- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1547:2007 về thức ăn chăn nuôi - thức ăn hỗn hợp cho lợn
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:2007 về thức ăn chăn nuôi - thức ăn hỗn hợp cho gà
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 863:2006 về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng vi sinh vật tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4783:1989 về thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi - danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1975:1977 về thuật ngữ trong công tác giống gia súc
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1538:1974 về thức ăn hỗn hợp cho gia súc - Phương pháp xác định hàm lượng cát
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1539:1974 về thức ăn hỗn hợp cho gia súc - Phương pháp xác định hàm lượng bào tử
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1546:1974 về thức ăn hỗn hợp cho gia súc - Phương pháp xác định hàm lượng axit
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1537:1974
THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GIA SÚC
Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất sắt
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tạp chất sắt có trong thức ăn áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp cho gia súc.
1. Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu thức ăn hỗn hợp theo TCVN 1531-74.
2. Phương pháp thử
2.1. Nội dung
Dùng nam châm vĩnh cửu hình móng ngựa có sức hút trên 12kg để xác định tạp chất sắt có trong thức ăn.
2.2. Dụng cụ:
Nam châm hình móng ngựa sức hút trên 12kg.
Sàng có lỗ đường kính 2mm
Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002g
Mặt kính đồng hồ
2.3. Tiến hành thử.
2.3.1. Rải 1 kg thức ăn lên một mặt kính thành một lớp phẳng dày 0,5 cm, sau đó, dùng cực nam châm đưa từ từ dọc ngang trên mặt lớp mẫu sao cho cực nam châm không chạm sát vào thức ăn và đưa qua toàn bộ mặt phẳng mẫu.
Từng thời gian định kỳ, gạt kim loại bám vào cực nam châm lên mặt kính đồng hồ.
Lặp lại quá trình hút tạp chất kim loại 3 lần. Trước mỗi lần hút phải trộn đều mẫu thức ăn và dàn mỏng như đã nói ở trên.
Đem cân phần tạp chất kim loại đã gộp chung lại, khối lượng thu được tính bằng mg trên 1kg thức ăn hỗn hợp.
2.3.2. Đối với thức ăn hỗn hợp ở dạng đóng viên đóng bánh. Đem nghiền mẫu và sàng trên sàng có lỗ đường kính 2mm cho đến khi phần còn lại trên sàng không quá 5%.
Sau đó tiến hành tiếp như điều 2.3.1.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1547:2007 về thức ăn chăn nuôi - thức ăn hỗn hợp cho lợn
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:2007 về thức ăn chăn nuôi - thức ăn hỗn hợp cho gà
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 863:2006 về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng vi sinh vật tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4783:1989 về thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi - danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1975:1977 về thuật ngữ trong công tác giống gia súc
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1538:1974 về thức ăn hỗn hợp cho gia súc - Phương pháp xác định hàm lượng cát
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1539:1974 về thức ăn hỗn hợp cho gia súc - Phương pháp xác định hàm lượng bào tử
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1546:1974 về thức ăn hỗn hợp cho gia súc - Phương pháp xác định hàm lượng axit