CÁP THÉP DÙNG CHO THANG MÁY – YÊU CẦU TỐI THIỂU
Steel wire ropes for lifts – Minimum requirements
Lời nói đầu
TCVN 7550:2005 hoàn toàn tương đương ISO 4344 : 2004.
TCVN 7550:2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 96, Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
CÁP THÉP DÙNG CHO THANG MÁY – YÊU CẦU TỐI THIỂU
Steel wire ropes for lifts – Minimum requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu cho chế tạo và thử nghiệm cáp bện bằng sợi thép cacbon dùng ở chế độ làm việc treo trên các thang máy dẫn động kéo và thang máy thủy lực dùng cáp, cáp bù và cáp khống chế vận tốc trên các thang máy chở người và chở hàng, các xe đưa thức ăn, tời nâng người và máy nâng người chuyển động giữa các đường dẫn hướng. Tiêu chuẩn quy định các lực kéo đứt tối thiểu đối với các cỡ kích thước, cấp cáp, loại cáp và cấu trúc cáp thông dụng.
Tiêu chuẩn cũng áp dụng cho cáp chế tạo từ dây thép sáng bóng và được mạ, có cấu trúc khác nhau, đường kính từ 6 mm đến 38 mm được sản xuất với số lượng lớn và sản xuất sau ngày công bố tiêu chuẩn tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cáp dùng trong tời xây dựng và các tời sử dụng tạm thời được cố định giữa các đường dẫn hướng, có chở người hoặc không chở người, hoặc cáp dùng cho thiết bị vận chuyển bằng cáp.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
ISO 2232, Round drawn wire for general purpose non-alloy steel wire ropes and for large diameter steel wire ropes – Specifications (Dây kéo tròn dùng cho cáp thép không hợp kim thông dụng có đường kính lớn – Đặc tính kỹ thuật).
ISO 3108, Steel wire ropes for general purposes – Determination of actual breaking load (Cáp thép thông dụng – Xác định tải trọng kéo đứt thực tế).
ISO 4101, Drawn steel wire for elevator ropes – Specifications (Dây thép kéo dùng cho cáp máy nâng – Đặc tính kỹ thuật).
ISO 4345 : 1988, Steel wire ropes – Fibre main cores – Specification (Cáp thép – Lõi cáp chính bằng sợi – Đặc tính kỹ thuật).
ISO 4346, Steel wire ropes for general purpose – Lubricants – Basic requirements (Cáp thép thông dụng – Chất bôi trơn – Yêu cầu cơ bản).
ISO 17893 : 2004, Steel wire ropes – Vocabulary, designations and classifications (Cáp thép – Từ vựng, ký hiệu và phân loại).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 17893 và các thuật ngữ định nghĩa sau:
3.1. Cáp kéo đơn (single tensile rope)
Cáp gồm các dảnh dây ngoài của nó có các dây ngoài có cùng một cấp độ bền kéo với các dây trong.
VÍ DỤ: 1570 N/m2 suốt toàn bộ cáp.
3.2. Cáp kéo kép (dual tensile rope)
Cáp gồm các dảnh dây ngoài có các dây ngoài của nó có cấp độ bền kéo thấp hơn cấp độ bền kéo của các dây trong.
VÍ DỤ: Dây ngoài 1370 N/m2 và dây trong 1770 N/m2.
3.3. Chiều dài sản xuất (production length)
Chiều dài của cáp hoàn chỉnh bằng chiều dài cho một lần chất tải của máy bện.
4.1. Vật liệu
4.1.1. Dây
Trước khi được bện thành cáp, các dây phải có đường kính, đặc tính xoắn và yêu cầu của lớp phủ kẽm phù hợp với đặc tính kỹ thuật của dây được nêu trong Bảng 1. Cơ tính của dây mạ kẽm theo ISO 4101 phải tương tự như cơ tính của dây sáng bóng. Yêu cầu về lượng kẽm được phủ phải phù hợp với ISO 2232.
Bảng 1 – Đặc tính kỹ thuật của dây
Vị trí của dây trong cáp | Cấp độ bền kéo của dây, N/m2 | ||||
1180a và 1320a | 1370 | 1570 và 1620b | 1770 | 1960 | |
Dây ngoài của dảnh dây ngoài | ISO 4101 | ISO 4101 | ISO 4101 | ISO 4101 | ISO 2232 |
Dây trong, dây giữa và dây lõi | - | - | ISO 2232 | ISO 2232 | ISO 2232 |
Dây filler | ISO 4101 | ISO 4101 | ISO 2232 | ISO 2232 | ISO 2232 |
a Đặc tính xoắn thông thường bằng cấp độ bền kéo 1370 N/m2 của dây. b Đặc tính xoắn thông thường bằng cấp độ bền kéo 1770 N/m2 của dây. |
Phương pháp thử phải phù hợp với phương pháp được nêu trong ISO 2232.
Tất cả các dây trong cùng một lớp phải có cùng một cấp độ bền kéo.
Đối với cáp có các dây mạ kẽm, mức lớp phủ phải đạt chất lượng B.
Cấp độ bền kéo của các dây trong tùy thuộc vào các giới hạn cấp độ bền kéo của các dây ngoài được cho trong Bảng 2.
Bảng 2 – Cấp độ bền kéo của các dây trong của cáp kéo kép
Ký hiệu của cấp cáp liên quan đến các dây trong (giá trị danh nghĩa) | Phạm vi các cấp độ bền kéo của dây, |
1570 | 1370 đến 1770 |
1770 | 1570 đến 1960 |
1960 | 1770 đến 1960 |
4.1.2. Lõi cáp
4.1.2.1. Yêu cầu chung
Lõi cáp phải là một trong các loại sau:
a) sợi;
b) thép;
c) vật liệu composit trên nền thép, nghĩa là thép cùng với sợi hoặc thép cùng với polime;
d) vật liệu phi kim loại, khác với sợi.
Vì có sự khác nhau rất lớn về cấu trúc hiện có, như các cấu trúc được nêu trong c) và d), các loại lõi cáp này cần được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
4.1.2.2. Lõi cáp bằng sợi (lõi sợi)
Trước khi chế tạo cáp, lõi sợi phải phù hợp với ISO 4345 và đối với đường kính cáp lớn hơn và bằng 8 mm, lõi sợi phải được bện kép (nghĩa là được bện bởi sợi trong dảnh và dảnh trong cáp).
Các lõi sợi tự nhiên phải được chế tạo từ sợi thực vật của cây thùa sợi mới hoặc cây chuối sợi, có hàm lượng chất bôi trơn đo được trước khi bện cáp theo Phụ lục C của ISO 4345 : 1988 từ 10 % đến 15 % khối lượng của vật liệu sợi khô.
Lõi sợi nhân tạo phải được chế tạo từ polypropylen, polyetylen, polyeste hoặc polyamit và phải có hàm lượng chất bôi trơn đo được trước khi bện cáp theo Phụ lục C của ISO 4345 : 1988 từ 4 % đến 10 % khối lượng của vật liệu sợi khô.
Chất bôi trơn và/hoặc hợp chất tẩm được dùng trong chế tạo lõi sợi phải thích hợp với chất bôi trơn được dùng trong chế tạo cáp.
4.1.2.3. Lõi cáp bằng thép (lõi thép)
Các lõi thép dùng cho cáp có đường kính lớn hơn 7 mm phải là một cáp độc lập.
4.1.3. Chất bôi trơn
Chất bôi trơn phải phù hợp với ISO 4346.
4.2. Chế tạo cáp
4.2.1. Yêu cầu chung
Tất cả các dây trong một dảnh phải được bố trí theo cùng mộ hướng.
Trong một cáp mới chịu kéo trên máy bện cáp, phải có khe hở giữa các dảnh ngoài.
Cáp hoàn chỉnh phải có dây được trải đều, không bị nới lỏng, các dảnh dây không bị biến dạng và có các hiện tượng không đều khác.
Khi được tở ra khỏi cuộn và trong điều kiện không tải, cáp không được uốn thành sóng.
Nếu không có quy định khác, cáp phải được bện từ các dây sáng bóng. Tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp, cáp có thể được bện từ dây mạ kẽm.
Đối với cáp mạ kẽm, tất cả các dây phải được mạ kẽm, kể cả các dây của lõi cáp bằng thép.
4.2.2. Các mối nối dây
Các dây có đường kính trên 0,4 mm phải có các đầu dây được nối với nhau bằng hàn hoặc hàn đồng.
Các dây nối có đường kính nhỏ hơn và bằng 0,4 mm phải có các đầu dây được nối với nhau bằng hàn hoặc hàn đồng hoặc bằng cách đơn giản là cắm các đầu dây vào đúng vị trí của chúng trong quá trình tạo thành dảnh dây.
4.2.3. Các mối nối lõi sợi
Các mối nối trong lõi sợi phải được thực hiện bằng cách nối chập đầu.
4.2.4. Bôi trơn
Tất cả các dảnh của cáp treo và cáp bù phải được bôi trơn trong quá trình tạo dảnh. Không được bôi chất bôi trơn trong quá trình bện cáp lần cuối.
4.2.5. Sự tạo hình trước và tạo hình sau
Cáp phải được tạo hình trước và/hoặc tạo hình sau trừ khi có quy định khác của khách hàng.
4.2.6. Giới hạn tải trọng kéo căng trước
Khi cáp được cung cấp ở trạng thái kéo căng trước, để tránh cho cáp bị hư hỏng, tải trọng lớn nhất tác dụng vào cáp trong quá trình kéo căng trước không được vượt quá 55 % lực kéo đứt tối thiểu của cáp. Có thể thực hiện việc chất tải tĩnh hoặc động.
4.2.7. Các đầu cáp
Các đầu cáp phải được kẹp chặt cẩn thận để phòng ngừa chúng bị tở ta.
4.2.8. Cấu trúc cáp
Cấu trúc của cáp hoặc loại cáp phải theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất phải:
a) là một trong các cấu trúc hoặc loại thông thường của cáp được nêu trong các Bảng A.1 đến A.5, hoặc;
b) là cấu trúc bện lớp đơn hoặc bện song song khác không được nêu trong các bảng nhưng có không ít hơn 6 dảnh hoặc nhiều hơn 9 dảnh, hoặc;
c) là cấu trúc cáp được bện dảnh khác với các cáp được nêu trong a) và b).
Khi khách hàng chỉ quy định loại cáp thì cấu trúc của cáp sẽ do nhà sản xuất quyết định.
CHÚ THÍCH 1: Mỗi loại cáp gồm có số các cấu trúc của dảnh, ví dụ loại 8 x 19 bao gồm 8 x 19 W (1 – 6 – 6 + 6), 8 x 19 S (1 – 9 – 9), 8 x 21 F (1 – 5 – 5 F – 10) và 8 x 25 F (1 – 6 – 6 F – 12).
CHÚ THÍCH 2: Các Bảng A.1, A.2, A.3, và A.4 áp dụng cho cáp làm việc ở chế độ treo và điều chỉnh).
CHÚ THÍCH 3: Các Bảng A.1, A.2, A.3, A.4 và A.5 áp dụng cho cáp bù.
4.2.9. Cấp độ bền của cáp (cấp cáp)
4.2.9.1. Yêu cầu chung
Cấp cáp phải phản ảnh các cấp độ bền kéo của các dây ngoài và dây trong của cáp.
VÍ DỤ 1: Cấp của cáp kéo kép 1180/1770 biểu thị cấp độ bền kéo 1180 N/mm2 đối với dây ngoài và cấp độ bền kéo 1170 N/mm2 đối với dây trong.
VÍ DỤ 2: Cấp của cáp kéo đơn 1570 biểu thị cấp độ bền kéo 1570 N/mm2 đối với cả dây ngoài và dây trong (xem Bảng 2).
Đối với các cấp thông dụng của cáp, giá trị của cấp cáp Rr được sử dụng trong tính toán lực kéo đứt tối thiểu của cáp kéo đơn và giá trị của cấp cáp Rdt được sử dụng trong tính toán lực kéo đứt tối thiểu của cáp kéo kép. Xem các giá trị của Rdt trong Phụ lục B.
Cấp cáp cho các chế độ làm việc khác nhau phải phù hợp với 4.2.9.2 đến 4.2.9.4.
CHÚ THÍCH: Đối với các cấp cáp không theo hệ thống được nêu ở trên, xem Phụ lục D. Phụ lục này cũng đưa ra hướng dẫn về sự tương đương.
4.2.9.2. Cáp treo
Cáp treo phải theo các cấp sau:
a) đối với thang máy dẫn động kéo (xem các Bảng A.1 đến A.3 và Bảng A.5);
- cáp có lõi sợi: 1180/ 1770, 1320/ 1620, 1370/ 1770, 1570, 1620, 1770;
- cáp có lõi thép và cáp bện song song: 1370/ 1770, 1570/ 1770, 1570, 1770;
b) đối với thang máy thủy lực dùng cáp (xem Bảng A.1 và A.4);
- cáp có lõi sợi: 1370/ 1770, 1570/ 1770, 1320/ 1620 và 1620;
- cáp có lõi thép và cáp bện song song: 1370/ 1770, 1570/ 1770, 1770.
4.2.9.3. Cáp điều chỉnh
Cáp điều chỉnh phải theo các cấp sau: 1180/1770, 1320/1620, 1370/1770, 1570, 1620, 1770, 1960.
Xem các Bảng A.1, A.2 và A.3.
4.2.9.4. Cáp bù
Cáp bù phải có cấp cáp phù hợp với 4.2.9.2, cộng thêm với cấp 1960. Xem các Bảng A.1 đến A.5.
4.2.10. Kiểu và hướng bện
Kiểu và hướng bện phải theo một trong các cách sau:
a) bện theo hướng phải thông thường (sZ) 2);
b) bện theo hướng trái thông thường (zS) 3);
c) bện theo hướng phải (zZ) 4);
d) bện theo hướng trái (sS) 5).
Kiểu và hướng bện phải là bện theo hướng phải thông thường (sZ) nếu không có quy định khác của khách hàng.
4.2.11. Chiều dài bện (bước bện)
Chiều dài bện của cáp hoàn chỉnh không được vượt quá 6,75 lần đường kính danh nghĩa của cáp.
4.3. Ký hiệu và phân loại cáp
Phân loại và ký hiệu cáp phải theo các yêu cầu của ISO 17893.
4.4. Kích thước
4.4.1. Đường kính
4.4.1.1. Yêu cầu chung
Đường kính danh nghĩa là kích thước để ký hiệu cáp.
4.4.1.2. Dung sai
Khi đo theo 5.3, dung sai đường kính của cáp so với đường kính danh nghĩa trong điều kiện không tải và chịu tải tương đương với 5 % hoặc 10 % lực kéo đứt tối thiểu của cáp không được vượt quá các giá trị được cho các Bảng 3 đến Bảng 5.
