Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/IEC 17029:2020

ISO/IEC 17029:2019

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN

Conformity assessment - General principles and requirements for validation and verification bodies

Lời nói đầu

TCVN ISO/IEC 17029:2020 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 17029:2019;

TCVN ISO/IEC 17029:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận trong đánh giá sự phù hợp được hiểu là việc xác nhận tính tin cậy của thông tin nêu trong công bố. Các thuật ngữ khác được sử dụng cho đối tượng đánh giá trong xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận là “tuyên bố”, “công bố”, “xác nhận”, “dự báo” hoặc “báo cáo”.

Hai hoạt động này được phân biệt theo mốc thời gian của công bố được đánh giá. Xác nhận giá trị sử dụng áp dụng với công bố liên quan đến mục đích sử dụng dự kiến trong tương lai hoặc kết quả dự kiến (xác nhận tính hợp lý), còn kiểm tra xác nhận áp dụng cho các công bố liên quan đến sự kiện đã xảy ra hoặc kết quả đã đạt được (xác nhận tính đúng đắn).

Vì các yêu cầu trong tiêu chuẩn này có tính chất chung, nên cần triển khai chương trình cho việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cụ thể. Chương trình này quy định rõ hơn định nghĩa, nguyên tắc, quy tắc, quá trình và các yêu cầu đối với các bước của quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, cũng như yêu cầu đối với năng lực của người xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cho một lĩnh vực cụ thể. Các chương trình có thể là khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, sáng kiến toàn cầu, ứng dụng ngành nghề cũng như thỏa thuận riêng lẻ với khách hàng của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

Việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận mang lại sự đảm bảo và lòng tin cho các bên liên quan và các bên quan tâm đến công bố. Chương trình có thể xác định mức độ đảm bảo, ví dụ mức độ đảm bảo hợp lý hoặc giới hạn.

Theo TCVN ISO/IEC 17000 (ISO/IEC 17000), cách tiếp cận theo chức năng để chứng tỏ rằng các yêu cầu quy định được thực hiện, mô tả đánh giá sự phù hợp gồm ba hoạt động chức năng:

- lựa chọn;

- xác định;

- xem xét và xác nhận sự phù hợp.

Mối quan hệ giữa các thuật ngữ và khái niệm chung trong TCVN ISO/IEC 17000 (ISO/IEC 17000) và thuật ngữ và khái niệm trong tiêu chuẩn này được nêu ở Bảng B.1.

Theo cách tiếp cận theo chức năng này, xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận trong đánh giá sự phù hợp bao gồm quyết định về việc xác nhận công bố. Quyết định này ban đầu là các công bố có phù hợp với các yêu cầu quy định hay không và sau đó là việc đưa ra tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận. Các yêu cầu quy định này có thể mang tính khái quát hoặc chi tiết, ví dụ công bố không đưa ra các tuyên bố sai đáng kể. Chương trình áp dụng có thể xác định các bước bổ sung trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

Khi xác định xem công bố của khách hàng có thể được xác nhận hay không, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cần thu thập thông tin và xây dựng sự hiểu biết đầy đủ về việc thực hiện các yêu cầu quy định. Điều này có thể bao gồm xem xét đánh giá thích hợp dữ liệu và kế hoạch, xem xét tài liệu, thực hiện tính toán thay thế, đến cơ sở và phỏng vấn nhân sự.

Các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này là chung cho cả hai hoạt động xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận. Khi yêu cầu nào chỉ áp dụng cho một hoạt động thì đều được nêu rõ.

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể là tổ chức bên trong tổ chức đưa ra công bố (bên thứ nhất), tổ chức có sự quan tâm của người sử dụng đối với công bố (bên thứ hai) hoặc tổ chức độc lập với cá nhân hoặc tổ chức đưa ra công bố và không có lợi ích của người sử dụng công bố đó (bên thứ ba).

Bằng việc định nghĩa xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận là sự xác nhận, những hoạt động này được phân biệt với các công cụ đánh giá sự phù hợp khác như không đưa đến kết quả về mô tả đặc trưng (thử nghiệm) cũng không cung cấp việc kiểm tra (giám định) hoặc xác nhận sự phù hợp trong khoảng thời gian xác định (chứng nhận). Tuy nhiên, xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận nhằm phù hợp với các ứng dụng của hệ thống đánh giá sự phù hợp. Như là báo cáo thử nghiệm của một phòng thí nghiệm có thể được đưa vào mục đích giám định, hoặc đánh giá hệ thống quản lý của nhà sản xuất có thể dùng làm đầu vào cho chứng nhận sản phẩm, tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể dùng làm đầu vào cho hoạt động đánh giá sự phù hợp khác. Tương tự như vậy, kết quả của các hoạt động đánh giá sự phù hợp khác có thể được dùng làm đầu vào khi thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

Các tuyên bố về sự phù hợp được ban hành là kết quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp khác, không được xem là đối tượng của xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo tiêu chuẩn này. Điều này bao gồm, ví dụ, tuyên bố về sự phù hợp của nhà cung cấp liên quan đến quy định kỹ thuật của sản phẩm theo TCVN ISO/IEC 17050 (ISO/IEC 17050), giấy chứng nhận theo TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1) hoặc kiểm tra thiết kế và kiểm tra xác nhận trong bối cảnh giám định theo TCVN ISO/IEC 17020 (ISO/IEC 17020).

Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng đối với các trường hợp hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được thực hiện theo các bước trong quá trình thử nghiệm, xét nghiệm [TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), TCVN ISO 15189 (ISO 15189], giám định [TCVN ISO/IEC 17020 (ISO/IEC 17020)] hoặc chứng nhận [TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1), TCVN ISO/IEC 17065 (ISO/IEC 17065)] và khi các yêu cầu cụ thể cần được áp dụng cho việc cấu trúc và thực hiện các quá trình đó. Ví dụ như xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp là một bước của thử nghiệm được thực hiện theo TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025) và xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận thiết kế trong bối cảnh áp dụng hệ thống quản lý theo TCVN ISO 9001 (ISO 9001).

Các ví dụ hiện tại mà xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận là hoạt động đánh giá sự phù hợp bao gồm các công bố liên quan đến phát thải khí nhà kính [ví dụ theo TCVN ISO 14064-3 (ISO 14064-3)], nhãn môi trường, các công bố về sản phẩm và dấu vết các bon [ví dụ theo TCVN ISO 14020 (ISO 14020) và TCVN ISO 14040 (ISO 14040), chẳng hạn như công bố về môi trường của sản phẩm, tính bền vững hoặc báo cáo môi trường (ví dụ theo ISO 14016)]. Việc áp dụng mới tiềm năng có thể bao gồm công bố liên quan đến công nghệ xây dựng, quản lý năng lượng, quản lý tài chính, hệ thống tự động hóa trong công nghiệp, kỹ thuật phần mềm và hệ thống, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và trang thiết bị y tế, an toàn máy, kỹ thuật an toàn và thiết kế, trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, việc áp dụng trong lĩnh vực mà xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không được thực hiện như hoạt động đánh giá sự phù hợp quy định trong tiêu chuẩn này, thì những hoạt động này không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn.

Trong tiêu chuẩn này, từ:

- “phải” chỉ một yêu cầu;

- “cần/nên” chỉ một khuyến nghị;

- “được phép” chỉ sự cho phép;

- “có thể” chỉ một khả năng hoặc năng lực.

Thông tin thêm xem Phần 2, Chỉ thị của ISO/IEC (ISO/IEC Directives).

Với mục đích nghiên cứu, người dùng được khuyến khích chia sẻ quan điểm của họ về tiêu chuẩn này và ưu tiên của họ đối với những thay đổi trong các phiên bản sau này. Vào liên kết bên dưới để tham gia khảo sát trực tuyến:

http://fr.surveymonkey.com/r/NG3LYKD

 

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN

Conformity assessment - General principles and requirements for validation and verification bodies

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm nguyên tắc chung và các yêu cầu đối với năng lực, hoạt động nhất quán và tính khách quan của các tổ chức thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận như một hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Các tổ chức hoạt động theo tiêu chuẩn này có thể đưa ra xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận bên thứ nhất, bên thứ hai hoặc bên thứ ba. Tổ chức có thể chỉ là tổ chức xác nhận giá trị sử dụng, tổ chức kiểm tra xác nhận hoặc tổ chức cung cấp cả hai hoạt động.

Tiêu chuẩn này áp dụng với các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận trong mọi lĩnh vực, đưa ra xác nhận rằng các công bố hợp lý với mục đích sử dụng dự kiến trong tương lai (xác nhận giá trị sử dụng) hoặc công bố nêu đúng sự thật (kiểm tra xác nhận). Tuy nhiên, kết quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp khác (như thử nghiệm, giám định và chứng nhận) không được coi là đối tượng của xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo tiêu chuẩn này. Kể cả các trường hợp hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được thực hiện theo các bước của quá trình đánh giá sự phù hợp khác.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lĩnh vực, kết hợp với các chương trình cụ thể của lĩnh vực bao gồm các yêu cầu đối với quá trình và thủ tục xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận.

Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc công nhận của tổ chức công nhận, đánh giá đồng đẳng trong các nhóm đánh giá đồng đẳng, hoặc các hình thức thừa nhận khác tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận bởi tổ chức quốc tế hay khu vực, chính phủ, cơ quan quản lý, chủ chương trình, tổ chức công nghiệp, doanh nghiệp, khách hàng hay người tiêu dùng.

CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu chung và độc lập với chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được vận hành. Yêu cầu của các chương trình được áp dụng bổ sung cho các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Trong một số lĩnh vực tổ chức xác nhận giá trị sử dụng có thể được gọi là tổ chức thẩm định, tổ chức kiểm tra xác nhận có thể được gọi là tổ chức thẩm tra hoặc có thể có tên gọi khác thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng (thẩm định)/kiểm tra xác nhận (thẩm tra) theo tiêu chuẩn này đều có thể thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN ISO/IEC 17000 (ISO/IEC 17000), Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng và nguyên tắc chung

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000 (ISO/IEC 17000) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.

3.1

Công bố (claim)

Thông tin được khách hàng (3.13) công bố.

CHÚ THÍCH 1: Công bố là đối tượng của đánh giá sự phù hợp theo hình thức xác nhận giá trị sử dụng (3.2) kiểm tra xác nhận (3.3).

CHÚ THÍCH 2: Công bố có thể trình bày một tình huống tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian.

CHÚ THÍCH 3: Công bố cần có khả năng nhận biết rõ ràng và có thể đánh giá hoặc đo lường một cách nhất quán theo các yêu cầu quy định bởi tổ chức xác nhận giá trị sử dụng (3.4)/tổ chức kiểm tra xác nhận (3.5).

CHÚ THÍCH 4: Công bố có thể đưa ra dưới hình thức báo cáo, tuyên bố, công bố, kế hoạch dự án hoặc dữ liệu tổng hợp.

3.2

Xác nhận giá trị sử dụng/Thẩm định (validation)

Việc xác nhận một công bố (3.1), thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan, rằng yêu cầu đối với việc sử dụng hoặc ứng dụng đã định trong tương lai được thực hiện đầy đủ.

CHÚ THÍCH 1: Bằng chứng khách quan có thể đến từ các nguồn thực tế hoặc mô phỏng.

CHÚ THÍCH 2: Xác nhận giá trị sử dụng được xem là một quá trình đánh giá tính hợp lý của các giả định, giới hạn và phương pháp hỗ trợ cho công bố về kết quả của các hoạt động trong tương lai.

CHÚ THÍCH 3: Xác nhận giá trị sử dụng được áp dụng cho công bố về việc sử dụng đã định trong tương lai dựa trên thông tin dự kiến (xác nhận về tính hợp lý).

CHÚ THÍCH 4: Hình C1 minh họa việc áp dụng xác nhận giá trị sử dụng.

[Nguồn: TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015), 3.8.13, được sửa đổi - các từ “công bố” và “tương lai” được thêm vào định nghĩa và chú thích được sửa đổi.]

3.3

Kiểm tra xác nhận/Thẩm tra (verification)

Việc xác nhận một công bố (3.1), thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan, rằng các yêu cầu cụ thể đã được thực hiện đầy đủ.

CHÚ THÍCH 1: Kiểm tra xác nhận được xem là quá trình xem xét đánh giá một công bố dựa trên dữ liệu và thông tin trong quá khứ để xác định xem công bố về cơ bản có đúng và phù hợp với yêu cầu quy định hay không.

CHÚ THÍCH 2: Kiểm tra xác nhận được áp dụng cho công bố về các sự kiện đã xảy ra hoặc các kết quả đã thu được (xác nhận tính đúng đắn).

CHÚ THÍCH 3: Hình C.2 minh họa việc áp dụng kiểm tra xác nhận.

[Nguồn: TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015), 3.8.12, được sửa đổi - các từ “công bố” được thêm vào định nghĩa và chú thích được sửa đổi.]

3.4

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng (validation body)

Tổ chức thực hiện việc xác nhận giá trị sử dụng (3.2).

CHÚ THÍCH 1: Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng có thể là một tổ chức hoặc bộ phận của tổ chức.

3.5

Tổ chức kiểm tra xác nhận (verification body)

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra xác nhận (3.3)

CHÚ THÍCH 1: Tổ chức kiểm tra xác nhận có thể là một tổ chức hoặc bộ phận của tổ chức.

3.6

Tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng (validation statement)

Công bố của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng (3.4) về kết quả quá trình xác nhận giá trị sử dụng (3.2).

CHÚ THÍCH 1: Tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng có thể được gọi theo thuật ngữ của chương trình cụ thể, như “quyết định”, “ý kiến” hoặc “báo cáo”.

CHÚ THÍCH 2: Tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng chỉ phản ánh tình huống tại thời điểm đưa ra tuyên bố.

CHÚ THÍCH 3: Tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng có thể là việc xác nhận hoặc không xác nhận công bố (3.1), và có thể kèm theo nhận xét hoặc không, theo yêu cầu của chương trình.

3.7

Tuyên bố kiểm tra xác nhận (verification statement)

Công bố của tổ chức kiểm tra xác nhận (3.5) về kết quả quá trình kiểm tra xác nhận (3.3).

CHÚ THÍCH 1: Tuyên bố kiểm tra xác nhận có thể được gọi theo thuật ngữ của chương trình cụ thể, như “quyết định”, “ý kiến” hoặc “báo cáo”.

CHÚ THÍCH 2: Tuyên bố kiểm tra xác nhận chỉ phản ánh tình huống tại thời điểm đưa ra tuyên bố.

CHÚ THÍCH 3: Tuyên bố kiểm tra xác nhận có thể xác nhận hoặc không xác nhận công bố (3.1) và có thể kèm theo nhận xét hoặc không, theo yêu cầu của chương trình.

3.8

Chương trình xác nhận giá trị sử dụng (validation programme)

Các quy tắc, thủ tục và việc quản lý việc thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng (3.2) trong một lĩnh vực cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Chương trình xác nhận giá trị sử dụng có thể được triển khai ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, địa phương hay lĩnh vực cụ thể.

CHÚ THÍCH 2: Một bộ tiêu chuẩn có thể bao gồm tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được dùng như một chương trình.

3.9

Chương trình kiểm tra xác nhận (verification programme)

Các quy tắc, thủ tục và việc quản lý việc thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận (3.3) trong một lĩnh vực cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Chương trình kiểm tra xác nhận có thể được triển khai ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, địa phương hay lĩnh vực cụ thể.

CHÚ THÍCH 2: Một chương trình cũng có thể được gọi là một “sơ đồ”.

CHÚ THÍCH 3: Một bộ tiêu chuẩn có thể bao gồm tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được dùng như một chương trình.

3.10

Chủ chương trình (Programme owner)

Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm phát triển và duy trì một chương trình xác nhận giá trị sử dụng (3.8) hoặc chương trình kiểm tra xác nhận (3.9) cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Chủ chương trình có thể là chính tổ chức xác nhận giá trị sử dụng (3.4)/tổ chức kiểm tra xác nhận (3.5), cơ quan quản lý, hiệp hội thương mại, nhóm các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, chủ các chương trình bên ngoài hoặc các bên khác.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17065:2012 (ISO/IEC 17065:2012), 3.11, được sửa đổi - Các từ “chương trình chứng nhận” được thay thế bằng “chương trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc chương trình kiểm tra xác nhận” trong định nghĩa.]

3.11

Phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (scope of vadidation/verification)

Việc nhận biết về:

- công bố (3.1) là đối tượng của xác nhận giá trị sử dụng (3.2) hoặc kiểm tra xác nhận (3.3), bao gồm cả ranh giới của công bố đó.

- chương trình xác nhận giá trị sử dụng (3.8)/chương trình kiểm tra xác nhận (3.9) được áp dụng, và

- tiêu chuẩn và các tài liệu quy định khác, bao gồm cả ngày ban hành, theo đó công bố được xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

3.12

Tính khách quan (impartiality)

Sự thể hiện của tính vô tư.

CHÚ THÍCH 1: Vô tư có nghĩa là không có xung đột về lợi ích hoặc xung đột lợi ích được giải quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động của tổ chc xác nhận giá trị sử dụng (3.4)/ tổ chức kiểm tra xác nhận (3.5).

CHÚ THÍCH 2: Các thuật ngữ khác có thể dùng để truyền đạt cấu thành của tính khách quan là: độc lập, không có xung đột lợi ích, không thiên lệch, không thành kiến, không định kiến, trung lập, công bằng, cởi mở, không thiên vị, tách bạch, cân bằng.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), 3.2, được sửa đổi - các từ “các hoạt động tiếp theo của tổ chức chứng nhận” được thay thế bằng “các hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/tổ chức kiểm tra xác nhận” trong Chú thích 1.]

3.13

Khách hàng (client)

Tổ chức hoặc cá nhân đề nghị việc xác nhận giá trị sử dụng (3.2)/kiểm tra xác nhận (3.3).

3.14

Tư vấn (consultancy)

Việc tham gia thiết lập công bố (3.1) sẽ trở thành đối tượng xác nhận giá trị sử dụng (3.2)/kiểm tra xác nhận (3.3).

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “tư vấn” được sử dụng liên quan đến hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng (3.4)/tổ chc kiểm tra xác nhận (3.5), nhân sự của tổ chức đó và tổ chức liên quan hoặc liên kết với tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/tổ chức kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH 2: Tham gia vào thiết lập công bố bao gồm cả việc tham gia và thiết kế đối tượng hướng tới công bố hoặc cung cấp chuyên môn cụ thể về đối tượng hỗ trợ cho việc xây dựng công bố.

CHÚ THÍCH 3: Sắp xếp đào tạo và tham gia làm giảng viên không được coi là tư vấn, với điều kiện khóa học liên quan đến công bố là đối tượng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin chung; nghĩa là giảng viên không cung cấp cho khách hàng (3.13) các giải pháp cụ thể.

CHÚ THÍCH 4: Việc cung cấp thông tin chung, không phải là giải pháp cụ thể cho khách hàng để thiết lập công bố sẽ là đối tượng của xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, không được coi là tư vấn. Thông tin này có thể bao gồm:

- giải thích ý nghĩa và mục đích của các yêu cầu xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

- giải thích các lý thuyết, phương pháp, kỹ thuật, hoặc công cụ liên quan;

- chia sẻ thông tin không bí mật liên quan đến các thực hành tốt nhất.

3.15

Mức đảm bảo (level of assurance)

Mức độ tin cậy vào công bố (3.1).

CHÚ THÍCH 1: Mức đảm bảo và điều kiện để đạt được có thể được quy định trong chương trình (ví dụ tuyệt đối, hợp lý, hạn chế).

3.16

Quan trọng/Đáng kể (material)

Có ý nghĩa đối với người sử dụng dự kiến.

CHÚ THÍCH 1: Mức quan trọng là khái niệm về việc các tuyên bố sai, riêng lẻ hoặc tổng hợp, có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy của công bố (3.1) hoặc quyết định của người sử dụng dự kiến.

CHÚ THÍCH 2: Mức độ quan trọng/đáng kể có thể định tính hoặc định lượng.

4  Nguyên tắc

4.1  Khái quát

4.1.1  Nguyên tắc nêu trong điều này đưa ra cơ sở cho các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn. Những nguyên tắc này cần được áp dụng làm hướng dẫn cho các quyết định mà đôi khi cần được thực hiện cho các tình huống không dự báo trước. Các nguyên tắc không phải là yêu cầu.

4.1.2  Mục tiêu tổng thể của xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận là mang lại lòng tin cho tất cả các bên rằng công bố đã được xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đáp ứng các yêu cầu quy định. Giá trị của xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận là thiết lập sự tin cậy thông qua đánh giá khách quan của các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có năng lực.

4.1.3  Các bên quan tâm đến xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

a) khách hàng của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) chủ chương trình;

c) người sử dụng công bố được xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

d) cơ quan quản lý.

4.2  Nguyên tắc đối với quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

4.2.1  Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng để ra quyết định

Quá trình triển khai một phương pháp để đạt được kết luận xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận tin cậy và có thể lập lại, dựa trên bằng chứng khách quan đầy đủ và thích hợp. Tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận dựa trên bằng chứng thu được thông qua việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận công bố một cách khách quan.

4.2.2  Hệ thống tài liệu

Quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được lập thành văn bản và thiết lập cơ sở cho kết luận và quyết định liên quan đến sự phù hợp của công bố với các yêu cầu quy định.

4.2.3  Thể hiện sự công bằng

Các hoạt động, các phát hiện, kết luận và tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, kể cả những trở ngại đáng kể gặp phải trong quá trình đó và các quan điểm trái chiều chưa được giải quyết giữa tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/ kiểm tra xác nhận và khách hàng, đều phải được phản ánh một cách trung thực chính xác.

4.3  Nguyên tắc đối với tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

4.3.1  Tính khách quan

Quyết định dựa trên bằng chứng khách quan thu được từ quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích hoặc các bên khác.

Mối đe dọa đối với tính khách quan có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở:

a) Tư lợi: nguy cơ nảy sinh từ một cá nhân hoặc tổ chức hành động vì lợi ích riêng của mình. Trong xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, tư lợi về tài chính là nguy cơ đối với tính khách quan.

b) Tự xem xét: nguy cơ nảy sinh từ một cá nhân hoặc tổ chức xem xét công việc do mình thực hiện.

c) Thân quen (hoặc tin tưởng); nguy cơ nảy sinh từ một cá nhân hoặc tổ chức quá quen thuộc hay tin tưởng vào các cá nhân khác thay vì tìm kiếm bằng chứng cho việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

d) Bị đe dọa: nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức có cảm nhận bị ép buộc công khai hoặc kín đáo, như nguy cơ bị thay thế hoặc báo cáo với người giám sát.

4.3.2  Năng lực

Nhân sự có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đào tạo cần thiết hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và khả năng thực hiện một cách hiệu lực các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

4.3.3  Bảo mật

Thông tin bí mật thu được hoặc tạo ra từ hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được bảo vệ và không được tiết lộ khi không thích hợp.

4.3.4  Công khai

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cần tạo sự tiếp cận công khai, hoặc đưa ra thông tin thích hợp về quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của mình.

4.3.5  Trách nhiệm

Khách hàng của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, chứ không phải là tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, chịu trách nhiệm đối với công bố và sự phù hợp của công bố đó với các yêu cầu quy định được áp dụng.

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận chịu trách nhiệm đưa ra tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận dựa trên những bằng chứng khách quan đầy đủ và thích hợp.

4.3.6  Khả năng đáp ứng khiếu nại

Các bên quan tâm đến việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có cơ hội đưa ra khiếu nại. Những khiếu nại này được giải quyết và quản lý một cách thích hợp. Khả năng đáp ứng khiếu nại là cần thiết để chứng tỏ sự chính trực và tin cậy cho tất cả người sử dụng về kết quả xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

4.3.7  Cách tiếp cận dựa trên rủi ro

Các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cần tính đến các rủi ro liên quan đến việc cung cấp một cách nhất quán, khách quan và có năng lực xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận. Rủi ro có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở rủi ro liên quan đến:

a) mục tiêu xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và các yêu cầu của chương trình;

b) năng lực, tính nhất quán và trung thực cũng như tính khách quan được cảm nhận;

c) các vấn đề pháp lý, quy định và trách nhiệm pháp lý;

d) tổ chức khách hàng, nơi thực hiện việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và hệ thống quản lý, môi trường hoạt động, vị trí địa lý của họ,...;

e) tính nhạy cảm của các thông số bất kỳ trong công bố tạo ra một tuyên bố sai đáng kể, ngay cả khi áp dụng hệ thống kiểm soát;

f) mức độ đảm bảo cần đạt được và bằng chứng tương ứng thu thập được sử dụng trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

g) cảm nhận của các bên quan tâm;

h) các công bố gây hiểu lầm hoặc việc sử dụng sai dấu của khách hàng;

i) kiểm soát rủi ro và cơ hội cải tiến.

5. Yêu cầu chung

5.1  Pháp nhân

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải là một pháp nhân hoặc là một phần xác định của pháp nhân, để có thể chịu trách nhiệm pháp lý cho tất cả các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của mình.

CHÚ THÍCH: Một tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của Nhà nước có thể coi là pháp nhân dựa trên vị trí trong hệ thống tổ chức Nhà nước.

5.2  Trách nhiệm đối với tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chịu trách nhiệm và duy trì thẩm quyền của mình đối với tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

5.3  Quản lý tính khách quan

5.3.1  Các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải được thực hiện một cách khách quan.

5.3.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chịu trách nhiệm về tính khách quan của hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và không được để các áp lực về thương mại, tài chính hay áp lực khác làm tổn hại tính khách quan.

5.3.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải theo dõi các hoạt động và các mối quan hệ của mình để nhận biết các mối đe dọa đối với tính khách quan. Việc theo dõi này phải bao gồm các mối quan hệ của nhân sự của tổ chức.

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu về tính khách quan trong tiêu chuẩn này là giống nhau cho tổ chức bên thứ nhất, thứ hai và thứ ba nhưng đầu vào và kết quả đầu ra có liên quan trong đánh giá rủi ro tương ứng lại có thể khác nhau.

CHÚ THÍCH 2: Nhận diện các mối đe dọa đối với tính khách quan có thể bao gồm sự tham vấn cân bằng các bên quan tâm thích hợp mà không có bên nào chiếm ưu thế về lợi ích, để tư vấn về các vấn đề ảnh hưởng đến tính khách quan bao gồm cả tính công khai và cảm nhận của công chúng. Một cách tham vấn là sử dụng ban gồm các bên quan tâm này.

CHÚ THÍCH 3: Chương trình có thể đưa ra các yêu cầu đối với việc tham vấn các bên quan tâm thích hợp để tư vấn về các vấn đề ảnh hưởng đến tính khách quan bắt buộc.

CHÚ THÍCH 4: Một mối quan hệ có thể dựa trên quyền sở hữu, điều hành, quản lý, nhân sự, chia sẻ nguồn lực, tài chính, hợp đồng, marketing (bao gồm cả nhãn hiệu). Những mối quan hệ này không nhất thiết thể hiện mối đe dọa đối với tính khách quan trong tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

5.3.4  Khi một mối đe dọa đối với tính khách quan được nhận biết, ảnh hưởng của nó phải được loại bỏ hoặc giảm thiểu để không làm tổn hại đến tính khách quan.

5.3.5  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải có cam kết của lãnh đạo cao nhất đối với tính khách quan.

5.3.6  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/ kiểm tra xác nhận phải có cam kết công khai rằng tổ chức hiểu được tầm quan trọng của tính khách quan trong việc thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và quản lý xung đột lợi ích và đảm bảo tính khách quan.

5.3.7  Thẩm xét (9.6) và quyết định (9.7) phải được thực hiện bởi nhân sự khác với những người thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.5).

5.3.8  Khi cung cấp cả xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận cho cùng khách hàng, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xem xét các mối đe dọa tiềm ẩn đối với tính khách quan (ví dụ tự xem xét và sự quen thuộc) và phải quản lý rủi ro này một cách thích hợp.

5.3.9  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không được cung cấp hoặc đề nghị cung cấp cả tư vấn và xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cho cùng một công bố từ cùng một khách hàng.

5.3.10  Khi mối quan hệ giữa một tổ chức cung cấp tư vấn và tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đặt ra một mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với tính khách quan của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, thì tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không được cung cấp hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cho khách hàng đã nhận được tư vấn liên quan đến cùng một công bố. Điều này bao gồm cả các khách hàng tiềm năng mà tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đã có thỏa thuận ràng buộc trước đó.

