Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4251:1986
TRẠI LỢN GIỐNG
YÊU CẦU CHUNG VỀ QUẢN LÝ KỸ THUẬT
Swine breeding farm
Common requirements for tchnical management
Cơ quan biên soạn: Vụ chăn nuôi Bộ Nông nghiệp
Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ Nông nghiệp
Cơ quan trình duyệt : Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số: 261/QĐ ngày 10/4/1986
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở chọn, nhân giống thuần chủng các giống lợn nội, lợn ngoại nhập nội và các nhóm giống lợn địa phương được quy hoạch thuộc khu vực quốc doanh ( các nông trường quốc doanh, trại nhân giống lợn trung ương , tỉnh, huyện). Tiêu chuẩn này cũng khuyến khích áp dụng ở cơ sở chọn nhân lợn giống thuộc khu vực tập thể Hợp tác xã nông nghiệp, ở các trại lợn giống trong các cở sở chăn nuôi lợn sinh sản thương phẩm thuộc quốc doanh.1. Quy định chung1.1. Trại lợn giống là cơ sở duy trì giống gốc, chọn nhân thuần chủng các giống lợn chính được Bộ Nông nghiệp công nhận và không ngừng nâng cao, hoàn thiện phẩm chất đàn lợn giống thuần chủng.1.2. Trại lợn giống là nơi thực hiện đầy đủ các khâu cơ bản về kỹ thuật công tác giống lợn đã được Bộ Nông nghiệp quy định : thực hiện việc tạo và hoàn thiện các dòng họ cao sản theo chức năng quy định cho các cấp giống.1.3. Trại lợn giống phải được cơ quan trực tiếp quản lý xác định rõ phương hướng nhiệm vụ sản xuất giống trong nhiều năm, phải có đàn lợn thuần chủng và có quy mô thích hợp để tránh đồng huyết.1.4. Trai lợn giống phải được ổn định về nhu cầu thức ăn đảm bảo ít nhất 80% nhu cầu thức ăn tinh và 70% nhu cầu thức ăn đạm.1.5. Sản phẩm chính của trại lợn giống là lợn hậu bị đực và cái thuần chủng đủ tiêu chuẩn nhằm cung cấp cho các cơ sở nhân giống lợn khác, các trạm truyền tinh nhân tạo, các cơ sở chăn nuôi sinh sản và vùng giống lợn nhân dân.1.6. Các trại lợn giống được phân thành cấp I , II . Việc phân cấp này dựa vào những quy định cụ thể của Bộ Nông nghiệp về phương hướng sản xuất, chức năng nhiệm vụ, chất lượng đàn lợn giống và số lượng, chất lượng đàn lợn hậu bị sản xuất ra của cơ sở, chứ không phải là cấp hành chính trung ương, tỉnh, huyện.1.7. Các trại lợn giống sau khi được Bộ Nông nghiệp công nhận mới được sản xuất lợn hậu bị và hưởng mọi chính sách do Bộ Nông nghiệp và các địa phương quy định.2. Quy định kỹ thuật2.1. Trong trại lợn giống không được nuôi quá 2 giống lợn, quy mô của từng giống phải đảm bảo để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật của công tác giống lợn.2.2. Cơ cấu đàn lợn giống.2.2.1. Đàn lợn giống của trại lợn giống được phân thành đàn hạt nhân và đàn lợn sản xuất. Đàn lợn hạt nhân bao gồm lợn đực làm việc và nái sinh sản tốt nhất có cấp tổng hợp từ cấp I trở lên, có khả năng sinh sản cao, nhằm sản xuất lợn đực và cái hậu bị để thay thế đàn.2.2.2. Đàn lợn giống phải được phân thành các nhóm lợn có mục đích sản xuất khác nhau như lợn đực làm việc, lợn nái sinh sản ( đẻ lứa 1 trở đi ), lợn đực và các hậu bị v.v...2.3. Quy định về chất lượng đàn lợn giống2.3.1. Mỗi lợn giống trong trại lợn giống đều phải thuộc