Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3577:1981

TRÂU BÒ SỮA
KIỂM TRA NĂNG SUẤT SỮA

Dairy cattle

Control of milk productivity

Tiêu chuẩn này chính thức áp dụng đối với các cơ sở giống của trung ương và địa phương, các nông trường quốc doanh và khuyến khích áp dụng đối với các cơ sở tập thể chăn nuôi trâu bò sữa.Các trâu bò cái vắt sữa được kiểm tra năng suất sữa từ chu kỳ sữa thứ nhất cho đến khi loại thải.

1. Khái niệm chung

Kiểm tra năng suất sữa (tỷ lệ mỡ sữa và protit trong sữa nếu có điều kiện) là trực tiếp thu thập số liệu về khả năng cho sữa của từng cá thể trâu bò sữa, do các nhân viên kiểm tra hoặc người được ủy quyền, thực hiện theo một quy định nhất định dưới sự chỉ đạo của cơ quan chăn nuôi nhà nước, nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng cho sữa của từng cá thể và quần thể trâu bò sữa, nghiên cứu đánh giá khả năng di truyền của đặc điểm này. Từ đó có những quyết định hợp lý về kinh tế kỹ thuật đối với mỗi giống trâu bò sữa.

2. Tổ chức kiểm tra năng suất sữa

2.1. Tổ chức kiểm tra năng suất sữa phải nằm trong cơ quan chăn nuôi của trung ương hoặc địa phương, tỉnh, thành và phải có các nhân viên chính thức hoặc nhân viên ủy quyền được đào tạo về nghiệp vụ.

2.2. Nhân viên kiểm tra sữa hoặc người được ủy quyền phải là cán bộ chăn nuôi có trình độ từ trung cấp trở lên.

2.3. Nhân viên kiểm tra sữa hoặc người được ủy quyền phải trực tiếp quan sát khi kiểm tra năng suất sữa và ghi chép chính xác, trung thực.

3. Phương pháp tiến hành

3.1. Sản lượng sữa được xác định bằng cân hoặc bình khắc độ chính xác tương đương. Đơn vị tính sản lượng sữa là kg chính xác tới 0,2kg. Nếu dùng lít phải nhân với tỷ trọng trung bình của sữa là 1,03.

3.2. Lần kiểm tra đầu tiên của mỗi chu kỳ sữa phải điều tra chính xác ngày đẻ. Lần kiểm tra cuối cùng của chu kỳ sữa phải điều tra chính xác ngày cạn sữa.

3.3. Thời gian trung bình giữa hai lần kiểm tra là 30 ± 3 ngày.

3.4. Lượng sữa ngày kiểm tra phải đảm bảo đủ thời gian 24 giờ và phải đảm bảo vắt sữa đúng quy trình kỹ thuật.

- Nếu vắt sữa 2 lần một ngày thì lượng sữa kiểm tra là lượng sữa của lần vắt chiều hôm trước và sáng hôm sau.

- Nếu vắt sữa 3 lần một ngày thì lượng sữa kiểm tra là lượng sữa của lần vắt chiều hôm trước, sáng và trưa hôm sau.

4. Ghi chép và phương pháp tính

4.1. Mỗi đợt kiểm tra và ở mỗi điểm kiểm tra, nhân viên kiểm tra phải lập danh sách số lượng conđã được kiểm tra vào phiếu kiểm tra năng suất sữa (xem phụ lục 1) với nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm kiểm tra;

- Địa điểm kiểm tra;

- Số hiệu hành chính của các trâu kiểm tra;

- Số hiệu đánh dấu của các trâu bò kiểm tra;

- Lượng sữa kiểm tra được của các lần vắt sữa:

+ Chiều;

+ Sáng;

+ Trưa (nếu có);

+ Cộng;

Ghi chú : Những trường hợp đặc biệt.

Kết quả kiểm tra, nhân viên kiểm tra phải ghi vào phiếu kết quả kiểm tra năng suất sữa của mỗi cá thể trâu bò sữa trước khi tiến hành kiểm tra sữa lần sau. (phụ lục 2).

4.2. Sau mỗi chu kỳ vắt sữa của mỗi cá thể trâu bò sữa phải ghi vào phiếu kết quả kiểm tra năng suất sữa gồm các nội dung sau:

- Số hiệu đánh dấu;

- Số hiệu hành chính và tên gọi, nếu có;

- Giống;

- Ngày tháng năm đẻ và ngày thứ mấy trong năm;

- Ngày tháng năm kiểm tra năng suất sữa và ngày thứ mấy trong năm;

- Lượng sữa kiểm tra được bằng kg;

- Số lần vắt sữa trong ngày ghi bằng số la mã;

- Khoảng thời gian giữa lần kiểm tra này với lần kiểm tra trước;

- Ngày tháng năm cạn sữa và là ngày thứ mấy trong năm.

4.3 Sản lượng sữa kiểm tra lần thứ nhất của chu kỳ sữa, nhân với khoảng thời gian từ ngày đẻ đến ngày kiểm tra là sản lượng sữa tổng số của lần thứ nhất.

Từ lần thứ hai trở đi, lấy sản lượng sữa trung bình cộng của sản lượng sữa ngày kiểm tra và lần trước nó, nhân với khoảng thời gian giữa hai lần là sản lượng sữa tổng số của các lần kiểm tra thứ hai trở đi.

Sản lượng sữa kiểm tra lần cuối cùng nhân với khoảng cách thời gian từ lần kiểm tra cuối cùng đến ngày cạn sữa là sản lượng sữa tổng số của lần cuối cùng.

Tổng các tổng số lượng sữa của các lần kiểm tra là sản lượng sữa thực tế của cả chu kỳ.

4.4. Chỉ tiêu tính gồm:

- Sản lượng sữa 244 ngày;

- Sản lượng sữa 305 ngày;

- Sản lượng sữa thực tế;

- Số ngày cho sữa thực tế;

- Tỷ lệ mỡ sữa trung bình, nếu có;

- Sản lượng mỡ sữa;

- Sản lượng sữa 4% mỡ của 305 ngày, nếu có.

4.5. Ghi chú:

Chu kỳ cho sữa chưa đủ 305 ngày đã cạn sữa thì sản lượng sữa thực tế cũng là sản lượng sữa 305 ngày.

Chu kỳ cho sữa của trâu bò sữa chuyên dùng mà thời gian cho sữa thực tế dưới 180 ngày, trâu Mura và bò kiêm dụng - dưới 120 ngày, thì coi là không bình thường.

Tiêu chuẩn cơ bản để vắt sữa đối với trâu bò sữa là trước khi đẻ hai tháng. Nhưng nếu chưa đến trước khi đẻ hai tháng mà chỉ vắt sữa được 1 lần trong một ngày và sản lượng sữa đạt được:

Dưới 3 kg đối với bò sữa chuyên dụng;

Dưới 1,5 kg đối với trâu sữa, bò lai và bò kiêm dụng;

Dưới 1,00 kg đối với trâu lai, thì coi là cạn sữa.

Nhân viên kiểm tra phải ghi rõ lý do không kiểm tra được đối với những trâu bò sữa đang trong thời kỳ kiểm tra.

Sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ: [(0,4 x sản lượng sữa thực tế) + (15 x sản lượng mỡ thực tế)].

5. Phân tích tỷ lệ mỡ sữa và protit

5.1. Mẫu sữa để phân tích tỷ lệ mỡ sữa và protit là sữa cùng ngày của ngày kiểm tra năng suất sữa. Phải đảm bảo trộn đều toàn bộ lượng sữa của mỗi lần vắt,

5.2. Khối lượng mẫu sữa để phân tích tỷ lệ mỡ và protit phải đảm bảo lấy theo tỷ lệ thuận với sản lượng sữa của 2 hoặc 3 lần vắt sữa trong ngày kiểm tra. Mẫu sữa của mỗi cá thể trâu bò được chứa trong 1 lọ riêng và ghi số của trâu bò lấy mẫu.

5.3. Tỷ lệ mỡ sữa được xác định bằng phương pháp Gecbex (phương pháp axít) hoặc phương pháp so màu.

5.4. Xác định tỷ lệ mỡ sữa trung bình của cả chu kỳ bằng cách:

- Tỷ lệ mỡ phân tích lần thứ nhất x tổng sản lượng sữa kiểm tra lần thứ nhất = tổng sản lượng mỡ.

- Từ lần phân tích thứ hai trở đi lấy tỷ lệ mỡ trung bình cộng của lần phân tích đó với lần trước nó ´ tổng sản lượng sữa của các lần kiểm tra tương ứng = tổng sản lượng mỡ tương ứng.

- Tỷ lệ mỡ phân tích lần cuối ´ tổng sản lượng sữa lần cuối = tổng sản lượng mỡ lần cuối.

