Stationary source emissions - determination of the mass concentration of dinitrogen monoxide (N2O)- Reference method: Non-dispersive infrared method
Lời nói đầu
TCVN 8713:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 21258:2010.
TCVN 8713:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Dinitơ monoxit (N2O, cũng được biết là nitơ oxit) là một khí nhà kính quan trọng với tiềm năng ấm lên toàn cầu gấp 310 lần so với cacbon dioxit (CO2). N2O có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Sự gia tăng phát thải N2O gia tăng đã được quan sát, ví dụ, trong khí xả của các quá trình đốt cháy sử dụng nhiên liệu nitơ tại nhiệt độ dưới 900 °C, và trong quá trình khử NOx sử dụng quá trình khử không sử dụng xúc tác chọn lọc (SNCR), đặc biệt khi sử dụng urê. Độ không đảm bảo cần xem xét qua sự phát thải N2O hiện tại, được phản ánh trong rất nhiều yếu tố phát thải được tham chiếu. Độ không đảm bảo lớn nhất đối với phát thải từ các nguồn tự nhiên và nông nghiệp, là rất khó để đo được một cách chính xác. Trước đây, sự phát thải từ các nguồn tĩnh như các nhà máy đốt than và các ngành công nghiệp đã được đánh giá quá cao do có những dụng cụ quan trọng trong phương pháp luận sử dụng gầu lấy mẫu để đo sự phát thải. N2O nằm trong kế hoạch thương mại về phát thải của EU cùng với CO2 và metan (CH4).
Kỹ thuật đo cải tiến giúp để giảm độ không đảm bảo trong ước lượng phát thải. Kỹ thuật đo cải tiến cũng là điều kiện tiên quyết cho thông tin chính xác về N2O và vai trò tiềm ẩn của nó trong gia tăng hiệu ứng khí nhà kính.
PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG CỦA DINITƠ MONOXIT (N2O) - PHƯƠNG PHÁP THAM CHIẾU PHƯƠNG PHÁP HỒNG NGOẠI KHÔNG PHÂN TÁN
Stationary source emissions - determination of the mass concentration of dinitrogen monoxide (N2O)- Reference method: Non-dispersive infrared method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu, ổn định mẫu và xác định hàm lượng dinitơ monoxit (N2O) trong khí ống khói thải vào khí quyển. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra kỹ thuật phân tích hồng ngoại không phân tán (NDIR), kể cả hệ thống lấy mẫu và hệ thống ổn định khí mẫu.
Tiêu chuẩn này là phương pháp tham chiếu để giám sát định kỳ và để hiệu chuẩn, điều chỉnh hoặc kiểm soát hệ thống quan trắc tự động được lắp đặt vĩnh viễn trong ống khói.
Phương pháp tham chiếu này đã được thử thành công với khí thải của lò đốt bùn thải có nồng độ N2O trong khí ống khói lên tới khoảng 200 mg/m3.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6751:2009 (ISO 9169:2006) Chất lượng không khí - Định nghĩa và xác định đặc trưng tính năng của hệ thống đo tự động
ISO 14956, Air quality- Evaluation of the suitability of a measurement procedure by comparision with a required measurement uncertainty (Chất lượng không khí - Đánh giá tính thích hợp của qui trình đo so sánh với độ không đảm bảo của phép đo yêu cầu).
ISO/IEC Guide 98-3:2008 Uncertainty of measurement - Part 3: Guide to the expression of uncertainty in measurement (GUM:1995) (Độ không đảm bảo của phép đo - Phần 3: Hướng dẫn thể hiện độ không đảm bảo trong phép đo).
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đại lượng ảnh hưởng (influence quantity)
Đại lượng không phải là đại lượng đo lường nhưng ảnh hưởng đến kết quả của phép đo.
[ISO/IEC Guide 98-3:2008, B.2.10]
3.2. Cản trở (interference)
Tác động tích cực hoặc tiêu cực lên tín hiệu trả lời của hệ thống đo, do một thành phần của mẫu thử nhưng không phải là đại lượng đo.
3.3. Tác nhân gây cản trở (interferent)
Chất cản trở (Interfering substance)
Chất có trong khối lượng không khí được khảo sát, ngoài đại lượng đo, chất này làm ảnh hưởng đến hiệu ứng của thiết bị đo.
[TCVN 6751:2009 (ISO 9169:2006), 2.1.12]
3.4. Độ lệch (Lack of fit)
Độ lệch hệ thống, trong phạm vi áp dụng, giữa giá trị chấp nhận của mẫu chuẩn được áp dụng cho hệ thống đo và kết quả đo tương ứng được hệ thống đo tạo thành.
CHÚ THÍCH 1: Độ lệch có thể là một hàm của kết quả đo.
[TCVN 6751:2009 (ISO 9169:2006), 2.2.9].
CHÚ THÍCH 2: Thể hiện của “độ lệch” thường được thay thế trong ngôn ngữ hàng ngày cho mối tương quan tuyến tính bằng “độ tuyến tính” hoặc “độ lệch tuyến tính”.
3.5. Đại lượng đo (measurand)
Đại lượng cụ thể theo phép đo
[ISO/IEC Guide 98-3:2008, B.2.9].
3.6. Đặc tính tính năng (performance characteristic)
Một đại lượng được chỉ định để xác định tính năng của thiết bị.
CHÚ THÍCH: Các đặc tính tính năng có thể được mô tả bằng các giá trị, dung sai hoặc khoảng đo.
3.7. Khí chuẩn (reference gas)
Hỗn hợp khí có thành phần ổn định dùng để hiệu chuẩn hệ thống đo và có thể truy lại nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
3.8. Phương pháp tham chiếu (reference method)
Phương pháp đo được lấy làm chuẩn do qui ước, cho các giá trị tham chiếu được chấp nhận của đại lượng đo.
3.9. Độ lặp lại trong phòng thí nghiệm (repeatability in the laboratory)
Độ đúng dưới các điều kiện lặp lại trong phòng thí nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Độ lặp lại có thể được thể hiện định lượng trong các thuật ngữ của các đặc tính phân tán của kết quả. Trong tiêu chuẩn này độ lặp lại được thể hiện như một giá trị với mức tin cậy là 95 %.
CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[1], 3.3.5.
3.10. Các điều kiện lặp lại trong phòng thí nghiệm (repeatability conditions in the laboratory)
Các điều kiện quan sát khi kết quả thử độc lập thu được với cùng phương pháp trên đối tượng thử xác định trong cùng phép thử hoặc phương tiện đo do cùng người vận hành sử dụng cùng thiết bị trong khoảng thời gian ngắn trong phòng thí nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Những điều kiện lặp lại trong phòng thí nghiệm bao gồm:
- Cùng thủ tục đo tại cùng phòng thí nghiệm;
- Cùng người vận hành;
- Cùng phương tiện đo sử dụng trong cùng một điều kiện;
- Cùng một địa điểm;
- Nhắc lại trong khoảng thời gian ngắn.
CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[1], 3.3.6.
3.11. Độ lặp lại tại hiện trường (repeatability in the field)
Độ đúng dưới các điều kiện lặp lại tại hiện trường.
CHÚ THÍCH 1: Độ lặp lại có thể được thể hiện định lượng trong các thuật ngữ của các đặc tính phân tán của kết quả. Trong tiêu chuẩn này độ lặp lại dưới các điều kiện hiện trường được thể hiện như một giá trị với mức tin cậy là 95 %.
CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[1], 3.3.5.
3.12. Các điều kiện lặp lại tại hiện trường (repeatability conditions in the field)
Các điều kiện quan sát khi kết quả thử độc lập thu được với cùng phương pháp trên đối tượng thử xác định trong cùng phép thử hoặc phương tiện đo do cùng người tiến hành sử dụng các thiết bị như nhau trong khoảng thời gian ngắn tại hiện trường.
CHÚ THÍCH 1: Điều kiện lặp lại tại hiện trường bao gồm:
- Cùng thủ tục đo;
- Hai phương tiện đo có đặc tính đáp ứng các yêu cầu của phương pháp chuẩn, sử dụng trong cùng một điều kiện;
- Cùng một địa điểm;
- Được thực hiện bởi cùng phòng thí nghiệm;
- Được tính trong khoảng thời gian ngắn để tránh tác động của sự thay đổi các thông số có ảnh hưởng.
CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[1] ,3.3.6.
3.13. Độ tái lập tại hiện trường (reproducibility in the field)
Độ đúng trong điều kiện tái lập tại hiện trường.
CHÚ THÍCH 1: Độ lặp lại tại hiện trường có thể được thể hiện định lượng trong các thuật ngữ của các đặc tính phân tán của kết quả. Trong tiêu chuẩn này độ lặp lại dưới các điều kiện hiện trường được thể hiện như một giá trị với mức tin cậy là 95 %.
CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[1], 3.3.10.
CHÚ THÍCH 3: Các kết quả thường được hiểu là kết quả đã hiệu chính.
3.14. Các điều kiện tái lập tại hiện trường (reproducibility conditions in the field)
Các điều kiện quan sát khi kết quả thử độc lập thu được với cùng phương pháp trên đối tượng thử xác định trong phép thử khác hoặc phương tiện đo do người tiến hành khác nhau sử dụng các thiết bị khác nhau tại hiện trường.
CHÚ THÍCH 1: Những điều kiện tái lập tại hiện trường bao gồm:
- Cùng qui trình đo tại cùng phòng thí nghiệm;
- Sử dụng một số thiết bị đo, có đặc tính đáp ứng các yêu cầu của phương pháp chuẩn trong cùng một điều kiện;
- Cùng một địa điểm;
- Do một số phòng thí nghiệm thực hiện.
CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[1], 3.3.11.
3.15. Thời gian lưu trong hệ thống đo (residence time in the measuring system)
Khoảng thời gian để vận chuyển khí mẫu từ lối vào của đầu lấy mẫu đến lối vào của ngăn đo.