Bảng 3 – Dung sai đường kính của cáp dùng cho thang máy dẫn động kéo và của cáp khống chế vận tốc có lõi sợi hoặc vật liệu phi kim loại khác
Đường kính danh nghĩa của cáp | Dung sai đường kính tính theo phần trăm đường kính danh nghĩa của cáp | ||
Max, khi không tải | Min, ở 5 % Fmin | Min, ở 10 % Fmin | |
≤ 10 | + 6 | + 1 | 0 |
> 10 | + 5 | + 1 | 0 |
Bảng 4 – Dung sai đường kính của cáp treo dùng cho thang máy dẫn động kéo của cáp khống chế vận tốc có lõi thép hoặc lõi composit trên nền thép (bao gồm cả cáp được bện song song)
Đường kính danh nghĩa của cáp | Dung sai đường kính tính theo phần trăm đường kính danh nghĩa của cáp | ||
Max, khi không tải | Min, ở 5 % Fmin | Min, ở 10 % Fmin | |
≤ 10 | + 3 | 0 | - 1 |
> 10 | + 2 | 0 | - 1 |
Bảng 5 – Dung sai đường kính của cáp treo dùng cho thang máy thủy lực dùng cáp và cáp bù
Đường kính danh nghĩa của cáp | Dung sai đường kính tính theo phần trăm đường kính danh nghĩa |
6 ≤ d < 8 | + 6 |
³ 8 | + 5 |
4.4.1.3. Sai lệch cho phép về đường kính
Sai lệch giữa hai trong bốn số đo để xác định độ ô van, khi đo theo 5.3 trong điều kiện có tải tương đương với 5 % hoặc 10 % lực kéo đứt tối thiểu không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 6. Chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai số đo được lấy tại mỗi vị trí trong hai vị trí để xác định độ biến đổi trung bình của đường kính, khi đo theo 5.3 trong điều kiện có tải tương đương với 5 % hoặc 10 % lực kéo đứt tối thiểu không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 6.
Bảng 6 – Sai lệch cho phép về đường kính
Đường kính danh nghĩa của cáp | Sai lệch cho phép (độ ô van) | Độ biến đổi trung bình của đường kính |
< 8 | 4 | 3 |
³ 8 | 3 | 2 |
4.4.2. Chiều dài
Chiều dài thực tế của cáp trong điều kiện không tải phải là chiều dài có dung sai được quy định như sau:
a) ≤ 400 mm:
b) > 400 mm và ≤ 1000 m:
c) > 1000 m:
4.5. Lực kéo đứt tối thiểu
Lực kéo đứt tối thiểu, Fmin, đối với đường kính, cấu trúc hoặc cấp cáp đã cho phải:
a) theo các Bảng A.1 đến Bảng A.5, hoặc;
b) do nhà sản xuất công bố.
Đối với các cấp độ bền của cáp đã được quy định trong các Bảng A.1 đến Bảng A.5, lực kéo đứt tối thiểu của các đường kính trung gian của cáp được tính toán theo công thức trong Phụ lục B, với các hệ số lực kéo đứt tối thiểu tương ứng cho trong các Bảng A.1 đến Bảng A.5.
Khi thử theo 5.4.1, lực kéo đứt đo được Fm phải lớn hơn hoặc bằng lực kéo đứt tối thiểu Fmin.
Yêu cầu về thử lực kéo đứt phải phù hợp với Bảng 7.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về thử lực kéo đứt có tính đến việc cáp được sản xuất không theo loạt hoặc theo loạt nghĩa là được sản xuất lặp lại, và hệ số lực kéo đứt tối thiểu thay đổi hoặc không thay đổi đối với một phân nhóm các đường kính, và nhà sản xuất không áp dụng hoặc đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 được cấp chứng chỉ bởi một cơ quan chứng nhận thứ ba.
Bảng 7 – Yêu cầu về thử lực kéo đứt
Hệ số lực kéo đứt tối thiểu | Nhà sản xuất đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000 được cấp chứng chỉ bởi cơ quan chứng nhận thứ ba | Nhà sản xuất không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000 được cấp chứng chỉ bởi cơ quan chứng nhận thứ ba |
Cùng một hệ số cho toàn bộ một phân nhóm đường kính cáp | Thử lực kéo đứt theo 5.4.1 trên một mẫu thử từ mỗi chiều dài sản xuất; hoặc, nếu được sản xuất theo loạt thì thử kiểu theo 5.4.2.1 cộng với thử lực kéo đứt định kỳ theo 5.4.1, trên một mẫu thử từ mỗi chiều dài sản xuất thứ 20 liên quan đến một phân nhóm đường kính cáp | Thử lực kéo đứt theo 5.4.1 trên một mẫu thử từ mỗi chiều dài sản xuất |
Hệ số khác nhau cho toàn bộ một phân nhóm đường kính cáp | Thử lực kéo đứt theo 5.4.1 trên một mẫu thử từ mỗi chiều dài sản xuất; hoặc, nếu được sản xuất theo loạt thì thử kiểu theo 5.4.2.2 cộng với thử lực kéo đứt định kỳ theo 5.4.1, trên một mẫu thử từ mỗi chiều dài sản xuất thứ 20 của một đường kính và cấu trúc đã cho của cáp | |
CHÚ THÍCH: Thử kiểu về lực kéo đứt chứng minh rằng cáp thép được sản xuất theo loạt và được nhà sản xuất chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn này có lực kéo đứt tối thiểu do nhà sản xuất công bố. Mục đích của các phép thử này là để chứng minh cho kết cấu, vật liệu và phương pháp chế tạo cáp. |
5. Kiểm tra các yêu cầu và/hoặc biện pháp an toàn
5.1. Vật liệu
Kiểm tra sự phù hợp các yêu cầu của dây, lõi và chất bôi trơn được thực hiện bằng mắt thông qua các tài liệu kiểm tra được cung cấp cùng với dây, lõi và chất bôi trơn.
5.2. Chế tạo cáp
Kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu đối với mối nối dây, mỗi nối lõi sợi, sự tạo hình trước, sự kéo căng trước và các đầu mút cáp được thực hiện thông qua kiểm tra bằng mắt.
5.3. Kiểm tra đường kính cáp
Phải thực hiện các phép đo đường kính trên một đoạn cáp thẳng trong hai điều kiện – không có sự kéo căng và có sự kéo căng với lực bằng 5 % hoặc 10 % lực kéo đứt tối thiểu - ở hai vị trí cách nhau tối thiểu là 1m. Tại mỗi vị trí phải thực hiện hai phép đo vuông góc với đường kính của vòng tròn chu vi cáp. Dụng cụ đo phải bao được ít nhất là hai dảnh dây liền kề nhau.
Đối với mỗi điều kiện chất tải, giá trị trung bình của các số đo này phải nằm trong phạm vi dung sai được cho trong 4.4.1.2 và 4.4.1.3.
Sai số lớn nhất của dụng cụ đo không được lớn hơn ± 0,02 mm đối với cáp có đường kính nhỏ hơn và bằng 25 mm, và ± 0,05 mm đối với cáp có đường kính lớn hơn 25 mm.
5.4. Thử lực kéo đứt của cáp
5.4.1. Phương pháp thử
Phương pháp thử phải phù hợp với ISO 3108, trừ các yêu cầu sau:
a) chiều dài tự do tối thiểu cho thử, trừ các đầu mút, phải là 600 mm hoặc 30 x đường kính danh nghĩa của cáp, lấy giá trị nào lớn hơn;
b) sau khi đã tác dụng 80 % lực kéo đứt tối thiểu, phải tăng lực với tốc độ không lớn hơn 0,5 % lực kéo đứt tối thiểu trong một giây;
c) phép thử có thể được kết thúc mà không làm đứt cáp khi đã đạt tới lực kéo đứt tối thiểu hoặc vượt quá lực kéo đứt tối thiểu;
d) phép thử có thể không đạt yêu cầu khi cáp bị đứt ở khoảng cách tương đương với sáu lần đường kính cáp so với điểm kẹp hoặc đầu mút và chưa đạt tới lực kéo đứt tối thiểu;
e) khi không đạt tới lực kéo đứt tối thiểu, cho phép thực hiện ba lần thử bổ sung, một trong ba lần thử này phải đạt tới hoặc vượt quá giá trị lực kéo đứt tối thiểu.
