ISO 10639:2017
Plastics piping systems for pressure and non-pressure water supply - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) systems based on unsaturated polyester (UP) resin
Lời nói đầu
TCVN 9562:2017 thay thế cho TCVN 9562:2013.
TCVN 9562:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 10639:2017.
TCVN 9562:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 138 Ống nhựa và phụ tùng đường ống, van dùng để vận chuyển chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HỆ THỐNG ỐNG BẰNG CHẤT DẺO CẤP NƯỚC CHỊU ÁP VÀ KHÔNG CHỊU ÁP - HỆ THỐNG ỐNG NHỰA NHIỆT RẮN GIA CƯỜNG THUỶ TINH (GRP) TRÊN CƠ SỞ NHỰA POLYESTE KHÔNG NO (UP)
Plastics piping systems for pressure and non-pressure water supply - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) systems based on unsaturated polyester (UP) resin
Tiêu chuẩn này quy định các tính chất của hệ thống ống làm từ nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh trên cơ sở nhựa polyeste không no (UP). Tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả các loại hệ thống cấp nước chịu áp hoặc không chịu áp, bao gồm nhưng không giới hạn, như nước thô, nước chữa cháy, nước làm mát, nước sạch, nước muối, nước biển, nước cho nhà máy điện, nước trong các dây chuyền sản xuất và nước sử dụng cho các ứng dụng khác. Tiêu chuẩn này áp dụng với hệ thống ống nhựa GRP UP, có mối nối mềm dẻo hoặc cứng, có hoặc không có khả năng chịu tải trọng đầu, được sử dụng chủ yếu trong các lắp đặt ngầm trực tiếp.
CHÚ THÍCH 1 Với mục đích của tiêu chuẩn này, thuật ngữ nhựa polyeste (UP) cũng bao gồm cả nhựa vinyl-este (VE).
CHÚ THÍCH 2 Các hệ thống ống phù hợp với tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng không chôn ngầm, miễn là các ảnh hưởng của môi trường và các hỗ trợ được xem xét trong quá trình thiết kế ống, phụ tùng và mối nối.
CHÚ THÍCH 3 Tiêu chuẩn này cùng có thể áp dụng cho các lắp đặt khác, ví dụ như sửa chữa cải tạo hệ thống ống có sẵn.
CHÚ THÍCH 4 Tiêu chuẩn này cũng được viện dẫn trong ISO 25780, trong đó quy định yêu cầu cho các ống GRP được sử dụng trong các lắp đặt có hỗ trợ (jacking).
Các yêu cầu cho thiết kế áp suất thủy tinh của ống viện dẫn đến tiêu chuẩn này đáp ứng các yêu cầu của ISO/TS 20656-1 và nguyên tắc chung về độ tin cậy của các kết cấu được nêu chi tiết trong ISO 2394 và EN 1990. Các tiêu chuẩn này đưa ra quy trình hài hòa của thực hành thiết kế và đề cập đến khả năng phá hủy, cũng như kết quả của phá hủy. Thực hành thiết kế này dựa trên khái niệm hệ số an toàn cũng như kỹ thuật đánh giá rủi ro.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho ống, phụ tùng và mối nối của chúng ở các kích thước danh nghĩa từ DN 50 đến DN 4000, được sử dụng để vận chuyển nước ở nhiệt độ lên đến 50°C, trong điều kiện chịu hoặc không chịu áp. Trong một hệ thống đường ống, ống và phụ tùng có áp suất danh nghĩa và cấp độ cứng khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau. Điều 4 quy định các khía cạnh chung của hệ thống đường ống GRP UP dùng để cấp nước chịu áp hoặc không chịu áp.
Điều 5 quy định các đặc tính của ống GRP UP, có hoặc không có cốt liệu và/hoặc lớp lót.Ống có thể có một lớp lót nhựa nhiệt dẻo hoặc nhiệt rắn. Điều 5 cũng quy định các thông số thử cho các phương pháp được viện dẫn trong tiêu chuẩn này.
Điều 6 quy định các đặc tính cho phụ tùng GRP UP, có hoặc không có lớp lót nhựa nhiệt dẻo hoặc nhiệt rắn, dùng để vận chuyển nước. Điều 6 quy định yêu cầu kích thước và yêu cầu tính năng cho nối cong, nhánh, chuyền bậc, đai khởi thủy và nối bích. Điều 6 đưa ra các yêu cầu để kiểm chứng thiết kế kết cấu của phụ tùng. Điều này áp dụng được cho các phụ tùng được chế tạo theo các kỹ thuật sau:
- gia công từ ống thẳng;
- đúc bằng phương pháp
1) | quấn sợi đơn |
2) | quấn băng |
3) | lăn ép bằng tay |
4) | đúc ép nóng hoặc lạnh |
Điều 7 áp dụng cho các mối nối được sử dụng trong hệ thống ống GRP UP chôn ngầm và đặt nổi, dùng để vận chuyển nước. Điều này đưa ra các yêu cầu để kiểm chứng thiết kế của mối nối. Điều 7 quy định các yêu cầu tính năng thử nghiệm điển hình cho các mối nối dưới đây, là hàm số của áp suất danh nghĩa công bố của hệ thống hoặc đường ống:
a) | mối nối đầu nong và đầu không nong (gồm cả đầu nong kép) hoặc mối nối cơ học; |
b) | mối nối đầu nong và đầu không nong được khóa; |
c) | mối nối kết dính hoặc phủ bọc; |
d) | mối nối bích bắt bulông. |
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4501-4 (SO 527-4), Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 4: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đẳng hướng và trực hướng.
TCVN 6145 (ISO 3126), Hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo - Các chi tiết bằng nhựa - Xác định kích thước.
TCVN 6150 (ISO 161-1), Ống nhựa nhiệt dẻo dùng vận chuyển chất lỏng - Đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa - Phần 1: Dãy thông số theo hệ mét.
TCVN 7093-1 (ISO 11922-1), Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng - Kích thước và dung sai - Phần 1: Dãy thông số theo hệ mét.
TCVN 9839 (ISO 4200), Ống thép đầu phẳng, hàn hoặc có mối nối - Bảng chung về đường kính và khối lượng trên đơn vị chiều dài.
TCVN 10177 (ISO 2531), Ống, phụ tùng nối ống, phụ kiện bằng gang dẻo và các mối nối dùng cho các công trình dẫn nước.
TCVN 10769 (ISO 7685), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Xác định độ cứng vòng riêng ban đầu.
TCVN 10770 (ISO 8521), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Phương pháp xác định độ bền kéo hướng vòng biểu kiến ban đầu.
TCVN 10771 (ISO 8639), Ống và phụ tùng nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh - Phương pháp thử độ kín của mối nối đàn hồi.
TCVN 10966 (ISO 8483), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo chịu áp và không chịu áp dùng để thoát nước và nước thải - Hệ thống nhựa nhiệt rắn polyeste không no (UP) gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Phương pháp thử để kiểm chứng mối nối bích bắt bulong.
TCVN 10967 (ISO 8513), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Phương pháp xác định độ bền kéo theo chiều dọc biểu kiến ban đầu.
TCVN 10968 (ISO 8533), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo chịu áp và không chịu áp dùng để thoát nước và nước thải - Hệ thống nhựa nhiệt rắn polyeste không no (UP) gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Phương pháp thử để kiểm chứng mối nối kết dính hoặc phủ bọc.
TCVN 10969 (ISO 10466), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Hệ thống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Phương pháp thử để kiểm chứng độ bền với lệch dạng vòng ban đầu.
TCVN 10970 (ISO 10468), Ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Xác định độ cứng rão vòng riêng dài hạn ở điều kiện ướt và tính toán hệ số rão ướt.
TCVN 10971 (ISO 10471), Ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Xác định biến dạng uốn tới hạn dài hạn và lệch dạng vòng tương đối tới hạn dài hạn ở điều kiện ướt.
TCVN 12116 (ISO 7509), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh (GRP) - Xác định thời gian phá hủy do áp suất bên trong.
TCVN 12118 (ISO 18851), Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống và phụ tùng nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh (GRP) - Phương pháp thử kiểm chứng thiết kế của phụ tùng.
ISO 75-2, Platics - Determination of temperature of deflection under load - Part 2: Plastics and ebonite (Chất dẻo - Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tác dụng của tải trọng - Phần 2: Chất dẻo và ebonit).
ISO 527-5, Plastics - Determination of tensile properties - Part 5: Test conditions for unidirectional fibre-reinforced plastic composite (Chất dẻo - Xác định các tính chất kéo - Phần 5: Điều kiện thử cho composit nhựa gia cường sợi đồng hướng).
ISO 2394: 2015, General principles on the reliability for structures (Nguyên tắc chung về độ tin cậy cho kết cấu).
ISO 4633, Rubber seals - Joint rings for water supply, drainage and sewerage pipelines - Specification for materials (Gioăng cao su - Vòng nối của đường ống cấp nước, thoát nước mưa và nước thải - Yêu cầu cho vật liệu).
ISO 7432, Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) pipes and fittings - Test methods to prove the design of locked socket and spigot joints, including double-socket joints, with elastomeric seals (Ống và phụ tùng nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh (GRP) - Phương pháp thử để kiểm chứng thiết kế của mối nối đầu nong và đầu không nong khóa, gồm mối nối đầu nong kép có gioăng đàn hồi).
ISO 10928, Plastics piping systems - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) pipes and fittings - Methods for regression analysis and their use (Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống và phụ tùng nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh (GRP) - Phương pháp phân tích hồi quy và ứng dụng).
ISO/TS 20656-1, Plastic piping systems - General rules for the structural design of glass-reinforced thermosetting (GRP) pipes - Part 1: Buried pipe (Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Nguyên tắc chung thiết kế kết cấu của ống nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh (GRP) - Phần 1: Ống chôn ngầm).
CEN/TS 14632, Plastics piping systems for drainage, sewerage and water supply, pressure and non-pressure. Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) based on unsaturated polyester resin (UP). Guidance for the assessment of conformity (Hệ thống đường ống bằng chất dẻo dùng để cấp nước, thoát nước thải, nước mưa chịu áp và không chịu áp - Nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh (GRP) trên cơ sở nhựa polyeste không no (UP) - Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Vỡ (break)
Điều kiện tại đó mẫu thử không thể chịu được tải trọng thêm nữa.
3.2
Hệ số biến thiên (coefficient of variation)
V
Tỷ lệ của độ lệch chuẩn (3.16) với giá trị tuyệt đối của trung bình số học, xác định theo công thức sau
V = độ lệch chuẩn của tổ hợp/giá trị trung bình của tổ hợp.
CHÚ THÍCH 1 Trong tiêu chuẩn này, hệ số biến thiên được biểu thị bằng phần trăm.
3.3
Đường kính (diameter)
3.3.1
Đường kính công bố (declared diameter)
Đường kính mà nhà sản xuất công bố, là đường kính trong hoặc đường kính ngoài được coi là kích thước danh nghĩa (DN) (3.6).
3.3.2
Đường kính trung bình (mean diameter)
dm
Đường kính của vòng tròn tương ứng tại trung điểm mặt cắt ngang thành ống và được tính bằng mét, theo một trong các công thức dưới đây:
dm = di + e
dm = de - e
Trong đó
di | là đường kính bên trong, tính bằng mét; |
de | là đường kính bên ngoài, tính bằng mét; |
e | là độ dày thành ống, tính bằng mét. |
3.4
Chiều dài lắp đặt (laying length)
Chiều dài tổng (3.19) của ống trừ đi độ sâu thâm nhập của đầu không nong bên trong đầu nong được nhà sản xuất khuyến cáo.
3.5
Dịch chuyển mối nối (joint movement)
3.5.1
Lệch dạng góc (angular deflection)
δ
Góc giữa các trục của hai ống liền nhau.
CHÚ THÍCH 1 Lệch dạng góc được biểu thị bằng độ (°).
CHÚ THÍCH 2 Xem Hình 1.
3.5.2
Biến dạng (deformation)
M
Biến dạng ống trong mối ghép, biểu thị bằng milimét gây ra bởi một lực thẳng đứng bằng 20 N/mm theo kích thước danh nghĩa (3.6), tác dụng lên ống và mối ghép được đỡ và tạo ra độ lệch giữa hai đầu không nong tại vị trí đặt tải.
CHÚ THÍCH 1 Xem Hình 1.
3.5.3
Co rút (draw)
D
Sự dịch chuyển theo chiều dọc của một mối nối.
CHÚ THÍCH 1 Co rút được biểu thị bằng milimét (mm).
CHÚ THÍCH 2 Xem Hình 1.
3.5.4
Mối nối mềm dẻo (flexible joint)
Mối nối cho phép sự dịch chuyển tương đối giữa các chi tiết được nối.
CHÚ THÍCH 1 Mối nối mềm dẻo mà bền với tải trọng hướng trục được phân loại là chịu tải trọng đầu. Ví dụ về các mối nối loại này gồm
a) mối nối đầu nong và đầu không nong có gioăng đàn hồi (bao gồm cả thiết kế đầu nong kép);
b) mối nối đầu nong và đầu không nong khóa có gioăng đàn hồi (bao gồm cả thiết kế đầu nong kép);
c) mối nối kẹp cơ học, ví dụ khớp nối bulông có các chi tiết làm bằng vật liệu không phải GRP.
3.5.5
Mối nối cứng (rigid joint)
Mối nối không cho phép sự dịch chuyển tương đối giữa các chi tiết được nối.
CHÚ THÍCH 1 Mối nối cứng không có độ bền với tải trọng hướng trục được phân loại là không chịu tải trọng đầu, ví dụ về các mối nối loại này gồm
a) mối nối bích gồm bích liền hoặc rời;
b) mối nối phủ bọc hoặc kết dính
3.5.6
Co rút tổng (total draw)
T
Tổng của co rút, D (3.5.3) và dịch chuyển bổ sung theo chiều dọc, J, của các chi tiết nối gây ra bởi lệch dạng góc (3.5.1).
CHÚ THÍCH 1 Co rút tổng được biểu thị bằng milimét (mm).
CHÚ THÍCH 2 Xem Hình 1.
d)
CHÚ DẪN
CHÚ DẪN
D | Co rút |
J | Dịch chuyển theo chiều dọc gây ra bởi lệch dạng góc của mối nối |
δ | Lệch dạng góc của mối nối |
T | Co rút tổng |
M | Biến dạng |
Hình 1 - Dịch chuyển mối nối
3.6
Kích thước danh nghĩa (nominal size)
DN
Ký hiệu kích thước theo số và chữ cái, thường dùng với tất cả các chi tiết của hệ thống đường ống, được làm tròn thích hợp cho mục đích tham chiếu và liên quan đến đường kính trong, tính bằng milimét (mm).
CHÚ THÍCH 1 Các ký hiệu dùng để tham chiếu hoặc ghi nhãn bao gồm chữ cái DN và một con số.
3.7
Chiều dài danh nghĩa (nominal leghth)
Ký hiệu chiều dài ống dưới dạng con số tương đương với chiều dài lắp đặt (3.4), tính bằng mét (m), được làm tròn đến số nguyên gần nhất.
3.8
Độ cứng danh nghĩa (nominal stiffness)
SN
Ký hiệu phân loại độ cứng dưới dạng con số có cùng giá trị với giá trị ban đầu tối thiểu yêu cầu, được biểu thị bằng niutơn trên mét vuông (N/m2).
CHÚ THÍCH 1 Xem 4.1.3.
CHÚ THÍCH 2 Ký hiệu dùng để tham chiếu hoặc ghi nhãn bao gồm chữ cái SN và một con số.
3.9
Ống hoặc phụ tùng không chịu áp (non-pressure pipe or fitting)
Ống hoặc phụ tùng chịu áp suất bên trong không lớn hơn 1 bar.
3.10
Điều kiện vận hành thông thường (normal service conditions)
Vận chuyển nước hoặc nước thải ở khoảng nhiệt độ từ 2°C đến 50°C, có hoặc không có áp, trong 50 năm.
CHÚ THÍCH 1 Tại nhiệt độ lớn hơn 35°C, có thể cần phải đánh giá lại ống.
3.11
Đường ống (pipeline)
3.11.1
Đường ống chôn ngầm (buried pipeline)
Đường ống chịu áp suất bên ngoài được truyền từ tải trọng đất, bao gồm hoạt động giao thông và siêu tải trọng và có thể cả áp suất của nước.
3.11.2
Đường ống không chôn ngầm (non-buried pipeline)
Đường ống chịu áp suất âm và dương, lực sinh ra từ hệ thống đỡ và các điều kiện môi trường.
CHÚ THÍCH 1 Ví dụ về các điều kiện môi trường là tuyết, gió và nhiệt độ.
3.11.3
Đường ống lắp đặt dưới nước (sub-aqueous pipeline)
Đường ống chịu áp suất bên ngoài sinh ra bởi nước và các trạng thái dịch chuyển và nâng lên do sự hoạt động của dòng nước và sóng.
3.12
Áp suất (pressure)
3.12.1
Áp suất phá hủy ban đầu (initial failure pressure)
p0
Áp suất trung bình tại đó xảy ra phá hủy đối với mẫu thử chịu các phép thử ngắn hạn thực hiện theo TCVN 10770 (ISO 8521).
3.12.2
Áp suất danh nghĩa (nominal pressure)
PN
Ký hiệu cáp áp suất danh nghĩa dưới dạng con số, là áp suất thủy lực bên trong lớn nhất mà một ống được thiết kế khi không có điều kiện tải trọng khác ngoài áp suất bên trong, có nghĩa là áp suất danh nghĩa phải bằng hoặc lớn hơn áp suất làm việc (3.12.11).
CHÚ THÍCH 1 Ký hiệu để tham chiếu hoặc ghi nhãn gồm chữ cái PN và một con số.
CHÚ THÍCH 2 Định nghĩa đối với PN đã thay đổi so với phiên bản trước. Định nghĩa này cụ thể hơn và liên quan mật thiết đến tải trọng áp suất bên trong.
3.12.3
Áp suất phá hủy ban đầu tối thiểu (minimum initial failure pressure)
p0,QC
Áp suất phá hủy ban đầu (3.12.1), được xác định theo TCVN 10770 (ISO 8521), trong đó 95 % sản phẩm được yêu cầu vượt quá.
3.12.4
Áp suất thiết kế trung bình (mean design pressure)
p0,d
Áp suất phá hủy ban đầu thiết kế trung bình để đảm bảo 95 % sản phẩm sẽ vượt quá áp suất phá hủy ban đầu, p0,QC (3.12.1).
3.12.5
Hệ số an toàn tối thiểu cho áp suất dài hạn (minimum safety factor for long-term pressure)
FSmin
Hệ số an toàn tối thiểu cho áp suất dài hạn được áp dụng cho áp suất danh nghĩa (PN) (3.12.2).
3.12.6
Hệ số an toàn trung bình cho áp suất dài hạn (mean safety factor for long-term pressure)
FStrung bình
Hệ số an toàn trung bình cho áp suất dài hạn được áp dụng cho áp suất danh nghĩa (PN) (3.12.2).
3.12.7
Áp suất phá hủy tối thiểu tại 50 năm (minimum failure pressure at 50 years)
p50,min
95 % mức tin cậy dưới (LCL) của áp suất phá hủy sau 50 năm.
3.12.8
Tỷ lệ hồi quy áp suất (pressure regression ratio)
RR,p
Tỷ số của áp suất phá hủy dự kiến cho 50 năm, p50 (3.12.10) với áp suất phá hủy dự kiến cho 6 min, p6, thu được từ phép thử áp suất dài hạn được tiến hành theo TCVN 12116 (ISO 7509) và phân tích theo ISO 10928.
3.12.9
Ống hoặc phụ tùng chịu áp (pressure pipe or fitting)
Ống hoặc phụ tùng có phân loại áp suất danh nghĩa, biểu thị bằng bar, lớn hơn 1 bar và được sử dụng với áp suất bên trong lên đến áp suất danh nghĩa của nó (PN) (3.12.2).
CHÚ THÍCH 1 Giá trị được biểu thị bằng bar.
3.12.10
Áp suất phá hủy dự kiến cho 50 năm (projected failure pressure at 50 years)
p50
Giá trị áp suất cho 50 năm nhận được từ đường hồi quy áp suất được thiết lập từ các phép thử áp suất dài hạn thực hiện theo TCVN 12116 (ISO 7509) và phân tích theo ISO 10928.
3.12.11
Áp suất làm việc (working pressure)
pw
Áp suất thủy tĩnh bên trong lớn nhất, loại trừ áp suất va đập, mà tại đó hệ thống có thể được vận hành liên tục.
CHÚ THÍCH 1 Áp suất làm việc được biểu thị bằng bar.
CHÚ THÍCH 2 Áp suất làm việc được xác định theo công thức sau:
pw ≤ PN
Trong đó
pw là áp suất làm việc, tính bằng bar;
PN là áp suất danh nghĩa, tính bằng bar;
3.12.12
Hệ số hiệu chỉnh (correction factor)
C
Tỷ số giữa giá trị trung bình của áp suất phá hủy ban đầu được thử (p0, trung bình) với áp suất phá hủy dự kiến cho 6 min (p6) được xác định từ đường hồi quy.
3.13
Hệ số đánh giá lại (rerating factor)
RRF
Hệ số đa năng thể hiện mối tương quan giữa các tính chất cơ học, vật lý và hóa học của sản phẩm dưới các điều kiện vận hành lớn hơn 35°C [nhiệt độ vận hành (3.18.1)] với các tính chất đó áp dụng được tại nhiệt độ thử chuẩn 23°C.
3.14
Biến dạng vòng (ring deflection)
3.14.1
Biến dạng vòng hoàn toàn tương đối dài hạn ngoại suy (extrapolated long-term relative ultimate ring deflection)
yu,ướt,x/dm
Giá trị biến dạng tại x năm xác định từ đường hồi quy biến dạng hoàn toàn thu được từ các phép thử biến dạng dài hạn thực hiện dưới các điều kiện ướt theo TCVN 10971 (SO 10471) và phân tích theo ISO 10928.
CHÚ THÍCH 1 Đối với x năm, xem 4.6.
CHÚ THÍCH 2 Giá trị này được biểu thị bằng phần trăm.
3.14.2
Biến dạng vòng tương đối (relative ring deflection)
y/dm
Tỷ số của giá trị thay đổi đường kính ống, y, tính bằng mét, với đường kính trung bình của ống, dm (3.3.2).
CHÚ THÍCH 1 Xem 3.3.2.
CHÚ THÍCH 2 Giá trị này được biểu thị bằng phần trăm theo công thức:
Biến dạng vòng tương đối =
3.14.3
Biến dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi xảy ra nứt lỗ (minimum initial relative specific ring deflection before bore cracking occurs)
(y2,lỗ/dm)min
Biến dạng tương đối ban đầu tại 2 min mà một mẫu thử yêu cầu phải đạt được mà không bị nứt lỗ khi thử theo TCVN 10969 (ISO 10466).
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng phần trăm.
3.14.4
Biến dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi xảy ra phá hủy kết cấu (minimum initial relative specific ring deflection before structural failure occurs)
(y2,kết cấu/dm)min
Biến dạng tương đối ban đầu tại 2 min mà mẫu thử yêu cầu phải đạt được mà không bị phá hủy kết cấu khi thử theo TCVN 10969 (ISO 10466).
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng phần trăm.
3.14.5
Biến dạng vòng hoàn toàn tương đối dài hạn tối thiểu (minimum long-term relative ultimate ring deflection)
(yu,ướt,x/dm)min
Giá trị ngoại suy tối thiểu yêu cầu tại x năm xác định từ đường hồi quy biến dạng thu được từ các phép thử biến dạng dài hạn thực hiện dưới điều kiện ướt theo TCVN 10971 (ISO 10471).
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng phần trăm.
CHÚ THÍCH 2 Đối với x năm, xem 4.6.
3.15
Độ cứng vòng (ring stiffness)
3.15.1
Độ cứng vòng riêng ban đầu (initial specific ring stiffness)
S0
Giá trị S thu được khi xác định theo TCVN 10769 (ISO 7685).
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng niutơn trên mét vuông (N/m2).
3.15.2
Độ cứng vòng riêng dài hạn (long-term specific ring stiffness)
Sx,ướt
Giá trị độ cứng vòng riêng (3.15.3), S, tại x năm, được xác định theo TCVN 10970 (ISO 10468).
CHÚ THÍCH 1 Đối với x năm, xem 4.6.
3.15.3
Độ cứng vòng riêng (specific ring stiffness)
S
Giá trị đo độ bền của ống với biến dạng vòng trên mét dài dưới tác dụng của tải trọng bên ngoài được xác định theo công thức dưới đây, biểu thị bằng niutơn trên mét vuông (N/m2):
Trong đó
E là modul đàn hồi biểu kiến xác định trong phép thử độ cứng vòng, tính bằng N/m2;
/ là momen thứ cấp của diện tích theo chiều dọc trên mét dài, tính bằng m4/m;
Trong đó
e là độ dày thành, tính bằng mét;
dm là đường kính trung bình của ống, tính bằng mét (xem 3.3.2).
3.16
Độ lệch chuẩn (standard deviation)
σ
Căn bậc hai của biến thiên (3.21).
3.17
Surge (Áp suất va đập)
Sự thay đổi nhanh áp suất bên trong, áp suất dương hoặc âm, gây ra bởi sự thay đổi tốc độ dòng.
CHÚ THÍCH 1 Giá trị được biểu thị bằng bar.
3.18
Nhiệt độ (temperature)
3.18.1
Nhiệt độ vận hành (service temperature)
Nhiệt độ được duy trì tối đa tại đó hệ thống được mong muốn vận hành.
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng độ Celsius (°C).
CHÚ THÍCH 2 Nhiệt độ này được sử dụng để đánh giá lại sản phẩm (xem 3.13).
3.18.2
Nhiệt độ thiết kế (design temperature)
Nhiệt độ tối đa tại đó hệ thống có thể trải qua không thường xuyên.
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng độ Celsius (°C).
3.19
Chiều dài tổng (total length)
Khoảng cách giữa hai mặt phẳng vuông góc với trục ống và đi qua các đầu ống.
CHÚ THÍCH 1 Giá trị này được biểu thị bằng mét (m).
3.20
Thử nghiệm điển hình (type test)
Phép thử được thực hiện để chứng minh rằng vật liệu, sản phẩm, mối nối, phụ tùng hoặc tổ hợp có khả năng phù hợp với các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
3.21
Biến thiên (variance)
Giá trị phân tán dựa trên bình phương sai lệch của giá trị trung bình số học.
3.22
Hệ số rão ướt (wet creep factor)
αx,ướt,rão
Tỷ số của độ cứng vòng riêng dài hạn Sx,ướt (3.15.2) tại x năm, được xác định dưới tải trọng duy trì trong điều kiện ướt theo TCVN 10970 (ISO 10468), với độ cứng vòng riêng ban đầu S0 (3.15.1), cả hai giá trị đều được đo tại cùng một vị trí tương ứng với vị trí tham chiếu 1.
CHÚ THÍCH 1 Đối với x năm, xem 4.6.
CHÚ THÍCH 2 Giá trị được xác định theo công thức:
4.1.1 Phân nhóm
Ống và phụ tùng phải được phân loại theo kích thước danh nghĩa (DN) (xem 3.6), áp suất danh nghĩa (PN) (xem 3.12.2) và kiểu nối.
Ngoài ra, ống phải bao gồm cả độ cứng danh nghĩa (SN) (xem 3.8) trong phân loại của chúng.
4.1.2 Kích thước danh nghĩa
Kích thước danh nghĩa (DN) của ống và phụ tùng phải tuân theo các bảng tương ứng trong Điều 5. Nếu ống có lớp lót nhiệt dẻo, đường kính trong của nó phải được công bố bởi nhà sản xuất. Dung sai đường kính phải theo quy định tại Điều 5.
4.1.3 Độ cứng danh nghĩa
Độ cứng danh nghĩa (SN) phải phù hợp với một trong các giá trị nêu trong Bảng 1 (xem Chú thích Bảng 1).
Bảng 1 - Độ cứng danh nghĩa (SN)
Độ cứng danh nghĩa |
1250 |
2500 |
5000 |
10000 |
CHÚ THÍCH Các độ cứng danh nghĩa này tương đương với các giá trị được quy định trong Điều 5 cho độ cứng vòng riêng ban đầu tối thiểu, tính bằng niutơn trên mét vuông (N/m2). |
Khi các ứng dụng đặc biệt yêu cầu sử dụng ống có độ cứng danh nghĩa lớn hơn các độ cứng cho trong Bảng 1, ống phải được ghi nhãn SN X, trong đó X là độ cứng danh nghĩa của ống.
4.1.4 Áp suất danh nghĩa
Áp suất danh nghĩa (PN) phải phù hợp với một trong các giá trị nêu trong Bảng 2.
Khi áp suất khác với các giá trị danh nghĩa trong Bảng 2, được quy định theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, áp suất phải được ghi nhãn là PN X, trong đó X là giá trị áp suất.
Bảng 2 - Áp suất danh nghĩa (PN)
Áp suất danh nghĩa |
1 |
(2,5) |
(4) |
6 |
(9) |
10 |
(12,5) |
(15) |
16 |
(18) |
(20) |
25 |
32 |
CHÚ THÍCH 1 Các giá trị trong ngoặc đơn là giá trị áp suất danh nghĩa không được ưu tiên. CHÚ THÍCH 2 Ống được ghi nhãn PN 1 là ống không chịu áp. |
4.2.1 Quy định chung
Ống hoặc phụ tùng phải được chế tạo bằng cách sử dụng sợi thủy tinh liên tục và/hoặc cắt ngắn, dạng dải hoặc roving, mat hoặc vải và nhựa polyester, có hoặc không có chất độn và có thể có phụ gia cần thiết để cải thiện các tính chất riêng của nhựa, ống hoặc phụ tùng cũng có thể kết hợp với cốt liệu nếu có yêu cầu và lớp lót nhiệt dẻo hoặc nhiệt rắn khác.
CHÚ THÍCH Với mục đích của tiêu chuẩn này, thuật ngữ nhựa polyeste bao gồm cả nhựa polyeste và vinyl este.
4.2.2 Gia cường
Thủy tinh sử dụng để sản xuất hợp chất gia cường phải là một trong các loại sau:
a) thủy tinh loại “E”, gồm chủ yếu hoặc oxit của silicon, nhôm và canxi (thủy tinh nhôm calcosilicat) hoặc silicon, nhôm và boron (thủy tinh nhôm borosilicat).
b) thủy tinh loại “C” gồm chủ yếu oxit của slicon, natri, canxi và boron (thủy tinh canxi kim loại kiềm với hàm lượng boron trioxit cao) dùng cho các ứng dụng yêu cầu độ bền hóa học cao.
c) thủy tinh loại “R”, gồm chủ yếu oxit của silicon, nhôm, canxi và magie không thêm boron.
d) thủy tinh loại “E-CR", gồm thành phần của thủy tinh E biến tính không có boron để tăng độ bền ăn mòn với hầu hết các axit.
Dù là thủy tinh loại gì, có thể tồn tại một lượng nhỏ oxit của các kim loại khác.
CHÚ THÍCH Các mô tả của thủy tinh loại C và thủy tinh loại E phù hợp với các loại được nêu trong ISO 2078, nhưng cụ thể hơn.
Chất gia cường phải được làm từ filamăng thủy tinh liên tục loại E (E-CR), loại C hoặc loại R, và phải có hoàn thiện bề mặt phù hợp với nhựa được sử dụng. Nó có thể được sử dụng ở các dạng bất kỳ, ví dụ filamăng liên tục hoặc cắt ngắn, dạng dải hoặc roving, mat hoặc vải. Mat hoặc màng bề mặt bằng sợi (hữu cơ) tổng hợp có thể được sử dụng trên bề mặt của các chi tiết.
4.2.3 Nhựa
Nhựa được sử dụng trong lớp kết cấu (xem 4.3.2) phải có nhiệt độ biến dạng ít nhất bằng 70°C khi thử theo phương pháp A của ISO 75-2 với mẫu thử ở vị trí đặt nằm ngang.
4.2.4 Cốt liệu và chất độn
Kích thước hạt của cốt liệu và chất độn không được vượt quá 1/5 tổng độ dày của thành ống hoặc 2.5 mm, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn.
4.2.5 Lớp lót nhiệt dẻo
Nếu sử dụng lớp lót nhiệt dẻo thì yêu cầu phải có vật liệu liên kết, phải đảm bảo rằng vật liệu liên kết này tương thích với tất cả các vật liệu sử dụng trong kết cấu của ống.
4.2.6 Elastome
Vật liệu elastome của gioằng phải phù hợp với phần tương ứng của ISO 4633 hoặc nếu không có vật liệu như vậy thì phải có tiêu chuẩn tương tự chấp nhận được bởi cả người mua và nhà cung cấp.
ISO 4633 tương đương với EN 681-1 và gioăng phù hợp với các tiêu chuẩn đó được coi là thỏa mãn với thiết kế cho 50 năm của hệ thống ống phù hợp với tiêu chuẩn này.
4.2.7 Kim loại
Chi tiết kim loại có thể được sử dụng trong hệ thống.
4.3.1 Lớp lót
Lớp lót phải bao gồm một trong các loại sau:
a) lớp nhựa nhiệt rắn bất kỳ, có hoặc không có cốt liệu và chất độn có hoặc không có chất gia cường;
b) lót nhựa nhiệt dẻo
Nhựa sử dụng trong lớp lót này không cần phù hợp với yêu cầu nhiệt độ biến dạng nêu trong 4.2.3.
4.3.2 Lớp kết cấu
Lớp kết cấu phải bao gồm vật liệu gia cường thủy tinh và nhựa nhiệt rắn, có hoặc không có cốt liệu hoặc chất độn.
4.3.3 Lớp bên ngoài
Kết cấu lớp bên ngoài của ống phải tính đến môi trường trong đó ống được sử dụng. Lớp này phải bằng nhựa nhiệt rắn có hoặc không có cốt liệu và chất độn và có hoặc không có chất gia cường bằng filamăng thủy tinh hoặc tổng hợp.
CHÚ THÍCH Kết cấu đặc biệt có thể cần thiết khi ống tiếp xúc với điều kiện môi trường, khí hậu khắc nghiệt hoặc trên mặt đất. Ví dụ, có thể thiết lập quy định đối với chất màu hoặc chất ức chế cho các điều kiện khí hậu khắc nghiệt hoặc để có các tính chất chậm bắt cháy.
Nhựa được sử dụng trong lớp bên ngoài không cần phù hợp với yêu cầu nhiệt độ biến dạng nêu trong 4.2.3.
Cả bề mặt bên trong và bên ngoài của ống phải không có khuyết tật có thể làm ảnh hưởng đến sự phù hợp của chi tiết với yêu cầu của tiêu chuẩn này.
4.5.1 Nhiệt độ
Trừ khi có quy định khác, các tính chất cơ học, vật lý và hóa học quy định trong tiêu chuẩn này phải được xác định tại (23 ± 5) °C. Đối với nhiệt độ vận hành lớn hơn 35 °C, phép thử điển hình phải được thực hiện ít nhất tại nhiệt độ vận hành (xem 3.18.1) để thiết lập các hệ số đánh giá lại đối với tất cả các tính chất dài hạn tương ứng với thiết kế của ống và phụ tùng
Điều kiện thử đối với phụ tùng và mối nối được nêu trong 6.1.6.3 và 7.1.3.
Thử độ cứng và lệch dạng đến nứt/phá hủy trên các mẫu rất lớn trong điều kiện kiểm soát nhiệt độ có thể rất khó khăn, tốn kém và thậm chí nguy hiểm. Do vậy, có thể thực hiện phép thử trên sàn nhà máy mà không cần kiểm soát nhiệt độ. Đối với phép thử giải phóng lô định kỳ, cho phép thực hiện phép thử tại nhiệt độ môi trường, ví dụ trên sàn nhà máy nếu thiết bị thử được đặt tại đó.
4.5.2 Tính chất của nước để thử
Nước sử dụng cho phép thử trong tiêu chuẩn này phải là nước máy có pH bằng 7 ± 2.
4.5.3 Điều kiện đặt tải
Trừ khi có quy định khác, tính chất cơ học, vật lý và hóa học quy định trong tiêu chuẩn này phải được xác định, sử dụng điều kiện đặt tải theo chu vi và/hoặc chiều dọc.
4.5.4 Điều hòa mẫu
Trừ khi có quy định khác, trong trường hợp có tranh chấp, giữ mẫu thử trong không khí tại nhiệt độ thử quy định trong 4.5.1 ít nhất 24 h trước khi thử.
4.5.5 Phép đo kích thước
Trong trường hợp có tranh chấp, xác định kích thước của các chi tiết GRP tại nhiệt độ quy định trong 4.5.1. Thực hiện tất cả các phép đo theo TCVN 6145 (ISO 3126) hoặc sử dụng phương pháp khác bất kỳ đủ độ chính xác để xác định sự phù hợp hoặc không phù hợp với các giới hạn áp dụng. Thực hiện các phép đo tại nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ quy định trong 4.5.1.
4.6 Thời gian trôi qua, x, để xác định các tính chất dài hạn
Chỉ số dưới x, ví dụ trong ký hiệu Sx,ướt (xem 3.15.2) thể hiện thời gian tại đó tính chất dài hạn được xác định. Trừ khi có quy định khác, tính chất dài hạn phải xác định cho 50 năm (438 000 h).
CHÚ THÍCH Quy trình thử dài hạn không thay đổi vì mẫu thử chịu mức độ biến dạng lớn hơn so với thực tế vận hành. Vì lý do đó, có thể coi thời gian 50 năm là tối thiểu và kinh nghiệm chỉ ra rằng có thể đạt đến 100 năm.
4.7.1 Quy định chung
Nếu có yêu cầu, nhà sản xuất phải công bố chiều dài và đường kính ngoài tối đa của mối nối.
4.7.2 Kiểu nối
Một mối nối phải được phân loại là mềm dẻo (xem 3.5.4) hay cứng (xem 3.5.5) và trong từng trường hợp, nhà sản xuất phải công bố mối nối có chịu được tải trọng đầu hay không.
4.7.3 Tính mềm dẻo của mối nối
4.7.3.1 Lệch dạng góc cho phép
Nhà sản xuất phải công bố lệch dạng góc cho phép (xem 3.5.1) mà từng mối nối được thiết kế.
Đối với mối nối khóa, nhà sản xuất phải công bố độ lệch dạng góc cho phép tối đa.
Mối nối mềm dẻo khác mà không bị khóa phải cho phép lệch dạng góc không nhỏ hơn giá trị cho dưới đây
- 3° đối với ống và/hoặc phụ tùng có kích thước danh nghĩa bằng hoặc nhỏ hơn DN 500;
- 2° đối với ống và/hoặc phụ tùng có kích thước danh nghĩa lớn hơn DN 500 nhưng bằng hoặc nhỏ hơn DN 900;
- 1° đối với ống và/hoặc phụ tùng có kích thước danh nghĩa lớn hơn DN 900 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng DN 1800;
- 0,5° đối với ống và/hoặc phụ tùng có kích thước danh nghĩa lớn hơn DN 1800.
Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, mối nối mềm dẻo được dùng tại áp suất lớn hơn 16 bar có thể có lệch dạng góc cho phép nhỏ hơn các giá trị được nêu trong điều này.
4.7.3.2 Co rút cho phép
Nhà sản xuất phải công bố độ co rút cho phép tối đa (xem 3.5.3) mà từng mối nối được thiết kế.
Đối với mối nối mềm dẻo, co rút cho phép tối đa bao gồm co rút Poisson và hiệu ứng nhiệt độ không được nhỏ hơn 0,3 % chiều dài lắp đặt của ống dài nhất, được dùng trong trường hợp ống chịu áp và 0,2 % trong trường hợp ống không chịu áp. Đối với mối nối khóa, nhà sản xuất phải công bố độ co rút cho phép tối đa.
4.7.4 Vòng gioăng
Vòng gioăng không được gây ảnh hưởng bất lợi đến các tính chất của chi tiết sử dụng vòng gioăng và không được làm cho tổ hợp thử nghiệm không đạt các yêu cầu tính năng quy định tại Điều 7.
4.7.5 Keo dính
Keo dính, nếu cần sử dụng cho mối nối phải được quy định bởi nhà sản xuất mối nối. Nhà sản xuất mối nối phải đảm bảo keo dính không gây ảnh hưởng bất lợi đến các chi tiết sử dụng keo dính và không được làm cho tổ hợp thử nghiệm không đạt các yêu cầu tính năng quy định tại Điều 7.
4.8 Ảnh hường đến chất lượng nước
Cần đảm bảo rằng hệ thống đường ống dùng để vận chuyển nước sinh hoạt không có ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng nước.
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm theo tiêu chuẩn này phải được thực hiện theo CEN/TS 14632.
CHÚ THÍCH CEN/TS 14632 quy định quy trình và các phép thử để đánh giá sản phẩm như phép thử điển hình (TT), phép thử kiểm tra (AT), phép thử giải phóng lô (BRT) và phép thử chứng minh quy trình, cũng như các phép thử đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi về thiết kế, quy trình và vật liệu.
Phòng thử nghiệm tiến hành phép thử điển hình (TT), phép thử kiểm tra (AT) và phép thử đánh giá quá trình (PVT) phải đáp ứng các yêu cầu của theo TCVN ISO/IEC 17025.
Phạm vi của tiêu chuẩn này cũng bao gồm các đường kính lớn. Vì vậy các phép thử điển hình (TT), phép thử kiểm tra (AT) và phép thử đánh giá quá trình (PVT) cũng có thể bao gồm các kích thước mẫu lớn hoặc kết cấu phức tạp mà cần đến thiết bị thử nghiệm đặc biệt. Trong trường hợp phòng thử nghiệm đã được công nhận không có lắp đặt các thiết bị thử nghiệm như vậy, phép thử có thể được tiến hành trong phòng thử nghiệm của nhà sản xuất dưới sự giám sát của đơn vị thử nghiệm và chứng nhận.
Loại ống hoặc các ống phải phân biệt được là có hay không có khả năng chịu tải trọng theo chiều dọc sinh ra bởi áp suất bên trong.
5.2.1 Đường kính
5.2.1.1 Dãy đường kính
CHÚ THÍCH Khi tiêu chuẩn hóa đường kính của ống GRP, các khó khăn đã được tính đến vì sự khác nhau của phương pháp sử dụng trong sản xuất (ví dụ quấn filamăng, đúc hướng tâm hoặc lăn ép bằng tay). Thông thường, ống GRP được sản xuất hoặc có sự kiểm soát đường kính bên trong hoặc kiểm soát đường kính bên ngoài theo giá trị cố định.
Trừ khi có quy định khác giữa nhà sản xuất và người mua, ống GRP phải được thiết kế theo đường kính danh nghĩa phù hợp với một trong hai dãy sau:
- Dãy A, được quy định theo đường kính trong, tính bằng milimét;
- Dãy B, được quy định theo đường kính ngoài, tính bằng milimét.
5.2.1.2 Kích thước danh nghĩa
Trừ khi có quy định khác giữa nhà sản xuất và người mua, kích thước danh nghĩa (DN) phải được chọn từ các giá trị nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Kích thước danh nghĩa (DN)
Kích thước danh nghĩa | |||
50 | 600 | (1650) | (2900) |
75 | 700 | (1700) | 3000 |
100 | (750) | 1800 | (3100) |
125 | 800 | (1900) | 3200 |
150 | 900 | 2000 | (3300) |
200 | 1000 | (2100) | 3400 |
250 | (1100) | 2200 | (3500) |
300 | 1200 | (2300) | 3600 |
350 | (1300) | 2400 | (3700) |
(375) | (1350) | 12500) | 3800 |
400 | 1400 | 2600 | (3900) |
450 | (1500) | (2700) | 4000 |
500 | 1600 | 2800 |
|
CHÚ THÍCH Các giá trị trong ngoặc kép là giá trị không ưu tiên. |
5.2.1.3 Đường kính quy định
5.2.1.3.1 Quy định chung
Ống có thể được cung cấp phù hợp với 5.2.1.3.2 (dãy A), 5.2.1.3.3 (dãy B) hoặc dãy đường kính khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.
Ống có đường kính khác có thể được cung cấp theo thỏa thuận giữa người mua và nhà sản xuất
5.2.1.3.2 Dãy A (đường kính trong được quy định)
Đường kính trong, tính bằng milimét, phải tuân theo các giá trị áp dụng được tương ứng với kích thước danh nghĩa cho trong Bảng 4.
5.2.1.3.3 Dãy B (đường kính ngoài được quy định)
Đường kính ngoài, tính bằng milimét, phải tuân theo các giá trị áp dụng được tương ứng với kích thước danh nghĩa trong Bảng 5, 6 hoặc 7.
Kích thước của ống có kích thước danh nghĩa nằm giữa DN 300 và DN 4000 được sử dụng với phụ tùng GRP tuân theo Điều 6 phải phù hợp với các giá trị đã cho đối với dãy B1.
Kích thước của ống có kích thước danh nghĩa nằm giữa DN 100 và DN 600 được sử dụng với phụ tùng GRP tuân theo Điều 6 hoặc phụ tùng đúc gang tuân theo TCVN 10177 (ISO 2531) phải phù hợp với các giá trị đã cho đối với dãy B2.
Khi có quy định việc sử dụng phụ tùng đúc gang với ống GRP, cẩn thận để đảm bảo sự tương thích về kích thước giữa phụ tùng với ống GRP.
Kích thước của ống có kích thước danh nghĩa nằm giữa DN 100 và DN 300 được sử dụng với phụ tùng GRP tuân theo Điều 6 hoặc phụ tùng PVC tuân theo TCVN 6150-1 (ISO 161-1) và có dung sai tuân theo TCVN 7093-1 (ISO 11922-1) phải phù hợp với các giá trị đã cho đối với dãy B3.
Kích thước của ống có kích thước danh nghĩa nằm giữa DN 100 và DN 300 được sử dụng với phụ tùng GRP tuân theo Điều 6 hoặc ống thép tuân theo TCVN 10177 (ISO 4200) phải phù hợp với các giá trị đã cho đối với dãy B4.
Kích thước của ống có kích thước danh nghĩa nằm giữa DN 50 và DN 800 được sử dụng với phụ tùng GRP tuân theo Điều 6 hoặc ống kim loại tuân theo các tiêu chuẩn không được quy định bởi dãy B2 hoặc B4 phải phù hợp với các giá trị đã cho đối với dãy B5.
Kích thước của ống có kích thước danh nghĩa nằm giữa DN 200 và DN 2400 được sử dụng với phụ tùng GRP tuân theo Điều 6 hoặc ống GRP tuân theo tiêu chuẩn JIS A 5350 phải phù hợp với các giá trị đã cho đối với dãy B6.
5.2.1.4 Dung sai
5.2.1.4.1 Dãy A - Dung sai đường kính bên trong
Đường kính bên trong được công bố của một ống phải nằm giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất được cho trong Bảng 4, cột 2 và 3. Đường kính bên trong trung bình tại điểm bất kỳ dọc theo chiều dài ống không được lệch so với đường kính bên trong công bố nhiều hơn độ lệch cho phép nêu trong Bảng 4, cột 4.
Đối với ống GRP có lớp lót làm bằng ống nhiệt dẻo, dung sai đường kính bên trong phải theo quy định trong tiêu chuẩn ống nhựa nhiệt dẻo tương ứng. Đường kính bên trong của ống GRP có lớp lót được chế tạo từ tấm nhựa nhiệt dẻo phải phù hợp với các giá trị trong Bảng 4 và dung sai của nó.
Bảng 4 - Dãy A - Đường kính bên trong quy định và dung sai
Kích thước tính bằng milimét
Cột1 | Cột 2 | Cột 3 | Cột 4 |
Kích thước danh nghĩa DN | Khoảng đường kính bên trong được công bố | Độ lệch cho phép so với đường kính bên trong công bố ± mm | |
Tối thiểu | Tối đa | ||
100 | 97 | 103 | 1,5 |
110 | 107 | 113 | 1,5 |
125 | 122 | 128 | 1,5 |
150 | 147 | 153 | 1,5 |
200 | 196 | 204 | 1,5 |
225 | 221 | 229 | 1,5 |
250 | 246 | 255 | 1,5 |
300 | 296 | 306 | 1,8 |
350 | 346 | 357 | 2,1 |
400 | 396 | 408 | 2,4 |
450 | 446 | 459 | 2,7 |
500 | 496 | 510 | 3,0 |
600 | 595 | 612 | 3,6 |
700 | 695 | 714 | 4,2 |
800 | 795 | 816 | 4,2 |
900 | 895 | 918 | 4,2 |
1000 | 995 | 1020 | 5,0 |
1200 | 1195 | 1220 | 5,0 |
1400 | 1395 | 1420 | 5,0 |
1600 | 1595 | 1620 | 5,0 |
1800 | 1795 | 1820 | 5,0 |
2000 | 1995 | 2020 | 5,0 |
2200 | 2195 | 2220 | 5,0 |
2400 | 2395 | 2420 | 6,0 |
2600 | 2595 | 2620 | 6,0 |
2800 | 2795 | 2820 | 6,0 |
3000 | 2995 | 3020 | 6,0 |
3200 | 3195 | 3220 | 6,0 |
3400 | 3395 | 3420 | 6,0 |
3600 | 3595 | 3620 | 6,0 |
3800 | 3795 | 3820 | 7,0 |
4000 | 3995 | 4020 | 7,0 |
Khi các kích thước không ưu tiên được lựa chọn từ Bảng 3, khoảng đường kính và độ lệch cho phép sẽ được nội suy từ các kích thước ưu tiên ngay ở phía trên và phía dưới của kích thước không ưu tiên. Khi nhà sản xuất cung cấp ống có sự thay đổi rõ ràng đường kính từ đầu này đến đầu kia, họ có thể công bố các đường kính tại mỗi đầu và các giá trị được công bố này sẽ phải phù hợp với dung sai cho trong cột 4 |
5.2.1.4.2 Dãy B 1 - Dung sai đường kính ngoài
Đường kính ngoài của ống tại đầu không nong phải tuân theo Bảng 5. Nhà sản xuất phải công bố đường kính ngoài nhỏ nhất và lớn nhất thực tế của ống tại đầu không nong.
Bảng 5 - Dãy B1 - Đường kính ngoài của ống và dung sai
Kích thước tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa DN | Đường kính ngoài của ống | Đô lệch cho phép | |
Giới hạn trên | Giới hạn dưới | ||
300 | 310 | + 1,9 | - 1,0 |
350 | 361 | - 1,2 | |
400 | 412 | - 1,4 | |
450 | 463 | - 1,6 | |
500 | 514 | - 1,8 | |
600 | 616 | - 2,0 | |
700 | 718 | - 2,2 | |
800 | 820 | - 2,4 | |
900 | 924 | - 2,6 | |
1000 | 1026 | + 2,0 | - 2,6 |
1200 | 1229 | - 2,6 | |
1400 | 1434 | - 2,8 | |
1600 | 1638 | - 2,8 | |
1800 | 1842 | - 3,0 | |
2000 | 2046 | - 3,0 | |
2200 | 2250 | - 3,2 | |
2400 | 2453 | - 3,4 | |
2600 | 2658 | - 3,6 | |
2800 | 2861 | - 3,8 | |
3000 | 3066 | - 4,0 | |
3200 | 3270 | - 4,2 | |
3400 | 3474 | - 4,4 | |
3600 | 3678 | - 4,6 | |
3800 | 3882 | - 4,8 | |
4000 | 4086 | - 5,0 | |
Khi các kích thước không ưu tiên được lựa chọn từ Bảng 3, khoảng đường kính và sai lệch cho phép sẽ được nội suy từ các kích thước ưu tiên ngay ở phía trên và phía dưới của kích thước không ưu tiên. |
5.2.1.4.3 Dãy B2, B3 và B4 - Dung sai đường kính ngoài
Dung sai đường kính ngoài tại đầu không nong đối với dãy ống B2, B3 và B4 phải tuân theo Bảng 6.
Bảng B6 - Dãy B2, B3 và B4 - Đường kính ngoài quy định và dung sai
Kích thước tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa DN | Dãy B2 | Dãy B3 | Dãy B4 | ||||||
Đường kính ngoài | Độ lệch cho phép | Đường kính ngoài | Độ lệch cho phép | Đường kính ngoài | Độ lệch cho phép | ||||
Giới hạn trên | Giới hạn dưới | Giới hạn trên | Giới hạn dưới | Giới hạn trên | Giới hạn dưới | ||||
100 | 115,0 | + 1,5 | + 0,3 | 110 | + 0,4 | 0 | 114,3 | + 1,5 | - 0,2 |
125 | 141,0 | + 0,2 | 125 | + 0,4 | 139,7 | ||||
150 | 167,0 | + 0,1 | 160 | + 0,5 | 168,3 | ||||
200 | 220,0 | 0,0 | 200 | + 0,6 | 219,1 | ||||
225 | - | - 0,2 | 225 | + 0,7 | - | ||||
250 | 271,8 | - | 250 | + 0,8 | 273,0 | ||||
300 | 323,8 | - 0,3 | 315 | + 1,0 | 323,9 | ||||
350 | 375,7 | - 0,3 | 355 | + 1,1 | - | ||||
400 | 426,6 | - 0,3 | 400 | + 1,2 | - | ||||
450 | 477,6 | - 0,4 | 450 | + 1,4 | - | ||||
500 | 529,5 | - 0,4 | 500 | + 1,5 | - | ||||
600 | 632,5 |
| - 0,5 | 630 | + 1,9 |
| - |
|
|
Khi các kích thước không ưu tiên được lựa chọn từ Bảng 3, khoảng đường kính và sai lệch cho phép sẽ được nội suy từ các kích thước ưu tiên ngay ở phía trên và phía dưới của kích thước không ưu tiên. |
5.2.1.4.4 Dãy B5 - Dung sai đường kính ngoài
Đường kính ngoài được công bố đối với dãy B5 phải nằm giữa các giá trị cho trong Bảng 7 đối với kích thước danh nghĩa được áp dụng và phải có dung sai theo ống kim loại mà nó được sử dụng.
Dung sai áp dụng được đối với các kích thước này tùy thuộc vào mối nối. Tùy theo yêu cầu của người mua, nhà sản xuất phải cung cấp kích thước chính xác của ống sử dụng cho mối nối cụ thể.
Bảng 7 - Dãy B5 - Đường kính ngoài quy định
Kích thước tính bằng milimét
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 | |
Kích thước danh nghĩa DN | Khoảng đường kính ngoài được công bố | ||
Tối thiểu | Tối đa | ||
50 | 63 | 64 | |
75 | 100 | 101 | |
100 | 121 | 122 | |
150 | 175 | 177 | |
200 | 229 | 232 | |
250 | 281 | 286 | |
300 | 335 | 345 | |
350 | 388 | 399 | |
400 | 426 | 453 | |
450 | 495 | 507 | |
500 | 548 | 587 | |
700 | 655 | 747 | |
800 | 812 | 826 | |
5.2.1.4.5 Dãy B6 - Dung sai đường kính ngoài
Đường kính ngoài của ống tại đầu không nong phải tuân theo Bảng 8. Nhà sản xuất phải công bố đường kính ngoài lớn nhất và nhỏ nhất thực của ống tại đầu không nong.
Bảng 8 - Dãy B6 - Đường kính ngoài quy định và dung sai
Kích thước tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa DN | Đường kính ngoài | Sai lệch cho phép | |
Giới hạn trên | Giới hạn dưới | ||
200 | 220 | + 1,5 | - 0,5 |
250 | 271 | ||
300 | 322 | ||
350 | 373 | ||
400 | 424 | ||
450 | 475 | ||
500 | 526 | ||
600 | 631 | + 2,0 | - 1,0 |
700 | 736 | ||
800 | 840 | ||
900 | 944 | ||
1000 | 1050 | ||
1100 | 1156 | ||
1200 | 1262 | ||
1350 | 1418 | ||
1500 | 1574 | ||
1650 | 1732 | + 2,5 | - 1,5 |
1800 | 1890 | ||
2000 | 2098 | ||
2200 | 2308 | ||
2400 | 2518 |
5.2.2 Độ dày thành
Nếu có yêu cầu, nhà sản xuất phải công bố độ dày thành tổng cộng tối thiểu bao gồm cả lớp lót. Độ dày này không được nhỏ hơn 3 mm.
5.2.3 Chiều dài
5.2.3.1 Chiều dài danh nghĩa
Trừ khi có quy định khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, chiều dài danh nghĩa (xem 3.7) phải bằng một trong các giá trị sau: 3, 4, 5, 6, 9, 10, 12 hoặc 18.
5.2.3.2 Chiều dài lắp đặt
Các ống phải được cung cấp theo chiều dài lắp đặt (xem 3.4) phù hợp với các yêu cầu nêu trong đoạn sau. Dung sai chiều dài lắp đặt phải bằng ± 60 mm.
Trong tổng số lượng ống được cung cấp của mỗi đường kính, nhà sản xuất có thể cung cấp lên đến 10% số lượng các chiều dài ngắn hơn chiều dài danh nghĩa trừ khi thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua cho phép phần trăm lớn hơn. Trong tất cả các trường hợp khi chiều dài hiệu dụng của ống không nằm trong khoảng dung sai 60 mm của chiều dài danh nghĩa, chiều dài lắp đặt thực của ống phải được ghi nhãn trên ống.
5.3.1 Độ cứng vòng riêng ban đầu
5.3.1.1 Quy định chung
Độ cứng vòng riêng ban đầu, S0 (xem 3.15.1) phải được xác định theo một trong các phương pháp nêu trong TCVN 10769 (ISO 7685). Mẫu thử phải tuân theo 5.3.1.2, 5.3.1.3 và 5.3.1.4. Tiến hành phép thử sử dụng độ lệch dạng vòng tương đối (xem 3.14.2) trong khoảng giữa 2,5 % và 3,5 %. Khi độ cứng danh nghĩa vượt qua SN 10000, tiến hành phép thử, sử dụng độ lệch dạng tương đối được tính toán theo công thức (1):
Biến dạng tương đối (%) = (1)
Giá trị được xác định đối với độ cứng vòng riêng ban đầu, S0 phải không được nhỏ hơn giá trị áp dụng được của S0,min nêu trong Bảng 9. Đối với độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000, độ cứng ban đầu theo N/m2 phải không được nhỏ hơn giá trị số của độ cứng danh nghĩa.
Bảng 9 - Giá trị độ cứng vòng riêng ban đầu tối thiểu
Độ cứng danh nghĩa (SN)a | S0,minb N/m2 |
1250 | 1250 |
2500 | 2500 |
5000 | 5000 |
10000 | 10000 |
a Xem chú thích trong Bảng 1. b Đối với các độ cứng khác, giá trị của S0,min phải bằng với SN X (xem 4.1.3) |
5.3.1.2 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Sử dụng hai mẫu thử, có cùng kích cỡ và phân loại và phù hợp với 5.2.1.3.
5.3.1.3 Số lượng mẫu thử của phép thử kiểm soát chất lượng
Trừ khi có quy định khác, sử dụng một mẫu thử.
5.3.1.4 Chiều dài mẫu thử
Chiều dài, Lp, của mẫu thử phải bằng 0,3 m ± 5 % đối với tất cả các kích thước danh nghĩa.
5.3.2 Độ cứng vòng riêng dài hạn trong điều kiện ướt
5.3.2.1 Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước phải bằng (23 ± 5) °C (xem 4.5).
5.3.2.2 Phương pháp thử xác định So
Trước khi thực hiện phép thử nêu trong 5.3.2.5, xác định độ cứng vòng riêng ban đầu, So của mẫu thử theo 5.3.1 sử dụng mẫu thử tuân theo 5.3.2.7.
5.3.2.3 Khoảng thời gian đo
Thực hiện 1h sau khi hoàn thành đặt tải và tiếp tục trong hơn 10 000 h, đo và ghi lại giá trị lệch dạng. Khoảng thời gian giữa các lần đọc phải đảm bảo thu được 10 giá trị đọc tại các khoảng cách đều của logarit cơ số 10 của thời gian, tính bằng h.
5.3.2.4 Thời gian trôi qua tại đó xác định tính chất
Thời gian trôi qua tại đó tính chất được xác định là 50 năm phù hợp với 4.6.
5.3.2.5 Phương pháp thử
Độ cứng rão vòng riêng dài hạn, Sx,ướt,rão và hệ số rão, αx,ướt,rão phải được xác định từ dữ liệu thu được của phép thử thực hiện theo TCVN 10970 (ISO 10468) sử dụng độ biến dạng ban đầu trong khoảng giữa 0,13 % và 0,17 %. Hệ số rão ướt phải được tính toán theo ISO 10928.
5.3.2.6 Yêu cầu
Khi mẫu thử tuân theo 5.3.27 được thử theo phương pháp nêu trong 5.3.2.5, hệ số rão αx,ướt,rão phải được công bố bởi nhà sản xuất.
5.3.2.7 Số lượng mẫu thử cho phép thử điển hình
Sử dụng hai mẫu thử cùng kích thước và phân loại và có chiều dài Lp tuân theo 5.3.1.4.
5.3.2.8 Xác định độ cứng vòng riêng dài hạn tối thiểu
Nhà sản xuất phải xác định độ cứng vòng riêng dài hạn tối thiểu theo công thức (2):
Sx,ướt,rão = S0,min x αx,ướt,rão (2)
trong đó
S0,min là giá trị độ cứng vòng riêng ban đầu tối thiểu áp dụng được, nêu trong Bảng 9.
Các giá trị xác định phải theo đúng giá trị công bố của nhà sản xuất.
5.3.3 Độ bền phá hủy ban đầu trong điều kiện lệch dạng
5.3.3.1 Quy định chung
Xác định độ bền phá hủy ban đầu trong điều kiện lệch dạng, sử dụng phương pháp nêu trong TCVN 10969 (ISO 10466). Mẫu thử phải phù hợp với 5.3.3.4 và 5.3.3.5. Thực hiện phép thử sử dụng độ lệch dạng hướng kính trung bình phù hợp với độ cứng danh nghĩa (SN) của ống như được quy định trong 5.3.3.3.1 đối với khoản a) của 5.3.3.2 và theo 5.3.3.3.2 đối với khoản b) của 5.3.3.2
5.3.3.2 Yêu cầu
Khi thử theo phương pháp nêu trong TCVN 10969 (ISO 10466), mỗi mẫu thử phải phù hợp với các yêu cầu sau
a) khi kiểm tra không dùng kính phóng đại, mẫu thử không được có dấu hiệu nứt lỗ (xem 5.3.3.3.1);
b) mẫu thử không bị phá hủy kết cấu theo bất kỳ dạng nào dưới đây (xem 5.3.3.3.2):
1) tách lớp bên trong;
2) phá hủy kéo của vật liệu gia cường thủy tinh;
3) uốn vặn thành ống;
4) tách lớp lót nhiệt dẻo khỏi thành kết cấu, nếu có lớp lót.
5.3.3.3 Lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu
5.3.3.3.1 Đối với nứt lỗ
Lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi xảy ra nứt lỗ (xem 3.14.3) được cho trong Bảng 10 đối với độ cứng danh nghĩa phù hợp của mẫu thử. Đối với độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000, tính toán độ lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi xảy ra nứt lỗ, y2,lỗ/dm, tính bằng phần trăm, theo công thức (3)
(y2,lỗ/dm)mới,min x 100 = (3)
Trong đó
(y2,lỗ/dm)mới,min | là lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu ở 2 min trước khi xảy ra nứt lỗ đối với độ cứng danh nghĩa của mẫu thử, tính bằng phần trăm; |
SN | là độ cứng danh nghĩa của mẫu thử. |
Đối với mẫu thử riêng biệt có độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000, tính độ lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi nứt y2,lỗ/dm, tính bằng phần trăm, sử dụng công thức (3) nhưng sử dụng độ cứng vòng riêng ban đầu đo được thay cho độ cứng danh nghĩa của nó.
Bảng 10 - Lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu ở 2 min trước khi nứt lỗ (y2,lỗ/dm)min
Độ cứng danh nghĩa (SN) | 1250 | 2500 | 5000 | 10000 |
Không có dấu hiệu nứt lỗ ở phần trăm tương ứng với lệch dạng vòng riêng của mẫu thử | 18 | 14,3 | 11,3 | 9 |
5.3.3.3.2 Đối với phá hủy kết cấu
Lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi phá hủy kết cấu được cho trong Bảng 11 đối với độ cứng danh nghĩa phù hợp của mẫu thử. Đối với độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000, tính toán độ lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi xảy ra phá hủy kết cấu, tính bằng phần trăm, theo công thức (4):
(y2,kết cấu/dm)mới,min x 100 = (4)
Trong đó
(y2,kết cấu/dm)mới,min | là độ lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu ở 2 min trước khi xảy ra phá hủy kết cấu đối với độ cứng danh nghĩa của mẫu thử, tính bằng phần trăm. |
SN | là độ cứng danh nghĩa của mẫu thử. |
Đối với mẫu thử riêng biệt có độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000, tính độ lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu tối thiểu trước khi phá hủy kết cấu, y2,kết cấu/dm tính bằng phần trăm, sử dụng công thức (4) nhưng sử dụng độ cứng vòng riêng ban đầu đo được thay cho độ cứng danh nghĩa của nó.
Giá trị lệch dạng trong Bảng 11 dựa trên giả thiết rằng độ lệch dạng dài hạn cho phép lớn nhất khi được chôn ngầm bằng 6 %. Nhà sản xuất ống được phép quy định độ lệch dạng dài hạn khác với giá trị 6 %. Trong trường hợp đó, yêu cầu trong Bảng 11 phải được điều chỉnh theo tỷ lệ, ví dụ nếu giá trị của nhà sản xuất bằng 3 % thì giá trị yêu cầu phải bằng 50 % của giá trị trong Bảng 11, trong khi giá trị công bố bằng 8 % thì giá trị yêu cầu trong Bảng 11 bằng 133 %.
CHÚ THÍCH Giá trị độ lệch dạng vòng hoàn toàn nêu trong Bảng 11 đưa ra độ biến dạng phá hủy như nhau với tất cả các cấp độ cứng. Do vậy, độ lệch dạng được xác định cho một cấp độ cứng có thể được chuyển đổi thành độ biến dạng và có thể chuyển đổi ngược lại từ độ biến dạng thành lệch dạng với cấp độ cứng khác bất kỳ.
Bảng 11 - Lệch dạng vòng riêng tương đối ban đầu trước khi phá hủy kết cấu
(y2,kết cấu/dm)min
Độ cứng danh nghĩa (SN) | 1250 | 2500 | 5000 | 10000 |
Không có dấu hiệu phá hủy kết cấu ở phần trăm tương ứng với lệch dạng vòng riêng của mẫu thử | 30,0 | 23,9 | 18,9 | 15 |
5.3.3.4 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Sử dụng ba mẫu thử có cùng kích thước và phân loại và chiều dài, Lp phù hợp với 5.3.1.4.
5.3.3.5 Số lượng mẫu thử của phép thử kiểm soát chất lượng
Trừ khi có quy định khác, sử dụng một mẫu thử cùng kích thước và phân loại và chiều dài Lp phù hợp với 5.3.1.4.
5.3.4 Độ bền phá hủy dài hạn trong điều kiện lệch dạng
5.3.4.1 Quy định chung
Xác định độ bền phá hủy dài hạn trong điều kiện lệch dạng sử dụng phương pháp nêu trong TCVN 10971 (ISO 10471), sử dụng ít nhất 18 mẫu phù hợp với 5.3.4.5.
5.3.4.2 Yêu cầu
Khi thử theo phương pháp nêu trong TCVN 10971 (ISO 10471) trên cơ sở độ biến dạng và không được điều hòa sơ bộ, sử dụng 18 mẫu thử phù hợp với 5.3.4.5, giá trị x năm ngoại suy (xem 4.6) của biến dạng phá hủy được tính toán theo ISO 10928 và được chuyển đổi thành độ lệch dạng theo độ cứng danh nghĩa được áp dụng, phải không được nhỏ hơn giá trị áp dụng được, cho trong Bảng 12.
Giá trị lệch dạng trong Bảng 12 dựa trên giả thiết rằng độ lệch dạng dài hạn cho phép lớn nhất khi được chôn ngầm bằng 6 %. Nhà sản xuất ống được phép quy định độ lệch dạng dài hạn khác với giá trị 6 %. Trong trường hợp đó, yêu cầu trong Bảng 12 phải được điều chỉnh theo tỷ lệ, ví dụ nếu giá trị của nhà sản xuất bằng 3 % thì giá trị yêu cầu phải bằng 50 % của giá trị trong Bảng 12, trong khi giá trị công bố bằng 8 % thì giá trị yêu cầu trong Bảng 12 bằng 133 %.
Đối với độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000 quy trình tương tự phải được tuân theo ngoại trừ độ lệch dạng dài hạn tối đa tính toán được sử dụng thay vì 6 %. Công thức (6) được dùng để tính toán độ lệch dạng dài hạn. Đối với độ cứng danh nghĩa lớn hơn SN 10 000, độ lệch dạng dài hạn cho phép tối đa khi chôn ngầm không được vượt quá 67 % của lệch dạng vòng dài hạn ngoại suy tối thiểu được tính toán.
CHÚ THÍCH Giá trị độ lệch dạng vòng hoàn toàn nêu trong Bảng 12 đưa ra độ biến dạng phá hủy như nhau với tất cả các cấp độ cứng. Do vậy, độ lệch dạng được xác định cho một cấp độ cứng có thể được chuyển đổi thành độ biến dạng và có thể chuyển đổi ngược lại từ độ biến dạng thành lệch dạng với cấp độ cứng khác bất kỳ.
Bảng 12 - Lệch dạng vòng hoàn toàn tương đối dài hạn ngoại suy tối thiểu dưới điều kiện ướt
(yu,ướt,x/dm)min
Độ cứng danh nghĩa (SN) | 1250 | 2500 | 5000 | 10000 |
Lệch dạng vòng hoàn toàn tương đối dài hạn ngoại suy tối thiểu, % | 18 | 14,3 | 11,3 | 9 |
5.3.4.3 Tiêu chí phá hủy
Tiêu chí phá hủy phải giống như tiêu chí nêu trong TCVN 10971 (ISO 10471).
5.3.4.4 Phân bố thời gian phá hủy
Thời gian phá hủy, tu của 18 mẫu thử hoặc nhiều hơn phải phân bố trong khoảng giữa 0,1 h và sau 10000 h và sự phân bố của 10 kết quả này phải phù hợp với các giới hạn trong Bảng 13.
Bảng 13 - Phân bố thời gian phá hủy
Thời gian phá hủy, tu H | Số lượng giá trị phá hủy tối thiểu |
10< tu ≤ 1000 | 4 |
1000 < tu ≤ 6000 | 3 |
6000 < tu | 3a |
a Ít nhất một trong các giá trị này phải quá 10 000 h. |
5.3.4.5 Mẫu thử của phép thử điển hình
Mẫu thử yêu cầu bởi phép thử được nêu chi tiết trong 5.3.4 phải được cắt từ ống có cùng kích thước danh nghĩa, độ cứng danh nghĩa và áp suất danh nghĩa và có chiều dài, Lp, tuân theo 5.3.1.4
5.3.5 Độ bền kéo riêng ban đầu theo chiều dọc
5.3.5.1 Quy định chung
Xác định độ bền kéo riêng ban đầu theo chiều dọc theo TCVN 10967 (ISO 8513) phương pháp A hoặc phương pháp B sử dụng mẫu thử tuân theo 5.3.5.2.
5.3.5.2 Yêu cầu
Khi các ống không được yêu cầu chịu tải trọng theo chiều dọc gây ra bởi áp suất bên trong, áp dụng như sau.
a) giá trị trung bình của độ bền kéo riêng ban đầu theo chiều dọc, của mẫu thử không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 14, áp dụng cho kích thước danh nghĩa DN của ống được thử;
b) giá trị trung bình của độ giãn dài khi đứt của mẫu thử không được nhỏ hơn 0,25 %.
Đối với ống được yêu cầu chịu tải trọng theo chiều dọc gây ra bởi áp suất bên trong hoạt động dưới điều kiện tải trọng đầu tương ứng, độ bền kéo riêng dài hạn ban đầu tối thiểu theo chiều dọc, biểu thị bằng niutơn trên milimét, không được nhỏ hơn giá trị xác định theo công thức (5):
(5) |
Trong đó
p0,i | là áp suất thiết kế tối thiểu xác định theo 5.3.6.1 và Phụ lục A, tính bằng bar; |
dm | là đường kính trung bình của ống thử, tính bằng mét. |
Ảnh hưởng của các tải trọng bổ sung, như uốn theo chiều dọc hoặc giãn nhiệt phải được tính đến.
5.3.5.3 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Khi thử theo TCVN 10967 (ISO 8513), phương pháp A, cắt năm mẫu thử từ mỗi ống trong số ba ống khác nhau có cùng kích thước danh nghĩa, độ cứng danh nghĩa và cấp áp suất danh nghĩa.
Bảng 14 - Độ bền kéo riêng ban đầu tối thiểu theo chiều dọc
Kích thước danh nghĩa DNa | Áp suất danh nghĩa, PNa | |||||||
≤ 4 | 6 | 10 | 12,5 | 16 | 20 | 25 | 32 | |
Độ bền kéo riêng theo chiều dọc ban đầu tối thiểu, theo N/mm chu vi | ||||||||
100 | 70 | 75 | 80 | 85 | 90 | 100 | 110 | 120 |
125 | 75 | 80 | 80 | 95 | 100 | 110 | 120 | 135 |
150 | 80 | 85 | 90 | 105 | 110 | 120 | 130 | 145 |
200 | 85 | 95 | 100 | 115 | 120 | 135 | 150 | 170 |
250 | 90 | 105 | 110 | 130 | 135 | 155 | 175 | 200 |
300 | 95 | 110 | 125 | 145 | 155 | 175 | 200 | 230 |
400 | 105 | 130 | 145 | 175 | 190 | 215 | 250 | 290 |
500 | 115 | 145 | 170 | 205 | 225 | 255 | 300 | 350 |
600 | 130 | 160 | 195 | 235 | 255 | 295 | 350 | 420 |
700 | 140 | 175 | 215 | 265 | 290 | 335 | 400 | 475 |
800 | 155 | 190 | 240 | 295 | 325 | 380 | 450 | 545 |
900 | 165 | 205 | 260 | 320 | 360 | 420 | 505 | 610 |
1000 | 180 | 225 | 290 | 350 | 395 | 465 | 555 | 675 |
1200 | 205 | 255 | 340 | 405 | 465 | 540 | 645 | 790 |
1400 | 230 | 290 | 380 | 455 | 530 | 620 | 745 | 915 |
1600 | 255 | 320 | 430 | 515 | 600 | 700 | 845 | 1040 |
1800 | 280 | 350 | 480 | 570 | 670 | 785 | 940 | 1160 |
2000 | 305 | 385 | 520 | 625 | 740 | 865 | 1040 | 1285 |
2200 | 335 | 415 | 570 | 675 | 810 | 945 | 1140 | 1410 |
2400 | 360 | 450 | 620 | 730 | 880 | 1025 | 1240 | 1530 |
2600 | 385 | 480 | 665 | 785 | 945 | 1110 | 1335 | 1655 |
2800 | 410 | 515 | 710 | 840 | 1015 | 1190 | 1435 | 1780 |
3000 | 435 | 545 | 755 | 890 | 1080 | 1270 | 1535 | 1900 |
3200 | 460 | 575 | 805 | 950 | 1150 | 1350 | 1630 | 2025 |
3400 | 490 | 610 | 850 | 1005 | 1220 | 1430 | 1730 | 2150 |
3600 | 520 | 645 | 895 | 1060 | 1290 | 1515 | 1830 | 2265 |
3800 | 550 | 680 | 940 | 1115 | 1355 | 1595 | 1930 | 2400 |
4000 | 580 | 715 | 985 | 1170 | 1425 | 1675 | 2025 | 2520 |
a Khi thử các ống có kích thước danh nghĩa hoặc áp suất khác với các giá trị cho trong bảng này, độ bền kéo riêng theo chiều dọc ban đầu tối thiểu yêu cầu phải được nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính từ các giá trị cho trong bảng. |
Khi thử theo TCVN 10967 (ISO 8513) phương pháp B, cắt một mẫu thử từ mỗi ống trong số ba ống khác nhau có cùng kích thước danh nghĩa, độ cứng danh nghĩa và áp suất danh nghĩa.
Khi ống có áp suất danh nghĩa hoặc kích thước khác so với các giá trị trong Bảng 14 được thử, xác định độ bền kéo riêng ban đầu tối thiểu theo chiều dọc yêu cầu bằng cách nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính từ các giá trị đã cho của kích thước danh nghĩa tương ứng.
5.3.5.4 Số lượng mẫu thử của phép thử kiểm soát chất lượng
Khi thử theo yêu cầu của TCVN 10967 (ISO 8513), phương pháp A, sử dụng năm mẫu thử của một ống. Khi thử theo TCVN 10967 (ISO 8513) phương pháp B, sử dụng một mẫu thử của một ống.
5.3.6 Thiết kế ban đầu và áp suất phá hủy của ống chịu áp
5.3.6.1 Quy định chung
Đối với ống chịu áp (xem 3.12.1), áp suất phá hủy ban đầu phải được xác định theo một trong các phương pháp từ A đến F của TCVN 10770 (ISO 8521), sử dụng mẫu thử tuân theo 5.3.6.5. Phương pháp A được coi là phương pháp tham chiếu. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp của TCVN 10967 (ISO 8513) có giá trị tương đương nhau khi mối tương quan giữa phương pháp bất kỳ từ phương pháp B đến phương pháp F với phương pháp A được thiết lập bằng một chương trình thử so sánh.
CHÚ THÍCH Thử áp suất phá hủy ban đầu theo TCVN 10770 (ISO 8521), phương pháp A trên mẫu kích thước lớn có thể rất khó và tốn kém, thậm chí nguy hiểm. Do đó, chương trình thử so sánh có thể được thực hiện với mẫu đường kính nhỏ hơn.
5.3.6.2 Yêu cầu
Khi thử theo TCVN 10770 (ISO 8521) theo một trong các phương pháp từ A đến F, sử dụng mẫu thử tuân theo 5.3.6.3, giá trị áp suất phá hủy ban đầu được tính toán theo điều này phải lớn hơn hoặc bằng giá trị (p0,QC) thu được theo quy trình nêu trong A.6.
p0 ≥ p0,QC (6)
Trong đó
p0 là áp suất phá hủy ban đầu đo được, tính bằng bar;
p0,QC là áp suất phá hủy ban đầu tối thiểu tính toán được, tính bằng bar (xem A.6).
Tất cả các phương pháp mô tả trong TCVN 10770 (ISO 8521) cho kết quả là độ bền kéo hướng chu vi. Để so sánh các giá trị này với yêu cầu trong 5.3.6.2, chuyển đổi độ bền kéo hướng chu vi thành giá trị áp suất theo một trong các công thức sau [xem công thức (7) đến (12)]:
0,A = 0,02 x σ*c,A/dm | (7) |
p0,B = 0,02 x σ*c,B/dm | (8) |
p0,C = 0,02 x σ*c,C/dm | (9) |
p0,D = 0,02 x σ*c,D/dm | (10) |
p0,E = 0,02 x σ*c,E/dm | (11) |
p0,F = 0,02 x σ*c,F/dm | (12) |
Trong đó
σ*c,A đến σ*c,F | là giá trị trung bình của độ bền kéo hướng chu vi, được xác định theo TCVN 10770 (ISO 8521), tính bằng niutơn trên milimét (N/mm); |
dm | là đường kính trung bình của ống được thử, tính bằng mét; |
p0,A đến p0,F | là áp suất phá hủy ban đầu, tính bằng bar. |
5.3.6.3 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Khi thử theo TCVN 10770 (ISO 8521), phương pháp A sử dụng mẫu thử từ ba ống có cùng kích thước danh nghĩa, độ cứng danh nghĩa và áp suất danh nghĩa.
Khi thử theo một trong các phương pháp nêu trong TCVN 10770 (ISO 8521), từ phương pháp B đến F, lấy số lượng mẫu thử phù hợp từ mỗi mẫu trong số ba mẫu khác nhau có cùng kích thước danh nghĩa, độ cứng danh nghĩa và áp suất danh nghĩa. Từ mỗi mẫu, sử dụng một mẫu thử trên mỗi mét chu vi hoặc năm mẫu thử, tùy theo số lượng nào lớn hơn.
5.3.6.4 Số lượng mẫu thử của phép thử kiểm soát chất lượng
Đối với thử nghiệm theo TCVN 10770 (ISO 8521), phương pháp A, trừ khi có quy định khác, sử dụng một mẫu thử.
Trừ khi có quy định khác, đối với phép thử theo một trong các phương pháp B đến F của TCVN 10770 (ISO 8521), lấy năm mẫu thử từ ống. Giá trị trung bình của năm kết quả thử được lấy là kết quả của phép thử.
5.3.6.5 Kích thước mẫu thử
5.3.6.5.1 Đối với phương pháp A
Chiều dài mẫu thử giữa các dụng cụ bịt đầu phải tuân theo Bảng 15.
Bảng 15 - Chiều dài mẫu thử của phương pháp A
Kích thước danh nghĩa DN | Chiều dài tối thiểu mm |
≤ 250 | (3 x DN) + 250 |
≥ 250 | DN + 1000 |
Chiều dài nhỏ hơn các giá trị trên có thể được sử dụng, miễn là các dụng cụ bịt đầu không có ảnh hưởng đến kết quả. |
5.3.6.5.2 Đối với phương pháp B
Kích thước của mẫu thử phải theo TCVN 10770 (ISO 8521).
5.3.6.5.3 Đối với phương pháp C
Kích thước của mẫu thử phải theo TCVN 10770 (ISO 8521).
5.3.6.5.4 Đối với phương pháp D
Kích thước của mẫu thử phải theo TCVN 10770 (ISO 8521).
5.3.6.5.5 Đối với phương pháp E
Kích thước của mẫu thử phải theo TCVN 10770 (ISO 8521).
5.3.6.5.6 Đối với phương pháp F
Kích thước của mẫu thử phải theo TCVN 10770 (ISO 8521).
5.3.7.1 Quy định chung
Đối với ống chịu áp (xem 3.12.9), xác định áp suất phá hủy dài hạn theo TCVN 12116 (ISO 7509), sử dụng không khí là môi trường bên ngoài và mẫu thử tuân theo 5.3.7.4.
5.3.7.2 Yêu cầu
Sử dụng dữ liệu thu được từ phép thử thực hiện theo TCVN 12116 (ISO 7509) và quy trình ngoại suy thực hiện theo ISO 10928 xác định tỷ số hồi quy, RR,p, và hệ số hiệu chỉnh C. Ống phải được thiết kế sử dụng quy trình mô tả trong Phụ lục A để đảm bảo như sau:
a) áp suất phá hủy dài hạn tối thiểu, px,min ít nhất bằng FSmin x PN, tính bằng bar
b) áp suất thiết kế dài hạn tối thiểu px ít nhất bằng FStrung bình x PN, tính bằng bar.
5.3.7.3 Số lượng mẫu thử để xác định tỷ số hồi quy áp suất,RR,p và hệ số hiệu chỉnh cho áp suất phá hủy ban đầu, C
Lấy số lượng mẫu thử phù hợp để thu được ít nhất 18 điểm phá hủy để có thể tiến hành phân tích theo ISO 10928.
Hệ số hiệu chỉnh C phải dựa trên tối thiểu năm mẫu thử.
5.3.7.4 Chiều dài mẫu thử
Chiều dài mẫu thử giữa các dụng cụ bịt đầu phải tuân theo Bảng 15.
5.3.7.5 Phân bố thời gian phá hủy
Thời gian phá hủy phải của 18 mẫu hoặc nhiều hơn phải nằm trong khoảng từ 0,1 h đến trên 10000 h và sự phân bố của 10 kết quả phải tuân theo các giới hạn cho trong Bảng 13.
Nội dung ghi nhãn phải được in và thể hiện trực tiếp trên ống sao cho cách ghi không làm nứt ống hoặc tạo ra phá hủy khác.
Nếu sử dụng phương pháp in, màu của thông tin in phải khác với màu nền của sản phẩm và việc in phải sao cho nhãn đọc được rõ ràng mà không dùng kính phóng đại.
Các thông tin sau phải được ghi trên ống
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kích thước danh nghĩa (DN) và dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) cấp độ cứng phù hợp với Điều 4;
d) cấp áp suất phù hợp với Điều 4;
e) đối với ống dùng để vận chuyển nước uống, chữ cái “P”;
f) tên hoặc dấu hiệu nhận diện của nhà sản xuất;
g) ngày sản xuất, theo chữ hoặc mã số;
h) chữ cái “R” để chỉ rằng ống phù hợp để sử dụng với tải trọng hướng trục, nếu áp dụng.
6.1.1 Quy định chung
Ngoài các yêu cầu riêng cho từng loại phụ tùng, tất cả các phụ tùng phải tuân theo yêu cầu quy định trong 6.1.2 đến 6.1.8.
6.1.2 Dãy đường kính
Dãy đường kính của phụ tùng phải bằng với dãy đường kính của ống thẳng mà phụ tùng đó được lắp cùng trong hệ thống.
6.1.3 Áp suất danh nghĩa (PN)
Cấp áp suất danh nghĩa (PN) của phụ tùng phải được chọn từ các giá trị cho trong Điều 4 và không được nhỏ hơn giá trị của các ống thẳng mà phụ tùng được lắp cùng trong hệ thống.
6.1.4 Độ cứng danh nghĩa (SN)
Cấp độ cứng danh nghĩa (SN) của phụ tùng phải được chọn từ các giá trị cho trong Điều 4.
CHÚ THÍCH Đối với vật liệu đã cho, phụ tùng có độ dày thành và kết cấu tương tự như ống có cùng đường kính sẽ có độ cứng bằng hoặc lớn hơn độ cứng của ống. Điều này là do kết cấu hình học của phụ tùng. Do đó, không phải thử các phụ tùng này.
6.1.5 Loại phụ tùng
Loại phụ tùng và các chi tiết của nó phải được thiết kế để có thể chịu hoặc không chịu tải trọng theo chiều dọc gây ra bởi áp suất bên trong.
6.1.6 Đặc tính cơ học của phụ tùng
6.1.6.1 Quy định chung
Phụ tùng phải được thiết kế và sản xuất theo các thực hành thiết kế tương ứng. Không tính đến thiết kế và điều kiện lắp đặt, phụ tùng phải được thiết kế để chịu được tải trọng vòng mà không cần bộ phận đỡ bổ sung. Tải trọng hướng trục có thể chịu bởi phụ tùng và chi tiết của nó hoặc bởi hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ khối neo giữ).
Khối neo giữ phải có thiết kế tương tự như thiết kế được sử dụng để kiểm soát chất lượng của phụ tùng. Nhà sản xuất phụ tùng phải thiết lập tài liệu của hệ thống chất lượng thiết kế phụ tùng và quá trình sản xuất.
6.1.6.2 Thử để kiểm chứng thiết kế kết cấu
Từng loại phụ tùng (nhánh, nối cong, nối côn v.v...) phải được thử sự phù hợp với các yêu cầu dưới áp suất thủy tĩnh đối với phụ tùng theo TCVN 12118 (ISO 18851).
6.1.6.3 Nhiệt độ thử
Trừ khi có quy định khác, phép thử có thể được thực hiện tại nhiệt độ bất kỳ lên đến 35 °C. Đối với nhiệt độ trên 35 °C và lên đến 50 °C, thử nghiệm phải được thực hiện ít nhất tại nhiệt độ làm việc +5°C và - 0°C để thiết lập hệ số đánh giá lại.
6.1.6.4 Phụ tùng không chịu áp
Phụ tùng không chịu áp có PN được sử dụng trong TCVN 12118 (ISO 18851) là 1 bar.
Ống và laminate đối với phụ tùng gia công không chịu áp hoặc phụ tùng đúc không chịu áp phải đáp ứng yêu cầu đối với độ bền kéo tối thiểu theo chiều dọc của ống có PN ≤ 4 như quy định trong Bảng 14.
6.1.6.5 Mẫu thử
Mầu thử phải bao gồm một phụ tùng có tổng chiều dài lắp đặt, L, không nhỏ hơn chiều dài quy định bởi nhà sản xuất và phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp thử mô tả trong TCVN 12118 (ISO 18851).
6.1.6.6 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Đối với thử nghiệm theo TCVN 12118 (ISO 18851), trừ khi có quy định khác, sử dụng một mẫu thử.
6.1.7 Độ kín lắp đặt của phụ tùng
Khi một phép thử lắp đặt tại hiện trường cụ thể được công bố bởi nhà sản xuất hoặc theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất với người mua, phụ tùng và mối nối của nó phải có khả năng chịu được phép thử đó mà không bị rò rỉ.
6.1.8 Kích thước
Phạm vi thiết kế rộng và mức độ linh hoạt của quy trình đối với vật liệu GRP-UP gây khó khăn cho việc chuẩn hóa tổng thể kích thước phụ tùng GRP-UP. Kích thước và dung sai được đưa ra là giá trị tối thiểu trong Bảng 6 được coi là chỉ dẫn của giá trị thực tế thông thường và do vậy cho phép sử dụng các kích thước khác. Việc sử dụng các kích thước khác không có nghĩa loại trừ các chi tiết này khỏi tiêu chuẩn.
6.2.1 Phân loại nối cong
6.2.1.1 Quy định chung
Nối cong phải được thiết kế theo các khía cạnh sau:
a) kích thước danh nghĩa (DN);
b) dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) áp suất danh nghĩa (PN);
d) độ cứng danh nghĩa (SN);
e) kiểu mối nối, nghĩa là mềm dẻo hoặc cứng và có hay không chịu tải trọng đầu;
f) góc phụ tùng, tính bằng độ;
g) loại nối cong, nghĩa là được đúc hoặc gia công;
h) loại ống, nếu có áp dụng.
6.2.1.2 Kích thước danh nghĩa (DN)
Kích thước danh nghĩa (DN) của phụ tùng phải bằng với kích thước của ống thẳng mà phụ tùng được lắp cùng trong hệ thống và phải là một trong các kích thước danh nghĩa nêu trong Bảng 3.
6.2.1.3 Loại nối cong
Loại nối cong phải được thiết kế bằng cách đúc hoặc gia công như cho trong Hình 2 và 3.
6.2.2 Kích thước và dung sai của nối cong
6.2.2.1 Dung sai đường kính
Dung sai đường kính của nối cong tại vị trí đầu không nong phải tuân theo 5.2.1.4.
6.2.2.2 Góc phụ tùng và dung sai góc
Góc phụ tùng, α, là thay đổi góc theo hướng trục của nối cong (xem Hình 2 và 3).
Độ lệch của thay đổi thực tế theo hướng của một nối cong không được vượt quá (α ± 0,5)° nếu mối nối là mặt bích hoặc (α ± 1)° đối với tất cả các kiểu mối nối khác mà nó dự kiến được sử dụng.
Khi quan tâm đến tính hợp lý, các giá trị ưu tiên đối với góc phụ tùng của nối cong là 11,25°, 15°, 22,5°, 30°, 45°, 60° và 90° nhưng góc khác với các góc này có thể được cung cấp theo thỏa thuận giữa người mua và nhà sản xuất.
6.2.2.3 Bán kính cong, R
6.2.2.3.1 Nối cong đúc
Bán kính cong R của nối cong đúc (xem Hình 2) không được nhỏ hơn kích thước danh nghĩa (DN), tính bằng milimét của ống mà nối cong được lắp cùng trong hệ thống.
Bán kính cong điển hình R = 1,5 x DN, được biểu thị bằng milimét. Khi bán kính cong khác với giá trị được yêu cầu, có thể đưa ra giá trị theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua (xem 6.1.8).
6.2.2.3.2 Nối cong gia công
Nối cong gia công từ ống thẳng (xem Hình 3) không được có thay đổi góc lớn hơn 30° đối với từng phần (segment) của nối cong. Phần đế của mỗi phần phải có độ dài phần liền kề với từng mối nối đủ để bọc được lớp bên ngoài.
Bán kính cong R, của nối cong gia công không được nhỏ hơn kích thước danh nghĩa (DN), tính bằng milimét của ống mà nối cong được lắp cùng trong hệ thống ống.
Bán kính cong điển hình R = 1,5 x DN, được biểu thị bằng milimét. Khi bán kính cong khác với giá trị được yêu cầu, nó được đưa ra theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua (xem 6.1.8).
CHÚ DẪN
LB Chiều dài thân
L Chiều dài lắp dặt
Li Chiều dài thâm nhập
α Góc phụ tùng
R Bán kính cong
Hình 2-Nối cong đúc điển hình
CHÚ DẪN
LB Chiều dài thân
L Chiều dài lắp đặt
Li Chiều dài thâm nhập
α Góc phụ tùng
R Bán kính cong
Hình 3 - Nối cong gia công điển hình
6.2.2.4 Chiều dài
6.2.2.4.1 Quy định chung
Chiều dài của mỗi nối cong phụ thuộc vào góc phụ tùng được thiết kế, bán kính cong và chiều dài của phần tuyến tính bất kỳ dùng để nối hoặc cho mục đích khác. Chiều dài lắp đặt được quy định hoặc được công bố, L (xem 6.2.2.4.2), phải phù hợp với dung sai nêu trong 6.2.2.4.4.
6.2.2.4.2 Chiều dài lắp đặt
Chiều dài lắp dặt, L, của nối cong phải được tính là khoảng cách tính từ một đầu của nối cong, trừ đi độ sâu thâm nhập của đầu không nong vào trong đầu nong, chiếu theo hướng trục của đầu này đến điểm cắt với trục đầu kia của nối cong.
Đối với đầu của nối cong có chứa đầu không nong, chiều dài lắp đặt, L, phải được tính là chiều dài thân, Lb cộng với độ sâu thâm nhập, Li (xem Hình 3).
6.2.2.4.3 Chiều dài thân
Chiều dài thân của nối cong, LB, phải được tính là khoảng cách từ điểm cắt giữa hai trục của nối cong đến một điểm trên trục, bằng chiều dài lắp đặt trừ đi độ sâu thâm nhập, Li.
6.2.2.4.4 Dung sai chiều dài lắp đặt
Đối với nối cong đúc, độ lệch cho phép của chiều dài lắp đặt so với giá trị công bố bằng (L ± 25) mm.
Đối với nối cong gia công, độ lệch cho phép của chiều dài lắp đặt so với giá trị công bố bằng [L ± (15 x số lượng uốn góc của nối cong)], tính bằng milimét.
6.3.1 Phân loại nhánh
6.3.1.1 Quy định chung
Nhánh phải được thiết kế theo các khía cạnh sau:
a) kích thước danh nghĩa (DN);
b) dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) áp suất danh nghĩa (PN);
d) độ cứng danh nghĩa (SN);
e) kiểu mối nối, nghĩa là mềm dẻo hoặc cứng và có hay không chịu tải trọng đầu;
f) góc phụ tùng, tính bằng độ;
g) loại nhánh, nghĩa là được đúc hoặc gia công;
h) loại ống, nếu có áp dụng.
6.3.1.2 Kích thước danh nghĩa
Kích thước danh nghĩa (DN) của phụ tùng phải bằng kích thước của ống thẳng mà phụ tùng được lắp cùng trong hệ thống ống và phải là một trong các kích thước danh nghĩa nêu trong Bảng 3.
6.3.1.3 Góc phụ tùng
Góc phụ tùng, α, là thay đổi góc theo hướng trục của nhánh (xem Hình 4).
6.3.1.4 Loại nhánh
Loại nhánh phải được thiết kế như nêu trong Hình 4.
6.3.2 Kích thước và dung sai của nhánh
6.3.2.1 Dung sai đường kính
Dung sai đường kính của nhánh tại vị trí đầu không nong phải phù hợp với 5.2.1.4.
6.3.2.2 Dung sai góc
Độ lệch của thay đổi công bố theo hướng của một nhánh không được vượt quá (α ± 0,5)° nếu mối nối là mặt bích hoặc (α ± 1)° đối với tất cả các kiểu mối nối khác mà nó dự kiến được sử dụng.
| |
a) Nhánh T đều | b) Nhánh T không đều |
| |
c) Nhánh xiên không đều |
CHÚ DẪN
α góc phụ tùng
B chiều dài lắp đặt của ống nhánh
Bb chiều dài hiệu dụng của ống nhánh
Bi độ sâu thâm nhập của ống nhánh
L chiều dài lắp đặt của ống chính
LB chiều dài thân của ống chính
Li độ sâu thâm nhập đầu không nong của ống chính
Hình 4 - Nhánh điển hình
6.3.2.3 Chiều dài
6.3.2.3.1 Quy định chung
Kích thước khác với các kích thước quy định có thể được sử dụng theo thỏa thuận giữa người mua và nhà sản xuất (xem 6.1.8).
Ống nhánh phải được thiết kế để chịu được tải trọng đầu theo chiều dọc gây ra bởi lực dọc trục. Ống chính có thể được thiết kế để chịu được tải trọng đầu theo chiều dọc hoặc không.
6.3.2.3.2 Chiều dài thân
Chiều dài thân, LB, của phụ tùng (xem Hình 4) phải bằng chiều dài lắp đặt của ống chính trừ đi hai lần độ sâu thâm nhập, Li. Chiều dài thân phụ thuộc vào quá trình gia công và chiều dài cần thiết để lăn ép (bên trong hoặc bên ngoài hoặc cả hai).
6.3.2.3.3 Chiều dài hiệu dụng
Chiều dài hiệu dụng, BB, của ống nhánh (xem Hình 4) phải là khoảng cách tính từ đầu của ống nhánh, trừ đi độ sâu thâm nhập của đầu không nong vào đầu nong đến điểm cắt giữa trục xuyên thẳng của phụ tùng với trục kéo dài của ống nhánh.
Chiều dài hiệu dụng, BB, của ống nhánh của nhánh T đều phải bằng 50 % chiều dài thân, LB.
6.3.2.3.4 Chiều dài lắp đặt
Đối với ống chính của một nhánh có chứa đầu nong và đầu không nong, chiều dài lắp đặt, L, là chiều dài thân, LB, cộng với độ sâu thâm nhập, Li tại đầu không nong (xem Hình 4). Đối với ống chính của nhánh có chứa hai đầu không nong, chiều dài lắp đặt, L, là chiều dài thân, LB, cộng với hai lần độ sâu thâm nhập, Li.
6.3.2.3.5 Dung sai chiều dài
6.3.2.3.5.1 Nhánh sử dụng cho mối nối cứng
Độ lệch cho phép so với chiều dài hiệu dụng được nhà sản xuất công bố và chiều dài thân của nhánh được nêu trong Bảng 16.
Bảng 16 - Độ lệch so với chiều dài công bố của nhánh sử dụng cho mối nối cứng
Kích thước danh nghĩa DN | Giới hạn của độ lệch so với chiều dài công bố mm |
100 ≤ DN < 300 | ± 1,5 |
300 ≤ DN < 600 | ± 2,5 |
600 ≤ DN ≤ 1000 | ± 4,0 |
6.3.2.3.5.2 Nhánh sử dụng cho mối nối mềm dẻo
Độ lệch cho phép so với chiều dài hiệu dụng được nhà sản xuất công bố và chiều dài thân của nhánh bằng ± 25 mm hoặc ± 1% của chiều dài lắp đặt, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
6.4.1 Phân loại chuyển bậc
6.4.1.1 Quy định chung
Chuyển bậc phải được thiết kế theo các khía cạnh sau:
a) kích thước danh nghĩa (DN 1 và DN 2);
b) dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) áp suất danh nghĩa (PN);
d) độ cứng danh nghĩa (SN);
e) kiểu mối nối, nghĩa là mềm dẻo hoặc cứng và có hoặc không chịu tải đầu;
f) loại chuyển bậc, nghĩa là đồng trục hoặc lệch trục;
g) loại ống, nếu có áp dụng.
6.4.1.2 Kích thước danh nghĩa (DN)
Kích thước danh nghĩa DN1 và DN2 của chuyển bậc phải bằng với các kích thước của ống thẳng mà nó được lắp cùng trong hệ thống ống và phải phù hợp với kích thước danh nghĩa nêu trong Bảng 3.
6.4.1.3 Loại chuyển bậc
Loại chuyển bậc phải được thiết kế đồng trục hoặc lệch trục (xem Hình 5).
6.4.2 Kích thước và dung sai của chuyển bậc
6.4.2.1 Dung sai đường kính
Dung sai đường kính của chuyển bậc tại ví trí đầu không nong phải tuân theo 5.2.1.4.
6.4.2.2 Chiều dài
6.4.2.2.1 Quy định chung
Chiều dài L,LB và LT trong Hình 5 phải là giá trị được công bố bởi nhà sản xuất vầ có dung sai được nêu trong 6.3.2.3.5.
6.4.2.2.2 Chiều dài lắp đặt
Chiều dài lắp đặt, L, của chuyển bậc phải bằng với chiều dài tổng cộng trừ đi độ sâu thâm nhập của đầu không nong vào đầu nong.
6.4.2.2.3 Chiều dài thân
Chiều dài thân, LB, của chuyển bậc (xem Hình 5) là chiều dài lắp đặt, L, trừ đi hai lần độ sâu thâm nhập của đầu không nong, Li.
6.4.2.2.4 Chiều dài phần vát
Chiều dài LT của phần vát (xem Hình 5) không được nhỏ hơn 1,5 x (DN1 - DN2), biểu thị bằng milimét
CHÚ THÍCH Vì lý do khả năng thủy lực, đây là thực hành thông thường khi thiết kế chuyển bậc lệch trục có LT nhỏ hơn đối với chuyển bậc đồng trục tương đương.
a) Chuyển bậc đồng trục
b) Chuyển bậc lệch trục
CHÚ DẪN
L chiều dài lắp đặt
LB chiều dài thân
LT chiều dài phần vát
Li độ sâu thâm nhập của đầu không nong
DN1 kích thước danh nghĩa lớn nhất
DN2 kích thước danh nghĩa nhỏ nhất
Hình 5 - Chuyển bậc đồng trục và lệch trục
6.4.2.2.5 Dung sai độ dài lắp đặt
6.4.2.2.5.1 Chuyển bậc sử dụng với mối nối cứng
Độ lệch cho phép so với chiều dài lắp đặt, L, của chuyển bậc được công bố bởi nhà sản xuất bằng giá trị cho trong Bảng 16 đối với nhánh.
6.4.2.2.5.2 Chuyển bậc sử dụng với mối nối mềm dẻo
Độ lệch cho phép so với chiều dài lắp đặt, L, của chuyển bậc được công bố bởi nhà sản xuất bằng (L ± 50) mm hoặc (L ± 1) %, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
6.4.2.3 Đặc tính cơ học của laminate phần vát
Để chứng minh tính chất của laminate sử dụng trong phần vát, chế tạo các thanh sử dụng vật liệu tương tự và lăn ép, như được sử dụng cho phần vát của chuyển bậc.
Khi thử theo TCVN 4501-4 (ISO 527-4) hoặc ISO 527-5, mẫu thử lấy từ các thanh phải có độ bền kéo chu vi ban đầu, σt ít nhất bằng 80 N/mm2.
6.5 Đai khởi thủy không chịu áp
6.5.1 Phân loại đai khởi thủy
6.5.1.1 Quy định chung
Các ống nhánh có thể được làm từ vật liệu khác với nhựa nhiệt rắn gia cường thủy tinh, nghĩa là việc sử dụng đai khởi thủy để nối với hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo là bình thường trong thực tế. Đai khởi thủy chỉ được sử dụng cho ứng dụng không chịu áp.
Đai khởi thủy phải được thiết kế theo các khía cạnh sau:
a) kích thước danh nghĩa (DN);
b) dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) áp suất danh nghĩa (PN);
d) kiểu mối nối, nghĩa là mềm dẻo hoặc cứng và có hoặc không chịu tải trọng đầu;
e) góc phụ tùng, α;
f) loại ống, nếu có áp dụng.
6.5.1.2 Kích thước danh nghĩa (DN)
Kích thước danh nghĩa (DN) của đai khởi thủy là tổ hợp của kích thước danh nghĩa của ống chính được nối với hệ thống đường ống và kích thước danh nghĩa của ống nhánh. Kích thước danh nghĩa của ống chính phải là một trong các kích thước được nêu trong Bảng 3. Kích thước danh nghĩa của ống nhánh phải là một trong các kích thước được nêu trong tiêu chuẩn tương ứng cho ống mà ống nhánh được nối.
CHÚ THÍCH Các ký hiệu DN 600/150 có nghĩa là đai khởi thủy có một ống nhánh DN 150 nối với đường ống kích thước DN 600.
6.5.1.3 Góc phụ tùng
Góc phụ tùng, α, là thay đổi góc danh nghĩa theo hướng trục của đai khởi thủy (xem Hình 6).
6.5.2 Kích thước đai khởi thủy và dung sai
6.5.2.1 Dung sai đường kính
Dung sai đường kính của ống nhánh tại vị trí mối nối phải tuân theo 5.2.1.4 nếu áp dụng
6.5.2.2 Chiều dài
Chiều dài của ống nhánh, LB phụ thuộc vào góc phụ tùng, α, và chiều dài dùng để nối hoặc cho mục đích khác. Chiều dài của ống nhánh không được nhỏ hơn 300 mm, mặc dù có thể sử dụng chiều dài khác theo thỏa thuận giữa người mua và nhà sản xuất.
CHÚ DẪN
DN1 kích thước danh nghĩa của ống nhánh
DN2 kích thước danh nghĩa của ống chính
LB chiều dài của ống nhánh
α góc phụ tùng
Hình 6 - Đai khởi thủy không chịu áp điển hình
6.6.1 Phân toại bích
6.6.1.1 Quy định chung
Nối bích phải được thiết kế theo các khía cạnh sau:
a) kích thước danh nghĩa (DN);
b) dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) áp suất danh nghĩa (PN);
d) chịu tải trọng đầu hoặc không chịu tải trọng đầu;
e) hệ thống gioăng làm kín, nghĩa là mặt phẳng, mặt nhô hoặc rãnh lắp gioăng vòng chữ O;
f) khoan lỗ bích:
1) tiêu chuẩn viện dẫn, nếu có;
2) vòng tròn qua các lỗ bulông;
3) số lượng lỗ bulông;
4) đường kính lỗ bulông;
5) yêu cầu cỡ bulông;
6) đường kính vòng đệm;
g) loại bích:
1) được gia công trên ống;
2) bích vòng thép rời;
3) bích vòng kết dính.
6.6.1.2 Kích thước danh nghĩa (DN)
Kích thước danh nghĩa (DN) của phụ tùng phải bằng kích thước của ống thẳng mà nó được lắp cùng trong hệ thống ống và phải là một trong các kích thước nêu trong Bảng 3.
6.6.1.3 Thiết kế bích
Đặc tính ăn khớp của bích phải tuân theo yêu cầu của người mua, ví dụ vòng tròn qua các lỗ bulông, đường kính lỗ bulông, mặt phẳng hoặc mặt nhô, đường kính ngoài của bích và đường kính vòng đệm.
CHÚ THÍCH Các bích được quy định bằng cách viện dẫn đến yêu cầu bao gồm cả PN. PN này không cần thiết bằng với giá trị PN của nối bích.
Nhà sản xuất bích phải cung cấp đầy đủ thông tin về bích, gioăng làm kín, lực xoắn bulông cho phép, mức độ và bản chất của dầu bôi trơn bulông và thứ tự xiết bulông.
6.6.2 Kích thước và dung sai của đầu nối
6.6.2.1 Đường kính
Đối với bích được cung cấp như là một đầu nối, nghĩa là bích nằm ở một đầu và đầu kia là đầu không nong (xem Hình 7), dung sai đường kính đầu nối tại vị trí đầu không nong phải tuân theo 5.2.1.4.
CHÚ DẪN
1 Bích
2 GRP bọc bên ngoài (nếu có)
3 Đầu không nong
L Chiều dài của đầu nối
Hình 7 - Đầu nối bích
6.6.2.2 Chiều dài
6.6.2.2.1 Dung sai chiều dài
6.6.2.2.1.1 Đầu nối bích sử dụng với mối nối chịu tải đầu
Độ lệch cho phép so với giá trị chiều dài phụ tùng, L, được công bố bởi nhà sản xuất được nêu trong Bảng 17.
6.6.2.2.1.2 Đầu nối bích sử dụng với mối nối không chịu tải đầu
Độ lệch cho phép so với giá trị chiều dài phụ tùng được công bố bởi nhà sản xuất là (L + 25) mm.
Bảng 17 - Độ lệch so với chiều dài đầu nối được công bố sử dụng với mối nối cứng
Kích thước danh nghĩa DN | Giới hạn độ lệch so với chiều dài được công bố Mm |
DN ≤ 400 | ± 2 |
400 < DN ≤ 600 | ± 5 |
600 < DN | ± 10 |
Nội dung ghi nhãn phải được in hoặc thể hiện trực tiếp trên phụ tùng theo cách sao cho không làm nứt phụ tùng hoặc gây ra phá hủy khác.
Nếu sử dụng phương pháp in, màu của thông tin in phải khác với màu nền của sản phẩm và sao cho nhìn được rõ ràng mà không sử dụng kính phóng đại.
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kích thước danh nghĩa DN và dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) góc phụ tùng, đối với nối cong, nhánh hoặc đai khởi thủy;
d) kích thước danh nghĩa DN1 và DN2, đối với chuyển bậc;
e) cấp độ cứng phù hợp với Điều 4;
f) cấp áp suất phù hợp với Điều 4;
g) kiểu nối theo Điều 4 và có hoặc không tải trọng đầu;
h) tên hoặc dấu hiệu nhận diện của nhà sản xuất;
i) ngày hoặc mã sản xuất;
j) nếu có, chữ cái “R” chỉ ra phụ tùng phù hợp sử dụng cho ứng dụng có tải trọng hướng trục;
k) chữ cái “H” để chỉ ra sự phù hợp sử dụng trên mặt đất;
l) dấu chất lượng tiêu chuẩn, nếu có.
7.1.1 Khả năng lắp lẫn
Khi có yêu cầu về khả năng lắp lẫn giữa các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, người mua phải chắc chắn rằng kích thước của ống và phụ tùng tương thích với các chi tiết được nối và tính năng của mối nối phù hợp với yêu cầu tương ứng của điều này.
7.1.2 Yêu cầu
Mối nối giữa các ống tuân theo Điều 5 và/hoặc phụ tùng tuân theo Điều 6 phải được thiết kế sao cho tính năng của nó bằng hoặc tốt hơn so với yêu cầu của hệ thống ống, nhưng không cần thiết cho từng chi tiết được nối.
Các yêu cầu cho mối nối mềm dẻo nêu trong 7.2 và mối nối cứng trong 7.3 bao gồm phép thử 100 h ở tối thiểu 2,5 lần áp suất danh nghĩa PN.
Các yêu cầu đối với các mối nối mềm dẻo trong 7.2 và mối nối cứng trong 7.3 bao gồm phép thử với biến dạng ống trong mối ghép là kết quả của lực theo chiều thẳng đứng tổng cộng, F, bằng 20 N/mm của kích thước danh nghĩa biểu thị theo milimét của ống và mối ghép được đỡ, tạo ra độ lệch giữa hai đầu không nong của ống tại vị trí đặt tải, tính bằng milimét.
Nhà sản xuất mối nối phải có tài liệu về thiết kế mối nối và quy trình sản xuất trong hệ thống quản lý.
7.1.3 Nhiệt độ thử
Trừ khi có quy định khác, phép thử phải được thực hiện tại nhiệt độ bất kỳ lên đến 35°C. Đối với nhiệt độ vận hành trên 35°C và lên đến 50°C, phép thử điển hình phải được tiến hành ít nhất tại nhiệt độ vận hành + 5°C và - 0°C để thiết lập hệ số đánh giá lại.
7.1.4 Ống và mối nối không chịu áp
Đối với ống và mối nối không chịu áp PN được sử dụng trong tiêu chuẩn thử là 1 bar.
7.1.5 Kích thước
Tất cả các kích thước có thể ảnh hưởng đến tính năng của mối nối được thử phải được ghi lại.
7.2.1 Quy định chung
Đối với mỗi thiết kế mối nối, giá trị co rút cho phép tối đa, D (xem 3.5.3 và Hình 1), co rút tổng, T (xem 3.5.6 và Hình 1) và biến dạng góc, δ (Xem 3.5.1 và Hình 1) mà mối nối được thiết kế để sử dụng phải là giá trị được nhà sản xuất công bố.
7.2.2 Co rút cho phép tối đa
Độ co rút cho phép tối đa được công bố bởi nhà sản xuất phải bao gồm độ co rút Poisson và ảnh hưởng của nhiệt độ, không được nhỏ hơn 0,3 % chiều dài lắp đặt của ống dài nhất mà nó được sử dụng trong trường hợp ống chịu áp và 0,2 % trong trường hợp ống không chịu áp.
7.2.3 Độ lệch góc cho phép tối đa
Độ lệch góc cho phép tối đa, δ, được công bố bởi nhà sản xuất, không được nhỏ hơn giá trị nêu trong 4.7.3.1 đối với hệ thống ống cụ thể được đề cập.
Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, mối nối mềm dẻo dùng cho áp suất lớn hơn 16 bar phải có biến dạng góc cho phép thấp hơn giá trị cho trong 4.7.3.1.
7.2.4 Mối nối không chịu tải đầu mềm dẻo có vòng gioăng đàn hồi
7.2.4.1 Quy định chung
Các mối nối không chịu tải trọng đầu mềm dẻo có vòng gioăng đàn hồi phải được thử, sử dụng mẫu thử tuân theo 7.2.4.3 để đánh giá sự phù hợp với yêu cầu về tính năng dưới áp suất thủy tĩnh, theo ISO 8639.
Mối nối không được có dấu hiệu nhìn thấy của phá hủy các bộ phận của nó khi chịu biến dạng (xem 7.1.2), co rút cho phép tối đa công bố bởi nhà sản xuất (xem 7.2.2) và biến dạng góc cho phép tối đa (xem 7.2.3) và thứ tự phép thử nêu trong ISO 8639.
Sự thay đổi áp suất không được lớn hơn 0,08 bar/h (0,008 MPa/h) khi chịu áp suất âm như quy định trong ISO 8639.
7.2.4.2 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Số lượng của tổ hợp mối nối được thử cho từng phép thử là một mẫu.
Cho phép sử dụng lắp đặt tương tự cho nhiều hơn một phép thử mô tả trong TCVN 10771 (ISO 8639).
7.2.4.3 Mẫu thử
Mẫu thử phải bao gồm một mối nối và hai mẫu thử ống sao cho chiều dài lắp tổng không nhỏ hơn giá trị nêu trong Bảng 15 hoặc giá trị cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của phương pháp thử.
7.3.1 Phủ bọc hoặc kết dính
7.3.1.1 Quy định chung
Mối nối phủ bọc hoặc kết dính phải được thử sự phù hợp với yêu cầu tính năng dưới áp suất thủy tĩnh mô tả trong TCVN 10968 (ISO 8533).
Sự thay đổi áp suất không được lớn hơn 0,08 bar/h (0,008 MPa/h) khi chịu áp suất âm quy định trong TCVN 10968 (ISO 8533).
Đối với các mối nối có khả năng chịu tải trọng đầu, các phép thử phải được thực hiện với mối nối chịu tải trọng từ lực dọc trục. Đối với mối nối không có khả năng chịu tải trọng đầu, phép thử phải được thực hiện với tải trọng từ lực dọc trục được chịu bởi thiết bị đỡ bên ngoài.
7.3.1.3 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Số lượng của tổ hợp mối nối được thử cho từng phép thử là một mẫu.
Cho phép sử dụng lắp đặt tương tự cho nhiều hơn một phép thử mô tả trong TCVN 10968 (ISO 8533).
7.3.1.3 Mẫu thử
Mẫu thử phải bao gồm một mối nối và hai mẫu thử ống sao cho chiều dài lắp tổng không nhỏ hơn giá trị nêu trong Bảng 15 hoặc giá trị cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của phương pháp thử
7.3.2 Mối nối bích bắt bulông
7.3.2.1 Quy định chung
Mối nối bích bắt bulông phải được thử sự phù hợp với yêu cầu tính năng dưới áp suất thủy tĩnh mô tả trong TCVN 10966 (ISO 8483).
Sự thay đổi áp suất không được lớn hơn 0,08 bar/h (0,008 MPa/h) khi chịu áp suất âm quy định trong TCVN 10966 (ISO 8483).
Đối với các mối nối có khả năng chịu tải trọng đầu, các phép thử phải được thực hiện với mối nối chịu tải trọng từ lực dọc trục. Đối với mối nối không có khả năng chịu tải trọng đầu, phép thử phải được thực hiện với tải trọng từ lực dọc trục được chịu bởi thiết bị đỡ bên ngoài.
Nếu có mục đích nối mối nối với một bích kim loại, phép thử phải được thực hiện với mối nối đã được nối. Tuy nhiên nếu được dùng để nối với bích GRP thì phép thử phải được thực hiện với mối nối đã được nối. Nếu dùng để nối với bích kim loại hoặc bích GRP, mối nối phải chịu cả hai điều kiện. Có thể sử dụng mẫu thử riêng biệt cho từng phép thử.
7.3.2.2 Độ bền với mômen xiết bulông
Khi thử theo phương pháp phù hợp nêu trong TCVN 10966 (ISO 8483), phải không có phá hủy nhìn thấy của các chi tiết nối.
7.3.2.3 Số lượng mẫu thử của phép thử điển hình
Số lượng của tổ hợp mối nối được thử cho từng phép thử là một mẫu.
7.3.2.4 Mẫu thử
Mẫu thử phải bao gồm một mối nối và hai mẫu ống sao cho chiều dài lắp tổng không nhỏ hơn giá trị nêu trong Bảng 15 hoặc giá trị cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của phương pháp thử.
7.3.2.5 Chi tiết tổ hợp nối
Nhà sản xuất bích phải cung cấp đầy đủ thông tin về bích, gioăng làm kín, lực xoắn bulong, mức độ và bản chất của dầu bôi trơn bulong và thứ tự xiết bulong. Các yêu cầu này phải được đáp ứng hoàn toàn trước khi tiến hành thử theo TCVN 10966 (ISO 8483).
Nếu mối nối không phải là phần gắn liền với ống, mối nối phải được ghi nhãn. Chi tiết ghi nhãn phải được in và thể hiện trực tiếp trên mối nối sao cho việc ghi nhãn không làm nứt mối nối hoặc gây ra phá hủy khác.
Nếu sử dụng phương pháp in, màu của thông tin in phải khác với màu nền của sản phẩm và sao cho nhìn được rõ ràng mà không sử dụng kính phóng đại.
Các thông tin sau phải được ghi nhãn trên mặt ngoài của từng mối nối:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kích thước danh nghĩa DN và dãy đường kính, ví dụ A, B1, B2;
c) cấp áp suất phù hợp với Điều 4
d) kiểu mối nối phù hợp với Điều 4 và có hoặc không có tải trọng đầu;
e) tên và dấu hiệu nhận diện của nhà sản xuất;
f) ngày hoặc mã nhà sản xuất
g) nếu có, chữ cái "R” chỉ ra phụ tùng phù hợp sử dụng cho ứng dụng có tải trọng hướng trục;
k) chữ cái “H” để chỉ ra sự phù hợp sử dụng trên mặt đất;
l) dấu chất lượng tiêu chuẩn, nếu có.
(quy định)
A.1 Quy định chung
Ống chôn ngầm chịu ứng suất không chỉ do áp suất bên trong mà còn do tác động uốn vòng gây ra bởi tải trọng đất và tải trọng giao thông. Xem xét sự kết hợp của các tải trọng này và hệ số từng phần liên hệ đối với các hiệu ứng của tải trọng và độ bền vật liệu được nêu trong ISO/TS 20656-1, dựa trên ISO 2394 và EN 1990.
Quy trình nêu trong phụ lục này được sử dụng để tính các yêu cầu tính năng áp suất dài hạn và ngắn hạn tối thiểu cho các ống GRP được sản xuất theo tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH Quy trình tương tự cho thiết kế ống chịu áp được nêu trong ISO 10467, ISO 25780, EN 1796 và EN 14364.
Quy trình thiết kế này dựa trên nguyên tắc sản phẩm ống được sản xuất theo các thiết kế riêng biệt, sử dụng quy trình sản xuất và vật liệu riêng khi được thử theo phương pháp thử hồi quy quy định [ví dụ TCVN 12116 (ISO 7509)] thì sẽ thể hiện các đặc tính hồi quy như nhau. Các dữ liệu thử thu được được phân tích theo phương pháp A của ISO 10928. Độ dốc của đường hồi quy thu được thể hiện đặc tính hồi quy chung của các sản phẩm được sản xuất từ cùng một vật liệu và theo cùng một quy trình. Việc hồi quy vì thế không cần thiết phụ thuộc kích thước, nghĩa là thử sản phẩm có đường kính và độ dày khác nhau sẽ đưa ra kết quả như nhau.
Các tính chất của sản phẩm GRP cũng như tất cả vật liệu sản xuất được cho là có tính biến thiên. Người ta coi năng lực sản xuất sẽ vận hành một hệ thống quản lý chất lượng, cho phép xác định hệ số biến thiên đối với độ bền kéo chu vi ban đầu.
Nếu các dữ liệu bị hạn chế phải áp dụng quy trình trong A.4.2.
A.2 Nhóm sản phẩm
Ống GRP được phân loại theo đường kính, DN, cấp áp suất, PN và cấp độ cứng, SN theo các tiêu chuẩn sản phẩm. Số lượng tổng số các ống được cung cấp bởi nhà sản xuất có thể nằm trong khoảng hàng trăm loại khác nhau (tiêu chuẩn sản phẩm cho 32 đường kính, năm cấp áp suất và bốn cấp độ cứng). Một số sản phẩm được sản xuất thường xuyên trong khi một số khác ít được sản xuất hoặc chỉ sản xuất một lần. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc thiết lập dữ liệu thống kê có ý nghĩa cho tất cả các sản phẩm.
Vì vậy, dữ liệu thống kê phải dựa trên nhóm sản phẩm. Thành phần của các nhóm có thể tùy thuộc vào quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm, vật liệu, đường kính và các thông số khác. Ví dụ, ống có độ bền chịu lực dọc trục thường được phân vào một nhóm khác so với ống được thiết kế không chịu tải trọng dọc trục. Nhà sản xuất phải xác định nhóm sản phẩm dựa trên các đặc tính phù hợp.
CHÚ THÍCH Các yêu cầu cho việc phân nhóm được nêu trong CEN/TS 14632.
A.3 Thiết lập hệ số hồi quy áp suất, RR,p và hệ số hiệu chỉnh C
Người ta thường thiết kế ống GRP dựa trên ứng suất hoặc độ biến dạng sử dụng lý thuyết lớp (laminate), trong đó tính chất của mỗi lớp được xác định và giá trị trung bình được sử dụng để dự đoán độ bền và độ cứng. Điều này cho phép thiết kế ống có áp suất và cấp độ cứng khác nhau dựa trên một dãy các dữ liệu hồi quy áp suất, bằng cách chuyển đổi giá trị ứng suất hoặc độ biến dạng thành áp suất.
Tính chất hồi quy của ống được thiết lập sử dụng các mẫu thử được chọn từ ống thuộc cùng nhóm sản phẩm, với một loạt phép thử phá hủy ban đầu và áp suất dài hạn. Phần của mẫu thử sử dụng cho phép thử hồi quy áp suất dài hạn tuân theo TCVN 12116 (ISO 7509) và phần của mẫu thử sử dụng để xác định áp suất phá hủy ban đầu trung bình, p0,trung bình theo TCVN 10770 (ISO 8521), phương pháp A.
Từ các kết quả thử áp suất dài hạn, xác định đường thẳng hồi quy theo phương pháp mô tả trong ISO 10928, phương pháp A. Từ các giá trị vượt khỏi đường thẳng này tại 0,1 h (6 min) và tại 438 000 h (50 năm), xác định các giá trị áp suất phá hủy p6 và p50
Xác định được tỉ số hồi quy áp suất cho sản phẩm theo công thức A.1:
RR,p = p50/ p6 (A.1)
Các kết quả của phép thử áp suất phá hủy ban đầu ảnh hưởng bởi tốc độ tạo áp và thường được coi rằng tốc độ tạo áp cao hơn sẽ dẫn đến giá trị áp suất phá hủy ban đầu đo được cao hơn. Dựa trên lý thuyết này, quy trình thiết kế bao gồm hệ số hiệu chỉnh, C, là tỷ số giữa áp suất phá hủy ban đầu trung bình, p0,trung bình với áp suất phá hủy sau 6 min, p6, tính toán từ đường hồi quy.
Tính hệ số hiệu chỉnh cho phá hủy ban đầu, C theo công thức A.2:
C = p0,trung bình/ p6 (A.2)
Hệ số này phải được tính theo chương trình máy tính với từng nhóm sản phẩm. Nó được dùng để thiết lập giá trị áp suất thiết kế cho nhóm đó. Cùng với tỷ số hồi quy, nó đưa ra hệ số chuyển đổi dài hạn thiết kế như được khuyến nghị trong ISO 2394, 9.4.2.2:
ηd = RR,p/ C (A.3)
CHÚ THÍCH 1 Đối với thiết kế ống dựa trên ứng suất hoặc độ biến dạng, hệ số hiệu chỉnh có thể được lặp trình theo lý thuyết lớp.
CHÚ THÍCH 2 Hệ số C có thể được sử dụng từ một nhóm thử điển hình tương tự.
A.4 Hệ số biến thiên tính chất vật liệu, V và hệ số từng phần
A.4.1 Hệ số biến thiên tính chất vật liệu
Hệ số biến thiên là giá trị đo sự ổn định của sản xuất cho một nhóm sản phẩm đã biết. Nó được xác định từ áp suất phá hủy ban đầu của mẫu ống là một phần của kiểm soát chất lượng.
Hệ số biến thiên có thể khác nhau giữa các ống thuộc nhóm khác nhau. Do vậy, hệ số biến thiên phải được lập trình riêng cho từng nhóm có cùng hệ số hiệu chỉnh áp suất, Cnhóm (xem A.3).
Các kết quả của phép thử độ bền kéo hướng chu vi, sử dụng phương pháp nêu trong TCVN 10770 (ISO 8521) được chuyển đổi thành áp suất phá hủy ban đầu, theo công thức A.4
(A.4) |
Trong đó
σcu là độ bền kéo hướng chu vi ban đầu, tính bằng N/mm chiều dài;
dm là đường kính trung bình của ống thử, tính bằng mm.
Khi áp dụng TCVN 10770 (ISO 8521), phương pháp B đến F, kết quả thử p0 là trung bình của năm phép thử.
Từ các kết quả thử thực hiện trong một khoảng thời gian, xác định giá trị trung bình, p0,trung bình và độ lệch chuẩn, σ, của giá trị áp suất phá hủy ban đầu cho nhóm ống.
Tính hệ số biến thiên, V của p0,trung bình cho mỗi nhóm theo công thức A.5
(A.5) |
Trong đó
V là hệ số biến thiên của áp suất phá hủy ban đầu (-);
σ là độ lệch chuẩn của áp suất phá hủy ban đầu, tính bằng bar;
p0,trung bình là áp suất phá hủy ban đầu, tính bằng bar.
Áp dụng các lưu ý sau
Nếu trong tập hợp có các giá trị bất thường về thống kê, chúng được loại trừ ra khỏi tính toán σ.
Trong một số trường hợp nhà sản xuất có thể lựa chọn phân loại của mình theo một cấp áp suất thấp hơn mà nó được thiết kế. Chúng có thể được loại trừ khỏi tính toán σ.
Các sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu thô đặc biệt hoặc độ dày lớp lót để phù hợp với tiêu chí vận hành đồng nhất có thể được loại trừ khỏi tính toán σ.
A.4.2 Hệ số biến thiên của tính chất vật liệu với dữ liệu thử hạn chế
Việc xác định hệ số biến thiên với dữ liệu thử hạn chế phải theo quy trình nêu trong ISO 2394, Phụ lục C.
Hai trường hợp sau được xem xét:
a) không có thông tin về sự biến thiên thu được trước đó;
b) có được thông tin trước đó về sự biến thiên
Nếu trường hợp đầu đáp ứng các yêu cầu, không cần tính toán thêm. Nếu không như vậy, kiểm tra xem dữ liệu có đáp ứng tiêu chí pooling độ lệch chuẩn hay không. Nếu tiêu chuẩn được đáp ứng, độ lệch chuẩn được pool có thể được sử dụng để kiểm tra xem yêu cầu về hệ số độ bền từng phần có đáp ứng hay không. Nếu không, ống phải được hạ cấp.
A.5 Hệ số an toàn tối thiểu và hệ số an toàn trung bình, FSmin và FStrung bình đối với các yêu cầu áp suất dài hạn
A.5.1 Quy định chung
Quy trình để tính toán hệ số an toàn áp suất tối thiểu, FSmin và hệ số an toàn áp suất trung bình, FStrung bình được nêu trong A.5.2 và A.5.3. Giá trị hệ số an toàn khuyến cáo đối với các thông số thiết kế đã biết được nêu trong Bảng A.1.
A.5.2 Hệ số an toàn tối thiểu, FSmin, đối với yêu cầu áp suất dài hạn
Quy trình tính toán hệ số an toàn áp suất dài hạn tối thiểu, FSmin được nêu trong ISO/TS 20656-1.
A.5.3 Hệ số an toàn trung bình, FStrung bình, đối với yêu cầu áp suất dài hạn
Quy trình tính toán hệ số an toàn áp suất dài hạn trung bình, FStrung bình được nêu trong ISO/TS 20656-1. Hệ số an toàn áp suất dài hạn trung bình được tính từ hệ số an toàn áp suất dài hạn tối thiểu, coi phân bố thông thường và khoảng tin cậy ở một phía là 95%. Nếu hệ số biến thiên lớn hơn 9 %, thì cần phải thiết lập hệ số cho đặc tính từng phần mới, dựa trên hệ số biến thiên này.
A.5.4 Hệ số an toàn tối thiểu FSmin và hệ số an toàn trung bình FStrung bình đối với yêu cầu áp suất dài hạn được mặc định
Bảng A.1 đưa ra các giá trị mặc định của các thông số thiết kế đã biết dưới các điều kiện được quy định trong ISO/TS 20656-1.
- Cấp kết quả CC2;
- Cấp chất lượng QL2;
- Khả năng phá hủy pt = 10-4;
- Hệ số tin cậy β = 3,7;
- Tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm;
- Hệ số biến thiên của độ bền kéo hướng vòng nhỏ hơn hoặc bằng 9 %.
Bảng A.1 - Giá trị của các thông số thiết kế đã biết
Hệ số an toàn áp suất tối thiểu, FSmin | Hệ số an toàn áp suất trung bình, FStrung bình |
1,5 | 1,8 |
Trong trường hợp có sự không đảm bảo đo về áp suất và biến thiên tính chất vật liệu lớn hơn, nhà thiết kế phải coi như các hệ số này lớn hơn. Quy trình nêu chi tiết trong ISO/TS 20656-1.
A.6 Xác định phá hủy ban đầu, giá trị áp suất thiết kế tối thiểu, p0,QC và giá trị áp suất thiết kế trung bình, p0,d
Mục đích của phép thử áp suất dài hạn tương quan với quy trình thiết kế này chỉ để thiết lập đặc tính hồi quy. Giá trị áp suất phá hủy dài hạn đạt được từ phép thử chỉ tương quan với ống được thử. Bằng cách thực hiện theo quy trình này, các yêu cầu cho sản phẩm ống khác được sản xuất sử dụng quy trình, thiết kế sản phẩm và vật liệu tương tự cần được xác định.
Sử dụng tính chất hồi quy đối với sản phẩm được xác định theo A.3, tính toán giá trị áp suất ban đầu của các cấp áp suất ống và nhóm ống khác nhau như sau:
Tính giá trị áp suất ban đầu tối thiểu từ công thức A.6
(A.6) |
Trong đó
p0,qc | là áp suất phá hủy ban đầu tối thiểu, tính bằng bar; |
Cnhóm | là hệ số hiệu chỉnh đối với nhóm sản phẩm quy định, là tỷ số của giá trị trung bình áp suất phá hủy ban đầu thực hiện như là một phần của phép thử hồi quy như quy định trong TCVN 12116 (ISO 7509); |
PN | là áp suất danh nghĩa, tính bằng bar; |
FSmin | là hệ số an toàn dài hạn tối thiểu đối với áp suất xác định theo A.5.2 và A.5.4; |
RR,p | là tỷ số hồi quy áp suất xác định theo A.3. |
Áp suất thiết kế trung bình được sử dụng bởi nhà sản xuất cho quy trình thiết kế sản phẩm. Tính giá trị áp suất thiết kế này theo công thức A.7:
(A.7) |
Trong đó
p0,d | là áp suất thiết kế trung bình, tính bằng bar; |
Cnhóm | là hệ số hiệu chỉnh đối với nhóm sản phẩm quy định, là tỷ số của giá trị trung bình áp suất phá hủy ban đầu thực hiện như là một phần của phép thử hồi quy như quy định trong TCVN 12116 (ISO 7509); |
PN | là áp suất danh nghĩa, tính bằng bar; |
FStrung bình | là hệ số an toàn dài hạn trung bình đối với áp suất xác định theo A.5.3 và A.5.4; |
Rr,p | là tỷ số hồi quy áp suất xác định theo A.3. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 2078, Textiles glass - Yarns - Designation.
[2] ISO 7511, Plastics piping systems - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) pipes and fittings - Test methods to prove the leaktightness of the wall under short-term internal pressure.
[3] ISO 10467, Plastics piping systems for pressure and non-pressure drainage and sewerage - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) systems based on unsaturated polyester (UP) resin.
[4] ISO 25780, Plastics piping systems for pressure and non-pressure for water supply, irrigation, drainage or sewerage - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) systems based on unsaturated polyester (UP) resin - Pipes with flexible joints intended to be installed using jacking techniques.
[5] TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu Chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
[6] EN 681-1, Elastomeric seals - Materials requirements for pipe joint seals in water and drainage application - Part 1: Vulcanized rubber.
[7] EN 681-2, Elastomeric seals - Materials requirements for pipe joint seals in water and drainage application - Part 2: Thermoplastic elastomers.
[8] EN 1796, Plastics piping systems for water supply with or without pressure - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) base don unsaturated polyester resin (UP).
[9] EN 1990, Eurocode - Basic of structural design.
[10] EN 14364, Plastics piping systems drainage and sewerage with or without pressure - Glass- reinforced thermosetting plastic (GRP) based on unsaturated polyester (UP) resin - Specification for pipes, fittings and joints.
[11 ] AWWA M45, Fiberglass pipe design.
[12] AWWA C950, Fiberglass pressure pipe.
[13] JIS A 5350, Fibreglass reinforced plastic mortar pipes.