Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3898:1984

LỢN GIỐNG

QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CÁ THỂ LỢN CÁI HẬU BỊ
The regulation of individual control for young sow

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị giống nội và ngoại thuần chủng trong các cơ sở giống lợn của Nhà nước.

1. Khái niệm và tổ chức kiểm tra

1.1. Kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị là chọn lợn cái hậu bị tốt, nuôi theo một chế độ quy định, theo dõi một số chỉ tiêu quan trọng sau đó phân loại về năng suất để sử dụng.

1.2. Tổ chức kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị ngay tại cơ sở giống.

Cơ sở tiến hành kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị phải được chuẩn bị đầy đủ về thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật nuôi dưỡng và điều kiện theo dõi và ghi chép. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật chăn nuôi đã được quy định.

1.3. Tất cả các cơ sở giống của Nhà nước nên tổ chức kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị để chọn lọc lợn giống thay thế cho cơ sở mình và bán giống ra ngoài.

2. Đối tượng và thời gian kiểm tra

2.1. Lợn cái hậu bị kiểm tra cá thể phải có lý lịch rõ ràng có bố mẹ đạt từ cấp I trở lên, khỏe mạnh, không có bệnh tật, lúc cai sữa đạt từ cấp I trở lên (xếp cấp theo TCVN 1280–81).

2.2. Số lượng lợn cái hậu bị kiểm tra cá thể của một đợt phải có từ 10 con trở lên.

2.3. Kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị được tiến hành theo phương pháp thời gian:

- Lợn nội từ lúc tròn 90 ngày tuổi đến lúc trên 240 ngày tuổi.

- Lợn ngoại từ lúc tròn 90 ngày tuổi đến lúc tròn 300 ngày tuổi.

Ngay sau khi cai sữa phải chọn những lợn cái đạt tiêu chuẩn ghi ở điều 2.1 đưa vào chuồng nuôi kiểm tra để nuôi chuẩn bị. Trong thời gian nuôi chuẩn bị lợn đã được nuôi theo quy trình kiểm tra.

3. Chế độ nuôi dưỡng

3.1. Chuồng nuôi kiểm tra:

Lợn cái hậu bị kiểm tra cá thể có thể nuôi từ 8 con đến 10 con trong một ô chuồng với diện tích cho một con:

 

Lợn nội

Lợn ngoại

Chuồng

0,8m2

1,0m2

Sân chơi

0,8m2

1,0m2

Trong chuồng phải có máng ăn riêng và máng nước uống riêng.

3.2. Thức ăn và chế độ cho ăn:

3.2.1. Lợn cái hậu bị kiểm tra cá thể được ăn mỗi ngày hai bữa thức ăn tinh và hai bữa thức ăn thô xanh (thời gian ăn của mỗi bữa là 45 phút). Mỗi bữa lợn được ăn tự do về số lượng đơn vị thức ăn và ăn theo định mức về lượng protêin và các chất dinh dưỡng khác trong một đơn vị thức ăn. Cho lợn ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau. Cho lợn uống nước đầy đủ.

3.2.2. Định mức các chất dinh dưỡng trong vật chất khô cho các loại lợn cái hậu bị như sau:

Bảng 1

   Khối lượng lợn (kg)

 

Chất dinh dưỡng

Loại lợn

Lợn nội

Lợn ngoại

6-15

15-25

25-40

11-30

30-50

50-100

Prôtein thô

18,0

15,5

13,5

20,0

16,5

15,5

Prôtein tiêu hóa

13,5

11,5

10,0

15,0

12,5

11,6

Prôtein tiêu hóa / ĐVTA*g

108

92

80

120

106

93

Ca

0,8

0,8

0,7

0,8

0,7

0,7

P

0,6

0,6

0,5

0,6

0,5

0,5

NaCl

0,4

0,4

0,5

0,5

0,5

0,5

* ĐVTA: Đơn vị thức ăn

Tỷ lệ thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho các loại lợn cái hậu bị như sau:

Bảng 2

Khối lượng lợn (kg)

 

Loại thức ăn

Loại lợn

Lợn nội

Lợn ngoại

6-15

15-25

25-40

11-30

30-50

50-100

Thức ăn tinh

90

80

75

90

80

80

Thức ăn thô

10

20

25

10

20

20

3.3. Chăm sóc vận động:

3.3.1. Trước khi kiểm tra lợn cái hậu bị phải được tiêm phòng các loại bệnh dịch chính, tẩy giun sán đồng thời tẩy uế khu chuồng nuôi kiểm tra.

3.3.2. Trong thời gian kiểm tra phải thường xuyên vệ sinh thân thể cho lợn, vệ sinh chuồng trại. Những ngày nóng phải tắm cho lợn, khi trời lạnh phải lót ổ rơm cho lợn.

3.3.3. Phải để cho lợn cái hậu bị kiểm tra có thể được vận động tự do trong chuồng và ngoài sân chơi.

4. Chế độ theo dõi

4.1. Khối lượng: Lợn cái hậu bị kiểm tra cá thể được cân chính thức khi bắt đầu kiểm tra và khi kết thúc kiểm tra. Đồng thời cần cân kiểm tra lợn vào các tháng tuổi thứ 4, 6 và thứ 8. Cân lợn vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn, cân riêng từng con.

4.2. Theo dõi đầy đủ tình trạng sức khỏe của lợn cái hậu bị trong suốt quá trình kiểm tra.

5. Đánh giá, phân loại

5.1. Sau khi kết thúc kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị được phân loại về năng suất theo bình quân khả năng tăng trọng (X) của chúng.

X (g/ngày) =

Khối lượng kết thúc (kg) – khối lượng bắt đầu (kg)

x 1000

Số ngày kiểm tra

5.2. Sau khi phân loại về năng suất lợn cái hậu bị kiểm tra cá thể phải được giám định phân cấp toàn diện về các mặt sinh trưởng, ngoại hình theo TCVN 1280 – 81 rồi mới quyết định sử dụng.

5.3. Muốn đánh giá chính xác năng suất của các lợn cái hậu bị đã được kiểm tra cá thể chỉ so sánh những lợn cái hậu bị nuôi kiểm tra trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng (trong cùng một cơ sở, trong cùng một thời gian …)

 

PHỤ LỤC

CÁC MẪU SỔ SÁCH THEO DÕI LỢN GIỐNG

1. Sổ theo dõi khối lượng lợn

Số TT

Số hiệu lợn

Ngày sinh

Bố

Mẹ

Khối lượng (kg)

Ghi chú

Số hiệu

Cấp

Số hiệu

Cấp

Sơ sinh

21 ngày

Cai sữa

Bắt đầu

4 tháng

6 tháng

8 tháng

10 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sổ nhật ký

Ngày tháng

Công việc đã làm trong ngày

Tình hình đàn lợn

Ghi chú