Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4540 - 1994

KHĂN BÔNG

Cotton towels

Lời nói đầu

TCVN 4540 - 1994 thay thế cho TCVN 4540 - 88

TCVN 4540 - 1994 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, và được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

KHĂN BÔNG

Cotton towels

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khăn được dệt từ sợi bông theo quy trình dệt thoi kiểu dệt nổi vòng.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Kích thước và các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của khăn bông phải theo đúng quy định trong bảng 1

Bảng 1

Tên gọi các chỉ tiêu

Mức

1. Sai lệch tương đối cho phép về kích thước so với quy định, tính bằng %, không lớn hơn

 

- Dài đến 0,5 m

2,0

Trên 0,5 m đến 1,0 m

2,5

Trên 1,0 m

2,0

- Rộng

2,0

2. Sai lệch tương đối cho phép về khối lượng quy chuẩn so với quy định, tính bằng % không lớn hơn

5,0

3. Tỷ lệ lên bông, tính bằng %, không nhỏ hơn

300

4. Độ bền kéo đứt bằng khăn, tính bằng N, không nhỏ hơn

 

- dọc: đối với khăn nền đôi

235,0

: đối với khăn nền đơn

185,0

- Ngang

185,0

5. Độ bền màu khi giặt xà phòng ở 95oC, tính bằng cấp (phai và dây), không nhỏ hơn

4

6. Độ trắng, tính bằng cấp, không nhỏ hơn

10

7. Mật độ mũi may đường viền khăn, tính bằng mũi/cm, không nhỏ hơn

3,0

Chú thích:

- Tính sai lệch cho phép về kích thước quy định của khăn với giá trị quy tròn đến 1,0 cm cho chiều dài và 0,5 cm cho chiều rộng.

- Tính sai lệch cho phép về khối lượng quy định của khăn với giá trị quy tròn đến 1,0 g.

1.2. Đánh lỗi ngoại quan theo quy định trong bảng 2

Bảng 2

Dạng lỗi

Mức độ

Số lỗi

1

2

3

1 Vòng bông mất

Từ 5 đến 10 cm

1

Trên 10 đến 20 cm

2

Trên 20 đến 30 cm

3

Trên 30 đến hết chiều dài khăn

4

Đến diện tích 1 cm2

1

Trên diện tích 1 cm2 đến 3 cm2

2

Trên diện tích 3 cm2

Hạ loại

2 Vòng bông thiếu

1 Sợi dọc chập đến nửa chiều dài khăn

1

1 sợi dọc chập trên nửa chiều dài khăn

2

3. Vòng bông sùi

Chênh lệch chiều cao giữa các vòng bông trên 1,5 mm; cứ 2 cm2

1

sùi bông rải rác cả khăn

Hạ loại

4. Bậc thang

Chênh lệch chiều cao giữa hai hàng bông

 

đến 0,5 mm, cứ 3 đường

1

trên 0,5 mm đến 1,5 mm, cứ 1 đường

1

Chênh lệch chiều cao giữa hai vùng bông từ 1 đến 1,5 mm

2

5. Sợi ngang mất

Mất một sợi ngang dài hết chiều rộng của khăn

1

Mất 2 sợi ngang liền nhau dài hết chiều rộng của khăn

Hạ loại

6. Dày thưa ngang

Thưa từ 2 đến 3 sợi trong 1 cm

2

Thưa từ 4 sợi trong 1 cm

Hạ loại

Dày từ 4 đến 5 sợi trong 1 cm

1

7. Mạng nhện

Đến 0,5 cm2

2

Trên 0,5 đến 1 cm2

4

Trên 1 cm2

Hạ loại

8. Bẩn

Mờ nhẹ, cứ 2 cm2

1

Mờ, cứ 1 cm2

1

Rõ, cứ 0,25 cm2

2

9. Lỗi tẩy nhuộm in hoa

Chênh lệch độ trắng 2 cấp

1

Chênh lệch độ trắng 3 cấp

2

Chênh lệch độ trắng trên 3 cấp

Hạ loại

Dây mầu đến 1cm2

1

Dây mầu từ 1 đến 3 cm2

3

Dây mầu trên 3 cm2

Hạ loại

Hàng in đậm nhạt, nhòe, mất nét mờ nhẹ

2

Hạ loại

Lệch vị trí hình ít

Hạ loại

10. Lỗi biên

Răng cưa đến 1 mm

 

- Đến nửa chiều dài khăn

1

- Trên nửa chiều dài khăn

2

Răng cưa trên 1 mm đến 3 mm

 

- Đến một phần tư chiều dài khăn

2

- Đến nửa chiều dài khăn

4

- Trên nửa chiều dài khăn

Hạ loại

11. Lỗi đầu khăn

Nổi bông nhẹ, chênh lệch với nền từ 0,5 đến 1,0 mm

 

Ở một đầu khăn

2

Ở hai đầu khăn

3

Nổi bông nặng, chênh lệch với nền trên 1mm

Hạ loại

Chênh lệch kích thước hai đầu khăn đến 0,5 cm

2

Trên 0,5 cm đến 1,0 cm

4

Trên 1 cm

Hạ loại

Chú thích: Không cho phép những dạng lỗi sau

- Thủng rách

- Lỗi may

- Lệch vị trí hình chiều

1.3. Phân loại khăn bông

1.3.1. Theo yêu cầu về kích thước và các chỉ tiêu cơ, lý, hóa, khăn được phân thành hai loại

- Đạt

- Không đạt

1.3.2. Khăn đạt về kích thước và các chỉ tiêu cơ, lý, hóa mới phân loại theo lỗi ngoại quan

Số lượng lỗi ngoại quan cho phép cho một khăn quy định trong bảng 3

Bảng 3

Khăn có diện tích, m2

Số lỗi cho phép đối với từng loại chất lượng

Loại I

Loại II

Loại III

Đến 0,09

0

1

2

Trên 0,09 đến 0,19

1

2

3

Trên 0,19 đến 0,49

2

3

4

Trên 0,49 đến 1,50

3

4

5

Trên 1,50

4

5

6

Chú thích: Trường hợp trên 1 khăn có cả lỗi hạ loại thì phân khăn đó theo số lỗi đánh theo bảng 3, sau đó kết hợp với lỗi hạ loại để phân loại chất lượng khăn đó.

