Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 4091 : 1985

NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Check and acceptance for building works

1. Nguyên tắc chung

1.1. Quy phạm này quy định nội dung và trình tự tiến hành công tác nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp và nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những công trình mới hoặc công trình cải tạo đã hoàn thành.

Đối với những công tình chuyên ngành nếu có những yêu cầu đặc biệt về nghiệm thu thì các Bộ, các ngành có thể ban hành những quy định bổ sung sau khi có sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.

Đối với những công trình do tổ chức xây dựng trong nước liên đoạn với nước ngoài (hoặc  công  trình  do  nước  ngoài  nhận  thầu  xây  dựng)  xây  dựng  khi  áp  dụng  quy phạm này nếu cần thiết phải có những quy định bổ xung cho phù hợp thì cơ sở lập văn bản đề nghị, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước quyết định.

1.2. Chỉ được phép đưa công trình đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy định của quy phạm này.

1.3. Các tổ chức tiến hành công tác nghiệm thu là:

Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng;

Hội  đồng  nghiệm  thu  Nhà  nước  (đối  với  những  công  trình  đặc  biệt  quan  trọng). Nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung công việc của Hội đồng nghiệm thu cơ sở, của Ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng và của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước quy định ở các chương 2, 3, 4 của quy phạm này.

Chú thích:

1) Đối với những công trình quan trọng do Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Bộ). Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân Tỉnh) là chủ quản đầu tư, công tác nghiệm thu nói chung vẫn do Hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành, trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng, hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Bộ hoặc tỉnh để nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

2) Thành phần của Hội đồng nghiệm thu Bộ do Vụ Xây   dựng cơ bản để nghị. Bộ quyết định; của Hội đồng nghiệm thu tỉnh do Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh đề nghị, Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

3) Hội đồng nghiệm thu Bộ gồm có

Đại diện Bộ trưởng làm chủ tịch

Đại diện các cơ quan sau đây làm Uỷ viên:

Cơ quan nhận thầu chính xây lắp;

Cơ quan nhận thầu thiết kế;

 Cơ quan chủ đầu tư;

Bộ Tài chính;

Ngân hàng đầu tư và xây dựng;

Vụ Xây dựng cơ bản.

4)    Hội đồng nghiệm thu tỉnh gồm có:

Đại diện Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân làm Chủ tịch.

Đại diện các cơ quan sau đây làm Uỷ viên:

Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh;

Chủ đầu tư (hoặc Giám đốc Ban quản lí công trình);

Cơ quan nhận thầu chính xây lắp;

Cơ quan nhận thầu thiết kế;

Sở Tài chính;

Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh.

5)    Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu

Bộ (hoặc Tỉnh), tuỳ từng trường hợp cụ thể có quyền đề nghị những cơ quan thích hợp trong số các cơ quan dưới đây tham gia

Hội đồng: Cơ quan Giám định xây dựng cấp dương;

Cơ quan phòng cháy chữa cháy

Bộ Nội vụ (hoặc Sở công an);

Cơ quan phòng bệnh Bộ Y tế (hoặc Sở Y tế);

Các Bộ, ngành có liên quan đến công trình;

Một số chuyên gia kĩ thuật.

6)    Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Bộ (hoặc tỉnh) được thành lập Ban Thường trực (gồm đại diện chủ quản đầu tư làm trưởng ban, đại diện cơ quan nhận thầu chính xây lắp, Vụ Xây dựng cơ bản hoặc Uỷ ban Xây dựng cơ bản Tỉnh làm Uỷ viên để giúp Hội đồng làm việc.

7)    Nội dung công việc củ Hội đồng nghiệm thu

Bộ (hoặc Tỉnh) tương tự như của

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.

1.4. Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật với khối lượng công tác xây lắp thiết kế quy định.

1.5. Đối với công trình có sai sót hoặc hư hỏng, nhưng những sai sót hoặc hư hỏng đó không  ảnh  hưởng  đến  độ  bền  vững  và  những  điều  sử  dụng  bình  thường  của  công trình thì Hội đồng nghiệm thu xem xét có thể chấp nhận nghiệm thu nhưng phải tiến hành những công việc sau đây:

Lập bảng thống kê các sai sót hoặc hư hỏng, quy định trách nhiệm và thời hạn sửa chữa cho các bên có liên quan (theo mẫu ghi ở phụ lục số 10);

Lập ban phúc tra để theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng; Thành phần Ban phúc tra gồm có:

- Đại diện chủ đầu tư làm Trưởng ban;

- Đại diện tổ chức nhận thầu chính xây lắp là thành viên.

Sau khi các sai sót hoặc hư hỏng đã được sửa chữa xong. Ban phúc tra lập biên bản xác nhận và báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Một ngày sau khi nhận được báo cáo của Ban phúc tra. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu phải trình lên cấp ra quyết định lập Hội đồng những tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;

- Bản dự thảo quyết định về việc cho phép đưa công trình vào sử dụng.

1.6. Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động. Hội đồng nghiệm thu phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của nhà máy.

1.7. Khi nghiệm thu đưa vào sử dụng những công trình nhập thiết bị toàn bộ thì có thêm những quy định sau đây:

Trong thí nghiệm và chạy thử thiết bị, chủ đầu tư đề nghị Bộ ngoại thương yêu cầy đại diện chủ bán hàng tham gia.

Hội đồng nghiệm thu chỉ tiến hành công việc sau khi Bộ Ngoại thương và chủ đầu tư đã kí kết với chủ bán hàng nước ngoài những hiệp định thư về việc thực hiện nhiệm vụ của họ theo hợp đồng.

Trong  trường  hợp  chủ  bán  hàng  nước  ngoài  chỉ  nhận trong  hợp đồng thời gian cung cấp và chất lượng thiết bị hoặc chỉ cung cấp từng loại thiết bị thì công việc nghiệm thu được tiến hành như đối với công trình trang bị những thiết bị trong nước.

1.8. Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong.

1.9. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng nghiệm  thu  làm  việc.  Kinh  phí  dùng  cho  công  tác  nghiệm  thu  lấy  trong  kinh  phí kiến thiết cơ bản khác. Chủ đầu tư quyết toán kinh phí đó vào giá thành của công trình.

1.10. Cấp ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cũng là cấp phê duyệt quyết định về việc cho phép sử dụng công trình.

2. Ban nghiệm thu cơ sở, nhiệm thu quyền hạn, nội dung công việc

2.1. Các ban nghiệm thu cơ sở do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở thành lập sau khi thoả thuận với các thành viên trong hội đồng.

2.2. Thành phần của mỗi ban nghiệm thu cơ sở gồm có:

Cán bộ kĩ thuật, đại diện chủ đầu tư làm trưởng ban;

Các cán bộ kĩ thuật, đại diện các tổ chức sau đây là thành viên :

+ Tổ chức nhận thầu chính xây lắp;

+ Tổ chức thiết kế;

+  Tổ  chức  nhận  thầu  phụ  (khi  nghiệm  thu  những  công  việc  do  tổ  chức  này  thực hiện).

Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề nghị, cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình quyết định.

2.3. Trách nhiệm của ban nghiệm thu cơ sở:

Tiến  hành  nghiệm  thu  một  cách  thường  xuyên  trong  quá  trình  xây  lắp  những  đối tượng sau đây:

Những công việc xây lắp hoàn thành; Những bộ phận công trình sẽ bị lấp kín;

Những  kết  cấu  chịu  lực  quan  trọng  (tường  chịu  lực,  vòm  cuốn,  dầm  cầu,  ống khói, cột độc lập v.v…);

Những máy móc hoặc thiết bị lẻ;

Những giai đoạn chuyển bước thi công đơn giản (khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở uỷ quyền).

Tiến hành kiểm tra những vấn đề dưới đây trước khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện việc thực hiện việc nghiệm thu để đưa sử dụng công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành.

Hồ sơ hoàn công của công trình hoặc của hạng mục công trình (hồ sơ này do tổ chức nhận thầu chính xây lắp lập và trình) gồm các tài liệu nêu trong điều 2.6 của quy phạm này.

Các điều kiện nhằm đảm bảo cho việc sử dụng công trình và các điêu kiện phục vụ cho cán bộ, công nhân vận hành (phòng vệ sinh, sinh hoạt, ăn uống, nhà ở, nhà làm việc và công trình công cộng khác…);

Lập  báo  cáo  về  toàn  bộ  tình  trạng  của  công  trình,  tình  hình  chuẩn  bị  cho  việc nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và trình lên Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

2.4. Khi tiến hành nghiệm thu, Ban nghiệm thu cơ sở phải thực hiện những công việc sau đây:

Kiểm tra tại chỗ các phần việc đã hoàn thành;

Kiểm  tra  sơ  đồ  hoàn  công  của  phần  việc hoàn  thành  ấy  (sơ  đồ  do  các  tổ  chức nhận thầu lập);

Kiểm tra việc thử nghiệm thiết bị đã lắp đặt xong;

Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm, đo đạc và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp.

Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, bởi tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật khác.

Trên cơ sở đó quyết định:

Trường hợp thứ nhất:

Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và tuỳ theo từng đối tượng mà lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục số 1, 2, 3 của quy phạm này.

Chú  thích: Sau khi đối  tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc tiếp theo. Nếu dừng lại lâu thì tuỳ theo tính chất công việc. Ban nghiệm thu cơ sở có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại.

Trường hợp thứ hai:

Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa xong hoặc có nhiều chỗ sai với thiết  kế  được  duyệt  hoặc  không  đáp  ứng  được  những  yêu  cầu  của  các  tiêu  chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật khác, Ban nghiệm thu cơ sở lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa chữa;

Thời gian sửa chữa

Ngày nghiệm thu.

2.5. Trường hợp cần thiết, Ban nghiệm thu cơ sở có quyền:

Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công tác hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu do tổ chức nhận thầu chính lập và trình;

Yêu cầu các tổ chức nhận thầu xây lắp lấy mẫu ở công trình để thí nghiệm bổ sung hoặc thử nghiệm lại thiết bị.

Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản thí nghiệm các  hệ  thống  cấp  nước,  cấp  điện,  cấp  hơi,  thống  gió  v.v…  do  tổ  chức  lắp  đặt trình.

2.6. Khi công trình được chuẩn bị để nghiệm thu đưa vào sử dụng, Ban nghiệm thu cơ sở phải kiểm tra các hồ sơ sau đây (các hồ sơ này do tổ chức nhận thầu chính xây lắp lập và trình):

-   Danh  sách  những  tổ  chức  tham  gia  xây  dựng  công  trình,  những  phần  việc  hay hạng mục công trình do các tổ chức thực hiện và họ tên cán bộ kĩ thuật có trách nhiệm trực tiếp tiến hành những phần việc hay hạng mục công trình ấy.

-   Bản vẽ hoàn công của công trình. Đó là một bộ bản vẽ thi công có ghi ở dưới các số liệu thiết kế những số liệu tương ứng đã đạt được trong thực tế (kích thước, trục mốc, độ cao…) và những thay đổi về thiết kế do tổ chức thiết kế xác nhận và đóng dấu cho phép.

Các văn bản, hộ chiếu kĩ thuật và các tài liệu khác xác nhận chất lượng vật liệu, cấu kiện và các chi tiết đã sử dụng vào công trình:

-   Bản tóm tắt quá trình xây lắp công trình (hay hạng mục);

-   Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình khuất kín;

-   Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình quan trọng;

-   Biên bản nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công;

-   Biên bản thí nghiệm, chạy thử các thiết bị lắp đặt, đường ống kĩ thuật, hệ thống cấp nước, cấp điện, cấp hơi, thông gió… bên trong và hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp hơi bên ngoài công trình;

-   Biên bản thử các thiết bị điện thoại, điện báo, phát thanh vô tuyến truyền hình, hệ thống tín hiệu và tự động hóa;

-   Biên bản thử các thiết bị phòng nổ, phòng cháy và thiết bị chống sét;

-   Nhật kí thi công và nhật kí giám sát tác giả;

-   Các tài liệu trắc địa, địa chất thủy văn, khí tượng;

-   Địa chất công trình v.v… đã lập trong thời gian xây dựng công trình (nếu có).

2.7. Tất cả các tài liệu ghi ở điều 2.6 sau khi Ban nghiệm thu cơ sở kiểm tra và xác nhận đã đạt các yêu cầu về chất lượng, được chuyển cho chủ đầu tư bảo quản và trình lên Hội  đồng  nghiệm  thu  cơ  sở  khi  Hội  đồng  tiến  hành  nghiệm  thu  để  bàn  giao  đưa công trình vào sử dụng.

2.8. Ban nghiệm thu cơ sở do Trưởng ban triệu tập không chậm quá một ngày sau khi nhận được thông báo mời nghiệm thu của các tổ chức nhận thầu xây lắp.

2.9. Trưởng ban nghiệm thu cơ sở định kì báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở về tình hình công tác nghiệm thu.

2.10. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở sẽ quyết định giải thể Ban nghiệm thu cơ sở sau khi kết thúc công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

3. Hội đồng nghiệm thu cơ sở: Nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung công việc

3.1. Khi chuẩn bị khởi công xây dựng công trình, chủ quản đầu tư tiến hành thỏa thuận với tổ chức nhận thầu chính xây lắp để ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

3.2. Thành phần của Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm có:

- Đại diện chủ đầu tư làm Chủ tịch;

- Đại diện các cơ quan sau đây làm ủy viên:

+ Cơ quan nhận thầu chính xây lắp;

+  Cơ  quan  nhận  thầu  phụ  (khi  nghiệm  thu  những  đối  tượng  do  cơ  quan  này thực hiện);

+ Cơ quan nhận thầu thiết kế;

+ Cơ quan chuyên gia nước ngoài (nếu có);

+ Cơ quan sẽ quản lý công trình (nếu có).

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở có quyền mời những cơ quan cấp tương đương thích hợp trong số các cơ quan sau đây tham gia Hội đồng:

+ Cơ quan giám định xác định Nhà nước tại cơ sở (nếu có);

+ Ngân hàng đầu tư và xây dựng;

+ Cơ quan vệ sinh phòng bệnh;

+ Cơ quan phòng cháy chữa cháy;

+ Nhà máy chế tạo thiết bị công nghệ;

+ ủy ban Xây dựng cơ bản cấp tương đương;

+ Các cơ quan quản lí chuyên ngành có liên quan đến công trình;

+ Các chuyên gia kĩ thuật.

Chú thích:

1. Đối với những công trình có Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (hoặc Hội đồng nghiệm thu Bộ hay Tỉnh) thì thành phần của Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm:

-    Đại diện chủ đầu tư làm Chủ tịch;

-    Đại diện các cơ quan sau đây làm ủy viên:

+ Cơ quan nhận thầu chính xây lắp;

+ Cơ quan nhận thầu phụ (khi nghiệm thu những đối tượng do cơ quan này thực hiện);

+ Cơ quan nhận thầu thiết kế;

+ Các chuyên gia kĩ thuật;

Các cơ quan khác đã có đại diện trong Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (hoặc Hội đồng nghiệm thu Bộ hay Tỉnh) thì tùy theo tính chất và quy mô của công trình có thể không có đại diện trong Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

2. Khi nghiệm thu để đưa ra vào sử dụng những công trình có yêu cầu phòng cháy cao thì trong  thành  phần  của  Hội  đồng  nghiệm  thu  cơ  sở  nhất  thiết  phải  có  đại  diện  của  cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp tương đương tham gia Hội đồng.

3.3. Hội đồng nghiệm thu cơ sở do Chủ tịch Hội đồng triệu tập không muộn hơn 3 ngày kể từ khi nhận được giấy đề nghị của tổ chức nhận thầu chính xây lắp.

3.4. Trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu cơ sở:

Xác định những giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng và trực tiếp tiến hành nghiệm thu những giai đoạn chuyển bước thi công đó;

Tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những hạng mục hoặc công trình đã xây dựng xong.

Chú thích: Tại những công trình có Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (hoặc Hội đồng nghiệm thu Bộ hay Tỉnh) thì Hội đồng nghiệm thu cơ sở có trách nhiệm:

1) Thực hiện điều 3.4 của quy phạm này (trừ việc nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng);

2) Thực hiện những yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (hoặc Hội đồng nghiệm thu Bộ hay Tỉnh);

3) Trình Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (hoặc Hội đồng nghiệm thu Bộ hay Tỉnh);

4) Bản báo cáo tóm tắt về toàn bộ quá trình xây dựng, hiện trạng công trình hoàn thành, tình hình chuẩn bị cho nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng;

5) Những tài liệu ghi ở điều 3.7; 3.8 của quy phạm này;

6) Các tài liệu khảo sát, thiết kế được duyệt;

7) Các  tiêu  chuẩn  kĩ  thuật  mới  ban  hành  nằm  ngoài  danh  mục  hiện  hành  nhưng  được phép áp dụng khi xây dựng công trình.

3.5. Nội dung công tác nghiệm thu công trình của Hội đồng nghiệm thu cơ sở:

-  Đối với các giai đoạn chuyển bước thi công thì thực hiện theo những quy định ở điều 2.4 của quy phạm này;

-  Đối với hệ thống thiết bị để chạy thử tổng hợp thì ngoài những quy định về chạy thử, thử nghiệm hiện hành còn phải tiến hành những công việc sau đây:

-  Sau khi cơ quan lắp đặt đã tiến hành thí nghiệm và chạy thử xong từng máy móc, thiết bị. Hội đồng xem xét, kiểm tra nếu thỏa mãn những yêu cầu của việc chạy thử tổng hợp thì chấp nhận nghiệm thu và lập biên bản theo mẫu ghi ở phụ lục số 4:

-  Kể từ khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở kí biên bản nghiệm thu, chủ đầu tư phải tiếp nhận và bảo quản những thiết bị đó;

-  Sau khi bên chủ đầu tư điều chỉnh và chạy thử tổng hợp (có sự cộng tác của cơ quan lắp đặt và nhà máy chế tạo thiết bị) gồm chạy không tải và chạy theo chế độ công tác. Hội đồng kiểm tra kết quả và quyết định cho phép đưa hệ thống thiết bị đó vào sử dụng.

-  Đối với những công trình (hay hạng mục công trình) đã xây dựng xong thì Hội đòng phải thực hiện những quy định sau đây:

-  Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng;

-  Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện đã sử dụng vào công trình, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của công trình;

-  Kiểm tra sự phù hợp của công suất và giá thành công trình thực tế với công suất và giá dự toán thiết kế được duyệt.

3.6. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nghiệm thu cơ sở có quyền:

-  Yêu cầu các cơ quan nhận thầu xây lắp thử nghiệm bổ sung và chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra;

-  Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng;

-  Thành lập Ban phúc tra như quy định ở điều 1.5 của quy phạm này.

3.7. Chủ đầu tư phải giao cho Hội đồng nghiệm thu cơ sở những hồ sơ nêu ở điều 2.6 của quy phạm này và các văn bản sau đây để kiểm tra:

-  Tài liệu thiết kế, dự toán được duyệt;

-  Danh sách các cơ quan đã tham gia thiết kế công trình;

-  Văn bản cấp đất;

-  Các tài liệu trắc địa làm cơ sở định vị công trình;

-  Các tài liệu khảo sát địa chất, thủy văn, khí tượng… của khu vực xây dựng công trình;

-  Lí lịch của các thiết bị công nghệ và các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành;

-  Các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị và công trình (nếu có);

-  Các tài liệu bảo đảm lực lượng cán bộ công nhân quản lí vận hành và các tài liệu về các cơ sở phục vụ sinh hoạt, nhà ở, công trình công cộng v.v…);

-  Các  tài  liệu  bảo  đảm  việc  cung  cấp  đầy  đủ  nguồn  tư  vật  kĩ  thuật  trong  đó  có nguyên liệu, năng lượng, điện, nước, hơi…;

-  Các tài liệu xác nhận về mức độ phù hợp của công suất và giá thành công trình thực tế với công suất và giá dự toán thiết kế được duyệt;

-  Các tài liệu về việc cho phép sử dụng thiết bị và công trình của các cơ quan kiểm tra Nhà nước (nếu có) mà các cơ quan này không có đại diện trong thành phần của Hội đồng nghiệm thu;

-  Các tài liệu về việc cho phép sử dụng những công trình kĩ thuật bên ngoài công trình do các cơ quan quản lí chuyên ngành cấp.

3.8. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các quy định nêu trong các điều 3.4; 3.5; 3.6 của quy phạm này. Hội đồng nghiệm thu cơ sở quyết định một trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất:

- Chấp hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng công trình (hạng mục công trình) đã xây dựng xong và lập biên bản theo mẫu ghi ở phụ lục số 5 của quy phạm này.

Trường hợp thứ hai:

Không chấp nhận nghiệm thu công trình (hạng mục công trình) khi phát hiện thấy sai sót trong xây lắp hoặc trong thiết kế làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mĩ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm.

Hội đồng lập biên bản về các vấn đề trên và quy định thời hạn sửa chữa cho các bên có liên quan.

Phí tổn để sửa chữa sai sót bên nào gây ra bên ấy chịu.

3.9. Công tác nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những công trình xây dựng xong phải kết thúc theo thời hạn quy định.

3.10. Hội đồng nghiệm thu cơ sở hết hiệu lực kể từ khi có quyết định phê duyệt biên bản nghiệm thu đề bàn giao đưa vào sử dụng những công trình xây dựng xong.

