- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5074:2002 (ISO 105-E01:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E01: Độ bền màu với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7316:2003 về Hệ thống cỡ số giày - Hệ Mondopoint và cách chuyển đổi sang các hệ khác do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7421-1:2004 (ISO 14184-1 : 1998) về Vật liệu dệt - Xác định formalđehyt - Phần 1: Formalđehyt tự do và thuỷ phân (phương pháp chiết trong nước) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7651:2007 (ISO 20344: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp thử giày ủng
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1595-1:2007 (ISO 7619-1 : 2004) về Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore)
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:2006 (ISO 36 : 2005) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ kết dính với sợi dệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5363:2006 (ISO 4649 : 2002) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ chịu mài mòn sử dụng thiết bị trống quay hình trụ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-2:2007 (EN 14362 - 2 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1677:1986 về Giày vải xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1678:1986 về Giày vải xuất khẩu - Phương pháp thử
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1679:1975 về Giầy vải xuất khẩu - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8208 : 2009
GIÀY VẢI
Canvas shoes
Lời nói đầu
TCVN 8208 : 2009 thay thế cho TCVN 1677 :1986, TCVN 1678 :1986 và TCVN 1679 :1975.
TCVN 8208 : 2009 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.
TCVN 8208 : 2009
GIÀY VẢI
Canvas shoes
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho giày vải có đế làm bằng cao su sử dụng trong môi trường thông thường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho giày vải sử dụng trong môi trường đặc biệt như axit, kiềm, điện, nhiệt và những môi trường đặc biệt khác.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1595-1 : 2007 (ISO 7619-1:2004), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (độ cứng shore).
TCVN 1596 : 2006 (ISO 36:2005), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ kết dính với sợi dệt.
TCVN 5074 : 2002 (ISO 105-E01:1994), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E01: Độ bền màu với nước.
TCVN 5363 : 2006 (ISO 4649:2002) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ chịu mài mòn sử dụng thiết bị trống quay hình trụ.
TCVN 7316 : 2003, Hệ thống cỡ số giày - Hệ Mondopoint và cách chuyển đổi sang các hệ khác.
TCVN 7421-1:2004 (ISO 14184-1:1998), Vật liệu dệt - Xác định formalđehyt - Phần 1: Formalđehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước).
TCVN 7619-1 : 2007 (EN 14362-1:2003), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết.
TCVN 7619-2 : 2007 (EN 14362-2:2003), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo – Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ.
TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344:2004), Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp thử giày ủng.
ISO 17075 : 2007, Leather - Chemical tests - Determination of chromium (VI) content (Da - Các phép thử hóa học - Xác định hàm lượng Crom VI).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Cao su (rubber)
Hợp chất cao phân tử có tính đàn hồi, đã được lưu hóa.
3.2. Giày vải (canvas shoes)
Giày mà nguyên liệu chính làm mũ giày là vải, nguyên liệu chính làm đế giày là cao su.
CHÚ THÍCH: Ngoài nguyên liệu chính là vải và cao su, giày có thể có các chi tiết trang trí bằng da hoặc kim loại (ví dụ viền da trang trí trên mũ giày, khóa kéo v.v...)
4. Kết cấu cơ bản của giày
4.1. Phần mũ giày
Phần mũ giày thường bao gồm, nhưng không bắt buộc, các chi tiết như mô tả trong Hình 1.
CHÚ DẪN
1. Lắc 2. Dây giày 3. Ôdê | 4. Nẹp ôdê 5. Lưỡi gà 6. Viền cổ 7. Ba ghết | 8. Khóa kéo 9. Má giày 10. Pho hậu |
Hình 1 - Kết cấu của phần mũ giày
4.2. Phần đế giày
Phần đế giày thường bao gồm, nhưng không bắt buộc, các chi tiết như mô tả trong Hình 2.
CHÚ DẪN
1. Mặt nguyệt 2. Viền trong 3. Viền ngoài | 4. Tầu bò 5. Mác 6. Đế ngoài | 7. Chân gò mũ giày 8. Độn phẳng, độn điền đầy 9. Mặt tẩy |
Hình 2 – Kết cấu của phần đế giày
5. Cỡ số, kích thước
Giày được sản xuất theo các cỡ từ 17 đến 49 (theo hệ Pháp). Cỡ số và kích thước của giày được quy định trong TCVN 7316.
CHÚ THÍCH: Nếu có yêu cầu của khách hàng, cho phép nhà sản xuất quy đổi sang hệ khác theo quy định trong TCVN 7316.
6. Yêu cầu kỹ thuật
6.1. Yêu cầu ngoại quan
Mỗi đôi giày phải có màu sắc đồng đều, cân đối, và Không được có các khuyết tật sau:
- Mặt vải bị bẩn lỗi sợi và bị sờn;
- Đế giày, viền ngoài, viền mũi, pho mũi chứa các tạp chất, bị bẩn, ố màu;
- Vải lót bên trong bị ố, bong nhăn;
- Đường máy bị đứt, nhảy mũi chỉ;
6.2. Yêu cầu hóa học
6.2.1. Yêu cầu đối với nguyên liệu là vải
Phần mũ giày bằng vải phải đáp ứng yêu cầu sau:
Độ bền màu với nước: độ bền màu cấp 3-4 và độ dầy màu cấp 3-4.
Hàm lượng amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm AZO không được vượt quá 30 mg/kg (30 ppm).
Hàm lượng formaldehyt không vượt quá 75 mg/kg (75 ppm) đối với giày người lớn, 30 mg/kg (30 ppm) đối với giày trẻ em.
6.2.2. Yêu cầu đối với các chi tiết bằng da
Hàm lượng Crom VI trong da thuộc không được vượt quá 3 mg/kg (3 ppm).
6.3. Yêu cầu cơ lý
6.3.1. Độ bền mài mòn
Lượng mài mòn cao su đế không được lớn hơn 280 mm3/40 m.
6.3.2. Độ cứng
Độ cứng cao su đế phải từ 55 SoA đến 70 SoA.
6.3.3. Độ bền uốn gấp
Đế giày phải không bị rạn nứt trước khi đạt tối thiểu 20 000 chu kỳ uốn.
6.3.4. Độ bền kết dính
Độ bền kết dính giữa cao su với vải không được nhỏ hơn 2 N/mm.
7. Phương pháp thử
7.1. Chỉ tiêu ngoại quan
Quan sát bằng mắt thường.
7.2. Chỉ tiêu hóa học
7.2.1. Xác định độ bền màu với nước
Theo TCVN 5074 : 2002 (ISO 105-E01 : 1994).
7.2.2. Xác định hàm lượng amin thơm
Theo TCVN 7619-1 : 2007 (EN 14362-1:2003) hoặc TCVN 7619-2 : 2007 (EN 14362-2:2003).