3.16. Thời gian đáp ứng (response time)
Khoảng thời gian tính từ khi có sự thay đổi đột ngột đặc trưng đến khi có đáp ứng và được duy trì giới hạn quy định xung quanh giá trị ổn định cuối cùng. Thời gian đáp ứng được xác định bằng tổng của thời gian trễ và thời gian thăng trong chế độ thăng, và tổng của thời gian trễ và thời gian giáng trong chế độ giáng.
[TCVN 6751:2009 (ISO 9169:2006), 2.2.4].
3.17. Khí khoảng đo (span gas)
Khí hoặc hỗn hợp khí được dùng để điều chỉnh và kiểm tra điểm cụ thể trên đường hiệu chuẩn của hệ thống đo.
CHÚ THÍCH: Nồng độ này thường được chọn bằng 80 % của toàn thang đo.
3.18. Độ không đảm bảo (của phép đo) (uncertainty of measurement)
Thông số, gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đại lượng được quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
[ISO/IEC Guide 98-3:2008. B.2.18]
3.19. Độ không đảm bảo chuẩn (standard uncertainty)
Độ không đảm bảo của kết quả phép đo được thể hiện là độ lệch chuẩn.
[ISO/IEC Guide 98-3:2008, 2.3.1]
3.20. Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (combined standard uncertainty)
Độ không đảm bảo chuẩn của kết quả của một phép đo khi kết quả thu được từ các giá trị của một số các đại lượng khác, bằng căn bậc hai dương của tổng các số hạng, các số hạng là phương sai hoặc hiệp phương sai của các các đại lượng khác này có trọng số tùy thuộc theo kết quả đo biến đổi như thế nào so với sự thay đổi của các đại lượng khác.
[ISO/IEC Guide 98-3:2008, 2.3.4]
3.21. Độ không đảm bảo mở rộng (expanded uncertaity)
Đại lượng xác định một khoảng xung quanh kết quả của phép đo mà có thể cho rằng nó chứa đựng phần lớn phân bố của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
[ISO/IEC Guide 98-3:2008, 2.3.5]
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, độ không đảm bảo mở rộng được tính bằng hệ số trung bình k = 2 và với mức tin cậy là 95 %.
3.22. Bảng thành phần độ không đảm bảo (uncertainty budget)
Danh mục các nguồn độ không đảm bảo và độ không đảm bảo chuẩn liên kết của chúng, tuân theo điểm để đánh giá độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp được liên kết với kết quả đo.
[ISO/TS 21748:2004[6], 3.13]
3.23. Khí “không” (zero gas)
Khí hoặc hỗn hợp khí được dùng để thiết lập điểm “không” trên đường cong hiệu chuẩn trong khoảng nồng độ đã chọn.
[TCVN 8712:2011 (ISO 12039:2001)[4]].
ga | Nồng độ N2O đo được tại nồng độ oxy thực tế |
gd | Nồng độ N2O ở điều kiện khí khô |
gn | Nồng độ N2O tiêu chuẩn |
gw | Nồng độ N2O ở điều kiện khí ướt |
Nồng độ trung bình N2O đo được | |
Hàm lượng hơi nước đo được, tính theo phần trăm thể tích | |
Hàm lượng oxy đo được trong khí thải, tính theo phần trăm thể tích | |
Hàm lượng oxy tham chiếu, tính theo phần trăm thể tích | |
Cv,r | Hệ số phương sai của độ lặp lại |
CV,R | Hệ số phương sai của độ tái lập |
CV,u | Hệ số phương sai của độ không đảm bảo chuẩn |
k | Hệ số phủ |
n | Số kết quả thử |
PFA | Perfluoroalkoxy |
PTFE | Polytetrafluoetylen |
QA | Đảm bảo chất lượng |
QC | Kiểm soát chất lượng |
Sj | Độ lệch chuẩn ở mức j |
Srj | Độ lệch chuẩn lặp lại |
SRj | Độ lệch chuẩn tái lập |
u | Độ không đảm bảo chuẩn |
u() | Độ không đảm bảo tổng hợp của nồng độ N2O đo được |
U() | Độ không đảm bảo mở rộng của nồng độ N2O đo được |
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp tham chiếu để lấy mẫu, ổn định mẫu và xác định hàm lượng N2O trong khí ống khói thải từ đường ống và ống khói vào khí quyển bằng máy phân tích liên tục sử dụng phương pháp hồng ngoại không phân tán. Tiêu chuẩn này cũng trình bày đặc tính tính năng có liên quan đến các tiêu chí về tính năng tối thiểu được đưa ra cho máy phân tích và chi tiết về độ không đảm bảo của phương pháp. Các yêu cầu và khuyến nghị về đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng của phép đo ngoài hiện trường cũng được đề cập đến.
6.1. Khái quát
Thể tích đại diện của khí ống khói được hút ra từ nguồn phát thải trong khoảng thời gian cố định với lưu lượng được kiểm soát. Bụi có mặt trong thể tích mẫu được loại bỏ bằng cách lọc trước khi mẫu được ổn định và đi vào thiết bị phân tích. Hình 1 chỉ rõ cách sắp xếp điển hình của một hệ thống đo N2O hoàn chỉnh.
CHÚ DẪN
1 Đầu lấy mẫu khí
2 Bộ lọc sơ cấp
3 Gia nhiệt (sử dụng nếu cần)
4 Ống lấy mẫu (đã được gia nhiệt nếu cần)
5 Bộ làm mát mẫu với bộ tách ngưng tụ
6 Bơm mẫu
7 Bộ lọc thứ cấp
8 Van
9 Lưu lượng kế
10 Máy phân tích N2O
11 Đầu ra
12 Lối vào khí “không” và khí khoảng đo (ưu tiên đặt trước đầu lấy mẫu) để kiểm tra hệ thống hoàn chỉnh
13 Lối vào khí “không” và khí khoảng đo để kiểm tra hệ thống ổn định mẫu và máy phân tích N2O
14 Lối vào khí “không” và khí khoảng đo để kiểm tra bộ chuyển đổi và máy phân tích N2O
15 Van
16 Bộ chuyển đổi để oxy hóa CO
Hình 1 - Ví dụ về lắp đặt thiết bị đo
6.2. Các bộ phận của thiết bị lấy mẫu
6.2.1. Đầu lấy mẫu
Đầu lấy mẫu phải được làm bằng vật liệu chống ăn mòn phù hợp, ví dụ thép không gỉ. Đầu lấy mẫu phải được gia nhiệt để tránh xảy ra ngưng tụ bên trong đầu lấy mẫu; Đầu lấy mẫu cũng được làm mát bằng lớp bao không khí hoặc lớp bao nước khi lấy mẫu khí quá nóng. Nếu không thực hiện được, đầu lấy mẫu không được làm mát xuống dưới điểm sương axit. Đường kính đầu lấy mẫu có kích thước phù hợp để cung cấp lưu lượng khí đáp ứng các yêu cầu của máy phân tích.
6.2.2. Bộ lọc sơ cấp
Bộ lọc phải được làm từ gốm hoặc kim loại thiêu kết có cỡ lỗ 10 mm. Bộ lọc cần được gia nhiệt đến trên điểm sương của axit hoặc nước.
6.2.3. Ống lấy mẫu
Ống lấy mẫu phải được làm bằng polytetrafluoetylen (PTFE), perfluoalkoxy (PFA) hoặc thép không gỉ. Ống lấy mẫu cần được vận hành ở 15 °C trên điểm sương của các chất có thể ngưng tụ (thường là điểm sương của nước hoặc axit). Đường kính ống phải có kích thước phù hợp để cung cấp lưu lượng dòng theo các yêu cầu của máy phân tích, phù hợp với chiều dài đường ống đã chọn và mức độ giảm áp suất trong đường ống cũng như tính năng của bơm mẫu được dùng.
6.2.4. Thiết bị làm mát hoặc thấm khô mẫu
Thiết bị làm mát hoặc thấm khô mẫu cần được sử dụng để tách hơi nước khỏi khí ống khói. Điểm sương cần đủ thấp dưới nhiệt độ không khí xung quanh. Nhiệt độ làm mát nên từ 2 °C đến 5 °C. Cần làm đủ mát thể tích khí được lấy mẫu và lượng hơi nước có chứa trong khí. Thiết bị làm mát và qui trình xử lý mẫu là quan trọng để ngăn ngừa sự tạo thành N2O từ NO2 và SO2 hòa tan trong bộ ngưng tụ, và do vậy giảm thiểu nguồn gây sai số kết quả.
6.2.5. Bơm mẫu
Bơm kín khí được dùng để hút mẫu liên tục từ ống dẫn qua hệ thống lấy mẫu. Bơm này có thể là bơm màng, bơm pittông và các loại bơm khác. Bơm cần được làm từ vật liệu chống ăn mòn. Tính năng của bơm cần phải sao cho cung cấp cho máy phân tích lưu lượng khí theo yêu cầu. Để giảm thời gian lưu trong ống lấy mẫu và giảm nguy cơ chuyển đổi hóa lý của mẫu, lưu lượng khí cần lớn hơn lưu lượng mà thiết bị phân tích yêu cầu.
6.2.6. Bộ lọc thứ cấp
Bộ lọc thứ cấp là cần thiết để loại bỏ các hạt bụi vẫn còn trong mẫu, để bảo vệ bơm và máy phân tích. Nên dùng bộ lọc loại bỏ được các hạt bụi có kích thước lớn hơn 1 mm. Vật liệu làm bộ lọc là PTFE hoặc thủy tinh borsilicat. Kích thước bộ lọc cần được xác định theo lưu lượng dòng cần và dữ liệu của nhà sản xuất về lưu lượng dòng trên đơn vị diện tích.
6.2.7. Bộ điều chỉnh lưu lượng và lưu lượng kế
Cần sử dụng bộ điều chỉnh lưu lượng và lưu lượng kế để thiết lập lưu lượng yêu cầu. Các thiết bị này cần được làm bằng vật liệu chống ăn mòn.
