Geographic information - Portrayal
Lời nói đầu
TCVN ISO 19117:2018 hoàn toàn tương đương ISO 19117:2012.
TCVN ISO 19117:2018 do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời tựa
ISO (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) là liên đoàn các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trên toàn thế giới (cơ quan thành viên ISO). Công tác chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế thường được thực hiện thông qua các Tiểu ban kỹ thuật ISO. Mỗi cơ quan thành viên quan tâm đến một chủ đề và Tiểu ban kỹ thuật được thành lập sẽ có quyền cử đại diện tại ủy ban đó. Các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ, có quan hệ với ISO, cũng tham gia vào công tác này. ISO hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) về tất cả các vấn đề tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện.
Tiêu chuẩn Quốc tế được dự thảo phù hợp với các quy tắc được đưa ra trong Hướng dẫn ISO/IEC, Phần 2.
Nhiệm vụ chính của ủy ban kỹ thuật là chuẩn bị cho Tiêu chuẩn Quốc tế. Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế được thông qua bởi ủy ban kỹ thuật sẽ chuyển tới các cơ quan thành viên để biểu quyết. Để có thể đưa ra một Tiêu chuẩn Quốc tế thì đòi hỏi phải có sự chấp thuận của ít nhất 75% số thành viên bỏ phiếu. Chú ý rằng một số yếu tố của tài liệu này có thể là đối tượng của bản quyền sáng chế. ISO sẽ không chịu trách nhiệm xác định trước bất kỳ hay tất cả các bản quyền sáng chế như vậy. ISO 19117 được thực hiện bởi Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 211, Thông tin địa lý/Địa tin học.
Ấn bản thứ hai này hủy bỏ và thay thế ấn bản đầu tiên (ISO 19117: 2005) với sự sửa đổi về mặt kỹ thuật.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này xác định lược đồ khái niệm của các ký hiệu riêng và các chức năng trình bày để trình bày dữ liệu. Các hàm trình bày liên kết các đối tượng với các ký hiệu để trình bày những đối tượng trên bản đồ và phương tiện hiển thị khác. Lược đồ này bao gồm các lớp, thuộc tính, mối liên kết và các phép tính cung cấp khung khái niệm chung để xác định cấu trúc và mối tương quan giữa các đối tượng, các hàm trình bày và ký hiệu. Lược đồ này phân chia nội dung dữ liệu dựa vào việc trình bày dữ liệu, cho phép tập dữ liệu được trình bày một cách độc lập với các tập dữ liệu. Khung khái niệm này được bắt nguồn từ những khái niệm được dựa trên việc thực hiện trình bày hiện có và xác định tiêu chuẩn khái niệm để sử dụng thực hiện trong tương lai (ví dụ Mã hóa ký hiệu OGC và Hồ Sơ Mô tả Lớp Kiểu của WMS).
Tiêu chuẩn này cung cấp mô hình khái quát cho các nhà phát triển của các hệ thống trình bày để họ có thể thực hiện một cách linh hoạt hệ thống nhằm trình bày dữ liệu địa lý cho cộng đồng người sử dụng có ý nghĩa với cộng đồng đó.
Những thay đổi chính trong phiên bản này là sự mở rộng khái niệm của các quy tắc trình bày cho đến các hàm trình bày chung, bao gồm định nghĩa cho các ký hiệu (kể cả ký hiệu tham số hóa), bao gồm cả các hàm trình bày và các ký hiệu trong danh mục trình bày và xác định lược đồ trình bày lõi và phần mở rộng cho các trường hợp đặc biệt.
Phiên bản sửa đổi này cho hầu hết các phần mở rộng khái niệm trong ISO 19117:2005, nhưng các khái niệm đặc tính kỹ thuật trình bày (như ký hiệu thay cho phép tính), danh mục trình bày (cũng bao gồm các ký hiệu) và cơ sở các quy tắc trình bày (cho phép nhiều quy tắc) cũng đều được thay đổi.
THÔNG TIN ĐỊA LÝ - TRÌNH BÀY
Geographic Infomation - Portrayal
Tiêu chuẩn này xác định lược đồ khái niệm để mô tả các ký hiệu, các hàm trình bày ánh xạ các đối tượng không gian địa lý đến các ký hiệu và bộ các ký hiệu và hàm trình bày vào danh mục trình bày. Lược đồ khái niệm này có thể được sử dụng trong việc thiết kế các hệ thống trình bày. Tiêu chuẩn này cho phép dữ liệu đối tượng địa lý được tách biệt với dữ liệu trình bày, cho phép dữ liệu được trình bày độc lập trong tập dữ liệu.
Tiêu chuẩn này không áp dụng trong những trường hợp sau:
- Bộ ký hiệu tiêu chuẩn (ví dụ: Hải đồ quốc tế 1- IHO);
- Tiêu chuẩn đối với đồ họa ký hiệu (ví dụ: đồ họa vectơ theo tỷ lệ [SVG]);
- Các chức năng trình bày (ví dụ: dịch vụ bản đồ trên Web);
- Khả năng trình bày phi thị giác (ví dụ: mã vạch âm thanh);
- Dựng hình động (ví dụ: tạo đường nét sự thay đổi của thủy triều);
- Quy tắc hoàn thiện trình bày (ví dụ: khái quát hóa, giải quyết chồng đè, quy tắc dịch chuyển vị trí);
- Ký hiệu hóa 3D (ví dụ: mô hình mô phỏng).
Bất kỳ danh mục trình bày, hàm trình bày và sự mô tả ký hiệu trình bày nào của thông tin địa lý khẳng định phù hợp với Tiêu chuẩn này phải vượt qua bài kiểm tra tương ứng của các bộ thử nghiệm trừu tượng được trình bày trong Phụ lục A, và những yêu cầu mở rộng trình bày đó được áp dụng để mở rộng hoặc các phần mở rộng đang được sử dụng.
Các lớp phù hợp được xác định đối với thành phần cốt lõi trình bày chính sự kết hợp giữa thành phần cốt lõi với phần mở rộng. Các phần mở rộng này cung cấp chức năng bổ sung và không loại trừ lẫn nhau.
Các lớp phù hợp trình bày chính
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày (tổng hợp)
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày - ký hiệu
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày - hàm trình bày
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày - danh mục trình bày
Lớp phù hợp mở rộng chức năng trình bày
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày kết hợp với phần mở rộng hàm điều kiện
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày kết hợp với phần mở rộng ngữ cảnh
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày kết hợp với phần mở rộng tham số ký hiệu hàm
Lớp phù hợp mở rộng ký hiệu
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày kết hợp với phần mở rộng ký hiệu đa hợp
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày kết hợp với phần mở rộng ký hiệu phức hợp
Lớp phù hợp - lõi trình bày kết hợp với mở rộng thành phần ký hiệu sử dụng lại
Lớp phù hợp - cốt lõi trình bày kết hợp với mở rộng tham số ký hiệu
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng Tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO/TS 19103:2005, Thông tin địa lý - Ngôn ngữ lược đồ khái niệm
ISO 19107:2003, Thông tin địa lý - Lược đồ không gian
ISO 19109:2005, Thông tin địa lý - Quy tắc cho lược đồ ứng dụng
ISO 19110:2005, Thông tin địa lý - Phương pháp lập danh mục đối tượng
ISO 19111:2007, Thông tin địa lý - Tham chiếu không gian bằng tọa độ
ISO 19115:2003, Thông tin địa lý - Siêu dữ liệu
ISO/TS 19139:2007, Thông tin địa lý - Siêu dữ liệu - Thực hiện lược đồ XML
ISO/IEC 19501:2005, Công nghệ thông tin - Xử lý phân bố mở - Ngôn ngữ Mô hình hóa Thống nhất (UML) Phiên bản 1.4.2
Trong Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
4.1
chú thích
bất kỳ sự đánh dấu nào trên tài liệu minh họa với mục đích làm sáng sủa dễ hiểu
CHÚ THÍCH: Số, chữ, ký hiệu (4.31) và dấu hiệu là những ví dụ của chú thích.
4.2
lớp
mô tả của một tập hợp các đối tượng có chung thuộc tính, phép tính, phương pháp, mối quan hệ và ngữ nghĩa
[4.27, ISO/TS 19103: 2005]
CHÚ THÍCH: Lớp có thể sử dụng tập các giao diện để xác định tập hợp của các phép tính mà nó cung cấp cho môi trường của nó. Xem: giao diện.
4.3
ký hiệu phức hợp
ký hiệu (4.31) được hợp thành từ các loại ký hiệu khác nhau
VÍ DỤ: Ký hiệu đường gạch ngang với ký hiệu điểm (4.19) được lặp đi lặp lại với một khoảng nhất định
4.4
ký hiệu đa hợp
ký hiệu (4.31) được hợp thành từ các ký hiệu cùng loại
VÍ DỤ: Điểm (4.19) ký hiệu được tạo thành từ hai điểm đồ họa.
4.5
hàm trình bày đối tượng có điều kiện
hàm (4.11) mà ánh xạ một đối tượng địa lý (4.8) tới ký hiệu (4.31) dựa trên một số điều kiện biểu thị đối với đặc điểm hoặc thuộc tính của đối tượng
4.6
đường cong
nguyên thủy hình học 1 chiều (4.13), biểu diễn hình ảnh liên tục của một đường
[4.23, ISO 19107: 2003]
4.7
tập dữ liệu
tập hợp dữ liệu có thể nhận dạng
[4.2, ISO 19115: 2003]
CHÚ THÍCH: Tập dữ liệu có thể là nhóm nhỏ hơn của dữ liệu đó, mặc dù bị hạn chế bởi một số ràng buộc như phạm vi không gian hoặc kiểu đối tượng (4.8), được đặt trong tập dữ liệu lớn hơn. Về mặt lý thuyết, tập dữ liệu có thể nhỏ như đối tượng địa lý độc lập hoặc thuộc tính đối tượng (4.9) được chứa trong tập dữ liệu lớn hơn. Bản cứng của bản đồ hoặc biểu đồ có thể được coi là tập dữ liệu
4.8
đối tượng địa lý
sự trừu tượng của hiện tượng thế giới thực
[4.11, ISO 19101: 2002]
CHÚ THÍCH: Đối tượng có thể xuất hiện như một kiểu hoặc một thực thể (4.14). Kiểu đối tượng hay thực thể đối tượng được sử dụng khi chỉ có một nghĩa.
4.9
thuộc tính đối tượng địa lý
đặc tính của đối tượng địa lý (4.8)
[4.12, ISO 19101: 2002]
VÍ DỤ 1: Thuộc tính đối tượng địa lý có tên là “màu” có thể có giá trị thuộc tính “xanh” thuộc kiểu dữ liệu “văn bản”.
VÍ DỤ 2: Thuộc tính đối tượng địa lý có tên là “chiều dài” có thể có giá trị thuộc tính “82,4” thuộc kiểu dữ liệu “số thực”.
CHÚ THÍCH 1: Thuộc tính đối tượng địa lý có tên, loại dữ liệu và miền giá trị liên quan đến nó. Thuộc tính đối tượng địa lý cho trường hợp đối tượng (4.14) cũng có giá trị thuộc tính lấy từ miền giá trị.
CHÚ THÍCH 2: Trong danh mục đối tượng, thuộc tính đối tượng có thể bao gồm miền giá trị nhưng không xác định giá trị thuộc tính cho trường hợp đối tượng.
4.10
hàm trình bày đối tượng
hàm (4.11) mà ánh xạ một đối tượng địa lý (4.8) đến một ký hiệu (4.31)
4.11
hàm
quy tắc liên kết mỗi phần tử từ miền (nguồn hoặc miền của hàm) đến yếu tố duy nhất trong miền khác (mục tiêu, đồng miền hoặc phạm vi)
[4.41, ISO 19107: 2003]
4.12
thông tin địa lý
thông tin liên quan đến hiện tượng rõ ràng hoặc không rõ ràng gắn liền với vị trí tương ứng với Trái Đất
[4.16, ISO 19101: 2002]
4.13
nguyên thủy hình học
đối tượng hình học biểu diễn một yếu tố độc lập, được kết nối, đồng nhất trong không gian
[4.48, ISO 19107: 2003]
4.14
Thực thể
đối tượng mô tả lớp (4.2)
[4.53, ISO 19107: 2003]
4.15
lớp
đơn vị cơ bản của thông tin địa lý (4.12) có thể được yêu cầu như một bản đồ từ máy chủ
[4.6, ISO 19128: 2005]
4.16
siêu dữ liệu
dữ liệu về dữ liệu
[4.5, ISO 19115: 2003]
4.17
hàm trình bày đối tượng tham số hóa
hàm (4.11) ánh xạ một đối tượng địa lý (4.8) đến ký hiệu đã được tham số hóa (4.18)
CHÚ THÍCH: Hàm trình bày một đối tượng được tham 16 số hóa (4.10) vượt qua giá trị thuộc tính liên quan từ trường hợp đối tượng (4.14) để sử dụng làm đầu vào cho ký hiệu được tham số hóa (4.31).
4.18
ký hiệu được tham số hóa
ký hiệu (4.31) có các tham số động
CHÚ THÍCH: Các tham số động ánh xạ tới các giá trị thuộc tính của mỗi thực thể (4.14) đối tượng địa lý (4.8) được trình bày.
4.19
điểm
nguyên thủy hình học 0-chiều (4.13), biểu diễn một vị trí
[4.61, ISO 19107: 2003]
4.20
trình bày
sự biểu diễn thông tin cho con người
CHÚ THÍCH: Trong phạm vi của Tiêu chuẩn Quốc tế này, trình bày được giới hạn trong việc trình bày của thông tin địa lý.
4.21
danh mục trình bày
tập hợp các trình bày được định nghĩa (4.20) cho danh mục đối tượng (4.8)
CHÚ THÍCH: Nội dung của danh mục trình bày bao gồm các hàm trình bày (4.23), ký hiệu (4.31) và ngữ cảnh trình bày (4.22) (tùy chọn).
4.22
ngữ cảnh trình bày
tình huống được áp đặt bởi các yếu tố bên ngoài tới tập dữ liệu địa lý (4.7), có ảnh hưởng đến việc trình bày (4.20) của tập dữ liệu đó
CHÚ THÍCH: Ngữ cảnh trình bày có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn hàm trình bày (4.23) và xây dựng các ký hiệu (4.31).
VÍ DỤ: Các yếu tố góp phần tới ngữ cảnh trình bày có thể bao gồm sự hiển thị được đề nghị hoặc tỷ lệ bản đồ, điều kiện quan sát (ngày/đêm/hoàng hôn) và các yêu cầu định hướng hiển thị (phía Bắc không nhất thiết phải ở trên cùng của màn hình hoặc trang) trong số những loại khác.
4.23
hàm trình bày
hàm (4.11) mà ánh xạ các đối tượng địa lý (4.8) đến các ký hiệu (4.31)
CHÚ THÍCH: Các hàm trình bày (4.20) cũng có thể bao gồm các tham số và tính toán khác không phụ thuộc vào các đặc điểm đối tượng địa lý.
4.24
tập hàm trình bày
hàm (4.11) mà ánh xạ một danh mục đối tượng (4.8) đến một tập ký hiệu (435)
4.25
quy tắc trình bày
kiểu cụ thể của hàm trình bày (4.23) được biểu thị trong một ngôn ngữ mô tả
CHÚ THÍCH: Ngôn ngữ khai báo dựa trên quy tắc và bao gồm các quyết định và câu lệnh phân nhánh.
4.26
tiện ích trình bày
giao diện chung được sử dụng để trình bày các đối tượng địa lý (4.8)
4.27
diễn tả
việc chuyển đổi của dữ liệu đồ họa số vào hình thức trực quan
VÍ DỤ: Sự tổng hợp hình ảnh trên màn hình video.
4.28
ký hiệu độc lập
ký hiệu (4.31) không phải là đa hợp hay được tham số hóa
4.29
thuộc tính không gian
thuộc tính đối tượng (4.9) mô tả việc biểu diễn không gian của đối tượng (4.8) theo các tọa độ, hàm toán học (4.11) và/hoặc các quan hệ topo ranh giới
4.30
bề mặt
nguyên thủy hình học 2 chiều (4.13), biểu diễn một hình ảnh liên tục của một vùng của một mặt phẳng
[4.75, ISO 19107: 2003]
4.31
ký hiệu
nguyên thủy trình bày (4.20) có thể là hình ảnh, âm thanh, xúc giác trong tự nhiên hoặc là sự kết hợp của những điều đó
4.32
thành phần ký hiệu
ký hiệu (4.31) được sử dụng là một phần của ký hiệu đa hợp (4.4)
4.33
định nghĩa ký hiệu
sự mô tả kỹ thuật của ký hiệu (4.31)
4.34
tham chiếu ký hiệu
con trỏ trong hàm trình bày đối tượng (4.10) sẽ kết hợp kiểu đối tượng với ký hiệu cụ thể (4.31)
4.35
tập ký hiệu
tập hợp các ký hiệu (4.31)
CHÚ THÍCH: Tập hợp ký hiệu thường được thiết kế cho một nhóm quan trọng để trình bày thông tin quan tâm đến cộng đồng.
CRS Hệ quy chiếu tọa độ
URL Định vị Nguồn gốc Thống nhất
UML Ngôn ngữ Mô hình hóa Thống nhất (ISO 19501)
6.1. Giới thiệu
Tiêu chuẩn này được sắp xếp như một mô hình trình bày lõi và một chuỗi các phần mở rộng.
