Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-7:1999

(ISO 789-7: 1991)

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 7: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TRỤC CHỦ ĐỘNG
Agricultural tractors - Test procedures - Part 7: Axle power determination

Soát xét lần 3

TCVN 1773-7: 1999 hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn ISO 789-7: 1991.

TCVN 1773: 1999 gồm 18 phần

TCVN 1773-7: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông - lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định phương pháp thử nhằm xác định công suất tại một trục hoặc nhiều trục của máy kéo nông nghiệp bánh hơi hoặc xích có một cầu hoặc hai cầu chủ động.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 3448: 1975 Chất lỏng bôi trơn trong công nghiệp - Phân loại độ nhớt ISO

ISO 4251-1: 1998 Lốp và vành bánh (loạt đang hiện hành) cho máy kéo và máy nông nghiệp - Phần 1: Ký hiệu và kích thước của lốp.

3. Định nghĩa

Phần này sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Tốc độ định mức của động cơ

Tốc độ của động cơ do đơn vị chế tạo máy kéo quy định để hoạt động liên tục ở mức toàn tải.

3.2. Công suất trục chủ động

Là tổng công suất đo được ở tất cả các trục chủ động

3.3. Mômen quay cho phép cực đại

Mô men quay cực đại do đơn vị chế tạo quy định để sử dụng cho phép thử này

3.4. Suất tiêu thụ nhiên liệu  

Khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một đơn vị công

4. Các đơn vị đo và dung sai cho phép

Các đơn vị đo và dung sai cho phép trong phần này của TCVN 1773-7: 1999 được sử dụng như sau:

a. Tốc độ quay, tính bằng số vòng quay trong một phút: ± 0,5%;

b. Thời gian, tính bằng giây: ± 0,2s;

c. Khoảng cách, tính bằng mét, hoặc milimét: ± 0,5%;

d. lực, tính bằng niutơn: ± 1%;

e. Mômen quay, tính bằng niutơn mét: ± 1%;

f. Khối lượng, tính bằng kilôgam: ± 0,5%;

g. Tiêu thụ nhiên liệu, tính bằng kilôgam trên kilôoat giờ: ± 1%;

h. Áp suất khí quyển, tính bằng: kilôpascal: ± 0,2kPa;

i. Nhiệt độ nhiên liệu, v.v…, tính bằng độ bách phân (0C): ± 0,50C;

j. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bầu ướt và bầu khô, tính bằng độ bách phân: ± 0,50C;

5. Yêu cầu chung

5.1. Yêu cầu kỹ thuật của máy kéo

Máy kéo đem thử phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong báo cáo thử (xem phụ lục A) và phải sử dụng đúng với hướng dẫn của đơn vị chế tạo để máy hoạt động bình thường.

5.2. Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

Máy kéo phải được chạy rà trước khi thử. Đối với các động cơ đốt cháy bằng tia lửa có lắp thiết bị để người vận hành thay đổi tỷ lệ của hỗn hợp nhiên liệu và không khí thì khi thử phải đặt ở tỷ lệ đã quy định để máy hoạt động bình thường. Việc điều chỉnh bộ chế hòa khí hoặc bơm cao áp phải tuân theo quy định của đơn vị chế tạo. Phải chạy rà máy với bộ điều hòa có tiết lưu được mở hoàn toàn với tốc độ động cơ định mức.

5.3. Nhiên liệu và chất bôi trơn

Nhiên liệu đốt cháy bằng sức nén (diezel) dùng để thử phải là nhiên liệu chuẩn theo chỉ dẫn của CEC loại CEC-RF-03-A-84. Đối với động cơ đốt cháy bằng tia lửa, khi thử phải dùng nhiên liệu chuẩn theo chỉ dẫn của CEC loại CEC-RF-01-A-80 đối với xăng có pha chì và CEC-RF-08-A-85 đối với xăng không pha chì (xem phụ lục B, C và D tương ứng).

Các chất bôi trơn dùng trong khi thử phải có đặc điểm phù hợp theo quy định của nhà chế tạo máy và phải biết rõ: tên thương phẩm, loại và cấp độ nhớt phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3448. Nếu máy dùng nhiều loại dầu bôi trơn khác nhau thì phải thông báo chính xác các chỗ dùng (động cơ, truyền lực….).

Nếu chất bôi trơn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế khác thì phải đưa ra chứng nhận rõ ràng. 

5.4. Thiết bị phụ trợ

Trong mọi phép thử, các phụ kiện như bơm thủy lực nâng hạ hoặc bộ nén khí chỉ nên ngắt truyền động nếu người lái thấy làm như vậy phù hợp với thực tế công việc, phù hợp với hướng dẫn sử dụng và không cần dùng đến dụng cụ đồ nghề. Nếu không như vậy, các phụ kiện trên cần được duy trì ở thế gài và hoạt động ở mức tải nhỏ nhất.

Nếu máy được trang bị các thiết bị tiêu tốn công suất phụ thêm khác như quạt làm mát thay đổi được tốc độ, hoặc nhu cầu sử dụng không liên tục bộ phận thủy lực hay điện thì không được ngắt bộ phận đó ra hay thay đổi chúng, để đạt yêu cầu thử. Nếu thực tế người lái thấy cần ngắt thiết bị đó ra như đã được nêu trong sổ tay hướng dẫn sử dụng thì có thể ngắt thiết bị đó ra để đạt mục đích thử nghiệm, trong trường hợp đó cần ghi lại trong báo cáo thử.

Những biến đổi công suất trong quá trình thử do các thiết bị trên gây ra vượt quá ± 5% thì cần ghi lại trong báo cáo thử dưới dạng phần trăm biến đổi so với số trung bình.

5.5. Điều kiện vận hành

Không được chuẩn các giá trị đo mômen hay công suất thay đổi theo các điều kiện khí quyển hay các yếu tố khác. Áp suất khí quyển không được thấp dưới 96,6 kPa. Nếu không đạt được vì điều kiện độ cao so với mực nước biển, thì cần phải dùng bộ chế hòa khí hay bơm cao áp đã được sửa đổi hay điều chỉnh. Những thay đổi cụ thể này phải được ghi vào báo cáo.

Nhiệt độ xung quanh phải là 230C ± 70C.

Mỗi lần gây tải, trước khi bắt đầu đo số liệu, cần để cho máy đạt được chế độ hoạt động ổn định.  

5.6. Tiêu thụ nhiên liệu

Việc bố trí thiết bị đo nhiên liệu phải đảm bảo sao cho áp suất nhiên liệu ở bộ chế hòa khí hoặc bơm cao áp tương đương với áp suất bình chứa, chứa nửa lượng nhiên liệu trong bình. Nhiệt độ nhiên liệu phải tương đương với nhiệt độ nhiên liệu lấy từ bình chứa ra khi máy kéo hoạt động toàn tải trong 2 giờ.

Khi nhiên liệu được đo theo thể tích cần tính khối lượng nhiên liệu trên 1 đơn vị công và phải dùng tỷ trọng nhiên liệu tương ứng với nhiệt độ nhiên liệu thích hợp. Giá trị này sau đó được dùng để tính ra số liệu thể tích với tỷ trọng nhiên liệu ở 150C.

Nếu nhiên liệu tiêu thụ được đo theo khối lượng thì khi tính số liệu thể tích phải dùng giá trị tỷ trọng nhiên liệu (trọng lượng riêng) ở 150C.

6. Quy trình thử

6.1. Quy định chung

Tất cả các trục chủ động của máy kéo phải được lắp với lực kế. Mọi phép đo phải được thực hiện khi bộ phận điều tốc của động cơ đặt ở vị trí tốc độ cực đại.

Các nội dung thử khác nhau thông thường phải tiến hành liên tục.

