Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6677 : 2000

ISO 6466 : 1983

THUỐC LÁ VÀ SẢN PHẨM THUỐC LÁ - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI NHÓM DITHIOCACBAMAT

Tobacco and tobacco products - Determination of dithiocarbamate residues

Lời nói đầu

TCVN 6677:2000 hoàn toàn tương đương với ISO 6466:1983;

TCVN 6677:2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC126 Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

THUỐC LÁ VÀ SẢN PHẨM THUỐC LÁ - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI NHÓM DITHIOCACBAMAT

Tobacco and tobacco products - Determination of dithiocarbamate residues

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử để xác định dư lượng thuốc trừ sinh vật gây hại nhóm dithiocacbamat trong thuốc lá và sản phẩm thuốc lá.

Phương pháp này dùng để xác định dư lượng thuốc trừ sinh vật gây hại nhóm dithiocacbamat thường được sử dụng đối với cây thuốc lá.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. tmai

ISO 1750, Thuốc trừ sinh vật gây hại và các hóa chất nông nghiệp Tên gọi thông thường. TCVN 5080 : 1990 (ISO 4874 : 1981), Thuốc lá nguyên liệu Lấy mẫu Nguyên tắc chung.

TCVN 5081 : 1990 (ISO 6488 : 1981), Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá - Xác định hàm lượng nước - Phương pháp Karl Fischer.

3. Định nghĩa

Hàm lượng dư lượng thuốc trừ sinh vật gây hại nhóm dithiocacbamat: Lượng cacbon disulfua xác định được bằng phương pháp này, tính bằng miligam trên kilogam mẫu.

CHÚ THÍCH: Nếu cần và nếu biết chắc trong mẫu có thuốc trừ sinh vật gây hại nhóm dithiocacbamat, thì dư hàm lượng các loại thuốc trừ sinh vật gây hại của nhóm dithiocacbamat này có thể được biểu thị theo dithiocacbamat bằng cách sử dụng hệ số thích hợp (xem 9.3).

4. Nguyên tắc

Phân hủy dithiocacbamat có trong phần mẫu thử bằng cách đun nóng với axit clohydric với sự có mặt của thiếc (II) clorua. Chưng cất cacbon disulfua được tạo thành và hấp thụ kali hidroxit trong dung dịch metanolic sau khi loại các chất gây nhiễu bằng cách cho đi qua dung dịch axit sulfuric. Xác định phổ của kali-o-metyl dithiocacbamat được tạo thành.

5. Thuốc thử

Tất cả các thuốc thử sử dụng phải thuộc loại tinh khiết phân tích và nước sử dụng phải là nước cất, hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1. axit sulfuric, nồng độ từ 96 % đến 98 % (phần khối lượng).

5.2. Kali hidroxit, dung dịch khoảng 1 mol/l trong metanol 95 % (phần thể tích). Nếu có vẩn đục, trước khi sử dụng lọc dung dịch qua giấy lọc gấp nếp.

5.3. Thiếc (II) clorua (SnCl2 dạng rắn).

5.4. Axit clohydric, dung dịch lỏng.

Cho 75 ml axit clohdric có nồng độ từ 37% đến 38% (phần khối lượng) vào 150 ml nước cất.

5.5. Natri dietyldithiocacbamat, dung dịch chuẩn chứa 10 mg cacbon disulfua trên lit.

Hòa tan 29,6 mg natri dietyldithiocacbamat ngậm ba phân tử nước trong 1 000 ml nước. Chuẩn bị dung dịch này trong này sử dụng. 1 ml dung dịch chuẩn này chứa 10 mg cacbon disulfua.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường và:

6.1. Thiết bị chưng cất (xem hình vẽ) gồm có:

6.1.1. Bình cầu đáy tròn ba cổ (A), dung tích 250 ml.

6.1.2. Bộ sinh hàn (B).

6.1.3. Bình nhỏ giọt (C).

6.1.4. Ống sục, để đưa nitơ vào bình cầu (D).

6.1.5. Bình rửa khí (E và F), được gắn với các ống phân phối bằng thủy tinh (kích thước lỗ từ 160 mm đến 250 mm) để hấp thụ sản phẩm chưng cất.

CHÚ THÍCH Có thể sử dụng các dụng cụ hấp thụ khác thay các bình rửa trong bình, với điều kiện là chúng cho hiệu quả tương đương.

Kích thước tính bằng milimet

Hình 1 - Thiết bị chưng cất

6.2. Nguồn nitơ, được gắn với van ba chiều.

6.3. Phổ kế, có thể đo trong miền tia cực tím ở các bước sóng 272 nm, 302 nm và 332 nm, được trang bị các loại cuvet silica có bề dày 10 mm.

7. Lấy mẫu

Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5080:1990 (ISO 4874).

8. Cách tiến hành

8.1. Chuẩn bị mẫu thử

Nếu có thể, sử dụng mẫu thử ở dạng thuốc lá thái thành sợi hoặc thuốc lá nhồi điếu. Nếu không có được mẫu thử ở các dạng đó thì thái mẫu thử thành những miếng có kích thước thích hợp.

CHÚ THÍCH Việc nghiền nhỏ và sấy khô thuốc lá làm thất thoất dithiocacbamat.

8.2. Phần mẫu thử

8.2.1. Cân các phần mẫu thử kép từ mẫu thử, mỗi phần khoảng 5 g, chính xác đến 10 mg. Tiến hành theo qui trình trong 8.3 và 8.4 trên từng phần mẫu thử.

8.2.2. Nếu kết quả được tính trên cơ sở của thuốc lá khô hoàn toàn, thì lấy một phần mẫu thử khác như mô tả trong 8.2.1, dùng để xác định hàm lượng nước của mẫu thử theo 5081:1990 (ISO 6488:1981).

8.3. Chưng cất

8.3.1. Lấy một phần mẫu thử (trong 8.2.1) cho vào bình cầu (A) của thiết bị chưng cất (6.1) và cho thêm 2 g thiếc (II) clorua (5.3), cho tiếp 50 ml nước. Lắc bình cho đến khi tất cả thuốc lá đó thấm ướt. Nối ngay bình cầu với bộ sinh hàn (B), bình này đó được nối với bình rửa khí (E) chứa 20 ml axit sulfuric (5.1) và sau đó nối tiếp với bình rửa khí (F) chứa 25 ml dung dịch kali hidroxit (5.2). Đặt bình nhỏ giọt (C) và ống sục (D) vào vị trí của chúng. Đảm bảo hệ thống hoàn toàn kín.

Chỉnh nguồn cung cấp khí nitơ đến tốc độ 50 ml/min, sau đó nối dòng khí nitơ này với thiết bị theo đường van ba chiều và ống sục (D).

Đun nóng bình cầu đến nhiệt độ từ 30 oC đến 40 oC và để yên 10 min cho tất cả thuốc lá đã ngấm đều thiếc (II) clorua và đuổi hết oxi ra khỏi thiết bị. Để bộ sinh hàn (B) thật mát để tránh nước lẫn vào axit sulfuric trong bình rửa khí thứ nhất (E).

Cho 100 ml dung dịch axit clohydric (5.4) vào bình nhỏ giọt (C). Để tránh hút ngược lại, xoay van ba chiều sao cho nguồn cung cấp nitơ được nối với bình nhỏ giọt cũng như đi được vào bình cầu qua ống sục, sau đó cho từ từ dung dịch axit clohydric trong bình nhỏ giọt vào bình cầu. Khi dung dịch axit clohydric đã cho hết vào bình, xoay van ba chiều sao cho dòng nitơ 50 ml/min đi qua ống sục. Đun nóng lượng chứa trong bình cầu cho đến điểm sôi và đun sôi nhẹ trong 30 min.

8.3.2. Sau khi sụi 30 min, ngừng đun, tháo các bình rửa khí, tắt nguồn cung cấp nitơ. chuyển lượng chứa trong bình rửa khí thứ hai (F) chứa dung dịch kali hidroxit sang bình định mức một vạch dung tích 50 ml. Dùng nước để rửa thành trong của bình rửa và ống nhánh, cho nước rửa vào bình định mức. Pha loãng bằng nước cho đến vạch, lắc đều và để yên trong 15 min.