6.2.8. Bộ chuyển đổi
Bộ chuyển đổi là ống xúc tác oxy hóa, có thể cần để xử lý sơ bộ mẫu khí. Bộ chuyển đổi oxy hóa CO trong mẫu khí thành CO2 sau này có thể hiệu chính được, để giảm ảnh hưởng của các chất gây nhiễu.
Bộ chuyển đổi sử dụng một hỗn hợp oxit mangan và oxit đồng mà có thể oxy hóa CO thành CO2 ở 120 °C. Vì N2O chỉ bắt đầu phân hủy ở nhiệt độ trên 300 °C đã được xác nhận, nên sẽ không có tác động của bộ chuyển đổi lên nồng độ N2O đo được. Hiệu suất của bộ chuyển đổi cần phải thỏa mãn các tiêu chí về tính năng được đưa ra trong Bảng 1.
6.3. Máy phân tích
Theo nguyên lý của phép đo, máy phân tích khí sử dụng sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR) bởi các thành phần đo được trong dải bước sóng đặc trưng. Máy phân tích vận hành theo phương pháp IR không phân tán (NDIR), trong khi đó độ chọn lọc của phép đo đạt được bởi detector bức xạ được lọc với các thành phần được đo. Sơ đồ về máy phân tích điển hình được nêu trong Hình A.1.
Hết sức chú ý chất khí CO và CO2 gây nhiễu, vì để phát hiện N2O thì độ hấp thụ tại khoảng 4,5 mm luôn được sử dụng, trong khi đó CO có độ hấp thụ tại 4,5 mm đến 4,7 mm và CO2 có độ hấp thụ tại 4,3 mm. Chất cản trở là CO có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng bộ chuyển đổi (xem 6.2.8). Độ nhạy CO2 cần phép xác định với các khí thử CO2. Trong khi vận hành thực tế, CO2 cần phép đo đồng thời để thu được dữ liệu để hiệu chính số đọc N2O theo thời gian thực. Trong nhiều thiết bị, sự hiệu chính chất gây cản trở CO2 được thực hiện tự động thông qua kênh CO2.
Vì có thể gây cản trở tới phép đo và dẫn đến ngưng tụ trong máy phân tích, hơi nước có trong khí mẫu bị ngưng tụ trong bộ làm mát khí trước khi khí đi vào máy phân tích. Chú ý rằng sự có mặt của các giọt nước nhỏ có thể ảnh hưởng đến việc phân tích N2O, vì độ hòa tan của N2O trong nước là 1,2 g/l (tại 20 °C, 101,3 kPa).
6.4 Trách nhiệm
6.4.1. Khái quát
Phương pháp chuẩn phải tuân thủ các tiêu chí tính năng được quy định trong Bảng 1. Các tiêu chí về tính năng này ấn định theo các trách nhiệm được quy định trong 6.4.2 đến 6.4.4.
6.4.2. Thử tính năng chung
Nhà sản xuất hệ thống đo phải chứng minh rằng loại thiết bị đó đáp ứng các tiêu chí về tính năng tương ứng nêu trong Bảng 1, với phép thử tính năng chung.
6.4.3. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm
Người sử dụng hệ thống đo phải chứng minh được rằng phép thử thông thường trong phòng thí nghiệm với chương trình QC, các tiêu chí về tính năng tương ứng nêu trong Bảng 1 được đáp ứng đầy đủ.
6.4.4. Đảm bảo chất lượng trong khi vận hành ngoài hiện trường
Người sử dụng hệ thống đo phải kiểm tra các tiêu chí về tính năng phù hợp nêu trong Bảng 1 được đáp ứng đầy đủ, trong khi vận hành ngoài hiện trường.
Bảng 1 - Tiêu chí về tính năng phù hợp của máy phân tích và tiêu chí hệ thống đo cần được đánh giá trong phép thử tính năng nói chung và bằng phương pháp QA-QC trong phép thử trong phòng thí nghiệm và trong khi vận hành ngoài hiện trường
Đặc tính tính năng | Tiêu chí về tính năng | Phép thử tính năng | QA-QC trong phòng thí nghiệm | Vận hành ngoài hiện trường | Đánh giá độ không đảm bảo |
Thời gian đáp ứng | ≤ 200 S | x | x | x |
|
Giới hạn phát hiện | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x |
|
| x |
Độ lệch | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x | x |
| x |
Trôi điểm “không” trong 24 h | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x |
| x | x |
Trôi điểm hiệu chuẩn khoảng đo trong 24 h | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x |
| x | x |
Độ nhạy với áp suất khí quyển | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng cho 2 kPa | x |
|
| x |
Độ nhạy với lưu lượng mẫu hoặc áp suất của mẫu | _a | x |
|
| x |
Độ nhạy với nhiệt độ xung quanh | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng cho mỗi 10 °C | x |
|
| x |
Độ nhạy với điện áp điện | ≤ 2 % của khoảng mỗi 10 V | x |
|
| x |
Cản trở b | ≤ 6 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x | x |
| x |
Thất thoát và rò rỉ trong hệ thống ổn định mẫu và ống lấy mẫu | ≤ 2 % của giá trị đã đo |
|
| x | x |
Độ lệch chuẩn lặp lại trong phòng thí nghiệm tại điểm “không” | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x | x |
| xc |
Độ lệch chuẩn lặp lại trong phòng thí nghiệm tại khoảng đo | ≤ 2 % giới hạn trên của dải đo thấp nhất đã sử dụng | x | x |
| xc |
a Dải thể tích dòng hoặc áp suất thử được xác định theo khuyến nghị của nhà sản xuất. b Các chất cản trở nên được thử nghiệm theo Bảng 2 c Chỉ một trong hai giá trị cần được đưa vào tính toán: khả năng thứ nhất là chọn độ lệch chuẩn lặp lại đã thu được từ các phép thử trong phòng thí nghiệm tương ứng với nồng độ gần nhất với nồng độ thực trong ống khói, hoặc độ lệch chuẩn cao hơn của độ lặp lại hoặc hệ số phương sai của độ lặp lại độc lập với của nồng độ đo được trong ống khói. |
7. Tiêu chí về tính năng và xác định các đặc tính tính năng
7.1. Tiêu chí về tính năng
Bảng 1 đưa ra tổng quát về đặc tính tính năng phù hợp và các tiêu chí về tính năng của máy phân tích và cần đánh giá hệ thống đo ở ba mức, trong phép thử tính năng nói chung, bằng phương pháp QA-QC trong phép thử trong phòng thí nghiệm và trong khi vận hành ngoài hiện trường. Trong cột ngoài cùng bên phải, chỉ ra các giá trị đưa vào tính toán độ không đảm bảo mở rộng.
Giới hạn trên của dải đo thấp nhất được sử dụng cần phải đặt theo mục đích áp dụng, sao cho các giá trị đo nằm trong khoảng từ 20 % đến 80 % dải đo của máy phân tích.
7.2. Xác định đặc tính tính năng và độ không đảm bảo của phép đo
7.2.1. Thử tính năng
Cần phải xác định đặc tính tính năng của phương pháp trong phép thử tính năng nói chung. Giá trị của đặc tính tính năng đã xác định phải đáp ứng tiêu chí về tính năng được quy định trong Bảng 1. Quy trình để xác định các đặc tính tính năng này được quy định trong Phụ lục B.
Điều kiện môi trường xung quanh được áp dụng trong phép thử tính năng nói chung phải được ghi chép đầy đủ.
7.2.2. Kiểm soát chất lượng
Người sử dụng phải kiểm tra các đặc tính tính năng cụ thể trong vận hành hệ thống đo với tần suất được quy định trong Bảng 3.
Người sử dụng hệ thống đo phải xác định độ không đảm bảo của phép đo khi ứng dụng ngoài hiện trường theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia. Có thể xác định bằng cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc ước lượng độ không đảm bảo như được nêu trong ISO 20988 [5]. Độ không đảm bảo của các giá trị đo khi vận hành ngoài hiện trường không chỉ bị ảnh hưởng do đặc tính tính năng của máy phân tích mà còn do độ không đảm bảo vì:
a) Ống lấy mẫu và hệ thống ổn định mẫu;
b) Điều kiện cụ thể của địa điểm;
c) Khí chuẩn được sử dụng.
7.3. Thiết lập độ không đảm bảo
Độ không đảm bảo cần phải được thiết lập để xác định liệu máy phân tích và hệ thống lấy mẫu liên quan có đáp ứng được các yêu cầu cho độ không đảm bảo mở rộng tối đa cho phép hay không. Độ không đảm bảo này cần phải soạn thảo theo qui trình được quy định trong ISO 14956 hoặc các yêu cầu trong ISO/IEC Guide 98-3, có tính đến tất cả các đặc tính phù hợp kể cả việc tính toán độ không đảm bảo mở rộng được nêu trong Bảng 1.
Nguyên tắc của việc tính toán độ không đảm bảo mở rộng được dựa trên quy luật phân tán của độ không đảm bảo nằm trong các yêu cầu của ISO/IEC Guide 98-3 như đã nêu dưới đây:
- Xác định độ không đảm bảo tiêu chuẩn cho từng giá trị được đưa vào tính toán độ không đảm bảo bằng các phương pháp của phép thử trong phòng thí nghiệm và phép thử ngoài hiện trường, theo các yêu cầu của ISO/IEC Guide 98-3.
- Tính độ không đảm bảo bằng cách kết hợp tất cả các độ không đảm bảo tiêu chuẩn theo ISO 14956, có tính đến độ không đảm bảo của khí chuẩn và khoảng phương sai của đại lượng ảnh hưởng và có tính đến các chất cản trở của điều kiện vị trí cụ thể. Các điều kiện này đôi khi không được biết, trong trường hợp này, các giá trị mặc định quy định trong Bảng 2 cần được áp dụng.
