Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7790-3:2008

ISO 2859-3:2005

QUY TRÌNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH TÍNH – PHẦN 3: QUI TRÌNH LẤY MẪU LÔ CÁCH QUÃNG

Sampling procedures for inspection by attributes - Part 3: Skip-lot sampling procedures

Lời nói đầu

TCVN 7790-3:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 2859-3:2005;

TCVN 7790-3:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) gồm có các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô;

- TCVN 7790-3:2008 (ISO 2859-3:2002), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 3: Qui trình lấy mẫu lô cách quãng;

- TCVN 7790-4:2008 (ISO 2859-4:2002), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 4: Qui trình đánh giá mức chất lượng công bố.

- TCVN 7790-5:2008 (ISO 2859-5:2005), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 5: Hệ thống phương án lấy mẫu tuần tự theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô;

- TCVN 7790-10:2008 (ISO 2859-10:2006), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 10: Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về lấy mẫu để kiểm tra định tính.

Bộ tiêu chuẩn ISO 2859 còn có tiêu chuẩn sau:

- ISO 2859-2:1985, Sampling procedures for inspection by attributes – Part 2: Sampling plans indexed by limiting quality (LQ) for isolated lot inspection.

 

QUY TRÌNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH TÍNH – PHẦN 3: QUI TRÌNH LẤY MẪU LÔ CÁCH QUÃNG

Sampling procedures for inspection by attributes - Part 3: Skip-lot sampling procedures

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định chung về qui trình lấy mẫu lô cách quãng để kiểm tra nghiệm thu định tính. Mục đích của các qui trình này là cung cấp cách thức để giảm thiểu công sức kiểm tra các sản phẩm có chất lượng cao do các người cung ứng đã có hệ thống đảm bảo chất lượng thỏa đáng và kiểm soát chất lượng hiệu quả giao nhận. Việc giảm thiểu công sức kiểm tra đạt được bằng cách xác định ngẫu nhiên, với xác suất quy định, xem lô hàng có được chấp nhận mà không cần kiểm tra hay không. Qui trình này mở rộng nguyên tắc lựa chọn mẫu ngẫu nhiên đã được đề cập trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) để chọn lô ngẫu nhiên.

Qui trình lấy mẫu lô cách quãng quy định trong tiêu chuẩn này thích hợp để kiểm tra

a) các thành phẩm, như sản phẩm hoàn chỉnh hoặc cụm lắp ráp nhỏ,

b) thành phần và nguyên liệu thô,

c) vật liệu trong quá trình,…

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô

ISO 3534-1, Statistics – Vocabulary and symbols – Part 1: Probability and general statistical terms (Thống kê – Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Thuật ngữ chung về xác suất và thống kê)

ISO 3534-2, Statistics – Vocabulary and symbols – Part 2: Applied statistics (Thống kê – Từ vựng và ký hiệu – Phần 2: Thống kê ứng dụng)

3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), ISO 3534-1 và ISO 3534-2 và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây. Để dễ dàng tham khảo, một số thuật ngữ được trích dẫn từ các tiêu chuẩn này.

3.1.1. Sản xuất liên tục (continuous production)

Sản xuất với nhịp độ ổn định.

CHÚ THÍCH: Sản xuất được coi là liên tục nếu việc sản xuất duy trì trong một khoảng thời gian sản xuất quy định ở tần suất sản xuất quy định (xem 5.2.1). Sản xuất liên tục được coi là một hệ số ổn định của quá trình chế tạo hoặc lắp ráp.

3.1.2. Không đủ năng lực (Disqualification)

Không đạt phẩm chất trong kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng (3.1.11).

3.1.3. Cơ quan kiểm tra (inspection agency)

Bên thứ ba độc lập chịu trách nhiệm kiểm tra lô và đánh giá năng lực.

3.1.4. Tần suất kiểm tra (inspection frequency)

Xác suất một lô được kiểm tra.

CHÚ THÍCH: Tần suất kiểm tra quy định trong tiêu chuẩn này là 1/2, 1/3, 1/4 và 1/5.

3.1.5. Gián đoạn (interruption)

Việc ngừng kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng (3.1.11), kết thúc bằng việc trở về kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng với tần suất kiểm tra khác hoặc kiểm tra từng lô.

3.1.6. Kiểm tra từng lô (lot-by-iot inspection)

Kiểm tra các sản phẩm được giao nộp trong một loạt các lô.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, mẫu (hoặc các mẫu) được lấy từ từng lô và kiểm tra bằng qui trình lấy mẫu chấp nhận định tính nêu trong TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999).

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, kiểm tra từng lô được sử dụng cả ở trạng thái 1 (giai đoạn xác định năng lực) và trạng thái 3 (khi gián đoạn lô cách quãng) (xem 5.1).

3.1.7. Xác định năng lực sản phẩm (product qualification)

Đánh giá sản phẩm để xác định tính thích hợp cho kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng (3.1.11).

3.1.8. Điểm năng lực (qualification score)

Tổng số điểm hiện có theo nguyên tắc đã cho có được từ lịch sử chất lượng ngay trước đó và được dùng để đưa ra quyết định về năng lực, thay đổi tần suất kiểm tra (3.1.4), gián đoạn (3.1.5), không đủ năng lực (3.1.2) và xác định lại năng lực (3.1.9).

3.1.9. Xác định lại năng lực (requalification)

Xác định năng lực để bắt đầu lại kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng (3.1.11).

3.1.10. Bộ phận có thẩm quyền (responsible authority)

Người hoặc nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn quản lý hệ thống kiểm tra một cách thích hợp.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, bộ phận có thẩm quyền có trách nhiệm và quyền hạn đánh giá và kiểm tra năng lực người cung ứng, các tiêu chí quyết định khác nhau và các bước kiểm tra chuyển đổi.

3.1.11. Kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng (skip-lot sampling inspection)

Qui trình kiểm tra mẫu trong đó một số lô trong loạt lô được chấp nhận mà không cần kiểm tra khi kết quả lấy mẫu một số lượng quy định các lô ngay trước đó đáp ứng các tiêu chí công bố.

CHÚ THÍCH: Các lô cần kiểm tra được chọn ngẫu nhiên theo tần suất kiểm tra (lô cách quãng) công bố. Tần suất kiểm tra 1 trong 2, có nghĩa là tỷ lệ trung bình các lô kiểm tra là 1/2.

3.1.12. Xác định năng lực của người cung ứng (supplier qualification)

Đánh giá năng lực của người cung ứng để thực hiện kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng (3.1.11).

3.2. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt được sử dụng ở trong tiêu chuẩn này như sau:

AC số chấp nhận;

AC0 số chấp nhận phương án lấy mẫu một lần tương ứng;

AC1 số chấp nhận đầu tiên (phương án lấy mẫu hai lần hoặc nhiều lần);

AC2 số chấp nhận thứ hai (phương án lấy mẫu hai lần hoặc nhiều lần);

d số lượng cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp trong mẫu;

k số lượng lô dùng cho tần suất kiểm tra (tần suất kiểm tra là 1 trong k, nghĩa là 1/k);

n cỡ mẫu.

4. Yêu cầu chung

4.1. Kiểm tra lô cách quãng chỉ có thể được sử dụng khi cả người cung ứng và sản phẩm đủ năng lực. Các yêu cầu về xác định năng lực được quy định trong điều 5.

CHÚ THÍCH: Cần phân biệt qui trình lấy mẫu lô cách quãng quy định trong tiêu chuẩn với phương án lấy mẫu lô cách quãng Dodge. Xem tài liệu tham khảo [1], [2] và [3].

4.2. Tiêu chuẩn này dự kiến bổ sung cho hệ thống lấy mẫu của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) và có thể sử dụng cùng với TCVN 7790-1 (ISO 2859-1). Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn này thì phải áp dụng các điều khoản của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1). TCVN 7790-10 (ISO 2859-10) cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến việc sử dụng các tiêu chuẩn thuộc bộ TCVN 7790 (ISO 2859).

4.3. Qui trình lấy mẫu lô cách quãng quy định trong tiêu chuẩn này chỉ dùng cho các loạt lô liên tiếp và không được sử dụng cho các lô tách biệt. Tất cả các lô trong loạt cần có chất lượng tương đương nhau và cần có lý do để tin rằng các lô không được kiểm tra cũng có cùng chất lượng như các lô được kiểm tra.

4.4. Lấy mẫu lô cách quãng có thể sử dụng thay cho kiểm tra giảm nếu việc này làm giảm chi phí (xem 9.2 và Phụ lục C), tuy nhiên việc áp dụng và qui tắc chuyển đổi có khác biệt so với kiểm tra giảm nêu trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1).

4.5. Có một số hạn chế trong việc sử dụng qui trình lấy mẫu lô cách quãng (xem 9.1).

4.6. Khi có các giá trị giới hạn chất lượng chấp nhận khác nhau (AQL) được quy định cho hai hoặc nhiều loại cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp thì cần đặc biệt chú ý để đảm bảo áp dụng đúng tiêu chuẩn (xem 5.2.2 đến 6.6 và 10.2).

4.7. Có thể thực hiện việc kiểm tra tại địa điểm của người cung ứng hoặc người mua, hoặc tại điểm chuyển tiếp giữa các công đoạn của quá trình sản xuất.

4.8. Vì từng sản phẩm có môi trường và các đặc điểm riêng nên cần cung cấp các lựa chọn để người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền có thể có được lựa chọn phù hợp nhằm đáp ứng các đặc trưng và môi trường của sản phẩm đó. Tất cả các lựa chọn là kết quả của việc thay đổi cho thích ứng này cần được quy định bằng văn bản.

4.9. Khi người mua quy định thì có thể viện dẫn tiêu chuẩn này trong hợp đồng mua hoặc quy định, hướng dẫn kiểm tra hoặc các tài liệu hợp đồng khác.