5.4.2. Lấy mẫu và chuẩn chấp nhận đối với thử kiểu của cáp được sản xuất theo loạt
5.4.2.1. Cáp có cùng một hệ số lực kéo đứt tối thiểu trong toàn bộ một phân nhóm đường kính cáp
Nhà sản xuất phải chia ra các phân nhóm đường kính cáp trên cơ sở sau:
- từ 6 mm đến và bằng 12 mm;
- từ 12 mm đến và bằng 24 mm;
- từ 24 mm đến và bằng 38 mm;
Mỗi phân nhóm đại diện cho một dãy đường kính cáp và có cùng một cấu trúc, cấp độ bền và hệ số lực kéo đứt tối thiểu đối với toàn bộ dải đường kính của phân nhóm, nhà sản xuất phải thực hiện phép thử lực kéo đứt theo 5.4.1 trên mẫu thử được lấy từ một trong ba đoạn cáp sản xuất riêng biệt có đường kính danh nghĩa khác nhau.
Nếu tất cả ba mẫu thử đạt được yêu cầu của phép thử thì tất cả các cỡ kích thước cáp trong phân nhóm có cùng cấu trúc, cấp độ bền và hệ số lực kéo đứt tối thiểu phải được xem là thỏa mãn các yêu cầu của thử kiểu; nếu không, phải tiếp tục thử lực đứt trên mẫu được lấy từ mỗi chiều dài sản xuất tiếp liền sau đó của cáp trong phân nhóm tới khi đạt được yêu cầu trên.
5.4.2.2. Cáp có hệ số lực kéo đứt tối thiểu khác nhau trong toàn bộ một phân nhóm đường kính cáp
Nhà sản xuất phải thực hiện phép thử lực kéo đứt theo 5.4.1 trên mẫu thử được lấy từ mỗi một trong ba chiều dài sản xuất riêng biệt của cáp có cùng một đường kính danh nghĩa.
Nếu tất cả ba mẫu thử đạt được yêu cầu của phép thử thì cáp vời đường kính danh nghĩa và cấu trúc có hệ số lực kéo đứt tối thiểu riêng (đã qua thử) phải được xem là thỏa mãn các yêu cầu của kiểu thử lực kéo đứt.
Nếu một trong các mẫu thử không đạt yêu cầu của phép thử thì phải lặp lại các thử nghiệm tới khi các lực kéo đứt đo được của ba chiều dài sản xuất liên tiếp của đường kính và cấu trúc của cáp thử đạt tới hoặc vượt quá giá trị lực kéo đứt tối thiểu.
6.1. Giấy chứng chỉ
6.1.1. Yêu cầu chung
Phải sử dụng giấy chứng chỉ để xác nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
Chứng chỉ tối thiểu phải có các thông tin sau:
a) số giấy chứng chỉ;
b) tên và địa chỉ nhà sản xuất;
c) ký hiệu cáp (bao gồm đường kính danh nghĩa của cáp, cấu trúc và cấp độ bền của cáp);
d) lực kéo đứt tối thiểu;
e) ngày phát hành giấy chứng chỉ và sự xác nhận.
Giấy chứng chỉ phải có khả năng tìm ra nguồn gốc của cáp.
Nhà sản xuất phải đưa ra các hướng dẫn trong giấy chứng chỉ về các chất bôi trơn cho bảo dưỡng cáp thích hợp với các chất bôi trơn dùng cho chế tạo cáp.
Khách hàng và nhà sản xuất cần thỏa thuận với nhau về việc phát hành giấy chứng chỉ và việc có ghi hay không ghi kết quả thử trong chứng nhận chỉ.
6.1.2. Kết quả thử
Khi có yêu cầu phải xác nhận các kết quả thử thì lực kéo đứt đo được của cáp phải được ghi thêm vào giấy chứng chỉ.
6.2. Chuẩn loại bỏ
Hướng dẫn chung về chuẩn loại bỏ được nêu trong Phụ lục E.
6.3. Ghi nhãn
Phải có nhãn dễ đọc và bền lâu được gắn vào cáp hoặc trên cuộn cáp, trên đó có các thông tin: tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chiều dài cáp, ký hiệu cáp và số giấy chứng chỉ (xem 6.1.1), nếu thích hợp.
(Qui định)
Phụ lục này đưa ra các bảng giá trị lực kéo đứt tối thiểu đối với các loại cáp, đường kính cáp và cấp độ bền cáp thông dụng.
Công thức tính toán lực kéo đứt tối thiểu, bao gồm cả công thức tính toán cho các đường kính danh nghĩa trung gian của cáp, được giới thiệu trong Phụ lục B.
CHÚ THÍCH 1: Để tham khảo, các giá trị lực kéo đứt tối thiểu được cho đối với khối lượng của chiều dài danh nghĩa gần đúng của cáp.
CHÚ THÍCH 2: Tính toán khối lượng của chiều dài danh nghĩa gần đúng của cáp, diện tích kim loại và đường kính dây ngoài gần đúng khi sử dụng các hệ số cho trong các bảng, được giới thiệu trong Phụ lục C.
Bảng A.1 – Cáp máy nâng loại 6 x 19 có lõi sợi của dây sáng bóng hoặc mạ kẽm (chất lượng B)
Ví dụ về cấu trúc mặt cắt ngang
| Cấu trúc của cáp | Cấu trúc của dảnh dây | ||||||||||||
Phần cấu thành | Số lượng | Phần cấu thành | Số lượng | |||||||||||
Dảnh dây Dảnh ngoài Lớp dảnh Dây trong cáp | 6 6 1 114 đến 150 | Dây Dây ngoài Lớp dây | 19 đến 25 9 đến 12 2 | |||||||||||
Ví dụ điển hình | Số các dây ngoài | Hệ số dây ngoài a) A | ||||||||||||
Cáp | Dảnh | Tổng số | Cho một dảnh | |||||||||||
6 x 19 S 6 x 19 W
6 x 25 F | 1 – 9 – 9 1 – 6 – 6 + 6
1-6-6F – 12 | 54 72
72 | 9 12 6 6 12 | 0,080 0,0738 0,0556 0,064 | ||||||||||
Hệ số lực kéo đứt tối thiểu K1 = 0,330 | ||||||||||||||
Hệ số khối lượng của chiều dài a) W1 = 0,359 | ||||||||||||||
Hệ số diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại a) C1 = 0,384 | ||||||||||||||
Đường kính danh nghĩa của cáp mm | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài a) kg/100 m | Lực kéo đứt tối thiểu, kN | ||||||||||||
Kéo kép | Kéo đơn | |||||||||||||
Cấp cáp 1180/1770 | Cấp cáp 1320/1620 | Cấp cáp 1370/1770 | Cấp cáp 1570/1770 | Cấp cáp 1570 | Cấ`p cáp 1620 | Cấp cáp 1770 | ||||||||
6 6,3 6,5b | 12,9 14,2 15,2 | 16,3 17,9 19,1 | 16,8 _ 19,7 | 17,8 _ 20,9 | 19,5 21,5 22,9 | 18,7 _ 21,9 | 19,2 21,2 22,6 | 21,0 23,2 24,7 | ||||||
8b 9 9.5 | 23,0 29,1 32,4 | 28,9 36,6 40,8 | 29,8 37,7 42,0 | 31,7 40,1 44,7 | 34,6 43,8 48,8 | 33,2 42,0 46,8 | 34,2 43,3 48,2 | 37,4 47,3 52,7 | ||||||
10b 11b 12 | 35,9 43,4 51,7 | 45,2 54,7 65,1 | 46,5 56,3 67,0 | 49,5 59,9 71,3 | 54,1 65,5 77,9 | 51,8 62,7 74,6 | 53,5 64,7 77,0 | 58,4 70,7 84,1 | ||||||
12,7 13b 14 | 57,9 60,7 70,4 | 72,9 76,4 88,6 | 75,0 78,6 91,2 | 79,8 83,7 97,2 | 87,3 91,5 106 | 83,6 87,6 102 | 86,2 90,3 105 | 94,2 98,7 114 | ||||||
14,3 15 16b | 73,4 80,8 91,9 | 92,4 102 116 | _ _ 119 | _ 111 127 | 111 122 139 | _ 117 133 | _ _ 137 | 119 131 150 | ||||||
17,5 18 19b | 110 116 130 | 138 146 163 | _ 151 168 | _ 160 179 | 166 175 195 | _ 168 187 | _ 173 193 | 179 189 211 | ||||||
20 | 144 | 181 | 186 | 198 | 216 | 207 | 214 | 234 | ||||||
20,6 | 152 | 192 | _ | _ | 230 | _ | _ | 248 | ||||||
22b | 174 | 219 | 225 | 240 | 262 | 251 | 259 | 283 | ||||||
a) Chỉ để tham khảo, xem Phụ lục C. b) Cỡ kích thước ưu tiên cho các máy nâng mới. | ||||||||||||||
Bảng A.2 – Cáp máy nâng loại 8 x 19 có lõi sợi của dây sáng bóng hoặc mạ kẽm (chất lượng B)
Ví dụ về cấu trúc mặc cắt ngang
| Cấu trúc của cáp | Cấu trúc của dảnh dây | |||||||||||
Phần cấu thành | Số lượng | Phần cấu thành | Số lượng | ||||||||||
Dảnh dây Dảnh ngoài Lớp dảnh Dây trong cáp | 8 8 1 152 đến 200 | Dây Dây ngoài Lớp dây | 19 đến 25 9 đến 12 2 | ||||||||||
Ví dụ điển hình | Số các dây ngoài | Hệ số dây ngoài a) a | |||||||||||
Cáp | Dảnh | Tổng số | Cho một dảnh | ||||||||||
8 x 19 S 8 x 19 W
8 x 25 F | 1 – 9 – 9 1 – 6 – 6 + 6
1-6 - 6F – 12 | 72 96
96 | 9 12 6 6 12 | 0,065 5 0,060 6 0,045 0 0,052 5 | |||||||||
Hệ số lực kéo đứt tối thiểu K1 = 0,293 | |||||||||||||
Hệ số khối lượng của chiều dài a) W1 = 0,340 | |||||||||||||
Hệ số diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại a) C1 = 0,349 | |||||||||||||
Đường kính danh nghĩa của cáp mm | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài a) kg/100 m | Lực kéo đứt tối thiểu, kN | |||||||||||
Kéo kép | Kéo đơn | ||||||||||||
Cấp cáp 1180/1770 | Cấp cáp 1320/1620 | Cấp cáp 1370/1770 | Cấp cáp 1570/1770 | Cấp cáp 1570 | Cấp cáp 1620 | Cấp cáp 1770 | |||||||
8b 9 9,5 | 21,8 27,5 30,7 | 25,7 32,5 36,2 | 26,5 _ 37,3 | 28,1 35,6 39,7 | 30,8 38,9 43,6 | 29,4 37,3 41,5 | 30,4 _ 42,8 | 33,2 42,0 46,8 | |||||
10b 11b 12 | 34,0 41,1 49,0 | 40,3 48,6 57,8 | 41,0 50,0 59,5 | 44,0 53,2 63,3 | 48,1 58,1 69,2 | 46,0 55,7 66,2 | 47,5 57,4 68,4 | 51,9 62,8 74,7 | |||||
12,7 13b 14 | 54,8 57,5 66,6 | 64,7 67,8 78,7 | 66,6 69,8 81,0 | 70,9 74,3 86,1 | 77,5 81,2 94,2 | 74,2 77,7 90,2 | 76,6 80,2 93,0 | 83,6 87,6 102 | |||||
14,3 15 16b | 69,5 76,5 87,0 | 82,1 90,3 103 | _ _ 106 | _ 98,9 113 | 98,3 108 123 | _ 104 118 | _ _ 122 | _ 117 133 | |||||
17,5 18 19b | 104 110 123 | 123 130 145 | _ 134 149 | _ 142 159 | 147 156 173 | _ 149 166 | _ 154 171 | _ 168 187 | |||||
20 20,6 22b | 136 144 165 | 161 170 194 | 165 _ 200 | 176 _ 213 | 192 204 233 | 184 _ 223 | 190 _ 230 | 207 _ 251 | |||||
a) Chỉ để tham khảo, xem Phụ lục C. b) Cỡ kích thước ưu tiên cho các máy nâng mới. | |||||||||||||
Bảng A.3– Cáp máy nâng loại 8 x 19 có lõi thép của dây sáng bóng hoặc mạ kẽm (chất lượng B)
Ví dụ về cấu trúc mặc cắt ngang
| Cấu trúc của cáp | Cấu trúc của dảnh | ||||||||
Phần cấu thành | Số lượng | Phần cấu thành | Số lượng | |||||||
Dảnh dây Dảnh ngoài Lớp dảnh Dây trong dảnh ngoài | 8 8 1 152 đến 200 | Dây Dây ngoài Lớp dây | 19 đến 25 9 đến 12 2 | |||||||
Ví dụ điển hình | Số dây ngoài | Hệ số dây ngoài a) A | ||||||||
Cáp | Dảnh ngoài | Tổng số | Cho một dảnh | |||||||
8 x 19 S 8 x 19 W
8 x 25 F | 1 – 9 – 9 1 – 6 – 6 + 6
1-6 - 6F – 12 | 72 96
96 | 9 12 6 6 12 | 0,0655 0,0606 0,0450 0,0525 | ||||||
Hệ số lực kéo đứt tối thiểu K2 = 0,356 | ||||||||||
Hệ số khối lượng của chiều dài a) W2 = 0,0407 | ||||||||||
Hệ số diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại a) C2 = 0,457 | ||||||||||
Đường kính danh nghĩa của cáp mm | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài a) kg/100 m | Lực kéo đứt tối thiểu, kN | ||||||||
Kéo kép | Kéo đơn | |||||||||
Cấp cáp 1180/1770 | Cấp cáp 1370/1770 | Cấp cáp 1570/1770 | Cấp cáp 1570 | Cấp cáp 1770 | ||||||
8b 9 9,5 | 26,0 33,0 36,7 | 33,6 42,5 47,4 | 35,8 45,3 50,4 | 38,0 48,2 53,7 | 35,8 45,3 50,4 | 40,3 51,0 56,9 | ||||
10b 11b 12 | 40,7 49,2 58,6 | 52,5 63,5 75,6 | 55,9 67,6 80,5 | 59,5 71,9 85,6 | 55,9 67,6 80,5 | 63,0 76,2 90,7 | ||||
12,7 13b 14 | 65,6 68,8 79,8 | 84,7 88,7 102 | 90,1 94,5 110 | 95,9 100 117 | 90,1 94,5 110 | 102 106 124 | ||||
15 16b 18 | 91,6 104 132 | 118 134 170 | 126 143 181 | 134 152 193 | 126 143 181 | 142 161 204 | ||||
19b 20 22b | 147 163 197 | 190 210 254 | 202 224 271 | 215 238 288 | 202 224 271 | 227 252 305 | ||||
a) Chỉ để tham khảo, xem Phụ lục C. b) Cỡ kích thước ưu tiên cho các máy nâng mới. | ||||||||||
Bảng A.4– Cáp máy nâng loại 8 x 19 bện song song, có dây sáng bóng hoặc mạ kẽm (chất lượng B)
Ví dụ về cấu trúc mặc cắt ngang
| Cấu trúc của cáp | Cấu trúc của dảnh dây | ||||||||
Phần cấu thành | Số lượng | Phần cấu thành | Số lượng | |||||||
Dảnh dây Dảnh ngoài Lớp dảnh Dây trong dảnh ngoài | 8 8 1 201 đến 307 | Dây Dây ngoài Lớp dây | 19 đến 25 9 đến 12 2 | |||||||
Ví dụ điển hình | Số dây ngoài | Hệ số dây ngoài a) a | ||||||||
Cáp | Dảnh ngoài | Tổng số | Cho một dảnh | |||||||
8 x 19 S 8 x 19 W
8 x 25 F | 1 – 9 – 9 1 – 6 – 6 + 6
1-6 - 6 F – 12 | 72 96
96 | 9 12 6 6 12 | 0,0655 0,0606 0,0450 0,0525 | ||||||
Hệ số lực kéo đứt tối thiểu K2 = 0,405 | ||||||||||
Hệ số khối lượng của chiều dài a) W2 = 0,457 | ||||||||||
Hệ số diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại a) C2 = 0,488 | ||||||||||
Đường kính danh nghĩa của cáp mm | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài a) kg/100 m | Lực kéo đứt tối thiểu, kN | ||||||||
Kéo kép | Kéo đơn | |||||||||
Cấp cáp 1180/1770 | Cấp cáp 1370/1770 | Cấp cáp 1570/1770 | Cấp cáp 1570 | Cấp cáp 1770 | ||||||
8 9 9,5 | 29,2 37,0 41,2 | 38,2 48,4 53,9 | 40,7 51,5 57,4 | 43,3 54,8 61,0 | 40,7 51,5 57,4 | 45,9 58,1 64,7 | ||||
10b 11b 12 | 45,7 55,3 65,8 | 59,7 72,3 86,0 | 63,6 76,9 91,6 | 67,6 81,8 97,4 | 63,6 76,9 91,6 | 71,7 86,7 103 | ||||
12,7 13b 14 | 73,7 77,2 89,6 | 96,4 101 117 | 103 107 125 | 109 114 133 | 103 107 125 | 116 121 141 | ||||
15 16b 18 | 103 117 148 | 134 153 194 | 143 163 206 | 152 173 219 | 143 163 206 | 161 184 232 | ||||
19b 20 22b | 165 183 221 | 216 239 289 | 230 254 308 | 244 271 327 | 230 254 308 | 259 287 347 | ||||
a Chỉ để tham khảo, xem Phụ lục C. b Cỡ kích thước ưu tiên cho các máy nâng mới. | ||||||||||
Bảng A.5– Cáp bù cho đường kính lớn của dây sáng bóng hoặc mạ kẽm (chất lượng B)
Ví dụ về cấu trúc mặc cắt ngang
| Cấu trúc của cáp | Cấu trúc của dảnh | |||||||||
Phần cấu thành | Số lượng | Phần cấu thành | Số lượng | ||||||||
Dảnh dây Dảnh ngoài Lớp dảnh Dây trong cáp | 6 6 1 150 đến 246 | Dây Dây ngoài Lớp dây | 25 đến 41 12 đến 16 2 đến 3 | ||||||||
Ví dụ điển hình | Số dây ngoài | Hệ số dây ngoài a) A | |||||||||
Cáp | Dảnh | Tổng số | Cho 1 dảnh | ||||||||
6 x 29 F 6 x 36 WS | 1 – 7 –7F-14 1-7-7+7 – 14 | 84 | 14 | 0,056 | |||||||
Loại cáp 6 x 36 | |||||||||||
Hệ số lực kéo đứt tối thiểu K1 = 0,330 | |||||||||||
Hệ số khối lượng của chiều dài a) W1 = 0,367 | |||||||||||
Hệ số diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại a) C1 = 0,393 | |||||||||||
Đường kính danh nghĩa của cáp mm | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài a) kg/100 m | Loại cáp | Lực kéo đứt tối thiểu, kN | ||||||||
Cấp cáp 1570 | Cấp cáp 1770 | Cấp cáp 1960 | |||||||||
| |||||||||||
24 25 | 211 229 | 6 x 36 (bao gồm 6 x 36 WS và 6 x 29 F | 298 324 | 336 365 | 373 404 | ||||||
26 27 | 248 268 | 350 378 | 395 426 | 437 472 | |||||||
28 29 | 288 309 | 406 436 | 458 491 | 507 544 | |||||||
30 31 | 330 353 | 466 498 | 526 561 | 582 622 | |||||||
32 33 | 376 400 | 531 564 | 598 636 | 662 704 | |||||||
34 35 | 24 450 | 599 635 | 675 716 | 478 792 | |||||||
36 37 | 476 502 | 671 709 | 757 800 | 838 885 | |||||||
38 | 530 | 748 | 843 | 934 | |||||||
a) Chỉ để tham khảo. | |||||||||||
(Qui định)
TÍNH TOÁN LỰC KÉO ĐỨT TỐI THIỂU
Lực kéo đứt tối thiểu, tính bằng kilo niutơn, đối với cáp nêu trong các Bảng A.1 đến A.5, Fmin, được tính toán như sau:
Fmin =
trong đó:
d là đường kính danh nghĩa của cáp, tính bằng milimét;
Rr là cấp cáp, tính bằng niu tơn trên milimét vuông – đối với cáp kéo kép, áp dụng giá trị Rdt trong Bảng B.1;
K là hệ số lực kéo đứt tối thiểu.
CHÚ THÍCH: Đối với cáp có lõi sợi, hệ số lực kéo đứt tối thiểu K1 được cho trong các Bảng A.1, A.2 và A.5. Đối với cáp 8 x 19 có lõi thép, hệ số lực kéo đứt tối thiểu K2 được cho trong các Bảng A.3. Đối với cáp 8 x 19 bện song song, hệ số lực kéo đứt tối thiểu K2 được cho trong các Bảng A.4.
Bảng B.1 – Các giá trị Rdt đối với cáp kéo kép
Cấp cáp | Loại cáp | Rdt |
1180 / 1770 | 6 x 19 và 8 x 19 có lõi sợi | 1370 |
1180 / 1770 | 8 x 19 có lõi thép | 1475 |
1180 / 1770 | 8 x 19 bện song song | 1475 |
1320 / 1620 | 6 x 19 và 8 x19 có lõi sợi | 1410 |
1320 / 1770 | 6 x 19 và 8 x19 có lõi sợi | 1500 |
1370 / 1770 | 8 x 19 có lõi thép | 1570 |
1370 / 1770 | 8 x 19 bện song song | 1570 |
1570 / 1770 | 6 x 19 và 8 x 19 có lõi sợi | 1640 |
1570 / 1770 | 8 x 19 có lõi thép | 1670 |
1570 / 1770 | 8 x 19 bện song song | 1670 |
(Tham khảo)
C.1. Yêu cầu chung
Có thể tính toán gần đúng khối lượng theo chiều dài, diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại và đường kính gần đúng của dây ngoài theo các công thức trong C.2 đến C.4, trong đó:
d là đường kính danh nghĩa của cáp, tính theo milimét;
W là hệ số khối lượng danh nghĩa của chiều dài cáp đối với cáp được bôi trơn có cấu trúc đã cho (W1 là hệ số đối với cáp có lõi sợi và W2 là hệ số đối với cáp có lõi thép);
C là hệ số diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại (C1 là hệ số đối với cáp có lõi sợi và C2 là hệ số đối với cáp có lõi thép);
a là hệ số dùng để xác định đường kính gần đúng danh nghĩa của dây ngoài đối với cấu trúc đã cho của cáp.