- Có thể loại bỏ giá trị của độ không đảm bảo tiêu chuẩn nhỏ hơn 5 % của độ không đảm bảo tiêu chuẩn tối đa.
- Tính độ không đảm bảo mở rộng.
Bảng 2 - Khoảng mặc định của các đại lượng ảnh hưởng và các cản trở được áp dụng để xác định độ không đảm bảo
Đại lượng và chất cản trở ảnh hưởng | Khoảng dao động và các nồng độ mặc định của chất cản trở |
Áp suất khí quyển | ± 2 kPa |
Biến động dòng thể tích mẫu | Theo khuyến nghị của nhà sản xuất |
Nhiệt độ xung quanh | ± 15°C |
Nguồn năng lượng | ± 10 % điện áp danh nghĩa |
CO2 | 14 % thể tích |
CO | 300 mg/m3 |
SO2 | 200 mg/m3 |
NO | 250 mg/m3 |
CHÚ THÍCH: Ví dụ về đánh giá độ không đảm bảo được nêu trong Phụ lục C.
8.1. Vị trí lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu được chọn cho thiết bị đo và lấy mẫu cần phải có kích thước và kết cấu phù hợp, để cho phép đo khí phát thải là đại diện và phù hợp với nhiệm vụ của phép đo. Ngoài ra, vị trí lấy mẫu cần phải được chọn để an toàn cho người thực hiện, khả năng tiếp cận và có sẵn nguồn điện.
8.2. (Các) Điểm lấy mẫu
Cần đảm bảo nồng độ các khí được đo là đại diện cho điều kiện trung bình bên trong ống dẫn. Do vậy, điểm lấy mẫu cần phải được chọn sao cho mẫu có tính đại diện cao.
CHÚ THÍCH 1: Lựa chọn điểm lấy mẫu để lấy mẫu đại diện, ví dụ được nêu trong TCVN 5977 (ISO 9096) [3] và EN 15259 [9].
Nếu khí ống khói là đồng nhất, việc lấy mẫu có thể tiến hành tại bất kỳ điểm nào trong mặt phẳng lấy mẫu. Đối với những ống dẫn lớn, điểm lấy mẫu có thể được đặt gần với cửa lấy mẫu miễn là không có bất kỳ sự xáo trộn nào của dòng khí hoặc nồng độ do ảnh hưởng của cửa lấy mẫu.
CHÚ THÍCH 2: Tính đồng nhất có thể được xác nhận với phép đo liên tục O2 hoặc CO2 sử dụng đầu đo cố định hoặc di chuyển trong mặt phẳng lấy mẫu. Phương pháp được mô tả trong EN 15259 [9].
8.3. Lựa chọn hệ thống đo
Để lựa chọn máy phân tích, đường ống lấy mẫu và các bộ ổn định mẫu phù hợp, các đặc tính sau của khí ống khói phải được biết trước khi tiến hành ngoài hiện trường:
a) Nhiệt độ của khí xả thải;
b) Độ ẩm;
c) Lượng bụi;
d) Khoảng nồng độ N2O dự kiến;
e) Nồng độ dự kiến của các chất có khả năng gây nhiễu, kể cả ít nhất bốn thành phần được liệt kê trong Bảng 2.
Khoảng làm việc của máy phân tích được chọn phải từ 150 % đến 300 % của nồng độ dự kiến. Khoảng làm việc này không được nhỏ hơn phát thải đỉnh/pic.
Để tránh kéo dài thời gian đáp ứng, ống lấy mẫu phải càng ngắn càng tốt. Nếu cần, sử dụng bơm. Nếu lượng bụi trong khí mẫu cao, cần sử dụng bộ lọc đã được gia nhiệt phù hợp.
Trước khi tiến hành phép đo ngoài hiện trường, người sử dụng phải kiểm định máy phân tích đầy đủ chức năng theo các yêu cầu về tiêu chí tính năng đã định. Trong tiêu chuẩn này, ống lấy mẫu và các bộ ổn định mẫu cần ở tình trạng vận hành tốt.
8.4. Lắp máy phân tích vào vị trí
8.4.1. Khái quát
Hệ thống đo hoàn chỉnh, kể cả các bộ ổn định mẫu, ống lấy mẫu và máy phân tích phải được nối với nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đầu lấy mẫu phải đặt trong ống dẫn theo 8.2.
Bộ ổn định mẫu, đầu lấy mẫu, bộ lọc, ống nối và máy phân tích phải ổn định ở nhiệt độ yêu cầu.
Sau khi làm nóng trước, dòng khí đi qua hệ thống lấy mẫu và máy phân tích cần được điều chỉnh đến lưu lượng dòng đã chọn được dùng trong suốt phép đo. Lưu lượng dòng này được duy trì ở mức độ không đổi trong khoảng ± 10 % của lưu lượng dòng danh định.
Khi cả thiết bị và hệ thống lấy mẫu đã được thiết lập, chức năng của thiết bị và hệ thống lấy mẫu cần phải được kiểm tra. Kết quả của các kiểm tra này phải đáp ứng được các yêu cầu và giới hạn đặt ra của nhà sản xuất thiết bị cũng như các yêu cầu (như vật liệu sử dụng,...) được nêu trong tiêu chuẩn này. Tính phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được lập thành tài liệu.
Mọi bản ghi dữ liệu, quá trình xử lý dữ liệu và hệ thống máy ghi được sử dụng nối với hệ thống đo cũng phải được kiểm tra về tính phù hợp với các chức năng. Nếu bất kỳ một thành phần nào thay đổi, thì cần phải làm lại các kiểm tra này. Tất cả các kiểm tra phải được lập thành tài liệu. Độ phân giải theo thời gian của hệ thống ghi dữ liệu được dùng để tính các giá trị trung bình phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 s.
8.4.2. Kiểm tra sơ bộ điểm “không” và điểm hiệu chuẩn khoảng đo, và điều chỉnh
8.4.2.1. Điều chỉnh máy phân tích
Tại thời điểm bắt đầu đo, khí “không” và khí khoảng đo được cung cấp trực tiếp cho máy phân tích, mà không cần đi qua hệ thống lấy mẫu. Điều chỉnh, như đã nêu, cần được thực hiện cho đến khi các giá trị khí “không” và khí khoảng đo hiệu chính được bộ xử lý dữ liệu đưa ra.
- Điều chỉnh giá trị không, nếu cần.
- Điều chỉnh khoảng đo, nếu cần.
- Cuối cùng, kiểm tra điểm “không” lần nữa để xem liệu có bất kỳ thay đổi đáng kể nào không (ví dụ thay đổi nhỏ hơn độ lệch của độ lặp lại tại điểm “không”). Nếu có những thay đổi, lặp lại quy trình.
8.4.2.2. Kiểm tra hệ thống lấy mẫu
Trước khi bắt đầu đo, xác định xem liệu có rò rỉ trong ống lấy mẫu hay không bằng cách cung cấp khí “không” và khí khoảng đo vào máy phân tích qua hệ thống lấy mẫu, càng gần đầu lấy mẫu càng tốt (nếu có thể nằm phía trước của bộ lọc). Độ chênh lệch phải nhỏ hơn 2 %.
CHÚ THÍCH: Khả năng nhiễm bẩn trong hệ thống lấy mẫu có thể dẫn đến hiệu ứng nhớ do sự hấp phụ lên bề mặt hoặc sự giải hấp của bề mặt.
Hai qui trình để kiểm tra sự rò rỉ của ống lấy mẫu được nêu trong Phụ lục E làm ví dụ.
Hệ thống đo là không phù hợp nếu độ sai khác tương đối duy trì quá 2 %, và không nên sử dụng hệ thống đo đó.
8.4.3. Kiểm tra điểm “không” và điểm hiệu chuẩn khoảng đo sau khi đo
Tại thời điểm kết thúc đo và ít nhất một lần trong ngày, tiến hành kiểm tra điểm “không” và khoảng đo tại lối vào của hệ thống lấy mẫu. Thông tin này phải được lập thành tài liệu. Trong trường hợp độ lệch giữa việc kiểm tra sau khi đo và điều chỉnh sơ bộ, giá trị độ lệch phải được đưa ra trong báo cáo thử (Điều 12).
Nếu độ trôi khoảng đo hoặc điểm “không” lớn hơn 2 % của giá trị đo được, cần phải hiệu chính giá trị đã đo theo giá trị khoảng đo và giá trị trôi. Hiệu ứng của độ lệch điểm “không” và khoảng đo có thể chỉ được hiệu chính nếu độ chệch thấp hơn 10 % kết quả. Nếu lớn hơn, phải loại bỏ kết quả.
CHÚ THÍCH: Độ trôi rất có thể tỉ lệ theo thời gian. Trong trường hợp đó, giá trị đo được có thể được hiệu chính dựa trên sự thay đổi tuyến tính của điểm “không” và điểm hiệu chuẩn khoảng đo theo thời gian.
9.1. Khái quát
Kiểm soát chất lượng là hết sức quan trọng để đảm bảo rằng độ không đảm bảo của giá trị N2O đo được được giữ trong khoảng giới hạn quy định trong quá trình giám sát liên tục ngoài hiện trường. Điều này có nghĩa là sự bảo dưỡng cũng như qui trình điều chỉnh điểm “không’’ và khoảng đo cần phải được tuân theo vì chúng là thiết yếu để thu được các dữ liệu chính xác và dữ liệu chất lượng có thể truy cứu nguồn gốc.
9.2. Tần suất kiểm tra
Tần suất tối thiểu của các đợt kiểm tra theo yêu cầu được nêu trong Bảng 3. Phòng thí nghiệm cần phải thực thi các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp để xác định đặc tính tính năng hoặc quy trình được quy định trong Phụ lục B.
