- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-1:1999 (ISO 789-1:1990) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 1: thử công suất của trục trích công suất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-11:1999 (ISO 789-11:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 11: khả năng lái của máy kéo bánh hơi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
ISO 789-6:1982
MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 6: TRỌNG TÂM
Agricultural tractors - Test procedures - Part 6: Centre of gravity
Soát xét lần 3
TCVN 1773-6: 1999 phù hợp với ISO 789-6: 1982
TCVN 1773-6: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 2.8.4 và 3.5.4 TCVN 1773-1991.
TCVN 1773: 1999 gồm có 18 phần.
TCVN 1773-6: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông - lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Phần này của TCVN 1773 quy định phương pháp xác định vị trí trọng tâm của máy kéo nông nghiệp.
Phương pháp trên có thể áp dụng cho các máy kéo nông nghiệp có ít nhất là hai trục, lắp bánh hơi hoặc xích.
ISO 612 Xe chạy trên đường - Các kích thước xe chạy động cơ và xe được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa.
Phần này của TCVN 1773 sử dụng các định nghĩa sau:
3.1. Máy kéo nông nghiệp: Xem TCVN 1773-2: 1999 (ISO 789-2)
3.2. Chiều dài cơ sở: Xem (ISO 612)
3.3. Khối lượng máy kéo: Khối lượng máy kéo được đưa ra để thử
3.4. Các mặt bằng cơ sở:
3.4.1. Các mặt bằng cơ sở theo phương thẳng đứng:
a) Mặt phẳng cơ sở thẳng đứng ngang;
1) Đối với máy kéo: mặt phẳng thẳng đứng chứa đường tâm của trục bánh sau;
2) Đối với máy kéo xích: mặt phẳng thẳng đứng chứa đường tâm của trục bánh xích chủ động.
b) Mặt phẳng trung tuyến dọc (hoặc mặt phẳng đối xứng dọc): mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục chính theo chiều dọc, nghĩa là đi qua các xích hoặc các bánh xe (xem ISO 612).
3.4.2. Mặt phẳng cơ sở theo phương nằm ngang: Mặt đất (coi như tiếp xúc cứng).
3.5. Tọa độ của trọng tâm
3.5.1. Tọa độ theo phương nằm ngang (ký hiệu): Khoảng cách theo phương nằm ngang từ trọng tâm tới mặt phẳng cơ sở thẳng đứng - ngang.
3.5.2. Tọa độ theo phương thẳng đứng (ký hiệu): Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ trọng tâm tới mặt phẳng cơ sở theo phương nằm ngang.
3.5.3. Tọa độ bên (ký hiệu): Khoảng cách theo phương nằm ngang từ trọng tâm tới mặt phẳng trung tuyến dọc (xem ISO 612) của máy kéo.
Thiết bị đo cần thiết bao gồm:
4.1. Cân sàn hoặc bộ phận cảm biến đo tải.
4.2. Cần cẩu
4.3. Cầu đỡ có khối tựa
4.4. Bộ phận đo mức thăng bằng.
4.5. Dây dọi
4.6. Thước đo góc
4.7. Bảng để vạch dấu.
Bảng để vạch dấu phải cao ít nhất là 600 mm, chiều rộng 450 mm, có kết cấu cứng vững, mặt phẳng nhẵn được gắn vào máy kéo ở vị trí thích hợp có mặt nhẵn thẳng góc và song song với mặt bên hoặc mặt tương ứng khác.
4.8. Vạch dấu
4.9. Thước cuộn
Máy kéo phải ở trạng thái sạch và phải được thử trong những điều kiện làm việc bình thường hoặc trong điều kiện được quy định tùy theo sự thỏa thuận giữa đơn vị chế tạo và đơn vị tiến hành thử.
5.1. Két nước làm mát, thùng chứa dầu bôi trơn, dầu thủy lực và các thùng chứa khác phải được đổ đầy tới mức làm việc quy định, thùng chứa nhiên liệu có thể đổ đầy hoặc để rỗng hoặc để theo điều kiện được quy định tùy thuộc sự thỏa thuận giữa nhà máy chế tạo và đơn vị tiến hành thử máy.
5.2. Các dụng cụ đồ nghề, lốp dự phòng, phụ kiện và trang bị lẻ kèm theo phải đầy đủ như lúc trang bị ban đầu và phải để theo vị trí bảo quản bình thường.
5.3. Áp suất hơi của lốp phải để đúng theo quy định trong hướng dẫn sử dụng của nhà máy hoặc nếu[1]) nhà máy đưa ra một loạt mức áp suất cho phép sử dụng thì cần để ở mức cao nhất đã cho. Trong trường hợp của máy kéo lắp lốp được bơm nước thì chúng phải được nạp đầy đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà máy.
5.4. Với các máy kéo được nối khớp thì thông thường phải được thử với khớp nối được khóa ở vị trí[2]) thẳng hàng, nhưng cần thiết có thể tiến hành thử với khớp nối đạt ở góc nối lớn nhất hoặc ở bất kỳ góc trung gian nào.
5.5. Nếu thử máy kéo có lắp lò xo giảm xóc thì không cần phải dùng biện pháp đặc biệt nào để khóa hãm bộ phận treo của máy.
5.6. Trong lúc tiến hành thử phải tuân theo các dung sai đo sau:
a) Khoảng cách: ± 0,5%
b) Khối lượng: ± 0,5%
c) Áp suất hơi của lốp: ± 5%
6.1. Nguyên tắc chung
Trọng tâm được xác định bằng phương pháp treo và phản lực của đất. Phương pháp này bao gồm việc đo phản lực của đất đối với máy kéo:
a) Ở vị trí nằm ngang;
b) Máy nghiêng đi khi 1 đầu được nâng lên;
c) Máy nghiêng đi khi đầu kia được nâng lên.
Khoảng cách theo phương nằm ngang theo tính toán từ trọng tâm đến điểm tiếp đất được đo với từng trường hợp và kẻ các đường thẳng đứng lên trên bảng có gắn cố định vào máy kéo (4.7). Giao điểm của các đường thẳng đứng vẽ trên bảng sẽ chỉ ra trọng tâm.
6.2. Xác định tọa độ theo phương nằm ngang ()
6.2.1. Đối với máy kéo xích [xem hình 1a]
Xác định khối lượng (m) của toàn bộ máy kéo bằng cân sàn.
Đo phản lực (F1) ở phía dưới khối tựa do tác động của khối lượng khối tựa và một phần gói đỡ.
Cho máy kéo đi vào cầu đỡ, một phần tỳ lên cân sàn, đo phản lực do tác động của khối lượng máy kéo, cầu đỡ và khối tựa (F1=F2). Tại khối tựa trước tính phản lực ở khối tựa trước dưới tác động chỉ bởi khối lượng của máy kéo (F2) bằng cách trừ đi khối lượng khối tựa.
Đo khoảng cách (d) giữa hai điểm tựa.
Tọa độ theo phương nằm ngang theo chiều dọc được tính theo công thức:
6.2.2. Đối với máy kéo bánh hơi [xem hình 1b]
Đối với máy kéo bánh hơi thì không cần sử dụng cầu đỡ hay khối tựa. Nhả các phanh máy kéo, đo các tải trọng lên trục và tính toán giá trị x từ khối lượng và chiều dài cơ sở của máy kéo bằng công thức đã cho ở điều 6.2.1 (dùng chiều dài cơ sở thay cho giá trị d).
6.3. Xác định tọa độ theo phương thẳng đứng () (xem hình 2)
6.3.1. Treo một đầu máy kéo lên một góc từ 200 đến 250 đối với phương nằm ngang, đầu kia tỳ vào cân sàn. Đối với một vài máy kéo thì áp dụng góc lớn như vậy có thể là không thực tế hoặc không an toàn. Trong trường hợp này thì có thể áp dụng góc nhỏ hơn nhưng không nhỏ hơn 150 so với phương nằm ngang (phương pháp có thể áp dụng được cho máy kéo bánh hơi hoặc máy kéo xích, điều khác nhau chủ yếu là cách xác định vị trí chính xác của điểm đặt chỗ tiếp đất. Trong trường hợp của các máy kéo bánh được nhả phanh thì đó là điểm ở trên đường thẳng đứng phía dưới trục bánh. Trong trường hợp của các máy kéo xích thì tìm cách dịch chuyển máy cho đến khi các mắt xích tiếp xúc ở mỗi bên đều nằm trên đường tiếp đất BB' hoặc thực hiện tiếp xúc qua khối tựa ở trên đường tiếp đất BB'. Trong mọi trường hợp dây cáp treo phải thẳng đứng nhờ được kiểm tra bằng dây dọi).
6.3.2. Đo phản lực (F3) tại điểm tiếp xúc ở trên cân sàn.
6.3.3. Đo khoảng cách theo phương nằm ngang (d) từ điểm tiếp đất tới đường dây cáp treo.
6.3.4. Tính khoảng cách theo phương nằm ngang (c) từ trọng tâm đến đường cáp treo theo công thức:
Trong đó m là khối lượng của máy kéo.
6.3.5. Kẻ một đường thẳng đứng trên bảng vạch dấu cách đường cáp treo một khoảng bằng c.
6.3.6. Lặp lại các bước như đã quy định ở điều 6.3.1 đến 6.3.5 đối với máy kéo được treo ở một đầu khác. Góc treo ở hai đầu không nhất thiết phải bằng nhau.
6.3.7. Giao điểm của hai đường vạch trên bảng vạch dấu xác định theo quy định ở các điều 6.3.5 và 6.3.6 cho biết tọa độ theo phương thẳng đứng của trọng tâm (h).
Chú thích:
1) Cần cho máy kéo tiến và lùi để máy thẳng góc với cân sàn, dùng các đường vạch phấn. Điều này sẽ giúp vẽ sơ đồ. Nếu trong trường hợp của máy kéo xích mà các mắt xích không ở trong đường tiếp đất BB' (xem hình 2) thì cần sử dụng phương pháp điều khiển máy kéo chuyển động theo các đường vòng khác nhau cho đến khi đạt yêu cầu.
2) Có thể có phương pháp thay thế bằng cách dùng một sàn đặt nghiêng bằng những cảm ứng đo tải tương ứng.
6.4. Xác định tọa độ bên trong mặt phẳng nằm ngang () (xem hình 3)
Đo các tải trọng bên tay trái (F4) và bên tay phải (F5) ở phía bánh hoặc xích. Tính khoảng lệch sang bên (b) của trọng tâm, lấy khoảng cách giữa hai bánh lốp hoặc hai bánh xích (dt) làm cánh tay đòn mômen nghĩa là:
Tính tọa độ bên trong mặt phẳng nằm ngang theo công thức:
Chú thích: Thường thấy rằng tổng tải trọng bên phải và bên trái không chính xác bằng khối lượng của máy kéo do có sự chênh lệch độ phẳng giữa mặt cân sàn và mặt nền. Mọi sai số được giảm thiểu bằng cách san đều phần sai số đo của bên được cân cho cả hai trường hợp.
Phương pháp tính tổng tải trọng lên bánh hoặc xích bên phải và bên trái để xác định khối lượng của máy kéo (m) thường hay được áp dụng hơn.
7. Báo cáo kết quả thử (xem phụ lục)
7.1. Báo cáo kết quả thử bao gồm việc định loại máy kéo và các thông số thử, cùng với các tọa độ trọng tâm như sau:
a) Tọa độ dọc theo phương nằm ngang (): khoảng cách từ trọng tâm đến mặt phẳng cơ sở thẳng đứng;
b) Tọa độ theo phương thẳng đứng (): độ cao ở trên mặt nền nằm ngang;
c) Tọa độ bên trong mặt phẳng nằm ngang (): độ rời chỗ tính từ mặt phẳng trung tuyến dọc qua các trục chính.
7.2. Phải nêu vị trí của trọng tâm tính bằng milimét tới 3 mặt cơ sở.
Hình 1- Xác định tọa độ theo phương nằm ngang trước và sau ()
Hình 2- Xác định tọa độ theo phương thẳng đứng ()
Hình 3- Xác định tọa độ bên ở trong mặt phẳng nằm ngang ()
(quy định)
Tên và địa chỉ đơn vị chế tạo....................................................................................................
Loại máy kéo: ................................................... Kiểu:.............................................................
Số đợt sản xuất: ......................................................
Mô tả những đặc điểm kỹ thuật chính của máy ảnh hưởng tới vị trí trọng tâm (thí dụ, có lắp buồng lái không, loại gì):
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Áp suất hơi trong bánh:
Bánh trước………………………………….. kPa
Bánh sau …………………………………… kPa
Cỡ lốp
Trước…………………………………..
Sau …………………………………….
Khối lượng máy kéo (m)
| Cầu trước…………………………………..kg Cầu sau …………………………………….kg | } cho máy kéo bánh hơi |
| Tổng cộng …………………………………. |
Tọa độ trọng tâm:
()................................................................... mm
() .................................................................... mm
Ghi lại góc so với phương nằm ngang đã áp dụng ...... 0
() ................................................................... mm.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-1:1999 (ISO 789-1:1990) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 1: thử công suất của trục trích công suất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-11:1999 (ISO 789-11:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 11: khả năng lái của máy kéo bánh hơi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành