Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7060 : 2009

ISO 9130 : 2005

MÔ TÔ - PHƯƠNG PHÁP ĐO XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRỌNG TÂM

Motorcycles - Measurement methods for location of centre of gravity

Lời nói đầu

TCVN 7060 : 2009 thay thế TCVN 7060 : 2002;

TCVN 7060 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 9130 : 2005;

TCVN 7060 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tính ổn định của mô tô là yếu tố quan trọng cho sự vận hành an toàn của mô tô. Tổ hợp mô tô/người lái và môi trường sử dụng tạo thành một hệ thống nhất. Tuy nhiên việc đánh giá tính ổn định của tổ hợp mô tô/ người lái rất phức tạp do sự tác động qua lại của tính ổn định của mô tô, ảnh hưởng của tư thế người lái và sự phản ứng của người lái đối với các điều kiện thay đổi liên tục.

Trong đánh giá tính ổn định của mô tô, việc xác định các đặc tính động học của tổ hợp mô tô/ người lái được xem là một phần quan trọng của các thông số thiết kế của bản thân phương tiện.

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp đo để xác định vị trí trọng tâm của mô tô và của tổ hợp mô tô/ người lái.

 

MÔ TÔ - PHƯƠNG PHÁP ĐO XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRỌNG TÂM

Motorcycles - Measurement methods for location of centre of gravity

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo để xác định vị trí trọng tâm của mô tô và của tổ hợp mô tô/ người lái. Tiêu chuẩn áp dụng cho mô tô hai bánh.

Có thể dùng các phương pháp đo khác nếu chứng minh được các kết quả là tương đương với nhau.

Không thể chỉ dùng riêng các kết quả đo thu được theo phương pháp đo của tiêu chuẩn này (xem Phụ lục A) để đánh giá tính ổn định của phương tiện bởi vì các kết quả đo này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của hiện tượng rất phức tạp.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6578 (ISO 3779) Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc.

49 CFR Part 572 Subpart B [Code of Federal Regulations, issued by the National Highway Traffic Safety Administration (NHTSA)] (Luật Liên bang do cơ quan quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc quốc gia ban hành).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Hệ tọa độ mô tô (x, y, z) (motorcycle - fixed axis system (x, y, z))

Hệ trục tọa độ vuông góc được đặt cố định vào mô tô sao cho khi mô tô chuyển động theo đường thẳng trên đường bằng thì trục x là trục nằm ngang trong mặt phẳng trung tuyến dọc của mô tô và hướng về phía trước. Trục y hướng về phía bên trái người lái và trục z hướng lên phía trên.

CHÚ THÍCH 1: Hệ thống trục tọa độ này chuyển động tịnh tiến và quay cùng với mô tô.

CHÚ THÍCH 2: Coi như mô tô được cố định trên một bệ đo và hệ thống được đặt vào bệ đo đó.

3.2. Hệ thống trục mặt đất (X, Y, Z) (earth - fixed axis system (X, Y, Z))

Hệ thống trục tọa độ vuông góc được đặt cố định trên mặt đất. Trục X và Y nằm trong mặt phẳng ngang và trục Z hướng lên phía trên.

4. Điều kiện đo

4.1. Điều kiện đo khi mô tô không người lái như sau.

a) Mô tô phải đảm bảo sạch sẽ, không bám bùn đất, không bị biến dạng và hoạt động bình thường.

b) Nhiên liệu phải được đổ theo quy định của nhà sản xuất.

c) Dầu bôi trơn, nước làm mát (trong trường hợp động cơ làm mát bằng nước) phải được đổ theo quy định của nhà sản xuất.

d) Áp suất lốp theo quy định của nhà sản xuất.

e) Dụng cụ đi kèm với mô tô phải được đặt đúng vị trí quy định.

f) Hệ thống treo trước và treo sau phải được cố định ở vị trí tĩnh.

g) Bánh trước được đặt dọc theo trục x.

Những điều kiện trên có thể sửa đổi theo đối tượng đo, những điều kiện được sửa đổi phải được ghi lại trong báo cáo kết quả đo (xem Phụ lục A).