Bảng 3 - Tần suất kiểm tra với phương pháp tham chiếu
Kiểm tra | Tần suất | Tiêu chí hoạt động |
Lau rửa và thay đổi cái lọc bụia tại lối vào lấy mẫu và tại lối vào máy phân tích | Mỗi lần lấy mẫu và đo nếu cầna | - |
Bảo dưỡng thường xuyên một số bộ phận của máy phân tích | Theo yêu cầu của nhà sản xuất | Như yêu cầu |
Thử phòng thí nghiệm, ngoại trừ độ lệch | Khi thiết bị được mua hoặc đặt mua và sau khi bảo dưỡng chính | Như yêu cầu |
Độ lệch | Ít nhất hằng năm và sau bảo dưỡng thiết bịb | Như yêu cầu và khi độ tuyến tính vượt quá ±2 % của dải đo |
Độ lệch chuẩn lặp lại trong phòng thí nghiệm tại mức không và mức khoảng đo | Ít nhất hằng năm và sau bảo dưỡng thiết bịb | Như yêu cầu và khi độ tuyến tính vượt quá ±2 % của dải đo |
a Cái lọc bụi phải được thay định kỳ theo thải lượng bụi tại vị trí lấy mẫu. Trong quá trình thay cái lọc này, hộp đựng cái lọc phải được làm sạch. b Phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vị trí cụ thể. |
10. Đánh giá phương pháp ngoài hiện trường
Độ không đảm bảo của kết quả đo thu được bằng phương pháp này đã được đánh giá trên nhà máy đốt bùn thải, do bốn đội thử nghiệm và sáu nhà phân tích xác định.
Chi tiết về đặc tính của các thiết bị của nhà máy đốt chất thải, điều kiện trong quá trình thử nghiệm ngoài hiện trường và giá trị của độ lặp lại và độ tái lập ngoài hiện trường được nêu trong Phụ lục D.
Tín hiệu của máy phân tích được chuyển đổi thành nồng độ khối lượng bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi phù hợp. Kết quả của phép đo cần được thể hiện theo nồng độ khối lượng theo khí khô tại 273 K và 101,3 kPa (điều kiện tiêu chuẩn).
Nồng độ N2O đo được theo khí ẩm cần phải được hiệu chính về khí khô , gd, ví dụ tính bằng miligam trên mét khối, sử dụng Công thức (1):
(1)
Trong đó
gw là nồng độ N2O đo được tính theo khí ẩm, ví dụ tính bằng miligam trên mét khối;
lượng hơi nước đo được, tính bằng phần trăm thể tích.
Độ không đảm bảo của sự hiệu chính theo khí khô phụ thuộc vào lượng hơi nước đo được và vào độ không đảm bảo của phép đo hàm lượng hơi nước.
Nếu cần, nồng độ N2O đo được cần được hiệu chính về điều kiện oxy tham chiếu để tính được nồng độ chuẩn gn, ví dụ tính bằng miligam trên mét khối, sử dụng Công thức (2):
(2)
Trong đó
ga là nồng độ N2O đo được tại nồng độ oxy thực tế, ví dụ tính bằng miligam trên mét khối;
là hàm lượng oxy đo được, trong khí thải, thể hiện theo phần trăm thể tích;
là lượng oxy quy chiếu thể hiện bằng phần trăm thể tích.
Độ không đảm bảo của việc hiệu chính theo nồng độ oxy quy chiếu phụ thuộc vào nồng độ oxy đo được và giá trị nồng độ oxy quy chiếu.
Báo cáo thử nghiệm cần phải theo các quy định của quốc gia.
Nếu không quy định, báo cáo thử nghiệm ít nhất cần phải có các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Mô tả mục đích của phép thử;
c) Nguyên tắc lấy mẫu khí
d) Thông tin về máy phân tích và mô tả ống lấy mẫu và đường ống ổn định mẫu;
e) Thông tin nhận biết máy lấy mẫu đã sử dụng và các chứng nhận phù hợp đáp ứng các yêu cầu cho một phương pháp so sánh theo như Bảng 1;
f) Khoảng vận hành;
g) Chi tiết chất lượng và nồng độ của khí so sánh đã sử dụng, chi tiết về việc điều chỉnh được thực hiện trước và sau khi lấy mẫu thực sự (tại lối vào của ống lấy mẫu và tại lối vào của máy phân tích);
h) Mô tả nhà máy và quá trình;
i) Xác định mặt phẳng lấy mẫu;
j) Các biện pháp tiến hành để lấy được mẫu đại diện;
k) Mô tả địa điểm của điểm lấy mẫu trong mặt phẳng lấy mẫu;
I) Mô tả điều kiện vận hành của quá trình của nhà máy;
m) Những thay đổi trong các công đoạn vận hành của nhà máy trong quá trình lấy mẫu;
n) Thời gian và khoảng thời gian lấy mẫu;
o) Thời gian trung bình theo các giai đoạn tương ứng;
p) Độ không đảm bảo của phép đo;
q) Mọi sai khác so với tiêu chuẩn này.
(Tham khảo)
Sơ đồ của máy phân tích NDIR điển hình kiểu hai chùm tia
Sơ đồ về cấu hình điển hình của máy phân tích NDIR kiểu hai chùm tia được nêu trong Hình A.1. Bộ nhận quang khí, với bộ cảm biến phân tích gồm hai loại detector. Một là detector chính cho mẫu khí (N2O) và cho các chất cản trở, hai là detector bù trừ để phát hiện các chất cản trở đặc thù như CO2 và CO. Tín hiệu từ detector thứ hai được sử dụng phối hợp với detector chính, hiệu chính sự ảnh hưởng của các chất cản trở.
CHÚ DẪN
1. Nguồn bức xạ IR
2. Bộ điều biến
3. Ngăn đối chứng
4. Ngăn mẫu
5. Ngăn lọc hoặc cái lọc quang
6. Bộ nhận tín hiệu quang học kèm theo bộ cảm biến phân tích
7. Bộ khuếch đại
8. Bộ hiển thị
Hình A.1 - Sơ đồ của máy phân tích NDIR kiểu hai chùm tia
(Quy định)
Qui trình xác định đặc tính tính năng trong phép thử tính năng chung
B.1. Điều kiện chung của phép thử
Trước khi tiến hành đo, thời gian làm nóng máy được quy định do nhà sản xuất thiết bị đều phải được xem xét, nếu không quy định thời gian làm nóng máy, thì thời gian tối thiểu là 2 h.
Trong quá trình thử với từng đặc tính tính năng, giá trị của các thông số sau cần phải không đổi trong dải đo được quy định như dưới đây:
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: ± 2 °C;
- Áp suất lấy mẫu: ± 0,2 kPa;
- Điện thế cung cấp: ± 1 % điện thế danh nghĩa (ngoại trừ đối với phép thử phụ thuộc điện thế);
- Lưu lượng dòng mẫu: ± 1% (ngoại trừ thử độ nhạy với lưu lượng dòng mẫu);
- Đối với phép xác định đặc tính tính năng khác nhau, cần phải sử dụng khí tham chiếu với độ không đảm bảo của nồng độ đã biết.
B.2. Quy trình
B.2.1. Khái quát
Đặc tính tính năng được xác định theo quy trình mô tả trong TCVN 6751 (ISO 9169), và theo khuyến nghị nêu trong B.2.2 đến B.2.8.
B.2.2. Thời gian đáp ứng
Thời gian đáp ứng của máy phân tích cần phải được xác định tại lưu lượng dòng mẫu danh nghĩa được nhà sản xuất quy định.
Vì thời gian đáp ứng phụ thuộc nhiều vào lưu lượng dòng mẫu, nên lưu lượng dòng mẫu cần được giữ không đổi trong suốt phép thử (± 10 %).
Cần tính trung bình của bốn lần đáp ứng với nồng độ tăng và trung bình của bốn lần đáp ứng với nồng độ giảm. Nếu trung bình của hai thời gian đáp ứng này khác nhau, thì nên lấy trung bình thời gian đáp ứng dài hơn.
B.2.3. Giới hạn phát hiện
Giới hạn phát hiện của máy phân tích được xác định bằng cách tiến hành ít nhất 30 phép thử tại nồng độ gần bằng “không”. Ước lượng giới hạn phát hiện được tính bằng:
= (B.1)
Trong đó
so là độ lệch chuẩn của loạt phép đo;
gmr là khoảng đo của máy phân tích.
Khoảng thời gian của tất cả phép đo cần phải đủ ngắn để không bị ảnh hưởng theo hiệu ứng trôi.
B.2.4. Độ lệch
Độ lệch của máy phân tích cần được xác định bằng cách áp dụng ít nhất năm nồng độ khí xấp xỉ nhau phân chia đồng đều dọc trên dải đo, theo tuần tự như sau:
Độ lệch được xác định bằng cách tính giá trị còn lại cho mỗi nồng độ (độ chênh lệch giữa nồng độ của mẫu chuẩn và trung bình kết quả của phép thử). Mỗi nồng độ còn lại cần phải tuân thủ với các tiêu chí về tính năng được đưa ra trong Bảng 1.
B.2.5. Độ trôi điểm “không” và điểm hiệu chuẩn khoảng đo
Độ trôi điểm “không” và điểm hiệu chuẩn khoảng đo được ước lượng bằng cách áp dụng ít nhất 10 mức điểm “không” và khoảng đo kế tiếp nhau, được phân bố đồng đều trong khoảng thời gian 24 h, và tính cho mỗi độ dốc nồng độ của đường hồi quy tuyến tính. Theo TCVN 6751 (ISO 9169).
B.2.6. Độ nhạy theo các đại lượng ảnh hưởng
Hệ số ảnh hưởng được xác định cho từng đại lượng ảnh hưởng (nhiệt độ, áp suất,...). Tỉ số của phương sai của đại lượng ảnh hưởng so với phương sai tương ứng của đại lượng đo.
