Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TCVN 3823:1983

TÀI LIỆU THIẾT KẾ - CÁC TÀI LIỆU BẰNG CHỮ

System for design documentation textual documents

 

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TÀI LIỆU THIẾT KẾ CÁC TÀI LIỆU BẰNG CHỮ

System for design documentation textual documents

Tiêu chuẩn này quy định các mẫu và quy tắc lập các tài liệu bằng chữ sau đây:

Danh mục bảng kê (DK) - mẫu 1 và 1a;

Bản kê tài liệu tham chiếu (KT) - mẫu 2 và 2a;

Bản kê sản phẩm mua (KM) - mẫu 3 và 3a;

Bản kê dự án kỹ thuật (KD) - mẫu 4 và 4a;

Bản kê thiết kế sơ bộ (KS) - mẫu 4 và 4a;

Bản kê thiết kế kỹ thuật (KK) - mẫu 4 và 4a;

Bản thuyết minh (TM) - mẫu 5 và 5a;

Chương trình và phương pháp thử (TN) - mẫu 5 và 5a;

Bản tính (TT) - mẫu 5 và 5a;

1. Danh mục bảng kê (DK)

1.1. Trong DK phải ghi:

Bảng kê sản phẩm;

Bảng kê các phần cấu thành sản phẩm;

Bảng kê các bộ;

Trong DK không kể những phần cấu thành sản phẩm đã có danh mục bảng kê riêng. Trong trường hợp này ở cuối DK sản phẩm ghi chỉ dẫn tham chiếu đối với DK của các phần cấu thành đó.

1.2. DK lập theo mẫu 1 và 1a. Ghi DK theo thứ tự sau:

Đơn vị lắp;

Bộ;

Phần “đơn vị lắp” ghi bảng kê của các đơn vị lắp có trong thành phần sản phẩm.

Phần “bộ” ghi bảng kê các bộ của sản phẩm phải lập DK (các phần lắp đặt; thay thế, dự phòng, dụng cụ, phụ tùng, bao gói, hòm hộp...).

Tên gọi các phần không ghi. Thứ tự viết các bảng kê trong phần “đơn vị lắp”và “bộ”. Tương tự như quy định của TCVN 3824:1983.

1.3. Các cột của DK được ghi như sau:

a) Cột “ký hiệu” ghi ký hiệu bảng kê;

b) Cột “tên gọi” ghi tên gọi các sản phẩm tương ứng với các bảng kê;

c) Cột “thuộc về ký hiệu” ghi ký hiệu bảng kê mà phần cấu thành sản phẩm có bảng kê ghi ở cột ký hiệu nằm trực tiếp trong đó.

Thứ tự ghi các bảng kê như quy định của TCVN 3824:1983.

d) Cột “thuộc vào, số lượng” ghi số lượng các phần cấu thành sản phẩm có trong bảng kê được ghi ở cột “thuộc vào, ký hiệu”.

Nếu cấu thành nằm trực tiếp trong sản phẩm, mà sản phẩm đó phải lập DK thì các cột “thuộc vào, ký hiệu” và “thuộc vào, số lượng” cho phép để trống;

đ) Cột “số lượng chung” ghi tổng số của các sản phẩm cấn thành trong sản phẩm phải lập danh mục bảng kê, theo từng bảng kê ghi trong cột “thuộc vào, ký hiệu”

Nếu phần cấu thành đã ghi thuộc sản phẩm phải lập DK và (hoặc) trong các phần cấu thành của nó, thì cột này ghi tổng số các phần nằm trong sản phẩm;

e) Cột “ghi chú” ghi những lời giải thích thêm.

2. Bản kê tài liệu tham chiếu.

2.1. Trong KT kể ra các tài liệu cần cho việc tham khảo và đối chiếu trong các tài liệu thiết kế sản phẩm, ví dụ:

Các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn xí nghiệp;

Điều kiện kỹ thuật đối với sản phẩm và vật liệu mua;

Các vật liệu kỹ thuật có chỉ dẫn, các bản hướng dẫn công nghệ và tài liệu tương tự có các yêu cầu riêng đối với sản phẩm (lớp phu, xử lý nhiệt, hàn, ghi nhãn…)

CHÚ THÍCH: Các tài liệu có ký hiệu ghi ở cột “ký hiệu “ của bảng kê và bản kê các tài liệu vận hành, không ghi vào KT.

2.2. KT lập theo mẫu 2 và 2a, ghi theo thứ tự sau

Các tài liệu của xí nghiệp (cơ sở);

Các tài liệu ngành;

Các tài liệu nhà nước.

CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong phần “các tài liệu nhà nước” với điều kiện là trọn bộ tài liệu thiết kế sản phẩm được gửi ra nước ngoài.

Tên gọi các sản phẩm ở dạng tiêu đề cột tên gọi và gạch dưới.

Trong từng phần, các tài liệu được ghi theo từng dạng với thứ tự như sau:

Các tiêu chuẩn;

Điều kiện kỹ thuật đối với sản phẩm và vật liệu mua;

Các vật liệu kỹ thuật có chỉ dẫn;

Các bản hướng dẫn;

Các tài liệu của một dạng, ghi theo thứ tự tăng dần của ký hiệu (kể cả số ký hiệu của các bộ, các ngành và các cơ quan đã được nhà nước quy định).

2.3. Các cột của KT được ghi như sau:

a) Cột “ký hiệu” ghi ký hiệu của tài liệu.

b) Cột “tên gọi” ghi tên gọi của tài liệu.

2.4. Trong KT không ghi các tài liệu tham chiếu của các phần cấu thành sản phẩm đã có KT riêng, trong trường hợp này ở cuối KT của sản phẩm ghi chỉ dẫn tham chiếu đối với KT của các phần cấu thành.

3. Bản kê sản phẩm mua (KM)

3.1. KM được lập theo mẫu 3 và mẫu 3a. Ghi các sản phẩm mua theo từng phần. Tên gọi từng phần phụ thuộc vào đặc điểm các sản phẩm đưa vào bản kê. Tên gọi ghi ở dạng tiêu đề ở cột “tên gọi” và gạch dưới, ví dụ: “ổ bi”, “các điện trở”.

3.2. Trong từng phần của sản phẩm, ghi theo nhóm đồng nhất, trong từng nhóm ghi theo thứ tự chữ cái của tên gọi, trong từng loại và dạng ghi theo thứ tự tăng dần của kích thước hoặc các thông số khác.

3.3. Các cột của KM được ghi như sau:

a) Cột tên gọi ghi tên gọi và kích thước đặc trưng của sản phẩm tương ứng với ký hiệu ghi trong tài liệu kèm theo khi giao sản phẩm.

Khi ghi những sản phẩm có cùng tên gọi nhưng khác nhau về kích thước hoặc về các thông số khác, cho phép ghi tên gọi của sản phẩm đó trên mỗi tờ kê sản phẩm mua một lần ở dòng đầu tiên. Trong trường hợp kích thước hoặc các thông số của sản phẩm, ký hiệu bằng chữ cái thì không cho phép ghi như trên.

b) Cột “ký hiệu tài liệu ở nơi cung cấp” ghi số hiệu của tiêu chuẩn hoặc của điều kiện kỹ thuật của sản phẩm ở nơi cung cấp.

Khi có nhiều sản phẩm cung cấp theo một tài liệu cho phép ghi trên mỗi tờ kê một lần ký hiệu của tài liệu đó.

c) Cột “nơi cung cấp” ghi tên gọi (địa chỉ ) của xí nghiệp cung cấp.

Đối với các sản phẩm cung cấp thường xuyên cho các nơi tiêu thụ tập trung (ổ bi, điện trở…) thì cột này không ghi;

d) Cột “thuộc vào, ký hiệu” ghi ký hiệu bảng của kê sản phẩm hoặc các phần cấu thành của sản phẩm mua ghi trong KM.

Đối với các sản phẩm mua nằm trực tiếp trong sản phẩm đã có KM thì cho phép cột này không ghi, nếu đã ghi tất cả sản phẩm nằm trong các phần đã kê.

đ) Cột “số lượng trong sản phẩm” ghi số lượng của sản phẩm mua đã ghi trong KM nằm trong một sản phẩm.

e) Cột “số lượng trong bộ” ghi số lượng sản phẩm mua nó ở trong bộ (các phần lắp đặt, thay thế, dự trữ, dụng cụ và phụ tùng, cách xếp đặt, bao gói v.v …) hoặc ghi trong bảng kê sản phẩm và phần cấu thành của nó ở trong phần “bộ”.

Số lượng sản phẩm mua có ở trong bộ được ghi ở dòng riêng cho mỗi bộ nếu tài liệu có bảng kê độc lập cho các bộ.

Khi bản kê sản phẩm mua lập cho bộ các phần dự phòng, dụng cụ và phụ tùng, được cung cấp riêng không cùng với sản phẩm mà chúng vẫn được dùng cho sản phẩm thì cột “số lượng trong bộ” không ghi, còn số lượng sản phẩm mua ghi trong cột “số lượng trong sản phẩm” và ghi lại trong cột “số lượng chung”.

f) Cột “số lượng để điều chỉnh” ghi số lượng sản phẩm bị hao hụt trong khi điều chỉnh và thử nghiệm của một sản phẩm, ghi vào cột “thuộc vào, ký hiệu”, số lượng sản phẩm ghi dưới dạng số thập phân, ví dụ: 0,2 - có nghĩa là cần 2 sản phẩm ghi trong bản kê sản phẩm mua để điều chỉnh 10 sản phẩm mà ta phải lập bản kê cho chúng.

g) Cột “số lượng chung” ghi số lượng chung của sản phẩm đã được ghi trong các cột “số lượng sản phẩm”, “số lượng bộ”, và “số lượng điều chỉnh”.

Nếu sản phẩm mua ghi và KM thuộc vào sản phẩm và trong cột một hoặc vài phần cấu thành của sản phẩm thì ghi vào cột “số lượng chung của sản phẩm mua”.

h) Cột “”ghi chú” ghi các chỉ dẫn phụ khác, ví dụ: đơn vị đo (nếu các sản phẩm đã ghi không phải là đơn vị: cái).

3.4. Khi KM có nhiều phần, cho phép trong phần đầu của từ đầu tiên ở cột “tên gọi” ghi các phần của bản kê này vào cột “ký hiệu tài liệu kèm theo” và số thứ tự các tờ đã ghi từng phần, ví dụ:

N dòng

Tên gọi

Ký hiệu tài liệu kèm theo

1

 

 

2

ổ bi

Tờ 1 - 4

3

 

 

4

điện trở

Tờ 4 - 40

5

v.v…

 

3.5. Nếu trong Km của bộ không ghi các sản phẩm mua của các phần cấu thành đã có KM, thì ở cuối bản kê ghi chỉ dẫn tham chiếu của các phần cấu thành.

4. Bản kê dự án kỹ thuật (KD), thiết kế sơ bộ (KS), và thiết kế kỹ thuật (KK).

4.1. Trong KD, KS và KK ghi tất cả các tài liệu thiết kế, mới được hiệu chỉnh đối với dự án kỹ thuật, thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, tài liệu được sử dụng từ những bản thiết kế khác và tài liệu chế tạo đối với sản phẩm được hoàn chỉnh trước đây. Trong trường hợp này chỉ ghi những tài liệu thật cần thiết đủ để kiểm tra và xét duyệt.

4.2. KD, KS và Kk lập theo mẫu 4 và 4a. Cách ghi các bản kê này được tiến hành theo từng phần, trình tự như sau:

Tài liệu chung;

Tài liệu của các đơn vị lắp;

Mỗi phần gồm các phần nhỏ sau:

Tài liệu mới hiệu chỉnh lại;

Tài liệu sử dụng.

Tên gọi các phần và phần nhỏ ghi trong cột “tên gọi” ở dạng tiêu đề và gạch dưới

4.3. Trong phần tài liệu chung ghi các tài liệu nằm trong bộ tài liệu chính của sản phẩm

Trong phần “tài liệu của các đơn vị lắp” ghi các tài liệu có liên quan đến các phần cấu thành của sản phẩm thiết kế.

Trong KK có các chi tiết thì các chi tiết đó được ghi sau các đơn vị lắp. Trước khi ghi các chi tiết phải ghi tiêu đề “tài liệu của các chi tiết”.

Trong phần nhỏ “Tài liệu mới hiệu chỉnh lại “ ghi các tài liệu được hiệu chỉnh cho sản phẩm phải thiết kế.

Trong phần nhỏ “tài liệu sử dụng” ghi các tài liệu bản thiết kế và tài liệu chế tạo khác.

Các tài liệu trong từng phần nhỏ ghi theo thứ tự như đã quy định ở trong TCVN 3824-83.

4.4. Tài liệu dự án kỹ thuật thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, được tập hợp thành cặp hoặc đóng thành tập, mỗi loại phải lập bản thống kê riêng. Bản thống kê lập theo quy định của các tiêu chuẩn tài liệu sử dụng và sửa chữa. Ở dưới bản thống kê của mỗi loại (KD, KS, KK) ghi rõ các tài liệu được xếp thành cặp, đóng thành tập. KD, KS và KK được để ở đầu tiên của cặp hoặc tập.

4.5. Các cột của KD, KS, KK ghi như sau:

a) Cột “khổ” ghi khổ giấy của tài liệu;

b) Cột “ký hiệu” ghi ký hiệu tài liệu.

c) Cột “tên gọi”:

Trong phần “tài liệu chung” ghi tên gọi tài liệu, ví dụ: bản vẽ toàn thể, bản vẽ thuyết minh, bản vẽ choán chỗ;

Trong phần “tài liệu theo các đơn vị lắp” ghi tên gọi sản phẩm và tài liệu tương ứng với những tên đã ghi ở khung tên, ví dụ: “Xi lanh thủy lực, Bản vẽ toàn thể”. “Bàn điều khiển, Bản vẽ choán chỗ”, “Cơ cấu chuyển động, Sơ đồ nguyên lý.”

d) Cột “số tờ” ghi số lượng tờ mà tài liệu có;

đ) Cột “bản số” ghi ghi thứ tự của bản chính tài liệu này. Khi không có số của bản chính thì gạch ngang.

e) Cột “ghi chú” ghi các chỉ dẫn phụ.

5. Bản thuyết minh (TM)

5.1. Thuyết minh lập theo mẫu 5 và 5a còn các sơ đồ, bảng và bản vẽ cần thiết, cho phép lập trên các tờ có khổ bất kỳ đã được TCVN2:1974 quy định, khung tên và các ô phụ lập theo quy định của TCVN 3823:1983 (mẫu 2a).

5.1. Nói chung bản thuyết minh gồm các phần sau:

Phần mở đầu (nêu cơ sở các tài liệu để lập bản thiết kế);

Công dụng và lĩnh vực sử dụng sản phẩm thiết kế;

Đặc tính kỹ thuật.

Thuyết minh và lập luận các kết cấu đã chọn;

Phần tính toán khẳng định khả năng làm việc và độ tin cậy của kết cấu.

Thuyết minh và tổ chức công việc khi sử dụng sản phẩm đã hoàn chỉnh.

Các chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật sẽ hình thành

Mức tiêu chuẩn hóa hoặc mức thống nhất hóa

Tùy đặc điểm của sản phẩm, mà trong bản thuyết minh có thể gộp các phần lại hoặc bỏ bớt những phần không cần thiết.

6. Chương trình và phương pháp thử (TN)

6.1. TN lập theo mẫu 5 và 5a, còn các bảng, sơ đồ và bản vẽ cần thiết cho phép lập trên khổ giấy A3 theo TCVN 2-74 khi đó khung tên và các ô phụ lập theo quy định của TCVN 3824:1983 (mẫu 2a).

Trong TN phải có:

Kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với bản vẽ, yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác của các thông số đã cho trong lý lịch

Xác định các chỉ tiêu chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.

Kiểm tra việc bảo đảm tính ổn định khi làm việc của sản phẩm.

Kiểm tra sự thuận tiện trong bảo quản và tiến hành sửa chữa sản phẩm.

Kiểm tra tính trọn bộ của sản phẩm

Kiểm tra các yêu cầu an toàn kỹ thuật.

Thời gian, chế độ thử nghiệm, và các phép đo cần thiết trong khi thử nghiệm

6.2. Nói rõ từng phương pháp thử sản phẩm theo các chỉ tiêu riêng biệt, ghi theo thứ tự như cách ghi các chỉ tiêu của yêu cầu kỹ thuật.

Trong phương pháp thử nghiệm cần phải nghiên cứu kỹ các sơ đồ về phương tiện kiểm tra và phải chỉ ra được giá trị sai lệch giới hạn.

7. Bản tính (TT).

7.1. Bản tính lập theo mẫu 5 và 5a, cho phép sử dụng khổ giấy A3 theo TCVN 1:1974, khung tên và các ô phụ lập theo quy định của TCVN 3821:1983 (mẫu 2 và 2a).

7.2. Thứ tự trình bày bản tính phụ thuộc và đặc điểm của các giá trị tính toán.

Nói chung bản tính gồm có:

Bản vẽ đơn giản hoặc sơ đồ sản phẩm cần tính toán.

Nhiệm vụ của bản tính (nói rõ cần phải tính toán cái gì).

Các thông số để tính toán.

Điều kiện để tính toán; Phần tính toán

Kết luận

Bản vẽ đơn giản hoặc sơ đồ cho phép vẽ với tỷ lệ bất kỳ, nhưng cần đảm bảo trình bày ràng sản phẩm cần tính toán.

Ví dụ về cách lập các bản kê trình bày ở phụ lục.

Các ký hiệu trong các ví dụ chỉ là tượng trưng.

 

Mẫu danh mục bảng kê (KD)

(Tờ chính)

Mẫu 1

 

Mẫu danh mục bảng kê (KD)

(Các tờ tiếp theo)

Mẫu 1a

 

Mẫu bản kê tài liệu tham chiếu (KT)

(Tờ chính)

Mẫu 2

 

Mẫu bản kê tài liệu tham chiếu (KT)

(Các tờ tiếp theo)

Mẫu 2a

 

Mẫu bảng kê sản phẩm mua (KM)

(Tờ chính)

Mẫu 3

 

Mẫu bảng kê sản phẩm mua (KM)

(Các tờ tiếp theo)

Mẫu 3a

 

Mẫu bản kê dự án kỹ thuật thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật

(Tờ chính)

Mẫu 4

 

Mẫu bản kê dự án kỹ thuật thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật

(Các tờ tiếp theo)

Mẫu 4a

 

Mẫu 5

Mẫu các tài liệu thiết kế bằng chữ

(Tờ thứ nhất hoặc tờ chính)

 

Mẫu 5a

Mẫu các tài liệu thiết kế bằng chữ

(Các tờ tiếp theo)

 

Phụ lục

Ví dụ cách lập các bản kê

 

Mẫu 2

Ví dụ: Lập bản kê tài liệu tham chiếu

 

Mẫu 3

Thí dụ: lập bản kê sản phẩm mua.

 

Mẫu 4

Thí dụ: Lập bản kê thiết kế sơ bộ

 

Mẫu 4a