5.3.11  Hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không được tiếp thị hoặc chào hàng cùng với các hoạt động của tổ chức bất kỳ cung cấp tư vấn.

5.3.12  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thực hiện hành động khi tổ chức nhận thấy (ví dụ thông qua khiếu nại) các liên kết không phù hợp hoặc các thông báo bởi tổ chức tư vấn bất kỳ nêu hoặc ngụ ý rằng việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận sẽ đơn giản hơn, dễ dàng hơn, nhanh hơn hay ít tốn kém hơn nếu sử dụng tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận. Một tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không được tuyên bố hoặc ngụ ý rằng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận sẽ đơn giản hơn, dễ dàng hơn, nhanh hơn hay ít tốn kém hơn nếu sử dụng tổ chức tư vấn cụ thể.

5.3.13  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thực hiện hành động để ứng phó với mọi đe dọa với tính khách quan nảy sinh từ hành động của cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác. Điều này bao gồm cả các hành động của các tổ chức được thuê ngoài thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

5.4  Trách nhiệm pháp lý

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chứng tỏ rằng tổ chức đã đánh giá được các rủi ro nảy sinh từ các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và có sự sắp xếp thỏa đáng (ví dụ bảo hiểm hay dự phòng) để chịu trách nhiệm pháp lý từ các hoạt động của tổ chức trong mỗi chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và các khu vực địa lý mà tổ chức hoạt động.

6  Yêu cầu về cơ cấu

6.1  Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cao nhất

6.1.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải được tổ chức và quản lý để có thể duy trì khả năng thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của mình.

6.1.2  Các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải được cấu trúc và quản lý để bảo vệ tính khách quan.

6.1.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải lập thành văn bản cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý và nhân sự khác tham gia vào hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và của ban bất kỳ. Nếu tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được xác định một bộ phận của pháp nhân, cơ cấu này phải bao gồm phạm vi quyền hạn và mối quan hệ với các bộ phận khác trong cùng một pháp nhân.

6.1.4  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xác định lãnh đạo cao nhất (ban, nhóm người hoặc cá nhân) có quyền hạn và trách nhiệm chung đối với từng công việc sau đây:

a) xây dựng chính sách và thiết lập quá trình liên quan đến hoạt động của tổ chức;

b) giám sát việc thực hiện các chính sách và quá trình;

c) đảm bảo tính khách quan;

d) giám sát tài chính của tổ chức;

e) xây dựng các hoạt động và yêu cầu xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

f) thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

g) quyết định và ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

h) ủy quyền cho các ban hoặc cá nhân, khi cần, thay mặt thực hiện các hoạt động xác định;

i) thỏa thuận hợp đồng;

j) yêu cầu về năng lực nhân sự;

k) xử lý nhanh chóng các khiếu nại và yêu cầu xem xét lại;

l) hệ thống quản lý của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

m) cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

6.2  Kiểm soát hoạt động

6.2.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải có một quá trình để kiểm soát có hiệu lực hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được thực hiện bởi các thực thể thuộc kiểm soát về hoạt động của tổ chức, văn phòng chi nhánh, đối tác, đại lý, đại diện,... không phân biệt tình trạng pháp lý, mối quan hệ hoặc vị trí địa lý của họ.

6.2.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xác định và thiết lập mức độ và phương pháp thích hợp để kiểm soát các hoạt động được thực hiện. Điều này bao gồm các quá trình, lĩnh vực của hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, năng lực nhân sự, cách tiến hành kiểm soát quản lý, báo cáo, tiếp cận từ xa các hoạt động và hồ sơ.

6.2.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xem xét rủi ro mà những hoạt động này gây ra cho năng lực, tính nhất quán và khách quan của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

7  Yêu cầu về nguồn lực

7.1  Yêu cầu chung

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải tiếp cận được với nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống và dịch vụ hỗ trợ cần thiết để thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của mình.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu đối với nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống và dịch vụ hỗ trợ có thể nằm trong chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

7.2  Nhân sự

7.2.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải tiếp cận được lượng nhân sự có năng lực đủ để thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của mình.

CHÚ THÍCH: Nhân sự bao gồm nhân viên, giám đốc và thành viên các ban của tổ chức và nhân sự bất kỳ được ký hợp đồng được tổ chức sử dụng để thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

7.2.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải yêu cầu tất cả các nhân sự tham gia vào hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải tham gia vào thỏa thuận có hiệu lực pháp lý theo đó các nhân sự cam kết tuân thủ các điều sau đây:

a) tuân thủ các quá trình và hướng dẫn của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm cả quá trình và hướng dẫn liên quan đến tính khách quan và bảo mật;

b) khai báo mọi mối liên hệ trước đó và/hoặc hiện tại của họ hoặc của cá nhân hay tổ chức khác họ có quan hệ (ví dụ thành viên gia đình hoặc nhà tuyển dụng trước đó), với khách hàng của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

c) tiết lộ bất kỳ tình huống nào mà họ biết có thể thể hiện rằng họ hoặc tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có hoặc được cảm nhận là có xung đột lợi ích.

7.2.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải sử dụng thông tin này làm đầu vào để nhận biết mối đe dọa đối với tính khách quan nảy sinh từ hoạt động của nhân sự này hoặc của cá nhân hay tổ chức có liên quan đến họ (xem 5.3.3).

7.2.4  Tất cá nhân sự của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, nội bộ hoặc bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải hành động một cách khách quan.

7.2.5  Trong khoảng thời gian quy định của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, nhân sự đã cung cấp tư vấn về các công bố là đối tượng của xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, không được thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận liên quan đến việc tham gia trước đó của họ. Khoảng thời gian đó phải đủ dài để đảm bảo các mối đe dọa đến tính khách quan được giảm thiểu hoặc được loại bỏ.

CHÚ THÍCH: Khoảng thời gian này có thể được quy định trong chương trình.

7.2.6  Nhân sự, bao gồm thành viên của ban bất kỳ, nhà thầu, nhân sự của tổ chức bên ngoài hoặc cá nhân hành động với danh nghĩa của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải giữ bí mật tất cả các thông tin thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

7.2.7  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải trao đổi thông tin với nhân sự về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của họ.

7.3  Quá trình quản lý năng lực của nhân sự

7.3.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải có quá trình quản lý năng lực của nhân sự tham gia vào hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

7.3.2  Quá trình này phải yêu cầu tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận:

a) xác định các tiêu chí về năng lực của nhân sự cho mỗi chức năng trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng, bao gồm ít nhất:

- khả năng áp dụng các khái niệm chung về xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (ví dụ thu thập bằng chứng, rủi ro, tuyên bố sai, mức độ đảm bảo, mức quan trọng);

- kiến thức về loại và nội dung điển hình của các công bố của khách hàng;

- kiến thức về các yêu cầu của chương trình (ví dụ năng lực cần thiết cho quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cụ thể);

b) nhận biết nhu cầu đào tạo và cung cấp đào tạo, khi cần, về quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, các yêu cầu, phương pháp luận, hoạt động và các yêu cầu khác có liên quan của chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

c) chứng tỏ rằng nhân sự có năng lực cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm;

d) trao quyền một cách chính thức cho nhân sự đối với các chức năng trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

e) theo dõi kết quả thực hiện của nhân sự.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu thêm về năng lực nhân sự có thể quy định trong chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

7.3.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải có thông tin dạng văn bản chứng tỏ năng lực nhân sự tham gia vào hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận. Điều này bao gồm các vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, theo dõi kết quả thực hiện, tình trạng thành viên và tình trạng nghề nghiệp.

7.4  Thuê ngoài

Trong trường hợp không có chương trình áp dụng cấm thuê ngoài, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được phép thuê ngoài các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và phải:

a) chịu toàn bộ trách nhiệm đối với việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) không thuê ngoài hoạt động liên quan đến thỏa thuận ràng buộc (9.3), quyết định xác nhận công bố và ban hành tuyên bố (9.7);

c) có thỏa thuận có hiệu lực pháp lý, bao gồm các yêu cầu bảo mật và quản lý tính khách quan, với mỗi tổ chức cung cấp hoạt động được thuê;

d) đảm bảo tổ chức cung cấp các hoạt động được thuê phù hợp với yêu cầu áp dụng của tiêu chuẩn này, bao gồm năng lực, tính khách quan và bảo mật và mọi yêu cầu áp dụng của chương trình;

e) đạt được sự nhất trí của khách hàng để sử dụng tổ chức cung cấp hoạt động thuê ngoài.

CHÚ THÍCH 1: Thuê ngoài đề cập đến các sắp đặt theo hợp đồng với các tổ chức khác, bao gồm cả các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận khác để cung cấp hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cho tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH 2: Khi tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận lôi cuốn sự tham gia của cá nhân hoặc nhân viên của tổ chức khác cung cấp nguồn lực và chuyên môn bổ sung thì các cá nhân hoặc nhân viên này không được coi là thuê ngoài với điều kiện họ được ký hợp đồng riêng thực hiện theo hệ thống quản lý của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

8  Chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải áp dụng một hay nhiều chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận nhất quán và không loại trừ các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận là tập hợp các quy tắc, thủ tục và việc quản lý đối với việc thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận trong một lĩnh vực cụ thể bao gồm các yếu tố sau:

- phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

- tiêu chí cụ thể về năng lực đối với nhóm và tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

- quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

- hoạt động thu thập bằng chứng trong xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

- lập báo cáo xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH 2: Phụ lục A quy định các yếu tố có thể được bao gồm trong chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9  Yêu cầu đối với quá trình

9.1  Yêu cầu chung

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải hoàn thành các bước của quá trình hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận gồm:

- trước thỏa thuận ràng buộc (9.2);

- thỏa thuận ràng buộc (9.3);

- thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.5);

- xem xét (9.6);

- quyết định và ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.7);

- sự kiện được phát hiện sau khi ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.8);

- xử lý yêu cầu xem xét lại (9.9);

- xử lý khiếu nại (9.10);

- hồ sơ (9.11).

9.2  Trước thỏa thuận ràng buộc

9.2.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ thông tin để thực hiện việc xem xét trước thỏa thuận ràng buộc, bao gồm ít nhất những thông tin sau:

a) tên khách hàng và công bố đề nghị xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) địa điểm thực hiện hoạt động của khách hàng;

c) chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và yêu cầu quy định liên quan đối với xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

d) mục tiêu và phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

e) các báo cáo, dữ liệu và thông tin liên quan khác;

f) mức quan trọng và mức độ đảm bảo, nếu biết được trong giai đoạn này và nếu có thể áp dụng được;

g) bất kỳ thông tin nào khác theo yêu cầu của chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.2.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải tiến hành xem xét trước thỏa thuận ràng buộc thông tin nhận được từ khách hàng để đảm bảo rằng:

a) có chương trình được áp dụng hoặc một chương trình phải được thiết lập;

b) công bố được hiểu (ví dụ bối cảnh, nội dung, sự phức tạp);

c) mục tiêu và phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được thống nhất với khách hàng;

d) yêu cầu quy định theo đó công bố sẽ được xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được nhận biết và thích hợp.

e) mức quan trọng và mức độ bảo đảm được thống nhất, khi có thể áp dụng được;

f) quá trình đối với các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể đạt được (ví dụ hoạt động thu thập bằng chứng, đánh giá bằng chứng thu thập được);

g) thời lượng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể ước lượng được;

h) tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận nhận biết và tiếp cận được các nguồn lực và năng lực cần thiết để thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

i) khung thời gian cho xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo kế hoạch có thể được đề xuất.

9.2.3  Sau khi xem xét trước thỏa thuận ràng buộc về các thông tin do khách hàng cung cấp, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chấp nhận hoặc từ chối thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.3  Thỏa thuận ràng buộc

9.3.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải có thỏa thuận với từng khách hàng về việc cung cấp hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này và các yêu cầu quy định trong chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được áp dụng.

a) hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận bên thứ hai và bên thứ ba là thỏa thuận ràng buộc pháp lý (ví dụ hợp đồng);

b) hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận bên thứ nhất, là thỏa thuận nội bộ chẳng hạn như thỏa thuận mức dịch vụ, hợp đồng nội bộ, tuyên bố về công việc hoặc thỏa thuận nội bộ ràng buộc khác.

9.3.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải đảm bảo thỏa thuận của mình yêu cầu khách hàng tuân thủ ít nhất các nội dung sau đây:

a) yêu cầu đối với việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) thực hiện các sắp đặt cần thiết cho việc thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm cung cấp tài liệu cho việc kiểm tra và tiếp cận tất cả các quá trình, khu vực, hồ sơ, nhân sự có liên quan;

c) cung cấp các điều kiện cho quan sát viên nếu có;

d) tuân thủ các quy tắc của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đối với việc dẫn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận hoặc việc sử dụng dấu (10.3).

9.3.3  Thỏa thuận phải xác nhận rằng khách hàng cam kết để tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm quy định về:

a) các mục được nêu ở 9.2.2;

b) yêu cầu cụ thể đối với hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm bất kỳ yêu cầu bổ sung có liên quan được thiết lập theo chương trình hoặc tiêu chuẩn.

9.3.4  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chịu trách nhiệm cho mọi đầu vào mà tổ chức chấp nhận tính đến như một phần trong hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm cả những đầu vào được tạo ra bởi khách hàng hoặc tổ chức bên ngoài khác.

9.4  Hoạch định

9.4.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thực hiện các hoạt động hoạch định dưới đây có tính đến yêu cầu quy định trong chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được áp dụng trước khi thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận:

a) phân công nhân lực có năng lực để thực hiện hoạt động;

b) xác định các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận dựa trên hiểu biết về công bố;

c) đánh giá rủi ro của việc tuyên bố sai đáng kể liên quan đến công bố;

d) xác nhận các sắp xếp về thời gian và việc tiếp cận với khách hàng;

e) xác định hoạt động thu thập bằng chứng cần thiết để hoàn thành việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo yêu cầu quy định và nhất quán với kết quả ở b) và c);

f) chuẩn bị kế hoạch thu thập bằng chứng, có tính đến điểm c) và các biện pháp khách hàng đặt ra để kiểm soát được nguồn sai lỗi, thiếu sót và diễn đạt sai tiềm ẩn;

g) chuẩn bị kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.4.2) có tính đến kế hoạch thu thập bằng chứng làm đầu vào.

CHÚ THÍCH 1: Chuẩn bị kế hoạch thu thập bằng chứng và kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể là một quá trình lặp lại.

CHÚ THÍCH 2: Trong một số chương trình, kế hoạch thu thập bằng chứng được gọi là “kế hoạch lấy mẫu”.

CHÚ THÍCH 3: Các thông số khác có thể được quy định theo chương trình được xem xét trong khi lập kế hoạch là mức quan trọng hoặc mức độ đảm bảo.

CHÚ THÍCH 4: Mức độ đảm bảo được dùng để xác định mức độ chi tiết mà tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận thiết kế trong kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và kế hoạch thu thập bằng chứng của mình để xác định xem có các sai lỗi, thiếu sót hoặc diễn đạt sai quan trọng không.

9.4.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xây dựng kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận quy định các hoạt động và lịch trình và bao gồm những điều sau đây:

a) mục tiêu và phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) nhận biết thành viên của của đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và vai trò, trách nhiệm của họ trong đoàn (ví dụ trưởng đoàn, quan sát viên);

c) khung thời gian và thời lượng cho các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

d) các yêu cầu quy định.

9.4.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thông báo cho khách hàng tên và vai trò của các thành viên trong đoàn cùng với thông báo đầy đủ về mọi phản đối đối với việc chỉ định thành viên trong đoàn.

9.4.4  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải trao đổi thông tin với khách hàng về kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.5  Thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9.5.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.5.2  Kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng phải được sửa đổi khi cần trong quá trình thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.5.3  Mọi sửa đổi đối với kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải được lập thành văn bản nội bộ, bao gồm cả lý do, và được thông báo cho khách hàng.

9.5.4  Tổ chức phải thực hiện các hoạt động sau:

a) thu thập bằng chứng khách quan đầy đủ về dữ liệu/thông tin gốc, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc những dữ liệu, thông tin đó thông qua quá trình quản lý dữ liệu/thông tin, các phân tích và tính toán bổ sung;

b) nhận biết những tuyên bố sai và xem xét mức độ quan trọng của chúng;

c) đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu quy định có tính đến chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.5.5  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chuẩn bị:

a) kết luận về kết quả của các hoạt động ở 9.5.4;

b) dự thảo tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

c) báo cáo, nếu có thể áp dụng được.

CHÚ THÍCH: Báo cáo có thể là một tài liệu riêng hoặc có thể nêu trong một tài liệu bao gồm cả dự thảo tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.6  Thẩm xét

9.6.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thực hiện hoạt động thẩm xét.

9.6.2  Việc thẩm xét phải được thực hiện bởi người không tham gia vào thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH: Chương trình có thể quy định thêm các giới hạn, ví dụ yêu cầu việc thẩm xét được thực hiện bởi người không tham gia vào hoạt động hoạch định xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cụ thể.

9.6.3  Việc thẩm xét phải xác nhận rằng:

a) tất cả các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đã được hoàn thành theo thỏa thuận và chương trình;

b) sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng hỗ trợ cho các quyết định;

c) những phát hiện quan trọng có được nhận biết, giải quyết và lập thành văn bản hay không.

9.6.4  Người thẩm xét phải trao đổi thông tin với đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận khi có nhu cầu cần làm rõ. Đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải giải quyết các nghi ngại mà người thẩm xét nêu ra.

9.6.5  Việc thẩm xét phải sẵn có tất cả hồ sơ về hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo quy định ở 9.11.

9.7  Quyết định và ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9.7.1  Quyết định

9.7.1.1  Sau khi hoàn thành việc thẩm xét xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải ra quyết định về việc có hay không xác nhận công bố.

9.7.1.2  Quyết định phải được ra bởi người không tham gia vào việc thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH: Một chương trình có thể quy định thêm các giới hạn, ví dụ yêu cầu quyết định phải được đưa ra bởi người không tham gia vào hoạt động hoạch định xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cụ thể.

9.7.1.3  Theo quyết định này, một tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận sẽ được ban hành hoặc không được ban hành theo yêu cầu của chương trình.

9.7.1.4  Trường hợp tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, thì tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thông báo cho khách hàng.

9.7.2  Ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

Khi tổ chức xác nhận giá trị sử dụng ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, (9.7.1) tuyên bố này phải:

a) nêu tên của khách hàng;

b) nhận biết rõ đây là tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng hay tuyên bố kiểm tra xác nhận;

c) viện dẫn đến công bố, bao gồm cả ngày tháng hoặc khoảng thời gian công bố bao trùm;

d) bao gồm loại tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận liên quan đến tuyên bố đó (ví dụ bên thứ nhất, bên thứ hai hoặc bên thứ ba);

e) bao gồm tên và địa chỉ của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (nếu có cả biểu tượng, ví dụ biểu tượng công nhận, thì chúng sẽ không được gây hiểu lầm hay không rõ ràng);

f) mô tả mục tiêu và phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

g) nêu rõ dữ liệu và thông tin hỗ trợ cho công bố là giả thuyết, dự báo và/hoặc lịch sử;

h) bao gồm viện dẫn đến chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và các yêu cầu quy định kèm theo;

i) bao gồm quyết định về công bố, kể cả việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan của chương trình (ví dụ mức độ quan trọng hoặc mức độ đảm bảo);

j) chỉ rõ thời gian và nhận biết duy nhất tuyên bố;

k) bao gồm mọi phát hiện chưa được giải quyết trước khi ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, nếu chương trình yêu cầu.

9.8  Sự kiện được phát hiện sau khi ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9.8.1  Khi sự kiện và thông tin mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được phát hiện sau ngày ban hành tuyên bố, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải:

a) trao đổi thông tin về vấn đề này với khách hàng sớm nhất có thể, và với chủ chương trình nếu được yêu cầu;

b) thực hiện hành động thích hợp, bao gồm:

1) thảo luận vấn đề với khách hàng;

2) xem xét xem tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có cần được sửa đổi hoặc hủy bỏ hay không.

9.8.2  Nếu cần sửa đổi tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải áp dụng quá trình để ban hành một tuyên bố mới bao gồm việc chỉ rõ lý do sửa đổi. Các quá trình này có thể bao gồm việc lặp lại các bước có liên quan của quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

9.8.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cũng có thể trao đổi thông tin với các bên quan tâm khác về sự kiện mả sự tin tưởng vào tuyên bố ban đầu có thể bị tổn hại do các sự kiện hoặc thông tin mới.

9.9  Xử lý yêu cầu xem xét lại

9.9.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận phải có một quá trình dạng văn bản cho việc tiếp nhận, đánh giá và ra quyết định về yêu cầu xem xét lại.

9.9.2  Quá trình xử lý yêu cầu xem xét lại phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

a) mô tả quá trình tiếp nhận, điều tra, xác minh yêu cầu xem xét lại và quyết định hành động nào được thực hiện để hồi đáp;

b) theo dõi và ghi nhận yêu cầu xem xét lại bao gồm cả các hành động để giải quyết yêu cầu xem xét lại;

c) đảm bảo hành động thích hợp được thực hiện.

9.9.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận tiếp nhận yêu cầu xem xét lại phải có trách nhiệm thu thập mọi thông tin cần thiết để xác định yêu cầu xem xét lại có đúng hay không.

9.9.4  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải ghi nhận việc nhận được yêu cầu xem xét lại và cung cấp cho người yêu cầu xem xét lại kết quả và báo cáo tiến trình nếu có thể.

9.9.5  Bản mô tả quá trình xử lý yêu cầu xem xét lại phải sẵn có cho các bên quan tâm.

9.9.6  Tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi quyết định trong suốt quá trình xử lý yêu cầu xem xét lại.

9.9.7  Việc điều tra và quyết định về yêu cầu xem xét lại không được dẫn đến bất kỳ hành động phân biệt đối xử nào.

9.9.8  Quyết định về yêu cầu xem xét lại phải được thực hiện, hoặc được xem xét và phê duyệt bởi các cá nhân không liên quan đến quyết định là đối tượng của yêu cầu xem xét lại.

9.10  Xử lý khiếu nại

9.10.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng phải có quá trình dạng văn bản đối với việc tiếp nhận, đánh giá và giải quyết khiếu nại.

9.10.2  Quá trình giải quyết khiếu nại phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

a) mô tả quá trình tiếp nhận, xác minh, điều tra khiếu nại, và quyết định về hành động được thực hiện để hồi đáp;

b) theo dõi và ghi nhận khiếu nại, bao gồm cà hành động được thực hiện để giải quyết khiếu nại;

c) đảm bảo hành động thích hợp được thực hiện.

9.10.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận tiếp nhận khiếu nại phải chịu trách nhiệm thu thập tất cả thông tin cần thiết nhằm xác định khiếu nại là đúng hay không.

9.10.4  Ngay khi có thể, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xác nhận đã nhận được khiếu nại và cung cấp cho bên khiếu nại kết quả và báo cáo tiến trình nếu có thể.

9.10.5  Bản mô tả quá trình xử lý khiếu nại phải sẵn có cho các bên quan tâm.

9.10.6  Ngay khi nhận được khiếu nại, tổ chức phải xác nhận xem khiếu nại có liên quan đến hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của mình hay không, nếu liên quan phải giải quyết khiếu nại đó.

9.10.7  Việc điều tra và giải quyết khiếu nại không được dẫn đến bất kỳ hành động phân biệt đối xử nào.

9.10.8  Giải quyết khiếu nại phải được thực hiện, hoặc được xem xét, phê duyệt bởi các cá nhân không liên quan đến khiếu nại. Khi nguồn lực không cho phép thực hiện điều này, bất kỳ cách tiếp cận thay thế nào cũng không được làm tổn hại đến tính khách quan.

9.11  Hồ sơ

9.11.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải duy trì và quản lý hồ sơ hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận của tổ chức bao gồm:

a) thông tin được nộp trước thỏa thuận ràng buộc và phạm vi xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) lý giải cách xác định thời lượng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

c) mọi sửa đổi đối với các hoạt động hoạch định xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

d) chứng tỏ rằng các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đã được thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn này và chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm cả các phát hiện và thông tin về tuyên bố sai đáng kể và không đáng kể;

e) đánh giá, lựa chọn và theo dõi kết quả thực hiện của tổ chức cung cấp các hoạt động thuê ngoài;

f) bằng chứng hỗ trợ cho kết luận và quyết định;

g) tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

h) khiếu nại và yêu cầu xem xét lại và bất kỳ việc khắc phục hay hành động khắc phục sau đó.

9.11.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải giữ an toàn và bảo mật hồ sơ, bao gồm cả trong quá trình vận chuyển, truyền hoặc chuyển giao hồ sơ.

9.11.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải lưu giữ hồ sơ xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận theo các yêu cầu chương trình, hợp đồng và các yêu cầu khác của hệ thống quản lý.

CHÚ THÍCH: TCVN 7420-1 (ISO 15489-1) định nghĩa các khái niệm và nguyên tắc theo đó xây dựng cách tiếp cận cho việc tạo lập, nắm bắt và quản lý hồ sơ.

10  Yêu cầu về thông tin

10.1  Thông tin công khai sẵn có

10.1.11  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải đảm bảo sẵn có các thông tin sau:

a) thông tin về quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) cam kết đối với tính khách quan;

c) danh mục các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận tổ chức cung cấp, bao gồm cả việc viện dẫn đến chương trình được áp dụng;

d) quá trình xử lý khiếu nại và yêu cầu xem xét lại.

10.2  Thông tin sẵn có khác

10.2.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải duy trì và khi có yêu cầu phải cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và có thể truy xuất về các hoạt động và các lĩnh vực mà tổ chức hoạt động.

10.2.2  Trừ khi chương trình có quy định khác, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải cung cấp thông tin về tình trạng của tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận khi có yêu cầu.

10.2.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải cung cấp thông tin và cập nhật cho khách hàng về:

a) chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được áp dụng và bất kỳ thay đổi nào;

b) phí cho hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

c) yêu cầu của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đối với khách hàng về việc:

1) tuân thủ chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

2) thực hiện các sắp đặt cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

3) khi có thể, cung cấp các hỗ trợ cho việc có mặt của các quan sát viên (ví dụ chuyên gia đánh giá công nhận hoặc người xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận tập sự);

d) chính sách của tổ chức điều chỉnh mọi tuyên bố mà khách hàng được phép sử dụng khi viện dẫn đến các tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận dưới mọi hình thức truyền thông phù hợp với các yêu cầu ở 10.3.

10.3  Viện dẫn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và sử dụng dấu

10.3.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải có các quy tắc điều chỉnh việc viện dẫn đến xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận hoặc việc sử dụng dấu mà tổ chức cho phép khách hàng sử dụng. Bên cạnh những vấn đề khác, các quy tắc này phải đảm bảo khả năng truy xuất đến tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được ban hành.

10.3.2  Việc viện dẫn hoặc dấu chỉ được sử dụng trong trường hợp liên quan đến công bố đã được xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và không được dẫn tới hiểu nhầm thành chứng nhận sản phẩm.

10.4  Bảo mật

10.4.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải chịu trách nhiệm, thông qua các thỏa thuận ràng buộc pháp lý, đối với việc quản lý tất cả thông tin thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

10.4.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thông báo trước cho khách hàng về thông tin mà tổ chức dự định công khai.

10.4.3  Trừ những thông tin mà khách hàng công khai hoặc khi có thỏa thuận giữa tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và khách hàng, tất cả các thông tin khác đều được coi là thông tin độc quyền và được bảo mật.

10.4.4  Khi tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được yêu cầu theo pháp luật hoặc được cho phép theo thỏa thuận hợp đồng về việc cung cấp thông tin bảo mật, thì khách hàng hoặc cá nhân liên quan phải được thông báo trước về các thông tin được cung cấp, trừ khi pháp luật ngăn cấm.

10.4.5  Thông tin về khách hàng từ các nguồn không phải là khách hàng (ví dụ như bên khiếu nại, cơ quan quản lý) phải được bảo mật giữa khách hàng và tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận. Bên cung cấp (nguồn) thông tin phải được bảo mật trong tổ chức và không được chia sẻ với khách hàng, trừ khi được bên cung cấp đồng ý.

11  Yêu cầu về hệ thống quản lý

11.1  Yêu cầu chung

11.1.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thiết lập, lập thành văn bản và duy trì hệ thống quản lý để hỗ trợ và chứng tỏ việc đạt được một cách nhất quán các yêu cầu của tiêu chuẩn.

11.1.2  Hệ thống quản lý của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải bao gồm:

- chính sách và trách nhiệm;

- xem xét của lãnh đạo (11.2);

- đánh giá nội bộ (11.3);

- hành động khắc phục (11.4);

- hành động giải quyết rủi ro và cơ hội (11.5);

- thông tin dạng văn bản (11.6).

11.1.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể đáp ứng điều 11.1.2 thông qua việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của TCVN ISO 9001. Hệ thống quản lý này hỗ trợ và chứng tỏ việc đạt được một cách nhất quán các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

11.2  Xem xét của lãnh đạo

11.2.1  Lãnh đạo của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xem xét hệ thống quản lý của mình theo các khoảng thời gian được hoạch định, để đảm bảo duy trì sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực, gồm cả các chính sách và mục tiêu được tuyên bố liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn này.

11.2.2  Đầu vào của xem xét của lãnh đạo phải được lưu hồ sơ và phải bao gồm thông tin liên quan đến:

a) những thay đổi về các vấn đề nội bộ và bên ngoài liên quan đến tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

b) việc thực hiện mục tiêu;

c) sự phù hợp của chính sách và thủ tục;

d) tình trạng của các hành động từ lần xem xét trước;

e) các kết quả đánh giá nội bộ gần đây;

f) hành động khắc phục;

g) đánh giá của tổ chức bên ngoài;

h) những thay đổi về khối lượng và loại hình công việc hoặc phạm vi hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

i) phản hồi của khách hàng và nhân sự;

j) khiếu nại và yêu cầu xem xét lại;

k) hiệu lực của các cải tiến được thực hiện;

l) sự đầy đủ của các nguồn lực;

m) kết quả phân tích rủi ro;

n) các yếu tố liên quan khác, như hoạt động theo dõi và đào tạo.

11.2.3  Đầu ra từ xem xét của lãnh đạo phải được lưu hồ sơ về các quyết định và các hành động liên quan đến ít nhất:

a) hiệu lực của hệ thống quản lý và các quá trình của hệ thống;

b) việc cải tiến các hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

c) việc cung cấp các nguồn lực cần thiết;

d) mọi nhu cầu thay đổi.

11.3  Đánh giá nội bộ

11.3.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thực hiện đánh giá nội bộ theo các khoảng thời gian được hoạch định để cung cấp thông tin về việc hệ thống quản lý có:

a) phù hợp với:

- các yêu cầu của chính tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận đối với hệ thống quản lý của mình, bao gồm cả các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

- các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

b) được áp dụng và duy trì một cách hiệu lực.

11.3.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải:

a) hoạch định, thiết lập, thực hiện và duy trì chương trình đánh giá bao gồm tần suất, phương pháp, trách nhiệm, các yêu cầu đối với việc hoạch định, lập báo cáo và phải tính đến tầm quan trọng của các hoạt động được quan tâm của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, những thay đổi ảnh hưởng đến tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và kết quả của những cuộc đánh giá trước đó;

b) xác định tiêu chí đánh giá và phạm vi của từng cuộc đánh giá;

c) đảm bảo rằng kết quả đánh giá được báo cáo đến nhân sự có liên quan;

d) thực hiện không chậm trễ việc khắc phục và các hành động khắc phục thích hợp;

e) lưu giữ hồ sơ làm bằng chứng thực hiện đối với chương trình đánh giá và kết quả đánh giá.

CHÚ THÍCH: TCVN ISO 19011 đưa ra hướng dẫn cho việc tiến hành đánh giá nội bộ.

11.3.3  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải đảm bảo chuyên gia đánh giá nội bộ không được đánh giá công việc của mình.

11.4  Hành động khắc phục

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải thiết lập các quá trình đối với việc nhận biết và quản lý sự không phù hợp trong hoạt động của mình. Khi cần, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cũng phải thực hiện hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp nhằm ngăn ngừa việc tái diễn. Hành động khắc phục phải tương ứng với tác động của vấn đề gặp phải. Các quá trình này phải xác định yêu cầu đối với việc:

a) nhận biết sự không phù hợp (ví dụ từ các khiếu nại đúng và đánh giá nội bộ);

b) xác định các nguyên nhân của sự không phù hợp;

c) khắc phục sự không phù hợp;

d) đánh giá nhu cầu đối với các hành động để đảm bảo không tái diễn sự không phù hợp;

e) xác định và thực hiện kịp thời các hành động cần thiết;

f) lập hồ sơ kết quả của các hành động được thực hiện;

g) xem xét hiệu lực của hành động khắc phục.

11.5  Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

11.5.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải xem xét rủi ro và cơ hội liên quan đến hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận nhằm:

a) đảm bảo hệ thống quản lý đạt được các kết quả dự kiến;

b) nâng cao cơ hội để đạt được chương trình và mục tiêu của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

c) ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tác động không mong muốn và sai lỗi tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

d) đạt được cải tiến.

11.5.2  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải hoạch định:

a) hành động giải quyết rủi ro và cơ hội;

b) cách thức để tích hợp và thực hiện các hành động này trong hệ thống quản lý;

c) cách thức đánh giá hiệu lực của các hành động này.

CHÚ THÍCH: Mặc dù tiêu chuẩn này quy định tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải hoạch định các hành động giải quyết rủi ro, nhưng không yêu cầu các phương pháp chính thức cho việc quản lý rủi ro hoặc quá trình quản lý rủi ro dạng văn bản. Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể quyết định xây dựng hoặc không xây dựng phương pháp quản lý rủi ro rộng hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn này (ví dụ thông qua việc áp dụng các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn khác).

11.5.3  Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội phải tương ứng với tác động tiềm ẩn của tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH 1: Các lựa chọn để giải quyết rủi ro có thẻ bao gồm nhận diện và tránh các mối đe dọa, chấp nhận rủi ro để theo đuổi cơ hội, loại bỏ các nguồn rủi ro, thay đổi khả năng hoặc hệ quả, chia sẻ rủi ro, hoặc duy trì rủi ro bởi các quyết định sáng suốt.

CHÚ THÍCH 2: Cơ hội có thể dẫn đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, tiếp xúc các khách hàng mới, sử dụng công nghệ mới và các khả năng khác để giải quyết nhu cầu của khách hàng.

11.6  Thông tin dạng văn bản

11.6.1  Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải kiểm soát thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của hệ thống quản lý và của tiêu chuẩn này để đảm bảo rằng thông tin dạng văn bản:

a) sẵn có và thích hợp để sử dụng, tại nơi và khi cần, và

b) được bảo vệ một cách thỏa đáng (ví dụ tránh mất tính bảo mật, sử dụng sai mục đích hoặc mất tính toàn vẹn).

11.6.2  Đối với việc kiểm soát thông tin dạng văn bản, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận phải giải quyết các hoạt động sau, khi có thể áp dụng được:

a) phân phối, tiếp cận, khôi phục và sử dụng;

b) bảo quản, bao gồm cả giữ gìn để có thể đọc được;

c) kiểm soát các thay đổi (ví dụ kiểm soát phiên bản);

d) lưu giữ và hủy bỏ.

11.6.3  Thông tin dạng văn bản có nguồn gốc bên ngoài được tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận xác định là cần thiết cho việc hoạch định và thực hiện hệ thống quản lý phải được nhận biết khi thích hợp và phải được kiểm soát.

11.6.4  Thông tin dạng văn bản được lưu giữ làm bằng chứng về sự phù hợp phải được bảo vệ khỏi những thay đổi không mong muốn.

CHÚ THÍCH 1: Tiếp cận có thể hàm ý một quyết định về việc chỉ cho phép xem thông tin dạng văn bản hoặc cho phép vả giao quyền xem và thay đổi thông tin dạng văn bản.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin dạng văn bản đề cập đến quá trình, thủ tục, hồ sơ, dữ liệu, tuyên bố và các thông tin khác theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Các yếu tố của chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

A.1  Chủ chương trình chịu trách nhiệm xác định mức độ chi tiết trong chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận ngoài các yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn này.

A.2  Chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cần quy định:

a) loại công bố là đối tượng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và yêu cầu theo đó đánh giá công bố;

b) tiêu chí về năng lực nhân sự (7.2, 7.3) đối với tổ chức và đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận;

c) các bước của quá trình được thực hiện ở mức độ tối thiểu khi tiến hành hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.1) để đạt được kết quả dự kiến;

d) mức độ đảm bảo và mức quan trọng, nếu cần (9.2.2);

e) hoạt động thu thập bằng chứng trong xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.5.4);

f) các yêu cầu đối với việc lập báo cáo (9.5.5);

g) hoạt động thẩm xét bao gồm việc xác nhận rằng tất cả các hoạt động đều được hoàn thành theo yêu cầu của chương trình (9.6);

h) cách thức diễn đạt các kết quả xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và hệ quả của các kết quả này là gì - điều này cũng có nghĩa là nên chỉ ra phát hiện nào ngăn cản việc ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.7.2);

i) cách diễn đạt nội dung tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, vì các thuật ngữ trong lĩnh vực cụ thể có thể được sử dụng;

j) các yêu cầu liên quan đến hồ sơ tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cần lưu giữ làm bằng chứng về việc thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.11.3);

k) tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.7) được ban hành trên cơ sở đánh giá công bố (9.5) để phù hợp với xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được thực hiện.

A.3  Các yếu tố sau có thể được chủ chương trình xem xét, khi xây dựng chương trình:

a) sự cần thiết của chức năng theo dõi tính khách quan (5.3.3, Chú thích 2);

b) khoảng thời gian mà nhân sự đã cung cấp tư vấn về đối tượng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận không được thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận liên quan đến việc tham gia trước đó của họ (7.2.5);

c) nhu cầu đào tạo cho nhân sự về quá trình, các yêu cầu, phương pháp, hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và các yêu cầu của chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận - chủ chương trình có thể xem xét việc cung cấp đào tạo về chương trình (7.3.2);

d) yêu cầu đối với việc theo dõi nhân sự (7.3.2);

e) yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống và dịch vụ hỗ trợ (7.1);

f) khi nào và trong điều kiện nào, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được thuê ngoài hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (7.4);

g) các thông số bổ sung cho giai đoạn trước thỏa thuận ràng buộc, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc lấy mẫu, tiêu chí về mức quan trọng, thông số chất lượng, khung thời gian, phí (9.2);

h) yêu cầu về thỏa thuận xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.3);

i) các hoạt động hoạch định và chuẩn bị tổ chức cần thực hiện trước khi thực hiện hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.4);

j) thực hiện các sắp xếp nếu sự kiện được phát hiện sau khi ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận (9.6.3);

k) yêu cầu cụ thể về bảo mật (7.2.6);

l) quy tắc quy định việc viện dẫn đến xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, bao gồm cả việc sử dụng dấu của tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận hoặc khách hàng;

m) quy tắc quy định trách nhiệm đối với việc chấp nhận đầu vào được tính đến như một phần của hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, ví dụ kết quả đánh giá sự phù hợp được tạo ra trước thỏa thuận ràng buộc hoặc được cung cấp bởi khách hàng.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Thuật ngữ và khái niệm được định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17029

Thuật ngữ và khái niệm được định nghĩa trong tiêu chuẩn này tương ứng với các thuật ngữ và khái niệm chung về đánh giá sự phù hợp được định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000.

Bảng B.1 - Mối quan hệ giữa thuật ngữ và khái niệm chung được định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000 và các thuật ngữ và khái niệm được định nghĩa trong tiêu chun này

Các thuật ngữ và khái niệm chung được định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000

Các thuật ngữ và khái niệm được định nghĩa trong tiêu chuẩn này

Đối tượng đánh giá sự phù hợp

Công bố

Tổ chức đánh giá sự phù hợp

Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/ tổ chức kiểm tra xác nhận

Chương trình đánh giá sự phù hợp

Chương trình xác nhận giá trị sử dụng/ chương trình kiểm tra xác nhận

Tuyên bố về sự phù hợp

Tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/ tuyên bố kiểm tra xác nhận

Chức năng lựa chọn của hoạt động đánh giá sự phù hợp

Các hoạt động trước và trong thỏa thuận ràng buộc và hoạch định

Chức năng xác định của hoạt động đánh giá sự phù hợp

Hoạt động thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/ kiểm tra xác nhận, bao gồm hoạt động thu thập bằng chứng

Chức năng thẩm xét của hoạt động đánh giá sự phù hợp

Thẩm xét

Chức năng quyết định của hoạt động đánh giá sự phù hợp

Quyết định

Chức năng xác nhận sự phù hợp của hoạt động đánh giá sự phù hợp

Ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/ kiểm tra xác nhận

Chức năng giám sát của hoạt động đánh giá sự phù hợp

Không áp dụng

Hình B.1 minh họa cách tiếp cận theo chức năng trong đánh giá sự phù hợp theo TCVN ISO/IEC 17000 được chuyển đổi sang các thuật ngữ và khái niệm được định nghĩa tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Một tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận được ban hành hay không theo yêu cầu của chương trình.

Hình B.1 - Cách tiếp cận theo chức năng được chuyển đổi sang các thuật ngữ và khái niệm trong tiêu chuẩn này

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Minh họa việc áp dụng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

Hình C.1 minh họa việc áp dụng xác nhận giá trị sử dụng.

CHÚ THÍCH: Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng đưa ra sự đảm bảo bằng cách xác nhận tính hợp lý của công bố liên quan đến thông tin về việc sử dụng dự kiến trong tương lai.

Hình C.1 - Xác nhận giá trị sử dụng

 

Hình C.2 Minh họa việc áp dụng kiểm tra xác nhận.

CHÚ THÍCH: Tổ chức kiểm tra xác nhận đưa ra sự đảm bảo bằng cách xác nhận tính đúng đắn của công bố liên quan đến thông tin trong quá khứ.

Hình C.2 - Kiểm tra xác nhận

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015), Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

[2]  TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

[3]  ISO 14016, Environmental management - Guidelines on the assurance of environmental reports (Quản lý môi trường - Hướng dẫn về đảm bảo báo cáo môi trường)

[4]  TCVN ISO 14020 (ISO 14020), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nguyên tắc chung

[5]  TCVN ISO 14040 (ISO 14040), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ

[6]  TCVN ISO 14064-3 (ISO 14064-3), Khí nhà kính - Phần 3: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn đối với thẩm định và kiểm định các xác nhận khí nhà kính

[7]  TCVN ISO 14065 (ISO 14065), Khi nhà kính - Các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và thẩm tra khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác

[8]  TCVN ISO 15189 (ISO 15189), Phòng xét nghiệm y tế - Các yêu cầu về chất lượng và năng lực

[9]  TCVN 7420-1 (ISO 15489-1), Thông tin và tư liệu - Quản lý hồ sơ - Phần 1: Các khái niệm và nguyên tắc

[10]  TCVN ISO/IEC 17007 (ISO/IEC 17007), Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn biên soạn tài liệu quy định sử dụng để đánh giá sự phù hợp

[11]  TCVN ISO/IEC 17020 (ISO/IEC 17020), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với hoạt động của tổ chức tiến hành giám định

[12]  TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu

[13]  TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

[14]  TCVN ISO/IEC 17065:2012 (ISO/IEC 17065:2012), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ

[15]  ISO 17741, General technical rules for measurement, calculation and verification of energy savings of projects (Quy tắc kỹ thuật Chung về đo lường, tính toán và thẩm tra dự án tiết kiệm năng lượng)

[16]  ISO 17742, Energy efficiency and savings calculation for countries, regions and cities (Tính toán hiệu suất năng lượng và tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, khu vực và thành phố)

[17]  ISO 17743, Energy savings - Definition of a methodological framework applicable to calculation and reporting on energy savings (Tiết kiệm năng lượng - Xác định khuôn khổ phương pháp luận áp dụng cho việc tính toán và báo cáo tiết kiệm năng lượng)

[18]  TCVN ISO/IEC 17050 (ISO/IEC 17050), Đánh giá sự phù hợp - Công bố của nhà cung ứng về sự phù hợp

[19]  TCVN ISO 19011 (ISO 19011), Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

[20]  TCVN ISO 31000 (ISO 31000), Quản lý rủi ro - Hướng dẫn

[21]  TCVN ISO 50015 (ISO 50015), Hệ thống quản lý năng lượng - Đo và kiểm tra xác nhận hiệu quả năng lượng của tổ chức - Nguyên tắc chung và hướng dẫn

[22]  ISO 50046, General methods for predicting energy savings (Phương pháp Chung dự báo tiết kiệm năng lượng)

[23]  ISO 50047, Energy savings - Determination of energy savings in organizations (Tiết kiệm năng lượng - Xác định tiết kiệm năng lượng trong tổ chức)

[24]  Commission Regulation (EU) No 600/2012 of 21 June 2012 on the verification of greenhouse gas emission reports and tonne-kilometre reports and the accreditation of verifiers pursuant to Directive 2003/87/EC of the European Parliament and of the Council Text with EEA relevance (Quy định của Ủy ban Châu Âu (EU) số 600/2012, ngày 21 tháng 6 năm 2012 về việc thẩm tra báo cáo phát thải khí nhà kính và báo cáo theo tấn - km và công nhận người thẩm tra theo Chỉ thị 2003/87/EC của Nghị viện Châu Âu và theo văn bản của Hội đồng có liên quan đến EEA)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên tắc

4.1  Khái quát

4.2  Nguyên tắc đối với quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

4.3  Nguyên tắc đối với tổ chức xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

5.  Yêu cầu chung

5.1  Pháp nhân

5.2  Trách nhiệm đối với tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

5.3  Quản lý tính khách quan

5.4  Trách nhiệm pháp lý

6  Yêu cầu về cơ cấu

6.1  Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cao nhất

6.2  Kiểm soát hoạt động

7  Yêu cầu về nguồn lực

7.1  Yêu cầu chung

7.2  Nhân sự

7.3  Quá trình quản lý năng lực của nhân sự

7.4  Thuê ngoài

8  Chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9  Yêu cầu đối với quá trình

9.1  Yêu cầu chung

9.2  Trước thỏa thuận ràng buộc

9.3  Thỏa thuận ràng buộc

9.4  Hoạch định

9.5  Thực hiện xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9.6  Thẩm xét

9.7  Quyết định và ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9.8  Sự kiện được phát hiện sau khi ban hành tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

9.9  Xử lý yêu cầu xem xét lại

9.10  Xử lý khiếu nại

9.11  Hồ sơ

10  Yêu cầu về thông tin

10.1  Thông tin công khai sẵn có

10.2  Thông tin sẵn có khác

10.3  Viện dẫn đến xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và sử dụng dấu

10.4  Bảo mật

11  Yêu cầu về hệ thống quản lý

11.1  Yêu cầu chung

11.2  Xem xét của lãnh đạo

11.3  Đánh giá nội bộ

11.4  Hành động khắc phục

11.5  Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

11.6  Thông tin dạng văn bản

Phụ lục A (tham khảo) Các yếu tố của chương trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

Phụ lục B (tham khảo) Thuật ngữ và khái niệm được định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17029

Phụ lục C (tham khảo) Minh họa việc áp dụng xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận

Thư mục tài liệu tham khảo