CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ - MÔ HÌNH THAM CHIẾU CƠ SỞ - PHẦN 1: MÔ HÌNH CƠ SỞ
Information technology - Open Systems Interconnection - Basic Reference Model - Part 1: The Basic Model
Lời nói đầu
TCVN 9696:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 7498-1:1994
TCVN 9696:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 "Công nghệ thông tin" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9696 (ISO/IEC 7498) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở, gồm các phần sau đây:
- TCVN 9696-1:2013 (ISO/IEC 7498-1:1994) Phần 1: Mô hình cơ sở
- TCVN 9696-2:2013 (ISO/IEC 7498-2:1989) Phần 2: Kiến trúc an ninh
- TCVN 9696-3:2013 (ISO/IEC 7498-3:1997) Phần 3: Đặt tên và ghi địa chỉ
- TCVN 9696-4:2013 (ISO/IEC 7498-4:1989) Phần 4: Khung tổng quát và quản lý.
Lời giới thiệu
Mô hình tham chiếu này cung cấp cơ sở chung để phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn nhằm mục đích liên kết các hệ thống, cho phép đặt các tiêu chuẩn hiện có vào bối cảnh trong toàn bộ mô hình tham chiếu. Mô hình tham chiếu này cũng định danh các phạm vi xây dựng, cải tiến tiêu chuẩn và cung cấp tham chiếu chung cho việc duy trì tính nhất quán trong số các tiêu chuẩn liên quan. Văn bản được xây dựng cùng với ITU-T với mục đích chính là giới thiệu văn bản chung mà việc hợp nhất bao gồm khái niệm về truyền dẫn không - kết nối, thêm vào số phương pháp kỹ thuật và biên tập.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ - MÔ HÌNH THAM CHIẾU CƠ SỞ - PHẦN 1: MÔ HÌNH CƠ SỞ
Information technology - Open Systems Interconnection - Basic Reference Model - Part 1: The Basic Model
1.1. Mục đích của mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở là cung cấp cơ sở chung cho việc phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn nhằm mục đích liên kết các hệ thống, trong đó cho phép các tiêu chuẩn hiện có được đối chiếu trong toàn bộ mô hình tham chiếu.
1.2. Thuật ngữ liên kết hệ thống mở (OSI) đề cập đến các tiêu chuẩn có đủ điều kiện trao đổi thông tin giữa các hệ thống "mở" đến một hệ thống khác thông qua sử dụng chung các tiêu chuẩn thích hợp.
1.3. Thực tế, một hệ thống mở không bao hàm bất kỳ việc thực hiện các hệ thống riêng biệt, công nghệ hay phương tiện liên kết nào, nhưng đề cập đến việc thừa nhận và hỗ trợ lẫn nhau các tiêu chuẩn thích hợp.
1.4. Tiêu chuẩn này còn có mục đích định danh các khu vực xây dựng hoặc hoàn thiện các tiêu chuẩn và cung cấp tham chiếu chung để duy trì tính nhất quán của tất cả các tiêu chuẩn liên quan. Mô hình tham chiếu này không dùng làm đặc tả thực thi hoặc là cơ sở đánh giá sự phù hợp của các thực thi thực tế hoặc cung cấp mức độ chi tiết nhằm xác định chính xác các dịch vụ và các giao thức của kiến trúc liên kết. Tiêu chuẩn này cung cấp khung tổng quát quan niệm và chức năng trong đó cho phép các nhóm chuyên gia quốc tế làm việc có hiệu quả và độc lập với việc xây dựng các tiêu chuẩn cho mỗi tầng của mô hình tham chiếu.
1.5. Tiêu chuẩn này dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với các tiến bộ trong công nghệ và mở rộng các yêu cầu của người sử dụng. Tính linh hoạt này cũng cho phép từng bước chuyển tiếp từ các ứng dụng hiện có vào các tiêu chuẩn OSI.
1.6. Phạm vi của các nguyên tắc kiến trúc chung cho OSI rất rộng rãi. Tuy nhiên mô hình tham chiếu này chủ yếu liên quan đến hệ thống các thiết bị đầu cuối, máy tính, thiết bị liên kết và các phương tiện truyền thông tin giữa các hệ thống. Các khía cạnh khác của OSI được mô tả ngắn gọn (xem điều 4.2).
1.7. Mô tả Mô hình tham chiếu cơ sở của OSI được xây dựng theo các giai đoạn:
1.8. Điều 4 thiết lập các lý do về liên kết hệ thống mở, xác định hệ thống đang được kết nối, phạm vi áp dụng của việc liên kết và mô tả nguyên tắc mô hình hóa sử dụng trong OSI.
1.9. Điều 5 mô tả bản chất của kiến trúc mô hình tham chiếu; kiến trúc sắp tầng, cụ thể về ý nghĩa của sắp tầng và các nguyên tắc sử dụng để mô tả các tầng.
1.10. Điều 6 giới thiệu và nêu rõ các tầng cụ thể của kiến trúc.
1.11. Điều 7 quy định về mô tả của các tầng cụ thể.
1.12. Điều 8 quy định về mô tả các khía cạnh quản lý của OSI.
1.13. Điều 9 quy định sự tuân thủ và tính nhất quán với mô hình tham chiếu OSI.
1.14. Cách chọn các tầng được chỉ ra trong Phụ lục A của mô hình tham chiếu cơ sở.
1.15. Các khía cạnh bổ sung ngoài các khía cạnh cơ sở cho mô hình này được quy định ở các phần tiêu chuẩn. Phần đầu tiên mô tả mô hình tham chiếu cơ sở. Phần thứ hai mô tả kiến trúc an ninh OSI. Phần thứ ba mô tả cách đặt tên và ghi địa chỉ OSI. Phần thứ tư mô tả quản lý hệ thống OSI.
1.16. Mô hình tham chiếu cơ sở dùng làm khung tổng quát cho việc xác định các dịch vụ và giao thức phù hợp với các ranh giới do mô hình tham chiếu thiết lập.
1.17. Trong số ít các trường hợp mà tính năng được đánh dấu (tùy chọn) trong tiêu chuẩn này nên để là tùy chọn trong dịch vụ hoặc giao thức tương ứng (mặc dù tại thời điểm cho trước hai trường hợp tùy chọn chưa được làm thành tài liệu).
1.18. Tiêu chuẩn này không quy định các dịch vụ và các giao thức đối với OSI. Nó không phải đặc tả thực thi cho các hệ thống và cũng không phải là cơ sở cho việc đánh giá sự phù hợp của các thực thi.
1.19. Đối với các tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu của OSI, số lượng nhỏ các tập con được xác định từ các chức năng tùy chọn nhằm thuận lợi hóa việc thực thi và tính tương thích.
Các định nghĩa về thuật ngữ được nêu trong phần đầu của các điều. Phụ lục B cung cấp một chỉ mục của các thuật ngữ này để dễ dàng tham chiếu.
3.1. Các tầng được giới thiệu trong Điều 5. Ký hiệu (N)-, (N+1)- và (N-1)- được sử dụng để định danh và liên kết các tầng liền kề:
Tầng (N)- : mọi tầng cụ thể;
Tầng (N+1)- : tầng cao hơn kế tiếp;
Tầng (N-1)- : Tầng thấp hơn kế tiếp.
Ký hiệu này cũng được sử dụng đối với các quan niệm khác trong mô hình mà có liên quan đến các tầng này, ví dụ: giao thức-tầng (N), dịch vụ-tầng (N+1).
3.2. Điều 6 giới thiệu tên về các lớp riêng lẻ. Khi đề cập đến các tầng này bằng tên, các tiền tố (N)-, (N+1)- và (N-1)- được thay thế bởi tên của các tầng, ví dụ: giao thức-giao vận, thực thể-phiên và dịch vụ-mạng.
4. Giới thiệu về liên kết hệ thống mở (OSI)
CHÚ THÍCH: Các nguyên tắc chung mô tả trong các Điều 4 và 5 quy định cho tất cả các tầng trong mô hình tham chiếu, trừ các quy định cụ thể từng phần trong các Điều 6 và 7.
4.1. Định nghĩa
4.1.1. Hệ thống thực (real system)
Một tập gồm một hoặc nhiều máy tính, phần mềm kết hợp, thiết bị ngoại vi, thiết bị đầu cuối, người thao tác, quy trình vật lý, phương tiện truyền thông tin v.v.. tạo thành một hệ thống độc lập có khả năng thực hiện việc xử lý và/hoặc truyền thông tin.
4.1.2. Hệ thống mở thực (real open system)
Một hệ thống thực tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn OSI trong việc truyền thông với các hệ thống thực khác.
4.1.3. Hệ thống mở (open system)
Biểu diễn trong Mô hình tham chiếu về các khía cạnh của hệ thống mở thực phù hợp với OSI.
4.1.4. Quy trình ứng dụng (application process)
Phần tử trong hệ thống mở thực trong đó thực hiện việc xử lý thông tin cho ứng dụng riêng.
4.1.5. Môi trường liên kết hệ thống mở (Open System Interconnection Environment (OSIE))
Biểu diễn ngắn gọn tập các quan niệm, phần tử, chức năng, dịch vụ v.v... như đã định nghĩa bởi mô hình tham chiếu OSI và các tiêu chuẩn cụ thể khi được áp dụng cho phép truyền thông giữa các hệ thống mở.
4.1.6. Môi trường hệ thống cục bộ (Local System Environment (LSE))
Biểu diễn ngắn gọn một phần của hệ thống thực không theo OSI.
CHÚ THÍCH - LSE có thể bao gồm các chức năng cần thiết cho việc truyền thông không theo OSI.
4.1.7. Khởi gọi quy trình ứng dụng (application-process-invocation)
Sử dụng một phần hoặc toàn bộ các khả năng của quy trình ứng dụng nhằm giúp cho việc xử lý thông tin.
4.1.8. Kiểu quy trình ứng dụng (application-process-type)
Mô tả một lớp gồm các quy trình ứng dụng dưới dạng các khả năng xử lý thông tin.
4.2. Môi trường liên kết hệ thống mở
4.2.1. Trong quan niệm OSI, hệ thống thực là một tập gồm một hoặc nhiều máy tính, phần mềm kết hợp, thiết bị ngoại vi, thiết bị đầu cuối, người thao tác, quy trình vật lý và phương tiện truyền thông tin v.v... tạo thành một toàn thể độc lập có khả năng thực hiện việc xử lý thông tin và/hoặc truyền thông tin.
4.2.2. Quy trình ứng dụng là một phần tử trong hệ thống mở thực trong đó thực hiện việc xử lý thông tin cho ứng dụng riêng biệt.
4.2.3. Các quy trình ứng dụng có thể là các quy trình thủ công, các quy trình máy tính hóa và các quy trình vật lý.
4.2.4. Một số ví dụ về các quy trình ứng dụng phù hợp với định nghĩa hệ thống mở này:
a) Người thao tác thiết bị đầu cuối của hoạt động ngân hàng là một quy trình ứng dụng thủ công;
b) Chương trình FORTRAN thực hiện trong trung tâm máy tính và việc truy cập cơ sở dữ liệu từ xa là quy trình ứng dụng được máy tính hóa; máy chủ của các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu từ xa cũng là một quy trình ứng dụng; và
c) Chương trình điều khiển quy trình thực hiện trong máy tính dành riêng gắn với một vài thiết bị công nghiệp và được liên kết trong hệ thống điều khiển của nhà máy là một quy trình ứng dụng vật lý.
4.2.5. Quy trình ứng dụng biểu diễn một tập các tài nguyên, bao gồm các tài nguyên xử lý, một hệ thống mở thực có thể được sử dụng để thực hiện một hoạt động xử lý thông tin riêng biệt. Quy trình ứng dụng có thể tổ chức các tương tác của nó với các quy trình ứng dụng khác nhằm đạt được mục đích xử lý thông tin: Mô hình tham chiếu này không áp đặt các ràng buộc theo các tương tác này theo các mối quan hệ có thể tồn tại giữa chúng.
4.2.6. Hoạt động của quy trình ứng dụng cho trước được biểu diễn bởi một hoặc nhiều khởi gọi quy trình ứng dụng. Sự hợp tác giữa hai quy trình ứng dụng thực hiện qua các mối quan hệ được thiết lập giữa các khởi gọi quy trình ứng dụng. Tại một thời điểm cụ thể, một quy trình ứng dụng có thể được thực hiện bởi một hoặc nhiều khởi gọi quy trình ứng dụng hoặc không có khởi gọi nào. Một khởi gọi quy trình ứng dụng chịu trách nhiệm phối hợp các tương tác với các khởi gọi quy trình ứng dụng khác. Việc phối hợp này nằm ngoài phạm vi áp dụng của Mô hình tham chiếu này.
4.2.7. OSI liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống mở (và không phải chức năng bên trong của mỗi hệ thống mở thực riêng lẻ).
Hình 1 - Các hệ thống mở được kết nối bởi môi trường vật lý
4.2.9. OSI chỉ liên quan đến việc liên kết các hệ thống. Tất cả các khía cạnh khác của hệ thống mà không liên quan đến việc liên kết thì nằm ngoài phạm vi của OSI.
4.2.10. OSI không chỉ liên quan đến việc truyền dẫn thông tin giữa hai hệ thống mà còn liên quan đến khả năng ảnh hưởng lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ (phân bổ) chung. Nói cách khác, OSI liên quan đến các khía cạnh liên kết về sự phối hợp 1 giữa hai hệ thống, trong đó ngầm hiểu là "liên kết các hệ thống".
4.2.11. Mục tiêu của OSI là xác định một tập các tiêu chuẩn nhằm giúp cho các hệ thống mở thực có khả năng phối hợp. Một hệ thống tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn OSI thích hợp trong việc phối hợp với các hệ thống khác được gọi là hệ thống mở thực.
4.2.12. Mục đích thiết kế các tiêu chuẩn OSI nhằm quy định một tập các tiêu chuẩn trong đó tạo khả năng giao tiếp cho các hệ thống độc lập. Mọi thiết bị để giao tiếp tuân theo tất cả các tiêu chuẩn về giao thức OSI là từ tương đương của quan niệm mô hình "hệ thống mở". Thiết bị nằm trong mục "thiết bị đầu cuối" là thiết bị đòi hỏi con người can thiệp và chủ yếu vào việc xử lý thông tin, có thể đáp ứng các điều kiện đã đề cập trước đó khi các tiêu chuẩn OSI thích hợp được sử dụng trong việc giao tiếp với các hệ thống mở khác.
4.3. Mô hình hóa Môi trường OSI
4.3.1. Việc xây dựng các tiêu chuẩn OSI, nghĩa là các tiêu chuẩn về việc liên kết các hệ thống mở thực, được trợ giúp bởi các mô hình trừu tượng. Để quy định tính năng ngoài của các hệ thống mở thực liên kết, mỗi hệ thống mở thực được thay thế bởi mô hình trừu tượng tương đương của hệ thống mở thực gọi là hệ thống mở. Chỉ các khía cạnh về liên kết của các hệ thống mở này mới cần được mô tả hoàn toàn. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì cần mô tả cả tính năng ngoài và trong của các hệ thống mở này. Chỉ có tính năng ngoài của hệ thống mở được giữ lại định nghĩa của các tiêu chuẩn về các hệ thống mở thực. Việc mô tả tính năng trong của các hệ thống mở được cung cấp trong mô hình tham chiếu cơ sở chỉ hỗ trợ định nghĩa các khía cạnh liên kết. Mọi hệ thống thực vận hành bên ngoài như một hệ thống mở có thể được coi là một hệ thống mở được.
4.3.2. Mô hình hóa trừu tượng này được sử dụng trong hai bước.
4.3.3. Đầu tiên, các phần tử cơ sở của các hệ thống mở và một vài quyết định chính liên quan đến tổ chức và chức năng được xây dựng. Điều này tạo thành mô hình tham chiếu cơ sở của liên kết hệ thống mở mô tả trong tiêu chuẩn này.
4.3.4. Tiếp theo, mô tả chi tiết và chính xác chức năng của hệ thống mở được xây dựng trong khung tổng quát do mô hình tham chiếu cơ sở tạo nên. Điều này thiết lập các dịch vụ và giao thức cho OSI, là đối tượng của các tiêu chuẩn liên quan khác.
4.3.5. Cần nhấn mạnh rằng mô hình tham chiếu cơ sở không quy định chức năng chi tiết và chính xác của hệ thống mở, do đó, tiêu chuẩn này không quy định tính năng ngoài của hệ thống thực và không bao gồm cấu trúc thực thi của hệ thống mở thực.
4.3.6. Người sử dụng không quen với kỹ thuật mô hình hóa trừu tượng được cảnh báo rằng các quan niệm giới thiệu trong mô tả các hệ thống mở tạo thành một quan niệm trừu tượng mặc dù sự xuất hiện các quan niệm chung được tìm thấy trong các hệ thống thực. Do đó, các hệ thống thực không cần được thực thi như đã mô tả.
4.3.7. Trong toàn bộ phần còn lại của mô hình tham chiếu này, chỉ tính đến các khía cạnh của các hệ thống thực và các quy trình ứng dụng nằm trong Môi trường OSI (OSIE). Liên kết của chúng được mô tả trong Hình 2 của mô hình tham chiếu.
4.3.8. Việc mở rộng ứng dụng quan niệm OSIE thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn OSI có thể dẫn đến các tập con của OSIE tương ứng với các tập rời từng phần của các hệ thống mở thực mà không có khả năng truyền thông OSI giữa các tập này.
Hình 2 - Phần tử cơ sở của OSI
5. Các khái niệm về kiến trúc sắp tầng
5.1. Giới thiệu
5.1.1. Điều 5 đưa ra các quan niệm về kiến trúc được áp dụng cho việc xây dựng mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở. Đầu tiên, mô tả quan niệm của kiến trúc sắp tầng (với các tầng, thực thể, điểm truy cập dịch vụ, giao thức, kết nối, v.v...). Thứ hai, các thẻ định danh được tạo cho các thực thể, điểm truy cập dịch vụ và các kết nối. Thứ ba, mô tả điểm truy cập dịch vụ và các đơn vị dữ liệu. Thứ tư, các phần tử của thao tác tầng được mô tả bao gồm các kết nối, truyền dẫn dữ liệu và các chức năng về lỗi. Sau đó, giới thiệu các khía cạnh định tuyến, cuối cùng đề cập đến các khía cạnh quản lý.
5.1.2. Các quan niệm mô tả trong Điều 5 được yêu cầu để mô tả mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở. Tuy nhiên, không phải tất cả các quan niệm mô tả được sử dụng trong mỗi tầng của mô hình tham chiếu.
5.1.3. Bốn phần tử cơ sở của mô hình tham chiếu (xem Hình 2):
a) Các hệ thống mở;
b) Các thực thể ứng dụng tồn tại trong Môi trường OSI (xem điều 7.1);
c) Các phần tử kết nối (xem điều 5.3) liên kết với các thực thể ứng dụng và cho phép chúng trao đổi thông tin; và
d) Môi trường vật lý cho OSI.
CHÚ THÍCH - Các khía cạnh an ninh cũng là các phần tử kiến trúc chung của các giao thức được thảo luận trong CCITT Rec. X800|TCVN 9696-2 (ISO/IEC 7498-2).
5.2. Nguyên tắc sắp tầng
5.2.1. Định nghĩa
5.2.1.1. Hệ thống con-tầng (N) ((N)-subsystem)
Một phần tử trong phân đoạn phân cấp của hệ thống mở, trong đó chỉ tương tác trực tiếp với các phần tử trong phân đoạn cao hơn kế tiếp hoặc phân đoạn thấp hơn kế tiếp của hệ thống đó.
5.2.1.2. Tầng (N) ((N)-layer)
Một phân đoạn con trong kiến trúc OSI, được tạo thành bởi các hệ thống con của cùng một cấp.
5.2.1.3. Thực thể ngang hàng-tầng (N) (peer-(N)-entities)
Các thực thể trong cùng tầng (N).
5.2.1.4. Tầng con (sublayer)
Phân đoạn con trong một tầng
5.2.1.5. Dịch vụ-tầng (N) ((N)-service)
Năng lực của tầng (N) và các tầng dưới nó được cung cấp cho thực thể-tầng (N+1) tại ranh giới giữa tầng (N) và tầng (N+1).
5.2.1.6. Tiện ích-tầng (N) ((N)-facility)
Một phần của dịch vụ-tầng (N).
5.2.1.7. Chức năng-tầng (N) ((N)-function)
Một phần hoạt động của thực thể-tầng (N)
5.2.1.8. Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N), SAP-tầng (N) ((N)-service-access-point, (N)-SAP)
Điểm mà tại đó một thực thể-tầng (N) cung cấp các dịch vụ-tầng (N) cho một thực thể-tầng (N+1).
5.2.1.9. Giao thức-tầng (N) ((N)-protocol)
Tập các quy tắc và định dạng (ngữ nghĩa và cú pháp) trong đó xác định cách thức truyền thông của các thực thể-tầng (N) theo lệnh thực thi của các chức năng-tầng (N).
5.2.1.10. Kiểu thực thể-tầng (N-1) ((N)- entity-type)
Một tả một lớp thực thể-tầng (N) dưới dạng tập các khả năng xác định cho tầng (N).
5.2.1.11. Thực thể-tầng (N) ((N)-entity)
Phần tử tích cực trong hệ thống con-tầng (N) bao gồm một tập các khả năng xác định cho tầng (N), tương ứng với một kiểu thực tế cụ thể-tầng (N-1) (không có bất kỳ khả năng bổ sung nào được sử dụng).
5.2.1.12. Khởi gọi thực thể-tầng (N) ((N)- entity-invocation)
Sử dụng cụ thể một phần hoặc tất cả các khả năng cụ thể của thực thể-tầng (N) (không sử dụng khả năng bổ sung nào).
5.2.2. Mô tả
5.2.2.1. Kỹ thuật lập cấu trúc cơ sở trong mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở là sắp tầng. Theo kỹ thuật này, mỗi hệ thống mở được xem như bao gồm tập hệ thống con-tầng (N) có thứ tự, được biểu diễn thuận lợi trong chuỗi thẳng đứng minh họa ở hình 3. Hệ thống con-tầng (N) liền kề nhau giao tiếp qua ranh giới chung. Hệ thống con-tầng (N) của cùng cấp (N) tạo thành tầng (N) của mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở. Có một và chỉ một hệ thống con trong hệ thống mở tầng (N). Hệ thống con-tầng (N) bao gồm một hoặc nhiều thực thể-tầng (N). Các thực thể tồn tại trong mỗi tầng (N). Các thực thể trong cùng tầng (N) được coi là thực thể ngang hàng-tầng (N). Chú ý rằng không có tầng (N+1) trên tầng cao nhất và không có tầng (N-1) ở dưới tầng thấp nhất.
5.2.2.2. Không phải tất cả thực thể ngang hàng-tầng (N) cần hoặc thậm chí có thể giao tiếp. Có thể có các điều kiện ngăn cản việc giao tiếp này (ví dụ: chúng không có trong các hệ thống mở đã liên kết hoặc chúng không hỗ trợ các tập con giao thức giống nhau). Việc giao tiếp giữa thực thể ngang hàng-tầng (N) hiện có trong cùng hệ thống con-tầng (N) được cung cấp bởi LSE, do đó nằm ngang phạm vi áp dụng của OSI.
Hình 3 - Sắp tầng trong việc phối hợp các hệ thống mở
CHÚ THÍCH
1. Sự khác biệt giữa kiểu đối tượng nào và thể hiện của đối tượng đó là một khác biệt về ý nghĩa đối với OSI. Kiểu là một mô tả của lớp các đối tượng. Một thể hiện của kiểu đó là mọi đối tượng phù hợp với mô tả này. Các thể hiện của cùng kiểu tạo thành một lớp. Một kiểu và mọi thể hiện của nó có thể được tham chiếu bởi một tên riêng lẻ. Mỗi thể hiện và kiểu của nó mang các tên gọi có thể phân biệt dễ dàng.
Ví dụ, lập trình viên viết một chương trình máy tính, tạo ra một kiểu mà các thể hiện của kiểu đó lúc nào cũng được tạo trong đó máy tính gọi ra chương trình riêng biệt. Do đó, trình biên dịch FORTRAN là một kiểu và mỗi nhu cầu trong đó bản sao của chương trình đó được gọi là trong máy xử lý dữ liệu hiển thị một trường hợp của chương trình đó.
Quan niệm chung của sự thuyết minh bằng trường hợp cụ thể trong OSI: xem xét thực thể-tầng (N) trong ngữ cảnh OSI. Có 2 khía cạnh, một kiểu và một tập hợp các khởi gọi. Kiểu thực thể-tầng (N) được xác định bằng cách mô tả tập các chức năng tầng (N) cụ thể mà có thể thực hiện. Một khởi gọi của kiểu thực thể-tầng (N) đó là một khởi gọi cụ thể của bất cứ cái gì có trong hệ thống mở liên quan trong đó cung cấp các chức năng tầng (N) được yêu cầu bởi kiểu của nó đối với nhu cầu truyền thông riêng biệt. Theo các quan sát này thực thể-tầng (N) chỉ liên quan đến các đặc tính của một liên kết giữa thực thể ngang hàng-tầng (N), khi khởi gọi thực thể-tầng (N) liên quan đến nhu cầu cụ thể của việc trao đổi thông tin hiện thời.
Cần lưu ý rằng việc truyền hiện thời chỉ xảy ra giữa Khởi gọi thực thể-tầng (N) tại tất cả các tầng. Trong chế độ kết nối (xem điều 5.3.3), nó chỉ ở tại thời điểm thiết lập kết nối (hoặc thành phần tương đương của nó trong suốt quá quy trình hồi phục) trong đó Khởi gọi thực thể-tầng (N) liên quan đến nhau. Kết nối hiện thời luôn được tạo ra với Khởi gọi thực thể-tầng (N) cụ thể, mặc dù yêu cầu kết nối thường được tạo ra cho thực thể-tầng (N) tùy ý (của một kiểu cụ thể). Nếu Khởi gọi thực thể-tầng (N) nhận biết được tên của Khởi gọi thực thể-tầng (N) của nó thì nó có thể yêu cầu kết nối khác cho khởi gọi thực thể-tầng (N) đó.
2. Cần phân chia thêm một tầng thành các cấu trúc con gọi là các tầng con và mở rộng kỹ thuật của việc sắp tầng nhằm bao trùm các kích thước khác của OSI. Một tầng con được xác định là nhóm các chức năng trong một lớp mà có thể được bỏ qua. Không cho phép bỏ qua tất cả các tầng con của một lớp. Một tầng con sử dụng các thực thể và dịch vụ truyền của tầng. Định nghĩa chi tiết hoặc các đặc điểm bổ sung của tầng con phục vụ cho mục đích nghiên cứu thêm.
5.2.2.3. Ngoại trừ tầng cao nhất, mỗi tầng (N) cung cấp thực thể -tầng (N+1) trong tầng (N+1) với dịch vụ-tầng (N) tại SAP-tầng (N). Các đặc tính của SAP-tầng (N) được mô tả trong điều 5.5. Tầng cao nhất được giả định biểu diễn tất cả các cách sử dụng có thể của dịch vụ-tầng (N) do các tầng thấp hơn cung cấp.
CHÚ THÍCH - Không phải tất cả hệ thống mở đều cung cấp nguồn khởi đầu hoặc điểm đến cuối cùng của dữ liệu. Các hệ thống như vậy không cần chứa các tầng cao hơn của kiến trúc (xem Hình 12).
5.2.2.4. Mỗi dịch vụ do tầng (N) cung cấp có thể được biến đổi bằng cách lựa chọn một hoặc nhiều tiện ích-tầng (N) trong đó xác định các thuộc tính của dịch vụ đó. Khi thực thể đơn-tầng (N) không thể tự hỗ trợ cho dịch vụ được yêu cầu bởi thực thể-tầng (N+1) thì thực thể đơn đó sẽ kêu gọi sự hợp tác của các thực thể khác nhằm giúp hoàn thành yêu cầu của dịch vụ. Để phối hợp, thực thể-tầng (N) trong mọi tầng trừ tầng thấp nhất, truyền bằng các phương tiện của tập các dịch vụ cung cấp bởi tầng (N-1) (xem Hình 4). Các thực thể trong tầng thấp nhất được giả định giao tiếp trực tiếp qua môi trường vật lý mà kết nối chúng.
Hình 4 Thực thể-tầng (N+1) trong tầng (N+1) giao tiếp qua tầng (N)
5.2.2.5. Các dịch vụ của tầng (N) được cung cấp cho tầng (N+1) sử dụng chức năng-tầng (N-1) biểu diễn trong tầng (N) và các dịch vụ luôn sẵn có từ tầng (N-1) khi cần thiết.
CHÚ THÍCH: Điều này không ngăn cản trường hợp tại đó không có hoạt động của giao thức nào được yêu cầu trong tầng (N) để hỗ trợ tiện ích-tầng (N) cho trước bởi luôn sẵn có tại ranh giới dịch vụ-tầng (N-1). Tuy nhiên, không cho phép chức năng làm vô hiệu của giao thức đầy đủ-tầng (N).
