Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2292:1978

CÔNG VIỆC SƠN - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Paniting works - General safety requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với công việc sơn dùng cho sơn các loại, kể cả sơn dạng bột và quy định những yêu cầu chung về an toàn khi chuẩn bị và tiến hành sơn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công việc sơn trong xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình.

1. Quy định chung

1.1. Việc nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các quá trình sơn phải theo đúng quy định của TCVN 2288: 1978 và tiêu chuẩn này.

1.2. Quá trình sơn phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sau:

a. Chuẩn bị bề mặt của vật được sơn bao gồm: cạo. rỉ, tẩy lớp sơn cũ, khử dầu mỡ và bồi đắp những chỗ bị gỉ ăn mòn;

b. Phun quét các loại vật liệu sơn kể cả việc chuẩn bị pha chế sơn, cọ rửa làm sạch các thùng lường, thùng chứa, các thiết bị sản xuất, các dụng cụ và phương tiện bảo vệ;

c. Sấy khô màng sơn và làm chảy sơn bột để tạo màng;

d. Gia công bề mặt màng sơn (mài, đánh bóng).

1.3. Khi tiến hành công việc sơn phải loại trừ khả năng cháy, nổ trên các thiết bị công nghệ (buồng sơn, máy móc, dụng cụ), trong các gian sản xuất, ở bãi sơn ngoài gian sản xuất, đồng thời phải loại trừ hoặc làm giảm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong trong sản xuất giới hạn cho phép. Cụ thể:

a. ồn, rung và siêu âm phát sinh trong quá trình chuẩn bị bề mặt vật được sơn cũng như khi thiết bị thông gió hoạt động;

b. Bụi và khí trong không khí;

c. Nhiệt độ của sơn, của dung môI rửa và khử dầu mỡ, của hơi và khí, của các phần trên thiết bị và vật được sơn;

d. Độ ẩm, nhiệt độ và sự lưu chuyển của không khí ở chỗ tiến hành sơn, trong phân xưởng sơn, buồng sơn;

e. Những phần dẫn điện không được bảo vệ trên thiết bị chuẩn bị bề mặt, thiết bị sơn điện và sơn điện di động, thiết bị sấy;

f. Sự ion hoá không khí ở khu vực sơn điện;

g. Cường độ điện trườngvà điện tích tĩnh điện phát sinh khi tiến hành sơn trong điện trường tĩnh điện, khi chuyển sơn theo đường ống, khi khuấy, rót và phun sơn;

h. Các bức xạ tử ngoại, hồng ngoại, alta, bêta, guma, rơn ghen phát sinh khi thiết bị sơn điện hoạt động;

i. Chuyển động của máy và những bộ phận chuyển động của thiết bị sơn không được bảo vệ, cũng như sự di chuyển của vật được sơn;

j. Thành phần độc hại trong các loại sơn và những thành phẩm khác ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;

k. Các tia sơn xì ra do thiết bị sơn bằng áp lực bị hở.

2. Yêu cầu đối với quá trình công nghệ

2.1. Công việc sơn cần được tiến hành trong các phân xưởng sơn, buồng sơn, trong các thiết bị chuyên dùng hoặc ở bãi sơn. ở đó phải có các thiết bị thông gió (hết chung và hết cục bộ) và các phương tiện phòng chống cháy.

Tại các thiết bị sơn, buồng sơn phải có biện pháp cách li không cho các chất độc hại trong sơn toả ra môi trường chung quanh.

2.1.1. Hệ thống thông gió hết cục bộ tại buồng sơn, bãi sởn (phun sơn bột), trên thiết bị mài bóng bề mặt màng sơn (mài khô) phải có thiết bị lắng để không làm tắc đường ống dẫn gió, đồng thời phải có khoá liên động để đảm bảo sao cho chỉ phun ra khi thiết bị thông gió đã hoạt động.

2.1.2. Khi tiến hành sơn phía trong các ngăn, mặt trong tàu thuỷ, toa xe, máy bay các vật được sơn có dung tích lớn, phải có thiết bị thông gió cục bộ.

2.1.3. Đối với những vật lớn có thể tiến hành sơn trực tiếp tại chỗ lắp ráp mà ở đó không có thiết bị thông gió chuyên dùng, phải thực hiện các yêu cầu sau:

a. Khi tiến hành sơn phải ngừng các hoạt động khác ở chung quanh;

b. Dùng thiết bị thông gió chung để làm thoáng buồng sơn;

c. Sử dụng dụng cụ và phương tiện bảo vệ đường hô hấp cho thợ sơn;

d. Có biện pháp phòng chống cháy nổ.

2.2. Khi thiết kể phân xưởng mới, cải tạo phân xưởng cũ, cờ khí hoá và tự động hoá quy trình công nghệ sơn phải loại trừ hoặc làm giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.

2.3. Khi nghiên cứu và thực hiện các quy trình công nghệ sơn, phải có biện pháp hoà, thu góp sơn và các hoá chất vương vãi, đồng thời phải có biện pháp xử lí nước nhiễm độc và bụi khí trước khi thải ra ngoài.

2.4. Khi cung cấp nguyên vật liệu (dung dịch khử dầu mỡ, dung dịch rửa, các loại sơn) không khí nén, nhiệt năng, điện năng tới các bộ phận của thiết bị sơn cố định, trang bị các phương tiện bảo vệ cần thiết cho công nhân. Đối với thiết bị công nghệ có dung tích lớn hơn lm3, phải có bộ phận xả chất lỏng khi xảy ra sự cố.

2.5. Khi sử dụng những loại sơn có chất phóng xạ, phải tiến hành theo đúng các quy định về vệ sinh và an toàn đã ban hành.

3. Yêu cầu đối với các buồng sơn trong phân xưởng và các khu vực sơn

3.1. Các phân xưởng sơn, khu vực sơn, các phòng phụ phải theo đúng các quy định về xây dựng và vệ sinh đã ban hành.

3.2. Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển của không khí trong phạm vi làm việc của buồng sơn, phân xưởng sơn không được vượt quá giới hạn quy định.

3.3. Nếu vì yêu cầu công nghệ, bộ phận sơn phải đi theo dây chuyền công nghệ thì công việc sơn có thể bố trí trong gian sản xuất chung, những với điều kiện bộ phận sơn đó phải che chắn, đặt thiết bị thông gió hết, đồng thời các công việc trong gian sản xuất chung đó không có nguy cơ nổ, cháy.

3.3.1. Khi sử dụng các loại sơn lỏng, nếu sơn đó có khả năng hình thành hỗn hợp cháy nổ thì vùng bán kính 5m tính từ chỗ bố trí thiết bị sơn kín và các thùng chứa vật liệu sơn được coi là vùng có nguy cơ cháy nổ.

3.3.2. Khi dùng sơn lỏng để sơn những vật có kích thước lớn trên các bãi sơn, phải tiến hành đảo ngăn và bố trí thiết bị hết bụi sơn, không khí bẩn ra khỏi vùng làm việc.

Vùng có bán kính 5m tính từ mép bàn sơn, và cao 5m tính từ vật được sơn phải coi là vùng có nguy cơ cháy nổ.

3.4. Nếu trong buồng của phân xưởng sản xuất có các thiết bị khi làm việc phát sinh ra bụi (bộ phận chuyên bột sơn mài khô, đánh bóng) với giới hạn bốc cháy là 65g/m3 hoặc thấp hơn thì toàn bộ phân xưởng đó được coi là phân xưởng sản xuất có nguy cơ cháy nổ.

Nếu bộ phận phát sinh ra bụi được cách li với phân xưởng sản xuất chung bằng các vách ngăn bụi với giới hạn chịu lửa là 0,75 giờ thì chỉ có bộ phận cách li là bộ phận sản xuất có nguy cơ cháy nổ, riêng những buồng còn lại được coi là an toàn.

3.5. Các buồng trong phân xưởng sơn, khu vực sơn, kho, chỗ xếp đặt những vật chuẩn bị sơn, bãi sơn phải được trang bị các phương tiện phòng chống cháy theo quy định.

4. Yêu cầu đối với nguyên vật liệu và bán thành phẩm

4.1. Trong chứng từ kèm theo vật liệu sơn, bột sơn, dung môi, chất pha loãng, chất đóng rắn, các bán thành phẩm dùng để rửa, khử dầu mỡ và đánh bóng phải ghi cụ thể hàm lượng phần trăm của các chất đặc biệt nguy hiểm và những hơi độc phát sinh khi sử dụng các loại đó.

4.2. Khi sử dụng những vật liệu sơn có thông số đặc tnưng cho sự cháy (Nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ giới hạn cháy, nhiệt độ tự cháy, khả năng tự bốc cháy, phạm vi, trọng lượng và thể tích tạo thành sự cháy), tính chất độc hại, các biện pháp phòng ngừa thì những thông số này phải nêu trong văn bản kĩ thuật.

4.3. Khi rửa và khử dầu mỡ các chi tiết, các vật được sơn, phải dùng những chất không cháy và ít độc hại. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng các chất cháy thì phải được sự đồng ý của cơ quan phòng chữa cháy, đồng thời phải có biện pháp phòng cháy tích cực và cụ thể

5. Yêu cầu đối với việc bố trí thiết bi sản xuất và tổ chức nơi làm việc

5.1. Các thiết bị sản xuất phải bố tri hợp lí để người công nhân thao tác thuận tiện và phân tán an toàn khi có sự cố.

5.2. Giữa các thiết bị phải đảm bảo khoảng cách an toàn để loại trừ tác động nguy hiểm và có hại do các yếu tố sản xuất gây nên.

5.3. Chiều rộng của các lối qua lại không được nhỏ hơn 0,7 m.

5.4. Chiều rộng của lối vào để tiến hành sửa chữa, kiểm tra thiết bị không được nhỏ hơn 0,8 m.

5.5. Các thiết bị điện dùng trong công việc sơn phải trang bị phù hợp với những phòng đã xếp hạng vể cháy nổ. Việc bố trí cũng như vận hành các thiết bị điện phải theo đúng các quy định về an toàn điện đã ban hành.

5.6. Khi tổ chức nơi làm việc cho công nhân, phảichú ý đến các yêu cầu về công thái học (ecgonomic) và đảm bảo thao tác thuận lợi.

5.7. Lượng bụi sơn xì ra khi sử dụng thiết bị sơn bằng khí nén không được vượt quá giới hạn đã quy định.

6. Yêu cầu đối với việc bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu và phế liệu sản xuất

6.1. Các loại sơn, dung môi, chất pha loãng, chẩt đóng rắn, dung dịch khử và rửa mỡ, chất đánh bóng phải được bảo quản trong các kho riêng hoặc trong các tầng hầm (đối với dung môi), ở đó phải có thiết bị thông gió và phương tiện phòng chữa cháy.

Những chất dễ phản ứng với nhau phải để riêng biệt.

6.2. Các loại sơn và vật liệu sử dụng trong quá trình chuẩn bị bề mặt của vật được sơn cần được chuẩn bị tập trung trong những phòng riêng có thiết bị thông gió và phương tiện phòng chống cháy.

6.2.1. Các loại sơn, dung môi cần thiết sử dụng cho l ngày cần có nơi bảo quản riêng và ở đó phải đảm bảo an toàn cháy nổ.

6.3. Các loại sơn dung môi, chất pha loãng, chất đóng rắn, các chất dùng chế biến dung dịch rửa khử dầu mỡ, chất đánh bóng, phải có chứng từ kèm theo.

6.4. Các thùng chứa sơn (sơn nền, sơn lót, sơn men), dung môi, chất pha loãng, bán thành phẩm phải có nhãn hiệu, tên gọi và dung tích của nó. Đối với những loại sơn pha và những vật liệu đặc biệt nguy hiểm hoặc tương đối nguy hiểm, phải ghi cụ thể số lượng hiện còn trong thùng. Thùng chứa phải chắc chắn, không thủng, có nắp đậy

6.5. Các loại sơn đã pha chế sẵn chỉ được đưa đến nơi làm việc bằng đường ống hoặc thùng có nắp đậy kín.

6.6. Nếu không có điều kiện đưa sơn đến nơi làm việc bằng đường ống thì sau khi kết thúc công việc phải thu hồi sơn, dung môi, chất pha loãng còn thừa vào các thùng kín và để trong phòng chuẩn bị hoặc trong kho. Các vật liệu không còn sử dụng được nữa phải xử lí.

