Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015

ISO/IEC TS 17027:2014

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - TỪ VỰNG VỀ NĂNG LỰC CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC CÁ NHÂN

Conformity assessment - Vocabulary related to competence of persons used for certification of persons

Lời nói đầu

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC TS 17027:2014.

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến năng lực và chứng nhận năng lực cá nhân, bao gồm cả thuật ngữ liên quan đến đào tạo. Hiện đã công bố các tiêu chuẩn đề cập tới năng lực cá nhân (ví dụ TCVN ISO 9001, TCVN ISO/IEC 17021-1, TCVN ISO/IEC 17024) và điều này nhấn mạnh nhu cầu xây dựng hệ thống thuật ngữ thống nhất.

Mục đích của tiêu chuẩn này là tạo thuận lợi cho cách hiểu chung giữa các bên quan tâm về từ vựng liên quan đến chứng nhận và năng lực cá nhân. Tiêu chuẩn này cũng nhằm mang lại lợi ích trong việc tăng cường sự thống nhất giữa các tiêu chuẩn liên quan đến văn bằng.

Trong tiêu chuẩn này từ “có thể” chỉ một khả năng hay năng lực.

 

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - TỪ VỰNG VỀ NĂNG LỰC CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC CÁ NHÂN

Conformity assessment - Vocabulary related to competence of persons used for certification of persons

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến năng lực cá nhân sử dụng trong lĩnh vực chứng nhận năng lực cá nhân, nhằm thiết lập hệ thống từ vựng chung. Khi thích hợp, những thuật ngữ và định nghĩa này cũng có thể được sử dụng trong các tài liệu khác quy định về năng lực cá nhân như quy định, tiêu chuẩn, chương trình chứng nhận, tài liệu nghiên cứu, đào tạo, cấp phép và đăng ký.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Khả năng

Năng lực thực hiện một hành động.

2.2. Hỗ trợ nhu cầu đặc biệt

Thực hiện điều chỉnh phương pháp đánh giá (2.8) hoặc điều hành đánh giá để tính đến những ảnh hưởng của một khiếm khuyết mà không làm thay đổi giá tr sử dụng (2.79) của đánh giá.

2.3. Công nhận

Xác nhận sự phù hợp (2.9) của bên thứ ba đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp, thể hiện chính thức rằng tổ chức đó có đủ năng lực (2.25) để thực hiện các công việc cụ thể về đánh giá sự phù hợp.

CHÚ THÍCH: Công nhận chỉ đề cập tới tổ chức đánh giá sự phù hợp chứ không đề cập tới cá nhân.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.6, được sửa đổi - Bổ sung chú thích]

2.4. Tác động bất lợi của kiểm tra

Kết quả kiểm tra (2.39) ngoài dự kiến đối với nhóm người cụ thể.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về nhóm người cụ thể bao gồm các nhóm trên cơ sở chủng tộc, giới tính, độ tuổi, nguồn gốc dân tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo.

2.5. Yêu cu xem xét lại

Yêu cầu của người đăng ký (2.6), ứng viên (2.12) hoặc người được chứng nhận (2.22) về việc xem xét lại bất kỳ quyết định nào của tổ chức chứng nhận (2.17) liên quan đến tình trạng chng nhận (2.16) mong muốn của họ.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.19]

2.6. Người đăng ký

Người nộp bản đăng ký để được tham gia vào quá trình chứng nhận (2.19).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.13]

2.7. Phê duyệt chuyên gia

Thủ tục dựa trên các yếu tố xác định sẵn và việc ban hành tuyên bố dạng văn bản theo đó cơ quan nhà nước hoặc tổ chức khác được chỉ định thừa nhận các chuyên gia thực hiện những hoạt động cụ thể.

CHÚ THÍCH: Chứng nhận (2.16) hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp khác có thể là điều kiện tiên quyết cho việc phê duyệt.

2.8. Đánh giá

Quá trình xem xét đánh giá việc cá nhân thực hiện các yêu cầu của chương trình chứng nhận (2.21).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.8]

2.9. Xác nhận sự phù hợp

Đưa ra tuyên bố việc đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu xác định, dựa trên quyết định được xác lập sau khi tiến hành xem xét.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.2, được sửa đổi - Bỏ chú thích]

2.10. Thuộc tính

Đặc tính vốn có của một người.

VÍ DỤ: Thị lực; nhạy cảm với người khác; cởi mở.

2.11. Thiên lệch

Sự xuất hiện của yếu tố bất kỳ có thể gây ảnh hưởng không đúng tới hạng mục (2.52) kiểm tra (2.39), điểm kiểm tra hoặc kết quả chng nhận (2.16)

CHÚ THÍCH 1: Thiên lệch có thể xảy ra tại nhiều thời điểm, như khi xây dựng các hạng mục kiểm tra, chấm điểm kiểm tra hoặc ra quyết định chứng nhận.

2.12. Ứng viên

Người đăng ký (2.6) đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định và được phép tham gia vào quá trình chứng nhận (2.19).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.14]

2.13. Loại chuyên gia

Người giữ giấy chứng nhận (2.15) thực hiện cùng loại hoạt động hoặc công việc.

VÍ DỤ: Thợ hàn; thử nghiệm viên không phá hủy (NDT); y tá; người vận hành máy xây dựng.

2.14. Giấy chứng nhận

Tài liệu do tổ chức chng nhận (2.17) cấp cho cá nhân thực hiện theo quy định của TCVN ISO/IEC 17024, cho biết người được nêu tên chứng tỏ được năng lực (2.25) theo yêu cầu của chương trình chứng nhận (2.21).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.5, được sửa đổi)

2.15. Người giữ giấy chứng nhận

Người được nêu tên trong giấy chứng nhận (2.14) hoặc giấy chứng nhận đào tạo (2.77.1) có hiệu lực.

2.16. Chứng nhận

Xác nhận sự phù hợp (2.9) của bên thứ ba đối với cá nhân.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.5, được sửa đổi)

2.17. Tổ chức chứng nhận

Tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba triển khai chương trình chứng nhận (2.21) năng lực cá nhân.

CHÚ THÍCH: Tổ chức chứng nhận có thể là tổ chức thuộc chính phủ, tổ chức phi chính phủ, có hoặc không có thẩm quyền quản lý.

2.18Dấu chứng nhận

Biểu tượng chứng nhận

Dấu hoặc biểu tượng được bảo hộ mà tổ chức chứng nhận (2.17) cấp cho cá nhân, biểu thị cá nhân đó phù hợp với các yêu cầu quy định.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17030:2011, 3.1, được sửa đổi]

2.19. Quá trình chứng nhận

Các hoạt động theo đó tổ chức chứng nhận (2.17) xác định một cá nhân đáp ứng các yêu cầu chứng nhận (2.20), bao gồm đăng ký, đánh giá (2.8), quyết định chứng nhận (2.16), chứng nhận lại (2.64) và sử dụng giấy chứng nhận (2.14) và biểu tượng/dấu (2.18).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.1]

2.20. Yêu cầu chứng nhận

Tập hợp các yêu cầu quy định, bao gồm các yêu cầu của chương trình chứng nhận cần đáp ứng để thiết lập hoặc duy trì chứng nhận (2.16).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.3]

2.21. Chương trình chứng nhận

Năng lực (2.25) và các yêu cầu khác liên quan đến loại chuyên gia (2.13) trong lĩnh vực nghề nghiệp hoặc có kỹ năng cụ thể.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.2, được sửa đổi - Bỏ chú thích]

2.22. Người được chứng nhận

Người giữ giấy chứng nhận (2.14).

2.23. Quy tắc ứng xử

Tài liệu quy định hành vi đạo đức hoặc hành vi cá nhân theo yêu cầu của chương trình chứng nhận (2.21).

CHÚ THÍCH: Tương ứng TCVN ISO/IEC 17024:2012, 8.2, Chú thích 2.

2.24. Quy phạm thực hành

Tiêu chuẩn thực hành

Các quy tắc, yêu cầu, trách nhiệm hoặc điều kiện quy định mức tối thiểu kết quả thực hiện được mong đợi của loại chuyên gia (2.13).

2.25. Năng lực

Khả năng (2.1) áp dụng kiến thức (2.56) và kỹ năng (2.74) để đạt được kết quả dự kiến.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.6]

2.26. Khiếu nại

Hình thức diễn đạt sự không hài lòng, khác với yêu cầu xem xét lại (2.5), của một cá nhân hay tổ chức bất kỳ với tổ chức chứng nhận (2.17), liên quan đến hoạt động của tổ chức chứng nhận hoặc hoạt động của người được chứng nhận (2.22), với mong muốn được đáp lại.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 6.5, được sửa đổi]

2.27. Phát triển liên tục trình độ chuyên môn

Giáo dục liên tục

Hoạt động cá nhân tự thực hiện sau giáo dục hoặc đào tạo (2.77) ban đầu để duy trì, cải tiến hoặc nâng cao kiến thức (2.56) và kỹ năng (2.74) liên quan đến hoạt động chuyên môn của mình.

2.28. Văn bằng

Sự thừa nhận về trình độ chuyên môn (2.63) hoặc năng lực (2.25) được một tổ chức cấp cho cá nhân.

VÍ DỤ: Bằng cấp học thuật; trình độ học vấn; chứng nhận (2.16); giấy chứng nhận (2.14); giấy phép (2.58).

2.29. Cấp văn bằng

Quá trình cấp văn bằng (2.28) của một tổ chức.

2.30. Mc đạt theo chuẩn mực đi chiếu

Điểm đạt theo chun mực đi chiếu

Điểm đạt theo mục tiêu

Điểm đạt (2.60) được thiết lập thông qua việc xem xét đánh giá các đặc trưng của kiểm tra (2.39), chứ không phải thông qua việc xem xét đánh giá kết quả thực hiện của ứng viên (2.12) khi kiểm tra.

2.31. Ch định

Ủy quyền của cơ quan nhà nước cho tổ chức chng nhận (2.17) để thực hiện các hoạt động chứng nhận (2.16) năng lực cá nhân xác định.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 7.2, được sửa đổi]

2.32. Chỉ định cho cá nhân

Việc trao danh hiệu hoặc nhãn hiệu đã được đăng ký cho cá nhân của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức cấp văn bằng (2.29).

2.33. Báo cáo phân tích điểm số

Báo cáo điểm số (2.71) bao gồm thông tin chi tiết về kết quả thực hiện kiểm tra (2.39), như điểm mạnh và điểm yếu.

2.34. Chỉ số độ khó

Độ khó của hạng mục

Thước đo tỉ lệ thí sinh đã trả lời đúng hạng mục (2.52) kiểm tra (2.39) hoặc câu hỏi.

CHÚ THÍCH: Chỉ số độ khó cũng được nhắc đến như là giá trị p.

2.35. Đánh giá điện tử

Việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bất kỳ liên quan đến đánh giá (2.8).

CHÚ THÍCH: Các loại đánh giá điện tử cụ thể bao gồm đánh giá khả năng (2.1) nhận thức và thực hành thông qua việc làm bài thi thích ứng trên máy tính hoặc phân loại bằng máy tính.

2.36. Đủ tư cách

Việc đáp ứng các điều kiện tiên quyết của người đăng ký (2.6).

CHÚ THÍCH: Các điều kiện tiên quyết có thể bao gồm sự kết hợp giữa kinh nghiệm và giáo dục.

2.37. Tạo cân bằng giữa các bài kiểm tra

Quá trình xác định điểm số có thể so sánh được giữa các bộ đề kiểm tra (2.43) khác nhau.

2.38. Sự tương đương giữa các kết quả chứng nhận

Các quá trình chng nhận (2.19) khác nhau mang lại cùng kết quả đầu ra về năng lực (2.25).

2.39. Bài kiểm tra

Việc đo lường năng lực (2.25) của ứng viên (2.12) bằng một hay nhiều cách thức như viết, nói, thực hành và quan sát theo quy định trong chương trình chứng nhận (2.21) và là một phần trong đánh giá (2.8).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.9, được sửa đổi - Từ “bài” được thêm vào như một thuật ngữ thay thế.]

2.39.1. Kiểm tra bằng máy tính

Bài thi trên máy tính (CBT)

Kiểm tra (2.39) được thực hiện thông qua việc sử dụng máy tính.

2.39.2. Kiểm tra theo chuẩn mực đối chiếu

Kiểm tra (2.39) so sánh kết quả thực hiện của thí sinh với tiêu chuẩn năng lực (2.25) đã thiết lập.

CHÚ THÍCH: Kiểm tra chứng nhận (2.16) và cấp giấy phép (2.58) là các loại kiểm tra theo chuẩn mực đối chiếu điển hình chứ không phải kiểm tra đối chiếu.

2.39.3. Kiểm tra đối chiếu

Kiểm tra (2.39) so sánh kết quả thực hiện của một thí sinh với kết quả của các thí sinh khác trong cùng đợt kiểm tra.

2.39.4. Kiểm tra được chuẩn hóa

Kiểm tra (2.39) tuân thủ một cách nhất quán các thủ tục cụ thể.

CHÚ THÍCH: Khi các thủ tục cụ thể được tuân thủ một cách nhất quán sẽ cho phép điểm số kiểm tra có thể so sánh được.

2.40. Thích ứng kiểm tra

Quá trình điều chỉnh kiểm tra (2.39) theo ngôn ngữ hoặc văn hóa khác, dựa trên những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và mô hình thực tiễn.

2.41. Quản lý việc kiểm tra

Quá trình thực hiện kiểm tra (2.39) đối với thí sinh.

CHÚ THÍCH: Quản lý kiểm tra thường bao gồm các thủ tục được chuẩn hóa và các điều kiện thực hiện.

2.42. Đề cương kiểm tra

Việc liệt kê các lĩnh vực nội dung được đưa vào kiểm tra (2.39), cùng với các chuẩn mực (có trọng số) của lĩnh vực nội dung đó trong kiểm tra tổng thể.

2.43. Bộ đ kiểm tra

Bộ câu hỏi kiểm tra (2.39) luân phiên để đánh giá những năng lực (2.25) như nhau trong cùng một tổ chức.

2.44. Điều chỉnh kiểm tra

Thực hiện điều chỉnh kiểm tra (2.39) hoặc quản lý kiểm tra (2.41), để tính đến ảnh hưởng của một khiếm khuyết mà không làm ảnh hưởng đến giá tr sử dụng (2.79) của kiểm tra.

2.45. Tính bảo mật của kiểm tra

Giới hạn việc tiếp cận các tài liệu, bài kiểm tra (2.39), câu hỏi kiểm tra và điểm số kiểm tra.

2.46. Kiểm tra viên

Người có năng lực tiến hành và chấm điểm một cuộc kiểm tra (2.39). trong đó việc kiểm tra yêu cầu đánh giá chuyên nghiệp.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.10]

2.47. Tính tin cậy của kiểm tra viên

Tính tin cậy giữa những người xếp hạng

Sự thng nhất giữa những người xếp hạng

Sự nhất quán giữa những kiểm tra viên (2.46) khác nhau trong việc ấn định điểm số cho cùng kết quả thực hiện được quan trắc từ một ứng viên (2.12) hoặc sản phẩm do ứng viên đó tạo ra.

2.48. Tính công bằng

Cơ hội thành công như nhau được đưa ra cho từng ứng viên (2.12) trong quá trình chứng nhận (2.19).

CHÚ THÍCH: Công bằng bao gồm không thiên lệch (2.11) trong kiểm tra (2.39).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.16, được sửa đổi - CHÚ THÍCH 1 được thêm vào]

2.49. Tính khách quan

Sự thể hiện của tính vô tư

CHÚ THÍCH 1: Vô tư có nghĩa là không có xung đột về lợi ích hoặc xung đột lợi ích được giải quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động tiếp theo của tổ chức chứng nhận (2.17).

CHÚ THÍCH 2: Các thuật ngữ khác có thể dùng để truyền đạt cấu thành của tính khách quan là: độc lập, không có xung đột lợi ích, không thiên lệch (2.11), không thành kiến, trung lập, công bằng (2.48), công bằng, cởi mở, không thiên vị, tách bạch, cân bằng.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.15]

2.50. Bên quan tâm

Cá nhân, nhóm hay tổ chức bị ảnh hưởng bởi kết quả thực hiện của người được chứng nhận (2.22) hay tổ chức chứng nhận (2.17).

VÍ DỤ: Người được chứng nhận; người sử dụng dịch vụ của người được chứng nhận; người tuyển dụng người được chứng nhận; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Bên quan tâm có thể là các bên liên quan.

[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.21, được sửa đổi - Chú thích được bổ sung]

2.51. Giám thị

Người được tổ chức chứng nhận (2.17) giao quyền quản lý hoặc giám sát kiểm tra (2.39), nhưng không xem xét đánh giá năng lực (2.25) của ứng viên (2.12).

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ khác cho giám thị như cán bộ coi thi, cán bộ giám sát.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.11]

2.52. Hạng mục kiểm tra

Câu hỏi hoặc mẫu trong kiểm tra (2.39).

2.53. Phân tích hạng mục kiểm tra

Quá trình xem xét đánh giá kết quả thực hiện từng hạng mục (2.52) trong kiểm tra (2.39) và đưa ra thông tin về độ khó của hạng mục (2.34) và mức độ phân biệt của hạng mục kiểm tra (2.54).

2.54. Mức độ phân biệt của hạng mục kiểm tra

Thước đo mức độ một hạng mục (2.52) có thể phân biệt được giữa thí sinh có kiến thức và thí sinh không có kiến thức.

2.55. Phân tích công việc

(Các) phương pháp được sử dụng để nhận biết nhiệm vụ và năng lực (2.25) liên quan.

CHÚ THÍCH 1: Phương pháp thường đòi hỏi phân tích nhiệm vụ, kiến thức (2.56), kỹ năng (2.74) hoặc khả năng liên quan cấu thành năng Iực theo yêu cầu của phạm vi công việc.

CHÚ THÍCH 2: Phân tích công việc đưa ra cơ sở cho giá trị sử dụng (2.79) của mọi đánh giá (2.8) được sử dụng khi cấp văn bằng (2.28).

CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ khác cho phân tích công việc là phân tích nhiệm vụ, phân tích thực hành, phân tích kết quả thực hiện, nghiên cứu phân định vai trò.

2.56. Kiến thức

Thực tế, thông tin, chân lý, nguyên tắc hoặc hiểu biết thu được từ kinh nghiệm hoặc giáo dục.

2.57. Kết quả học tập

Nội dung mong đợi một cá nhân biết, hiểu hoặc có thể thực hiện khi kết thúc chương trình, khóa hoặc mô đun đào tạo (2.77).

2.58. Giấy phép

Cấp giấy phép

Việc thừa nhận năng lực (2.25) thực hành nghề nghiệp hoặc chuyên môn nhất định cho một cá nhân hoặc thực thể của cơ quan quản lý.

2.59. Theo dõi

Việc giám sát hoặc quan sát một hành động.

CHÚ THÍCH: Việc theo dõi được thực hiện để đảm bảo sự phù hợp liên tục hoặc sự tuân thủ các yêu cầu cụ thể.

2.24. Mốc đạt

Điểm đạt

Điểm đỗ

Điểm số cụ thể khi kiểm tra (2.39) mà ng viên (2.12) đạt được điểm số đó hoặc điểm số cao hơn sẽ đỗ và ứng viên đạt điểm số thấp hơn sẽ trượt kiểm tra.

2.61. Nhân sự

Cá nhân, nội bộ hoặc bên ngoài t chức chứng nhận (2.17) thực hiện các hoạt động cho tổ chức chứng nhận.

CHÚ THÍCH: Nhân sự này gồm cả thành viên của ban và tình nguyện viên.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.12]

2.62. Thang đo tâm lý

Lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến lý thuyết và công nghệ đo lường tâm lý.

2.63. Trình độ chuyên môn

Việc giáo dục, đào tạo (2.77) và kinh nghiệm công tác được thể hiện ra, khi thích hợp.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.7]

2.64. Chứng nhận lại

Tái chứng nhận (2.16) theo các khoảng thời gian xác định.

2.65. Danh sách

Danh sách do tổ chức chứng nhận (2.17). cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức cấp đăng ký khác đưa ra, về người giữ giấy chng nhận (2.15) hoặc người đáp ứng những chuẩn mực định sẵn.

CHÚ THÍCH: Danh sách có thể công khai hoặc với mục đích nội bộ.

2.66. Danh bạ

Bao gồm người giữ giấy chng nhận (2.15) hoặc người đáp ứng những chuẩn mực định sẵn cùng với dữ liệu cá nhân (ví dụ tên, địa chỉ) trong danh sách (2.65) của tổ chức chng nhận (2.17), cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức cấp đăng ký khác.

2.67. Tính tin cậy

Chỉ số về mức độ nhất quán của điểm số kiểm tra (2.39) trong các lần kiểm tra, địa điểm kiểm tra, bộ đề kiểm tra (2.43) khác nhau và kiểm tra viên (2.46) khác nhau.

[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.18]

2.68. Chủ chương trình

Tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì chương trình chứng nhận (2.21).

CHÚ THÍCH: Tổ chức có thể là t chức chứng nhận (2.17), cơ quan chính phủ hoặc tổ chức khác.

[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.4]

2.69. Phạm vi chứng nhận

Phạm vi hoặc tính chất của nhiệm vụ cụ thể mong đợi người được chứng nhận (2.22) có thể thực hiện một cách thành thạo, nhờ việc đạt được chứng nhận (2.16) cụ thể thuộc phạm vi của chương trình chng nhận (2.21).

2.70. Phạm vi của chương trình chứng nhận

Mức độ và giới hạn của một chương trình chứng nhận (2.21).

2.71. Báo cáo điểm số

Báo cáo kết qu

Tài liệu cung cấp thông tin về kết quả thực hiện của ứng viên (2.12) trong đợt kiểm tra (2.39).

CHÚ THÍCH: Xem thêm báo cáo phân tích điểm số (2.33).

2.72. Tự công bố

Tuyên bố của ng viên (2.12) rằng mình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.

2.73. Tự xem xét đánh giá

Tự đánh giá

Quá trình theo đó việc xem xét đánh giá được ứng viên (2.12) tự quản lý với mục đích cung cấp thông tin phản hồi.

2.74. Kỹ năng

Khả năng (2.1) thực hiện một công việc hay hoạt động với kết quả dự kiến cụ thể đạt được thông qua giáo dục, đào tạo (2.77), kinh nghiệm hay cách thức khác.

2.75. Giám sát

Việc theo dõi (2.59) định kỳ kết quả hoạt động của người được chng nhận (2.22) trong suốt các giai đoạn chng nhận (2.16) nhằm đảm bảo sự phù hợp liên tục với chương trình chng nhận (2.21).

[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.22]

2.76. Đình ch

Việc tạm thời dừng, đình lại, gián đoạn hoặc đình chỉ chứng nhận (2.16) đã cấp cho cá nhân của tổ chức chứng nhận (2.17).

[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 6.2, được sửa đổi]

2.77. Đào tạo

Chương trình được xây dựng để cung cấp kiến thc (2.56) và kỹ năng (2.74) cần thiết cho cá nhân.

2.77.1. Giy chứng nhận đào tạo

Tài liệu được cấp sau khi cá nhân hoàn thành khóa đào tạo (2.77). hoặc chuỗi các khóa đào tạo và vượt qua đợt đánh giá (2.8) đo lường kết quả học tập (2.57) dự kiến của (các) khóa đào tạo cụ thể đó.

CHÚ THÍCH: Các khóa đào tạo này đôi khi được coi là chương trình cấp giấy chứng nhận.

2.78. Xác nhận giá trsử dụng

Việc xác nhận thông qua sử dụng các bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu đối với việc sử dụng hay ứng dụng dự kiến được đáp ứng.

2.79. Giá tr sử dụng

Bằng chứng về việc đánh giá (2.8) đo lường được những gì cần đo theo đúng quy định của chương trình chứng nhận (2.21).

[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.17, được sửa đổi - Bỏ chú thích]

2.80. Hủy bỏ chứng nhận

Việc hủy bỏ chứng nhận (2.16), giấy chứng nhận (2.14) hoặc văn bằng (2.28).

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN ISO 9001, Quản lý chất lượng - Các yêu cầu

[2] TCVN ISO/IEC 17000:2007, Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng và nguyên tắc chung

[3] TCVN ISO/IEC 17021-1, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu

[4] TCVN ISO/IEC 17024:2012, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với t chức chng nhận năng lực cá nhân

[5] TCVN ISO/IEC 17030:2011, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với dấu phù hợp bên thứ ba

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Thư mục tài liệu tham khảo