4.2. Điều kiện đo khi người lái ngồi trên mô tô như sau.

a) Điều kiện đo đối với mô tô được quy định trong 4.1.

b) Người nộm được quy định trong 49 CFR part 572 Subpart B (hoặc tương đương) có khối lượng 73,4 kg hoặc bằng khối lượng của người lái.

c) Ở vị trí trong mặt phẳng trung tuyến dọc của mô tô.

d) Người lái ngồi trên yên xe, hai tay nắm tay lái và đặt hai chân lên bàn để chân.

e) Tư thế của người lái tạo một góc bởi đường thẳng nối điểm S (chỉ ra tâm quay của phần thân và cánh tay của người lái) và điểm H (chỉ ra tâm quay giữa phần thân và đùi của người lái) và trục x. Góc này là góc tư thế của người lái.

f) Vị trí của người lái phải ở giữa trục trước và điểm H dọc theo trục x, đó là vị trí ngồi của người lái.

Những điều kiện trên có thể sửa đổi theo đối tượng đo, những điều kiện được sửa đổi phải được ghi lại trong báo cáo kết quả đo (xem Phụ lục A).

5. Dụng cụ và thiết bị đo

5.1. Thước vuông chính xác có khả năng đo đến 0,1 mm/1 m (» 20 inch).

5.2. Thước dây bằng thép với độ chính xác ± [0,3 + 0,1 (L - 1)] mm theo chiều dài, L, tính bằng mét.

5.3. Thước đo góc có khả năng đo đến 0,1° dạng điện tử hoặc cơ khí.

5.4. Cân với độ chính xác 0,1 kg.

5.5. Gối đỡ, sử dụng khi đặt bệ đo lên trên cân.

5.6. Bệ đo vững chắc, có khối lượng nhẹ.

5.7. Mũi của dao đo có bán kính cong của đỉnh nhỏ hơn 1 mm và góc tạo bởi hai mặt bên của mũi dao đo nhỏ hơn 90°. Trong quá trình sử dụng thì đỉnh của mũi dao đo sẽ bị mài mòn.

5.8. Quả cân để làm nghiêng bệ đo.

6. Qui trình đo

6.1. Vị trí trọng tâm theo trục x

6.1.1. Vị trí trọng tâm của riêng bệ đo theo trục x

Đo vị trí trọng tâm của bệ đo dọc theo trục x, như sau. Xem Hình 1.

a) Đặt các gối đỡ tại tâm của cân trước và cân sau, sau đó đo tải trọng PKF PKR

b) Đặt bệ đo trên hai gối đỡ, sao cho trọng tâm nằm trên đường thẳng nối hai gối đỡ. Bệ đo có tính đến cả phần nhô/dây cần thiết để giữ mô tô. Nếu khó xác định vị trí trọng tâm ở trên đường thẳng nối hai gối đỡ thì sử dụng quả cân và một gối đỡ để trọng tâm nằm trong vùng tạo bởi quả cân và gối đỡ trước F và sau R.

c) Đo khoảng cách, xPF, dọc theo trục x từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo đến gối đỡ trước F, và khoảng cách xPR dọc theo trục x từ điểm A tới gối đỡ sau R.

d) Đo tải trọng PFRPRR phân bố lên gối đỡ trước và gối đỡ sau.

e) Tính khoảng cách, xP, dọc theo trục x từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo tới trọng tâm theo các công thức từ (1) đến (3):

PPF = PFR - PKF                      (1)

PPR = PRR - PKR                      (2)

             (3)

Trong đó:

PPF là tải trọng của bệ đo phân bố lên gối đỡ trước F, tính bằng newton (N);

PPR là tải trọng của bệ đo phân bố lên gối đỡ sau R, tính bằng newton (N);

PFR là tổng tải trọng được tạo ra bởi bệ đo và tải trọng của gối đỡ trước F, phân bố lên gối đỡ trước F, tính bằng newton (N);

PRR là tổng tải trọng được tạo ra bởi bệ đo và tải trọng của gối đỡ sau R, phân bố lên gối đỡ sau R, tính bằng newton (N);

PKF là tải trọng của gối đỡ trước F, tính bằng newton (N);

PKR là tải trọng của gối đỡ sau R, tính bằng newton (N);

xP là khoảng cách từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo tới vị trí trọng tâm dọc theo trục x, tính bằng milimét (mm);

xPF là khoảng cách từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo tới gối đỡ trước F dọc theo trục x, tính bằng milimét (mm);

xPR là khoảng cách từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo tới gối đỡ sau R dọc theo trục x, tính bằng milimét (mm).