6.7. Việc cọ rửa các thùng lường, thùng chứa, các dụng cụ sơn phải tiến hành ở chỗ đã quy định và ở đó phải có thiết bị thông gió.

6.8. Các thung chứa, thùng sơn, dung môi, chát pha loãng, matit, nhựa, các chất dễ cháy phải đậy kín và để trong kho đã quy định, ở đó phải có thiết bị thông gió. Cũng có thể xếp chúng ở ngoài bãi, nhưng bãi đó phải cách xa các gian sản xuất một khoảng cách an toàn.

6.9. Giẻ lau sơn, lau dầu mỡ phải tập trung lại trong những thùng kim loại có nắp, sau mỗi ca phải mang đổ vào nơi quy định.

7. Yêu cầu đối với công nhân viên

7.1. Tất cả những người trước khi vào làm các công việc có tiếp xúc với sơn đều phải qua khám sức khoẻ sơ bộ và sau đó phải được kiểm tra định kỳ theo quy định.

7.2. Công nhân, kĩ sư, kĩ thuật viên trước khi vào làm việc có tiếp xúc với sơn đều phải qua huấn luyện, được hướng dẫn và kiểm tra kiến thức về kĩ thuật an toàn đồng thời phải nắm được:

a. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất có liên quan đến công việc mình sẽ làm, các chất độc hại trong thành phẩm của vật liệu sẽ sử dụng, tính chất và tác dụng của chúng đối với cơ thể con người;

b. Trình tự công việc sẽ thực hiện và tình hình nơi làm việc của mình;

c. Kĩ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất, kĩ thuật phòng chống cháy;

d. Các phương pháp cấp cứu;

e. Các quy tắc vệ sinh cá nhân;

f. Các quy tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Công nhân viên phải được hướng dẫn lại và kiểm tra kiến thức kĩ thuật an toàn ít nhất một năm một lần.

7.3. Mỗi lần thay đổi quy trình công nghệ, thay đổi thiết bị, thay đổi điều kiện làm việc cũng như sau mỗi lần vi phạm quy tắc an toàn, ngoài kế hoạch huấn luyện định kì phải tổ chức hướng dẫn thêm công nhân về an toàn lao động và kĩ thuật phòng chống cháy.

8. Yêu cầu đối với việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

8.1. Không được phép cho công nhân tiến hành các công việc sơn nếu không có phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với yêu cầu của TCVN 2291: 1978.

8.2. Việc bảo quản, sử dụng, sửa chữa định kì, làm vệ sinh và bảo dưỡng dự phòng các phương tiện bảo vệ cá nhân phải tiến hành theo đúng các quy định kĩ thuật.

9. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu an toàn

9.1. Phải kiểm tra một cách có hệ thống về hàm lượng hơi khí, bụi độc, các chất cháy nổ, điều kiện vi khí hậu trong gian làm việc của công nhân. Giám đốc xí nghiệp phải đề ra nội dung và quy định thời hạn kiểm tra phân tích môi trường không khí.

9.1.1. Mỗi khi sử dụng các loại vật liệu mới, thay đổi công nghệ, thay đổi chế độ làm việc cải tạo thông gió, phải tiến hành khảo sát môi trường không khí.

9.1.2. Việc kiểm tra môi trường không khí theo yêu cầu vệ sinh, phải bao gồm việc xác định nồng độ hơi, khí và bụi trong không khí, cũng như vi khí hậu ở vùng làm việc.

Việc kiểm tra an toàn cháy nổ trong môi trường không khí cần tiến hành tại chỗ có nhiễu khả năng cháy nhất hoặc ở chỗ tập trung nhiều chất dễ cháy.

9.2. Việc kiểm tra định kì mức độ an toàn của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, cũng như trong khi thay đổi công nghệ sản xuất, phải được tiến hành theo quy định của cơ quan thanh tra Nhà nước.