Hệ số ảnh hưởng cần được xác định bằng cách áp dụng đại lượng đo cho máy phân tích khi đại lượng ảnh hưởng bên ngoài được đặt theo giá trị “chuẩn”, và sau đó khi đại lượng ảnh hưởng được đặt tại theo một giá trị được chọn.
Hệ số ảnh hưởng có thể thay đổi theo nồng độ của đại lượng đo.
Một vài phép xác định có thể được thực hiện ngay tại điểm “không” và tại khoảng 70 % đến 80 % của dải đo.
B.2.7. Độ nhạy với chất cản trở
Hệ số cản trở được xác định cho từng chất cản trở. Sử dụng tỉ số của phương sai của chất cản trở với phương sai tương ứng của đại lượng đo.
Hệ số cản trở cần được xác định bằng cách áp dụng đại lượng đo cho máy phân tích không có chất cản trở và sau đó khi chất cản trở được đặt tại giá trị lựa chọn.
Hệ số cản trở có thể thay đổi theo nồng độ của chất cản trở. Một vài phép xác định có thể được thực hiện ngay tại nồng độ “không” và tại nồng độ khoảng 70 % đến 80 % của dải đo. Nếu không có phép đo CO2 bên trong và tính lại tự động thì CO2 phải được xác định bằng cách thủ công và chất cản trở đo được (tuyến tính) có thể được tính toán lại.
B.2.8. Độ lặp lại tại mức nồng độ “không” và mức khoảng đo
Để xác định độ lặp lại tại mức nồng độ “không” và khoảng đo, một số phép đo cần được thực hiện lại tại nồng độ “không” và nồng độ khoảng đo. Độ lặp lại cần được tính cho cả loại phép đo (giá trị “không” và giá trị khoảng đo) theo TCVN 6751 (ISO 9169).
(Tham khảo)
Ví dụ đánh giá độ lệch của phương pháp NDIR đo N2O với các yêu cầu về phép đo phát thải
C.1. Điều kiện cụ thể tại địa điểm
Xem Bảng C.1
Bảng C.1 - Điều kiện cụ thể địa điểm
Các điều kiện đặc trưng | Giá trị/dải đo |
Dải đo của máy phân tích (N2O) | 0 mg/m3 đến 400 mg/m3 |
Nồng độ nghiên cứu của N2O | < 400 mg/m3 |
Các điều kiện tại hiện trường |
|
Lưu lượng mẫu | (60 ± 6)l/h |
Nhiệt độ trong phạm vi điều chỉnh | 285 K |
Nhiệt độ không khí xung quanh trong toàn phép đo | 283 K đến 308 K |
Sự biến đổi điện áp | 200 V đến 220 V, hoặc 100 V đến 110 V |
Áp suất khí quyển trong quá trình điều chỉnh | 100 kPa |
Sự thay đổi áp suất khí quyển | < 1 kPa |
Sự thay đổi nồng độ CO ngoài hiện trường | 14 mg/m3 đến 40 mg/m3 |
Sự thay đổi phần thể tích CO2 ngoài hiện trường | 10 % đến 13 % |
Sự thay đổi nồng độ NOx ngoài hiện trường | 13 mg/m3 đến 56 mg/m3 |
Sự thay đổi nồng độ SO2 ngoài hiện trường | 5 mg/m3 đến 15 mg/m3 |
Nồng độ N2O của khí chuẩn | (320 ± 6,4) mg/m3 |
C.2. Đặc tính tính năng của phương pháp - kết quả của tính đúng đắn trong phép thử
Xem Bảng C.2.
C.3. Tính độ không đảm bảo chuẩn của giá trị phép đo của máy phân tích
C.3.1. Khái quát
Công thức mô hình trong điều này cũng như tính toán độ không đảm bảo từng phần có liên quan đến giá trị đo được của máy phân tích và được tính bằng miligam trên mét khối.
Bảng C.2 - Đặc tính tính năng
Các đặc tính tính năng đối với phương pháp NDIR | Tiêu chí về tính năng | Các kết quả của phép thử tại phòng thí nghiệm và trong quá trình vận hành ngoài hiện trường |
Thời gian đáp ứng | 200 s | 90 s |
Giới hạn phát hiện | ± 2 % của dải | ±1,5 % của dải |
Độ lệch | ±2 % của dải | ±2 % của dải |
Trôi điểm “không” trong 24 h | ±2 % của dải | ±1 % của dải |
Trôi điểm hiệu chuẩn khoảng đo trong 24 h | ±2 % của dải | ±1 % của dải |
Độ nhạy với lưu lượng thể tích mẫu | 2 % của dải | 1 % của dải |
Độ nhạy với áp suất khí quyển | 2 % của dải cho mỗi 2 kPa | 2 % của dải cho mỗi 2 kPa |
Độ nhạy với nhiệt độ không khí xung quanh | 2 % của dải cho mỗi 10 K | 1 % của dải cho mỗi 10 K |
Độ nhạy với điện thế tại mức khoảng đo | 2 % của dải trên 10 V | 1 % của dải cho mỗi 10 V |
Cản trở | Tổng £ ±6 % của dải CO2 tại 14% CO tại 300 mg/m3 NO2 tại 40 mg/m3 NO tại 320 mg/m3 SO2 tại 200 mg/m3 | Tổng £ ±6 % của dải 2,8 % 2,3 % 0,4 % 0,1 % 0,1 % |
Thất thoát và rò rỉ trong ống lấy mẫu và hệ thống ổn định mẫu | 2 % giá trị đã đo | 2 % giá trị đã đo |
Độ lệch chuẩn lặp lại trong phòng thí nghiệm tại điểm “không” | 1 % của dải | 0,2 % của dải |
Độ lệch chuẩn lặp lại trong phòng thí nghiệm tại mức khoảng đo | 2 % của dải | 0,2 % của dải |
C.3.2. Các thành phần cần để xác định độ không đảm bảo
Nồng độ N2O ví dụ tính bằng miligam trên mét khối bằng với nồng độ do máy phân tích đưa ra ống với số hiệu chính do sai lệch của các đại lượng ảnh hưởng và đặc tính tính năng của máy phân tích. Công thức (C.1) cho biết công thức mô hình thống kê tương ứng được dùng cho phép ước lượng độ không đảm bảo:
(C.1)
Trong đó
gread là nồng độ của N2O do máy phân tích đưa ra;
là số hiệu chính cho độ lệch
là số hiệu chính cho trôi điểm “không”;
là số hiệu chính cho trôi điểm hiệu chuẩn trên khoảng đo;
là hiệu chính độ lặp lại của phép đo
là hiệu chính cho điều chỉnh;
là hiệu chính cho cản trở (ví dụ CO, CO2, NO2, SO2);
là hiệu chính cho các đại lượng ảnh hưởng (ví dụ nhiệt độ xung quanh áp suất khí quyển, lưu lượng mẫu, hiệu điện thế).
Hiệu chính là cụ thể cho từng máy phân tích. Đôi khi giá trị hiệu chính bằng “không”. Ví dụ, thông số ảnh hưởng có thể tăng hoặc giảm trong thời gian đo và thường không được quan trắc. Do vậy, cần xem xét để số hiệu chính tốt nhất là bằng “không”.
Cho dù sự hiệu chính bằng “không” hoặc khác “không”, thì độ không đảm bảo có liên quan đến các số hiệu chính này cần phải được xem xét khi tính độ không đảm bảo. Vì số hiệu chính được nêu trong Công thức (C.1) chưa được hiệu chính, nên độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp gắn với phép đo nồng độ được cho là căn bậc hai của tổng các bình phương của độ không đảm bảo từng thành phần ui:
(C.2)
Trong đó:
udoc là độ không đảm bảo của số đọc trên máy phân tích;
ulof là đóng góp của độ không đảm bảo do độ lệch;
ud,z là đóng góp của độ không đảm bảo do trôi điểm “không”;
ud,s đóng góp của độ không đảm bảo do trôi điểm hiệu chuẩn trên khoảng đo;
urep đóng góp của độ không đảm bảo do độ lặp lại của phép đo;
uadj đóng góp của độ không đảm bảo do điều chỉnh;
ui đóng góp của độ không đảm bảo do cản trở;
uinfj đóng góp của độ không đảm bảo do đại lượng ảnh hưởng.
Độ không đảm bảo mở rộng được U() xác định bằng Công thức (C.3):
U() = 1,96 u() (C.3)
Đối với Công thức C.2, độ không đảm bảo được xác định từ số liệu của phép thử, khi sự phân bố xác suất của các giá trị là phân bố vuông góc đối với các thông số chủ yếu và là phân bố chuẩn đối với một số thông số khác. Hệ số phủ 1,96 có thể được dùng vì số các phép đo được dùng để xác định đóng góp độ không đảm bảo và số bậc tự do được gắn là đủ cao hoặc phân bố vuông góc được thừa nhận.
Trong trường hợp phân bố vuông góc, độ không đảm bảo tiêu chuẩn cho từng đặc tính tính năng được tính theo ISO 14956 bằng Công thức (C.4):
(C.4)
Trong đó
xi,min là giá trị nhỏ nhất của số đọc trung bình bị ảnh hưởng bởi đặc tính tính năng i trong quá trình thử tính năng;
xi,max là giá trị lớn nhất của số đọc trung bình bị ảnh hưởng bởi đặc tính tính năng i trong quá trình thử tính năng;
xi,adj là giá trị số đọc trung bình với các đại lượng ảnh hưởng tại giá trị chuẩn của nó quá trình thử tính năng.
