TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
NHÀ Ủ PHÂN CHUỒNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Chrestomathy nave - Requirements of project
Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế xây dựng nhà ủ phân chuồng khô của gia súc như lợn, trâu, bò... ở các trại chăn nuôi quốc doanh.
Tiêu chuẩn này chỉ để tham khảo đối với ngăn ủ phân chuồng của các gia đình xã viên, các trại chăn nuôi tập thể và các đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp.
1. Bố trí mặt bằng công trình và yêu cầu khu đất xây dựng
1.1. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà ủ phân chuồng phải đạt những yêu cầu sau:
1) Phù hợp với qui hoạch sản xuất nông nghiệp.
2) Gần các cơ sở chăn nuôi và đất canh tác.
3) Tận dụng được những nơi đất xấu, đất không canh tác, đất hoang.
4) Nơi để thoát nước và không bị ngập nước.
5) Giao thông thuận tiện, đảm bảo tốt việc vận chuyển phân chuồng và các chất độn khác.
6) Nơi khuất gió và ở cuối hướng gió chính đối với các khu dân cư và các công trình xây dựng công cộng khác.
1.2. Hướng nhà ủ phân chuồng được xác định tùy thuộc vào hướng gió chính của vùng khí hậu để tránh nắng chiếu trực tiếp vào nhà và tạo điều kiện thoáng mát cho người sản xuất.
1.3. Việc lựa chọn khu đất xây dựng nhà ủ phân chuồng phải bảo đảm những quy định về vệ sinh phòng dịch; khoảng cách cách ly nhỏ nhất của nhà ủ phân chuồng đối với các công trình khác lấy theo bảng 1.
m Bảng 1
Đối tượng cách ly | Khoảng cách cách ly nhỏ nhất |
Nhà ủ phân với khu dân cư Nhà ủ phân với trại chăn nuôi Nhà ủ phân với đường giao thông: - Đường cấp IV trở lên - Đường cấp IV trở xuống | 100 30
100 50 |
2.1. Thiết kế nhà ủ phân chuồng phải bảo đảm những yêu cầu sau:
- Đáp ứng được những yêu cầu của quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản phân chuồng của ngành nông nghiệp.
- Sử dụng và thao tác thuận tiện nhất.
- Sử dụng hệ thống môđun thống nhất trong xây dựng và phù hợp với cấp công trình.
Áp dụng các giải pháp kiến trúc và kết cấu đơn giản, tận dụng việc dùng các nguyên vật liệu tại chỗ.
2.2. Mặt bằng nhà ủ phân chuồng bố trí sao cho đường vận chuyển phân vào và phân ra có thể đi dọc nhà. Nền nhà ủ phân được chia thành hai khu vực lớn dọc theo chiều dài của nhà: khu vực ủ nóng và khu vực ủ nguội. Mặt bằng khu ủ nóng cao hơn khu ủ nguội từ 0,50 đến 0,60 m; chiều rộng khu ủ nguội lớn hơn chiều rộng khu ủ nóng từ 35 đến 40 phần trăm.
2.3. Nền nhà ủ phân lấy ở cao trình +0,15 đến +0,20 so với cao trình đất tự nhiên.
2.4. Nền nhà ủ phân chuồng làm bằng vật liệu chống thấm để không bị mất nước phân, có thể cấu tạo bằng lớp bê tông đá dăm hoặc sỏi mác từ 50 đến 75, dày từ 10 đến 12 cm hoặc lát bằng gạch chỉ với vữa xi măng mác từ 50 đến 75.
Độ dốc ngang của nền nhà lấy bằng 0,03m/m nghiêng về phía mặt sau bên phía khu ủ nguội.
Chú thích: Trường hợp khó khăn về nguyên vật liệu nền khu ủ nguội có thể cấu tạo bằng lớp đất sét ẩm dầy 30 cm đầm nện tốt.
2.5. Mặt trước nhà ủ phân chuồng bên khu ủ nóng để trống với tường xây lưng cao 0,50m; mặt sau bên khu ủ nguội có tường dọc xây cao 1,50 đến 1,80m có từ hai đến ba cửa bằng ván lùa rộng ít nhất 0,90m bố trí ở những gian giữa để tránh phân ra ngoài. Tường dọc có thể xây dựng bằng gạch chỉ, đá hoặc bằng tường trình (tường đất nện)
2.6. Hai đầu hồi nhà có bố trí những cửa để xe vận chuyển phân vào và ra. Kích thước cửa ra vào phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển.
2.7. Cột nhà có thể xây bằng gạch, đá, bằng gỗ hoặc tre già ngâm; chiều cao của cột phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển, ít nhất lấy bằng 2,10m.
2.8. Mái nhà có thể lợp ngói, phibrô ximăng, tranh hay các loại lá thường dùng. Để chống mưa hắt, nắng xuyên vào nhà. Mái nên đua ra từ 0,75 đến 1,00m; chiều cao giọt gianh lấy từ 1,50m đến 1,80m.
