Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3102-79

DÂY THÉP MẠ KẼM DÙNG ĐỂ BỌC DÂY ĐIỆN VÀ DÂY CÁP ĐIỆN

Steel zine – coated

Wire for electric

Wire and cable armouring

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dây thép tròn mạ kẽm dùng để bọc dây điện hay dây cáp điện.

1. Cỡ, thông số kích thước

1.1. Ký hiệu quy ước của dây thép mạ kẽm dùng để bọc dây điện hay dây cáp điện.

Ví dụ: Dây đường kính 4.0mm.

Dây 4,0 TCVN 3102 – 79

1.2. Đường kính và sai lệch cho phép của dây thép mạ kẽm phải phù hợp với quy định ở bảng 1.

1.3. Độ ô van của dây không được vượt quá 0,65 tổng sai lệch cho phép của đường kính.

Bảng 1

Đường kính của dây

Sai lệch cho phép

0,3

0,4

± 0,03

0,5

0,6

± 0,01

0,8

1,0

± 0,05

1,2

1,4

1,6

1,8

2,0

2,5

3,0

± 0,08

4,0

5,0

± 0,08

6,0

± 0,10

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Dây thép được sản xuất từ thép cacbon thấp, mác thép do cơ sở sản xuất quy định.

2.2. Cơ tính của dây phải phù hợp với quy định ở bảng 2.

Bảng 2

Đường kính của dây, mm

Giới hạn bền đứt, N/mm2 (Kg lực/mm2)

Độ dãn dài tương đối không nhỏ hơn, %

Từ 0,3 đến 1,8

Từ 2,0 đến 6,0

350 – 500 (35 – 50)

10

12

2.3. Bề mặt dây mạ kẽm không được có: kẻ nứt, màng và chỗ thiếu kém.

Các trạng thái sau không coi là dấu hiệu phế phẩm;

a) Do tầng kẽm tích lũy thành gai kẽm sẹo kẽm hoặc chỗ lồi cục bộ trên sợi dây. Những sai lệch của đường kính dây thép; mã kẽm ở chỗ lồi ra không được vượt quá hai lần sai lệch dương của đường kính.

b) Bề mặt có màng trắng, nhưng sau khi làm sạch, màng trắng chất lượng tầng kẽm vẫn được bảo đảm khi đem thử.

c) Bề mặt dây thép mạ kẽm có điểm đốm, điểm sáng, xước nhưng chất lượng tầng kẽm vẫn được bảo đảm khi đưa thử.

2.4. Tầng kẽm phủ trên bề mặt dày phải bền. Khi cuốn dây 0,2; 0,4; 0,5 mm lên trục có đường kính gấp bốn lần đường kính dây và dày từ 0,6 đến 6mm lên trục có đường kính gấp sáu lần đường kính dây, dây không được rạn nứt và tróc lớp kẽm.

Số vòng cuốn không nhỏ hơn sáu

2.5. Khối lượng tầng kẽm, số lần nhưng thời gian nhúng trong dung dịch CuSO4 phải phù hợp với quy định ở bảng 3.

2.6. Dây cung cấp theo cuộn, khi tháo cuộn không được rối, không được cuốn hình số tám.

2.7. Khối lượng cuộn, số sợi, khối lượng của một sợi phải phù hợp với quy định của bảng 4.

Bảng 3

Đường kính dây, mm

Khối lượng tầng kẽm (g/m2)

Số lần nhúng trong dung dịch CuSO4 không nhỏ hơn

Thời gian nhúng dây

0,3

0,4

0,5

0,6

0,8

25

25

30

35

40

1

60

1,0; 1,2; 1,4

60

2

1,6; 1,8; 2,0

2,5

80

90

3

3,0

4,0; 5,0

6,0

100

110

120

4

Bảng 4

Đường kính dày, mm

Khối lượng cuộn, Kg

Số sợi trong cuộn không nhiều hơn

Khối lượng của một sợi không nhỏ hơn, Kg

0,3; 0,4

0,5; 0,6

0,8

5

5

0,75

1,0

1,2

1,4

10

3

3

1,6

1,8; 2,0; 2,5

3,0

20

2

8

4,0

5,0

6,0

40

2

15

Chú thích: Cho phép có những cuộn khối lượng nhỏ đến 50% khối lượng ghi trong bảng 4, nhưng không vượt quá 10% tổng số cuộn trong lô.

3. QUY TẮC NGHIỆM THU

3.1. Trong lô dày phải có cùng đường kính cùng mác thép. Số cuộn trong lò do hai bên thỏa thuận quy định khi không chỉ dẫn trong đơn đặt hàng, số cuộn trong lô do cơ sở sản xuất quy định.

3.2. Kiểm tra sơ bộ cuộn dây bằng mắt thường.

3.3. Dùng dụng cụ đo có độ chính xác đến 0,01 mm do theo hai hướng vuông góc với nhau ở vị trí bất kỳ trên sợi dây để kiểm tra trên đường kính của dây.

3.4. Dây thép mạ kẽm dùng để buộc dây điện và dây cáp điện do bộ phận kiểm tra kỹ thuật của cơ sở sản xuất nghiệm thu. Cơ sở sản xuất phải bảo đảm dây thép mạ kẽm đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn này.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Lấy 10% số cuộn nhưng không ít hơn năm cuộn từ mỗi lô để nghiệm thu hình dáng và kích thước, để kiểm tra tính chất cơ lý và chất lượng tầng kẽm.

4.2. Thử kéo dây theo TCVN 1824-76.

4.3. Xác định độ bền của tầng kẽm và độ bền dính bám vào lõi kim loại theo TCVN 825-76 và điều 2.4 của tiêu chuẩn này.

4.4. Xác định khối lượng tầng kẽm bằng phương pháp khối lượng hay phương pháp dung tích khí. Khi cần phân tích chính xác hay phân tích trọng tài, dạng phương pháp khối lượng. Độ đồng đều của tầng kẽm xác định bằng phương pháp nhúng chìm trong dung dịch CuSO4.

Chiều dài mẫu để xác định khối lượng tầng kẽm bằng phương pháp khối lượng hay dung tích khí ghi trong bảng 5.

Bảng 5

Đường kính dây, mm

Chiều dài mẫu, không nhỏ hơn

từ 0,3 đến 1,2

từ 1,4 đến 2,5

từ 3,0 đến 6,0

300

100

50

4.4.1. Phương pháp khối lượng.

Khối lượng trung bình được xác định bằng cách hòa tan tầng kẽm của mẫu trong dung dịch axít sunfuaric (H2SO4) và chất ức chế AS2O hay Sb2O3.

Thành phần dung dịch tẩm thực

H2SO4                           20 – 25 g/l

As2O3 hay Sb2O3            2g/l

Xác định khối lượng tầng kẽm theo thứ tự sau:

a) Lấy mẫu, làm sạch chất bẩn và mỡ bám trên mẫu, rửa bằng rượu hay benzen, lau khô bằng vải hoặc bông;

b) Hòa tan tầng kẽm;

c) Rửa mẫu bằng nước cất, lau khô bằng vải hoặc bông;

d) Cân mẫu và đo đường kính thực tế;

e) Tính khối lượng trung bình của tầng kẽm (X), tính bằng g/m2 theo công thức:

X = 1962

Trong đó:

m – Khối lượng một mẫu (hay nhóm mẫu) khi chưa hòa tan tầng kẽm, tính bằng g;

m1 – Khối lượng một mẫu (hay nhóm, mẫu) sau khi hòa tan tầng kẽm, tính bằng g;

d – Đường kính mẫu sau khi hòa tan tầng kẽm, tính bằng mm.

Xác định m, m1 với độ chính xác đến 0,001 g, đại lượng d với độ chính xác đến 0,01 mm.

X – Tính với độ chính xác đến 0,1g/m2

4.4.2. Phương pháp dung tích khí

Hòa tan tầng kẽm bằng cách nhúng mẫu trong dung dịch tâm thực ở nhiệt độ 200C.

Thành phần dung dịch tâm thực theo điều 4.4.1 của tiêu chuẩn này hay trong dung dịch HCl với lượng nhỏ Sb2O3

Chuẩn bị dung dịch: Cho 5ml dung dịch gồm 20g oxýt Sb2O3 trong 100 ml HCl vào 100 ml axit HCl đậm đặc.

Xác định khối lượng trung bình của tầng kẽm theo thứ tự sau:

a) Lẫy mẫu và đo chiều dài thực tế;

b) Tẩy dầu mỡ trong rượu, benzen hay xăng và lau khô bằng vải hoặc bông;

c) Hòa tan tầng kẽm đến khi thu được hoàn toàn khí H2 thoát ra;

d) Đo thể tích khí H2 thoát ra, tính chuyển sang điều kiện thường (áp suất 760 mm Hg, nhiệt độ 0C);

e) Rửa mẫu bằng nước cất, lau khô bằng vải hoặc bông;

f) Tính khối lượng trung bình của tầng kẽm mạ (X) tính bằng g/m2 theo công thức:

X = 929

Trong đó:

V – Thể tích khí H2 ở điều kiện bình thường, tính bằng ml;

d- Đường kính mẫu sau khi hòa tan tầng kẽm, tính bằng mm.