5.5. Protit được xác định bằng phương pháp kendan hoặc phương pháp so màu và tính theo phương pháp tính tỷ lệ mỡ sữa.

6. Báo cáo và chứng nhận kết quả

6.1.       Báo cáo phải ghi chép đầy đủ các kết quả quan sát và thu thập, không được thay đổi và điều chỉnh bất cứ chi tiết nào. Những số liệu không bình thường phải có chú thích lý do.

6.2. Giấy chứng nhận kết quả và công bố kết quả kiểm tra năng suất sữa do tổ chức kiểm tra năng suất sữa ở các cấp hoặc tổ chức được ủy quyền cấp và công bố mới có giá trị.

 

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KIỂM TRA NĂNG SUẤT SỮA

Ngày...... tháng ..... năm ..... địa điểm :. . . . . . . . . . . . . .

Thứ tự

Số hiệu hành chính

Số hiệu đánh dấu

Kết quả kiểm tra

Ghi chú

Chiều

Sáng

Trưa

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người kiểm tra

 

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM TRA NĂNG SUẤT SỮA

P - 4

Bộ Nông nghiệp

Số hiệu đánh dấu 03-0015

 

Công ty trâu bò sữa và sữa

Số hiệu hành chính 04-03-5015

 

Tên đơn vị : Nông trường mộc châu

Tai trái

158643

 

Phiếu kết quả kiểm tra năng suất sữa

Tai phải

 

 

Đẻ

Lứa đẻ

 

158644

 

Ngày

Tháng

Năm

Ngày thứ/năm

Số hiệu bố

2

 

 

 

19

5

80

139

Đội

01- 212A

 Giống Hà Lan

 

Kiểm tra

Số ngày đã cho sữa

Trại

1

 

Ngày

Tháng

Năm

Ngày thứ/năm

Lượng sữa kiểm tra

Lần vắt

3

Lượng sữa cộng dồn

Tỷ lệ mỡ

Sản lượng mỡ

Sản lượng cộng dồn

 

Số để tính

Phân tích

Để tính

 

Số ngày

Lượng sữa BQ

Sữa tính được

1

6

80

152

13

20kg

III

13

20

260

260

3,2

3,2

8,32

8,32

 

2

7

80

183

44

22kg

III

31

21

651

911

3,2

3,2

20,83

29,15

 

29

7

80

210

71

24

III

27

23

621

1532

3,1

3,15

19,56

48,71

 

30

8

80

242

103

22

III

32

23

736

2268

3,2

3,15

23,18

71,89

 

30

9

80

273

134

20

II

21

21

651

2919

3,3

3,25

21,15

93,04

 

30

10

80

303

164

18

II

30

19

570

3489

3,4

3,35

19,09

112,13

 

28

11

80

332

193

14

II

29

16

464

3953

3,5

3,45

16,00

128,13

 

30

12

80

364

225

10

II

32

12

384

4337

3,7

3,60

13,82

141,95

 

30

01

81

30

296

8

II

51

9

279

4616

3,9

3,80

10,60

152,55

 

02

03

81

61

287

6

II

31

7

217

4833

3,9

3,9

8,46

161,01

 

30

03

81

89

315

4

II

20

5

140

4973

4,0

3,95

5,53

166,54

 

20

04

81

110

336

CS

II

21

4

84

5057

 

3,95

2,94

169,54

 

Sản lượng sữa 244 ngày

4508 kg

 

Người kiểm tra

 

Sản lượng sữa 305 ngày

4923 kg

 

 

Sản lượng sữa thực tế

5057kg

 

 

 

Số ngày cho sữa thực tế

366 ngày

 

 

Tỷ lệ mỡ trung bình

3,35%

 

 

Sản lượng mỡ sữa

169,48kg

 

 

Sản lượng sữa 4% mỡ của 305 ngày

4463kg

 

 

 

PHỤ LỤC 3

CÁCH TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CĂN CỨ VÀO KẾT QUẢ CỦA PHIẾU KIỂM TRA SỮA.

Sản lượng sữa 244 ngày:

4616 kg - [ (256 - 244)9] = 450kg

Sản lượng sữa 305 ngày:

4973 - [(315 - 305)5] = 4923kg

Tỷ lệ mỡ trung bình:

Sản lượng sữa 4% mỡ của 305 ngày:

(4.923 x 0,4) á (4.923 x 3,35% x 15) = 4.463kg.