5.2.2.6. Thực thể -tầng (N) có thể cung cấp các dịch vụ cho một hoặc nhiều thực thể-tầng (N+1) và sử dụng các dịch vụ của một hoặc nhiều thực thể-tầng (N-1). Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) là điểm tại đó một cặp thực thể trong các tầng liền kề sử dụng hoặc cung cấp các dịch vụ (xem Hình 7).
5.2.2.7. Sự phối hợp giữa thực thể-tầng (N) được chi phối bởi một hoặc nhiều giao thức-tầng (N). Các thực thể và giao thức trong một tầng được minh họa trong Hình 5.
Hình 5 - Giao thức-tầng (N) giữa thực thể-tầng (N)
5.3. Truyền thông giữa các thực thể ngang hàng
5.3.1. Định nghĩa
5.3.1.1. Liên kết-tầng (N) ((N)-association)
Mối quan hệ hợp tác giữa Khởi gọi thực thể-tầng (N).
5.3.1.2. Kết nối-tầng (N) ((N)-connection)
Một liên kết được yêu cầu bởi thực thể-tầng (N+1) về việc truyền dữ liệu giữa hai hoặc nhiều thực thể-tầng (N+1). Liên kết được thiết lập bởi tầng (N) và cung cấp định danh rõ ràng của tập các truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) và thỏa thuận liên quan đến dịch vụ truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) được cung cấp cho tập đó.
5.3.1.3. Điểm cuối kết nối-tầng (N) ((N)-connection endpoint)
Thiết bị cuối của một giới hạn kết nối-tầng (N) trong điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
5.3.1.4. Kết nối đa điểm cuối (multi-endpoint-connection)
Kết nối với nhiều điểm cuối kết nối.
5.3.1.5. Thực thể-tầng (n) tương ứng ((N)-correspondent-entities)
Thực thể-tầng (N) với kết nối-tầng (N-1) giữa chúng.
5.3.1.6. Chuyển tiếp-tầng (N) ((N)-relay)
Chức năng-tầng (N-1) được tạo ra bởi thực thể-tầng (N) gửi dữ liệu đã nhận từ thực thể ngang hàng-tầng (N) đến thực thể ngang hàng-tầng (N) khác.
5.3.1.7. Nguồn dữ liệu-tầng (N) ((N)-data-source)
Thực thể-tầng (N) gửi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1) (xem 5.6.1.7) trên một kết nối-tầng (N-1). 2
5.3.1.8. Bộ góp dữ liệu-tầng (N) ((N)-data-sink)
Thực thể-tầng (N) nhận đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1) trên một kết nối-tầng (N-1)2
5.3.1.9. Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) ((N)-data-transmission)
Tiện ích-tầng (N) chuyển đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1) từ thực thể-tầng (N+1) này đến một hoặc nhiều thực thể-tầng (N+1)
5.3.1.10. Truyền dẫn song công-tầng (N) ((N)-duplex-transmission)
Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) theo cả hai hướng tại một thời điểm.2
5.3.1.11. Truyền dẫn bán song công-tầng (N) ((N)-half-duplex-transmission)
Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) theo một hướng tại một thời điểm; lựa chọn hướng do thực thể-tầng (N+1) kiểm soát. 2
5.3.1.12. Truyền dẫn đơn công-tầng (N) ((N)-simplex-transmission)
Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) theo một hướng định trước. 2
5.3.1.13. Truyền thông dữ liệu-tầng (N) ((N)-data-communication)
Chức năng-tầng (N) truyền đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) (xem điều 5.6.1.3) theo giao thức-tầng (N) qua một hoặc nhiều kết nối-tầng (N-1). 2
5.3.1.14. Truyền thông hai chiều đồng thời-tầng (N) ((N)-two-way-simultaneous-communication)
Truyền thông dữ liệu-tầng (N) theo cả hai hướng tại một thời điểm.
5.3.1.15. Truyền thông hai chiều luân phiên-tầng (N) ((N)-two-way-alternate-communication)
Truyền thông dữ liệu-tầng (N) theo hai hướng, trong đó một hướng tại cùng thời điểm.
5.3.1.16. Truyền thông một chiều-tầng (N) ((N)-one-way-communication)
Truyền thông dữ liệu-tầng (N) theo một hướng định trước.
5.3.1.17. Truyền dẫn chế độ kết nối-tầng (N) ((N)-connection-mode-transmission)
Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) trong ngữ cảnh kết nối-tầng (N).
5.3.1.18. Truyền dẫn chế độ không-kết nối-tầng (N) ((N)-connectionless-mode-transmission)
Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) không trong ngữ cảnh kết nối-tầng (N) và không yêu cầu duy trì mỗi quan hệ logic giữa đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N).
5.3.2. Mô tả
5.3.2.1. Đối với thông tin được trao đổi giữa hai hoặc nhiều thực thể-tầng (N+1), một liên kết được thiết lập giữa chúng trong tầng (N) sử dụng giao thức-tầng (N).
CHÚ THÍCH - Các lớp của giao thức có thể được xác định trong (N) giao thức).
5.3.2.2. Các quy tắc và định dạng của giao thức-tầng (N) được thuyết minh trong hệ thống con-tầng (N) bởi thực thể-tầng (N). Thực thể-tầng (N) có thể hỗ trợ một hoặc nhiều giao thức-tầng (N). Các thực thể-tầng (N) có thể hỗ trợ các giao thức-tầng (N) là chế độ kết nối hoặc chế độ không-kết nối hoặc cả hai. Các thực thể-tầng (N) khi hỗ trợ chế độ kết nối duy trì sự gắn kết của các kết nối-tầng (N) tới các thực thể-tầng (N+1) thích hợp tại SAP-tầng (N). Các thực thể-tầng (N) khi hỗ trợ chế độ không-kết nối duy trì sự gắn kết với SAP-tầng (N) thích hợp nhằm chuyển dữ liệu không kết nối đến các thực thể-tầng (N+1).
5.3.2.3. Các thực thể-tầng (N+1) có thể giao tiếp bằng cách sử dụng các dịch vụ của tầng (N). Có các thể hiện mà các dịch vụ được cung cấp bởi tầng (N) không cho phép truy cập trực tiếp giữa tất cả thực thể-tầng (N+1) mà các thực thể này phải giao tiếp. Thể hiện truyền thông có thể vẫn xảy ra nếu một vài thực thể-tầng (N+1) khác có thể hoạt động như các thực thể chuyển tiếp giữa chúng (xem Hình 6).
Hình 6 - Truyền thông qua thực thể chuyển tiếp
5.3.2.4. Thực thể là việc truyền thông được chuyển tiếp bởi chuỗi thực thể-tầng (N+1) mà tầng (N) và tầng (N+2) không biết đến.
5.3.3. Chế độ truyền dẫn
5.3.3.1. Giới thiệu
5.3.3.1.1. Tầng (N) có thể cung cấp dịch vụ chế độ kết nối, dịch vụ chế độ không-kết nối hoặc cả hai cho tầng (N+1) có sử dụng dịch vụ này hoặc các dịch vụ được cung cấp bởi tầng (N-1). Mọi thể hiện của truyền dẫn giữa thực thể-tầng (N+1) phải sử dụng cùng chế độ dịch vụ-tầng (N).
5.3.3.1.2. Cả dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) và dịch vụ chế độ không nối-tầng (N) đều được miêu tả bởi các tiện ích mà chúng đưa ra và chất lượng của dịch vụ được xem xét bởi thực thể-tầng (N+1). Đối với cả dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) và dịch vụ chế độ không-kết nối -tầng (N), các chức năng có thể được cung cấp bởi tầng (N) nhằm mở rộng các tiện ích được đưa ra và chất lượng của dịch vụ được xem xét bởi thực thể-tầng (N+1) thông qua các tiện ích do tầng (N-1) cung cấp cho tầng (N) nhằm mục đích chuyển đổi giữa một chế độ của dịch vụ và dịch vụ khác, nếu cần thiết.
5.3.3.1.3. Do truyền dẫn chế độ kết nối và truyền dẫn chế độ không-kết nối là các quan niệm bổ sung nên chúng được hiểu rõ nhất ở vị trí kề nhau, cụ thể truyền dẫn chế độ không-kết nối được xác định dễ dàng nhất trong mối quan hệ với quan niệm về kết nối.
5.3.3.1.4. Để thực thể-tầng (N+1) có khả năng giao tiếp bằng cách sử dụng các dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N) thì cần sắp đặt trước một liên kết giữa chúng, liên kết này được tạo bởi thông tin biết trước về các thực thể khác mà thực thể-tầng (N+1) đó có, ít nhất là để khởi tạo việc sử dụng dịch vụ đó. Cách thiết lập liên kết này không được quy định chi tiết trong tiêu chuẩn này và gồm 4 phần tử:
a) Kiến thức về các địa chỉ của thực thể ngang hàng-tầng (N) liên quan;
b) Kiến thức về giao thức được thỏa thuận bởi thực thể ngang hàng - tầng (N) nhằm sử dụng ít nhất để bắt đầu việc truyền thông;
c) Kiến thức về tính sẵn có đối với việc truyền thông của thực thể ngang hàng-tầng (N);
d) Kiến thức về chất lượng dịch vụ sẵn có từ dịch vụ-tầng (N).
CHÚ THÍCH - Việc hình thành một kết hợp chỉ định có thể đạt được theo nhiều cách; một vài ví dụ được liệt kê dưới đây:
a) Từ thông tin được hoàn tất bằng tay khi các hợp đồng được trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ;
b) Từ thông tin mà quản trị mạng có thể cung cấp trong một danh mục hoặc cơ sở dữ liệu chỉ dẫn;
c) Từ thông tin có thể học từ các thể hiện truyền thông trước đó.
d) Từ thông tin có thể được cung cấp tự động qua thao tác của các giao thức quản lý.
Toàn bộ việc hình thành nhu cầu được chỉ định có thể đạt được theo sự kết hợp với các cách ở trên.
5.3.3.2. Chế độ kết nối
5.3.3.2.1. Kết nối là một liên kết được thiết lập cho việc truyền dữ liệu giữa hai hay nhiều thực thể ngang hàng-tầng (N). Liên kết này nối thực thể ngang hàng-tầng (N) với nhau trong tầng thấp hơn tiếp theo. Khả năng thiết lập và giải phóng một kết nối và truyền dữ liệu thông qua việc cung cấp cho thực thể-tầng (N) bởi tầng thấp hơn tiếp theo như là một dịch vụ chế độ kết nối. Việc sử dụng dịch vụ chế độ kết nối theo thực thể-tầng (N) tiếp tục qua ba giai đoạn tiếp theo:
a) Thiết lập kết nối;
b) Truyền dữ liệu, và
c) Giải phóng kết nối.
5.3.3.2.2. Ngoài ra, thời gian tồn tại kết nối được thể hiện qua ba giai đoạn ở trên, một kết nối có các đặc điểm cơ bản sau đây:
a) Bao gồm việc thiết lập và duy trì hai hoặc nhiều thỏa thuận của bên tham gia liên quan đến việc truyền dẫn dữ liệu giữa thực thể ngang hàng-tầng (N) và sử dụng bộ cung cấp dịch vụ-tầng (N-1);
b) Cho phép việc thương lượng giữa tất cả các bên tham gia liên quan đến các thông số và lựa chọn mà sẽ chi phối việc truyền dẫn dữ liệu;
c) Cung cấp định danh kết nối bằng phương tiện mà chi phí điều hành bao gồm sự phân giải và truyền dẫn địa chỉ có thể được tránh trên các đường truyền dữ liệu.
d) Cung cấp ngữ cảnh giữa các đơn vị dữ liệu liền kề nhau được truyền giữa các thực thể ngang hàng liên quan logic với nhau và tạo cho nó khả năng duy trì chuỗi và cung cấp bộ điều khiển luồn cho các đường truyền đó.
5.3.3.2.3. Các đặc điểm của truyền dẫn chế độ kết nối thu hút trong các ứng dụng đòi hỏi các tương tác thời gian tồn tại tương đối dài và các tương tác định hướng dòng giữa các thực thể trong cấu hình bền vững. Các ví dụ được cung cấp bằng cách sử dụng trực tiếp máy tính từ xa, truyền tệp tin và việc gắn các trạm nhập công việc từ xa dài hạn. Trong các trường hợp này, các thực thể bao gồm việc thảo luận các yêu cầu của họ và thỏa thuận các điều kiện về tương tác, bảo tồn các nguồn mà họ yêu cầu, truyền hàng loạt các đơn vị dữ liệu liên quan để thực hiện các mục tiêu của họ và việc truyền dẫn cũng có liên quan trong một dải rộng các ứng dụng khác.
5.3.3.2.4. Truyền dẫn chế độ kết nối được thực hiện qua việc sử dụng kết nối-tầng (N). Kết nối-tầng (N) được cung cấp bởi tầng (N) giữa hai hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ-tầng (N). Thiết bị đầu cuối của kết nối-tầng (N) tại điểm truy cập kết nối-tầng (N) được gọi là điểm cuối kết nối-tầng (N). Kết nối -tầng (N) được cung cấp bởi tầng (N) gữa hai hoặc nhiều điểm truy cập kết nối-tầng (N) tại yêu cầu của thực thể gọi - tầng (N+1) nhằm giúp thực thể-tầng (N+1) gắn kết với điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) bao gồm trong kết nối-tầng (N). Kết nối-tầng (N) với nhiều điểm cuối được gọi là kết nối đa điểm cuối. Thực thể -tầng (N) với một kết nối giữa chúng gọi là thực thể-tầng (N) tương ứng.
CHÚ THÍCH - Truyền dẫn dữ liệu sử dụng dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) bao gồm việc thiết lập kết nối-tầng (N) trước khi truyền dữ liệu. Điều này tự động thiết lập một liên kết giữa thực thể-tầng (N+1) và dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) thêm vào liên kết đã định danh trong điều 5.3.2. Liên kết này bao gồm các phần tử mà không phải là một phần của liên kết chỉ định trước đã mô tả trong điều 5.3.3.1.4, cụ thể là:
a) Hiểu biết về sự sẵn sàng của thực thể ngang hàng-tầng (N) hoặc các thực thể đảm nhận việc truyền cụ thể và sự sẵn sàng của các dịch vụ cơ sở để hỗ trợ nó và;
b) Khả năng cho thực thể ngang hàng-tầng (N) thương thảo và thương thảo lại các đặc điểm của trao đổi dữ liệu.
5.3.3.3. Chế độ không-kết nối
5.3.3.3.1. Truyền dẫn chế độ không-kết nối là việc truyền dẫn một đơn vị dữ liệu đơn từ điểm truy cập dịch vụ nguồn đến một hoặc nhiều điểm truy cập dịch đến mà không thiết lập kết nối. Dịch vụ chế độ không-kết nối cho phép một thực thể khởi tạo việc truyền dẫn bằng cách thực hiện truy cập dịch vụ đơn.
5.3.3.3.2. Tương phản với kết nối, một thể hiện sử dụng dịch vụ chế độ không-kết nối không có thời gian tồn tại có thể phân biệt rõ ràng. Ngoài ra, còn có các đặc điểm cơ bản sau đây:
a) Chỉ yêu cầu chỉ định trước giữa thực thể ngang hàng-tầng (N) trong đó xác định các đặc điểm của dữ liệu được phát và không có thỏa thuận nào có trong trường hợp sử dụng dịch vụ;
b) Tất cả các thông tin được yêu cầu để phân phối đơn vị dữ liệu - địa chỉ đến, chất lượng của việc lựa chọn dịch vụ, các tùy chọn v.v... được thực hiện cho tầng cung cấp dịch vụ chế độ không-kết nối, cùng với đơn vị dữ liệu được phát trong truy cập dịch vụ đơn. Tầng cung cấp dịch vụ chế độ không-kết nối không yêu cầu truy cập này gắn kết với các truy cập khác.
5.3.3.3.3. Theo như các đặc điểm cơ sở này, ta thấy rằng:
a) Mỗi đơn vị dữ liệu đã phát được gửi độc lập bởi tầng cung cấp dịch vụ chế độ không-kết nối và
b) Các bản sao của đơn vị dữ liệu có thể được phát đến một số địa chỉ.
5.3.3.3.4. Các đặc điểm truyền dẫn chế độ kết nối này không ngăn cản việc tạo sẵn thông tin người sử dụng dịch vụ theo cách tự nhiên và chất lượng dịch vụ mà có thể áp dụng cho khởi gọi dịch vụ đơn hoặc có thể được quan sát qua các khởi gọi nối tiếp của dịch vụ giữa các cặp điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) hoặc giữa tập điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
5.3.3.3.5. Với mỗi tầng, các điều nhỏ trong Điều 7 định danh các mục đó, các mục này liên quan đến dịch vụ chế độ không-kết nối do tầng đó cung cấp.
5.3.3.3.6. Dịch vụ chế độ kết nối cơ sở-tầng (N) là dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không yêu cầu đưa ra bất kỳ giá trị nhỏ nhất nào của chất lượng các thước đo dịch vụ, cụ thể chuỗi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) cần được duy trì và;
b) Không yêu cầu đưa ra bộ điều khiển luồng ngang hàng.
5.3.3.3.7. Mọi định nghĩa dịch vụ của chế độ không-kết nối-tầng (N) chấp nhận dịch vụ cơ sở.
5.3.3.3.8. Do dịch vụ cơ sở không yêu cầu duy trì chuỗi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) nên không có yêu cầu về tầng (N) để cung cấp các chức năng tuần tự. Tuy nhiên, trong các thực thi thực, các đặc điểm của môi trường cơ sở hoặc các mạng con thực đưa ra khả năng phân phối theo tuần tự và có thể được phản ánh trong các đặc điểm của dịch vụ chế độ không-kết nối do các tầng cao hơn cung cấp.
5.3.3.3.9. Thực thể-tầng (N+1) không cung cấp thông tin cho nhà cung cấp dịch vụ chế độ kết không nối-tầng (N) về các mối quan hệ logic giữa đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N), ngoại trừ các địa chỉ điểm truy cập dịch vụ nguồn và điểm truy cập dịch vụ đến-tầng (N).
5.3.3.3.10. Từ quan niệm thực thể-tầng (N+1), điều này có nghĩa là không thể yêu cầu dịch vụ- tầng (N) áp dụng chức năng riêng biệt cho chuỗi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được gửi bởi dịch vụ đó. Tuy nhiên, từ quan niệm tầng (N), điều này không bao hàm ràng buộc về chức năng hỗ trợ dịch vụ.
5.3.3.3.11. Thực thể -tầng (N+1) có thể truyền bằng cách sử dụng dịch vụ chế độ kết không nối- tầng (N) với điều kiện có liên kết chỉ định trước giữa chúng cung cấp sự nhận biết lẫn nhau. Sự nhận biết này cho phép các vị trí của thực thể được xác định -tầng (N+1), nên xác định cách hiểu đúng và đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) bởi thực thể nhận-tầng (N+1), có thể xác định các tốc độ truyền, tốc độ phúc đáp và giao thức sử dụng giữa các thực thể. Sự nhận biết có thể là kết quả của việc thỏa thuận trước giữa các thực thể-tầng (N+1) liên quan đến thông số, định dạng và các tùy chọn được sử dụng.
5.3.3.3.12. Thực thể-tầng (N+1) có thể yêu cầu sự nhận biết trước của các tiện ích do dịch vụ cung cấp và chất lượng của dịch vụ mà họ mong muốn nhận được nhằm mục đích chọn ra giao thức-tầng (N+1) được sử dụng để truyền qua dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N).
5.3.4. Mối quan hệ giữa các dịch vụ được cung cấp ở ranh giới của tầng liền kề
5.3.4.1. Không có các ràng buộc về kiến trúc nào trên mọi liên kết dọc của tâng (N) cung cấp một kiểu dịch vụ-tầng (N) (chế độ kết nối hoặc chế độ không-kết nối) sử dụng kiểu khác của dịch vụ-tầng (N-1). Nói chung, các dịch vụ tại hai ranh giới tầng có thể là:
a) Cả hai dịch vụ chế độ kết nối;
b) Cả hai dịch vụ chế độ không-kết nối;
c) Dịch vụ-tầng (N), dịch vụ chế độ kết nối và dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N-1);
d) Dịch vụ-tầng (N), dịch vụ chế độ không-kết nối và dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N-1).
5.3.4.2. Để chấp nhận các liên kết c) và d) hai phần tử kiến trúc được yêu cầu:
a) Chức năng cung cấp dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) sử dụng dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N-1); và
b) Chức năng cung cấp dịch vụ chế độ kết không nối-tầng (N) sử dụng dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N-1).
Các chức năng trên được hiểu là chức năng chuyển đổi chế độ.
CHÚ THÍCH - Trong các chức năng này, chức năng a) yêu cầu thông tin điều khiển giao thức quan trọng. Ví dụ, có một yêu cầu định danh kết nối được xây dựng, điều khiển trạng thái của nó và cung cấp chuỗi các đơn vị dữ liệu dịch vụ. Chức năng b) không yêu cầu hoặc yêu cầu ít thông tin điều khiển giao thức, hơn nữa, nó đặt các ràng buộc theo cách sử dụng dịch vụ chế độ kết nối.
5.3.5. Áp dụng các chức năng chuyển đổi chế độ
5.3.5.1. Các chức năng chuyển đổi chế độ có thể được gọi ra trong các hệ thống cuối của OSI (xem điều 6.5). Khi được gọi ra trong các hệ thống chuyển tiếp OSI, các chức năng chuyển đổi chế độ có thể:
a) Nối liền giao thức- tầng (N) sử dụng dịch vụ kết nối-tầng (N-1) và giao thức-tầng (N) sử dụng dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N-1) nhằm hỗ trợ dịch vụ chế độ kết nối -tầng (N); hoặc
b) Nối liền giao thức-tầng (N) sử dụng dịch vụ kết nối-tầng (N-1) và giao thức -tầng (N) sử dụng dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N-1) nhằm hỗ trợ dịch vụ chế độ không-kết nối -tầng (N).
5.3.5.2. Việc sử dụng các bộ chuyển đổi chế độ giữa dịch vụ-tầng (N-1) trong một tầng không bắt buộc nhưng có vị trí mà dịch vụ - tầng (N-1) được kết nối song song với nhau thì việc sử dụng các bộ chuyển đổi chế độ sẽ được lệnh giảm thiểu số bộ chuyển đổi chế độ để thu được dịch vụ tổng hợp-tầng (N).
5.3.5.3. Tại vị trí dịch vụ chế độ không -kết nối-tầng (N-1) được mở rộng để cung cấp dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N), số kết nối - tầng (N) có thể được hỗ trợ bởi truyền dẫn chế độ không-kết nối-tầng (N-1) giữa các điểm truy cập dịch vụ-tầng (N-1)
5.3.5.4. Tại vị trí dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N-1) được mở rộng để cung cấp dịch vụ chế độ kết nối- tầng (N), truyền dẫn chế độ không-kết nối -tầng (N) giữa số điểm truy cập dịch vụ -Tầng (N) khác nhau có thể được hỗ trợ bởi cùng một kết nối-tầng (N-1).
5.4. Thẻ danh định
5.4.1. Định nghĩa
5.4.1.1. Địa chỉ-tầng (N) ((N)-address)
Một tên gọi rõ ràng trong OSIE được sử dụng để định danh tập điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) trong đó tất cả được định vị tại ranh giới giữa hệ thống con-tầng (N) và hệ thống con-tầng (N+1) trong cùng một hệ thống mở.
CHÚ THÍCH - Một tên gọi rõ ràng trong phạm vi cho trước khi nó định danh một và chỉ một đối tượng trong phạm vi đó. Tuy tên gọi rõ ràng nhưng vẫn tồn tại các từ đồng nghĩa.
5.4.1.2. Địa chỉ điểm truy cập dịch vụ - tầng (N); địa chỉ-tầng (N) SAP ((N)-service-access-point; (N)-SAP-address)
Địa chỉ-tầng (N) được sử dụng để định danh SAP đơn-tầng (N).
5.4.1.3. Ánh xạ địa chỉ-tầng (N) ((N)-address mapping)
Chức năng-tầng (N-1) cung cấp ánh xạ giữa địa chỉ-tầng (N) và địa chỉ -tầng (N-1) gắn với thực thể-tầng (N).
5.4.1.4. Định tuyến (routing)
Chức năng trong một tầng, tầng này chuyển tiêu đề của một thực thể hoặc địa chỉ điểm truy cập dịch vụ tới thực thể được gắn vào đường dẫn mà thực thể thu được.
5.4.1.5. Thẻ định danh điểm kết nối -tầng (N) ((N)- connection-endpoint-identifier)
Thẻ định danh của điểm cuối kết nối-tầng (N) có thể được sử dụng để định danh kết nối-tầng (N) tương ứng tại điểm truy cập dịch vụ-tầng N.
5.4.1.6. Hậu tố điểm cuối kết nối - tầng (N) ((N)-connection-endpoint-suffix)
Một phần của thẻ định danh điểm truy cập kết nối-tầng (N) là duy nhất trong phạm vi của điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
5.4.1.7. Thẻ định danh điểm cuối đa kết nối (multi-connection-endpoint-identifier)
Thể danh quy định điểm cuối kết nối của điểm cuối đa kết nối trong đó chấp nhận dữ liệu đang được truyền.
5.4.1.8. Thẻ định danh kết nối dịch vụ-tầng (N) ((N)-service-connection-identifier)
Thể định danh quy định duy nhất kết nối-tầng (N) trong môi trường của thực thể-tầng (N+1) tương ứng.
5.4.1.9. Thể định danh kết nối giao thức -tầng (N) ((N)-protocol-connection-identifier)
Thể định danh quy định duy nhất kết nối-tầng (N) riêng lẻ trong môi trường (kết nối ghép kênh-tầng (N-1).
5.4.1.10. Tiêu đề thực thể-tầng (N) ((N)-entity-title)
Tên gọi được sử dụng để định danh rõ ràng thực thể-tầng (N).
5.4.2. Mô tả
5.4.2.1. Địa chỉ điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) định danh điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) riêng biệt mà đính kèm thực thể-tầng (N+1) (xem Hình 7). Khi thực thể -tầng (N+1) được tách khỏi điểm truy cập dịch vụ-tầng (N), địa chỉ SAP-tầng (N) không còn cung cấp truy cập thực thể-tầng (N+1). Nếu điểm truy cập dịch vụ- tầng (N) được đính kèm lại với thực thể-tầng (N+1) khác thì địa chỉ SAP-tầng (N) sẽ định danh thực thể mới-tầng (N+1).
5.4.2.2. Việc sử dụng địa chỉ SAP-tầng (N) để định danh thực thể-tầng (N+1) là cơ chế hiệu quả nhất nếu đảm bảo được tính cố định của việc đính kèm giữa thực thể-tầng (N+1) và điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
Hình 7- Thực thể, điểm kết nối dịch vụ và thể định danh
5.4.2.3. Thể hiện sự tương ứng giữa địa chỉ-tầng (N) được đáp ứng bởi thực thể-tầng (N) và địa chỉ-tầng (N) sử dụng cho việc truy cập dịch vụ-tầng (N-1) do chức năng ánh xạ địa chỉ-tầng (N-1) thực hiện.
5.4.2.4. Cấu trúc của địa chỉ-tầng (N) được biết đến bởi thực thể-tầng (N), thực thể này được đính kèm với điểm truy cập dịch vụ đã định danh-tầng (N). Tuy nhiên, thực thể-tầng (N+1) không biết về cấu trúc này.
5.4.2.5. Nếu thực thể-tầng (N+1) có hai hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) với thực thể-tầng (N) giống nhau hoặc thực thể -tầng (N) khác nhau, thực thể-tầng (N) không biết về thực tế này. Mỗi điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) được xem xét định danh thực thể-tầng (N+1) khác nhau từ viễn cảnh của thực thể-tầng (N).
5.4.2.6. Chức năng định tuyến chuyển địa chỉ-tầng (N) của thực thể -tầng (N+1) thành đường dẫn hoặc tuyến mà thực thể -tầng (N+1) nhận được.
5.4.2.7. Thực thể-tầng (N+1) có thể thiết lập kết nối-tầng (N) với thực thể-tầng (N+1) khác bằng cách sử dụng dịch vụ - tầng (N). Khi thực thể-tầng (N+1) thiết lập nối-tầng (N) với thực thể -tầng (N+1) thì mỗi thực thể-tầng (N+1) do thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N) đưa ra bởi thực thể hỗ trợ-tầng (N) của nó. Thực thể-tầng (N+1) có thể phân biệt kết nối mới từ tất cả kết nối - tầng (N) có thể truy cập tại điểm truy cập dịch vụ -tầng (N) mà thực thể sử dụng. Thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N) này là duy nhất trong phạm vi áp dụng của thực thể-tầng (N+1) mà sử dụng kết nối-tầng (N).
5.4.2.8. Thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N) bao gồm hai phần:
a) Địa chỉ SAP-tầng (N) của điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) mà được sử dụng cùng với kết nối-tầng (N); và
b) Hậu tố điểm cuối kết nối-tầng (N) là duy nhất trong phạm vi áp dụng của điểm truy cập dịch vụ- tầng (N).
5.4.2.9. Kết nối đa điểm cuối yêu cầu các thẻ định danh điểm cuối đa kết nối. Mỗi thẻ định danh như vậy được sử dụng để quy định điểm cuối kết nối chấp nhận dữ liệu mà nó đang được truyền. Thể định danh điểm cuối đa kết nối là duy nhất trong phạm vi áp dụng của kết nối trong phạm vi nó được sử dụng.
