- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-12:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 12: bệnh bạch lị và thương hàn ở gà do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-6:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 6: bệnh xuất huyết thỏ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-11:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 11: bệnh dịch tả vịt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-9:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 9: bệnh viêm gan vịt typ I
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-7:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 7: bệnh đậu cừu và đậu dê
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-13:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 13: bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucela
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-14:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 14: bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-15:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 15: bệnh xoắn khuẩn Do Leptospira
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-16:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 16: bệnh phù ở lợn do vi khuẩn E. Coli
- 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-17:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 17: bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra ở gà
- 13 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-5:2011 về bệnh động vật - quy trình chuẩn đoán - phần 5: bệnh tiên mao trùng
- 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng
- 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-2:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra trên lợn
- 16 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn
- 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-4:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh Niu Cát Xơn
- 18 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza)
- 19 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn
- 20 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn
- 21 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS)
- 22 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn
- 23 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-23:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 23: Bệnh ung khí thán
- 24 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
- 25 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-25:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh cúm lợn
- 26 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1
- 27 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-27:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 27: Bệnh sán lá gan
- 28 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens
- 29 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-30:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 30: Bệnh Marek ở gà
- 30 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
- 31 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm
BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 33: BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU BÒ
Animal diseases - Diagnostic procedure - Part 33: Bovine babesiosis
Lời nói đầu
TCVN 8400-33 : 2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo OIE (2010), Manual of diagnostic tests and vaccines for terrestrial animals, Chapter 2.4.2 Bovine babesiosis;
TCVN 8400-33 : 2015 do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương - Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8400 Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán gồm 38 phần:
- TCVN 8400-1 : 2010, phần 1: Bệnh lở mồm long móng;
- TCVN 8400-2 : 2010, phần 2: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra trên lợn;
- TCVN 8400-3 : 2010, phần 3: Bệnh giun xoắn;
- TCVN 8400-4 : 2010, phần 4: Bệnh Niu Cát Xơn;
- TCVN 8400-5 : 2011, phần 5: Bệnh tiên mao trùng;
- TCVN 8400-6 : 2011, phần 6: Bệnh xuất huyết thỏ;
- TCVN 8400-7 : 2011, phần 7: Bệnh đậu cừu và đậu dê;
- TCVN 8400-8 : 2011, phần 8: Bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm;
- TCVN 8400-9 : 2011, phần 9: Bệnh viêm gan vịt type I;
- TCVN 8400-10 : 2011, phần 10: Bệnh lao bò;
- TCVN 8400-11 : 2011, phần 11: Bệnh dịch tả vịt;
- TCVN 8400-12 : 2011, phần 12: Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà;
- TCVN 8400-13 : 2011, phần 13: Bệnh sẩy thai truyền nhiễm do brucela;
- TCVN 8400-14 : 2011, phần 14: Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò;
- TCVN 8400-15 : 2011, phần 15: Bệnh xoắn khuẩn do Leptospira;
- TCVN 8400-16 : 2011, phần 16: Bệnh phù ở lợn do vi khuẩn E.coli;
- TCVN 8400-17 : 2011, phần 17: Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra ở gà;
- TCVN 8400-18 : 2014, phần 18: Bệnh phù đầu gà (coryza);
- TCVN 8400-19 : 2014, phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn;
- TCVN 8400-20 : 2014, phần 20: Bệnh đóng dấu lợn;
- TCVN 8400-21 : 2014, phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS);
- TCVN 8400-22 : 2014, phần 22: Bệnh giả dại ở lợn;
- TCVN 8400-23 : 2014, phần 23: Bệnh ung khí thán;
- TCVN 8400-24 : 2014, phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm;
- TCVN 8400-25 : 2014, phần 25: Bệnh cúm lợn;
- TCVN 8400-26 : 2014, phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1;
- TCVN 8400-27 : 2014, phần 27: Bệnh sán lá gan;
- TCVN 8400-28 : 2014, phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens ;
- TCVN 8400-29 : 2015, phần 29: Bệnh Lympho leuko ở gà;
- TCVN 8400-30 : 2015, phần 30: Bệnh Marek ở gà;
- TCVN 8400-31 : 2015, phần 31: Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm;
- TCVN 8400-32 : 2015, phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm;
- TCVN 8400-33 : 2015, phần 33: Bệnh Lê dạng trùng ở trâu bò;
- TCVN 8400-34 : 2015, phần 34: Bệnh Biên trùng ở trâu bò;
- TCVN 8400-35 : 2015, phần 35: Bệnh Theileria ở trâu bò;
- TCVN 8400-36 : 2015, phần 36: Hội chứng suy mòn ở lợn sau cai sữa do Circo virus typ 2;
- TCVN 8400-37 : 2015, phần 37: Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn;
- TCVN 8400-38 : 2015, phần 38: Bệnh tiêu chảy ở lợn do Corona virus.
BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 33: BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU BÒ
Animal diseases - Diagnostic procedure - Part 33: Bovine babesiosis
CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh lê dạng trùng ở trâu bò do một số loài Babesia spp. gây ra.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng để chẩn đoán bệnh lê dạng trùng cho các gia súc khác như dê, cừu, lợn, hươu, chó...
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Bệnh lê dạng trùng (Babesiosis)
Bệnh do một số loài Babesia spp. như Babesia divergens, Babesia bovis, Babesia bigemina ký sinh trong hồng cầu gây ra.
CHÚ THÍCH: Khi con vật mắc bệnh có biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, thiếu máu, nước tiểu màu đỏ có lẫn máu. Mầm bệnh Babesia spp. được truyền từ con vật bệnh sang con vật khỏe qua một số loài ve như Rhipicephalusspp., Ixodes ricinus...
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
3.1. Nguyên liệu và vật liệu thử dùng cho phương pháp nhuộm Giemsa
3.1.1. Dung dịch muối đệm phosphat (PBS), 0,01 M, pH 7,0 (xem A.1).
3.1.2. Dung dịch Giemsa, 10% (xem A.2).
3.1.3. Metanol tuyệt đối
3.2. Nguyên liệu và vật liệu thử dùng cho phương pháp realtime PCR
3.2.1. Kít tách chiết ADN (axit deoxyribonucleic), dùng cho mẫu máu chống đông (xem Phụ lục B).
3.2.2. Kít nhân gen.
3.2.3. Cặp mồi (primers) và mẫu dò.
3.2.4. Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.5. Etanol, từ 96% đến 100% (thể tích).
3.2.6. Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.3. Nguyên liệu và vật liệu thử dùng cho phương pháp ELISA (phép thử miễn dịch liên kết enzym)
Hiện nay các kít ELISA thương mại có sẵn trên thị trường dùng để phát hiện kháng thể lê dạng trùng. Khi sử dụng phương pháp ELISA cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT)
3.4.1. Dung dịch PBS.
3.4.2. Albumin huyết thanh bò (BSA).
3.4.3. Glyxerol.
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Thiết bị, dụng cụ sử dụng chung
4.1.1. Tủ lạnh âm sâu, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 20 °C đến âm 80 °C.
4.1.2. Tủ lạnh, có thể duy trì nhiệt độ 2 °C đến 8 °C.
4.1.3. Máy lắc trộn vortex.
4.2. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp nhuộm Giemsa
4.2.1. Phiến kính, vô trùng.
4.2.2. Lamen, vô trùng.
4.2.3. Kính hiển vi quang học, vật kính dầu 100 X.
4.3. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp realtime PCR
4.3.1. Máy ly tâm, có thể ly tâm với gia tốc 6 000 g và 20 000 g.
4.3.2. Máy nhân gen (realtime PCR).
4.3.3. Máy spindown, có thể ly tâm với gia tốc 6 000 g.
4.4. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp ELISA
4.4.1. Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ ở 37 °C.
4.4.2. Máy đọc ELISA, có thể đọc ở bước sóng 405 nm.
4.5. Kính hiển vi huỳnh quang, dùng cho phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT).
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Mầm bệnh Babesia spp. được truyền từ con vật bệnh sang con vật khỏe qua một số loài ve như Ixodes ricinus, Haemaphysalis spp. và Rhipicephalus spp;
- Bệnh gặp ở trâu bò mọi lứa tuổi, giống và không phân biệt giới tính;
- Ở những vùng dịch mang tính chất địa phương, bệnh thường gặp ở trâu bò non;
- Bệnh phổ biến ở trâu bò ở những vùng nóng, ẩm;
- Bệnh thường gặp ở trâu bò ở vùng đồng bằng và miền núi, nơi có nhiều loài ve truyền bệnh.