4.10. Bộ phận có thẩm quyền và cơ quan kiểm tra được chỉ định trong một trong số các tài liệu nói trên. Tiêu chuẩn này giả định rằng việc kiểm tra lô và đánh giá năng lực được tiến hành bởi cơ quan kiểm tra là bên thứ ba độc lập. Tuy nhiên, người mua cũng có thể tiến hành cả hai việc này. Khi đó, cần phải thay thế thuật ngữ “cơ quan kiểm tra” bằng “kiểm tra viên của người mua” hoặc “nhóm đánh giá” theo những nhu cầu đặc biệt (xem 5.1.2, 5.2.3, điều 7 và 8).

5. Xác định năng lực của người cung ứng và sản phẩm

5.1. Xác định năng lực của người cung ứng

5.1.1. Yêu cầu đối với năng lực của người cung ứng

Yêu cầu đối với năng lực của người cung ứng được nêu dưới đây.

a) Người cung ứng phải thực thi và duy trì hệ thống tài liệu để kiểm soát chất lượng sản phẩm và những thay đổi về thiết kế. Giả định rằng hệ thống này bao gồm cả việc kiểm tra từng lô sản xuất của người cung ứng và ghi lại các kết quả kiểm tra.

b) Người cung ứng phải thiết lập một hệ thống có khả năng phát hiện và hiệu chính các thay đổi trong mức chất lượng và giám sát các thay đổi của quá trình có thể ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng. Nhân sự của người cung ứng chịu trách nhiệm áp dụng hệ thống phải chứng tỏ sự hiểu biết rõ ràng về các tiêu chuẩn áp dụng, các hệ thống và các qui trình cần tuân thủ.

c) Người cung ứng không được có thay đổi bất kỳ có thể ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng.

5.1.2. Đánh giá năng lực của người cung ứng

Nhóm đánh giá có thể được giao đánh giá năng lực của người cung ứng. Khi việc đánh giá được tiến hành bởi cơ quan kiểm tra, ví dụ về những gì cần kiểm tra và cách thức chia sẻ nhiệm vụ và trách nhiệm được nêu trong điều 8.

Khi người mua tiến hành việc đánh giá năng lực của người cung ứng, các nhiệm vụ và trách nhiệm của nhóm đánh giá cũng tương tự như đối với cơ quan kiểm tra.

Nếu người cung ứng đã được xác định năng lực đối với một sản phẩm tương tự khác thì bộ phận có thẩm quyền có thể xem xét thực tế này trong việc xác định mức độ đánh giá bổ sung đối với năng lực của người cung ứng.

Bộ phận có thẩm quyền phải quyết định việc người cung ứng có thích hợp cho việc kiểm tra lô cách quãng hay không sau khi xem xét các kết quả đánh giá (xem 8.2).

Khi xác định tính thích hợp để kiểm tra lô cách quãng, cần xét đến việc đánh giá và đăng ký của người cung ứng theo tiêu chuẩn đánh giá của bên thứ ba nêu trong TCVN ISO 9001 đối với nhóm sản phẩm bao gồm sản phẩm liên quan.

5.1.3. Kiểm tra xác nhận năng lực của người cung ứng

Năng lực của người cung ứng phải được xác nhận ở tần suất thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền. Mục đích của việc kiểm tra xác nhận này là để xác định việc người cung ứng có còn đủ khả năng hiểu và tuân thủ các qui trình kiểm tra chất lượng hay không.

Phương pháp kiểm tra xác nhận tương tự như phương pháp đánh giá, nhưng có thể đơn giản hóa sao cho kiểm tra viên có thể tiến hành kiểm tra thay cho nhóm đánh giá (xem 8.2).

5.2. Xác định năng lực của sản phẩm

5.2.1. Yêu cầu chung về xác định năng lực của sản phẩm

Yêu cầu chung về xác định năng lực của sản phẩm nêu dưới đây.

a) Sản phẩm phải có thiết kế ổn định.

b) Sản phẩm không được có bất kỳ loại cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp nghiêm trọng nào.

c) (Các) AQL quy định ít nhất phải là 0,025%. (Các) bậc kiểm tra phải là bậc kiểm tra chung bậc I, II, hoặc III [xem TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)].

d) Trong giai đoạn xác định năng lực, sản phẩm phải ở kiểm tra thường hoặc kiểm tra giảm hoặc kết hợp kiểm tra thường và kiểm tra giảm [xem TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)]. Sản phẩm chịu kiểm tra ngặt tại thời điểm bất kỳ trong quá trình xác định năng lực thì không được kiểm tra lô cách quãng.

e) Sản phẩm phải được sản xuất về cơ bản là liên tục trong một giai đoạn sản xuất quy định ở tần suất sản xuất quy định.

Cần quy định khoảng thời gian sản xuất tối thiểu cũng như tần suất sản xuất tối thiểu, dựa trên thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền (xem Phụ lục A).

Nếu không quy định khoảng thời gian sản xuất tối thiểu thì khoảng thời gian này phải là 6 tháng. Bất cứ khi nào sản xuất tạm ngừng chờ phê duyệt mẫu thì chỉ được tính khoảng thời gian sau khi mẫu được phê duyệt và bắt đầu lại sản xuất.

Nếu không quy định tần suất sản xuất tối thiểu thì tần suất sản xuất tối thiểu phải là một lần mỗi tháng hoặc ít nhất là mỗi tháng phải giao nộp một lô.

Sản phẩm có tính chất tương tự chuyển sang các bên khác có thể được xem xét trong việc xác định sự “liên tục về cơ bản”, nếu được thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền.

f) Chất lượng sản phẩm phải được duy trì ở AQL hoặc tốt hơn [xem TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)] trong một khoảng thời gian ổn định thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền. Nếu không quy định khoảng thời gian thì khoảng thời gian này phải là 6 tháng.

5.2.2. Yêu cầu cụ thể đối với việc xác định năng lực của sản phẩm

5.2.2.1. Yêu cầu cụ thể đối với việc xác định năng lực của sản phẩm là phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:

a) ngay trước đó đã có ít nhất 10 lô liên tiếp được chấp nhận trong kiểm tra ban đầu; thuật ngữ “trong kiểm tra ban đầu” có nghĩa là không được tính đến các kết quả của lô giao nộp lại;

b) điểm năng lực (xem 5.3) đạt hoặc vượt quá 50 trong 20 lô liên tiếp; nếu giai đoạn xác định năng lực vượt quá 20 lô thì sử dụng điểm năng lực tính lại cho 20 lô cuối.

5.2.2.2. Có các hạn chế dưới đây trong các phương án lấy mẫu có thể áp dụng:

a) không được sử dụng phương án lấy mẫu có số chấp nhận phân số (bội) [xem TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)];

b) chỉ được phép sử dụng phương án lấy mẫu nhiều lần khi số chấp nhận đầu tiên là giá trị số.

5.2.3. Đánh giá năng lực của sản phẩm

Không được thực hiện việc đánh giá năng lực của sản phẩm trước khi đánh giá năng lực của người cung ứng, mặc dù cả hai có thể được thực hiện đồng thời.

Việc đánh giá năng lực của sản phẩm phải được tiến hành bởi nhóm đánh giá, kiểm tra viên hoặc cơ quan kiểm tra. Nếu cơ quan kiểm tra thực hiện việc đánh giá thì ví dụ điển hình về những gì cần kiểm tra và cách thức chia sẻ nhiệm vụ và trách nhiệm được nêu trong điều 8 và Phụ lục A.

Khi người mua tiến hành việc đánh giá năng lực của sản phẩm thì các nhiệm vụ và trách nhiệm của nhóm đánh giá hoặc kiểm tra viên cũng tương tự như với cơ quan kiểm tra. Bộ phận có thẩm quyền xác định việc sản phẩm có thích hợp cho việc kiểm tra lô cách quãng hay không sau khi xem xét các kết quả đánh giá (xem 8.3). Việc đánh giá năng lực của sản phẩm luôn cần phải được thực hiện ngay cả trong trường hợp người cung ứng có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp với TCVN ISO 9001.

5.2.4. Kiểm tra xác nhận năng lực của sản phẩm

Năng lực của sản phẩm phải được kiểm tra ở tần suất thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền. Mục đích của việc xác nhận này là để xác định việc qui trình kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm có tiếp tục được tuân thủ hay không. Việc xác nhận này cần được thực hiện với việc xác nhận năng lực của người cung ứng.

Phương pháp kiểm tra xác nhận tương tự như phương pháp đánh giá nhưng có thể đơn giản hóa (xem 8.3).

5.3. Điểm năng lực

5.3.1. Yêu cầu chung

Điểm năng lực được sử dụng không chỉ cho việc xác định năng lực mà còn để đưa ra quyết định liên quan đến việc thay đổi tần suất, gián đoạn qui trình, xác định lại năng lực và không đủ năng lực. Các nguyên tắc đã nêu phải được áp dụng theo cách tương tự cho từng giai đoạn.

Trong trường hợp kiểm tra số không phù hợp trên 100 cá thể, thuật ngữ “cá thể không phù hợp” trong các nguyên tắc dưới đây phải được thay bằng “số không phù hợp”.

5.3.2. Phương án lấy mẫu một lần cho kiểm tra thường

Nguyên tắc tính điểm năng lực đối với phương án lấy mẫu một lần cho kiểm tra thường như sau:

a) Phương án lấy mẫu có Ac ≥ 3:

- nếu lô vẫn được chấp nhận khi AQL ngặt hơn hai bậc thì cộng thêm 5 vào điểm năng lực;

- nếu lô vẫn được chấp nhận khi AQL chỉ ngặt hơn một bậc thứ không phải ngặt hơn hai bậc thì cộng thêm 3 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặt điểm năng lực là 0 (không).

b) Phương án lấy mẫu có Ac = 2:

- nếu lô được chấp nhận không có cá thể không phù hợp trong mẫu thì cộng thêm 5 vào điểm năng lực;

- nếu lô được chấp nhận có một cá thể không phù hợp trong mẫu thì cộng thêm 3 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặt điểm năng lực là 0 (không).

c) Phương án lấy mẫu có Ac = 1:

- nếu lô được chấp nhận không có cá thể không phù hợp trong mẫu thì cộng thêm 5 vào điểm năng lực;

- nếu lô được chấp nhận có một cá thể không phù hợp trong mẫu thì cộng thêm 1 vào điểm năng lực;

Trường hợp khác đặt điểm năng lực là 0 (không).

d) Phương án lấy mẫu có Ac = 0:

- nếu lô được chấp nhận thì cộng thêm 3 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặt điểm năng lực là 0 (không).

5.3.3. Phương án lấy mẫu hai lần để kiểm tra thường

Nguyên tắc tính điểm năng lực đối với phương án lấy mẫu hai lần kiểm tra thường như sau:

a) Phương án lấy mẫu có Ac1 ≥ 1:

- nếu lô vẫn được chấp nhận sau mẫu đầu tiên khi AQL ngặt hơn một bậc thì cộng thêm 5 vào điểm năng lực;

- nếu lô vẫn được chấp nhận sau mẫu đầu tiên nhưng không được chấp nhận nếu AQL ngặt hơn một bậc thì cộng thêm 3 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặc điểm năng lực là 0 (không).

b) Phương án lấy mẫu có Ac1 = 0, Ac2 = 1 hoặc 3 [Ac0 = 1 hoặc 2]:

- nếu lô được chấp nhận không có cá thể không phù hợp trong mẫu thì cộng thêm 5 vào điểm năng lực;

- nếu lô được chấp nhận có một cá thể không phù hợp trong mẫu tích lũy thì cộng thêm 1 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặt điểm năng lực là 0 (không).

5.3.4. Phương án lấy mẫu nhiều lần cho kiểm tra thường

Nguyên tắc tính điểm năng lực đối với phương án lấy mẫu nhiều lần kiểm tra thường như sau:

- nếu lô được chấp nhận sau mẫu đầu tiên thì cộng thêm 5 vào điểm năng lực;

- nếu lô được chấp nhận sau mẫu thứ hai hoặc thứ ba thì cộng thêm 3 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặc điểm năng lực là 0 (không).

Chỉ được phép dùng phương án lấy mẫu nhiều lần khi Ac­1 ≥ 0.

5.3.5. Phương án lấy mẫu cho kiểm tra giảm

5.3.5.1. Đối với các phương án lấy mẫu một lần, hai lần và nhiều lần để kiểm tra giảm, phải áp dụng các nguyên tắc đối với kiểm tra thường tương ứng, ngoại trừ các thay đổi dưới đây về giá trị cần cộng thêm vào điểm năng lực:

- 5 đối với kiểm tra thường phải được thay bằng 3 đối với kiểm tra giảm;

- 3 đối với kiểm tra thường phải được thay bằng 1 đối với kiểm tra giảm.

5.3.5.2. Ví dụ, nguyên tắc đối với phương án lấy mẫu một lần để kiểm tra giảm có Ac = 3 như sau:

- nếu lô vẫn được chấp nhận khi AQL ngặt hơn hai bậc thì cộng thêm 3 vào điểm năng lực;

- nếu lô vẫn được chấp nhận khi AQL ngặt hơn một bậc chứ không phải ngặt hơn hai bậc thì cộng thêm 1 vào điểm năng lực;

- trường hợp khác đặt điểm năng lực là 0 (không).

CHÚ THÍCH: Trong kiểm tra giảm, cần 17 lô hoặc nhiều hơn để xác định năng lực. Đối với phương án lấy mẫu kiểm tra giảm có Ac = 0, điểm năng lực cộng thêm là 1 trên một lô và không bao giờ đạt 50 trong 20 lô [xem 5.2.2 b)].

5.3.6. Đặt lại điểm năng lực

Nếu một trong các trường hợp sau xảy ra thì đặt lại điểm năng lực về 0 (không):

- chuyển đổi bất kỳ ngoại trừ chuyển đổi từ kiểm tra thường sang kiểm tra giảm;

- thay đổi trạng thái bất kỳ (xác định năng lực, xác định lại năng lực hoặc không đủ năng lực);

- thay đổi tần suất bất kỳ;

5.4. Ví dụ về xác định năng lực của sản phẩm

Dưới đây là ví dụ số về xác định năng lực của sản phẩm.

VÍ DỤ 1: Trong giai đoạn xác định năng lực của sản phẩm, áp dụng kiểm tra thường hoặc kiểm tra giảm hoặc kết hợp cả hai loại kiểm tra của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) [xem 5.2.1 d)]. Giả sử một nhà sản xuất có đủ năng lực sản xuất tụ điện thỏa mãn các yêu cầu chung của 5.2.1 a) đến d). Ngoài ra, giả định rằng:

- các yêu cầu về sản xuất cơ bản là liên tục được đáp ứng [xem 5.2.1 e)];

- AQL quy định là 0,65% không phù hợp;

- khoảng thời gian ổn định thỏa thuận là 4 tháng [xem 5.2.1 f)];

- 14 lô liên tiếp trước đó đã được chấp nhận trong kiểm tra thường lần đầu trong vòng 7 tháng qua;

- kết quả kiểm tra những lô đó được cho trong Bảng 1.

Bảng 1 – Kết quả của ví dụ 1

Lô số

n

Ac

d

Khả năng chấp nhận

Điểm năng lực

Cộng

Kết quả

1

80

1

1

Được chấp nhận

(+1)

1

2

80

1

0

Được chấp nhận

(+5)

6

3

125

2

2

Được chấp nhận

(đặt lại)

0

4

125

2

1

Được chấp nhận

(+3)

3

5

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

8

6

80

1

0

Được chấp nhận

(+5)

13

7

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

18

8

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

23

9

200

3

1

Được chấp nhận

(+5)

28

10

200

3

1

Được chấp nhận

(+5)

33

11

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

38

12

200

3

2

Được chấp nhận

(+3)

41

13

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

46

14

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

51

Điểm năng lực vượt quá 50 trong 20 lô. Do đó, sản phẩm đáp ứng các tiêu chí của 5.2.2. Đồng thời, các yêu cầu chung của 5.2.1 d) cũng được đáp ứng vì khoảng thời gian sản xuất 7 tháng vượt quá yêu cầu về khoảng thời gian ổn định 4 tháng. Vì vậy, sản phẩm đủ điều kiện để kiểm tra lô cách quãng sau khi được bộ phận có thẩm quyền phê duyệt.

6. Qui trình lấy mẫu lô cách quãng

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Giai đoạn được áp dụng

Khi người cung ứng và sản phẩm đủ điều kiện để kiểm tra lô cách quãng, giai đoạn xác định năng lực kết thúc và bắt đầu giai đoạn được áp dụng lô cách quãng. Các phương án lấy mẫu áp dụng được, việc chọn lô và qui trình kiểm tra trong giai đoạn được áp dụng lô cách quãng được nêu trong 6.4.

6.1.2. Tóm tắt về qui trình lấy mẫu lô cách quãng

Cấu trúc cơ bản của qui trình lấy mẫu lô cách quãng trong tiêu chuẩn này vẽ trên Hình 1. Có ba trạng thái cơ bản đối với các qui trình này trong hai giai đoạn:

a) Trạng thái 1: trạng thái kiểm tra từng lô, (giai đoạn xác định năng lực);

b) Trạng thái 2: trạng thái kiểm tra lô cách quãng, (giai đoạn được áp dụng lô cách quãng).

c) Trạng thái 3: trạng thái gián đoạn lô cách quãng (cũng là giai đoạn được áp dụng lô cách quãng), trong đó có sự trở lại tạm thời về kiểm tra từng lô.

Qui trình lấy mẫu lô cách quãng đối với một sản phẩm bắt đầu từ trạng thái 1 (giai đoạn xác định bằng năng lực), trong đó sử dụng kiểm tra từng lô. Khi người cung ứng và sản phẩm đủ điều kiện để kiểm tra lô cách quãng theo 5.1 và 5.2, qui trình này chuyển sang trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng).

Bước đầu tiên trong trạng thái 2 là để xác định tần suất kiểm tra ban đầu (xem 6.2 và Hình 2). Trong trạng thái 2, tần suất kiểm tra có thể chuyển sang tần suất khác (xem 6.3 và Hình 3).

Trong trạng thái 2, kiểm tra lô cách quãng có thể gián đoạn tạm thời (xem 6.5), dẫn đến chuyển sang trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng). Trong trạng thái 3, sản phẩm có thể được xác định lại năng lực dưới những điều kiện ít chặt chẽ hơn (xem 6.6), dẫn đến việc chuyển trở lại trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng).

Trong trạng thái 2 hoặc 3 (giai đoạn được áp dụng lô cách quãng), sản phẩm có thể không đủ năng lực để kiểm tra lô cách quãng (xem 6.7), dẫn đến việc chuyển trở lại trạng thái 1 (trạng thái kiểm tra từng lô). Trong trường hợp này, sản phẩm phải đòi hỏi xác định lại năng lực để có thể trở về kiểm tra lô cách quãng.

Hình 1 – Cấu trúc cơ bản của qui trình lấy mẫu lô cách quãng

6.2. Tần suất kiểm tra ban đầu và xác định tần suất kiểm tra ban đầu

6.2.1. Tần suất kiểm tra ban đầu

Tần suất kiểm tra ban đầu được phép trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng) như sau:

a) kiểm tra 1 lô trong 2 lô giao nộp (1 trong 2, nghĩa là 1/2);

b) kiểm tra 1 lô trong 3 lô giao nộp (1 trong 3, nghĩa là 1/3);

c) kiểm tra 1 lô trong 4 lô giao nộp (1 trong 4, nghĩa là 1/4).

