VẬT LIỆU KIM LOẠI – THỬ ĐỘ CỨNG ROCKWELL
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ (THANG A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)
Metallic materials – Rockwell hardness test
Part 1: Test method (scales A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)
Lời nói đầu
TCVN 257-1 : 2001 thay thế cho TCVN 257 : 1985 và TCVN 4170 : 1985 .
TCVN 257-1 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 6508-1 : 1999.
TCVN 257-1 : 2001 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 164 Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
VẬT LIỆU KIM LOẠI – THỬ ĐỘ CỨNG ROCKWELL
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ (THANG A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)
Metallic materials – Rockwell hardness test
Part 1: Test method (scales A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ cứng Rockwell và thử độ cứng Rockwell bề mặt (thang đo và lĩnh vực áp dụng theo bảng 1) đối với vật liệu kim loại.
Đối với vật liệu và / hoặc sản phẩm đặc biệt áp dụng các tiêu chuẩn khác (ví dụ ISO 3738-1 và ISO 4498-1).
Chú thích – Đối với một số vật liệu, lĩnh vực áp dụng có thể hẹp hơn.
TCVN 257-2 : 2001 (ISO 6508-2 : 1999) Vật liệu kim loại – Thử độ cứng Rockwell – Phần 2: Kiểm định và hiệu chuẩn máy thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T).
Ấn mũi thử (mũi kim cương hình chóp nón, bi thép hoặc bi hợp kim cứng) lên bề mặt mẫu theo hai bước với các điều kiện quy định (xem điều 7). Đo độ sâu vết lõm h dưới tác dụng của lực thử sơ bộ sau khi bỏ lực thử chính.
Từ giá trị h và hai hằng số N và S (xem bảng 2) tính giá trị độ cứng Rockwell theo công thức sau:
Độ cứng Rockwell
Xem bảng 1, 2 và hình 1.
Bảng 1 – Thang Rockwell
Thang độ cứng Rockwell | Ký hiệu độ cứnga) | Loại mũi thử Mm | Lực thử sơ bộ FoN | Lực thử chính F1N | Lực thử tổng FN | Lĩnh vực áp dụng (thử độ cứng Rockwell) |
A | HRA | Mũi kim cương hình chóp nón | 98,07 | 490,3 | 588,4 | 20 HRA đến 88 HRA |
B | HRB | Bi 1,5875 mm | 98,07 | 882,6 | 980,7 | 20 HRB đến 100 HRB |
C | HRC | Mũi kim cương hình chóp nón | 98,07 | 1373 | 1471 | 20 HRC đến 70 HRC |
D | HRD | Mũi kim cương hình chóp nón | 98,07 | 882,6 | 980,7 | 40 HRD đến 77 HRD |
E | HRE | Bi 3,175 mm | 98,07 | 882,6 | 980,7 | 70 HRE đến 100 HRE |
F | HRF | Bi 1,5875 mm | 98,07 | 490,3 | 588,4 | 60 HRF đến 100 HRF |
G | HRG | Bi 1,5875 mm | 98,07 | 1373 | 1471 | 30 HRG đến 94 HRG |
H | HRH | Bi 3,175 mm | 98,07 | 490,3 | 588,4 | 80 HRH đến 100 HRH |
K | HRK | Bi 3,175 mm | 98,07 | 1373 | 1471 | 40 HRK đến 100 HRK |
15 N | HR 15N | Mũi kim cương hình chóp nón | 29,42 | 117,7 | 147,1 | 70 HR 15N đến 94 HR15N |