Chỉ có cấp ra quyết định thành lập Hội đồng mới có quyền cho phép Hội đồng kéo dài thêm thời hạn làm việc;

3.11. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở phải trình lên cấp ra quyết định lập Hội đồng những tài liệu sau đây:

Biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng;

Bản báo cáo tóm tắt những kết luận của Hội đồng về các vấn đề dưới đây:

Tình hình chuẩn bị các điều kiện để đưa công trình vào sử dụng;

Mức độ phù hợp của công trình xây dựng xong và của thiết bị công nghệ với thiết kế đã duyệt;

Những kiến nghị của Hội đồng (nếu có) về các biện pháp nhằm bảo đảm khai thác công suất thiết kế và sử dụng công trình trong thời hạn tiêu chuẩn; về việc cải thiện chất lượng thiết bị và cải tiến các quá trình của công nghệ sản xuất nhằm tăng tuổi thọ của công trình và nâng cao hiệu quả kinh tế;

Bản dự thảo quyết định phê duyệt biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

3.12. Biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng và bản báo cáo tóm tắt những kết luận của Hội đồng phải lập thành văn bản, trong đó hai bản được gửi cho cấp ra quyết định lập Hội đồng (kèm theo bản dự thảo quyết định phê duyệt); một văn bản cho tổ chức nhận thầu chính xây lắp và hai văn bản cho chủ đầu tư.

3.13. Cấp ra quyết định lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở sẽ phê duyệt biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời hạn phê duyệt không muộn hơn ba mươi ngày kể từ khi nhận được các tài liệu ghi ở điều 3.11 của quy phạm này.

3.14. Tất cả các tài liệu ghi ở điều 3.7 (hồ sơ công của công trình) của quy phạm này cùng với biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết định phê duyệt biên bản đó được chủ đầu tư lập thành ba bộ trong đó một bộ phận do chủ đầu tư, một bộ do cơ quan quản lí công trình và một bộ do cơ quan lưu trữ cấp trên bảo quản.

4. Hội đồng nghiệm thu nhà nước quyền hạn nhiệm vụ, nội dung làm việc

4.1. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thành lập chậm nhất là 6 tháng trước thời hạn quy định nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Những  công  trình  mà  Hội  đồng  nghiệm  thu  Nhà  nước  phải  tiến  hành  nghiệm  thu từng phần thì thời gian thành lập Hội đồng cũng không muộn hơn 6 tháng trước lần nghiệm thu đầu tiên. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chịu trách nhiệm triệu tập Hội đồng để tiến hành nghiệm thu những công việc tiếp theo cho tới khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

4.2. Công trình cần thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thì ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước đề nghị. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

4.3. Văn bản thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phải ghi rõ thời hạn bắt đầu và kết thúc công việc của Hội đồng.

4.4. Thành phần của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước do ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước đề nghị. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết.

ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước làm Chủ tịch hội đồng và là ủy viên thường trực. Các cơ quan sau đây làm ủy viên:

-   Chủ quản đầu tư;

-   Bộ phận thầu chính xây lắp;

-   ủy ban khoa học và kĩ thuật Nhà nước;

-   ủy ban Kế hoạch Nhà nước;

-   Bộ Tài chính;

-   Ngân hàng đầu tư và xây dựng;

-   Cơ quan nhận thầu thiết kế.

Tùy  theo  thời  gian  và  công  việc  nghiệm  thu,  Chủ  tịch  Hội  đồng  nghiệm  thu  Nhà nước có quyền đề nghị các cơ quan có liên quan và 1 số chuyên gia  khoa  học  kĩ thuật, kể cả chuyên gia nước ngoài (nếu có) tham gia Hội đồng.

Cơ quan vệ sinh phòng dịch Bộ Y tế:

Cơ quan phòng cháy chữa cháy Bộ Nội vụ. Nhà máy chế tạo thiết bị công nghệ;

Các Bộ, Ngành có liên quan đến công trình.

Chú thích: Đối với những công trình có chức năng riêng thì thành phần Hội đồng nghiệm thu Nhà nước do Bộ chủ quản cùng với ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước đề nghị. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

4.5. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có Ban thường trực thành phần gồm có:

ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước làm Trưởng ban:

Các cơ quan sau đây làm ủy viên:

Chủ quản đầu tư:

Bộ nhận thầu chính xây lắp;

Cục giám định xây dựng Nhà nước.

4.6. Trong thời gian giữa hai kì họp của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Ban thường trực chịu trách nhiệm kiểm tra công tác chuẩn bị của các cơ quan có trách nhiệm và của Hội đồng nghiệm thu cơ sở đối với việc nghiệm thu thực hiện những yêu cầu của Chủ tịch hội đồng.

4.7. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước làm việc trên cơ sở:

-  Các  hồ  sơ,  biên  bản  nghiệm  thu  công  trình  và  các  tài  liệu  khác  do  Hội  đồng nghiệm thu cơ sở trình.

-  Các tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng của Nhà nước hiện hành;

- Các hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế được duyệt;

- Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình hoàn thành.

4.8. Nội dung công tác nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng tương tự như những quy định ở điều 3.5 của tiêu chuẩn này.

4.9. Khi có sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng phải lập biên bản báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

4.10. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có quyền hoãn nghiệm thu trong những trường hợp dưới đây và báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Công trình chưa đủ điều kiện cho việc sử dụng hoặc sản xuất.

- Các tài liệu chưa được chuẩn bị đầy đủ.

4.11. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có quyền:

- Thành lập các tiểu ban kĩ thuật, kinh tế để kiểm tra nhằm phục vụ cho công tác nghiệm thu.

- Yêu cầu chủ đầu tư thử nghiệm bổ sung các hệ thống thiết bị định đưa vào vận để kiểm tra.