các dòng, họ, nhóm huyết thống cụ thể.2.3.2. Lợn đực làm việc phải có lý lịch rõ đời trước và có cấp tổng hợp là cấp I và đặc cấp, tỉ lệ thụ thai của chúng qua kiểm tra không dưới 75%.2.3.3. Lợn nái sinh sản phải có tối thiểu lý lịch của hai đời trước rõ ràng, có cấp tổng hợp từ cấp II trở lên. Các trại lợn giống cấp I có 50% lợn nái có cấp tổng hợp là đặc cấp và cấp I. Một lợn nái sinh sản mỗi năm sản xuất được 3 lợn hậu bị đực và cái.2.3.4. Lợn hậu bị đực và các lúc xuất giống phải kèm theo phiếu xuất lợn giống, được giám định xếp cấp và có cấp tổng hợp từ cấp II trở lên, có lý lịch rõ của 2 đời trước.2.4. Quy định về công tác nghiệp vụ giống :2.4.1. Mỗi trại lợn giống đều phải có kế hoạch công tác giống ngắn và dài hạn từ hai đến 5 năm với đàn lợn của trại.2.4.2. Tất cả lợn giống đều được đánh số tai theo TCVN 3807 - 83.2.4.3. Trại lợn giống phải có kế hoạch ghép đôi giao phối cho đàn lợn giống và thực hiện tốt việc ghép đôi giao phối, không được giao phối cận huyết cho đàn lợn sản xuất lợn giống xuất bán và để lại giữ giống, chỉ được sử dụng giao phối cận huyết khi có mục đích và được cơ quan quản lý giống cấp trên cho phép.2.4.4. Thực hiện dủ, chính xác, đúng quy định việc theo dõi cân, đo, các chỉ tiêu kỹ thuật nghiệp vụ giống trong trại lợn giống, 2.4.5. Ghi chép đầy đủ, chính xác các số liệu theo biểu mẫu về quản lý giống do Bộ Nông nghiệp ban hành và chấp hành đúng chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý giống trực tiếp.2.4.6. Thực hiện nghiêm túc, chính xác công tác giám định lợn giống hàng năm theo các tiêu chuẩn nhà nước và ngành nông nghiệp đã ban hành.2.4.7. Thực hiện tốt các quy định kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn giống do Bộ Nông nghiệp ban hành.2.4.8. Tuỳ theo cấp cơ sở và nhiệm vụ được giao mà thực hiện tốt công tác kiểm tra cá thể đực và cái hậu bị, kiểm tra đực giống qua đời sau, thực nghiệm tạo dòng họ mới. Với các trại giống cấp I, việc kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị là bắt buộc.2.5. Quy định về phòng dịch, thú y :Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh cho trại lợn giống, điều lệ thú y nhà nước đã ban hành, không để mắc các bệnh Brucelloz, leptospiros, Duesky và các ổ dịch khác. Hàng năm phải kiểm tra bệnh leptospiros và Brucelloz.2.6. Quy định về chuồng trại :Chuồng trại của trại lợn giống phải được thiết kế theo, TCVN 3772 - 83. Tuỳ theo điều kiện đất đai, khí hậu có thể thay đổi một số chi tiết cho phù hợp nhưng phải được cơ quan ban hành tiêu chuẩn cho phép.3. Xét duyệt. công nhận xếp loại trại lợn giống3.1. Hàng năm cơ quan quản lý giống quốc gia, cùng với các cơ quan có thẩm quyền của trung ương và tỉnh, tiến hành hoặc uỷ nhiệm kiểm tra, xét duyệt và xếp loại các trại lợn giống.3.2. Việc công nhận, hoặc huỷ bỏ chức năng, nhiệm vụ của trại lợn giống do Bộ Nông nghiệp quyết định, sau khi xem xét ý kiến đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.Ở mỗi cấp giống, các trại lợn giống được xếp loại A, B, C theo quy định của cơ quan quản lý giống quốc gia đã được Bộ Nông nghiệp cụ thể hoá cho từng thời kỳ.