5.2. Triệu chứng lâm sàng
5.2.1. Thể cấp tính
- Nước tiểu lúc đầu trắng đục sau chuyển sang màu đỏ nâu hoặc có máu tươi;
- Niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu;
- Trâu bò sốt cao từ 40 °C đến 42 °C, sốt cao kéo dài trong vòng từ 2 ngày đến 4 ngày. Nhịp thở nhanh và khó khăn. Đôi khi có triệu chứng thần kinh;
- Trâu bò chửa dễ sảy thai;
- Trâu bò yếu thường chết sau 1 tuần khi nhiệt độ hạ, huyết áp hạ và trụy tim mạch.
5.2.2. Thể mạn tính
- Nước tiểu có màu nâu đỏ;
- Có hiện tượng hoàng đản ở vùng da và niêm mạc nhất là vùng mắt, tai, âm đạo;
- Trâu bò sốt nhẹ (từ 39 °C đến 40 °C) sau đó lại giảm, ít lâu sau lại sốt trở lại;
- Trâu bò ăn uống bình thường nhưng mệt mỏi, gầy xơ xác, không linh hoạt, ít hoạt động, lông rụng dần và suy nhược;
- Nếu không điều trị kịp thời sẽ chết vì kiệt sức và thiếu máu nặng.
5.3. Bệnh tích
- Bọng đái thường có nước tiểu vàng thẫm hoặc đỏ;
- Niêm mạc dưới da nhợt nhạt;
- Các bắp thịt tái nhợt, nhũn, ứ nước;
- Lớp mỡ dưới da vàng nhợt, ứ nước;
- Xoang ngực chứa nước vàng hoặc hồng nhạt, loãng, khó đông;
- Tim sưng to, có khi nhũn, nhạt màu, màng bao tim xuất huyết điểm hoặc lan tràn;
- Gan sưng, mép gan dày, có vùng cứng vùng nát;
- Túi mật sưng to;
- Lách sưng dày lên, nhũn, mủn như bùn.
5.4. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt về lâm sàng giữa bệnh lê dạng trùng và một số bệnh khác trên gia súc theo Bảng 1.
Bảng 1 - Chẩn đoán phân biệt
Bệnh | Biểu hiện |
Biên trùng | Triệu chứng và bệnh tích nhẹ hơn bệnh lê dạng trùng. Nước tiểu không có màu đỏ. |
Tiên mao trùng (Trypanosomosis) | Con vật sốt cao, theo chu kỳ. |
Theileriosis | Hạch, lách sưng to. |
Eperythrozoonosis | Máu khó đông. Gan và các cơ quan nội tạng màu vàng. |
Nhiệt thán | Nước tiểu có màu đỏ nhưng để lâu thì lắng cặn. Bệnh lê dạng trùng: nước tiểu có màu đỏ nhưng để lâu không lắng cặn. |
Niệu huyết | Gan hoại tử. |
6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp nhuộm Giemsa kiểm tra hình thái lê dạng trùng
6.1.1. Lấy mẫu
Dùng xylanh 5 ml và kim tiêm 20 G (hoặc 18 G) vô trùng, lấy từ 1,5 ml đến 2 ml máu ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi của trâu bò nghi ngờ bệnh cho vào ống có chất chống đông (EDTA, natri xitrat hoặc heparin), ghi ký hiệu mẫu lên thành ống.
CHÚ THÍCH: Đồng thời Kèm theo Phiếu gửi bệnh phẩm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm và những thông tin về dịch tễ, các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh.
6.1.2. Bảo quản mẫu
Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều được bảo quản trong thùng lạnh (nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C) chuyển đến phòng thí nghiệm trong vòng 48 h. Trong trường hợp chưa xét nghiệm ngay mẫu máu chống đông, bảo quản trong tủ lạnh (4.1.2).
6.1.3. Chuẩn bị mẫu
Mẫu bệnh phẩm là mẫu máu (6.1.1).
6.1.4. Cách tiến hành
6.1.4.1. Chuẩn bị tiêu bản
- Nhỏ 1 giọt máu (6.1.1) (tương đương từ 5 ml đến 10 ml) lên một dầu của phiến kính (4.2.1);
- Dàn mỏng giọt máu bằng lamen (4.2.2) hoặc một phiến kính khác (4.2.1);
- Tiêu bản để khô tự nhiên sau đó cố định bằng cách nhỏ metanol tuyệt đối (3.1.3) trong 1 min. Để khô.
6.1.4.2. Nhuộm tiêu bản
- Đặt tiêu bản (6.1.4.1) vào cốc đựng dung dịch Giemsa 10 % (xem điều A.2 phụ lục A) trong 1 min;
- Rửa tiêu bản bằng nước sạch từ 3 lần đến 4 lần;
- Để khô tiêu bản ở nhiệt độ phòng.
6.1.5. Xem hình thái lê dạng trùng
Nhỏ 1 giọt dầu vào tiêu bản (6.1.4.2) và xem bằng kính hiển vi quang học (4.2.3), quan sát thấy lê dạng trùng nằm trong hồng cầu và mang đặc điểm riêng cho từng loài như sau:
- Babesia bovis: hình dạng giống 2 quả lê chụm vào nhau tạo góc tù, nằm ở giữa hồng cầu. Kích thước chiều dài từ 1 mm đến 1,5 mm, chiều rộng từ 0,5 mm đến 1,0 mm;
- Babesia divergens: có hình dạng gần giống Babesia bovis nhưng nằm ở mép hồng cầu;
- Babesia bigemina: hình dạng quả lê đơn hoặc đôi chụm vào nhau tạo góc nhọn. Kích thước to hơn các loài khác, chiều dài từ 3 mm đến 3,5 mm, chiều rộng từ 1 mm đến 1,5 mm.
6.2. Phương pháp realtime PCR phát hiện kháng nguyên lê dạng trùng
6.2.1. Lấy mẫu
Xem 6.1.1.
6.2.2. Bảo quản mẫu
Xem 6.1.2.
6.2.3. Chuẩn bị mẫu
Xem 6.1.3.
6.2.4. Cách tiến hành
6.2.4.1. Tách chiết ADN
Sử dụng bộ kít tách chiết (3.2.1) thích hợp và an toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
VÍ DỤ: dùng kít tách chiết DNeasyÒ Blood & Tissue Kit (250) (Cat No. 69506)1) (xem Phụ lục B).
6.2.4.2. Chuẩn bị mồi
Phản ứng khuếch đại được thực hiện trong máy nhân gen (4.3.2) theo phương pháp realtime PCR khuếch đại đoạn gen đặc hiệu 18S rADN của B. bovis hoặc B. bigemina sử dụng cặp mồi và mẫu dò (3.2.3) được nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 - Trình tự cặp mồi và mẫu dò phát hiện B. bovis hoặc B. bigemina [1]
Gen đích | Loài | Cặp mồi | Trình tự 5’-3’ |
18S rADN | B. bovis | Mồi xuôi (forward primer) | AGCAGGTTTCGCCTGTATAATG |
Mồi ngược (reverse primer) | AGTCGTGCGTCATCGACAAA | ||
Mẫu dò (FAM) | CCTTGTATGACCCTGTCGTACCGTTGG | ||
18S rADN | B. bigemina | Mồi xuôi (forward primer) | AATAACAATACAGGGCTTTCGTCT |
Mồi ngược (reverse primer) | AACGCGAGGCTGAAATACAACT | ||
Mẫu dò (VIC) | TTGGAATGATGGTGATGTACAACCTCA |
Mồi và mẫu dò được chuẩn bị như sau:
- Chuẩn bị mồi gốc và mẫu dò gốc: mồi và mẫu dò ở trạng thái đông khô phải được ly tâm nhanh bằng máy spindown (4.3.3) ở gia tốc 6 000 g trong 30 s để mồi và mẫu dò lắng xuống đáy ống trước khi mở và hoàn nguyên. Lần đầu tiên nên dùng dung dịch đệm TE (3.2.6) để hoàn nguyên mồi, mẫu dò ở nồng độ 100 mM làm mồi gốc và mẫu dò gốc;
- Chuẩn bị mồi sử dụng ở nồng độ 20 mM, pha loãng mồi gốc bằng nước (3.2.4) (20 ml mồi gốc và 80 ml nước);
- Chuẩn bị mẫu dò sử dụng ở nồng độ 10 mM, pha loãng mẫu dò gốc bằng nước (3.2.4) (10 ml mẫu dò gốc và 90 ml nước).
6.2.4.3. Tiến hành phản ứng
Sử dụng cặp mồi và mẫu dò đã được chuẩn bị (6.2.4.2).
Sử dụng kít nhân gen (3.2.2) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
VÍ DỤ: dùng kít nhân gen của QuantiTect Probe PCR, Qiagen (Cat No. 204341)2)
Thành phần cho một phản ứng được nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Thành phần phản ứng realtime PCR
Thành phần | Thể tích (ml) |
QuantiTect Probe PCR master mix | 12 |
Mồi xuôi, 20 mM | 1 |
Mồi ngược, 20 mM | 1 |
Mẫu dò, 10 mM | 0,5 |
Nước tinh khiết không có nuclease | 5,5 |
Tổng thể tích | 20 |
Chuyển 20 ml hỗn hợp nhân gen vào mỗi ống phản ứng:
- Mẫu kiểm chứng dương: cho 5 ml mẫu ADN có giá trị chu kỳ ngưỡng (Ct) đã biết trước vào ống phản ứng;
- Mẫu kiểm chứng âm: cho 5 ml nước (3.2.4) vào ống phản ứng;
- Mẫu bệnh phẩm: cho 5 ml mẫu ADN bệnh phẩm (6.2.4.1) vào ống phản ứng.
CHÚ THÍCH:
Phản ứng realtime PCR phải bao gồm: mẫu bệnh phẩm, mẫu kiểm chứng dương và mẫu kiểm chứng âm;
Mẫu và nguyên liệu cho phản ứng Realtime PCR cần đặt trong khay đá lạnh trong suốt quá trình chuẩn bị hỗn hợp phản ứng.
Tiến hành phản ứng Realtime PCR bằng máy nhân gen (Realtime PCR) (4.3.2) đã được cài đặt chu trình nhiệt được nêu trong Bảng 4.
Bảng 4 - Chu trình nhiệt của phản ứng realtime PCR
Nhiệt độ | Thời gian | Số chu kỳ |
50 °C | 2 min | 1 |
95 °C | 10 min | |
95 °C | 20 s | 45 |
55 °C | 1 min | 45 |
6.2.5. Đọc kết quả
Đọc kết quả bằng máy nhân gen (realtime PCR) (4.3.2) dựa trên giá trị Ct (Ct là thời điểm máy đọc realtime PCR ghi nhận tín hiệu huỳnh quang phát ra từ ống phản ứng bắt đầu vượt qua cường độ huỳnh quang nền).
Điều kiện phản ứng được công nhận: mẫu kiểm chứng dương tính có giá trị Ct biết trước, mẫu kiểm chứng âm tính không có Ct;
Với điều kiện như trên, mẫu có giá trị Ct £ 35 được coi là dương tính; mẫu không có Ct được coi là âm tính; mẫu có giá trị 35 < Ct £ 40 được coi là nghi ngờ;
Những mẫu nghi ngờ cần được thực hiện lại quy trình xét nghiệm hoặc xét nghiệm bằng phương pháp khác để khẳng định.
6.3. Phương pháp ELISA phát hiện kháng thể lê dạng trùng
6.3.1. Lấy mẫu
Sử dụng xylanh 5 ml và kim tiêm 20G (hoặc 18G) vô trùng, lấy từ 1,5 ml đến 2 ml máu ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi của trâu bò nghi mắc bệnh lê dạng trùng. Sau khi lấy, rút pittong lùi ra để tạo khoảng trống (hoặc bơm máu vào ống nghiệm vô trùng), ghi ký hiệu mẫu trên xylanh hoặc ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 45° trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 h đến 2 h ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp.
6.3.2. Bảo quản mẫu
Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều được bảo quản trong thùng lạnh (nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C) chuyển đến phòng thí nghiệm trong vòng 48 h. Trong trường hợp chưa xét nghiệm ngay, mẫu huyết thanh phải được ly tâm, chắt lấy phần huyết thanh sang ống khác, bảo quản trong tủ lạnh âm sâu (4.1.1).
6.3.3. Chuẩn bị mẫu
Chắt huyết thanh từ xylanh (6.3.1) sang ống nghiệm vô trùng, kể từ lúc lấy máu đến lúc chắt huyết thanh không quá 24 h, ghi ký hiệu của mẫu lên ống chứa huyết thanh.
6.3.4. Cách tiến hành
VÍ DỤ: dùng bộ kít phát hiện kháng thể lê dạng trùng ở trâu bò của hãng SVANOVA3).
6.3.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Dung dịch đệm: pha loãng dung dịch PBS-Tween 20 X với nước cất theo tỷ lệ 1/20 (cho 25 ml dung dịch PBS Tween 20 X vào 475 ml nước cất), lắc đều. Bảo quản dung dịch đệm ở nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C;
- Dung dịch kháng kháng thể bò: pha loãng kháng kháng thể bò với 11,5 ml dung dịch đệm (pha xong dùng ngay). Sau khi pha loãng bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C. Dung dịch kháng kháng thể bò đông tan tối đa 3 lần;
- Pha loãng mẫu kiểm chứng (âm, dương) và mẫu bệnh phẩm (6.3.3) với dung dịch đệm theo tỷ lệ 1/100 (cho 5 ml mẫu kiểm chứng hoặc mẫu bệnh phẩm vào 495 ml dung dịch đệm).
6.3.4.2. Tiến hành phản ứng
- Các thuốc thử để ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng;
- Nhỏ 100 ml mẫu kiểm chứng (âm, dương) đã pha loãng (6.3.4.1) vào các giếng được chọn (mỗi mẫu thực hiện trên 2 giếng, vị trí của mẫu kiểm chứng đã được đánh dấu trong đĩa);
- Nhỏ 100 ml mẫu bệnh phẩm đã pha loãng (6.3.4.1) vào giếng được chọn (mỗi mẫu có thể làm 1 giếng hoặc 2 giếng, tuy nhiên trong trường hợp xác định lại mỗi mẫu nên làm 2 giếng);
- Phủ kín đĩa và ủ ở tủ ấm 37°C (4.4.1) trong 30 min;
- Rửa đĩa 4 lần bằng dung dịch đệm;
- Nhỏ 100 ml dung dịch kháng kháng thể bò đã pha loãng (6.3.4.1) vào từng giếng;
- Phủ kín đĩa và ủ ở tủ ấm 37°C (4.4.1) trong 30 min;
- Rửa đĩa 4 lần bằng dung dịch đệm;
- Nhỏ 100 ml dung dịch cơ chất vào mỗi giếng;
- Phủ kín đĩa và ủ ở nhiệt độ phòng 18 °C đến 25 °C trong 30 min;
- Nhỏ 100 ml dung dịch dừng phản ứng vào mỗi giếng;
- Phủ kín đĩa và ủ ở nhiệt độ phòng 18 °C đến 25 °C trong 30 min;
- Đọc đĩa ở bước sóng 405 nm bằng máy đọc ELISA (4.4.2) trong vòng 15 min.
6.3.5. Đọc kết quả
- Tính giá trị mật độ quang học (OD) của mẫu kiểm chứng âm, mẫu kiểm chứng dương và mẫu bệnh phẩm.
- Tính tỷ lệ giá trị OD giữa mẫu bệnh phẩm hoặc mẫu kiểm chứng âm với mẫu kiểm chứng dương (PP) theo công thức sau:
PP = | OD mẫu bệnh phẩm hoặc mẫu kiểm chứng âm | x 100 |
OD mẫu kiểm chứng dương |
- Giá trị mẫu kiểm chứng nằm trong khoảng giới hạn sau:
1) OD của mẫu kiểm chứng dương: trong khoảng 1,0 đến 2,3
2) PP của mẫu kiểm chứng âm: nhỏ hơn 20
- Đánh giá kết quả đối với mẫu bệnh phẩm:
1) PP nhỏ hơn hoặc bằng 25: mẫu âm tính;
2) PP trong khoảng 26 đến 39: mẫu nghi ngờ;
3) PP lớn hơn hoặc bằng 40: mẫu dương tính.
CHÚ THÍCH: Kít phát hiện kháng thể lê dạng trùng không thể phân biệt được kháng thể do nhiễm tự nhiên hay kháng thể do tiêm vắc xin.
6.4. Phương pháp IFAT phát hiện kháng thể lê dạng trùng
6.4.1. Lấy mẫu
Xem 6.3.1.
6.4.2. Bảo quản mẫu
Xem 6.3.2.
6.4.3. Chuẩn bị mẫu
Xem 6.3.3.
6.4.4. Cách tiến hành
6.4.4.1. Chuẩn bị kháng nguyên
- Lấy máu con vật nhiễm lê dạng trùng ở mật độ từ 2 % đến 5 % cho vào ống có chứa chất chống đông;
- Rửa 3 lần với dung dịch PBS (3.4.1) theo tỷ lệ 1/5 (hoặc 1/10) để loại bỏ huyết tương;
- Sau khi rửa, hồng cầu được tái hòa tan bằng 2 lần thể tích PBS đã cho thêm 1 % albumin huyết thanh bò (3.4.2);
- Nhỏ 1 giọt máu đã pha loãng ở trên vào một phiến kính (4.2.1) và dùng một phiến kính khác dàn mỏng;
- Để phiến kính khô ở nhiệt độ phòng và cố định 5 min ở nhiệt độ 80 °C. Bọc kín tiêu bản máu đã cố định và bảo quản ở âm 70 °C, thời gian bảo quản tiêu bản tối đa 5 năm.
6.4.4.2. Tiến hành phản ứng
- Mẫu bệnh phẩm (6.4.3) pha loãng với dung dịch PBS (3.4.1) theo tỷ lệ 1 : 30;
- Chia nhỏ phiến kính chứa kháng nguyên (được chuẩn bị ở (6.4.4.1)) từ 8 ô đến 10 ô bằng bút dầu;
- Nhỏ từ 5 ml đến 10 ml mẫu bệnh phẩm đã pha loãng và mẫu kiểm chứng (âm, dương) vào các ô đã chia ở trên qua miếng giấy lọc;
- Đặt phiến kính trong hộp ẩm và ủ ở tủ ấm (4.4.1) trong 30 min;
- Rửa phiến kính bằng dung dịch PBS để loại bỏ miếng giấy lọc;
- Rửa lại phiến kính bằng dung dịch PBS và nước. Mỗi lần rửa cho phiến kính vào máy lắc trộn vortex (4.1.3) trong 10 min;
- Nhỏ kháng kháng thể có gắn chất màu huỳnh quang (fluorescein isothiocyanate - FITC) đã pha loãng ở nồng độ từ 1/400 đến 1/1200 vào mỗi ô;
- Ủ phiến kính ở nhiệt độ phòng trong 30 min;
- Rửa phiến kính bằng dung dịch PBS và nước. Mỗi lần rửa cho phiến kính vào máy lắc trộn vortex (4.1.3) trong 10 min;
- Gắn lamen (4.2.2) lên trên phiến kính sau khi làm ẩm phiến kính bằng dung dịch glyxerol (3.4.3) và PBS theo tỷ lệ 1/1.
6.4.5. Đọc kết quả
Kiểm tra phiến kính (6.4.4.2) bằng kính hiển vi huỳnh quang (4.5):
- Mẫu dương tính đối với lê dạng trùng khi có màu huỳnh quang giống với màu của mẫu kiểm chứng dương;
- Mẫu âm tính đối với lê dạng trùng khi không có màu huỳnh quang giống với màu của mẫu kiểm chứng âm.
Trâu bò được kết luận là mắc bệnh lê dạng trùng khi có các đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của bệnh và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên hoặc kháng thể dương tính bằng một trong những phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
(Quy định)
Thành phần và chuẩn bị thuốc thử cho phương pháp nhuộm Giemsa
A.1. Dung dịch muối đệm phosphat (PBS), 0,01 M, pH 7,0
A.1.1. Thành phần
Natri hydrophosphat (Na2HPO4) Kali dihydrophosphat (KH2PO4) Nước cất | 9,47 g 9,08 g 900 ml |
A.1.2. Chuẩn bị
Hòa tan natri hydrophosphat và kali dihydrophosphat trong 900 ml nước cất. Chỉnh pH đến 7,0 bằng axit clohydric.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng PBS thương mại và chuẩn bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất
A.2. Dung dịch Giemsa, 10 %
Dung dịch Giemsa (azur-eosin-methylen blue) Dung dịch PBS 0,01 M, pH 7,0 (A.1) | 1 phần 9 phần |
CHÚ THÍCH: Nồng độ dung dịch Giemsa có thể thay đổi theo các phòng thí nghiệm.
(Tham khảo)
CẢNH BÁO: Việc tách chiết ADN có sử dụng hóa chất nguy hiểm và có khả năng gây hại nếu thao tác không cẩn thận. Do vậy, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với da và hít phải hơi của các hóa chất này. Luôn luôn đeo găng tay, khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ khi thực hiện các thao tác này.
Quy trình tách chiết ADN sử dụng kít DNeasy® Blood & Tissue Kit (250) (Cat No. 69506) như sau:
B.1. Pha dung dịch
- Dung dịch AW 1 (Wash buffer 1): thêm 125 ml etanol từ 96 % đến 100 % (thể tích) (3.2.5) vào 95 ml dung dịch AW1 đậm đặc;
- Dung dịch AW 2 (Wash buffer 2): thêm 160 ml etanol từ 96 % đến 100 % (thể tích) (3.2.5) vào 66 ml dung dịch AW2 đậm đặc.
B.1. Cách tiến hành
- Bước 1: nhỏ 20 ml proteinase K vào ống 1,5 ml; nhỏ thêm 100 ml mẫu máu (6.2.3); và thêm dung dịch PBS để được thể tích 220 ml. Tiến hành tiếp bước 2;
- Bước 2: nhỏ 200 ml dung dịch AL (Lysis buffer) vào ống; trộn đều bằng máy lắc trộn vortex (4.1.3) trong 15 s. Ủ mẫu ở 56 °C trong 15 min;
- Bước 3: nhỏ 200 ml etanol từ 96 % đến 100 % (thể tích) (3.2.5) vào ống, trộn đều bằng máy lắc trộn vortex (4.1.3).
- Bước 4: chuyển toàn bộ dung dịch trong ống vào cột lọc có ống thu; ly tâm cột lọc và ống thu ở gia tốc 6 000 g bằng máy ly tâm (4.3.1) trong 1 min, loại bỏ ống thu;
- Bước 5: chuyển cột lọc sang ống thu mới; nhỏ 500 ml dung dịch AW 1, ly tâm ở gia tốc 6 000 g bằng máy ly tâm (4.3.1) trong 1 min, loại bỏ ống thu;
- Bước 6: chuyển cột lọc sang ống thu mới; nhỏ 500 ml dung dịch AW 2, ly tâm ở gia tốc 20 000 g bằng máy ly tâm (4.3.1) trong 3 min, loại bỏ ống thu;
- Bước 7: chuyển cột lọc sang ống 1,5 ml hoặc 2 ml sạch;
- Bước 8: nhỏ 50 ml dung dịch AE (Elution buffer) vào giữa màng cột lọc, ủ 1 min ở nhiệt độ phòng (từ 15 °C đến 25 °C); ly tâm cột lọc và ống 1,5 ml hoặc 2 ml ở gia tốc 6 000 g bằng máy ly tâm (4.3.1) trong 1 min;
- Bước 9: bỏ cột lọc, giữ lại ống 1,5 ml hoặc 2 ml có chứa ADN;
Bảo quản ADN ở tủ lạnh (4.1.2) nếu thực hiện phản ứng realtime PCR ngay hoặc ở tủ lạnh âm sâu (4.1.1) nếu thực hiện phản ứng realtime PCR sau 24 h.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kim C, Iseki H, Herbas MS, Yokoyama N, Suzuki H, Xuan X, Fujisaki K, Igarashi I. Development of TaqMan-based real-time PCR assays for diagnostic detection of Babesia bovis and Babesia bigemina. Am J Trop Med Hyg. 2007 Nov;77(5):837-41.
[2] Buling A., Criado-Fornelio A., Asenzo G., Benitez D., Barba-Carretero J.C. & Florin-Christensen M., 2002. A quantitative PCR assay for the detection and quantification of Babesia bovis and B. bigemina. Vet. Parasitol. 147,16-25.
[3] Babesia bigemina Antibody Test. Available at: http://www.svanova.com/conten/dam/internet/ah/svanova/dk_EN/documents/Kit inserts/lnsert B Bigenima-Ab 19-2970-00_05.pdf
[4] Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996, Giáo trình ký sinh trùng thú y. NXB Đại học Nông Nghiệp I. 235-240.
[5] Edouard Vannier., Peter J. Krause, Update on babesiosis, Interdisdp Perspect Infect Dis. 2009; 2009: 984568.
[6] Moses Sibusiso Mtshali., Phillip Senzo Mtshali, Molecular diagnosis and phylogenetic analysis of Babesia bigemina and Babesia bovis hemoparasites from cattle in South Africa, BMC Vet Res. 2013; 9: 154.
1) Thông tin này đưa ra tạo điều kiện thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho các kết quả tương đương.
2) Thông tin này đưa ra tạo điều kiện thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho các kết quả tương đương. Tuy nhiên, thành phần và thể tích của phản ứng realtime PCR có thể thay đổi phù hợp với từng phòng thí nghiệm.
3) Thông tin này đưa ra tạo điều kiện thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho các kết quả tương đương.