Information Technology - Quality and performance of office equipment that contains reused components
Lời nói đầu
TCVN 9093:2011 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 "Công nghệ thông tin" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9093:2011 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 24700:2005.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU NĂNG CỦA THIẾT BỊ VĂN PHòNG CÓ CHỨA CÁC THÀNH PHẦN SỬ DỤNG LẠI
Information Technology - Quality and performance of office equipment that contains reused components
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính của sản phẩm trong việc khai báo sự phù hợp của nhà sản xuất thiết bị gốc hoặc bên thứ ba được ủy quyền để chứng minh một sản phẩm thiết bị văn phòng có chứa các bộ phận được sử dụng lại hoạt động tương đương với sản phẩm mới, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn về hiệu suất đối với bộ phận mới và duy trì các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường yêu cầu đối với các sản phẩm được xây dựng trên cơ sở hợp lý. Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm thiết bị văn phòng mà quá trình sản xuất và phục hồi chúng là kết quả của việc sử dụng lại các bộ phận đã qua sử dụng. Phụ lục C trình bày phương thức tái sử dụng có liên quan đến các quá trình tái chế khác.
Tiêu chuẩn này áp dụng riêng cho thiết bị văn phòng. Các mục thuộc về tiêu dùng như hộp mực có thể thay được bởi khách hàng không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Thiết bị được nhà sản xuất gốc hoặc bên thứ ba được ủy quyền xử lý mà KHÔNG thỏa mãn các yêu cầu về tính năng theo thiết kế ban đầu của thiết bị không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này áp dụng cho:
- Trường hợp chính phủ yêu cầu so sánh với chất lượng của sản phẩm mới để đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu suất của thiết bị có chứa các bộ phận tái sử dụng và để chứng minh trách nhiệm môi trường của nhà cung ứng. Khi các quy định yêu cầu so sánh với chất lượng của sản phẩm mới đối với thiết bị, tiêu chuẩn này trình bày việc so sánh để chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu đó.
- Trường hợp nhà cung ứng thương mại yêu cầu so sánh với chất lượng của sản phẩm mới để chứng minh và thông báo về chất lượng, độ an toàn và hiệu suất của thiết bị có chứa các bộ phận tái sử dụng và để chứng minh trách nhiệm về môi trường của nhà cung ứng.
- Trường hợp người mua yêu cầu so sánh với chất lượng của sản phẩm mới để nhận biết và phân biệt các sản phẩm thân thiện môi trường.
Tiêu chuẩn này trình bày các phương thức tiếp cận thế giới về sản phẩm lợi tức từ nhiều quá trình sản xuất bao gồm việc sử dụng lại các cấu kiện, với sự bảo đảm và cam kết đóng một vai trò quan trọng trong sự chấp nhận của thị trường. Trong các quá trình buôn bán ngày nay, các định nghĩa về thiết bị kỹ thuật dành cho người điều khiển phải được hướng đến, và trong trường hợp này, tiêu chuẩn này là hữu ích trong buôn bán và trong trao đổi hàng hóa, để giao tiếp với người điều khiển. Tiêu chuẩn này quy định hướng đến thiết bị văn phòng. Tuy nhiên, trong tương lai tiêu chuẩn này có thể được định hướng cho các ngành và lĩnh vực công nghiệp khác.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi.
TCVN 7189 (CISPR 22), Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo.
TCVN 7249 (CISPR 14), Tương thích điện từ. Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự. Phần 1: Phát xạ; Phần 2: Miễn nhiễm – Tiêu chuẩn họ sản phẩm.
TCVN 7317 (CISPR 24), Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính miễn nhiễm - Giới hạn và phương pháp đo.
TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu (Quality management systems – Requirements)
TCVN ISO 14001 (ISO 14001), Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Environmental management systems – Specification with guidance for use)
TCVN ISO/IEC 17050 (ISO/IEC 17050) (tất cả các phần), Đánh giá sự phù hợp – Tài liệu hỗ trợ.( Conformity assessment – Supplier’s declaration of conformity – Part 1: General Requirements; Part 2: Supporting documentation)
EN 60950, Safety of Information Technology Equipment (An toàn thiết bị công nghệ thông tin).
IEC 61000, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3-2: Limits – Limits for harmonic current emissions (equipment input current <= 16 A per phase) (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 3-2: Các giới hạn – Giới hạn đối với phát thải dòng điện điều hòa (dòng điện vào của thiết bị <= 16 A/pha)).
IEC 61000, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3-3: Limits – Limitation of voltage changes, voltage fluctuations and flicker in public low-voltage supply systems, for equipment with rated current <= 16 A per phase and not subject to conditional connection (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 3-3: Các giới hạn – Giới hạn sự thay đổi điện áp, thăng giám và chập chờm điện áp trong hệ thống cấp điện áp thấp cho thiết bị có dòng được định mức <= 16 A/pha và không phụ thuộc vào kết nối có điều kiện).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17050 (ISO/IEC 17050), EN 60950, TCVN 7249 (CISPR 14), TCVN 7189 (CISPR 22), TCVN 7317 (CISPR 24), IEC 61000, TCVN ISO 9001 (ISO 9001), TCVN ISO 14001 (ISO 14001) và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1. Đánh giá sự phù hợp (Conformity assessment)
Hoạt động bất kỳ liên quan đến việc xác định trực tiếp hoặc gián tiếp rằng các yêu cầu liên quan được thực hiện.
3.2. Khai báo cung ứng (Supplier’s declaration)
Thủ tục theo đó nhà cung ứng đưa ra cam kết bằng văn bản rằng một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với các yêu cầu quy định.
CHÚ THÍCH Nhà cung ứng là bên cung cấp thiết bị, quá trình hoặc dịch vụ và có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối, bên nhập khẩu, bên lắp ráp, tổ chức cung cấp dịch vụ,... Để trách sự nhầm lẫn, không được phép sử dụng cụm từ “tự chứng nhận” (self-certification).
3.3. Thiết bị văn phòng (Office equipment)
Máy in, thiết bị sao chép, máy quét ảnh kỹ thuật số, thiết bị fax và hệ thống kết hợp các thiết bị trên.
4.1. Hiệu suất
Thiết bị phải được nhà sản xuất thiết bị gốc hoặc bên được ủy quyền đảm bảo thực hiện theo các thông số kỹ thuật thiết kế sản phẩm gốc như tài liệu do nhà sản xuất gốc soạn thảo và cam kết của họ.
Điều này có nghĩa là thiết bị khi được lắp các bộ phận đã qua sử dụng phải có các tính thẩm mỹ, chức năng và hiệu suất tương tự như thiết bị được lắp toàn bộ các bộ phận mới.
4.2. Nâng cấp
Thiết bị phải được sản xuất bằng cách sử dụng các bộ phận có thông số kỹ thuật mới nhất về mặt chức năng, bất kể đó là bộ phận mới hoặc tái sử dụng.
CHÚ THÍCH Điều này nghĩa là thiết bị lắp các bộ phận đã qua sử dụng phải được nâng cấp bằng các bộ phận có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của thiết bị. Ví dụ: Bảng điện tử được nâng cấp, với những thay đổi làm sửa chữa lỗi phát hiện ngay sau khi giới thiệu sản phẩm.
4.3. Thử nghiệm
Thiết bị phải được thử nghiệm bằng các thủ tục tương đương với quy định của nhà sản xuất, bất kể sản phẩm đó lắp toàn bộ các bộ phận mới hay bộ phận đã qua sử dụng.
4.4. Chất lượng
Nếu như thiết bị được sản xuất gốc tại một nhà máy được chứng nhận hệ thống theo TCVN ISO 9001 (ISO 9001), thì điều kiện này phải được duy trì. Chứng nhận nhà máy phù hợp TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu, có thể bản đảm rằng sản phẩm phù hợp với thiết kế sản phẩm đã khai báo.
4.5. An toàn và bức xạ điện từ
Thiết bị ít nhất phải đáp ứng được các yêu cầu về độ an toàn của sản phẩm theo IEC 60950, Safety of Information Technology Equipment (An toàn thiết bị công nghệ thông tin).