8.4. Đo phổ

Rót đầy các dung dịch thử thu được trong 8.3.2 vào các cuvet silica 10 mm.

Dùng phổ kế (6.3) đo độ hấp thụ của dung dịch thử ở các bước sóng 272 nm, 302 nm và 332 nm, sử dụng hỗn hợp của 25 ml dung dịch kali hidroxit (5.2) được pha loãng bằng nước đến 50 ml làm dung dịch đối chứng. Độ hấp thụ đo được ở bước sóng 302 nm không được lớn hơn 0,800, cũng không được nhỏ hơn 0,100. Nếu độ hấp thụ này lớn hơn 0,800 thì sử dụng dung dịch pha loãng hơn hoặc sử dụng lượng thuốc lá nhỏ hơn. Nếu độ hấp thụ này nhỏ hơn 0,100, thì phải sử dụng cuvet silica có chiều dài quang lớn hơn.

Tính độ hấp thụ chính xác của dung dịch thử, Acorr, theo công thức:

trong đó

A272, A302 và A332 là những độ hấp thụ của dung dịch thử tương ứng với các bước sóng ở 272 nm, 302 nm và 332 nm.

Lặp lại xác định trên các phần mẫu thử kép.

8.5. Đồ thị hiệu chuẩn

Hút lần lượt 4 ml, 6 ml, 8 ml, 10 ml, 12 ml và 16 ml dung dịch chuẩn natri dietyldithiocacbamat (5.5), tương ứng với các lượng từ 40 mg đến 160 mg cacbon disulfua, và xử lý theo quy định trong 8.3, thay thế phần chất lỏng của dung dịch chuẩn đối với phần mẫu thử.

Đo độ hấp thụ của các dung dịch thử chuẩn đã được chuẩn bị trong 8.4. Dựng đồ thị chuẩn của các giá trị hấp thụ đúng theo khối lượng của cacbon disulfua tương ứng. Đồ thị chuẩn thu được cú độ trùng lặp rất cao và hàng ngày không cần phải chuẩn bị toàn bộ đồ thị. Cần kiểm tra một điểm là đủ.

9. Biểu thị kết quả

9.1. Phương pháp tính và công thức

9.1.1. Đọc từ đồ thị chuẩn lượng cacbon disulfua có trong dung dịch mẫu thử.

9.1.2. Hàm lượng cacbon disulfua, được biểu thị bằng miligam trên kilogam thuốc lá theo công thức:

CS2 =

trong đó

m là khối lượng cacbon disulfua có trong dung dịch mẫu thử đọc được từ đồ thị chuẩn, tính bằng microgam;

m0 là khối lượng thuốc lá của phần mẫu thử, tính bằng gam.

Nếu kết quả được biểu thị theo khối lượng khô của mẫu thử, thì sử dụng công thức:

CS2 =  x

trong đó

H là hàm lượng nước của mẫu, được xác định theo TCVN 5081:1990 (ISO 6488), tính bằng phần trăm khối lượng.

Cần hiệu chuẩn đối với trường hợp pha loãng tiếp theo (xem 8.4).

Lấy kết quả trung bình của hai lần đo thỏa mãn điều kiện về độ lặp lại (9.2).

9.2. Độ lặp lại

Chênh lệch giữa kết quả của các xác định kép được tiến hành đồng thời hoặc kế tiếp nhau, do cùng một người phân tích, không được vượt quá 7,5 % giá trị trung bình của chúng.

9.3. Hệ số chuyển đổi

Nếu cần, các kết quả biểu thị theo đơn vị cacbon disulfua cũng có thể dựng để biểu thị cho bất cứ loại thuốc trừ sinh vật gây hại nào thuộc nhóm dithiocacbamat, bằng cách nhân với hệ số thích hợp. Các hệ số sau đây đã được thiết lập:

a) maneb: 1,74

b) zineb: 1,81

c) propineb: 1,90

CHÚ THÍCH Đây là ba tên gọi thông thường trong ISO 1750, theo tên gọi và cấu trúc hệ thống.

10. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả phải chỉ ra phương pháp đã sử dụng và kết quả thử nghiệm thu được. Cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn, cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả.

Báo cáo kết quả cũng bao gồm tất cả các thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử.