MÁY LÀM ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ DI CHUYỂN
Earth-moving machinery - Determination of ground speed
Lời nói đầu
TCVN 9325:2012 được soát xét từ TCXD 257:2001 theo ISO 6014:1986 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9325:2012 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÀM ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ DI CHUYỂN
Earth-moving machinery - Determination of ground speed
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tốc độ di chuyển của máy làm đất bánh lốp và bánh xích.
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.
ISO 6165:1987, Earth-moving machinery - Basic types - Vocabulary.
ISO 6014:1986, Earth-moving machinery - Determination of ground speed.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đường thử nghiệm (Test track)
Đường được dùng để tiến hành thử nghiệm.
3.2. Đoạn đường thử nghiệm (Test track length)
Một đoạn có chiều dài I của đường thử nghiệm, được dùng để xác định tốc độ di chuyển của máy.
3.3. Thiết bị đo thời gian (Time recorder)
Thiết bị dùng để đo khoảng thời gian.
3.4. Khoảng thời gian thử nghiệm (Time interval)
Khoảng thời gian cần thiết để máy di chuyển hết chiều dài I của đoạn đường thử nghiệm.
3.5. Tốc độ di chuyển của máy (Machine speed)
Tốc độ di chuyển trung bình của máy trên đoạn đường thử nghiệm.
3.6. Tốc độ thử nghiệm (Test speed)
Giá trị trung bình cộng của các tốc độ di chuyển của máy, được ghi lại sau mỗi lần thử nghiệm riêng biệt.
3.7. Khối lượng thử nghiệm (Test mass)
Bao gồm khối lượng của máy thử nghiệm, khối lượng của người lái và nhiên liệu.
Khi xác định tốc độ di chuyển của máy, các thiết bị đo phải có độ chính xác quy định ở 6. Có thể sử dụng sơ đồ bố trí thiết bị nêu ở Hình 1 để xác định tốc độ di chuyển của máy.
4.1. Nguồn sáng
Được dùng để kích hoạt một tranzito cảm quang. Nguồn sáng có thể được phát ra từ một bóng đèn điện, nguồn cấp là ắc quy, máy phát điện hay điện lưới.
4.2. Tủ điều khiển
Được nối với tranzito cảm quang và bộ đo thời gian điện tử hiện số cùng bộ chuyển mạch dùng để đo khoảng thời gian di chuyển của máy ở cả hai chiều.
4.3. Bộ đo thời gian điện tử hiện số (hoặc bộ đo thời gian với dòng xoay chiều)
Được dùng để đo khoảng thời gian mà máy thử nghiệm đi hết chiều dài I của đoạn đường thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Cho phép đo khoảng thời gian nói trên bằng đồng hồ bấm giây.
CHÚ DẪN: |
|
A Nguồn sáng; | E Bộ đo thời gian điện từ hiện số; |
B Tranzito cảm quang; | F Bộ biến đổi điện; |
C Bộ ắc quy 12 vôn; | G Nguồn cáp điện (dòng điện 1 chiều); |
D Tủ điều khiển; | I Chiều dài đoạn đường thử nghiệm. |
Hình 1 - Sơ đồ bố trí thiết bị xác định tốc độ di chuyển của máy
4.4. Nguồn cấp điện
Có thể sử dụng dòng điện một chiều, được cấp từ ắc quy (khi đó cần có bộ biến đổi điện để tạo ra dòng điện xoay chiều từ nguồn cấp điện một chiều) hoặc có thể sử dụng dòng điện xoay chiều, được cấp từ lưới điện chính.
4.5. Thước cuộn
Có chiều dài không nhỏ hơn 25 m, được dùng để đo chiều dài đoạn đường thử nghiệm.
4.6. Các giá đỡ ba chân điều chỉnh được
Được dùng để gá đặt các nguồn sáng và các tranzito cảm quang ở trên cùng một cao độ.
4.7. Dụng cụ đo tốc độ gió
5.1. Việc thử nghiệm có thể thực hiện ở một số loại đường khác nhau song chiều dài nhỏ nhất của đoạn đường thử nghiệm không nhỏ hơn 20 m và có chiều dài đủ lớn so với tốc độ di chuyển của máy cần thử nghiệm.
5.2. Khi sử dụng thiết bị cầm tay, có thể đo tốc độ di chuyển trên đoạn đường thử nghiệm có độ dốc, trên đường tự nhiên và trên bất cứ mặt đường thông thường nào.
5.3. Thiết bị đo thời gian phải được bố trí sao cho trong điều kiện thử nghiệm máy có quãng đường đủ dài để đạt được tốc độ cần thiết trước khi đi vào đoạn đường thử nghiệm; có không gian đủ lớn để có thể phanh, để quay vòng và khi cần thiết có thể di chuyển máy theo hướng ngược lại.
5.4. Điều kiện về đường và máy thử nghiệm phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện có (ISO 3450).
5.5. Độ dốc của đường thử được kiểm tra độ chênh lệch chiều cao giữa hai điểm bất kỳ nằm trên đoạn dài có kích thước không nhỏ hơn 25 m.
5.6. Độ chênh lệch chiều cao này không vượt quá 100 mm. Độ dốc ngang không vượt quá một phần bốn mươi (1:40).
5.7. Ngay trước khi thử, máy phải được chạy thử một số chu kỳ đủ lớn để khẳng định động cơ, hệ truyền động, dầu bôi trơn, chế độ làm mát hoạt động bình thường.
6.1. Máy được chuẩn bị theo yêu cầu thử, di chuyển đến đoạn đường thử nghiệm với tốc độ không đổi và được di chuyển trên suốt đoạn đường thử nghiệm với điều kiện không thay đổi vị trí van tiết lưu và không sang số. Ghi lại khoảng thời gian máy di chuyển hết chiều dài I của đoạn đường thử nghiệm.
6.2. Thử nghiệm được tiến hành ở cả hai chiều, mỗi chiều không ít hơn 3 lần, nếu đường thử nghiệm nằm ngang và mỗi chiều không ít hơn 6 lần, nếu đường thử nghiệm dốc.
6.3. Tốc độ gió lớn nhất theo một chiều khi thử nghiệm không vượt quá 6 m/s.
6.4. Tốc độ di chuyển trung bình của máy khi di chuyển trên suốt chiều dài đoạn đường thử nghiệm được tính cho mỗi lần thử nghiệm riêng biệt. Giá trị trung bình cộng của các tốc độ di chuyển trung bình của máy qua các lần thử nghiệm riêng biệt sẽ được ghi trong biên bản thử nghiệm và được coi là tốc độ thử nghiệm.
6.5. Độ chính xác của các phép đo khi thử nghiệm cần phải nằm trong giới hạn dưới đây:
Phép đo - Chiều dài đoạn đường thử nghiệm I (m): - Khoảng thời gian t (s): | Độ chính xác ± 0,25 % ± 2% |
6.6. Tốc độ di chuyển trung bình của máy ở mỗi lần thử nghiệm riêng biệt v (m/s), được xác định theo công thức:
V=
trong đó:
V tốc độ di chuyển trung bình của máy;
I chiều dài đoạn đường thử nghiệm;
t khoảng thời gian đo.
6.7. Tốc độ thử nghiệm được coi là giá trị trung bình cộng của các giá trị tốc độ di chuyển của không ít hơn 6 lần thử nghiệm riêng biệt.
Báo cáo kết quả thử nghiệm cần bao gồm các thông tin sau:
a) Tên tiêu chuẩn áp dụng;
b) Kiểu máy;
c) Nhà sản xuất;
d) Số máy, số khung;
e) Loại máy: bánh lốp hoặc bánh xích;
f) Trạng thái máy;
VÍ DỤ: có tải hay không có tải hoặc các điều kiện khác cần thử kèm theo:
g) Khối lượng máy, (kg);
h) Các thiết bị phụ được lắp, ví dụ lưỡi ủi;
i) Vị trí của các thiết bị phụ,
VÍ DỤ: "gầu ở vị trí di chuyển";
j) Cỡ lốp, số lớp bố quy định của lốp và tình trạng lốp;
k) Áp suất lốp, (kPa);
I) Trạng thái đường thử nghiệm (ẩm ướt hay khô ráo);
m) Loại đường thử nghiệm (bê tông nhựa, bê tông, rải sỏi hay đất tự nhiên);
n) Chiều dài đường thử nghiệm, (m);
o) Độ dốc dọc của đoạn đường thử nghiệm (dốc lên phía trên, dốc xuống phía dưới);
p) Độ dốc ngang của đường thử nghiệm;
q) Vị trí của cần hộp số của máy khi thử nghiệm;
r) Tình trạng thời tiết, bao gồm cả tốc độ gió, (m/s) và hướng gió tương đối so với đường thử nghiệm;
s) Các thông tin khác có ảnh hưởng đến quá trình thử nghiệm;
VÍ DỤ: kiểu và phương pháp tác động phanh.
t) Các giá trị tốc độ di chuyển của máy qua các lần thử nghiệm riêng biệt:
Chiều dài đoạn đường thử nghiệm I:………m. Vị trí cần hộp số:……
Lần thử nghiệm thứ | Hướng di chuyển (ví dụ: trái sang phải, phải sang trái, xuống dốc) | Khoảng thời gian t, s | Tốc độ di chuyển của máy V, m/s |
1 |
| t1 | V1 |
2 |
| t2 | V2 |
3 |
| t3 | V3 |
4 |
| t4 | V4 |
5 |
| t5 | V5 |
6 |
| t6 | V6 |
… n |
| … tn | … Vn |
u) Tốc độ di chuyển của máy khi thử nghiệm V (m/s):
V =
CHÚ THÍCH: Giá trị của tốc độ V được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Thiết bị, dụng cụ
5. Chuẩn bị thử nghiệm
6. Phương pháp thử nghiệm
7. Báo cáo kết quả thử nghiệm