Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8536:2010

ISO 3662:1976

TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC – BƠM VÀ ĐỘNG CƠ – DUNG TÍCH LÀM VIỆC

Hydraulic fluid power – Pumps and motors – Geometric displacements

Lời nói đầu

TCVN 8536:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 3662:1976.

TCVN 8536:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 131 Hệ thống truyền dẫn chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Trong các hệ thống thủy lực, năng lượng được truyền và điều khiển thông qua một chất lỏng có áp trong một mạch khép kín. Bơm là một bộ phận biến đổi năng lượng cơ học của chuyển động quay thành năng lượng thủy lực. Động cơ là bộ phận biến động năng thủy lực thành năng lượng cơ học của chuyển động quay.

 

TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC – BƠM VÀ ĐỘNG CƠ – DUNG TÍCH LÀM VIỆC

Hydraulic fluid power – Pumps and motors – Geometric displacements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định dung tích làm việc (V) của các động cơ và bơm thủy lực có truyền động quay hoặc truyền động lắc.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho có dung tích làm việc thay đổi; trong trường hợp này, các giá trị đã cho của dung tích làm việc tương ứng với dung tích làm việc lớn nhất.

Dung tích làm việc quy định trong tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để hướng dẫn thiết kế các động cơ và bơm thủy lực thể tích. Có thể sử dụng dung tích làm việc để tính toán các chỉ tiêu thiết kế cơ bản khác và công suất danh định.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 497, Guide to the choise of series of preferred numbers and of series containing more rounded values of preferred numbers (Hướng dẫn lựa chọn dãy số ưu tiên và dãy số của các giá trị được làm tròn của các số ưu tiên).

ISO 5598, Fluid power systems and components – Vocabulary (Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Từ vựng).

4. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 5598 và các thuật ngữ và định nghĩa sau.

4.1. Dung tích làm việc (geometric displacement)

Tổng tính toán của tất cả các thay đổi về thể tích của các buồng áp lực bắt nguồn từ chuyển động của các phần tử dịch chuyển trong một vòng quay của trục vào (bơm) hoặc trục ra (động cơ) hoặc một hành trình kép của truyền động lắc. Không tính đến dung sai, khe hở, các độ cong vênh hoặc biến dạng.

4.2. Đối với các định nghĩa của các thuật ngữ khác đã được sử dụng, xem ISO 5598.

5. Dung tích làm việc

Bảng 1 – Các giá trị danh nghĩa của dung tích làm việc của xy lanh (V) tính bằng milimét (centimét khối) trên một vòng quay

0,1

1

10

100

1 000

 

 

(11,2)

(112)

(1 120)

 

1,25

12,5

125

1 250

 

 

(14)

(140)

(1 400)

0,16

1,6

16

160

1 600

 

 

(18)

(180)

(1 800)

 

2

20

200

2 000

 

 

(22,4)

(224)

(2 240)

0,25

2,5

25

250

2 500

 

 

(28)

(280)

(2 800)

 

3,15

31,5

315

3 150

0,4

4

40

400

4 000

 

 

(45)

(450)

(4 500)

 

5

50

500

5 000

 

 

(56)

(560)

(5 600)

0,63

6,3

63

630

6 300

 

 

(71)

(710)

(7 100)

 

8

80

800

8 000

 

 

(90)

(900)

(9 000)

CHÚ THÍCH:

1 Dung tích làm việc danh nghĩa là dung tích làm việc dùng cho ký hiệu quy ước đối với động cơ và bơm thủy lực.

2 Các giá trị quy định của dung tích làm việc vượt quá 9000 ml/vg (cm3/vg) lấy theo dãy số ưu tiên R20. R10.

3 Các giá trị trong các dấu ngoặc đơn là các giá trị không ưu tiên.

6. Công bố tiêu chuẩn áp dụng

Sử dụng câu trình bày sau trong báo cáo thử, catalog và tài liệu bán hàng khi lựa chọn dung tích làm việc phù hợp tiêu chuẩn này:

“Dung tích làm việc của xy lanh phù hợp với TCVN 8536 (ISO 3662), Truyền động thủy lực – Bơm và động cơ – Dung tích làm việc”.