Hình 1 - Xác định vị trí trọng tâm của bệ đo theo trục x

6.1.2. Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục x

Đối với cả hai trường hợp mô tô không có người lái (4.1) và mô tô có người lái (4.2), đo vị trí trọng tâm của mô tô theo trục x, như sau, xem Hình 2.

a) Đặt mô tô trên bệ đo sao cho đường tâm của các lốp song song với với đường nối hai gối đỡ, và cố định không cho di chuyển. Góc nghiêng ngang của mô tô so với bệ đo nằm trong khoảng 0° ± 0,5°.

b) Đo khoảng cách, xF, dọc theo trục x từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo đến trục trước của xe.

c) Đo tải trọng PMFPMR phân bố lên gối đỡ trước và sau.

d) Tính khoảng cách, xg, dọc theo trục x từ trục trước của mô tô đến trọng tâm mô tô sử dụng các công thức từ (4) đến (9):

mm = mT - mP               (4)

pTF = pMF - pKF             (5)

pTR = pMR - pKR             (6)

   (7)

x =          (8)

xg = xm - xF                    (9)

Trong đó:

mm là khối lượng của mô tô, tính bằng kilogram (kg);

mT là tổng khối lượng của mô tô và bệ đo, tính bằng kilogram (kg);

mP là khối lượng của bệ đo, tính bằng kilogram (kg);

PTF là tải trọng của bệ đo và mô tô phân bố lên gối đỡ trước F, tính bằng newton (N);

PTR là tải trọng của bệ đo và mô tô phân bố lên gối đỡ sau R, tính bằng newton (N);

PMF là tổng tải trọng của bệ đo và mô tô, và tải trọng của gối đỡ trước F, phân bố lên gối đỡ trước F, tính bằng newton (N);

PMR là tổng tải trọng của bệ đo và mô tô, và tải trọng của gối đỡ sau R, phân bố lên gối đỡ sau R, tính bằng newton (N);

xT là khoảng cách từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo tới trọng tâm của mô tô và bệ đo dọc theo trục x, tính bằng milimét (mm);

xm là khoảng cách từ điểm A trên mép dưới phía trước của bệ đo tới trọng tâm của mô tô dọc theo trục x, tính bằng milimét đơn vị (mm);

xg là khoảng cách từ trục trước của mô tô tới trọng tâm dọc theo trục x, tính bằng milimét (mm)

xf là khoảng cách từ điểm A trên mép dưới phía trước tới trục trước của mô tô dọc theo trục x, tính bằng milimét (mm).

Hình 2 - Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục x

6.2. Xác định vị trí trọng tâm theo trục y

6.2.1. Xác định vị trí trọng tâm của riêng bệ đo theo trục y

Đo vị trí trọng tâm của riêng bệ đo dọc theo trục y, như sau, xem Hình 3.

a) Đặt các gối đỡ tại tâm của cân bên phải R và bên trái L, sau đó đo tải trọng PKLPKR.

b) Đặt bệ đo trên hai gối đỡ, sao cho trọng tâm nằm trên đường thẳng nối hai gối đỡ. Bệ đo có tính đến cả phần nhô/ dây cần thiết để giữ mô tô. Nếu khó xác định vị trí trọng tâm ở trên đường thẳng nối hai gối đỡ thì sử dụng quả cân và một gối đỡ để trọng tâm nằm trong vùng tạo bởi quả cân và gối đỡ bên trái L và bên phải R.

c) Đo khoảng cách, yPL, dọc theo trục y từ điểm B trên mép dưới bên trái của bệ đo tới gối đỡ bên trái L trên cạnh trái; đo kích thước, yPR, dọc theo trục y từ điểm B tới gối đỡ bên phải R trên cạnh phải của bệ đo.

d) Đo tải trọng PLPR phân bố lên gối đỡ bên trái L và bên phải phải R.

e) Tính toán khoảng cách, yP, dọc theo trục y từ điểm B trên mép dưới bên trái của bệ đo tới trọng tâm sử dụng các công thức công thức từ (10) đến (12):

PPL = PL - PKL

(10)

PPR = PR - PKR

(11)

(12)

Trong đó:

PPL là tải trọng của bệ đo phân bố lên gối đỡ bên trái L, tính bằng newton (N);

PPR là tải trọng của bệ đo phân bố lên gối đỡ bên phải R, tính bằng newton (N);

PL là tổng tải trọng của bệ đo và gối đỡ bên trái L, phân bố lên gối đỡ bên trái, L, tính bằng newton (N);

PR là tổng tải trọng của bệ đo và gối đỡ bên phải R, phân bố lên gối đỡ bên phải R, tính bằng newton (N);

PKL là tải trọng của gối đỡ bên trái L, tính bằng newton (N);

PKR là tải trọng của gối đỡ bên phải R, tính bằng newton (N);

yP là khoảng cách từ điểm B mép dưới bên trái của bệ đo tới trọng tâm dọc theo trục y, tính bằng milimét (mm);

yPL là khoảng cách từ điểm B mép dưới bên trái của bệ đo tới gối đỡ bên trái L dọc theo trục y, tính bằng milimét (mm);

yPR là khoảng cách từ điểm B mép dưới bên trái của bệ đo tới gối đỡ bên phải R dọc theo trục y, tính bằng milimét (mm).

Hình 3 - Xác định vị trí trọng tâm của bệ đo theo trục y

6.2.2. Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục y

Đối với cả hai trường hợp, mô tô không người lái (4.1) và mô tô có người lái (4.2), đo vị trí trọng tâm của mô tô dọc theo trục x, như sau, xem Hình 4.

a) Đặt mô tô trên bệ đo, đo vị trí trọng tâm dọc theo mô tô trục x ngay trên đường thẳng nối hai gối đỡ và đường tâm lốp là đường thẳng vuông góc từ đường thẳng nối hai gối đỡ, và cố định không được di chuyển. Góc nghiêng ngang của mô tô so với bệ đo nằm trong khoảng 0°± 0,5°.

b) Đo khoảng cách, yo, dọc theo trục y từ điểm B trên mép dưới bên trái của bệ đo tới mặt phẳng trung tuyến dọc của mô tô.

c) Đo tải trọng PMLPMR phân bố lên gối đỡ bên trái L và gối đỡ phải R.

d) Tính khoảng cách, yg, dọc theo trục y từ mặt phẳng trung tuyến dọc của mô tô tới vị trí trọng tâm sử dụng các công thức từ (13) đến (18):

mm = mT - mP

(13)

PTL = PML - PKL

(14)

PTR = PMR - PKR

(15)

(16)

(17)

yg = yo - ym

(18)

Trong đó:

mm là khối lượng của mô tô, tính bằng kilogram (kg);

mT là tổng trọng lượng của mô tô và bệ đo, tính bằng kilogram (kg);

mP là trọng lượng của bệ đo, tính bằng kilogram (kg);

PTL là tải trọng của bệ đo và mô tô phân bố lên gối đỡ trái L, tính bằng newton (N);

PTR là tải trọng của bệ đo và mô tô phân bố lên gối đỡ phải R, tính bằng newton (N);

PML là tổng tải trọng của bệ đo và mô tô và của gối đỡ trái L, phân bố lên gối đỡ trái L, tính bằng newton (N);

PMR là tổng tải trọng của bệ đo và mô tô và của gối đỡ phải R, phân bố lên gối đỡ phải R, tính bằng newton (N);

yT là khoảng cách từ điểm B trên mép dưới bên trái của bệ đo tới vị trí trọng tâm của mô tô và bệ đo dọc theo trục y, đơn vị (mm);

ym là khoảng cách từ điểm B trên mép dưới bên trái của bệ đo tới vị trí trọng tâm của mô tô dọc theo trục y, đơn vị (mm);

yg là khoảng cách từ mặt phẳng trung tuyến dọc của mô tô tới vị trí trọng tâm dọc theo trục y, đơn vị (mm);

yo là khoảng cách từ điểm B trên mép dưới bên trái của bệ đo tới mặt phẳng trung tuyến dọc của mô tô dọc theo trục y, đơn vị (mm).

Hình 4 - Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục y

6.3. Xác định vị trí trọng tâm theo trục z

6.3.1. Xác định vị trí trọng tâm của riêng bệ đo theo trục z

Đo vị trí trọng tâm của riêng bệ đo dọc theo trục z, như sau, xem Hình 5 và Hình 6.

a) Đo khoảng cách, ho, từ mặt đáy của bệ đo trên đó đặt mô tô tới mũi dao đo theo trục z.

b) Đo khoảng cách aobo từ mũi dao đo tới điểm C tại vị trí treo quả cân mk1 (xem d) dọc theo các trục x và trục z tương ứng.

c) Đặt bệ đo trên mũi dao đo giữ ổn định và đo góc qP tạo bởi mặt đáy của bệ đo và mặt phẳng nằm ngang. Lúc này, việc tính toán vị trí trọng tâm theo mục (e), dưới đây, sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi góc nghiêng của bệ đo.

