- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10469-1:2014 (ISO 23274-1:2013) về Phương tiện giao thông đường bộ - Đo chất phát thải và tiêu thụ nhiên liệu của xe hybrid điện - Phần 1: Hybrid điện không nạp điện bằng nguồn điện bên ngoài
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10469-2:2014 (ISO 23274-2:2012) về Phương tiện giao thông đường bộ - Đo chất phát thải và tiêu thụ nhiên liệu của xe hybrid điện - Phần 2: Hybrid điện nạp điện bằng nguồn điện bên ngoài
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9054:2011 (ISO 8715:2001) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Đặc tính vận hành trên đường
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9056:2011 (ISO/TR 11955:2008) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện-hybrid - Hướng dẫn về đo độ cân bằng điện tích
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9057-1:2011 (ISO 23273-1:2006) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy pin nhiên liệu - Điều kiện kỹ thuật an toàn - Phần 1: An toàn về chức năng của xe
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9057-2:2011 (ISO 23273-2:2006) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy pin nhiên liệu - Điều kiện kỹ thuật an toàn - Phần 2: Bảo vệ tránh các mối nguy hiểm từ Hyđrô cho xe chạy bằng nhiên liệu Hyđrô nén
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9057-3:2011 (ISO 23273-3:2006) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy pin nhiên liệu - Điều kiện kỹ thuật an toàn - Phần 3: Bảo vệ người chống điện giật
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12508:2018 (ISO 23828:2013) về Phương tiện giao thông đường bộ dùng pin nhiên liệu - Đo tiêu thụ năng lượng - Xe chạy bằng hydro nén
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12503-2:2018 (ISO 10405-2:2012) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật về thử nghiệm đối với hệ thống và bộ ắc quy kéo loại lithi-ion - Phần 2: Ứng dụng/thiết bị năng lượng cao
ISO 8713:2012
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN - TỪ VỰNG
Electrically propelled road vehicles - Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 9053:2018 thay thế TCVN 9053:2011.
TCVN 9053:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 8713:2012.
TCVN 9053:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN - TỪ VỰNG
Electrically propelled road vehicles - Vocabulary
Tiêu chuẩn này xác lập từ vựng của các thuật ngữ và các định nghĩa có liên quan sử dụng trong các tiêu chuẩn về phương tiện giao thông đường bộ chạy điện. Các thuật ngữ này dành riêng cho các hệ thống đẩy sử dụng điện của các phương tiện giao thông đường bộ, tức là các xe điện - ắc qui (BEV), xe hybrid - điện (HEV,PHEV) và xe dùng pin nhiên liệu (điện hoàn toàn và hybrid - điện) (FCV, FCHEV).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Hệ thống xử lý không khí
Hệ thống xử lý không khí nạp cho hệ thống pin nhiên liệu.
VÍ DỤ Các bộ lọc, các đồng hồ đo, bộ điều hòa không khí và bộ tạo áp.
2.2
Hệ thống điện phụ
Hệ thống được lắp trên xe, khác với hệ thống đẩy, hoạt động bằng năng lượng điện.
2.3
Lượng điện còn lại của hệ thống điện năng
Phần còn lại của một mạch điện cấp điện áp B (2.72) khi tất cả các hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61) và các bộ pin nhiên liệu được ngắt.
2.4
Lớp ngăn
Bộ phận bảo vệ chống lại sự tiếp xúc trực tiếp do tiếp cận thông thường từ mọi hướng
2.5
Cách điện cơ bản
Cách điện áp dụng cho các chi tiết có dòng điện chạy qua để bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp trong điều kiện không có lỗi sai sót
CHÚ THÍCH Cách điện cơ bản không bao gồm cách điện được sử dụng riêng cho mục đích chức năng.
2.6
Bảo vệ cơ bản
Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có dòng điện chạy qua trong điều kiện không có lỗi sai sót.
2.7
Pin ắc qui
Thiết bị tích điện cơ bản nạp lại được, gồm có các điện cực, chất điện phân, bình chứa, đầu cực và các tấm cách thông thường, là nguồn năng lượng điện thu được bằng sự biến đổi trực tiếp năng lượng hóa học.
2.8
Bộ điều khiển ắc qui
BCU
Thiết bị điện tử điều khiển hoặc kiểm soát hoặc phát hiện hoặc tính toán các chức năng nhiệt và điện của hệ thống ắc qui và nó tạo ra sự truyền thông tin giữa hệ thống ắc qui đó và các bộ điều khiển xe khác.
2.9
Xe điện-ắc quy
BEV
Xe chạy điện chỉ có ắc quy làm nguồn năng lượng đẩy xe.
CHÚ THÍCH: Chữ viết tắt BEV thường được rút gọn thành EV.
2.10
Bộ ắc quy
Cụm cơ khí gồm các pin ắc quy và khung hoặc khay gá kẹp và có thể có các bộ phận để kiểm soát điều khiển ắc quy.
2.11
Hệ thống ắc quy
Thiết bị tích điện bao gồm các pin hoặc các cụm pin ắc quy hoặc (các) bộ ắc quy cũng như các mạch điện và bộ thiết bị điện tử, ví dụ bộ điều khiển ắc quy BCU (2.8), công tắc tơ (công tắc điều khiển).
CHÚ THÍCH: Các thành phần của hệ thống ắc quy cũng có thể được phân bố vào các thiết bị khác nhau trên xe.
2.12
Dung lượng
Tổng số ampe-giờ có thể lấy ra được từ ắc quy trong các điều kiện quy định.
2.13
Bộ thiết bị điện tử của pin
Thiết bị điện tử dùng để thu thập và có thể quan sát kiểm tra các dữ liệu về nhiệt và điện của các pin hoặc các cụm pin ắc quy và chứa bộ thiết bị điện tử để cân bằng pin, nếu cần thiết.
CHÚ THÍCH Bộ thiết bị điện tử của pin có thể gồm cả bộ điều khiển pin. Chức năng cân bằng pin có thể được điều khiển bởi bộ thiết bị điện tử của pin hoặc có thể được điều khiển bằng BCU đó (2.8).
2.14
Cân bằng nạp điện của ắc quy
Sự thay đổi điện tích nạp trong ắc quy trong quá trình đo tiêu thụ nhiên liệu.
CHÚ THÍCH Thường được biểu thị bằng Ah.
2.15
Bộ nạp
Bộ thiết bị để ổn định công suất của nguồn điện năng bên ngoài cho việc nạp điện hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61).
2.16
Khoảng hở
Khoảng cách ngắn nhất trong không khí giữa các chi tiết dẫn điện (2.17).
2.17
Chi tiết dẫn điện
Chi tiết có khả năng dẫn dòng điện.
2.18
Hiệu suất Culông
Hiệu suất Ah
Hiệu suất của ắc quy dựa trên cơ sở điện năng (Culông) dùng cho qui trình nạp/phóng điện được quy định, được biểu thị bằng tỉ số giữa công suất điện ra và công suất điện vào.
2.19
Khoảng cách rò điện
Khoảng cách ngắn nhất dọc theo bề mặt của vật liệu cách điện cứng giữa hai chi tiết dẫn điện (2.17).
2.20
Tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc của người với các chi tiết có dòng điện chạy qua.
2.21
Cách điện kép
Cách điện gồm cách điện cơ bản và cách điện bổ sung.
2.22
Chế độ cho phép chạy xe
Chế độ duy nhất trong đó xe có thể di chuyển bởi (các) hệ thống đẩy riêng của nó.
2.23
Khung dẫn điện
Kết cấu cơ khí dẫn điện của xe mà điện thế của nó được lấy làm điện thế chuẩn.
2.24
Cụm nguồn động lực điện
Tổ hợp của động cơ kéo, bộ điện tử công suất và các cơ cấu điều khiển liên quan của chúng để biến đổi điện năng thành cơ năng và ngược lại.
2.25
Hệ động lực điện
Hệ truyền năng lượng điện, gồm cụm nguồn động lực điện (2.24) và bộ truyền lực.
2.26
Điện giật
Tác động sinh lý học gây ra bởi dòng điện chạy qua cơ thể người.
2.27
Xe chạy điện
Xe có ít nhất một cụm nguồn động lực điện (2.24) để đẩy xe.
2.28
Lớp bao kín
Bộ phận bảo vệ thiết bị chống sự tiếp xúc trực tiếp từ mọi hướng.
2.29
Cân bằng năng lượng của ắc quy
Sự thay đổi năng lượng của ắc quy trong quá trình đo tiêu thụ nhiên liệu.
CHÚ THÍCH 1: Thường được biểu thị bằng Wh.
CHÚ THÍCH 2: Đối với ứng dụng thực tế, có định nghĩa gần đúng sau: cân bằng nạp điện của ắc quy nhân với điện áp danh định, thường được tính bằng Wh.
2.30
Mật độ năng lượng
Tổng năng lượng được tích lũy so với thể tích của hộp ắc quy (2.10) hoặc hệ thống ắc quy.
CHÚ THÍCH 3 Được tính bằng Wh/I.
CHÚ THÍCH 4 Hộp hoặc hệ thống ắc quy bao gồm cả hệ thống làm mát, nếu có, chính là bộ phận đảo chiều thuận nghịch lắp kèm theo, lần lượt, của các đường dẫn chất làm mát hoặc đường ống dẫn không khí.
2.31
Hiệu suất năng lượng
Hiệu suất Wh
Hiệu suất của ắc quy dựa trên năng lượng, dùng cho qui trình nạp/phóng điện quy định, được biểu thị bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra chia cho năng lượng đầu vào.
2.32
Chi tiết dẫn điện để trần
Chi tiết dẫn điện (2.17) của thiết bị điện mà có thể chạm được bởi đầu thử IPXXB sau khi tháo các lớp ngăn / các lớp bao kín mà chúng có thể tháo ra được không cần dụng cụ và thường không có dòng điện chạy qua, nhưng chúng có thể có dòng điện chạy qua trong các điều kiện bị hư hỏng.
CHÚ THÍCH: Về đặc tính kỹ thuật của đầu thử IPXXB, xem ISO 20653.
2.33
Van an toàn lưu lượng
Van tự động ngắt hoặc giới hạn lưu lượng khí khi lưu lượng vượt quá giá trị thiết kế đã chỉnh đặt.
2.34
Xe hybrid điện (HEV) nạp điện từ bên ngoài
Xe hybrid điện (HEV) (2.42) có hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61) mà nó sẽ được nạp điện từ một nguồn điện bên ngoài.
CHÚ THÍCH: Các xe điện hybrid nạp điện từ bên ngoài được biết đến nhiều là các xe cắm sạc HEV (PHEV).
2.35
Pin nhiên liệu
FC
Thiết bị điện hóa tạo ra điện bằng biến đổi nhiên liệu và chất oxy hóa mà không có bất cứ sự tiêu hao nào về vật lý hoặc hóa học của các điện cực hoặc chất điện phân.
2.36
Xe hybrid điện pin nhiên liệu
FCHEV
Xe chạy điện (2.27) có hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61) và hệ thống pin nhiên liệu (2.35) là nguồn năng lượng để đẩy xe.
2.37
Bộ pin nhiên liệu
Cụm có ít nhất hai pin nhiên liệu (2.35).
2.38
Hệ thống pin nhiên liệu
Hệ thống gồm có bộ pin nhiên liệu (2.37), hệ thống xử lý không khí (2.1), hệ thống xử lý nhiên liệu (2.40), thiết bị kiểm soát nhiệt, thiết bị kiểm soát nước và hệ thống điều khiển của chúng.
2.39
Xe pin nhiên liệu
FCV
Xe chạy điện (2.27) có hệ thống pin nhiên liệu (2.38) là nguồn năng lượng để đẩy xe.
CHÚ THÍCH Xe pin nhiên liệu (FCV) có thể có thêm hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61) hoặc một nguồn năng lượng khác nữa để đẩy xe [FCHEV(2.36)].