2.9. Vì kèo nhà có thể làm bằng gỗ, tre, bê tông...
2.10. Khẩu độ và bước cột nhà tùy theo khả năng của vật liệu để chọn thích hợp. Khẩu độ nhà lấy từ 5,40 đến 7,50m.
2.11. Trong nhà ủ phân có thể bố trí một hay hai ngăn để nguyên liệu chế biến (như vôi bột, lân...) diện tích lấy bằng năm phần trăm diện tích xây dựng nhà ủ phân và một ngăn để dụng cụ lao động diện tích bằng ba phần trăm diện tích xây dựng nhà ủ phân.
2.12. Nhà ủ phân chuồng được thiết kế theo nhà cấp 4 theo TCVN 2748-78. Trường hợp nhà ủ phân của đội sản xuất được phép làm theo cấp tạm thời.
2.13. Diện tích xây dựng nhà ủ phân chuồng.
2.13.1. Diện tích xây dựng nhà ủ phân chuồng của trại chăn nuôi được tính theo công thức sau:
Trong đó:
S1xd- diện tích xây dựng nhà ủ phân của trại chăn nuôi (m2);
n - số đầu con gia súc bình quân trong năm của trại chăn nuôi (con);
Q- tổng lượng phân bình quân do một đầu con gia súc thải ra trong một (1) năm lấy theo bảng 2.
Bảng 2
Loại gia súc | Trâu | Bò | Lợn |
Q(t) | 2,0 | 1,2 | 1,0 |
k- hệ số thu hồi phân lấy theo bảng 3
Bảng 3
Loại gia súc | Lợn | Trâu bò | |
|
| chăn thả kết hợp với nuôi ở chuồng | nuôi ở chuồng kết hợp với chăn thả |
k | 0,60 đến 0,65 | 0,15 đến 0,20 | 0,65 đến 0,70 |
q1- sức chứa của nhà ủ phân chuồng trên một đơn vị diện tích xây dựng (t/m2) lấy theo bảng 4.
Bảng 4
Loại phân | Phân không độn | Phân độn tỷ lệ 1:1 | Phân độn tỷ lệ 1:2 |
q1(t/m2) | 1,5 | 0,9 | 0,6 |
Chú thích: Tỷ lệ độn 1:1, 1:2 tính theo trọng lượng. Số trước là phân gia súc, số sau là chất độn.
2.13.2. Diện tích xây dựng nhà ủ phân chuồng của đội sản xuất được tính theo công thức sau:
S2xd=q.S
Trong đó:
S2xd - diện tích xây dựng nhà ủ phân của đội sản xuất (m2);
q - diện tích xây dựng nhà ủ phân cho một đơn vị diện tích canh tác (m2/ha canh tác) lấy theo bảng 5;
S- diện tích canh tác của đội sản xuất (ha).
Bảng 5
Loại cây trồng | Cây công nghiệp | Hoa màu | Lúa | Lúa giống |
q (m2/ha canh tác) | 2,0 | 2,5 | 3,0 | 4,0 |
Chú thích: Trong trường hợp cho phép có thể ủ nguội đống phân 30 ngày trong nhà ủ phân sau đó chuyển phân ra đồng đánh thành những đống nhỏ (khoảng bốn đến năm tấn) tiếp tục ủ nguội 30 ngày nữa thì diện tích xây dựng nhà ủ phân chuồng tính theo hai công thức trên có thể giảm đi một nửa.
3.1. Để tưới ẩm cho phân bảo đảm độ ẩm thường xuyên của đống phân từ 60 đến 70 phần trăm trong giai đoạn ủ nóng cần xây dựng hố chứa nước để tưới. Trường hợp có thể nên tận dụng nước rửa chuồng, nước tiêu để làm nước tưới.
3.2. Hố chứa nước tưới bố trí ngầm ở giữa khu ủ nóng thông ra hai máng rãnh dẫn nước bên ngoài đến tận các dãy chuồng nuôi gia súc. Dung tích hố chứa nước tưới phụ thuộc vào công suất của nhà ủ phân và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
V - dung tích hố chứa nước tưới (m3);
P - công suất của nhà ủ phân (t).
3.3. Cấu tạo của hố chứa nước tưới được phép lấy như sau: đáy bằng bê tông đá dăm hay sỏi mác 100 dày 20cm, thành bên xây bằng gạch chỉ dày 22 đến 33cm với mác vữa xi măng từ 75 đến 100, nắp đậy hố bằng tấm đan bêtông cốt thép mác 200. Đáy và thành hố láng bằng vữa xi măng mác từ 75 trở lên.
3.4. Để thu lại nước phân thừa cần bố trí ở phía sau sát khu vực ủ nguội hai hố thu ở hai đầu nhà, dung tích một hố thu lấy từ 0,30 đến 0,50 m3.
3.5. Phải thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà ủ phân chuồng để bảo đảm cho nhà ủ phân không bị nước xâm nhập vào nền nhà theo những tiêu chuẩn thiết kế tạm thời hệ thống thoát nước cho những công trình sản xuất.