Mô hình trình bày cốt lõi sử dụng các hàm trình bày để ánh xạ các đối tượng không gian địa lý đến các ký hiệu. Tập hàm trình bày ánh xạ danh mục đối tượng đến tập ký hiệu. Hàm trình bày đối tượng ánh xạ một đối tượng không gian địa lý tới một ký hiệu. Danh mục trình bày có thể được sử dụng để truyền đạt các ký hiệu và các hàm trình bày như một phần của cốt lõi trình bày.
Có hai phần mở rộng cho hàm trình bày. Mở Rộng Hàm Điều Kiện mở rộng chức năng trình bày cơ bản để cho phép các điều kiện được áp dụng trong hàm. Các điều kiện có thể kiểm tra các thuộc tính đối tượng, hình học và các đặc điểm khác của đối tượng. Phần Mở Rộng Bối Cảnh mở rộng hàm trình bày cơ bản cho phép thông tin ngữ cảnh như tỷ lệ hiển thị, điều kiện quan sát và các yếu tố bên ngoài khác tới lược đồ ứng dụng của tập dữ liệu không gian địa lý được sử dụng trong các hàm trình bày.
Mô hình ký hiệu cốt lõi cung cấp cho định nghĩa của ký hiệu cơ bản, trong đó bao gồm việc xây dựng ký hiệu được làm từ nhiều thành phần. Có ba phần mở rộng của mô hình ký hiệu, Phần mở rộng Ký hiệu hỗn hợp (9.4), Phần mở rộng Ký hiệu Phức hợp (9.5) và Phần mở rộng Thành phần Ký hiệu sử dụng lại (9.6) cho phép ký hiệu được lưu trữ tại URL bên ngoài.
Cuối cùng, các ký hiệu có thể được tham số hóa bằng cách sử dụng Phần Mở rộng Tham số Ký hiệu và Phần mở rộng Tham số Ký hiệu Hàm. Trong đó, các phần mở rộng điều kiện cho phép hàm trình bày trỏ đến ký hiệu cụ thể dựa trên điều kiện thuộc tính, ký hiệu tham số hóa sử dụng thông tin thuộc tính đối tượng địa lý làm đầu vào cho định nghĩa ký hiệu. Phần mở rộng Tham số Ký hiệu Hàm cho phép thông tin thuộc tính đối tượng địa lý được thông qua từ ký hiệu của Hàm trình bày Đối tượng.
Tiêu chuẩn này định nghĩa kỹ thuật trình bày dựa trên hàm đối tượng trung tâm. Các trường hợp của các đối tượng địa lý được trình bày dựa trên hàm trình bày, tạo ra việc sử dụng hình học và thông tin thuộc tính. Mối quan hệ giữa các trường hợp, thuộc tính và hình học không gian cơ bản của đối tượng được xác định trong lược đồ ứng dụng theo tiêu chuẩn ISO 19109. Hình học không gian và mối quan hệ topo liên quan được định nghĩa trong ISO 19107.
Thông tin trình bày là cần thiết để trình bày tập dữ liệu chứa dữ liệu địa lý. Thông tin trình bày được xử lý như các tham chiếu ký hiệu được chọn tới các hàm trình bày cụ thể. Kỹ thuật trình bày làm cho nó có thể trình bày cùng một tập dữ liệu với nhiều cách khác nhau mà không làm thay đổi tập dữ liệu của chính nó.
Kỹ thuật trình bày được minh họa tại Hình 1.
Hình 1 - Kỹ thuật trình bày
Các định nghĩa ký hiệu và hàm trình bày không phải là phần của tập dữ liệu. Các hàm trình bày và ký hiệu có thể được chuyển vào danh mục trình bày. Ký hiệu được tham chiếu từ hàm trình bày. Hàm trình bày đối tượng được xác định cho lớp đối tượng hoặc trường hợp đối tượng mà chúng được áp dụng. Định nghĩa ký hiệu có thể được lưu trữ bên ngoài và được tham chiếu bằng cách sử dụng tiêu chuẩn tham chiếu phổ quát như mạng lưới dựa trên URL. Thông tin trình bày có thể được xác định bằng cách gửi danh mục trình bày với tập dữ liệu hoặc bằng cách tham chiếu danh mục trình bày có sẵn từ siêu dữ liệu.
Ngoài ra, người dùng có thể muốn áp dụng một hàm trình bày được định nghĩa người dùng và định nghĩa ký hiệu. Mô hình trong Hình 2 cho thấy cách danh mục trình bày được tham chiếu bởi siêu dữ liệu tập dữ liệu. Chỉ có tham chiếu siêu dữ liệu được hiển thị và đó không phải là nội dung của danh mục trình bày (xem ISO 19115).
Hình 2 - Mô hình UML phần trình bày của ISO 19115
6.2 Hàm trình bày
Hàm là quy tắc mà mỗi yếu tố liên kết từ một miền (nguồn hoặc miền của hàm) đến yếu tố duy nhất trong miền khác (mục tiêu, đồng miền hoặc phạm vi) (ISO 19107]. Trong trình bày thông tin địa lý, hàm trình bày có thể được coi là phép gán của trường hợp ký hiệu tới mỗi trường hợp đối tượng địa lý trong một tập dữ liệu địa lý.
Hàm từ tập A vào tập B được định nghĩa là quy tắc gán cho mỗi yếu tố aϵA một yếu tố duy nhất bϵB [4]. Tập A được gọi là miền của hàm trong khi tập B được gọi là đồng miền. Tập con của đồng miền B được gán từ miền A bởi hàm f được gọi là phạm vi của f (xem Hình 3).
Figure 3 - Ánh xạ từ tập A sang tập B
Đối tượng địa lý trong tập dữ liệu là một thành phần trong tập của miền. Tập dữ liệu địa lý là miền. Ký hiệu là thành phần trong tập đồng miền. Các ký hiệu này được gán thực sự cho đối tượng này bởi hàm trình bày là phạm vi của miền. Tương tự như các đối tượng, các ký hiệu có thể là mẫu (tương ứng với kiểu đối tượng) hoặc trường hợp. Một ký hiệu là một mẫu xác định, chẳng hạn như ký hiệu được sử dụng để biểu thị cho một cây cầu, và ký hiệu là một trường hợp xác định, ví dụ như ký hiệu trình bày cho Cầu Vịnh Chesapeake trên bản đồ.
Hàm trình bày được minh họa trong các phương trình sau đây. Nếu miền G = tập các đối tượng địa lý và đồng miền S = tập các ký hiệu, thì hàm Ф G → S là hàm trình bày ánh xạ đối tượng địa lý đến ký hiệu. Nếu k là kiểu đối tượng và đó là hàm t : G→Gk ánh xạ trường hợp đối tượng địa lý đến kiểu đối tượng địa lý, thì hàm Ф k : Gk → S là kiểu đối tượng phụ thuộc hàm trình bày hoặc hàm trình bày đối tượng nếu i là định nghĩa ký hiệu cụ thể, thì hàm
Фik : Gk → Si
là hàm trình bày đối tượng cho định nghĩa ký hiệu. Tập hàm trình bày là tập các hàm trình bày, bao trùm tất cả các kiểu đối tượng trong tập dữ liệu.
Hình 4 - Hàm trình bày
Hình 4 minh họa phép ánh xạ của tập hàm trình bày Ф và hàm trình bày đối tượng thành phần của nó ФA - ФK. Tập bên trái biểu diễn miền của hàm, tập trường hợp đối tượng (các chấm đen) của tập dữ liệu. Tập này được chia thành các tập con của kiểu đối tượng, được ghi nhãn A - K. Tập bên phải là phạm vi của hàm và là bộ các ký hiệu mà đối tượng bên trái được ánh xạ. Mỗi hàm trình bày ánh xạ các trường hợp của kiểu đối tượng tới ký hiệu độc lập ngoại trừ ФB mà ánh xạ các trường hợp của loại B có điều kiện cho một trong hai ký hiệu.
Các đối tượng địa lý có các đặc tính và thể hiện bằng các ký hiệu. Các hàm trình bày cũng có thể ánh xạ các đặc tính đối tượng tới đặc điểm ký hiệu.
Hàm trình bày cũng có thể xét đến ngữ cảnh hoặc tham số và tính toán khác mà không cần phải phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng hoặc bên ngoài tới lược đồ ứng dụng của tập dữ liệu không gian địa lý trong liên kết của các ký hiệu tới đối tượng địa lý. Điều này đặc biệt quan trọng vì ngữ cảnh trình bày có thể xác định việc ký hiệu hóa. Thông tin như điều kiện quan sát, phương tiện truyền đạt và tỷ lệ dựng hình có thể ảnh hưởng việc ký hiệu hóa và là một phần của bối cảnh. Ngữ cảnh có thể xác định hàm trình bày để áp dụng nhưng cũng có thể là đầu vào cho hàm trình bày với kết quả tương tự. Trong trường hợp trước, điều kiện kèm theo hàm được sử dụng để kiểm tra khả năng ứng dụng của đối tượng vào bối cảnh. Trong trường hợp sau, sự đa dạng, các hàm khái niệm riêng biệt được kết hợp thành một sử dụng ngữ cảnh để chọn ký hiệu hóa trong hàm. Hai cách tiếp cận này cũng có thể được kết hợp, sử dụng ngữ cảnh để lựa chọn hàm trình bày và sau đó sử dụng ngữ cảnh trong hàm để chọn ký hiệu hóa.
Hàm trình bày cho kết quả giống nhau từ việc ánh xạ lược đồ ứng dụng của tập dữ liệu không gian địa lý tới lược đồ ứng dụng được xác định bởi tập hợp của các định nghĩa ký hiệu có sẵn để trình bày tập dữ liệu. Ánh xạ lược đồ ứng dụng trong ứng dụng rộng hơn so với trình bày thông tin không gian địa lý đơn thuần, do đó chúng sẽ không được đề cập đến trong Tiêu chuẩn này.
Quy tắc trình bày là loại cụ thể của hàm trình bày được thể hiện trong một số ngôn ngữ khai báo (ngôn ngữ quy tắc với nếu/khác, chuyển/trường hợp...). Quy tắc trình bày (hàm trình bày dựa trên quy tắc) được mô tả với cùng ý nghĩa trong các phiên bản trước của Tiêu chuẩn này (ISO 19117: 2005). Hàm trình bày dựa trên quy tắc trình bày cơ bản được xác định tại Phụ lục B của Tiêu chuẩn này để cung cấp cho người dùng phương pháp ánh xạ lược đồ cơ bản, nhưng vì quy tắc trình bày không phải là cách duy nhất để xác định hàm trình bày, đây không phải là phần bắt buộc của Tiêu chuẩn này.
6.3. Không trình bày
Đối với trường hợp đối tượng không được trình bày, hàm trình bày đối tượng sẽ ánh xạ đến ký hiệu rỗng, tức là ký hiệu không có thành phần ký hiệu.
6.4. Trình bày mặc định
Ký hiệu mặc định sẽ được áp dụng theo ít nhất một trong thuộc tính không gian của thực thể đối tượng và chỉ được áp dụng khi không áp dụng hàm trình bày đối tượng cho thực thể đối tượng. Tham chiếu ký hiệu mặc định sẽ trình bày để đảm bảo rằng không có trường hợp đối tượng nào không được trình bày do nhầm lẫn. Bộ cung cấp tập hàm trình bày xác định giá trị của tham chiếu ký hiệu mặc định nhưng sẽ không trình bày (6.3). Thông tin ngữ cảnh sẽ không được sử dụng trong định nghĩa ký hiệu mặc định. Nếu ứng dụng không trình bày dữ liệu vì một số lý do, lỗi này sẽ được ứng dụng xử lý.
6.5. Chú thích
Thông tin được trình bày sẽ được định nghĩa trong lược đồ ứng dụng. Thông thường sẽ có hai loại thông tin trong tập dữ liệu: thông tin địa lý và chú thích. Chú thích bao gồm văn bản, lưới tọa độ, chú giải và các đối tượng đặc biệt như la bàn hoa hồng.
6.6. Tổng quan về trình bày
Trình bày được minh họa bằng Hình 5. Sơ đồ không phải là một phần của lược đồ trình bày và không phải để thực hiện. Mục đích của nó chỉ để hỗ trợ giải thích.
Hình 5 - Tổng quan về trình bày
Danh mục trình bày bao gồm các hàm trình bày đối tượng và ký hiệu như trong Hình 5.
Để tạo ra các sản phẩm khác nhau, một số danh mục trình bày có thể trình bày một hoặc nhiều tập dữ liệu. Tập dữ liệu được giải thích trong ISO 19109. Danh mục trình bày liên quan đến một hoặc nhiều ký hiệu và một ký hiệu có thể được sử dụng trong một hoặc nhiều danh mục trình bày.
7.1 Giới thiệu
Tiêu chuẩn này đưa ra lược đồ khái niệm để mô tả các hàm trình bày, ký hiệu và bộ ký hiệu, tất cả đều để sử dụng trong trình bày dữ liệu địa lý. Lược đồ khái niệm được xác định bằng cách sử dụng Ngôn ngữ Mô hình hóa Thống nhất (UML) (ISO 19501), theo hướng dẫn trong ISO/TS 19103.
Lược đồ được chứa trong một loạt các gói UML, xác định cốt lõi trình bày và mở rộng cho các hàm điều kiện, bối cảnh, ký hiệu phức hợp, thành phần ký hiệu sử dụng lại, các ký hiệu được tham số hóa và các hàm trình bày sử dụng ký hiệu tham số hóa. Gói Danh mục trình bày trở thành gói Danh mục đối tượng để trình bày. Gói Hàm Trình bày xác định gốc để ánh xạ các đối tượng địa lý tới ký hiệu và các chuyên môn riêng. Gói Trình bày xác định gốc để trình bày và các chuyên môn riêng. Gói Biểu diễn định nghĩa gốc để biểu diễn và các chuyên môn riêng. Các lớp trong các gói của lược đồ này có nguồn gốc từ các lớp trong lược đồ cũng như các lớp trong các danh mục gói (ISO/TS 19139) mang tiền tố “CT_”. Các lớp trong các gói của tham chiếu lược đồ và sử dụng như các lớp loại dữ liệu trong lược đồ cũng như các lớp trong gói BasicTypes (ISO/TS 19103), Danh mục đối tượng (ISO 19110) mang tiền tố “FC_”, Hệ Quy chiếu Tọa độ (ISO 19111) mang tiền tố “SC_”, Trích dẫn và thông tin phần trách nhiệm (ISO 19115) mang tiền tố “Cl_”, Thông tin định danh (ISO 19115) mang tiền tố “MD_” và Thông tin hệ tham chiếu (ISO 19115) cũng mang tiền tố “MD_”.
Tên của các lớp trong các gói này mang tiền tố “PF_” cho hàm trình bày các lớp liên quan và “SY_” cho các lớp liên quan của ký hiệu.
Hình 6 - Cấu trúc gói với các phụ thuộc
7.2 Cấu trúc ký hiệu
7.2.1 Giới thiệu
Ký hiệu có thể rất đa dạng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ký hiệu có thể bao gồm một vài yếu tố đồ họa hoặc hình học.
7.2.2 Ký hiệu đơn giản
Các ký hiệu đơn giản có trong lõi trình bày. Các ký hiệu điểm thường có một ký hiệu đồ họa duy nhất, được đặt tại một điểm địa lý cùng với nguồn gốc ký hiệu xác định mối quan hệ giữa ký hiệu và vị trí địa lý của đối tượng mà ký hiệu biểu diễn. Một ví dụ về ký hiệu điểm đơn giản là một hình vuông màu đen biểu diễn cho một tòa nhà.
Hình 7 - Ký hiệu ví dụ: hình vuông biểu diễn một tòa nhà
Ký hiệu điểm cũng có thể bao gồm chữ. Chữ điểm dựa trên tọa độ địa lý độc lập. Ví dụ: một nhãn có thể định danh cho nhiều hồ.
Hình 8 - Ký hiệu ví dụ: nhãn chữ định danh cho nhiều hồ
Ký hiệu đường thường được thể hiện bởi đường theo một đường cong hình học. Ví dụ: ký hiệu đường ký hiệu cho con sông.
Hình 9 - Ký hiệu ví dụ: đường đặc ký hiệu hóa một con sông
Ký hiệu đường đôi khi có thể có các thành phần điểm liên kết với nó, trên một hoặc cả hai đầu. Ví dụ: ký hiệu đường cho cầu đi bộ với dấu cánh ở cả hai đầu.
Hình 10 - Ký hiệu ví dụ: đường đặc với cánh ở cả hai đầu ký hiệu cầu đi bộ
Ký hiệu đường cũng có thể bao gồm chữ. Ví dụ: nhãn tên cho một khu vực trên bản đồ chạy dọc theo đường.
Hình 11 - Ký hiệu ví dụ: chữ dọc theo đường cong làm nhãn cho một khu vực
Ký hiệu vùng thường được thể hiện bằng cách tô kín màu trong phạm vi của đối tượng vùng. Ví dụ: khu rừng trên bản đồ địa hình.
Hình 12 - Ký hiệu ví dụ: màu đặc của vùng ký hiệu một khu rừng
Đôi khi ký hiệu vùng có ranh giới và được tô kín. Ví dụ: ký hiệu cho hồ nước bao gồm cả mặt nước và đường bờ nước được ký hiệu hóa.
Hình 13 - Ký hiệu ví dụ: vùng có biên giới và tô kín ký hiệu mặt nước và đường bờ nước
Đôi khi, đồ họa biểu tượng điểm được đặt bên trong ký hiệu khu vực để minh họa thêm ký hiệu. Ký hiệu vùng có thể có các thành phần vùng, đường và điểm, ví dụ như ký hiệu cho khu vực nguy hiểm cho tàu bè.
Figure 14 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu vùng với thành phần ký hiệu khu vực nguy hiểm cho tàu bè
7.2.3 Ký hiệu đa hợp
Để tái sử dụng các thành phần đồ họa và xây dựng thêm các ký hiệu ghép, một số ký hiệu có thể gồm nhiều thành phần đồ họa cùng loại. Một ví dụ cho ký hiệu điểm phức hợp là ký hiệu trường học, được thể hiện bởi hình vuông màu đen với lá cờ phía trên.
Hình 15 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu điểm bao gồm hình vuông màu đen và lá cờ ký hiệu cho một trường học
Ví dụ phổ biến cho ký hiệu đường đa hợp là một con đường có bao, với một đường hẹp được chồng trên một đường rộng hơn với màu sắc khác nhau.
Hình 16 - Ký hiệu ví dụ: đường có viền ký hiệu một con đường
Ký hiệu vùng ghép sử dụng ký hiệu phức hợp sẽ được mô tả sau.
Mỗi ký hiệu đa hợp này cũng có thể gồm các thành phần văn bản.
Hình 17 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu điểm đa hợp với nội dung chữ ký hiệu hóa một trường học
Hình 18 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu đường đa hợp với nội dung chữ ký hiệu một con đường
7.2.4 Ký hiệu phức hợp
Ký hiệu phức hợp được tạo thành từ nhiều loại của các ký hiệu thành phần. Chúng bao gồm các ký hiệu đường với ký hiệu điểm, hình được tô kín các ký hiệu vùng và ký hiệu vùng nét gạch chéo.
Ví dụ về ký hiệu đường với điểm được lặp đi lặp lại là ranh giới chỉ khu vực neo đậu, tại đó biểu tượng điểm neo được lặp đi lặp lại dọc theo đường ranh giới.
Hình 19 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu đường phức hợp với biểu tượng điểm mỏ neo lặp lại dọc theo đường ký hiệu ranh giới một vùng đậu tàu
Ví dụ về tô kín hình là ký hiệu đầm lầy, tại đó hình bãi có được xếp cạnh nhau và lặp đi lặp lại trên toàn bộ diện tích đầm lầy.
Hình 20 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu vùng phức hợp với việc trải cỏ là ký hiệu sắp xếp trên vùng đầm lầy
Ví dụ cho tô kín vùng gạch chéo là ký hiệu lớp lọc.
Hình 21 - Ký hiệu ví dụ: ký hiệu vùng phức hợp với ký hiệu đường gạch chéo ký hiệu một lớp lọc
Giống như với ký hiệu ghép, ký hiệu phức hợp cũng có thể có thành phần văn bản.
7.2.5 Tổ hợp ký hiệu
Ban đầu, các ký hiệu không có ý nghĩa và không có vị trí. Khi chúng trở thành một phần của việc trình bày thì chúng có cả hai ý nghĩa và hai vị trí cùng với mối liên quan đối với việc trình bày và toàn bộ những gì chúng thể hiện. Định nghĩa của ký hiệu có hệ quy chiếu tọa độ riêng của nó. Việc chuyển đổi hệ quy chiếu tọa độ đặt ký hiệu điểm vào trình bày (Hình 22). Tương tự như vậy, việc chuyển đổi hệ quy chiếu tọa độ đặt ký hiệu phụ vào ký hiệu điểm lớn hơn của nó.
Hình 22 - Trình bày và ký hiệu CRSs
Các ký hiệu đường và nét trải có hai loại hệ quy chiếu tọa độ. Hệ quy chiếu tọa độ của đường được sử dụng để xác định loại vùng hay đường nét. Hệ quy chiếu tọa độ này vuông góc với đường cong hình học và cho phép định rõ độ rộng và sai số của đường nét. Loại thứ hai của hệ quy chiếu tọa độ là hệ quy chiếu tọa độ nội bộ được xác định cho mỗi vị trí dọc theo đường cong. Hệ quy chiếu tọa độ này có trục x là tiếp tuyến với đường cong và trục y vuông góc với trục x (Hình 23).
Hình 23 - Đường nét và CRSs cục bộ
Ký hiệu vùng xác định hệ quy chiếu tọa độ đối với ranh giới và phần trong của nó. Hệ quy chiếu tọa độ của ranh giới được xác định đối với ký hiệu đường nét. Phần trong của ký hiệu vùng có hệ quy chiếu tọa độ riêng của nó (Hình 24).
Hình 24 - Vùng và ranh giới CRSs
Nếu ký hiệu vùng gồm vùng hình tô kín được xếp cạnh nhau thì sẽ có hệ quy chiếu tọa độ xếp cạnh nhau như vậy (hình 25).
Hình 25 - Tấm lát CRS
Gói Cốt Lõi trình bày cung cấp các công cụ cốt lõi cho việc xác định hàm để ánh xạ đối tượng địa lý tới các ký hiệu, để xác định ký hiệu cho việc trình bày và gói hàm và ký hiệu trong danh mục để hoán đổi bằng sự chuyển đổi. Gói được chia thành ba gói con: gói Hàm Trình bày được dùng để xác định các hàm ánh xạ, gói Ký hiệu được dùng để xác định ký hiệu và gói Danh mục Trình bày được dùng để xác định các danh mục trình bày.
Hình 26 - Cấu trúc gói cốt lõi với các phụ thuộc
8.2.1 Ngữ nghĩa gói
Gói Hàm Trình bày xác định các hàm ánh xạ các kiểu đối tượng đến các ký hiệu.
Hình 27 - Hàm Trình bày
8.2.2 Kiểu - PF_PortrayalFunctionSet
8.2.2.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalFunctionSet mô tả hàm ánh xạ các kiểu đối tượng của danh mục đối tượng đến ký hiệu. PF_PortrayalFunctionSet lựa chọn các hàm trình bày đối tượng, tại đó ánh xạ kiểu đối tượng riêng lẻ đến ký hiệu. PF_PortrayalFunctionSet trình bày khái niệm Ф của tập hàm trình bày như minh họa trong Hình 4.
Hình 28 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalFunctionSet
8.2.2.2 Vai trò liên kết - featureCatalogue
Vai trò liên kết featureCatalogue xác định danh mục đối tượng chứa miền kiểu đối tượng của đối tượng ánh xạ tới ký hiệu.
PF_PortrayalFunctionSet :: featureCatalogue [1]: FC_FeatureCatalogue
8.2.2.3 Vai trò liên kết - domain
Vai trò liên kết domain xác định tập các kiểu đối tượng được ánh xạ tới các ký hiệu.
PF_PortrayalFunctionSet ::domain[1..*] : FC_FeatureType
8.2.2.4 Vai trò liên kết - range
Vai trò liên kết range xác định tập ký hiệu mà loại đối tượng được ánh xạ.
PF_PortrayalFunctionSet::range[1 ..*] : SY_Symbol
8.2.2.5 Vai trò tập hợp - featureFunction
Vai trò tập hợp featureFunction thu thập các hàm trình bày đối tượng đã tạo các ánh xạ đối tượng riêng biệt của tập hàm trình bày.
PF_PortrayalFunctionSet::featureFunction [1 .. *]: PF_FeaturePortrayalFunction
8.2.2.6 Vai trò tập hợp - layer
Vai trò tập hợp layer liên kết tập hàm trình bày với tập hàm trình bày con. Danh mục con định nghĩa một lớp trong việc trình bày tổng thể.
PF_PortrayalFunctionSet ::layer[0..*]: PF_PortrayalFunctionSet
8.2.2.7 Thuộc tính - identifier
Thuộc tính identifier là một cơ cấu có thể đọc được tên của tập hàm trình bày. Bộ định danh phải là duy nhất.
PF_PortrayalFunctionSet ::identifier : MD_Identifier
8.2.2.8 Thuộc tính - title
Thuộc tính tile là ngôn ngữ con người có thể đọc được đối với các tập hàm trình bày.
PF_PortrayalFunctionSet :: title: CharacterString
8.2.2.9 Thuộc tính - specification
Thuộc tính specification là sự tham chiếu đến các chi tiết đầy đủ của tập hàm trình bày.
PF_PortrayalFunctionSet ::specification : CI_Citation
8.2.2.10 Attribute - abstract
Thuộc tính tùy chọn abstract chứa một bản tóm tắt ngắn gọn về tập hàm trình bày.
PF_PortrayalFunctionSet ::abstract: CharacterString[0..1]
8.2.2.11 Phép tính - f
Phép tính f ánh xạ đối tượng trong danh sách tham số đến một ký hiệu sử dụng các hàm trình bày đối tượng liên quan.
PF_PortrayalFunctionSet:: f (ParameterList: PF_PortrayalFunctionParameterList):
SY_Symbol
8.2.3 Loại - PF_FeaturePortrayalFunction
8.2.3.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_FeaturePortrayalFunction là kiểu gốc trừu tượng cho các kiểu xác định các hàm trình bày đối tượng, mà ánh xạ các đối tượng đến các ký hiệu. PF_FeaturePortrayalFunctions được lựa chọn trong PF_PortrayalFunctionSet, các tập ánh xạ của các đối tượng trong danh mục đối tượng (miền) đến các tập ký hiệu (range). Hàm PF_FeaturePortrayal đưa ra khái niệm về hàm trình bày đối tượng Фi như được minh họa trong Hình 4.
Hình 29 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_FeaturePortrayalFunction
8.2.3.2 Vai trò liên kết - catalogue
Vai trò liên kết catalogue liên kết hàm trình bày chức năng với chứa tập hàm trình bày của nó.
PF_FeaturePortrayalFunction :: catalogue[1..*] : PF_PortrayalFunctionSet
8.2.3.3 Vai trò liên kết - featureType
Vai trò liên kết featureType xác định loại đối tượng được ánh xạ tới ký hiệu.
PF_FeaturePortrayalFunction :: featureType [1]: FC_FeatureType
8.2.3.4 Thuộc tính - identifier
Thuộc tính identifier là tên hàm trình bày đối tượng mà máy có thể đọc được. Identifier là duy nhất.
PF_FeaturePortrayalFunction :: identifier: MD_Identifier
8.2.3.5 Thuộc tính - title
Thuộc tính title là tên hàm trình bày đối tượng mà con người có thể đọc với nhiều ngôn ngữ.
PF_FeaturePortrayalFunction :: title: CharacterString
8.2.3.6 Thuộc tính - specification
Thuộc tính specification là sự tham chiếu đến các chi tiết đầy đủ của hàm trình bày đối tượng.
PF_FeaturePortrayalFunction::specification : CI_Citation
8.2.3.7 Phép tính - f
Phép tính f ánh xạ đối tượng trong danh sách tham số đến ký hiệu. Tham số đối tượng là kiểu đối tượng được liên kết và là ký hiệu của trường hợp của ký hiệu liên kết.
PF_FeaturePortrayalFunction :: f (ParameterList: PF_PortrayalFunction ParameterList): SY_Symbol
8.2.4 Kiểu PF_SimpleFeaturePortrayalFunction
8.2.4.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_SimpleFeaturePortrayalFunction chuyên hóa lớp gốc trừu tượng PF_FeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng cơ bản ánh xạ đối tượng tới ký hiệu mà không có điều kiện nào.
Hình 30 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_SimpleFeaturePortrayalFunction
8.2.4.2 Tổng quát hóa PF_FeaturePortrayalFunction
PF_SimpleFeaturePortrayalFunction chuyên hóa lớp gốc trừu tượng PF_FeaturePortrayalFunction như hàm trình bày cơ bản. Kiểu hàm này ánh xạ trực tiếp đối tượng tới ký hiệu, tại đây không có thuộc tính hoặc ngữ cảnh nào phụ thuộc các điều kiện.
8.2.4.3 Vai trò liên kết - symbol
Vai trò liên kết symbol xác định ký hiệu mà kiểu đối tượng được ánh xạ.
PF_SimpleFeature PortrayalFunction ::symbol[1]: SY_Symbol
8.2.5 Kiểu PF_PortrayalFunctionParameterList
8.2.5.1 Ngữ nghĩa lớp
F_PortrayalFunctionParameterList chứa đối tượng được ánh xạ tới ký hiệu trong hàm trình bày.
Hình 31 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalFunctionParameterList
8.2.5.2 Thuộc tính - feature
Thuộc tính feature xác định trường hợp đối tượng được ánh xạ tới một ký hiệu trong hàm trình bày.
PF_PortrayalFunction ParameterList::feature FR_Feature
Gói Ký hiệu xác định các điều kiện thuận lợi cho việc định nghĩa các ký hiệu.
Hình 32 - Ký hiệu
8.3.2.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_Symbol là loại được sử dụng để xác định các lớp ký hiệu. Các ký hiệu được thu thập vào các bộ ký hiệu.
Hình 33 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_Symbol
8.3.2.2 Vai trò tổng hợp - formalGeometryParameter
Vai trò tổng hợp formalGeometryParameter tham chiếu đặc điểm của hình học ký hiệu hóa của đối tượng trong hệ tham chiếu tọa độ của việc trình bày.
SY_Symbol:: formalGeometryParameter [1..*]: SY_SymbolGeometry
8.3.2.3 Vai trò thành phần - definition
Vai trò thành phần definition tham chiếu định nghĩa của ký hiệu được áp dụng cho hình học đối tượng.
SY_Symbol::definition[1]: SY_SymbolDefinition
8.3.2.4 Vai trò tổng hợp - symbolSet
Vai trò tổng hợp symbolSet xác định các tập ký hiệu trong đó có chứa ký hiệu.
SY_Symbol :: symbolSet [1..*]: SY_SymbolSet
8.3.2.5 Thuộc tính - identifier
Thuộc tính identifier là tên ký hiệu mà thiết bị có thể đọc được. Identifier là duy nhất.
SY_Symbol::identifier: MD_Identifier
8.3.2.6 Thuộc tính - title
Thuộc tính title là tên ký hiệu mà con người có thể đọc được với nhiều ngôn ngữ.
SY_Symbol :: title: CharacterString
8.3.2.7 Thuộc tính - specification
Thuộc tính specification là sự tham chiếu đến các chi tiết đầy đủ của ký hiệu trình bày.
SY_Symbol::specification : CI_Citation
8.3.3.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_SymbolSet tập hợp các ký hiệu vào các bộ ký hiệu để được sử dụng cùng nhau. Các bộ ký hiệu có thể có chung các ký hiệu. Bộ ký hiệu có thể bằng với ghi chú của bản đồ
Hình 34 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_SymbolSet
8.3.3.2 Vai trò tổng hợp - symbol
Vai trò tổng hợp symbol liên kết tập ký hiệu với các ký hiệu trong bộ ký hiệu.
SY_SymbolSet::symbol[1 ..*] : SY_Symbol
8.3.3.3 Thuộc tính - identifier
Thuộc tính identifier là tên bộ ký hiệu mà thiết bị có thể đọc. Identifier phải là duy nhất.
SY_SymbolSet::identifier : MD_Identifier
8.3.3.4 Thuộc tính - title
Thuộc tính title là tên của bộ ký hiệu mà con người có thể đọc được với nhiều ngôn ngữ.
SY_SymbolSet :: title: CharacterString
8.3.3.5 Thuộc tính - specification
Thuộc tính specification là việc tham chiếu đến các chi tiết đầy đủ của bộ ký hiệu trình bày.
SY_SymbolSet::specification : CI_Citation
8.3.4 Kiểu - SY_SymbolGeometry
8.3.4.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_SymbolGeometry là kiểu xác định các thuộc tính hình học của ký hiệu. Hình học ký hiệu có bộ định danh và kiểu, một trong hai kiểu con của GM_Primitive hoặc của GM_MultiPrimitive.
Hình 35 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_SymbolGeometry
8.3.4.2 Thuộc tính - name
Thuộc tính name là tên của thuộc tính hình học. Tên phải là duy nhất trong định nghĩa ký hiệu.
SY_SymbolGeometry::name : CharacterString
8.3.4.3 Thuộc tính - type
Thuộc tính type xác định kiểu của thuộc tính hình học. Kiểu thuộc tính hình học là một trong hai loại con của GM_Primitive hoặc của GM_MultiPrimitive. Kiểu hình học thường là GM_Point, GM_Curve và GM_Surface.
SY_SymbolGeometry::type : TypeName
8.3.5 Kiểu - SY_SymbolDefinition
8.3.5.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_SymbolDefinition là kiểu gốc trừu tượng với nhiều kiểu để xác định thành phần của ký hiệu. Định nghĩa ký hiệu bao gồm tập hợp các thành phần ký hiệu, trong đó chứa các yếu tố đồ họa và các thuộc tính được dùng để xác định ký hiệu. Các đặc tính phổ biến nhất là điểm, đường và vùng định nghĩa ký hiệu tương ứng với các hình học điểm, đường cong và bề mặt.
Hình 36 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_SymbolDefinition
8.3.5.2 Vai trò tổng hợp - component
Vai trò tổng hợp tùy chọn component tập hợp thành phần đồ họa tạo nên định nghĩa ký hiệu. Định nghĩa ký hiệu không có các thành phần sẽ không trình bày gì cho đối tượng được đưa ra (6.3).
SY_SymbolDefinition::component[0..*] : SY_SymbolComponent
8.3.5.3 Vai trò thành phần - interface
Vai trò thành phần interface liên kết định nghĩa ký hiệu với giao diện ký hiệu của nó.
SY_SymbolDefinition::interface[1]: SY_Symbol
8.3.5.4 Thuộc tính - browseGraphic
Thuộc tính tùy chọn browseGraphic xác định đồ họa có thể được sử dụng như siêu dữ liệu cho ký hiệu và được dùng để cung cấp ví dụ cho hình thức của ký hiệu.
SY_SymbolDefinition :: browseGraphic:MD_BrowseGraphic [0..*]
8.3.6 Kiểu - SY_PointSymbolDefinition
8.3.6.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_PointSymbolDefinition chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolDefinition như định nghĩa ký hiệu đối với hình học điểm và được tạo thành từ các thành phần điểm đơn giản.
Hình 37 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_PointSymbolDefinition
8.3.6.2 Tổng quát hóa - SY_SymbolDefinition
SY_PointSymbolDefinition chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolDefinition như một định nghĩa ký hiệu đối với hình học điểm và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.7 Kiểu - SY_LineSymbolDefinition
8.3.7.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_LineSymbolDefinition chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolDefinition như định nghĩa ký hiệu đối với hình học đường cong, bao gồm thành phần đường đơn giản và có thể nhiều thành phần điểm. Ví dụ về các thành phần điểm: các đầu mũi tên ở đầu và cuối của ký hiệu đường.
Hình 38 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_LineSymbolDefinition context diagram
8.3.7.2 Tổng quát hóa SY_SymbolDefinition
SY_LineSymbolDefinition chuyên hóa lớp gốc SY_SymbolDefinition trừu tượng như định nghĩa ký hiệu đối với hình học đường cong và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.8 Kiểu - SY_AreaSymbolDefinition
8.3.8.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_AreaSymbolDefinition chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolDefinition như định nghĩa ký hiệu đối với hình học bề mặt và bao gồm thành phần diện tích, đường và điểm tùy chọn. Thành phần vùng được sử dụng để lấp đầy diện tích bề mặt. Thành phần đường xác định kiểu đường ranh giới. Thành phần điểm được sử dụng là biểu tượng ký hiệu bên trên bề mặt.
Hình 39 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_AreaSymbolDefinition
8.3.8.2 Tổng quát hóa SY_SymbolDefinition
SY_AreaSymbolDefinition chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolDefinition như là định nghĩa ký hiệu đối với hình học bề mặt và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.9 Kiểu - SY_SymbolComponent
8.3.9.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_SymbolComponent là kiểu gốc trừu tượng với các kiểu định nghĩa biểu diễn đồ họa của các ký hiệu. Thành phần ký hiệu bao gồm tập hợp các yếu tố đồ họa, tại đó các đối tượng đồ họa và các thuộc tính được sử dụng để xác định thành phần ký hiệu. Thành phần ký hiệu tham chiếu hình học mà nó được định nghĩa. SY_SymbolComponent có điểm, đường và vùng chuyên hóa tương ứng với các hình học điểm, đường cong và bề mặt.
Hình 40 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_SymbolComponent
8.3.9.2 Vai trò liên kết - geometry
Vai trò liên kết geometry liên kết thành phần ký hiệu cùng với định nghĩa hình học ký hiệu mà thành phần được áp dụng.
SY_SymbolComponent::geometry[1] : SY_SymbolGeometry
8.3.9.3 Vai trò tổng hợp - content
Vai trò tổng hợp content xác định các yếu tố đồ họa tạo nên thành phần ký hiệu.
SY_SymbolComponent::content[0..*]: SY_GraphicElement
8.3.9.4 Thuộc tính - specification
Thuộc tính specification trích dẫn tiêu chuẩn chi tiết cho ngôn ngữ định nghĩa đồ họa được sử dụng để xác định thành phần ký hiệu.
SY_SymbolComponent::specification : CI_Citation
8.3.10 Kiểu - SY_GraphicElement
SY_GraphicElement là gốc trừu tượng của các yếu tố đồ họa, như được xác định trong ngôn ngữ chi tiết đồ họa xác định ký hiệu. Các yếu tố đồ họa có thể là các đối tượng đồ họa, chẳng hạn như hình bầu dục, hình chữ nhật, các đường dẫn hoặc các đặc tính như màu sắc hay độ rộng của đường.
Hình 41 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_GraphicElement
8.3.11 Kiểu - SY_GraphicObject
8.3.11.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_GraphicObject là sự chuyên hóa trừu tượng của SY_GraphicElement như đối tượng đồ họa được định nghĩa trong ngôn ngữ đặc điểm kỹ thuật đồ họa. Các đối tượng đồ họa là các yếu tố đồ họa, chẳng hạn như hình bầu dục, hình chữ nhật hoặc đường dẫn. Đối tượng đồ họa có các tính chất, chẳng hạn như các thuộc tính vị trí, thuộc tính kích thước, thuộc tính màu sắc...
Hình 42 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_GraphicObject
8.3.11.2 Tổng quát hóa SY_GraphicElement
SY_GraphicObject là sự chuyên hóa trừu tượng của SY_GraphicElement như một đối tượng đồ họa, chẳng hạn như hình bầu dục, hình chữ nhật hoặc đường dẫn. Nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.11.3 Vai trò thành phần - attribute
Vai trò thành phần attribute xác định các thuộc tính của đối tượng đồ họa, chẳng hạn như thuộc tính vị trí, thuộc tính kích thước, thuộc tính màu sắc...
SY_GraphicObject::attribute[1 ..*]: SY_GraphicProperty
8.3.12 Kiểu - SY_GraphicProperty
8.3.12.1 Ngữ nghĩa lớp
Lớp mẫu SY_GraphicProperty xác định đặc điểm đồ họa của các thành phần ký hiệu. Nó có thể được sử dụng để xác định các đặc điểm, chẳng hạn như thuộc tính vị trí, thuộc tính kích thước, thuộc tính màu sắc... Đặc tính đồ họa có định danh và giá trị của loại mẫu.
Hình 43 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_GraphicProperty
8.3.12.2 Tổng quát hóa SY_GraphicElement
SY_GraphicProperty là sự chuyên hóa được mẫu hóa của SY_GraphicElement sử dụng để xác định các đặc tính đồ họa, chẳng hạn như thuộc tính vị trí, thuộc tính kích thước, thuộc tính màu sắc... Nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.12.3 Thuộc tính - name
Thuộc tính name đặt tên đặc tính đồ họa.
SY_GraphicProperty::name : CharacterString
8.3.12.4 Thuộc tính - value
Thuộc tính value giữ giá trị của đặc tính đồ họa.
SY_GraphicProperty::value : Any
8.3.13 Kiểu - SY_PointComponent
8.3.13.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_PointComponent chuyên hóa SY_SymbolComponent cho hình học ký hiệu điểm. Thành phần điểm có hệ quy chiếu tọa độ mà đặt các đối tượng đồ họa tại đó.
Hình 44 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_PointComponent
8.3.13.2 Tổng quát hóa SY_SymbolComponent
SY_PointComponent chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolComponent như một thành phần ký hiệu của hình học điểm và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.13.3 Phép tính - pointCRS
Phép tính pointCRS trả lại hệ quy chiếu tọa độ của thành phần điểm.
SY_PointComponent:: pointCRS ( ): SC_CRS
8.3.14.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_PointIcon chỉ định
SY_PointComponent một ký hiệu điểm được tạo thành từ các đồ họa như hình bầu dục, hình chữ nhật và được đặt trong một hệ quy chiếu tọa độ của điểm hợp thành.
Hình 45 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_PointIcon
8.3.14.2 Tổng quát hóa SY_PointComponent
SY_Pointlcon chỉ định lớp trừu tượng SY_PointComponent như biểu tượng đồ họa của hình học điểm và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.15.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_PointText chuyên hóa SY_PointComponent như văn bản được kèm theo với hình học điểm trái ngược với biểu diễn đồ họa của biểu tượng. Văn bản nằm trong hệ quy chiếu tọa độ của thành phần điểm. Văn bản điểm có đặc tính đồ họa chẳng hạn như phông chữ, màu sắc và kích thước phông chữ.
Hình 46 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_PointText context diagram
8.3.15.2 Tổng quát hóa SY_PointComponent
SY_PointText chuyên hóa lớp trừu tượng SY_PointComponent như văn bản của hình học điểm và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.15.3 Thuộc tính - text
Thuộc tính text xác định văn bản của thành phần văn bản của điểm.
SY_PointText:: text: SY_GraphicProperty
8.3.16 Kiểu - SY_LineComponent
8.3.16.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_LineComponent chuyên hóa SY_SymbolComponent cho hình học của ký hiệu đường. Thành phần đường có hệ tham chiếu tọa độ được xác định tại mọi điểm dọc theo đường dẫn của nó, trong đó trục x tiếp tuyến với đường dẫn và trục y vuông góc với đường dẫn. Kiểu đường cũng có hệ tham chiếu tọa độ một chiều được xác định dọc theo đường dẫn của kiểu đường.
Hình 47 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_LineComponent
8.3.16.2 Tổng quát hóa SY_SymbolComponent
SY_LineComponent chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolComponent như thành phần ký hiệu của hình học đường và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.16.3 Phép tính - lineCRS
Phép tính lineCRS trả về hệ quy chiếu tọa độ một chiều được xác định dọc theo đường dẫn của thành phần đường.
SY_LineComponent :: lineCRS ( ): SC_CRS
8.3.16.4 Phép tính - localCRS
Phép tính localCRS chấp nhận giá trị thực là đầu vào và trả về hệ quy chiếu tọa độ. Phép đo tham số xác định phép đo dọc theo đường đi của thành phần đường xác định nguồn gốc của hệ tham chiếu tọa độ. Trục x là tiếp tuyến với đường dẫn tại điểm đó.
SY_LineComponent::localCRS(measure : Real): SC_CRS
8.3.17.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_LineStyle chuyên hóa SY_LineComponent như thành phần kiểu đường của ký hiệu đường ngược với thành phần văn bản. Kiểu đường bao gồm các đặc tính đồ họa như màu sắc, chiều rộng, chiều dài và dấu gạch ngang. Một số đặc tính mang ý nghĩa trong hệ tham chiếu tọa độ của thành phần đường.
Hình 48 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_LineStyle
8.3.17.2 Tổng quát hóa SY_LineComponent
SY_LineStyle chuyên hóa kiểu trừu tượng SY_LineComponent như thành phần kiểu đường của hình học đường và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.18.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_LineText chuyên hóa SY_LineComponent như văn bản dọc theo hình học đường nét ngược với sự biểu diễn đồ họa của đường. Văn bản nằm trong hệ quy chiếu tọa độ của thành phần đường.
Hình 49 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_LineText
8.3.18.2 Tổng quát hóa SY_LineComponent
SY_LineText chuyên hóa lớp trừu tượng SY_LineComponent như văn bản dọc theo hình học đường và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa. Văn bản điểm có đặc tính đồ họa như phông chữ, màu sắc và kích thước phông chữ.
8.3.18.3 Thuộc tính - text
Thuộc tính text quy định văn bản của thành phần văn bản đường.
SY_LineText :: text: SY_GraphicProperty
8.3.19 Kiểu - SY_AreaComponent
8.3.19.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_AreaComponent chuyên hóa SY_SymbolComponent cho hình học ký hiệu vùng. Thành phần vùng có hệ quy chiếu tọa độ được quy định cho vùng.
Hình 50 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_AreaCompoment
8.3.19.2 Tổng quát hóa SY_SymbolComponent
SY_AreaComponent chuyên hóa lớp gốc trừu tượng SY_SymbolComponent như thành phần ký hiệu cho hình học dạng vùng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.3.19.3 Phép tính - areaCRS
Phép tính areaCRS trả về hệ quy chiếu tọa độ hai chiều của thành phần vùng.
SY_AreaComponent ::areaCRS ( ): SC_CRS
8.3.20.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_AreaFill chuyên hóa SY_AreaComponent như thành phần tô kín vùng của ký hiệu. Việc tô kín vùng gồm các đặc tính đồ họa chẳng hạn như màu sắc và hình mẫu tô kín
Hình 51 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_AreaFill
8.3.20.2 Tổng quát hóa SY_AreaComponent
SY_AreaFiIl chuyên hóa kiểu trừu tượng SY_AreaComponent như thành phần ký hiệu của hình học dạng vùng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.4.1 Ngữ nghĩa gói
Gói Danh mục trình bày xác định danh mục để truyền đạt thông tin trình bày.
Hình 52 - Danh mục trình bày
8.4.2 Kiểu - PF_PortrayalCatalogue
8.4.2.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalCatalogue chuyên hóa CT_Catalogue của việc trình bày và chứa các yếu tố cần thiết cho trình bày. Danh mục trình bày chứa các tập hàm trình bày và trình bày đối tượng thành phần như các tập ký hiệu và ký hiệu thành phần của chúng.
Hình 53 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalCatalogue
8.4.2.2 Tổng quát hóa - CT_Catalogue
PF_PortrayalCatalogue chuyên hóa kiểu trừu tượng CT_Catalogue của việc trình bày và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
8.4.2.3 Vai trò tổng hợp - functionSet
Vai trò tổng hợp functionSet xác định thành phần tập hàm trình bày của danh mục trình bày.
PF_PortrayalCatalogue :: functionSet [1..*]: PF_PortrayalFunctionSet
8.4.2.4 Vai trò tổng hợp - featureFunction
Vai trò tổng hợp featureFunction xác định các thành phần hàm trình bày đối tượng của danh mục trình bày.
PF_PortrayalCatalogue:: featureFunction [1..*]: PF_FeaturePortrayalFunction
8.4.2.5 Vai trò tổng hợp - symbolSet
Vai trò tổng hợp symbolSet xác định các thành phần tập ký hiệu của danh mục trình bày.
PF_PortrayalCatalogue :: symbolSet [1..*]: SY_SymbolSet
8.4.2.6 Vai trò tổng hợp - symbol
Vai trò tổng hợp symbol xác định các thành phần ký hiệu của danh mục trình bày.
PF_PortrayalCatalogue::symbol[1 ..*]:
SY_Symbol
Gói Mở rộng trình bày cung cấp các công cụ mở rộng để mở rộng gói Cốt Lõi Trình bày. Gói có thể được chia thành bảy gói con, phần lớn được sử dụng độc lập với nhau. Ba gói mở rộng gói cốt lõi Hàm Trình bày: gói Mở rộng Hàm Điều kiện, gói Mở rộng Ngữ cảnh và gói Mở rộng Tham số Ký hiệu Hàm. Gói Mở rộng Ngữ cảnh cũng mở rộng gói cốt lõi Danh mục trình bày. Bốn gói mở rộng gói cốt lõi Ký hiệu: gói Mở rộng Ký hiệu Đa hợp, gói Mở rộng Ký hiệu Phức hợp, gói Mở rộng Thành phần Ký hiệu Sử dụng lại và gói Mở rộng Tham số Ký hiệu.
Hình 54 - Cấu trúc gói mở rộng độc lập
9.2 Gói - Mở rộng Hàm Điều kiện
9.2.1 Ngữ nghĩa gói
Gói Mở rộng Hàm Điều kiện bổ sung khả năng xác định các hàm trình bày ánh xạ các đối tượng địa lý đến các ký hiệu khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của các đối tượng địa lý.
Hình 55 - Hàm trình bày - Điều kiện
9.2.2 Kiểu PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction
9.2.2.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction chuyên hóa kiểu gốc PF_FeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng ánh xạ tới các ký hiệu khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện ánh xạ ký hiệu liên quan.
Hình 56 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction
9.2.2.2 Tổng quát hóa PF_FeaturePortrayalFunction
PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction chuyên hóa lớp gốc PF_FeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng ánh xạ tới các ký hiệu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện ánh xạ ký hiệu liên quan. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.2.2.3 Vai trò tổng hợp - condition
Vai trò tổng hợp condition tổng hợp các điều kiện ánh xạ ký hiệu của hàm trình bày đối tượng có điều kiện.
PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction ::condition[1..*] : PF_SymbolMappingCondition
9.2.3 Kiểu - PF_SymbolMappingCondition
9.2.3.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_SymbolMappingCondition ánh xạ đối tượng của hàm trình bày đối tượng có điều kiện liên quan đến ký kiệu tùy thuộc vào đặc tính của đối tượng được đưa ra.
Hình 57 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_SymbolMappingCondition
9.2.3.2 Vai trò liên kết - symbol
Vai trò liên kết symbol xác định ký hiệu mà ký hiệu ánh xạ các bản đồ điều kiện.
PF_SymbolMappingCondition::symbol[1]: SY_Symbol
9.2.3.3 Vai trò liên kết - featureProperty
Vai trò liên kết featureProperty xác định các đặc tính mà ánh xạ phụ thuộc.
PF_SymbolMappingCondition:: featureProperty [1...*]: FC_PropertyType
9.2.3.4 Phép tính - f
Phép tính f ánh xạ đối tượng trong danh sách tham số tới ký hiệu. Ký hiệu là trường hợp của ký hiệu được liên kết.
PF_SymbolMappingCondition :: f (parameterList : PF_PortrayalFunctionParameterList):SY_Symbol
9.3.1 Ngữ nghĩa gói
Gói Mở rộng Ngữ cảnh bổ sung thông tin ngữ cảnh tới Gói Danh mục Trình bày và các gói Hàm Trình bày. Thông tin ngữ cảnh là thông tin tổng quát cho việc trình bày, không có đối tượng cụ thể, chẳng hạn như điều kiện ánh sáng, kiểu người dùng hoặc kiểu phương tiện truyền đạt.
Hình 58 - Danh mục trình bày - Ngữ cảnh
Hình 59 - Hàm trình bày - Ngữ cảnh
9.3.2 Kiểu PF_PortrayalCatalogueWithContext
9.3.2.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalCatalogueWithContext chuyên hóa PF_PortrayalCatalogue như danh mục trình bày bao gồm đặc điểm ngữ cảnh bổ sung cho các tập hàm trình bày, các hàm trình bày đối tượng, các tập ký hiệu và các ký hiệu.
Hình 60 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalCatalogueWithContext
9.3.2.2 Tổng quát hóa PF_PortrayalCatalogue
PF_PortrayalCatalogueWithContext chuyên hóa PF_PortrayalCatalogue như danh mục trình bày với đặc điểm ngữ cảnh và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.3.2.3 Vai trò tổng hợp - contextSpecification
Hình 61 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalFunctionSetWithContext
9.3.3.2 Tổng quát hóa PF_PortrayalFunctionSet
PF_PortrayalFunctionSetWithContext chuyên hóa lớp gốc PF_PortrayalFunctionSet như tập hàm trình bày, nó sử dụng thông tin ngữ cảnh bổ sung cho thông tin đối tượng để hoàn thành việc ánh xạ tới các ký hiệu. Nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
Vai trò liên kết contextSpecification xác định thành phần đặc điểm ngữ cảnh trình bày của danh mục trình bày.
PF_PortrayalCatalogueWithContext :: contextSpecification [1]: PF_PortrayalContextSpecification
9.3.3 Kiểu - PF_PortrayalFunctionSetWithContext
9.3.3.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalFunctionSetWithContext chuyên hóa lớp gốc PF_PortrayalFunctionSet như tập hàm trình bày sử dụng thông tin ngữ cảnh bổ sung cho thông tin đối tượng để hoàn thành việc ánh xạ tới các ký hiệu. Tập hàm trình bày được kết hợp với đặc điểm ngữ cảnh trình bày, nó xác định cấu trúc của ngữ cảnh là một phần của danh sách tham số của hàm ánh xạ f.
9.3.3.3 Vai trò liên kết - inputContextModel
Vai trò liên kết inputContextModel xác định đặc điểm ngữ cảnh trình bày, nó xác định cấu trúc của bản ghi ngữ cảnh cho tập hàm trình bày. Nó có thể được dùng chung bởi nhiều tập hàm trình bày.
PF_PortrayalFunctionSetWithContext :: inputContextModel [1]: PF_PortrayalContextSpecification
9.3.3.4 Phép tính - f
Phép tính f chuyên hóa PF_PortrayalFunctionSet::f (8.2.2.11) chấp nhận danh sách tham số, nó bao gồm tham số ngữ cảnh bổ sung cho tham số đối tượng.
PF_PortrayalFunctionSetWithContext :: f (ParameterList: PF_PortrayalFunction ContextualParameterList): SY_Symbol
9.3.4 Kiểu - PF_PortrayalFunction ContextualParameterList
9.3.4.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalFunctionContextualParameterList chuyên hóa lớp gốc PF_PortrayalFunctionParameterList như danh sách tham số hàm trình bày, trong đó có thông tin ngữ cảnh bổ sung cho thông tin đối tượng.
Hình 62 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalFunctionContextualParameterList
9.3.4.2 Tổng quát hóa PF_PortrayalFunctionParameterList
PF_PortrayalFunctionContextualParameterList chuyên hóa lớp gốc PF_PortrayalFunctionParameterList bao gồm thông tin ngữ cảnh. Nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.3.4.3 Thuộc tính - context
Thuộc tính context chứa thông tin ngữ cảnh của danh sách tham số hàm trình bày.
PF_PortrayalFunctionContextual ParameterList::context: PF_PortrayalContext
9.3.5 Kiểu - PF_PortrayaIContextSpecification
9.3.5.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalContextSpecification xác định cấu trúc của bản ghi ngữ cảnh.
Hình 63 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalContextSpecification
9.3.5.2 Thuộc tính - contextSpecification
Thuộc tính contextSpecification xác định cấu trúc bản ghi của bản ghi ngữ cảnh.
PF_PortrayalContextSpecification :: contextSpecification: RecordType
9.3.6 Kiểu - PF_PortrayalContext
9.3.6.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_PortrayalContext được sử dụng để trình bày việc thực hiện của kiểu PF_PortrayalContextSpecification. Nó chứa bản ghi ngữ cảnh có cấu trúc như quy định trong thuộc tính
PF_PortrayalContextSpecification:: contextSpecification.
Hình 64 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_PortrayalContext
9.3.6.2 Thuộc tính - context
Thuộc tính context là bản ghi ngữ cảnh với thông tin ngữ cảnh của việc trình bày.
PF_PortrayalContext::context : Record
9.4 Gói - Mở rộng Ký hiệu đa hợp
9.4.1 Ngữ nghĩa gói
Mở rộng Ký hiệu đa hợp bổ sung khả năng lập các ký hiệu từ các thành phần ký hiệu.
Hình 65 - Ký hiệu - Phức hợp
Hình 66 cho thấy một ví dụ đơn giản về kết hợp ký hiệu. Ký hiệu điểm gồm có biểu tượng điểm, trong trường hợp này là một vòng tròn được tô kín, và chữ. Hình 66 cho thấy việc biểu diễn văn bản đặc biệt của định nghĩa ký hiệu, phía thấp hơn bên trái, còn hình 67 là mô tả đồ họa. Mục phía dưới bên phải (Beeches: StartPtSym) trong Hình 66 là trình bày văn bản của trường hợp ký hiệu.
Hình 66 - Ví dụ ký hiệu đa hợp
Hình 67 - Xác định ký hiệu đa hợp
9.4.2 Kiểu - SY_CompoundPointComponent
9.4.2.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_CompoundPointComponent chuyên hóa SY_PointComponent là tập hợp của các thành phần con của điểm. Các yếu tố của phức hợp được xếp theo thứ tự hiển thị.
Hình 68 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_CompoundPointComponent
9.4.2.2 Tổng quát hóa SY_PointComponent
SY_CompoundPointComponent chuyên hóa SY_PointComponent như tập hợp của thành phần con của điểm và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.4.2.3 Vai trò kết tập - element
Vai trò kết tập element tập hợp các thành phần điểm con của thành phần điểm phức hợp.
SY_CompoundPointComponent::element [1..*]: SY_PointComponent
9.4.3 Kiểu - SY_TransformedPointComponent
9.4.3.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_TransformedPointComponent chuyên hóa SY_PointComponent như sự biến đổi hình học của thành phần điểm. Thành phần điểm biến đổi bị biến dạng, xoay và biến đổi với ma trận biến đổi. Hướng của thành phần điểm có thể được xác định tương đối với thành phần chứa điểm hoặc có liên quan với việc trình bày tổng thể.
Hình 69 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_TransformedPointComponent
9.4.3.2 Tổng quát hóa SY_PointComponent
SY_TransformedPointComponent chuyên SY_PointComponent như sự biến đổi hình học của một thành phần điểm và phải thực hiện tất cả các thuộc tính thừa kế, hoạt động và các mối liên kết.
9.4.3.3 Vai trò kết tập transformedElement
Vai trò kết tập transformedElement xác định thành phần điểm được biến đổi.
SY_TransformedPointComponent:: transformedElement [1]: SY_PointComponent
9.4.3.4 Thuộc tính - transformation
Thuộc tính transformation sử dụng tọa độ thống nhất để xác định sự biến đổi hình học của thành phần điểm.
SY_TransformedPointComponent ::transformation: Vector[3]{ordered}
9.4.3.5 Thuộc tính - relativeOrientation
Thuộc tính relativeOrientation xác định sự biến đổi tương đối với thành phần chứa ký hiệu, tương đối so với hệ quy chiếu tọa độ trình bày hoặc thuộc tính không được áp dụng. Giá trị mặc định của thuộc tính này là hình học.
SY_TransformedPointComponent ::relativeOrientation : SY_RelativePlacement = geometry
9.4.4 Danh sách Mã SY_RelativePlacement
9.4.4.1 Ngữ nghĩa lớp
Danh sách mã SY_RelativePlacement đặt tên các vị trí tương đối có thể xuất hiện của thành phần ký hiệu trong các ký hiệu cụ thể. Vị trí có thể liên quan đến hệ quy chiếu tọa độ của việc trình bày hoặc liên quan đến hệ quy chiếu tọa độ của thành phần có chứa ký hiệu mà có thành phần hiện tại đã được đặt.
Hình 70 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_RelativePlacement
9.4.4.2 Thuộc tính - portrayal
Giá trị liệt kê trình bày cho biết thành phần ký hiệu được đặt tương đối so với hệ quy chiếu tọa độ của việc trình bày.
SY_RelativePlacement::portrayal
9.4.4.3 Thuộc tính - geometry
Giá trị liệt kê hình học chỉ rõ thành phần ký hiệu được đặt tương đối so với hệ quy chiếu tọa độ của thành phần chứa biểu tượng mà tại đó đặt thành phần hiện tại.
SY_RelativePlacement::geometry
9.4.4.4 Thuộc tính - notApplicable
Giá trị liệt kê notApplicable chỉ rõ hướng của thành phần ký hiệu không thể được xác định tương đối với một trong hai hệ quy chiếu tọa độ của việc trình bày hay hệ quy chiếu tọa độ có chứa thành phần ký hiệu.
SY_RelativePlacement :: notApplicable
9.4.5 Kiểu - SY_CompoundLineComponent
9.4.5.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_CompoundLineComponent chuyên hóa SY_LineComponent như tập hợp các thành phần phụ của đường. Các yếu tố của phức hợp được xếp theo thứ tự hiển thị.
Hình 71 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_CompoundLineComponent
9.4.5.2 Tổng quát hóa SY_LineComponent
SY_CompoundLineComponent chuyên hóa SY_LineComponent như tập hợp các thành phần phụ của đường và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết.
9.4.5.3 Vai trò tổng hợp - element
Vai trò tổng hợp element tập hợp các thành phần phụ của đường của thành phần đường phức hợp.
SY_CompoundLineComponent :: element [1..*] : SY_LineComponent
9.4.6 Kiểu - SY_TransformedLineComponent
9.4.6.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_TransformedLineComponent chuyên hóa SY_LineComponent như sự biến đổi hình học của thành phần đường. Thành phần đường biến đổi được biến đổi dọc theo và vuông góc với đường cong (Hình 73), được vẽ vuông góc với đường cong (Hình 74) và trải dài dọc theo đường cong (Hình 75).
Hình 72 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_TransformedLineComponent
Hình 73 - Sự biến đổi của thành phần đường
Hình 74 - Tỷ lệ của thành phần đường
Hình 75 - Sự kéo dài của thành phần đường
9.4.6.2 Tổng quát hóa SY_LineComponent
SY_TransformedLineComponent chuyên hóa SY_LineComponent như sự biến đổi hình học của thành phần đường và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.4.6.3 Vai trò tổng hợp - transformedElement
Vai trò tổng hợp transformedElement xác định thành phần đường được biến đổi.
SY_TransformedLineComponent :: transformedElement [1]: SY_LineComponent
9.4.6.4 Thuộc tính - translation
Thuộc tính translation xác định sự tịnh tiến của thành phần đường liên quan đến việc chứa thành phần đường hai chiều: dọc theo đường cong và vuông góc với đường cong.
SY_TransformedLineComponent ::translation : Vector
9.4.6.5 Thuộc tính - scale
Thuộc tính scale xác định tỷ lệ của thành phần đường vuông góc với đường cong.
SY_TransformedLineComponent :: scale: Real
9.4.6.6 Thuộc tính - stretch
Thuộc tính stretch xác định sự kéo dài của thành phần đường dọc theo đường cong.
SY_TransformedLineComponent::stretch : Real
9.4.7 Kiểu - SY_CompoundAreaComponent
9.4.7.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_CompoundAreaComponent chuyên hóa SY_AreaComponent như tập hợp của thành phần con của vùng. Các yếu tố của phức hợp được xếp theo thứ tự hiển thị.
Hình 76 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_CompoundAreaComponent
9.4.7.2 Tổng quát hóa SY_AreaComponent
SY_CompoundAreaComponent chuyên hóa SY_AreaComponent như tập hợp thành phần con của vùng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.4.7.3 Vai trò tổng hợp - element
Vai trò tổng hợp element tập hợp các tô đầy nhỏ hơn của thành phần vùng đa hợp.
SY_CompoundAreaComponent:: element [1..*]: SY_AreaComponent
9.4.8 Kiểu SY_TransformedAreaComponent
9.4.8.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_TransformedAreaComponent chuyên hóa SY_AreaComponent như sự biến đổi hình học của thành phần vùng. Thành phần vùng biến đổi bị biến dạng, xoay và dịch chuyển với ma trận biến đổi. Hướng của thành phần vùng có thể được xác định tương đối so với thành phần vùng chứa hoặc có quan hệ với việc trình bày tổng thể.
Hình 77 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_TransformedAreaComponent
9.4.8.2 Tổng quát hóa SY_AreaComponent
SY_TransformedAreaComponent chuyên hóa SY_AreaComponent như sự biến đổi hình học của thành phần vùng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.4.8.3 Vai trò tổng hợp - transformedElement
Vai trò tổng hợp transformedElement xác định thành phần vùng được biến đổi.
SY_TransformedAreaComponent :: transformedElement [1]: SY_AreaComponent
9.4.8.4 Thuộc tính - transformation
Thuộc tính transformation sử dụng tọa độ thống nhất để xác định sự biến đổi hình học của thành phần vùng.
SY_TransformedAreaComponent::transformation : Vector[3]{ordered}
9.4.8.5 Thuộc tính - relativePlacement
Thuộc tính relativePlacement xác định sự biến đổi liên quan với thành phần chứa ký hiệu, liên quan với hệ quy chiếu tọa độ trình bày hoặc với thuộc tính không được áp dụng. Giá trị mặc định của thuộc tính này là trình bày.
SY_TransformedAreaComponent ::relativePlacement: SY_RelativePlacement = portrayal
9.5 Gói - Mở rộng Ký hiệu Phức hợp
9.5.1 Ngữ nghĩa gói
Mở rộng Ký hiệu Phức hợp bổ sung khả năng tạo ra các ký hiệu phức tạp hơn bằng cách sử dụng các loại thành phần khác nhau khi thiết kế các ký hiệu.
Hình 78 - Ký hiệu - Phức hợp [Thành phần]
9.5.2 Kiểu SY_RepeatedPointSymbolLineStyle
9.5.2.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle chuyên hóa SY_LineComponent như mẫu của thành phần điểm lặp đi lặp lại theo đường đi của thành phần đường. Thành phần điểm được lặp đi lặp lại đều đặn và có thể có màn che mà màn che đó làm cho thành phần đường nằm bên dưới xung quanh thành phần điểm. Đối với thành phần điểm không thể hiện tại đoạn chiều dài khoảng chừa trống, thì có thể sử dụng sự biến đổi thành phần đường.
Hình 79 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_RepeatedPointSymbolLineStyle
9.5.2.2 Tổng quát hóa - SY_LineComponent
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle chuyên hóa SY_LineComponent như dạng của các thành phần điểm lặp đi lặp lại theo đường đi của thành phần chứa đường và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.5.2.3 Vai trò tổng hợp - patternIcon
Vai trò tổng hợp patternIcon xác định thành phần điểm lặp đi lặp lại của thành phần chứa đường.
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle :: patternlcon [1]: SY_PointComponent
9.5.2.4 Thuộc tính - unitLength
Thuộc tính unitLength xác định độ dài của khoảng cách lặp lại của các thành phần điểm dọc theo đường đi của thành phần đường. Khoảng cách được đưa ra trong hệ quy chiếu tọa độ của thành phần đường (phép tính lineCRS).
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle ::unitLength : Length
9.5.2.5 Thuộc tính - masking
Thuộc tính masking xác định kích thước của viền màn che mà màn che đó tạo cho thành phần đường nằm bên dưới xung quanh thành phần điểm. Giá trị mặc định của thuộc tính này là 0.0.
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle :: masking: Length = 0.0
9.5.2.6 Thuộc tính - placement
Thuộc tính placement xác định hướng tương đối so với hệ quy chiếu tọa độ nội vùng tại địa điểm hiện tại dọc theo đường cong của thành phần chứa đường, liên quan đến hệ quy chiếu tọa độ trình bày hay với thuộc tính không được áp dụng.
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle ::placement: SY_RelativePlacement
9.5.2.7 Thuộc tính - orientation
Thuộc tính orientation xác định hướng của thành phần điểm liên quan với đường cong của thành phần chứa đường hoặc liên quan so với việc trình bày, tùy thuộc vào thuộc tính vị trí. Giá trị mặc định của thuộc tính này là 0.0.
SY_RepeatedPointSymbolLineStyle ::orientation : Length = 0.0
9.5.3 Kiểu - SY_HatchFill
9.5.3.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_HatchFill chuyên hóa SY_AreaComponent như thành phần vùng được tô kín bằng nét gạch được tạo ra bằng cách tô kín diện tích có ứng dụng lặp đi lặp lại của loại đường, áp dụng theo hướng xác định, được cách quãng đều trên bề mặt với khoảng cách nhất định.
Hình 80 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_HatchFill
9.5.3.2 Tổng quát hóa SY_AreaComponent
SY_HatchFilI chuyên hóa SY_AreaComponent như sự tô kín thành phần vùng và phải thực hiện tất cả các thuộc tính thừa kế, hoạt động và các liên kết.
9.5.3.3 Vai trò tổng hợp - hatchElement
Vai trò tổng hợp hatchElement xác định thành phần đường được sử dụng trong thành phần vùng chứa đường.
SY_HatchFill :: hatchElement [1..*]: SY_LineComponent
9.5.3.4 Thuộc tính - direction
Thuộc tính direction xác định hướng của các đường nét kẻ gạch.
SY_HatchFill::direction : Vector
9.5.3.5 Thuộc tính - interval
Thuộc tính interval xác định khoảng cách giữa các đường nét kẻ gạch.
SY_HatchFill::interval : Vector
9.5.3.6 Phép tính - hatchCRS
Phép tính hatchCRS trả về hệ quy chiếu tọa độ một chiều được xác định dọc theo đường đi của đường nét kẻ gạch.
SY_HatchFill :: hatchCRS ( ): SC_CRS
9.5.4 Kiểu - SY_PatternFill
9.5.4.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_PatternFill chuyên hóa SY_AreaComponent như thành phần tô kín vùng được tạo ra bằng cách tô kín vùng có áp dụng sự lặp đi lặp lại của các miếng thành phần điểm. Các sắp xếp được áp dụng thường xuyên tại khoảng cách được xác định bởi hai vectơ.
Hình 81 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_PatternFill
9.5.4.2 Tổng quát hóa - SY_AreaComponent
SY_PatternFill chuyên hóa SY_AreaComponent như thành phần tô kín vùng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.5.4.3 Vai trò tổng hợp - patternIcon
Vai trò tổng hợp patternIcon xác định các thành phần điểm được sử dụng trong các miếng nằm trong thành phần vùng. Các thành phần điểm được xếp theo thứ tự hiển thị và được đặt trong hệ quy chiếu tọa độ ô vuông.
SY_PatternFill::patternIcon [1..*]:SY_PointComponent
9.5.4.4 Thuộc tính - tileOffset
Thuộc tính tileOffset xác định hai vectơ mô tả khoảng chừa trống của ô vuông theo hai hướng.
SY_PatternFill:: tileOffset: Vector [2]
9.5.4.5 Phép tính - tileCRS
Phép tính tileCRS trả về hệ quy chiếu tọa độ cho ô vuông của thành phần vùng.
SY_PatternFill:: tileCRS ( ): SC_CRS
9.6 Gói - Mở rộng Thành phần Ký hiệu Tái sử dụng
9.6.1 Ngữ nghĩa gói
Mở rộng Thành phần Ký hiệu sử dụng lại bổ sung khả năng dùng thành phần ký hiệu sử dụng lặp lại khi thiết kế ký hiệu.
Hình 82 - Ký hiệu - Sử dụng lại
9.6.2 Kiểu - SY_ExternalPointComponent
9.6.2.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_ExternalPointComponent chuyên hóa SY_PointComponent như ký hiệu điểm được sử dụng như thành phần của ký hiệu khác. Điều này cho phép các ký hiệu được kết hợp từ các ký hiệu thành phần điểm sử dụng lặp lại được dùng chung.
Hình 83 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_ExternalPointComponent
9.6.2.2 Tổng quát hóa - SY_PointComponent
SY_ExternalPointComponent chuyên hóa SY_PointComponent như ký hiệu thành phần điểm tái sử dụng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.6.2.3 Vai trò liên kết - Symbol
Vai trò liên kết symbol liên kết thành phần điểm cùng với ký hiệu điểm mà các hàm là thành phần điểm.
SY_ExternalPointComponent ::symbol[1]: SY_Symbol
9.6.3 Kiểu - SY_ExternalLineComponent
9.6.3.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_ExternalLineComponent chuyên hóa SY_LineComponent như ký hiệu đường được sử dụng như thành phần của ký hiệu khác. Điều này cho phép các ký hiệu được kết hợp từ các ký hiệu thành phần đường sử dụng lặp lại được dùng chung.
Hình 84 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_ExternalLineComponent
9.6.3.2 Tổng quát hóa SY_LineComponent
SY_ExternalLineComponent chuyên hóa SY_LineComponent như ký hiệu thành phần đường sử dụng lại và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.6.3.3 Vai trò liên kết - symbol
Vai trò liên kết symbol liên kết thành phần đường với ký hiệu đường mà các hàm như thành phần đường.
SY_ExternalLineComponent::symbol[1] : SY_Symbol
9.6.4 Kiểu - SY_ExternalAreaComponent
9.6.4.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_ExternalAreaComponent chuyên hóa SY_AreaComponent như ký hiệu vùng được sử dụng như một thành phần của ký hiệu khác. Điều này cho phép các ký hiệu được kết hợp từ các ký hiệu thành phần vùng sử dụng lại được dùng chung.
Hình 85 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_ExternalAreaComponent
9.6.4.2 Tổng quát hóa SY_AreaComponent
SY_ExternalAreaComponent chuyên hóa SY_AreaComponent như ký hiệu thành phần vùng tái sử dụng và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.6.4.3 Vai trò liên kết - symbol
Vai trò liên kết symbol liên kết thành phần vùng với ký hiệu vùng có các hàm như một thành phần vùng.
SY_ExternalAreaComponent::symbol[1] : SY_Symbol
9.7 Gói - Mở rộng Tham số Ký hiệu
9.7.1 Ngữ nghĩa gói
Gói Mở rộng Tham số Ký hiệu bổ sung khả năng tham số hóa các ký hiệu, làm tăng việc sử dụng lại các thành phần ký hiệu. Tham số có thể là giá trị có nghĩa trong định nghĩa đồ họa của ký hiệu như màu sắc hoặc kích thước. Tham số có thể được sử dụng để xác định màu sắc của một phần hoặc toàn bộ ký hiệu hoặc để xác định kích thước của một ký hiệu. Tham số cũng có thể là ký hiệu. Điều này có thể được áp dụng để thiết kế ký hiệu từ các phần phụ thuộc vào thuộc tính của đối tượng.
Hình 86 cho thấy một ví dụ đơn giản của ký hiệu đa hợp được tham số hóa. Ký hiệu điểm bao gồm một biểu tượng điểm, trong trường hợp này là vòng tròn được tô kín và ghi chú được tham số hóa. Hình 86 chỉ ra điều này trong việc trình bày văn bản của định nghĩa ký hiệu nằm ở phía dưới bên trái, còn Hình 87 là một mô tả đồ họa. Mục dưới bên phải trong Hình 86 là trình bày văn bản của trường hợp ký hiệu và Hình 88 thể hiện điều này trong ngữ cảnh.
Hình 86 - Ví dụ của ký hiệu được tham số hóa
Hình 87 - Định nghĩa ký hiệu được tham số hóa
Hình 88 - Trường hợp ký hiệu được tham số hóa
Hình 89 - Ký hiệu - Tham số
9.7.2 Kiểu - SY_SymbolTemplate
9.7.2.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_SymbolTemplate chỉ định SY_Symbol như một kiểu được dùng để xác định các ký hiệu được tham số hóa. Các thuộc tính và liên kết của các lớp ký hiệu được xác định bằng cách sử dụng SY_ParameterizedSymbol là các tham số cho các định nghĩa ký hiệu liên quan. Các thuộc tính hình học và ghi chú là các trường hợp đặc biệt của các tham số ký hiệu: hình học được yêu cầu đối với bất kỳ việc trình bày nào và ghi chú, sau hình học, rất cần thiết đối với bất kỳ việc gán nhãn nào được áp dụng cho việc trình bày.
Hình 90 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_SymbolTemplate
9.7.2.2 Tổng quát hóa - SY_Symbol
SY_SymbolTemplate chuyên hóa SY_Symbol như một kiểu được dùng để xác định các ký hiệu được tham số hóa và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.7.2.3 Vai trò tổng hợp - parameter
Vai trò tổng hợp parameter xác định các tham số của ký hiệu.
SY_SymbolTemplate::parameter[1..*]: SY_SymbolParameter
9.7.3 Kiểu - SY_SymbolParameter
9.7.3.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_SymbolParameter là kiểu gốc trừu tượng để xác định các đặc tính, cả các thuộc tính và liên kết của ký hiệu. Đặc tính ký hiệu có định danh.
Hình 91 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_SymbolParameter
9.7.3.2 Thuộc tính - name
Thuộc tính name xác định tên của tham số ký hiệu.
SY_SymbolParameter::name : CharacterString
9.7.3.3 Thuộc tính - type
Thuộc tính type xác định kiểu của tham số ký hiệu.
SY_SymbolParameter::type : TypeName
9.7.4 Kiểu - SY_ValueParameter
9.7.4.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_ValueParameter chuyên hóa loại gốc trừu tượng SY_SymbolParameter như tham số giá trị. Thuộc tính ký hiệu, ngoài định danh được kế thừa, còn có kiểu và giá trị mặc định.
Hình 92 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_ValueParameter
9.7.4.2 Tổng quát hóa SY_SymbolParameter
SY_ValueParameter chuyên hóa kiểu gốc trừu tượng SY_SymbolParameter như tham số giá trị và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính thừa kế, phép tính và các liên kết.
9.7.4.3 Thuộc tính - default
Thuộc tính tùy chọn default xác định giá trị mặc định của thuộc tính ký hiệu.
SY_ValueParameter::default : Any[0..1]
9.7.5 Kiểu - SY_ReferenceParameter
9.7.5.1 Ngữ nghĩa lớp
SY_ReferenceParameter chuyên hóa loại gốc trừu tượng SY_SymbolParameter như vai trò liên kết của ký hiệu. Ngoài định danh được kế thừa, vai trò liên kết ký hiệu còn có liên kết với ký hiệu mặc định.
Hình 93 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_ReferenceParameter
9.7.5.2 Tổng quát hóa SY_SymbolParameter
SY_ReferenceParameter chuyên hóa kiểu gốc trừu tượng SY_SymbolParameter như vai trò liên kết của ký hiệu và sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa kế. Kiểu của tham số tham chiếu luôn là ký hiệu.
9.7.5.3 Vai trò liên kết - default
Vai trò liên kết tùy chọn default liên kết tham số quy tham chiếu ký hiệu với giá trị ký hiệu mặc định.
SY_ReferenceParameter::default[0..1]: SY_Symbol
9.7.6 Kiểu - SY_ParameterizedProperty
9.7.6.1 Ngữ nghĩa lớp
Mẫu lớp SY_ParameterizedProperty chuyên hóa mẫu lớp SY_GraphicProperty như đặc tính đồ họa có giá trị bắt nguồn từ giá trị đặc tính của trường hợp ký hiệu. Đặc tính được tham số hóa nhận được tham chiếu của nó với giá trị đặc tính từ việc tham chiếu đến phần tử đặc tính ký hiệu của ký hiệu. Đặc tính được tham số hóa cho phép chuỗi văn bản được thông qua với các trường hợp ký hiệu để gán nhãn cùng với các văn bản có thể thay đổi.
Hình 94 - Sơ đồ ngữ cảnh SY_ParameterizedProperty
9.7.6.2 Tổng quát hóa SY_GraphicProperty
Mẫu lớp SY_ParameterizedProperty chuyên hóa mẫu lớp SY_GraphicProperty như đặc tính đồ họa mà giá trị được nhận từ giá trị đặc tính của trường hợp ký hiệu. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.7.6.3 Vai trò liên kết - formalParameter
Vai trò liên kết formalParameter liên kết đặc tính được tham số hóa với việc xác định hình thức của nó.
SY_ParameterizedProperty :: formalParameter [1]: SY_SymbolParameter
9.7.6.4 Thuộc tính - value
Thuộc tính value được bắt nguồn từ giá trị thực tế của đặc tính của trường hợp ký hiệu.
SY_ParameterizedProperty::value : Any
9.8 Gói - Mở rộng Tham số Ký hiệu Hàm
9.8.1 Ngữ nghĩa gói
Gói Mở rộng Tham số Ký hiệu Hàm bổ sung khả năng tới các ký hiệu được tham số tham chiếu từ các hàm trình bày.
Hình 95 - Hàm trình bày - Tham số
Hình 96 - Hàm trình bày - Tham số có điều kiện
Hình 97 - Hàm trình bày - Tham số ngữ cảnh
9.8.2 Kiểu - PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction
9.8.2.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa PF_FeaturePortrayalFunction là hàm trình bày đối tượng trừu tượng có hàm ánh xạ tới ký hiệu được tham số hóa. Các giá trị tham số riêng nhận được từ các thuộc tính đối tượng thông qua các hàm thuộc tính ký hiệu được tham số hóa.
Hình 98 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction
9.8.2.2 Tổng quát hóa - PF_FeaturePortrayaIFunction
PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa PF_FeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng ánh xạ định giá tới ký hiệu được tham số. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.8.2.3 Vai trò kết tập - mapping
Vai trò kết tập mapping tập hợp các hàm thuộc tính ký hiệu được tham số hóa tạo nên các thuộc tính riêng của hàm trình bày đối tượng.
PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction::mapping[0..*]:
PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction
9.8.2.4 Phép tính - f
Phép tính f ánh xạ đối tượng trong danh sách tham số tới mẫu ký hiệu. Tham số đối tượng là loại đối tượng được liên kết và mẫu ký hiệu là trường hợp của loại mẫu ký hiệu được liên kết.
PF_ParameterizedFeature PortrayalFunction :: f (ParameterList:PF_PortrayalFunctionParameterList):SY_SymbolTemplate
9.8.3 Kiểu PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction
9.8.3.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction mô tả hàm, mà ánh xạ các đặc tính của đối tượng đến giá trị. Các hàm thuộc tính ký hiệu được tham số được tập hợp trong hàm trình bày đối tượng được tham số hóa và được sử dụng để gắn các giá trị tham số thực tế của tham chiếu ký hiệu.
Hình 99 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction
9.8.3.2 Vai trò liên kết - featureProperty
Vai trò liên kết featureProperty xác định các đặc tính đối tượng mà các giá trị là đầu vào cho hàm thuộc tính ký hiệu.
PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction :: featureProperty [0 ..*]:FC_PropertyType
9.8.3.3 Vai trò liên kết - property
Vai trò liên kết property xác định đặc tính của ký hiệu được tham số hóa mà hàm gắn vào.
PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction ::property[1] : SY_SymbolParameter
9.8.3.4 Phép tính - f
Phép tính f ánh xạ các đặc tính đối tượng trong danh sách tham số tới trường hợp của bất kỳ loại nào. Nó bao gồm các ký hiệu.
PF_ParameterizedSymbolAttributeFunction::f(parameterList : PF_SymbolAttributeFunction ParameterList) : Any
9.8.4 Kiểu - PF_SimpleParameterizedFeaturePortrayalFunction
9.8.4.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_SimpleParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa cả PF_SimpleFeaturePortrayalFunction và PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction, kết hợp chức năng tham số hóa PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction và chức năng hàm đơn của PF_SimpleFeaturePortrayalFunction
Hình 100 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_SimpleParameterizedFeaturePortrayalFunction
9.8.4.2 Tổng quát hóa - PF_SimpleFeaturePortrayalFunction
PF_SimpleParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa
PF_SimpleFeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng mà hàm ánh xạ định giá tới ký hiệu được tham số hóa. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.8.4.3 Tổng quát hóa PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction
PF_SimpleParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng tham số hóa cơ bản mà ánh xạ các đối tượng trực tiếp tới các ký hiệu. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.8.5 Kiểu - PF_ConditionalParameterizedFeaturePortrayalFunction
9.8.5.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_ConditionalParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa cả PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction và PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction, kết hợp chức năng tham số hóa PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction và chức năng hàm điều kiện của PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction.
Hình 101 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_ConditionalParameterizedFeaturePortrayalFunction
9.8.5.2 Tổng quát hóa PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction
PF_ConditionalParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa PF_ConditionalFeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng điều kiện mà hàm ánh xạ định giá tới ký hiệu tham số hóa. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.8.5.3 Tổng quát hóa PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction
PF_ConditionalParameterizedFeaturePortrayalFunction chuyên hóa PF_ParameterizedFeaturePortrayalFunction như hàm trình bày đối tượng được tham số hóa ánh xạ tới các ký hiệu tham số hóa khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện ánh xạ ký hiệu liên quan. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.8.6 Kiểu - PF_SymbolAttributeFunctionParameterList
9.8.6.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_SymbolAttributeFunctionParameterList tập hợp các giá trị đặc tính đối tượng là đầu vào cho hàm thuộc tính ký hiệu.
Hình 102 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_SymbolAttributeFunctionParameterList
9.8.6.2 Attribute - featurePropertyValue
Thuộc tính featurePropertyValue xác định tập hợp các giá trị đặc tính đối tượng là đầu vào cho hàm thuộc tính ký hiệu.
PF_SymbolAttributeFunctionParameterList::featurePropertyValue: Any[0..*]
9.8.7 Kiểu-PF_SymbolAttributeFunctionContextualParameterList
9.8.7.1 Ngữ nghĩa lớp
PF_SymbolAttributeFunctionContextualParameterList chuyên hóa PF_SymbolAttributeFunctionParameterList như danh sách tham số hàm thuộc tính bao gồm cả ngữ cảnh trình bày.
Hình 103 - Sơ đồ ngữ cảnh PF_SymbolAttributeFunctionContextualParameterList
9.8.7.2 Tổng quát hóa PF_SymbolAttributeFunctionParameterList
PF_SymbolAttributeFunctionContextualParameterList chuyên hóa PF_SymbolAttributeFunctionParameterList như danh sách tham số hàm thuộc tính bao gồm cả ngữ cảnh trình bày. Như vậy nó sẽ thực hiện tất cả các thuộc tính, phép tính và liên kết kế thừa.
9.8.7.3 Thuộc tính - context
Thuộc tính context chứa thông tin ngữ cảnh của danh sách tham số hàm thuộc tính.
PF_SymbolAttributeFunctionContextualParameterList::context: PF_PortrayalContext
10.1 Gói - Mô hình Dữ liệu Chức năng
10.1.1 Ngữ nghĩa gói
Ngoài lớp bên trong và bên ngoài và gói phụ thuộc được thể hiện trong Hình 6, lớp đối tượng chung được yêu cầu như tham số của hàm trình bày (PF_PortrayalFunctionParameterList). Đối với mục đích này, kiểu trừu tượng FR_Feature được định nghĩa trong gói này. Lớp này tương tự lớp FD_Feature dựa vào gói Mô hình Dữ liệu Đối tượng của ISO 19133 và lớp GFI_Feature dựa vào gói Trường hợp đối tượng Chung của ISO 19156.
Hình 104 - Mô hình dữ liệu đối tượng
Hình 105 - Sơ đồ ngữ cảnh FR-Feature
10.1.2 Kiểu - FR_Feature
Lớp FR_Feature là trường hợp của «metaclass» GF_FeatureType (ISO 19109: 2005). Đó là gốc trừu tượng tách khỏi tất cả các trường hợp kiểu đối tượng của GF_FeatureType.
(Quy định)
A.1 Cốt lõi trình bày
A.1.1 Cốt lõi trình bày - Tách biệt dữ liệu với trình bày (tổng quát)
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng các ký hiệu và các hàm trình bày không phải là một phần của tập dữ liệu.
b) Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm dữ liệu trình bày để đảm bảo nó được tách biệt với tập dữ liệu không gian địa lý.
c) Tham chiếu: 6.1
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm cơ bản
A.1.2 Cốt lõi trình bày - hàm trình bày
A.1.2.1 Lược đồ ứng dụng
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng thông tin được trình bày đã được xác định trong lược đồ ứng dụng.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng thông tin địa lý được trình bày đã được xác định trong lược đồ ứng dụng của tập dữ liệu và tập hàm trình bày được lựa chọn để trình bày dữ liệu đã được thiết kế phù hợp với lược đồ ứng dụng.
c) Tham chiếu: 6.5
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm cơ bản.
A.1.2.2 Thiết kế hàm trình bày
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng tất cả các yếu tố hàm trình bày đều được tính đến.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng tất cả các yếu tố hàm trình bày là có mặt và tất cả các yếu tố hàm trình bày điều kiện là sẵn sàng nếu áp dụng các điều kiện.
c) Tham chiếu: Khoản 8
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.1.2.3 Thực thi của hàm trình bày
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh ứng dụng đang được kiểm tra thực hiện khả năng hàm trình bày.
b) Phương pháp kiểm tra: Xác minh rằng ứng dụng thực hiện chức năng ánh xạ của tập hàm trình bày như các yếu tố của danh mục đối tượng được ánh xạ tới các ký hiệu. Xác minh rằng các hàm trình bày đối tượng được xác định cho các lớp đối tượng mà chúng được áp dụng. Đối với đối tượng được đưa ra, xác minh rằng ứng dụng thực hiện chức năng ánh xạ của Hàm Trình bày Đối tượng như đối tượng được ánh xạ tới ký hiệu.
c) Tham chiếu: 6.1
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.1.2.4 Không trình bày
a) Mục đích kiểm tra: Để xác minh rằng các đối tượng không có ý định trình bày là đặc tính đã được tính toán.
b) Phương pháp kiểm tra: Xác minh rằng các đối tượng không có ý định trình bày được ánh xạ bởi các hàm trình bày đối tượng không có các thành phần.
c) Tham chiếu: 6.3 và 8.3.5.2.
d) Kiểu kiểm tra: Thử nghiệm khả năng.
A.1.3 Cốt lõi trình bày - ký hiệu
A.1.3.1 Thiết kế ký hiệu
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng tất cả các yếu tố ký hiệu đều xuất hiện.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng tất cả các yếu tố ký hiệu là có mặt và tất cả các yếu tố ký hiệu điều kiện là sẵn sàng nếu áp các điều kiện áp dụng.
c) Tham chiếu: Mục 8.
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.1.3.2 Ký hiệu mặc định
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng ký hiệu mặc định là có mặt.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng:
- ký hiệu mặc định được áp dụng khi không có hàm trình bày đối tượng nào áp dụng cho trường hợp đối tượng;
- ký hiệu mặc định được áp dụng theo ít nhất một trong số các thuộc tính không gian của đối tượng;
- bộ cung cấp hàm trình bày đã được xác định giá trị;
- thông tin ngữ cảnh trình bày đã không được sử dụng trong ký hiệu mặc định;
- nếu ứng dụng không trình bày được dữ liệu thì lỗi được ứng dụng xử lý.
c) Tham chiếu: 6.4.
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.1.4 Cốt lõi trình bày - danh mục trình bày
A.1.4.1 Sự sẵn sàng của thông tin trình bày
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh thông tin trình bày đã có.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng khi trình bày tập dữ liệu địa lý, danh mục trình bày chứa các hàm trình bày đối tượng và các ký hiệu áp dụng là hiện thời hoặc được tham chiếu từ siêu dữ liệu thích hợp.
c) Tham chiếu: 6.1
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm cơ bản.
A.1.4.2 Danh mục trình bày
a) Mục đích kiểm tra: Xác minh các hàm trình bày và các ký hiệu có thể được trao đổi bởi bộ chuyển đổi trong danh mục trình bày.
b) Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm rằng bộ cung cấp thông tin trình bày có thể gửi và bộ cung cấp dịch vụ trình bày có thể nhận danh mục trình bày. Xác minh rằng danh mục trình bày chứa tập hàm trình bày và các ký hiệu cần thiết.
c) Tham chiếu: Khoản 6.
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng
A.2 Mở rộng hàm trình bày
A.2.1 Mở rộng hàm điều kiện
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng khi các hàm trình bày đối tượng điều kiện được sử dụng, chúng ánh xạ các trường hợp đối tượng tới các ký hiệu dựa trên các đặc tính của đối tượng.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng tất cả các điều kiện ánh xạ ký hiệu tuân thủ các thuộc tính trong danh mục đối tượng. Xác minh rằng mỗi điều kiện ánh xạ ký hiệu đều gán một ký hiệu.
c) Tham chiếu: 9.2
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng
A.2.2 Mở rộng ngữ cảnh
a) Mục đích kiểm tra: Để xác minh rằng khi sử dụng ngữ cảnh nó sẽ nằm trong danh mục trình bày và bao gồm các đặc điểm ngữ cảnh trình bày mô tả bối cảnh.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng danh mục trình bày chứa ngữ cảnh được sử dụng và mỗi ngữ cảnh có mô tả nằm trong đặc điểm ngữ cảnh trình bày. Xác minh rằng tập hàm Trình bày với Ngữ cảnh chứa Danh sách Tham số Ngữ cảnh Hàm Trình bày.
c) Tham chiếu: 9.3
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.2.3 Mở rộng tham số ký hiệu hàm
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng khi các ký hiệu tham số hóa được sử dụng thì các hàm trình bày đối tượng cung cấp thông tin cần thiết để chuyển qua ký hiệu tham số hóa.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng các hàm trình bày đối tượng tham số hóa chứa danh sách tham số hàm thuộc tính ký hiệu và các giá trị tham số ký hiệu. Xác minh rằng khi các hàm trình bày đối tượng có điều kiện được sử dụng thì chúng cũng chứa các hàm trình bày đối tượng có điều kiện tham số hóa.
c) Tham chiếu: 9.8
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.3 Mở rộng Ký hiệu
A.3.1 Mở rộng Ký hiệu Đa hợp
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng khi các ký hiệu đa hợp được sử dụng thì các thành phần đồ họa được xác định và các mối quan hệ không gian của chúng với các thành phần khác cũng được xác định.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng mỗi thành phần điểm có một điểm CRS và ký hiệu điểm chuyển đổi. Xác minh rằng mỗi thành phần đường có một đường CRS và CRS cục bộ và kiểu đường chuyển đổi. Xác minh rằng mỗi thành phần vùng có vùng CRS và vùng tô kín chuyển đổi.
c) Tham chiếu: 9.4
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.3.2 Mở rộng Ký hiệu Phức hợp
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng khi các ký hiệu phức hợp được sử dụng thì chúng có thể áp dụng hệ thống quy chiếu tọa độ và các thông số vị trí hiện thời.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng thành phần đường ký hiệu phức hợp có đường CRS và CRS cục bộ. Xác minh rằng thành phần vùng ký hiệu có vùng CRS. Xác minh rằng kiểu đường ký hiệu điểm lặp lại đã yêu cầu các giá trị thuộc tính. Xác minh rằng vùng trải có CRS kiểu xếp ô vuông và các thuộc tính khoảng chừa trống ô vuông. Xác minh rằng vùng trải kẻ sọc có CRS kẻ sọc, hướng và các thuộc tính khoảng cách.
c) Tham chiếu: 9.5
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng
A.3.3 Mở rộng thành phần ký hiệu sử dụng lại
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng các ký hiệu mà xác định các thành phần tái sử dụng bằng tham chiếu có tham chiếu thành phần như một phần của định nghĩa ký hiệu của chúng.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng các thành phần ký hiệu điểm được sử dụng lại có tham chiếu thành phần điểm. Xác minh rằng thành phần ký hiệu đường sử dụng lại có tham chiếu thành phần đường. Xác minh rằng thành phần ký hiệu vùng sử dụng lại có tham chiếu tô kín vùng.
c) Tham chiếu: 9.6
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.3.4 Mở rộng tham số ký hiệu
a) Mục đích thử nghiệm: Để xác minh rằng khi ký hiệu tham số hóa được sử dụng thì chúng chứa các đặc tính ký hiệu, các thuộc tính và vai trò phù hợp với đặc điểm kỹ thuật ký hiệu tham số hóa.
b) Phương pháp thử nghiệm: Xác minh rằng mỗi ký hiệu tham số hóa có một hay nhiều đặc tính ký hiệu và các đặc tính ký hiệu đó có các thuộc tính ký hiệu. Xác minh rằng các tham số đặc điểm ký hiệu thực tế gồm các đặc tính ký hiệu. Xác minh rằng các vai trò liên kết ký hiệu được xác định.
c) Tham chiếu: 9.7
d) Kiểu thử nghiệm: Thử nghiệm khả năng.
A.4 Mở rộng danh mục trình bày
Không có
(tham khảo)
B.1 Quy tắc trình bày
Phụ lục này xác định kỹ thuật trình bày dựa trên quy tắc đối tượng trung tâm. Các trường hợp của đối tượng được trình bày dựa trên các quy tắc để sử dụng hình học và thông tin thuộc tính. Thông tin trình bày được xử lý như các định nghĩa ký hiệu được áp dụng theo các quy tắc trình bày cụ thể. Kỹ thuật trình bày được minh họa tại Hình B.1.
Hình B.1 - Cơ chế trình bày không có các thuộc tính ưu tiên
Các quy tắc trình bày là loại cụ thể của hàm trình bày được biểu thị trong một số ngôn ngữ khai báo (ngôn ngữ quy tắc với if/else, trường hợp chuyển đổi...). Kỹ thuật của quy tắc trình bày có thể được sử dụng để xử lý các vấn đề trình bày khi chúng xảy ra, chẳng hạn như làm thế nào để văn bản định vị một cách tự động vào bản đồ và các biểu diễn đặc biệt của các trường hợp đối tượng theo nó, ví dụ như thời gian trong ngày hoặc tỷ lệ. Giá trị của thông tin ngữ cảnh có thể nằm trong quy tắc trình bày, chẳng hạn như thời gian trong ngày hoặc tỷ lệ. Các quy tắc trình bày trong danh mục trình bày sẽ được kiểm tra trong thuộc tính của các trường hợp đối tượng trong tập dữ liệu. Quy tắc trình bày được áp dụng như lệnh truy vấn trả về TRUE hoặc FALSE. Đặc điểm kỹ thuật của ký hiệu liên quan đến quy tắc trình bày cụ thể sẽ được áp dụng. Nếu không có quy tắc trình bày TRUE trả về thì sẽ sử dụng đặc điểm kỹ thuật ký hiệu mặc định. Dịch vụ trình bày được dùng để trình bày trường hợp hoặc các trường hợp của đối tượng. Dịch vụ trình bày áp dụng các phép tính bằng cách sử dụng các tham số đã xác định trong đặc điểm kỹ thuật ký hiệu.
B.2 Thuộc tính ưu tiên
Thuộc tính ưu tiên tùy chọn có thể được bổ sung vào quy tắc trình bày. Quy tắc trình bày có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau.
- Tất cả các quy tắc trong tập quy tắc có thể được đánh giá, và nếu có nhiều hơn một quy tắc TRUE thì có thể sử dụng thuộc tính ưu tiên với mục đích xác định đặc điểm kỹ thuật ký hiệu để áp dụng. Thuộc tính đưa ra giá trị số nguyên quyết định mà tại đó đó áp dụng quy tắc trình bày được sắp xếp nếu có nhiều hơn một TRUE trả về cho một trường hợp đối tượng. Quy tắc trình bày với số ưu tiên cao (1 là cao nhất) được ưu tiên hơn số thấp hơn. Nếu có hai quy tắc trình bày TRUE trả về có giá trị ưu tiên như nhau, thì ứng dụng sẽ quyết định giá trị nào sẽ được ưu tiên. Nếu sử dụng thuộc tính ưu tiên thì tất cả các quy tắc trình bày phải có một thuộc tính ưu tiên.
- Chỉ một quy tắc trình bày có thể là TRUE cho trường hợp đối tượng. Khi xuất hiện quy tắc TRUE đầu tiên, đặc tính ký hiệu tương ứng được áp dụng và không có quy tắc bổ sung nào cần phải đánh giá. Không có thuộc tính ưu tiên nào được đòi hỏi.
- Các câu lệnh quy tắc TRUE bội số được phép và áp dụng đặc tính ký hiệu bội số cho trường hợp đối tượng tương tự nhằm tạo ra ký hiệu tổng hợp. Các đặc tính ký hiệu phải xác định vị trí và mối quan hệ in chồng đè giữa các bộ phận thành phần của ký hiệu tổng hợp. Không có thuộc tính ưu tiên nào là đòi hỏi.
Các quy tắc trình bày là loại cụ thể của hàm trình bày được biểu thị trong một số ngôn ngữ khai báo (ngôn ngữ quy tắc với if/else, trường hợp chuyển đổi...). Kỹ thuật của quy tắc trình bày có thể được sử dụng để xử lý các vấn đề trình bày khi chúng xảy ra, chẳng hạn như làm thế nào để văn bản định vị một cách tự động vào bản đồ và các biểu diễn đặc biệt của các trường hợp đối tượng theo nó, ví dụ như thời gian trong ngày hoặc tỷ lệ. Giá trị của thông tin ngữ cảnh có thể nằm trong quy tắc trình bày, chẳng hạn như thời gian trong ngày hoặc tỷ lệ. Các quy tắc trình bày trong danh mục trình bày sẽ được kiểm tra trong thuộc tính của các trường hợp đối tượng trong tập dữ liệu. Quy tắc trình bày được áp dụng như lệnh truy vấn trả về TRUE hoặc FALSE. Đặc điểm kỹ thuật của ký hiệu liên quan đến quy tắc trình bày cụ thể sẽ được áp dụng. Nếu không có quy tắc trình bày TRUE trả về thì sẽ sử dụng đặc điểm kỹ thuật ký hiệu mặc định. Dịch vụ trình bày được dùng để trình bày trường hợp hoặc các trường hợp của đối tượng. Dịch vụ trình bày áp dụng các phép tính bằng cách sử dụng các tham số đã xác định trong đặc điểm kỹ thuật ký hiệu.
B.2 Thuộc tính ưu tiên
Thuộc tính ưu tiên tùy chọn có thể được bổ sung vào quy tắc trình bày. Quy tắc trình bày có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau.
- Tất cả các quy tắc trong tập quy tắc có thể được đánh giá, và nếu có nhiều hơn một quy tắc TRUE thì có thể sử dụng thuộc tính ưu tiên với mục đích xác định đặc điểm kỹ thuật ký hiệu để áp dụng. Thuộc tính đưa ra giá trị số nguyên quyết định mà tại đó đó áp dụng quy tắc trình bày được sắp xếp nếu có nhiều hơn một TRUE trả về cho một trường hợp đối tượng. Quy tắc trình bày với số ưu tiên cao (1 là cao nhất) được ưu tiên hơn số thấp hơn. Nếu có hai quy tắc trình bày TRUE trả về có giá trị ưu tiên như nhau, thì ứng dụng sẽ quyết định giá trị nào sẽ được ưu tiên. Nếu sử dụng thuộc tính ưu tiên thì tất cả các quy tắc trình bày phải có một thuộc tính ưu tiên.
- Chỉ một quy tắc trình bày có thể là TRUE cho trường hợp đối tượng. Khi xuất hiện quy tắc TRUE đầu tiên, đặc tính ký hiệu tương ứng được áp dụng và không có quy tắc bổ sung nào cần phải đánh giá. Không có thuộc tính ưu tiên nào được đòi hỏi.
- Các câu lệnh quy tắc TRUE bội số được phép và áp dụng đặc tính ký hiệu bội số cho trường hợp đối tượng tương tự nhằm tạo ra ký hiệu tổng hợp. Các đặc tính ký hiệu phải xác định vị trí và mối quan hệ in chồng đè giữa các bộ phận thành phần của ký hiệu tổng hợp.
Không có thuộc tính ưu tiên nào là đòi hỏi.
B.3 Ví dụ
VÍ DỤ 1: Tập dữ liệu chứa các trường hợp của lớp đối tượng Đường giao thông. Lớp đối tượng Đường giao thông chứa hai thuộc tính: phân lớp và phân đoạn. Thuộc tính phân lớp là kiểu dữ liệu chuỗi và có thể có giá trị “đường giao thông nông thôn” hay “đường giao thông thành phố”. Thuộc tính phân đoạn của loại GM_Curve và chứa mô tả không gian của đường. Đặc tính ký hiệu này được gọi là N50_specification. Hai quy tắc trình bày trong ví dụ như sau (“dấu ngoặc kép” được sử dụng để thể hiện các nội dung của chuỗi):
IF (Road.classification EQ “country road”) THEN drawCurve (“N50_specification.Solid_red_line”, Road.segment)
IF (Road.classification EQ “town road”) THEN drawCurve (“N50_specification.Solid_yellow_line”, Road.segment)
Trong ví dụ này, THEN tách các câu lệnh truy vấn và hành động. drawCurve là câu lệnh hành động vẽ một đường cong thực tế bằng cách sử dụng hình học từ Road.segment và thông tin màu sắc, chiều rộng đường... từ N50_specification.Solid_red_line và N50_specification.Solid_yellow_line.
VÍ DỤ 2: Nếu trình bày thay đổi tỉ lệ, thì thông tin ngữ cảnh là cần thiết như phần của câu lệnh truy vấn. Một trong những quy tắc trình bày có thể như (“dấu ngoặc kép” được sử dụng để thể hiện các nội dung của chuỗi):
IF (Road.classification EQ “country road” AND Scale (<=20000)) THEN drawCurve (“N50_specification.Solid_thin_red_line”, Road.segment)
Ở đây, Tỉ lệ là ngữ cảnh có tỷ lệ hiển thị từ thiết bị hiển thị. Quy tắc trình bày đề cập đến các thuộc tính, hàm và các mối quan hệ thích hợp được xác định trong lược đồ ứng dụng. Danh mục trình bày cũng liệt kê các ngữ cảnh được sử dụng, bao gồm cả các tham số và các giá trị trả về.
VÍ DỤ 3: Trong các trường hợp sau đây, hàm bên ngoài là cần thiết.
- Bản đồ điện tử trong hệ thống định vị của ô tô phải được hiển thị để hướng đi lên của bản đồ luôn luôn là theo hướng chiếc xe đang chuyển động. Để có thể xác định vòng quay của bản đồ, vị trí hiện tại của chiếc xe phải được lấy ra liên tục từ một thiết bị vị trí bên ngoài bằng cách sử dụng ngữ cảnh.
- Đối với bản đồ điện tử hiển thị trên tàu, một số ký hiệu chỉ có giá trị với một vài tỷ lệ-khoảng đoạn. Để có thể bật và tắt các ký hiệu, hệ thống phải được biết tỷ lệ bản đồ được hiển thị trong phần hiển thị của hệ thống bản đồ. Vùng nguy hiểm được xác định không gian như bề mặt. Phía dưới là tỷ lệ các vùng nguy hiểm được hiển thị tốt hơn bởi ký hiệu điểm. Hàm bên ngoài có thể được sử dụng để tính toán trọng tâm của vùng và tọa độ của trọng tâm được sử dụng để định vị các ký hiệu điểm.
- Hàm bên ngoài có thể được sử dụng để tránh những xung đột trực quan giữa văn bản và các ký hiệu trên bản đồ hoặc để xử lý vị trí của văn bản dọc theo các đường cong.
(Tham khảo)
C.1 Giới thiệu
Tổ chức thực hiện trong Mô hình Tham chiếu của Xử lý Phân bố Mở (RM-ODP [ISO/IEC 10746-3]) tập trung vào mục tiêu, phạm vi và các chính sách của hệ thống. Mục tiêu được cung cấp như đối tượng của cộng đồng trình bày. Phạm vi được xác định thông qua mức cao được mô tả trong phần 1. Quan điểm thể hiện cung cấp ngữ cảnh cho sự phát triển của các tiêu chuẩn trong những quan điểm khác.
C.2 Mục đích của cộng đồng trình bày địa lý
Mục đích của cộng đồng trình bày địa lý là phát triển tập hợp các ký hiệu và hàm trình bày có thể được sử dụng để trình bày các tập dữ liệu địa lý trong nhiều loại ngữ cảnh và hỗ trợ nhiều loại ứng dụng, không phụ thuộc vào nội dung cụ thể của các tập dữ liệu đó.
C.3 Phạm vi trình bày địa lý
Quá trình trình bày địa lý bắt đầu với dữ liệu đối tượng địa lý và sử dụng các hàm trình bày để kết hợp các ký hiệu với trường hợp đối tượng trong tập dữ liệu đối tượng địa lý và hoàn trả các đối tượng được ký hiệu hóa trên phương tiện hiển thị. Ký hiệu là đồ họa phổ biến nhất trong thực tế, nhưng những phương tiện khác (âm thanh, xúc giác...) cũng có thể được sử dụng để trình bày dữ liệu địa lý. Các đối tượng địa lý và định nghĩa ký hiệu liên quan của chúng được sử dụng để tiến hành hiển thị bản đồ.
Cộng đồng trình bày bao gồm những người thực hiện, các phép tính, dữ liệu và siêu dữ liệu theo yêu cầu của quy trình trình bày địa lý. Định nghĩa của các tập dữ liệu và sản xuất dữ liệu được thể hiện với màu xám trong hình C.1, mặc dù không phải là phần của quá trình trình bày nhưng dữ liệu là đầu vào quan trọng của quá trình trình bày.
Các yếu tố trong Hình C.1 được định nghĩa dưới đây.
Người thực hiện
- Nhà cung cấp lược đồ ứng dụng - một người hoặc một tổ chức cung cấp lược đồ ứng dụng của tập dữ liệu được trình bày.
- Nhà sản xuất dữ liệu [bên ngoài của quá trình trình bày] - một người hoặc một tổ chức cung cấp dữ liệu để trình bày. Lưu ý rằng nhà sản xuất dữ liệu có thể khác nhau nhận quyền sử dụng tập dữ liệu.
- Nhà cung cấp dữ liệu - một người hoặc một tổ chức cung cấp dữ liệu được trình bày.
Hình C.1 - Kịch bản quan điểm kinh doanh
- Quyền sử dụng tập dữ liệu [bên ngoài của quá trình trình bày] - tổ chức hay người xác định tập dữ liệu không gian địa lý được trình bày. Lưu ý rằng quyền sử dụng tập dữ liệu có thể không phải là nhà sản xuất dữ liệu thực tế.
- Nhà cung cấp trình bày - một tổ chức, cá nhân hay dịch vụ đưa ra việc trình bày địa lý.
- Nhà cung cấp danh mục trình bày - một tổ chức, cá nhân hay dịch vụ cung cấp danh mục trình bày (các hàm trình bày và các ký hiệu) được sử dụng để hiển thị bản đồ.
- Nhà thiết kế ký hiệu - một tổ chức, cá nhân tạo ra các ký hiệu. Ký hiệu có thể là trực giác, thính giác, xúc giác...
- Nhà thiết kế hàm trình bày - một tổ chức, cá nhân tạo ra hàm trình bày cung cấp ánh xạ giữa lược đồ ứng dụng sản phẩm dữ liệu và các ký hiệu.
- Người sử dụng - người nhận được thông tin không gian địa lý được trình bày.
Các trường hợp sử dụng:
- Phát triển lược đồ ứng dụng [bên ngoài của quá trình trình bày] - phát triển lược đồ ứng dụng của sản phẩm dữ liệu.
- Phát triển các hàm trình bày - phát triển ánh xạ giữa nguồn tư liệu (dữ liệu địa lý) lược đồ ứng dụng và các định nghĩa ký hiệu.
- Phát triển các ký hiệu - thiết kế và xác định các ký hiệu được gọi ra bởi các hàm trình bày.
- Sản xuất tập dữ liệu [bên ngoài của quá trình trình bày] - sản xuất tập dữ liệu địa lý phù hợp với đặc tính sản phẩm dữ liệu (lược đồ ứng dụng dữ liệu).
- Màn hình kết xuất - tạo ra màn hình hiển thị từ dữ liệu không gian địa lý, các hàm trình bày và các ký hiệu.
C.4 Chính sách trình bày địa lý
Kỹ thuật trình bày được xác định trong Tiêu chuẩn Quốc tế này có mục đích để tách dữ liệu địa lý từ việc trình bày của dữ liệu, dữ liệu địa lý kết hợp với biểu diễn dữ liệu bằng cách sử dụng hàm trình bày và cho phép tập dữ liệu địa lý được trình bày với nhiều cách khác nhau nhằm đáp ứng các đòi hỏi và nhu cầu của người dùng.
C.5 Quy trình trình bày
Quy trình trình bày được minh họa trong Hình C.2.
Hình C.2 - Quy trình trình bày
Quy trình trình bày địa lý có một đầu vào, dữ liệu đối tượng không gian địa lý được trình bày và đầu ra là màn hình hiển thị dữ liệu. Hàm trình bày, định nghĩa ký hiệu và các quy tắc hoàn thiện đưa ra việc giám sát quy trình.
Bước đầu tiên trong quy trình trình bày là ánh xạ hoặc kết hợp mỗi trường hợp đối tượng trong tập dữ liệu địa lý với một định nghĩa ký hiệu. Hàm trình bày phụ thuộc vào lược đồ ứng dụng và danh mục đối tượng của tập dữ liệu địa lý. Tập hàm trình bày xác định ánh xạ này cho từng loại đối tượng trong danh mục đối tượng. Dữ liệu địa lý là đầu vào cho phương tiện trình bày. Hàm trình bày là biện pháp kiểm soát phương tiện trình bày. Tập hàm trình bày gán ký hiệu cho từng loại đối tượng trong danh mục đối tượng, dựa trên hàm trình bày. Hàm trình bày xác định ký hiệu nào được sử dụng để trình bày đối tượng và tham chiếu định nghĩa ký hiệu cho ký hiệu đó. Đầu ra của phương tiện trình bày là tập hợp các ký hiệu nhất định hoặc hướng dẫn vẽ, bao gồm hình học, định nghĩa ký hiệu cho hình học đó và nếu các ký hiệu tham số hóa đang được sử dụng thì gán các giá trị đầu vào cho mỗi trường hợp đối tượng với ký hiệu hóa.
Một kiểu đối tượng trong tập dữ liệu địa lý có thể được ánh xạ tới một ký hiệu hoặc tới một trong những ký hiệu khác nhau dựa trên các giá trị thuộc tính của trường hợp đối tượng. Ví dụ về đối tượng địa lý có thể là loại đối tượng cầu, với thuộc tính đối tượng của kiểu cầu mở rộng. Các ký hiệu cầu có thể bao gồm ký hiệu cho cầu không mở (nhịp cầu cố định) và các ký hiệu riêng cho các cầu thang máy, cầu xoay, cầu cất và những loại cầu mở rộng “khác”. Ánh xạ tổng hợp nhiều loại cũng có
Figure C.3 - Các ký hiệu về cơn bão
Việc trình bày dữ liệu địa lý có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh mà nó trình bày, ví dụ hiển thị bình thường và hiển thị trong điều kiện ánh sáng yếu, hay hiển thị ở tỷ lệ lớn hay tỷ lệ nhỏ như được minh họa trong các Hình C.4 và C.5 .
Figure C.4 - Các ký hiệu trong các điều kiện ánh sáng khác nhau
Figure C.5 - Các ký hiệu trong các tỷ lệ trình bày khác nhau
Với mỗi trường hợp này, tập hàm trình bày được chọn sẽ ánh xạ đối tượng trong tập dữ liệu tới định nghĩa ký hiệu khác hơn so với tập hàm trình bày khác.
Quá trình kết xuất các đối tượng không gian địa lý, bao gồm cả hình học của chúng và chuyển chúng thành việc hiển thị bản đồ ký hiệu hóa dựa trên các định nghĩa ký hiệu và các tham số ký hiệu. Kết xuất ban đầu là quá trình tự động. Các đặc điểm hiển thị này sẽ thay đổi tùy thuộc vào phương tiện trình bày. Nếu trình bày là màn hình hiển thị kỹ thuật số, phương tiện kết xuất có thể tạo ra hình ảnh kiểu mành (điểm ảnh) sẽ được hiển thị trên màn hình. Đối với bản đồ là bản cứng, phương tiện kết xuất có thể tạo ra tập tin sơ đồ kỹ thuật số mà sẽ được gửi đến máy vẽ hoặc máy in thạch bản kỹ thuật số tới bản khắc mà sẽ in các bản đồ. Sự trình bày không có hình ảnh sẽ có những tính chất riêng của chúng.
Một khía cạnh khác của việc tạo ra sự hiển thị cuối cùng là để tinh chỉnh sự trình bày dựa vào các quy tắc hoàn thiện. Trong khi các hàm trình bày sẽ xác định mối quan hệ giữa dữ liệu địa lý và các ký hiệu của chúng, các quy tắc hoàn thiện chung xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu và ký hiệu khác, mặc dù trong một số trường hợp tổng quát, điều này là cần thiết để thay đổi thực sự dữ liệu không gian địa lý là đầu vào cho quy trình trình bày để đạt được kết quả mong muốn. Các quy tắc hoàn thiện dùng trình bày được kết xuất và tinh chỉnh nó để giải quyết các vấn đề như in đè và quá tải trọng để làm cho việc trình bày dễ hiểu hơn với người nhận. Khía cạnh này của sự hoàn thiện là quy trình tùy chọn. Với nhiều công dụng, sự trình bày được kết xuất nhưng chưa hoàn thiện vẫn có thể chấp nhận được, hoặc có thể hoạt động dưới giới hạn thời gian. Những trình bày khác có thể đòi hỏi chất lượng cao hơn và không bị giới hạn bởi giới hạn thời gian. Quy trình hoàn thiện có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể yêu cầu chỉnh sửa dưới sự tương tác của con người với chất lượng trình bày chấp nhận được. Các tập quy tắc hoàn thiện cũng có thể hoán đổi. Các tập quy tắc hoàn thiện khác nhau có thể tạo ra bản đồ chất lượng cao hay chất lượng thấp, phải dành nhiều hay ít thời gian thực hiện hoặc tạo ra với mức chi phí là nhiều hay ít.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 19101:2002, Thông tin địa lý - Mô hình tham chiếu
[2] ISO 19128:2005, Thông tin địa lý - Giao diện chức năng bản đồ web
[3] ISO 19133: Thông tin địa lý - Dịch vụ dựa trên vị trí - Theo dõi và điều hướng
[4] ISO/IEC 10746-3: 2009, Công nghệ thông tin - Xử lý phân bố Mở - Mô hình tham chiếu: Kiến trúc
[5] GILL, A.: Đại số ứng dụng cho các ngành khoa học máy tính. Chuỗi trong Tính toán Tự động, Prentice-Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey, 1976
[6] 19156 ISO, Thông tin địa lý - Quan sát và đo lường
MỤC LỤC
Lời tựa
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Sự phù hợp
3. Tài liệu viện dẫn
4. Thuật ngữ và định nghĩa
5. Thuật ngữ viết tắt
6. Kỹ thuật trình bày
7. Gói - Trình bày ISO 19117
8. Gói - Cốt Lõi trình bày
9 Gói - Mở rộng Trình bày
10 Gói cài đặt cơ bản
Phụ lục A
Phụ lục B
Tổ chức thực hiện trình bày
Thư mục tài liệu tham khảo