4.4.3. Phương pháp nhúng chìm trong dung dịch CuSO4

Chuẩn bị dung dịch: Dùng một phần khối lượng của đồng sunfát tinh thể khô pha vào năm phần nước cất và trung hòa bằng cách cho thêm CuO hay Cu(OH)2 sạch, sao cho có một lượng dư ở đáy bình, lọc dung dịch trước khi đem dùng. Khối lượng riêng của dung dịch sau khi lọc phải đạt được từ 1,114 – 1,116 g/cm3. Nhiệt độ dung dịch trong quá trình thử là 18 ± 20C.

Chuẩn bị mẫu: Lấy mẫu dài 150 mm, lau sạch chất bẩn và mỡ bám trên mẫu thử, rửa bằng rượu, lau khô bằng vải hoặc bông. Nếu rửa mẫu bằng benzen hay xăng thì phải rửa lại bằng nước cất và lau khô.

Tiến hành thử: Mẫu thử được nhúng sâu vào dung dịch một đoạn không nhỏ hơn 100 mm. Sau mỗi lẫn nhúng tiến hành rửa bằng nước cất và lau khô.

Khi thử mẫu cần đặt cố định, không tiếp xúc với nhau và với thành bình.

Với thể tích 200cm dung dịch CuSO4 có thể thử

Không lớn hơn 10 mẫu dây có đường kính là 0,5 đến 0,9

Không lớn hơn 8 mẫu dây có đường kính từ 1,0 đến 2,8 mm

Không lớn hơn 8 mẫu dây có đường kính từ 3,0 đến 6,0 mm

Sau khi thử chất lượng tầng kẽm trên bề mặt dây cho phép biến đỏ trong khoảng 25mm từ mức trung dung dịch và 20 mm từ đầu nhúng và sự không đồng nhất về màu sắc và độ sáng.

4.5. Khi kiểm tra đường kính, khối lượng bề mặt, chất lượng bề mặt và tính chất cơ lý, nếu có một chỉ tiêu không đạt yêu cầu thì không nghiệm thu cả cuộn, xác minh lại chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu bằng cách tiến hành thử lại với số lượng mẫu gấp đôi lấy từ các cuộn chưa kiểm tra. Nếu kết quả thử lại vẫn không đạt yêu cầu thì không nghiệm thu cả lô.

Cơ sở sản xuất có thể xử lý các lô chưa đạt yêu cầu, tiến hành phân loại và nghiệm thu lại.

5. BAO GÓI, GHI NHÃN VÀ BẢO QUẢN

5.1. Dùng dây mềm buộc chặt ít nhất mỗi cuộn ba chỗ, khoảng cách các chỗ buộc phải đều nhau. Đầu sợi sợi dây cần cài vào trong cuộn. Dây có đường kính bằng 1 mm và nhỏ hơn có thể dùng chính đoạn cuối dây đó cuốn lên cuộn.

5.2. Khối lượng bao gói không vượt quá 80 kg.

5.3. Trước khi bao gói cuộn dây cần được bôi đều một lớp bôi trơn ức chế để ngăn ngừa đốm trắng, không cho phép có đốm trắng trên bề mặt dây đường kính 0,3 mm.

Theo yêu cầu của người đặt hàng, được phép giao dây không bôi chất ức chế ngăn ngừa đốm trắng.

5.4. Bọc các cuộn dây bằng hai lớp giấy chống ẩm và một lớp vải ở ngoài. Dây có đường kính bằng 1 mm và nhỏ hơn cho vào hòm gỗ kín. Cho phép thay vải bằng bao gai, bao cói hay bao polyeste.

Theo sự thỏa thuận của hai bên, có thể dùng các phương pháp khác để bao gói.

5.5. Mỗi cuộn dây phải có nhãn kèm theo trên đó ghi rõ:

a) Tên hoặc ký hiệu của cơ sở sản xuất;

b) Đường kính danh nghĩa và nhóm của dây;

c) Chứng nhận của bộ phận kiểm tra kỹ thuật.

5.6. Mỗi lô phải kèm theo chứng từ, tài liệu bảo đảm về chất lượng dây theo tiêu chuẩn, trong đó gồm:

a) Tên hoặc ký hiệu của cơ sở sản xuất;

b) Đường kính danh nghĩa và nhóm của dây;

c) Dấu của bộ phận kiểm tra kỹ thuật;

d) thời gian sản xuất;

e) Các kết quả thử;

f) Khối lượng tính của lô hàng;

g) Số hiệu của tiêu chuẩn này.