5.4.2.10. Tầng (N) có thể cung cấp cho thực thể - tầng (N+1) Thẻ định danh kết nối dịch vụ-tầng (N), trong đó quy định duy nhất kết nối-tầng (N) trong mỗi trường thực thể-tầng (N+1) tương ứng.
5.5. Các đặc tính của điểm truy cập dịch vụ
5.5.1. Thực thể-tầng (N+1) yêu cầu dịch vụ -tầng (N) qua điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) trong đó cho phép thực thể-tầng (N+1) tương tác với thực thể-tầng (N).
5.5.2. Cả (N)- và thực thể -tầng (N+1) đều được đính kèm với điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) trong cùng hệ thống.
5.5.3. Thực thể-tầng (N+1) có thể được đính kèm đồng thời với một hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) đính kèm với (N) thực thể giống hoặc khác nhau.
5.5.4. Thực thể-tầng (N) có thể được đính kèm đồng thời với một hoặc nhiều thực thể-tầng (N+1) thông qua điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
5.5.5. Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) chỉ được gắn với một thực thể-tầng (N) và chỉ một thực thể-tầng (N+1) tại một thời điểm.
5.5.6. Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) có thể được tách từ thực thể-tầng (N+1) và được đính kèm lại với thực thể-tầng (N+1) khác hoặc cùng thực thể-tầng (N+1)
5.5.7. Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) có thể được tách từ thực thể-tầng (N) và được đính kèm lại với thực thể-tầng (N) khác hoặc cùng thực thể - tầng (N).
5.5.8. Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) có thể được tách từ thực thể-tầng (N) và được đính kèm lại với thực thể -tầng (N) khác hoặc cùng thực thể-tầng (N).
5.5.9. Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) có thể hỗ trợ:
a) Chỉ dịch vụ chế độ kết nối -tầng (N);
b) Chỉ dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N);
c) Đồng thời dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) và dịch vụ chế độ không-kết nối -tầng (N).
5.5.10. Thực thể đơn - tầng (N+1) có thể sử dụng đồng thời vài kết nối-tầng (N) và dịch vụ chế độ kết không nối-tầng (N) qua một hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) mà nó được đính kèm.
5.5.11. Thực thể - tầng (N+1) phân biệt giữa các trường hợp của dịch vụ chế độ kết không nối-tầng (N) và dịch vụ chế độ kết nối -tầng (N) được đưa ra đồng thời qua cùng một điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) bởi tính duy nhất của các tương tác quy định về các dịch vụ này.
5.6. Đơn vị dữ liệu
5.6.1. Định nghĩa
5.6.1.1. Thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) ((N)-protocol-control-information)
Thông tin trao đổi giữa thực thể-tầng (N) nhằm phối hợp thao tác chung của chúng.
5.6.1.2. Dữ liệu người sử dụng -tầng (N) ((N)-user-data)
Dữ liệu truyền giữa thực thể-tầng (N) đại diện cho thực thể-tầng (N+1) trong đó thực thể -tầng (N) đang cung cấp các dịch vụ.
5.6.1.3. Đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) ((N)-service-data-unit)
Đơn vị dữ liệu quy định trong giao thức-tầng (N) và bao gồm thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) và người sử dụng dữ liệu-tầng (N).
5.6.1.4. Đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) ((N)-service-data-unit)
Số lượng thông tin mà định danh của thông tin đó được bảo vệ khi truyền giữa thực tế ngang hàng - tầng (N+1) và không được thể hiện bởi thực thể hỗ trợ-tầng (N).
5.6.1.5. Đơn vị dữ liệu dịch vụ đã gửi-tầng (N). Đơn vị dữ liệu đã gửi-tầng (N) (expedited (N)-service-date-unit. (N)-expedited-data-unit)
Đơn vị dữ liệu dịch vụ nhỏ -tầng (N) mà việc truyền được thực hiện. Tầng (N) đảm bảo rằng đơn vị dữ liệu đã gửi không được phát đi sau khi đơn vị dữ liệu dịch vụ theo sau hoặc đơn vị đã gửi gửi ở kết nối đó.
5.6.2. Mô tả
5.6.2.1. Thông tin được truyền theo nhiều kiểu khác nhau của các đơn vị dữ liệu giữa thực thể ngang hàng-tầng (N). Các đơn vị dữ liệu được xác định trong điều 5.6 và các mối quan hệ giữa chúng được minh họa trong các Hình 8 và 9.
| Điều khiển | Dữ liệu | Kết hợp |
Thực thể ngang hàng-tầng (N) | Thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) | Dữ liệu người sử dụng-tầng (N) | Đơn vị dữ liệu giao thức- tầng (N) |
Hình 8 - Mối quan hệ giữa đơn vị dữ liệu
PCI Thông tin điều khiển giao thức
PDU Đơn vị dữ liệu giao thức
SDU Đơn vị dữ liệu dịch vụ
CHÚ THÍCH
1 Hình này giả thiết rằng cả việc phân đoạn và ngăn chặn đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) đều không được thực hiện (xem điều 5.8.1.9 và điều 5.8.1.11).
2 Hình này không bao gồm bất kỳ mối quan hệ vị trí nào giữa thông tin điều khiển giao thức và dữ liệu người sử dụng trong đơn vị dữ liệu giao thức.
3 Đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) có thể được ánh xạ trực tiếp trong đơn vị dữ liệu dịch vụ- tầng (N-1) nhưng các mối quan hệ khác có thể xảy ra.
Hình 9 - Minh họa việc ánh xạ giữa các đơn vị dữ liệu trong các tầng liền kề
5.6.2.2. Ngoại trừ các mối quan hệ xác định trong Hình 8 và 9, không có giới hạn về kiến trúc cho kích cỡ của các đơn vị dữ liệu. Có thể có các giới hạn kích cỡ khác tại các tầng cụ thể.
5.6.2.3. Dữ liệu có thể được giữ trong một kết nối cho đến khi đơn vị dữ liệu dịch vụ hoàn thiện được đặt trong kết nối.
5.7. Bản chất của dịch vụ-tầng (N)
5.8.1. Định nghĩa 5.8.1.1
Thẻ định danh giao thức -tầng (N) ((N)-protocol-identifier)
Thẻ định danh được sử dụng giữa thực thể -tầng (N) tương ứng để sử dụng giao thức-tầng (N) cụ thể.
5.8.1.2. Kết nối đa điểm cuối tập trung (centralized multi-endpoint-connection)
Kết nối đa điểm cuối ở đó dữ liệu được gửi bởi thực thể kết hợp với điểm cuối kết nối trung tâm do toàn bộ các thực thể khác nhận, trong khi dữ liệu được gửi bởi một trong những thực thể khác chỉ được nhận bởi thực thể trung tâm.
5.8.1.3. Kết nối đa điểm cuối không tập trung (decentralized multi-endpoint-connection)
Kết nối đa điểm cuối ở đó dữ liệu được gửi bởi thực thể kết hợp với điểm cuối kết nối trung tâm do toàn bộ thực thể khác nhận.
5.8.1.4. Ghép kênh (multiplexing)
Chức năng được biểu diễn bởi thực thể-tầng (N) trong đó một kết nối-tầng (N+1) được sử dụng để hỗ trợ nhiều kết nối-tầng (N)
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ ghép kênh cũng được sử dụng theo nghĩa hẹp đề cập đến chức năng thực hiện bằng cách gửi thực thể-tầng (N) trong khi thuật ngữ tách kênh được sử dụng để đề cập đến chức năng thực hiện bằng cách nhận thực thể-tầng (N).
5.8.1.5. Tách kênh (demultiplexing)
Chức năng được thể hiện bởi thực thể-tầng (N) mà định danh đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) đối với nhiều kết nối-tầng (N) trong kết nối-tầng (N-1). Có chức năng ngược lại với chức năng của ghép kênh được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) gửi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1).
5.8.1.6. Chia rẽ (splitting)
Chức năng trong tầng (N) mà nhiều kết nối-tầng (N-1) được sử dụng để hỗ trợ kết nối-tầng (N).
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ chia rẽ cũng được sử dụng theo nghĩa hẹp đề cập đến chức năng thực hiện bằng cách gửi thực thể-tầng (N) trong khi thuật ngữ "tái hợp" được sử dụng để đề cập đến chức năng thực hiện bằng cách nhận thực thể - tầng (N).
5.8.1.7. Tái hợp (Recombining)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) mà định danh đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) cho kết nối đơn-tầng (N) trong đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N-1) đã nhận ở nhiều kết nối-tầng (N-1). Chức năng này trái ngược với chức năng "chia rẽ" do thực thể-tầng (N) thực hiện bằng cách gửi đơn vị dữ liệu dịch vụ -tầng (N-1).
5.8.1.8. Điều khiển luồng (flow control)
Chức năng điều khiển dòng dữ liệu trong một tầng hoặc giữa các tầng liền kề.
5.8.1.9. Phân đoạn (segmenting)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) nhằm ánh xạ một đơn vị dữ liệu dịch vụ- tầng (N) tới nhiều đơn vị dữ liệu giao thức - tầng (N)
5.8.1.10. Tập hợp lại (reassembling)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) nhằm ánh xạ nhiều đơn vị dữ liệu giao thức- tầng (N) đến một đơn vị dữ liệu dịch vụ- tầng (N).
5.8.1.11. Tạo khối (blocking)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) nhằm ánh xạ nhiều đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) đến một đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N).
5.8.1.12. Tách khối (deblocking)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) nhằm định danh nhiều đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) mà chứa trong một đơn vị dữ liệu giao thức -tầng (N). Chức năng này trái ngược với chức năng tạo khối.
5.8.1.13. Ghép nối (concatenation)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) nhằm định danh nhiều đơn vị dữ liệu dịch vụ- tầng (N) được chứa trong một đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N-1).
CHÚ THÍCH: Tạo khối và ghép nối mặc dù tương tự nhau (chúng đều cho phép nhóm các đơn vị dữ liệu) có thể đáp ứng các mục đích khác nhau. Ví dụ, sự trùng khớp cho phép tầng (N) nhóm một hoặc nhiều PDU-tầng (N) được thừa nhận với một (hoặc nhiều) PDU-tầng (N) chứa dữ liệu người sử dụng. Điều này không chỉ có khả năng với chức năng ngăn chặn. Cũng lưu ý rằng hai chức năng có thể được kết hợp sao cho tầng (N) thực hiện chức năng ngăn chặn và chức năng ghép nối.
5.8.1.14. Phân tách (separation)
Chức năng được thực hiện bởi thực thể-tầng (N) nhằm định danh nhiều đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) chứa trong một đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1). Chức năng này trái ngược với chức năng ghép nối.
5.8.1.15. Xếp chuỗi (sequencing)
Chức năng được thực hiện bởi tầng (N) nhằm bảo vệ thứ tự của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) mà được đưa ra cho tầng (N).
5.8.1.16. Báo nhận (acknowledgement)
Chức năng của tầng (N) cho phép thực thể nhận-tầng (N) cho biết thực thể gửi-tầng (N) của người nhận đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N).
5.8.1.17. Thiết lập lại (reset)
Chức năng thiết lập thực thể-tầng (N) tương ứng cho trạng thái đã định trước với khả năng mất hoặc lặp lại dữ liệu.
5.8.1.18. Thẻ định danh phiên bản giao thức-tầng (N) ((N)-protocol-version-identifier)
Một thẻ định danh truyền giữa thực thể-tầng (N) tương ứng, cho phép lựa chọn phiên bản của giao thức-tầng (N).
CHÚ THÍCH - Định nghĩa thẻ định danh phiên bản giao thức mới-tầng (N) bao hàm hiểu biết chung tối thiểu về giao thức-tầng (N) được định danh bởi thẻ định danh phiên bản giao thức-tầng (N) có trước. Khi không đạt được hiểu biết này thì giao thức-tầng (N) được xem là độc lập và khác nhau.
5.8.2. Lựa chọn và định danh giao thức
5.8.2.1. Định danh giao thức là quá trình xác định kiểu giao thức đang được sử dụng.
5.8.2.2. Một hoặc nhiều giao thức-tầng (N) có thể được xác định cho tầng (N). Thực thể-tầng (N) có thể sử dụng một hoặc nhiều giao thức -tầng (N).
5.8.2.3. Việc truyền có ý nghĩa giữa thực thể-tầng (N) yêu cầu lựa chọn một giao thức-tầng (N).
5.8.2.4. Các thẻ định danh giao thức-tầng (N) đặt tên cho các giao thức cụ thể. Thẻ định danh giao thức- tầng (N+1) có thể là một phần của PCI-tầng (N). Do đó, dịch vụ-tầng (N) sử dụng địa chỉ-tầng (N) để định danh giao thức-tầng (N+1), như đã mô tả trong Rec. X.650/TCVN 9696-3 (ISO/IEC 7498-3).
5.8.2.5. Do không phải tất cả các giao thức (ISO hoặc không phải ISO) được giả thiết mang thẻ định danh giao thức-tầng (N), thẻ định danh giao thức-tầng (N) không thể được sử dụng để phân biệt là giao thức của ISO và không theo ISO. Cơ chế chính xác sử dụng trong các trường hợp này là địa chỉ-tầng (N).
5.8.3. Lựa chọn và định danh phiên bản giao thức
5.8.3.1. Định danh phiên bản giao thức
5.8.3.1.1. Định danh phiên bản giao thức là một cơ chế định danh giao thức riêng đang được sử dụng. Việc định danh phiên bản giao thức giả thiết rằng bản thân giao thức định danh hoàn toàn bằng cách sử dụng các cơ chế đã phê duyệt.
5.8.3.1.2. Trong nhiều trường hợp, có thể chấp nhận phiên bản con id được mang trong PCI-tầng (N) cùng với id phiên bản giao thức-tầng (N). Điều này cho phép theo dõi sự tiến triển của phiên bản giao thức đã cho (chẳng hạn: để xác định mức độ hợp nhất các báo cáo thiếu sót, v.v.). Quyết định xem liệu có giới thiệu id phiên bản con như vậy không là trách nhiệm của các tiêu chuẩn cụ thể về tầng (N). Tuy nhiên, chỉ có id phiên bản giao thức-tầng (N) được tính đến để xác định xem liệu việc truyền giữa thực thể ngang hàng-tầng (N) có xảy ra hay không mà không quan tâm đến bất kỳ phiên bản con bổ sung nào.
5.8.3.2. Nhu cầu về phiên bản giao thức mới
5.8.3.2.1. Nhu cầu về phiên bản giao thức mới nảy sinh từ các thay đổi tạo ra trong giao thức. Các thay đổi này có thể là:
1) Bổ sung các chức năng mới (tức là không được xác định trong các đặc tả giao thức hiện có);
2) Xóa các chức năng hiện có (tức là các chức năng được xác định trong đặc tả giao thức hiện có);
3) Sửa đổi các chức năng hiện có; hoặc
4) Hình thành một cách luân phiên để cung cấp các chức năng hiện có.
5.8.3.2.2. Các thay đổi tạo ra trong giao thức sẽ không bao gồm nhu cầu về phiên bản giao thức mới (hoặc cho giao thức mới). Phiên bản giao thức mới (hoặc giao thức mới) trở nên cần thiết dẫn đến việc sửa đổi chức năng quan trọng mà không được thương thảo một cách tương thích sử dụng các đặc tả giao thức hiện có sao cho hệ thống mở thực vận dụng các chức năng giao thức mới quy định không thể giao tiếp với hệ thống mở thực vận dụng các đặc tả cũ.
5.8.3.2.3. Trong các trường hợp này, nếu hai tập chức năng giao thức chia sẻ ít nhất một kiến thức chung về các cơ chế định danh phiên bản giao thức (ví dụ: giao vận, mã hóa, thương thảo các thẻ định danh phiên bản giao thức), chúng được xem như hai phiên bản khác nhau của cùng một giao thức, nếu không thì chúng được coi là hai giao thức khác nhau.
CHÚ THÍCH
1) Cần chú ý rằng các sửa đổi chức năng quan trọng luôn được ghép đôi các thay đổi của các phần tử giao thức được trao đổi giữa hai cặp thực thể (ví dụ: sửa đổi cách xử lý thực thể-tầng (N) nhờ sự giới thiệu các dịch vụ trong suốt).
2) Nên chú ý rằng các phiên bản giao thức mới không liên quan trực tiếp đến quá trình xem xét các tiêu chuẩn hiện có. Quá trình như vậy có thể hoặc không thể dẫn đến một phiên bản giao thức mới phụ thuộc vào mức độ sửa đổi được diễn ra.
5.8.3.3. Cơ chế thương thảo
5.8.3.3.1. Thương thảo phiên bản giao thức chỉ có thể xảy ra trong việc truyền chế độ kết nối. Trường id phiên bản giao thức- tầng (N) có mặt trong PDU liên quan đến việc thiết lập kết nối. Cơ chế vận dụng định danh phiên bản giao thức là xác định bằng phương tiện id phiên bản giao thức-tầng (N), trong đó phiên bản được gọi ra ở kết nối cụ thể giữa thực thể gọi và đã gọi-tầng (N).
5.8.3.3.2. Thực thể gọi-tầng (N) gửi thông tin của tất cả các phiên bản hỗ trợ cho thực thể được gọi-tầng (N). Thực thể được gọi-tầng (N) kiểm tra xem liệu có bất kỳ phiên bản hỗ trợ nào chung cho thực thể gọi và được gọi-tầng (N) hay không. Nếu có nhiều hơn một phiên bản thì phiên bản mới nhất được chọn. Nếu không có phiên bản chung nào thì yêu cầu thiết lập kết nối bị từ chối.
5.8.3.3.3. Id phiên bản con được sử dụng trong các cơ chế thương thảo
5.8.3.3.4. Trong các giao thức không kết nối, không cung cấp cơ chế thương thảo. Định danh phiên bản giao thức được giao vận rõ ràng hoặc ẩn trong PDU.
5.8.4. Đặc tính của truyền dẫn chế độ không-kết nối
5.8.4.1. Tất cả thông tin yêu cầu bởi dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) phát đi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) (địa chỉ đến, chất lượng dịch vụ yêu cầu, lựa chọn v.v.) được thể hiện với đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) trong dịch vụ logic đơn truy cập bởi thực thể gửi-tầng (N+1).
5.8.4.2. Tất cả thông tin liên quan tới đơn vị dữ liệu thực thể-tầng (N), cùng với bản thân đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được nhận từ dịch vụ-tầng (N) trong dịch vụ logic đơn truy cập bởi thực thể nhận-tầng (N+1).
5.8.4.3. Để cung cấp dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N), tầng (N) thực hiện các chức năng như đã mô tả trong điều 5.3.3.3. Các chức năng này được hỗ trợ bởi giao thức-tầng (N).
5.8.4.4. Nếu đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) không được thực thể-tầng (N+1) chấp nhận tại thời điểm đến ở điểm truy cập dịch vụ-tầng (N), thực thể-tầng (N+1) có thể áp dụng điều khiển luồng ranh giới dịch vụ (xem 5.8.8.4). Điều này dẫn đến việc xóa bỏ đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) bởi nhà cung cấp dịch vụ-tầng (N) hoặc khi điều khiển luồng được cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ-tầng (N) sử dụng điều khiển luồng ranh giới tại điểm truy cập dịch vụ gửi-tầng (N).
5.8.4.5. Dịch vụ chế độ kết không nối-tầng (N) có thể cho phép truyền dẫn các bản sao của đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) đến số điểm truy cập dịch vụ đến-tầng (N). Đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được phát từ số điểm truy cập dịch vụ nguồn-tầng (N) có thể được nhận tại điểm truy cập dịch vụ đến-tầng (N). Tầng (N) không giả định bất kỳ mối quan hệ logic nào giữa đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N).
5.8.4.6. Không có thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) nào được trao đổi giữa thực thể- tầng (N) liên quan đến sự sẵn sàng của thực thể-tầng (N) để trao đổi dữ liệu sử dụng dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N).
CHÚ THÍCH
1) Cơ chế giao diện cụ thể sử dụng bởi một thực thi riêng biệt, dịch vụ chế độ không-kết nối có thể liên quan đến nhiều hơn một trao đổi giao diện để thực hiện truy cập dịch vụ logic đơn nhằm khởi tạo truyền dẫn chế độ không-kết nối. Tuy nhiên, đây là một khía cạnh nhỏ của thực thi cục bộ.
2) Việc truyền dẫn mỗi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) bởi dịch vụ chế độ kết không nối-tầng (N) nên độc lập hoàn toàn. Tất cả địa chỉ và các thông tin khác do tầng (N) yêu cầu để chuyển đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) đến điểm đến của nó nên được bao gồm trong truy cập dịch vụ cho mỗi truyền dẫn.
3) Đặc điểm cơ bản của dịch vụ chế độ không-kết nối là không có thương thảo về thông số nào đối với một truyền dẫn xảy ra tại thời điểm mà dịch vụ được truy cập và không có liên kết động nào được thiết lập giữa các bên tham gia liên quan. Tuy nhiên, việc tự do lựa chọn có thể được duy trì bằng cách cho phép hầu hết các lựa chọn và giá trị thông số (như là tốc độ truyền, tỉ lệ sai số chấp nhận, v.v.) được quy định tại thời điểm dịch vụ được truy cập. Trong một thực thi cho trước, nếu hệ thống con-tầng (N) cục bộ xác định trực tiếp (từ thông tin có hiệu lực với nó) trong đó việc truyền dẫn đã yêu cầu không được thực hiện theo các điều kiện đã quy định, nó có thể bỏ dở việc truyền dẫn, quay trở lại thực thi thông điệp lỗi cụ thể. Nếu việc xác định giống nhau được tạo ra sau đó thì truy cập dịch vụ sẽ được hoàn thành, việc truyền dẫn bị loại bỏ, khi đó tầng (N) được giả thiết không có thông tin cần thiết để thực hiện mọi hoạt động khác.
5.8.5. Đặc tính truyền dẫn chế độ kết nối
5.8.5.1. Kết nối-tầng (N) là một liên kết được thiết lập để truyền thông giữa hai hoặc nhiều thực thể-tầng (N+1), được định danh bởi địa chỉ-tầng (N) của chúng. Kết nối-tầng (N) được đưa ra như một dịch vụ bởi (N)-tầng, sao cho thông tin có thể được trao đổi giữa thực thể-tầng (N+1).
5.8.5.2. Thực thể-tầng (N+1) có thể có đồng thời một hoặc nhiều (N) kết nối với các thực thể-tầng (N+1) khác, với (N+1) thực thể cho trước và với bản thân nó.
5.8.5.3. Kết nối-tầng (N) được thiết lập bằng cách tham chiếu hoàn toàn, địa chỉ-tầng (N) cho thực thể-tầng (N+1) và địa chỉ-tầng (N) cho một hoặc nhiều thực thể đến-tầng (N+1).
CHÚ THÍCH: Cơ chế giao diện cụ thể được sử dụng bởi một thực thi chế độ kết nối cụ thể có thể bao gồm nhiều trao đổi giao diện để thực hiện truy cập dịch vụ logic đơn nhằm khởi tạo truyền dẫn chế độ kết nối. Tuy nhiên, đây là một khía cạnh nhỏ về thực thi cục bộ.
5.8.5.4. Địa chỉ nguồn-tầng (N) và một hoặc nhiều địa chỉ đến-tầng (N+1) có thể giống nhau. Một hoặc nhiều địa chỉ-tầng (N) có thể giống nhau trong khi địa chỉ-tầng (N) nguồn lại khác nhau. Tất cả có thể khác nhau.
5.8.5.5. Một điểm cuối kết nối-tầng (N) được xây dựng cho mỗi địa chỉ SAP-tầng (N) tham chiếu, hoàn toàn khi kết nối-tầng (N) được thiết lập.
5.8.5.6. Thực thể-tầng (N+1) truy cập kết nối-tầng (N) qua điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
5.8.5.7. Kết nối-tầng (N) có hai hoặc nhiều điểm cuối kết nối-tầng (N).
5.8.5.8. Điểm cuối kết nối-tầng (N) không được chia sẻ bởi thực thể-tầng (N+1) hoặc kết nối-tầng (N).
5.8.5.9. Điểm cuối kết nối-tầng (N) liên quan đến ba phần tử:
a) Thực thể-tầng (N+1);
b) Thực thể-tầng (N) và;
c) Kết nối-tầng (N).
5.8.5.10. Thực thể-tầng (N) và thực thể-tầng (N+1) được liên kết bởi điểm cuối kết nối-tầng (N) là các thực thể được bao gồm bởi địa chỉ SAP tham chiếu-tầng (N) khi kết nối được thiết lập.
5.8.5.11. Điểm cuối kết nối-tầng (N) có một thẻ định danh, gọi là thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N), thẻ định danh này là duy nhất trong phạm vi áp dụng của tầng (N+1) nhất định phải là điểm cuối kết nối-tầng (N).
5.8.5.12. Thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N) không giống với địa chỉ SAP-tầng (N).
5.8.5.13. Thực thể-tầng (N+1) tham chiếu kết nối-tầng (N) sử dụng Thẻ định danh điểm cuối kết nối -tầng (N) của nó.
5.8.5.14. Kết nối đa điểm cuối là các kết nối mà có ba hoặc nhiều điểm cuối kết nối. Hai kiểu kết nối đa điểm cuối được xác định:3
a) Tập trung; và
b) Không tập trung.
5.8.5.15. Kết nối đa điểm cuối tập trung có điểm cuối kết nối trung tâm. Dữ liệu được gửi bởi thực thể kết hợp với điểm cuối kết nối trung tâm được nhận bởi các thực thể kết hợp với tất cả các điểm cuối kết nối khác. Dữ liệu do thực thể gửi đến kết hợp với bất kỳ điểm cuối kết nối khác được nhận bởi thực thể kết hợp với điểm cuối kết nối trung tâm.
5.8.5.16. Ở kết nối đa điểm cuối không tập trung, dữ liệu được gửi bởi thực thể-tầng (N) kết hợp với bất kỳ điểm cuối kết nối được nhận bởi thực thể-tầng (N) kết hợp với tất cả các điểm cuối kết nối khác.
5.8.6. Thiết lập và giải phóng kết nối
5.8.6.1. Giới thiệu
5.8.6.1.1. Tất cả kết nối-tầng (N) yêu cầu các thủ tục thiết lập và giải phóng. Các thủ tục này:
· Có thể được thiết kế để gửi PCI-tầng (N) ở cùng kết nối-tầng (N) với dữ liệu người sử dụng-tầng (N) (đôi khi được gọi là trong dải);
· Có thể được thiết kế để gửi PCI-tầng (N) ở kết nối-tầng (N) khác nhau hơn là dữ liệu người sử dụng-tầng (N) (đôi khi được gọi là ngoài giải); hoặc
· Có thể là các thủ tục ưu tiên.
Các thủ tục ưu tiên không phải là mối quan tâm của OSI. Các thủ tục này có thể hoặc không thể được tiêu chuẩn hóa. Trong tất cả các trường hợp, các đặc tính cơ sở của các thủ tục là giống nhau. Thông tin tương đương được trao đổi nhằm khởi tạo và đồng bộ hóa trạng thái của thực thể -tầng (N) tương ứng. OSI chỉ liên quan đến các thủ tục thiết lập và giải phóng trong và ngoài dải, trong đó các thủ tục này được tiêu chuẩn hóa.
Bảng 1-Chức năng được sử dụng trong chế độ truyền thông
Tham chiếu (Điều nhỏ) | Chức năng | Kết nối | Không-kết nối |
5.8.6 5.8.6.4 5.8.6.5 5.8.7 5.8.8.1 5.8.8.2 5.8.8.3 5.8.8.4 5.8.8.5
5.8.8.6 5.8.9.1 5.8.9.2 5.8.9.3 5.9 5.19 | Thiết lập và giải phóng kết nối Tạm dừng Bắt đầu lại Dồn kênh và chia rẽ Truyền dữ liệu thông thường Quá trình thiết lập Điều khiển luồng Dữ liệu đã phát Phân đoạn Tạo khối Trùng khớp Xếp chuỗi Báo nhận Phát hiện và thông báo lỗi Thiết lập lại Định tuyến Chất lượng dịch vụ | x x x x x x x x x x x x x x x x xx |
x x
x
x
x x x x
x x |
5.8.6.1.2. Các giao thức OSI, điều hành độc lập với các trường hợp thực thể ngang hàng -tầng (N), có thể được sử dụng để điều khiển các tài liệu được yêu cầu để hỗ trợ các thể hiện truyền thông đó. Các giao thức này thường được gọi là "bên ngoài dải" có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc thiết lập kết nối-tầng (N). Thông tin cần thiết cho việc thiết lập kết nối-tầng (N) có thể được truyền tải, không chỉ qua giao thức-tầng (N) trực tiếp (thường được gọi là "trong dải"), mà còn là một phần của giao thức tầng (N) khác nhau, thông dụng với nhiều thể hiện truyền thông.
5.8.6.1.3. Các quy trình không theo tiêu chuẩn có thể được cho phép theo một cách thích hợp mà không ảnh hưởng đến việc điều hành của giao thức-tầng (N) hoặc giao thức-tầng (N+1). Các thủ tục này không ảnh hưởng đến việc ghi địa chỉ, chất lượng dịch vụ, gốc dịch vụ, quản lý OSI, v.v.
5.8.6.1.4. Một vài giao thức-tầng (N) có thể cung cấp cho việc kết hợp các trao đổi giao thức thiết lập kết nối và giải phóng kết nối.
5.8.6.2. Thiết lập kết nối
5.8.6.2.1. Thiết lập kết nối-tầng (N) bằng thực thể ngang hàng-tầng (N) của tầng (N) yêu cầu:
a) Tính sẵn có của dịch vụ-tầng (N-1) giữa thực thể-tầng (N) hỗ trợ; và
b) Cả hai thực thể-tầng (N) ở trạng thái mà chúng có thể thực hiện việc trao đổi giao thức thiết lập kết nối
5.8.6.2.2. Nếu việc thiết lập kết nối không sẵn có thì dịch vụ-tầng (N-1) phải được thiết lập bằng thực thể ngang hàng-tầng (N-1) của tầng (N-1). Điều này yêu cầu với tầng (N-1), các điều kiện giống nhau về tầng (N) đã được mô tả ở trên.
5.8.6.2.3. Cùng một xem xét áp dụng cho dịch vụ tầng thấp hơn hoặc môi trường vật lý mà OSI gặp phải.
5.8.6.2.4. Phụ thuộc vào các đặc điểm của dịch vụ-tầng (N-1) và trao đổi giao thức thiết lập, việc thiết lập kết nối-tầng (N) có thể hoặc không thể được hoàn thành cùng với việc thiết lập kết nối-tầng (N-1).
5.8.6.2.5. Các đặc điểm của dịch vụ-tầng (N) về việc thiết lập kết nối-tầng (N) thay đổi phụ thuộc vào liệu dữ liệu người sử dụng -tầng (N) có thể được truyền bằng cách trao đổi giao thức thiết lập kết nối đối với mỗi hướng kết nối-tầng (N) hay không.
5.8.6.2.6. Khi dữ liệu người sử dụng-tầng (N) được truyền bởi trao đổi giao thức thiết lập kết nối-tầng (N), giao thức tầng (N+1) có thể tận dụng cơ hội này để cho phép kết nối-tầng (N+1) được thiết lập cùng với việc thiết lập của kết nối-tầng (N). Điều này được gọi là "gắn thiết lập kết nối". Nếu việc gắn tại tất cả các tầng được cho phép thì độ dài của thông số dữ liệu người sử dụng trong thiết lập kết nối PDU có thể không xác định được.
5.8.6.2.7. Tại các tầng nhất định, tính phức tạp liên quan đến việc cung cấp tùy tiện các trường dữ liệu người sử dụng trong các gốc thiết lập kết nối ở mỗi tầng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các bản lưu được hoàn thành bằng việc cài sẵn.
5.8.6.2.8. Việc cài sẵn các tầng liền kề mà có chức năng ghép kênh, tái sử dụng, hoặc chất lượng của việc nâng cấp dịch vụ gây ra tính phức tạp và dư thừa của cơ chế. Tính phức tạp và dư thừa này không nhất thiết phải hủy bỏ cả các lợi ích tiềm năng của việc gắn kết. Nhiệm vụ của một tầng là quyết định lúc các phần tử giao thức được chấp nhận ở yêu cầu kết nối hoặc ở yêu cầu dữ liệu đầu tiên, với điều kiện xác định các giao thức cho phép lựa chọn này.
5.8.6.2.9. Nếu việc cài sẵn được sử dụng thì việc không thiết lập được kết nối sẽ dẫn đến việc thất bại trong các thiết lập kết nối được cài sẵn.
5.8.6.3. Giải phóng kết nối
5.8.6.3.1. Thông thường, việc giải phóng kết nối-tầng (N) được khởi tạo bởi một trong các thực thể-tầng (N) kết hợp trong đó.
5.8.6.3.2. Việc giải phóng kết nối-tầng (N) cũng có thể được khởi tạo bởi một trong các thực thể-tầng (N) hỗ trợ nó như là một kết quả của điều kiện ngoại lệ xảy ra trong tầng (N) hoặc các tầng bên dưới.
5.8.6.3.3. Phụ thuộc vào các điều kiện, giải phóng kết nối-tầng (N) có thể dẫn đến việc xóa bỏ dữ liệu người sử dụng-tầng (N).
5.8.6.3.4. Việc giải phóng thứ tự kết nối-tầng (N) yêu cầu tính sẵn có của kết nối-tầng (N-1) hoặc tham chiếu thời gian chung (ví dụ, thời gian hỏng hóc của kết nối-tầng (N-1) và quá hạn chung). Ngoài ra, yêu cầu cả thực thể-tầng (N) trong trạng thái mà chúng có thể thực hiện trao đổi giao thức giải phóng kết nối. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là việc giải phóng kết nối-tầng (N-1) không phải là nguyên nhân của việc giải phóng kết nối-tầng (N) đang sử dụng nó, kết nối-tầng (N-1) có thể được tái thiết lập hoặc kết nối-tầng (N-1) khác thay thế.
CHÚ THÍCH - Tham chiếu thời gian chung liên quan đến sự quá hạn hoặc liên quan đến một trường hợp của dịch vụ.
5.8.6.3.5. Các đặc điểm của dịch vụ-tầng (N) liên quan đến việc giải phóng kết nối-tầng (N) có thể là:
a) Kết nối-tầng (N) được giải phóng tức thời khi giao thức giải phóng được khởi tạo (dữ liệu người sử dụng-tầng (N) chưa được phát đi có thể bị xóa bỏ); hoặc
b) Việc giải phóng bị hoãn đến khi tất cả dữ liệu người sử dụng-tầng (N) gửi trước khi việc khởi tạo trao đổi giao thức giải phóng được phát đi (tức là xác nhận việc phát đi được nhận).
5.8.6.3.6. Dữ liệu người sử dụng-tầng (N) có thể được truyền bởi trao đổi giao thức giải phóng kết nối.
5.8.6.4. Chức năng tạm dừng
Tạm ngừng là một chức năng của OSI được cung cấp bởi tầng (N) t rong đó kết nối-tầng (N-1) có thể được kết thúc trong khi kết nối-tầng (N) được bảo vệ. Chức năng tạm dừng trong tầng (N) có thể được gọi ra tại yêu cầu của tầng cao hơn khi thực thể tầng cao hơn nắm rõ về hoạt động tương lai thì việc giải phóng kết nối-tầng (N-1) sẽ có lợi, hoặc nó có thể được gọi ra trong thời gian thao tác tầng (N) dựa vào sự xuất hiện của một vài điều kiện (ví dụ: một vài giai đoạn thời gian mà không có dữ liệu nào được truyền) tạo thuận lợi để giải phóng kết nối-tầng (N-1)
5.8.6.5. Chức năng khôi phục
Thao tác thường sẽ được khôi phục lại ngay khi một bên tham gia được yêu cầu truyền tải qua kết nối-tầng (N-1) được tạm thời ngưng. Để khôi phục kết nối như vậy, tầng (N) phải thiết lập lại kết nối-tầng (N-1).
5.8.7. Ghép kênh và chia rẽ
5.8.7.1. Trong tầng (N), kết nối-tầng (N) có thể ánh xạ lên trên kết nối-tầng (N-1). Việc ánh xạ có thể là một trong ba loại sau:
a) Trực tiếp;
b) Nhiều kết nối-tầng (N) đến một kết nối-tầng (N-1) (ghép kênh); và
c) Một kết nối-tầng (N) đến nhiều (N-1) kết nối (chia rẽ).
5.8.7.2. Ghép kênh có thể được yêu cầu để:
a) Tạo cho việc sử dụng dịch vụ-tầng (N-1) hiệu quả và kinh tế hơn; và
b) Cung cấp vài kết nối-tầng (N) trong môi trường nơi mà chỉ kết nối-tầng (N-1) đơn tồn tại.
5.8.7.3. Chia rẽ có thể được yêu cầu để:
a) Tăng cường sự tin cậy nơi có sẵn nhiều kết nối-tầng (N-1);
b) Cung cấp mức độ thực hiện được yêu cầu, thông qua việc sử dụng đa kết nối-tầng (N-1); và
c) Đạt được lợi ích kinh tế bằng cách sử dụng đa kết nối-tầng (N-1) với giá thấp với ít hơn mức độ thực hiện được yêu cầu.
5.8.7.4. Ghép kênh và chia rẽ liên kết đến số chức năng kết hợp mà không được yêu cầu cho việc ánh xạ kết nối trực tiếp.
5.8.7.5. Các chức năng kết hợp với ghép kênh là:
a) Định danh kết nối-tầng (N) đối với mỗi đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) truyền qua kết nối-tầng (N-1), để đảm bảo rằng dữ liệu người sử dụng-tầng (N) từ kết nối ghép kênh khác nhau-tầng (N) không bị lẫn lộn. Định danh này khác với định danh của Thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N) và được gọi là Thẻ định danh kết nối giao thức-tầng (N);
b) Điều khiển luồng với mỗi kết nối-tầng (N) nhằm chia sẻ dung lượng của kết nối-tầng (N-1) (xem Điều 5.8.8.3); và
c) Sắp xếp kết nối-tầng (N) tiếp theo được phục vụ qua kết nối-tầng (N-1) khi nhiều kết nối-tầng (N) được chuẩn bị để gửi dữ liệu.
5.8.7.6. Các chức năng kết hợp với chia rẽ là:
a) Sắp xếp việc vận dụng đa kết nối-tầng (N-1) sử dụng trong việc chia rẽ kết nối đơn-tầng (N), và
b) Sắp lại chuỗi đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) kết hợp với kết nối-tầng (N) bởi chúng có thể xuất hiện ngoài chuỗi thậm chí khi mỗi kết nối-tầng (N) bảo đảm chuỗi phát đi (xem Điều 5.8.8.6).
5.8.8. Truyền dữ liệu
5.8.8.1. Truyền dữ liệu thông thường
5.8.8.1.1. Thông tin điều khiển và dữ liệu người sử dụng được truyền giữa thực thể-tầng (N) trong đơn vị dịch vụ giao thức-tầng (N). Đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) là đơn vị của dữ liệu được quy định trong giao thức-tầng (N) và chứa thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) cùng với dữ liệu người sử dụng-tầng (N).
5.8.8.1.2. Thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) được truyền giữa thực thể-tầng (N) sử dụng dịch vụ -tầng (N-1), thông tin điều khiển giao thức -tầng (N) là mọi thông tin hỗ trợ thao tác chung của thực thể-tầng (N). Dữ liệu người sử dụng-tầng (N) được chuyển giữa thực thể-tầng (N) sử dụng dịch vụ-tầng (N-1).
5.8.8.1.3. Đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) có kích thước hạn chế, có thể được giới hạn bởi kích thước của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N-1) và các khả năng của giao thức-tầng (N). Đơn vị dữ liệu giao thức- tầng (N) được ánh xạ vào trong đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1). Việc biểu diễn đơn vị dữ liệu giao thức- tầng (N) được xác định bởi giao thức-tầng (N) hiện hành đối với dịch vụ-tầng (N).
5.8.8.1.4. Đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được truyền giữa thực thể-tầng (N+1) và thực thể-tầng (N) thông qua điểm truy cập dịch vụ-tầng (N). Mỗi đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được truyền như dữ liệu người sử dụng-tầng (N) trong một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N).
5.8.8.1.5. Trao đổi dữ liệu theo các quy tắc giao thức-tầng (N) chỉ có thể xảy ra nếu tồn tại một trường hợp dịch vụ-tầng (N-1). Nếu một trường hợp dịch vụ-tầng (N-1) không tồn tại thì trường hợp dịch vụ đó phải được thiết lập trước khi một trao đổi dữ liệu có thể xuất hiện.
5.8.8.1.6. Chất lượng dịch vụ thông qua khi kết nối được thiết lập liên quan đến luồng đơn vị dữ liệu dịch vụ qua các điểm truy cập dịch vụ.
5.8.8.1.7. Thậm chí khi diễn ra việc tạo khối thì nó luôn nằm trong phạm vi chất lượng của dịch vụ thông qua khi kết nối được thiết lập. Không có trường hợp nào mà dữ liệu bị hoãn không xác định.
5.8.8.2. Truyền dữ liệu trong suốt quá trình thiết lập và giải phóng kết nối
5.8.8.2.1. Dữ liệu người sử dụng-tầng (N) có thể được truyền trong trao đổi giao thức thiết lập kết nối-tầng (N) và trong trao đổi giao thức giải phóng kết nối-tầng (N).
5.8.8.2.2. Trao đổi giao thức giải phóng kết nối có thể liên kết với trao đổi giao thức thiết lập kết nối (xem Điều 5.8.6) để cung cấp phương tiện để phát đi đơn vị dữ liệu người sử dụng -tầng (N) giữa thực thể-tầng (N+1) tương ứng với sự xác nhận việc nhận.
5.8.8.3. Điều khiển luồng
5.8.8.3.1. Nếu các chức năng điều khiển luồng được cung cấp trong chế độ không kết nối thì chúng chỉ được điều hành ở đơn vị dữ liệu giao thức và đơn vị dữ liệu dịch vụ.
5.8.8.3.2. Hai kiểu điều khiển luồng được định danh:
a) Điều khiển luồng ngang hàng kiểm soát tốc độ tại đó đơn vị dữ liệu người sử dụng-tầng (N) được gửi giữa thực thể-tầng (N) hỗ trợ việc truyền dẫn chế độ không-kết nối-tầng (N) hoặc chế độ kết nối-tầng (N). Điều khiển luồng ngang hàng yêu cầu các định nghĩa giao thức và được dựa trên kích thước của đơn vị dữ liệu giao thức; và
b) Điều khiển luồng ranh giới dịch vụ kiểm soát tốc độ mà tại đó đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được truyền giữa thực thể-tầng (N+1) và thực thể -tầng (N) hỗ trợ dịch vụ của chế độ không-kết nối-tầng (N) hoặc chế độ kết nối-tầng (N). Điều khiển luồng ranh giới dịch vụ được dựa trên kích cỡ của đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N).
5.8.8.3.3. Trong truyền dẫn chế độ không-kết nối, điều khiển luồng ngang hàng có thể điều hành PDU-tầng (N) trong SDU-tầng (N), nhưng không qua ranh giới SDU-tầng (N).
CHÚ THÍCH - Tuy nhiên điều khiển luồng ngang hàng có thể dẫn đến hoạt động thực tế qua các ranh giới SDU-tầng (N). Hoạt động này là một trường hợp khi tầng con sử dụng giao thức của chế độ không-kết nối điều hành thông qua tầng con điều hành giao thức của chế độ kết nối. SDU-tầng (N) nối tiếp nhau có thể được chứa trong các PDU không kết nối, bản thân các PDU này được chứa trong các PDU của giao thức chế độ kết nối. Điều khiển luồng ngang hàng thực hiện trên các PDU này do đó dẫn đến hoạt động qua các ranh giới SDU-tầng (N).
5.8.8.3.4. Ghép kênh trong một tầng có thể yêu cầu chức năng điều khiển luồng ngang hàng đối với các luồng đơn lẻ (xem 5.8.7.5).
5.8.8.3.5. Các chức năng điều khiển luồng ngang hàng yêu cầu thông tin điều khiển luồng được bao gồm trong thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N).
5.8.8.3.6. Nếu kích thước của đơn vị dữ liệu dịch vụ vượt quá kích cỡ tối đa của một phần dữ liệu người sử dụng -tầng (N) của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) thì phân đoạn đầu tiên phải được thực hiện ở đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) nhằm giúp nó phù hợp với đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N). Sau đó điều khiển luồng ngang hàng có thể được áp dụng trên đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N).
5.8.8.4. Truyền dữ liệu đã gửi
5.8.8.4.1. Đơn vị dữ liệu đã gửi là một đơn vị dữ liệu dịch vụ dược truyền và/hoặc xử lý với ưu thế trên các đơn vị dữ liệu dịch vụ thường. Dịch vụ truyền dữ liệu đã gửi có thể được sử dụng cho các mục đích báo hiệu và ngắt. Dữ liệu đã gửi chỉ được cung cấp trong truyền dẫn chế độ kết nối.
5.8.8.4.2. Luồng dữ liệu đã gửi độc lập với các trạng thái và thao tác của luồng dữ liệu thường, mặc dù dữ liệu gửi ở hai luồng có thể liên quan logic với nhau. Xét về mặt quan niệm, kết nối hỗ trợ luồng đã gửi có thể được xem là có hai kênh nhỏ, một cho dữ liệu thường, một cho dữ liệu đã gửi. Dữ liệu gửi trên kênh đã gửi được cho là có ưu thế so với dữ liệu thông thường.
5.8.8.4.3. Việc truyền đảm bảo rằng đơn vị dữ liệu đã gửi sẽ không được phân tán sau bất kỳ đơn vị dữ liệu dịch vụ hay đơn vị dữ liệu đã gửi nào đã gửi trên kết nối.
5.8.8.4.4. Do luồng đã gửi giả định sử dụng để truyền một lượng nhỏ dữ liệu, đơn giản hóa các cơ chế điều khiển luồng có thể được sử dụng trên luồng dữ liệu này.
5.8.8.4.5. Đơn vị dữ liệu dịch vụ tầng (N) được xử lý bởi thực thể nhận -tầng (N+1) có ưu thế so với đơn vị dữ liệu dịch vụ thường-tầng (N).
5.8.8.4.6. SDU-tầng (N) đã gửi được liên kết với kết nối-tầng (N) cụ thể. Dữ liệu đã gửi được xác định liên quan đến luồng dữ liệu thường của kết nối-tầng (N) liên kết. Không nhất thiết phải đã gửi đối với kết nối-tầng (N) khác hoặc các kết nối trong các tầng cao hơn hoặc thấp hơn. Dữ liệu đã gửi tại tầng (N) không nhất thiết đã gửi tại tầng thấp hơn.
5.8.8.4.7. Khi thiết lập lại, dữ liệu đã gửi không bị phá hủy và không bị xáo trộn. Thực thể nhận có thể quyết định ở một vài phản hồi nhằm hủy bỏ đầu ra bị phá hủy, nhưng đó là một bước riêng biệt. Thêm nữa, dữ liệu đã gửi không được cung cấp như một phương pháp để đưa ra hai nhánh chuyển đổi tại các mức ưu tiên khác nhau. Dữ liệu đã gửi được sử dụng trong các trường hợp ngoại lệ; không phải một phần của truyền dữ liệu thường lệ.
5.8.8.4.8. Truyền dữ liệu đã gửi xác định ở đây không xuất hiện cùng với truyền dữ liệu chế độ không-kết nối. Mặc dù kết quả tương tự có thể đạt được bằng cách yêu cầu chất lượng các thông số dịch vụ khác nhau, như là thời gian trễ thấy hơn hay "ưu thế" cao hơn nhưng không thể đảm bảo việc phân phát trước "bất kỳ SDU thường theo sau" bởi phương tiện đó.
5.8.8.4.9. Các ràng buộc được áp đặt bởi các mệnh đề trên là các đơn vị dữ liệu đã gửi:
1) Có một kích cỡ giới hạn; và
2) Dễ bị phân chia các cơ chế điều khiển luồng trong mỗi tầng (N).
5.8.8.4.10. Nhìn chung, ràng buộc thứ hai có nghĩa là một số lượng nhỏ đơn vị dữ liệu đã gửi đáng chú ý ở một thời điểm.
5.8.8.4.11. Kết quả của các ràng buộc này là sử dụng cảnh cáo nhằm ánh xạ dịch vụ dữ liệu đã gửi tầng (N) đến dịch vụ dữ liệu đã gửi- tầng (N-1):
1) Giới hạn kích cỡ có thể yêu cầu sự phụ thuộc giữa các tầng nhằm làm phù hợp các kích cỡ hoặc yêu cầu phân đoạn và tạo khối SDU đã gửi-tầng (N) tại tầng (N-1).
CHÚ THÍCH - Nếu người gửi cung cấp ánh xạ của một dịch vụ đã gửi thông qua các tầng, ví dụ: ứng dụng cho các tầng phiên và có các hạn chế về kích thước như nhau sao cho không có sự phân đoạn nào, sau đó trạm nhận sẽ điều hành việc hỗ trợ dịch vụ đã gửi trên cơ sở từng tầng một để xem liệu nó có thể cung cấp cùng ánh xạ dịch vụ đã gửi hay không khi đó là người gửi. Do đó, các giới hạn kích thước không được chính thức gọi ra trong tiêu chuẩn.
2) Có thể xảy ra một số vấn đề trong việc quản lý việc sử dụng dịch vụ đã gửi-tầng (N-1) nếu dịch vụ đó được sử dụng bởi tầng (N) trong quá trình vận hành giao thức-tầng (N) và trong việc cung cấp dịch vụ đã gửi-tầng (N).
3) Một ánh xạ như vậy không nên được hoàn thành nếu tầng (N) thực hiện việc ghép kênh trên kết nối-tầng (N-1). Điều khiển luồng ở dịch vụ đã gửi tại tầng (N-1) có thể can thiệp và ngăn chặn dịch vụ đã gửi trên kết nối-tầng (N), ghép kênh trên kết nối-tầng (N-1).
5.8.8.4.12. Vì vậy, SDU-tầng (N) đã gửi do toàn bộ chức năng-tầng (N-1) thực hiện và chỉ phản hồi trên cơ sở phương tiện truyền dữ liệu -tầng (N-1), không phải dựa trên các dịch vụ đặc biệt của tầng (N-1), như là dịch vụ đã gửi-tầng (N-1). Có thể xảy ra ngoại lệ khi giao thức -tầng (N) không sử dụng dịch vụ dự phòng - tầng (N-1). Trong trường hợp này, đơn vị dữ liệu dịch vụ đã gửi-tầng (N) có thể được chuyển trực tiếp tới dịch vụ đã gửi-tầng (N-1).
5.8.8.4.13. Tuy có thể nhận thấy được rất rõ các trường hợp, bắt buộc như đã chú thích ở trên nhưng để ánh xạ SDU đã gửi- tầng (N) đến SDU đã gửi-tầng (N-1) thì ánh xạ này có thể được bỏ qua nếu có thể. Trong một vài trường hợp, các tầng có thể được yêu cầu để cung cấp nhiều dịch vụ đã gửi hơn như là điều khiển luồng đã gửi đảm bảo hay điều khiển luồng linh hoạt hơn, v.v. Các cơ chế hiệu quả như vậy dẫn đến khuyến cáo nhằm tránh ánh xạ đã gửi-tầng (N) đến ánh xạ đã gửi-tầng (N-1).
5.8.8.4.14. Chú ý rằng dịch vụ đã gửi không đảm bảo các cơ chế điều khiển luồng tầng thấp hơn có thể được thông qua. Thông điệp đã gửi có thể bị chặn vĩnh viễn.
5.8.8.5. Phân đoạn, tạo khối và ghép nối
5.8.8.5.1. Các đơn vị dữ liệu trong các tầng khác nhau không nhất thiết phải có kích cỡ phù hợp. Cần phải thực hiện việc phân đoạn, nghĩa là: để ánh xạ đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) đến nhiều đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N). Tương tự, sự chia cắt có thể xảy ra khi đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) được ánh xạ đến đơn vị dữ liệu dịch vụ -tầng (N-1). Vì cần duy trì định danh của đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) trên kết nối-tầng (N) nên các chức năng phải có sẵn để định danh các đoạn của đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) và cho phép thực thể-tầng (N) tương ứng ghép lại đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N).
5.8.8.5.2. Phân đoạn có thể yêu cầu thông tin có trong thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N). Trong một tầng, thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) được bổ sung vào đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) để tạo thành đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) khi không có phân đoạn hoặc tạo khối nào được thực hiện (xem Hình 10a). Nếu phân đoạn được thực hiện thì đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) được ánh xạ đến một vài đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) với thông tin điều khiển giao thức bổ sung-tầng (N) [xem Hình 10b]
5.8.8.5.3. Ngược lại, cần thực hiện tạo khối. Tạo khối là cơ chế mà ở đó một vài đơn vị dữ liệu dịch vụ- tầng (N) với thông tin điều khiển giao thức bổ sung-tầng (N) tạo ra đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N)[xem Hình 10c]
5.8.8.5.4. Mô hình tham chiếu cũng cho phép việc ghép nối ở đó một vài đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) được ghép nối trong đơn vị dữ liệu dịch vụ đơn-tầng (N-1) [xem Hình 10d]
5.8.8.5.5. Các chức năng phân đoạn và ghép nối có thể xảy ra trong quá trình truyền chế độ không-kết nối. Các chức năng tạo khối và tách khối không được phép trong quá trình truyền dẫn chế độ không-kết nối.
5.8.8.6. Xếp chuỗi
5.8.8.6.1. Dịch vụ-tầng (N-1) cung cấp bởi tầng (N-1) của kiến trúc OSI không thể bảo đảm việc phân tán đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1) trong cùng thứ tự khi chúng được đệ trình bởi tầng (N). Trong trường hợp như vậy, nếu tầng (N) cần duy trì thứ tự của đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1) truyền qua tầng (N), các cơ chế xếp chuỗi phải có mặt trong tầng (N). Việc xếp chuỗi yêu cầu thông tin điều khiển giao thức bổ sung-tầng (N).
5.8.8.6.2. Trong quá trình truyền chế độ không-kết nối, việc xếp chuỗi xảy ra chỉ khi được áp dụng cho SDU-tầng (N).
5.8.9. Chức năng lỗi
5.8.9.1. Báo nhận
5.8.9.1.1. Chức năng báo nhận có thể được sử dụng bởi thực thể-tầng (N) sử dụng giao thức-tầng (N) để có khả năng tìm ra sự mất mát của đơn vị dữ liệu giao thức cao hơn là được cung cấp bởi tầng (N-1). Mỗi đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) truyền giữa thực thể-tầng (N) tương ứng được tạo ra duy nhất sao cho người nhận có thể báo tin cho người gửi việc nhận đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N). Chức năng báo nhận cũng có thể phỏng đoán việc không nhận đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) và yêu cầu cho hoạt động sửa chữa.
5.8.9.1.2. Chức năng báo nhận có thể yêu cầu thông tin có trong thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N)
5.8.9.1.3. Lược đồ về định danh duy nhất đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các chức năng khác như là tìm ra các đơn vị dữ liệu giống nhau, phân đoạn và xếp chuỗi.
5.8.9.1.4. Trong quá trình truyền chế độ không-kết nối, chức năng báo nhận có thể chỉ áp dụng cho PDU-tầng (N), không áp dụng ở SDU-tầng (N).
CHÚ THÍCH - Các dạng báo nhận khác như là xác nhận việc phân phát và xác nhận việc thực hiện hoạt động dành cho việc nghiên cứu thêm.
a) Không phân đoạn và không tạo khối | b) Phân đoạn/Ghép lại |
c) Tạo khối/tách khối | d) Ghép nối/Phân chia |
SDU Đơn vị dữ liệu dịch vụ
PCI Thông tin điều khiển giao thức
PDU Đơn vị dữ liệu giao thức
CHÚ THÍCH
1) Hình này không bao hàm bất kỳ mối quan hệ tiềm năng nào giữa thông tin điều khiển giao thức và dữ liệu người sử dụng trong đơn vị dữ liệu giao thức.
2) Trong trường hợp ghép nối, đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) không nhất thiết bao gồm trong đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N).
Hình 10 - Mối quan hệ giữa đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N), đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) và đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N-1) trong một tầng
5.8.9.2. Phát hiện và thông báo lỗi
5.8.9.2.1. Các chức năng phát hiện và thông báo lỗi có thể được sử dụng bởi giao thức-tầng (N) nhằm cung cấp khả năng phát hiện lỗi của đơn vị dữ liệu giao thức và phát hiện sự sai lạc dữ liệu cao hơn là được cung cấp bởi dịch vụ-tầng (N-1).
5.8.9.2.2. Phát hiện và thông báo lỗi có thể yêu cầu rằng thông tin bổ sung được bao gồm trong thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N).
5.8.9.2.3. Trong chế độ không-kết nối, khi nhà cung cấp dịch vụ-tầng (N) cung cấp một thông báo về việc phát hiện sự sai lạc dữ liệu hoặc mất mát đơn vị dữ liệu giao thức, phân phát nhầm.v.v.. không thể tin cậy vào khả năng thực hiện đối với mỗi thể hiện phát hiện lỗi.
5.8.9.3. Thiết lập lại
5.8.9.3.1. Một số dịch vụ yêu cầu chức năng thiết lập lại để khôi phục từ mất mát đồng bộ hóa giữa thực thể tương ứng-tầng (N). Chức năng thiết lập lại đặt thực thể tương ứng -tầng (N) vào trạng thái xác định trước với sự mất mát hoặc sao chép dữ liệu có thể xảy ra.
CHÚ THÍCH - Các chức năng bổ sung có thể được yêu cầu để xác định tại điểm mà việc truyền dữ liệu tin cậy bị ngắt.
5.8.9.3.2. Số lượng dữ liệu người sử dụng-tầng (N) có thể được truyền tại kết hợp với chức năng thiết lập lại-tầng (N).
5.8.9.3.3. Chức năng thiết lập lại có thể yêu cầu rằng thông tin bao gồm trong thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) của đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N).
5.8.9.3.4. Chức năng thiết lập lại không áp dụng trong quá trình truyền chế độ không-kết nối.
5.9. Định tuyến
Chức năng định tuyến trong tầng (N) khiến cho việc truyền bị trì hoãn bởi chuỗi thực thể-tầng (N). Thực tế là việc truyền được định tuyến bởi thực thể-tầng (N) trung gian không được nhận biết bởi các tầng thấp hơn hoặc các tầng cao hơn. Một thực thể-tầng (N) tham gia vào chức năng định tuyến có thể có bảng định tuyến.
5.10. Chất lượng dịch vụ (QOS)
5.10.1. Giới thiệu
5.10.1.1. Chất lượng dịch vụ (QOS) là tên chung đặt cho một tập các thông số kết hợp với (N)- dữ liệu truyền giữa điểm truy cập dịch vụ-tầng (N).
5.10.1.2. Có hai loại chất lượng thông số dịch vụ. Loại đầu tiên áp dụng cho cả chế độ kết nối và chế độ không-kết nối. Loại thứ hai chỉ áp dụng cho dịch vụ của chế độ kết nối. Các danh sách thông số đưa ra chỉ là minh họa. Các thông số riêng lẻ được xác định cho mỗi tầng.
5.10.2. Các thông số kết nối/không-kết nối
5.10.2.1. Các thông số này áp dụng cho việc cung cấp dịch vụ chế độ kết nối-tầng (N) hoặc dịch vụ chế độ không-kết nối-tầng (N).
5.10.2.2. Các thông số liên quan đến việc truyền đơn
5.10.2.2.1. Đối với dịch vụ của chế độ kết nối-tầng (N), các thông số được thương thảo trong quá trình thiết lập kết nối-tầng (N). Đối với dịch vụ của chế độ không-kết nối, các thông số được xác định toàn bộ bởi cách thức của truyền dẫn dữ liệu đơn tầng -tầng (N) và giống với các thông số xác định cho dịch vụ của chế độ kết nối-tầng (N). Các thông số có thể xảy ra là:
a) Trì hoãn việc truyền theo mong đợi;
b) Khả năng xảy ra sai lạc;
c) Khả năng mất mát hoặc sao chép;
d) Khả năng phân phát nhầm;
e) Giá cả;
f) Bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép; và
g) Quyền ưu tiên.
5.10.2.3. Các thông số liên quan đến việc đa truyền dẫn
5.10.2.3.1. Các thông số áp dụng cho truyền dữ liệu-tầng (N) giữa các cặp điểm truy cập dịch vụ-tầng (N). Các thông số có thể xảy ra là:
a) Thông lượng mong đợi, và
b) Khả năng nằm ngoài chuỗi phân phát
5.10.3. Các thông số của chế độ kết nối
5.10.3.1. Các thông số này chỉ áp dụng cho dịch vụ của chế độ kết nối -tầng (N) và do giao thức-tầng (N) thương thảo trong suốt quá trình thiết lập kết nối-tầng (N).
5.10.3.2. Các thông số có thể xảy ra là:
a) Trì hoãn thiết lập kết nối;
b) Khả năng không thiết lập kết nối;
c) Trì hoãn giải phóng kết nối;
d) Khả năng không giải phóng kết nối;
e) Khả năng phục hồi kết nối.
6.1. Các tầng cụ thể
6.1.1. Cấu trúc chung của kiến trúc OSI mô tả trong Điều 5 cung cấp các quan niệm mà mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở được dẫn xuất từ đó, tạo ra các lựa chọn cụ thể cho các tầng và nội dung của chúng.
6.1.2. Mô hình tham chiếu gồm bảy tầng:
a) Tầng ứng dụng (tầng 7);
b) Tầng trình diễn (tầng 6);
c) Tầng phiên (tầng 5);
d) Tầng giao vận (tầng 4);
e) Tầng mạng (tầng 3);
f) Tầng liên kết dữ liệu (tầng 2);
g) Tầng vật lý (tầng 1).
6.1.3. Các tầng này được minh họa trong hình 11.
Hình 11 - Mô hình tham chiếu bảy tầng và các giao thức ngang hàng
6.1.4. Tầng cao nhất là tầng ứng dụng và tầng này bao gồm các thực thể ứng dụng mà phối hợp trong môi trường OSI. Tầng thấp nhất cung cấp các dịch vụ mà các thực thể ứng dụng phối hợp thông qua nó.
6.1.5. Các tầng 1 đến 6, cùng với môi trường vật lý trong OSI cung cấp việc cải tiến dịch vụ truyền từng bước một. Ranh giới giữa hai tầng định danh một giai đoạn trong việc cải tiến các dịch vụ này ở đó tiêu chuẩn về dịch vụ OSI được xác định trong khi việc vận hành của các tầng được chi phối bởi các tiêu chuẩn giao thức OSI.
6.1.6. Không phải tất cả các hệ thống mở đều cung cấp nguồn ban đầu hoặc điểm đến cuối cùng của dữ liệu. Khi môi trường vật lý cho OSI không liên kết trực tiếp tất cả hệ thống mở thì một vài hệ thống mở chỉ hoạt động như các hệ thống mở chuyển tiếp, chuyển dữ liệu tới các hệ thống mở khác. Các chức năng và giao thức mà hỗ trợ việc gửi dữ liệu sau đó được cung cấp trong các tầng thấp hơn. Điều này được minh họa trong Hình 12.
Hình 12 - Các hệ thống mở chuyển tiếp liên quan đến việc truyền
6.2. Các quy tắc được sử dụng để xác định bảy tầng trong mô hình tham chiếu
6.2.1. Các quy tắc sau đây được sử dụng để xác định bảy tầng trong Mô hình tham chiếu và giúp ích cho việc hướng dẫn thêm các quyết định trong việc xây dựng các tiêu chuẩn OSI:
CHÚ THÍCH - Có thể khó để chứng minh rằng việc sắp tầng cụ thể đã chọn là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, có các nguyên tắc chung mà có thể được áp dụng cho vấn đề ranh giới nên được đặt ở đâu và có bao nhiêu ranh giới được đặt.
a) Không tạo ra quá nhiều tầng để thực hiện kỹ thuật hệ thống với nhiệm vụ mô tả và hợp nhất các tầng sẽ khó khăn hơn mức cần thiết.
b) Tạo ra ranh giới tại điểm mà ở đó việc mô tả các dịch vụ có thể là nhỏ và số các tương tác qua ranh giới được giảm thiểu.
c) Tạo ra các tầng riêng để sử dụng các chức năng khác nhau trong quy trình đã thực hiện hoặc công nghệ liên quan.
d) Tập hợp các chức năng tương tự trong cùng một tầng.
e) Lựa chọn các ranh giới tại điểm mà trước đó đã thành công.
f) Tạo ra tầng các chức năng định vị dễ dàng sao cho tầng này có thể được thiết kế lại toàn bộ và các giao thức của nó thay đổi theo một cách chủ yếu để tận dụng các tiến bộ mới trong công nghệ kiến trúc, công nghệ phần cứng hoặc công nghệ phần mềm mà không thay đổi các dịch vụ mong đợi và cung cấp cho các tầng liền kề.
g) Tạo ra ranh giới mà ở đó nó hữu ích tại vài điểm trong thời gian có giao diện tương ứng được tiêu chuẩn hóa
CHÚ THÍCH:
1 Mặt thuận lợi và hạn chế của việc tiêu chuẩn hóa các giao diện trong các hệ thống mở không được xem xét trong tiêu chuẩn này. Cụ thể, đề cập hoặc tham chiếu đến nguyên tắc g), không cần phải bao hàm lợi ích của các tiêu chuẩn về các giao diện bên trong.
2. Điều quan trọng cần chú ý là bản thân OSI không yêu cầu các giao diện trong các hệ thống mở được tiêu chuẩn hóa. Thêm nữa, bất cứ khi nào các tiêu chuẩn về giao diện này được xác định thì việc tuân thủ các tiêu chuẩn về giao diện bên trong này không thể được xem như một điều kiện mở.
h) Tạo ra một tầng mà ở đó có nhu cầu về mức độ trừu tượng khác nhau thì sử dụng dữ liệu, ví dụ: hình thái học, cú pháp, ngữ nghĩa.
i) Cho phép các thay đổi của chức năng hoặc giao thức được tạo ra trong một tầng mà không ảnh hưởng đến các tầng khác; và
j) Tạo cho mỗi tầng, các ranh giới chỉ với tầng cao hơn hoặc thấp hơn.
Các nguyên tắc tương tự được áp dụng cho việc sắp tầng;
k) Tạo thêm việc phân nhóm và tổ chức các chức năng để hình thành các tầng con trong một tầng trong các trường hợp mà các dịch vụ truyền riêng biệt cần nó.
l) Tạo ra hai hoặc nhiều tầng con với dữ liệu được chia sẻ chung, do đó chức năng tối thiểu cho phép điều hành giao diện với các tầng liền kề, và
m) Cho phép đi qua các tầng con.
6.3. Mô tả tầng
6.3.1. Đối với mỗi tầng trong bảy tầng định danh ở trên, Điều 7 cung cấp:
a) Phác thảo về mục đích của tầng;
b) Mô tả các dịch vụ được đưa ra bởi một tầng đến một tầng ở trên, và
c) Mô tả các chức năng cung cấp bởi một tầng và việc sử dụng các dịch vụ cung cấp bởi một tầng ở dưới.
Các mô tả không tự cung cấp định nghĩa hoàn thiện về các dịch vụ và giao thức đối với mỗi tầng. Các mô tả này là chủ đề của các tiêu chuẩn riêng.
6.3.2. Các tiện ích và các chức năng đã liệt kê ở Điều 7 về mỗi tầng biểu diễn tập các khả năng có kiến trúc. Định nghĩa dịch vụ bắt nguồn từ các định nghĩa này đối với mỗi tầng cụ thể có thể bao gồm một số hoặc tất cả các phương tiện và nó có thể không được miêu tả bởi thông số QoS nào hoặc điều mô tả bởi một số hay tất cả các thông số QoS xác định tầng trong Điều 7 và Điều 5.10. Đặc tả giao thức bắt nguồn từ các định nghĩa về tầng cụ thể có thể gọi ra một số hoặc tất cả các chức năng được xác định cho tầng. Dịch vụ hoặc chức năng như vậy bắt buộc không vận dụng hoặc không gọi các phương tiện hoặc các chức năng không được liệt kê.
6.4. Sự kết hợp của chế độ kết nối và chế độ không-kết nối
6.4.1. Việc cung cấp các dịch vụ của chế độ kết nối và chế độ không-kết nối trong các tầng cụ thể của mô hình tham chiếu và các đặc điểm của các dịch vụ này, cùng với việc cung cấp các chức năng cho việc chuyển đổi trong một tầng giữa một chế độ của dịch vụ và một chế độ khác nhằm đảm bảo rằng nó có khả năng xác định xem liệu việc liên kết hoạt động giữa các hệ thống mở có xảy ra hay không. Để tối đa hóa khả năng liên kết hoạt động và để hạn chế sự phức tạp của giao thức, có giới hạn về số tầng mà việc biến đổi giữa một chế độ dịch vụ và chế độ khác có thể xảy ra. Giới hạn này áp dụng cho các tầng như sau:
a) Các xem xét đặc biệt áp dụng cho tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu. Các dịch vụ của chế độ kết nối và chế độ không-kết nối không được phân biệt đối với tầng vật lý. Các dịch vụ của tầng vật lý. Các dịch vụ của tầng vật lý được xác định bởi các đặc điểm của môi trường tiềm tàng và quá đa dạng để chấp nhận phân loại thành thao tác các chế độ kết nối và chế độ không-kết nối. Các chức năng trong tầng liên kết dữ liệu phải biến đổi giữa các dịch vụ được đưa ra bởi tầng vật lý và kiểu dịch vụ liên kết dữ liệu yêu cầu.
b) Sự biến đổi có thể được cung cấp trong tầng mạng nhằm hỗ trợ dịch vụ-mạng của chế độ cho trước qua dịch vụ liên kết dữ liệu hoặc dịch vụ-mạng con của chế độ khác. Cùng với việc chuyển tiếp, sự biến đổi này còn cung cấp một dịch vụ -mạng giữa các đầu của chế độ cho trước qua các mạng con được ghép nối và/hoặc các dịch vụ liên kết dữ liệu của chế độ này hoặc chế độ khác. Việc hỗ trợ các biến đổi mà ở đó chúng cần cung cấp chế độ của dịch vụ-mạng là yêu cầu của các tiêu chuẩn về OSI.
c) Sự biến đổi có thể được cung cấp trong tầng giao vận với điều kiện chỉ sử dụng các chức năng của giao thức bổ sung đã giới hạn qua các chức năng yêu cầu để hỗ trợ các chế độ của dịch vụ giao vận qua cùng chế độ của dịch vụ-mạng. Bởi việc chuyển tiếp không được cho phép trong tầng giao vận nên các biến đổi như vậy chỉ có thể áp dụng giữa các hệ thống cuối. Việc hỗ trợ cho các biến đổi như vậy không phải là yêu cầu của các tiêu chuẩn về OSI.
d) Sự biến đổi trong tầm trình diễn và tầng phiên là không được phép.
e) Không có giới hạn về biến đổi nào được áp đặt tại tầng ứng dụng.
CHÚ THÍCH - Không có khả năng (bởi giao thức giao vận vận hành giữa các hệ thống cuối) cho một giao thức giao cung cấp dịch vụ giao vận trong thể hiện truyền thông giữa hai hệ thống cuối sử dụng các chế độ dịch vụ-mạng khác nhau.
6.4.2. Tuân theo các giới hạn mà:
a) Một hệ thống thực như đã xác định đã xác định trong điều 4.1.2 phải hỗ trợ của dịch vụ giao vận qua dịch vụ-mạng của cùng một chế độ (vận dụng việc biến đổi trong tầng mạng nếu cần thiết); ngoài ra, hệ thống như vậy có thể cung cấp việc biến đổi trong tầng giao vận.
b) Một hệ thống thực mà chỉ hỗ trợ chế độ của dịch vụ giao vận bằng cách cung cấp sự biến đổi trong tầng giao vận từ dịch vụ-mạng của chế độ còn lại là không hoàn toàn mở rộng như đã xác định trong điều 4.1.2, bởi hệ thống như vậy không có khả năng giao tiếp với hệ thống mà chỉ cung cấp chế độ của dịch vụ giao vận qua dịch vụ-mạng của cùng một chế độ.
CHÚ THÍCH - Giới hạn mà chế độ của dịch vụ giao vận phải do cùng một chế độ của dịch vụ-mạng hỗ trợ được áp dụng sao cho các hệ thống có thể giao tiếp mà không yêu cầu thỏa thuận trước với chế độ của dịch vụ-mạng được sử dụng. Thỏa thuận trước tồn tại giới hạn này không phải áp dụng mặc dù các yêu cầu với hệ thống là hoàn toàn mở như đã trình bày trong mục a) ở trên.
6.5. Cấu hình của các Hệ thống Mở OSI
6.5.1. Định nghĩa
6.5.1.1. Hệ thống cuối OSI (OSI End System)
Hệ thống mở với một thể hiện truyền thông riêng rẽ là nguồn sau cùng hoặc điểm đến của dữ liệu.
6.5.1.2. Hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N) (OSI-(N)-Relay System)
Hệ thống mở với một thể hiện truyền thông riêng rẽ, sử dụng các chức năng OSI và bao gồm các chức năng của tầng (N) và một chức năng chuyển tiếp được thực hiện trong tầng (N).
6.5.2. Đặc tính
6.5.2.1. Mô hình tham chiếu không giới hạn cho các cấu hình mà chỉ hai hệ thống mở thực tham gia vào việc truyền, không giới hạn cho các cấu hình mà tất cả hệ thống mở thực tham gia được kết nối với một hệ thống có trong các hệ thống mở thực khác cung cấp các chức năng chuyển tiếp (xem điều 5.3).
6.5.2.2. Để phân biệt giữa các vai trò của các hệ thống mở thực có trong thể hiện truyền thông, hệ thống mở thực mà có quá trình ứng dụng đóng vai trò là nguồn cuối cùng hoặc điểm đến của dữ liệu được gọi là hệ thống mở thực cuối (OSI) đối với thể hiện truyền thông đó và hệ thống mở thực mà đang cung cấp chức năng chuyển tiếp tại tầng (N) được gọi là hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N) đối với thể hiện truyền thông đó.
6.5.2.3. Từ quan niệm về thể hiện truyền thông riêng rẽ, một hệ thống mở thực có thể đóng vai trò của hệ thống cuối hoặc hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N), nhưng không nhất thiết phải hoạt động trong cùng một cách đối với tất cả các thể hiện truyền thông mà nó liên quan. Hai quan niệm khác nhau của cùng một hệ thống mở có thể xuất hiện liên tiếp hoặc đồng thời khi hệ thống mở tham gia vào việc truyền thông với cùng hoặc các hệ thống khác nhau.
6.5.2.4. Trong các cấu hình có trong các hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N), mô hình tham chiếu xem xét trường hợp mà một vài mạng con (xem điều 7.5.1) được sử dụng nối tiếp hoặc song song (xem điều 7.5.2.3). Điều này có trong các chức năng định tuyến và chức năng chuyển tiếp để thiết lập các kết nối thông qua các mạng của hệ thống chuyển tiếp OSI-tâng (N). Các chức năng này hỗ trợ việc xúc tiến dữ liệu thông qua các hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N) được cung cấp trong ba tầng thấp hơn (xem điều 6.1) hoặc trong tầng ứng dụng.
6.5.2.5. Trong ngữ cảnh về các ứng dụng phân tán, việc chuyển tiếp có thể được thực hiện trong các thực thể ứng dụng.
6.5.2.6. Do đó các thực thể giao vận chỉ được liên quan trong các thể hiện truyền thông mà các hệ thống mở hoạt động như các hệ thống cuối OSI hoặc như các hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N) khi chức năng chuyển tiếp xảy ra trong tầng ứng dụng.
7. Mô tả chi tiết kiến trúc OSI kết quả
7.1. Tầng ứng dụng
7.1.1. Định nghĩa
7.1.1.1. Thực thể ứng dụng (application-entity)
Phần tử tích cực trong quá trình ứng dụng bao gồm một tập các khả năng thích hợp với OSI và được xác định cho tầng ứng dụng, tầng ứng dụng đó tương ứng với kiểu thực thể ứng dụng cụ thể (không có bất kỳ khả năng thêm nào được sử dụng).
7.1.1.2. Cú pháp trừu tượng (abstract syntax)
Đặc tả các đơn vị dữ liệu giao thức ứng dụng bằng cách sử dụng các quy tắc ký hiệu mà độc lập với kỹ thuật mã hóa sử dụng để biểu diễn chúng.
7.1.2. Mục đích
7.1.2.1. Vì là một tầng cao nhất trong mô hình tham chiếu của liên kết Hệ thống mở nên tầng ứng dụng cung cấp phương tiện duy nhất cho quy trình ứng dụng để truy cập OSIE. Do đó, tầng ứng dụng không có ranh giới với tầng cao hơn.
7.1.2.2. các khía cạnh của quy trình ứng dụng mà cần tính đến cho mục đích của OSI được biểu diễn bởi một hoặc nhiều thực thể ứng dụng.
7.1.2.3. Thực thể ứng dụng biểu diễn duy nhất một quy trình ứng dụng trong OSIE. Các quy trình ứng dụng khác nhau có thể được biểu diễn bởi các thực thể ứng dụng của cùng một kiểu thực thể ứng dụng. Quy trình ứng dụng có thể được biểu diễn bởi một tập các thực thể ứng dụng: mỗi thực thể ứng dụng trong tập này không nhất thiết phải khác nhau.
7.1.3. Các dịch vụ cung cấp bởi các thực thể ứng dụng
7.1.3.1. Khái quát
7.1.3.1.1. Quy trình ứng dụng trao đổi thông tin bởi các thực thể ứng dụng sử dụng các giao thức ứng dụng và các dịch vụ trình diễn.
7.1.3.1.2. Vì chỉ là một tầng trong mô hình tham chiếu mà cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho các quy trình ứng dụng nên tầng ứng dụng nhất thiết phải cung cấp tất cả các dịch vụ OSI có thể sử dụng trực tiếp bởi các quy trình ứng dụng.
7.1.3.1.3. Không tồn tại dịch vụ của tầng ứng dụng theo chiều hướng dịch vụ tầng (N) ở đó không có dịch vụ chung cung cấp cho tầng cao hơn và không có mối quan hệ với điểm truy cập dịch vụ.
CHÚ THÍCH - Quan niệm về dịch vụ OSI liên quan xác định trong ISO/IEC 10731 có thể áp dụng trong tầng ứng dụng.
7.1.3.2. Các phương tiện của chế độ kết nối
Bổ sung cho việc truyền thông tin, các phương tiện có thể bao gồm nhưng không được hạn chế cho:
a) Định danh các đối tác truyền thông (ví dụ: bằng tên, địa chỉ, mô tả xác định, mô tả chung);
b) Xác định chất lượng của dịch vụ chấp nhận được (ví dụ; thời gian trả lời, tỉ lệ mắc lỗi có thể bỏ qua, giá cả liên quan đến các xem xét);
c) Đồng bộ hóa các ứng dụng hợp tác;
d) Thỏa thuận về trách nhiệm khắc phục lỗi;
e) Thỏa thuận về các khía cạnh an ninh (ví dụ: xác thực, điều khiển truy cập, hợp nhất dữ liệu);
f) Lựa chọn chế độ đàm thoại; và
g) Định danh các cú pháp trừu tượng.
7.1.3.3. Tiện ích của chế độ không-kết nối
7.1.3.3.1. Tại vị trí thích hợp cho việc vận hành chế độ không-kết nối, các tiện ích tương đương cung cấp cho việc vận hành chế độ kết nối trong tầng ứng dụng đến các quy trình ứng dụng.
7.1.3.3.2. Bổ sung cho việc truyền thông tin, các tiện ích tạo thành dịch vụ có thể bao gồm nhưng không được giới hạn cho:
a) Định danh đối tác truyền thông mong đợi;
b) Thiết lập quyền giao tiếp;
c) Cho phép các đối tác truyền thông mong đợi;
d) Xác định chất lượng dịch vụ chấp nhận được; và
e) Định danh các cú pháp trừu tượng.
7.1.4. Các chức năng trong tầng ứng dụng
7.1.4.1. Tầng ứng dụng chứa tất cả các chức năng mà bao hàm việc truyền thông trong chế độ giữa các hệ thống mở không được thực hiện bởi các tầng thấp hơn. Các tầng này bao gồm các chức năng thực hiện bởi các chương trình cũng như chức năng do con người thực hiện.
7.1.4.2. Cụ thể là, các thực thể ứng dụng là một phần tất yếu để giao tiếp (hoặc truy cập với, hoặc việc sử dụng tiện ích thư mục) thông tin bằng việc sử dụng truyền dẫn chế độ không-kết nối và /hoặc chế độ kết nối bởi các thực thể ngang hàng mà chúng cần giao tiếp.
7.1.4.3. Nhóm các chức năng trong tầng ứng dụng
Thực thể ứng dụng có thể được cấu trúc hóa bên trong thành các đối tượng của tầng ứng dụng biểu diễn nhóm các chức năng. Sử dụng một nhóm các chức năng có thể phụ thuộc vào việc sử dụng một số các chức năng khác và các chức năng hoạt động có thể biến đổi trong suốt vòng đời của liên kết ứng dụng.
7.2. Tầng trình diễn
7.2.1. Định nghĩa
7.2.1.1. Cú pháp chặt chẽ (concrete syntax)
Các quy tắc được sử dụng trong đặc tả dữ liệu chính thức bao gồm việc biểu diễn cụ thể dữ liệu đó.
7.2.1.2. Cú pháp truyền (transfer syntax)
Cú pháp trừu tượng và chặt chẽ sử dụng trong việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống mở.
7.2.1.3. Ngữ cảnh trình diễn (presentation context)
Kết hợp cú pháp trừu tượng với cú pháp truyền.
7.2.2. Mục đích
7.2.2.1. Tầng trình diễn cung cấp việc biểu diễn thông tin mà các thực thể ứng dụng giao tiếp hoặc tham chiếu trong truyền thông của chúng.
7.2.2.2. Tầng trình diễn cung cấp việc biểu diễn dữ liệu chung được truyền giữa các thực thể ứng dụng. Điều này giúp cho các thực thể ứng dụng không phải lo ngại về vấn đề biểu diễn thông tin "chung", nghĩa là nó cung cấp cho chúng sự độc lập cú pháp.
7.2.2.3. Tầng trình diễn đảm bảo rằng nội dung thông tin của dữ liệu tầng ứng dụng được bảo vệ trong suốt quá trình truyền. Tầng trình diễn được thông tin về các cú pháp trừu tượng được sử dụng. Việc hiểu biết về tập các cú pháp trừu tượng được sử dụng bởi các thực thể ứng dụng, tầng trình diễn chịu trách nhiệm lựa chọn các cú pháp truyền chấp nhận lẫn nhau.
CHÚ THÍCH - Các thực thể trình diễn không có vai trò xác định tập các cú pháp trừu tượng được sử dụng bởi các thực thể ứng dụng.
7.2.3. Các dịch vụ cung cấp cho tầng ứng dụng
7.2.3.1. Tầng trình diễn cung cấp các phương tiện sau đây:
a) Định danh tập các cú pháp truyền;
b) Lựa chọn cú pháp truyền, và
c) Truy cập các dịch vụ phiên
7.2.3.2. Định danh tập các cú pháp truyền cung cấp một hoặc nhiều phương tiện biểu diễn một cú pháp trừu tượng. Lựa chọn cú pháp truyền cung cấp phương tiện ban đầu lựa chọn cú pháp truyền và sau đó sửa đổi lựa chọn.
7.2.3.3. Các dịch vụ phiên được cung cấp cho các thực thể ứng dụng theo dạng các dịch vụ trình diễn.
7.2.3.4. Trong chế độ không-kết nối, phân đoạn và xếp lại không được cung cấp trong tầng trình diễn. Do đó, kích cỡ của các đơn vị dữ liệu dịch vụ trình diễn được giới hạn bởi kích cỡ của đơn vị dữ liệu giao thức trình diễn và thông tin điều khiển giao thức trình diễn.
7.2.4. Các chức năng trong tầng trình diễn
Tầng trình diễn thực thể các chức năng sau đây nhằm giúp hoàn thiện các dịch vụ trình diễn:
a) Thương thảo và thương thảo lại cú pháp truyền;
b) Biểu diễn cú pháp trừu tượng do các thực thể ứng dụng chọn trong cú pháp truyền đã thương thảo hoặc đã thương thảo lại, bao gồm định dạng và các phép biến đổi vì mục đích đặc biệt (ví dụ: nén dữ liệu);
c) Khôi phục lại các cú pháp đã thương thảo trước khi xuất hiện các sự kiện nhất định; và
d) Sử dụng các dịch vụ phiên.
7.2.4.1. Biểu diễn cú pháp trừu tượng
7.2.4.1.1. Các thực thể ứng dụng phù hợp với các cú pháp trừu tượng được sử dụng cho việc truyền thông của chúng. Các cú pháp trừu tượng này cần được biểu diễn theo các cú pháp truyền thích hợp diễn ra.
CHÚ THÍCH - Trong hệ thống mở thực, dữ liệu xác định dưới dạng cú pháp trừu tượng sẽ được biểu diễn trong môi trường hệ thống cục bởi một cú pháp cục bộ chặt chẽ. Việc biến đổi là cần thiết giữa cú pháp cục bộ chặt chẽ và cú pháp truyền. Do đó, trong truyền thông giữa các hệ thống mở thực có ba phiên bản cú pháp chặt chẽ của dữ liệu: cú pháp chặt chẽ sử dụng giữa bởi thực thể ứng dụng khởi nguồn, cú pháp chặt chẽ sử dụng bởi thực thể ứng dụng nhận và cú phép chặt chẽ sử dụng giữa các thực thể trình diễn (cú pháp truyền). Rõ ràng, bất kỳ hoặc tất cả các cú pháp này đều giống nhau. Các cú pháp cục bộ chặt chẽ không hiện hữu trong OSIE.
7.2.4.1.2. Trên thực tế, có thể có hoặc không có phép biến đổi cú pháp cụ thể mà không tác động đến giao thức trình diễn.
7.2.4.1.3. Không có cú pháp truyền đơn được xác định trước cho tất cả OSI. Trong chế độ kết nối, cú pháp truyền được sử dụng trên kết nối trình diễn được thương thảo giữa các thực thể trình diễn tương ứng.
7.2.4.1.4. Trong chế độ không-kết nối, cú pháp truyền được lựa chọn nhưng không được thương thảo.
7.2.4.2. Thương thảo cú pháp truyền
7.2.4.2.1. Thương thảo (hay lựa chọn) cú pháp truyền xảy ra giữa hai thực thể trình diễn khi một thực thể ứng dụng cung cấp tên của một cú pháp trừu tượng mà cú pháp truyền yêu cầu.
7.2.4.2.2. Nhìn chung, có thể có nhiều liên kết của cú pháp trừu tượng và cú pháp truyền. Có thể biểu diễn cú pháp trừu tượng cụ thể bởi một hoặc nhiều cú pháp truyền, nó cũng có thể sử dụng một cú pháp truyền để biểu diễn nhiều cú pháp trừu tượng. Một liên kết của cú pháp trừu tượng và cú pháp truyền được gọi là ngữ cảnh trình diễn. Từ quan niệm của thực thể ứng dụng, ngữ cảnh trình diễn biểu diễn việc sử dụng cú pháp trừu tượng khác biệt.
7.2.4.3. Ghi địa chỉ và ghép kênh
Không có việc ghép kênh hoặc phân tách trong tầng trình diễn.
7.3. Tầng phiên
7.3.1. Định nghĩa
7.3.1.1. Quản lý thẻ bài (token management)
Tiện ích dịch vụ phiên cho phép các thực thể trình diễn tương ứng điều khiển một cách rõ ràng quyền của nó là sử dụng các dịch vụ phiên nhất định.
7.3.1.2. Chế độ song công (duplex mode)
Chế độ tương tác mà các thực thể trình diễn có thể gửi và nhận đồng thời dữ liệu thường.
7.3.1.3. Chế độ bán song công (half-duplex mode)
Chế độ tương tác mà tại trường hợp cho trước chỉ một trong hai thực thể trình diễn tương ứng cho phép gửi dữ liệu thường.
7.3.1.4. Đồng bộ hóa phiên kết nối (session-connection synchronization)
Tiện ích dịch vụ phiên cho phép các thực thể trình diễn xác định và định danh các điểm đồng bộ hóa và thiết lập lại phiên kết nối của trạng thái xác định trước và thỏa thuận trên điểm tái đồng bộ hóa.
7.3.2. Mục đích
7.3.2.1. Mục đích của tầng phiên là cung cấp phương tiện cần thiết cho việc phối hợp các thực thể trình diễn để tổ chức và đồng bộ hóa cuộc đối thoại và quản lý trao đổi dữ liệu. Để làm được điều này, tầng phiên cung cấp các dịch vụ để thiết lập phiên kết nối giữa hai thực thể trình diễn, để hỗ trợ một cách có thứ tự các tương tác trao đổi dữ liệu và giải phóng kết nối theo cách có thứ tự.
7.3.2.2. Chức năng của tầng phiên đối với truyền thông chế độ không-kết nối là cung cấp ánh xạ các địa chỉ giao vận đến các địa chỉ phiên.
7.3.2.3. Phiên kết nối được tạo ra khi thực thể trình diễn yêu cầu tại điểm truy cập dịch vụ phiên. Phiên kết nối tồn tại đến khi nó được giải phóng bởi các thực thể trình diễn hoặc các thực thể phiên.
7.3.2.4. Thực thể trình diễn ban đầu chỉ định thực thể trình diễn đến bởi một địa chỉ phiên. Nhìn chung, có sự tương ứng nhiều-một giữa các địa chỉ phiên và địa chỉ giao vận. Điều này không bao hàm việc ghép kênh của phiên kết nối lên các kết nối giao vận nhưng lại bao hàm việc ghép kênh tại thời gian thiết lập phiên kết nối, nhiều thực thể trình diễn là đích mục tiêu của yêu cầu thiết lập phiên kết nối đến kết nối giao vận cho trước. Tuy nhiên, khi cần, có thể có sự tương ứng một-một giữa địa chỉ phiên và địa chỉ giao vận.
7.3.3. Các dịch vụ cung cấp cho tầng trình diễn
7.3.3.1. Khái quát
7.3.3.1.1. Trong chế độ kết nối, các dịch vụ do tầng phiên cung cấp được mô tả dưới đây:
a) Thiết lập phiên kết nối;
b) Giải phóng phiên kết nối;
c) Truyền dữ liệu thông thường;
d) Truyền dữ liệu đã gửi;
e) Quản lý thẻ bài;
f) Đồng bộ hóa phiên kết nối;
g) Báo cáo ngoại lệ;
h) Quản lý hoạt động;
i) Truyền dữ liệu theo loại;
j) Tái đồng bộ hóa; và
7.3.3.1.2. Trong chế độ không-kết nối, tầng phiên cung cấp các dịch vụ sau đây:
a) Truyền dẫn chế độ không-kết nối sử dụng dịch vụ chế độ không-kết nối giao vận; và
b) Báo cáo ngoại lệ.
7.3.3.1.3. Trong chế độ không-kết nối, phân đoạn và ghép lại không được cung cấp trong tầng phiên. Do đó, kích cỡ của đơn vị dữ liệu dịch vụ phiên được giới hạn bởi đơn vị dữ liệu giao thức phiên và thông tin điều khiển giao thức phiên.
7.3.3.2. Thiết lập phiên kết nối
7.3.3.2.1. Dịch vụ thiết lập phiên kết nối cho phép hai thực thể trình diễn thiết lập phiên kết nối giữa chúng. Các thực thể trình diễn được định danh bởi các địa chỉ phiên sử dụng để yêu cầu việc thiết lập phiên kết nối.
7.3.3.2.2. Dịch vụ thiết lập phiên kết nối cho phép các thực thể trình diễn xác định các giá trị duy nhất của các thông số phiên kết nối tại thời điểm phiên kết nối được thiết lập.
7.3.3.2.3. Dịch vụ thiết lập phiên kết nối cung cấp thông số định danh phiên kết nối mà cho phép các thực thể trình diễn định danh phiên kết nối.
7.3.3.3. Giải phóng phiên kết nối
7.3.3.3.1. Dịch vụ giải phóng phiên kết nối cho phép các thực thể trình diễn giải phóng phiên kết nối theo một cách có thứ tự mà không bị mất mát dữ liệu. Nó cũng cho phép một trong hai thực thể trình diễn yêu cầu mọi lúc mà phiên kết nối bị ngưng hoạt động; trong trường hợp này dữ liệu có thể bị mất.
7.3.3.3.2. Phiên kết nối cũng có thể bị ngưng hoạt động bởi một trong các thực thể phiên hỗ trợ nó.
7.3.3.4. Truyền dữ liệu thông thường
Dịch vụ truyền dữ liệu thường cho phép thực thể trình diễn gửi đi truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ phiên đến thực thể trình diễn nhận.
7.3.3.5. Truyền dữ liệu đã gửi
Dịch vụ truyền dữ liệu đã gửi vận dụng việc truyền các đơn vị dữ liệu dịch vụ phiên đã gửi. Giới hạn kích cỡ cụ thể được đặt trên các đơn vị dữ liệu dịch vụ phiên.
7.3.3.6. Quản lý thẻ bài
Dịch vụ quản lý thẻ bài cho phép các thực thể trình diễn điều khiển dứt khoát lượt của nó đó là sử dụng các chức năng điều khiển nhất định.
7.3.3.7. Đồng bộ hóa phiên kết nối
7.3.3.7.1. Dịch vụ đồng bộ hóa phiên kết nối cho phép các thực thể trình diễn:
a) Xác định và định danh các điểm đồng bộ hóa; và
b) Thiết lập lại phiên kết nối tới trạng thái xác định và thỏa thuận trên điểm tái đồng bộ hóa
7.3.3.7.2. Mọi ngữ nghĩa và người sử dụng dịch vụ phiên có thể đưa ra các điểm đồng bộ hóa của chúng là trong suốt đến nhà cung cấp dịch vụ phiên.
7.3.3.7.3. Tầng phiên không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ điểm kiểm tra hoặc cam kết kết hợp với sự đồng bộ hóa.
7.3.3.7.4. Đồng bộ hóa đối xứng cho phép các điểm đồng bộ hóa được đặt độc lập trên hai chiều của luồng.
7.3.3.8. Báo cáo ngoại lệ
Dịch vụ báo cáo ngoại lệ cho phép các thực thể trình diễn được thông báo các tình huống ngoại lệ.
7.3.3.9. Quản lý hoạt động
Quan niệm hoạt động cho phép người sử dụng dịch vụ phiên phân biệt các mẫu công việc logic gọi là các hoạt động. Mỗi hoạt động bao gồm một hoặc nhiều các đơn vị đối thoại. Chỉ một đơn vị được phép ở phiên kết nối tại một thời điểm, nhưng có thể có một vài hoạt động liên tiếp trong phiên kết nối. Một hoạt động cũng có thể mở rộng ra nhiều phiên kết nối. Các hoạt động cũng có thể bị ngắt và sau đó bắt đầu lại trên cùng một phiên kết nối hoặc phiên kết nối tiếp theo.
7.3.3.10. Truyền dữ liệu định kiểu
Dịch vụ truyền dữ liệu theo loại cho phép thực thể trình diễn gửi đi truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ phiên đến thực thể trình diễn nhận độc lập với các điều khoản của quản lý thẻ bài.
7.3.3.11. Tái đồng bộ hóa
Tái đồng bộ hóa có thể được khởi tạo bởi một trong hai người sử dụng dịch vụ phiên. Nó thiết lập phiên kết nối đến trạng thái xác định, do đó bao gồm việc ấn định các thẻ bài và thiết lập số xeri của điểm đồng bộ hóa đến một giá trị mới.
7.3.4. Các chức năng trong tầng phiên
7.3.4.1. Các chức năng trong tầng phiên là các chức năng mà phải được thực hiện bởi các thực thể phiên để cung cấp các dịch vụ phiên. Khi cung cấp dịch vụ của chế độ không-kết nối, tầng phiên cung cấp ánh xạ một-một của các đường truyền dẫn chế độ phiên không kết nối đến các đường truyền dẫn chế độ giao vận không kết nối.
7.3.4.2. Hầu hết các chức năng yêu cầu được bao hàm bởi các dịch vụ cung cấp. Mô tả bổ sung được đưa ra bên dưới đối với các chức năng sau đây:
a) Phiên kết nối tới các ánh xạ kết nối giao vận; và
b) Điều khiển luồng phiên kết nối.
7.3.4.3. Phiên kết nối đến các ánh xạ kết nối giao vận
Có một ánh xạ một-một giữa phiên kết nối và kết nối giao vận tại thời điểm cho trước. Tuy nhiên, vòng đời của kết nối giao vận và phiên kết nối liên quan có thể được phân biệt để kết nối giao vận hỗ trợ một vài phiên kết nối liền nhau.
7.3.4.4. Điều khiển luồng phiên kết nối
Không có điều khiển luồng ngang hàng nào trong tầng phiên. Để ngăn chặn thực thể trình diễn nhận từ việc làm quá tải dữ liệu, thực thể phiên nhận áp dụng áp suất ngược qua kết nối giao vận sử dụng điều khiển luồng giao vận.
7.4. Tầng giao vận
7.4.1. Định nghĩa
Không có các thuật ngữ về tầng giao vận được nêu.
7.4.2. Mục đích
7.4.2.1. Dịch vụ giao vận cung cấp việc truyền dữ liệu trong suốt giữa các thực thể phiên và giúp cho các thực thể không phải lo ngại về cách để truyền dữ liệu sao cho đáng tin cậy và sinh lời.
7.4.2.2. Tầng giao vận tối ưu hóa việc sử dụng dịch vụ-mạng có sẵn để cung cấp hiệu suất yêu cầu bởi mỗi thực thể phiên với giá tối thiểu. Việc tối ưu hóa này đạt được trong các ràng buộc bị áp đặt bởi toàn bộ yêu cầu của các thực thể phiên xảy ra đồng thời và toàn bộ chất lượng, dung lượng của dịch vụ-mạng có sẵn cho tầng giao vận.
7.4.2.3. Tất cả các giao thức xác định trong tầng giao vận có ý nghĩa toàn trình, ở đó các điểm cuối được xác định là các thực thể giao vận có các liên kết giao vận. Do đó, tầng giao vận là hệ thống mở cuối OSI và các giao thức giao vận chỉ điều hành giữa các hệ thống mở cuối OSI.
7.4.2.4. Tầng giao vận giúp ích cho việc định tuyến và chuyển tiếp khi dịch vụ-mạng cung cấp việc truyền dữ liệu từ thực thể giao vận đến các thực thể khác, bao gồm trường hợp các mạng con nối tiếp.
7.4.2.5. Các chức năng giao vận được gọi ra trong tầng giao vận nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng của dịch vụ-mạng. Chất lượng của dịch vụ-mạng phụ thuộc vào cách dịch vụ-mạng đạt được (xem điều 7.5.3).
7.4.3. Các dịch vụ cung cấp cho tầng phiên
7.4.3.1. Giới thiệu
7.4.3.1.1. Tầng giao vận định danh duy nhất mỗi thực thể phiên bằng địa chỉ giao vận của nó. Khi cung cấp dịch vụ chế độ không-kết nối, tầng giao vận cung cấp dịch vụ chế độ không-kết nối mà ánh xạ một yêu cầu cho việc truyền dẫn đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận lên một yêu cầu của dịch vụ-mạng của chế độ không-kết nối. Trong chế độ kết nối, dịch vụ giao vận cung cấp phương tiện để thiết lập, duy trì và giải phóng các kết nối giao vận. Kết nối giao vận cung cấp truyền dẫn song công giữa cặp các thực thể phiên (thông qua SAP giao vận).
7.4.3.1.2. Nhiều kết nối giao vận có thể được thiết lập giữa cùng một cặp các địa chỉ giao vận. Thực thể phiên sử dụng các thẻ định danh điểm cuối kết nối giao vận được cung cấp bởi tầng giao vận để phân biệt giữa các điểm cuối kết nối giao vận.
7.4.3.1.3. Thao tác của một kết nối giao vận độc lập với thao tác của các kết nối giao vận còn lại ngoại trừ các giới hạn bị áp đặt bởi các tài nguyên có hạn sẵn có của tầng giao vận.
7.4.3.1.4. Chất lượng của dịch vụ cung cấp ở kết nối giao vận phụ thuộc vào lớp dịch vụ được yêu cầu bởi các thực thể phiên khi thiết lập kết nối giao vận. Chất lượng dịch vụ được chọn được duy trì thông qua vòng đời của kết nối giao vận. Thực thể phiên được thông báo là không duy trì chất lượng dịch vụ được chọn ở kết nối giao vận đã cho.
7.4.3.1.5. Trong chế độ kết nối, các tiện ích sau đây được cung cấp bởi tầng giao vận:
a) Thiết lập kết nối giao vận;
b) Giải phóng kết nối giao vận;
c) Truyền dữ liệu;
d) Truyền dữ liệu đã gửi; và
e) Tiện ích tạm dừng.
7.4.3.1.6. Trong chế độ không-kết nối, việc phân đoạn và ghép lại không được cung cấp trong tầng giao vận. Do đó, kích cỡ của đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận được giới hạn bởi kích cỡ của đơn vị dữ liệu giao vận và thông tin điều khiển giao thức giao vận.
7.4.3.2. Thiết lập kết nối giao vận
7.4.3.2.1. Các kết nối giao vận được thiết lập giữa các thực thể phiên định danh bởi các địa chỉ giao vận. Chất lượng dịch vụ của kết nối giao vận được thương thảo giữa các thực thể phiên và dịch vụ giao vận.
7.4.3.2.2. Tại thời điểm thiết lập kết nối giao vận, lớp dịch vụ giao vận được cung cấp có thể được chọn từ tập các lớp dịch vụ có sẵn xác định.
7.4.3.2.3. Các lớp dịch vụ này được mô tả bởi các liên kết của các giá trị thông số được chọn như là thông lượng, thời gian trễ quá giang, chuyển tiếp thiết lập kết nối và bởi các giá trị thông số bảo đảm như là tỉ lệ lỗi còn sót và tính sẵn có của dịch vụ.
7.4.3.2.4. Các lớp dịch vụ này biểu diễn các liên kết thông số kiểm soát chất lượng dịch vụ đã xác định trước. Các lớp dịch vụ này bao trùm các yêu cầu về các kiểu lưu lượng tin khác nhau của dịch vụ giao vận được tạo bởi các thực thể phiên.
7.4.3.3. Giải phóng kết nối giao vận
Tiện ích này cung cấp phương tiện mà một trong hai thực thể phiên có thể giải phóng kết nối giao vận và có thực thể phiên tương ứng cho biết việc giải phóng.
7.4.3.4. Truyền dữ liệu
Tiện ích này cung cấp truyền dữ liệu theo chất lượng dịch vụ đã thỏa thuận. Khi chất lượng dịch vụ không thể được duy trì và tất cả cố gắng hồi phục thất bại thì kết nối giao vận sẽ được kết thúc và thông báo cho các thực thể phiên.
a) Dịch vụ truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận cung cấp phương tiện mà các đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận của độ dài bất kỳ được phân định và truyền theo tuần tự từ một điểm truy cập dịch vụ giao vận gửi đi đến điểm truy cập dịch vụ giao vận qua kết nối giao vận. Dịch vụ này khó tránh khỏi việc điều khiển luồng.
b) Dịch vụ truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận đã gửi cung cấp một phương tiện trao đổi thông tin bổ sung trên kết nối giao vận. Các đơn vị dữ liệu giao vận đã gửi khó tránh khỏi các đặc điểm của tập dịch vụ giao vận và điều khiển luồng. Giới hạn kích cỡ tối đa của các đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận đã gửi.
7.4.3.5. Dữ liệu đã gửi
Dịch vụ đã gửi do tầng giao vận cung cấp. Tuy nhiên, nó nên được sử dụng theo các ràng buộc mô tả trong điều 5.8.8.3.
7.4.4. Các chức năng trong tầng giao vận
7.4.4.1. Khái quát
7.4.4.1.1. Trong chế độ kết nối, các chức năng của tầng giao vận có thể bao gồm:
a) Ánh xạ địa chỉ giao vận lên địa chỉ mạng;
b) Ghép kênh các kết nối giao vận lên các kết nối mạng;
c) Thiết lập và giải phóng các kết nối giao vận;
d) Điều khiển chuỗi toàn trình trên các kết nối riêng lẻ;
e) Phát hiện lỗi toàn trình và kiểm soát chất lượng các dịch vụ;
f) Khôi phục lỗi toàn trình;
g) Phân đoạn, tạo khối và ghép nối toàn trình;
h) Điều khiển luồng toàn trình trên các kết nối riêng lẻ;
i) Các chức năng giám sát;
j) Truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận đã gửi; và
k) Tạm ngừng/tiếp tục.
7.4.4.1.2. Trong chế độ không-kết nối, Tầng giao vận cung cấp các chức năng sau đây để hỗ trợ truyền dẫn chế độ không-kết nối;
a) Ánh xạ giữa các địa chỉ giao vận và địa chỉ mạng;
b) Ánh xạ các truyền dẫn chế độ không-kết nối giao vận toàn trình đến các đường truyền chế độ không-kết nối mạng;
CHÚ THÍCH - Có thể có các tình huống cụ thể biểu diễn việc chuyển đổi giữa chế độ kết nối thành thao tác chế độ không-kết nối trong Tầng giao vận có thể được sắp xếp, do đó được ghép với điều kiện là chỉ yêu cầu các mở rộng có giới hạn cho các giao thức hiện có. Trong các trường hợp như vậy việc truyền sử dụng các biến đổi này chỉ có thể diễn ra giữa các hệ thống cuối OSI hỗ trợ chúng (xem điều 6.4).
c) Phát hiện lỗi toàn trình và kiểm soát chất lượng dịch vụ;
d) Có chức năng giám sát.
7.4.4.2. Ghi địa chỉ
7.4.4.2.1. Khi thực thể phiên yêu cầu tầng giao vận thiết lập kết nối giao vận với thực thể phiên khác do địa chỉ giao vận của nó định danh. Tầng giao vận xác định địa chỉ mạng danh thực thể giao vận mà đáp ứng thực thể phiên tương ứng.
7.4.4.2.2. Do các thực thể giao vận hỗ trợ các dịch vụ trên các cơ sở toàn trình nên không một thực thể giao vận trung gian nào được gọi ra với tư cách là một chuyển tiếp giữa các thực thể giao vận cuối. Do đó, tầng giao vận ánh xạ các địa chỉ giao vận đến các địa chỉ mạng mà định danh các thực thể giao vận cuối (xem Hình 13).
Hình 13 - Kết hợp các địa chỉ giao vận và địa chỉ mạng
7.4.4.2.3. Một thực thể giao vận có thể đáp ứng nhiều thực thể phiên. Một vài địa chỉ giao vận có thể được kết hợp với một địa chỉ mạng trong phạm vi của cùng một thực thể giao vận. Các chức năng ánh xạ tương ứng được thực hiện trong các thực thể giao vận để cung cấp các tiện ích này (xem Hình 14).
Hình 14 - Kết hợp một địa chỉ mạng với một vài địa chỉ giao vận
7.4.4.3. Ghép kênh và phân chia kết nối
Để tối ưu hóa việc sử dụng các kết nối mạng, ánh xạ của các kết nối giao vận lên các kết nối mạng cần dựa trên cơ sở toàn trình. Cả chức năng ghép kênh và phân chia đều được thực hiện để tối ưu hóa giá cả của việc sử dụng dịch vụ-mạng.
7.4.4.4. Các giai đoạn vận hành
Trong việc vận hành của chế độ kết nối, các giai đoạn vận hành trong Tầng giao vận là:
a) Giai đoạn thiết lập;
b) Giai đoạn truyền dữ liệu; và
c) Giai đoạn giải phóng.
Truyền từ một giai đoạn vận hành đến giai đoạn khác được quy định chi tiết trong giao thức về tầng giao vận.
7.4.4.5. Giai đoạn thiết lập
Trong suốt giai đoạn thiết lập, tầng giao vận thiết lập kết nối giao vận giữa hai thực thể phiên. Các chức năng của tầng giao vận trong suốt giai đoạn này phù hợp với lớp dịch vụ đã yêu cầu với các dịch vụ cung cấp bởi tầng mạng. Các chức năng sau đây có thể được thực hiện trong suốt giai đoạn này:
a) Tìm được kết nối mạng phù hợp nhất với các yêu cầu của thực thể phiên, tính đến giá cả và chất lượng dịch vụ;
b) Quyết định liệu việc ghép kênh hoặc phân chia có cần để tối ưu hóa việc sử dụng các kết nối mạng hay không;
c) Thiết lập kích cỡ đơn vị dữ liệu giao thức giao vận tối ưu;
d) Lựa chọn các chức năng mang tính hoạt động nhờ có việc nhập giai đoạn truyền dữ liệu;
e) Ánh xạ các địa chỉ giao vận lên các địa chỉ mạng;
f) Cung cấp định danh các kết nối giao vận khác nhau giữa cùng một cặp các điểm truy cập dịch vụ giao vận (chức năng định danh kết nối); và
g) Truyền dữ liệu
7.4.4.6. Giai đoạn truyền dữ liệu
Mục đích của giai đoạn truyền dữ liệu là truyền các đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận giữa hai thực thể phiên kết nối bởi kết nối giao vận. Điều này đạt được nhờ việc giao vận các đơn vị dữ liệu giao vận và các chức năng sau đây, mỗi chức năng được sử dụng hoặc không được sử dụng theo lớp dịch vụ đã chọn trong giai đoạn thiết lập:
a) Xếp chuỗi;
b) Tạo khối;
c) Ghép nối;
d) Phân đoạn;
e) Ghép kênh hoặc phân chia;
f) Điều khiển luồng;
g) Phát hiện lỗi;
h) Khôi phục lỗi;
i) Truyền dữ liệu đã gửi;
j) Phân định đơn vị dữ liệu dịch vụ giao vận; và
k) Định danh kết nối giao vận.
7.4.4.7. Giai đoạn giải phóng
Mục đích của giai đoạn giải phóng là giải phóng kết nối giao vận. Nó có thể bao gồm các chức năng sau đây:
a) Thông báo lý do giải phóng;
b) Định danh kết nối giao vận đã giải phóng; và
c) Truyền dữ liệu.
7.4.4.8. Quản lý Tầng giao vận
Các giao thức Tầng giao vận xử lý một số hoạt động quản lý của tầng (như là kích hoạt và kiểm soát lỗi). Xem Điều 8 và ITU-T Rec.X.700/TCVN 9696-4 về mối quan hệ với các khía cạnh quản lý khác.
7.5. Tầng mạng
7.5.1. Định nghĩa
7.5.1.1. Mạng con thực (real subnetwork)
Tập hợp thiết bị và môi trường vật lý hình thành một tổng thể độc lập và có thể được sử dụng để liên kết các hệ thống thực vì mục đích truyền dữ liệu.
7.5.1.2. Mạng con (subnetwork)
Một cách nhìn trừu tượng của mạng con thực.
CHÚ THÍCH
1. Mạng con là một điển hình trong mô hình tham chiếu OSI của mạng thực như là mạng chuyên chở, mạng riêng hay mạng nội bộ.
2. Bản thân mạng con là một hệ thống mở, mặc dù điều này không nhất thiết. Xem ISO 8648- Tổ chức quốc tế của tầng mạng.
7.5.1.3. Kết nối mạng con (subnetwork-connection)
Đường truyền thông qua mạng con được sử dụng bởi các thực thể trong tầng mạng với mục đích cung cấp kết nối mạng.
7.5.2. Mục đích
7.5.2.1. Tầng mạng cung cấp phương tiện theo thủ tục và chức năng cho chế độ không-kết nối hoặc truyền dẫn chế độ kết nối giữa các thực thể giao vận, do đó cung cấp cho các thực thể giao vận sự độc lập trong các xem xét về định tuyến và chuyển tiếp.
7.5.2.2. Tầng mạng cung cấp phương tiện thiết lập, duy trì và chấm dứt các kết nối mạng giữa các hệ thống mở chứa các thực thể ứng dụng truyền thông và phương tiện theo chức năng và thủ tục để trao đổi các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng giữa các thực thể giao vận qua các kết nối mạng.
7.5.2.3. Tầng mạng còn cung cấp các thực thể giao vận độc lập với xem xét định tuyến và chuyển tiếp kết hợp với việc thiết lập và vận hành kết nối mạng đã cho. Điều này bao gồm trường hợp ở đó một vài mạng con được sử dụng nối tiếp (xem 7.5.4.2) hoặc song song. Điều này khiến cho các thực thể giao vận không thấy được cách các tài nguyên gốc như là các kết nối liên kết dữ liệu được sử dụng để cung cấp các kết nối mạng.
7.5.2.4. Mọi chức năng chuyển tiếp và các giao thức mở rộng dịch vụ từng chặng được sử dụng để hỗ trợ dịch vụ-mạng giữa các hệ thống cuối OSI đang vận hành dưới tầng giao vận, tức là trong tầng mạng hoặc bên dưới.
7.5.3. Dịch vụ cung cấp cho tầng giao vận
7.5.3.1. Giới thiệu
7.5.3.1.1. Dịch vụ cơ bản của tầng mạng là cung cấp việc truyền dữ liệu trong suốt giữa các thực thể giao vận. Dịch vụ này cho phép cấu trúc và nội dung chi tiết của dữ liệu đệ trình được xác định dành riêng bởi các tầng trên tầng mạng.
7.5.3.1.2. Tất cả các tiện ích được cung cấp cho tàng giao vận với giá cả đáng tin cậy.
7.5.3.1.3. Tầng mạng chứa các chức năng cần thiết để cung cấp tầng giao vận với ranh giới tầng mạng/giao vận cố định độc lập với phương tiện truyền thông cơ sở trong mọi thứ ngoài chất lượng dịch vụ. Do đó, tầng mạng chứa các chức năng cần thiết để che dấu sự khác nhau trong các đặc điểm của công nghệ mạng con và công nghệ truyền dẫn khác nhau trong một dịch vụ-mạng thích hợp.
7.5.3.1.4. Dịch vụ cung cấp tại mỗi điểm cuối của kết nối mạng nằm trên cùng mặt phẳng khi một kết nối mạng mở rộng một vài mạng con, mỗi mạng con yêu cầu các dịch vụ khác nhau (xem điều 7.5.4.2)
CHÚ THÍCH - Điều quan trọng là phân biệt việc sử dụng thuật ngữ "dịch vụ" trong mô hình tham chiếu OSI từ cách sử dụng chung bởi nhà cung cấp mạng và hãng chuyên chở riêng.
7.5.3.1.5. Chất lượng của dịch vụ được thương thảo giữa các thực thể giao vận và dịch vụ-mạng tại thời điểm thiết lập kết nối mạng. Khi chất lượng dịch vụ này có thể biến đổi từ một kết nối mạng thành kết nối mạng khác thì nó sẽ được thỏa thuận với kết nối mạng đã cho và giống nhau tại cả hai điểm cuối kết nối mạng.
7.5.3.1.6. Trong chế độ kết nối, các tiện ích được cung cấp bởi tầng mạng được mô tả như sau:
a) Các địa chỉ mạng;
b) Các kết nối mạng;
c) Các thể định danh điểm cuối kết nối mạng;
d) Truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ mạng;
e) Chất lượng các thông số dịch vụ;
f) Thông báo lỗi;
g) Truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng đã gửi;
h) Thiết lập lại;
i) Giải phóng; và
j) Xác thực việc nhận.
7.5.3.1.7. Một số cơ cấu này là tùy chọn. Điều này có nghĩa là:
a) Người sử dụng phải yêu cầu các tiện ích; và
b) Nhà cung cấp dịch vụ-mạng có thể đề cao yêu cầu hoặc chỉ ra rằng dịch vụ là không có sẵn.
7.5.3.1.8. Trong chế độ không-kết nối, các tiện ích được cung cấp bởi tầng mạng, vận hành giữa các điểm truy cập dịch vụ-mạng là:
a) Truyền các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng của kích cỡ tối đa đã xác định;
b) Chất lượng của các thông số dịch vụ; và
c) Thông báo lỗi cục bộ.
7.5.3.2. Địa chỉ mạng
Các thực thể giao vận được tầng mạng biết đến bởi các địa chỉ mạng. Các địa chỉ mạng được cung cấp bởi tầng mạng và có thể được sử dụng bởi các thực thể giao vận để định danh duy nhất các thực thể giao vận khác, nghĩa là các địa chỉ mạng là cần thiết cho các thực thể giao vận để truyền sử dụng dịch vụ-mạng. Tầng mạng định danh duy nhất mỗi hệ thống mở cuối (biểu diễn bởi các thực thể giao vận) bởi các địa chỉ mạng của chúng. Điều này có thể độc lập với việc ghi địa chỉ được yêu cầu bởi các tầng cơ sở.
7.5.3.3. Các kết nối mạng
7.5.3.3.1. Kết nối mạng cung cấp phương tiện truyền dữ liệu giữa các thực thể giao vận định danh bởi các địa chỉ mạng SAP. Tầng mạng cung cấp phương tiện để thiết lập, duy trì và giải phóng các kết nối mạng.
7.5.3.3.2. Kết nối mạng là kết nối điểm-điểm.
7.5.3.3.3. Nhiều kết nối mạng có thể tồn tại giữa cùng một cặp các thực thể giao vận (thông qua các địa chỉ mạng SAP).
7.5.3.4. Thẻ định danh điểm cuối kết nối mạng
Tầng mạng cung cấp cho thực thể giao vận một thẻ định danh điểm cuối kết nối mạng mà định danh duy nhất điểm cuối kết nối mạng với địa chỉ mạng SAP liên kết.
7.5.3.5. Truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng
7.5.3.5.1. Trên một kết nối mạng, tầng mạng cung cấp cho việc truyền các đơn vị dữ liệu dịch vụ -mạng. Các đơn vị này có sự bắt đầu và kết thúc khác biệt và sự toàn vẹn của nội dung đơn vị được duy trì bởi tầng mạng.
7.5.3.5.2. Trong chế độ kết nối, không có giới hạn được áp đặt với kích cỡ các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng tối đa.
7.5.3.5.3. Các đơn vị dịch vụ-mạng được truyền giữa các thực thể giao vận.
7.5.3.6. Chất lượng các thông số dịch vụ
7.5.3.6.1. Tầng mạng thiết lập và duy trì chất lượng dịch vụ được chọn cho thời lượng của kết nối mạng.
7.5.3.6.2. Chất lượng thông số dịch vụ bao gồm tỉ lệ lỗi sót, tính sẵn có của dịch vụ, sự tin cậy, thông lượng, thời gian trễ quá giang (bao gồm các biến đổi) và sự trễ đối với việc thiết lập kết nối mạng.
7.5.3.7. Thông báo lỗi
7.5.3.7.1. Các lỗi không có khả năng phục hồi được phát hiện bởi tầng mạng được báo cáo đến các thực thể giao vận.
7.5.3.7.2. Thông báo lỗi có thể hoặc không thể dẫn đến việc giải phóng kết nối mạng theo đặc tả dịch vụ-mạng riêng rẽ.
7.5.3.8. Truyền đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng đã gửi
7.5.3.8.1. Việc truyền đơn vị dữ liệu mạng đã gửi là tùy chọn và cung cấp phương tiện trao đổi thông tin bổ sung trên một kết nối mạng. Việc truyền các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng đã gửi khó khỏi tập các đặc điểm dịch vụ-mạng khác nhau và điều khiển luồng riêng biệt.
7.5.3.8.2. Kích cỡ lớn nhất của đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng đã gửi được giới hạn.
7.5.3.8.3. Dịch vụ này là dịch vụ tùy chọn mà không phải lúc nào cũng có sẵn.
7.5.3.9. Thiết lập lại
Tiện ích thiết lập lại là tùy chọn, tầng mạng xóa tất cả các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng khi vận chuyển trên kết nối mạng và thông báo thực thể giao vận tại điểm cuối còn lại của kết nối mạng mà việc thiết lập xảy ra.
7.5.3.10. Giải phóng
7.5.3.10.1. Thực thể giao vận có thể yêu cầu việc giải phóng kết nối mạng. Dịch vụ-mạng không đảm bảo việc phân phát dữ liệu trước yêu cầu giải phóng và vẫn chuyển tiếp. Kết nối mạng được giải phóng mà không quan tâm đến hoạt động do thực thể giao vận tương ứng nắm giữ.
7.5.3.10.2. Tiện ích này là tùy chọn và không phải lúc nào cũng có sẵn
7.5.3.11. Xác thực việc nhận
7.5.3.11.1. Thực thể giao vận có thể xác thực việc nhận dữ liệu qua kết nối mạng. Sử dụng dịch vụ xác thực việc nhận được thỏa thuận bởi hai người sử dụng kết nối mạng trong suốt quá trình thiết lập kết nối.
7.5.3.11.2. Tiện ích này là tùy chọn và không phải lúc nào cũng có sẵn 4
7.5.4. Các chức năng trong tầng mạng
7.5.4.1. Giới thiệu
7.5.4.1.1. Các chức năng của tầng mạng cung cấp cho các cấu hình khác nhau ở diện rộng hỗ trợ việc xếp loại các kết nối mạng từ các kết nối mạng được hỗ trợ bởi các cấu hình điểm-điểm đến các kết nối mạng hỗ trợ bởi các liên kết phức hợp của các mạng con với các đặc điểm khác nhau.
CHÚ THÍCH - Để đối phó với các trường hợp khác nhau này, các chức năng mạng nên được cấu trúc thành các tầng con. Sự chia nhỏ tầng mạng thành các tầng con chỉ cần được hoàn thành khi điều này là có ích. Cụ thể, việc chia nhỏ tầng không cần được sử dụng khi giao thức truy cập đến mạng con hỗ trợ chức năng hoàn thiện của dịch vụ -mạng OSI.
7.5.4.1.2. Sau đây là các chức năng được thực hiện bởi tầng mạng:
a) Định tuyến và chuyển tiếp;
b) Các kết nối mạng;
c) Ghép kênh kết nối mạng;
d) Phân đoạn và tạo khối;
e) Phát hiện lỗi;
f) Xếp chuỗi;
g) Khôi phục lỗi;
h) Điều khiển luồng;
i) Truyền dữ liệu đã gửi;
j) Thiết lập lại;
k) Lựa chọn dịch vụ;
l) Ánh xạ giữa các dịch vụ-mạng và các địa chỉ liên kết dữ liệu;
m) Ánh xạ truyền dẫn chế độ không kết nối mạng đến truyền dẫn chế độ không-kết nối liên kết dữ liệu;
n) Biến đổi từ dịch vụ của chế độ kết nối liên kết dữ liệu thành dịch vụ của chế độ không-kết nối mạng;
o) Cải tiến dịch vụ của chế độ không-kết nối liên kết dữ liệu nhằm cung cấp dịch vụ của chế độ kết nối mạng; và
p) Quản lý tầng mạng.
7.5.4.2. Định tuyến và chuyển tiếp
7.5.4.2.1. Các kết nối mạng được cung cấp bởi các thực thể mạng trong các hệ thống cuối của OSI và bởi các hệ thống mở trung gian cung cấp việc chuyển tiếp. Các hệ thống mở trung gian này có thể liên kết các kết nối mạng con, các kết nối liên kết dữ liệu và các mạch dữ liệu (xem điều 7.7). Các chức năng định tuyến xác định một tuyến thích hợp giữa các địa chỉ mạng. Để thiết lập việc truyền thông kết quả thì tầng mạng cần sử dụng các dịch vụ của tầng liên kết dữ liệu nhằm điều khiển liên kết của các mạch dữ liệu (xem điều 7.6.4.10 và điều 7.7.3.1).
7.5.4.2.2. Điều khiển liên kết của các mạch dữ liệu (trong tầng vật lý) từ tầng mạng yêu cầu tương tác giữa thực thể mạng và thực thể vật lý trong cùng một hệ thống mở. Bởi mô hình tham chiếu chỉ cho phép tương tác trực tiếp giữa các tầng liền kề nên thực thể mạng không thể tương tác trực tiếp với thực thể vật lý. Do đó, tương tác này được mô tả thông qua tầng liên kết dữ liệu can thiệp một cách rõ ràng nhằm truyền tải tương tác giữa tầng mạng và tầng vật lý.
7.5.4.2.3. Biểu diễn sự điều khiển liên kết mạch dữ liệu là việc biểu diễn mang tính trừu tượng. Đó là một vấn đề nội bộ trong hệ thống mở. Nó không mô hình hóa chức năng của các hệ thống mở và vì thế không có tác động lên việc chuẩn hóa các giao thức OSI.
CHÚ THÍCH - Khi các chức năng mạng được thực hiện bởi các tổ chức mạng con đơn lẻ thì đặc tả của các chức năng định tuyến và chuyển tiếp có thể được thuận lợi hóa bằng cách sử dụng các tầng con, cô lập các chức năng định tuyến và chuyển tiếp các mạng con riêng lẻ từ các chức năng định tuyến và chuyển tiếp liên mạng. Tuy nhiên, khi các mạng con có các giao thức truy cập hỗ trợ chức năng hoàn thiện của dịch vụ -mạng OSI thì không yêu cầu việc phân tầng con trong Tầng mạng.
7.5.4.3. Các kết nối mạng
7.5.4.3.1. Chức năng này cung cấp các kết nối mạng giữa các thực thể giao vận, tạo việc sử dụng các kết nối liên kết dữ liệu cung cấp bởi tầng liên kết dữ liệu.
7.5.4.3.2. Kết nối mạng cũng có thể được cung cấp như các kết nối mạng con nối tiếp, nghĩa là sử dụng một vài mạng con riêng lẻ theo chuỗi. Các mạng con riêng lẻ liên kết có thể có cùng hoặc các khả năng dịch vụ khác nhau. Mỗi điểm cuối của kết nối mạng con có thể vận hành với giao thức mạng con khác nhau.
7.5.4.3.3. Liên kết của một cặp các mạng con phân biệt chất lượng có thể đạt được theo hai cách. Để minh họa điều này, ta cần xem xét cặp các mạng con, một có chất lượng cao và một có chất lượng thấp:
a) Hai mạng con được liên kết khi chúng có giá trị. Chất lượng của kết nối mạng kết quả không cao hơn chất lượng kết nối mạng kết quả của mạng con có chất lượng thấp hơn.
b) Mạng con chất lượng thấp hơn được mở rộng để cân bằng mạng con chất lượng cao hơn và sau đó các mạng con được liên kết. Chất lượng kết nối mạng con kết quả xấp xỉ chất lượng kết nối mạng con kết quả của mạng con chất lượng cao hơn (xem Hình 16).
Sự lựa chọn giữa hai khả năng này phụ thuộc vào mực độ khác nhau trong chất lượng, giá cả của việc nâng cấp và các yếu tố kinh tế khác.
Hình 15 – Liên kết mạng con chất lượng thấp và mạng con chất lượng cao
Hình 16- Liên kết mạng con chất lượng thấp nâng cấp và mạng con chất lượng cao
7.5.4.4. Ghép kênh kết nối mạng
7.5.4.4.1. Chức năng này có thể được sử dụng để ghép kênh các kết nối mạng lên các kết nối liên kết dữ liệu để tối ưu hóa việc sử dụng của chúng.
7.5.4.4.2. Trong trường hợp các kết nối mạng con nối tiếp, việc ghép kênh lên các kết nối mạng con riêng lẻ cũng có thể được thực hiện để tối ưu hóa việc sử dụng của chúng.
7.5.4.5. Phân đoạn và tạo khối
Tầng mạng có thể phân đoạn và/hoặc tạo khối các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng nhằm mục đích làm thuận lợi hóa việc truyền. Tuy nhiên, các ký hiệu tách đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng được bảo quản qua kết nối mạng.
7.5.4.6. Phát hiện lỗi
Các chức năng phát hiện lỗi được sử dụng để kiểm tra chất lượng dịch vụ được cung cấp qua kết nối mạng được duy trì. Phát hiện lỗi trong tầng mạng sử dụng việc thông báo lỗi từ tầng liên kết dữ liệu. Các khả năng phát hiện lỗi bổ sung có thể cần để cung cấp chất lượng dịch vụ yêu cầu.
7.5.4.7. Khôi phục lỗi
Chức năng này cung cấp cho việc khôi phục từ các lỗi đã phát hiện. Chức năng này có thể biến đổi phụ thuộc vào chất lượng của dịch vụ-mạng cung cấp.
7.5.4.8. Xếp chuỗi
Chức năng này cung cấp việc phân phát các đơn vị dữ liệu dịch vụ-mạng đã xếp chuỗi qua kết nối mạng đã cho khi được yêu cầu bởi thực thể giao vận.
7.5.4.9. Điều khiển luồng
Nếu việc điều khiển luồng được yêu cầu thì chức năng này cần được thực hiện.
7.5.4.10. Truyền dữ liệu đã gửi
Chức năng này cung cấp cho tiện ích truyền dữ liệu đã gửi.
7.5.4.11. Thiết lập lại
Chức năng này cung cấp dịch vụ thiết lập lại.
7.5.4.12. Lựa chọn dịch vụ
Chức năng này cho phép lựa chọn dịch vụ được thực hiện nhằm đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp tại mỗi điểm cuối của kết nối mạng là giống nhau khi kết nối mạng mở rộng một vài mạng con chất lượng khác nhau.
7.5.4.13. Quản lý tầng mạng
Các giao thức tầng mạng xử lý một số hoạt động quản lý của tầng (như là kích hoạt và kiểm soát lỗi). Xem Điều 8 và ITU-T Rec.X700/TCVN 9696-4 về mối quan hệ giữa các khía cạnh quản lý khác nhau.
7.6. Tầng liên kết dữ liệu
7.6.1. Định nghĩa
Không có các thuật ngữ về tầng liên kết dữ liệu được đề cập đến.
7.6.2. Mục đích
7.6.2.1. Tầng liên kết dữ liệu cung cấp phương tiện theo thủ tục và chức năng đối với chế độ không-kết nối giữa các thực thể mạng và đối với chế độ kết nối về việc thiết lập, duy trì và giải phóng các kết nối liên kết dữ liệu giữa các thực thể mạng và đối với việc truyền các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu. Kết nối liên kết dữ liệu được xây dựng dựa trên một hoặc một vài kết nối vật lý.
7.6.2.2. Tầng liên kết dữ liệu phát hiện và hiệu chỉnh các lỗi xảy ra trong tầng vật lý.
7.6.2.3. Ngoài ra, tầng liên kết dữ liệu cho phép tầng mạng kiểm soát liên kết các mạch dữ liệu trong tầng vật lý.
7.6.3. Dịch vụ cung cấp cho Tầng mạng
7.6.3.1. Trong chế độ kết nối, các tiện ích được cung cấp bởi tầng liên kết dữ liệu là:
a) Các địa chỉ liên kết dữ liệu;
b) Kết nối liên kết dữ liệu;
c) Các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu;
d) Các thẻ định danh điểm cuối kết nối liên kết dữ liệu;
e) Thông báo lỗi;
f) Chất lượng các thông số dịch vụ; và
g) Thiết lập lại.
7.6.3.2. Trong chế độ không-kết nối, các tiện ích được cung cấp bởi tầng liên kết dữ liệu là:
a) Các địa chỉ liên kết dữ liệu;
b) Truyền dẫn các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu của một kích cỡ tối đa xác định, và
c) Chất lượng các thông số dịch vụ.
7.6.3.3. Các địa chỉ liên kết dữ liệu
Các thực thể mạng được biết đến tầng liên kết dữ liệu bởi các địa chỉ liên kết dữ liệu. Các địa chỉ liên kết dữ liệu được cung cấp bởi tầng liên kết dữ liệu và có thể được sử dụng bởi các thực thể mạng để định danh các thực thể mạng khác, các thực thể mạng này giao tiếp sử dụng dịch vụ liên kết dữ liệu. Địa chỉ liên kết dữ liệu là duy nhất trong phạm vi áp dụng của tập các hệ thống mở gắn với tầng liên kết dữ liệu chung. Quan niệm của địa chỉ liên kết dữ liệu khác với quan niệm của địa chỉ điểm truy cập dịch vụ liên kết dữ liệu (địa chỉ DLSAP).
7.6.3.4. Kết nối liên kết dữ liệu
Kết nối liên kết dữ liệu cung cấp phương tiện truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng được định danh bởi các địa chỉ liên kết dữ liệu. Kết nối liên kết dữ liệu được thiết lập và giải phóng động.
7.6.3.5. Các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu
7.6.3.5.1. Tầng liên kết dữ liệu cho phép trao đổi các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu qua kết nối liên kết dữ liệu hoặc trao đổi các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu (không có quan hệ với các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu) sử dụng dịch vụ liên kết dữ liệu chế độ không-kết nối.
7.6.3.5.2. Kích cỡ của các dịch vụ dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu có thể được giới hạn bởi quan hệ giữa tỉ lệ kết nối vật lý và khả năng phát hiện lỗi của tầng liên kết dữ liệu.
7.6.3.6. Các thẻ định danh điểm cuối kết nối liên kết dữ liệu
Khi cần, tầng liên kết dữ liệu cung cấp các thể định danh điểm cuối kết nối liên kết dữ liệu mà có thể được sử dụng bởi thực thể mạng để định danh thực thể mạng tương ứng.
7.6.3.7. Thông báo lỗi
Thông báo được cung cấp cho thực thể mạng khi lỗi không thể hồi phục được phát hiện bởi tầng liên kết dữ liệu.
7.6.3.8. Chất lượng các thông số dịch vụ
Chất lượng các thông số dịch vụ có thể là lựa chọn mang tính tùy chọn, tầng liên kết dữ liệu thiết lập và duy trì chất lượng dịch vụ đã chọn đối với thời lượng kết nối liên kết dữ liệu. Chất lượng các thông số dịch vụ bao gồm thời gian trung bình giữa các lỗi đã phát hiện mà không có thể phục hồi được, tỉ lệ lỗi còn lại (ở đó các lỗi có thể phát sinh từ sự thay đổi, sự mất mát, sự sao chép, sự sai thứ tự, sự giao nhầm các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu và các nguyên nhân khác), tính sẵn có của dịch vụ, trễ quá giang và thông lượng.
7.6.3.9. Thiết lập lại
Thực thể mạng có thể ép dẫn chức thực thể liên kết dữ liệu vào trạng thái đã biết bằng cách gọi ra tiện ích thiết lập ra.
7.6.4. Các chức năng trong tầng Liên kết dữ liệu
Trong chế độ kết nối và chế độ không-kết nối, các chức năng được thực hiện bởi tầng liên kết dữ liệu là:
a) Ánh xạ đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu;
b) Định danh và trao đổi thông số;
c) Điều khiển liên kết mạch dữ liệu;
d) Phát hiện lỗi;
e) Định tuyến và chuyển tiếp; và
f) Quản lý tầng liên kết dữ liệu.
Trong chế độ kết nối, các chức năng sau đây cũng được thực hiện bởi tầng liên kết dữ liệu:
a) Thiết lập và giải phóng kết nối liên kết dữ liệu;
b) Truyền dẫn dữ liệu liên kết dữ liệu của chế độ kết nối;
c) Phân chia kết nối liên kết dữ liệu;
d) Điều khiển chuỗi;
e) Phân định và đồng bộ hóa;
f) Điều khiển luồng;
g) Khôi phục lỗi; và
h) Thiết lập lại.
Trong chế độ không-kết nối, chức năng sau cũng được thực hiện bởi tầng liên kết dữ liệu:
a) Truyền dẫn dữ liệu liên kết dữ liệu của chế độ không-kết nối.
7.6.4.1. Thiết lập và giải phóng kết nối liên kết dữ liệu
Các chức năng này thiết lập và giải phóng các kết nối liên kết dữ liệu trên các kết nối vật lý đã kích hoạt. Khi kết nối vật lý có nhiều điểm cuối (ví dụ kết nối đa điểm) thì chức năng cụ thể được yêu cầu trong Tầng Liên kết dữ liệu để định danh các kết nối liên kết dữ liệu sử dụng kết nối vật lý này.
7.6.4.2. Truyền dẫn dữ liệu liên kết dữ liệu chế độ không-kết nối
Truyền dẫn dữ liệu liên kết dữ liệu chế độ không kết nối cung cấp phương tiện cho việc truyền dẫn các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu giữa các điểm truy cập dịch vụ liên kết dữ liệu mà không thiết lập kết nối liên kết dữ liệu.
7.6.4.3. Ánh xạ đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu
Chức năng này ánh xạ các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu đến các đơn vị dữ liệu giao thức liên kết dữ liệu trên cơ sở một-một.
CHÚ THÍCH - Các ánh xạ chung sẽ được nghiên cứu thêm.
7.6.4.4. Phân chia kết nối liên kết dữ liệu
Chức năng này thực hiện việc phân chia một kết nối liên kết dữ liệu trên một vài kết nối vật lý.
7.6.4.5. Phân định và đồng bộ hóa
Các chức năng này cung cấp sự không chối bỏ chuỗi đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý (tức là các bít, xem điều 7.7.3.2) được phát qua kết nối vật lý như một đơn vị dữ liệu giao thức liên kết dữ liệu.
CHÚ THÍCH - Các chức năng này đôi khi được tham chiếu để định khung.
7.6.4.6. Điều khiển chuỗi
Chức năng này duy trì thứ tự các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu qua kết nối liên kết dữ liệu.
7.6.4.7. Phát hiện lỗi
Chức năng này phát hiện việc truyền dẫn, định dạng và các lỗi vận hành xảy ra trên kết nối vật lý hoặc là kết quả của việc làm sai chức năng thực thể liên kết dữ liệu tương ứng.
7.6.4.8. Khôi phục lỗi
Chức năng cố gắng khôi phục việc truyền dẫn, định dạng và các lỗi vận hành đã phát hiện và thông báo các thực thể lỗi mạng không có khả năng phục hồi.
7.6.4.9. Điều khiển luồng
Trong chế độ kết nối, mỗi thực thể mạng có thể điều khiển động tỉ lệ mà nó nhận các đơn vị dữ liệu dịch vụ liên kết dữ liệu từ kết nối liên kết dữ liệu. Việc điều khiển này có thể được phản ánh trong tỉ lệ mà tầng liên kết dữ liệu chấp nhận các đơn vị dịch vụ liên kết dữ liệu tại điểm cuối kết nối liên kết dữ liệu tương ứng. Trong chế độ không-kết nối, có điều khiển luồng ranh giới dịch vụ, nhưng không điều khiển luồng ngang hàng.
7.6.4.10. Định danh và trao đổi thông số
Chức năng này thực hiện định danh và trao đổi thông số thực thể liên kết dữ liệu.
7.6.4.11. Thiết lập lại
Chức năng này thực hiện việc thiết lập liên kết dữ liệu ép buộc việc khởi gọi thực thể liên kết dữ liệu vào trạng thái đã biết.
7.6.4.12. Điều khiển kết nối mạch dữ liệu
Chức năng này tạo cho các thực thể mạng khả năng điều khiển kết nối các mạch dữ liệu trong tầng vật lý.
CHÚ THÍCH- Chức năng này được sử dụng cụ thể khi kết nối vật lý được thiết lập/giải phóng qua mạng con chuyển mạch bằng cách chuyển tiếp giữa hệ thống trung gian giữa các mạch dữ liệu. Các mạch dữ liệu này là các phần tử đường dẫn toàn trình. Thực thể mạng trong hệ thống trung gian tạo ra các quyết định định tuyến thích hợp như một chức năng của các yêu cầu về đường dẫn nhận được từ các giao thức báo hiệu mạng.
7.6.4.13. Định tuyến và chuyển tiếp
Một số mạng con và các cấu hình của mạng cục bộ, yêu cầu việc định tuyến và chuyển tiếp giữa các mạng cục bộ riêng lẻ được thực hiện trong tầng liên kết dữ liệu.
7.6.4.14. Quản lý tầng liên kết dữ liệu
Giao thức của các tầng liên kết dữ liệu xử lý một số hoạt động quản lý tầng (như là kích hoạt và kiểm soát lỗi). Xem Điều 8 và ITU-T Rec.X.700/TCVN 9696-4 về mối quan hệ với các khía cạnh quản lý khác.
7.7. Tầng vật lý
7.7.1. Định nghĩa
7.7.1.1. Mạch dữ liệu (data-circuit)
Đường truyền thông trong môi trường vật lý về OSI giữa hai hay nhiều thực thể vật lý, cùng với các tiện ích cần thiết trong tầng vật lý đối với việc truyền dẫn các bít trên nó.
7.7.2. Mục đích
Tầng vật lý cung cấp phương tiện cơ khí, điện, theo chức năng và thủ tục để kích hoạt, duy trì và làm ngưng hoạt động các kết nối vật lý về việc truyền dẫn bít giữa các thực thể liên kết dữ liệu. Kết nối vật lý có thể bao gồm các hệ thống mở trung gian, mỗi đường truyền dẫn bít chuyển tiếp trong tầng vật lý. Các thực thể tầng vật lý được liên kết bởi môi trường vật lý.
7.7.3. Các dịch vụ được cung cấp cho tầng liên kết dữ liệu
7.7.3.1. Các dịch vụ cung cấp bởi tầng vật lý được xác định bởi các đặc điểm của môi trường cơ sở và quá đa dạng để cho phép phân loại thành chế độ kết nối và chế độ không-kết nối.
7.7.3.2. Các dịch vụ hoặc các phần tử dịch vụ được cung cấp bởi tầng vật lý:
a) Các kết nối vật lý;
b) Các đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý;
c) Các điểm cuối kết nối vật lý;
d) Định danh mạch dữ liệu;
e) Xếp chuỗi;
f) Thông báo trạng thái lỗi; và
g) Chất lượng các thông số dịch vụ.
7.7.3.3. Kết nối vật lý
7.7.3.3.1. Tầng vật lý cung cấp cho việc truyền dẫn các dòng bít trong suốt giữa các thực thể liên kết dữ liệu qua các kết nối vật lý.
7.7.3.3.2. Mạch dữ liệu là đường dẫn trong môi trường vật lý đối với OSI giữa hai hoặc nhiều thực thể vật lý, cùng với các tiện ích cần thiết trong tầng vật lý đối với việc truyền dẫn các bít trên nó.
7.7.3.3.3. Kết nối vật lý có thể được cung cấp bởi liên kết các mạch dữ liệu sử dụng các chức năng chuyển tiếp trong tầng vật lý. Việc cung cấp kết nối vật lý bằng cách lắp ráp các mạch dữ liệu được minh họa trong Hình 17.
7.7.3.3.4. Điều khiển liên kết các mạch dữ liệu được đưa ra như một dịch vụ của các thực thể liên kết dữ liệu.
7.7.3.4. Các đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý
7.7.3.4.1. Đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý bao gồm một bít hoặc một xâu bít.
CHÚ THÍCH - Truyền dẫn nối tiếp hoặc song song có thể được cung cấp bằng cách thiết kế giao thức trong tầng vật lý.
Hính 17- Kết nối các mạch dữ liệu trong Tầng vật lý
7.7.3.4.2. Kết nối vật lý có thể chấp nhận truyền dẫn song công hoặc truyền bán song công các dòng bít.
7.7.3.5. Điểm cuối kết nối vật lý
7.7.3.5.1. Tầng vật lý cung cấp các thẻ định danh điểm cuối kết nối vật lý có thể được sử dụng bởi thực thể liên kết để định danh các điểm cuối kết nối vật lý.
7.7.3.5.2. Kết nối vật lý sẽ có hai (điểm-điểm) hoặc nhiều (đa điểm) điểm cuối kết nối vật lý (xem Hình 18).
7.7.3.6. Định danh mạch dữ liệu
Tầng vật lý cung cấp các thẻ định danh mà quy định duy nhất các mạch dữ liệu giữa hai hệ thống mở sát nhau.
CHÚ THÍCH - Thẻ định danh này được sử dụng bởi các thực thể mạng trong các hệ thống mở sát nhau để tham chiếu các mạch dữ liệu trong sự tương tác của chúng.
7.7.3.7. Xếp chuỗi
Tầng vật lý phân phát các bít trong cùng một thứ tự mà chúng đệ trình.
7.7.3.8. Thông báo trạng thái lỗi
Các thực thể liên kết dữ liệu được thông báo các trạng thái lỗi phát hiện trong tầng vật lý.
7.7.3.9. Chất lượng các thông số dịch vụ
Chất lượng dịch vụ kết nối vật lý được chuyển hóa từ các mạch dữ liệu hình thành nó. Chất lượng dịch vụ có thể được miêu tả bởi:
a) Tỉ lệ lỗi, ở đó các lỗi có thể phát sinh từ sự thay đổi, mất mát, hình thành và các nguyên nhân khác;
b) Tính sẵn có của dịch vụ;
c) Tỉ lệ truyền dẫn; và
d) Thời gian trễ quá giang.
7.7.4. Các chức năng giữa Tầng Vật lý
7.7.4.1. Các chức năng của Tầng Vật lý được xác định bởi các đặc điểm của môi trường cơ sở và quá đa dạng để cho phép phân loại thành chế độ kết nối và chế độ không-kết nối.
a) Ví dụ về kết nối vật lý hai điểm cuối (kết nối tồn tại giữa A và B)
b) Ví dụ về kết nối vật lý đa điểm (kết nối tồn tại giữa A, B và C)
Hình 18- Ví dụ về các kết nối vật lý
7.7.4.2. Các chức năng do tầng vật lý cung cấp là:
a) Kích hoạt và không kích hoạt kết nối vật lý;
b) Truyền dẫn đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý;
c) Ghép kênh; và
d) Quản lý tầng vật lý.
7.7.4.3. Kích hoạt và không kích hoạt kết nối vật lý
Các chức năng này cung cấp sự kích hoạt và không kích hoạt các kết nối vật lý giữa hai thực thể liên kết dữ liệu theo yêu cầu từ tầng vật lý. Các chức năng này bao gồm một chức năng chuyển tiếp cung cấp liên kết các mạch dữ liệu.
7.7.4.4. Truyền dẫn đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý
Truyền dẫn các đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý (các bít) có thể là đồng bộ hoặc không đồng bộ. Chức năng của truyền dẫn đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý cung cấp sự nhận biết đơn vị dữ liệu giao thức tương ứng với chuỗi đã thỏa thuận của các đơn vị dữ liệu dịch vụ vật lý mà đang được phát.
7.7.4.5. Ghép kênh
Chức năng này cung cấp hai hoặc nhiều kết nối vật lý được mang trên mạch dữ liệu đơn. Chức năng này cung cấp nhận biết việc định khung yêu cầu để cho phép định danh PhPDU truyền tải bởi các kết nối vật lý riêng lẻ qua mạch dữ liệu đơn. Chức năng ghép kênh là tùy chọn.
CHÚ THÍCH - Ví dụ cụ thể về việc sử dụng việc ghép kênh được đưa ra khi một môi trường vật lý được chia thành các mạch dữ liệu giúp cho các giao thức liên kết dữ liệu khác nhau sử dụng trong giai đoạn báo hiệu và trong giai đoạn truyền dữ liệu khi sử dụng các mạng con chuyển mạch. Trong việc sử dụng ghép kênh, các luồng của trạng thái tự nhiên khác nhau được gán lâu dài cho các phần tử đa nhóm khác nhau.
7.7.4.6. Quản lý tầng vật lý
7.7.4.6.1. Các giao thức tầng vật lý đề cập đến các hoạt động quản lý của tầng (như là kích hoạt và kiểm soát lỗi). Xem Điều 8 và ITU-T Rec. X700/TCVN 9696-4 về mối quan hệ với các khía cạnh quản lý khác.
CHÚ THÍCH - Văn bản trên đề cập đến liên kết giữa các hệ thống mở như đã minh họa trong Hình 11. Đối với các hệ thống mở để giao tiếp trong môi trường thực, các kết nối vật lý nên được tạo ra, ví dụ, trong Hình 19 a). Việc biểu diễn có logic của chúng được chỉ ra trong Hình 19b) và được gọi là kết nối môi trường vật lý. Các đặc điểm phụ thuộc môi trường cơ khí, điện từ và các môi trường khác của kết nối môi trường vật lý được xác định tại ranh giới giữa tầng vật lý và môi trường vật lý. Các định nghĩa của các đặc điểm như vậy được quy định trong các tiêu chuẩn khác.
Hình 19 - Ví dụ về liên kết
8.1. Định nghĩa
8.1.1. Quản lý ứng dụng (application management)
Các chức năng trong tầng ứng dụng (xem 6.1) liên quan đến quản lý các quy trình ứng dụng OSI.
8.1.2. Thực thể ứng dụng quản lý ứng dụng (application management application-entity)
Thực thể ứng dụng thực hiện các chức năng quản lý ứng dụng.
8.1.3. Các tài nguyên OSI (OSI resources)
Các tài nguyên truyền thông dữ liệu và xử lý dữ liệu liên quan đến OSI.
8.1.4. Quản lý các hệ thống (systems management)
Các chức năng trong Tầng ứng dụng liên quan đến quản lý các tài nguyên OSI khác nhau và tình trạng của chúng thông qua tất cả các tầng của cấu trúc OSI.
8.1.5. Thực thể ứng dụng quản lý hệ thống (system management application-entity)
Thực thể ứng dụng nhằm mục đích truyền thông quản lý các hệ thống.
8.1.6. Quản lý tầng (layer management)
Các chức năng liên quan đến quản lý tầng (N), tự thực hiện một phần trong tầng (N) theo giao thức -tầng (N) của tầng (các hoạt động như là kích hoạt và kiểm soát lỗi) và thực hiện một phần như tập con của quản lý các hệ thống.
8.2. Giới thiệu
8.2.1. Trong mô hình tham chiếu OSI, cần thừa nhận các vấn đề về việc khởi tạo, kết thúc và giám sát các hoạt động và trợ giúp trong các thao tác hài hòa của chúng, cũng như việc vận dụng các trạng thái khác thường. Các điều này được xem như là các khía cạnh quản lý kiến trúc OSI. Các quan niệm này thao tác cốt yếu của các hệ thống mở liên kết.
8.2.2. Các hoạt động quản lý liên quan đến các hoạt động bao hàm việc trao đổi thông tin thực tế giữa các hệ thống mở. Chỉ các giao thức được yêu cầu để chỉ đạo các trao đổi như vậy là các đối tượng tiêu chuẩn hóa trong OSIE.
8.2.3. Điều này mô tả các quan niệm chính liên quan đến các khía cạnh quản lý, bao gồm các loại hoạt động quản lý khác nhau và việc xác định vị trí của các hoạt động trong mô hình tham chiếu OSI.
8.2.4. Quản lý các hệ thống và tầng cung cấp hoạt động khởi tạo để thiết lập hỗ trợ cho các dịch vụ chế độ không-kết nối giữa các hệ thống.
8.2.5. Các tiện ích quản lý có thể được cung cấp cho phép các đặc điểm tự nhiên, chất lượng và kiểu dịch vụ của chế độ không-kết nối được cung cấp bởi tầng không truyền tải đến tầng cao hơn tiếp theo trước khởi gọi dịch vụ đó. Các tiện ích này có thể cung cấp thông tin này trước khởi gọi dịch vụ hoặc mọi lúc trong giai đoạn nó có hiệu lực.
8.3. Các hoạt động quản lý
8.3.1. Giới thiệu
8.3.1.1. Chỉ các hoạt động quản lý bao hàm việc trao đổi thông tin có thực giữa các thực thể quản lý từ xa là thích hợp với kiến trúc OSI. Các hoạt động quản lý khác ứng với các hệ thống mở riêng biệt nằm ngoài phạm vi áp dụng của nó.
8.3.1.2. Tương tự, không phải các tài nguyên đều thích hợp với OSI. Tiêu chuẩn này chỉ xem xét các tài nguyên OSI, tức là các tài nguyên xử lý dữ liệu và truyền thông dữ liệu liên quan đến OSI.
8.3.1.3. Các hoạt động quản lý sau đây được định danh:
a) Quản lý ứng dụng;
b) Quản lý các hệ thống; và
c) Quản lý tầng.
8.3.2. Quản lý ứng dụng
8.3.2.1. Quản lý ứng dụng liên quan đến quản lý các quy trình ứng dụng OSI. Danh sách sau đây là các hoạt động điển hình phù hợp với hạng mục này nhưng chưa bao gồm hết mọi khía cạnh:
a) Khởi tạo các thông số biểu diễn các quy trình ứng dụng;
b) Bắt đầu, duy trì và kết thúc các quy trình ứng dụng;
c) Định vị và không định vị các tài nguyên OSI cho các quy trình ứng dụng;
d) Phát hiện và ngăn ngừa sự can thiệp tài nguyên OSI;
e) Kiểm soát an ninh; và
f) Kiểm tra và kiểm soát quá trình khôi phục.
8.3.2.2. Các giao thức về quản lý ứng dụng nằm trong Tầng ứng dụng và được vận dụng bởi các thực thể ứng dụng quản lý ứng dụng.
8.3.3. Quản lý các hệ thống
8.3.3.1. Quản lý các hệ thống liên quan đến quản lý các tài nguyên OSI và trạng thái của chúng qua tất cả các tầng của mô hình tham chiếu OSI. Danh sách sau đây là các hoạt động điển hình phù hợp với danh mục này nhưng không bao gồm hết mọi khía cạnh:
a) Kích hoạt/không kích hoạt quản lý bao gồm:
1) Kích hoạt, duy trì và kết thúc các tài nguyên OSI phân phát trong các hệ thống mở, bao gồm môi trường vật lý về OSI;
2) Một số chức năng tải chương trình;
3) Thiết lập/duy trì/giải phóng các kết nối giữa các thực thể vật lý; và
4) Sửa đổi/khởi tạo thông số các hệ thống mở;
b) Giám sát bao gồm:
1) Trạng thái báo cáo hoặc thay đổi trạng thái; và
2) Thống kê báo cáo; và
c) Kiểm soát lỗi bao gồm
1) Phát hiện lỗi và một số chức năng chẩn đoán; và
2) Cấu hình lại và khởi tạo.
8.3.3.2. Các giao thức về quản lý hệ thống nằm trong tầng ứng dụng và được vận dụng bởi các thực thể ứng dụng quản lý hệ thống.
8.3.4. Quản lý tầng
8.3.4.1. Có hai khía cạnh của quản lý tầng. Một là liên quan đến các hoạt động của tầng như là kích hoạt và kiểm soát lỗi. Khía cạnh này được thực hiện bởi giao thức tầng mà nó áp dụng.
8.3.4.2. Khía cạnh khác của quản lý tầng là tập con của quản lý hệ thống. Các giao thức về các hoạt động này nằm trong Tầng ứng dụng và được vận dụng bởi các thực thể ứng dụng quản lý hệ thống.
8.4. Các nguyên tắc định vị chức năng quản lý
Một vài nguyên tắc là quan trọng trong việc định vị các chức năng quản lý trong mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở. Chúng bao gồm: 5
a) Việc tập trung và không tập trung quản lý các chức năng là được phép. Vì vậy, mô hình tham chiếu OSI không ra lệnh bất kỳ kiểu hay mức độ tập trung riêng biệt của các chức năng. Nguyên tắc này yêu cầu một cấu trúc mà mỗi hệ thống mở được phép bao gồm (tập con) các chức năng quản lý hệ thống và mỗi hệ thống con được phép bao gồm (tập con) các chức năng quản lý tầng;
b) Nếu cần, các kết nối giữa các thực thể quản lý được thiết lập khi một hệ thống mở đang vận hành độc lập với các hệ thống mở khác, trở thành một phần của OSIE.
9. Sự phù hợp và nhất quán với tiêu chuẩn này
9.1. Định nghĩa
9.1.1. Sự nhất quán (consistency)
Khuyến cáo/Tiêu chuẩn quốc tế ITU-T "đang tham chiếu" nhất quán với Khuyến cáo/Tiêu chuẩn quốc tế ITU-T "đã tham chiếu" nếu ý nghĩa của chúng không thay đổi.
9.1.2. Sự phù hợp (compliance)
Khuyến cáo ITU-T / Tiêu chuẩn quốc tế "đang tham chiếu" cho biết là phù hợp với các yêu cầu ứng dụng của Khuyến cáo /Tiêu chuẩn quốc tế "đã tham chiếu" nếu các điều sau đây là đúng:
a) Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế "đã tham chiếu" quy định các yêu cầu (sử dụng động từ "phải") ứng dụng cho Khuyến cáo ITU-T /Tiêu chuẩn quốc tế mà Khuyến cáo ITU-T /Tiêu chuẩn quốc tế "đang tham chiếu" là một trường hợp;
b) Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế "đã tham chiếu" bao gồm một mệnh đề phù hợp nhằm làm rõ các yêu cầu áp dụng cho Khuyến cáo /Tiêu chuẩn quốc tế ITU-T mà khuyến cáo ITU-T /Tiêu chuẩn quốc tế "đang tham chiếu” là một trường hợp;
c) Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế "đang tham chiếu" chứa một yêu cầu về sự phù hợp với Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế "đã tham chiếu"; hoặc
d) Có thể thực hiện được bằng cách kiểm tra Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế "đang tham chiếu" để làm rõ các yêu cầu ứng dụng đã được hoàn thành.
9.2. Ứng dụng của các yêu cầu nhất quán và phù hợp
9.2.1. Các Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế mô hình khác mở rộng hoặc cải tiến mô hình tham chiếu này phải nhất quán với tiêu chuẩn này.
9.2.2. Sự phù hợp và nhất quán với mô hình tham chiếu cơ sở này cũng áp dụng cho các Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế và các báo cáo kỹ thuật mà mô tả hoặc quy định các chức năng của OSI. Các Khuyến cáo ITU-T, các Tiêu chuẩn quốc tế và các báo cáo này có thể là các tài liệu kiến trúc, các mô hình, các khung tổng quát, các định nghĩa dịch vụ hoặc các đặc tả giao thức.
9.2.3. Sự nhất quán
9.2.3.1. Kiến trúc, khung tổng quát, mô hình đa tầng, mô hình đơn tầng, định nghĩa dịch vụ hoặc đặc tả giao thức nhất quán với mô hình tham chiếu cơ sở này và các Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế về mô hình khác mở rộng hoặc cải tiến mô hình tham chiếu cơ sở phải nói rõ: "Kiến trúc, mô hình đa tầng, mô hình đơn tầng, mô tả dịch vụ hoặc đặc tả giao thức:
a) Theo các nguyên tắc kiến trúc và các quy định của mô hình tham chiếu OSI (ITU-T Rec.X.200/TCVN 9696-1);
b) Sử dụng các quan niệm thiết lập bởi mô hình tham chiếu cơ sở OSI (ITU Rec. X.200/TCVN 9696-1) với các định nghĩa và thuật ngữ tương đồng."
9.2.4. Sự phù hợp
9.2.4.1. Sự phù hợp của mô hình kiến trúc, mô hình khung tổng quát và mô hình đa tầng
Mô hình kiến trúc, mô hình khung tổng quát hay mô hình đa tầng phù hợp với mô hình tham chiếu cơ sở này và các Khuyến cáo ITU-T/Tiêu chuẩn quốc tế về mô hình khác kết hợp với mô hình tham chiếu cơ sở này cải tiến mô hình tham chiếu phải nói rõ:
"Mô hình kiến trúc, mô hình khung tổng quát, mô hình đa tầng này phù hợp với mô hình tham chiếu cơ sở OSI (ITU-T Rec. X.200/TCVN 9696-1) trong đó nó mô tả các thao tác và cơ chế mà gắn với các tầng như đã quy định trong mô hình tham chiếu cơ sở OSI."
9.2.4.2. Sự phù hợp của mô hình đơn tầng
Mô hình đơn tầng phù hợp với mô hình tham chiếu cơ sở OSI phải nói rõ:
"Tiêu chuẩn đơn tầng này phù hợp với mô hình tham chiếu cơ sở OSI (ITU-T Rec. X.200/TCVN 9696-1) trong đó nó mô tả các thao tác và cơ chế liên quan đến tầng riêng biệt như đã quy định trong điều con liên quan thuộc Điều 7 của mô hình tham chiếu cơ sở OSI."
9.2.4.3. Sự phù hợp của định nghĩa dịch vụ
Định nghĩa dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn này phát biểu như sau:
"Định nghĩa dịch vụ này phù hợp với mô hình tham chiếu cơ sở OSI (ITU-T Rec.X.200/TCVN 9696-1) trong đó nó mô tả các tiện ích liên quan đến tầng riêng biệt như đã quy định trong điều con liên quan thuộc Điều 7 của tiêu chuẩn này."
9.2.4.4. Sự phù hợp của đặc tả giao thức
Đặc tả giao thức phù hợp với tiêu chuẩn này phát biểu như sau:
"Đặc tả giao thức này phù hợp với mô hình tham chiếu cơ sở OSI (ITU-T Rec. X.200/TCVN 9696-1) trong đó nó mô tả các chức năng liên quan đến tầng riêng biệt như đã quy định trong điều con liên quan thuộc Điều 7 của tiêu chuẩn này."
(Tham khảo)
GIẢI THÍCH NGẮN GỌN CÁCH CHỌN CÁC TẦNG
A.1. Phụ lục này cung cấp các phần tử bằng việc đưa ra thông tin bổ sung cho Khuyến cáo/Tiêu chuẩn này.
A.2. Các điều sau đây là một giải thích ngắn gọn về cách lựa chọn các tầng:
A.2.1. Thực chất là kiến trúc cho phép việc sử dụng đa dạng của môi trường vật lý đối với liên kết với các thủ tục kiểm soát khác nhau (ví dụ ITU-T Recs. V.24, V.25 v.v..). Ứng dụng các nguyên tắc trong 6.2.c), e) và h) dẫn đến việc định danh tầng vật lý như một tầng thấp nhất trong kiến trúc.
A.2.2. Một vài môi trường truyền thông vật lý (ví dụ, đường điện thoại) yêu cầu các kỹ thuật cụ thể được sử dụng để phát dữ liệu giữa các hệ thống bất chấp tỉ lệ lỗi tương đối cao (nghĩa là: tỉ lệ lỗi không thể chấp nhận với đa số ứng dụng). Các kỹ thuật cụ thể này được sử dụng trong các thủ tục điều khiển liên kết dữ liệu mà được nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa trong vài năm. Cũng phải công nhận rằng môi trường truyền thông vật lý mới (ví dụ cáp quang) sẽ yêu cầu các thủ tục điều khiển liên kết dữ liệu khác nhau. Ứng dụng các nguyên tắc trong 6.2 c), e) và h) dẫn đến việc định danh tầng liên kết dữ liệu phía trên vật lý trong kiến trúc.
A.2.3. Trong kiến trúc các hệ thống mở, một số hệ thống mở sẽ hoạt động như điểm đến cuối cùng của dữ liệu, xem Điều 4. Một số hệ thống mở chỉ có thể hoạt động như các nút trung gian [(thúc đẩy dữ liệu đến các hệ thống khác)(xem Hình 13)]. Ứng dụng các nguyên tắc trong 6.2 c), e) và h) dẫn đến việc định dạng tầng mạng phía trên tầng liên kết dữ liệu. Các giao thức hướng mạng như là định tuyến sẽ được nhóm trong tầng này. Do đó, tầng mạng sẽ cung cấp một đường kết nối (kết nối mạng) giữa cặp các thực thể giao vận; bao gồm trường hợp mà ở đó các nút trung gian liên quan, xem hình 12 (cũng xem 7.5.4.2).
A.2.4. Điều khiển giao vận dữ liệu từ hệ thống mở đầu nguồn đến hệ thống mở cuối nguồn (mà không thực hiện trong các nút trung gian) là chức năng cuối cùng được thực hiện để cung cấp toàn bộ dịch vụ giao vận. Do đó, tầng cao hơn trong một phần dịch vụ giao vận của kiến trúc đa tầng giao vận, phía trên tầng mạng. Tầng giao vận này giúp cho các thực thể tầng cao hơn giảm bớt áp lực về việc giao vận dữ liệu giữa chúng.
A.2.5. Có một yêu cầu tổ chức và đồng bộ hóa đàm thoại và quản lý trao đổi dữ liệu. Ứng dụng các nguyên tắc trong 6.2. c), e) và h) dẫn đến việc định danh tầng phiên phía trên tầng giao vận.
A.2.6. Tập các chức năng còn lại là các chức năng liên quan đến trình diễn và thao tác dữ liệu có cấu trúc đối với lợi ích cả các chương trình ứng dụng. Ứng dụng các nguyên tắc trong 6.2 c), e) và h) dẫn đến việc định dạng tầng trình diễn phía trên tầng phiên.
A.2.7. Cuối cùng, có các ứng dụng bao gồm các quy trình ứng dụng mà thực hiện việc xử lý thông tin. Một khía cạnh của các quy trình ứng dụng và các giao thức mà các quy trình và giao thức giao tiếp bao gồm tầng ứng dụng, là tầng cao nhất của kiến trúc.
A.3. Kiến trúc với bảy tầng minh họa trong Hình 11 tuân theo các nguyên tắc trong 6.2 a) và b)
Định nghĩa chi tiết hơn về mỗi tầng trong số bảy tầng định danh ở trên được trình bày trong Điều 7 của tiêu chuẩn này, bắt đầu từ phía trên với tầng ứng dụng mô tả trong Điều 7.1 xuống đến tầng vật lý mô tả trong điều 7.7.
(Tham khảo)
MỤC LỤC CÁC ĐỊNH NGHĨA THEO BẢNG CHỮ CÁI
Thuật ngữ | Điều |
Ánh xạ địa chỉ-tầng (N) | 5.4.1.3 |
Báo nhận | 5.8.1.16 |
Bộ góp dữ liệu-tầng (N) | 5.3.1.8 |
Chế độ bán song công | 7.3.1.3 |
Chế độ song công | 7.3.1.2 |
Chia rẽ | 5.8.1.6 |
Chuyển tiếp-tầng (N) | 5.3.1.6 |
Chức năng-tầng (N-1) | 5.2.1.7 |
Cú pháp chặt chẽ | 7.2.1.1 |
Cú pháp truyền | 7.2.1.2 |
Cú pháp trừu tượng | 7.1.1.2 |
Dịch vụ-tầng (N) | 5.2.1.5 |
Địa chỉ-tầng (N) | 5.4.1.1 |
Địa chỉ điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) | 5.4.1.2 |
Điểm cuối kết nối-tầng (N) | 5.3.1.3 |
Điểm truy cập dịch vụ-tầng (N) | 5.2.1.8 |
Điều khiển luồng | 5.8.1.8 |
Định tuyến | 5.4.1.4 |
Đồng bộ hóa kết nối phiên | 7.3.1.4 |
Đơn vị dữ liệu dịch vụ-tầng (N) | 5.6.1.4 |
Đơn vị dữ liệu dịch vụ đã gửi-tầng (N) | 5.6.1.5 |
Đơn vị dữ liệu giao thức-tầng (N) | 5.6.1.3 |
Đơn vị dữ liệu đã gửi-tầng (N) | 5.6.1.5 |
Dữ liệu người sử dụng-tầng (N) | 5.6.1.2 |
Ghép kênh | 5.8.1.4 |
Ghép nối | 5.8.1.13 |
Giao thức-tầng (N) | 5.2.1.9 |
Hệ thống chuyển tiếp OSI-tầng (N) | 6.5.1.2 |
Hệ thống con-tầng (N) | 5.2.1.1. |
Hệ thống cuối OSI | 6.5.1.1 |
Hệ thống mở | 4.1.3 |
Hệ thống mở thực | 4.1.2 |
Hệ thống thực | 4.1.1 |
Hậu tố điểm cuối kết nối-tầng (N) | 5.4.1.6 |
Kết hợp-tầng (N) | 5.3.1.1 |
Kết nối-tầng (N) | 5.3.1.2 |
Kết nối đa điểm cuối | 5.3.1.4 |
Kết nối đa điểm cuối tập trung | 5.8.1.2 |
Kết nối đa điểm cuối không tập trung | 5.8.1.3 |
Kết nối mạng con | 7.5.1.3 |
Khởi động lại | 5.8.1.7 |
Khởi gọi thực thể-tầng (N) | 5.2.1.12 |
Khởi gọi quy trình ứng dụng | 4.1.7 |
Kiểu quy trình ứng dụng | 4.1.8 |
Lắp ráp | 5.8.1.10 |
Mạch dữ liệu | 5.3.1.13 |
Mạng con | 7.5.1.2 |
Mạng con thực | 7.5.1.1 |
Môi trường liên kết hệ thống mở | 4.1.5 |
Môi trường hệ thống cục bộ | 4.1.6 |
Nguồn dữ liệu-tầng (N) | 5.3.1.7 |
Ngữ cảnh trình diễn | 7.2.1.3 |
Quản lý các hệ thống | 8.1.4 |
Quản lý tầng | 8.1.6 |
Quản lý thẻ bài | 7.3.1.1 |
Quản lý ứng dụng | 8.1.1 |
Quy trình ứng dụng | 4.1.4 |
Phân chia | 5.8.1.14 |
Phân đoạn | 5.8.1.9 |
Sự nhất quán | 9.1.1 |
Sự phù hợp | 9.1.2 |
Tách kênh | 5.8.1.5 |
Tách khối | 5.8.1.12 |
Tái hợp | 5.8.1.7 |
Tài nguyên OSI | 8.1.3 |
Tạo khối | 5.8.1.11 |
Tầng (N) | 5.2.1.2 |
Tầng con | 5.2.1.1 |
Thẻ định danh điểm cuối đa kết nối | 5.4.1.7 |
Thẻ định danh điểm cuối kết nối-tầng (N) | 5.4.1.5 |
Thẻ định danh giao thức-tầng (N) | 5.8.1.1 |
Thẻ định danh kết nối dịch vụ-tầng (N) | 5.4.1.8 |
Thẻ định danh kết nối giao thức-tầng (N) | 5.4.1.9 |
Thẻ định danh phiên bản giao thức-tầng (N) | 5.8.1.18 |
Thông tin điều khiển giao thức-tầng (N) | 5.6.1.1 |
Thực thể-tầng (N) | 5.2.1.11 |
Thực thể ngang hàng-tầng (N) | 5.2.1.3 |
Thực thể-tầng (N) tương ứng | 5.3.1.5 |
Thực thể ứng dụng | 7.1.1.1 |
Thực thể ứng dụng quản lý các hệ thống | 8.1.5 |
Thực thể ứng dụng quản lý ứng dụng | 8.1.2 |
Tiện ích-tầng (N) | 5.2.1.6 |
Tiêu đề thực thể-tầng (N) | 5.4.1.10 |
Truyền thông hai chiều đồng thời | 5.3.1.14 |
Truyền thông hai chiều luân phiên | 5.3.1.15 |
Truyền thông một chiều | 5.3.1.16 |
Truyền dẫn bán song công-tầng (N) | 5.3.1.11 |
Truyền dẫn dữ liệu-tầng (N) | 5.3.1.9 |
Truyền dẫn song công-tầng (N) | 5.3.1.10 |
Truyền dẫn chế độ kết nối-tầng (N) | 5.3.1.17 |
Truyền dẫn chế độ không-kết nối-tầng (N) | 5.3.1.18 |
Truyền đơn công-tầng (N) | 5.3.1.12 |
Truyền dữ liệu-tầng (N) | 5.3.1.13 |
Xếp chuỗi | 5.8.1.15 |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Các định nghĩa
3. Ký hiệu
4. Giới thiệu về liên kết hệ thống mở (OSI)
5. Các khái niệm về kiến trúc sắp tầng
6. Giới thiệu về các tầng OSI
7. Mô tả chi tiết kiến trúc OSI kết quả
8. Khía cạnh quản lý OSI
9. Sự phù hợp và nhất quán với tiêu chuẩn này
Phụ lục A (Tham khảo) Giải thích ngắn gọn cách chọn các tầng
Phụ lục B (Tham khảo) Mục lục các định nghĩa theo bảng chữ cái
1 Sự phối hợp giữa các hệ thống mở bao gồm một phạm vi rộng các hoạt động được định danh sau đây:
a) Truyền thông liên quy trình, liên quan đến việc trao đổi thông tin và sự đồng bộ hóa các hoạt động giữa các quy trình ứng dụng OSI.
b) Biểu diễn dữ liệu, liên quan đến tất cả các khía cạnh của việc tạo và duy trì mô tả dữ liệu và phép biến đổi dữ liệu nhằm định dạng lại dữ liệu đã trao đổi giữa các hệ thống mở;
c) Lưu trữ dữ liệu, liên quan đến môi trường lưu trữ, tệp tin và các hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm quản lý và cung cấp cách truy cập dữ liệu lưu trữ ở môi trường đó.
d) Quản lý quy trình và tài nguyên, liên quan đến các phương tiện mà các quy trình ứng dụng OSI được khai báo. Khởi tạo và kiểm soát, và các phương tiện mà chúng thu được các tài nguyên OSI;
e) Tính toàn vẹn và an ninh, liên quan đến các ràng buộc về xử lý thông tin trong đó phải được giữ gìn và đảm bảo trong suốt quá trình thao tác các hệ thống mở, và
f) Hỗ trợ chương trình, liên quan đến định nghĩa, sự tuân thủ, kết nối, kiểm tra, lưu trữ, truyền và truy cập đến các chương trình được thực hiện bởi các quy trình ứng dụng OSI.
Các hoạt động này có thể bao gồm việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống mở liên kết và các khía cạnh liên kết của chúng, do đó có thể liên quan đến OSI.
Mô hình tham chiếu cơ sở này bao hàm các phần tử OSI về các hoạt động có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn OSI.
2 Các định nghĩa này không sử dụng trong Mô hình tham chiếu cơ sở này, nhưng sử dụng trong các tiêu chuẩn OSI khác.
3 Các kiểu kết nối đa điểm cuối khác sẽ được nghiên cứu tiếp
4 Dịch vụ này chỉ được bao gồm trong dịch vụ-mạng để hỗ trợ các tính năng hiện có của ITU-T Rec. X25
5 Các nguyên tắc khác sẽ nghiên cứu tiếp