Nếu áp dụng cho loại sản phẩm và theo yêu cầu của thị trường, thiết bị cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của các tiêu chuẩn sau:
TCVN 7249 (CISPR 14), Tương thích điện từ. Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự. Phần 1: Phát xạ; Phần 2: Miễn nhiễm – Tiêu chuẩn họ sản phẩm.
TCVN 7189 (CISPR 22), Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo.
TCVN 7317 (CISPR 24), Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính miễn nhiễm - Giới hạn và phương pháp đo.
IEC 61000, Tương thích điện từ (EMC) – Phần 3-2: Các giới hạn – Giới hạn đối với phát thải dòng điện điều hòa (dòng điện vào của thiết bị <= 16 A/pha).
IEC 61000, Tương thích điện từ (EMC) – Phần 3-2: Các giới hạn – Giới hạn sự thay đổi điện áp, thăng giám và chập chờm điện áp trong hệ thống cấp điện áp thấp cho thiết bị có dòng được định mức <= 16A/pha và không phụ thuộc vào kết nối có điều kiện.
4.6. Bảo đảm/Cam kết
Việc cam kết và bảo đảm của thiết bị lắp các bộ phận sử dụng lại phải thực hiện tương tự như đối với thiết bị được chế tạo hoàn toàn bằng các bộ phận mới.
4.7. Dịch vụ
Các thỏa thuận về dịch vụ được cung cấp cho khách hàng phải tương đương nhau bất kể có phải là thiết bị được chế tạo hoàn toàn bằng các bộ phận mới hay không hoặc có lắp các bộ phận đã qua sử dụng.
4.8. Trách nhiệm môi trường
Nếu như thiết bị được chế tạo ban đầu tại một nhà máy được chứng nhận phù hợp TCVN ISO 14001 (ISO 14001), thì điều kiện này phải được duy trì. Chứng nhận nhà máy phù hợp TCVN ISO 14001 (ISO 14001), Hệ thống quản lý môi trường, có thể đảm bảo một sự cam kết về cải tiến liên tục trong hoạt động liên quan đến môi trường.
5.1. Khai báo phù hợp của nhà cung ứng
Khi yêu cầu một nhà cung ứng chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và của các tiêu chuẩn viện dẫn trong Điều 2.1, nhà cung ứng phải hoàn thành các yêu cầu trong Phụ lục A, “Khai báo cung ứng về sự phù hợp TCVN ISO/IEC 17050-1 (ISO/IEC 17050).”
5.2. Tài liệu
Tài liệu được chuẩn bị thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn viện dẫn trong Điều 2.1 phải được cung cấp theo yêu cầu phù hợp với TCVN ISO/IEC 17050-2 (ISO/IEC 17050-2). Các tài liệu khác được chuẩn bị thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các đặc tính của thiết bị văn phòng cũng phải được cung cấp theo yêu cầu.
CHÚ THÍCH Các đặc điểm của thiết bị văn phòng được quy định bởi các tiêu chuẩn như: ISO 11159, TCVN 9088-1 (ISO/IEC 11160-1) và TCVN 9088-2 (ISO/IEC 11160-2).
Khai báo cung ứng về sự phù hợp TCVN ISO/IEC 17050-1 (ISO/IEC 17050-1)
1) Số hiệu ________________________
2) Tên tổ chức phát hành: ___________________________________________________
3) Địa chỉ của tổ chức phát hành: ______________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________
4) Đối tượng khai báo (tức là số hiệu/mã sản phẩm)
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________
5) Đối tượng khai báo (tức là sản phẩm) được mô tả ở trên phù hợp với các yêu cầu quy định trong những tài liệu dưới đây:
Số hiệu tài liệu Tên tài liệu Ngày ban hành/xuất bản
6) _______________ ________________________________ ______________________
_______________ ________________________________ ______________________
_______________ ________________________________ ______________________
Thông tin bổ sung:
7) ____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Ký tên theo thẩm quyền hoặc đại diện:
___________________________________________
___________________________________________
___________________________________________
(Địa điểm và ngày phát hành)
8) _____________________________________ _______________________________
(Tên, chức vụ) (Chữ ký hoặc dấu xác nhận có giá trị tương
đương do tổ chức phát hành ủy quyền)
A.1. Hướng dẫn điền biểu mẫu khai báo về sự phù hợp
(Các chữ số trong dấu ngoặc đơn có liên quan đến phần trang trước của phụ lục này)
1) Mỗi bản khai báo về sự phù hợp đều có số hiệu nhận biết đơn nhất.
2) Phải quy định rõ tổ chức có trách nhiệm phát hành bản khai báo về sự phù hợp. Đối với các công ty lớn, có thể cần quy định những nhóm hoặc phòng thực hiện công việc này.
3) Cần mô tả rõ “đối tượng” sao cho bản khai báo về sự phù hợp có thể gắn kết được với đối tượng được đề cập. Đối với các sản phẩm được sản xuất hàng loạt, không nhất thiết cấp số xêri đơn biệt. Trong trường hợp này chỉ cần nêu rõ tên, chủng loại, số hiệu kiểu, v.v.
4) Đối với sản phẩm, có thể đưa ra tuyên bố khác về sự phù hợp như sau: “Theo cam kết, Đối tượng khai báo nêu ở trên phù hợp với các yêu cầu quy định trong các tài liệu dưới đây”.
5) Cần phải lập danh mục các tài liệu quy định những yêu cầu được sử dụng làm căn cứ cho việc khai báo về sự phù hợp với các thông tin như: số hiệu, tên gọi và ngày ban hành.
6) Chỉ điền tiêu đề phụ nếu như có các thông tin bổ sung. Ví dụ, các thông tin bổ sung này có thể phù hợp với 6.2 (của tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp) hoặc có thể viện dẫn đến việc thể hiện sự khai báo trên nhãn sản phẩm liên quan theo Điều 9 (của tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp). Việc thể hiện sự khai báo trên nhãn sản phẩm hoặc ở vị trí khác (ví dụ trên sản phẩm) có thể là nội dung kèm theo của bản khai báo về sự phù hợp.
7) Cần phải nêu rõ tên đầy đủ và chức vụ của (những) người được lãnh đạo của tổ chức phát hành ủy quyền thay mặt cho tổ chức đó ký vào bản khai báo về sự phù hợp. Số lượng chữ ký hoặc dấu xác nhận có giá trị tương đương được xác định tùy thuộc vào tư cách pháp nhân của tổ chức phát hành bản khai báo về sự phù hợp.
A.2. Thông tin bổ sung
Các thông tin hỗ trợ bổ sung có thể được cung cấp để gắn kết bản khai báo với các kết quả đánh giá sự phù hợp được sử dụng làm căn cứ cho việc khai báo, ví dụ:
- tên gọi và địa chỉ của cơ quan đánh giá sự phù hợp liên quan, ví dụ phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn, tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận.
- viện dẫn các báo cáo về đánh giá sự phù hợp liên quan và ngày lập các báo cáo đó.
- viện dẫn các hệ thống quản lý có liên quan.
- viện dẫn các tài liệu công nhận của các tổ chức đánh giá sự phù hợp liên quan.
- viện dẫn các tài liệu hỗ trợ khác như các tài liệu mô tả trong TCVN ISO/IEC 17050-2 (ISO/IEC 17050-2).
A.3. Mẫu khai báo
Bản khai báo có thể là bản giấy, bản điện tử hoặc phương tiện bất kỳ nào khác phù hợp.
Phụ lục này trình bày thông tin liên quan đến các tài liệu pháp quy và các yêu cầu về mua sắm liên quan đến việc tái sử dụng và tái chế các bộ phận sản phẩm tại Nhật Bản, Châu Âu (EU), Braxin, Hoa Kỳ, Canada, Đan mạch, Ailen, Trung Quốc và Đài Loan. Phụ lục này không bao gồm toàn bộ nội dung mà chỉ trình bày tóm tắt một số yêu cầu hiện hành.
B.1. Nhật Bản
Luật Xã hội Tuần hoàn của Nhật Bản là Luật bao trùm mang tính chỉ đạo nhằm đưa ra một cơ cấu bao quát cho tất cả các văn bản pháp luật về quản lý chất thải của Nhật bản. Luật này tích cực ủng hộ các khái niệm về “giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” và trách nhiệm của nhà sản xuất và người tiêu dùng được mở rộng đối với vấn đề quản lý môi trường. Một số luật đã được xây dựng bên dưới Bộ luật Xã hội Tuần hoàn này. Các văn bản pháp luật sau áp dụng đối với thiết bị điện tử và bao bì của thiết bị điện tử.
B.1.A. Luật tái chế thiết bị điện tử năm 1998: Quy định việc tái chế các thiết bị điện gia dụng cỡ lớn bao gồm tivi, máy điều hòa không khí, máy rửa chén và tủ lạnh từ tháng 4 năm 2001. Trong tương lai, luật này có thể được mở rộng đối với các sản phẩm điện tử khác bao gồm thiết bị công nghệ thông tin (IT), Mục tiêu đạt tỷ lệ tái cho các hạng mục sản phẩm riêng biệt là trên 50 % cho năm thứ nhất.
B.1.B. Luật thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế, được sửa đổi tháng 4 năm 2000: Ban đầu được xây dựng làm cơ chế cơ sở cho việc thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế và hạn chế việc sản sinh ra chất thải. vào năm 2000, Nhật Bản đã sửa đổi luật này để hợp nhất các chính sách "giảm thiểu và tái sử dụng" được quy định trong Luật Xã hội Tuần hoàn mới. Luật này thiết lập các yêu cầu mang tính bắt buộc đối với thiết kế sản phẩm bảo tồn tài nguyên và tái sử dụng các bộ phận.
B.1.C. Luật thúc đẩy thu gom có phân loại và tái chế vỏ hộp và bao bì năm 1995: Thiết lập biện pháp thúc đẩy việc thu gom có phân loại vỏ hộp và bao bì không sử dụng nữa và tái chế đồ thu gom được đáp ứng được tiêu chuẩn phân loại. Toàn bộ mục tiêu của luật này là nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải nói chung và gia tăng việc sử dụng các nguồn lực được tái chế.
B.1.D. Luật mua hàng xanh năm 2000: Luật này quy định việc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường đối với chính phủ Nhật Bản và đề nghị mua sắm xanh đối với chính quyền địa phương. Tiêu chuẩn định nghĩa về sự phù hợp với môi trường của sản phẩm được xây dựng cho từng mục sản phẩm. Tiêu chuẩn được thiết kế để xem xét tác động của một sản phẩm đối với môi trường ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm của nó. Các tiêu chuẩn sản phẩm đặc thù bao gồm bảo tồn, khả năng tái sử dụng, khả năng tái chế, độ lâu/độ bền của nguồn lực và năng lượng, kết hợp nội dung được tái sử dụng/tái chế và giảm bớt sự vứt bỏ sản phẩm hết thời gian sử dụng.
B.2 Liên minh Châu Âu
B.2.A. Chỉ thị về thiết bị điện và điện tử không sử dụng nữa (WEEE), (ban hành tháng 4 năm 2002)
Các đối tượng của chỉ thị có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 2 năm 2003 này là ngăn ngừa việc thải bỏ thiết bị điện, điện tử không sử dụng nữa (WEEE). Chỉ thị này cũng nhằm mục đích gia tăng việc khôi phục, tái sử dụng và tái chế và giảm thiểu việc vứt bỏ thiết bị điện và điện tử không sử dụng nữa. Hơn nữa, chỉ thị này cũng hướng tới việc cải thiện hiệu quả tất cả các nhà điều hành nền kinh tế, đặc biệt là thiết bị xử lý. Từ ngày 13/8/2004, các nhà nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện các biện pháp bảo đảm tách rời việc thu gom, xử lý, phục hồi và cấp tiền xử lý thiết bị điện và điện tử không sử dụng nữa. Mục tiêu là cho đến ngày 31/12/2006 thiết bị công nghệ thông tin sẽ được sửa chữa phục hồi 75 %, tái sử dụng và tái chế 65 %. Chỉ thị cũng khuyến khích thiết kế và sản xuất thích bị điện và điện tử có tính đến và tạo thuận lợi cho việc tháo dỡ và sửa chữa phục hồi đặc biệt là tái sử dụng và tái chế WEEE, các bộ phận và vật liệu của WEEE. Trong phạm vi này, các nước thành viên được hướng dẫn thực hiện các biện pháp thích hợp sao cho nhà sản xuất không ngăn ngừa việc tái sử dụng WEEE thông qua các đặc điểm thiết kế hoặc các quy trình sản xuất riêng.
B.2.B. Bản dự thảo chỉ thị về tác động đối với môi trường của thiết bị điện (EEE / EuE)
Tháng 11 năm 2002, Ủy ban Châu Âu thay thế dự thảo lần thứ ba của chỉ thị về tác động đối với môi trường của thiết bị điện (EEE) chỉ thị có EuE (thiết bị sử dụng năng lượng). EuE là một chỉ thị khung cho phép Ủy ban có quyền chấp nhận “các biện pháp thực hiện” quy định các tiêu chuẩn về hiệu quả môi trường đối với các loại thiết bị sử dụng năng lượng cụ thể. Các tiêu chuẩn cụ thể của sản phẩm sẽ yêu cầu hoặc là đánh giá “eco-profile” của vòng đời sản phẩm nhằm cải thiện môi trường, hoặc là tuân thủ các yêu cầu cụ thể về môi trường đặc biệt là về hiệu suất năng lượng.
B.2.C. Mạng lưới mua hàng xanh của Châu Âu: được Ủy ban châu Âu hỗ trợ và đang nỗ lực để hài hoà và thúc đẩy các yêu cầu ký thuật và thực hành đáng giá việc mua bán thích hợp hơn với môi trường.
B.3. Braxin
B.3.A. Các điều từ 22 đến 25, Quy định số 370 ngày 28 tháng 11 năm 1994 của Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch
Chỉ được phép nhập khẩu máy móc và thiết bị đã qua sử dụng nếu như sản phẩm đó không được sản xuất tại Braxin. Chỉ được phép nhập khẩu các bộ phận được tân trang lại để bảo dưỡng máy móc và thiết bị nếu như 1) quá trình tân trang lại do chính nhà sản xuất máy hoặc thiết bị đó thực hiện, 2) sản phẩm nhập khẩu có bảo hành tương tự như một sản phẩm mới, và 3) sản phẩm đó không được sản xuất tại Braxin.
Việc miễn thuế nhập khẩu áp dụng cho máy móc và thiết bị có nghĩa là được các công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế khôi phục lại ở Braxin. Sau khi được sửa chữa phục hồi, những máy móc, thiết bị, phụ tùng và dụng cụ này phải đạt được mức độ kỹ thuật chưa có ở Braxin; có bảo hành tương tự như đối với các sản phẩm mới; và được lắp ráp cả các bộ phận sản xuất tại Braxin.
B.3.B. Chú thích về các văn bản pháp luật khác của Braxin: Hiện tại chính phủ liên bang đang nghiên cứu đề xuất xây dựng văn bản pháp luật quy định việc thu hồi các sản phẩm công nghệ thông tin hết thời hạn sử dụng dựa trên các chỉ thị của Liên minh Châu Âu.
B.4. Hoa Kỳ
B.4.A. Phần 260, Quy tắc Quy định liên bang [6750-01] 16 của Ủy ban Thương mại Liên bang
Hướng dẫn sử dụng việc xác nhận quảng bá thân thiện môi trường, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 1998
Hướng dẫn áp dụng cho tất cả các hình thức tiếp thị. Bao gồm các phương tiện truyền thông điện tử (Internet và e-mail) và tiếp thị dịch vụ, cũng như các sản phẩm và bao bì. Hướng dẫn của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cho phép sử dụng thuật ngữ "có thể tái chế", khi một bao bì hoặc sản phẩm có thể được phục hồi từ nguồn chất thải rắn để tái sử dụng hoặc sản xuất sản phẩm hoặc bao bì khác. Hướng dẫn nội dung được tái chế đã được sửa đổi để làm rõ nội dung được tái chế có thể bao gồm các bộ phận đã qua sử dụng, được tân trang lại hoặc được sản xuất lại cũng như nguyên vật liệu.
B.4.B. Sắc lệnh (EO) số 13101 Xanh hóa chính phủ thông qua ngăn ngừa, tái chế chất thải ngày 14 tháng 9 năm 1998
Sắc lệnh này nhằm cải thiện việc sử dụng các sản phẩm tái chế và các sản phẩm và dịch vụ thích hợp hơn đối với môi trường của chính phủ Hoa Kỳ. Người đứng đầu mỗi cơ quan điều hành được yêu cầu kết hợp phòng ngừa và tái chế chất thải trong hoạt động hàng ngày của cơ quan và làm việc để tăng cường và mở rộng thị trường đối với vật liệu được thu hồi thông qua sự yêu thích và nhu cầu đối với các sản phẩm này. Để hỗ trợ các cơ quan liên bang trong việc đáp ứng các mục tiêu của lệnh này, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành "Hướng dẫn cuối cùng về mua hàng thích hợp với môi trường dành cho các cơ quan điều hành" nhằm hướng dẫn các cơ quan liên bang về cách để tích hợp các cân nhắc môi trường vào các quyết định mua sắm.
B.5. Các chính sách mua hàng xanh và các sáng kiến thúc đẩy việc tái sử dụng của các quốc gia khác
B.5.A. Canada: năm 1997, mỗi cơ quan chính phủ liên bang và các tổ chức khác phải chuẩn bị một chiến lược phát triển bền vững. Ủy viên về môi trường và phát triển bền vững kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch này hàng năm. Mua hàng xanh đóng vai trò chủ đạo trong các kế hoạch. Ngoài ra, Ontario, Quebec và Manitoba đều có các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thu hồi các thiết bị điện tử hết thời hạn sử dụng.
B.5.B. Đan Mạch: Tính đến tháng 3 năm 1999, 90 % Học viện viện thuộc chính phủ Đan Mạch đã xây dựng chính sách mua hàng xanh.
B.5.C. Ailen: Hướng dẫn xanh của Chính phủ, 1996, thúc đẩy việc mua sắm các sản phẩm thích hợp hơn đối với môi trường.
B.5.D. Trung Quốc: 1999, Tiêu chuẩn ghi nhãn môi trường xanh đối với máy sao chép (HJBZ 40-2000) “Yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm ghi nhãn môi trường: Máy sao chép tĩnh điện” do chính phủ Trung Quốc ban hành (Cục bảo vệ Môi trường, Trung Quốc). Năm 2003, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn cho máy sao chép. Các yêu cầu của tiêu chuẩn tương tự như các yêu cầu về nhãn sinh thái “Thiên thần Xanh” (Blue Angel) của Đức, bao gồm khả năng tái sử dụng/khả năng tái chế sản phẩm trong số các tài liệu nghiên cứu khác.
Hình C.1 – Biểu đồ công nghệ tái chế
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Yêu cầu thiết bị văn phòng
4.1. Hiệu suất
4.2. Nâng cấp
4.3. Thử nghiệm
4.4. Chất lượng
4.5. An toàn và bức xạ điện từ
4.6. Bảo đảm/Cam kết
4.7. Dịch vụ
4.8. Trách nhiệm môi trường
5. Chứng minh sự phù hợp
5.1. Khai báo phù hợp của nhà cung ứng
5.2. Tài liệu
Phụ lục A (quy định) Khai báo cung ứng về sự phù hợp TCVN ISO/IEC 17050-1 (ISO/IEC 17050-1).
Phụ lục B (tham khảo) Tài liệu tóm tắt pháp quy
Phụ lục C (tham khảo) Biểu đồ công nghệ tái chế