Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3985 : 1999

ÂM HỌC  - MỨC ỒN CHO PHÉP TẠI CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC
Acoustics – Allowable noise levels at workplace

Lời nói đầu

TCVN 3985: 1999 thay thế TCVN 3985: 1985.

TCVN 3985: 1999 do Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 42 "Âm học"   biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

ÂM HỌC ư MỨC ỒN CHO PHÉP TẠI CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC

Acoustics ư  Allowable noise levels at workplace.

1 Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

1.1   Tiêu chuẩn này quy định mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất và cơ quan.

1.2   Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức ồn phát sinh trong quá trình làm việc do các loại máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất phát ra tác động đến người lao động.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3150- 79. Phương pháp đo tiếng ồn tại chỗ làm việc trong các gian sản xuất

TCVN 5964-1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính. TCVN 6399:1998. Âm học. Mô tả tiếng ồn môi trường. Cách lấy dữ liệu thích hợp để sử dụng vùng đất.

3 Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc

3.1   Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8 giờ), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA.

3.2   Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:

4 giờ, mức âm cho phép là 90 dBA;

2 giờ, mức âm cho phép là 95 dBA;

1 giờ, mức âm cho phép là 100 dBA;

30 phút, mức âm cho phép là 105 dBA;

15 phút, mức âm cho phép là 110 dBA;

và mức cực đại không quá 115 dBA;

thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với mức âm dưới 80 dBA.

3.3   Mức âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dBA so với các giá trị nêu trong mục 3.1, 3.2.

3.4 Để đảm bảo điều kiện làm việc nên tham khảo mức âm nêu trong bảng ở phụ lục A   và sử dụng các biện pháp chống ồn nêu ở phụ lục C.

4 Đo mức ồn

Để đo mức ồn, sử dụng các tiêu chuẩn sau:

TCVN 3150 - 79;

TCVN 5964:1995;

TCVN 6399:1998.

Tham khảo hướng dẫn phương pháp đo mức ồn (thiết bị đo, vị trí đo, đại lượng đo và phương pháp tính) nêu ở phụ lục B.

Phụ lục A

(tham khảo)

Mức áp suất âm tại một số vị trí làm việc

Vị trí làm việc

Mức áp suất âm tương đương không quá, [dBA]

Mức âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm [Hz] không quá [dB]

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

1 Tại vị trí làm việc, sản xuất trực tiếp

2   Buồng theo dõi và điều khiển từ  xa  không  có  thông  tin  bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm,  thực  nghiệm  có  nguồn ồn

3 Buồng theo dõi và điều khiển từ  xa  có  thông  tin  bằng  điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ

4 Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch, thống kê

5 Các  phòng  làm  việc  trí  óc, nghiên  cứu  thiết  kế,  thống  kê, máy  tính,  phòng  thí  nghiệm  lý thuyết   và   xử   lý   số   liệu   thực nghiệm

85

 

80

 

 

70

 

 

65

 

55

99

 

94

 

 

87

 

 

83

 

75

92

 

87

 

 

79

 

 

74

 

66

86

 

82

 

 

72

 

 

68

 

59

83

 

78

 

 

68

 

 

63

 

54

80

 

75

 

 

65

 

 

60

 

50

78

 

73

 

 

63

 

 

57

 

47

76

 

71

 

 

61

 

 

55

 

45

74

 

70

 

 

59

 

 

54

 

43

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Đo mức ồn

B.1  Thiết bị đo: Sử dụng loại thiết bị đo xác định được mức áp suất âm tương đương  Leq    và có thể phân tích được mức âm theo các dải tần số 1 ốcta  từ 63 - 8000 Hz.

B.2   Vị trí đo: Tại các vị trí làm việc, micrô để ngang tầm tai công nhân , hướng về nguồn ồn và cách người đo ít nhất  0,5 m .

B.3   Phương pháp đo và tính

B.3.1   Mức áp suất âm tương đương LAeq,T , có thể thực hiện một trong hai cách sau:

- Đặt máy đo ở chế độ ( mode )   đo mức áp suất âm tương đương   ( Leq  ) và đo liên tục trong 8 giờ theo công thức:

-    Dựa trên việc đo các mức ồn khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định xác định mức áp suất âm tương đương tổng LAeq,T  , dBA trong 1 ca được tính theo công thức:

trong đó:

• LiA là mức áp suất âm ∆LiAeq  là mức áp suất âm tương đương trong khoảng thời gian ti [ giờ]

• ∆ LiAeq  là phần hiệu chỉnh ∆ LiAeq  cho mỗi mức áp suất âm LiA  hoặc mức áp suất âm tương đương LiAeq đã xác định trong khoảng thời gian ti   [giờ] theo bảng sau :

Thời gian ti, trong đó xác định được LiA  hoặc LiAeq, giờ

Phần hiệu chỉnh  ∆LiAeq,  [dBA]

8

 

0

7

 

- 0,6

6

 

- 1,2

5

 

- 2

4

 

- 3

3

 

- 4,2

2

 

- 6

1

 

- 9

1/2

 

- 12

¼

 

- 15

1/10

 

-19

• Cộng từng phần hiệu chỉnh vừa tìm được với mức áp suất âm  LiA  hoặc mức áp suất âm tương đương tương ứng LiAeq , xác định các giá trị  ( LiAeq  + ∆ LiAeq  ), [dBA]

Thí dụ: Cách xác định mức áp suất âm tương đương trong ca làm việc của một tổng các mức áp suất âm tương đương.

Giả sử :

Các mức áp suất âm tương đương đo được ở các vị trí làm việc của một công nhân trong 1 ca làm việc là :

L1Aeq   = 100  dBA   trong 1/4 giờ của ca làm việc

L2Aeq   =  94  dBA   trong  1/2 giờ của ca làm việc

L3Aeq   =   75  dBA   trong thời gian còn lại

Xác định mức áp suất âm tương đương trong ca làm việc.

Trình tự tính toán sẽ như sau :

1         

2.  Xác định phần hiệu chỉnh  theo bảng trên  :

∆ L1A =  - 15              dBA

∆ L2A =  - 12              dBA

∆ L3A     =   - 0,5        dBA

 ( Khi lấy các giá trị phần hiệu chỉnh theo bảng ứng với thời gian tương ứng ti , nếu trong bảng không có đúng giá trị ti cần tìm có thể lấy giá trị gần đúng của ti  - như chọn thời gian gần nhất có trong bảng hay giá trị trung bình )

3. Tính các giá trị  ( LiA  + ∆ LiA  ) , dBA

                           L1A  + ∆ L1A = 100   +  ( - 15  )   = 85  dBA

                           L2A  + ∆ L2A = 94 +( - 12  )   = 82 -

                           L3A  + ∆ L3A = 75 + (  - 0,5 )  = 74,5 -

4.  Xác định  mức áp suất âm tương đương trong ca làm việc  LAeq,T, dBA   theo công thức  :

Như vậy công nhân này làm việc với mức áp suất âm tương đương lớn hơn giới hạn cho phép (85 dBA).

B.3.2 Mức áp suất âm tương đương ốcta  Leq  ở các dải 1 ốcta  có tần số trung tâm là   63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000  Hz.

Phụ lục C

(tham khảo)

Các biện pháp chống ồn

C.1 Trong khi thiết kế các máy mới, thiết lập quy trình công nghệ mới, thiết kế sản xuất và vận hành các loại thiết bị cũng như trong quá trình tổ chức các vị trí làm việc (đặc biệt là đối với những cơ sở mới xây dựng) cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm tiếng ồn tại các vị trí làm việc để không vượt quá mức cho phép, ví dụ như:

• Biện pháp kỹ thuật: thiết kế công nghiệp, cách ly, cô lập nguồn ồn, sử dụng quy trình công nghệ có mức ồn thấp, các thiết bị sản xuất có công suất âm thấp.

• Biện pháp âm học xây dựng; Ví dụ: dùng vật cách âm, vật liệu hút âm.

• Sử dụng điều khiển từ xa, tự động hoá;

• Chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp, giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.

C.2 Những người làm việc trong vùng có tiếng ồn cao hơn 85 dBA hoăc thời gian tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá quy định trong mục 3.1 phải được cung cấp và phải mang dụng cụ phòng hộ lao động cá nhân như nút tai chống ồn, bịt tai chống ồn và phải được tổ chức khám điếc nghề nghiệp định kỳ hàng năm.