- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5788:2009 (ASTM D 1423 : 2002) về Vật liệu dệt - Sợi - Phương pháp xác định độ săn bằng cách đếm trực tiếp
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6176:2009 (ASTM D 1518:1985) về vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8204:2009 (ASTM D 3885 : 2007) về Vật liệu dệt - Vải dệt - Xác định độ bền mài mòn (Phương pháp uốn và mài mòn)
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5787:1994 về Vật liệu dệt sợi - Phương pháp xác định độ bền đứt con sợi được chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4737:1989 về Vật liệu dệt - Vải may mặc - Danh mục chỉ tiêu chất lượng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8203 : 2009
ISO 5089 : 1977
VẬT LIỆU DỆT – CHUẨN BỊ MẪU THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ MẪU THỬ CHO PHÉP THỬ HÓA HỌC
Textiles – Preparation of laboratory test samples and test specimens for chemical testing
Lời nói đầu
TCVN 8203 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5089 : 1977.
TCVN 8203 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong các phương pháp được nêu ra trong tiêu chuẩn này, các mẫu thử phòng thí nghiệm lấy được bằng sự kết hợp của nhiều phần nhỏ, mỗi phần được lấy ra từ một phần khác nhau của mẫu lớn phòng thí nghiệm. Do đó bất kỳ kết quả nào thu được từ các mẫu thử lấy từ các mẫu thử phòng thí nghiệm này sẽ ước lượng cấp độ trung bình của mẫu lớn phòng thí nghiệm nhưng sẽ không chỉ ra sự thay đổi cấp độ của từng phần của mẫu lớn phòng thí nghiệm. Do vậy phương pháp này thích hợp để sử dụng trong các trường hợp khi có yêu cầu để ước lượng thành phần mẫu lớn, ví dụ như tỷ lệ thành phần của các xơ khác nhau trong một hỗn hợp, nhưng nó không thích hợp trong trường hợp mà ở đó tính thay đổi là quan trọng, ví dụ để xác định pH thì giá trị cục bộ là quan trọng, hoặc khi xác định các chất diệt nấm thì một giá trị cao trong một diện tích của vật liệu không bù đắp cho một giá trị thấp ở một chỗ khác. Phương pháp này cũng không thích hợp dùng để xác định các giá trị khối lượng thương mại.
VẬT LIỆU DỆT – CHUẨN BỊ MẪU THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ MẪU THỬ CHO PHÉP THỬ HÓA HỌC
Textiles – Preparation of laboratory test samples and test specimens for chemical testing
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp lấy mẫu thử phòng thí nghiệm của vật liệu dệt từ mẫu lớn phòng thí nghiệm được lấy từ một mẫu nguồn, và đưa ra các hướng dẫn chung của việc chuẩn bị mẫu thử có kích thước phù hợp cho các phép thử hoá học.
Tiêu chuẩn này không hướng dẫn cách lấy mẫu từ mẫu nguồn vì thông thường mẫu lớn phòng thí nghiệm đã được lựa chọn theo một qui trình phù hợp và đại diện cho mẫu nguồn.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Mẫu nguồn (bulk source)
Lượng vật liệu được phán đoán dựa trên cơ sở của một chuỗi các kết quả thử. Ví dụ mẫu này có thể bao gồm, tất cả vật liệu trong vải gửi đến, tất cả vải được dệt từ một trục dệt riêng; một chuyến hàng sợi; một kiện hay một nhóm kiện xơ nguyên liệu.
Mẫu lớn phòng thí nghiệm (laboratory bulk sample)
Phần được lấy đại diện cho toàn bộ mẫu nguồn. Kích thước và bản chất của mẫu lớn phòng thí nghiệm phải đủ để tương ứng với tính dễ biến đổi của mẫu nguồn và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển trong phòng thí nghiệm.
2.3
Mẫu thử phòng thí nghiệm (laboratory test sample)
Phần của mẫu lớn phòng thí nghiệm mà từ đó các mẫu thử được lấy ra để thử. Kích thước và bản chất của mẫu thử phòng thí nghiệm phải đủ để tương ứng với tính dễ biến đổi của mẫu lớn phòng thí nghiệm.
2.4
Mẫu thử (test specimen)
Phần vật liệu được yêu cầu để đưa ra một kết quả thử nghiệm riêng biệt.
Mẫu thử phòng thí nghiệm được lấy sao cho nó đại diện cho mẫu lớn phòng thí nghiệm. Các mẫu thử được lấy từ mẫu thử phòng thí nghiệm theo cách mà mỗi mẫu là đại diện của mẫu thử phòng thí nghiệm.
4.1. Xơ không định hướng
Nếu mẫu lớn phòng thí nghiệm bao gồm ít hơn 5 kg xơ rời, trải xơ đó ra thành một lớp phẳng. Thu mẫu thử phòng thí nghiệm bằng cách lấy ngẫu nhiên một luợng tối thiểu là 100 chùm xơ có kích thước xấp xỉ bằng nhau, tổng khối lượng đó để lấy được một mẫu thử phòng thí nghiệm có kích thước yêu cầu.
Nếu mẫu thử phòng thí nghiệm lớn hơn 5 kg, chia mẫu đó thành các phần bằng nhau, và lấy một số chùm xơ bằng nhau có khối lượng phù hợp từ mỗi phần sao cho tổng số chùm xơ từ các phần không vượt quá 100.
Xử lý sơ bộ mẫu thử phòng thí nghiệm nếu phương pháp được sử dụng có yêu cầu. Từ mẫu thử phòng thí nghiệm, dùng kẹp tách ngẫu nhiên các chùm xơ nhỏ, có khối lượng xấp xỉ bằng nhau để lấy được một mẫu thử có khối lượng yêu cầu.
4.2. Xơ định hướng (mảng xơ, cúi, sợi thô)
Từ các phần được lựa chọn ngẫu nhiên của mẫu lớn phòng thí nhiệm cắt không ít hơn mười đoạn theo chiều ngang, khối lượng mỗi đoạn xấp xỉ 1,0 g. Sau khi xử lý sơ bộ nếu cần thiết, xếp các đoạn theo chiều ngang cạnh nhau và thu được mẫu thử bằng cách cắt qua các đoạn theo chiều ngang để lấy một phần của mỗi đoạn trong mười đoạn này.
5.1. Sợi trong các ống sợi hoặc con sợi
Nếu số lượng các ống sợi trong mẫu lớn phòng thí nghiệm là 25 hoặc ít hơn, lấy mẫu tất cả các ống sợi. Nếu số lượng này vượt quá 25, lấy ngẫu nhiên 25 ống sợi. Nếu độ nhỏ của sợi, biểu thị theo tex, là t và số lượng các ống sợi lấy từ mẫu lớn phòng thí nghiệm là n, thì chiều dài của sợi từ mỗi ống sợi để lấy được 10 g mẫu thử phòng thí nghiệm là
Nếu nt lớn, ví dụ lớn hơn 2 000, cuộn một con sợi chặt hơn và cắt ngang qua hai vị trí để tạo thành bó xơ có khối lượng phù hợp.
Tháo các đoạn sợi liên tục tương ứng từ mỗi ống sợi bằng cách quấn các con sợi có cùng số vòng quay trên một guồng sợi dọc 1), hoặc bằng cách khác.
Nối các đoạn sợi cạnh nhau để tạo thành một con sợi đơn hoặc một bó sợi để hình thành mẫu thử phòng thí nghiệm, đảm bảo rằng có được các đoạn sợi tương đương từ mỗi ống sợi trong con sợi hoặc bó sợi. Xử lý sơ bộ mẫu thử phòng thí nghiệm nếu có yêu cầu bằng một phương pháp thích hợp và bảo đảm rằng các đầu sợi trong mẫu thử bất kỳ ở dạng bó sợi đều được bó chặt trước khi xử lý.
Lấy các mẫu thử có khối lượng thích hợp từ mẫu thử phòng thí nghiệm bằng cách cắt một chùm sợi có chiều dài bằng nhau từ con sợi hoặc bó sợi và bao gồm tất cả các sợi trong đó, bảo đảm các mẫu thử được lấy ở vị trí cách xa dải buộc.
5.2. Sợi trên trục sợi dọc
Lấy mẫu thử phòng thí nghiệm bằng cách cắt một đoạn có chiều dài không ngắn hơn 20 cm, gồm tất cả các sợi trên trục sợi dọc, trừ các sợi biên đã được loại bỏ. Buộc chùm sợi lại với nhau ở một đầu. Nếu mẫu thử quá lớn để xử lý sơ bộ theo yêu cầu thì chia nhỏ chúng thành hai hoặc nhiều phần, mỗi phần được buộc lại với nhau để xử lý sơ bộ và sau khi xử lý sơ bộ riêng từng phần thì nối lại các phần với nhau.
Lấy một mẫu thử bằng cách cắt một đoạn có chiều dài thích hợp từ mẫu thử phòng thí nghiệm ở đầu cách xa dải buộc và gồm tất cả các sợi ở trục sợi dọc. Đối với sợi dọc có N sợi thẹo hệ text, thì chiều dài một mẫu có khối lượng 1 g là
6. Lấy mẫu vải
6.1. Từ một mẫu lớn phòng thí nghiệm gồm một đoạn cắt dài đến 1 m
Cắt một băng vải theo đường chéo từ góc này đến góc kia và bỏ các biên vải. Đối với một mẫu thử phòng thí nghiệm có X g thì diện tích băng vải yêu cầu là
trong đó M là khối lượng của vải, tính bằng g/m2.