4.12. Khi  quyết  định  về  việc  nghiệm  thu  để  bàn  giao  đưa  công  trình  vào  sử  dụng.  Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phải tiến hành những quy định ở điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

4.13. Trong biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có những kết luận về những vấn đề sau đây:

- Mức độ phù hợp của công trình và thiết bị với tài liệu thiết kế được duyệt;

- Sự chuẩn bị các điều kiện để đưa công trình vào sử dụng;

- Những sai sót và hư hỏng của công trình hay thiết bị (lập bảng kê theo mẫu ghi ở phụ lục số 10);

- Những thay đổi của công trình hay thiết bị so với tài liệu thiết kế được duyệt (bảng kê theo mẫu ghi ở phụ lục số 8).

4.14. Các tài liệu phải trình Hội đồng nghiệm thu Nhà nước khi tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng cần theo quy định nêu trong điều 3.7 của tiêu chuẩn này.

4.15. Số lượng biên bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng và các cơ quan  được  nhận  các  biên  bản  đó  cần  theo  quy  định  nêu  trong  điều  3.12  của  tiêu chuẩn này.

4.16. Việc lưu trữ hồ sơ sau khi công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng, cần theo quy định trong điều 3.14 của tiêu chuẩn này.

4.17. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có trách nhiệm dự thảo quyết định phê duyệt biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

4.18. Hội  đồng  nghiệm  thu  Nhà  nước  hết  hiệu  lực  kể  từ  ngày  Chủ  tịch  Hội  đồng  Bộ trưởng kí quyết định phê duyệt biên bản nghiệm thu cho phép đưa công trình vào sử dụng.

Phụ lục 1

Mẫu biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công trình:

Hạng mục:

Biên bản số  …….. ngày … tháng ….. năm …….

Nghiệm thu công việc đã hoàn thành

Công việc:

Thuộc công trình: Xây dựng tại:

Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:

- Trưởng ban:                Đại diện cho chủ đầu tư: ………………………

- Các thành viên:           Đại diện cho tổ chức nhận thầu:……………….

                                    Đại diện cho tổ chức thiết kế ………………….

- Đại diện của các cơ quan được mời: ………………………………………………

- Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu và các bản vẽ về thi công công việc nói trên như sau: ………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

Sau khi xem xét các tài liệu, bản vẽ, hồ sơ kể trên và sau khi kiểm tra xác minh tại hiện trường, ban nghiệm thu cơ sở có những nhận xét sau:

1- Nhận xét về kỹ thuật: …………………………………………………………

2- Về khối lượng đã hoàn thành: ………………………………………………...

Kết luận………………………………………………………………………………

…..………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

ý kiến đặc biệt của các thành viên của Ban nghiệm thu cơ sở ……………………..

Các phụ lục kèm theo: ………………………………………………………………

                                                                                                          Chữ ký của

                                                                                    - Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở ……………..

                                                                                    - Các thành viên …………………………….

                                                                                    - Các cơ quan được mời …………………….

Phụ lục 2

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công trình:

Hạng mục:

Biên bản số  …….. ngày … tháng ….. năm …….

Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong

- Thiết bị:

Thuộc hệ thống:

Lắp đặt tại:

Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành viên sau đây tiến hành nghiệm thu:

- Trưởng ban:                Đại diện cho chủ đầu tư: ……………………….

- Các thành viên:           Đại diện cho tổ chức nhận thầu:………………..

                                    Đại diện cho tổ chức thiết kế ………………….

- Đại diện của các cơ quan được mời: ………………………………………………

Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu và các bản vẽ lắp đặt thiết bị nói trên như sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Sau khi xem xét các tài liệu, bản vẽ lắp đặt và sau khi đã tiến hành kiểm tra khi thí nghiệm chạy thử, Ban nghiệm  thu cơ sở có nhận xét như sau:

1- Nhận xét về kỹ thuật: ………………………………………………………..

2- Về khối lượng đã thực hiện: …………………………………………………

Kết luận: …………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- ý kiến đặc biệt của các thành viên trong Ban nghiệm thu cơ sở ………………….

- Các phụ lục kèm theo: …………………………………………………………….

Chữ ký của

- Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở ……………

- Các thành viên …………………………….

- Các cơ quan được mời …………………….

Phụ lục 3

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đã xây dựng xong

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công trình: …........

Biên bản số  …….. ngày … tháng ….. năm …….

Nghiệm thu công trình (hạng mục công trình) đã xây dựng xong

Công trình (hạng mục công trình): …………………………………………………..

Thuộc thành phần của: ……………………………………………………………….

Xây dựng tại: …………………………………………………………………………

Hội đồng nghiệm thu cơ sở bổ nhiệm theo quyết định số: …………………………..

Ngày …. tháng …. năm …… gồm các thành phần dưới đây tiến hành nghiệm thu:

- Chủ  tịch:              Đại diện cho chủ đầu tư: …………………………………………

- Các uỷ viên:          Đại  diện  cho  tổ  chức  nhận  thầu  xây  lắp  chính:…………………..

                              Đại diện cho tổ chức thầu phụ ………. ………………………….

                              Đại diện của các cơ quan được mời và các chuyên viên: ………..

- Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu sau đây: …………………….

Sau khi xem xét các tài liệu kể trên và kiểm tra lại hiện trường, Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập biên bản về các điểm dưới đây:

1. Công trình đã xây dựng xong được trình bày để nghiệm thu gồm: ………………..

2. Công tác thi công đã thực hiện theo các bản vẽ số: ………………………………..

do thiết kế được phê chuẩn, theo quyết định số: …………………………………...

ngày ….. tháng  …. năm  ……

3. Dự đoán sơ bộ lập và đã được phê chuẩn, theo quyết định số: …………….............

ngày … tháng …… năm ……

4. Giá trị công trình thực tế: …………………………….

5. Ngày khởi công: ……………………………………...

6. Ngày hoàn thành: ……………………………………..

7. Công tác xây lắp đã hoàn thành với chất lượng được đánh giá là:

8. Còn một số điểm chưa hoàn thành theo phụ lục số: …………….

(Ghi   rõ cơ quan và thời hạn phải hoàn thành) những xét thấy không ảnh hưởng tới sự bền vững và sử dụng bình thường của công trình.

Kết luận: ……………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………..

Ký tên

- Chủ tịch Hội  đồng nghiệm thu cơ sở ……………

- Các uỷ viên của Hội đồng …………………………….

-  Đại  diện  của  các  cơ  quan  tham  dự  và  các  chuyên viên………….

Phụ lục 4

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công trình: ….................

Biên bản số  …….. ngày … tháng ….. năm …….

Nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp

Thiết bị: …………………………………………………..

Thuộc thành phần của: ……………………………………

Lắp đặt tại: ………………………………………………..

Do ………………… chế tạo, xuất xưởng ngày …. tháng  … năm …….

Do ………………… lắp đặt …………………………………………….

Hội đồng nghiệm thu cơ sở được thành lập theo quyết định số: ……………………

Ngày …. tháng …. năm ……  tiến hành nghiệm thu thành phần gồm có:

- Chủ  tịch:             Đại diện cho chủ đầu tư: …………………………………………

- Các uỷ viên:        Đại diện cho tổ chức nhận thầu chính xây lắp …………………...

                             Đại diện cho tổ chức lắp đặt thiết bị ……………………………...

                             Đại diện cho tổ chức thiết kế …………………………………….

                             Đại diện của các cơ quan được mời và các chuyên viên: ………..

Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã nhận được các tài liệu sau: …………………….

Sau khi xem xét các tài liệu kể trên, kiểm tra khi thử nghiệm thiết bị tại hiện trường, Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập biên bản này về các điều dưới đây:

1. Các thiết bị lắp đặt xong được trình bày gồm: ……………………………………..

2. Công tác lắp đặt   đã thực hiện theo bản vẽ thiết kế số …….. do ……… lập, và đã được  ……………………………………………….. phê duyệt

ngày ….. tháng  …. năm  …… theo quyết định số: ………………………………….

3. Dự đoán:  …………. do ……………… lập, và đã được ………….. phê chuẩn,

theo quyết định số …………  ngày … tháng …… năm ……

4. Giá trị thiết bị lắp đặt hoàn thành ……………………

5. Ngày khởi công: ……………………………………...

6. Ngày hoàn thành: ……………………………………..

7. Công suất theo thiết kế: ………………………………

Thu được tỷ lệ: ……………………………………….

8. Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã tiến hành kiểm tra khi chạy thử và thử nghiệm bổ sung các thiết bị sau (ngoài việc thử nghiệm và chạy thử đã ghi vào các hồ sơ hoàn công của bên nhận thầu chính xây lắp)…..

9. Còn một việc chưa hoàn thành đã trình bày khi nghiệm thu thiết bị ghi ở phụ lục số ………… kèm theo có ghi rõ cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành và thời gian hoàn thành, nhưng không ảnh hưởng đến việc chạy thử tổng hợp.

10. Bản kê các tài liệu, hồ sơ bàn giao kèm theo biên bản này xem phụ lục số: Kết luận:

Các thiết bị trình bày kể trên được lắp đặt phù hợp với thiết bị đã duyệt và các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật hiện hành thoả mãn những yêu cầu nghiệm thu để chạy thử tổng hợp.

Hội  đồng  nghiệm  thu  cơ  sở  chấp  nhận  nghiệm  thu  để  thử  tổng  hợp  kể  từ  ngày …..tháng ….. năm …….. với sự đánh giá chất lượng là: ……………………………

Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm quản lý và thử tổng hợp kể từ ngày ….. tháng …… năm …………..

Các phụ lục kèm theo biên bản này: ………………………..

Ký tên

- Chủ tịch Hội  đồng nghiệm thu cơ sở ………………..

- Các uỷ viên của  ………. …………………………….

-  Các  đại  diện  của  các  cơ  quan  tham  dự  và  các  chuyên viên…….

Phụ lục 5

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình để đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công trình: ….................

Biên bản số  …….. ngày … tháng ….. năm …….

Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng

Công trình: …………………………………………………..

Xây dựng tại: ………………………………………………..

Lắp đặt tại: ………………………………………………..

Do ………………… ra quyết định xây dựng số …….. ngày …. tháng  … năm …….

Do …………………thiết kế và các tổ chức tham gia thiết kế, được phê duyệt theo quyết định số: …………ngày …. tháng …. năm ……

Chủ đầu tư công trình: ………………………………………………………………..

Tổ chức nhận thầu chính xây lắp: …………. và các tổ chức nhận thầu phu: ………...

đã thực hiện các công việc …………………………………………………………… theo các hợp đồng số ……. ngày ……. tháng …… năm ……. tiến hành nghiệm thu, thành phần gồm có:

- Chủ tịch:  ………………………………… (họ tên, chức vụ, cơ quan)

- Các uỷ viên: ………………………………. (họ tên, chức vụ, cơ quan) Hội đồng lập biên bản này về các vấn đề sau:

1.   Công trình (nêu tóm tắt công trình và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hoặc xem phụ lục số kèm theo) …………………………………

2.   Công tác xây lắp công trình: …………………….

(Nếu  tóm  tắt  quá  trình  xây  lắp  các  hạng  mục  công  trình  và  cụm  công  trình  kỹ thuật đồng bộ hoặc xem phụ lục số kèm theo).

3.   Hội đồng đã xem xét các văn bản và các tài liệu sau đây:

a-   Các văn bản, tài liệu của (Ban) Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

b-   Các văn bản của các tiểu ban chuyên môn của Hội đồng.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình và công trình, kiểm tra xem xét những điểm sau đây tại hiện trường. hội đồng nghiệm thu xác nhận những điểm sau đây.

- Về thời hạn xây dựng công trình:

+ Ngày khởi công:

+ Ngày hoàn thành:

- Về công suất đưa vào vận hành của công trình:

+ Theo thiết kế đã duyệt:

+ Theo thực tế đạt được:

- Về công suất đưa vào vận hành của công trình:

+ Theo thiết kế đã duyệt:

+ Theo thực tế đạt được:

- Về  đặc  điểm  của  các  biện  pháp  để  bảo  vệ  an  toàn  lao  động,  an  toàn  phòng  nổ, phòng cháy, chống ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng.

(ghi tóm tắt hoặc xem phụ lục số …………. kèm theo).

- Về chất lượng các loại công tác xây dựng chủ yếu cho từng công trình và toàn bộ công trình.

- Về những sửa đổi khác trong quá trình xây dựng so với thiết kế……..

(Xem phụ lục số …………………. kèm theo).

- Về những vấn đề mà (Ban) Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề nghị, Hội đồng nghiệm thu có những ý kiến sau:

(Nêu đề nghị và ý kiến của Hội đồng).

- Tổng giá trị dự toán thiết kế:

- Tổng giá trị công trình hoàn thành:

- Hội đồng nghiệm thu đề nghị:

Kết luận:

Công tác xây lắp công trình:

Đã thực hiện, cơ bản phù hợp với thiết kế, với các tiêu chuẩn xây dựng, quy trình vận hành kỹ thuật và cũng phù hợp với các yêu cầu nghiệm thu đưa vào vận hành, sử dụng các công trình đã xây dựng xong; tuy còn có những phần việc chưa hoàn thành ghi ở phụ lục số (có ghi rõ cơ quan chịu trách nhiệm và thời hạn hoàn thành) nhưng không ảnh hưởng đến an toàn sử dụng và các điều kiện làm việc bình thường của công trình.

Hội đồng nghiệm thu quyết định chấp nhận nghiệm thu đưa vào sử dụng chính thức công trình.

Với sự đánh giá chất lượng công tác xây lắp …………………………………………

Đề nghị …………….  làm bàn giao đưa vào sử dụng.

Ký tên

- Chủ tịch Hội  đồng ………………… ………………..

- Các uỷ viên Hội đồng …. …………………………….

- Các đại diện của các cơ quan tham dự và các chuyên viên…….

- Các phụ lục kèm theo ……………….………………….

Phụ lục 6

Mẫu bảng kê các tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu đưa công trình  vào sử dụng

Công trình: ….................

Bảng kê các tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu đưa công trình  vào sử dụng

Số thứ tự

Tên tài liệu

Cơ quan chuẩn bị

 

 

 

 

                                                                                                 Ngày ……. tháng … năm …….

Tổ chức nhận thầu chính xây lắp                                                         Chủ đầu tư công trình

Phụ lục số 7

Mẫu bảng kê các hạng mục công trình đưa vào nghiệm thu sử dụng

Công trình: ………………………

Bảng kê các hạng mục công trình đưa vào nghiệm thu sử dụng

Số thứ tự

Hạng mục công trình và tóm tắt đặc tính của nó

Giá trị dự toán các  hạng mục công trình theo tổng dự toán

Ghi chú

 

 

 

 

                                                                                                 Ngày ……. tháng … năm …….

Đại diện tổ chức nhận thầu chính xây lắp                                             Chủ đầu tư công trình

 

Phụ lục 8

Mẫu bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt

Công trình: …………………………

Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt

Số thứ tự

Nội dung thay đổi và số bản vẽ của tổ chức thiết kế đã được duyệt

Nguyên nhân có sự thay đổi

Ai đã duyệt hoặc đồng ý với sự thay đổi

Tên tài liệu số ngày của văn bản cho phép thay đổi

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc tổ chức thiết kế

 

Đại diện tổ chức nhận thầu chính xây lắp

Ngày …..  tháng ….  năm

Đại diện chủ đầu tư

 

Phụ lục 9

Mẫu bảng kê các việc chưa hoàn thành

Công trình: …………………………..

Bảng kê các việc chưa hoàn thành

Số thứ tự

Công việc chưa hoàn thành

Giá trị dự toán

Tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện

Thời hạn hoàn thành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ….. tháng …… năm…….

- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu ……………

- Các uỷ viên của Hội đồng: ………………..

- Các đại diện của các cơ quan tham dự và các chuyên viên ………………………….

Phụ lục 10

Mẫu bảng kê những hư hỏng sai sót

Công trình: ………………………….

Bảng kê những hư hỏng sai sót của ………………….

Số thứ tự

Tên các hư hỏng sai sót

Giá trị công việc sửa chữa hư hỏng sai sót

Cơ quan thực hiện

Thời hạn hoàn thành

Ghi chú

Hư hỏng

Sai sót

1

2

 

3

4

Hư hỏng thiếu sót về thiết kế

Hư hỏng thiếu sót về lắp ráp và xây dựng

Tổng cộng

Hư hỏng thiếu sót về thiết bị Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Ngày ….. tháng …. năm ………

- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu: ………………….

- Các uỷ viên của Hội đồng ……………………….

…………………………………………………...