Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/TR 14049:2015

ISO/TR 14049:2012

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM - CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CÁCH ÁP DỤNG TCVN ISO 14044 ĐỂ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHÂN TÍCH KIỂM KÊ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Environmental management - Life cycle assessment - Illustrative examples on how to apply ISO 14044 to goal and scope definition and inventory analysis

Lời nói đầu

TCVN ISO/TR 14049:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 14049:2012

TCVN ISO/TR 14049:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 207 Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và các tác động tiềm ẩn liên quan đến việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm, đã làm gia tăng mối quan tâm trong việc xây dựng các phương pháp nhằm tìm hiểu thấu đáo và giảm thiểu từ các tác động này đem lại. Một trong những kỹ thuật được xây dựng cho mục đích này đó chính là Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA). Để tạo ra một phương pháp hài hoà và hợp lý, một bộ các tiêu chuẩn về đánh giá vòng đời (LCA) bao gồm TCVN ISO 14040, TCVN ISO 14044 và tiêu chuẩn này, đã được tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới ISO biên soạn. Các tiêu chuẩn này đưa ra nguyên tắc thực hiện và báo cáo nghiên cứu LCA với các yêu cầu tối thiểu nhất định.

Tiêu chuẩn này đưa ra thông tin bổ sung cho TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), dựa trên một số ví dụ về các lĩnh vực quan trọng của tiêu chuẩn TCVN ISO 14044, nhằm nâng cao sự hiểu biết về các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 14044.

Đối với các giai đoạn khác nhau của LCA, yêu cầu phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu LCA được quy định trong TCVN ISO 14040 và TCVN ISO 14044.

 

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM - CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CÁCH ÁP DỤNG TCVN ISO 14044 ĐỂ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHÂN TÍCH KIỂM KÊ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Environmental management - Life cycle assessment - Illustrative examples on how to apply ISO 14044 to goal and scope definition and inventory analysis

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các ví dụ về tiến hành phân tích kiểm kê vòng đời (LCI) và được xem như một cách thức để đáp ứng các yêu cầu trong TCVN ISO 14044:2011. Các ví dụ này chỉ là một trong số các trường hợp có thể đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO 14044. Tiêu chuẩn đưa ra "một cách" hay "nhiều cách", không phải "một cách giống nhau" để áp dụng TCVN ISO 14044. Các ví dụ này chỉ phản ảnh một số phần của một nghiên cứu đầy đủ về LCI.

2  Khái quát

Các ví dụ nêu trong Bảng 1 tiêu chuẩn này, chú trọng vào 6 lĩnh vực chính của TCVN ISO 14044:2011

Trong cùng một số lĩnh vực chính có thể có nhiều ví dụ. Lý do là trong nhiều trường hợp, có thể có nhiều tình huống thực tế. Việc quyết định áp dụng chỉ một hoặc các tình huống thực tế khác là mục tiêu sẽ phụ thuộc và có thể thay đổi, ví dụ: do hệ thống sản phẩm hiện được khảo sát hay phụ thuộc vào các giai đoạn của chính vòng đời. Các ví dụ được mô tả theo nội dung của những điều khoản trong TCVN ISO 14044 và gắn với mục đích sử dụng cụ thể.

Trong việc mô tả các trường hợp khác nhau, khi có thể, tuân theo cấu trúc sau:

- Nội dung của TCVN ISO 14044;

- Tổng quan;

- Mô tả các ví dụ.

Bảng 1 - Bảng tham chiếu giữa TCVN ISO 14044:2011 với các ví dụ trong tiêu chun này

TCVN ISO 14044:2011

Các ví dụ trong tiêu chuẩn này

0  Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ định nghĩa

4  Khuôn khổ phương pháp luận đối với LCA

4.1  Các yêu cầu chung

4.2  Xác định mục tiêu và phạm vi

4.2.1  Khái quát

4.2.2  Mục tiêu của nghiên cứu

4.2.3  Phạm vi nghiên cứu

4.2.3.1  Khái quát

 

4.2.3.2  Chức năng và đơn vị chức năng

3.  Các ví dụ về xác lập các chức năng, các đơn vị chức năng và các dòng tham chiếu

4.  Ví dụ để phân biệt các chức năng của các hệ thống tương thích

4.2.3.3  Ranh giới của Hệ thống

5.  Các ví dụ về thiết lập các đầu vào, các đầu ra và ranh giới của một quá trình đơn vị

10. Các ví dụ về tiến hành phân tích độ nhạy

4.2.3.4  Phương pháp luận LCIA và các kiểu/ dạng tác động

 

4.2.3.5  Các kiểu và các nguồn dữ liệu

5. Các ví dụ về thiết lập các đầu vào, các đầu ra và ranh giới của một quá trình đơn vị

4.2.3.6  Các yêu cầu đối với chất lượng dữ liệu

9. Các ví dụ về tiến hành đánh giá chất lượng dữ liệu

4.2.3.7 Những so sánh giữa các hệ thống

4. Ví dụ để phân biệt các chức năng của các hệ thống tương thích

4.2.3.8 Chuẩn mực để cân nhắc xem xét lại

 

4.3  Phân tích bảng kê vòng đời (LCI)

4.3.1  Khái quát

4.3.2  Thu thập dữ liệu

4.3.3  Dữ liệu tính toán

4.3.3.1  Khái quát

 

4.3.3.2  Thẩm định dữ liệu

9  Các ví dụ về tiến hành đánh giá chất lượng dữ liệu

4.3.3.3  Mối liên hệ đối với quá trình đơn vị và đơn vị chức năng

3  Các ví dụ về các chức năng phát triển, các đơn vị chức năng và các dòng tham chiếu

4.3.3.4  Mối liên hệ đối với ranh giới của Hệ thống

10  Các ví dụ về tiến hành phân tích độ nhạy

4.3.4  Phân định

 

4.3.4.1  Khái quát

6  Các ví dụ về việc phân định cần tránh

4.3.4.2  Quy trình phân định

7  Các ví dụ về phân định

4.3.4.3  Quy trình phân định đối với trường hợp tái sử dụng và tái chế

8  Ví dụ về áp dụng quy trình phân định đối với việc tái chế

4.4  Đánh giá tác động vòng đời (LCIA)

 

4.5  Diễn giải vòng đời của sản phẩm

 

5  Báo cáo

 

5.1  Các yêu cầu và xem xét chung

 

5.2  Các yêu cầu và hướng dẫn bổ sung cho báo cáo của bên thứ ba

 

5.3  Các yêu cầu thêm đối với xác nhận so sánh dự kiến công khai trước công chúng

 

6  Xem xét phản biện

 

6.1  Yêu cầu chung

 

6.2  Nhận xét phản biện do chuyên gia nội bộ hoặc từ bên ngoài

 

6.3  Xem xét phản biện của hội đồng hoặc các bên quan tâm

 

Phụ lục A (tham khảo)

 

Phụ lục B (tham khảo)

Ví dụ về các phiếu thu thập dữ liệu

Các ví dụ về diễn giải vòng đời

3  Các ví dụ về các chức năng phát triển, các đơn vị chức năng và các dòng tham chiếu

3.1  Nội dung của TCVN ISO 14044

Điều 4.2.3.2 trong TCVN ISO 14044 nêu:

Phạm vi của một LCA cần phải được quy định rõ các chức năng (các đặc tính tính năng) của hệ thống đang được nghiên cứu. Đơn vị chức năng cn phải nht quán với mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu. Một trong các mục đích cơ bản của một đơn v chức năng là cung cp sự tham chiếu mà theo đó dữ liu đu vào và ra được chuẩn hóa (theo ý nghĩa toán học). Do vậy, đơn vị chức năng cn phải được định rõ và có thể đo được.

Khi đã chọn được đơn v chức năng, phải xác định được dòng tham chiếu.

Điều 4.2.3.3 trong TCVN ISO 14044 nêu:

Phi xác định một dòng thích hợp cho mỗi quá trình đơn vị. Các đầu vào và đầu ra định lượng của quá trình đơn vị phải được tính toán có liên quan đến dòng này. Dựa trên sơ đồ dòng chảy và này và các dòng giữa các quá trình đơn vị, các dòng của tất c các quá trình đơn v phải có liên hệ với dòng tham chiếu. Phép tính toán này phải được thực hiện đối với tất cả các dữ liệu đu vào đầu ra của hệ thống hiện có tham chiếu tới đơn vị chức năng.

3.2  Tổng quan

Khi xác định đơn vị chức năng và xác định các dòng tham chiếu, cần phân biệt các bước sau đây:

- Xác định các chức năng;

- Lựa chọn các chức năng và xác định đơn vị chức năng;

- Xác định tính năng của sản phẩm và xác định dòng tham chiếu.

Trình tự của các bước này được nêu ở Hình 1 trong ví dụ về sơn tường. Ví dụ này cũng được sử dụng trong phần nội dung tiếp theo (từ 3.3 đến 3.5). Các ví dụ khác nêu ở 3.6.

3.3 

Xác định các chức năng

3.4 

Lựa chọn các chức năng và xác định đơn vị chức năng

3.5 

Nhận biết tính năng sản phẩm và xác định dòng tham chiếu

CHÚ THÍCH: Cũng có thể bắt đầu với một sản phẩm khác hoặc bắt đầu bằng chính chức năng của nó

Hình 1 - Tổng quan ca ví dụ

3.3  Xác đnh các chức năng

Mục đích của đơn vị chức năng là định lượng mức độ hữu ích mà hệ thống sản phẩm tạo ra. Bước đầu tiên là xác định mục đích được tạo ra bởi hệ sản phẩm, nghĩa là chức năng hoặc các chức năng của hệ thống.

Điểm xuất phát của quy trình này có thể là một sản phẩm cụ thể được nghiên cứu (ví dụ sơn tường) hoặc có thể là yêu cầu hay mục đích cuối cùng mà trong một số trường hợp, có thể được đáp ứng bằng một số các sản phẩm cụ thể, khác biệt nhau, (ví dụ việc trang trí tường có thể được đáp ứng nhờ cả sơn và giấy dán tường hoặc sự kết hợp của chúng).

Các chức năng thường có những mối liên hệ điển hình với sản phẩm cụ thể hay với các đặc tính quá trình, một trong các chức năng có thể:

- Đáp ứng các nhu cầu đặc biệt và do đó có một giá trị sử dụng giúp tạo được giá trị kinh tế đặc thù cho người cung cấp sản phẩm;

- Tác động tới chức năng của các hệ thống kinh tế khác (ví dụ giấy dán tường có thể gây những ảnh hưởng nhỏ khi dán, như ảnh hưởng đến yêu cầu cách nhiệt của tòa nhà).

3.4  Lựa chọn các chức năng và xác định đơn vị chức năng

Không hẳn mọi chức năng đều phù hợp với một LCA cụ thể. Vì vậy, từ tất cả các chức năng có thể, phải xác định các chức năng có liên quan.

Ví dụ, với loại tường ngăn rắn, bảo vệ bề mặt có thể không cần thiết nhưng việc sơn màu lại liên quan đến chức năng của sơn.

Hơn thế, các chức năng liên quan được định lượng theo một đơn vị chức năng có thể được biểu thị nhờ sự kết hợp của các thông số khác nhau.

Với việc phủ màu cho tường, đơn vị chức năng đòi hỏi chung là diện tích cần được phủ (ví dụ 20 m2), kiểu của tường (đặc biệt lưu ý các đặc tính hấp thụ và gắn kết của tường), khả năng để sơn bám chắc vào bề mặt (ví dụ cản quang tới 98 %), và tuổi thọ hữu ích của nó (ví dụ 5 năm).

Với trường hợp có các đơn vị đa chức năng, đôi khi có thể có những cách liên kết giữa những cách định lượng khác nhau, ví dụ, với tường được phủ bởi vật liệu cách nhiệt, có thể có bề mặt đã được phủ màu, điều đó làm cho việc sơn màu là không cần thiết vì tường đã có được cả màu sắc và cách nhiệt. Khi đó đơn vị chức năng có thể là:

"20 m2 tường được phủ bởi lớp cách nhiệt 2 m·K/W, có bề mặt được phủ màu cản quang tới 98 %, không đòi hỏi bất kỳ sơn màu nào khác trong 5 năm"

Một số ví dụ khác về các đơn vị đa chức năng được nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các ví dụ về các đơn v chức năng đi vi các hệ thống có nhiều chức năng

Ví dụ số:

(1)

(2)

H thống

Giấy được tái chế

Tổ hợp các động cơ tạo ra điện năng, và

Các chức năng

- Thu hồi giấy loại, và

- Sản xuất các loại bột giấy in

- v.v...

- Máy phát điện, và

- Sản xuất các nguồn hơi

- v.v..

Chức năng được chọn cho LCA

- Thu hồi giấy loại, hoặc

- Sản xuất bột giấy có mực in

- Máy phát điện, hoặc

- Sản xuất các nguồn hơi

- v.v...

Đơn vị chức năng

- Thu hồi 1 000 kg giấy loại, hoặc

- Sản xuất 1 000 kg bột giấy in

- Sản xuất 100 MW điện, hoặc

- Tạo ra 300 000 kg hơi bão hòa nhiệt tại 125 oC và 0,3 Mpa (3 bar)

3.5  Nhận biết tính năng sản phẩm và xác đnh dòng tham chiếu

Sau khi xác định đơn vị chức năng cụ thể, bước tiếp theo là phải xác định lượng sản phẩm cần thiết để đáp ứng chức năng đã được lượng hóa bởi đơn vị chức năng này. Dòng tham chiếu này phải liên quan với tính năng của sản phẩm và thường được xác định nhờ kết quả của phương pháp đo đã được chuẩn hóa. Tất nhiên, bản chất của phép đo và cách tính toán này sẽ phụ thuộc vào sản phẩm được nghiên cứu.

Đối với sơn, dòng tham chiếu thường được biểu thị như số lượng (lít) cần để sơn một diện tích bề mặt đã được xác định bởi một đơn vị chức năng. Ví dụ, trong phép thử đã được chuẩn hóa, sơn A có thể được xác định là mỗi lít sơn được 8,7 m2 (nghĩa là tính năng của sản phẩm). Ví dụ minh họa ở Hình 1 cần 2,3 L sơn để được 20 m2 của đơn vị chức năng, nếu các điều kiện trong phép thử chuẩn này là tương tự với các điều kiện được yêu cầu bởi đơn chức năng (xét theo kiểu dạng bề mặt và độ cản quang).

Đơn vị chức năng có thể vốn đã được biểu thị theo nghĩa định lượng các sản phẩm sao cho đơn vị và dòng tham chiếu đồng nhất. Bảng 2 nêu một số ví dụ về các đơn vị như vậy, đã được biểu thị theo nghĩa định lượng của các sản phẩm.

3.6  Các ví dụ bổ sung

Ba ví dụ trong Bảng 3 dưới đây làm rõ hơn quy trình xác lập các chức năng, các đơn vị, và các dòng tham chiếu:

Bảng 3 - Các ví dụ làm rõ hơn việc xác lập ra các chức năng, các đơn v và các dòng tham chiếu

Ví dụ số

(1)

(2)

(3)

Sản phẩm

Bóng đèn điện

Chai đựng nước

Máy sấy tay

Các chức năng

- Cung cấp ánh sáng

- Tạo nhiệt

- v.v...

- Bảo quản nước uống

- Thuận tiện cho việc chuyên chở bảo quản

- Một phần tạo ấn tượng cho sản phẩm.

- v.v...

- Sấy tay

- Loại khử khuẩn

- v.v..

Chức năng được chọn cho một LCA

Chiếu sáng (chỉ với đèn ngoài trời)

Bảo quản nước uống

Sấy tay (chức năng vệ sinh được xem là không liên quan)

Đơn vị

300 Ix trong 50 000 h đạt phổ ánh sáng ban ngày ở 5 600 K

50 000 L đồ uống được bảo quản từ khi đóng cho tới khi tiêu dùng.

Sấy được 1000 đôi bàn tay

Tính năng của sản phẩm

100 Ix đạt tuổi thọ 10 000 h.

0,5 L với chai dùng một lần

Thay được một tờ khăn lau giấy cho một bàn tay.

Dòng tham chiếu

15 bóng chiếu ánh sáng trắng ban ngày với độ sáng 100 Ix và tuổi thọ 10 000 h

100 000 chai dùng một lần loại 0,5 L

2000 khăn lau giấy

4  Các ví dụ để phân biệt các chức năng của các hệ thống tương thích

4.1  Nội dung của TCVN ISO 14044

Trong TCVN ISO 14044:2011, 4.2.3.2 và 4.2.3.7 đưa ra các tình huống xử lý các hệ thống sản phẩm có một hoặc một số chức năng và các yêu cầu giúp so sánh các hệ thống được tiến hành với cùng một đơn vị chức năng.

Điều 4.2.3.2 trong TCVN ISO 14044:2011 nêu:

Sau khi đã chọn lựa được đơn vị chức năng, cn phải định ra dòng tham chiếu. Phải thực hiện sự so sánh giữa các hệ thống trên cơ sở có cùng chức năng, được định lượng với cùng đơn vị chức năng theo hình thức ca các dòng tham chiếu của chúng. Nếu các chức năng bổ sung của bất kỳ hệ thống nào không được tính đến trong việc so sánh các đơn vị chức năng, thì sự b sót đó cần phải được giải thích và lập thành tài liệu. Như là một sự lựa chọn, các hệ thống liên quan đến sự phân phối của các chức năng này có thể được bổ sung vào ranh giới của hệ thống khác để làm cho các hệ thống tương thích hơn. Trong những trường hợp như vậy, các quá trình được chọn phải được gii thích và lập thành tài liệu.

Điều 4.2.3.7 trong TCVN ISO 14044:2011 nêu:

Trong một nghiên cứu so sánh, tính tương đương của các hệ thống được so sánh cần phi được đánh giá trước khi diễn giải kết quả. Do đó, phạm vi của nghiên cứu cần phải được định ra theo cách thức mà các hệ thống có thể so sánh được. Các hệ thống cần được so sánh bằng cách sử dụng cùng đơn vị chức năng và những xem xét phải có phương pháp luận tương đương, như tính năng hoạt động, ranh giới của hệ thống, chất lượng dữ liệu, quy trình phân định, quy tắc quyết định về đánh giá đầu vào đầu ra và đánh giá tác động. Mọi sai khác gia các hệ thống đối với các thông số này cần được xác định rõ và báo cáo. Nếu nghiên cứu được dự định dùng cho mục đích xác nhận so sánh nhằm công bố cho công chúng, thì các bên hữu quan cần tiến hành sự đánh giá này theo một cách xem xét mang tính phản biện.

4.2  Tng quan

Khi so sánh các hệ thống sản phẩm, cần đặc biệt lưu ý để khẳng định rằng so sánh được dựa trên cùng đơn vị chức năng và theo những xem xét có phương pháp luận tương đương như tính năng hoạt động, các ranh giới của hệ thống, chất lượng dữ liệu, qui trình phân định, quy tắc quyết định về đánh giá đầu vào đầu ra. Trong phần này, trình bày và minh họa bằng ví dụ về một số cách tiếp cận khả thi.

Các bước chung để tiến hành trong những nghiên cứu mang tính so sánh được minh họa trong Hình 2.

Hình 2 - Tng quan v các bước trong những nghiên cứu so sánh

4.3  Nhận biết và lựa chọn các chức năng

Định nghĩa về đơn vị chức năng gắn liền với mục tiêu của việc nghiên cứu. Nếu mục tiêu là so sánh các hệ thống sản phẩm, cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo rằng phép so sánh là đúng, hiệu lực và bất kỳ chức năng bổ sung nào đều được xác định và mô tả cũng như tất cả chức năng liên quan đều đã được xem xét.

VÍ DỤ 1: Việc nghiên cứu về quản lý chất thải cần bao gồm cả các chức năng khác, không chỉ đơn giản là thải bỏ (nghĩa là các chức năng được thực hiện bởi các hệ thống tái chế, để cung cấp các nguyên liệu hay năng lượng được tái chế).

VÍ DỤ 2: Việc nghiên cứu về thiết bị điện gia dụng cần bao gồm cả sự thất thoát nhiệt đối với tòa nhà trong đó thiết bị này đang hoạt động vì việc này ảnh hưởng đến lượng nhiệt cần để sưởi hoặc làm mát.

Đối với các nghiên cứu mang tính so sánh, việc lựa chọn chức năng trở nên quan trọng hơn so với các nghiên cứu không mang tính so sánh. Đối chiếu với các chức năng nêu ở Bảng 3 cho thấy:

- Đối với các chai (ví dụ 2), nếu bỏ đi chức năng tạo ấn tượng của việc đóng chai, có thể dẫn đến việc so sánh việc đóng gói với kỹ thuật tương tự (nghĩa là chứa cùng một lượng nước uống), tuy nhiên cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều không chấp nhận là có thể so sánh được.

- Đối với hệ thống máy sấy tay (ví dụ 3), bỏ đi chức năng vệ sinh thì không thể chấp nhận được, ví dụ, trong công nghiệp thực phẩm, tại đây khả năng loại bỏ vi khuẩn của các loại khăn giấy dù được xem là thuận lợi đến đâu thì cũng không thể được xem là so sánh được với các hệ thống máy sấy tay bằng điện.

4.4  Tính tương đương của các dòng tham chiếu

Đơn vị chức năng trong ví dụ về sơn nêu ở Điều 3 là "sơn được 20 m2 tường bằng sơn A có độ cản quang tới 98 % và độ bền 5 năm". Đơn vị chức năng này có thể được đáp ứng nhờ một số các chức năng tham chiếu khác nhau như:

- 2,3 L sơn A;

- 1,9 L sơn B;

- 1,7 L sơn C, v.v...

Những dòng tham chiếu này được tính dựa trên phép thử trong các điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ dạng bề mặt và độ cản quang.

Những điều kiện thử và các phương pháp đo được tiêu chuẩn hóa cần thích ứng với phép so sánh đã định: Trong ví dụ về máy sấy tay (ví dụ 3 Bảng 3), có thể không liên quan tới việc phép thử phải được chuẩn hóa dựa trên các đặc tính kỹ thuật như khối lượng, lực hấp thụ, độ bền dai của v.v.. giấy nếu như khối lượng thực của giấy được sử dụng chỉ phụ thuộc công thức phối trộn. Một giải pháp thích hợp hơn đó là xét dữ liệu được thu thập được về khối lượng giấy còn lại từ lúc đầu đến khi kết thúc sau một khoảng thời gian thích hợp và cũng trong thời gian đó, sử dụng một thiết bị giám sát điện tử gắn tại các chậu rửa được sử dụng và đặt tại các vị trí liên quan để xác định có bao nhiêu lượt bàn tay đã được sấy. Tương tự, các yêu cầu kỹ thuật của máy sấy tay điện, như thể tích không khí và nhiệt độ cũng không hẳn là sở hợp lý để tính toán chức năng tham chiếu nếu như thời gian sử dụng thực của máy đã được cố định bởi các yếu tố khác, ví dụ bằng rơle hẹn giờ. Như vậy, tất cả những gì được xem là cần thiết là thời gian làm việc và công suất của thiết bị.

Trong trường hợp bóng đèn chiếu sáng (ví dụ 1 trong Bảng 3) đơn vị chức năng là "300 Ix trong 50 000 h" có thể được thể hiện qua:

- 5 lần sử dụng, mỗi lần 3 bóng có độ sáng 100 lx và mỗi bóng có tuổi thọ 10 000 h, hoặc

- 10 lần sử dụng, mỗi lần 2 bóng có độ sáng 150 Ix và mỗi bóng có tuổi thọ 5 000 h.

Những điểm cần lưu ý khi so sánh 3 bóng loại 100 Ix với hai bóng loại 150 Ix là:

- Chiếu sáng của hai loại bóng là có thể so sánh được (hay sự khác biệt này được người sử dụng chấp nhận);

- Hai hoặc ba bóng, lần lượt có thể được lắp đặt sao cho phân bố ánh sáng là như nhau (hay sự khác biệt này được người sử dụng chấp nhận);

- Chui đèn và các bộ phận gá lắp khác không bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn (cũng có trường hợp chúng có thể phải được đưa vào việc so sánh).

Như vậy, hai loại bóng đèn được xem như có khả năng so sánh mặc dù tuổi thọ của chúng khác nhau. Sự khác biệt này đương nhiên sẽ được cân nhắc khi tính toán dòng tham chiếu. Tuy nhiên, với các sản phẩm có tuổi thọ lớn như tủ lạnh (từ 10 năm đến 20 năm), sự phát triển của công nghệ có thể là yếu tố không thể bỏ qua. Một tủ lạnh có tuổi thọ 20 năm không thể so sánh đơn thuần với hai tủ lạnh mỗi tủ có tuổi thọ 10 năm được dùng liên tục đến tận ngày nay. Những tủ lạnh mà sau 10 năm nữa, tính từ thời điểm bây giờ liệu chắc chắn có hiệu suất năng lượng lớn hơn (Tức năng lượng đầu vào cho mỗi đơn vị chức năng sẽ thấp hơn) so với các tủ lạnh hiện nay, hiệu suất năng lượng tủ lạnh thứ 2 trong giải pháp lựa chọn 10+10 sẽ được xác định bằng dự án trong tương lai, trong khi hiệu suất năng lượng của loại tủ lạnh tuổi thọ 20 năm thì đã cố định.

Đối với 100 000 chai có thể tích 0,5 L sử dụng một lần (ví dụ 2 trong Bảng 3) về mặt kỹ thuật có thể được đáp ứng bởi cùng chức năng bảo quản 50 000 L nước giải khát như 12 500 loại chai thể tích 0,4 L có khả năng tái sử dụng ở mức 90 %. Tuy nhiên, trong một số tình huống, người tiêu dùng không phải lúc nào cũng có thể phân biệt giữa các loại chai có khối lượng hay thể tích khác nhau. Nếu người tiêu dùng quan niệm 1 chai bằng 1 chai thì tổng lượng tiêu thụ nước giải khát sẽ giảm khi dùng loại chai có khả năng thu hồi. Trong trường hợp này, việc đóng chai không thể nghiên cứu độc lập với hàm lượng của nó. Đây là ví dụ về mũi tên "không" chỉ về bên phải trong Hình 2. Mục tiêu của nghiên cứu có thể được xác định lại cho phép so sánh lượng nước giải khát với việc đóng chai có tính đến sự thay đổi trong tiêu dùng.

Một ví dụ khác về chức năng không so sánh được (mũi tên "không" chỉ về bên phải trong Hình 2), trường hợp hai máy làm đá, một máy có và một máy không có khả năng làm đá nhanh. Nếu người tiêu dùng xem tính làm đá nhanh là chức năng cơ bản, hai máy làm đá này rõ ràng không thể có khả năng so sánh và chúng cũng không thể được làm cho có khả năng so sánh bởi bất kỳ cách tính toán hay sự mở rộng hệ thống nào. Điều tương tự như vậy cũng đúng đối với các ví dụ nêu ở 4.3.

Trong một số hệ thống có nhiều chức năng, ví dụ các hệ thống nêu ở Bảng 2, các chức năng có thể được tách ra và chia thành một số hệ thống:

- Thải bỏ giấy loại trong lò đốt và sản xuất bột từ các sợi nguyên sinh có thể cung cấp cùng một đơn vị chức năng như hệ thống tái chế giấy.

- Việc tách biệt các máy phát điện và các máy có bản chất là cấp nhiệt, lần lượt sẽ cung cấp điện năng và cung cấp nhiệt, cũng có thể tạo ra cùng một đơn vị chức năng như một tổ hợp máy phát điện.

Tuy nhiên, một số chức năng có thể có mối liên kết mật thiết nên không thể tách như vậy. Ví dụ tính phát nhiệt của bóng đèn chiếu sáng không thể tách rời với chức năng cơ bản của bóng.

Trong những tình huống khác, về mặt kỹ thuật có thể thực hiện được việc tách hai chức năng có mối liên kết nhưng do những khía cạnh khác, hai chức năng được tách vẫn không thể được xem là có thể so sánh đối với các chức năng chung của nó. Ví dụ về trường hợp này, đó là sự kết hợp của máy làm đá và tủ lạnh. Có thể hoặc không thể so sánh tách biệt với máy làm đá và tủ lạnh, nó phụ thuộc vào khả năng chấp nhận cách lựa chọn của người tiêu dùng (thường quan tâm đến thể tích hơn là cách lựa chọn kết hợp để có các thể tích hữu dụng bên trong giống nhau).

Lưu ý rằng, trong hầu hết các ví dụ nêu trên, tính tương đương của hai sản phẩm được xác định qua sự chấp nhận của người sử dụng. Sự chấp nhận này, và mặc dù hai sản phẩm được có so sánh được với nhau hay không, đều có thể bị ảnh hưởng bởi những cách lựa chọn giá bán cũng như các thông tin bổ sung đi kèm với các sản phẩm, ví dụ các thông tin về tính năng môi trường. Như vậy, với mục đích quản lý phát triển sản phẩm và quản lý chiến lược cũng có thể so sánh hai sản phẩm mà ban đầu không được xem là tương đương nhưng trong những điều kiện về giá và các thông tin cụ thể khác, khi đó có thể giả định được xem là tương đương.

4.5  Điều chnh sự khác biệt về tính năng

Trong các trường hợp các dòng tham chiếu ngay từ đầu đã được xem là tính tương đương thì không cần phải điều chỉnh (như ví dụ về sơn nêu ở 4.4)

Trong các trường hợp khác, việc điều chỉnh là cần thiết. Quy trình điều chỉnh tuân theo cùng các nguyên tắc như việc phân định các sản phẩm đồng hành, nghĩa là lựa chọn ưu tiên sự sửa đổi các ranh giới hệ thống để tránh những sự khác biệt về chức năng. Trong một số trường hợp, khi việc sửa đổi này là không thể hoặc không khả thi, vẫn có thể áp dụng việc phân định. Nội dung dưới đây sẽ nêu các ví dụ cho cả hai lựa chọn này.

Trong trường hợp đèn chiếu sáng nêu ở 4.4, cần phải điều chỉnh một trong các hệ thống so sánh (mở rộng nhờ thêm các đui đèn). Trường hợp khác rõ ràng hơn, ví dụ về việc mở rộng hay xem xét lại những chức năng được nghiên cứu trong ví dụ về loại chai được đề cập ở 4.4, ở đây việc bao gồm cả nước uống lại là cần thiết.

Việc so sánh các tủ lạnh có thể dựa trên thể tích bên trong và/hoặc ngoài của tủ lạnh. Chức năng chính hiển nhiên liên quan đến thể tích bên trong của chúng, tuy nhiên thể tích bên ngoài cũng có thể là chức năng có tính quyết định nếu tủ lạnh này phù hợp với một cái bếp hiện có. Nếu như thể tích bên ngoài yêu cầu phải bằng nhau thì thể tích bên trong có thể được thay đổi nhờ sự khác nhau về độ dày của lớp cách nhiệt. Điều này có thể được điều chỉnh bằng các giả thiết về sở thích khác nhau của người sử dụng (ví dụ thói quen hay mua hàng thường xuyên, hay cất giữ những loại thực phẩm nhất định nào đó bên ngoài tủ lạnh, để thêm một tủ khác trong nhà). Mỗi thay đổi về thói quen sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong các quá trình sau này đưa vào nghiên cứu. Mặt khác, nếu thể tích bên trong yêu cầu phải như nhau thì phải điều chỉnh thay đổi độ dày của lớp cách nhiệt trong các khoảng trống vật lý xung quanh tủ (và các đồ dùng khác trong bếp). Nếu cả thể tích bên trong và bên ngoài đều yêu cầu quan trọng như nhau thì việc điều chỉnh như vậy là không thể và chỉ có thể thay đổi về độ dày của tủ. Điều này cho thấy sự lựa chọn các chức năng được yêu cầu cũng xác định các giải pháp thay thế và có thể được đưa vào nghiên cứu.

Việc điều chỉnh theo cách mở rộng hệ thống ở các ví dụ trên không phải lúc nào cũng làm được. Ví dụ khi nghiên cứu một chức năng bảo quản lạnh vừa làm đá của một loại tủ có kết hợp cả bảo quản lạnh và làm đá (tức là bao gồm vòng đời của các thực phẩm được làm lạnh nhưng không được làm đông lạnh), rõ ràng không thể điều chỉnh trong các khoảng trống của tủ mà chỉ điều chỉnh tác động kết hợp của hai chức năng. Như vậy, các đầu vào và đầu ra của loại tủ kết hợp bảo quản lạnh và làm đá sẽ là cách phân định giữa hai chức năng. Điều này có thể thực hiện dựa trên các yêu cầu năng lượng liên quan đối với hai khoang chính là điều chỉnh giữa thể tích và nhiệt độ và được tính theo công thức:

Vadj = Vc x (tr - tc)/ (tr - 5)

Trong đó:

Vc là thể tích của khoang; tr là nhiệt độ phòng; tc là nhiệt độ của khoang, và

5 oC là nhiệt độ tham chiếu.

Lưu ý, nếu việc phân tích xem các tủ lạnh và vừa làm đá như những sản phẩm có một chức năng thì khả năng so sánh hai loại tủ lạnh và vừa làm đá bằng các tỷ số khác nhau giữa các thể tích của hai khoang có thể phụ thuộc vào khả năng thay thế trong đánh giá trực quan của khách hàng. Trường hợp này, việc điều chỉnh sự khác biệt bằng các hệ số kỹ thuật là không thỏa đáng (ví dụ điều chỉnh giữa thể tích và nhiệt độ).

5  Các ví dụ về thiết lập các đầu vào, đầu ra và ranh giới của một quá trình đơn vị

5.1  Ngữ cảnh của TCVN ISO 14044

Điều 4.2.3.3 trong TCVN ISO 14044:2011 nêu các hưng dẫn sau:

a) Chọn ranh giới hệ thống nhất quán với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (4.2.3.3.1)

"Ranh giới hệ thống xác định ra các đơn vị quá trình nào sẽ được đưa vào trong phạm vi LCA. Sự lựa chọn ranh giới của hệ thống cn phải nhất quán với mục tiêu của nghiên cứu. Các tiêu chí được sử dụng trong quá trình thiết lập ranh giới hệ thống cần phải được phân định và giải thích.

Các quyết định cn phi được đưa ra dựa theo đơn vị quá trình nào sẽ được đưa vào nghiên cứu và mức độ chi tiết mà theo đó các quá trình đơn vị này cn phải được nghiên cứu".

b) Phải sử dụng sơ đồ dòng chảy quá trình để mô tả từng quá trình có liên quan (4.2.3.3.2)

"Đúng ra, hệ thống sản phẩm cn được mô hình hóa theo cách thức mà đầu vào và đầu ra tại ranh giới của nó là các dòng sơ cấp và dòng sản phẩm. Đó là một quá trình lặp đi lặp lại đ xác định các đầu vào và đầu ra phải được truy tìm theo môi trường, nghĩa là đ xác định quá trình đơn vị nào tạo ra các đầu vào (hoặc quá trình đơn vị nào nhận các đầu ra) phải được đưa vào hệ thống sản phẩm đang được nghiên cứu. Sử dụng các dữ liệu sẵn có để tạo lập sự phân định ban đầu. Đầu vào và đầu ra phải được xác định đầy đủ hơn sau khi các dữ liệu bổ sung được thu thập trong quá trình tiến hành nghiên cứu và sau đó phân tích về độ nhạy (xem TCVN ISO 14044, 4.3.3.4)". và

c) Chuẩn mực để đưa vào hoặc loại bỏ các đầu vào và đầu ra (4.2.3.3.3)

Một số tiêu chí loại bỏ được dùng trong thực hành LCA để quyết định đầu vào nào cần được đưa vào đánh giá, như khối lượng, năng lượng và mức ý nghĩa môi trường. Nếu việc tiến hành phân định khởi đầu về các đầu vào mà chỉ dựa trên sự phân bổ khối lượng thì có th dn đến việc loại bỏ ra khỏi nghiên cứu các đầu vào quan trọng. Vì thế, năng lượng và ý nghĩa môi trường cũng cn phải được dùng như là tiêu chí giới hạn trong quá trình này.

а) Khối lượng: một quyết định phù hợp, khi sử dụng khối lượng như là một tiêu chí giới hạn là yêu cầu đưa vào nghiên cứu tất c các đầu vào mà chúng có đóng góp tích lũy ln hơn một tỷ lệ phần trăm đã xác định cho khối lượng đầu vào của hệ thống sản phẩm đang được mô hình hóa.

d) Năng lượng: tương tự, một quyết định phù hợp, khi sử dụng năng lượng như là một tiêu chí, là yêu cầu đưa vào nghiên cứu các đầu vào nào mà chúng có đóng góp tích lũy nhiều hơn một tỉ lệ phần trăm đã xác định cho năng lượng đầu vào của hệ thống sản phẩm.

e) Ý nghĩa môi trường: cn phải ra quyết định về tiêu chí giới hạn đ đưa vào các đầu vào nào mà chúng có đóng góp nhiều hơn lượng bổ sung đã xác định của số lượng dữ liệu đơn lẻ được ước tính của hệ thống sản phẩm được chọn một cách đặc biệt do có liên quan đến môi trường

5.2  Tổng quan

Mục đích của nghiên cứu LCA là tạo định hướng cho việc lựa chọn các loại dữ liệu riêng biệt. Việc lựa chọn các loại dữ liệu riêng biệt có thể bao gồm danh mục đầy đủ các đầu vào và đầu ra hoặc xác định những câu hỏi cụ thể mà nghiên cứu hiện đang khảo sát.

Các loại dữ liệu thu được từ hệ thống được nêu trong định nghĩa mục tiêu và phạm vi. Các dòng năng lượng thường là dạng điển hình được xét trong nghiên cứu về LCA vì thông tin về các dòng này thường có sẵn và dòng năng lượng có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên và các phát thải.

Các quyết định về các dòng nguyên vật liệu cần được chọn để đưa vào phạm vi nghiên cứu LCA sẽ ảnh hưởng đến các kết quả. Điều quan trọng là phải xét đến tất cả những dòng nguyên vật liệu quan trọng mà chúng có thể ảnh hưởng đến sự diễn giải việc nghiên cứu.

Quá trình để lựa chọn các nguồn đầu vào và đầu ra dạng nguyên liệu và các ranh giới của hệ thống được minh họa trong Hình 3.

5.3  Xác định các quá trình đơn vị của hệ thống và các ranh giới của chúng

Các quá trình đơn vị nằm trong hệ thống sản phẩm cần phải đáp ứng các chuỗi cung cấp và sử dụng sản phẩm đó, gắn liền với mục đích và phạm vi nghiên cứu. Hình 4 mô tả nhận thức về một quá trình đơn vị cùng các đầu vào và đầu ra liên quan của nó. Một ví dụ về quá trình đơn vị là "quá trình nóng chảy của nhôm"- một phần của hệ thống sản xuất đối với sản phẩm nhôm. Quá trình đơn vị này chuyển đầu vào dạng nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu trung gian (Nhôm đã được tinh lọc) cùng với nguyên liệu phụ, năng lượng và các phát thải ra môi trường để tạo thành "sản phẩm trung gian" mà sau đó được xử lý tiếp trong hệ thống sản phẩm này. Với thông tin này, có thể xác lập các quá trình riêng biệt để tạo nên những sự chuyển hóa này. Sau đó chuẩn bị một danh mục các địa điểm cần báo cáo có liên quan đến mục đích của việc nghiên cứu

Để thiết lập các ranh giới quá trình đơn vị, cần tiếp xúc, tìm hiểu các hiện trường/địa điểm trong khu vực cộng đồng dân cư quan tâm để xác định những phần nhỏ nhất của hệ thống sản phẩm này mà đối với chúng các dữ liệu là có sẵn. Do có sự biến động trong các quá trình cụ thể được diễn ra tại từng địa điểm riêng biệt, các ranh giới của quá trình đơn vị được thiết lập theo hướng giảm thiểu tối đa nhu cầu của các quy trình phân biệt.

Hình 3 - Tng quan v việc xác định các đầu vào, đầu ra và các ranh giới của hệ thống.

Hình 4 - Ví dụ mang tính nhận thức v mô tả quá trình đơn vị

Hình 5 nêu ví dụ khác về mô tả quá trình đơn vị và danh mục các đầu vào, đầu ra để sản xuất loại thủy tinh xốp trắng

Hình 5 - Ví dụ mô tả quá trình đơn vị để sản xuất thủy tinh xốp trắng

Loại hình sản xuất: Thủy tinh; Sản xut thủy tinh xốp trắng với 55 % nguyên liệu là thủy tinh vụn (Buwal 250-1996) Bộ phận: Sản xuất bao bì

Đầu vào

Các nhóm nguyên liệu

Đơn vị

Định lượng

Mảnh thủy tinh: Nguyên liệu thô thứ cấp

sản phẩm từ các Hệ thống khác

kg

601,30

Đá dolomit: nguyên liệu thô

Dòng sơ cấp

kg

72,50

Bột feldspar nguyên liệu thô

Dòng sơ cấp

kg

31,10

Bột đá vôi: nguyên liệu thô

Dòng sơ cấp

kg

27,00

Cát thạch anh: nguyên liệu thô

Dòng sơ cấp

kg

253,10

Natri cacbonat (Na2CO3)

Sản phẩm trung gian

kg

62,80

Natri sunfat (Na2SO4)

Sản phẩm trung gian

kg

3,20

Calumit

Sản phẩm trung gian

kg

6,50

Ammoniac (NH3)

Sản phẩm trung gian

kg

0,30

Natri hydroxit (NaOH 50 %)

Sản phẩm trung gian

kg

21,40

Các loại dầu nhờn

Sản phẩm trung gian

kg

0,662

Nước làm mát

Dòng sơ cấp

1,70

Điện năng từ lưới điện công cộng (Thụy Sỹ)

Sản phẩm trung gian

Kw∙h

291,00

Dầu diezen (để sản xuất)

Sản phẩm trung gian

kg

0,14

Các loại nhiên liệu trong buồn đốt

Sản phẩm trung gian

kg

1,52

Đầu ra

 

 

 

Thủy tinh xốp trắng

Sản phẩm trung gian

kg

1 000,00

Nước thải

Sản phẩm trung gian

1,68

Các chất thải từ sản xuất thủy tinh xốp

Sản phẩm trung gian

kg

4,44

Các chất thải đặc biệt từ sản xuất thủy tinh

Sản phẩm trung gian

kg

0,65

Phát thải amoniac ra không khí

Dòng sơ cấp

g

0,72

Phát thải hydro clorua ra không khí

Dòng sơ cấp

g

53,30

Phát thải hydro florua ra không khí

Dòng sơ cấp

g

14,80

Phát thải cacbon dioxit ra không khí

Dòng sơ cấp

kg

521

Phát thải cacbon monoxit ra không khí

Dòng sơ cấp

g

27,80

Phát thải lưu huỳnh dioxit ra không khí

Dòng sơ cấp

g

1 292,00

Phát thải nitơ oxit ra không khí

Dòng sơ cấp

g

1 158,80

Phát thải bụi/hơi chì vào không khí

Dòng sơ cấp

g

44,60

Phát thải bụi vào không khí

Dòng sơ cấp

g

589,60

Phát thải các chất dầu & mỡ vào nước

Dòng sơ cấp

g

42,00

Hình 5 - Ví dụ mô tả quá trình đơn vị để sản xuất thủy tinh xốp trắng (tiếp theo)

5.4  Thu thập ban đầu các d liệu tại từng quá trình đơn v

Quy trình thu thập dữ liệu có thể được hướng dẫn bằng các kết quả từ các dữ liệu ban đầu của khảo sát đã được thực hiện từ một mẫu nhỏ tại các địa điểm mà các dữ liệu sẽ được thu thập từ đó.

Giải pháp lý tưởng để thiết kế và gửi trước cho các nhà cung cấp một bảng câu hỏi để họ copy và gửi tiếp cho chính những người cung cấp của họ. Nhưng chỉ một bảng câu hỏi là chưa đủ. Thậm chí với một bảng câu hỏi hết sức hoàn chỉnh kèm theo các ví dụ và cách giải thích cũng chưa đảm bảo rằng mọi người sẽ cùng hiểu như nhau về các câu hỏi. Chính vì vậy, cần thận trọng khi xử lý các câu trả lời. Liên hệ bằng điện thoại trước và sau khi gửi bảng câu hỏi có thể nâng cao số câu trả lời và cả chất lượng của các câu trả lời nhiều hơn. Với các dữ liệu quan trọng, cần trực tiếp đến thăm công ty để đảm bảo rằng dữ liệu là đúng;

Khi làm việc với các công ty nước ngoài, cần đặc biệt lưu ý đến các đơn vị đo và các chữ viết tắt có thể là rất rõ ràng trong ngôn ngữ bản địa nhưng lại có thể không đầy đủ, dễ hiểu nhầm đối với người khác-ví dụ "bbl”,"el”,"ha","ton". Hãy hỏi để biết rằng đó không phải là chữ viết tắt và có sử dụng hệ đơn vị đo SI hay không - nếu liên quan.

Các thông tin chung cần thiết đối với mỗi các quá trình đơn vị thường có kết cấu sau:

- Đơn vị đo tham chiếu (ví dụ "dữ liệu được nêu dưới dạng từng kilogam dầu"). Đơn vị đo tham chiếu của một quá trình đơn vị có thể là một hoặc nhiều dòng năng lượng hay nguyên vật liệu đầu vào hoặc đầu ra. Đơn vị dòng tham chiếu cũng có thể là một lượng xác định tính theo thời gian (ví dụ "sản lượng hàng năm")

- Các dữ liệu nào phải được thu thập, ví dụ trước và sau quá trình đơn vị và liệu có bao gồm hay không bao gồm các dữ liệu về các chất phụ, bao bì, làm sạch, quản trị, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, phương tiện của phòng thử nghiệm, các hoạt động liên quan người lao động (sưởi, chiếu sáng, quần áo lao động, vận chuyển, căng tin, đồ dùng toilet v.v...), các máy móc và bảo dưỡng. Cũng cần phải nêu rõ liệu các dữ liệu sẽ được thu thập tại các điều kiện làm việc bình thường hay cả trong các điều kiện khi kết thúc hoặc bắt đầu vận hành hay thậm chí trong các tình huống dự đoán hoặc khẩn cấp có thể xảy ra.

- Vị trí địa lý của cơ sở

- Trình độ kỹ thuật /công nghệ hiện được áp dụng

- Nếu quá trình đơn vị tạo ra nhiều sản phẩm hoặc nếu dữ liệu liên quan đến địa điểm có sự thay đổi về môi trường hoặc nếu có sự phân định thì việc thu thập dữ liệu đã được tiến hành như thế nào?

Những thông tin sau đây cần được nêu cụ thể đối với mỗi một đầu vào hoặc đầu ra:

- Khoảng thời gian trong đó dữ liệu được thu thập và liệu các dữ liệu có thể hiện chung cho toàn bộ khoảng thời gian đó hay chỉ một số giai đoạn.

- Cách khác, các thu thập dữ liệu và tình trạng đại diện của chúng (ví dụ "một mẫu trên tháng", "phép đo liên tục", "được thu thập theo thực tế đã tiêu dùng", "được ước lượng") bao gồm cả số các địa điểm đo, các phương pháp đo, các phương pháp tính toán, (cả cách tính giá trị trung bình), mức ý nghĩa liên quan xác suất giả định và loại trừ.

- Tên và chức danh của người chịu trách nhiệm đối với việc thu thập dữ liệu, ngày tháng thu thập.

- Quy trình thẩm định tính đúng đắn và hợp lý.

Các đầu vào và đầu ra - càng nhiều càng tốt - phải được nêu kèm với độ không đảm bảo đo (thường là với các thông tin thống kê như độ lệch chuẩn, dạng của phân bố hay ít nhất là được thể hiện bằng một khoảng). Phải nêu rõ là dòng vào hiện tại bắt nguồn từ đâu (ví dụ "nước từ trạm cấp nước tư nhân") và điểm đến của các dòng ra hiện tại (ví dụ ''tới một cơ sở xử lý nước thải’'). Phải dễ nhận thấy dòng xuất phát là nguồn tự nhiên hoặc đến nguồn tự nhiên (ví dụ "nước thải đã được làm sạch được trả về nguồn"), hoặc dòng xuất phát từ hay tới một quá trình kỹ thuật khác (ví dụ bùn sẽ được chuyển đến khu đất nông nghiệp"). Đối với một số dòng cụ thể, công bố về chất lượng cũng được xem là quan trọng (ví dụ hàm lượng chất khô, lượng dầu, lượng năng lượng).

Các quá trình vận chuyển thường được báo cáo như một quá trình đơn vị tách biệt. Hệ thống vận tải có thể được chia trong cơ sở hạ tầng cố định (ví dụ hệ thống đường bộ, các tuyến đường cố định, các đường ống, các cảng, các sân ga/trạm v.v...), phần di động (ví dụ các xe tải, máy bay, container v.v...) và các nguồn năng lượng (ví dụ diesel, điện). Theo mỗi loại hình chuyên chở, có thể phải báo cáo các dữ liệu sau:

- Dạng và lượng năng lượng có liên quan đến khoảng cách (ví dụ km) và kết quả vận chuyển (khối lượng x khoảng cách, ví dụ kg.km);

- Những sự thay đổi môi trường liên quan đến khoảng cách và kết quả vận chuyển;

- Phần trăm tải trung bình kể cả các chuyến chạy ngược không tải và hệ số điều chỉnh được sử dụng.

5.5  Ước lượng ban đầu v dòng năng lượng và vật liệu

Dựa trên các dữ liệu thu được ban đầu, chuẩn bị ước lượng ban đầu về các dòng năng lượng và vật liệu, ví dụ với các chai thủy tinh được nêu trong Bảng 4 và Bảng 5.

Bảng 4 - Lượng vật liệu đầu vào thể rắn đ sản xuất chai thủy tinh xếp theo thứ tự giảm dần

Vt liệu

ng (kg)

Tng tích lũy

Than (Than đá và than cám)a

53,1

53,1

Dầu thôa

43,7

96,8

Cát

8,7

105,5

Phôi phế liệu thiếc, thép từ các hệ thống kháca

7,3

112,8

Đá vôi và vôi a

6,9

119,7

Mảnh thủy tinh vỡ từ các hệ thống khác a

6,8

126,5

Khí tự nhiên (6,22 m3)a

4,9

131,4

Natri hydroxita

4,5

135,9

Gỗa

4,0

139,9

Natri cloruaa

2,7

142,6

Axit sunfurica

1,1

143,7

Keo hồa

0,7

144,4

Cao lanh và chất liên kết b

0,6

145

Xà phòng b

0,5

145,5

Natri sunfat

0,06

145,56

Hydro clorua

0,05

145,61

Dầu bôi trơn

0,048

145,658

Clorin

0,030

145,688

Natri clorat

0,030

145,718

Oxy

0,030

145,748

Thiếcb

0,025

145,773

Than Anthraxit

0,020

145,793

Lưu huỳnh dioxit

0,020

145,813

Các thành phần khác

0,012

145,825

Peroxit

0,005

145,83

Hydro (H2)

0,002

145,832

Coban oxit

0,002

145,834

Tổng

145,8 kg

+ Không có dữ liệu về vật liệu dạng mực in và chất tạo mầu

 

 

+ Nước

7 000 L

a) Xem phn giải thích các quy tắc quyết định đối với tỷ lệ phi liệu trong 5.6.1.

b) Xem phần giải thích các quy tắc quyết định v các điều kiện môi trường liên quan trong 5.6.3.

Bảng 5 - Các quá trình tiêu thụ năng lượng trong vòng đời của các chai thy tinh khi xét theo các dạng tiêu thụ trực tiếp về điện năng, quá trình nhiệt..., về vận chuyn và chuẩn bị nguyên liệu

Quá trình tu thụ năng lượng dạng sử dụng trực tiếp

Điện năng

(%)

Nhiệt năng

(%)

Vận chuyển

(%)

Nguyên liệu liên quan bao bì (%)

Khai thác và tinh chế các nguyên liệu thô

0,1

2,6

 

 

Sản xuất thủy tinh

4,5

14,2

 

 

Làm sạch và sàng lọc

64,4

61,4

 

 

Quá trình sử dụng (Người tiêu dùng làm lạnh chai)

15,9

 

 

 

Thu hồi (làm sạch các mảnh thủy tinh)

0,1

 

 

 

Xử lý chất thải bao gồm cả thiêu đốt

 

 

 

2,9

Gắn nhãn - trong toàn bộ vòng đời

4,4

8,8

 

60,6

Các loại nút chai - trong toàn bộ vòng đời

10,2

10,5

 

12,9

Các loại bao bì thùng chứa - trong toàn bộ vòng đời

0,5

2,5

 

23,6

Phân phối

 

 

79,1

 

Vận chuyển không tính phân phối

 

 

20,9

 

Tổng (%)

100

100

100

100

Tng tính theo kW∙h hay MJ

78 kW∙h

750 MJ

743 MJ

67 MJ

5.6  Áp dụng các quy tắc quyết định

Có thể áp dụng liên tiếp các quy tắc ra quyết định sau:

5.6.1  Các quy tắc quyết định dựa theo mức đóng góp v khối lượng

Các quyết định để không xét đến các đầu vào về một loại nguyên liệu dựa trên khối lượng được sử dụng thường xuyên. Nguyên tắc chính cho việc không xét đến những nguyên liệu như vậy là nếu chỉ chiếm dưới 5 % lượng đầu vào của một quá trình đơn vị hoặc các loại nguyên liệu chỉ chiếm dưới 1 % so với tổng khối lượng đầu vào của một hệ thống mang tính thông lệ trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, xét theo quan điểm chất lượng dữ liệu, cần ưu tiên sử dụng các quy tắc quyết định dựa trên sự đóng góp tích lũy cho cả hệ thống hiện đang được nghiên cứu chứ không phải sự đóng góp của bất kỳ loại nguyên liệu riêng biệt nào cả. Một nguyên tắc quyết định thích hợp có thể đòi hỏi xét đến tất cả các nguyên liệu có tổng vượt quá một chỉ số phần trăm quy định so với tổng khối lượng đầu vào của hệ thống sản phẩm đó.

VÍ DỤ: Đối với hệ thống sản xuất thủy tinh nêu trong Bảng 4, nguyên tắc quyết định được thiết lập là tổng của tất cả các nguyên liệu được xét đến nhiều hơn 99 % so với tổng khối lượng đầu vào của hệ thống. Dựa theo nguyên tắc quyết định này, chỉ có các loại vật liệu có đánh dấu hoa thị là được xét đến. Các nguyên liệu còn lại có thể thải bỏ ra khỏi bước phân tích tiếp theo.

5.6.2  Các quy tắc quyết định đối với năng lượng

Việc chỉ dựa trên tiêu chí về khối lượng vật liệu để đưa chúng vào xét trong quá trình có thể dẫn đến việc bỏ sót những dữ liệu quan trọng. Trong khi khối lượng là một chỉ số quan trọng của những loại vật liệu chính thì có một số vật liệu cũng đòi hỏi mức độ sử dụng năng lượng nhiều hơn các loại vật liệu khác. Vì vậy cần hướng dẫn để bổ sung cho quyết định dựa trên khối lượng cùng với quyết định dự trên yêu cầu năng lượng tổng thể của hệ thống được phân tích

VÍ DỤ: Đối với hệ thống chai thủy tinh, các yêu cầu năng lượng được nêu ở Bảng 5. Việc phân tích này cho thấy có một số quá trình quan trọng nhưng có thể bị thải bỏ nếu chỉ dựa trên khối lượng dạng khô của các đầu vào. Cả hai khâu "rửa và sàng lọc"và "sử dụng (có làm lạnh của người tiêu dùng)" đều có lượng nguyên liệu đầu vào rất thấp nhưng tính toán về năng lượng thì lại chiếm yêu cầu rất lớn. Do vậy, một quy tắc quyết định để đưa vào hệ thống có thể là tổng của tất cả các quá trình được xét đến chiếm nhiều hơn 99 % yêu cầu năng lượng tổng thể của hệ thống.

5.6.3  Các quy tắc quyết định liên quan đến môi trường

Tiêu chí khối lượng áp dụng trong ví dụ chai thủy tinh có thể được bổ sung bởi tiêu chí liên quan đến môi trường.

Việc đánh giá theo khía cạnh chất lượng của các vật liệu loại có thể đóng góp các phát thải độc hại quan trọng dẫn đến phải xét đưa vào bổ sung các loại vật liệu được đánh dấu bằng b trong Bảng 4

Nguyên tắc quyết định định lượng liên quan đến môi trường có thể được xác lập theo từng loại dữ liệu hoặc loại đánh giá tác động riêng biệt. Trong ví dụ chai thủy tinh, nguyên tắc quyết định được áp dụng là các quá trình được xét đến là những quá trình có tổng tích lũy chiếm trên 90 % lượng được tính toán ban đầu của mỗi loại.

VÍ DỤ: Đối với loại tác động "chất độc đối với không khí và con người" sẽ yêu cầu một nghiên cứu cụ thể hơn về các loại dữ liệu về "phát thải chì vào không khí" và thải NO2 ra không khí vì chúng chiếm đến 90 % phần đóng góp đối với lĩnh vực này. (xem Bảng 6). Yếu tố về chì được xét đến trong quá trình sản xuất Thủy tinh như là một quá trình tách biệt do việc phát thải chì (đưa vào từ các mảnh thủy tinh vỡ từ các hệ thống khác).

Bng 6 - Các quá trình của hệ thống sản xuất chai thủy tinh gây ít nhất 90 % mức đóng góp đối với loại tác động tim ẩn "độc hại đối với con người và không khí"

Chì (56 %)

Sản xuất thủy tinh (72 %)

Các quá trình gia nhiệt khác (20 %)

Sản xuất điện năng (7 %)

Các quá trình vận tải (1 %)

Nitơ dioxit (NO2) (34 %)

Các quá trình vận tải (73 %)

Các quá trình gia nhiệt (15 %)

Sản xuất điện năng (12 %)

5.7  Xác lập các đầu vào, đầu ra và các ranh giới của hệ thống

Sử dụng cách biểu thị quá trình như trên, được xác lập các nguyên liệu đầu vào và đầu ra cần được đưa vào trong nghiên cứu LCI và xác lập ranh giới của hệ thống. Quá trình này cho phép tìm thêm thông tin bổ sung thích ứng với biên độ xác thực về khối lượng, năng lượng và các mối liên quan về môi trường. Vì vậy, những quy tắc này hướng dẫn một cách rõ ràng và đầy đủ cũng như mang tính lựa chọn về thời gian, nguồn lực đối với những lĩnh vực mà có thể cải thiện một cách tổng thể chất lượng của việc nghiên cứu LCI.

6  Các ví dụ về việc phân định cần tránh

6.1  Ngữ cảnh của TCVN ISO 14044

Đối với các quy trình phân định, TCVN ISO 140444:2006 điều 4.3.4.1 nếu các hạng mục chung sau:

Các đầu vào và đầu ra cần được phân định cho các sản phẩm khác nhau theo các quy trình đã được nêu và việc phân định này cần được lập thành tài liệu, được gii thích cùng với quy trình phân định.

Tổng số các đầu vào và đầu ra được phân định của một quá trình đơn vị cn phi bằng với các đầu vào và đầu ra của quá trình đơn vị trước khi phân định.

Một khi một vài quá trình phân định thay thế nhau có v áp dụng được, thì cần tiến hành phân tích độ nhạy để làm rõ các hậu quả do sự khác biệt so với cách tiếp cận đã chọn.

Điều 4.3.4.2 trong TCVN ISO 140444:2006 nêu:

Việc nghiên cứu cần xác định các quá trình có liên quan với các hệ thống sản phẩm khác và phải xử lý chúng theo quy trình từng bước được trình bày dưới đây

a) Bước 1: Một khi có thể, cần tránh sự phân định bằng

1) Chia quá trình đơn vị cần được phân định thành hai hai hoặc nhiều hơn các quá trình phụ và quá trình thu thập dữ liệu đầu vào và đầu ra liên quan với các quá trình phụ này, hoặc

2) Mở rộng hệ thống sản phẩm để đưa vào các chức năng phụ liên quan đến các sản phẩm đồng hành, có tính đến các yêu cầu nêu ra trong 4.2.3.3.

b) Bước 2: Khi không thể tránh được sự phân định, đầu vào và đầu ra của hệ thống cần được phân nhóm tách biệt giữa các sản phẩm hoặc chức năng khác nhau của nó theo cách thể hiện được các mối quan hệ lý học cn quan tâm giữa chúng; nghĩa là chúng cn phản ánh được cách mà theo đó các đầu vào và đầu ra đã được biến đi nhờ nhng thay đổi định lượng trong các sản phẩm hoặc chức năng do hệ thống đó tạo ra.

c) Bước 3: Khi không thể thiết lập riêng hoặc không thể sử dụng mối quan hệ lý học như là cơ sở đ phân định, các đầu vào cần được phân định tách biệt giữa các sản phẩm và chức năng theo cách sao cho nó phản ánh các mối quan hệ khác giữa chúng. Ví dụ, dữ liệu đầu vào và đầu ra có hệ thống để được phân định tách biệt giữa các sản phẩm đồng hành dựa theo tỷ lệ về giá trị kinh tế của các sản phẩm.

CHÚ THÍCH: Thường thì bước 1 không phải là một phần của quy trình phân định.

6.2  Tổng quan

Điều này nêu hai ví dụ về việc cần tránh phân định để làm rõ tính linh hoạt trong việc áp dụng các hướng dẫn nêu trong TCVN ISO 14044:2011. Hai ví dụ trong 6.3 và 6.4 được mô tả trong Hình 6.

Hình 6 - Tng quan v các ví dụ đối với phân định cần tránh

Ví dụ trong 6.3 mô tả cách tránh khi phân định bằng cách chia các quá trình đơn vị. Ví dụ trong 6.4 gồm việc mở rộng ranh giới hệ thống sao cho hai cách lựa chọn được sửa đổi tạo ra cùng lượng của các sản phẩm cuối cùng giống nhau. phương pháp này đảm bảo rằng cả hai cách lựa chọn đều tạo ra cùng lượng như nhau, ở đây là nhựa và nhiệt, sao cho việc tiêu thụ tài nguyên và phát thải môi trường tổng thể là có thể so sánh được.

6.3  Ví dụ v tránh sự phân định bằng cách chia quá trình đơn vị cần phân định thành hai hoặc nhiều quá trình

Việc phân định đôi khi được áp dụng cho các sản phẩm mà việc sản xuất chúng không thật sự liên kết với nhau. Điều này có thể xảy ra, ví dụ khi việc thu thập dữ liệu được tiến hành tại một địa điểm không liên quan một cách mật thiết đến các quá trình riêng biệt đang xảy ra tại địa điểm đó.

Việc phân định một cách không cần thiết có thể dẫn đến những sai lệch đáng kể như nêu trong Hình 7. Trong trường hợp này, việc phân định giữa các cuộn dây được mạ crom với các cuộn dây được chất hữu cơ đã đưa đến sự phân định về các đầu vào và đầu ra về mặt môi trường gắn liền với quá trình tiêu thụ dung môi xảy ra trong dây chuyền phủ hữu cơ đến quá trình sản xuất cuộn dây mạ crom. Điều này có thể có những hậu quả lên tất cả các giai đoạn của các quá trình trước đó.

Hình 7 - Hệ thống mà tại đó có thể bỏ qua việc phân định nh việc thu thp dữ liệu chính xác hơn và chia thành hai hệ thống con khác nhau

Trong trường hợp này, nếu việc thu thập dữ liệu đã bao gồm cả việc mạ Crom và phủ hữu cơ, cần phân định các đầu vào và đầu ra liên quan môi trường thành hai dây chuyền tách biệt. Theo đó, cần thu thập các dữ liệu một cách riêng biệt để tách quá trình đơn vị thuộc một dây chuyền phủ đơn lẻ này thành hai quá trình.

6.4  Ví dụ về tránh sự phân đnh bằng cách mở rộng các ranh giới để so sánh các hệ thống có các đầu ra khác nhau

Các vật liệu đóng gói bằng nhựa, sau khi người tiêu dùng sử dụng, có thể được xử lý thành những sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn thu hồi. Hình 8 nêu một ví dụ về các đầu vào và đầu ra gắn liền với các thay thế đối với 1 kg chất thải bằng nhựa. Ví dụ này bao gồm việc tái chế vật liệu và thu được sản phẩm đồng hành, tấm phim nhựa. Lựa chọn khác lại xét là việc thu hồi năng lượng và sản xuất nhiệt năng như một sản phẩm đồng hành. Vì việc tái chế vật liệu và thu hồi năng lượng tạo ra các sản phẩm khác nhau, việc tiêu thụ nguồn tài nguyên và phát thải ra môi trường do hai lựa chọn này không thể so sánh trực tiếp được với nhau.

Để việc so sánh các dữ liệu thu được bởi hai cách lựa chọn này, có thể áp dụng việc mở rộng các ranh giới hệ thống, ví dụ trong Hình 9.

Hình 8 - Ví dụ v tái chế nguyên liệu và thu hồi năng lượng

Hình 9 - Ví dụ về mở rộng các ranh giới của hệ thống

Phương pháp này mở rộng các ranh giới của hệ thống và do vậy, hai cách lựa chọn được sửa đổi cùng tạo ra những lượng đầu ra của những sản phẩm cuối cùng giống nhau. Chu trình tái chế nguyên liệu được bổ sung bằng một quá trình tương đương (cũng được biết như quá trình bổ sung) tạo ra 26 MJ nhiệt từ các nguồn nguyên liệu ban đầu. Tương tự, một quá trình tương đương tạo ra 0,8 kg tấm phim nhựa từ nguyên liệu ban đầu được bổ sung cho chu trình tái chế năng lượng. Vì phương pháp này đảm bảo rằng cả hai cách lực chọn đều tạo ra những lượng nhựa và nhiệt như nhau nên việc tiêu thụ nguồn tài nguyên nói chung và các phát thải ra môi trường là có thể so sánh được.

Có thể áp dụng cách tiếp cận tương tự để so sánh nhiều giải pháp lựa chọn có các sản phẩm khác nhau.

Các quá trình bổ sung được thêm vào cho các hệ thống là những quá trình thực sự được lồng ghép vào khi có sự hoán chuyển giữa các hệ thống đang được phân tích. Để xác định điều này, cần biết:

- Liệu khối lượng sản xuất của các hệ thống sản phẩm được nghiên cứu có bị thay đổi theo thời gian hay không (trong trường hợp nào, các phần thị trường phụ có mối liên quan đến công nghệ), hoặc khối lượng sản phẩm là không đổi (trong trường hợp nào có thể sử dụng hết công suất sản xuất).

- Đối với mỗi một thị thường phụ, liệu một quá trình đơn vị cụ thể có bị ảnh hưởng trực tiếp (trường hợp nào có thể áp dụng được quá trình đơn vị này) hoặc khi các đầu vào được cấp qua thị trường mở, trong trường hợp nào cũng cần phải biết về:

- Liệu có bất kỳ quá trình hay công nghệ nào đang cung cấp cho thị trường là không ổn (trong trường hợp nào chúng không áp dụng được, ví dụ do đầu ra của chúng không thay đổi được cho dù các nhu cầu đã thay đổi)

- Những nhà cung cấp hoặc công nghệ nào đang bị xem là không ổn có chi phí sản xuất cao hoặc thấp nhất và ảnh hưởng của nó tới tình trạng của nhà cung cấp hoặc công nghệ đó khi nhu cầu đối với sản phẩm bổ sung nói chung đang có xu hướng tăng hoặc giảm tương ứng.

Xem thêm 9.3.3 về trình độ công nghệ.

7  Các ví dụ về phân định

7.1  Bối cnh của TCVN ISO 14044:2011

Đối với các quy trình phân định, Điều 4.3.4.2 trong TCVN ISO 14044:2011 nêu:

Việc nghiên cứu cn xác định các quá trình có liên quan với các hệ thống sản phẩm khác và phải xử lý chúng theo quy trình từng bước được trình bày dưới đây

a) Bước 1: Một khi có thể, cn tránh sự phân định bằng

1) Chia quá trình đơn vị cn được phân định thành hai hai hoặc nhiu hơn các quá trình phụ và quá trình thu thập dữ liệu đầu vào và đầu ra liên quan với các quá trình phụ này, hoặc

2) Mở rộng hệ thống sản phẩm để đưa vào các chức năng phụ liên quan đến các sản phẩm đồng hành, có tính đến các yêu cu nêu ra trong 4.2.3.3.

b) Bước 2: Khi không thể tránh được sự phân định, đu vào và đầu ra của hệ thống cần được phân nhóm tách biệt giữa các sản phẩm hoặc chức năng khác nhau của nó theo cách thể hiện được các mối quan hệ lý học cn quan tâm giữa chúng; nghĩa là chúng cn phản ánh được cách mà theo đó các đầu vào và đầu ra đã được biến đi nhờ những thay đổi định lượng trong các sản phẩm hoặc chức năng do hệ thống đó tạo ra.

c) Bước 3: Khi không thể thiết lập riêng hoặc không thể sử dụng mối quan hệ lý học như là cơ sở để phân định, các đầu vào cần được phân định tách biệt giữa các sản phẩm và chức năng theo cách sao cho nó phản ánh các mi quan hệ khác giữa chúng. Ví dụ, dữ liệu đầu vào và đầu ra có hệ thống đ được phân định tách biệt giữa các sản phẩm đồng hành dựa theo tỷ lệ về giá trị kinh tế của các sản phẩm.

CHÚ THÍCH: Thường thì bước 1 không phải là một phn của quy trình phân định.

7.2  Tổng quan.

Hai ví dụ được chọn trình bày theo trình tự các bước của quy trình nêu trong TCVN ISO 14044:2011, trong 4.3.4.2 và dựa trên câu trả lời của câu hỏi: liệu có thể phân định theo cách để phản ảnh được các mối quan hệ lý học quan trọng không? Một ví dụ cho câu trả lời là được - xem ví dụ trong 7.3.1 trong đó việc phân định được tiến hành thuần túy theo các mối liên hệ lý học. Trong 7.3.2 của tiêu chuẩn này nêu một ví dụ trong đó việc phân định theo các mối quan hệ lý học không áp dụng được mà phải sử dụng cách phân định thuần túy về kinh tế.

Hình 10 - Tng quan về các ví dụ của quy trình phân định.

7.3  Mô tả các ví dụ

7.3.1  Ví dụ phân định trên cơ sở các mi quan hệ thuần túy lý học

Trong các nghiên cứu LCI về hệ thống đóng gói được khảo sát, việc phân phối từ nhà máy đóng chai đến người bán buôn/bán lẻ sẽ bao gồm việc đóng chai, đóng gói hàng hóa. Nếu mục đích nghiên cứu chỉ chú trọng vào nghiên cứu dữ liệu vòng đời của các bao bì mà tách biệt hẳn với thành phần chứa trong các bao bì, khi đó vấn đề có thể được giải quyết nhờ cách phân định các dữ liệu kiểm kê giữa các loại bao bì và dữ liệu về các thành phần chứa trong đó.

Tổng tiêu thụ nhiên liệu và các phát thải trong vận tải phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như tải trọng, tốc độ và các điều kiện đường, tuy nhiên ví dụ này chỉ tập trung vào khối lượng và thể tích tải trọng. Để đơn giản1, đối với một loại xe tải có tải trọng xác định, sẽ có một mối liên hệ tương tác tuyến tính giữa lượng tiêu thụ nhiên liệu và khối lượng tải trọng. Mặt khác lượng nhiên liệu do xe tải tiêu thụ khi chạy tuyến về không tải cũng được giả thiết là không đổi (Hình 11). Các phát thải cũng được giả thiết bị gây nên bởi các xe vận tải tương ứng.

Mục đích của vận tải là vận chuyển ở mức lớn nhất có thể về một lượng hàng hóa nhưng một phần dung lượng của xe vận tải lại luôn phải tiêu phí vào việc cần vận chuyển cả bao bì. Vì vậy khối lượng của bao bì cũng như thiết kế bao bì có tác động đáng kể đến tải trọng tối đa của hàng hóa. Để phân định, trước hết, quan trọng là phải kiểm tra xe được sử dụng theo khối lượng hay theo thể tích và phải xác định phần chiếm về khối lượng hay thể tích của bao bì. Điều này đòi hỏi 5 giá trị cơ bản sau:

- Khả năng chở- xét theo khối lượng tối đa của xe;

- Khả năng xếp - xét theo thể tích tối đa của xe;

- Mật độ (xếp) của hàng hóa;

- Tải trọng thực của hàng hóa;

- Tải trọng thực của bao bì.

Hình 11 - Tiêu thụ nhiên liệu của loại xe tải phụ thuộc vào khối lượng được vận chuyển

Dưới đây là hai ví dụ về phân định được sử dụng xét theo khả năng tải trọng và dung tích của xe tải, trên cơ sở giả thiết khả năng tối đa của xe tải được tính bằng tải trọng thực tế.

a) Sử dụng theo khả năng tải trọng: Một xe tải có khối lượng tải trọng tối đa 40 tấn, tải trọng tối đa có ích 25 tấn, vận chuyển 25 tấn các bao bì đã đóng hàng - nghĩa là hết khả năng tải trọng. Phần khối lượng của bao bì là 5 tấn. Điều đó có nghĩa là các bao bì choán đến 20 % khả năng tải trọng và tương ứng 20 % tác động môi trường gây ra bởi việc vận chuyển này (tải trọng xe và tải trọng có ích) phải được gắn cho bao bì.

b) Sử dụng theo khả năng dung tích: Cùng loại xe tải trên, nếu xếp tải theo dung tích tải thì xếp được 17 tấn các loại bao bì đã được đóng đầy cùng loại hàng hóa như trên. Hai tấn trong số 17 tấn tải trọng tối đa này là bao bì. Do sử dụng loại vật liệu bao bì có dung tích lớn, tải của hàng hóa chỉ còn 15 tấn, tương ứng với 60 % tải trọng hữu ích tối đa. 40 % khả năng tải của xe được dùng cho bao bì, tức tương ứng 40 % khả năng vận chuyển của xe được phân bổ cho các bao bì. Tuy nhiên, nếu xét theo tải trọng hữu ích tổng thể, các bao bì chỉ chiếm 12 %, có nghĩa là, so với toàn bộ tải trọng hữu ích, các bao bì chỉ gây ra 12 % tác động môi trường.

7.3.2  Ví dụ phân định trên cơ sở thuần túy về kinh tế

Bitum được sản xuất từ các quá trình tinh chế dầu mỏ cùng các sản phẩm đồng hành khác như xăng, dầu hỏa, dầu diesel, nhiên liệu từ dầu mỏ. Quá trình lọc có thể tạo ra 5 % khối lượng Bitum và 95 % khối lượng các sản phẩm đồng hành khác. Để đơn giản2), quá trình khai thác, vận chuyển, tinh lọc dầu mỏ sẽ được xem như một quá trình đơn vị với một tập hợp (Di) các dữ liệu đầu vào và đầu ra, bao gồm cả dữ liệu về làm cạn kiệt nguồn tài nguyên dầu, tiêu thụ nhiên liệu, các phát thải do vận chuyển và các chất phát thải như VOC, các chất thải, ví dụ các chất xúc tác còn dư sau quá trình tinh chế, như trong Hình 12.

Hình 12 - Ví dụ về quá trình sản xuất bitum

Không có cách để tránh việc phân định qua việc xác định một quá trình chỉ liên quan đến việc tạo ra bitum, bởi vì tất cả các sản phẩm đồng hành đều được tạo ra từ cùng một đầu vào là dầu thô.

Vì vậy cần tìm một hệ số phân định F biểu thị một cách thích hợp tỷ trọng dữ liệu về bitum trong tập (Di) so với các sản phẩm đồng hành khác. Tất cả các dữ liệu (Di) được nhân với hệ số F này biểu thị các mức tải về môi trường có liên quan việc tạo ra bitum.

Bước tiếp theo là phải xác định liệu có thể xác định được một thông số lý học làm cơ sở cho việc tính hệ số phân định. Theo TCVN ISO 14044:2011, các mối quan hệ lý học này phản ánh phương thức mà trong đó các đầu vào và đầu ra bị thay đổi do những sự thay đổi định lượng trong các sản phẩm do hệ thống này tạo ra.

Một quy trình có thể được sử dụng đã tìm ra thông số lý học như vậy là thay đổi tỷ số giữa các sản phẩm đồng hành khác nhằm tìm ra cách thức các dữ liệu sẽ biến đổi như thế nào do sự thay đổi này trong sản phẩm đầu ra.

Trong ví dụ này, quy trình này lại không áp dụng được vì tỷ số giữa khối lượng bitum và khối lượng của các sản phẩm đồng hành khác chỉ bị biến đổi rất nhỏ nhưng sự thay đổi rất nhỏ đó lại kéo theo sự thay đổi đáng kể của các thông số quá trình, kể cả tiêu thụ năng lượng.

Trong trường hợp như vậy, các thông số lý học, ví dụ khối lượng, nguyên liệu đầu vào, tính dẫn nhiệt, độ nhớt, khối lượng riêng v.v... đều cần phải xem xét nhằm xác định một thông số lý học có thể phản ánh các mối quan hệ giữa bitum và các sản phẩm đồng hành khác. Đôi khi, thông số khối lượng được áp dụng trong trường hợp mà tại đó, không một thông số nào trong các thông số trên được luận chứng là ưu việt hơn so với các thông số khác. Thực tế là, trong ví dụ này, tỷ số giữa bitum và các sản phẩm đồng hành khác không thể được luận chứng để đủ chỉ ra rằng việc phân định theo nghĩa lý học là không áp dụng được.

Vì vậy, cách chọn thứ 3 được nêu trong TCVN ISO 14044, tức là cách phân định theo ý nghĩa kinh tế-là có thể áp dụng. Có thể giả thiết rằng, trung bình trong ba năm qua, giá thị trường của 1 kg bitum là 50 % giá thị trường trung bình của các sản phẩm đồng hành khác. Điều đó có nghĩa rằng, kết quả của việc khoan, bơm, vận chuyển và lọc dầu để sản xuất ra các sản phẩm đồng hành khác là quan trọng hơn hẳn việc sản xuất bitum. Như vậy, hệ số phân định là F = 0,5 x 0,05 = 0,025, nghĩa là, 2,5 % của mỗi loại dữ liệu (Di) được phân định cho bitum 97,5 % của các dữ liệu này được phân định cho các sản phẩm đồng hành khác. Lưu ý rằng, trong trường hợp này, việc phân định theo khối lượng bitum có thể chiếm 5 % của mỗi một loại dữ liệu trong tập (Di).

8  Ví dụ về áp dụng phân định đối với việc tái chế

8.1  Bối cảnh của TCVN ISO 14044:2011:

Đối với việc tái chế, điều 4.3.4.3.1 trong TCVN ISO 14044 nêu:

Các nguyên tắc và quy trình phân định nêu trong 4.3.4.1 và 4.3.4.2 cũng áp dụng cho các tình huống tái sử dụng và tái chế.

Điều 4.3.4.3.2 trong TCVN ISO 14044 nêu:

Tuy nhiên, trong các tình huống này, đòi hỏi có sự cân nhắc bổ sung thêm do các lý do sau đây:

a) tái sử dụng và tái chế (cũng như ủ để phân hủy thành phân vi sinh, thu hồi năng lượng và các quá trình khác đều có thể được đồng hóa thành tái sử dụng/tái chế) có thể được áp dụng sao cho các đầu vào và đầu ra gắn liền với quá trình đơn vị nhằm tách ra và xlý các nguyên liệu thô và thải bỏ cuối cùng các sản phẩm phải được thực hiện bởi nhiu hơn một hệ thống sản phẩm.'

b) tái sử dụng và tái chế có thể làm thay đổi các thuộc tính vốn có của vật liệu trong sử dụng sau đó;

c) cần lưu ý đặc biệt khi xác định các ranh giới của hệ thống khi xét tới các quá trình thu hồi.

Hơn thế, điều 4.3.4.3.3 trong TCVN ISO 14044:2011 còn nêu:

Một vài quy trình phân định có thể áp dụng cho tái sử dụng và tái chế. Sự áp dụng của một số quy trình được vạch ra về mặt nguyên lý trong Hình 2 và phn dưới đây s làm rõ nhng điểm ràng buộc nói trên cn được xử lý như thế nào.

a) Quy trình phân định vòng kín được áp dụng cho các hệ thống sản phẩm vòng kín. Quy trình này cũng được áp dụng cho các hệ thống sản phẩm vòng hở khi không có các thay đổi xảy ra trong các thuộc tính vốn có của vật liệu đã được tái chế. Với các trường hợp như vậy, cn tránh việc phân định vì việc sử dụng vật liệu thứ cấp thay thế cho sử dụng vật liệu gc ban đầu (sơ cấp). Tuy nhiên, sử dụng lần đầu các vật liệu gốc vào các hệ thống sản phẩm vòng hở có thể đi theo một qui trình phân định vòng hở được nêu ra trong b)

b) Quy trình phân định vòng h áp dụng cho các hệ thống sản phẩm vòng h mà tại đó, vật liệu được tái chế trong các hệ thống sản phẩm khác và vật liệu đó đã chịu một sự thay đổi về các thuộc tính vốn có của nó.

Hình 2 - Sự phân biệt giữa mô tả kỹ thuật của một hệ thống sản phẩm và các quy trình phân định đi với việc tái chế

Điều 4.3.4.3.4 trong TCVN ISO 14044:2011 nêu:

Các quy trình phân định cho các quá trình đơn vị bị chia s được đề cập trong 4.3.4.3 cn được sử dụng, như là cơ sở đ phân định, nếu khả thi, theo tuần tự sau đây:

- các thuộc tính vật lý (ví dụ khối lượng);

- giá tr kinh tế (ví dụ giá trị thị trường của vật liệu phế thi hoặc vật liệu tái chế so sánh với giá trị thị trường của vật liệu ban đầu) hoặc

- số các lần sử dụng sau đó của vật liệu đã được tái chế (xem TCVN ISO/TR 14049).

Điều 4.3.4.3.1 trong TCVN ISO 14044:2011 nêu.

Các đầu vào và đu ra cn được phân định cho các sản phẩm khác nhau theo các quy trình đã được nêu rõ thì chúng phải được lập thành tài liệu và được giải thích cùng với quy trình phân định.

Tổng số các đầu vào và đầu ra được phân định của một quá trình đơn vị phải bằng với số các đầu vào và đầu ra của quá trình đơn vị trước khi phân định.

Tại nhng nơi mà một vài quá trình phân định mang tính lựa chọn có thể cùng áp dụng được, thì cn phân tích độ nhạy để làm rõ các tác đng liên đới về sự khác bit so với cách tiếp cận đã được chọn.

Điều này được áp dụng một cách riêng biệt cho các quá trình thu hồi giữa hệ thống sản phẩm gốc và hệ thống sản phẩm thứ cấp sau đó.

8.2  Tổng quan

Có ba ví dụ được nêu: Một trường hợp vòng kín, một trường hợp vòng hở nhưng dùng quy trình vòng kín và một trường hợp "thuần" mở. Việc quan sát được tiến hành theo cách sử dụng quy trình đóng vòng với dạng tái chế nhưng không tiến hành phân định trong vòng kín cũng như trong vòng hở.

Hình 13 - Tổng quan về các ví dụ đối với tái chế

8.3  Mô tả các ví dụ

8.3.1  Ví dụ về tái chế theo vòng kín

Quá trình tạo ra HFC-134a được sử dụng như tác nhân hay làm lạnh dạng flurocacbon, được cấp cùng với etyten như một nguyên liệu thô nhưng sẽ có một tỷ lệ (0,05 đơn vị) của etylen bị thoát ra mà không tham gia vào phản ứng và xử lý như một chất được tái chế.

Có thể áp dụng quy trình phân định vòng kín cho trường hợp này. Lượng etylen đầu ra thải ra phải tương đương lượng etylen đầu vào đủ cho mẻ tiếp theo và lần tiêu thụ etylen tiếp theo sẽ bị giảm đi 0,95 đơn vị cho mỗi chu kỳ tạo ra HFC này.

Lượng etylen thoát khỏi quá trình có thể không bằng lượng etylen thuần khiết đi vào dòng vào ban đầu. Có thể bổ sung một bước làm sạch để xử lý, đưa lượng etylen đã được tái chế về trạng thái chất lượng như vật liệu gốc ban đầu và điều này dẫn đến việc mở rộng các ranh giới của hệ thống nghiên cứu. Quy trình phân định vòng kín vẫn có thể sử dụng được đối với hệ thống đã mở rộng và tránh được đòi hỏi phân định tiếp. Sơ đồ trong trường hợp này minh họa trong Hình 14.

Hình 14 - Sơ đ các ví dụ về tái chế vòng kín

Trong ví dụ này, việc tiêu thụ etylen trong chu kỳ tiếp theo vẫn giữ nguyên nhưng việc tiêu thụ và những sự phát thải khác, ví dụ tiêu thụ điện năng, sẽ được bổ sung cho việc kiểm kê vòng đời được nghiên cứu của hệ thống này.

8.3.2  Ví dụ về vòng h nhưng áp dụng quy trình tái chế vòng kín

Có những trường hợp mà tại đó, việc tái chế trong hệ thống sản phẩm đặc biệt có bố trí các âu chứa vật liệu độc lập như thủy tinh, thép, nhôm v.v... được tái chế. Hệ thống sản phẩm đặc biệt cung cấp nguyên liệu thô thứ cấp vào bể chứa này và lại được chính các bể này cung cấp các nguyên liệu thứ cấp. Nếu việc nhập và xuất các nguyên liệu thô thứ cấp giữa các bể chứa nguyên liệu và chu trình sống của sản phẩm đặc biệt là bằng nhau thì hệ thống sản phẩm đặc biệt này có thể được mô hình hóa như là chu trình tái chế vòng kín mà không có sai sót. Nếu như có một mạng xuất và nhập nguyên liệu thô thứ cấp, dạng vòng hở (nhưng có quy trình tái chế vòng kín) thì trong tình huống hiện tại cũng như trong các xem xét sâu hơn về sau, cần lưu ý đến việc xử lý các sản phẩm đồng hành, vấn đề phân định sẽ liên quan đến lợi ích của việc tái chế những lượng nhập và xuất này.

Ví dụ về sản xuất nhôm sẽ làm rõ vấn đề và đưa ra một đề xuất cho giải pháp về vấn đề phân định. Hình 15 nêu vòng đời đã được đơn giản về dạng bao bì bằng nhôm. Theo yêu cầu "thực tế" về công nghệ thì yêu cầu kỹ thuật về nhôm để làm bao bì luôn phải sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định hàm lượng nhôm thứ cấp. Vì thế, lượng kim loại thu hồi này thường được thu thập cao hơn dung lượng đầu vào trong hệ thống này. Đó là lý do tại sao bên ngoài hệ thống sản phẩm đặc biệt này lại có sự góp mặt của dạng phế liệu thuần trong hệ thống tái chế vòng hở. Dạng phế liệu thuần đầu ra đưa vào trong bể chứa có thể được xem như sản phẩm đồng hành.

Đề xuất để giải quyết vấn đề phân định là mở rộng các ranh giới hệ thống. Câu hỏi quan trọng là "Lợi ích của phế liệu thuần đầu ra từ sản xuất nhôm là gì?". Câu trả lời là: Lượng phế liệu bổ sung cho thị trường nhôm, để:

- Tăng lượng nhôm thứ cấp hiện có,

- Thay thế cho lượng kim loại nhôm nguyên gốc ban đầu.

Với phương pháp "mở rộng ranh giới để tránh phân định" có thể tính được ảnh hưởng đầu ra của phế liệu nhôm thuần từ một hệ thống sản phẩm đặc biệt dùng để thay thế kim loại nhôm gốc trong các hệ thống sản phẩm khác, ví dụ trong sản xuất các khung cửa sổ bằng nhôm (Hình 16). Việc xử lý các đầu ra phế liệu thuần từ lò nung tái chế nêu trong Hình 15 cũng gây nên các tác động môi trường bổ sung. Tuy nhiên để thay thế việc sản xuất w kg nhôm dạng nguyên liệu gốc như nêu trong Hình 16, các lợi ích môi trường cũng được xem xét. Nhờ quy trình này, có thể tính được sự khác biệt giữa sản xuất nhôm từ nguyên liệu thô thứ cấp và sản xuất cùng một loại nhôm từ nguyên liệu gốc ban đầu. Sự khác biệt trong các tác động môi trường giữa hai cách sản xuất chính là lợi ích của đầu ra dạng phế liệu thuần nhằm dùng cho hệ thống bao bì bằng nhôm trong khảo sát.

Đối với xem xét một sản phẩm riêng biệt, các tác động này cần được tính trong một mô hình tái chế vòng kín dựa trên công nghệ có thể điều chỉnh được để tách việc sản xuất nhôm nguyên gốc và sản xuất nhôm thứ cấp (Hình 17). Điều này yêu cầu các quá trình "sản xuất nhôm nguyên gốc" và "lò nung tái chế" là phải đồng nhất hoặc không quá khác biệt nhau trong hệ thống sản phẩm đặc biệt này và tất cả những thuộc tính của nhôm thương phẩm cũng như các thuộc tính vốn có của nhôm ban đầu và nhóm thứ cấp phải đồng nhất hoặc tương tự nhau.

Mô hình tái chế vòng kín này được thực hiện với các giả thiết sau:

- Sản xuất cùng một lượng vật liệu để làm bao bì bằng nhôm- cụ thể là 100 kg như nêu trong Hình 15.

- Thu hồi lại một lượng cùng loại sản phẩm đặc biệt dạng phế liệu nhôm, cụ thể là 110 kg.

Hình 15 - Vòng h quy trình tái chế dạng vòng kín trong quy trình sản xuất bao bì nhôm (các số liệu mang tính giả định)

Hình 16 - Vòng hở với quy trình tái chế dạng vòng kín đối với bao bì bằng nhôm có các ranh giới m rộng (Ví dụ vòng đời của sản phẩm khác: vật liệu xây dựng bng nhôm)

Ví dụ này mang tính giả định về một hệ thống sản phẩm giấy bìa cacton tẩy trắng dùng làm bao bì (KBPB). Ví dụ không phản ánh một hệ thống sản phẩm đặc biệt hay một phạm trù liên quan đối với loại giấy này và cũng không phải để cung cấp những số liệu chính xác. Các thủ tục phân định được sử dụng ở đây được dựa trên cả thuộc tính lý học và số lần sử dụng liên tục của các vật liệu được tái chế. Các bước để mô tả ví dụ được nêu trong Hình 18.

Hình 17 - Mô hình tái chế vòng kín đi vi bao bì nhôm có sự bóc tách v mặt công nghệ đối với dạng sản phẩm riêng điều chnh được

Hình 18 - Các bước để mô tả ví dụ về tái chế vòng hở

8.3.3.1  Cơ sở đ phân định

"Cơ sở" mà theo đó xác lập được hệ số phân định- nghĩa là lượng tổng thể được phân định giữa sản phẩm ban đầu và các sản phẩm dẫn xuất từ xơ sợi được tái chế, phản ánh các phần khối lượng được đưa vào hệ thống sản phẩm ban đầu (gốc) cho đến khi kết thúc tuổi thọ sản phẩm. Hình 19 mô tả cơ sở phân định này.

Hình 19 - Cơ sở để phân định

8.3.3.2  Xác định các dạng sử dụng đối với vật liệu làm giấy carton tẩy trng được thu hồi hoặc tái chế

Hai dạng sử dụng khác biệt chính đối với giấy cacton tẩy trắng để là làm khăn lau tay và các sản phẩm giấy tái chế khác. Sự khác biệt là ở chỗ, giấy làm khăn lau tay được sử dụng chỉ một lần và sau đó thải bỏ. Trong khi đó, các loại sản phẩm giấy tái chế khác lại có thể thu hồi và tái chế tiếp một số lần.

Trong ví dụ này, xem rằng 30 % giấy cacton tẩy trắng đã làm bao bì, KBPB, được chuyển trực tiếp đến chất thải rắn đô thị (MSW), đến các nhà máy để thải bỏ, còn 70 % được đưa vào các hệ thống thu hồi và tái chế giấy như đã nêu ở trên.

Hình 20 - Những dạng sử dụng khác nhau của các sản phẩm KBPB thu hồi và loại bỏ

Các hệ thống sản phẩm tái chế tiếp nhận 70 % KBPB được thu hồi có thuộc tính khác nhau. Ước lượng khoảng 25 % tổng các loại xơ sợi giấy tái chế được dùng cho sản xuất khăn giấy. 75 % của tổng xơ sợi KBPB được thu hồi được dùng trong các hệ thống sản phẩm khác mà thường là dạng tái chế theo vòng kín hoặc vòng hở. Hình 20 nêu các dòng vật liệu và tỷ lệ thành phần. Tất cả các biến được giải thích trong 8.3.3.3. Để thuận tiện cho việc tính toán, tất cả các dạng sản phẩm đầu ra đều được xem bằng 1,0 (xem như không thất thoát).

8.3.3.3  Tính số lần sử dụng

Hình 20, có thể ước lượng được tổng số lần sử dụng (u). Các giá trị của các biến khác nhau cũng như việc hình thành chúng được nêu sau đây:

z1 là tỷ lệ của sản phẩm nguyên gốc được thu hồi sau lần sử dụng đầu tiên và sau đó được tái chế.

u12 là tỷ lệ của phần xơ sợi giấy z2 được tái chế để làm khăn giấy.

u13 là tỷ lệ của phần xơ sợi z1 giấy được tái chế để sản xuất các sản phẩm được tái chế khác

u12 + u13 = 1.0

y2 là phần dư của loại xơ sợi giấy thô đối với sản xuất khăn giấy

y3 là phần dư của loại xơ sợi giấy thô đối với các sản phẩm được tái chế

z3 là tỷ lệ các sản phẩm đã được tái chế và sẽ được tái chế lại

x3 là tỷ lệ các sản phẩm đã được tái chế và tỷ lệ này được tái chế trong vòng kín

z3 = x3 (giả thiết không còn việc tái chế vòng hở các xơ sợi giấy dạng tiêu dùng cuối)

Đối với sơ đồ tái chế nêu trong Hình 20, tổng số lần sử dụng (u) đối với lượng xơ sợi giấy z1 có thể được tính như sau:

u = 1

Lần sử dụng đầu tiên của sản phẩm được thu hồi

+ z1u12y2

Dùng cho khăn giấy.

+ z1u13y3

Sử dụng cho sản phẩm đã tái chế, sau lần sử dụng thứ nhất

+ z1u13y3∙(z3y3)

Sử dụng cho sản phẩm đã tái chế, sau lần sử dụng thứ hai

+ z1u13y3∙(z3y3)2

Sử dụng cho sản phẩm đã tái chế, sau lần sử dụng thứ ba

…………..

………………………………….

+ z1u13y3∙(z3y3) n-1

Sử dụng cho sản phẩm đã tái chế, sau lần sử dụng thứ n

Hoặc,

u = 1+ (z1u12y2) + (z1u13y3)∙[1+ (z3y3) + (z3y3)2+... ]

Tính phần cuối cùng và gộp các kết quả vào:

u = 1 + z1∙[(u12y2)+(u13y3)(1/(1-(z3y3)))]

Như vậy, tổng các lần sử dụng đối với xơ sợi giấy dùng cho việc tái chế là:

u = 1 + z1∙[(u12y2)+(u13y3)(1/1-(z3y3)))]

8.3.3.4  Tính hệ số phân định dựa trên s lần sử dụng

Khi số lần sử dụng (u) đã được ước tính bằng 2,225 đối với mỗi trường hợp trên, các hệ số phân định được tính như sau:

Nếu phần tỷ lệ z1 từ lượng sản xuất tổng thể giấy các tôn tẩy trắng làm bao bì KBPB, trở thành phần được thu hồi cho các lần sử dụng tiếp theo trong các hệ thống sản phẩm khác, khi đó tổng phần khối lượng còn lại trong hệ thống gốc ban đầu là (1-z1), và tỷ lệ z1 của các tổng phần khối lượng sẽ được chuyển vào trong các lần sử dụng đối với sản phẩm đã được tái chế. Cần lưu ý, một lượng vật liệu gốc ban đầu cũng được đưa vào trong tỷ lệ này. Hệ số phân định tải lượng cuối cùng đối với hệ thống sản phẩm ban đầu (gốc) sẽ là:

(1-z1) = (z1/u1)

Cách phân định này dựa trên số tổng thể các lần sử dụng cộng thêm lần sử dụng đầu tiên, được áp dụng cho cả hệ thống sản phẩm gốc ban đầu và tổng thể các hệ thống sản phẩm đã được tái chế.

z1 = 0,70 và u1 = 2,225, hệ số phân định đối với hệ thống sản phẩm ban đầu là:

(1-0,70) +(0,70/2,225) =0,30 +0,3146 = 0,6146

Tương tự, hệ số phân định về tổng các lần sử dụng sản phẩm được tái chế bằng vật liệu nhận được từ các KBPB đã được tái chế là:

z1(u1-1)/u = 0,70 x (2,225 - 1)/2,225 = 0,3854

Tổng các phần tỷ lệ của các hệ thống sản phẩm gốc và hệ thống sản phẩm được thu hồi phải bằng 1 nên điều quan trọng là phải kiểm tra lại điều này. Ví dụ:

0,6146 +0,3854=1,000

8.3.3.5  Các phần tải lưng cuối cùng được chuyển cho các hệ thống khác

Các phần tải lượng được phân định cho các hệ thống khác như sau:

Đối với hệ thống đầu tiên (gốc), tất cả các phần khối lượng cho đơn vị chức năng của hệ thống KBPB đều được nhân với hệ số phân định là 0,6146. Điều này thể hiện tầm quan trọng của tái chế vòng hở trên kết quả của phân tích kiểm kê.

Một tỷ lệ thích hợp của hệ thống sản phẩm ban đầu (gốc) được chuyển một cách trọn vẹn đến các hệ thống sản phẩm đã được tái chế. Điều này cũng phản ánh thực tế là vật liệu được chuyển đến để tái chế cũng có giá trị như sản phẩm đồng hành, không phải là các chất thải vô giá trị.

Đối với các sản phẩm đã được tái chế khác, các xơ sợi giấy dạng "nguyên liệu thô" đi từ hệ thống KBPB sẽ kéo theo một tỷ lệ còn lại về khối lượng, tức hoặc 0,3854. Vì vậy, trong trường hợp hệ thống sản xuất khăn giấy không có hệ thống thu hồi tiếp và sản phẩm đã được sử dụng sẽ được hủy bỏ. Hệ số phân định bằng 0,3854 được áp dụng đối với xơ sợi giấy dạng "vật liệu gốc" đã được tái chế trong sử dụng.

Đối với các hệ thống sản phẩm giấy tái chế khác thì hệ số phân định bằng 0,3854 cho tổng các lần sử dụng và gắn liền với xơ sợi giấy dạng "vật liệu thô" có thể được giảm đi nhờ hiểu biết về hệ thống và hiểu biết về tỷ lệ phần trăm hay phần tỷ lệ của các sản phẩm đã biết chúng được thu hồi hoặc tái chế trong các hệ thống khác. Trong ví dụ này, z3 = x3 nên không cần áp dụng tiếp tái chế vòng hở.

Trong cả hai trường hợp, đối với phần tải lượng đi cùng xơ sợi dạng "nguyên liệu thô", cần bổ sung thêm những phần tải lượng cụ thể do còn có quá trình xử lý lại hay các quá trình khác v.v... của các xơ sợi giấy dạng vật liệu được đưa vào trong hệ thống sản phẩm mới.

Nếu còn có tiếp việc tái chế theo vòng hở, quy trình phân định tương tự sẽ được thực hiện như đã mô tả như trên. Trong trường hợp ngược lại, điều quan trọng là các giả thiết và các việc tính toán về hệ số phân định phải được kiểm tra lại theo cách đã nêu ở trên, để chỉ ra rằng, các tỷ lệ phân định phải đúng bằng 1.

9  Các ví dụ về cách tiến hành đánh giá chất lượng dữ liệu

9.1  Bối cảnh của TCVN ISO 14044:2011

TCVN ISO 14044:2011, Điều 4.2.3.6.2 nêu:

Các yêu cầu về chất lượng dữ liệu cn phải gn với các nội dung sau:

a) Tình trạng bao quát liên quan với thời gian: Tui của dữ liệu và khoảng thời gian tối thiểu mà dữ liệu cn phải được thu thập;

b) Tình trạng bao quát về địa lý: khu vực địa lý mà từ đó dữ liệu cho các quá trình đơn vị cn phải được thu thập để thỏa mãn mục tiêu của nghiên cứu;

c) Tình trạng bao quát về công nghệ: công nghệ đặc trưng hay công nghệ hỗn hợp;

d) độ chính xác: thước đo về độ biến động của các giá tr dữ liệu đối với từng loại dữ liệu hiện được biểu thị (ví dụ phương sai);

e) tính hoàn thiện: phần trăm lưu lượng là được đo hay được ước lượng;

f) tính đại diện: đánh giá định tính mức độ theo đó bộ dữ liệu phản ánh đúng tập hợp quan tâm (nghĩa là tình trạng địa lý, khoảng thời gian và tình trạng công nghệ);

g) tính nhất quán: đánh giá định tính xem phương pháp luận nghiên cứu có được áp dụng thống nhất hay không đối với các thành phần khác nhau của việc phân tích;

h) tính tái lặp: đánh giá định tính quy mô mà theo đó thông tin về phương pháp luận và giá trị dữ liệu cho phép một người thực hiện độc lập có thể tái lặp lại được kết quả đã báo cáo trong nghiên cứu;

i) các ngun của dữ liệu;

j) độ không đảm bảo của thông tin (ví dụ dữ liệu, mô hình và giả thiết).

Tại nơi mà một nghiên cu được dự định dùng cho mục đích xác nhận so sánh đ công bố công khai, thì các yêu cầu về chất lượng dữ liệu nêu ở điểm a) đến điểm j) trên đây cần được đề cập đến.

Điều 4.3.2.1 trong TCVN ISO1 4004:2011 nêu:

Khi dữ liệu được thu thập từ các nguồn chung, nguồn đó phải được viện dẫn ra. Đối với các dữ liệu có thể có ý nghĩa cho việc đưa ra quyết định của nghiên cứu, thì chi tiết về quá trình thu thập dữ liệu tương ứng, thời gian khi dữ liệu được thu thập và các thông tin thêm về các chỉ số chất lượng dữ liệu cũng cần phải được viện dẫn ra.

Nếu các dữ liệu như vậy không đáp ứng được yêu cầu về dữ liệu thì phải nêu rõ điều này.

Điều 4.2.3.6.3 trong TCVN ISO1 4004:2011 nêu:

Việc xử lý các dữ liệu bị mt cần phải được lập thành dạng văn bản. Đối với từng quá trình đơn vị và từng địa điểm báo cáo nơi xác định có dữ liệu bị mt, thì việc xử lý dữ liệu bị mất và những chỗ bị trống dữ liệu cần được nêu thng nhất như sau:

- Giá trị dữ liệu "không - zero" mà giá trị đó phải được giải thích;

- Giá trị dữ liệu "zero" nếu nó được giải thích; hoặc

- Giá trị tính được được dựa trên các giá trị đã báo cáo từ các quá trình đơn vị sử dụng công nghệ tương tự.

Điều 4.5.1.1 trong TCVN ISO 14044:2006 nêu:

Các kết quả của các pha LCI hoặc LCIA cần được diễn giải theo mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu, và sự diễn giải này phải bao hàm cả việc đánh giá và cách kiểm tra độ nhạy của các đầu vào, đầu ra có ý nghĩa và các cách chn phương pháp luận để hiu được tính không ổn định của các kết quả.

9.2  Tổng quan

Nói chung, việc kiểm kê một cách đầy đủ vòng đời yêu cầu thu thập và tổng hợp hàng trăm hàng ngàn các dạng dữ liệu liên quan đến sản phẩm, quá trình hay các hoạt động đang nghiên cứu. Tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu, thông tin thu được từ các công ty và thậm chí từ các lục địa khác nhau. Vì vậy, việc quản lý chất lượng của các dữ liệu là điều quan trọng và là một phần không thể tách rời của quá trình tổng thể.

Hình 21 mô tả quy trình mang tính trình tự để tiến hành đánh giá chất lượng dữ liệu, phần dưới đây mô tả một số các yêu cầu về chất lượng dữ liệu và các chỉ thị chất lượng số liệu được sử dụng trong kiểm kê vòng đời.

Hình 21 - Tổng quan về tiến hành đánh giá chất lượng dữ liệu

9.3  Các yêu cầu về dữ liệu đ thiết lập danh mục cụ thể của các vị trí

Mục tiêu của nghiên cứu là xác lập cơ sở để xác định các yêu cầu liên quan đến thời gian- địa lý- công nghệ của một nghiên cứu. Hoạt động để xác lập phạm vi này là bước quan trọng nhất để thiết lập các yêu cầu chất lượng dữ liệu.

9.3.1  Phạm vi bao quát về thời gian

Cần phải tiến hành một số quyết định để cân nhắc đến tính tịch sử và nguồn của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Yếu tố thời gian của các dữ liệu ban đầu mà chúng có liên quan đến vị trí đặc biệt và các dữ liệu thứ cấp (ví dụ từ các nguồn đã được công bố) có thể được sử dụng để làm rõ sự khác biệt cần thiết.

Ví dụ: Các mục tiêu có thể được thiết lập nhờ sử dụng cả hai nguồn dữ liệu. Các mục tiêu có thể được thiết lập nhờ sử dụng cả hai loại dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau- ví dụ:

- Các dữ liệu gốc thu thập từ một công ty cụ thể trong năm trước.

- Các dữ liệu thứ cấp thu được nhờ sử dụng các nguồn đã được công bố trong năm năm qua.

Khi yếu tố thời gian của dữ liệu không đáp ứng so với các mục tiêu này, cần ghi nhận, làm rõ điều đó.

Những dữ liệu thực đã đo được được xem là tốt nhất vì tạo sự thông hiểu về tình trạng biến động mang tính thuộc tính trong các quá trình cần được mô hình hóa. Tuy nhiên, các dữ liệu đã được ước lượng, đã được tính toán hay đã được lập thành văn bản cũng cung cấp các đầu vào giá trị. Những nơi có thể, các dữ liệu được thu thập trong thời gian tối thiểu đủ để đại diện cho một năm. Những dữ liệu như thế cho thấy những xu thế ảnh hưởng rõ rệt theo mùa, các biến động tự nhiên của quá trình và những sự kiện mang tính sự cố. Hơn thế, đối với một giai đoạn/khoảng thời gian nghiên cứu cụ thể, thường sẽ tiện lợi khi xem xét một chu kỳ 12 tháng trước đó để kiểm tra lại tính nhất quán và giúp xác định các bất thường hay những sai sót tiềm ẩn có của báo cáo.

9.3.2  Tình trạng liên quan về địa lý

Cần xem ranh giới không gian như là một phần của hệ thống sản phẩm nghiên cứu, hơn thế nó còn có thể được xác định cho một khu vực hay một lĩnh vực của thị trường. Việc nghiên cứu cần có quy mô tương đương với địa điểm cụ thể của hiện trường trong một trường hợp địa phương cụ thể. Mỗi công ty có tham gia phải xác định ngay từ ban đầu lượng sản phẩm sẽ thuộc vào hệ thống mà sản phẩm đó có thể tuần tự truy xuất ngược thông qua chuỗi cung ứng hay truy xuất tiếp cho tới khi thu hồi, tái chế hay thải bỏ. Chuỗi cung cấp này có thể mở rộng vượt quá khu vực đã quy định mà tại đó sản phẩm được bán, đặc biệt khi nhà cung cấp nguyên vật liệu thô hiện cũng tham gia vào quá trình nghiên cứu.

Hệ thống tài liệu của dòng sản phẩm rất quan trọng, vì nó đưa ra khuôn khổ cho việc quản lý thông tin và dữ liệu cho việc đánh giá chất lượng. Danh mục này cũng là cơ sở cho việc đánh giá tính đầy đủ của nghiên cứu.

9.3.3  Tình trạng về công nghệ

Danh mục các trang web cụ thể mà báo cáo dữ liệu sử dụng để xác định các đặc tính vốn có của sản phẩm, quy trình và kiểm soát môi trường công nghệ. Bản tóm tắt từ các hiệp hội thương mại và các cơ quan chính phủ cung cấp các thông tin kiểm tra hữu ích để xem xét bước tiếp theo về tính đại diện của ngành công nghiệp.

Mục tiêu của việc nghiên cứu phải chỉ rõ tính pha tạp của các công nghệ và số các địa điểm có sử dụng từng loại hình công nghệ. Sự phát triển của công nghệ cũng phải được xét đến khi vòng đời tổng thể trải dài trên một khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian này, những sự phát triển như vậy về công nghệ là có thể dự đoán được. Xem ví dụ về tủ lạnh nêu trong 4.4.

9.4  Các yêu cầu để đặc trưng cho chất lượng dữ liệu

TCVN ISO 14044:2011 nêu năm chỉ thị đặc trưng cho chất lượng của các dữ liệu và cách thu thập, các phương pháp tích hợp chúng.

9.4.1  Độ chính xác

Đây là thước đo về độ biến động của các giá trị dữ liệu thuộc vào mỗi phạm trù dữ liệu được biểu thị. Độ chính xác đo độ phân tán hay sự biến động của tập hợp các giá trị dữ liệu xung quanh giá trị trung bình của tập dữ liệu đó. Với mỗi phạm trù dữ liệu, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các giá trị báo cáo sẽ được tính và được báo cáo cho mỗi quá trình đơn vị trong hệ thống sản phẩm. Các thước đo về độ chính xác này có thể được sử dụng để đánh giá độ không đảm bảo đo của các giá trị được báo cáo và trợ giúp cho việc phân tích độ nhạy của các kết quả nghiên cứu.

9.4.2  Tính hoàn thin

Tính hoàn thiện của các dữ liệu quá trình gốc có thể được chỉ thị qua tỷ lệ phần trăm của các địa điểm đã thu thập được các dữ liệu so với tổng thể các địa điểm hiện hữu có liên quan. Phần trăm giá trị mục tiêu này sẽ được thỏa thuận chung đối với mỗi dạng quá trình đơn vị trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu. Trong những nghiên cứu mang tính so sánh, mục tiêu có thể là đối với mỗi hệ thống sản phẩm phải có một mức tương đương về tính hoàn thiện. Các giá trị mục tiêu phải được thiết lập đạt một mức nhất định (ví dụ 70 %).

9.4.3  Tính đại diện

Đây là chỉ số đánh giá định tính chất lượng của mức độ mà theo đó tập dữ liệu phản ánh được tính đúng đắn của tổng thể cần quan tâm. Về bản chất, đánh giá này tương tự như đánh giá về tính hoàn thiện nhưng tập trung hơn về các khía cạnh địa lý, thời gian, công nghệ của hệ thống sản phẩm. Chỉ số này đo mức độ mà theo đó các giá trị dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu thể hiện phép đo đúng và chính xác của tổng thể cần quan tâm. Chỉ số này cũng có thể cung cấp thông tin về tỷ lệ tổng năng lực sản xuất do các bên tham gia thực hiện. Mọi biến động quan trọng đều phải được kiểm tra và giải thích.

VÍ DỤ: Việc lấy mẫu có sự sai lệch xét theo tính hoàn thiện.

Để đưa ra đơn vị phát thải của cacbonat tính theo kilowat trên giờ trong một khu vực hay hệ thống sản xuất điện năng cụ thể, việc khảo sát từng nhà máy biến đổi điện năng đối với giá trị trung bình tổng thể là một cách tiếp cận tốt. Tuy nhiên, nếu việc khảo sát được thực hiện cho một mạng lưới dù có tới 96 % là thủy điện và chỉ có 4 % là nhiệt điện chạy bằng than, thì việc bỏ qua phát thải từ 4 % nhiệt điện được xem là sai lệch nghiêm trọng.

9.4.4  Tính nhất quán

Tính nhất quán là sự hiểu biết định tính về sự thống nhất của phương pháp luận nghiên cứu được áp dụng đối với những thành phần khác nhau của nghiên cứu.Thước đo chất lượng này là một trong số những thước đo quan trọng nhất để quản lý quá trình kiểm kê. Phải tiến hành một số bước để đảm bảo tính nhất quán. Một trong số đó là vấn đề trao đổi thông tin. Trong một nghiên cứu có một số công ty khác nhau tham gia có thể dẫn đến việc phải thu thập dữ liệu từ các cơ sở khác nhau, tại các nước và các lục địa khác nhau, do vậy phải hiểu rõ, loại dữ liệu nào là bắt buộc có, cách đo, báo cáo, sử dụng v.v....

VÍ DỤ: Giá trị được báo cáo từ một số các doanh nghiệp.

Khi thiết lập dữ liệu dữ liệu phát thải và tiêu thụ năng lượng trung bình cho các loại vật liệu đầu vào của một quá trình sản xuất, phải thu thập dữ liệu từ một số nhà sản xuất. Một số các nhà sản xuất thực hiện việc báo cáo nhờ sử dụng các dữ liệu đã được công bố như dữ liệu chuẩn quốc gia trong khi một số khác nêu các trạng thái thực của họ nhờ các kết quả đo thực. Vì các dữ liệu này không thống nhất về phương pháp thu thập hay độ chính xác và nếu khó tránh khỏi khả năng chúng phối hợp dữ liệu bị mất của cách tiếp cận riêng biệt này, phải đánh giá sơ bộ để kiểm tra lại tình trạng sai lệch.

VÍ DỤ: Khi khảo sát các phát thải ra không khí, việc so sánh cho thấy phát thải CO2 được báo cáo qua các kết quả đo riêng biệt là thấp hơn (hay cao hơn) giá trị đã được công bố trong dữ liệu chuẩn quốc gia trong khi giá trị về SO2 lại giống nhau.

9.4.5  Tính tái lập

Thước đo này mô tả đánh giá định tính về mức độ mà theo đó thông tin về phương pháp luận và các giá trị dữ liệu cho phép một bên tham gia độc lập có thể tái lập lại các kết quả đã được báo cáo trong nghiên cứu. Thước đo chất lượng này được sử dụng có hình thức phàn nàn khiếu nại của cộng đồng liên quan đến các kết quả nghiên cứu. Có thể loại bỏ dữ liệu trái ngược lòng tin vào luật pháp, dữ liệu làm cản trở mức độ minh bạch vốn cần được đáp ứng khi sử dụng dữ liệu này trong cộng đồng.

9.4.6  Xác định dữ liệu bất thường/dữ liệu b mất

Các giá trị bất thường thường là các giá trị cực trị trong tập dữ liệu. Các dữ liệu này thường được xác định qua phân tích thống kê hoặc qua việc xem xét của chuyên gia. Bất kỳ khi nào phát hiện có các dữ liệu bất thường/dữ liệu bị mất hoặc có sự loại bỏ khỏi tập dữ liệu hay thay thế trong tính toán, các dữ liệu phải được nêu trong báo cáo nghiên cứu v.v.... Các giá trị dữ liệu này có thể có do những yêu cầu về dữ liệu đầu vào được diễn đạt sai, các giá trị dữ liệu bị báo cáo nhầm, việc phân tích các mẫu dữ liệu không đầy đủ hoặc đơn giản là không có.

Các dữ liệu bất thường được xác định trong quá trình xem xét toàn diện từng phạm trù dữ liệu đối với mỗi quá trình đơn vị. Các dữ liệu này được chuyển lại cho nơi báo cáo hoặc cho các chuyên gia của chính công ty để xác định tính hiệu lực của chúng nhằm đưa vào cơ sở dữ liệu. Khi dữ liệu bất thường được giải thích theo nghĩa sự bất thường của quá trình hay sự cố, dữ liệu được giữ lại trong tập dữ liệu gốc. Quyết định cần dựa trên phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu. Nếu không thể tìm được sự giải thích hay không thể sửa chữa được sai lệch về báo cáo, giá trị bất thường sẽ được loại bỏ khỏi tập dữ liệu và việc này phải được lưu đầy đủ bằng văn bản.

Khi xử lý các dữ liệu bất thường, cần đánh giá các dữ liệu bị thiếu để xác định các đầu vào thích hợp cho các phạm trù dữ liệu riêng biệt. Hướng dẫn cơ bản là, mỗi phạm trù dữ liệu đối với mỗi địa điểm báo cáo cần phải tuân thủ các điều sau:

- Giá trị dữ liệu được báo cáo là chấp nhận được;

- Giá trị "không" khi có thể;

- Giá trị được tính toán dựa trên giá trị trung bình của các giá trị được báo cáo;

- Các giá trị từ các quá trình đơn vị có công nghệ tương tự.

10  Ví dụ về tiến hành phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy đánh giá mức độ các kết quả cuối cùng bị ảnh hưởng do những sự thay đổi của các thông số đầu vào hay của quyết định được nêu ra tại một thời điểm. Phân tích độ nhạy trong kiểm kê vòng đời là bước cần thiết vì tính chủ quan không thể tránh được trong những quyết định nhất định ngay từ ban đầu nghiên cứu hay trong quá trình lặp lại cũng như các yếu tố chất lượng trong dữ liệu được sử dụng, cần phải hiểu được hậu quả của những quyết định này đối với tính minh bạch trong nghiên cứu.

10.1  Ngữ cảnh của TCVN ISO 14044:2011

TCVN ISO 14044:2011, điều 4.2.3.3.3 nêu:

- Khi việc nghiên cứu được dự định dùng cho xác nhận mang tính so sánh để công bố cho cộng đồng, thì việc phân tích độ nhạy cuối cùng của các dữ liệu đầu vào và đầu ra phải xét đến các chuẩn mực quan trọng về khi lượng, năng lượng và môi trường, sao cho tất cả các đầu vào nào có đóng góp tích lũy nhiều hơn một lượng đã xác định (ví dụ theo phần trăm) cho tổng thể thì nó phải được đưa vào trong nghiên cứu.

TCVN ISO 14044:2011, điều 4.3.3.4 nêu:

- Để phản ánh bản chất lặp đi lặp lại của LCA, các quyết định có xét đến các dữ liệu được đưa vào đều phải dựa trên một phép phân tích độ nhạy để xác định ý nghĩa của chúng.

TCVN ISO 14044:2011, điều 4.5.1.1 nêu:

- Các kết quả của các pha LCI hoặc LCIA phải được diễn giải theo mục tu và phạm vi ca nghiên cứu, và việc diễn giải này phải bao gồm cả việc đánh giá và kim tra độ nhạy của các đầu vào, đầu ra có ý nghĩa và các lựa chọn về phương pháp luận để hiểu được độ bất định của các kết quả.

10.2  Tng quan

Phân tích độ nhạy cần được thực hiện khi kết quả có ý nghĩa quan trọng của phân tích kiểm kê phụ thuộc vào các giá trị có đặc điểm:

- Được xác định bởi cách lựa chọn (ví dụ theo cách phân định);

- Nằm trong dải bất định;

- Thiếu/ mất (ví dụ khoảng trống dữ liệu).

Cần phải có quyết định liên quan đến các dữ liệu hay các thông số này để lựa chọn cho việc thử nghiệm

Hình 22 - Tổng quan v cách tiếp cận chung

10.3  Mô t các ví dụ

10.3.1  Khái quát

Phân tích độ nhạy cần được tiến hành khi có sự thay đổi của các thông số chính trong phân tích kiểm kê vòng đời và trong tính toán lại việc kiểm kê nhằm so sánh các kết quả với tình huống đã được chỉ ra. Cụ thể hơn:

a) Khi đưa ra các thông số tương ứng với các điểm chính cần phải thử nghiệm;

b) Khi thay đổi các thông số này nhằm tính toán lại các kiểm kê đối với mỗi phân tích;

c) Khi đánh giá độ nhạy của cáo thông số bằng so sánh những dữ liệu kiểm kê đã thu được.

Trong phân tích độ nhạy, phải xác định một số các thông số mang tính đặc trưng cho mỗi phân tích. Số lượng các tính toán phụ thuộc vào số phân tích độ nhạy mà người sử dụng tiến hành.

Ví dụ về các yếu tố chính cần xem xét là:

- Việc chọn đơn vị chức năng;

- Độ không đảm bảo của các giá trị dữ liệu (trong dải đo), tiêu thụ điện năng, khảng cách vận chuyển v.v...;

- Độ không đảm bảo của các ranh giới hệ thống (địa lý, thời gian), việc lựa chọn các mô hình sản xuất điện năng [Ví dụ các dữ liệu trung bình năm 1994 của OECD hay các dữ liệu thống kê nhu cầu và cung ứng điện năng của các nước châu Á -1993] v.v...;

- Các lựa chọn về phương pháp luận, các quy tắc phân định, các quy tắc cắt giảm, quy tắc tái chế, những điều cần tránh khi nghiên cứu công đoạn sản xuất của dòng không sơ cấp v.v....

Việc phân tích độ nhạy có thể dẫn đến:

- Loại trừ một số giai đoạn hoặc các hệ thống con của vòng đời khi việc phân tích độ nhạy cho thấy chúng không có ý nghĩa;

- Loại trừ các dòng vật liệu mà chúng không có ý nghĩa đối với các kết quả đầu ra của việc nghiên cứu;

- Đưa thêm các quá trình đơn vị mới có ý nghĩa trong kết quả phân tích độ nhạy.

10.3.2  Phân loại ưu tiên các thông số cần thử

Phân tích độ nhạy được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng có sự biến động dữ liệu hay các giả định đối với các kết quả nghiên cứu kiểm kê vòng đời. Cách tiếp cận thông thường để phân tích độ nhạy là thay đổi dữ liệu đầu vào đối với một biến độc lập đã được chọn bằng cách cộng hoặc trừ một tỷ lệ phần trăm xác định (ví dụ thay đổi lượng tiêu thụ dầu nhiên liệu trong một quá trình đơn vị bằng cách tăng hoặc giảm 10 %)

Khi chuẩn bị để sắp xếp ưu tiên các biến độc lập, có thể sử dụng một chỉ số biến động để xác định trong số đó, biến nào tác động nhiều nhất đối với các kết quả nghiên cứu. Ý tưởng mang tính nhận thức về chỉ số biến động giúp đề xuất ra bốn yếu tố có thể ảnh hưởng một biến độc lập gây tác động đáng kể đối với các kết quả nghiên cứu là:

- Sự đóng góp về định lượng của phạm trù dữ liệu thuộc quá trình đơn vị đối với phần định lượng của một phạm trù dữ liệu trong một hệ thống sản phẩm.

- Tầm quan trọng tương đối của phạm trù dữ liệu (hệ số độ nhạy);

- Sự biến động của các dữ liệu thuộc quá trình đơn vị với phạm trù dữ liệu của quá trình đơn vị;

- Tính hoàn thiện của các dữ liệu đầu vào so với phạm trù dữ liệu.

Các quá trình đơn vị có tỷ lệ phần trăm đóng góp cao hơn có ảnh hưởng lớn hơn đối với các kết quả kiểm kê. Các phạm trù dữ liệu có các tác động môi trường khác nhau liên quan tới các dòng vật liệu, dòng năng lượng và các phát thải. Độ chính xác của tập dữ liệu có tương quan trực tiếp tới độ không đảm bảo của những kết quả kiểm kê trong khi tính hoàn thiện của tập dữ liệu và độ không đảm bảo lại có mối tương quan ngược lại.

10.3.3  Chọn các thông số thử nghiệm

Một khi đã xác định được các thông số được xem là đáng ưu tiên, cần lựa chọn kiểu phân tích độ nhạy để phân tích. Sau khi đã phân tích, cần phải giải thích các kết quả.

10.3.3.1  Tổng quan về ví dụ

Dựa trên ví dụ tái chế vòng hở như nêu ở 8.3.3 và với các thông số đầu vào thích hợp, tiến hành phân tích độ nhạy để đánh giá tình trạng biến động của các dữ liệu từ các phân định khác nhau đã được đưa vào trong nghiên cứu LCl hoặc trong nghiên cứu về tác động của quy trình phân định đã chọn.

Việc kiểm tra các dạng tiềm năng này trong phân tích độ nhạy cho thấy, trong ví dụ 8.3.3, do mức độ tái chế đạt cao, nếu bỏ qua sự phù hợp với TCVN ISO 14044:2011, thì quy trình phân định đã được chọn quả thực đáng phải đánh giá thêm.

Sơ đồ trong Hình 23 minh họa các bước để mô tả ví dụ này.

Hình 23 - Các bước mô tả ví dụ về phân tích độ nhạy

10.3.3.2  Các dạng phân tích độ nhạy có thể áp dụng cho nghiên cứu

Với mục đích minh họa, cách kiểm tra nêu trong ví dụ 8.3.3 chỉ ra rằng, các cách phân tích độ nhạy khác nhau có thể được dùng để làm sáng tỏ cho các vấn đề nêu nêu trong ví dụ. Khi xét đến các quy trình hay các quy tắc về phương pháp luận, việc phân định tái chế trong vòng hở chắc chắn là yếu tố quan trọng do chính giá trị đã được chọn của hệ số phân định. Thêm vào đó, chất lượng của dữ liệu cũng quan trọng, ví dụ tính đồng thời, độ chính xác trong thu thập và cách để tập hợp, gộp lại v.v... Hơn nữa, cho nếu bỏ qua chất lượng dữ liệu, nhưng nếu đã xem xét đến các địa điểm sản xuất khác nhau thì các giá trị trung bình được sử dụng trong nghiên cứu sẽ thể hiện một mức độ biến động đáng kể mà cần phải xem xét. Một phân tích độ nhạy tiềm năng khác có thể là dải ranh giới của các khoảng cách vận chuyển trong việc phân phối các sản phẩm gốc ban đầu này.

Những tình huống này hay các tình huống khác có thể được tiếp tục phân tích cho đến kết thúc việc nghiên cứu. Trong các trường hợp thực tế, thường phải tiến hành nhiều phân tích độ nhạy. Để đơn giản, thường chọn phân tích độ nhạy theo các quy trình phân định. Cũng còn các lý do khác cho việc chọn các quy trình phân định. Việc kiểm tra theo công thức toán học và và quy trình phân định đặc biệt, dựa trên số lần sử dụng cho thấy, hệ số phân định có thể biến đổi khá lớn tại các mức tái chế cao và thay đổi theo số lần sử dụng.

Các dữ liệu phản ảnh các tỷ lệ tái chế đối với sản phẩm ban đầu và đối với các sản phẩm đồng hành khác đều được dựa trên các số liệu thống kê quốc gia được thiết lập và được chấp nhận cẩn thận bởi ngành công nghiệp sản xuất giấy và các cơ quan quản lý Nhà nước. Mặc dù vậy, dù bỏ qua những điều đó thì việc phân tích độ nhạy đối với một quy trình cũng cần phải được tiến hành hành do chính tầm quan trọng của phân tích.

10.3.3.3  Chọn dải các giá trị nằm trong các ranh giới hp lý

Theo TCVN ISO 14044, quy trình nêu trong ví dụ 8.3.3 về tái chế vòng hở ước lượng được hệ số phân định cho sản phẩm gốc ban đầu và tổng các lần sử dụng kế tiếp cơ bản nhất như là một hàm về số lần sử dụng và tỷ lệ sản phẩm gốc hiện được tái chế trong các hệ thống khác.

Hệ số phân định, F = f(u, z1)

Giá trị F đối với sản phẩm (gốc) ban đầu đã được ước lượng là 0,6146. Với giả thiết mức biến động tổng hợp khả thi là +25 % và -25 % thì giải cực trị của các giá trị F được xem là hợp lý sẽ là 0,76 và 0,46.

10.3.4  Tính toán

Việc phải lặp lại một cách đầy đủ tất cả những kết quả nghiên cứu đối với hai điều kiện cực trị này là không cần thiết do rằng các giá trị cơ sở đối với tất cả các kết quả không được nêu trong 8.3.3. Chỉ cần nói rằng, các kết quả không có mối quan hệ tỷ lệ trực tiếp đối với các giá trị mới do những sự khác biệt xảy ra trong những giai đoạn khác nhau của hệ thống sản phẩm thiết lập theo các hệ số cực trị này.

Bảng 7 nêu và trình bày một cách khái quát các ảnh hưởng hệ lụy liên đới trong các kết quả phân tích độ nhạy thu được từ các giả thiết cực trị. Bằng việc loại bỏ các thông số đặc biệt đã được xem xét trong nghiên cứu (kết quả chính yếu trong nghiên cứu), những kết quả dưới đây có thể hữu ích trong việc phân tích và đánh giá các nhu cầu cho phân tích nhiều hơn về độ nhạy dựa trên các thành phần của hệ số phân định.

Bảng 7 - Các ảnh hưởng hệ lụy tại các giá trị khác nhau đối với giá trị F

Các yếu t

0,46 F

0,61 F

0,76 F

Đơn vị chức năng

 

 

 

Khối lượng của sản phẩm được sử dụng

100

100

100

Tỷ lệ tái chế z1

a

0,70

a

Khối lượng của sản phẩm được tái chế

 

70

 

Số lần sử dụng u

a

2,225

a

Mức hay khối lượng tải

 

 

 

Giữ lại như sản phẩm gốc ban đầu

0,46

0,6146

0,76

Chuyển sang thành sản phẩm thứ cấp

0,54

0,3854

0,24

Khối lượng được sản xuất/100 lần sử dụng

54

38,54

24,0

Biến động so với giá trị chuẩn

15,46

0

14,54

Sự kết hợp khác nhau của các giá trị có thể đo F = f(u, z1)

10.3.5  Kết luận

Bảng 7 cho các kết quả như đã được dự đoán trước về những sự thích ứng khi tiến hành phân tích độ nhạy theo các quy trình phân định. Sự biến động này là đủ lớn và điều này đã được bộc lộ cho những người đọc nghiên cứu này. Trong trường hợp riêng, điều này khẳng định cần có sự phân tích thêm.

F là hàm của số lần sử dụng và tỷ lệ tái chế nên sẽ tiện lợi hơn nếu tiến hành các phân tích tách biệt trên mỗi đại lượng về những gì đã được chỉ ra. Trong trường hợp về ví dụ ở 8.3.3, cho thấy tỷ lệ tái chế là yếu tố nhạy nhất trong hai yếu tố tạo nên hệ số phân định.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ;

[2] TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn.

 

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Lời giới thiệu

Phạm vi áp dụng

Khái quát

Các ví dụ về các chức năng phát triển, các đơn vị chức năng và các dòng tham chiếu

Các ví dụ để phân biệt các chức năng của các hệ thống tương thích

Các ví dụ về thiết lập các đầu vào, đầu ra và ranh giới của một quá trình đơn vị

Các ví dụ về việc phân định cần tránh

7  Các ví dụ về phân định

Ví dụ về áp dụng phân định đối với việc tái chế

Các ví dụ về cách tiến hành đánh giá chất lượng dữ liệu

10  Ví dụ về tiến hành phân tích độ nhạy

Thư mục tài liệu tham khảo



1 Bất kỳ khi thực hiện sự đơn giản hóa nào đó, đều cần sự luận chứng để tránh ứng dụng sai.

2) Bất kỳ sự đơn giản hóa nào đều cần sự luận chứng để tránh ứng dụng sai.