2. Phương pháp thử

2.1. Lấy mẫu

2.1.1. Lô khăn là số lượng khăn có cùng tên gọi, cùng số hiệu, sản xuất theo cùng một phương pháp và trong cùng một thời gian nhất định, có cùng một kiểu bao gói, giao nhận cùng một lúc và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

2.1.2. Đơn vị bao gói là đơn vị bao bì lớn nhất khi bao gói khăn của lô, ví dụ kiện khăn.

2.1.3. Chất lượng của lô khăn được xác định trên cơ sở kết quả kiểm tra mẫu đại diện của lô khăn đó.

2.1.4. Lấy mẫu để xác định kích thước và chỉ tiêu cơ lý hóa ở 4% số đơn vị bao gói của lô, nhưng không dưới 3 và không quá 10 đơn vị bao gói.

Từ số đơn vị bao gói được chỉ định để lấy mẫu, lấy lượng mẫu ban đầu và số khăn mẫu theo quy định trong bảng 4.

bảng 4

Số lượng khăn của lô

Số mẫu ban đầu cần lấy

Số khăn mẫu

Diện tích đến 0,19 m2

Diện tích trên 0,19 m2

Đến 500.000

5

 

 

Trên 500.000

5 và thêm 1 cho mỗi 10.000 chiếc tăng thêm

Lấy bằng 2 lần số mẫu ban đầu

Lấy bằng số mẫu ban đầu

2.1.5. Lấy mẫu để xác định lỗi ngoại quan lô khăn theoTCVN 2600 - 78

2.2. Xác định kích thước khăn theo TCVN 1751 - 86

2.3. Xác định khối lưọng khăn

Khối lượng số khăn mẫu (M). tính bằng g, được xác định bằng cách cân chung một lần với độ chính xác phép đo đến 2% khối lượng mẫu cân. Khối luợng thực tế một khăn (Mtt) tính bằng g theo công thức sau:

Mtt =

M

Số khăn mẫu

Lấy một mẫu ban đầu để xác định độ ẩm thực tế của khăn theo TCVN 1750 - 86.

Khối lượng quy chuẩn của khăn (Mqc) tính bằng g, theo công thức:

Trong đó:

W - độ ẩm quy định của khăn, tính bằng %

Độ ẩm này theo quy định hiện hành.

Wtt - độ ẩm thực tế của khăn, tính bằng %

Các phép tính lấy số liệu chính xác đến 0,01 g. Kết quả cuối cùng quy tròn đến 0,1 g. Sai lệch tương đối (D M) của khối lượng quy chuẩn so với khối lượng quy định (M) của khăn tính bằng %, theo công thức :

2.4. Xác định tỷ lệ lên bông

Từ mỗi khăn mẫu cắt một băng dọc khăn dài 10,0 cm với độ chính xác đến 0,1 cm và rộng khoảng 2 cm. Tháo ở mỗi băng 5 sợi bông. Đo chiều dài của từng sợi này ở trạng thái kéo đủ làm duỗi thẳng hoàn toàn sợi đó với độ chính xác đến 0,1 cm.

Chiều dài trung bình (Itb) của các sợi được đo chính xác đến 0,1 cm.

Tỷ lệ lên bông của khăn (b), tính bằng %, theo công thức:

2.5. Xác định độ bền kéo đứt băng khăn theo TCVN 1754 - 86

Chú thích: Khi cắt các băng dọc, băng ngang phải cắt ở phần khăn có nổi bông.

2.6. Xác định độ bền mầu xà phòng theo TCVN 4537 -86

2.7. Xác định độ trắng theo TCVN 5236 - 90

2.8. Xác định mật độ mũi may

Từ mỗi khăn mẫu đếm số mũi may có trên phạm vi 5 cm tai hai vị trí đường viền khăn.

Tính trung bình số mũi may có trên 1 cm đường viền khăn ở tất cả các vị trị đếm với độ chính xác đến 0,1 mũi.

3. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bao quản

3.1. Nhãn khăn, phiếu đóng gói phải được in hoặc đánh máy rõ ràng, không bị nhòe.

3.2. Khối lượng kiện khăn không lớn hơn 80 kg.

3.3. Quy cách bao gói, nội dung nhãn khăn, nhãn kiện, và phiếu đóng gói theo sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.

3.4. Mật độ mũi khâu kiện khăn không nhỏ hơn 3 mũi/10 cm

3.5. Nhãn kiện phải rõ ràng, không bị phai nhòe, lấm bẩn, kẻ bằng mực không phai trên các khuôn chữ.

3.6. Phương tiện vận chuyển phải sạch, có mui che mưa nắng, không để kiện khăn tiếp xúc với hóa chất, mối mọt. Khi bốc xếp phải tránh móc xước và làm bẩn kiện.

3.7. Khăn phải bảo quản nơi khô, sạch, tránh mưa nắng. Kiện khăn ở trong kho phải xếp cách tường ít nhất 0,5 m và cách sàn ít nhất 0,4 m.