Công thức (C.4) có thể được đơn giản hóa trong ba trường hợp sau:
- Nếu giá trị xi,adj là ở giữa khoảng ngoài do giá trị lớn nhất xi,max và giá trị nhỏ nhất xi,min của tất cả các giá trị xi, sau đó độ không đảm bảo chuẩn ui được tính bằng Công thức C.5:
(C.5)
- Nếu giá trị tuyệt đối của độ lệch đo được nằm ở trên và dưới giá trị giữa là bằng nhau (xem Công thức (C.6), độ không đảm bảo chuẩn được tính bằng Công thức C.7:
Nếu giá trị xi,adj bằng với xi,min hoặc bằng với xi,max thì độ không đảm bảo chuẩn được tính bằng Công thức C.8
ui = (C.8)
C.3.3. Đóng góp độ không đảm bảo từng thành phần
Độ không đảm bảo liên quan đến số đọc nồng độ do độ phân giải của máy phân tích và của thu thập dữ liệu. Độ không đảm bảo được xem như không đáng kể.
Đóng góp của độ không đảm bảo do độ lệch được xác định từ độ lệch chuẩn tối đa giữa giá trị đo được và giá trị được đưa ra qua phép hồi quy tuyến tính đạt được trong thử trong phòng thí nghiệm. Thừa nhận rằng độ lệch có xác suất bằng với bất kỳ giá trị nằm trong khoảng [-;+] độ không đảm bảo chuẩn được tính bằng cách ứng dụng phân bố xác suất vuông góc.
Đối với độ trôi điểm “không” và điểm hiệu chuẩn khoảng đo, cho rằng độ trôi có cùng xác suất với giá trị kể cả trong khoảng [-;+] và [-,+] Độ không đảm bảo chuẩn được tính bằng cách ứng dụng phân bố xác suất vuông góc.
Độ không đảm bảo chuẩn do lặp lại bằng với độ lệch chuẩn lặp lại được tính từ kết quả của phép đo lặp lại. Một vài phép thử có thể được tiến hành ở các nồng độ khác nhau (tại ít nhất mức “không” và khoảng đo). Chỉ một trong các giá trị này được đưa vào ước lượng độ không đảm bảo. Giá trị có thể được chọn, ví dụ dựa trên khoảng đo dự kiến, nghĩa là như độ lệch chuẩn lặp lại tương ứng với nồng độ gần nhất đo được trong ống khói, hoặc như là độ lệch chuẩn lặp lại cao nhất liên quan đến nồng độ đo được trong ống khói.
Việc đóng góp độ không đảm bảo do điều chỉnh được tính từ độ không đảm bảo của khí hiệu chuẩn. Nói chung, độ không đảm bảo do nhà sản xuất đưa ra là độ không đảm bảo mở rộng. Nếu độ không đảm bảo mở rộng Ucal của khí hiệu chuẩn được thể hiện bằng giá trị phần trăm thì độ không đảm bảo do điều chỉnh tại khoảng đo được tính bằng Công thức (C.9):
uadj = (C.9)
Các đại lượng ảnh hưởng, như nhiệt độ xung quanh, áp suất khí quyển, lưu lượng mẫu và hiệu điện thế được thử nghiệm cho một giá trị của thông số và hiệu ứng của các đại lượng ảnh hưởng được xem như là tỉ lệ với giá trị của thông số. Hiệu chính hiệu ứng của đại lượng ảnh hưởng j, cũng tỉ lệ với phương sai của chúng.
= b j (C.10)
Trong đó
là thay đổi trong đại lượng ảnh hưởng j;
bj là hệ số độ nhạy của đại lượng ảnh hưởng j.
Độ không đảm bảo chuẩn do đại lượng ảnh hưởng j được tính bằng Công thức C.11:
uinf j =bj u(xj) (C.11)
Trong đó u(xj) là độ không đảm bảo liên quan đến phương sai của đại lượng ảnh hưởng j.
Hệ số độ nhạy của đại lượng ảnh hưởng được xác định trong phép thử trong phòng thí nghiệm. Độ không đảm bảo chuẩn liên quan đến phương sai của đại lượng ảnh hưởng có thể được ước lượng dựa trên phân bố vuông góc của các giá trị, xj, của đại lượng ảnh hưởng.
Trường hợp có các chất cản trở thì tương tự như trường hợp các đại lượng ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng của các chất cản trở được thử đối với một nồng độ của một chất cản trở và cũng tỉ lệ với giá trị của thông số, nghĩa là sự hiệu chính hiệu ứng của chất cản trở là tỉ lệ với phương sai của chúng.
C.3.4. Kết quả của tính độ không đảm bảo
Bảng C.3 - Kết quả của tính độ không đảm bảo
Đặc tính tính năng | Độ không đảm bảo chuẩn | Giá trị của độ không đảm bảo chuẩn tại giới hạn trên của khoảng đo thấp nhất đã dùng mg/m3 |
Độ lệch | ulof | = 4,62 |
Trôi điểm “không” | ud,z | = 2,31 |
Trôi điểm hiệu chuẩn khoảng đo | ud,s | = 2,31 |
Độ lệch chuẩn lặp lại trong phòng thí nghiệm tại điểm “không” | urep | (0,2/100)x400 = 0,8 |
Độ không đảm bảo của khí chuẩn | uadj | = 3,2 |
Cản trở | x= 1,62 | |
x = 1,33 | ||
x = 0,23 | ||
x = 0,06 | ||
x = 0,06 | ||
Độ nhạy đối với lưu lượng mẫu | uinf,svf | = 2,31 |
Độ nhạy đối với áp suất khí quyển | uinf,ap | = 4,62 |
Độ nhạy đối với nhiệt độ xung quanh | uinf,ap | x 400 x = 5,04 |
Độ nhạy đối với hiệu điện thế tại mức khoảng đo | uinf,v | x 400 x = 4,62 |
C.3.5. Độ không đảm bảo tổng hợp
Độ không đảm bảo tổng hợp tính bằng miligam trên mét khối được tính theo công thức C.12:
= = 10,5 (C.12)
C.3.6. Độ không đảm bảo mở rộng
Độ không đảm bảo mở rộng tính bằng miligam trên mét khối được tính theo Công thức C.13:
= 1,96 (C.13)
= 20,6
C.4. Đánh giá độ lệch với chất lượng phép đo yêu cầu
Tổng của các hiệu ứng của chất cản trở với các tác động tích cực được tính như sau:
S = 2,8 % + 2,3 % + 0,4 % + 0,1 % + 0,1 % = 5,7 % (C.14)
Tổng này nhỏ hơn tiêu chí tính năng 6 % của khoảng.
Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp và độ không đảm bảo chuẩn mở rộng thu được ở đây là 10,5 mg/m3 và 20,6 mg/m3, tương ứng, nhưng thấp hơn 18,1 mg/m3 và 36,2 mg/m3, tương ứng, mà được tính bằng cách sử dụng các giá trị tiêu chí tính năng trong Bảng 1.
Giá trị của đặc tính tính năng thu được từ phép thử tính năng chung, phép thử trong phòng thí nghiệm và phép thử khi vận hành ngoài hiện trường tuân thủ với các yêu cầu.
Kết luận: Phương pháp đo đáp ứng đầy đủ với các yêu cầu.
(Tham khảo)
D.1. Khái quát
Đối với phép xác định đặc tính tính năng, tiến hành phép thử liên hai phòng thí nghiệm và phép thử ngoài hiện trường.
D.2. Tính năng lắp đặt
D.2.1. Phép thử được tiến hành tại nơi lắp đặt nêu trong D.2.2 và D.2.3.
D.2.2. Ống dẫn khí thử được thử với bốn mức nồng độ khí N2O tinh khiết và sáu khí N2O có các nồng độ của các thành phần cản trở khác nhau.
Có bốn phòng thí nghiệm và năm máy phân tích tham gia. Điều tra khảo sát được tiến hành tại ba mức nồng độ N2O và với nồng độ các chất cản trở khác nhau CO2, CO và SO2 tại một mức nồng độ N2O.
D.2.3. Lò đốt bùn thải, được trang bị với hệ thống lắp đặt để sau đốt cháy, bụi ở bộ thu hồi tĩnh điện và bộ lọc khí ống khói ẩm cũng được thử nghiệm.
Bốn đội thử nghiệm với sáu máy phân tích tham gia. Đặc tính khí ống khói được nêu trong Bảng D.1.
Bảng D.1 - Đặc tính khí ống khói trong phép thử ngoài hiện trường tại lò đốt bùn thải
Lưu lượng dung tích khí nhiên liệu m3/h | O2 % | CO2 % | CO mg/m3 | NOx as NO2 mg/m3 | SO2 mg/m3 | N2O mg/m3 |
20 500 đến 24 000 | 9 đến 11,5 | 10 đến 13 | 14 đến 40 | 13 đến 56 | 5 đến 15 | 57 đến 214 |
D.3. Độ lặp lại, tái lập và độ không đảm bảo trong phép thử trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường
D.3.1. Khái quát
Độ lệch chuẩn lặp lại, đối với mỗi mức nồng độ, hệ số phương sai của độ lặp lại, độ lệch chuẩn tái lập ở mỗi mức nồng độ, hệ số phương sai của độ tái lập, độ lệch chuẩn tái lập ở mỗi mức nồng độ, độ không đảm bảo chuẩn (bao gồm độ lệch chuẩn tái lập phép thử liên phòng thí nghiệm cũng như độ chệch) và hệ số phương sai của độ không đảm bảo chuẩn được tính theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), dùng kết quả từ phép thử liên phòng thí nghiệm tại bộ lấy khí và từ phép thử ngoài hiện trường ở lò đốt bùn thải (D.2.3).
D.2.3. Kết quả của phép xác định độ lặp lại, tái lập và độ không đảm bảo
D.3.2.1. Kết quả của điều tra liên phòng thí nghiệm được nêu trong Bảng D.2 (không có chất cản trở) và trong Bảng D.3 (có chất cản trở).
