Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8855-2 : 2011

ISO 4308-2 : 1988

CẦN TRỤC VÀ THIẾT BỊ NÂNG - CHỌN CÁP - PHẦN 2: CẦN TRỤC TỰ HÀNH - HỆ SỐ AN TOÀN

Cranes and lifting applicances - Selection of wire ropes - Part 2: Mobile cranes - Coefficient of utilization

Lời nói đầu

TCVN 8855-2 : 2011 hoàn toàn tương đương với ISO 4308-2:1988.

TCVN 8855-2 : 2011 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8855 (ISO 4308), Cần trục và thiết bị nâng - chọn cáp gồm các phần sau:

- TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1:2003), Phần 1: Yêu cầu chung.

- TCVN 8855-2:2011 (ISO 4308-2:1988), Phần 2: Cần trục tự hành - Hệ số an toàn.

 

CẦN TRỤC VÀ THIẾT BỊ NÂNG - CHỌN CÁP - PHẦN 2: CẦN TRỤC TỰ HÀNH - HỆ SỐ AN TOÀN

Cranes and lifting applicances - Selection of wire ropes - Part 2: Mobile cranes - Coefficient of utilization

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định giá trị thực tế nhỏ nhất của hệ số an toàn Zp được định nghĩa trong TCVN 8855-1 (ISO 4308-1), cho cáp và cáp chống xoắn dùng trong cần trục tự hành.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại cần trục tự hành được định nghĩa trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), Cần trục - Từ vựng - Phần 2: Cần trục tự hành.

TCVN 8490-2 (ISO 4301-2), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 2: Cần trục tự hành.

TCVN 8855-1 (ISO 4308-1), Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp - Phần 1: Yêu cầu chung.

3. Hệ số an toàn Zp

3.1. Cáp công dụng chung

Hệ số an toàn Zp tối thiểu của cáp thông dụng cho cần trục và cơ cấu, phân loại theo TCVN 8490-2 (ISO 4301-2) được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Cáp công dụng chung 1)

Điều kiện làm việc của cần trục

Nhóm chế độ làm việc

Cáp động

Cáp tĩnh

Cho cơ cấu nâng hạ tải

Cho cơ cấu nâng hạ cần hoặc ra vào cần ống lồng

Khi làm việc
Zp

Khi lắp dựng  Zp

Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

Zp

Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

Khi làm việc
Zp

Khi lắp dựng
Zp

Bình thường

A1

M3

3,55

M2

3,35

3,05

3

2,73

Liên tục

A3

M4

4

M3

3,55

3,05

3

2,73

Nặng

A4

M5

4,5

M3

3,55

3,05

3

2,73

1) Điều này được hiểu là độ an toàn của cáp khi sử dụng phụ thuộc vào việc áp dụng các tiêu chí về kiểm tra và loại bỏ cáp

3.2. Cáp chống xoắn

Cáp chống xoắn là cáp có ít nhất tám tao ở lớp ngoài cùng được bện ngược chiều với chiều bện của lớp phía dưới. Hệ số an toàn Zp nhỏ nhất của cáp chống xoắn theo phân loại trong TCVN 8490-2 (ISO 4301-2) được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Cáp chống xoắn 1)

Điều kiện làm việc của cần trục

Nhóm chế độ làm việc của cần trục

Cáp động cho cơ cấu nâng hạ tải

Zp

Bình thường

Liên tục

Nặng

A1

A3

A4

4,5

5,6

5,6

1) Bảng 2 liên quan đến cáp chống xoắn kiểu "truyền thống". Với các loại cáp chống xoắn thế hệ mới, các nghiên cứu tương lai có thể cho phép hệ số an toàn khác.