6.2.2. Xác định tần suất kiểm tra ban đầu

Hình 2 tổng hợp các nguyên tắc xác định tần suất kiểm tra ban đầu lô cách quãng. Số lô cần thiết để xác định năng lực phải được dùng để xác định tần suất kiểm tra ban đầu. Phải sử dụng dữ liệu thu được từ 20 lô mới nhất hoặc ít hơn để xác định năng lực.

Nếu cần 10 hoặc 11 lô để xác định năng lực thì phải sử dụng tần suất kiểm tra ban đầu là 1 trong 4.

Nếu cần 12 đến 14 lô để xác định năng lực thì phải sử dụng tần suất kiểm tra ban đầu là 1 trong 3.

Nếu cần 15 đến 20 lô để xác định năng lực thì phải sử dụng tần suất kiểm tra ban đầu là 1 trong 2.

6.2.3. Ví dụ về việc xác định tần suất kiểm tra ban đầu

Ví dụ dưới đây là tiếp theo ví dụ trong 5.4.

VÍ DỤ 2: Số lượng lô cần thiết để xác định năng lực là 14. Vì thế tần suất kiểm tra ban đầu là 1 trong 3.

Nếu hành động có hiệu lực để cải thiện mức chất lượng được thực hiện sau việc đặt lại tiếp theo lô số 3, thì số lô cần cho xác định năng lực có thể được coi là 11 và bộ phận có thẩm quyền có thể quy định tần suất kiểm tra ban đầu là 1 trong 4.

6.3. Tần suất kiểm tra và chuyển đổi

6.3.1. Tần suất kiểm tra

Tần suất kiểm tra được phép trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng) như sau:

a) kiểm tra 1 lô trong 2 lô giao nộp (1 trong 2, nghĩa là 1/2);

b) kiểm tra 1 lô trong 3 lô giao nộp (1 trong 3, nghĩa là 1/3);

c) kiểm tra 1 lô trong 4 lô giao nộp (1 trong 4, nghĩa là 1/4);

d) kiểm tra 1 lô trong 5 lô giao nộp (1 trong 5, nghĩa là 1/5).

6.3.2. Chuyển sang tần suất kiểm tra thấp hơn tiếp theo

Trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng), nếu tất cả các tiêu chí dưới đây được đáp ứng thì tần suất kiểm tra phải được chuyển sang tần suất kiểm tra thấp hơn tiếp theo (ví dụ từ 1 trong 3 sang 1 trong 4), ngoại trừ khi tần suất kiểm tra là 1 trong 5:

a) 10 lô hoặc nhiều hơn được kiểm tra liên tiếp trước đó được chấp nhận trong trạng thái 2 hiện tại (trạng thái lô cách quãng) kể từ lần xác định năng lực, chuyển đổi tần suất hoặc xác định lại năng lực gần nhất);

b) điểm năng lực đạt hoặc vượt quá 50 trong 20 lô kiểm tra liên tiếp;

c) người có thẩm quyền phê chuẩn việc chuyển đổi tần suất.

Trong trạng thái 2, điểm năng lực chỉ được tăng lên hoặc đặt lại đối với các lô được kiểm tra. Nếu giá trị AQL được quy định cho hai hoặc nhiều loại cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp thì các tiêu chí nêu trên phải được đáp ứng với tất cả các loại.

Hình 3 là lưu đồ biểu diễn qui trình chuyển đổi tần suất và gián đoạn lô cách quãng (xem thêm 6.5).

Hình 2 – Xác định tần suất kiểm tra ban đầu

Hình 3 – Tần suất chuyển đổi, gián đoạn và không đủ năng lực

6.3.3. Chuyển sang tần suất kiểm tra cao hơn tiếp theo

Trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng), nếu điểm năng lực không đạt 50 trong 20 lô kiểm tra liên tiếp của lần xác định năng lực, thay đổi tần suất hoặc xác định lại năng lực gần nhất, thì tần suất kiểm tra phải chuyển sang tần suất kiểm tra cao hơn tiếp theo (ví dụ từ 1 trong 4 chuyển sang 1 trong 3), ngoại trừ khi tần suất kiểm tra hiện tại là 1 trong 2 (xem 6.6).

6.3.4. Ví dụ về chuyển sang tần suất kiểm tra cao hơn tiếp theo

Ví dụ này tiếp theo các ví dụ trong 5.4 và 6.2.3.

VÍ DỤ 3: Trong giai đoạn kiểm tra lô cách quãng, chỉ áp dụng kiểm tra thường theo TCVN 7790-1 (ISO 2859-1). Tần suất kiểm tra ban đầu là 1 trong 3. Giả sử 14 lô đã được kiểm tra và được chấp nhận với kết quả nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Kết quả của ví dụ 3

Lô số

n

Ac

d

Khả năng chấp nhận

Điểm năng lực

Cộng

Kết quả

15

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

5

16

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

10

17

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

15

18

200

3

1

Được chấp nhận

(+5)

20

19

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

25

20

200

3

2

Được chấp nhận

(+3)

28

21

315

5

0

Được chấp nhận

(+5)

33

22

315

5

3

Được chấp nhận

(+3)

36

23

315

5

1

Được chấp nhận

(+5)

41

24

315

5

2

Được chấp nhận

(+5)

46

25

315

5

0

Được chấp nhận

(+5)

51

CHÚ THÍCH: Trong giai đoạn kiểm tra lấy mẫu lô cách quãng, chỉ áp dụng phương án lấy mẫu kiểm tra thường TCVN 7790-1 (ISO 2859-1).

Điểm năng lực vượt quá 50 trong 20 lô kiểm tra và các tiêu chí của 6.3.2 được đáp ứng không có gián đoạn. Vì vậy, tần suất kiểm tra cần được của bộ phận có thẩm quyền phê duyệt chuyển sang 1 trong 4.

6.4. Phương án lấy mẫu, qui trình chọn lô và kiểm tra (Trạng thái 2 và 3)

6.4.1. Phương án lấy mẫu (Trạng thái 2 và 3)

Trong giai đoạn được áp dụng lô cách quãng, phương án lấy mẫu áp dụng cho các lô riêng lẻ được nêu trong TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), Bảng 2-A (phương án lấy mẫu một lần), Bảng 3-A (phương án lấy mẫu hai lần) hoặc Bảng 4-A (phương án lấy mẫu nhiều lần) đối với (các) AQL quy định trong kiểm tra thường.

Phương án lấy mẫu một lần với Ac = 0 không được khuyên dùng trong giai đoạn được áp dụng lô cách quãng vì các đặc điểm chuyển đổi không thích hợp; phương án với Ac = 1 cần được sử dụng thay thế (xem Phụ lục C). Khi sử dụng phương án lấy mẫu với Ac = 0 đối với một trong các AQL, cần đưa ra chú ý đặc biệt về các đặc điểm chuyển đổi kém này. Phương án lấy mẫu có số chấp nhận phân số không được sử dụng. Chỉ được phép sử dụng phương án lấy mẫu nhiều lần khi có số chấp nhận đầu tiên.

6.4.2. Qui trình chọn lô và kiểm tra (Trạng thái 2 và 3)

(Các) lô cần kiểm tra trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng) phải được chọn theo qui trình tổ chức được xây dựng cho việc chọn lô ngẫu nhiên (xem Phụ lục B). Trong trạng thái 2, lô phải được chọn để kiểm tra với xác suất bằng tần suất kiểm tra hiện tại (1/k). Điều quan trọng là người cung ứng không biết lô nào sẽ được kiểm tra cho đến khi các lô được yêu cầu để kiểm tra chấp nhận.

Tuy nhiên, ít nhất một lô phải được kiểm tra trong khoảng thời gian thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền. Nếu không quy định thì khoảng thời gian này phải là 2 tháng.

6.4.3. Qui trình kiểm tra (Trạng thái 2 và 3)

Cỡ lô trung bình giao nộp trong trạng thái 2 và trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng) cần phải gần tương tự như cỡ lô trung bình trong trạng thái 1 (giai đoạn xác định năng lực).

Giả định là hệ thống đảm bảo chất lượng của người cung ứng bao gồm cả việc kiểm tra nội bộ từng lô sản xuất và ghi lại các kết quả kiểm tra. Các kết quả này, đối với tất cả các lô sản xuất (gồm cả các lô không kiểm tra trong kiểm tra chấp nhận), phải có sẵn cho bộ phận có thẩm quyền và/hoặc cơ quan kiểm tra.

Hồ sơ hoạt động của số cá thể được kiểm tra và số cá thể không phù hợp tìm được trong từng mẫu của tất cả các lô trong quá trình kiểm tra nội bộ của người cung ứng khi ở trạng thái 2 và 3 phải được duy trì trong phiếu theo dõi lô cách quãng.

Việc chấp nhận hay không chấp nhận lô mà người cung ứng coi là không chấp nhận được trong quá trình kiểm tra nội bộ không được làm ảnh hưởng đến trạng thái lô cách quãng. Ví dụ, bộ phận có thẩm quyền có thể chấp nhận một lô sau khi sửa chữa mà không kiểm tra chấp nhận, hoặc có thể thực hiện việc kiểm tra chấp nhận đặc biệt. Kết quả của kiểm tra nội bộ và kiểm tra chấp nhận đặc biệt phải được bỏ qua theo mục đích các qui trình của tiêu chuẩn này, như các kết quả của lô giao nộp lại.

6.5. Gián đoạn lô cách quãng

6.5.1. Qui trình gián đoạn lô cách quãng

Khi xảy ra một trong hai trường hợp sau đây trong kiểm tra lần đầu ở trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng), thì phải bắt đầu trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng) và phải áp dụng tạm thời kiểm tra từng lô:

a) lô kiểm tra cuối cùng không được chấp nhận (và điểm năng lực được đặt lại về 0); hoặc

b) lô kiểm tra cuối cùng được chấp nhận, nhưng điểm năng lực được đặt lại về 0.

Nếu các giá trị AQL khác nhau được quy định cho hai hoặc nhiều loại cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp, và nếu xảy ra một trong hai trường hợp nêu trên đối với một hoặc nhiều loại thì phải bắt đầu trạng thái 3 cho tất cả các loại.

6.5.2. Ví dụ về gián đoạn lô cách quãng

Ví dụ dưới đây tiếp theo các ví dụ trong 5.4 và 6.2.3.

VÍ DỤ 4: Trong giai đoạn gián đoạn lô cách quãng, chỉ áp dụng kiểm tra thường theo TCVN 7790-1 (ISO 2859-1). Trạng thái hiện tại là trạng thái 2 và tần suất kiểm tra hiện tại là 1 trong 3. Giả định rằng lô kiểm tra được chấp nhận, nhưng điểm năng lực đặt lại về 0, như thể hiện trong Bảng 3.

Bảng 3 – Kết quả của ví dụ 4

Lô số

n

Ac

d

Khả năng chấp nhận

Điểm năng lực

Cộng

Kết quả

15

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

5

16

125

2

0

Được chấp nhận

(+5)

10

17

200

3

0

Được chấp nhận

(đặt lại)

0

CHÚ THÍCH: Trong giai đoạn gián đoạn lô cách quãng, chỉ áp dụng phương án kiểm tra thường quy định trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1).

Vì vậy, kiểm tra lô cách quãng được dừng và bắt đầu trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng).

6.6. Xác định lại năng lực

6.6.1. Qui trình xác định lại năng lực

Nếu cả hai tiêu chí dưới đây được đáp ứng trong trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng) thì sản phẩm có thể được xác định lại năng lực và có thể bắt đầu trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng):

a) 4 đến 6 lô liên tiếp được chấp nhận trong kiểm tra lần đầu ở trạng thái 3; và

b) điểm năng lực đạt hoặc vượt 18 trong 6 lô.

Nếu các giá trị AQL khác nhau được quy định cho hai hoặc nhiều loại cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp thì sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí trên cho tất cả các loại.

Tần suất kiểm tra phải được chuyển sang tần suất kiểm tra cao hơn tiếp theo (ví dụ từ 1 trong 4 sang 1 trong 3), ngoại trừ khi tần suất kiểm tra trước khi gián đoạn là 1 trong 2.

6.6.2. Ví dụ về xác định lại năng lực

Ví dụ dưới đây tiếp theo ví dụ trong 6.5.2 (xem thêm các ví dụ trong 5.4 và 6.2.3).

VÍ DỤ 5: Trong giai đoạn xác định lại năng lực, chỉ áp dụng kiểm tra thường theo TCVN 7790-1 (ISO 2859-1). Trạng thái hiện tại là trạng thái 3. Tần suất kiểm tra trước khi gián đoạn là 1 trong 3. Giả định rằng 5 lô đầu tiên được chấp nhận trong trạng thái 3, và điểm năng lực đạt hoặc vượt 18 trong 6 lô (xem dữ liệu trong Bảng 4).

Bảng 4 – Kết quả của ví dụ 5

 

Lô số

n

Ac

d

Khả năng chấp nhận

Điểm năng lực

Cộng

Kết quả

18

200

3

2

Được chấp nhận

(+3)

3

19

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

8

20

315

5

3

Được chấp nhận

(+3)

11

21

200

3

0

Được chấp nhận

(+5)

16

22

315

5

1

Được chấp nhận

(+5)

21

CHÚ THÍCH: Trong giai đoạn xác định lại năng lực, chỉ áp dụng phương án kiểm tra thường nêu trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1).

Các tiêu chí của 6.6.1 được đáp ứng. Vì vậy, sản phẩm được xác định lại năng lực và bắt đầu trạng thái 2. Tần suất kiểm tra phải được chuyển sang 1 trong 2 từ tần suất trước đó là 1 trong 3.

6.7. Sản phẩm không đủ năng lực

6.7.1. Yêu cầu chung

Khi xảy ra một trong các sự kiện nêu trong 6.7.2 hoặc 6.7.3 trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng) hoặc trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng) thì sản phẩm phải được đưa ra khỏi kiểm tra lô cách quãng và phải bắt đầu trạng thái 1 (trạng thái kiểm tra từng lô).

(Các) lý do chuyển trạng thái của sản phẩm phải được lập thành văn bản.

Khi sản phẩm không đủ năng lực và bắt đầu trạng thái 1 (trạng thái kiểm tra từng lô) thì phải áp dụng các yêu cầu về xác định năng lực sản phẩm (xem 5.2).

6.7.2. Sản phẩm không đủ năng lực trong trạng thái 3

Khi xảy ra một trong số các sự kiện dưới đây trong kiểm tra lần đầu ở trạng thái 3, sản phẩm phải bị loại khỏi kiểm tra lô cách quãng:

a) lô không được chấp nhận trong trạng thái 3 (và điểm năng lực được đặt lại về 0);

b) lô được chấp nhận, nhưng điểm năng lực được đặt lại về 0; hoặc

c) xác định lại năng lực không đạt được trong 6 lô.

Nếu các giá trị AQL khác nhau được quy định cho hai hoặc nhiều loại cá thể không phù hợp hoặc sự không phù hợp và nếu xảy ra một trong các trường hợp trên đối với một hoặc nhiều loại thì sản phẩm phải kết luận sản phẩm không đủ năng lực và phải bắt đầu trạng thái 1.

6.7.3. Sản phẩm không đủ năng lực trong trạng thái 2 hoặc 3

Nếu xảy ra một trong các sự kiện sau trong trạng thái 2 hoặc 3 thì sản phẩm phải bị loại khỏi trạng thái kiểm tra lô cách quãng:

a) không có hoạt động sản xuất trong khoảng thời gian thỏa thuận giữa người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền; nếu không quy định thì khoảng thời gian này phải là 2 tháng; hoặc

b) người cung ứng chệch hướng đáng kể so với qui trình kiểm soát chất lượng bằng văn bản được phê duyệt, hoặc vi phạm các yêu cầu khác nêu trong 5.1.1 hoặc 5.2.1; hoặc

c) người có thẩm quyền mong muốn bắt đầu kiểm tra từng lô (ví dụ khiếu nại của khách hàng được tiếp nhận, xác nhận và quyết định là có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sản phẩm, hoặc qui trình chuyển sang trạng thái 2 và 3 nhiều hơn một lần trong một khoảng thời gian ngắn).

6.7.4. Ví dụ về sản phẩm không đủ năng lực

Ví dụ dưới đây là ví dụ khác tiếp theo ví dụ 4 trong 6.5.2 (xem thêm ví dụ 1 trong 5.4, ví dụ 2 trong 6.2.3 và ví dụ 3 trong 6.3.4).

VÍ DỤ 6: Trạng thái hiện tại là trạng thái 3. Giả định rằng 3 lô đầu tiên được chấp nhận, còn lô thứ tư thì không được chấp nhận. Sản phẩm là không đủ năng lực và bắt đầu trạng thái 1 (trạng thái kiểm tra từng lô)

6.8. Loại và đình chỉ người cung ứng

Khi sản phẩm không đủ năng lực theo 6.7, năng lực của người cung ứng cần bị đình chỉ chờ hành động khắc phục có hiệu quả. Nếu hành động khắc phục có hiệu lực không được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý thì người cung ứng phải bị loại khỏi kiểm tra lô cách quãng.

Khi việc xác định năng lực nhà cung cấp ban đầu dựa trên chứng nhận theo TCVN ISO 9001, nhưng người cung ứng không duy trì được chứng nhận thì cả người cung ứng và sản phẩm phải bị đưa ra khỏi kiểm tra lô cách quãng và phải bắt đầu trạng thái 1 (trạng thái kiểm tra từng lô).

(Các) lý do loại người cung ứng cũng phải được lập thành văn bản.

7. Trách nhiệm của người cung ứng

7.1. Người cung ứng cần phải duy trì mức chất lượng tốt hơn các AQL liên quan, thông qua hệ thống đảm bảo chất lượng và các hoạt động kiểm soát chất lượng. Khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra về việc đánh giá năng lực người cung ứng, người cung ứng phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra các thông tin sau đây:

a) tóm tắt và/hoặc chi tiết về hệ thống đảm bảo chất lượng của người cung ứng; và

b) tóm tắt và/hoặc chi tiết về các hoạt động kiểm soát chất lượng của người cung ứng.

7.2. Khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra về việc đánh giá năng lực sản phẩm, người cung ứng phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra các thông tin sau đây:

a) tóm tắt lịch sử chất lượng;

b) khoảng thời gian sản xuất và tần suất sản xuất;

c) phác thảo về phương pháp sản xuất, thiết bị và công cụ sản xuất, và

d) tóm tắt và/hoặc chi tiết về qui trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, bao gồm cả phương pháp kiểm tra và thử nghiệm của người cung ứng để kiểm tra tất cả các đặc trưng.

7.3. Để thẩm định năng lực sản phẩm, người cung ứng phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra thông tin tương tự nhưng đơn giản hơn.

Người cung ứng phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra các tài liệu làm cơ sở cho các thông tin trên để đánh giá hoặc xem xét năng lực.

Nếu việc xác định năng lực của người cung ứng dựa trên chứng nhận theo TCVN ISO 9001 thì trách nhiệm của người cung ứng đối với việc xác định năng lực cần giới hạn ở việc báo cáo chứng nhận hiện hành, bao gồm cả ngày tháng và các kết quả thẩm định.

7.4. Người cung ứng phải thông báo cho cơ quan kiểm tra khi sản phẩm được sản xuất lần đầu theo số hiệu danh mục, số hiệu bản vẽ hoặc tài liệu kỹ thuật mới.

Người cung ứng phải thông báo cho cơ quan kiểm tra bất kỳ thay đổi nào trong phương pháp sản xuất hoặc kiểm tra, thay đổi bất kỳ về dụng cụ, phương tiện đo hoặc vật liệu liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, hoặc thay đổi bất kỳ về tính năng kỹ thuật.

7.5. Người cung ứng phải thông báo ngay cho cơ quan kiểm tra khi phát hiện ra lô không được chấp nhận và phải thực hiện việc điều chỉnh theo qui trình tổ chức được thiết lập. Lô đó phải được giữ lại chờ phê duyệt chấp nhận của bộ phận có thẩm quyền theo qui trình tổ chức được thiết lập. Lô được chấp nhận theo các qui trình này thay cho việc kiểm tra của cơ quan kiểm tra phải được bỏ qua theo mục đích của qui trình lấy mẫu lô cách quãng (xem 6.4).

7.6. Người cung ứng phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra các dữ liệu kiểm tra đối với tất cả các lô được chuyển đến, cho dù chúng nó được kiểm tra bởi cơ quan kiểm tra hay không.

Người cung ứng phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra danh mục các số liệu quy định kỹ thuật, danh mục hoặc số hiệu bản vẽ, số hợp đồng và/hoặc đơn mua hàn, khách hàng, điểm đến và lượng vận chuyển. Đối với các lô được lưu thông mà không cần kiểm tra của cơ quan kiểm tra, người cung ứng phải ghi ngày gửi hàng và dán tem vào hàng gửi để chỉ ra rằng sản phẩm được chuyển đến theo qui trình lô cách quãng mà không phải kiểm tra của cơ quan kiểm tra.

8. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra và bộ phận có thẩm quyền

8.1. Yêu cầu chung

Điều này đưa ra ví dụ điển hình về trách nhiệm của cơ quan kiểm tra và bộ phận có thẩm quyền, dựa trên các giả định sau:

- việc kiểm tra lô và đánh giá năng lực được tiến hành bởi cơ quan kiểm tra, và;

- người mua có tất cả các chức năng của bộ phận có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số chức năng của bộ phận có thẩm quyền được ưu tiên ấn định cho cơ quan kiểm tra, đặc biệt là những nội dung liên quan đến việc tiến hành kiểm tra.

Nếu người mua tiến hành việc kiểm tra lô và đánh giá năng lực thì không nhất thiết phải phân chia trách nhiệm (xem 5.1 và 5.2).

8.2. Trách nhiệm về năng lực của người cung ứng

Khi thích hợp, cơ quan kiểm tra phải đánh giá xem người cung ứng có đáp ứng các yêu cầu đối với năng lực của người cung ứng nêu trong 5.6 hay không. Cơ quan kiểm tra phải đưa ra thông báo rằng văn bản cho bộ phận có thẩm quyền. Bao gồm các thông tin dưới đây:

a) tóm tắt về hệ thống quản lý chất lượng của người cung ứng;

b) tóm tắt về hoạt động kiểm soát chất lượng của người cung ứng; và

c) đánh giá tổng quan về khả năng đảm bảo chất lượng của người cung ứng.

Bộ phận có thẩm quyền phải xem xét thông tin được cung cấp và phải quyết định xem người cung ứng có đủ điều kiện để kiểm tra lô cách quãng hay không.

Cơ quan kiểm tra phải xác nhận năng lực của người cung ứng ở tần suất quy định (xem 5.1.3). Nếu có thiếu sót, bộ phận có thẩm quyền phải được thông báo qua các kênh tổ chức. Bộ phận có thẩm quyền phải quyết định việc có loại người cung ứng đó hay không do các thiếu sót này.

CHÚ THÍCH: Việc xác định năng lực của người cung ứng không chỉ hữu ích cho việc kiểm tra lô cách quãng mà còn cho cả kiểm tra giảm.

8.3. Các trách nhiệm khác

8.3.1. Khi thích hợp, cơ quan kiểm tra phải đánh giá xem sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu về năng lực của sản phẩm nêu trong 5.2.1 và 5.2.2. Cơ quan kiểm tra cũng phải xem xét tất cả các yếu tố sản xuất, kiểm tra và lỗi sản phẩm cho các mục đích sau:

a) để đánh giá xem hệ thống đảm bảo chất lượng và hoạt động kiểm soát chất lượng của người cung ứng có bao trùm sản phẩm liên quan hay không; và

b) để xác định việc kiểm tra lô cách quãng có tiết kiệm chi phí hơn so với kiểm tra giảm hay không (xem Phụ lục C liên quan đến các yếu tố ưu tiên kiểm tra lô cách quãng hơn so với kiểm tra giảm).

8.3.2. Khi xác định rằng sản phẩm đủ điều kiện và ưu tiên kiểm tra lô cách quãng hơn là kiểm tra giảm, cơ quan kiểm tra phải đưa ra thông báo bằng văn bản cho bộ phận có thẩm quyền. Cần cung cấp các thông tin sau đây:

a) tóm tắt về lịch sử chất lượng;

b) khoảng thời gian sản xuất và tần suất sản xuất;

c) tóm tắt về phương pháp sản xuất, thiết bị và công cụ sản xuất;

d) tóm tắt hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, bao gồm cả phương pháp kiểm tra và thử nghiệm và khả năng của người cung ứng để kiểm soát tất cả các đặc trưng;

d) đánh giá tổng quan về khả năng của người cung ứng trong việc kiểm soát tất cả các đặc điểm chất lượng của sản phẩm;

f) ngày mong muốn chuyển sang trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng); và

g) tần suất kiểm tra xác định.

8.3.3. Bộ phận có thẩm quyền phải xem xét các thông tin cung cấp, người sử dụng cuối của sản phẩm và các khía cạnh an toàn, đồng thời phải xác định xem sản phẩm có đủ điều kiện để kiểm tra lô cách quãng hay không. Bộ phận có thẩm quyền phải quyết định ngày bắt đầu kiểm tra lô cách quãng.

Khi quy định, cơ quan kiểm tra phải xác nhận năng lực của sản phẩm ở tần suất quy định (xem 5.2.5). Nếu có thiếu sót, bộ phận có thẩm quyền phải được thông báo thông qua các kênh tổ chức. Bộ phận có thẩm quyền phải quyết định việc có loại người cung ứng đó hay không do các thiếu sót này.

Kiểm tra trong quá trình đôi khi cần thiết để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối. Khi người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền nhất trí rằng cần thực hiện việc này thì cơ quan kiểm tra phải định kỳ tiến hành kiểm tra trong quá trình.

9. Tính tương thích với TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)

9.1. Giới hạn

Mặc dù tiêu chuẩn này dự kiến bổ sung cho hệ thống lấy mẫu của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) nhưng vẫn có một số giới hạn, như:

a) sản phẩm phải có thiết kế ổn định (xem 5.2.1);

b) sản phẩm không được có loại cá thể hoặc sự không phù hợp nghiêm trọng (xem 5.2.1);

c) (các) AQL quy định ít nhất là 0,025%. (Các) mức kiểm tra quy định cần phải là mức kiểm tra chung I, II hoặc III (xem 5.2.1);

d) kiểm tra ngặt không thích hợp với kiểm tra lô cách quãng (xem 5.2.1);

e) có thể sử dụng kiểm tra giảm trong trạng thái 1 (giai đoạn xác định năng lực), nhưng các phương án lấy mẫu để kiểm tra giảm có thể không được sử dụng trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng) và trạng thái 3 (trạng thái gián đoạn lô cách quãng) (xem 5.2.1 và 6.4.1);

f) chỉ được phép sử dụng phương án lấy mẫu nhiều lần khi có số chấp nhận đầu tiên (xem 5.2.2 và 6.4.1);

g) không được sử dụng phương án lấy mẫu có số chấp nhận phân số (xem 5.2.1 và 6.4.1);

h) không nên sử dụng phương án lấy mẫu với Ac = 0 trong trạng thái 2 và 3; cần sử dụng phương án với Ac = 1 để thay thế (xem 6.4.1 và 10.2).

9.2. Mối quan hệ với kiểm tra giảm

Qui trình lấy mẫu lô cách quãng trong tiêu chuẩn này có thể được sử dụng thay cho kiểm tra giảm nếu làm như vậy sẽ tăng hiệu quả về kinh tế (xem Phụ lục C).

Các yêu cầu về năng lực của người cung ứng và năng lực sản phẩm nêu trong 5.1 và 5.2 có thể được coi là khá khác biệt so với các qui tắc chuyển đổi của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) từ kiểm tra thường sang kiểm tra giảm. Các qui tắc chuyển đổi còn bao gồm yếu tố năng lực của người cung ứng, mặc dù đây không phải là bằng chứng trực tiếp.

Các yêu cầu cụ thể về năng lực sản phẩm nêu trong 5.2.2 tương ứng với các yêu cầu đối với điểm chuyển đổi trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), tuy nhiên, các yêu cầu này chặt chẽ hơn so với điểm chuyển đổi.

Mặt khác, tiêu chuẩn này thuận lợi hơn kiểm tra giảm ở chỗ tạo cho nhà sản xuất sự khích lệ lớn hơn nhằm đạt và duy trì mức chất lượng tốt hơn.

10. Thông tin bổ sung

10.1. Cơ sở thiết kế

Qui trình lô cách quãng được thiết kế để bảo vệ chống việc chấp nhận lượng đáng kể các cá thể không phù hợp. Qui trình này được xây dựng với giả định rằng mức chất lượng của quá trình bằng hoặc tốt hơn một nửa giá trị AQL để xác định năng lực cho kiểm tra lô cách quãng. Đặc điểm thống kê của qui trình lô cách quãng được mô tả trong 10.2.

10.2. Đặc trưng thống kê của qui trình lô cách quãng

10.2.1. Khái quát

Đặc trưng thống kê nêu trong 10.2.2 đến 10.2.4 là đối với phương án lấy mẫu một lần cho một loại sự không phù hợp. Bảng 5, 6 và 7 đưa ra xác suất chuyển đổi (Pr), tính bằng phần trăm, và độ dài trung bình số lô theo các giai đoạn.

Các bảng này thể hiện là phương án lấy mẫu với Ac = 0 có đặc trưng chuyển đổi kém, vì vậy không nên sử dụng các phương án này.

Đặc trưng chuyển đổi của phương án lấy mẫu hai lần thường không sát với đường đặc trưng của phương án lấy mẫu một lần tương ứng, mặc dù đường OC tương đương, tuy nhiên, chúng giống với đường đặc trưng của phương án lấy mẫu một lần có cỡ mẫu nhỏ hơn một bậc. Nếu các AQL khác nhau được quy định cho hai hoặc nhiều loại thì đặc trưng chuyển đổi có thể đáp ứng kém hơn. Trong trường hợp này, nên sử dụng các phương án lấy mẫu có số chấp nhận bằng hoặc lớn hơn 2.

10.2.2. Xác định năng lực

Bảng 5 đưa ra đặc trưng chuyển đổi xác định năng lực ở trạng thái 1 trong kiểm tra thường. Ví dụ, nếu Ac = 3 và mức chất lượng bằng 0,4 lần giá trị AQL (nghĩa là AQL chặt hơn hai bậc), thì xác suất xác định năng lực để kiểm tra lô cách quãng là khoảng 96% và thời gian trung bình để xác định năng lực là khoảng 11 lô.

Bảng 5 – Đặc trưng chuyển đổi của việc xác định năng lực

P/AQL

Ac = 0

Ac = 1

Ac = 3

Ac = 10

Pr

ARL

Pr

ARL

Pr

ARL

Pr

ARL

0,400

42,39

17,00

80,86

11,89

95,73

11,16

99,95

10,21

0,631

25,83

17,00

58,66

12,75

78,30

12,23

96,40

11,31

1,000

11,70

17,00

26,30

13,81

31,99

13,36

35,43

13,91

1,585

3,34

17,00

3,82

14,82

1,62

13,78

0,01

14,67

10.2.3. Chuyển đổi tần suất và gián đoạn

Khi qui trình lấy mẫu lô cách quãng đang trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng), xác suất chuyển sang tần suất kiểm tra thấp hơn tiếp theo trước khi gián đoạn cũng tương tự như đối với xác định năng lực. Xác suất chuyển sang tần suất kiểm tra cao hơn tiếp theo là không đáng kể. Bảng 6 đưa ra đặc trưng chuyển đổi gián đoạn trong trạng thái 2. Ví dụ, nếu Ac = 3 và mức chất lượng gấp hai lần giá trị AQL, thì xác suất gián đoạn trước khi chuyển đổi tần suất gần bằng 100% và thời gian trung bình cho đến khi gián đoạn là khoảng 2,2 lô được kiểm tra.

Bảng 6 – Đặc trưng chuyển đổi gián đoạn

P/AQL

Ac = 0

Ac = 1

Ac = 3

Ac = 10

Pr

ARL

Pr

ARL

Pr

ARL

Pr

ARL

0,400

57,61

7,80

19,14

6,32

14,58

5,68

1,14

5,57

1,000

88,30

6,18

73,65

6,05

81,11

4,77

81,94

4,78

2,000

98,63

4,25

99,32

3,65

99,96

2,16

100,00

1,28

3,000

99,84

3,15

100,00

2,25

100,00

1,37

100,00

1,02

10.2.4. Xác định lại năng lực và không đủ năng lực

Bảng 7 đưa ra đặc trưng chuyển đổi khi không đủ năng lực trong trạng thái 3. Ví dụ, nếu Ac = 3 và mức chất lượng gấp hai lần giá trị AQL thì xác suất loại là khoảng 94,5% và thời gian trung bình cho đến khi loại là khoảng 1,9 lô. Ngược lại, xác suất xác định lại năng lực là khoảng 5,5%.

Bảng 7 – Đặc trưng chuyển đổi của không đủ năng lực

P/AQL

Ac = 0

Ac = 1

Ac = 3

Ac = 10

Pr

ARL

Pr

ARL

Pr

ARL

Pr

ARL

0,400

26,13

3,35

8,85

3,16

5,82

2,50

0,45

2,50

1,000

53,10

3,14

45,46

3,37

46,04

2,45

46,96

2,48

2,000

78,01

2,79

88,24

2,80

94,48

1,90

99,96

1,27

3,000

89,69

2,48

98,36

2,12

99,82

1,36

100,00

1,02

10.2.5. Đường hiệu quả đặc tính vận hành

Đường hiệu quả đặc tính vận hành của phương án kiểm tra thường [xem TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)] áp dụng cho tất cả các lô riêng lẻ được chọn để kiểm tra trong trạng thái 2 và 3. Xác suất chấp nhận trung bình rất giống với các đường OC của phương án kiểm tra thường.

 

Phụ lục A

(quy định)

Các yêu cầu tùy chọn cần thỏa thuận trước khi xác định năng lực sản phẩm

A.1 Khái quát

Tiêu chuẩn này cung cấp các lựa chọn sau đây để người cung ứng và bộ phận có thẩm quyền có thể lựa chọn phương án thích hợp. Phụ lục này đưa ra ví dụ về các điều khoản cần đưa vào trong các tài liệu thích hợp.

A.2 Sản xuất cơ bản là liên tục đối với xác định năng lực sản phẩm (xem 5.2.1)

A.2.1 Khoảng thời gian sản xuất tối thiểu

Sản phẩm phải được sản xuất về cơ bản là liên tục trong một khoảng thời gian được cả hai bên xác định.

A.2.2 Tần suất sản xuất tối thiểu

Ít nhất… lô phải được giao nộp để kiểm tra chấp nhận trong… tháng.

A.2.3 Việc bao gồm các sản phẩm tương tự

Các sản phẩm có tính chất tương tự được chuyển đến các bên khác phải/không được (khi thích hợp) xem xét trong việc xác định sản xuất liên tục về cơ bản.

A.3 Lựa chọn khác

A.3.1 Khoảng thời gian ổn định tối thiểu

Khoảng thời gian tối thiểu duy trì chất lượng sản phẩm ở mức AQL hoặc tốt hơn mức đó có thể được xem như một lựa chọn để xác định năng lực sản phẩm (xem 5.2.1).

Chất lượng sản phẩm phải được duy trì bằng hoặc tốt hơn AQL trong khoảng thời gian …… tháng.

A.3.2 Tần suất kiểm tra tối thiểu

Tần suất kiểm tra tối thiểu là một lựa chọn để chọn lô (xem 6.4). Ít nhất phải kiểm tra 1 lô trong mỗi giai đoạn ….. tháng.

A.3.3 Khoảng thời gian không hoạt động tối đa

Khoảng thời gian không hoạt động tối đa là một lựa chọn để xác định sản phẩm không đủ năng lực (xem 6.7).

Sản phẩm phải được loại khỏi kiểm tra lô cách quãng và phải bắt đầu trạng thái 1 (trạng thái kiểm tra từng lô) khi không có hoạt động sản xuất trong khoảng thời gian…..tháng.

A.3.4 Tần suất kiểm tra xác nhận năng lực của người cung ứng

Tần suất kiểm tra xác nhận năng lực của người cung ứng là một lựa chọn (xem 5.1.3 và 8.2). Cơ quan kiểm tra phải xác nhận năng lực của người cung ứng cứ … tháng một lần.

A.3.5 Kiểm tra xác nhận năng lực sản phẩm

Việc có định kỳ kiểm tra xác nhận năng lực của sản phẩm hay không cũng là một lựa chọn (xem 5.2.5 và 8.3):

- cơ quan kiểm tra phải xác nhận năng lực sản phẩm cứ …..tháng một lần; hoặc

- kiểm tra năng lực sản phẩm định kỳ không phải luôn cần thiết.

 

Phụ lục B

(quy định)

Qui trình lựa chọn ngẫu nhiên ở tần suất kiểm tra quy định

B.1 Khái quát

Phụ lục này đưa ra các qui trình lựa chọn ngẫu nhiên các lô cần kiểm tra trong trạng thái 2 (trạng thái kiểm tra lô cách quãng) khi một trong các tần suất kiểm tra dưới đây được quy định:

a) kiểm tra 1 lô trong 2 lô giao nộp (1 trong 2, nghĩa là 1/2);

b) kiểm tra 1 lô trong 3 lô giao nộp (1 trong 3, nghĩa là 1/3);

c) kiểm tra 1 lô trong 4 lô giao nộp (1 trong 4, nghĩa là 1/4);

d) kiểm tra 1 lô trong 5 lô giao nộp (1 trong 5, nghĩa là 1/5).

Cách đơn giản nhất là lắc con xúc xắc sáu mặt (xem B.2).

Có một số bảng số ngẫu nhiên đã được ban hành. Cũng có rất nhiều loại máy tính bỏ túi có thể tìm các số giả ngẫu nhiên. Ngoài ra, có nhiều chương trình máy tính để tạo ra các số giả ngẫu nhiên. B.3 mô tả cách sử dụng chúng.

B.2 Chọn bằng cách dùng xúc xắc sáu mặt

B.2.1 Chọn ở tần suất kiểm tra 1 trong 2

Khi lô được yêu cầu kiểm tra, lắc con xúc xắc sáu mặt. Nếu mặt trên có số chấm lẻ thì chọn lô đó để kiểm tra; nếu không thì chấp nhận lô mà không cần kiểm tra.

B.2.2 Chọn ở tần suất kiểm tra 1 trong 3

Khi lô được yêu cầu kiểm tra, lắc con xúc xắc sáu mặt. Nếu mặt trên có 1 hoặc 2 chấm thì chọn lô đó để kiểm tra; nếu không thì chấp nhận lô mà không cần kiểm tra.

B.2.3 Chọn ở tần suất kiểm tra 1 trong 4

Khi lô được yêu cầu kiểm tra, lắc con xúc xắc sáu mặt. Nếu mặt trên có 1 chấm thì chọn lô đó để kiểm tra; nếu mặt trên có 2, 3 hoặc 4 chấm thì chọn lô mà không cần kiểm tra; nếu mặt trên có 5 hoặc 6 chấm thì lắc lại xúc xắc và lặp lại qui trình quyết định cho đến khi thấy số chấm từ 1 đến 4.

B.2.4 Chọn ở tần suất kiểm tra 1 trong 5

Khi lô được yêu cầu kiểm tra, lắc con xúc xắc sáu mặt. Nếu mặt trên có 1 chấm thì chọn lô đó để kiểm tra; nếu mặt trên có 2, 3, 4 hoặc 5 chấm thì chấp nhận lô mà không cần kiểm tra; nếu mặt trên có 6 chấm thì lắc lại xúc xắc và lặp lại qui trình quyết định cho đến khi thấy số chấm từ 1 đến 5.

B.3 Chọn ở tần suất kiểm tra 1 trong k

B.3.1 Chọn bằng cách sử dụng máy tính bỏ túi

Một số loại máy tính bỏ túi có phím chức năng để chọn số giả ngẫu nhiên từ 0 đến 1. Để chọn với tần suất kiểm tra 1 trong k, ấn phím để có được một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1, nhân số đó với k để có kết quả giữa 0 và k. Sau đó, chọn lô để kiểm tra, nếu kết quả nhỏ hơn 1; nếu không thì chấp nhận lô mà không cần kiểm tra. Cách này cũng thích hợp với k = 2, 3, 4 và 5.

VÍ DỤ: Giả sử máy tính bỏ túi có phím chức năng cho các số ngẫu nhiên từ 0 đến 1 có 3 chữ số có nghĩa đối với k = 4. Giả sử là ấn vào phím sẽ tạo ra con số ngẫu nhiên 0,211. Nhân số này với 4 sẽ được tích 0,844. Chọn lô để kiểm tra, vì tích số nhỏ hơn 1.

B.3.2 Chọn bằng cách sử dụng máy tính

Có nhiều chương trình máy tính khác nhau tạo ra các số giả ngẫu nhiên trong dải từ 0 đến 1, có thể chạy trên máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. Sẽ thuận tiện khi sử dụng chương trình chuyển đổi từ các số giả ngẫu nhiên này sang các số giả ngẫu nhiên trong dải từ 0 đến k.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Các yếu tố để quyết định giữa kiểm tra lô cách quãng và kiểm tra giảm

C.1 Yếu tố quan trọng

Có ba yếu tố quan trọng trong việc quyết định giữa kiểm tra lô cách quãng và kiểm tra giảm [xem TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)]:

a) mối quan hệ giữa người cung ứng và người mua;

b) mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi của việc lấy mẫu chấp nhận; và

c) số chấp nhận của phương áp lấy mẫu được áp dụng.

C.2 Quan hệ giữa người cung ứng và người mua

Yếu tố quan trọng đầu tiên (mối quan hệ giữa người cung ứng và người mua) hàm ý là sự am hiểu đầy đủ về qui trình lấy mẫu lô cách quãng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên là cần thiết khi lựa chọn qui trình lô cách quãng. Điều này là quan trọng vì một số lô sẽ được chuyển đến mà không lấy mẫu chấp nhận. Nếu người cung ứng không làm việc có trách nhiệm thì chi phí cho cả hai bên sẽ rất lớn. Vì lý do này, việc xác định năng lực của người cung ứng là cần thiết. Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của người cung ứng được đăng ký hoặc chứng nhận theo TCVN ISO 9001, thông tin này cần được xem xét đầy đủ ở chừng mực có thể để làm cho quá trình đánh giá người cung ứng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, so với kiểm tra giảm tiêu chuẩn này tạo cho người cung ứng sự khích lệ lớn hơn nhằm đạt và duy trì mức chất lượng tốt hơn. Nếu người mua mong muốn duy trì quan hệ lâu dài với nhà cung cấp đáng tin cậy thì qui trình kiểm tra lô cách quãng chắc chắn sẽ thuận lợi cho cả hai bên.

C.3 Quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi

Yếu tố quan trọng thứ hai là yếu tố kinh tế, là quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi của việc lấy mẫu chấp nhận. Chi phí cố định cần bao gồm chi phí cho cả hai bên (ví dụ chi phí cố định có thể bao gồm chi phí thiết lập thiết bị thử nghiệm, chi phí đi lại của kiểm tra viên, chi phí bảo quản lô và chi phí bảo hiểm lô).

Trong trường hợp lấy mẫu một lần, chi phí biến đổi gần như tỷ lệ với số cá thể riêng rẽ được kiểm tra.

Nếu tỷ trọng chi phí cố định lớn thì có thể ưu tiên qui trình lô cách quãng. Nếu cơ sở của nhà cung cấp cách xa địa điểm của người mua thì chi phí đi lại của kiểm tra viên có thể là yếu tố chính.

C.4 Số chấp nhận của phương án lấy mẫu sử dụng

Yếu tố quan trọng thứ ba là số chấp nhận của phương án lấy mẫu trong trạng thái 2 và 3 (trạng thái được chọn lô cách quãng), trong đó phương án lấy mẫu với Ac = 0 không nên sử dụng (xem 6.4) và thực tế này có ảnh hưởng đến chi phí do cỡ mẫu tăng.

Phương án Ac = 0 có tốc độ phát hiện sự suy giảm mức chất lượng thấp hơn và xác suất bắt đầu kiểm tra từng lô cao hơn ở mức chất lượng tốt so với hầu hết tất cả các phương án khác có số chấp nhận lớn hơn (xem 10.2). Phương án có số chấp nhận bội có xác suất bắt đầu kiểm tra từng lô ở mức chất lượng tốt thậm chí còn cao hơn của phương án Ac = 0. Đặc trưng yếu này có thể tránh được bằng cách sử dụng phương án có Ac = 1 với cỡ mẫu lớn hơn.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] DODGE, H.F.Skip-lot sampling plans, Industrial Quality Control, 11, No. 5, February 1955. pp. 3-5 (Phương án lấy mẫu lô cách quãng)

[2] DODGE, H.F. and PERRY, R.L. A system of skip-lot sampling plans for lot-by-lot inspection. ASQC Technical Conference Transaction, 1971, pp. 469-477 (Hệ thống các phương án lấy mẫu lô cách quãng để kiểm tra từng lô)

[3] SCHILLING, E.G.Acceptance Sampling in Quality Control, Marcel Dekker, New York, 1982. pp. 443-451 (Lấy mẫu chấp nhận trong kiểm soát chất lượng)

[4] LIEBESMAN, B.S. and SAPERSTEIN, B. A proposed attribute skip-lot sampling program Journal of QualityTechnology, 15, No. 3, July 1983, pp. 130-140 (Chương trình lấy mẫu định tính lô cách quãng đề xuất)

[5] BLOOM, A.G. Ratio/skip-lot sampling. A new approach to government product verification ASQC Technical Conference Transaction, 1968, pp. 53-59 (Phương pháp tiếp cận mới để quản lý việc kiểm tra sản phẩm)

[6] DODGE, H.F. Notes on the evolution of acceptance sampling plans, Part IV. Journal of QualityTechnology, 2, No.1, January 1970 (Chú ý trong xây dựng phương án lấy mẫu chấp nhận)

[7] HSU, J.I.S A cost model for skip-lot destructive sampling. IEEE Transaction on Reliability. R-26, No.1, April 1977 (Mô hình chi phí đối với lấy mẫu phá hủy lô cách quãng)

[8] PERRY, R.L. Skip-lot sampling plans. Journal of Quality Technology, 5, No. 3. July 1973 (Phương án lấy mẫu lô cách quãng)

[9] PERRY, R.L. Two-level skip-lot sampling plans – Operating characteristic properties, Journal of QualityTechnology, 5, October 1973 (Phương án lấy mẫu lô cách quãng bậc hai – Đặc tính của đường hiệu quả)

[10] STEPHENS, K.S. How to perform skip-lot and chain sampling. ASQC, Milwaukee, 1982 (Cách thực hiện việc lấy mẫu lô cách quãng và chuỗi).

[11] TCVN 7790-10 (ISO 2859-10), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính – Phần 10: Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về lấy mẫu để kiểm tra định tính.

[12] TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.

[13] TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

3.1 Thuật ngữ và định nghĩa

3.2 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

4 Yêu cầu chung

5 Xác định năng lực người cung ứng và sản phẩm

5.1 Xác định năng lực của người cung ứng

5.2 Xác định năng lực của sản phẩm

5.3 Điểm năng lực

5.4 Ví dụ về xác định năng lực của sản phẩm

6 Qui trình lấy mẫu lô cách quãng

6.1 Yêu cầu chung

6.2 Tần suất kiểm tra ban đầu và việc xác định tần suất kiểm tra ban đầu

6.3 Tần suất kiểm tra và chuyển đổi

6.4 Phương án lấy mẫu, qui trình chọn lô và kiểm tra

6.5 Gián đoạn lô cách quãng

6.6 Xác định lại năng lực

6.7 Sản phẩm không đủ năng lực

6.8 Loại và đình chỉ người cung ứng

7 Trách nhiệm của người cung ứng

8 Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra và bộ phận có thẩm quyền

8.1 Yêu cầu chung

8.2 Trách nhiệm về năng lực của người cung ứng

8.3 Các trách nhiệm khác

9 Tính tương thích với TCVN 7790-1 (ISO 2859-1)

9.1 Giới hạn

9.2 Mối quan hệ với kiểm tra giảm

10 Thông tin bổ sung

10.1 Cơ sở thiết kế

10.2 Đặc trưng thống kê của qui trình lô cách quãng

Phụ lục A (quy định) Yêu cầu tùy chọn cần thỏa thuận trước khi xác định năng lực sản phẩm

Phụ lục B (quy định) Qui trình lựa chọn ngẫu nhiên ở tần suất kiểm tra quy định

Phụ lục C (tham khảo) Các yếu tố để quyết định giữa kiểm tra lô cách quãng và kiểm tra giảm

Thư mục tài liệu tham khảo