d) Treo quả cân mk1 vào điểm C của bệ đo sao cho điểm C cạnh bên của bệ đo là thấp hơn và đo góc, qk, tạo bởi mặt đáy của bệ đo và mặt phẳng nằm ngang (Hình 5b và 6b). Khi góc nghiêng

qk tăng thêm, giá trị của vị trí trọng tâm dọc theo trục z trở lên ổn định và sai số giảm đi. Góc nghiêng phải lớn hơn 10°.

e) Tính khoảng cách, zP, từ mặt đáy của bệ đo tới trọng tâm dọc theo trục z sử dụng các công thức (19) và (20). Dấu ± của công thức, sử dụng giá trị âm nếu điểm C thấp hơn đo qP (Hình 5a) và sử dụng giá trị dương khi điểm C được nâng cao (Hình 6a):

                                                (19)

zg = h0 - cP                                                                         (20)

Trong đó:

cP là khoảng cách từ mũi dao đo tới trọng tâm của bệ đo dọc theo trục z, đơn vị (mm);

mk1 là trọng lượng quả cân mk1 được treo vào bệ đo, đơn vị (kg);

ao là khoảng cách dọc theo trục x từ mũi dao đo tới điểm C vị trí treo quả cân, đơn vị (mm);

bo là khoảng cách dọc theo trục z từ mũi dao đo tới điểm C vị trí treo quả cân, đơn vị (mm);

qk là góc, đơn vị độ, được tạo bởi mặt dưới của bệ đo và mặt phẳng thẳng đứng với bệ đo trên mũi dao đo và có treo quả cân, giá trị tuyệt đối;

mP là trọng lượng của bệ đo, đơn vị (kg);

qP là góc, đơn vị độ, được tạo bởi mặt dưới của bệ đo và mặt phẳng ngang với bệ đo được đặt trên mũi dao và không treo quả cân, giá trị tuyệt đối;

zP là khoảng cách từ mặt đáy bệ đo tới trọng tâm dọc theo trục z, đơn vị (mm);

ho là khoảng cách từ mặt đáy của bệ đo tới mũi dao đo dọc theo trục z, đơn vị (mm).

CHÚ DẪN:

1 Mũi dao đo

2 Thanh chống

Hình 5 - Xác định vị trí trọng tâm của bệ đo theo trục z (điểm C thấp)

CHÚ DẪN:

1 Mũi dao đo

2 Thanh chống

Hình 6 - Xác định vị trí trọng tâm của bệ đo theo trục z (điểm C đi lên)

6.3.2. Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục z

Đối với cả hai trường hợp mô tô không người lái (4.1) và mô tô có người lái (4.2), đo vị trí trọng tâm của mô tô theo trục z, như sau, ((xem Hình 7) và Hình 8)).

a) Đặt mô tô trên bệ đo và cố định nó không cho di chuyển. Góc nghiêng ngang của mô tô với bệ đo nằm trong khoảng 0° ± 0,5°.

c) Đặt bệ đo trên mũi dao đo giữ ổn định và đo góc, qT, được tạo bởi mặt đáy của bệ đo và mặt phẳng nằm ngang. Lúc này, việc tính toán vị trí trọng tâm theo mục (e), dưới đây, sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi góc nghiêng của bệ đo.

c) Điều chỉnh vị trí của mô tô sao cho góc qR là nhỏ nhất có thể.

d) Treo quả cân mk2 vào điểm C của bệ đo và đo góc qTK được tạo bởi mặt đáy của bệ đo và mặt phẳng nằm ngang ((Hình 7b) và Hình 8b)). Khi góc nghiêng qTK tăng lên, giá trị của vị trí trọng tâm theo trục z trở lên ổn định và sai số đo sẽ trở giảm đi. Góc nghiêng phải lớn hơn 10°.

e) Tính khoảng cách, zg, từ mặt tiếp xúc của các bánh xe mô tô với bệ đo tới trọng tâm dọc theo trục z sử dụng công thức sau. Dấu ± của công thức, sử dụng giá trị âm nếu điểm C thấp hơn khi đo qR (Hình 7a) và sử dụng giá trị dương khi điểm C đi lên (Hình 8a):

mT = mP + mk2 + mm

(21)

(22)

(23)

zT = ho - cm

(24)

Trong đó:

mT là tổng trọng lượng của bệ đo, quả cân và của mô tô, đơn vị (kg);

mk2 là trọng lượng quả cân mk1 được treo vào bệ đo, đơn vị (kg);

mm là trọng lượng của mô tô, đơn vị (kg);

cT là khoảng cách từ mũi dao đo tới trọng tâm của tổ hợp bệ đo và mô tô theo trục z, đơn vị (mm);

qTK là góc, đơn vị độ, được tạo bởi mặt đáy của bệ đo và mặt phẳng nằm ngang, với bệ đo trên mũi dao và có treo quả cân, giá trị tuyệt đối;

qT là góc, đơn vị độ, được tạo bởi mặt đáy của bệ đo và mặt phẳng nằm ngang, với bệ đo đặt trên mũi dao đo và không treo quả cân, giá trị tuyệt đối;

cm là khoảng cách từ mũi dao đo tới trọng tâm của mô tô dọc theo trục z, đơn vị (mm);

zg là khoảng cách từ bề mặt mà các bánh xe trước và bánh xe sau của mô tô tiếp xúc với mặt bệ đo tới trọng tâm dọc theo trục z, đơn vị (mm).

Hình 7 - Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục z (điểm C đi xuống)

Hình 8 - Xác định vị trí trọng tâm của mô tô theo trục z (điểm C đi lên)

7. Kết quả thử nghiệm

Ghi lại các kết quả trong báo cáo kết quả đo như chỉ dẫn ở Phụ lục A. Giá trị của vị trí trọng tâm đơn vị milimét.

 

Phụ lục A

(Qui định)

Mu báo cáo kết quả đo

Mẫu theo phụ lục này phải được dùng để ghi các kết quả đo vị trí trọng tâm của mô tô được tính toán theo tiêu chuẩn này.

Mô tô - Vị trí trọng tâm - Kết quả đo theo TCVN 7060

1. Nhận dạng mô tô: ……………………………………………………….………

1.1. Nhãn hiệu, mẫu, kiểu: ………………………………………………..………..

1.2. Năm sản xuất: …………………………………………………………………..

1.3. Phần mô tả phương tiện (VDS) (xem TCVN 6578): ………………………..

1.4. Áp suất lốp: trước: ……………….….. kPa/ Sau: ……………………… kPa

1.5. Chỉnh đặt hệ thống treo (nếu điều chỉnh được):….………………………….

1.6. Cố định vị trí hệ thống treo: trước:a………………… sau:b ………………....

1.7. Các điều kiện khác c:…………………………………………………………….

2. Điều kiện thử

2.1. Ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………

2.2. Địa điểm thử: …………………………………………………………………….

2.3. Người đo: …………………………………………………………………………

2.4. Người lái: Không/ Người nộm/người thật d …………………………………..

2.5. Tài liệu tham khảo về người nộm (nếu áp dụng): ……………………………

2.6. Vị trí ngồi e: …………………………………………………………………….…

2.7. Góc tư thế ngồi f: …………………………………………………………….. độ

3. Kết quả thử nghiệm:

3.1. Vị trí trọng tâm theo trục x, xg g: ………………………………………….…mm

3.2. Vị trí trọng tâm theo trục y, yg h: …………………………………………... mm

3.3. Vị trí trọng tâm theo trục z, zg i: ………………………………………….…mm

a Khoảng cách từ tâm của ống cổ đến mặt đất. Nếu không thể đo được khoảng cách này, thì ghi lại điểm chuẩn trên phần treo bằng hệ lò xo của càng trước mô tô và đo khoảng cách từ điểm này đến mặt đất.

b Khoảng cách từ tâm bulông đầu trên của treo sau đến mặt đất. Nếu khoảng cách này không đo được thì ghi điểm chuẩn trên trục lò xo sau mô tô và đo khoảng cách từ điểm này đến mặt đất.

c Xem Điều 4, ghi lại điều kiện đo được thay đổi hoặc thêm vào.

d Gạch bỏ những mục không áp dụng.

e Khoảng cách từ trục trước đến điểm H dọc theo trục x, điểm H là tâm quay của thân người.

f Góc tạo bởi giữa đường nối giữa điểm H và S và trục x, điểm S là tâm quay của thân người và cánh tay.

g Khoảng cách từ trục trước đến trục sau dọc theo trục x.

h Cạnh trái theo hướng của mặt phẳng trung tuyến dọc của xe sẽ là hướng dương.

 i Khoảng cách từ mặt trước và sau của bánh xe chạm đất đến cạnh trên dọc theo trục z.