Góc nối của trục trung gian giữa trục chủ động và lực kế không vượt quá 20C.

Nếu nơi thử có dùng thiết bị thải khí thải thì nó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.

6.2. Lựa chọn tỷ số truyền

Mọi phép đo phải được thực hiện ở các tỷ số truyền nằm trong khoảng tốc độ tiến nhỏ nhất và lớn nhất theo quy định của đơn vị sản xuất đối với công việc trên đồng, từ 3 ÷ 16km/h. Cần lựa chọn sử dụng một số tối thiểu tỷ số truyền trong mức độ cho phép để đánh giá được hiệu suất truyền lực của các bộ phận làm thay đổi tỷ số truyền khác nhau.

Nếu máy kéo có bộ chuyển đổi mômen quay kiểu thủy động mà người lái có thể ngắt được thì tiến hành thử với cả hai trường hợp: cho bộ chuyển đổi hoạt động hoặc ngắt.

Nếu máy kéo có bộ truyền lực thay đổi vô cấp thì tiến hành thử ở 6 tỷ số truyền với phân cách xấp xỉ bằng nhau

Những máy kéo có hai cầu chủ động cần phải tiến hành thử cả hai cầu đều hoạt động.

6.3. Điều khiển tốc độ và mô men quay

Tốc độ quay và mô men quay tác động trên hai bánh của cùng một trục phải bằng nhau. Trong trường hợp một cầu chủ động không thực hiện thử được với việc gài bộ vi sai thì mô men quay tác động tới mỗi bánh phải được điều khiển sao cho độ chênh lệch tốc độ quay của hai bánh nhỏ hơn 5%.

Trong trường hợp máy kéo có hai trục được dẫn động mà bộ vi sai giữa hai trục không thể gài thì mô men quay tác động tới mỗi trục phải được điều khiển sao cho độ chênh lệch giữa các độ dài trung bình của các bánh trước và sau phải nhỏ hơn 5%. Dùng chỉ số bán kính động lực học theo ISO 4251-1 để xác định.

Trong trường hợp máy kéo có hai trục chủ động mà không có bộ vi sai giữa chúng thì công suất ở các trục được đo bằng cách riêng rẽ công suất của mỗi trục. Với mỗi tỷ số truyền được chọn, cần tăng mô men quay trên trục chủ động nào mà đơn vị chế tạo cho là trục đó chịu được mô men cao hơn cho đến khi đạt được tốc độ định mức của động cơ hoặc đến khi đạt được mô men quay cực đại cho phép đối với trục chủ động đó. Nếu không đạt được tốc độ định mức của động cơ thì cần tăng mô men quay trên trục chủ động thứ hai cho đến khi đạt được tốc độ định mức của động cơ hoặc mô men quay cực đại cho phép đối với trục chủ động thứ hai. Nếu vẫn không không đạt được tốc độ định mức của động cơ thì phép đo cần phải kết thúc đối với tỷ số truyền đó.

Nếu đạt được tốc độ định mức của động cơ thì phép đo sẽ được lặp lại với số lần cần thiết nhằm đạt được mô men quay cực đại cho phép ở trục thứ hai bằng cách giảm mô men quay tác động trên trục thứ nhất mỗi lần khoảng 20% giá trị tác động trong lần đo đầu tiên đối với trục đó. Nếu mô men quay cực đại cho phép ở trục thứ hai đã đạt được, thì cần tăng mô men quay trên trục thứ nhất để đạt được tốc độ định mức của động cơ.

Đối với mỗi phép đo, cần ghi lại tốc độ quay của mỗi bánh, mô men quay tác động lên mỗi bánh, tốc độ quay của động cơ và chi phí nhiên liệu. Cần tính cả công suất của trục chủ động.

6.4. Các phép đo bổ sung

Ngoài việc đo đặc tính đã quy định ở trên cần báo cáo những điểm sau đây:

a. Nhiệt độ không khí xung quanh tại điểm đại diện nằm cách phía trước máy kéo khoảng 2 m và cách mặt đất khoảng 1,5m (đối với máy kéo có lắp quạt đẩy thì cần đo nhiệt độ không khí xung quanh tại các vị trí luân phiên thích hợp);

b. Nhiệt độ không khí tại cửa nạp không khí vào động cơ;

c. Áp suất khí quyển;

d. Độ ẩm tương đối của không khí;

e. Nhiệt độ lớn nhất của chất làm mát (trường hợp động cơ được làm mát bằng không khí thì đo nhiệt độ của khối xi lanh tại các điểm đại diện);

f. Nhiệt độ nhiên liệu ở cửa vào bộ chế hòa khí hoặc bơm cao áp;

g. Nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ;

h. Nhiệt độ dầu truyền lực.  

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ

A.1. Địa điểm 

Tên và địa chỉ của đơn vị chế tạo: ............................................................................................

Nơi chạy rà: ...........................................................................................................................

Thời gian chạy rà: ..................................................................................................................

A.2. Quy cách kỹ thuật của máy kéo

Máy kéo

Kiểu: ......................................................               Loạt số:....................................................

Động cơ

Mã hiệu: .................................................               Kiểu:........................................................

Loại:........................................................               Loạt số:....................................................

Tốc độ định mức: ............................... v/ph             

Xi lanh

Số xi lanh: ..............................................               Đường kính:........................................ mm

Hành trình:.......................................... mm              Dung tích:................................................ l

Nhiên liệu và hệ thống bơm 

Dung tích thùng nhiên liệu: ..................................................................................................... l

Mã hiệu, loại và kiểu bơm cao áp:.............................................................................................

Mức điều chỉnh khi chế tạo của nhà máy:.............................................................................. l/h

Mã hiệu, loại và kiểu của vòi phun: ...........................................................................................

Mã hiệu, loại và kiểu ma-nhê-tô, cuộn dây và bộ phân phối:.........................................................

Mã hiệu, loại và kiểu bộ chế hòa khí:.........................................................................................

Điều chỉnh phun hoặc thời điểm phun (bằng tay hoặc tự động)....................................................

Bình lọc không khí

Mã hiệu và kiểu: ......................................               Loại:.........................................................

Bình lọc thô (nếu có)

Mã hiệu và kiểu: ......................................               Loại:.........................................................

Truyền lực

Bộ ly hợp

Loại: .......................................................               Đường kính các đĩa:..................................

Tốc độ di chuyển định mức

Số truyền

 

 

 

 

 

 

Bánh sau

Cỡ lốp

Chỉ số bán kính động lực học 1)

Số vòng quay của bán trục (v/ph)2)

Tốc độ chuyển động danh nghĩa 2)

 

 

 

 

 

 

Bánh trước (nếu là cầu chủ động)

Cỡ lốp

Chỉ số bán kính động lực học 1)

Số vòng quay của bán trục (v/ph)2)

Tốc độ chuyển động danh nghĩa 2)

 

 

 

 

 

 

1) Xem ở ISO 4251 - 1

2) Ở tốc độ định mức của động cơ

 

 

 

 

 

 

Bộ phận lái

Loại: ....................................................... ..............................................................................

(Ví dụ, loại điều khiển bằng tay, cơ học, hoặc có trợ lực). 

Các bánh xe

Vị trí của các bánh lái:.............................................................................................................

Bánh trước

Nhãn hiệu lốp:..........................................               Loại:.........................................................

(ví dụ loại lốp có lớp bố đặt xuyên tâm hoặc đặt chéo)

Cỡ lốp

Số lớp bố: .............................................................................................................................

Chiều dài cơ sở:.....................................................................................................................

......................................................... mm

Xích

Loại:........................................................               Số lượng mắt xích....................................

Bề rộng mắt xích:.............................................................................................................. mm

Khối lượng (các thùng chứa đầy nhưng không có người lái)

Khối lượng

Trước

Sau

Tổng cộng

Không có tăng trọng

 

 

 

Có tăng trọng

 

 

 

A.3. Đặc điểm nhiên liệu và dầu bôi trơn

Nhiên liệu

Tên thương phẩm: ...................................               Chỉ số ốc tan (RON1) ................................

Chỉ số ố tan hay xê tan: ...........................               Tỷ trọng ở 150C:........................................

Loại: .......................................................

Dầu động cơ

Tên thương phẩm:....................................               Loại:.........................................................

Cấp độ nhớt:............................................

Dầu truyền lực:

Tên thương phẩm:....................................               Loại:.........................................................

Cấp độ nhớt:............................................

Nhiệt độ cực đại

Chất làm mát:....................................... 0C

Dầu động cơ:........................................ 0C

Nhiên liệu:............................................ 0C

Nhiệt độ không khí ở cửa nạp:............... 0C

Dầu truyền lực: .................................... 0C

Chú thích: 1) RON trị số ốc tan nghiên cứu

Bảng A.1 - Bảng kết quả

Số truyền

Cầu trước

Cầu sau

Tổng công suất (kW)

Chi phí nhiên liệu

Trái

Phải

Công suất (kW)

Trái

Phải

Công suất (kW)

Suất tiêu hao nhiên liệu (kg/kWh)

Lượng tiêu hao theo giờ (l/h)

Mômen quay (N/m)

Tốc độ (v/ph)

Mômen quay (N.m)

Tốc độ (v/ph)

Mômen quay (N.m)

Tốc độ (v/ph)

Mômen quay (N.m)

Tốc độ (v/ph)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Lặp lại bảng này nếu các phép đo được thực hiện ở nhiều hơn 6 số truyền

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

NHIÊN LIỆU DÙNG ĐỂ THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU CEC RF-01-A-80 CHO CÁC ĐỘNG CƠ ĐỐT CHÁY BẰNG TIA LỬA ĐIỆN - YÊU CẦU KỸ THUẬT - XĂNG CÓ PHA CHÌ

Đặc điểm

Các giới hạn và đơn vị

Phương pháp thử 1)

Chỉ số ốc tan nghiên cứu (RON)

Tối thiểu 98

ISO 5146

Tỷ trọng tương đối 150C/40C (trọng lượng riêng)

0,748 ± 0,007

ISO 3675

Áp suất hơi Reid

60kPa ± 4kPa (600mbar ± 40mbar)

ISO 3007

Đặc điểm chưng cất

 

ISO 3405

Điểm sôi ban đầu

320C ± 80C

 

10% thể tích

500C ± 80C

 

50% thể tích

1000C ± 100C

 

90% thể tích

1600C ± 100C

 

Điểm sôi cuối cùng

1950C ± 100C

 

Lượng cặn

Lớn nhất 2% (V/V)

 

Phân tích hydrocacbon

 

ISO 3837

- Olephin

Lớn nhất 20% (V/V)

 

- Hương liệu

Lớn nhất 45% (V/V)

 

- Chất bão hòa

Cân bằng

 

Độ ổn định oxy hóa

Nhỏ nhất 480 phút

ISO 7536

Keo tồn đọng

Lớn nhất 4mg/100mm3

ISO 6246

Hàm lượng lưu huỳnh

Lớn nhất 0,04% (m/m)

ISO 4260, ISO 8754

Hàm lượng chì

0,25g/dm3 ± 0,015 g/dm3

ISO 3830

- Tính chất tẩy rửa lọc sạch

Hỗn hợp dùng cho động cơ

 

- Tính chất al-kyl chì

Không được quy định

 

Tỷ số cacbon/hydro

Sẽ được báo cáo

 

Chú thích: Hỗn hợp CEC-RF-01-A-80 chỉ dùng những nguyên liệu cơ bản thông thường của châu Âu và không bao gồm các thành phần không thông thường như xăng nhiệt phân, nguyên liệu bị phân ly do nhiệt và chất benzol cho động cơ.

1) Xem phụ lục E

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

NHIÊN LIỆU DÙNG ĐỂ THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU CEC-RF-03-A-84 CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT CHÁY BẰNG SỨC NÉN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Đặc điểm

Các giới hạn và đơn vị

Phương pháp thử

Tỷ trọng tương đối 150C/40C (trọng lượng riêng)

 

 

Đặc điểm chưng cất

 

 

50% thể tích

Nhỏ nhất 2450C

 

90% thể tích

3300C ± 100C

 

Điểm sôi cuối cùng

lớn nhất 3700C

 

Chỉ số xê tan

51 ± 2

ISO 5165

Độ nhớt cơ học ở 400C

3cSt ± 0,5cSt

ISO 3104

Hàm lượng lưu huỳnh

nhỏ nhất, sẽ được báo cáo lớn nhất 0,3% (m/m)

ISO 4260, ISO 8754

Điểm bốc cháy

nhỏ nhất 550C

ISO 2179

Điểm sương

lớn nhất -50C

ISO 3015

Tồn đọng cacbon theo Conradson ở 10% lớp đáy

lớn nhất 0,2% (m/m)

ISO 6615

Hàm lượng tro

lớn nhất 0,01% (m/m)

ISO 6245

Hàm lượng nước

lớn nhất 0,05% (m/m)

ISO 3733

Chất ăn mòn đồng

lớn nhất: 1

ISO 2160

Lượng axit mạnh

lớn nhất: 0,2mg KOH/g

ISO 6618

Độ ổn định ôxít hóa

2,5 mg/100ml

 

Chú thích: Nhiên liệu dùng để tham khảo đối chiếu CEC-RF-03-A-84 chỉ căn cứ vào sản phẩm từ sự chưng cất trực tiếp có hoặc không khử lưu huỳnh bằng hydro và không chứa các phụ gia.

 

PHỤ LỤC D

(Tham khảo)

NHIÊN LIỆU DÙNG ĐỂ THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU CEC RF-01-A-80 CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT CHÁY BẰNG TIA LỬA ĐIỆN - YÊU CẦU KỸ THUẬT - XĂNG KHÔNG PHA CHÌ

Đặc điểm

Các giới hạn và đơn vị

Phương pháp thử 1)

Chỉ số ốc tan nghiên cứu (RON)

nhỏ nhất 95

ISO 5164

Chỉ số ốc tan động cơ (MON)

nhỏ nhất 85

ISO 5163

Tỷ trọng tương đối 150C/40C (trọng lượng riêng)

0,755 ± 7

ISO 3675

Áp suất hơi Reid

60kPa ± 4kPa
(600mbar ± 40mbar)

ISO 3007

Đặc điểm chưng cất

 

 

Điểm sôi ban đầu

320C ± 80C

 

10% thể tích

500C ± 80C

 

50% thể tích

1000C ± 100C

 

90% thể tích

1670C ± 12,50C

 

Điểm sôi cuối cùng

202,50C ± 12,50C

 

Chất cặn

lớn nhất 2% (V/V)

 

Phân tích hydrocacbon

 

ISO 3837

- Olephin

lớn nhất 20% (V/V)

 

- Hương liệu

lớn nhất 45% (V/V)

 

- Chất bão hòa

cân bằng

 

Độ ổn định oxy hóa

nhỏ nhất 480 phút

ISO 7536

Keo tồn đọng

lớn nhất 4mg/100mm3

ISO 6246

Hàm lượng lưu huỳnh

lớn nhất 0,04% (m/m)

ISO 4260, ISO 8754

Chất ăn mòn đồng

lớn nhất: 1

ISO 2160

Hàm lượng chì

lớn nhất 0,005 g/dm3

ISO 3830

Hàm lượng phốt pho

lớn nhất 0,0013 g/dm3

ASTM D 3231

Tỷ số cacbon/hydro

sẽ được báo cáo

ASTM D 3606, ASTM D 2267, ASTM D 1319

1) Cấm sử dụng các chất làm bão hòa ôxy

 

PHỤ LỤC E

(Tham khảo)

THƯ MỤC CÁC TƯ LIỆU

[1] ISO 2160: 1985 Các sản phẩm dầu mỏ - Thử lá đồng

[2] ISO 2179:1986 Lớp phủ bề mặt hợp kim thiếc, niken bằng mạ điện - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

[3] ISO 3007: 1986 Các sản phẩm dầu mỏ - Xác định áp suất hơi nước - Phương pháp Reid

[4] ISO 3015: 1974 Dầu từ dầu mỏ - Xác định điểm sương

[5] ISO 3104: 1976 Các sản phẩm dầu mỏ - Chất lỏng trong suốt và không trong suốt - Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động lực học.

[6] ISO 3045: 1988 Các sản phẩm dầu mỏ - Xác định đặc tính trưng cất

[7] ISO 3675: 1976 Các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng và dầu thô - Xác định tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối trong phòng thí nghiệm - Phương pháp dùng tỷ trọng kế

[8] ISO 3733: 1976 Các sản phẩm dầu mỏ và vật liệu có nhựa đường (bitum) - Xác định nước - Phương pháp trưng cất

[9] ISO 3830: 1981 Các sản phẩm dầu mỏ - Xăng - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp monoclorit

[10] ISO 3837 Sản phẩm dầu mỏ lỏng - Xác định loại hydrocacbon - Phương pháp hấp thụ bằng chỉ thị huỳnh quang.

[11] ISO 4260: 1987 Sản phẩm dầu mỏ và hydrocacbon - Xác định hàm lượng lưu huỳnh - Phương pháp đốt cháy Wickbold.

[12] ISO 5163: 1990 Động cơ và máy bay - Các loại nhiên liệu - Xác định đặc tính gõ - Phương pháp dùng động cơ

[13] ISO 5164: 1990 Nhiên liệu động cơ - Xác định đặc tính va đập - Phương pháp nghiên cứu.

[14] ISO 5165: 1977 Nhiên liệu Diezel - Xác định chất lượng đốt cháy - Phương pháp Cetane.

[15] ISO 6245: 1982 Các sản phẩm dầu mỏ - Xác định độ tro

[16] ISO 6246: 1981 Các sản phẩm dầu mỏ - Nhiên liệu xăng cho động cơ và nhiên liệu máy bay - Xác định keo tồn đọng - Phương pháp bay hơi kiểu ống phun

[17] ISO 6615: 1993 Các sản phẩm dầu mỏ - Xác định cặn cacbon - Phương pháp Conradson

[18] ISO 6618: 1987 Các sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn - Số trung hòa - Phương pháp chuẩn độ chỉ thị màu

[19] ISO 7536 Xăng - Xác định độ ổn định quá trình ôxy hóa - Phương pháp cảm ứng chu kỳ

[20] ISO 8754 Các sản phẩm dầu mỏ - Xác định hàm lượng lưu huỳnh - Phương pháp huỳnh quang do tia X không phân tán.

[21] ASTM D 1319: 1989 Phương pháp thử chuẩn đối với các loại hydro cacbon chứa trong các sản phẩm dầu mỏ bằng tính hấp thụ chỉ thị huỳnh quang

[22] ASTM D 2267: 1988 Phương pháp thử chuẩn đối với các hương liệu trong dầu mỏ (napta) nhẹ và xăng máy bay nhờ phép sắc ký hơi đốt.

[23] ASTM D 3231: 1989 Phương pháp thử chuẩn lượng phốt pho trong xăng.

[24] ASTM D 3606: 1987 Phương pháp thử chuẩn lượng benzen và tôluen trong xăng tinh chế dùng cho động cơ và máy bay nhờ phép sắc ký hơi đốt.