C.2. Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài cáp
M = W x d2
tính bằng kilogam trên 100 m.
C.3. Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của kim loại
A = C x d2
tính bằng milimet vuông.
C.4. Đường kính gần đúng của dây ngoài
da = a x d
tính bằng milimet.
(Tham khảo)
SO SÁNH GIỮA KÍCH THƯỚC CÁP, CẤP CÁP VÀ LỰC KÉO ĐỨT TỐI THIỂU CỦA CÁP THEO HỆ ANH VÀ HỆ MÉT
Phụ lục này so sánh giữa kích thước cáp, cấp cáp và lực kéo đứt tối thiểu của cáp theo hệ mét được giới thiệu trong tiêu chuẩn này và kích thước cáp, cấp cáp và lực kéo đứt tối thiểu của cáp theo hệ Anh.
Sự so sánh này đảm bảo duy trì được mức an toàn khi lựa chọn cáp, đặc biệt là khi lựa chọn các cáp tương đương.
Bảng D.1 giới thiệu loại cáp 6 x 19 có lõi sợi.
Bảng D.2 giới thiệu loại cáp 8 x 19 có lõi sợi.
Bảng D.3 giới thiệu loại cáp 8 x 19 có lõi thép.
Bảng D.4 giới thiệu sự tương đương của cấp cáp.
Bảng D.1 – Cáp thang máy loại 6x19 có lõi sợi – Cỡ kích thước cáp, cấp cáp, lực kéo đứt tối thiểu của cáp theo hệ Anh và cáp hệ mét tương đương
Đường kính danh nghĩa | Đường kính danh nghĩa tương đương trong Bảng A.1 | Cáp hệ Anh | Cáp tương đương | Cáp hệ Anh | Cáp tương đương | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài cáp | ||||||||
Hệ Anh | Chuyển đổi chính xác | Fmin đối với cấp cáp thép kéo | Fmin đối với cấp cáp 1180/1170 | Fmin đối với cấp cáp EHSa | Fmin đối với cấp cáp 1770 | Cáp có cỡ kích thước hệ Anh | Cáp có cỡ kích thước hệ mét tương đương | |||||||
inch | mm | mm | lb | kN | lb | kN | lb | kN | lb/ft | kN | lb/ft | Kg/100m | lb/ft | Kg/100m |
1/4 5/16 3/8 7/16 1/2 9/16 5/8 11/16 3/4 13/16 7/8 | 6,35 7,94 9,53 11,1 12,7 14,3 15,9 17,5 19,1 20,6 22,2 | 6,3 8 9,5 11 12,7 14,3 16 17,5 19 20,6 22 | 3600 5600 8200 11000 14500 18500 23000 27000 32000 37000 42000 | 16,0 24,9 36,5 48,9 64,5 82,3 102 120 142 165 187 | 4300 6500 9180 12310 16400 20790 26080 31050 26640 43200 49230 | 19,1 28,9 40,8 54,7 72,9 92,4 116 138 163 192 219 | 5200 8100 11600 15700 20400 25700 31600 38200 45200 52900 61200 | 23,1 36,0 51,6 69,8 90,7 114 141 170 201 235 272 | 5 560 8 410 11860 15910 19640 26780 33720 40280 47430 55800 63620 | 24,7 37,4 52,7 70,7 87,3 119 150 179 211 248 283 | 0,10 0,16 0,23 0,31 0,40 0,51 0,63 0,76 0,90 1,06 1,23 | 15 24 34 46 60 76 94 113 134 158 183 | 0,10 0,15 0,22 0,30 0,39 0,49 0,62 0,74 0,87 1,02 1,17 | 15,2 23,0 32,4 43,4 57,9 73,4 91,9 110 130 152 174 |
a Thép có độ bền kéo rất cao |
Bảng D.2 – Cáp thang máy loại 8x19 có lõi sợi – Cỡ kích thước cáp, cấp cáp, lực kéo đứt tối thiểu của cáp theo hệ Anh và cáp hệ mét tương đương
Đường kính danh nghĩa | Đường kính danh nghĩa tương đương trong Bảng A.2 | Cáp hệ Anh | Cáp tương đương | Cáp hệ Anh | Cáp tương đương | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài cáp | ||||||||
Hệ Anh | Chuyển đổi chính xác | Fmin đối với cấp cáp thép kéo | Fmin đối với cấp cáp 1180/1170 | Fmin đối với cấp cáp EHSa | Fmin đối với cấp cáp 1570/1770 | Cáp có cỡ kích thước hệ Anh | Cáp có cỡ kích thước hệ mét tương đương | |||||||
inch | mm | mm | lb | kN | lb | kN | lb | kN | lb/ft | kN | lb/ft | Kg/100m | lb/ft | Kg/100m |
1/4 5/16 3/8 7/16 1/2 9/16 5/8 11/16 3/4 13/16 7/8 | 6,35 7,94 9,53 11,1 12,7 14,3 15,9 17,5 19,1 20,6 22,2 | 6,3 8 9,5 11 12,7 14,3 16 17,5 19 20,6 22 | 3600 5600 8200 11000 14500 18500 23000 27000 32000 37000 42000 | 16,0 24,9 36,5 48,9 64,5 82,3 102 120 142 165 187 |
5780 8150 10930 14560 18460 23150 27650 32600 38200 46610 |
25,7 36,2 48,2 64,7 82,1 103 123 145 170 194 | 4500 6900 9900 13500 17500 22100 27200 32800 38900 46000 52600 | 20,0 30,7 44,0 60,1 77,8 98,3 121 146 173 205 234 |
7460 9800 13060 17420 22100 27650 33050 38890 45860 52380 |
33,2 43,6 58,1 77,5 98,3 123 147 173 204 233 | 0,09 0,14 0,20 0,28 0,36 0,46 0,57 0,69 0,82 0,96 1,11 | 14 21 30 42 54 68 84 103 122 143 165 |
0,15 0,21 0,28 0,37 0,47 0,59 0,70 0,83 0,97 1,11 |
21,8 30,7 41,1 54,8 69,5 87,0 104 123 144 165 |
a Thép có độ bền kéo rất cao |
Bảng D.3 – Cáp thang máy loại 8x19 có lõi sợi – Cỡ kích thước cáp, cấp cáp, lực kéo đứt tối thiểu của cáp theo hệ Anh và cáp hệ mét tương đương
Đường kính danh nghĩa | Đường kính danh nghĩa tương đương trong Bảng A.3 | Cáp hệ Anh | Cáp tương đương | Cáp hệ Anh | Cáp tương đương | Khối lượng gần đúng danh nghĩa của chiều dài cáp | ||
Hệ Anh | Chuyển đổi chính xác | Fmin đối với cấp cáp thép kéo | Fmin đối với cấp cáp 1180/1170 | Fmin đối với cấp cáp EHSa | Fmin đối với cấp cáp 1570/1170 | Cáp có cỡ kích thước hệ Anh | Cáp có cỡ kích thước hệ mét tương đương | |
inch | mm | mm | Lb | kN | lb | kN | lb/ft | kg/100m |
5/16 3/8 7/16 1/2 5/8 3/4 7/8 | 7,94 9,53 11,1 12,7 15,9 19,1 22,2 | 8 9,5 11 12,7 16 19 22 | 7 560 10 660 14 300 19 060 30 250 42 650 57 180 | 33,6 47,4 63,5 84,7 134 190 254 | 8 560 12 070 16 190 21 580 34 240 48 290 64 740 | 38,0 53,7 71,9 95,9 152 215 288 | 0,18 0,25 0,33 0,44 0,70 0,99 1,33 | 26,0 36,7 49,2 65,6 104 147 197 |
a Thép có độ bền kéo rất cao |
Bảng D.4 – Sự tương đương của các cấp cáp
Ký hiệu cấp cáp | Cấp cáp tương đương |
Thép kéo | Kéo đơn 1570, kéo kép 1180 / 1770 và 1370 / 1770 |
Thép kéo có độ bền rất cao (EHS) | Kéo đơn 1770, kéo kép 1570 / 1770 và 1770 / 1960 |
Cấp E | Kéo kép 1320 / 1620 |
Cấp A | Kéo đơn 1620 |
(Tham khảo)
CHUẨN LOẠI BỎ ĐỐI VỚI CÁP THANG MÁY
E.1. Yêu cầu chung
Cáp thang máy thường bị loại bỏ do đứt và mòn, nhưng các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến loại bỏ cáp như giảm đường kính, ăn mòn (gỉ) hoặc bị kéo căng quá mức.
