TẤM XI MĂNG SỢI - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MƯA - NẮNG
Fiber-cement flats sheets - Test methods - Part 9: Determination of heat-rain resistance
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền mưa nắng của tấm xi măng sợi.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 8259-1 : 2009, Tấm xi măng sợi - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định kích thước, độ thẳng cạnh và độ vuông góc.
Các tấm xi măng sợi được lắp cố định vào khung theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Độ bền mưa nắng của tấm xi măng sợi được đánh giá bằng cách quan sát những thay đổi về cấu trúc mẫu thử sau khi cho mẫu thử trải qua những chu kỳ làm ướt và gia nhiệt.
- Khung đỡ các tấm xi măng sợi được cố định theo chiều thẳng đứng có kích thước cho phép tạo ra diện tích tối thiểu 3,5 m² và lắp đặt được ít nhất hai tấm.
- Hệ thống phun nước có khả năng làm ướt hoàn toàn một mặt mẫu thử.
- Hệ thống gia nhiệt cung cấp lượng nhiệt bức xạ không đổi tới tấm nhôm sơn màu đen đặt sát ngay bề mặt khung đỡ.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Các tấm xi măng sợi được lấy ngẫu nhiên từ lô hàng cung cấp bởi nhà sản xuất. Số lượng tấm cần lấy phụ thuộc vào hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất và vào kích thước của tấm.
Mẫu thử được chuẩn bị theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Mẫu thử phải được gia công sao cho vừa khít với kích thước của khung đỡ.
- Lắp các tấm xi măng sợi vào khung đỡ theo hướng dẫn lắp của nhà sản xuất. Khung có chu vi sao cho phù hợp với các tấm có kích thước chuẩn.
- Với mục đích sử dụng làm tường ngoài, tấm được lắp đặt với độ dốc là 90°. Với các ứng dụng khác, tấm được lắp đặt với độ dốc có thể thay đổi sao cho phù hợp. Số tấm mẫu được sử dụng phải đủ để bao phủ diện tích từ 3 m² đến 5 m².
- Cho khung đỡ đã lắp đặt các tấm xi măng sợi thí nghiệm qua 25 chu kỳ làm ướt và gia nhiệt bằng bức xạ. Mỗi chu kỳ bao gồm các bước sau:
Phun nước: 2 h 50 min sau đó dừng phun nước và để mẫu lưu 10 min.
Gia nhiệt bằng bức xạ: 2 h 50 min tính từ khi mẫu đạt nhiệt độ thí nghiệm sau đó dừng gia nhiệt và để mẫu lưu 10 min.
- Lượng nước sử dụng trong thí nghiệm:
1 L/(min.m²) cho ứng dụng làm tường ngoài.
2,5 L/(min.m²) cho các ứng dụng khác.
- Nhiệt độ trên bề mặt mẫu trong thí nghiệm:
(60 ± 5) oC cho ứng dụng làm tường ngoài.
(70 ± 5) oC cho các ứng dụng khác.
- Kết thúc 25 chu kỳ thí nghiệm làm ướt và gia nhiệt bằng bức xạ, tiến hành kiểm tra các tấm mẫu bằng quan sát trạng thái bề mặt xem có sự hư hỏng hay thay đổi nào không.
Với mỗi cặp mẫu i (i = 1 ¸ 10), tính giá trị ri theo công thức sau:
(1)
Trong đó:
Rui là cường độ uốn của mẫu thứ i sau 50 chu kỳ băng giá;
Ruoi là cường độ uốn của mẫu thử đối chứng thứ i;
Tính giá trị trung bình, và sai lệch tiêu chuẩn, s, của các giá trị ri theo công thức:
(2)
(3)
Trong đó:
ri là giá trị tính được từ công thức (1) của mẫu thứ i;
n là tổng số lượng các mẫu (n = 10);
là giá trị trung bình của các giá trị ri.
Lấy giới hạn dưới của độ tin cậy 95%, Li, được tính theo công thức:
Li = - 0,58s (4)
Theo Điều 6 của TCVN 8259-1 : 2009.