứ tư

3.4 Ý nghĩa của chữ số thứ hai và thứ ba

3.5 Vị trí hộp đầu nối

3.6 Ví dụ về ký hiệu

Phụ lục A (tham khảo) - Quan hệ giữa mã l và mã ll



1) IEC 60050(411): 1973, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Chapter 411: Rotating machinery (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) - Chương 411: Máy điện quay)