Diện tích này chia cho chiều dài của đường chéo tính bằng centimét sẽ cho chiều ngang yêu cầu của băng vải tính bằng centimét.
Sau khi băng vải được xử lý sơ bộ, cắt ngang qua chiều dài của băng vải thành bốn đoạn bằng nhau và đặt chồng lên nhau.
Lấy các mẫu thử từ phần bất kỳ của vật liệu được xếp lớp bằng cách cắt qua tất cả các lớp đó sao cho mỗi mẫu thử bao gồm một đoạn bằng nhau từ mỗi lớp.
6.2. Từ một mẫu lớn phòng thí nghiệm gồm một đoạn cắt dài hơn 1 m
Lấy hai mẫu cắt nguyên khổ, mỗi mẫu từ một đầu của mẫu lớn phòng thí nghiệm nhưng không dài hơn 1 m. Cắt cả hai mẫu thành hai phần bằng nhau bằng cách cắt song song với hướng sợi dọc và đánh dấu nửa bên phải và nửa bên trái của mỗi mẫu. Đặt nửa bên phải của mẫu thứ nhất lên nửa bên trái của mẫu thứ hai với các cạnh cắt cùng nhau và cắt một băng chéo từ góc dưới của mẫu này tới góc trên của mẫu kia, sau khi đã loại bỏ biên. Tiến hành như 6.1, coi hai nửa chiều rộng của băng vải chéo như là một băng vải liên tục nguyên khổ.
6.3. Từ một mẫu lớn phòng thí nghiệm gồm một số đoạn cắt
Xử lý riêng từng mẫu cắt như được mô tả trong 6.1 hoặc 6.2 và báo cáo kết quả cho từng mẫu cắt trong báo cáo thử nghiệm.
6.4. Từ vải có hoa văn thiết kế bên trên bởi sự phân bố của sợi
Nếu có thể, phải đảm bảo rằng có một số nguyên của sự lặp lại hoàn chỉnh của mẫu thiết kế trong mẫu lớn phòng thí nghiệm và được thực hiện như theo 6.1, trừ khi mẫu lớn phòng thí nghiệm thu được dài hơn 1 m thì tiến hành theo 6.2. .Khi các mẫu thiết kế lặp lại và/hoặc không đối xứng, phải cắt băng vải thành các phần nhỏ, trộn lẫn với nhau và sau đó lấy mẫu theo qui trình trong 4.1.
Khi mẫu lớn phòng thí nghiệm không chứa ít nhất một sự lặp lại hoàn chỉnh của mẫu thiết kế, báo cáo điều này trong 8b).
7. Lấy mẫu từ sản phẩm hoàn thiện
Mẫu lớn phòng thí nghiệm thông thường bao gồm một sản phẩm hoàn thiện hoặc một phần đại diện của sản phẩm đó.
Xác định xem tất cả các phần của sản phẩm đó có thành phần cấu tạo giống nhau hay không; nếu có, xử lý sản phẩm như là một mẫu lớn phòng thí nghiệm, và lấy một mẫu thử phòng thí nghiệm đại diện cho mẫu lớn phòng thí nghiệm đó.
Nếu các phần của sản phẩm có thành phần cấu tạo khác nhau, tách riêng và xử lý từng phần như là một mẫu lớn phòng thí nghiệm và lấy một mẫu thử phòng thí nghiệm đại diện cho mẫu lớn phòng thí nghiệm.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau đây:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kích thước của mẫu lớn phòng thí nghiệm (xem 6.4);
c) kích thước của mẫu thử phòng thí nghiệm;
d) kích thước của mẫu thử.
1) Nếu các ống sợi có thể được gắn vào một giá cọc sợi thích hợp thì có thể quấn cùng một lúc nhiều ống.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5788:2009 (ASTM D 1423 : 2002) về Vật liệu dệt - Sợi - Phương pháp xác định độ săn bằng cách đếm trực tiếp
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6176:2009 (ASTM D 1518:1985) về vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8204:2009 (ASTM D 3885 : 2007) về Vật liệu dệt - Vải dệt - Xác định độ bền mài mòn (Phương pháp uốn và mài mòn)
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5787:1994 về Vật liệu dệt sợi - Phương pháp xác định độ bền đứt con sợi được chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4737:1989 về Vật liệu dệt - Vải may mặc - Danh mục chỉ tiêu chất lượng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành