- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11730:2016 về Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng hoạt chất imidacloprid
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9278:2012 về Cà phê quả tươi - Yêu cầu kỹ thuật
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6604:2000 về cà phê - xác định hàm lượng caphein (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6604:2000 (ISO 4052:1983) về cà phê – Xác định hàm lượng caphein (phương pháp chuẩn)
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5615:1991 (ST SEV 6257- 88) về chè - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất lạ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4729:1989 về thuốc bảo vệ thực vật - danh mục các chỉ tiêu chất lượng
CHÈ, CÀ PHÊ – XÁC ĐỊNH ĐA DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG-KHỐI PHỔ
Tea and coffee – Determination of pesticide multiresidues – Liquid chromatographic and tandem mass spectrometric method
Lời nói đầu
TCVN 8320:2010 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHÈ, CÀ PHÊ – XÁC ĐỊNH ĐA DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG-KHỐI PHỔ
Tea and coffee – Determination of pesticide multiresidues – Liquid chromatographic and tandem mass spectrometric method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định đồng thời dư lượng các thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong chè và cà phê, bao gồm benfuracarb, buprofezin, carbofuran, carbosulfan và hexythiazox bằng sắc kí lỏng-khối phổ hai lần (LC/MS-MS).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Dư lượng các thuốc BVTV trong mẫu thử được chiết bằng dung môi axeton và được xác định bằng thiết bị sắc kí lỏng-khối phổ hai lần.
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696) hoặc nước cất hai lần, trừ khi có quy định khác.
4.1. Axeton, tinh khiết phân tích.
4.2. Diclometan, tinh khiết phân tích.
4.3. Ete dầu mỏ, nhiệt độ sôi từ 40oC đến 60oC.
4.4. Metanol, tinh khiết phân tích.
4.5. Natri sulfat khan, hoạt hóa 130oC trong 8 h, để nguội trong bình hút ẩm, đậy kín.
4.6. Dung môi pha động 1
Dùng cân (5.8) cân khoảng 0,385 g amoni axetat (CH3COONH4) vào bình định mức 1 000 ml (5.1), thêm 200 ml metanol, thêm nước cất hai lần đến vạch và đưa vào máy lắc siêu âm (5.13) trong 15 min.
4.7. Dung môi pha động 2
Dùng cân (5.8) cân khoảng 0,385 g amoni axetat (CH3COONH4) vào bình định mức 1 000 ml (5.1), thêm 900 ml metanol, thêm nước cất hai lần đến vạch và đưa vào máy lắc siêu âm (5.13) trong 15 min.
4.8. Các chất chuẩn benfuracarb, buprofezin, carbofuran, carbosulfan và hexythiazox, đã biết độ tinh khiết.
4.9. Dung dịch chuẩn gốc, nồng độ 1 000 mg/ml
Dùng cân (5.8) cân 0,01 g từng chất chuẩn (4.8), chính xác đến 0,01 mg, cho vào các bình định mức dung tích 10 ml (5.1), hòa tan và định mức đến vạch bằng metanol.
4.10. Dung dịch chuẩn trung gian 1, nồng độ 10 mg/ml
Dùng micropipet (5.3) lấy 200 ml từng dung dịch chuẩn gốc (4.9) cho vào bình định mức dung tích 20 ml (5.1), thêm metanol đến vạch và trộn.
4.11. Dung dịch chuẩn trung gian 2, nồng độ 1 mg/ml
Dùng pipet (5.2) lấy 2 ml dung dịch chuẩn trung gian 1 (4.10) cho vào bình định mức dung tích 20ml (5.1), thêm metanol đến vạch và trộn.
4.12. Dung dịch chuẩn làm việc
Pha loãng liên tục các dung dịch chuẩn trung gian để thu được 5 dung dịch chuẩn làm việc với các mức nồng độ như sau:
- dung dịch chuẩn làm việc 1, nồng độ 80 ng/ml;
- dung dịch chuẩn làm việc 2, nồng độ 60 ng/ml;
- dung dịch chuẩn làm việc 3, nồng độ 40 ng/ml;
- dung dịch chuẩn làm việc 4, nồng độ 20 ng/ml;
- dung dịch chuẩn làm việc 5, nồng độ 2 ng/ml;
Các dung dịch chuẩn làm việc được bảo quản ở 4oC và có thời hạn sử dụng là 6 tháng.
4.13. Khí nitơ, có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99,999 %.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm như sau:
5.1. Bình định mức, dung tích 10 ml, 20 ml và 1 000 ml.
5.2. Pipet, dung tích 2 ml và 5 ml, chia vạch đến 0,1 ml.
5.3. Micropipet, dung tích từ 20 ml đến 100 ml, từ 50 ml đến 200 ml và từ 200 ml đến 1 000 ml
5.4. Ống đong, dung tích 50 ml và 1 000 ml.
5.5. Cốc ly tâm PP, dung tích 250 ml.
5.6. Ống nghiệm, dung tích 15 ml.
5.7. Xyranh, dung tích 50 ml, chia vạch đến 1 ml.
5.8. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,01 mg.
5.9. Cân kỹ thuật, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
5.10. Thiết bị đồng hóa Ultra-Turrax, tốc độ không nhỏ hơn 13 500 r/min.
5.11. Thiết bị thổi khí nitơ.
5.12. Máy nghiền mẫu.
5.13. Máy lắc siêu âm.
5.14. Máy ly tâm, tốc độ không nhỏ hơn 2 000 r/min, có ống ly tâm dung tích 250 ml.
5.15. Thiết bị sắc ký lỏng khối phổ, được trang bị như sau:
- bơm cao áp, có không ít hơn hai kênh dung môi;
- bộ đuổi khí;
- buồng cột, có thể kiểm soát được nhiệt độ từ 5oC đến 60oC;
- detector khối phổ hai lần, có dải phổ từ 15 m/z đến 1650 m/z, độ phân giải 0,7 amu/FWHM;
- cột Zorbax SB 18, có chiều dài 150 mm, đường kính 4,6 mm, kích cỡ hạt 5 mm, hoặc loại tương đương;
- máy sinh khí nitơ, có thể tạo ra nitơ có độ tinh khiết 99,999 %;
- máy vi tính.
Việc lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999) Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL).
7.1. Yêu cầu chung
Toàn bộ quy trình phân tích cần được thực hiện trong ngày. Nếu không phân tích được trong ngày thì phải lưu dịch mẫu trong tủ mát ở 4oC.
7.2. Chuẩn bị mẫu
Mẫu thử được nghiền trong máy nghiền mẫu (5.12) đến khi đồng nhất.
7.3. Chuẩn bị phần mẫu thử
Dùng cân (5.9) cân khoảng 10 g mẫu thử (m) đã được đồng nhất (xem 7.2), chính xác đến 0,01g, vào cốc ly tâm dung tích 250 ml của máy ly tâm (5.5), thêm 20 ml nước cất, để yên 1 h tại nhiệt độ phòng. Thêm vào cốc 40 ml axeton, đồng hóa trong 30 s bằng thiết bị Ultra-Turrax (5.10) với tốc độ 13 500 r/min, thêm lần lượt 40 ml ete dầu mỏ, 40 ml diclometan, 5 g natri sulfat khan, đồng hóa trong 30 s bằng thiết bị Ultra-Turrax (5.10) với tốc độ 13 500 r/min, sau đó ly tâm bằng thiết bị ly tâm (5.14) với tốc độ 2 000 r/min trong 10 min, thu toàn bộ dịch chiết và ghi lại thể tích (V1). Dùng pipet 5 ml (5.2) lấy chính xác 4 ml dịch lỏng (V2) thu được cho vào ống nghiệm (5.6) và thổi khô hoàn toàn bằng thiết bị thổi khí nitơ (5.11). Hòa tan phần cặn với 2 ml (VE) metanol để thu được phần mẫu thử.
7.4. Chuẩn bị phần mẫu trắng
Mẫu trắng là mẫu được biết không có dư lượng benfuracarb, buprofezin, carbofuran, carbosulfan, và hexythiazox, được chuẩn bị theo quy trình trong 7.3.
7.5. Chuẩn bị phần mẫu kiểm tra hiệu suất thu hồi
Dùng cân (5.9) cân khoảng 10 g mẫu trắng đã được đồng nhất (xem 7.2), chính xác đến 0,01 g vào cốc ly tâm dung tích 250 ml (5.5), thêm vào 20 ml nước cất, để yên 1 h tại nhiệt độ phòng. Dùng micropipet (5.3) thêm 200 ml dung dịch chuẩn trung gian 2 (4.11), để yên trong nhiệt độ phòng trong ít nhất 15 min. Tiếp tục thực hiện chuẩn bị như 7.3.
7.6. Điều kiện phân tích
Tốc độ dòng: 0,7 ml/min
Nhiệt độ buồng cột: 40 oC
Chương trình dung môi: | Thời gian (min) | % dung môi pha động 1 | % dung môi pha động 2 | ||||||||
| 0 | 100 | 0 | ||||||||
| 1 | 90 | 10 | ||||||||
| 12 | 0 | 100 | ||||||||
| 16 | 0 | 100 | ||||||||
| 16,1 | 100 | 0 | ||||||||
| 20 | 100 | 0 | ||||||||
Thể tích bơm mẫu: | 20 ml |
|
| ||||||||
Điều kiện detector khối phổ: | Nguồn ion | APCI/ chọn ion dương (positive) |
| ||||||||
| Nhiệt độ dòng khí thổi thô (gas temp) | 200 oC |
| ||||||||
| Nhiệt độ bộ hóa hơi (vaporizer) | 180 oC |
| ||||||||
| Lưu lượng dòng khí thổi khổ (gas flow) | 5 L/min |
| ||||||||
| Áp suất dòng khí thổi khô (nebulizer) | 60 psi |
| ||||||||
| Điện thế áp vào capillary (capillary) | 2 500 V |
| ||||||||
| Dòng điện cho kim crona (crona) | 6 mA |
| ||||||||
| Điện thế áp vào kim corona (charging) | 2 000 V |
| ||||||||
| Hai tứ cực chạy chế độ SIM | (MRM scan) |
| ||||||||
Hoạt chất | Mảnh khối chính (precursor ion (Q1), m/z | Mảnh khối định lượng (product ion) (Q3), m/z | Thời gian quét (dwell), ms | Điện thế phân mảnh (fragmentor), V | Năng lượng va chạm (collision energy), V |
| |||||
Benfuracarb | 411,2 | 252 | 100 | 130 | 19 |
| |||||
|
| 195,1 | 100 | 130 | 31 |
| |||||
Buprofezin | 306,2 | 201,2 | 150 | 100 | 17 |
| |||||
|
| 116,2 | 150 | 140 | 25 |
| |||||
Carbofuran | 222,1 | 165,1 | 100 | 50 | 17 |
| |||||
|
| 123 | 100 | 50 | 29 |
| |||||
Carbosulfan | 381,2 | 160,2 | 100 | 50 | 25 |
| |||||
|
| 118,1 | 100 | 50 | 20 |
| |||||
Hexythiazox | 353,1 | 277,9 | 100 | 80 | 21 |
| |||||
|
| 168,1 | 100 | 80 | 33 |
| |||||
7.7. Dựng đường chuẩn
Dựng đường chuẩn của các thuốc BVTV (tương quan giữa diện tích/chiều cao pic và nồng độ chất chuẩn) tại 5 điểm có nồng độ tương ứng trong các dung dịch chuẩn làm việc (4.12).
7.8. Xác định
Bơm lần lượt dung dịch mẫu trắng (7.4), dung dịch mẫu thử (7.3), dung dịch mẫu kiểm tra hiệu suất thu hồi (7.5) vào thiết bị sắc kí lỏng khối phổ (5.15). Xác định nồng độ của mẫu thử và mẫu kiểm tra hiệu suất thu hồi bằng đường chuẩn. Nếu nồng độ của mẫu thử nằm ngoài đường chuẩn thì điều chỉnh bằng cách pha loãng dung dịch phần mẫu thử (không pha loãng lượng mẫu bơm).
Dư lượng từng thuốc BVTV (4.8), X, biểu thị bằng miligam trên kilogam (mg/kg), được tính theo công thức:
Trong đó:
X0 là nồng độ các dư lượng thuốc BVTV trong mẫu thử được xác định theo 7.8, tính bằng microgam trên mililit (mg/ml);
VE là thể tích phần mẫu thử thu được (xem 7.3), tính bằng mililít (ml);
V1 là thể tích dịch chiết thu được (xem 7.3), tính bằng mililít (ml);
V2 là thể tích dịch chiết được lấy ra để cô cạn (xem 7.3), tính bằng mililit (ml);
m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
P là độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%).
9. Hiệu suất thu hồi và giới hạn xác định
9.1. Hiệu suất thu hồi của phương pháp: từ 70 % đến 110 %.
9.2. Giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ): 0,01 mg/kg.
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn, và bất kỳ chi tiết nào có ảnh hưởng đến kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11730:2016 về Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng hoạt chất imidacloprid
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9278:2012 về Cà phê quả tươi - Yêu cầu kỹ thuật
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6604:2000 về cà phê - xác định hàm lượng caphein (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6604:2000 (ISO 4052:1983) về cà phê – Xác định hàm lượng caphein (phương pháp chuẩn)
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5615:1991 (ST SEV 6257- 88) về chè - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất lạ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4729:1989 về thuốc bảo vệ thực vật - danh mục các chỉ tiêu chất lượng