Bảng D.2 - Đặc tính tính năng theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2); kết quả của phép thử liên phòng thí nghiệm tại bộ lấy mẫu khí, với sự tham gia của bốn phòng thử nghiệm và năm máy phân tích
Các đặc tính tính năng |
| Mức nồng độ |
| |
| 1 | 2 | 3 | 4 |
Số lượng kết quả thử, n | 60 | 60 | 60 | 52 |
Giá trị mong muốn, mg/m3 | 35,5 | 170,7 | 104,5 | 0,0 |
Giá trị lớn nhất, , mg/m3 | 35,6 | 172,5 | 104,3 | 0,0 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, sr,j, mg/m3 | 0,12 | 0,35 | 0,06 | 0,24 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, sR,j, mg/m3 | 0,65 | 0,43 | 1,20 | 0,29 |
Hệ số phương sai lặp lại, CV,r, % | 0,3 | 0,2 | 0.1 | _a |
Hệ số phương sai tái lập, CV,R, % | 1,8 | 0,3 | 1,1 | _a |
Độ không đảm bảo chuẩn, u j, mg/m3 | 0,74 | 1,98 | 1,33 | 0,39 |
Hệ số phương sai độ không đảm bảo chuẩn (độ không đảm chuẩn tương đối, liên quan tới giá trị lớn nhất), CV,u, % | 2,1 | 1,1 | 1,3 | _a |
a Tính toán không có lợi tại mức “không” |
Bảng D.3 - Đặc tính tính năng theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2); kết quả của phép thử liên phòng thí nghiệm tại bộ lấy mẫu khí, với sự tham gia của bốn phòng thử nghiệm và bốn máy phân tích (mức nồng độ 5: năm máy phân tích)
Các đặc tính tính năng |
|
| Mức nồng độ |
|
| |
Các cản trở | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
5 % CO2 | 10 % CO2 | 10 % CO2 | 10 % CO2 | 10 % CO2 | 10 % CO2 | |
|
|
| 80 mg/m3 CO | 240 mg/m3 CO | 400 mg/m3 CO | 120 mg/m3 CO 230 mg/m3 SO2 |
Số lượng kết quả thử, n | 54 | 48 | 48 | 48 | 48 | 48 |
Giá trị mong muốn, mg/m3 | 62,9 | 66,1 | 62,1 | 60,4 | 65,9 | 64,9 |
Giá trị lớn nhất, , mg/m3 | 61,0 | 64,0 | 64,5 | 69,2 | 64,3 | 62,7 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, sr,j, mg/m3 | 0,12 | 0,08 | 0,08 | 0,04 | 0,14 | 0,92 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, sR,j, mg/m3 | 2,76 | 2,45 | 2,31 | 2,53 | 3,00 | 3,84 |
Hệ số phương sai lặp lại, CV,r, % | 0,2 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,2 | 1,5 |
Hệ số phương sai tái lập, CV,R, % | 4,5 | 3,8 | 3,6 | 3,7 | 4,7 | 6,1 |
Độ không đảm bảo chuẩn, u j, mg/m3 | 3,80 | 3,47 | 3,57 | 9,39 | 3,68 | 4,76 |
Hệ số phương sai độ không đảm bảo chuẩn (độ không đảm chuẩn tương đối, liên quan tới giá trị lớn nhất), CV,u, % | 6,2 | 5,4 | 5,5 | 13,6 | 5,7 | 7,6 |
Có thể thấy rằng độ không đảm bảo chuẩn với chất cản trở trong khi mẫu là rất thấp; nằm trong khoảng từ 1,1 % đến 2,1 % liên quan đến giá trị trung bình (hệ số phương sai của độ không đảm bảo chuẩn). Có thể thấy phần chính của độ không đảm bảo này là do áp dụng phương pháp với những máy phân tích khác nhau và các phòng thí nghiệm khác nhau (tái lập). Nếu một phòng thí nghiệm được vận hành, độ lệch chuẩn lặp lại (hoặc tương ứng với hệ số phương sai) là rất thấp.
Với các khí thử có chứa CO2, CO và SO2 như là chất cản trở, độ không đảm bảo chuẩn tăng đến 5,5 % đến 7,6 % với một giá trị ngoại lai 13,6 %. Tuy nhiên, có thể thấy rằng độ không đảm bảo này là chủ yếu do độ tái lập (các phòng thí nghiệm vận hành khác nhau). Độ tái lập như trung bình của độ lệch trong một phòng thí nghiệm vận hành là thấp hơn rất nhiều.
D3.2.2. Đánh giá tại lò đốt bùn thải
Kết quả của phép thử liên phòng thí nghiệm trên lò đốt bùn thải được nếu trong Bảng D.4. Giá trị của đặc tính tính năng thường cao hơn tại giá trị tại bộ lấy mẫu khí. Trường hợp này, không kể trường hợp khác, do nồng độ N2O thay đổi nhiều trong khí xả của lò đốt. Nói chung, trong điều kiện hiện trường, có thể xảy ra sự phân tán tương đối rộng của giá trị đo. Độ không đảm bảo chuẩn tương đối của phương pháp dưới điều kiện hiện trường thực nằm trong khoảng 7,4 % đến 12,1 %.
Bảng D.4 - Đặc tính tính năng theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2); kết quả của phép thử liên phòng thí nghiệm tại lò đốt bùn thải, với sự tham gia của bốn phòng thử nghiệm và sáu máy phân tích (mức nồng độ 1 và 2: năm máy phân tích)
Các đặc tính tính năng | Mức nồng độ | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |
Số kết quả thử, n | 30 | 30 | 36 | 42 | 36 | 18 | 18 | 18 | 18 |
Giá trị trung bình chung, , mg/m3 | 169,5 | 214,6 | 120,9 | 149,7 | 69,4 | 191,5 | 166,2 | 56,8 | 61,5 |
Độ lệch chuẩn sj tại mức j, mg/m3 | 13,8 | 15,9 | 10,9 | 14,1 | 8,41 | 17,2 | 20,2 | 6,68 | 6,13 |
Hệ số phương sai của độ không đảm bảo chuẩn (độ không đảm bảo chuẩn tương đối, liên quan tới giá trị trung bình chung), CV,u, % | 8,2 | 7,4 | 9,0 | 9,4 | 12,1 | 9,0 | 8,1 | 11,8 | 10,0 |
(Tham khảo)
E.1. Phương pháp A
E.1.1. Lắp hệ thống lấy mẫu hoàn chỉnh, kể cả nạp bộ lọc và bộ hấp thụ.
E.1.2. Để bộ lấy mẫu nóng đến nhiệt độ vận hành của nó.
E.1.3. Làm kín đầu lấy mẫu.
E 1.4. Đóng đầu lấy mẫu và bật (các) bơm.
E 1.5. Sau khi đạt áp suất nhỏ nhất đọc lưu lượng dòng.
E.1.6. Lưu lượng dòng rò rỉ không được vượt quá 2 % của lưu lượng dòng khí mẫu dự kiến.
E 2. Phương pháp B
E 2.1. Lắp hệ thống lấy mẫu hoàn chỉnh, kể cả nạp bộ lọc và bộ hấp thụ.
E 2.2. Để bộ lấy mẫu nóng đến nhiệt độ vận hành của nó.
E 2.3. Gắn đầu lấy mẫu.
E 2.4. Hút chân không hệ thống lấy mẫu đến áp suất thấp khoảng 10 kPa.
E 2.5. Đóng khóa hệ thống lấy mẫu ở phía trước bơm.
E 2.6. Đọc áp suất trong hệ thống lấy mẫu sau 1 min.
E 2.7. Tính áp suất cho phép tối đa tăng theo thời gian, tính bằng kilopascal trên phút, hoặc tính theo Công thức (E.1):
= p1-p2 = qvpa (E.1)
Trong đó:
p1 là áp suất trong hệ thống lấy mẫu tại thời điểm bắt đầu, tính bằng kilopascan;
p2 là áp suất trong hệ thống lấy mẫu sau 1 min, tính bằng kilopascan;
là độ rò rỉ cho phép của hệ thống lấy mẫu, tính theo phần trăm thể tích;
V1 là thể tích bên trong của hệ thống lấy mẫu, tính bằng lít;
qv là lưu lượng dòng dự đoán để lấy mẫu, tính bằng lít trên phút;
pa là áp suất khí quyển, tính bằng kilopascan.
VÍ DỤ
- Thể tích bên trong của hệ thống lấy mẫu V1 = 8 I;
- Tốc độ từng phần trong khi lấy mẫu
- Áp suất tối thiểu trong quá trình lấy mẫu
- Độ rò rỉ cho phép 2 %;
- Áp suất không khí xung quanh
Đưa các giá trị này vào Công thức (E.1) kết quả là:
= 102 x 0,02/8 x 20 = 5,1 kPa/min
Và sau 1 min, p1 cần phải thấp hơn:
p1 = p0 + = 15,1 kPa
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu. Phần 2: Thống kê ứng dụng.
[2] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
[3] TCVN 5977:2009 (ISO 9096:2003/Cor 1:2006) Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng bụi bằng phương pháp thủ công.
[4] TCVN 8712:2011 (ISO 12039:2001), Phát thải nguồn tĩnh - Xác định cacbon monoxit, cacbon dioxit và oxy- Đặc tính tính năng và hiệu chuẩn các hệ thống đo tự động
[5] ISO 20988, Air quality - Guidelines for estimating measurement uncertainty
[6] ISO/TS 21748:2004, Guidance for the use of repeatability, reproducibility and trueness estimates in measurement uncertainty estimation
[7] EN 13284-1, Stationary source emissions - Determination of low range mass concentration of dust - Part 1: Manual gravicmetric method
[8] EN 14792, Stationary source emissions - Determination of mass concentration of nitrogen oxides (NOx) - Reference method: Chemiluminescence
[9] EN 15259, Air quality - Measurement of stationary source emissions - Requirements for measurement sections and sites and for the measurement objective, plan and report
[10] VDI 2469 Part 1, Gaseous emission measurement - Measurement of nitrous oxide - Manual gas chromatography method
[11] VDI 2469 Part 2, Gaseous emission measurement - Measurement of nitrous oxide - Automatic infrared spectrometric method