30 N | HR30N | Mũi kim cương hình chóp nón | 29,42 | 264,8 | 294,2 | 42 HR30N đến 86 HR30N |
45 N | HR45N | Mũi kim cương hình chóp nón | 29,42 | 411,9 | 441,3 | 20 HR45N đến 77 HR45N |
15 T | HR15T | Bi 1,5875 mm chóp nón | 29,42 | 117,7 | 147,1 | 67 HR15T đến 93 HR15T |
30 N | HR30N | Mũi kim cương hình chóp nón | 29,42 | 264,8 | 294,2 | 42 HR30N đến 86 HR30N |
45 N | HR45N | Mũi kim cương hình chóp nón | 29,42 | 411,9 | 441,3 | 20 HR45N đến 77 HR45N |
15 T | HR15T | Bi 1,5875 mm | 29,42 | 117,7 | 147,1 | 67 HR15T đến 93 HR15T |
30 T | HR30T | Bi 1,5875 mm | 29,42 | 264,8 | 294,2 | 29 HR30T đến 82 HR30T |
45 T | HR45T | Bi 1,5875 mm | 29,42 | 411,9 | 441,3 | 10 HR45T đến 72 HR45T |
a) Đối với thang sử dụng bằng bi ký hiệu độ cứng thêm “S” nếu dùng mũi thử là bi thép, thêm “W” nếu dùng mũi thử là bi hợp kim cứng. |
Bảng 2 – Ký hiệu và tên gọi
Ký hiệu | Tên gọi | Đơn vị |
Fo | Lực thử sơ bộ | N |
F1 | Lực thử chính | N |
F | Lực thử tổng | N |
S | Đơn vị thang, đặc trưng cho thang | mm |
N | Số, đặc trưng cho thang |
|
h | Chiều sâu vết lõm được tác dụng của lực thử sơ bộ sau khi bỏ lực thử chính (độ sâu vết lõm dư) | mm |
HRA | Độ cứng Rockwell |
|
HRC |
| |
HRD |
| |
HRB | Độ cứng Rockwell |
|
HRE |
| |
HRF |
| |
HRG |
| |
HRH |
| |
HRK |
| |
HRN | Độ cứng Rockwell |
|
HRT |
|
4.1. Độ cứng Rockwell thang A, C và D được biểu thị bằng ký hiệu HR ở sau giá trị độ cứng và bổ sung thêm chữ cái chỉ thang đo.
VÍ DỤ: 59 HRC = Độ cứng Rockwell 59, được đo trên thang C.
4.2. Độ cứng Rockwell thang B, E, F, H và K được biểu thị bằng ký hiệu HR ở sau giá trị độ cứng và bổ sung thêm chữ cái chỉ thang và chữ cái đối với loại mũi thử bằng bi được dùng (S đối với thép và W đối với hợp kim cứng).
VÍ DỤ: 60 HRBW = Độ cứng Rockwell 60, được đo trên thang B bằng mũi thử bằng bi hợp kim cứng.
4.3. Độ cứng bề mặt Rockwell thang N được biểu thị bằng ký hiệu HR ở sau giá trị độ cứng và tiếp theo là chữ số (chỉ lực thử tổng) và chữ cái N chỉ thang đo.
Ví dụ: 70 HR30N = Độ cứng bề mặt Rockwell 70 được đo trên thang 30N bằng lực thử tổng 294,2 N.
4.4. Độ cứng bề mặt Rockwell thang T được biểu thị bằng ký hiệu HR ở sau giá trị độ cứng và tiếp theo là chữ số (chỉ lực thử tổng và chữ T chỉ thang đo, tiếp theo là chữ cái đối với loại mũi thử bằng bi được dùng (S đối với thép và W đối với hợp kim cứng).
Ví dụ: 40 HR30TS = Độ cứng bề mặt Rockwell 40 được đo trên thang 30T bằng lực thử tổng 294,2 N dùng mũi thử bằng bi thép.
Chỉ dẫn
1 Chiều sâu vết lõm do lực sơ bộ Fo | 5 Bề mặt thử |
2 Chiều sâu vết lõm do lực thử chính F1 | 6 Mặt chuẩn đo |
3 Sự đàn hồi trở lại ngay sau khi bỏ lực thử chính F1 | 7 Vị trí mũi thử |
4 Chiều sâu vết lõm h |
|
Hình 1 – Sơ đồ nguyên lý thử Rockwell