2.40
Hệ thống xử lý nhiên liệu
Hệ thống biến đổi (nếu cần thiết) và /hoặc ổn định nhiên liệu, khi được tích trữ trong bình chứa nhiên liệu lắp trên xe chuyển thành nhiên liệu thích hợp cho hoạt động trong bộ pin nhiên liệu (2.37).
2.41
Hệ thống nhiên liệu
Tổ hợp của bình chứa nhiên liệu lắp trên xe và hệ thống xử lý nhiên liệu (2.40).
2.42
Xe hybrid-điện
HEV
Xe có cả hệ thống tích điện nạp lại được và nguồn năng lượng từ nhiên liệu dùng để đẩy xe.
VÍ DỤ: Động cơ đốt trong hoặc các hệ thống pin nhiên liệu là các kiểu nguồn năng lượng từ nhiên liệu điển hình.
2.43
Hệ động lực hybrid
Hệ động lực của xe hybrid-điện (HEV)(2.42) gồm có một nguồn năng lượng từ nhiên liệu và một hệ động lực điện (2.25).
2.44
Xe hybrid
Xe có hai (hoặc nhiều hơn) nguồn năng lượng khác nhau để đẩy xe.
CHÚ THÍCH: Ví dụ về các nguồn năng lượng để đẩy xe là hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61), các hệ thống pin nhiên liệu (FC) (2.38), động cơ đốt trong v..v..
2.45
Điện trở cách điện
Điện trở giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua của mạch điện có điện áp cấp B (2.72) và khung dẫn điện (2.23) cũng như hệ thống có điện áp cấp A (2.71).
2.46
Hệ thống kiểm tra điện trở cách điện
Hệ thống kiểm tra định kỳ hoặc liên tục điện trở cách điện giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và khung dẫn điện.
2.47
Chi tiết có dòng điện chạy qua
Dây dẫn hoặc chi tiết dẫn điện (2.17) được dự định dùng để cấp điện trong sử dụng bình thường.
2.48
Van ngắt đường ống dẫn hydro chính
Van được thiết kế để tự động cách ly nguồn hydro cao áp.
2.49
Áp suất làm việc lớn nhất cho phép
MAWP
Áp suất làm việc lớn nhất tại đó bộ phận hoặc hệ thống có thể được vận hành bình thường mà không có hư hỏng bao gồm rò rỉ và biến dạng.
CHÚ THÍCH: Áp suất làm việc lớn nhất cho phép được sử dụng để xác định giá trị chỉnh đặt các cơ cấu hạn chế/cơ cấu giảm áp được lắp để bảo vệ bộ phận hoặc hệ thống tránh quá áp gây tai nạn.
2.50
Điện áp làm việc lớn nhất
Giá trị lớn nhất của trị số điện áp xoay chiều trung bình bình phương (rms) hoặc của điện áp một chiều có thể xảy ra trong hệ thống điện trong bất kỳ điều kiện hoạt động bình thường nào theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, bỏ qua quá trình quá độ.
2.51
Điện áp danh định
Giá trị gần đúng thích hợp của điện áp được sử dụng để định rõ hoặc nhận dạng bộ phận hoặc hệ thống.
2.52
Áp suất làm việc danh định
Áp suất làm việc
NWP
Mức áp suất tại đó bộ phận hoặc hệ thống thường hay hoạt động.
2.53
Xe hybrid-điện (HEV) không nạp điện từ bên ngoài
Xe hybrid-điện (2.42) có hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61) không nạp điện từ bên ngoài.
2.54
Cân bằng điện thế
Sự nối điện của các chi tiết dẫn điện để trần (2.17) của thiết bị điện để giảm tới mức tối thiểu sự chênh lệch điện thế giữa các chi tiết này.
2.55
Môđun kiểm soát công suất
Môđun điều khiển trong xe hybrid-điện pin nhiên liệu (FCHEV) (2.36) mà mô đun này kiểm soát dòng điện/năng lượng từ hệ thống pin nhiên liệu (FC), từ/đến hệ thống tích điện nạp lại được (RESS) (2.61), và đến/từ cụm nguồn động lực điện (2.24) theo lệnh điều khiển của người lái và chiến lược đẩy xe trong chế độ hoạt động của xe hybrid - điện pin nhiên liệu.
2.56
Hệ thống đẩy
Tổ hợp của cụm nguồn động lực trên xe để đẩy xe và hệ động lực.
2.57
Cấp bảo vệ
Sự bảo vệ do lớp ngăn / lớp bao kín liên quan đến sự tiếp xúc của đầu thử với các chi tiết có dòng điện chạy qua.
VÍ DỤ Đầu thử (IPXXB), thanh thử (IPXXC), hoặc dây thử (IPXXD) như được định nghĩa trong ISO 20653.
2.58
Xe pin nhiên liệu hoàn toàn
FCV hoàn toàn
FCV chỉ sử dụng hệ thống pin nhiên liệu làm nguồn năng lượng để đẩy xe.
2.59
Làm sạch
Quá trình loại bỏ các thành phần khí không mong muốn ra khỏi hệ thống
2.60
Dung lượng danh định
Thông số kỹ thuật của nhà cung cấp về tổng số ampe-giờ có thể rút ra được từ một bộ hoặc hệ thống ắc quy đã được nạp đầy điện trong một nhóm các điều kiện thử quy định như cường độ phóng điện, nhiệt độ, điện áp ngắt phóng điện v.v.
2.61
Hệ thống tích điện nạp lại được
RESS
Hệ thống tích trữ năng lượng để cung cấp điện năng và có thể nạp lại được.
VÍ DỤ Các bộ ắc quy, tụ điện, v.v..
2.62
Suất tiêu thụ năng lượng danh định
Tỷ số giữa lượng điện năng từ mạng điện lưới cần để nạp lại ắc quy kéo và quãng đường mà xe đã đi được sau khi xe đã chạy theo một chu trình thử quy định.
CHÚ THÍCH: Suất tiêu thụ năng lượng thường được biểu thị bằng Wat-giờ trên kilômét (Wh/km).
2.63
Quãng đường danh định
Quãng đường mà xe chạy điện (2.27) đi được trên toàn bộ chu trình thử quy định với một ắc quy kéo được nạp đầy điện cho cuối chu trình thử như được quy định bởi các tiêu chí kết thúc chu trình thử.
CHÚ THÍCH Quãng đường danh định thường được biểu thị bằng kilômét (km).
2.64
Phanh tái sinh
Quá trình phanh có sự biến đổi động năng thành điện năng để nạp điện cho hệ thống tích điện nạp lại được RESS (2.61).
2.65
Cách điện tăng cường
Cách điện của các chi tiết có dòng điện chạy qua tương đương với cách điện kép để bảo vệ chống giật điện.
CHÚ THÍCH: Cách điện tăng cường không có ngụ ý rằng cách điện đó phải là một chi tiết đồng nhất. Cách điện tăng cường đó có thể có vài lớp mà chúng không thể được thử nghiệm riêng biệt như cách điện bổ sung hoặc cách điện cơ bản.
2.66
Năng lượng riêng
Tổng số năng lượng tích trữ so với khối lượng của bộ ắc quy (2.10) hoặc hệ thống ắc quy.
CHÚ THÍCH 1 Được biểu thị bằng Wh/kg.
CHÚ THÍCH 2 Bộ ắc quy hoặc hệ thống ắc quy phải bao gồm hệ thống làm mát, nếu có, chính là bộ phận đảo chiều thuận nghịch lắp kèm theo, lần lượt, của đường ống dẫn chất làm mát hoặc đường ống dẫn không khí. Đối với các hệ thống làm mát bằng chất lỏng, khối lượng chất làm mát bên trong bộ ắc quy hoặc hệ thống ắc quy phải được bao gồm.
2.67
Trạng thái nạp
SOC
Dung lượng sẵn có trong một bộ ắc quy (2.10) hoặc hệ thống ắc quy được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của dung lượng danh định (2.60).
2.68
Cách điện bổ sung
Cách điện độc lập, được áp dụng không kể cách điện cơ bản để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp cách điện cơ bản bị hư hỏng.
2.69
Van an toàn áp suất kích hoạt bằng nhiệt độ
TPRD
Cơ cấu không tự đóng lại, được kích hoạt bằng nhiệt độ vượt quá giới hạn, nó mở cho khí thoát ra ngoài để bảo vệ cho bình chứa nhiên liệu không bị phá hủy.
2.70
Ác quy kéo/ắc quy đẩy/ắc quy
Tập hợp tất cả các bộ ắc quy được đấu nối điện để cấp điện năng cho cụm nguồn động lực điện và có thể có các hệ thống điện phụ.
2.71
Điện áp cấp A
Sự xếp loại của một bộ phận điện hoặc mạch điện có điện áp làm việc lớn nhất nhỏ hơn 30 V rms đối với dòng điện xoay chiều hoặc 60 V rms đối với dòng điện một chiều.
2.72
Điện áp cấp B
Sự xếp loại của một bộ phận điện hoặc mạch điện có điện áp làm việc lớn nhất từ 30 V rms đến 1000 V rms đối với dòng điện xoay chiều hoặc từ 60 V đến 1500 V đối với dòng điện một chiều.
Ví dụ về các hệ thống đẩy dùng cho xe chạy điện
Hình A.1 - Ví dụ về xe điện ắc quy (BEV)
Hình A.2 - Sơ đồ khối - Ví dụ về xe hybrid-điện pin nhiên liệu (FCHEV)
Hình A.3 - Sơ đồ khối - Ví dụ về hybrid-điện (HEV - có động cơ đốt trong (ICE)
[1] ISO 6469-1, Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật an toàn - Phần 1: hệ thống tích điện nạp lại được lắp trên xe
[2] ISO 6469-2, Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật an toàn - Phần 2: Biện pháp an toàn cho vận hành xe và bảo vệ chống hư hỏng.
[3] ISO 6469-3, Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật an toàn - Phần 3: Bảo vệ người chống điện giật
[4] TCVN 12505 (ISO 8714), Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Suất tiêu thụ năng lượng và quãng đường chuẩn - Qui trình thử cho ô tô con và ô tô thương mại hạng nhẹ
[5] TCVN 9054 (ISO 8715), Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Đặc tính vận hành trên đường
[6] TCVN 9056 (ISO/TR 11955), Phương tiện giao thông đường bộ hybrid - điện - Hướng dẫn về đo cân bằng nạp điện
[7] TCVN 12503-1 (ISO 12405-1), Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm cho các bộ và hệ thống ắc quy kéo lithi - ion - Phần 1: Các ứng dụng có công suất lớn.
[8] TCVN 12503-2 (ISO 12405-2), Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm cho các bộ và hệ thống ắc quy kéo lithi - ion - Phần 2: Ứng dụng và thiết bị năng lượng cao
[9] TCVN 12503-3 (ISO 12405-3), Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm cho các bộ và hệ thống ắc quy kéo lithi - ion - Phần 3: Yêu cầu về đặc tính an toàn
[10] ISO 20653, Phương tiện giao thông đường bộ - Cấp bảo vệ (IP-code) - Bảo vệ thiết bị điện chống các vật lạ, nước và sự tiếp cận
[11] TCVN 9057-1*) (ISO 23273-1), Phương tiện giao thông đường bộ pin nhiên liệu - Yêu cầu kỹ thuật an toàn - Phần 1: An toàn cho vận hành phương tiện
[12] TCVN 9057-2*) (ISO 23273-2), Phương tiện giao thông đường bộ pin nhiên liệu - Yêu cầu kỹ thuật an toàn - Phần 2: Bảo vệ chống các mối nguy hiểm của hydro đối với các phương tiện được nạp nhiên liệu bằng hydro nén
[13] TCVN 10469 (ISO 23274), Phương tiện giao thông đường bộ điện-hybrid - Đo chất phát thải và tiêu thụ nhiên liệu - Xe không nạp điện từ bằng nguồn điện bên ngoài
[14] TCVN 12508 (ISO 23828), Phương tiện giao thông đường bộ pin nhiên liệu - Đo suất tiêu thụ năng lượng - Phương tiện được nạp nhiên liệu bằng hydro nén