Người có khả năng và thạo nghề cần tính đến tất cả các yếu tố này khi thực hiện việc kiểm tra để quyết định xem bộ cáp được lắp có còn sử dụng được nữa hay phải loại bỏ. Mặc dù chỉ có một cáp đã đạt tới chuẩn loại bỏ nhưng vẫn phải thay toàn bộ cáp trừ trường hợp khi một cáp bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt hoặc thử nghiệm thu trước khi lắp vào máy nâng (xem E.6).
Trong trường hợp không có quy định của nhà nước hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, hướng dẫn chung về loại bỏ cáp như sau:
Trong trường hợp cáp làm việc trong puli được chế tạo từ vật liệu khác với gang hoặc thép, người có khả năng và thạo nghề cần nhận biết khả năng xảy ra sự hư hỏng lớn ở bên trong hơn là các hư hỏng nhìn thấy ở bên ngoài.
E.2. Dây bị đứt
Bảng E.1 chỉ dẫn số dây bị đứt nhìn thấy được trong đoạn xấu nhất của cáp một lớp đơn có lõi sợi trong bộ cáp mà việc thay thế hoặc kiểm tra sau đó cần được thực hiện trong khoảng thời gian quy định và cáp cần được thay thế ngay. Các giá trị trong bảng áp dụng cho cáp treo, cáp điều chỉnh và cáp bù.
Đối với các kiểu cáp khác, nhà sản xuất phải có hướng dẫn về số dây bị đứt nhìn thấy được.
Bảng E.1 Số dây bị đứt nhìn thấy được – Cáp một lớp đơn có lõi sợi, làm việc trong puli gang hoặc thép
Tình trạng | Thay cáp hoặc kiểm tra trong khoảng thời gian quy định theo yêu cầu của người có khả năng và thạo nghề | Loại bỏ cáp ngay | ||
Loại 6 x 19 FC | Loại 8 x 19 FC | Loại 6 x 19 FC | Loại 8 x 19 FC | |
Đứt dây phân bố ngẫu nhiên giữa các dảnh ngoài | Lớn hơn 12 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 15 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 24 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 30 trên một lớp cáp a |
Dây đứt nhiều hơn ở một hoặc hai dảnh ngoài | Lớn hơn 6 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 8 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 8 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 10 trên một lớp cáp a |
Dây đứt liền kề nhau ở một dảnh ngoài | 4 | 4 | Lớn hơn 4 | Lớn hơn 4 |
Dây đứt tạo thành điểm trũng xuống | 1 trên một lớp cáp a | 1 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 1 trên một lớp cáp a | Lớn hơn 1 trên một lớp cáp a |
a Chiều dài của một lớp cáp xấp xỉ bằng 6 x d (d là đường kính danh nghĩa của cáp). |
E.3. Giảm đường kính
Cần thay cáp khi đường kính cáp giảm đi 6 % so với đường kính danh nghĩa.
E.4. Đặc điểm không bình thường
Nếu xuất hiện rõ rệt các đặc điểm không bình thường có khả năng gây ra hư hỏng lớn bên trong thì cần phải thay cáp.
VÍ DỤ 1: Sự ăn mòn quá mức, ở đó xuất hiện các vết gỉ đỏ ở giữa các dảnh cáp và/hoặc dây.
VÍ DỤ 2: Sự giảm cục bộ về đường kính.
E.5. Tuổi thọ
Không quy định cụ thể tuổi thọ của cáp treo, nhưng phải có sự chăm sóc, bảo dưỡng đặc biệt khi cáp treo đã làm việc được trên 10 năm.
E.6. Tình huống riêng
Khi một cáp treo hoặc một cáp bù của một bộ cáp đã bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt hoặc thử nghiệm thu trước khi đưa vào làm việc trong máy nâng, cho phép chỉ thay thế phần cáp bị hư hỏng bằng một cáp mới với điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) các số liệu của cáp thay thế phải tương đương với các số liệu được ghi trong giấy chứng nhận của bộ cáp ban đầu;
b) các cáp của bộ cáp không được ngắn đi so với lắp đặt ban đầu của chúng;
c) sức căng của cáp mới thay thế phải được kiểm tra và điều chỉnh nửa tháng một lần trong khoảng thời gian không ít hơn hai tháng sau khi lắp. Nếu không thể duy trì được sự cân bằng về sức căng của cáp sau thời gian sáu tháng thì toàn bộ cáp treo phải được thay thế;
d) cáp thay thế phải có cùng một kiểu đầu cáp đã được sử dụng cho các cáp khác trong bộ cáp;
e) đường kính của cáp thay thế khi chịu kéo không được sai khác so với các cáp khác trong bộ cáp quá 0,5 % đường kính danh nghĩa của cáp.
(Tham khảo)
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP KHI ĐẶT HÀNG
Theo tiêu chuẩn này, đơn hàng mua cáp của khách hàng cần có thông tin sau:
a) số lượng, tính bằng mét;
b) đường kính, tính bằng milimét;
c) phân loại hoặc cấu trúc;
d) lực kéo đứt tối thiểu yêu cầu, nếu không theo tiêu chuẩn;
e) gia công hoàn thiện, nếu được mạ kẽm;
f) cấp độ bền (nếu là kéo kép, phải nêu cả hai cấp độ bền; ví dụ 1370 / 1770);
g) kiểu lớp bện;
h) hướng lớp bện, nếu khác với bện theo hướng phải thông thường;
i) tạo hình trước hoặc không tạo hình trước;
j) loại lõi, vật liệu lõi;
k) tham chiếu tiêu chuẩn này;
l) số và kiểu bộ phận bao gói (trong hoặc cuộn);
m) cỡ kích thước của bộ phận bao gói, tính bằng mét;
n) dự định sử dụng:
1) cáp treo dùng cho;
- thang máy dẫn động kéo;
- thang máy thủy lực dùng cáp;
2) cáp điều chỉnh;
3) cáp bù.
ISO 9001 : 2000 Quality management systems – Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
2) Trước đây là bện theo hướng bàn tay phải thông thường (được ký hiệu RHO) và bện theo hướng phải đều (được ký hiệu RRL).
3) Trước đây là bện theo hướng bàn tay trái thông thường (được ký hiệu LHO) và bện theo hướng trái đều (được ký hiệu LRL)
4) Trước đây là bện theo hướng bàn tay phải (được ký hiệu RHL) và bện theo hướng phải (được ký hiệu RLL).
5) Trước đây là bện theo hướng bàn tay trái (được ký hiệu LHL) và bện theo hướng trái (được ký hiệu LLL).