YÊU CẦU AN TOÀN VỀ BẢO QUẢN VẬN CHUYỂN VỠ SỬ DỤNG
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) . Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả tổ chức nhỡ nước, tập thể, cả nhân khi tiến hành công việc có liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp.
Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
2.1 Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.
2.2 Bảo quản VLNCN: là quá trình cất giữ VLNCN (sau khi sản xuất, nhập khẩu đến lúc trước khi đem ra sử dụng) ở trong các kho (cố định, tạm thời) theo những quy định riêng nhằm đảm bảo chất lượng, chống mất cáp.
2.3 Sử dụng VLNCN: là quá trình đưa VLNCN ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các lĩnh vực (khai thác mỏ, xây dựng, điêu tra cơ bản, nghiên cứu khoa học...) theo một qui trình công nghệ đã được xác định.
2.4 Huỷ VLNCN: là quá trình huỷ bỏ một khối lượng VLNCN đã mất phẩm chất mỡ không có khả năng áp dụng hoặc phục hồi thành sản phẩm VLNCN khác.
2.5 Vận chuyển VLNCN: là quá trình vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác. Việc vận chuyển có thể là:
- từ nhỡ máy (đối với VLNCN sản xuất trong nước) , cửa khẩu (đối với VLNCN nhập khẩu) đến kho dự trữ vùng, kho tiêu thụ nơi sử dụng;
- từ kho dự trữ vùng đến kho tiêu thụ, nơi sử dụng;
- từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng.
Chú thích - Nên vận chuyển VLNCN trong đường nội bộ mỏ hoặc công trường thì gọi là đưa VLNCN đến nơi sử dụng lúc đó ngoài việc phải tuân theo các quy định về vận chuyển mỡ còn phải theo các quy định khác tại điều 5.3.6.
2.6 Thử vật liệu nổ công nghiệp: là quá trình xác định tính năng kỹ thuật của VLNCN, hiện trường nơi thử nổ là nơi có những điều kiện giống những điều kiện sử dụng do nhỡ chế tạo ấn định.
2. 7 Phương pháp nổ mìn: là cách tiến hành làm nổ khối thuốc nổ. Có các phương pháp nổ mìn chính sau:
- kích nổ kíp nổ bằng ngọn lửa (dây cháy chậm) ;
- kích nổ khối thuốc nổ bằng dây nổ (sóng nổ) :
- kích nổ kíp nổ bằng nguồn điện;
- kích nổ kíp nổ bằng nguồn năng lượng thấp (Phi điện) .
3.1 Chỉ được phép sử dụng các loại VLNCN đã được ghi trong bằng danh mục công bố chính thức của nhỡ nước hàng năm, có kèm theo hướng dẫn tính chất cơ bản, điều kiện bảo quản, vận chuyển và sử dụng của VLNCN. Cấm người sử dụng tự ý thay đổi thành phần thuốc nổ.
3.2 Bất cứ cơ quan, đơn vị nào có kế hoạch nghiên cứu sản xuất, chế thử vật liệu nổ, sản xuất những dụng cụ đo lường dùng trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN, nhất thiết phải gửi đề án nghiên cứu tới các cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền để tổ chức xét duyệt theo các quy định hiện hành.
3.3 Việc đưa vào sử dụng thường xuyên các loại VLNCN mới sáng chế đều phải tuân theo) các bước nêu ở phụ lục A của tiêu chuẩn này.
3.4 Phân loại VLNCN
Tuỳ theo mức độ nguy hiểm khi bảo quản, vận chuyển và sử đụng, VLNCN được chia thành các nhóm sau đây :
- nhóm 1 : thuốc nổ có chứa lớn hơn 15% nitro este dạng lỏng, chứa chất hêxogen không giảm nhạy, chứa ten, PETN;
- nhóm 2: thuốc nổ amônít, TNT, chất nổ có chứa amôni nitrat, chất nổ có chứa không lớn hơn 15% nitro este lỏng, hêxôgen giảm nhạy, dây nổ, các khối thuốc nổ mồi;
- nhóm 3: thuốc nổ đen và thuốc nổ không khói;
- nhóm 4: các loại kíp nổ;
- nhóm 5: các loại đạn khoan, đạn đã nhồi thuốc nổ;
- các loại thuốc nổ khác.
3.5 Qui định về màu sắc và ghi nhãn trên bao bì
3.5.1 Các thỏi thuốc nổ, các thùng bao bì, túi đựng VLNCN phải có các màu sắc khác nhau để phân biệt điều kiện sử dụng. Màu sắc vỏ các thỏi thuốc nổ hoặc vạch màu trên bao bì được quy định như sau:
- màu vàng đối với thuốc nổ an toàn dùng để phá than, đá;
- màu xanh đối với thuốc nổ an toàn, dùng trong các mỏ phá đá, phá quặng;
- màu xanh lá cây đối với các loại thuốc nổ an toàn dùng trong các mỏ lưu huỳnh, mỏ dầu.
- màu đỏ đối với các loại thuốc nổ không an toàn, chỉ dùng trong các mỏ không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ;
- màu trắng đối với các loạt thuốc nổ không an toàn, chỉ dùng trên mặt đất;
- màu đen đối với các loại thuốc nổ chịu nhiệt dùng trong các lỗ khoan dầu khí. Chú thích
1 ) Nếu thuốc nổ nhập ngoại có qui đinh màu sắc khác với quy định trên đây thì được giữ nguyên màu sắc của thuốc nổ đó nhưng phải thông báo cho người sử dụng biết;
2) Cho phép nhồi thuốc nổ thành thỏi vào vỏ bằng giấy có màu sắc tự nhiên của gíây- nhưng phải đán hoặc kẻ vạch chéo có màu sắc đúng với quy định đối với các loại thuốc nổ đó như quy định tại điều 3.5. 1 .
3.5.2 Trên mỗi thùng thuốc nổ phải có nhãn hiệu của nhỡ máy sản xuất ghi rõ ký hiệu nhỡ máy, tên chất nổ, số thứ tự đợt sản xuất, khối lượng mỗi thùng, ngày tháng năm sản xuất, thời hạn bảo hành.
3.5.3 Trên mỗi thùng và hộp đựng kíp phải có nhãn ghi rõ ký hiệu nhỡ máy chế tạo, số thứ tự đợt sản xuất số thứ tự hòm, ngày tháng năm chế tạo, số lượng kíp, các thông số về điện trở kíp, số và thời gian chậm (vi sai) , thời hạn bảo hành.
3.6 Qui định cho phép bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN
3.6.1 Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp tư nhân) muốn sử dụng
vật liệu nổ thường xuyên hoặc tạm thời đều phải làm thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN tại cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền. Sau đó, trước khi sử dụng phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan công an, cơ quan Thanh tra nhỡ nước về kỹ thuật an toàn cấp tỉnh hoặc thành phố để được thoả thuận các điều kiện về an ninh xã hội và an toàn lao động. Thủ tục xin cấp giấy phép và đăng ký sử dụng VLNCN được quy định tại phụ lục B
3.6.2 VLNCN phải được bảo quản trong các kho đã được phép dùng cho mục đích này, theo đúng thời hạn quy định. Kho phải đuợc thiết kế, thi công. nghiệm thu theo đúng các thủ tục hiện hành về xây dựng cơ bản của nhỡ nước và các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Kho phải được đăng ký theo quy định tại điều 4.2.9 của tiêu chuẩn này.
Chú thích
1 ) Khi các phòng của nhỡ kho đáp ứng được yêu cầu để bảo quản chất nổ có chứa trên 15% nitrôeste dạng lỏng, thì cho phép bảo quản VLNCN nhóm 2 trong các phòng riêng của nhỡ kho đó;
2) Cho phép thay thế loại VLNCN được phép bảo quản trong nhỡ kho, nhưng phải tính đến hệ số chuyển đối về khả năng sinh công của VLNCN muốn thay thế bảo quản (khi tính toán lấy khả năng sinh công là 300 cm3 làm cơ sở) ;
3) Khi bảo quản chung VLNCN nhóm 3 phải thực hiện các yêu cầu đối với thuốc nổ có khói. Kho báo quản VLNCN nhóm 5 phải thực hiện theo các yêu cầu nhóm 4
3.6.3 VLNCN thuộc nhóm nào phải bảo quản, vận chuyển riêng theo nhóm ấy. Cấm vận chuyển các loại VLNCN chung trên cùng một phương tiện vận chuyển.
Chú thích - Amôni nitrat bán thành phẩm được coi như thuốc nổ, khi vận chuyển được xếp vào thuốc nổ nhóm 2.
3.6.4 Khi vận chuyển VLNCN phải thực hiện các quy định tại điều 5 của tiêu chuẩn này và phải có giấy phép của cơ quan công an. Thủ tục xin giấy phép và cấp giấy phép vận chuyển được quy định trong phụ lục K của tiêu chuẩn này.
3.7 Qui định đối với các đối tượng khi tiếp xúc với VLNCN
Bất kỳ ai khi tiếp xúc với VLNCN phải tuân theo các quy định sau đây:
a) không được hút thuốc hoặc dùng ngọn lửa trần cách chỗ để VLNCN gần hơn 100 m. Không để VLNCN bị va đập, xô đẩy. Không đẩy, ném, kéo lê hòm có chứa VLNCN. Không được kéo căng hoặc cài ngắn dây dẫn của kíp điện. Cấm dùng bất cứ vật gì chọc vào kíp nổ và cấm sửa chữa kíp điện thành kíp nổ thường;
b) không được mang theo người loại vũ khí mỡ khi sử dụng có phát ra tia lửa, diêm, bật lửa, dụng cụ hút thuốc. Chỉ người được phân công đốt dây cháy chậm mới được mang theo dụng cụ lấy lửa khi làm nhiệm vụ. Những người áp tải hoặc bảo vệ VLNCN trong quá trình vận chuyển được mang súng đạn, nhưng phải có quy định sử dụng một cách chặt chẽ;
c) mọi người (thợ mìn, thủ kho, công nhân vận chuyển, bốc dỡ...) phải được huấn luyện, kiểm tra theo quy định của nhỡ nước và phụ lục C 1 của tiêu chuẩn này;
d) đối với người lãnh đạo công tác nổ mìn.
Tất cả các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng VLNCN để nổ mìn đều phải bổ nhiệm người chuyên trách lãnh đạo công tác nổ mìn. Người lãnh đạo công tác nổ mìn của đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầy đủ quy định về kỹ thuật và an toàn trong quá trình nổ mìn. Người lãnh đạo công tác nổ mìn phải có bằng đại học khai thác mỏ,kỹ sư hoá .... nếu là trung cấp phải có thâm niên ít nhất phải 3 năm, có kỹ thuật nổ mìn và hiểu biết bản tiêu chuẩn này;
e) đối với công nhân làm công tác nổ mìn (thợ mìn) và các công nhân làm công việc phục vụ công tác nổ mìn:
- có sửc khoẻ tốt, tuổi đời từ 18 trở tên, được học tập, kiểm tra theo chương trình nêu tại phụ lục C của tiêu chuẩn này;
- việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của thợ mìn được tổ chức 2 năm một lần;
- những thợ mìn không đạt yêu cầu trong đợt kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất sẽ bị mất quyền sử dụng chứng chỉ thợ mìn. Sau 2 tháng, những người này được phép dự kiểm tra lại, nếu không đạt sẽ thu hồi chứng chỉ thợ mìn;
- khi có sự thay đổi dạng nổ mìn, người thợ mìn phải được huấn luyện thêm và kiểm tra. Hội đồng kiểm tra phải ghi điểm kiểm tra thêm vào chứng chỉ. Khi chuyển thợ mìn đến các mỏ hầm lò có khí hoặc bụi nổ thì sau khi kiểm tra, người thợ mìn này phải được sự hướng dẫn kim cáp của thợ mìn có kinh nghiệm trong thời gian 15 ngày;
- sau khi nghỉ làm công việc nổ mìn trên một năm người thợ mìn phải kiểm tra lại kiến thức nếu đạt mới giao làm công tác nổ mìn trở lại;
- tất cả mọi người làm công việc phục vụ công tác nổ mìn phải được người lãnh đạo công tác nổ mìn huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Khi đơn vị sử dụng loại VLNCN mới cũng phải huấn luyện như trên. Sau khi huấn luyện người được huấn luyện phải ký nhận vào sổ;
g) người thủ kho VLNCN phải có sửc khoẻ tốt, có đủ năng lực pháp lý và hành vi, trình dộ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học, đã được huấn luyện kiểm tra đạt yêu cầu và có bằng chứng nhận thủ kho VLNCN theo quy định của phụ lục C của tiêu chuẩn này;
h) công nhân vận chuyển, bốc dỡ, áp tải VLNCN phải là người có sửc khoẻ tốt, có năng lực pháp lý, hành vi. Đã được học tập để hiểu biết về VLNCN, cách đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra khi vận chuyển bốc xếp;
i) nhân viên làm công tác phân tích thí nghiệm VLNCN phải có chuyên môn tương xứng với chức trách công việc, đã được học và kiểm tra các quy định về an toàn có liên quan tới VLNCN.
3.7.2 Các phương tiện, dụng cụ dùng để đóng mở các hòm VLNCN phải làm bằng kim loại khi sử dụng không phát ra tia lửa. Riêng các loạt đê, tuốc nơ vít thì cho phép làm bằng thép.
Khi tiếp xúc với chất nổ đen, không được đi giày có đế đóng bằng đinh sắt hoặc đóng cá sắt.
3.7.3 Trước khi sử dụng thuốc nổ amônít dạng bột đóng thành thỏi có vỏ bằng giấy mềm, phải dùng tay bóp tơi ra. Cấm dùng thuốc nổ dạng bột đá bị đóng bánh cứng (khi dùng tay không thể bóp tơi được) để nổ mìn trong hầm lò. Cấm dùng thuốc nổ đá bị ẩm quá tiêu chuẩn quy định.
3.8 Khoảng cách an toàn
3.8.1 Để bảo vệ nhỡ, công trình không bị phá huỷ do chấn động nổ mìn gây ra, phải tính toán khối lượng các phát mìn và phương pháp nổ mìn cho phù hợp với khoảng cách từ chỗ nổ đến công trình cần bảo ệ Việc xác định khoảng cách an toàn tiến hành theo phụ lục D của tiêu chuẩn này.
3.8.2 Khi bố trí các nhỡ kho riêng biệt hoặc các bãi chứa VLNCN ngoài trời, thì khoảng cách giữa chúng phải đảm bảo sao cho nếu xảy ra nổ ở một nhỡ hoặc một đống thì không truyền nổ sang các nhỡ hoặc đống khác. Khoảng cách an toàn tính theo phụ lục D của tiêu chuẩn này.
Khoảng cách an toàn về truyền nổ phải chọn trị số lớn nhất trong số các trị số tính được theo các phép tính khoảng cách truyền nổ, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách tính theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
3.8.3 Để bảo vệ cho người không bị chấn thương, công trình nhỡ cửa không bị hư hại do tác động của sóng không khí khi nổ mìn gây ra, khoảng cách từ chỗ nổ mìn đến đối lượng cần được bảo vệ phải được tính theo phụ lục D của tiêu chuẩn này
3.8.4 Khoảng cách an toàn đảm bảo cho người tránh khỏi các mảnh đất đá văng ra được xác định theo thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn ở khu đất trống khoảng cách nói trên không được nhỏ hơn trị số ghi ở bằng 1 .
Khoảng cách an toàn đối với người phải chọn trị số lớn nhất trong hai loại khoảng cách an toàn về sóng không khí và văng đất đá do nổ mìn gây ra.
Bảng 1
Dạng và phương pháp nổ mìn | Bán kính nhỏ nhất của vùng nguy hiểm, mét |
1 Nổ mìn trong đất đá ở lộ thiên 1 Nổ mìn ốp 2 Nổ mìn lỗ khoan nhỏ có tạo túi 3 Nổ mìn lỗ khoan nhỏ 4. Nổ mìn buồng nhỏ (hình ống) 5. Nổ mìn lỗ khoan lớn 6. Nổ mìn lỗ khoan lớn có tạo tút II Nổ mìn phá đá tảng trong đường hầm III Nổ mìn đào góc cây IV Nổ mìn đào vành đai ngăn cháy rừng V Nổ mìn đắp đường trên đồng lầy VI Nổ mìn đào đáy sông hồ(4) (sông, hồ vẫn có nước 1. Nổ trong mỗi trường đất 2. Nổ trong đát có đá -nổ mìn trong lỗ khoan nhỏ - nổ mìn ốp đến 100 kg -nổ mìn ốp trên 100 kg VII Nổ mìn phá kim loại 1 Nổ mìn ở ngoài bãi trống 2 Nổ mìn trong buồng bọc thép 3. Nổ mìn trong phạm vi mặt bằng xí nghiệp 4. Nổ mìn phá các khối nóng 5. Nổ mìn để rèn dập các chi tiết của sản phẩm VIII Nổ mìn phá đổ nhỡ và công trình IX. Nổ mìn phá móng nhỡ X Nổ mìn tạo túi các lỗ nhỏ XI. Nổ mìn tạo túi các lỗ khoan lớn
XII. Nổ mìn khoan các lỗ khoan dầu khí XllI Nổ mìn trong công tác thăm dò địa chất 1. Nổ mìn trong giếng nhỏ và trên mặt đất 2. Nổ mìn trong lỗ khoan lớn . XIV Nổ mìn trên mặt bằng thi công xây dựng XV Nổ mìn buồng |
Không nhỏ hơn 300(1) Không nhỏ hơn 200(2) Không nhỏ hơn 200 Không nhỏ hơn 200(2) Theo thiết kế hoặc hộ chiếu nhưng không nhỏ hơn 200(3) Theo thiết kế, nhưng không nhỏ hơn 300 Không nhỏ hơn 400
Không nhỏ hơn 200 Không nhỏ hơn 50
Không nhỏ hơn 1 00 Không nhỏ hơn 100
Không nhỏ hơn 50 Không nhỏ hơn 200 Không nhỏ hơn 300
Không nhỏ hơn 1500 Không nhỏ hơn 30 theo thiết kế(5) Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 30 Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 25
Theo thiết kế Theo thiết kế Không nhỏ hơn 50 Không nhỏ hơn 1 00 Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 50 (6)
Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 100 Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 30 Theo thiết kế(5) Theo thiết kế |
Chú thích
1) Tổng khối lượng các phát mìn ốp nổ đồng thời (bằng dây nổ hoặc kíp điện nổ tức thời) không được vượt quá 20 kg .
2) Khi nổ ở sườn núi, đồi thì bán kính vùng nguy hiểm theo hướng văng xuống phía dưới không được nhỏ hơn 300 m
3) Bán kính vùng nguy hiểm nêu trong bằng áp dụng trường hợp nổ trong lỗ khoan lớn có nút lỗ;
4) Để đề phòng các tàu thuyền đi vào vùng nguy hiểm khi nổ mìn đào đáy sông hồ phải để phao tín hiệu ở phía thượng lưu và hạ lưu cách ranh giới vùng nguy hiếm ít nhất là 200 m. Trường hợp sông hồ có các bè tre, gỗ đi lại thì phao tín hiệu phía thượng lưu phải đặt cách giới hạn vùng nguy hiểm ít nhất là 500 m. Về mùa nước lũ phao tín hiệu ở phía thượng lưu phải đặt cách ranh giới vùng nguy hiểm là 1500 m:
5) Trong bản thiết kế nổ mìn (đặc biết là khi nổ mìn trong vùng có dân cư và trong mặt bằng thi công xây dựng) phải có một phần riêng đề cập đến các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người;
6) Bán kính vùng nguy hiểm có thể giảm xuống 20 m sau khi hạ thiết bị xuống lỗ khoan đến độ sâu hơn 50 m
7) Nổ mìn bằng thuốc và phương tiện nổ hiện đại (POWERGEL, kíp nổ không dùng điện . . . ) bán kính vùng nguy hiểm tuân theo thiết kế.
4 Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
4.1 Qui định chung về bảo quản VLNCN
4.1 .1 Việc bảo quản VLNCN phải đảm bảo chống mất cáp, giữ được chất lượng, nhập vào xuất ra thuận tiện, nhanh chóng.
4.1.2 Chỉ bảo quản VLNCN trong các kho đã được các cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép.
trong các hòm sắt, tủ sắt tráng kẽm và được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- chỉ được bảo quản kíp mìn điện trong các hòm sắt tráng kẽm hoặc trong các hòm gỗ đúng quy định;
- cấm bảo quản \/LNCN không có bao bì hoặc trong bao bi bị hỏng. Cấm dùng vôi cục để chóng ẩm cho VLNCN.
4.1.3 Các cơ quan dùng VLNCN để nghiên cứu khoa học, học tập, không được giữ nhiều hơn 10 kg thuốc nổ, 500 chiếc kíp cùng với lượng dây cháy chậm, dây nổ tương ứng. Lượng VLNCN này được phép bảo quản trong một gian riêng. Gian để chứa VLNCN phải có tường và trần làm bằng vật liệu chống cháy, không được bố trí các gian có người làm việc thường xuyên tiếp giáp (trên, dưới và hai bên) với gian có chứa VLNCN. Cửa gian có chứa VLNCN phải có khả năng chống cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất là 45 phút. .
4.1.4 Việc thống kê, xuất, nhập VLNCN phải thực hiện theo đúng quy định của phụ lục G của tiêu chuẩn này.
4.1.5 Khi ra vào các kho phải có giấy phép do lãnh đạo đơn vị quản lý kho cấp
- người thuộc cơ quan có chức năng thanh tra kỹ thuật an toàn, công an phòng cháy chữa cháy khi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, kho VLNCN phải có giấy giới thiệu đúng quy định;
- khi đã vào trong địa phận kho, tất cả mọi người phải làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
tuân theo nổi qui kho chịu sự giám sát của bảo vệ và thủ kho. Khi phát hiện các hiện tượng không an toàn thì phải báo ngay cho bảo vệ kho, mọi người phải tích cực tham gia vào việc loại trừ các hiện tượng đó theo sự phân công của bảo vệ kho;
- muốn chụp ảnh hoặc đo đạc địa hình khu vực kho VLNCN phải được cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố cấp giấy phép và thông báo cho Bộ phụ trách ngành kinh tê, kỹ thuật. ảnh và tài liệu thu thập được phải do cơ quan cấp giấy phép quản lý việc sử dụng.
4.1.5. Khi đơn vị, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng VLNCN nữa thì số VLNCN còn lại ở kho phải chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng. Việc chuyển giao này phải làm đúng các thủ tục hiện hành và được phép của cơ quan công an cấp tỉnh trở lên.
4.2 Qui định về kho VLNCN
4.2.1 Kho VLNCN là nơi bảo quản VLNCN. Kho có thể gồm một hoặc nhiều nhỡ kho chứa, một số công trình phụ trợ bố trí xung quanh ranh giới kho.
4.2.2 Theo kết cầu xây dựng, kho VLNCN có thể là: kho nối, nửa ngầm, ngầm hoặc hầm lò.
- kho nổi: là kho có các nhỡ kho đặt ngay trên mặt đất;
- kho nửa ngầm: là kho có mái đua của các nhỡ kho ngang với mặt đất;
- kho ngầm: là kho có chiếu dày lớp đất phủ ở trên kho nhỏ hơn 15 m;
- kho hầm lò: là kho nằm sâu trong lòng đất, chiếu dày lớp đất phủ ở trên kho lớn hơn 15 m.
Chú thích - Kho ngầm và kho hầm lờ gần các buồng chứa VLNCN và các buồng phụ trợ, chúng được nối thông với nhau bằng các đường lò.
4.2.3 Theo thời hạn sử dụng, các kho VLNCN được chia ra.
- kho cố định: có thời hạn sử dụng trên 3 năm (thường là các kho dự trữ, kho tiêu thụ);
- kho tạm thời: có thời hạn sử dụng từ 1 đến 3 năm (thường là kho tiêu thụ) ;
- kho tạm thời ngắn hạn: có thời hạn sử dụng dưới 1 năm.
4.2.4 Theo nhiệm vụ và tính chất sử dụng các kho VLNCN được chia ra hai loại:
- kho dự trữ có nhiệm vụ cung cấp VLNCN cho các kho tiêu thụ, trong kho này cấm mở các hòm VLNCN để phát cho thợ mìn . Trường hợp phải phá hòm đề phát cho đủ số lượng của khách hàng hoặc phải lấy một số VLNCN để đem đi kiểm tra thử nổ thì phải phá hòm ở nơi quy định ngoài nhỡ kho. Phần còn lại phải chêm để tránh xô đẩy, đóng hòm lại, ghi rõ số lượng và đưa trở lại nhỡ kho.
Trường hợp phải dùng nhiều VLNCN ngay một lúc, cho phép nhân viên của kho tiêu thụ chuyển vật liệu từ kho dự trữ thẳng đến nơi sử dụng mỡ không đưa qua kho tiêu thụ, nhưng phải làm thủ tục xuất nhập ở kho tiêu thụ (theo mẫu số 1 và 2 của phụ lục G) . Kho dự trữ có thể xây nổi, nửa ngầm, ngầm. Mỗi kho dự trữ phải có cơ sở thí nghiệm, bải thử VLNCN . Kho dự trữ nhất thiết phải là kho cố định.
- kho tiêu thụ: có nhiệm vụ cấp phát hàng ngày VLNCN cho nơi sử dụng. Kho tiêu thụ có thể xây nổi, nửa ngầm, ngầm hay hầm lò.
4.2.5 Cho phép xây dựng kho tiêu thụ tiếp giáp với khu vực kho dự trữ, nhưng phải có lối vào riêng và phải đảm bảo các quy định đối với từng loại kho. Tổng lượng VLNCN của hai kho không được vượt quá sửc chứa cho phép quy định tại điểm 4.2.15 và
4.2.16 của tiêu chuẩn này.
4.2.6 Các kho VLNCN phải được xây dựng theo đúng thiết kế và phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này. Bản thiết kế, kể cả bản thiết kế mở rộng kho, phải được phê duyệt đúng thủ tục hiện hành và được sự thoả thuận của các cơ quan Nhỡ nước có thầm quyền. Yêu cầu thoả thuận ghi ở phụ lục H của tiêu chuẩn này.
4.2.7 Khi sửa chữa nhỡ kho hoặc thiết bị trong nhỡ kho phải chuyển VLNCN sang chứa ở nhỡ kho khác, hoặc xếp trên bãi trống tạm trong khu vực kho, phải theo các qut định an toàn về bảo quản VLNCN trên bãi trống theo phụ lục H của tiêu chuẩn này. .
4.2.8 Trước khi đưa kho vào sử dụng, tất cả các kho cố định hoặc tạm thời, tạm thời ngắn hạn đều phải được nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu nhất thiết phải có đại điện các cơ quan đã thoả thuận thiết kế xây dựng kho. Khi nghiệm thu phải lập biên bản ghi rõ địa điểm kho, kiểu và sửc chứa của từng nhỡ kho và toàn kho.
4.2.9 Căn cứ vào biên bản nghiệm thu, thủ trưởng đơn vị có kho phải làm thủ tục đăng ký kho với Bộ phụ trách ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ quan thanh tra nhỡ nước về kỹ thuật an toàn cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố. Đối với kho tạm thời ngắn hạn hoặc bảo quản VLNCN trong các tủ sắt dựng trong phòng riêng, các kho di động thì không phải đăng ký như trên, nhưng phải xin phép các cơ quan đó trước khi đưa VLNCN vào bảo quản.
4.2.10 Các kho VLNCN kiểu nổi, nửa ngầm (trừ kho tạm thời ngắn hạn) phải được trang bị điện thoại giữa các trạm gác. Hệ thống điện thoại này được nối với tổng đài gần nhất để đảm bảo liên lạc với lãnh đạo đơn vị có kho, cơ quan PCCC, công an địa phương. trong các kho hầm lò phải đặt điện thoại trong pnóng cấp phát VLNCN, liên lạc hai chiếu với tổng đài của mỏ.
4. 2.11 Các nhỡ kho của kho cố định, tạm thời kiểu nổi, nửa ngầm đều phải có bảo vệ chống sét theo đúng các quy định tại phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Các nhỡ kho chứa không quá 150 kg chất nổ thì không nhất thiết phải có bảo vệ chống sét nếu khu vực đặt kho 10 năm trở lại không có sét.
4. 2.12 Tất cả các kho VLNCN đều phải có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có vũ trang, canh gác suốt ngày đêm. Riêng nhân viên bảo vệ kho hầm lò chỉ được dùng vũ khí thô sơ ,phải thực hiện đúng các quy định bảo vệ kho theo phụ lục M của tiêu chuẩn này.
4.2.13 Các nhỡ kho bảo quản VLNCN phải có cửa kín, luôn được cặp chỉ hoặc niêm phong. Các chỉa khoá, kìm cặp chỉ, dấu niêm phong phải đăng ký với cơ quan công an tỉnh, thành phố và do người thủ kho giữ.
Chú thích - ở kho tiêu thu cấp phát VLNCN hàng ngày thì không phải cặp chỉ hoặc niêm trong.
4. 2.14 Các kho VLNCN cố định hoặc tạm thời, dự trữ hoặc tiêu thụ đều phải có lý lịch kho lập theo mẫu lui định ở phụ lục E của tiêu chuẩn này. .
4. 2.15 Sửc chứa lớn nhất của mỗi nhỡ kho trong kho dự trữ không lớn hơn giới hạn sau :
- nếu chứa thuốc nổ thành phần có trên 15% nitrô este dạng lỏng, chứa hexôgen không giảm nhạy, tetrin: 60 tấn;
- nếu chứa thuốc nổ amôni nitrat, tôlit, thuốc nổ thành phần có chứa không lớn hơn 15% ni trô este lỏng, chứa hexôgen giảm nhạy: 240 tấn;
- nếu chứa thuốc nổ đen, thuốc nổ không khói: 120 tấn:
- nếu chứa dây nổ và ống nổ (tính cả khối lượng bao bì) : 120 tấn ;
- nếu chứa dây cháy chậm: không hạn chế.
Sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho dự trữ không được vượt quá: 3000 tấn.
4.2.16 Sửc chứa lớn nhất của mỗi nhỡ kho trong kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không được vượt quá 60 tấn; đối với kho tiêu thụ tạm thời không vượt quá 25 tấn.
sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không vượt quá 120 tấn thuốc nổ.
250 000 chiếc kíp, 100 000 m dây nổ, không hạn chế lượng dây cháy chậm.
Sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho tiêu thụ tạm thời không được vượt quá 75 tấn thuốc nổ, 100.000 chiếc kíp, 50.000 m dây nổ, không hạn chế lượng dây cháy chậm.
4.2.17 Trong một nhỡ kho hoặc trong một buồng chứa, nếu được phép của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thì cho phép chứa chung VLNCN thuộc các nhóm khác nhau nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- VLNCN thuộc các nhóm khác nhau phải bảo quản trong các phòng khác nhau cửa nhỡ kho được ngăn cách bằng bức tường dày không nhỏ hơn 25 cm và có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1 giờ;
- không được nhiều hơn 10.000 chiếc kíp mìn hoặc 1000 đạn khoan; .
- các hòm kíp, đạn khoan phải đặt trên giá và đặt gần tường phía ngoài (tường đối điện với tường ngăn cách buồng chứa thuốc nổ) ;
- khối lượng chung cửa tất cả các loại thuốc nổ không được quá 3 tấn.
- việc cấp phát thuốc nổ và kíp phải tiến hành trong các buồng riêng khác nhau. Nếu chỉ có một buồng thì khi cấp phát thuốc nổ không được phép để kíp ở trong buồng và ngược lại.
4.2.18 Trong các kho tiêu thụ dù cố định hoặc tạm thời chỉ được phép cấp phát VLNCN trong buồng đệm của nhỡ kho hoặc trong buồng riêng dùng cho mục đích này.
Trong buồng cấp phát kíp phải có bàn, mặt bàn phải có gờ xung quanh và mặt bàn được lót bằng nỉ, da hoặc tấm cao su dày trên 3 mìn. Phải có riêng một bàn để cài dây nổ, dây cháy chậm.
4.2.19 Những yêu cầu cụ thể đối với từng loại kho và sắp xếp VLNCN trong kho được quy định trong phụ lục H của tiêu chuẩn này.
4.3 Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn, khi chưa tiến hành nổ mìn
4.3.1 ở trên mặt đất
4.3.1.1 Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến hành nổ, VLNCN phải được bảo quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được huấn luyện.
4.3.1 .2 Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho nhu cầu một ngày đêm thì phải để ngoài vùng nguy hiểm. Trường hợp này cho phép chứa VLNCN ở trong hầm thiên nhiên hoặc nhân tạo trong không tải trong xe ô tô, xe thô sơ, toa xe hoặc xỡ lan. Nơi chứa cố định hoặc di động kể trên phải cách xa khu dân cư và các công trình công nghiệp một khoảng cách theo quy định ở điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
Nếu khối lượng dùng cho một ca làm việc thì cho phép để ở trong giới hạn cửa vùng nguy hiểm, nhưng phải canh gác bảo vệ và không được để các phương tiện nổ hoặc bao mìn mồi ở đó.
4.3.1.3 Khi nổ mìn trong phạm vi thành phố hoặc trong các công trình công nghiệp, cho phép bảo quản VLNCN (với nhu cầu 1 ca làm việc) ở trong hoặc gần chỗ nổ mìn, nhưng phải xin phép cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố. Khi đó VLNCN phải để trong các phòng được cách ly, các phòng này phải được bảo vệ cấm những người không có liên quan ở trong phòng này. Nếu xét thấy khi nổ mìn sẽ nguy hiểm đối với các phòng chứa VLNCN thì phải đưa VLNCN ra ngoài giới nạn của vùng nguy hiểm trước lúc nổ mìn.
4.3.2 Trong hầm lò
4. 3.2.1 Khi nổ mìn các lỗ khoan nhỏ. VLNCN trước khi nạp phải được bảo quản trong các túi xách hoặc hòm gỗ đạt ở chỗ an toàn gần gương lò dưới sự trông nom trục tiếp của thợ mìn hoặc người có trách nhiệm mang xách VLNCN. Cho phép bảo quản VLNCN đã được đưa đến nơi làm việc ở trong các hòm hoặc thùng chuyển dùng có nạp đậy, có khoá đặt trong các khám (hoặc cúp).
4.3.2.2 Khi đào giếng mỏ, lò bằng hoặc các công trình ngầm, cho phép bảo quản VLNCN với nhu cầu dùng cho 1 ca ở trong lều; lều có khoảng cách không gần hơn 50 m đến miệng giếng, lò, tuy nen và các nhỡ cửa công trình trên mặt đất.
5. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
5.1 Qui đinh chung về vận chuyển VLNCN
5.1.1 Việc bốc dỡ VLNCN phải làm ở nhưng nơi đã được cơ quan công an cho phép, có biển báo xác định giới hạn ngân cách. nhưng người không có liên quan đến việc bốc dỡ không được ở trong khu vực đã ngăn cách. Trong quá trình bốc dỡ phải có lực lượng vũ trang bảo vệ nơi bốc dỡ.
5.1.2 Nếu bốc dỡ VLNCN vào ban đêm thì nơi bốc dỡ phải được chiếu sáng đầy đủ, an toàn chiếu sáng bằng điện, bằng ắc qui. Cho phép dùng cầu dao kiểu thông thường, nhưng phải đạt cách nơi bốc dỡ tối thiểu 50 m.
5.1.3 VLNCN được vận chuyển từ nhỡ máy sản xuất đến kho dự trữ, từ kho dự trữ với kho tiêu thụ phải ở trong bao bì nguyên của nhỡ máy sản xuất. Khi nạp mìn bằng cơ giới, cho phép vận chuyển thuốc nổ rời trong các máy nạp từ nơi sản xuất hoặc kho tiêu thụ đến nơi nổ mìn.
Trong trường hợp các bao, hòm VLNCN đã mở để lấy mẫu đem thử thì trước khi vận chuyển phải kẹp chỉ lại các bao hòm đỏ; trên bao, hòm phải ghi số lượng còn lại. Khi bốc dỡ, vận chuyển nếu hòm bị về phải xếp VLNCN vào hòm nguyên.
5.1.4 Chỉ được phép sử dụng các phương tiện đã quy định trong tiêu chuẩn này để vận chuyển VLNCN.
Cấm vận chuyển VLNCN cùng với chất dễ cháy hoặc cùng với các loại hàng hoá khác, thuốc nổ cùng với phương tiện nổ trong cùng một toa tàu hoả, một khoang tàu thuỷ, máy bay, ô tô. xe ngựa ...(trừ các trường hợp đã được phép ghi trong các điều liên quan của tiêu chuẩn này) .
5.1.5 Cho phép được bốc chuyển VLNCN từ phương tiện này sang phương tiện khác (do phương tiện đang có VLNCN bị hư hỏng, cần sửa chữa cấp bách) , nhưng phải thực hiện theo quy định ở điều 5.1.1 và 5.1.2 của tiêu chuẩn này.
5.1 .6 Khi vận chuyển phương tiện nổ không còn nguyên bao bì thì các hộp, gói kíp phải đạt trong hòm kín có lót đệm mềm ở bên trong.
5.1.7 Những bến bãi bốc dỡ và trên các phương tiện vận chuyển VLNCN phải được trang bị các phương tiện chưa cháy do cơ quan PCCC quy định.
Thủ tục xin phép vận chuyển VLNCN thực hiện theo phụ lục K của tiêu chuẩn này.
5.2 Vận chuyển VLNCN bằng đường sắt và đường thuỷ
5.2.1 Qui định chung
5.2.1.1 Trước khi dùng toa tàu, khoang tàu, xỡ lan, thuyền để chở VLNCN, phải kiểm tra kỹ để phát hiện các hư hỏng của sàn tàu, vỏ tàu, khoang tàu, thùng toa, cửa- Nếu phát hiện thấy dấu vềt của chất kiềm,a xít, dầu mỡ, sản phẩm dầu hoả, vôi sống thì phải tẩy rửa sạch các chất đó và làm thông thoáng nơi sẽ chứa VLNCN. Phải dọn sạch rác rưởi và các hàng hoá khác còn lại trước khi xếp VLNCN vào phương tiện vận chuyển.
5.2.1 .2 Chỉ được phép bốc dỡ chuyển VLNCN từ phương tiện này sang phương tiện khác theo thứ tự từng chiếc một.
5.2.1.3 Khi xếp các hòm, bao VLNCN lên toa tàu, khoang tàu hoặc thuyền phải xếp đến trên toàn bộ điện tích sàn chứa và phải tuân theo các quy định tại điều H.4.4 của phụ lục H của tiêu chuẩn này. Phải chằng buộc chặt các hòm, bao để không bị xô đẩy, va đập vào nhau khi phương tiện di chuyển.
5.2.1.4 Khi xếp các hòm, bao VLNCN thành nhiều lớp, phải đảm bảo khi xếp lớp trên, người xếp không phải dẫm lên lớp dưới. Nếu không xếp đầy toa tàu, khoang chứa thì phải có biện pháp chống sập đổ các đống VLNCN.
5.2.1.5 Nếu phải bốc dỡ một phần VLNCN xuống các ga, bến trung gian, phải chằng buộc lại các bao, hòm VLNCN. điện tích còn lại của toa tàu hoặc khoang tàu sau khi đã dỡ bớt, chỉ được phép xếp thêm VLNCN cùng nhóm
5.2.1.6 Khi VLNCN được vận chuyển đến ga hoặc bến thì người trưởng ga hoặc trưởng bến có trách nhiệm:
a) thông báo cho chủ hàng VLNCN đến tiếp nhận và tổ chức bốc dỡ kịp thời;
b) tổ chức bảo vệ đến khi bốc dỡ xong
c) trước khi mở cửa toa tàu, khoang tàu phải kiểm tra bên ngoài xem có còn nguyên vẹn không. Khi mở khoá hoặc kẹp chỉ các cửa phải có mặt nhân viên áp tải. Sau khi mở cửa nếu phát hiện thấy các bao, hòm VLNCN bị hư hỏng hoặc thiếu thì phải lập biên bản, đồng thời đưa các bao, hòm hư hỏng đó ra cách chỗ bốc dỡ 50 m để đóng lại.
5.2.1.7 Nơi bốc dỡ và chỗ đỗ của tàu chở VLNCN phải
a) cách xa nhỡ ở, nhỡ công nghiệp, kho hàng hoá, chỗ đang bốc dỡ và bảo quản những hàng hoá khác tối thiểu 100 m, cách xa đường ga chính tối thiểu là 50 m.
b) cách bến tàu và cảng bốc dỡ và bảo quản các hàng hoá khác, các công trình công nghiệp và dân dụng tối thiểu 250 m. Các tàu thuỷ chở VLNCN phải đỗ cách lạch tàu tối thiểu là 25 m.
Khi không có điều kiện như quy định trên thì phải ngừng các việc hoạt động bốc dỡ khác.
Trong trường hợp không có nhỡ riêng để bảo quản VLNCN tại nhỡ ga, bến cảng, cho phép xếp VLNCN thành đống trên bờ hoặc cách xa đường sắt tốt thiểu là 25 m với thời hạn lưu không quá 5 ngày đêm.
VLNCN phải xếp trên các bục kê, che bạt kín, tải bố trí lực lượng bảo vệ có vũ trang canh gác suốt ngày đêm. Nơi xếp VLNCN phải có các phương tiện PCCC.
5.2.1.8 Cấm dùng phương tiện có động cơ chạy bằng than củi để chở VLNCN.
5.2.2 Vận chuyển VLNCN bằng đường sắt
5.2.2.1 Trên các công trường xây dựng đường sắt, Chỉ được phép xếp VLNCN trong các toa kín; các toa xe goòng, đầu máy công tác, ô tô ray. xe kiếm tra đường ray nhưng phải có bảo vệ,thợ mìn đi kèm với VLNCN. Trên phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ chữa cháy bình dập cháy, thùng có cái, nước, xô, xèng) .
5.2.2.2 Khi mép dỡ VLNCN trên các đường sắt chung, chỉ được phép xếp dỡ một hoặc hai toa đồng thời, phải áp dụng biện pháp khoá ghi vào đường này để tránh các đoàn tàu khác đi vào. Những toa đã xếp VLNCN phải đưa ra chỗ quy định đỗ theo yêu cầu của điều 5.2.1.7 của tiêu chuẩn này và phải cách xa chỗ đang xếp dỡ tối thiểu 100 m.
5.2.2.3 Đối với thuốc nổ amôni nitrat. dây cháy chậm, dây nổ thì cho phép chứa đủ trọng tải của toa xe. Đối với VLNCN nhóm 1 và 4 thì chỉ được phép chứa không quá 2/3 trọng tải của toa xe.
5.2.2.4 Sau khi kẹp chỉ các toa xe phải đặt biển chữ "Nguy hiểm" ở 2 bên toa xe (chữ cao 20 cm, chữ đen trên nền trắng) .
5.2.2.5 Các toa xe chứa VLNCN chưa được móc nối với đoàn tàu phải được chèn hãm chắc để không bị trôi và phải có tín hiệu bảo vệ (biển hình tròn màu đỏ, đèn tín hiệu đỏ) đặt ở 2 phía đầu của nhóm toa xe này. Tín hiệu đặt ở mép ray bên phải và cách toa xe chứa VLNCN 50 m. Nếu đoàn tàu chứa VLNCN đã đứng chiếm toàn bộ đoạn đường hoặc đã đứng cách cột giới hạn gần hơn 50 m thì biển tín hiệu cũng được đặt ở mép ray bên phải và đối điện với cột giới hạn.
5.2.2.6 Khi lập đoàn tàu chở VLNCN, phải xếp các toa có VLNCN ở cách đầu máy và toa chở người ít nhất 4 toa. Toa xe chở kíp phải cách toa xe chứa chất nổ một khoảng cách ít nhất 6 toa xe và nằm ở cuối đoàn tàu. 6 toa xe cách ly chở hàng khác không nguy hiểm. Nếu 6 toa này chở gỗ cây, sắt, đường ray, thì các toa xe loại này phải có thành chắn ở hai đầu.
5.2.2.7 Khi dồn đoàn tàu chở VLNCN phải hết sửc thận trọng, tránh xô đẩy, đểng đột ngột cấm thả trôi tự do các toa có chứa VLNCN . Tốc độ chuyển động khi dồn toa không được quá 10 km/h. Cấm dùng sửc người để dồn đầy toa chứa VLNCN. Khi đường không dốc thì được phép đẩy tay trên một đoạn dài bằng chiếu dài một toa xe hoặc trên chiếu dài của nhỡ kho, nhưng phải có giám sát của người phụ trách bốc dỡ hàng .
5.2.2.8 Khi kiểm tra bên ngoài toa xe VLNCN vào ban đêm phải dùng đèn điện, ắc qui, đèn xăng an toàn để soi. Cấm dùng đèn có ngọn lửa trần. . . . .
5.2.3 Vận chuyển VLNCN bằng đường thuỷ
5.2.3.1 Cho phép dùng tàu thuỷ chở hàng, canổ, xỡ lan, thuyền để chở VLNCN, cấm dùng bè, mảng, thuyền nan, mủng để vận chuyển VLNCN. Những phương tiện vận tải thuỷ dùng để vận chuyển VLNCN phải đảm bảo hoạt động tốt và được cơ quan có thẩm quyền Nhỡ nước về đăng kiểm, kiểm tra và cấp giấy phép lưu hành.
5.2.3.2 Thuyền trưởng tàu, thuyền viên vận chuyển VLNCN phải hiểu biết tính chất VLNCN và các điều kiện vận chuyển chúng bằng đường thuỷ.
5.2.3.3 Tàu thuỷ vận chuyển VLNCN phải đảm bảo yêu cầu:
a) không có dây dẫn điện trong các khoang sẽ chứa VLNCN;
b) sàn khoang chứa phải bằng phẳng, cửa xuống khoang có thể đóng kín, chặt;
c) tường của khoang chứa VLNCN nằm kề sát với buồng máy, các ống dẫn hơi phải có lớp cách nhiệt;
d) tàu phải có các tín hiệu theo quy định hiện hành.
5.2.3.4 Khi vận chuyển VLNCN bằng thuyền gắn máy, phải có bộ phận thu tàn lửa ở ống sả và có tấm chắn ngăn cách quãng để máy và buồng để chứa VLNCN.
5.2.3.5 Trên mũi và đuôi của phương tiện thuỷ vận chuyển VLNCN phải có biển chữ ghi: "Nguy hiểm", chữ phải cao ít nhất 20 cm, ban đêm phải thay bằng đèn đỏ.
5.2.3.6 Khi xếp VLNCN vào trong khoang của phương tiện vận chuyển, phải sử dụng dung tích của phương tiện, phân bố tải trọng một cách hợp lý. Giữa các hòm với nhau, giữa các hòm và thành của phương tiện không được để hở, phải dùng dây mềm, chắc chằng buộc chống xô dịch. Dụng cụ để chằng buộc phải làm bằng vật liệu không phát lửa khi va chạm.
5.2.3.7 Cấm phương tiện thuỷ đang vận chuyển VLNCN mỡ kéo theo các phương tiện khác.
5.2.3.8 khi sử dụng máy trục để nâng hạ VLNCN (trong khi xếp dỡ) không được phép nâng hạ một khối lượng quá 50% tải trọng nâng của máy trục đỏ. Máy trục dùng động cơ đốt trong thì ống xả phải có phương tiện dập tàn lửa.
5.2.3.9 Khi bốc dỡ VLNCN nhóm 1, 3,4 bằng máy trục thì phương tiện này phải đảm bảo không phát ra tia lửa trong quá trình làm việc. Cấm sử dụng dây cáp thép, lưới kim loại làm các phương tiện kẹp giữ để bốc dỡ VLNCN.
5.2.3.10 Khi vận chuyển VLNCN trên sông hồ mỡ gặp sương mù thì phải cho phương tiện vận chuyển cặp bờ, cách chỗ có các công trình, dân cư trên bờ ít nhất 250 m và cách luống lạch ít nhất 25 m.
5.2.3.11 Khi vận chuyển VLNCN bằng thuyền, phải để VLNCN nguyên trong bao bì của nhỡ máy chế tạo hoặc để trong thùng gỗ có nắp đậy, có khoá. Các hòm phải được chằng buộc và phủ bạt kín. Những người áp tải phải thường xuyên quan sát.
5.2.3.12 Cấm chuyên chở hành khách, các hàng hoá khác cùng với VLNCN trên cùng một cạnh thuyền và phỡ qua sông.
5.2.3.3 Cho phép dùng đèn điện cố định, hoặc đèn ắc qui mỏ để chiếu sáng các khoang chứa hàng khi bốc dỡ VLNCN. Công tắc đèn phải bố trí ngoài khoang chứa.
5.2.3.14 Trên phương tiện thuỷ vận chuyển VLNCN, chỉ được phép hút thuốc, sử dụng ngọn lửa trần tại những chỗ cách biệt do thuyền trưởng quy định
5.2.3.15 Tàu thuỷ vận chuyển VLNCN phải có bảo vệ chống sét, các cột cao của tàu được dùng làm dây dẫn sét.
5.3 Vận chuyển VLNCN bằng ô tô, xe thồ, xe xúc vật kéo
5.3.1 Qui định chung
5.3.1.1 Chỉ được phép vận chuyển VLNCN bằng phương tiện ô tô, xe thồ, xe xúc vật kéo khí có người áp tải đi theo. Người áp tải có thể là thợ mìn, thủ kho VLNCN hoặc nhân viên bảo vệ. Cấm người điều khiển phương tiện kiêm áp tải. Nhữg người lái xe, áp tải VLNCN phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan công an tỉnh, thành phố Lái xe, người bảo vệ, công nhân xếp dỡ phải học tập các quy định về an toàn khi vận chuyển bốc dỡ VLNCN.
5.3.1.2 Cấm vận chuyển VLNCN bằng:
a) ô tô chạy bằng gaz;
b) ô tô buýt công cộng, xe điện, ôtô chạy điện, c) ô tô tự đổ ;
d) rơ moóc do ô tô kéo.
Cấm vận chuyển kíp, thuốc nổ đen, thuốc nổ có chứa ni tro este lỏng trên các rơmoóc do ô tô kéo.
chú thích - Trong trường hợp ở những địa hình không có đường ôtô cho phép dùng máy kéo để kéo một rơmoóc chứa VLNCN nhóm 2 để trong các bao bì còn nguyên vẹn, thùng rơmoóc phải còn tốt. Có thể dùng máy kéo đế kéo máy nạp mìn.
5.3.1.3 Trên đường đi (thường đi theo đoàn), cấm đểng xe có chở VLNCN khi chưa có lệnh của người trưởng đoàn. Trường hợp xe có sự cố, người áp tải phải có mặt cùng với VLNCN tới khi giải quyết xong sự cố
5.3.1.4 Khi xe đi thành đoàn (2 xe trở lên) phải có ít nhất hai người áp tải. Người trưởng đoàn (thường là người áp tải thứ nhất) phải luôn ở trong cabin xe đi đầu tiên. Người áp tải thứ hai ngồi trong cabin của xe cuối cùng
5.3.1.5 Trên đường vận chuyển khi cần đểng để nghỉ ngơi, chỉ được đểng ở ngoài vùng dân cư, cách xa đườngít nhất 100 m, cách nhỡ ít nhất 200 m. Khi đểng phải tắt động cơ, tháo xúc vật kéo ra khỏi càng xe. Khi không có điềuu kiện đểng xe xa đường, cho phép đểng ở lề đường nhưng phải xa vùng dân cư tối thiểu 200 m.
Cấm các phương tiện đang vận chuyển VLNCN đỗ trong ga ra. đểng trong thành phố và trong vùng dân cư. 5.3.1 .6 Khi đi trên đường, các xe vận chuyển VLNCN đều phải có tín hiệu riêng theo quy định của Bộ Nội vụ.
5.3.1.7 Khi đi trên đường, nếu gặp đám cháy thì phương tiện vận chuyển VLNCN không được đi qua gần hơn 200 m kể từ đám cháy và 50 m kể từ ngọn đuốc.
Trong trường hợp sửa chữa đườngcó sử dụng lửa (đun chảy nhựa đường) , trước khi qua đoạn đường này phải đỗ xe ở chỗ có khoảng cách theo quy định trong phần trên của điều này, dập tắt lửa xong mới cho xe đi qua.
5.3.1.8 Trên các phương tiện vận tải (ô tô, xe xúc vật kéo) cấm chuyên chở các hàng hoá khác cùng với VLNCN, chỉ được chở cùng với VLNCN các máy nổ mìn, dụng cụ phục vụ nổ mìn, nhưng chúng phải để trong hòm và buộc chắc để tránh va đập vào hòm chứa VLNCN.
5.3.1.9 Tốc độ xe tô chở VLNCN trong điềêu kiện tầm nhìn tốt không quá 40 km/h.
Khi trời mưa hoặc có sương mù tốc độ của xe giảm đi một nửa. Nếu vận chuyển VLNCN bằng xe xúc vật kéo chỉ được cho con vật đi bước một. Khi vận chuyển VLNCN nhóm 2, dây cháy chậm, cho phép ô tô chạy với tốc độ theo quy định của luật giao thông đường bộ, xe xúc vật kéo được cho con vật kéo hay nước kiệu
5.3.1.10 Nếu đi thành đoàn xe, khoảng cách các xe chở VLNCN khi chạy trên đường được quy định như sau :
a) Khi đi trên đường bằng và lúc đểng:
đối với xe xúc vật kéo 10 m
đối với xe thô 20 m
đối với xe tô 50m
b) khi xuống hoặc lên dốc:
đối với xe xúc vật kéo 50 m
đối với xe thồ 00 m
đối với xe tô 300 m
Cấm ô tô, xe thồ, xe xúc vật kéo vận chuyển VLNCN đểng trên đườngdốc. Trường hợp sự cố ở trên các đoạn đường dốc phải chèn và tìm cách khắc phục ngay.
5.3.2 Vận chuyển VLNCN bằng ôtô
5.3.2.1 Chỉ được phép dùng ô tô chuyên dùng cho mục đích chở VLNCN. ôtô chở VLNCN phải thoả mãn các yêu cầu sau:
a) thường là bệ gỗ, nếu không là bệ gỗ phải lót một tấm mềm toàn bộ sàn xe và thành trong của thùng xe
b) tình trạng kỹ thuật của xe tô phải tốt, phải có khung mui và có cửa khoá chắc chắn;
c) có bình dập lửa, phương tiện chống lầy, trượt xe
d) trước khi xếp VLNCN lên ôtô phải dọn sạch thùng và các hoá chất khác.
5.3.2.2 Cho phép chất đủ tải trọng ôtô, trường hợp vận chuyển kíp, thuốc nổ có ni trô este lỏng và thuốc đen thì chỉ được xếp không quá 2/3 tải trọng và không được xếp cao quá hai lớp hòm VLNCN. Các hòm phải đặt nằm sát khít nhau. Các bao phải xếp đứng thành hàng.
5.3.2.3 Trước khi xe tô chở VLNCN xuất, người phụ trách đoàn xe phải ghi vào lệnh đi đường: "ô tô đã được kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt có thể dùng để chở VLNCN, ký xác nhận.
5.3.2.4 Chỉ các lái xe đã học các quy định an toàn về vận chuyển VLNCN mới được lái ô tô để vận chuyển VLNCN.
5.3.2.5 Trên ô tô đã xếp VLNCN ngoài lái xe, người áp tải, người bốc dỡ, người bảo vệ (hoặc thợ mìn) không được có người nào khác.
5.3.2.6 Chỉ được cho từng ô tô một vào chỗ xếp dỡ. Những ô tô khác đang chờ và nhưng ô tô đã có VLNCN phải đỗ cách xa chỗ bốc dỡ tối thiểu 100 m.
5.3.2.7 Cho phép dùng ô tô để vận chuyển VLNCN đến nơi nổ mìn trong khu vực thành phố hoặc điểm dân cư, xe tô phải có thùng kín và có một vạch chéo màu đỏ ở hai bên thành xe (vạch rộng 15 cm). Lái xe tô phải có tay nghề bậc 2 trở lên.
5.3.3. Vận chuyển VLNCN bằng xe thô, xe súc vật kéo
5.3.3.1 Khi vận chuyển VLNCN nhóm 1, 3, 4 phải dùng loại xe có giảm sóc. Hòm VLNCN phải dải trên sàn có lót vật mềm.
5.3.3.2 Khối lượng VLNCN được vận chuyển trên một phương tiện không được vượt quá:
a) Xe thô :
-đối với nhóm 1, 3, 4, 5 là 60 kg;
-đối với nhóm 2 và dây cháy chậm là 80 kg b) xe xúc vật kéo .
-đối với nhóm 1 , 3, 4, 5 là hai lớp hòm theo chiếu cao; giữa hai lớp với nhau, giữa hòm và sàn xe phải có lớp đệm mềm;
- đối với nhóm 2, dây cháy chậm là 500 kg nếu có một con vật kéo và 800 kg nếu có hai con vật kéo ;
c) súc vật thồ:
- đối với VLNCN nhóm 1, 3, 4, 5 là 1/2 sửc thồ;
-đối với VLNCN nhóm 2, dây cháy chậm là 2/3 sửc thồ.
Khối lượng VLNCN nói trên đây bao gồm cả khối lượng của bao bì. Khi xếp các hòm lên xe không được xếp các hòm nhô ra ngoài xe.
5.3.4.Vận chuyển VLNCN bằng máy bay
5.3.4.1 Muốn vận chuyển VLNCN bằng máy bay phải tuân theo các quy định hiện hành của ngành hàng không dân dụng. Các quy định này phải có sự thoả thuận của Bộ Nội vụ, Thanh tra Nhỡ nước về an toàn lao động .
5.3.5. Vận chuyển VLNCN trong khu vực kho
5.3.5.1 Cho phép dùng ô tô để vận chuyển trong khu vực kho (đảo chuyển VLNCN) đến tận cửa các kho. ô tô phải là loại có thùng bằng gỗ, có trang bị bình dập cháy.
5.3.5.2 Trong kho VLNCN và trong các nhỡ kho bảo quản VLNCN được phép dùng máy bốc xếp di chuyển dùng điện ắc qui để cơ giới hoá việc bốc xếp thuốc nổ nhóm 2.
5.3.6 Đưa VLNCN đến nơi sử dụng
5.3.6.1 Đưa VLNCN từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng cho phép sử dụng xe cải tiến, gánh, mang vác.
5.3.6.2 Khi đưa VLNCN phải để trong hòm. để trong các túi kia để tránh rơi vãi.
Chất nổ và phương tiện nổ phải để trong các túi hoặc bao bì riêng. Kíp nổ thường phải để trong hộp gỗ được chèn lót chặt.
Cho phép dùng các thùng cứng để chở thuốc nổ chứa nitrat amôn dạng bột.
5.3.6.3 Người thợ mìn vềa là người đưa vật liệu nổ đến nơi sử dụng, vềa là người trông coi từ khi lĩnh vật liệu nổ ra khỏi kho cho tới khi nạp vào lỗ mìn.
Chỉ thợ mìn mới được xách kíp mìn và các bao mìn mồi. Khi mang mìn mồi khối lượng tổng cộng không được quá 10 kg. Các bao mìn mồi phải đặt trong hòm có nắp đậy, tay xách. Mặt trong hòm phải có lớp lót bằng vật liệu mềm. Các bao mìn mồi phải xếp đứng thành một hàng.
5.3.6.4 Khi đểng xe cải tiến để đưa VLNCN đến nơi sử dụng, cho phép chở khối lượng không lớn hơn 1/2 tải trọng xe. Xe phải có ván chắc ở hai đầu và vật liệu nổ phải chằng buộc chắc chắn. Khi đưa VLNCN bằng cách gánh, cho phép gánh đến 40 kg. Nếu đường trơn, qua dốc, suối, khối lượng gánh phải giảm 1/4. Dụng cụ gánh phải chắc chắn.
5.3.6.5 Khi mang xách đồng thời thuốc nổ và phương tiện nổ, một thợ mìn có thể mang tổng cộng không quá 12 kg. Thuốc nổ, phương tiện nổ không được để chung trong một hòm. Nếu chỉ mang thuốc nổ, một thợ mìn mang không quá 20 kg. Nếu thuốc nổ để ở nguyên bao kiện của nhỡ máy sản xuất, cho phép mỗi người mang không quá 40 kg nhưng chỉ với đoạn đường dài không quá 300 m và độ dốc nhỏ hơn 0,02.
5.3.7 Đưa VLNCN đến nơi sử dụng trong hầm lò
5.3.7.1 Cho phép đưa VLNCN đến nơi sử dụng trong hầm lò bằng các phương tiện chạy trên đường ray và thủ công. Cho phép dùng thùng, thùng cũi để đưa VLNCN xuống giếng mỏ. Cấm dùng kíp để đưa VLNCN .
5.3.7.2 Cấm đưa VLNCN trong giếng mỏ vào thời gian công nhân lên xuống trong giếng đó. Khi bốc dỡ xếp chuyển VLNCN trong giếng mỏ, chỉ cho phép thợ mìn, người bốc dỡ, người phát tín hiệu điều khiển thùng trục, nhân viên kiểm tra việc bảo quản và chuyển VLNCN trong hầm lò có mặt ở sân ga giếng mỏ, trong nhỡ trên mặt giếng. Khi đưa VLNCN trong các toa xe từ giếng mỏ đến kho ít nhất phải có hai người.
Trong các thùng, thùng cũi toa xe có VLNCN không được có người, trừ người thợ mìn và người mang xách VLNCN đã nêu tại điều 5.3.6.5 của tiêu chuẩn này.
5.3.7.3 Chỉ sau khi người trực ca chỉ huy sản xuất của mỏ báo tin cho thợ điều khiển trục tải mỏ, người phụ trách tín hiệu ở đầu giếng biết về việc đưa VLNCN ở trong giếng, việc đưa VLNCN ở trong giếng mới được thực hiện.
Các hòm, túi đựng VLNCN không được xếp cao quá 2/3 chiếu cao của thùng cũi và phải thấp hơn chiếu cao của cửa thùng cũi. Các hòm thuốc nổ thuộc nhóm 1 chỉ được xếp thành một lớp ở trong thùng cũi.
Khi dùng toa xe goòng để đưa VLNCN xuống giếng, không được xếp các hòm VLNCN cao quá thành toa xe, các toa xe phải được hãm chặt vào thùng cũi. Các kíp nổ phải đưa xuống giếng trong một chuyến rỗng (không có thuốc nổ) và chỉ được xếp một lớp hòm trong toa xe hoặc trong thùng cũi.
5.3.7.4 Khi thợ mìn mang VLNCN ngồi trong các toa xe chở người đi xuống đường lò nghiêng thì mỗi ghế ngồi chỉ được bố trí một thợ mìn hoặc một công nhân mang xách VLNCN, không có các loại công nhân khác.
5.3.7.5 Cho phép một số thợ mìn có đeo túi đựng VLNCN và một số công nhân mang túi thuốc nổ được lên hoặc xuống trong thùng cũi với tính toán 1 m2 sàn thùng cũi cho một người. Khi đó mỗi người không được mang quá khối lượng VLNCN đã quy định tại điều 5.3.6.5 của tiêu chuẩn này. Khi đến giếng, nhưng thợ mìn có mang VLNCN được quyền xuống giếng trước.
5.3.7.6 Tốc độ của cáp trục khi vận chuyển VLNCN trong giếng đứng, giếng nghiêng, lò bằng không được vượt quá 5 m/s. Công nhân điều khiển thiết bị trục phải đảm bảo cho thiết bị không bị sóc, giật đột ngột khi khởi hành, khi đểng và trong quá trình trục chạy .
5.3.7.7 Trong lúc đưa VLNCN, thợ mìn và người khuân vác phải mang theo người đèn ắc qui hoạt động tốt.
5.3.7.8 Khi dùng tàu điện để kéo các toa goòng có chứa VLNCN phải thực hiện các điều kiện sau:
a) cho phép xếp VLNCN lên toa xe ở trong các lò nối, và trong các đường lò của kho tiêu thụ hầm lò;
b) cho phép dùng tàu điện ắc qui, tàu điện cần vẹt để kéo đoàn goòng chở VLNCN trong các lò bằng. Khi dùng tàu điện cần vẹt phải để phương tiện nổ trong các goòng có nắp gỗ đậy kín; c) trong một đoàn tàu nếu chở cả thuốc nổ và phương tiện nổ thì phải xếp trong các toa khác nhau và cách nhau bằng các goòng rỗng, đảm bảo khoảng cách giưă các goòng chở thuốc nổ và goòng chở phương tiện nổ và khoảng cách giữa các toa này với đầu tàu không nhỏ hơn 3 m. Đoàn tàu chở VLNCN không được chở gì khác nữa;
d) khi đưa chuyển VLNCN nhóm 1 và 4 bằng goòng, thường phía trong goòng phải lát gỗ hoặc dùng các goòng có thùng bằng gỗ. Các hòm VLNCN phải đặt trên đệm mềm và chỉ được xếp một lớp. Đối với VLNCN nhóm khác cho phép dùng các goòng thông thường và được xếp chồng các hòm cao bằng thành của goòng. Khi đưa chuyển các bao túi VLNCN thì chỉ được xếp một lớp trên sàn của goòng ;
e) ở phía trước và phía sau đoàn tàu chở VLNCN phải có đèn tín hiệu riêng. Phải phổ biến cho tất cả mọi người làm việc trong hầm lò biết tín hiệu này;
g) khi gặp đoàn tàu đang chở VLNCN, các đoàn tàu khác, người đi ngược chiếu phải đểng lại để đoàn tàu chở VLNCN đi qua;
h) thợ lái tàu điện và tất cả mọi người có liên quan đến việc dùng đoàn tàu điện chở VLNCN phải học các quy định an toàn về vận chuyển VLNCN;
i) nhất thiết phải có thợ mìn hoặc người cấp phát đi hộ tống đoàn tàu chở VLNCN. Ngoài thợ lái tàu, thợ mìn, nhân viên cấp phát và những người có liên quan khác (bốc, vác ...) không được có bất kỳ người nào khác trên đoàn tàu này. Những người được phép đi trên đoàn tàu phải ngồi trong một goòng chở người móc ở cuối đoàn tàu;
k) trong lò nghiêng để đưa VLNCN từ mức này sang mức khác cho phép dùng goòng như sử dụng ở ló bằng:
l) cấm để goòng có VLNCN tự trôi theo độ dốc.
5.3.7.9 Khi đưa VLNCN xuống gương giếng đang đào, trong gương không được có bất cứ ai ngoài người có liên quan tới việc nạp và nổ các phát mìn. Khi đào các hào và giếng loại nhỏ có sử dụng tời quay tay, việc đưa VLNCN lên xuống phải đảm bảo các yêu cầu:
a) phải có hai người cùng quay tời;
b) tốc độ của cáp kéo không quá 1 m/s;
c) thiết bị tời phải cò tín hiệu và cơ cầu hãm hoạt động tốt. Móc kéo phải có bộ phận bảo hiểm để tránh tuột;
d) không được nâng hoặc hạ chất nổ và phương tiện nổ trong cùng một chuyến.
6. Kiểm tra, thử, huỷ vật liệu nổ công nghiệp
6.1 Kiểm tra và thử VLNCN
6.1.1 Khi nhập VLNCN vào kho dự trữ bảo quản, phải định kỳ tiến hành kiểm tra và thử nổ nhằm xác định chất lượng của VLNCN. ở các kho tiêu thụ chỉ cần định kỳ xem xét bên ngoài và kiểm tra điện trở của kíp điện.
Việc thử VLNCN phải do thợ mìn, nhân viên thí nghiệm thực hiện dưới sự chỉ huy của trưởng kho.
Khi nhận VLNCN trực tiếp từ nhỡ máy sản xuất vào kho dự trữ mỡ có đủ chứng chỉ chất lượng và khi nhận VLNCN từ kho dự trữ về kho tiêu thụ mỡ bao bì còn nguyên trong thời hạn bảo hành thì không cần phải thử. Việc kiểm tra và thử phải theo đúng quy định ở phụ lục L của tiêu chuẩn này. 6.1.2 VLNCN đã quá thời hạn bảo hành mỡ chưa được kiểm tra, thử nổ đánh giá lại chất lượng thì không được đưa sử dụng. Việc nhập VLNCN từ kho dự trữ về kho tiêu thụ mỡ trong tình trạng bao bì không tốt thì phải xem xét bên ngoài và thử sự truyền nổ của chất nổ.
6.1.3 Việc thử định kỳ VLNCN tiến hành theo thời hạn sau.
a) thuốc nổ có chứa nitro este lỏng và chất nổ an toàn: vào cuối thời hạn bảo hành và 3 tháng 1 lần sau thời gian bảo hành;
b) các loại thuốc nổ khác: vào cuối thời hạn bảo hành và 6 tháng một lần sau thời hạn bảo hành;
c) các phương tiện nổ: vào cuối thời hạn bảo hành;
c) tất cả các loại VLNCN không phụ thuộc vào thời hạn bảo hành, nếu khi xem xét bên ngoài thấy có nghi ngờ về chất lượng (khô cứng, chảy nước, về rách bao gói) hoặc khí nổ mìn cho kết quả không đặt yêu cầu (mìn câm, nổ không hoàn toàn) thì phải thử.
6.2 Huỷ vật liệu nổ công nghiệp
6.2.1 Qui định chung
6.2.1.1 VLNCN sau khi kiểm tra và thử nếu xác định đã mất phẩm chất mỡ không có khả năng hoặc điều kiện tái chế thì phải tiến hành huỷ.
Việc huỷ VLNCN phải theo lệnh viết cửa phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị, phải lập biên bản cho mỗi lần huỷ. Trong biên bản ghi rõ :
-tên và số lượng VLNCN phải huỷ
-nguyên nhân phải huỷ;
-phương pháp huỷ;
-địa điểm huỷ;
-họ tên chức vụ của những người tiến hành cuộc huỷ.
Trước khi huỷ phải báo cho cơ quan công an địa phương biết. Biên bản được lập thành hai bản để giao cho kho VLNCN và phòng theo dõi tài sản cửa đơn vị lưu giữ (thường là phòng kế toán tài vụ).
Việc huỷ VLNCN phải tiến hành dưới sự chỉ dạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật đơn vị hoặc của người được uỷ nhiệm bằng lệnh viết, với sự có mặt của thủ kho, trưởng phòng bảo vệ, trưởng phòng an toàn của đơn vị.
Nếu chỉ huỷ các mẩu dây cháy chậm, mẩu dây nổ, chất nổ rơi vãi thu gom vào cuối ca làm việc, có khối lượng không lớn hơn 0,5 kg thì chỉ cần có lệnh của quản đốc với sự có mặt của cần bộ an toàn của đơn vị, không cần phải lập biên bản, nhưng phải ghi chép vào sổ theo dõi.
6.2.1.2 Được phép huỷ VLNCN bằng cách làm nổ, đốt cháy, nhận chỉm hoặc hoà tan trong nước tuỳ theo tính chất của từng loại.
6.2.1.3 Huỷ VLNCN bằng cách nổ hoặc đốt phải thực hiện ở bãi trống, xung quanh bãi phải dọn sạch vật liệu dễ cháy. Phạm vi cần dọn sạch do người chỉ huy huỷ VLNCN quyết định.
6.2.1.4 Khi huỷ VLNCN bằng cách nổ hoặc đốt thì người khởi nổ (thợ mìn) hoặc đốt và những người giám sát phải ở trong hầm trú ẩn chắc chắn, bố trí ở chỗ cách chỗ huỷ một khoảng cách an toàn xác định theo giới hạn vùng nguy hiểm tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
Khi không có nơi ẩn nấp an toàn thì người khởi nổ hoặc đốt phải ra ngoài giới hạn của vùng nguy hiểm.
6.2.1.5 Những bao bì, thùng hộp đựng VLNCN còn dùng được phải làm sạch thuốc nổ còn dính trước khi đem dùng. Bao bì có chứa nitro este lỏng thì ngoài việc làm sạch thuốc nổ còn phải kiểm tra kỹ xem thuốc nổ có thấm vào bao bì không. Nếu có dấu hiệu thấm thì bao bì đó phải được đốt huỷ. Nếu không có thì được phép sử dụng sau khi đã rửa sạch mặt trong của thùng bằng nước kiềm.
6.2.2. Huỷ VLNCN bằng cách làm nổ
6.2.2.1 Cho phép huỷ bằng cách làm nổ các loại kíp, dây nổ, đạn khoan và các loại thuốc nổ khi chúng vẫn còn khả năng nổ được hoàn toàn. Khi đó phải áp dụng các biện pháp an toàn như khi nổ mìn.
6.2.2.2 Khối lượng VLNCN được phép huỷ trong mỗi loạt nổ huỷ và chỗ huỷ được quy định trong từng trường hợp tuỳ theo điều kiện cụ thể và phải tuân theo quy định về khoảng cách an toàn tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
6.2.2.3 Khi huỷ VLNCN bằng cách nổ thành nhiều lần thì VLNCN chờ huỷ lần sau phải được để ở chỗ cách chổ huỷ và cách nơi trú ẩn của người một khoảng cách an toàn theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
6.2.2.4 Việc khởi nổ để huỷ VLNCN phải tiến hành bằng điện, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới dùng dây cháy chậm. Chất nổ ở dạng bao thỏi được phép huỷ nguyên bao gói. Khi nổ kíp, các kíp để nguyên trong hộp và được đặt ở đáy hố đào trong đất.
6.2.2.5 Các bao mìn mồi (thuốc nổ và kíp điện) dùng để khởi nổ phải là loại có chất lượng tốt.
6.2.2.6 Khi khả năng truyền nổ của thuốc nổ cần huỷ đã giảm, phải đặt thuốc nổ được huỷ trong hố rồi lấp đất kín. Các bao mìn mồi phải đặt trực tiếp lên phía trên của thuốc nổ cần huỷ.
6.2.3 Huỷ VLNCN bằng cách đốt cháy
6.2.3.1 Chỉ được phép huỷ VLNCN bằng cách đốt cháy khi chúng không còn khả năng chuyển từ phản ứng cháy sang nổ. Cấm huỷ kíp bằng cách đốt. Cấm đốt VLNCN khi để nguyên hòm. Trước mỗi lần đốt huỷ thuốc nổ phải xem xét cẩn thận để đảm bảo không có kíp ở trong các thỏi thuốc nổ đem đốt.
Khi huỷ, thuốc nổ, dây cháy chậm hoặc dây nổ được đặt trực tiếp lên trên nguồn cháy (đống củi) . Mỗi đống lửa không được đốt quá 10 kg VLNCN. Các thỏi chất nổ được xếp thành một lớp trên nguồn cháy sao cho thỏi nọ không tiếp xúc với thỏi kia.
Huỷ thuốc nổ đen bằng cách đốt như sau : thuốc nổ được rải thành các dải rộng không quá 30 cm, chiếu dày không quá 10 cm và khoảng cách giữa các dải không nhỏ hơn 5 m. Cho phép đốt đồng thời không nhiều hơn 3 dải. Các hòm, hộp, giấy không sử dụng lại được phải đem đốt huỷ riêng.
6.2.3.2 Khối lượng VLNCN được phép đốt huỷ đống thời; nơi đốt và khoảng cách từ nơi đốt đến chỗ để VLNCN chờ đốt huỷ và đèn nơi trú ẩn phải theo quy định của điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
6.2.3.3 Nguồn cháy được phép dùng dây cháy chậm hoặc những vật liệu dễ cháy (phôi bào, giấy,củi-khô chẻ nhỏ, ..) xếp rải thành đường dẫn lửa có chiếu dài không nhỏ hơn 5 m đặt ở cuối chiếu gió.
Chỉ được châm lửa đốt sau khi kết thúc toàn bộ công việc chuẩn bị và mọi người đã rút ra địa điểm an toàn. Sau khi dây cháy chậm hoặc đường dẫn lửa cháy thì thợ mìn phải lập tức dời đến nơi trú ẩn.
6.2.3.4 Khối lượng chất làm nguồn cháy của mỗi đống phải đủ để trong thời gian đốt VLNCN không phải bổ xung thêm.
6.2.3.5 Sau khi đốt huỷ phải đợi tắt hết lửa, khói,thợ mìn mới được trở lại chỗ đốt.
6.2.3.6 Sau mỗi lần đốt phải kiểm tra bằng cách dùng xẻng gỗ bới lớp tro tàn, để tìm và thu gom, không để sót VLNCN chưa cháy hết.
6.2.3.7 Chỉ được huỷ bằng cách đốt VLNCN vào lúc thời tiết khô ráo.
6.2.4 Hủy VLNCN bằng cách nhận chỉm trong nước
Cho phép huỷ các loại thuốc nổ không chịu nước bằng cách nhận chỉm chúng trong nước ở ngoài biển khơi xa các bến cảng, luồng tàu qua lại. Khi đó phải áp dụng các biện pháp để thuốc nổ không nổi lên .
6.2.5 Huỷ VLNCN bằng cách hoà tan trong nước
Chỉ được phép hủy VLNCN bằng cách hoà tan trong nước đối với các loại chất nổ chứa nitrat amôn không chịu nước và thuốc nổ đen. Cho phép hoà tan thuốc nổ trong thùng hoặc bể nước. Những chất không hoà tan đọng lại, phải được thu gom và huỷ bằng cách đốt. Trường hợp muốn sử dụng lại dung dịch hoà tan hoặc chất không hoà tan phải được phép của cơ quan quản lý trực tiếp và phải tuân theo các quy định hiện hành có liên quan.
7. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
7.1 Những quy định chung khi tiến hành công tác nổ mìn
7.1.1 Khi nổ mìn buồng, nổ mìn văng xa, nổ mìn đế phá dỡ các công trình xây dựng, nhỡ cửa, nổ để phá về kim loại và các kết cầu kim loại, nổ mìn ở dưới nước, cũng như tất cả các dạng nổ mìn được thực hiện trục tiếp trong các điểm dân cư chỉ được tiến hành theo thiết kế được lập cho từng đợt nổ.
Các bản thiết kế phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt và được sự chấp thuận của cơ quan Thanh tra nhỡ nước về an toàn lao động, cơ quan công an tỉnh, thành phố trở lên.
Việc nổ mìn các lỗ khoan lớn, nhỏ, nổ mìn ốp được phép tiến hành theo hộ chiếu nổ mìn. Hộ chiếu phải được phó giám đốc kỹ thuật hoặc cấp tương đương của đơn vị duyệt.
Hộ chiếu khoan nổ mìn trong hầm lò được lập cho mỗi đường lò dựa trên cơ sở các số liệu thí nghiệm được coi là hộ chiếu mẫu và nổ chung cho các đợt nổ thường xuyên. Tất cả cần bộ quản lý kỹ thuật của đơn vị cũng như các công nhân làm công tác khoan nổ mìn đều phải nghiên cứu bản hộ chiếu này và ký nhận khi thực hiện.
Đối với các đường lò có kích thước như nhau, có điều kiện mỏ địa chất tương tự như nhau, thì có thể sử dụng chung một hộ chiếu khoan nổ.
Khi có những thay đổi về điều kiện mỏ địa chất và các điều kiện khác trong gương nổ thì quản đốc (hoặc phó giám đốc trực ca - được quản đốc uỷ nhiệm) của công trường (phân xưởng) được phép và có trách nhiệm điều chỉnh lại hộ chiếu khoan nổ mìn đã được duyệt, nhưng chỉ được điều chỉnh theo hướng giảm lượng tiêu hao VLNCN.
7.1.2 Hộ chiếu khoan nổ mìn ngoài các thông số, chỉ tiêu về công nghệ còn phải bao gồm các nội dung sau:
a) sơ đồ bố trí lỗ khoan, số lượng và chiếu sâu lỗ khoan, lượng chất nổ nạp vào mỗi lỗ khoan, tên thuốc nổ và phương tiện nổ, số lượng các đợt nổ và trình tự khởi nổ, vật liệu nút bua lỗ mìn, chiếu dài nút bua.
b) bán kính vùng nguy hiểm của đợt nổ tính theo tấm văng xa của các mảnh đá nguy hiểm đối với người;
c) vị trí ẩn nấp của thợ mìn và người khác trong thời gian nổ. Vị trí đảm bảo an toàn cho các thiết bị;
d) thời gian cần thiết để thông gió gương lò (đối với hầm lò) ;
e) địa điểm đặt các trạm gác bảo vệ.
Cho phép nổ mìn không có hộ chiếu trong các trường hợp sau:
- nổ thí nghiệm nhằm xác định các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ cho việc lập hộ chiếu khoan nổ;
- nổ các phát mìn con để hiệu chỉnh chu vi gương lò theo hộ chiếu đào chống lò. Nổ để hạ nền lò mở rộng tiết điện lò khi chống xén;
-nổ để giải quyết các tảng đá treo trên gương tầng;
-nổ để giải quyết sự cố trong quá trình khoan động (nổ làm khô lỗ khoan, nổ chống trượt, cứu giắt ty choòng) ;
- nổ để thủ tiêu các phát mìn câm.
Trong các trường hợp trên phải có lệnh tỷ mỷ bằng giấy của quản đốc công trường (hay phó giám đốc trực ca) , kèm theo các biện pháp an toàn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Cấm giao nhiệm vụ cho thợ mìn nổ ở những chỗ đang có những vi phạm tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
7.1.3 Trước khi bắt đầu công tác nổ mìn, phải quy định ngay giới hạn của vùng nguy hiểm. ở trên mặt đất phải cắm cờ đỏ để phân định giới hạn này.
7.1.4 Phải đặt các trạm gác ở giới hạn vùng nguy hiểm sao cho các ngả đường đi đến bãi mìn (bao gồm đường ô tô, đường mỏn đường lò...) đều phải được quan sát thường xuyên của người gác mìn. ở trên lộ thiên thì phải đảm bảo trạm gác này có thể nhìn thấy trạm gác kề bên. Những người gác mìn được lựa chọn trong số nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, thợ mìn hoặc công nhân đã được huấn luyện nhưng nội dung về công việc này. Người gác mìn phải ký nhận sau khi được giao nhiệm vụ tại trạm gác.
ở trong hầm lò, trước khi bắt đầu nạp mìn chỉ cần đặt biển báo đề phòng tại các trạm gác dự kiến, trước khi khởi nổ phải có người gác mìn tại tạm gác đỏ.
Các vị trí gác mìn, nằm trên các đường lò có khí đốt do nổ mìn sinh ra thì không bố trí người gác. phải thay người gác bằng một biển có ghi dòng chữ: “Đang nổ mìn - Cấm vào". Sau khi kết thúc nổ mìn đườnglò đã được thông gió mới được cất biển báo đi.
7.1.5 Khi tiến hành nổ mìn, phải dùng tín hiệu đế báo lệnh nổ mìn, nếu nổ mìn vào ban ngày ở trên mặt đất, trong hầm lò dùng tín hiệu âm thanh. Nếu nổ mìn lúc tối trời ở trên mặt đất phải dùng các tín hiệu âm thanh và ánh sáng. Cấm dùng các tín hiệu bằng mồm (gọi, hú) .
Các tín hiệu âm thanh, ánh sáng phải đảm bảo nghe rõ, nhìn rõ tại giới hạn của vùng nguy hiểm của đợt nổ. Tín hiệu âm thanh do thợ mìn hoặc nhóm trưởng thợ mìn phát theo trình tự sau đây:
a) tín hiệu thứ nhất: tín hiệu đề phòng, bằng một hồi còi dài. Theo tín hiệu này, tất cả mọi người không liên quan đến việc nạp, nổ mìn phải rút ra khỏi giới hạn vùng nguy hiểm hoặc đến chỗ an toàn dưới sự chỉ dẫn, giám sát của người chỉ huy đợt nổ;
Trong thời gian nạp mìn, chỉ cho phép những người có trách nhiệm kiểm tra mới được vào chỗ nạp mìn:
Sau khi nạp xong, đã đưa tất cả những người nạp mìn ra ngoài vùng nguy hiểm, thợ mìn mới được lắp ráp mạng lưới nổ mìn và sau đó từ vị trí an toàn kiểm tra mạng nổ,
b) tín hiệu như hai: tín hiệu khởi nổ, bằng hai hồi còi dài. Theo tín hiệu này, thợ mìn bắt đầu đốt dây cháy chậm của ngòi mìn rồi rút ra hầm trú ẩn hoặc ra nơi an toàn, còn khi nổ mìn bằng điện hoặc phương pháp khác thì đóng mạch điện hoặc phát hiệu để khởi nổ;
c) tín hiệu thứ ba: tín hiệu báo yên, bằng ba hồi còi ngắn. Tín hiệu này được phát ra khi đã kiểm tra bãi nổ, báo công việc nổ đã kết thúc.
Nếu kết quả nổ trong lò không đạt kết quả theo yêu cầu mỡ phải nổ lại ngay, cho phép hợp nhất tín hiệu thứ nhất và thứ hai bằng cách liên tục thổi còi. Sau khi nổ xong phải phát tín hiệu báo yên.
Khi nổ mìn buồng, nổ mìn lỗ khoan lớn mỡ việc nạp phải thực hiện trong một thời gian dài thì cho phép chưa phải đưa tất cả mọt người không có liên quan với công tác nổ mìn ra khỏi giới hạn vùng nguy hiểm trước lúc bắt đầu đặt mìn mới vào các phát mìn hoặc trước lúc bắt đầu lắp ráp mạng lưới dây nổ, với điềêu kiện là khoảng cách giữa người và phát mìn gần nhất không nhỏ hơn 50 m và chỉ dùng cho nổ nhóm 2-
Trên lộ thiên, trong thời gian nạp thuốc nổ nhóm 2 vào lỗ khoan cho phép máy khoan làm nhiệm vụ thông lỗ trước khi đưa mìn mới vào bãi mìn.
Trường hợp nhiều đơn vị nổ mìn ở gần nhau thì phải thông báo cho nhau quy định và thời gian và hiệu lệnh nổ mìn.
Phương pháp và thời gtan phát tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu nổ mìn phải được thông báo cho mọi người của đơn vị và nhân dân ở trong vùng lân cận biết trước.
7.1.6 Chỉ sau khi được phép của người chỉ huy đợt nổ, mọi người mới được trở lại vị trí bãi nổ. Sau khi nổ mìn nếu phát hiện còn sót VLNCN không nổ thì phải thu nhặt lại và đem tiêu huỷ theo điều 6 của tiêu chuẩn này.
7.1.7 Số lượng phát mìn giao cho một thợ mìn phải thực hiện trong một ca làm việc, phải đảm bảo sao vềa đủ để thợ mìn đó có điều kiện thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn.
Số lượng phát mìn định mức này được xác định thông qua việc theo dõi bấm giờ và phải được phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị hoặc cấp tương đương duyệt cho những điều kiện tương tự như nhau.
7.1.8 Số lượng mìn được chuẩn bị ở những khu vực khác nhau cần phải thực hiện sao cho có thể khởi nổ được trong một đợt nổ. Việc khởi nổ các phát mìn phải được tiến hành ngay sau khi đã chuẩn bị xong hoặc phải phù hợp với biểu đồ tổ chức công tác nổ mìn.
7.1.9 Trước khi nạp mìn vào các lỗ khoan phải lấy hết phôi khoan ra khỏi các lỗ khoan.
7.1.10 Khi nạp mìn, cho phép dùng các gậy nạp bằng gỗ hoặc bằng các vật liệu khác không phát ra tia lửa khi có va chạm. Cấm đưa thêm các kíp nổ ở dạng rời từng chiếc hoặc nguyên cả hộp vào trong phát mìn.
7.1.11 Các thỏi thuốc mồi phải được nạp cuối cùng sau khi đã nạp hết các thỏi thuốc nổ của phát mìn.
Khi đưa thỏi mìn mồi vào phát mìn phải hướng đáy lỗm của kíp về đáy lỗ khoan.
Cho Phép bố trí thỏi thuốc mồi có kíp ở đáy lỗ khoan (nạp đầu tiên) nhưng phải đảm bảo cho đáy lỗm của kíp hướng về phía miệng lỗ khoan. .
7.1.12 Cấm dùng dây cháy chậm ngòi mìn, dây dẫn của kíp điện hoặc dùng sợi dây nổ của bao mìn mồi để thả mìn mồi xuống lỗ khoan (trừ trường hợp khi nạp các lỗ mìn con có độ sâu đến 2 m) .
Cấm dùng dây cháy chậm của ngòi mìn để buộc vào mìn mồi hoặc để cho dây cháy chậm bị thắt nút hoặc gập lại trong khi nạp mìn.
7.1.13 Khi nổ mìn để phá than có sử dụng các phát mìn liên tục hoặc phát mìn phân đoạn nạp trong lỗ khoan có chiếu dài trên 5 m và có dùng bua nước thì cho phép dùng một đoạn dây nổ làm phương tiện kích nổ bổ xung. khi đó đoạn dây nổ được đặt dọc theo phát mìn và có chiếu dài đảm bảo để không lộ ra khỏi miệng lỗ khoan.
7.1.14 Khi nạp phân đoạn thì trong mỗi đoạn của phát mìn chỉ được đặt một bao thuốc mồi. Khi đưa thuốc mồi vào phát mìn phải thận trọng tránh gây va chạm chèn ép
7.1.15 Cấm kéo hay làm căng dây cháy chậm, dây nổ hoặc dây dẫn của kíp điện khi chúng đã được đưa vào lỗ khoan.
Không được cuộn thành vòng các đầu dây cháy chậm hoặc dây nổ từ lỗ mìn đi ra.
7.1.16 Việc nạp bua phải hết sửc thận trọng, không được chọc nén ép, ném quăng vật nút bua lên bao thuốc mồi. Cấm dùng vật liệu ở dạng cục hoặc vật liệu dễ cháy để nút bua các lỗ mìn.
7.1.17 Nếu do yêu cầu kỹ thuật cần nổ mìn không nút bua thì chỉ được áp dụng ở lộ thiên và các hầm lò không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, nhưng phải được phó giám đốc kỹ thuật của mỏ xét duyệt, bán kính vùng nguy hiểm tính theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
7.1 .18 Trong thời gian có sấm chớp, cấm tiến hành công tác nổ mìn trên mặt đất, và khi đào các lò giếng từ mặt đất, trong trường hợp nổ mìn điện mỡ mạng điện nổ mìn đã được lắp ráp xong trước lúc có sấm chóp thì phải cho khởi nổ ngay với điềư kiện là đã thực hiện đầy đủ các quy định an toàn cho việc khởi nổ, hoặc phải tháo các dây dẫn khu vực ra khỏi mạng dây chính, quấn cách điện các đầu dây và mọi người phải rút ra ngoài giới hạn vùng nguy hiểm.
7.1.19 Cấm tiến hành công tác nổ mìn ở nơi không đủ ánh sáng, trường hợp nổ mìn ban đêm thì nơi làm việc và vùng nguy hiểm phải được chiếu ánh sáng.
ở lộ thiên, khi trời có sương mù dày đặc, phải áp dụng các biện pháp bổ sung để đảm bảo an toàn (tăng cường thêm trạm gác bảo vệ, tăng cường thông tin liên lạc, thông báo trên loa truyền thanh,...).
7.1.20 Nổ mìn ở độ cao trên 2 m khi thi công bãi mìn phải sử dụng thang có tay vịn chắc chắn hoặc dùng dây an toàn. Khi nổ các phát mìn lỗ nhỏ và mìn ốp để phá đá quá cỡ trên mặt đống đá nổ mìn thí việc nạp mìn, lắp ráp mạng lưới nổ mìn, đốt mìn (nếu nổ bằng dây cháy chậm) , chỉ cho phép tiến hành theo thứ tự từ trên xuống dưới theo bề mắt của đống đá nổ mìn .
7.1.21 Sau khi nổ mìn nếu có những tảng đá treo, hàm ếch nguy hiểm cho người và thiết bị thì phải tìm cách loại trừ ngay những nguy hiểm đó dưới sự chỉ đạo của cần bộ phụ trách sản xuất ở khu vực đó.
Nếu không có khả năng giải quyết nhanh thì phải đặt biển báo hiệu báo cho mọi người không vào phạm vi nguy hiểm.
7.1.22 Khi phát hiện (hoặc nghi ngờ) có mìn câm, nếu ở lộ thiên thì thợ mìn phải lập tức cắm biển báo có mìn câm ở bên cạnh phát mìn bị câm.Nếu ở trong hầm lò thì ngừng ngay công việc ở gương. Trong cả hai trường hợp trên phải báo cho người chỉ huy nổ mìn hoặc cần bộ phụ trách sản xuất trực ca biết.
Các công việc liên quan trực tiếp với việc thủ tiêu mìn câm phải tiến hành theo sự hướng dẫn của người chỉ huy nổ mìn, quản đốc hoặc phó quản đốc trục ca của công ty nơi có mìn câm, cấm làm bất cứ việc gì khác không có liên quan với việc thủ tiêu mìn câm. Khi việc thủ tiêu mìn câm không kết thúc trong ca, phải bàn giao cho ca sau tiếp tục xử lý theo đúng thủ tục giao nhận đã quy định. ghi từng phát mìn câm vào "Sổ đăng ký các phát mìn câm và thời gian xử lý theo phụ lục N.
7.1.23 Khi nổ mìn điện mỡ bị câm, nếu tìm được hai đầu dây điện trong phát mìn lộ ra ngoài thì phải lập tức đầu chập mạch hai đầu dây đó lại.
7.1.24 Trong mọi trường hợp , cấm khoan tiếp vào đáy các lỗ mìn của loạt nổ trước dù ở trong đó có hoặc không có thuốc nổ còn sót lại.
7.1.25 Để thủ tiêu các phát mìn ốp bị câm , cho phép dùng tay thận trọng bóc lớp đất phủ trên mỏ phát mìn , đặt vào phát mìn bị câm một ngòi hoặc một thòi thuốc mồi mới, làm lại đất phủ mặt rồi khởi nổ lại theo trình tự thông thường.
7.1.26 Cho phép thủ tiêu các phát mìn lỗ nhỏ bị câm bằng cách cho nổ các phát mìn trong lỗ khoan phụ được khoan song song và cách lỗ mìn bị câm nhỏ hơn 30 cm. Khi nổ mìn tạo túi các lỗ khoan nhỏ khoảng cách này không nhỏ hơn 50 cm.
Số lượng và vị trí các lỗ khoan phụ do cần bộ trực ca sản xuất hoặc người chỉ huy công tác nổ mìn xác định. Để xác định hướng của lỗ khoan phụ, cho phép moi lấy vật liệu nút lỗ mìn câm một đoạn dài không quá 20 cm kể từ miệng lỗ.
Trong các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, nếu thấy dây dẫn kíp điện của phát mìn câm lộ 1 ngoài, mỡ phát mìn câm đó vẫn nằm trong lỗ khoan, đường cản nhỏ nhất của phát mìn không bị giảm thì cho phép thợ mìn đứng ở nơi an toàn dùng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra sự kín mạch của kíp điện trong phát mìn câm đó. Nếu thấy kín mạch thì được khởi nổ lại theo trình tự thông thường.
ở các mỏ quặng không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ và ở mỏ lộ thiên có áp dụng nổ mìn không nút bua thì cho phép nổ các phát mìn bị câm bằng cách đưa vào lỗ khoan một bao mìn mồi bổ sung.
7 .1.27 Khi sử dụng súng bắn nước để khai thác than, quặng, cho phép thủ tiêu phát mìn trong lỗ khoan nhỏ bị câm bằng luồng nước của súng bắn nước dưới sự giám sát của cần bộ an toàn và thợ mìn. Trong lúc thủ tiêu mìn câm không được có người ở trong gương, người điều khiển súng bắn nước phải ở vị trí an toàn. Trong quá trình phun nước phải theo dõi phát hiện và thu hồi kíp điện trong phát mìn câm trôi ra.
7.1.28 Sau khi nổ phát mìn để thủ tiêu mìn câm, thợ mìn phải kiểm tra kỹ đống đá nổ để thu gom tất cả vật liệu nổ của phát mìn câm bị tung ra. Chỉ sau đó mới cho phép công nhân trở lại làm việc nhưng vẫn phải thận trọng theo dõi phát hiện vật liệu nổ còn sót lại.
7.2 Quy định về chuẩn bị ngòi mìn,ngòi mìn kiểm tra, ngòi mìn mồi
7.2.1 Các ngòi mìn, ngòi mìn kiểm tra phải chuẩn bị trong các phòng riêng cửa nhỡ chuẩn bị vật liệu nổ; phòng này phải được ngăn cách với các phòng chuẩn bị thuốc nổ bởi bức tường dày không nhỏ hơn 25 cm làm bằng vật liệu không cháy. Trong kho hầm lò thì việc chuẩn bị ngòi mìn, ngòi mìn kiểm tra được tiến hành trong các buồng chuyên dùng cho các mục đích này. Cấm chuẩn bị ngòi mìn kiểm tra trong các phòng để bảo quản hoặc cấp phát vật liệu nổ, trong phòng ở, chỗ tiến hành công tác nổ mìn.
ở những nơi chỉ nổ mìn một lần hoặc thời hạn nổ mìn không quá 6 tháng. thì cho phép chuẩn bị ngòi mìn, ngòi mìn kiểm tra trong các phòng thích hợp, trên bãi trống có mái che, trong lều.
Các thao tác khi chuẩn bị ngòi mìn phải làm trên bàn có gờ bao quanh cao hơn 3 cm, mặt bàn phủ lớp vật liệu mềm chiếu dày không dưới 3 mm.
Khi nổ mìn lưu động (nổ mìn đào gốc cây,phá đá, đào lò cột,...) thì được phép chuẩn bị ngòi mìn ở ngoài trời. chỗ đó phải ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm nổ mìn và cách chỗ bảo quản VLNCN không gần hơn 25 m.
7.2.2 Khi chuẩn bị ngòi mìn và ngòi mìn kiểm tra, trên bàn của một thợ mìn không được để quá 100 chiếc kíp nổ và một lượng dây cháy chậm tương ứng.
Các ngòi mìn đã chuẩn bị xong phải được phân loại theo chiếu dài và cuộn tròn lại, các ngòi mìn kiểm tra phải dùng dây bó lại và đặt lên giá riêng. Giá phải có gờ xung quanh và có chiếu rộng không dưới 40 cm. Giá được đặt cao hơn mặt bàn từ 0,5 m đến 0,7 m. Ngòi mìn kiểm tra phải có dấu hiệu phân biệt (bằng dây buộc hoặc dây băng) .
7.2.3 Khi có nhiều người cùng chuẩn bị ngòi mìn và ngòi mìn kiểm tra trên một bàn lớn thì phải dùng tấm gỗ dày không nhỏ hơn 10 cm để ngăn cách chỗ làm việc của từng người, chiếu cao của tấm gỗ không nhỏ hơn 70 cm. Khoảng cách giữa các tấm ngăn với mép bàn không nhỏ hơn 1,5 m.
7.2.4 Mỗi cuộn dây cháy chậm đưa ra dùng để chuẩn bị ngòi mìn, ngòi kiểm tra phải cắt bỏ một đoạn 5 cm ở cả hai đầu. Chỉ được dùng một loại dây cháy chậm trong một đợt nổ.
7.2.5 Phải dùng dao sắc để cắt dây cháy chậm. Cho phép cắt đồng thời một số dây cháy chậm khi chúng được buộc thành chùm bằng một nhát cắt. Đầu dây cháy chậm đưa vào kíp nổ phải được cắt vuông góc với trục của dây.
Khi cắt dây cháy chậm không được để các kíp mìn trên mặt bàn. Khi đưa dây cháy chậm vào kíp nổ không được để dao cắt trên bàn.
7.2.6 Trong quá trình cắt dây cháy chậm, phải kiểm tra chất lượng của dây, cắt bỏ những đoạn dây bị hỏng vỏ, dập nát, hoặc có những khuyết bật khác.
7.2.7 Phải kiểm tra độ sạch bên trong miệng của mỗi kíp. Khi thấy có bụi bẩn thì chỉ được phép úp miệng kíp xuống, gõ nhẹ miệng kíp vào móng tay để bụi rơi ra. Cấm sử dụng bất cứ vải gì để lấy bụi hoặc làm sạch mặt trong của miệng kíp nổ.
7.2.8 Khi đưa đầu dây cháy chậm vào kíp nổ phải đưa thẳng cho tới khi sát vào mũ kíp, cấm xoáy dây.
7.2.9 Cho phép giữ chặt dây cháy chậm với kíp nổ bằng cách sau:
- vỏ kíp bằng kim loại: chỉ được kẹp miệng kíp chặt vào dây bằng kìm chuyên dùng- Khi kẹp, cấm kẹp vào đoạn có chứa thành phần gây nổ của kíp;
-vỏ kíp bằng giấy: cho phép dùng chỉ hoặc băng quấn quanh đầu dây cháy chậm cho vềa bằng đường kính trong của miệng kíp, đẩy thẳng vào miệng kíp; hoặc đưa đầu dây cháy chậm vào miệng kíp sau đó dùng chỉ, dây buộc để quấn thắt miệng kíp lại.
7.2.10 Để khởi nổ các phát mìn lỗ khoan nhỏ trong các hầm lò, chỉ được chuẩn bị các thỏi mìn mồi ở tại chỗ nổ mìn vào trước lúc nạp mìn với số lượng đủ để khởi nổ các phát mìn trong đợt nổ đó. Yêu cầu này không áp dụng khi nổ mìn để đào giếng.
khi tiến hành nổ mìn trên mặt đất, bao mìn mồi được chuẩn bị ngay tại chỗ nổ mìn hoặc ở những chỗ được bố trí riêng cách chỗ nổ mìn không gần hơn 50 m.
Các bao mìn mồi có khối lượng lớn hơn 300 g dùng để khởi nổ các phát mìn trong lỗ khoan lớn và nổ mìn buồng phải chuẩn bị ở nhưng chỗ riêng cách chỗ nạp mìn không gần hơn 50 m. Trong các hầm lò chỉ được chuẩn bị các bao mìn mới có khối lượng lớn hơn 300 g ở chỗ riêng biệt dưới sự giám sát của người chỉ huy nổ mìn.
Các bao mìn mồi không chứa kíp dùng để khởi nổ các phát mìn trong lỗ khoan lớn, mìn buồng (trừ khi dùng thuốc nổ nhóm 1). Cho phép làm ngay cạnh lỗ khoan hoặc buồng mìn.
7.2.11 Khi chuẩn bị mìn mồi trước hết phải bóc đầu giấy ở thỏi thuốc nổ ra, dùng que gỗ hoặc tre dùi lỗ để đưa kíp hoặc dây nổ vào, sau đó gấp đầu giấy lên, dùng dây để buộc chặt vỏ giấy vào dây ngòi mìn, dây dẫn điện của kíp hoặc dây nổ. Phải đưa toàn bộ chiếu dài của kíp vào trong thỏi thuốc nổ mỡ không phụ thuộc vào loại thuốc nổ đem dùng.
Khi nổ mìn bằng điện thì dùi lỗ để đưa kíp bằng dùi gỗ, tre mỡ không phải bóc đầu giấy của thỏi thuốc nổ, dùng ngay dây điện của kíp để buộc giữ kíp với thỏi chất nổ.
khi dùng loại thuốc nổ có khả năng bốc cháy bởi tia lửa điện thì không được để dây cháy chậm của ngòi mìn tiếp xúc với thuốc nổ.
Nếu dùng thuốc nổ đang ép đóng bánh làm mìn mồi thì chúng phải có sẵn lỗ để tra kíp hoặc dây nổ (lỗ đã được chế sẵn từ nhỡ máy), cấm tuyệt đối không làm rộng, sâu thêm các lỗ đó.
Trước khi đưa kíp hoặc luồn dây nổ vào các thỏi thuốc nổ dạng bột có vỏ mềm thì phải bóp hoặc đập nhẹ bằng chày gõ cho thuốc nổ tơi ra.
Khi nổ mìn trong các lỗ khoan có nước, phải sử dụng loại dây cháy chậm có vỏ cách nước, chỗ đưa kíp hoặc dây nổ vào thỏi thuốc nổ phải được làm cách nước.
Khi nổ mìn điện trong điều kiện có nước. phải sử dụng loại kíp điện chịu nước để chuẩn bị mìn mồi.
7.2.12 Khi nhúng vỏ bao mìn mồi vào chất cách nước thì không được để cho chất cách nước đang nóng tiếp xúc với dây nổ hoặc dây cháy chậm của bao mìn mồi đó. Chỗ đưa dây vào thỏi mìn chỉ được nhúng chất cách nước có nhiệt độ không cao quá 60oc.
7.2.13 Khi khởi nổ các phát mìn bằng dây nổ thì đầu cuối sợi dây nổ đưa vào thỏi thuốc nổ phải được nút hoặc gấp lại ít nhất hai lần. Nếu vỏ của thỏi thuốc nổ làm bằng giấy hoặc vải thì được phép dùng dây nổ cuốn thành mỗi vòng xung quanh thỏi thuốc nổ để đảm bảo kích nổ tốt.
7.2.14 Nếu vỏ bao mìn mồi làm bằng kim loại thì không được phép hàn vỏ bao sau khi đã đưa thuốc nổ vào bao .
7.2.15 Chỉ được phép chuẩn bị số mìn mồi vềa đủ với số lượng các phát mìn cần nổ. Các bao mìn mồi không sử dụng phải tiêu hủy vào cuối ca làm việc bằng cách nổ theo quy định tại điều 6.2 của tiêu chuẩn này.
7.2.16 Cấm đưa thêm kíp mìn bổ xung vào trong các phát mìn để tăng khả năng kích nổ.
7.2.17 Khi nổ các phát mìn dài (trong lỗ khoan nhỏ hoặc lớn) cho phép nạp vào thỏi mìn mồi hai chiếc kíp điện cùng loại.
7.3 Qui định an toàn khi áp dụng các phương pháp nổ mìn khác nhau
7.3.1 Nổ mìn bằng dây cháy chậm
7.3.1.1 Cho phép đốt ngòi mìn bằng mỗi lửa âm ỉ, bằng mỗi đoạn dây cháy chậm hoặc các phương tiện chuyên dùng khác (các ống đốt) . Khi chỉ khởi nổ một phát mìn cho phép dùng diêm để đốt ngòi mìn.
7.3.1.2 Khi đốt lần lượt một số ngòi mìn thì chiếu dài dây cháy chậm của các ngòi mìn phải được tính sao cho sau khi đốt ngòi thứ nhất, người thợ mìn còn đủ thời gian để đốt xong tất cả các ngòi mìn còn lại và đi đến chỗ an toàn (ngoài phạm vi vùng nguy hiểm hoặc hầm trú ẩn) .
Khi nổ mìn ở gương lò có dùng ống đốt để đốt ngòi mìn thì chiếu dài dây của ngòi mìn phải đảm bảo khởi nổ được lần lượt các phát mìn theo trình tự đã định. Trong mọi trường hợp (trừ trường hợp đã định tại điều 7.6.10.5 của tiêu chuẩn này), chiếu dài của ngòi mìn không được nhỏ hơn 1 m và đoạn dây cháy chậm nằm ngoài miệng lỗ mìn không được ngắn hơn 25 cm. .
7.3.1.3 Trong một lần khởi nổ có từ hai thợ mìn trở lên cùng đốt các ngòi mìn thì phải chỉ định một người làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải đốt ngòi mìn kiểm tra (hoặc đoạn dây cháy chậm kiểm tra) , ra lệnh thời gian bất đầu đốt ngòi mìn, việc rút lui của cả nhóm thợ ra vị trí an toàn. Nhóm trưởng có thể ra lệnh bằng mồm hoặc tín hiệu đã được qui ước và phải phổ biến để tất cả thợ mìn biết tín hiệu này.
7.3.1.4 Trên mặt đất, khi phải đốt từ 5 ngòi mìn trở lên phải dùng ngòi mìn kiểm tra để kiểm tra thời gian đã tiêu hao vào việc đốt các ngòi mìn. -
Dây cháy chậm của ngòi mìn kiểm tra phải ngắn hơn dây của các ngòi mìn đốt đầu tiên là 60 cm nhưng không được ngắn hơn 40 cm. Ngòi mìn kiểm tra được đốt đầu tiên.
7.3.1.5 ở trên mặt đất, ngòi mìn kiểm tra được đặt cách phát mìn đốt đầu tiên không gần hơn 5 m và không được đặt trên đường rút lui của thợ mìn ra nơi an toàn.
7.3.1.6 Sau khi đốt xong các ngòi mìn hoặc sau khi ngòi mìn kiểm tra đã nổ (hoặc đoạn dây cháy chậm kiểm tra đã cháy hết) thì tất cả thợ mìn phải lập tức rút ra khỏi bãi mìn đến nơi an toàn.
7.3.1.7 Cấm dùng ngòi mìn dài hơn 10 m. Khi ngòi mìn dài hơn 4 m thì phải dùng đúp 2 ngòi mìn, hai ngòi mìn này phái được đốt đồng thời.
7.3.1.8 Khi nổ mìn bằng dây chảy chậm, thợ mìn phải đếm số phát mìn đã nổ, nếu không thể đếm được(khi nổ đồng loạt nhiều phát mìn một lúc) hoặc khi có bất kỳ phát mìn nào không nổ thì thợ mìn chỉ được trở lại chỗ bãi mìn vềa nổ sau 15 phút kể từ lúc phát mìn cuối cùng nổ.
Khi nổ trên mặt đất, nếu không có mìn câm thì chỉ sau khi đất đá ngừng xô đẩy trên gương tầng thì thợ mìn được vào trong bãi mìn, nhưng không được sớm hơn 5 phút kể từ lúc phát mìn cuối cùng nổ; còn ở trong hầm lò thì sau khi đá thông gió hết khói mìn, các thợ mìn mới được vào chỗ nổ.
7.3.1.9 Cấm nổ mìn bằng dây cháy chậm ở tất cả các mỏ than, mỏ quặng hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, ở trong các lò đứng, lò nghiêng có độ dốc trên 300 hoặc trong các trường hợp mỡ thợ mìn rút ra nơi an toàn gặp khó khăn, trở ngại.
7.3.2 Nổ mìn bằng dây nổ
7.3.2.1 Trước khi đưa dây nổ vào bao mìn mồt hoặc phát mìn, dây nổ phải được cắt thành từng đoạn có chiếu dài theo yêu cầu.
Chỉ được phép đấu hai đoạn dây nổ với nhau hoặc dây nhánh với dây chính bằng mối ghép phẳng, hoặc bằng các phương pháp đã qui đinh trong bằng hướng dẫn sử dụng của nhỡ chế tạo.
Khi đầu ghép phẳng thì chiếu dài đoạn chồng khít lên nhau không được nhỏ hơn 10 cm và mối ghép được buộc chặt vào nhau bằng băng dính hoặc dây chắc.
3.2.2 Khi đấu các kíp của ngòi mìn kíp điện hoặc rơ le vi sai vào đường dây nổ chính để khởi nổ lại giây nổ thì chúng phải được đặt sát khít với dây nổ ở đoạn cách đầu dây từ 10 đến 15 cm.
7.3.2.3 Khi đầu dây nhánh vào dây chính phải đấu sao cho hướng truyền nổ của dây nhánh trùng với hướng truyền nổ của dây chính.
7.3.2.4 Khi lắp mạng lưới dây nổ, không được để dây nổ bị xoắn, gẫy. Khi có các dây giao nhau thì phải đặt một vật (cục đất, miếng gỗ) dày hơn 10 cm xen vào giữa chỗ giao nhau.
7.3.2.5 Khi đấu đúp mạng lưới thì phải đồng thời khởi nổ cả 2 mạng bằng một hoặc vài chiếc kíp được buộc chặt vào nhau.
7.3.2.6 Mạng dây nổ đấu ở ngoài trời có nhiệt độ 30oc và cao hơn cần che phủ để tránh tác dụng của ánh sáng mặt trời.
7.3.3 Nổ mìn bằng kíp điện
7.3.3.1 Tất cả các kíp điện trước khi đem sử dụng phải được đo trị số điện trở của chúng để kiểm tra sự phù hợp với giới hạn quy định của nhỡ chế tạo. Khi sử dụng kíp điện để nổ mìn phá đá quá cỡ thì không phải đo điện trở kíp như trên, mỡ chỉ cần lấy ngẫu nhiên 5% số kíp điện trong mỗi hộp để đo kiểm tra.
Việc đo điện trở của kíp phải tiến hành trên các bàn có gờ xung quanh, đặt trong buồng riêng của kho hầm lò, nhỡ chuẩn bị VLN, trên bãi trống có mái che. Khi đo điện trở kíp trên bàn của một thợ mìn không được có quá 100 kíp. Các kíp được đo phải đặt trong ống kim loại hoặc phía sau tấm gỗ dày không nhỏ hơn 10 cm.
Sau khi đo điện trở thì hai đầu dây dẫn của kíp phải được đấu chập lại và phải giữ ở trạng thái đó cho đến lúc đấu kíp vào mạng lưới nổ mìn.
7.3.3.2 Các dụng cụ đo điện trở của kíp điện, mạng điện nổ mìn phải có dòng điện phát vào mạch đo không vượt quá 50 ma. Các dụng cụ đo này phải được kiểm tra, nghiệm thu theo đúng quy định của nhỡ chế tạo, nhưng không ít hơn 1 lần/quí và sau mỗi lần thay pin
7.3.3.3 Các kíp điện mỡ dây dẫn có vỏ không chịu nước chỉ được dùng để nổ mìn ở lộ thiên trong điều kiện khô ráo.
Đường dây dẫn chính của lưới nổ mìn phải tốt và chỉ được dùng loại có vỏ bọc cách điện.
Chú thích - Khi nổ mìn trên mặt đất, cho phép sử dụng dây trần làm đường dây chính
Khi đó dây phải được mắc trên cột có sử cách điện.
7 3.3.4 Mạng điện nổ mìn luôn luôn phải có hai dây dẫn, cấm sử dụng nước, đất, đường ống dẫn kim loại. đường ray, dây cáp.... để làm một trong hai dây dẫn trừ trường hợp nêu trong điều 7.6.7.15 của tiêu chuẩn này.
7.3.3.5 Đầu dây nối mạng phải được cạo sạch, mối nốt phải chặt và phải quấn băng cách điện.
7.3.3.6 Khi nổ các phát mìn trong lỗ khoan có đường kính lớn và nổ mìn buồng, phải tính điện trữ chung của cả mạng điện nổ mìn, sau khi lắp xong mạng điện, phải dùng dụng cụ để đo điện trở. Khi trị số điện trở đo sai lệch với trị số tính toán trên 10% thì phải tìm nguyên nhân gây ra sai lệch đó. Khi nổ mìn bằng phương pháp khác hoặc không có khả năng đo trị số điện trở của mạng điện nổ mìn thì cho phép chỉ đo độ kín mạch bằng dụng cụ đo chuyên dùng cho mục đích này. Khoảng thời gian tiếp xúc mạng điện nổ mìn vào hai cọc đầu dây của dụng cụ đo không được kéo dài quá 4 séc.
7.3.3.7 Chỉ sau khi đã nạp mìn và lấp bua xong tất cả các phát mìn của một đợt nở, đã đưa những người không có liên quan tới việc lắp ráp mạng điện nổ ra nút an toàn, mới được phép đầu nốt các dây nhánh với nhau và dây nhánh với dây chính.
7.3.3.8 Các máy nổ mìn, cầu dao để đóng nguồn điện nổ mìn phải đặt ở vị trí an toàn. Máy và cầu dao này phải có cọc đấu dây chuyên dùng để đấu với đường dây dẫn chính của mạng điện nổ mìn. Cấm đấu đường dây dẫn chính của mạng điện nổ mìn trực tiếp vào bất cứ một nguồn điện nào không qua cầu dao chuyên dùng cho nổ mìn.
7.3.3.9 Chỉ những thợ mìn bậc cao, thành thạo công việc mới được phép đấu nốt mạng điện nổ mìn.
7.3.3.10 Cấm đấu mạng điện nổ mìn theo hướng đi từ nguồn điện đến các phát mìn.
7.3.3.11 Hai đầu dây dẫn của phần mạng điện nổ mìn đã lắp ráp phải được đấu chập mạch với nhau cho tới khi đầu phần này với phần sau của mạng điện.
Cấm đấu 2 đầu dây dẫn của phần đã lắp ráp của mạng điện nổ mìn với đầu dây của phần tiếp theo. Khi hai đầu dây ở phía đối điện chưa được đấu chập mạch với nhau.
Đầu cuối cùng của đường dây dẫn chính của mạng điện nổ mìn phải được đấu chập mạch cho tới lúc đấu chúng vào cọc đấu dây của máy nổ mìn hoặc cầu dao điện
7.3.3.12 Kể từ lúc bắt đầu lắp ráp mạng nổ mìn, tất cả các thiết bị điện, dây cáp điện, mạng điện tiếp xúc và các đường điện trên không, nằm ở trong giới hạn của vùng nguy hiểm đều không được mang điện. Trong thời gian lắp ráp mạng điện nổ mìn, cho phép đường cáp chiếu sáng được mang điện, với điện áp nhỏ hơn 36 vôn, để chiếu sáng chỗ làm việc.
7 3.3.13 Cho phép sử dụng các máy nổ mìn, mạng điện lực, mạng điện chiếu sáng để làm nguồn điện khởi nổ. Cầu dao đầu vào mạng điện lực, mạng điện chiếu sáng phải là cầu dao chuyên dùng để nổ mìn. Cầu dao phải đặt trong hòm, tủ có khoá.
7.3.3.14 Chỉa khoá của máy nổ mìn, khoá họp cầu cao nói ở điều 7.3.3.13 phải do người chỉ huy nổ mìn giữ trong suốt thời gian từ lúc chuẩn bị nạp cho đến lúc khởi nổ. Cấm giao chỉa khoá máy nổ mìn và khoá hộp cầu dao điện cho bất cứ người nào khác.
7. 3.3.15 Khi nổ mìn điện, thợ mìn chỉ được ra khỏi hầm trú ẩn khi đã tháo hai đầu dây dẫn chính ra khỏi nguồn điện và đấu chập mạch lại với nhau, nhưng không được sớm hơn 5 phút kể từ lúc nổ mìn đất đá hết xô đổ (nếu ở lộ thiên) , hoặc sau khi đã thông gió theo quy định (nếu ở hầm lò) .
7. 3.3.16 Khi đóng cầu dao điện, quay khoá đến vị trí khởi nổ (nếu là máy nổ mìn), mỡ phát mìn không nổ, thì người khởi nổ phải tháo hai đầu dây dẫn chính ra khỏi cầu dao, máy nổ mìn, đấu chập hai đầu dây lại. khoá cầu dao, cất chỉa khoá của hộp cầu dao và máy nổ mìn. Chỉ sau các công việc kể trên mới bắt đầu việc xem xét nguyên nhân mìn bị câm. Trong trường hợp này phải chờ ít nhất 10 phút tuỳ theo kiểu kíp điện được sử dụng, mới được phép đi vào bãi mìn để xem xét
7. 3.3.17 Khi khởi nổ cường độ dòng điện gây nổ phóng vào mỗi kíp không được nhỏ hơn 1 A. Khi số lượng kíp được nổ đồng loạt đến 100 chiếc, không nhỏ hơn 1,3 A khi số lượng kíp nổ thời 300 chiếc và không nhỏ hơn 2,5 A khi khởi nổ bằng dòng điện xoay chiếu.
7.3.3.18 Tất cả các máy nổ mìn trước khi đưa ra sử dụng phải được kiểm tra ở điện áp xung lâu dài (chỉ đối với mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ) , dòng điện xung tăng cường.
7.3.4 Nổ mìn bằng phương pháp không điện
7.3.4.1 Chỉ được thi công và tiến hành nổ theo đúng thiết kế (hộ chiếu) đã được duyệt.
7.3.4.2 Hạt nổ kích thích gây nổ, dụng cụ gây lực cơ học (súng, cối dập) phải để nguyên trong hộp do người chỉ huy công tác nổ mìn giữ.
7.3.4.3 Chỉ sau khi đã thi công bãi mìn xong, người và thiết bị đã di chuyển tới nơi an toàn, đã nhận tín hiệu của các trạm gác, người chỉ huy nổ mìn rời bãi mìn đến nơi an toàn tiến hành lắp hạt nổ tác động khởi nổ.
7.4 Qui định về cơ giới hoá việc nạp mìn
7.4.1 Chỉ được sử dụng các thiết bị, phương tiện đã được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép dùng để cơ giới hoá việc nạp chất nổ vào lỗ khoan.
7.4.2 Cho phép cơ giới hoá việc nạp thuốc nổ nhóm 2 ở dạng đóng bao, dạng lẫn nước, và dạng hạt (tơi) nhưng trong thành phần của thuốc nổ không chứa nitroeste, hecxôgen hoặc ten.
7.4.3 Khi chuyển thuốc nổ bằng không khí nén phải dùng đường ống chế tạo bằng vật liệu dẫn điện hoặc bán dẫn có điện trở suất không lớn hơn 106 ôm.cai và nhất thiết phải nối tiếp đất toàn bộ hệ thống nạp (thiết bị nạp và đường ống) .
Chú thích
1 ) Đường ống của hệ thống nạp phái được tráng một lớp có điện trở không đối trên toàn bộ chiếu dài chống được dầu mỡ và phải là loại ống mềm .
2) không được sử dụng ống này vào mục đích khác. Đường ống của hệ thống nạp phải có dấu hiệu để phân biệt.
3) Khi lắp ráp không được để ống cong có bán kính cong nhỏ hơn 0,6 m. 7.4.4 Để tránh các vật (cục đá, vật kim loại) lọt vào thiết bị nạp và đường ống dẫn, tại phần cấp điện cần đặt tấm lưới kim loại (loại không phát sinh ra tia lửa khi va đập) có kích thước lò không lớn hơn 8 mm x 8 mm nếu lưới có lỗ tròn thì đườngkính lỗ không lớn hơn 10 mm .
7.4.5 Khi nạp chất nổ dạng rời, không được để bụi thuốc nổ bay lan toả ra môi trường xung quanh, bề mặt các chi tiết của thiết bị nạp không được nóng quá 60oc.
7.4.6 Tốc độ di chuyển của thuốc nổ ở dạng bao, thỏi ở trong lỗ khoan lớn không được lớn hơn 0,6 m/sec.Nếu nạp mìn bằng cơ giới thì tốc độ di chuyển của thuốc nổ trong lỗ không phải theo quy định của điều này mỡ phụ thuộc vào tính năng của thiết bị đó.
7.4.7 Trong mọi trường hợp, chỉ được phép dùng thủ công để đưa các bao mìn mồi vào lỗ khoan. Khi nổ mìn bằng điện, chỉ được phép đưa mìn mồi đến sau khi đã nạp mìn xong và đưa thiết bị nạp khỏi bãi mìn.
7.4.8 Ngay sau khi kết thúc việc nạp mìn phải làm vệ sinh sạch sẽ thiết bị nạp và đường ống dẫn không được để chất nổ còn sót lại.
7.4.9 Cấm sửa chữa máy nạp ngay tại chỗ nạp mìn. Khi sửa chữa thiết bị nạp thì vật liệu, chi tiết thay thế phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhỡ chế tạo. Bất kể sự thay đổi nào trong kết cầu của máy nạp đều phải được phép bằng văn bản của cơ quan đã cho phép sử dụng máy.
7.4.10 Người vận hành máy nạp mìn phải là thợ mìn được huấn luyện phương pháp cơ giới hoá nạp mìn và qui trình vận hành an toàn các máy nạp, khi kiểm tra phải đạt kết quả và được cấp giấy chứng nhận.
7.5 Qui định về nổ mìn trong hầm lò
7.5.1 Nổ mìn trong lò bằng và lò nghiêng (có góc dốc đến 30o)
7.5.1.1 Trước khi bắt đầu nạp mìn, theo hiệu lệnh của thợ mìn, tất cả công nhân trong khu vực bãi mìn phải rút ra nơi an toàn. Chỗ an toàn phải được thông gió bình thường, tránh được đất đá văng, được chống đỡ chắc chắn. Khi nổ mìn ở trong lò chợ dài trên 30 m độ dốc đến 20o, cho phép mọi người không phải rút khỏi lò chợ.
nhưng phải đến chỗ cách nơi nổ mìn không gần hơn 30 m về hướng ngược với chiếu đi của khí độc sinh ra khi nổ mìn. Trong trường hợp dộ dốc của lò chợ từ 200 đến 30o
cho phép áp dụng điều quy định trên nhưng trong một đợt nổ không được dùng quá 3 kg thuốc nổ và phải có biện pháp ngăn vật liệu tự xô xuống phía dưới khi nổ mìn.
7.5.1.2 Việc nổ mìn ở các gương lò sắp thông nhau và các lò nối phải tuân theo các quy định sau:
a) kể từ lúc hai gương lò còn cách nhau 20 m thì trước khi nạp mìn ở một trong hai gương, tất cả mọi người phải rút ra khỏi hai gương đến chỗ an toàn, đặt trạm gác cấm người vào gương lò nổ mìn và gương đối điện theo quy định:
d) kể từ khoảng cách này cho tới lúc hai gương thông nhau, việc nổ mìn ở mỗi gương phải tiến hành vào các thời điểm khác nhau. Khi đó phải xác định chính xác khoảng cách còn lại giữa hai gương;
c) kể từ lúc 2 gương còn 7 m, chỉ được tiến hành công tác ở một gương và nhất thiết phải khoan một lỗ khoan thăm dò có chiếu sâu lớn hơn chiếu sâu của lỗ khoan 1 m trở lên;
d) khi nổ mìn ở lò nối, phải do chính xác khoảng các' ~1 lại của trụ than, quăng. Khi chiếu dày của trụ còn lại 7 m thì tất cả mọi người ỡ chỗ lò sê nối thông nhau và gương độc dạo của lò này đến phải rút ra nai an toàn, phải đặt các trạm gác ỡ giới han nguy hiểm. Trong các hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, ngoài các quy định trên còn phải tiến hành đo khí, thông gió cho các lò này.
e) khi nổ mìn ở gương của một trong hai lò đào song song và cách nhau 20 m thì mọi người ở gương thứ hai phải rút ra nơi an toàn.
Trong các trường hợp nêu từ mục a đến e chỉ được phép khởi nổ sau khi đã nhận được thông báo rằng mọi người đã rút hết khỏi gương lò đối điện và đã đặt trạm gác bảo vệ và Chỉ sau khi nổ mìn xong và được lệnh của người trực tiếp nổ mìn mới được phép bỏ trạm gác ở gương lò đốt điện.
7.5.1.3 Cấm nổ mìn ở địa điểm cách kho VNCN hầm lò dưới 30 m; nếu trong kho hầm lò có người đang làm việc thì khoảng cách này không dưới 100 m. Khoảng cách nêu trên đây được tính từ chỗ nổ đến hầm chứa VLNCN gần nhất.
7.5.1.4 Cấm nổ mìn nếu trong khoảng 20 m kể từ chỗ nổ đi ra ngoài còn có: đát đá chưa xúc hết, các toa xe, đổ vật chiếm trên 1/3 tiết điện ngang của lò cản trở việc thông gió và lối rút ra nơi an toàn của thợ mìn.
7.5.1.5 Cấm nạp và nổ mìn trong gương lò mỡ có khoảng chưa chống lớn hơn quy định trong hộ chiếu chống lò hoặc khi vì chống ở gương đã bị hư hỏng.
7.5.1.6 Khi nổ mìn trong lò bằng và lò nghiêng (có độ dốc đến 30o) để khấu than, quặng, nổ mìn để đào lò chuẩn bị hoặc đào các công trình ngầm (tuy nen, hầm chuyên dùng...) được phép áp dụng tất cả các phương pháp nổ mìn đã được quy định. Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm không được nổ quá 16 phát trong một đợt. Khi dùng ống đốt thì số lượng ống đốt không vượt quá 10 ống trong một đợi cho 1 gương.
Trong những trường hợp riêng, được khởi nổ vềa bằng ống đốt vềa bằng ngòi mìn riêng lẻ nhưng với tổng số các loại không vượt quá 16, trong đó không quá 6 ống đốt cho 1 gương lò. Khi cần khởi nổ trên 16 phát mìn trong một đợi nổ mỡ không dùng ống đốt thì chỉ được khởi nổ bằng điện hoặc bằng dây nổ.
Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm ở trong các lò chợ dài trên 50 m, chiếu cao khấu trên 1,8 m có nóc, nên ổn định và có độ dốc dưới 20o thì không hạn chế số lượng phát mìn được nổ đồng thời. Trình tự đốt các phát mìn của thợ mìn phải có chiếu ngược với chiếu đi của hướng gió.
Trong các lò nghiêng có độ dốc trên 30o thì chỉ được nổ mìn bằng dây nổ hoặc bằng điện. Việc khởi nổ các phát mìn phải tiến hành từ nơi an toàn.
7.5.1.7 Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm thì cho phép 1 thợ mìn đốt các ngòi mìn. Nếu đào lò có gương rộng trên 5 m cho phép 2 thợ mìn cùng đốt nhưng phải toân theo điều 7.3.1.3 và 7.5.1.6 của tiêu chuẩn này.
7.5.1.8 Lượng không khí sạch đưa vào mỗi gương lò có nổ mìn phải đảm bảo để sau khi thông gió không quá 30 phút thì lượng khí độc sinh ra do nổ mìn tại đường lò người đi vào gương làm việc giảm xuống còn không quá 0,006% (tính theo thể tích) khí tính chuyển đổi sang cacbon oxit qui ước. Việc kiểm tra hàm lượng khí độc nếu trên phải tiến hành 1 tháng/1ần và mỗi khi tăng lượng chất nổ cho một lần nổ trong gương.
7.5.1.9 Việc thông gió cho gương vềa nổ mìn phải đảm bảo sau 2 giờ, kể từ khi đưa người vào làm việc thì hàm lượng không khí (ô xi, cacboníc, cacbon oxit) và nhiệt độ phải theo quy định của qui phạm an toàn khai thác hầm lò.
7.5.1.10 Khi nổ mìn để phá đá quá cỡ, thông tắc cho các lò tháo quặng phải tiến hành từ quy định riêng, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp duyệt.
7.5.2 Nổ mìn trong lò gương đứng
7.5.2.1 Khi đào và đào sâu thêm giếng đứng, chỉ được nổ mìn bằng điện hoặc bằng dây nổ. Người khởi nổ các phát mìn phải ở trên mặt đất hoặc ở mức đang khai thác trong các lò có gió sạch đi qua.
7.5.2.2 Chỉ được phép chuẩn bị mìn mồi ở trên mặt đất ở cách các nhỡ cửa. công trình, đường giao thông một khoảng cách tính theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này và cách miệng giếng mỏ lớn hơn 50 m.
Khi đào sâu thêm giếng mỏ cho phép chuẩn bị mìn mồi ở trong một cúp riêng của một trong các mức đang khai thác của mỏ.
7.5.2.3 Phải dùng thùng trục để đưa các bao mìn mồi xuống giếng- Các bao mìn mồi phải xếp trong các hòm chuyên dùng. Cấm dùng thùng trục kiểu tự lật, kiểu thùng dỡ hàng qua đáy. Tốc độ chuyển động của thùng trục không được vượt quá 1 m/sec; khi sử dụng thùng trục có đường định hướng thì không được vượt quá 2 m/sec.
7.5.2.4 Trong thùng trục đưa các bao mìn mồi xuống giếng, không được để thuốc nổ, không được có người, trừ người thợ mìn mang xách mìn mồi. Số lượng mìn mồi chỉ cần đủ cho đợt nổ đó.
7.5.2.5 Khi đưa VLNCN xuống giếng đang đào sâu thêm, trong giếng không được có bất kỳ ai ngoài thợ thi công nổ mìn và thợ vận hành bơm nước.
7.5.2.6 Mang điện nổ mìn trong gương giếng đứng phải được lắp ráp theo kiểu anten. Các cọc để đặt dây anten phải đủ chiếu cao để nước thoát ra anten không bị ngập.
Đường dây chính của mạng điện nổ mìn phải dùng loại cáp điện mềm có vỏ bọc chịu nước. Cấm dùng các kíp điện có dây dẫn ngắn hơn 2,5 m và có vỏ cách điện không chịu nước. Chỉ được lắp ráp mang điện nổ mìn sau khi tất cả công nhân đã rời khỏi giếng mỏ.
7.5.2.7 Trong thời gian đưa thuốc nổ xuống giếng và trong lúc nạp mìn chỉ cho phép người dẫn hướng thùng trục có mặt trên sàn công tác. Trong thời gian nạp mìn cấm làm bất cứ việc gì trên sàn công tác.
7.5.2.8 Sau khi nạp và lắp ráp mạng điện nổ mìn, khi rút lên mặt đất, người thợ mìn mở tất cả các cửa nắp đậy miệng giếng tại sàn công tác và đưa mọi người trong nhỡ tháp giếng ra ngoài, trừ người có trách nhiệm ở lại để khởi nổ.
7.5.3 Nổ mìn trong hầm lò than có khí hoặc bụi nổ
7.5.3.1 Trong hầm lò than có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ được tiến hành công tác nổ mìn với các điều kiện sau:
a) các gương lò phải được thông gió liên tục bằng luồng gió sạch, số lượng và tốc độ không khí phải phù hợp với quy định trong "Qui phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch", nếu là gương độc đạo phải đo khí trong khoảng 3 m tính từ gương trở ra;
b) sử dụng thuốc nổ an toàn dạng thỏi, hoặc thuốc nổ có vỏ bọc an toàn và các phương tiện nổ không phát lửa đã được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép;
c) kíp điện, máy nổ mìn, dụng cụ để đo điện trở của mạng nổ mìn phải là loại an toàn nổ được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép;
d) không cấp đồng thời các VLNCN loại an toàn và không an toàn cho một thợ mìn.
7.5.3.2 Trong các mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí, việc nổ mìn ở các gương lò chuẩn bị mỡ gió thải từ đó sẽ đi qua gương khấu than, phải tiến hành vào thời gian giao ca hoặc trong ca chuẩn bị sản xuất, lúc đó mọt ngươi phải ra khỏi gương khấu than đến chỗ có gió sạch đi qua và cách chỗ nổ mìn không ít hơn 200 m. Yêu cầu này không phải áp dụng khi dùng phương tiện nổ là loại không bốc lửa.
7.5.3.3 Trong các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí cấp 3 hoặc siêu cấp, công tác nổ mìn ở trong than và trong đá sẽ do phó giám đốc kỹ thuật của cấp trên trực tiếp quy định cụ thể riêng cho từng mỏ, nhưng không được trái với những quy định trong tiêu chuẩn này.
ở các mỏ nói trên khi khấu các trụ than phía trên là dọc vỉa thông gió đống thời với việc khai thác ở lò thợ của phân tầng dưới, thì việc nổ mìn đào các lò chuẩn bị để khấu trụ than chỉ được tiến hành vào thời gian ngừng mọi công việc ở lò thợ và mọi người phải rời đến nơi an toàn.
7.5.3.4 Trong các hầm lò có nguy hiểm về khí ở tất cả các cấp hoặc bụi nổ, cho phép dùng kíp vi sai cùng với kíp nổ tức thời để nổ mìn trong các gương than, gương vềa đá vềa than với các điều kiện sau:
a) thời gian chậm tối da của các kíp điện vi sai có tính đến độ chậm sai số không được phép vượt quá 135 ms;
b) các gương than của lò chuẩn bị được đào bằng gương hẹp thì toàn bộ các phát mìn phải được khởi nổ trong một đợt.
c) các lò chuẩn bị than được đào bằng gương rộng mỡ không đánh rạch bằng thì tất cả các phát mìn phải được khởi nổ trong một đợt. Khi chiếu rộng của gương trên 5 m cho phép chia phát mìn ra thành 2 đợt (chia đợt nổ theo chiếu rộng gương) nhưng các lỗ khoan của đợt nổ thứ hai chỉ được nạp mìn sau khi đã nổ xong đợt một và xúc dọn hết than trong gương;
d) các lò chuẩn bị đào trong than có cắt đá vách hoặc đá trụ thì việc nổ các phát mìn trong than, trong đá có thể chia thành hai đợt riêng hoặc nổ đồng thời. Trường hợp chia thành hai đợt nổ thì phải theo hộ chiếu nổ, phó giám đốc kỹ thuật mỏ ký. Phải nạp và nổ các phát mìn trong đó sau khi đã thông gió gương lò, xúc dọn than ở gương, đo khí, rải bụi trơ ở gương và các đoạn lò dẫn đến gương (nếu là mỏ có nguy hiểm về bụi nổ) và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhưng công việc từ sau ở gương;
Cấm chia thành ba đợt nổ trở lên;
e) các trường hợp đã quy định tại điểm b, c, d thì các lỗ mìn đã nạp đều phải nổ đồng thời. Ngoài ra chỉ được khởi nổ các phát mìn khi ở cách gương trong vòng 10 m không có các đống than đã nổ. Trước mỗi lần nổ phải đo khí, phun nước làm ẩm bụi hoặc bụi trơ (nếu là mỏ nguy hiểm về bụi ở gương và một đoạn khoảng 20 m từ chỗ nổ mìn trở ra.
7.5.3.5 Các gương lò chỉ đào trong đá ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, khí hàm lượng khí mê tan ở trong gương nhỏ hơn 1 % và khi hoàn toàn không có bụi than thì có thể dùng kíp điện tức thời , kíp điện vi sai để nổ mìn. khi đó thời gian chậm tốt đa của kíp điện vi sai (có tính cả độ chậm sai số không vượt quá 195 ms.
Không được nổ quá hai đợt trong một gương nổ.
7.5.3.6 Trong các mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ cấm dùng các kíp nổ chậm trong các gương lò than và gương lò than có lẫn đá.
7.5.3.7 Các gương lò chỉ đào trong đá của các mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, nếu hoàn toàn không có khí mê tan và bụi than thì cho phép dùng kíp điện nổ tức thời, kíp điện vi sai với độ chậm bất kỳ và kíp điện nổ chậm có độ chậm không quá 10 giây và không hạn chế các đợt nổ.
7.5.3.8 Cho phép dùng một lượng nhỏ thuốc nổ an toàn để phá rời các vì chống gỗ khi đánh sập đá vách của các gương khấu than. Loại thuốc nổ an toàn này phải đảm bảo khi thí nghiệm nổ một lượng chất nổ bất kỳ ở trạng thái treo tự do không làm bốc cháy hỗn hợp không khí - mê tan- bụi than. Độ nhạy của loại thuốc nổ đối với tác động cơ học không được vượt quá độ nhạy của loại amônít an toàn không chứa nitro este lỏng.
7.5.3.9 Khi đào giếng đứng từ mặt đất ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, nếu hàm lượng khí mê tan ở trong gương nhỏ hơn 1 % cho phép sử dụng thuốc nổ không an toàn và kíp nổ chậm nhưng phải thực hiện các quy định sau:
a) trước khi nổ mìn phải đo hàm lượng khí mê tan ở gương giếng;
b) trước khi khởi nổ phải làm ngập nước mặt gương với chiếu cao cột nước không nhỏ hơn 20 cm tính từ điểm cao nhất của mặt gương:
c) việc khởi nổ phải tiến hành từ trên mặt đất. Trong phạm vi 50 m tính từ miệng giếng không được có người. 7.5.3.10 Khi đào lò giếng từ mặt đất, có thể dùng dòng điện xoay chiếu hoặc một chiếu làm nguồn điện khởi nổ với các điều kiện sau:
a) trong gương của giếng mỏ không có khí metan hoặc bụi than;
b) khi gương của giếng mỏ còn cách vỉa than hoặc vỉa than kẹp 5 m, cũng như ở trong khoang cách 20 m, sau khi gương giếng đã cắt qua trụ vỉa than thì không được phép dùng dòng điện xoay chiếu để nổ mìn ;
Trị số dòng điện phát vào mạng lưới nổ phải phù hợp với mục 7.3.3.17 của tiêu chuẩn này.
7.5.3.11 Khi đào sâu giếng mỏ đi trong đá ở những mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, đi từ mức đang khai thác cũng như khi đã đào lò bằng, lò nghiêng ở những mỏ đang khai thác hoặc đang xây dựng, cho phép dùng thuốc nổ không an toàn
và kíp điện nổ châm với các điều kiện sau:
a) các hầm lò phải được thông gió bằng luồn không khí sạch;
b) gương lò chỉ hoàn toàn đào trong đá;
c) gương lò không thoát khí metan:
d) phải đo khí metan trước một lần nạp và trước mỗi lần khởi nổ.
Khi gương này tới cách vỉa than 5 m, sau khi đi qua vỉa than 20 m phải dùng chất nổ an toàn và kíp điện nổ tức thời, hoặc kíp điện vi sai.
7.5.3.12 Chỉ được dùng chung với nhau loại kíp do các nhỡ máy khác nhau sản xuất, khi các kíp đó được chế tạo theo cùng một tiêu chuẩn nhỡ nước.
7.5.3.13 Trong các hầm lò than, cấm sử dụng các loại thuốc nổ khác nhau để nạp vào một lỗ khoan.
Phát mìn liên tục chỉ được phép dùng một bao mìn mồi có lắp kíp điện.
7.5.3.14 Chiếu sâu tối thiểu của lỗ khoan nhỏ trong than và trong đá không được nhỏ hơn 0.6 mét. Khi trong gương lò có một số mặt tự do thì khoảng cách từ một điểm bất
kỳ của phát mìn đến bề mặt tự do gần nhất (đường cản ngắn nhất) không được nhỏ hơn 50 cm trong than và 30 cm trong đá.
Cấm nổ các phát mìn không có bua nút lỗ.
Khi nổ mìn trong than và đá, chiếu dài nút bua quy định như sau:
a) khi chiếu sâu lỗ khoan từ 0,6 m đến 1.0 m - bằng 1/2 chiếu sâu lỗ khoan;
b) khi chiếu sâu lỗ khoan lớn hơn 1 m - không nhỏ hơn 0.5 m;
c) khi dùng các lỗ khoan lớn không nhỏ hơn 1m.
d) khi nổ các phát mìn lò nhỏ để phá các tảng đá lớn thì chiếu dài nút bua không được nhỏ hơn 30 cm.
7.5.3.15 Nếu phát mìn gồm nhiều thỏi thuốc nổ thì các thỏi thuốc nổ phải được đẩy cùng một lúc vào lỗ khoan còn thỏi mìn mồi được đưa riêng.
7.5.3.16 Khoảng cách tốt thiểu giữa các phát mìn khi nổ mìn lỗ khoan nhỏ được quy định như sau.
a) không nhỏ hơn 0,6 m khi nổ trong than.
b) không nhỏ hơn 0,3 m khi nổ trong đá có độ cứng từ 7 trở lên theo (hang phân loại của Protođiaconov;
c) không nhỏ hơn 0,45 m khi nổ trong đá có độ cứng f nhỏ hơn 7 .
7.5.3.17 Trong các hầm lò than và trong các mỏ hầm lò có nguy hiểm về bụi lưu huỳnh, khi đào các lò chuẩn bị, họng sáo trong than hoặc vềa than vềa đá thuộc các vỉa có độ thoát khí tương đối hơn 10 cm3/tấn sản lượng ngày đêm, cũng như ở các vỉa có nguy hiểm về bụi nổ, khi nổ mìn phải áp dụng các biện pháp an toàn bổ xung như dùng các túi nước treo, nút lỗ mìn bằng bua nước. Các biện pháp này phải theo một quy trình do cơ quan nhỡ nước có thẩm quyến quy định.
7.5.3.18 Cấm nổ mìn ốp trong hầm lò. Khi xử lý sự cố tắc trong các lò tháo than, đá cho phép nổ một lượng thuốc nổ an toàn tốt thiểu cần thiết nhưng với điều kiện tại đó không có khí mê tan hoặc dùng loại VLNCN an toàn cao đã được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.
7.5.3.19 Khi nổ mìn bằng điện
a) các dụng cụ để kiểm tra - đo lường mạng điện nổ mìn phải là loại đã được chế tạo chuyên dùng cho các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ;
b) việc đo kiểm tra kín mạch của mạng điện nổ mìn phải được tiến hành ở nơi đặt máy nổ mìn để khởi nổ, chỗ đó phải an toàn và có luồng gió sạch đi qua.
7.6 Qui định về nổ mìn trên mặt đất
7.6. Qui định chung
7.6.1.1 Trước khi tiến hành nổ mìn lần đầu ở địa điểm đã được phép, đơn vị nổ mìn phải thông báo cho chính quyền, công an địa phương và cho mọi người sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng giáp ranh (vùng có bán kính gấp hai lần bán kính vùng nguy hiểm) biết về địa điểm, thời gian nổ mìn lần đầu, hàng ngày; về giới hạn của vùng nguy hiểm về các tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn.
7.6.1.2 Trước khi nổ mìn gần các công trình có ý nghĩa quan trọng (đường dây tải điện, trạm biến thế nhỡ máy, xí nghiệp, bến cảng, công trình ngầm, đườngdây điện thoại quốc gia, ...) phải thoả thuận với các cơ quan quản lý các công trình đó. Nếu là đườngsắt phải thoả thuận với điều độ tuyến đường hoặc trưởng ga có đoạn đường sắt đó về thời gian nổ mìn và thời gian ngừng tàu qua đó. Nếu là đườngthuỷ thì phải thoả thuận với trưởng bến gần nhất về thời gian nổ.
Các đơn vị nằm trong vùng nguy hiểm phải được thông báo bằng văn bản chậm nhất trước một ngày đêm về thời gian và địa điểm nổ mìn.
7.6.1.3. Khi tính toàn nổ mìn (hướng nổ, chỉ số nổ, đường cản, các hệ số tính toán...) phải tính sao để đảm bảo an toàn cho các công trình nêu trong mục 7.6.1.2 không bị hư hỏng do sóng không khí hoặc các mảnh đá văng. Nếu không thực hiện được yêu cầu này thì phải thoả thuận với các cơ quan quản lý công trình đó về các biện pháp bảo vệ, che chắn để hạn chế tối đa các thiệt hại do nổ mìn gây ra.
7.6.1.4 Khí nổ mìn lỗ khoan lớn, nổ mìn buồng cho phép sử dụng thêm một số công nhân khác tham gia việc nạp mìn, nhưng họ phải được huấn luyện, sát hạch về những quy định an toàn cần thiết, khi làm việc phải có sự giám sát của thợ mìn.
7.6.1.5 Trong mọi trường hợp người khởi nổ các đợt nổ phải ở vị trí an toàn (ngoài vùng nguy hiểm, hầm trú ẩn) . Hầm trú ẩn tự nhiên hoặc nhân tạo có vị trí qui cách phải được quy định (trong bàn thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn) .
7.6.1.6 Trạm khởi nổ phải đặt ngoài giới hạn vùng nguy hiểm hoặc trong hầm chắc chắn. Khi nổ mìn văng xa thì trạm khởi nổ phải đặt ngoài giới hạn văng xa của đất đá theo tính toán về phía ngược với chiếu gió
7.6.1.7 Kể từ lúc kéo dây của mạng nổ mìn vào trạm khởi nổ thì trạm phải được bảo vệ. Chỉ người thợ mìn được giao nhiệm vụ khởi nổ mới được vào trạm khởi nổ.
7.6.1.8 Không khống chế số lượng phát mìn được nổ trong một đợt, nhưng khi nổ các phát mìn lỗ nhỏ bằng dây cháy chậm, thì số lượng ngòi mìn do một thợ đốt (được xác định bằng thời gian cháy của ngòi mìn kiểm tra.
7.6.1.9 Trong khi nạp, một phần thuốc nổ đã nạp vào lỗ khoan bị đất đá lở lấp mất, cần nạp tiếp và cho nổ cùng đợt. Vị trí các phát mìn này cần phải đánh dấu và khi xúc đất đá ở đó phải có thợ mìn giám sát cho đến khi khẳng định rằng thuốc nổ trong lỗ khoan đã nổ hết. Nếu phát hiện thấy thuốc nổ còn sót lại phải thu gom và đem huỷ.
7.6.1.10 Nếu các phát mìn nằm ở nơi khó nhận biết (trong bụi rậm) thì khi nổ bằng dây cháy chậm, phải đặt các dấu hiệu dễ nhận ở các phát mìn đó.
7.6.2 Nổ mìn ốp
7.6.2.1 Khi cấn nổ một số phát mìn ốp trong một đợt nổ bằng dây cháy chậm thì khoảng cách giữa các phát mìn phải đảm bảo sao cho khi phát này nổ sẽ không làm tung phát kia. Nếu không làm được như vậy thì phải khởi nổ đồng thời các phát mìn bằng các kíp điện hoặc bằng dây nổ. Vật liệu đấp lên phát mìn phải bằng vật liệu dẻo, phải áp kín hoàn toàn. chiếu dày đất đắp không nhỏ hơn chiếu dày lớp thuốc nổ. Cấm dùng đá dăm hoặc vật liệu rắn khác để phủ lên lớp thuốc nổ.
7.6.3 Nổ mìn lỗ khoan lớn
7.6.3.1 Phải dọn sạch các cục đất đá, rác và các vật liệu khác trong vòng bán kính không nhỏ hơn 0,7 m tính từ mép lỗ khoan. khi đất đá không ổn định thì phải có biện pháp bảo vệ miệng lỗ khoan khỏi bị sụt lở.
7.6.3.2 Khi cần khởi nổ đồng thời một số phát mìn trong lỗ khoan lớn thì phải khởi nổ bằng kíp 'điện hoặc bằng dây nổ.
khi lỗ khoan sâu trên 15 m thì mạng,lướt nổ phải là mạng dây đúp.
Khi đưa các bao thuốc nổ có vỏ bọc cách nước và các bao mìn mồi xuống lỗ khoan, phải buộc dây chắc chắn rồi dòng xuống (dây buộc có nút dễ tháo) . Không được để dây nổ hoặc dây điện bị kéo căng.
7.6.3.3 Cho phép dùng các phương tiện cơ giới để nạp mìn, nhưng phải thực tiện quy định điều 7.4 của tiêu chuẩn này.
Khi dùng chất nổ nhóm 11 mỡ không dùng kíp nổ, cho phép dùng ô tô tự đổ để nạp bua vào các lỗ khoan, khi đó ôtô phải có bình dập lửa, ống xả của ô tô phải trang bị bộ phận dập tắt tàn lửa.
7.6.3.4 Cho phép thủ tiêu các phát mìn câm trong lỗ khoan lớn bằng các cách sau:
1 ) cho khởi nổ lại phát mìn câm nếu nguyên nhân gây câm là do mạng nổ trên mặt đất bị hỏng với điều kiện trị số đườngcản nhỏ nhất của phát mìn câm không bị giảm do tác dụng nổ phá của phát mìn bên cạnh;
2) khi áp dụng phương pháp nổ không có kíp và chất nổ là loại chứa nitrat amôn thì cho phép dùng máy xúc để xúc đất đá ở cạnh phát mìn câm;
3) cho nổ một phát mìn trong lỗ khoan lớn được khoan song song và cách lỗ mìn câm không gần hơn 3 m. Vị trí lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn xác định;
4) cho phép xúc dọn đất đá bằng thủ công tại chỗ có lỗ mìn câm để làm lộ đầu phát mìn câm ra.
Khi không thể xúc đất đá bằng thủ công, cho phép khoan và nổ các lỗ mìn có đường kính nhỏ được bố trí cách trục tâm của lỗ mìn câm một khoảng cách lớn hơn 1 m. Số lỗ, hướng, chiếu sâu của các lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn quyết định.
7.6.4 Nổ mìn tạo túi ở đáy lỗ khoan hoặc làm khô lỗ
7.6.4.1 Chỉ được phép nổ phát mìn để tạo túi hoặc làm khô nước trong lỗ khoan khi các lỗ khoan kề sát xung quanh chưa nạp chất nổ.
7.6.4.2 Không được ném bao mìn mồi vào lỗ khoan khi nổ tạo túi hoặc nổ làm khô nước. Khi chiếu sâu lỗ khoan trên 10 m phải khởi nổ bằng dây nổ hoặc bằng kíp điện.
7.6.4.3 sau khi nổ tạo túi hoặc làm khô lỗ khoan phải đợt ít nhất 15 phút nếu dùng thuốc nổ nhóm 2, và 30 phút nếu dùng thuốc nổ các nhóm khác mới được nạp thuốc nổ lần sau.
7.6.5 Nổ mìn buồng
7.6.5.1 Vị trí thực tế của các lò đã được đào để nổ mìn buồng (bao gồm cả bản thân buồng mìn) phải được vẽ lên bản đổ địa hình, mặt cắt của khu vực nổ mìn. Số liệu đo đạc để vẽ là số đo bằng máy.
7.6.5.2 Tiết điện nội tâm của lò đào thông từ mặt đất tới buồng mìn không được nhỏ hơn 1,2 m2 (1,2 m x 1,0 m) , nếu lò đào thông vào buồng mìn là lò giếng thì phải có thiết diện nhỏ nhất là 1 m2.Trước khi bắt đầu nạp thuốc nổ, phải kiểm tra, củng cố toàn bộ đường lò để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nạp.
7.6.5.3 Trong phạm vi bán kính 0,7 m kể từ cửa lò, phải dọn sạch đất đá, vật dụng khác. Cách cửa lò hoặc miệng giếng không nhỏ hơn 3 m phải tạo mặt bằng để )xếp VLNCN trước khi nạp.
7.6.5.4 Khi đưa VLNCN xuống giếng dẫn vào buồng mìn thì không được ném phải dùng tời hoặc dây bện để thả xuống. Tốc độ đưa VLNCN xuống giếng không được lớn hơn 1 m/s. Khi nạp chất nổ nhóm 2 dạng tơi, cho phép nạp theo đường ống hoặc lỗ khoan lớn thẳng xuống buồng mìn. Đường ống phải chế tạo bằng vật liệu, không phát sinh tia lửa khi bị va chạm hoặc ma sát.
7.6.5.5 Khi xếp thuốc nổ vào buồng mìn, người chỉ huy đợt nổ phải luôn có mặt tại hiện trường để hướng dẫn, kiểm tra và thi công đúng với thiết kế. 7. 6.5.6 trong khi nạp thuốc nổ, không được có các dây dẫn điện ở trong các buồng mìn, nếu chiếu sáng bằng điện thì phải dùng đèn chiếu từ đườnglò bên cạnh chiếu sang (cho phép dùng đèn điện dòng xoay chiếu điện áp 220 V) , nhưng chỉ được dùng trước lúc đưa mìn mồi đã có lắp kíp điện vào buồng mìn.
Trước lúc đưa mìn mồi có lắp kíp điện vào lò phải cắi điện, tháo cắt tất cả mạng điện chiếu sáng. Việc chiếu sáng sau khi cắt điện phải bằng một trong các loại đèn ắc qui mỏ, đến dầu săng an toàn, đèn pin.
7.6.5.7 Khi nổ mìn buồng nhất thiết phải sử dụng các bao mìn mồi. Nếu trong buồng nạp có nước thì phải dùng loại VLNCN chịu nước (hoặc được bao gói chống nước). Các bao mìn mồi phải được đặt trong hộp vỏ cứng bền chắc.
7.6.5.8 Nếu việc nạp mìn kéo dài quá một ngày đêm mỡ bao mìn mồi làm bằng thuốc nổ có chứa môni nitrat, kíp điện có vỏ bằng kim loại hoặc vỏ giấy thì phải sơn vỏ kíp một lớp vecni hoặc quét nhựa cao su để tránh vỏ kíp bị rỉ, hoặc vỏ giấy của kíp bị ẩm.
7.6.5.9 Nếu giếng sâu chưa đến 15 m; có thể dùng thang dây hoặc thang tre cho người lên xuống giếng.
Nếu giếng sâu hơn 15 m thì dùng tời trục chở người, tời trục phải có phanh hãm đảm bảo an toàn.
7.6.5.10 Nếu trong giếng có đặt máy bơm điện thì phải cắt điện, đưa động cơ điện, dây điện lên khỏi giếng trước lúc đưa bao mìn mồi có lắp kíp điện xuống giếng.
7.6.5.11 Các dây dẫn điện của mạng điện nổ và dây nổ trong đường lò và trên mặt đất phải được bảo vệ tránh hư hỏng. Mạng lưới nổ phải là mạng lưới đúp.
7.6.5.12 Việc đo kiểm tra điện trở của mạng điện nổ mìn phải tiến hành hai lần: lấn đầu vào lúc nạp xong thuốc nổ, lấn thứ hai vào lúc nạp xong bua. Khi đó mọi người phải ở vị trí an toàn.
7.6.5.13 Sau khi nổ mìn ít nhất 15 phút (thời gian cụ thể được quy định trong thiết kế nổ mìn) người chỉ huy đợt nổ mới được vào kiểm tra bãi nổ.
7.6.5.14 Khi phát hiện thấy có phát mìn côm phải lập tức bố trí người bảo vệ vùng có mìn câm. Không cho người không có liên quan vào vùng nguy hiểm của phát mìn câm đó.
Cho phép xử lý phát mìn buồng bị câm bằng cách đào dỡ lớp bua ra, nạp một bao mìn mồi mới vào phát mìn câm, lấp bua, tiến hành khởi nổ lại theo trình tự thông thường đã quy định, nhưng đường cản nhỏ nhất của phát mìn câm không bị giảm đi so với trị số ban đầu trước khi nổ.
Nếu kiểm tra thấy trị số đường cản nhỏ nhất của phát mìn câm đã bị giảm đáng kể mỡ nếu khởi nổ lại phát mìn câm này có thể gây nguy hiểm do đá văng xa hơn tính toán ban đầu thì không được nổ lại phát mìn câm đó. Khi đó cho phép moi dỡ lớp bua và moi dỡ dần thuốc nổ ra.
Trong trường hợp cần thiết phải đào các đường lò bổ sung để thủ tiêu các phát mìn buồng bị câm thì công việc này phải thực hiện theo thiết kế riêng được phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị duyệt.
Toàn bộ công việc có liên quan tới việc xử lý mìn buồng câm phải thực hiện dưới sự giám sát của cần bộ chuyển trách an toàn của đơn vị.
7.6.6 Nổ mìn thăm dò địa chất ở đất liền
7.6.6.1 khi nổ đồng thời một số lỗ khoan, có đường kính lớn trong đất đá không ổn định cho phép nạp mìn vào lỗ khoan ngay sau khi khoan xong lỗ khoan đó. Khoảng cách giữa các lỗ khoan được xác định trong thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn, trong thiết kế có tính tới chiếu sâu lỗ khoan, lượng thuốc nổ sẽ nạp trong lỗ khoan. Các lỗ khoan đã nạp phải được thợ mìn trông nom bảo vệ thường xuyên. Trong thời gian nạp tất cả mọi người không có liên quan đến việc nạp mìn phải rút ra ngoài giới hạn vùng nguy hiểm.
7.6.6.2 Chỉ cho phép những người của đội mìn có mặt ở trong trạm. Nếu trạm nổ mìn đặt trên ôtô (máy kéo, rơmoóc) thì cho phép người lái phương tiện ngồi trong buồng lái.
7.6.6.3. Trạm nổ mìn phải ở cách chỗ nổ một khoảng cách theo quy định tại điều 3.8.4 của tiêu chuẩn này, trạm phải được bảo vệ thường xuyên. Cấm để các vật dụng không có liên quan tới việc nổ mìn ở trong trạm
7.6.6.4 Trong trạm nổ mìn cho phép đặt các trạm vô tuyến đã được phép dùng để thăm dò địa chấn, nhưng phải đặt trong một ngăn riêng. Các trạm vô tuyến có công suất lớn, kiểu thông thường cùng với máy phát điện phải đặt ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm theo điều 3.8.4 của tiêu chuẩn này.
7.6.6.5 Trước lúc trạm vô tuyến bắt đầu làm việc, phải kiểm tra xem xét để không có hiện tượng rò điện
7.6.6.6 Cấm đưa đường dây điện nổ mìn vào buồng đặt trạm vô tuyến.
7. 6.6.7 Lượng VLNCN để ở chỗ công tác không được vượt quá yêu cầu dùng trong một ca của đội thăm dò.
Cho phép để ở chỗ công tác lượng VLNCN dùng trong 3 ngày đêm nhưng với điều kiện là VLNCN phải để ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm và được bảo vệ suốt ngày đêm.
7.6.6.8 Cấm sử dụng các dây dẫn (dây của mạng nổ mìn, dây điện thoại...) có vỏ bọc cách điện đã bị hư hỏng, dây đấu vào máy không có phích cắm chuyên dùng.
7.6.6.9 Để kbởl nổ các phát mìn, chỉ cho phép dùng các máy nổ mìn chuyên dùng. Cấm dùng nguồn điện khác để khởi nổ.
7.6.6.10 Sau khi chuẩn bị xong các phát mìn thì dây dẫn của kíp điện phải quấn chặt xung quanh phát mìn.
7.6.6.1 Đường dây dẫn mạng điện nổ mìn phải là loại dây mềm có hai lõi và gồm hai phần, chúng được nối với nhau sau khi đã đưa phát mìn xuống lỗ khoan.
7.6.6.12 Khi tiến hành công tác nổ mìn, thăm dò địa chấn chỉ được phép dùng một đường dây nổ mìn chính. ở cả hai đầu phải có dấu hiệu để phân biệt với các đườngdây khác.
7.6.6.13 Phải dùng dây hoặc sào có móc làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa để đưa các phát mìn xuống lỗ khoan, không được quẳng vứt làm va đập các phát mìn, phải theo quy định tại điều 7.1.12 của tiêu chuẩn này. Không được để dây dẫn chính bị căng khi đưa phát mìn xuống lỗ.
Trước khi đưa phát mìn xuống lỗ khoan, phải dùng dưàng để kiểm tra toàn bộ chiếu sâu lỗ khoan.
Đường kính của dưàng đo phải lớn hơn đường kính phát mìn.
Khi nạp phát mìn xuống lỗ khoan mỡ bị kẹt thì phải lựa chiếu kéo lên và chỉ sau khi thông lỗ và kiểm tra lại phát mìn mới được nạp lại. Trong khi thông lỗ phải ngắt phát mìn ra khỏi đường dây dẫn chính và đưa đến chỗ an toàn. Trường hợp không lấy phát mìn lên được thì phải thủ tiêu phát mìn này theo điều 7.6.6.17 của tiêu chuẩn này.
7.6.6.14 Cấm quấn dây dẫn chính xung quanh kíp điện, chỉ trừ trường hợp sử dụng một kíp điện riêng lẻ đặt trên mặt đất để đánh dấu thời điểm nổ.
7.6.6.15 Nhưng công việc có liên quan tới việc nổ phát mìn treo trong không khí ,đặt trên mặt đất hoặc trong hồ chứa nước phải tiến hành theo thiết kế được duyệt theo quy định hiện hành.
Việc nổ mìn trong lò chứa nước phải có sự thoả thuận của cơ quan bảo vệ thuỷ sản hoặc cơ quan quản lý hộ chứa nước đó.
7.6.6.16 Cấm.
1) người đi đến lỗ khoan trước 5 phút kể từ lúc phát mìn trong lỗ khoan nổ
2) người xuống giếng hoặc hào sâu hơn 3 m trước lúc thông gió hoàn toàn; không được sớm hơn 30 phút sau khi nổ mìn;
3) khoan tiếp vào lỗ khoan sau khi nổ hoặc khi có mìn câm trong lỗ đó;
7.6.6.17 Thủ tiêu các phát mìn câm tiến hành bằng các cách sau.
1) cẩn thận lấy phát mìn ra khỏi lỗ và đem huỷ bằng cách nổ ở chỗ an toàn;
2) nếu không lấy được phát mìn ra thì nạp thêm phát mìn vào lỗ khoan và cho nổ theo quy định.
3) các phát mìn bị câm do ẩm ướt phải được thủ tiêu theo quy định của điều 4 của tiêu chuẩn này.
7.6.7 Nổ mìn thăm dò địa chấn trên sông biển
7.6.7.1 Nổ mìn thăm dò địa chấn trên biển phải thảo thuận với cơ quan quản lý bến cảng ở gần khu lực đó và cơ quan bảo vệ hải sản, trừ việc thăm dò được tiến hành bằng phương pháp kích thích sóng địa chấn.
7.6.7.2 Thành viên ở trên tàu thăm dò địa chấn, thành viên của đội thăm dò địa chấn đều phải được huấn luyện về các quy định an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Chứng chỉ phải ghi rõ "Cho phép tiến hành công tác nổ mìn trên biển.
7.6.7.3 Cấm tiến hành công tác nổ mìn thăm dò địa chấn trong lúc có sương mù, lúc trời tranh tối tranh sáng, ban đêm (trừ trường hợp sử dụng đườngdây chính kiểu nổi) và khi có sóng trên cấp 4.
7.6.7.4 Các tàu thuyền dùng trong công tác thăm dò địa chấn có sử dụng nổ mìn phải đăng ký tại cơ quan đăng kiểm theo quy định hiện hành.
7.6.7.5 Cho phép tàu đặt trạm địa chấn ăn theo trạm nổ mìn đặt trên các thuyền có mái chèo hoặc các loại tàu khác. trên mỗi trạm nổ mìn phải có phao cấp cứu cá nhân đủ cho số người có mặt trên trạm.
7.6.7.6 Khoảng cách an toàn (Rat) tính theo tác động của sóng va đập đối với trạm nổ mìn khi sử dụng thuốc nổ rắn và lỏng, tính theo công thức :
trong đó q là khối lượng của phát mìn, tính bằng kilogam.
Trong mọi trường hợp Rat không được nhỏ hơn 50 m. Khi làm việc trên biển khoảng cách từ tàu đặt trạm địa chấn đến chỗ nổ không được nhỏ hơn 150 m. Khi phát mìn có khối lượng 100 kg khoảng cách đó không được nhỏ hơn 2 lần khoảng cách về sóng va đập nhưng không được dưới 25 m.
7.6.7.7 Trong thời gian trạm nổ mìn nổi làm việc, chỉ cho phép các tàu thuyền khác đến trạm nổ theo tín hiệu của người thợ mìn. Người thợ mìn chỉ được phát tín hiệu này trong lúc trạm nổ không nổ mìn hoặc không làm các công việc khác có liên quan tới VLNCN.
7.6.7.8 Chỉ được phép chuyển tải VLNCN trên các tàu khi sóng nhỏ hơn cấp 4 và khi đã neo buộc các tàu lại với nhau.
7. 6.7.9 Khi tiến hành nổ mìn để thăm dò địa chấn cấm tất cả những người không có liên quan tới công việc của trạm nổ có mặt trên trạm nổ.
7.6.7.10 Trong thới gian làm việc phải đảm bảo liên lạc thông suốt giữa trạm địa chấn và trạm nổ mìn.
7.6.7.11 Các thiết bị dùng để nổ mìn phải được bảo vệ để tránh nước ngấm vào, VLNCN phải được bảo quản ở ngăn riêng đặc biệt.
7.6.7.12 Trạm nổ mìn không được di chuyển khỏi vị trí khi phát mìn chưa chìm đến độ sâu quy định.
không được kéo lê phát mìn theo đáy sông, hồ, biển.
7.6.7.13 Chỉ được phép tiến hành kiểm tra mạng điện nổ mìn, nối đường dây chính với nguồn điện và khởi nổ sau khi trạm nổ mìn đã đến vị trí an toàn theo tác động của sóng va dập nhưng không nhỏ hơn 50 m .
7.6.7.14 Khi sử dụng đườngdây nổ mìn loại nổi phải thực hiện các quy định sau:
1 ) cả hai bên mạn tàu đặt trạm địa chấn phải có cầu thao tác để tiến hành lắp kíp vào phát mìn, nối phát mìn với vòng tiếp xúc và đưa phát mìn xuống nước. Dùng các máng đặc biệt từ cầu để phát mìn trượt xuống nước được dễ dàng
2) đường dây chính mạng nổ mìn và đường dây của máy ghi địa chấn phải luôn cách nhau không dưới 10 m
3) trên cầu thao tác chỉ được để một phát mìn:
4) phải dùng đường dây điện riêng để cấm điện cho đườngdây chính nổ mìn, khoảng thời gian đóng điện không quá 10 giây;
5) đường dây chính nổ mìn phải có công tắc nổ đặt ở trên cầu thao tác:
6) đườngdây chính nổ mìn cần được kiểm tra tính toán lại sau 10 ngày làm việc. Số liệu kiểm tra ghi vào sổ công tác của đội.
Chú thích - Khi sử dụng đường dây chính nổ mìn kiểu nổi cho phép dùng tuyến nổ mìn chỉ có
7. 6.7.15 Khi sử dụng sự kích nổ chất khí hoặc năng lượng của khí nén để làm nguồn kích thích dao động đàn hồi thì khoảng cách an toàn sẽ được quy định trong một qui trình riêng.
7.6.8 Nổ mìn ở dưới nước (phá đá, phá công trình)
7.6.a.1 Khi tiến hành nổ mìn ở dưới nước mỡ phải đưa người xuống nước, thì thợ mìn phải là người đã được đào tạo thợ lặn và đã qua kỳ kiểm tra sát hạch đạt kết quả. Người thợ mìn này đã có thâm niên công tác trên 1 năm.
7.6.8.2 Khi chở các phát mìn bằng thuyền thì đội công tác của mỗi thuyền không quá 5 người. Nguời đội trưởng cầm lái, hai người chèo thuyền, một người thợ mìn, một người đánh dấu vị trí.
Không được để quá 20 phát mìn ở trên thuyền (khối lượng chung không quá 40 kg) phải đặt ở phía lái thuyền. Việc xếp đặt các phát mìn trên thuyền do người thợ mìn đảm nhận.
Thuyền chở VLNCN không được chở các loại hàng hoà khác.
Tất cả các thành viên trên thuyền phải được trang bị phao cấp cứu cá nhân.
7.6.8.3 Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm, chiếu dài của mỗi phát mìn không được nhỏ hơn 1m và mỗi lần nổ không được nổ quá 10 phát mìn.
7.6.8.4 Có thể nổ mìn bằng dây cháy chậm để phá các tàu chìm, phá kết cầu của cầu nếu chiếu sâu của nước đòi hỏi dây cháy chậm không dài quá 3 m. Khi đó đầu dây cháy chậm phải nhô cao khỏi mặt nước.
Nếu phát mìn do thợ lặn đặt thì chỉ được khởi nổ phát mìn đó sau khi người thợ lặn đã lên và đến nơi an toàn ở trên mặt đất. Nếu đồng thời có một số thợ lặn đặt mìn thì cấm nổ mìn bằng dây cháy chậm.
7.6.8.5 Khi nổ mìn điện ở dưới nước thì mạng điện nổ mìn phải lắp ở trên bờ và sau đó mới xếp toàn bộ từng nhánh riêng lên thuyền đưa đến địa điểm nổ để lắp.
ở những chỗ nước chảy mạnh, để mạng điện khỏi bị đứt, bị căng phải dùng dây chắc để nối các phát mìn với nhau.
7.6.8.6 Khi dùng xuồng để làm việc, có thể lắp mạng điện nổ mìn ngay trên xuồng với điều kiện là chỉ lắp một mạng dây chính.
Chỉ được phép kiểm tra mạng điện, đầu mạng điện với nguồn (máy nổ mìn) và khởi nổ sau khi người thợ lặn đã lên xuống, xuồng đã đến nơi an toàn, cách chỗ nổ mìn không ít hơn 100 m.
7.6.8.7 Khối lượng riêng của phát mìn không được nhỏ hơn 1,3 để nó có thể tự chìm xuống nước. Mỗi phát mìn phải được nối với một phao riêng.
Trường hợp khối lượng chất nổ của phát mìn nhỏ hơn 20 kg cho phép dặt vật nặng vào trong cùng một cao với thuốc nổ. Nếu phát mìn lớn hơn 20 kg thì vật nặng để ở ngoài và được buộc chặt vào phát mìn.
Nếu dùng thuốc nổ không chịu nước phải có vỏ bọc chống nước.
7.6.8.8 Khi nổ mìn ở đáy của hồ, sông, biển, vị trí đặt phát mìn phải được đánh dấu bằng phao nổ.
Khi nổ phát mìn treo lơ lửng trong nước thì mỗi phát mìn phải được buộc vào phao nổi. Để treo các phát mìn đặt sâu không quá 3 m cho phép dùng phao cao su.
Cấm dùng dây mạng nổ mìn để treo phát mìn vào phao.
7.6.8.9 Khi nổ các phátt mìn ở dưới nước thì không được có người ở dưới nước trong vòng bán kính theo quy định sau:
1) khối lượng thuốc nổ nhỏ hơn 1 kg thì bán kính tốt thiếu là 100 m;
2) khối lượg thuốc nổ từ 1 đến 10 kg thì bán kính tối thiểu là 500 m;
3) khối lượng thuốc nổ từ 10 đến 50 kg thì bán kính tối thiểu là 1000 m;
4) khối lượng thuốc nổ trên 50 kg thì bán kính tối thiểu là 2000 m.
Khi nổ trên 10 kg thuốc nổ ở những đoạn sông gấp khúc thì khoảng cách trên có thể giảm đi 1/2.
Trước khi nổ mìn phải đặt người gác, treo tín hiệu. Tín hiệu này phải đặt cách chỗ nổ mìn 1,8 km về phía thượng lưu và 1 km về phía hạ lưu. Cấm tàu thuyền qua lại vùng nguy hiểm. Việc cấm này phải thoả thuận trước với cơ quan quản lý đường sông.
7.6.9 Nổ mìn để phá về kim loại và kết cầu kim loại
7.6.9.1 Cho phép nổ mìn để phá về kim loại và các kết cầu kim loại tại một mặt bằng dành riêng: nổ trong buồng bọc thép, trên bãi trống, nơi có kết cầu kim loại cần phá nhưng phải có thiết kế được phó giám đốc kỹ thuật cơ quan quản lý cấp trên duyệt.
7.6.9.2 Cho phép bảo quản số lượng VLNCN dùng trong ngày ở mặt bằng làm việc, nhưng phải đặt trong các chỗ sâu trong đất có mái che .chắc chắn và ở cách chỗ nổ không nhỏ hơn 200 m.
7.6.9.3 Khi đồng thời nổ một số phát mìn thì phải khởi nổ bằng điện hoặc dây nổ
Khi khởi nổ bằng điện thì phần dây điện đi từ buồng bọc thép ra ngoài không được để tiếp xúc với phần kim loại của buồng bọc thép. Phải dùng dây dẫn có vỏ bọc cách điện và những chỗ nối phải được quấn cách điện cẩn thận. Khi làm việc ở trong buồng bọc thép cho phép dùng nguồn điện có điện áp không lớn hơn 12 vôn để chiếu sáng. Trước khi nạp mìn phải cắt điện tháo dỡ đưa ra khỏi buồng thép hệ thống chiếu sáng này.
Những việc tiếp theo cần chiếu sáng phải dùng đèn ác qui mỏ hoặc đèn pin, đèn xăng an toàn.
7.6.9.4 Xung quanh buồng bọc thép ở khoảng cách không nhỏ hơn 30 m phải có hàng rào
Khối lượng và kết cầu nắp buồng bọc thép phải đảm bảo không bị bật ra hoặc bị phá huỷ khi mìn nổ.
Trước khi đưa buồng thép vào vận hành và sau mỗi lần sửa chữa phải thử độ bền chắc của buồng bằng cách cho nổ ở trong đó một lượng chất nổ gấp đôi.
Phải dùng cần cẩu để tháo hoặc lắp buồng bọc thép.
7.6.9.5 Sau một lần nổ mìn buồng bọc thép phải được thông gió hết khí độc rồi mới cho người vào làm việc.
7.6.9.6 Nếu dùng ô xy để khoan kim loại thì trước khi nạp mìn phải dùng nước làm mát lỗ khoan đến nhiệt dộ không lớn hơn 80oc , phải dọn sạch phôi do khoan bằng ôxy tạo ra.
7.6.9.7 Vật liệu nút bua phải là loại dễ lấy được ra khi phát mìn bị câm. Nếu có mìn câm phải thận trọng lấy hết phần nút lỗ ra rồi đưa một bao mìn mồi và cho nổ lại theo quy định.
7.6.9.8 Chỉ được phép nạp mìn lần thứ hai sau khi đã làm mát thành lỗ khoan đến nhiệt độ không quá 80oc .
7.6.9.9 Đường di đến chỗ nổ mìn, đến nơi an toàn phải gọn gàng, sạch sẽ. Chỗ trú ẩn của người thợ mìn được quy định trong thiết kế nhưng không được gần hơn 100 m nếu nổ mìn trong buồng bọc thép thì khoảng cách không được gần hơn 30 m.
7 6.10 Nổ mìn để phá về khối nóng
7.6.10. Khi nổ mìn để phá về khối nóng chỉ được dùng dây cháy chậm hoặc dây nổ.
7.6.10.2 Cấm nạp mìn vào các lỗ khoan khi nhiệt độ đáy lỗ khoan cao hơn 200oC.
Khi nhiệt độ lỗ khoan từ 80 đến 200oC phát mìn phải đặt trong vỏ cách nhiệt. Để nổ mìn trong các khối nóng có nhiệt độ đo ở phần đáy lỗ khoan cao hơn 40oc chỉ được dùng chất nổ nhóm 2.
7.6.10.3 Khi nổ mìn để phá về các "bướu' trong lò luyện kim thì chỗ nổ mìn phải đặt rào chắn làm bằng các cây gỗ xếp khít nhau. Dàn giáo thi công nổ mìn phải chắc chắn và có tay vịn.
Mỗi lần nổ mìn để phá "bướu' trong lò luyện kim đều phải lập thiết kế theo điều 7.1 của tiêu chuẩn này.
7.6.10.4 Chỉ được phép nổ mìn để phá về các khối nóng sau khi đã thực hiện xong việc làm sạch không khí (lò không có khí độc) đã thử vỏ cách nhiệt của bao chất nổ bằng cách đưa vào lỗ khoan một vỏ bao, làm bằng amiăng trong đó đặt một ngòi mìn (không có thuốc nổ) nếu kíp mìn bị nổ trước 5 phút thì phải tăng chiếu dày của vỏ bao.
7.6.10.5 Khi đo nhiệt độ ở đáy lỗ khoan thấp hơn 80oc thì cho phép không phải dùng vỏ bao cách nhiệt, riêng bao mìn mồi phải bọc giấy cẩn thận.
Thời gian nạp mìn không được kéo dài quá 5 phút.
Khi nhiệt độ cao hơn 80oc thì toàn bộ phát mìn (kể cả bao mìn mồi) được đặt trong một vỏ cách nhiệt đảm bảo thời gian từ lúc nạp đến lúc nổ phát mìn này do sự đốt nóng qua thành lỗ khoan không nhỏ hơn 4 phút. Việc nổ được tiến hành bằng dây cháy chậm có độ dài không dưới 60 cm. Cấm xoắn, vặn dây cháy chậm này.
7.6.10.6 Khi nhiệt độ đo ở đáy lỗ khoan thấp hơn 80oc cho phép nạp và nổ đồng thời không quá 5 phát mìn. Nếu nhiệt độ từ 80 đến 200oC thì không được quá 2 phát.
7.6.10.7 Trong bất kể trường hợp nào, thời gian liên tục nạp và nổ một nhóm các phát mìn không được quá 4 phút.
Nếu như đến 4 phút mỡ thợ mìn không kịp nạp hết các lỗ khoan thì người chỉ huy phải ra lệnh ngừng nạp, mọi người phải rút ra vị trí an toàn và cho nổ ngay. Việc nạp và nút lỗ mìn phải do hai thợ mìn làm với sự có mặt của người chỉ huy công tác nổ mìn.
7.6.10.8 Khi nổ mìn bằng dây nổ nhất thiết phải dùng dây đúp và dùng hai ngòi mìn, phần dây nổ nằm ngoài thỏi thuốc nổ nhưng trong lỗ khoan phải được bọc vỏ cách nhiệt bằng amiăng dầy không nhỏ hơn 6 mm-
7.6.10.9 Khi nổ mìn để phá xỉ trong các buồng kín mỡ nhiệt độ đo ở đáy lỗ khoan thấp hơn 200oC, chỉ được nạp và nổ một phát mìn do hai người thợ mìn cùng làm (một người đưa phát mìn vào lò và sẽ đốt hai ngòi mìn. người thứ hai lấp cát nút lỗ). Phát mìn phải để trong vỏ cách nhiệt và có hai ngòi mìn.
7.6.10.10 Để nút lỗ mìn, chỉ cho phép dùng cát đã sàng và đá sấy khô. Cấm nén ép vào các vật liệt nút lỗ .
7.6.10.11 Cấm dùng phương pháp nổ mìn ốp để phá các khối nóng.
7.6.10.12 ở phía trên các "bướu" trong lò cao phải đạt một tấm che chắc chắn làm bằng các dầm chịu tải, trên đó đặt các tấm tôn dày hơn 20 mm, hoặc xếp kín chéo nhau hai lượt gỗ tròn có đường kính lớn hơn 18 mm. Tất cả các lỗ gió, lỗ tháo xỉ phải được đậy kín bằng các tấm kim loại dày hơn 10 mm. Các máy làm lạnh kiểu đứng được bảo vệ bằng cách dựng hàng gỗ xếp khít nhau (đườngkính lớn hơn 20 cm) hoặc các thanh tỡ vẹt liên kết với nhau bằng các móc sắt.
Lối tới chỗ "bướu" cần nổ phá không được nhỏ hơn 0,8 m x 1,5 m. Lối đi lại của người trong lò không được nhỏ hơn 0,75 m x 0,6 m. Lối đi lại không được có chướng ngạt vật. Phải đặt cầu ra vào lò để công nhân lên xuống dễ dàng.
Lối đi từ lò ra phải được che kín phía trên bằng gỗ tròn hoặc gỗ xẻ. Mái che này phải rộng hơn cửa lò 2 m để tránh mảnh kim loại rơi.
7.6.10.3 Để chiếu sáng khi nạp mìn phải dùng đèn ác qui mỏ, hoặc dùng đèn pha chiếu sáng qua lỗ gió hoặc đèn điện cầm tay điện áp 12 vôn, cáp cấp điện cho đèn là cáp 3 lõi, tay cầm của đèn làm bằng chất cách điện, bóng đèn có lưới bảo vệ.
7.6.10.14 Khi nổ mìn để phá các khối nóng có nhiệt độ từ 80 đến 200oC nếu có mìn câm thì chỉ cho phép người chỉ huy nổ mìn tới chỗ có phát mìn câm để kiểm tra sau ít nhất 1 h kể từ lúc đốt dây và với điều kiện là sau thời gian này khi quan sát qua lỗ gió không thấy hiện tượng nitrat amôn bị phân huỷ mạnh.
khi nổ mìn phá các khối nóng có nhiệt độ thấp hơn 60oc cho phép đi đến chỗ mìn câm sau 5 phút kể từ lúc đốt dây cháy chậm.
Chỉ được phép thủ tiêu mìn câm bằng cách dùng nước phun rửa sạch vật liệu nút lỗ và thuốc nổ trong lỗ khoan.
7.6.10.15 Sau mỗi đợt nổ mìn:
1) chỉ tới chỗ nổ mìn sau khi lò đã được thông gió theo quy định (hoàn toàn hết khí độc);
2) chỉ được tới chỗ làm việc sau khi người lãnh đạo công tác xử lý "bướu" và người lãnh đạo công tác nổ mìn đã kiểm tra tình trạng của các phương tiện bảo vệ.
7.6.10.16 Cấm nổ mìn ở trong lò trong thời gian các lò bên cạnh đang ra sản phẩm (thép, xỉ) .
7 6.11 Nổ mìn để rèn dập kim loại
7 6.11.1 Việc gia công kim loại bằng cách nổ trong môi trường nước phải được tiến hành trong các thiết bị riêng hoặc trong các bể nước được bố trí trong phòng hoặc trên mặi bằng lộ thiên.
Khi bố trí bể nước trên mặt bằng lộ thiên thì khu vực làm việc phải có tường bao quanh cao hơn 2 m có trang bị hệ thống tín hiệu âm thanh, ánh sáng.
Việc rèn dập kim loại bằng cách nổ trong môi trường nước phải thực hiện theo thiết kế nổ mìn, có sự thoả thuận với cơ quan đã thiết kế thiết bị, bể nước. Thiết kế nổ mìn phải được phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị duyệt.
7.6.11.2 Chỉ dùng phương pháp nổ mìn bằng điện hoặc dây nổ để rèn dập kim loại. Nếu điều kiện làm việc phải nâng khuôn thiết bị lên chiếu cao trên 2 m thì phải nổ bằng dây nổ
7.6.11.3 Nổ mìn trong mỗi trường nước, phải dùng kíp loại chịu nước có dây dẫn dài hơn 3 m để đảm bảo nối kíp với đườngdây chính mỡ không phải nối dài thêm dây.
7 6.11.4 Mạng điện nổ mìn phải có hai dây dẫn tới nguồn điện, dây dẫn không được để chạm vào các vật dụng bằng kim loại.
7.6.11.5 Số lượng VLNCN dùng trong ca phải để trong lều, hoặc trong phòng riêng bố trí trên mặt bằng công tác. nhưng không được trái với điều 4.3.1 của tiêu chuẩn này.
7.6.11.6 Trình tự nổ mìn để gia công kim loại như sau:
1 ) đặt phát mìn ở phía trên phôi
2) cho đầy nước vào khuôn dập (khuôn dập đã có phôi và phát mìn) .
3) đưa khuôn dập vào bể nước (đã có đầy nước hoặc sau khi đưa khuôn dập xả đầy nước)
7.6.11.7 Việc đưa nước vào bể do người thợ mìn và người giúp việc thực hiện. Cấm những người khác có mặt cạnh bề nước.
7.6.11.8 Việc thủ tiêu các phát mìn câm làm theo quy định tại điều 7.6.10.14 của tiêu chuẩn này.
7.6.11.9 Nổ mìn để rèn dập kim loại phải do thợ mìn thực hiện có sự chỉ đạo trực tiếp của người chỉ huy nổ mìn.
7.6.12 Nổ mìn để phá công trình
7.6.12.1 Mỗi lần nổ mìn để phá công trình đều phải tiến hành theo thiết kế. Thiết kế này ngoài các vấn đề chung còn phải có các nội dung sau:
1 ) phải ghi trên bản đồ địa hình vị trí của công trình sẽ bị nổ mìn phá, giới hạn của khu vực mỡ gạch, đá có thể bay tới, hướng đổ của công trình;
2) sơ đồ các công trình ngầm và trên không gần công trình bị phá;
3) biện pháp xử lý trong trường hợp đã nổ mìn mỡ công trình không sập đổ hoàn toàn, hoặc mìn bị câm ;
4) các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và các công trình xung quanh.
7.6.12.2 Cấm dùng phương pháp nổ mìn ốp để phá dỡ công trình nằm trong vùng dân cư.
7.6.12.3 Cho phép chuẩn bị mìn mồi, đóng bao thuốc nổ trong một phòng riêng của công trình định phá đổ. Phòng này được chiếu sáng tự nhiên hoặc dùng đèn điện chiếu hắt từ ngoài cửa sổ vào phòng.
7.6.12.4 .Cấm dùng phương pháp nổ mìn bằng dây cháy chậm để phá dỡ các công trình.
Khi khởi nổ các phát mìn bằng điện thì tất cả các dây dẫn điện trong công trình đó phải được cắt điện kể từ lúc bắt đầu nạp mìn. Mạng nổ mìn phải dùng mạng đúp.
7.6.12.5 Nếu trong quá trình khoan lỗ mìn mỡ phát hiện thấy ống khói, khoảng rỗng thì không được nạp và nổ lỗ mìn đó.
7.6.12.6 Phải đặt các tấm chắc chắn che kín hoàn toàn chiếu cao công trình sẽ bị phá huỷ do nổ mìn.
Chân của tấm chắn đặt cách tường các công trình không nhỏ hơn 0,5 m, còn phía trên của tấm chắn thì dựa vào công trình.
7.6.12.7 Khi nổ mìn để phá dỡ công trình gần các đối tượng mỡ khi công trình đổ có thể gây chấn động nguy hiểm cho đối tượng đó thì phải tạo lớp đệm (có thể xép gỗ để hạn chế chấn động.
7.6.12.8 khi thu dọn công trình đã bị phá đổ, nhất thiết phải có mặt người thợ mìn giám sát tại chỗ. yêu cầu này không bắt buộc khi dùng thuốc nổ nhóm 2 và không dùng kíp nổ.
7.6.12.9 Khi nổ mìn để phá về nền móng và các khối đá xây chắc và ở gần các nồi hơi, ống dẫn đang có áp lực thì trước khi nổ mìn phải hạ áp suất trong các thiết bị này xuống dưới 1 atmốtphe. Trong trường hợp không thể giảm áp suất trong nồi hơi và ống dẫn thì các thiết bị này phải được che đậy bằng các tấm chắn. Đối với các máy, thiết bị có độ phức tạp lớn, trong thời gian nổ mìn phải ngừng làm việc.
7.6.12.10 Phần sẽ bị phá huỷ trong nhỡ máy, phân xưởng khi nổ mìn phải được che bằng các bao cắt, tấm chắn hoặc lưới kim loại đặt cách riêng lỗ khoan không nhỏ hơn 0,5 m, còn xung quanh các máy, thiết bị, cửa thì che bằng các bó cành cây hoặc tấm chắn. Lượng thuốc nổ tính toán sao cho chỉ đủ mức làm tơi về phần định phá về.
7.6.13 Nổ mìn để đào gốc cây và làm đổ cây
7.6.13.1 Trong khu rừng có nhiều chỗ nổ mìn để đào gốc cây thì người thợ mìn phải cách người thợ mìn khác một khoảng cách không nhỏ hơn 500 m. Phải biết rõ nơi làm việc, hướng di chuyển của đơn vị bạn. Nếu là thợ hoặc đội nổ mìn thuộc cùng đơn vị thì có thể bố trí cách nhau ít nhất 300 m nhưng phải thông nhất hướng di chuyển và nơi trú ẩn.
7.6.13.2 Khi bố trí công việc nổ mìn, người đội trưởng phải nói rõ các điều sau:
1 ) hướng đốt mìn và đường rút của một thợ mìn;
2) truyền đạt tín hiệu chung cho các thợ mìn;
3) đốt ngòi mìn kiểm tra;
4) kiểm tra sau khi nổ mìn.
7.6.13.3 khi nổ mìn để đào gốc cây ở gần nhỡ thì chỉ được làm ở cách nhỡ không gần hơn 25 m.
7.6.13.4 Việc thủ tiêu các phát mìn câm tiến hành như sau:
1 ) khi phát mìn đặt trong đất dưới gốc cây thì thận trọng dùng tay lấy lớp đất nút lỗ mìn ra, đặt tiếp bao mìn mồi mới vào lỗ, lấp nút và nổ theo quy định
2) nếu lỗ khoan được khoan vào gốc cây thì phải khoan một lỗ khoan khác song song và cách lỗ cũ một khoảng cách không nhỏ hơn 10 cm. Nạp thuốc, cho nổ lỗ khoan này theo quy định.
7. 6.13.5 Khi nổ mìn để làm đổ cây ở gần nhỡ thì chỉ được làm cách nhỡ một khoảng cách không gần hơn 30 m. Vị trí đặt phát mìn do người chỉ huy quyết định sao cho khi nổ mìn. cây không đổ về phía nhỡ.
8.1 Tất cả những người làm công tác có liên quan tới VLNCN tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ, cương vị công tác thi hành đầy đủ nhưng quy định trong bản tiêu chuẩn này.
Những ai vì thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý không chấp hành các quy định của tiêu chuẩn này để gây ra tai nạn, sự cố thì tuỳ theo trách nhiệm, cương vị công tác và mức độ thiệt hại mỡ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
THỦ TỤC CHO PHÉP ĐƯA VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP MỚI SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU VÀO SỬ DỤNG BÌNH THƯỜNG
A.1 Mọi loại VLNCN mới sản xuất, nhập khẩu lần đầu muốn đưa vào sử dụng bình thường phải tuân theo các trình tự sau:
A 1. VTNCN phải được phân tích đo đạc trong phòng thí nghiêm để xác định thành phần hoá học, các đặc tính kỹ thuật. Nội dung và khối lượng phân tích đo đạc phải tuân theo các quy định trong TCVN 6174:1996 Vật liệu nổ công nghiệp - Quy phạm an toàn và sản xuất, nghiệm thu và thử nổ.
A.1.2 Nếu là VLNCN an toàn trong mỗi trường khí mê tan và bụi nổ, phải thử trong buồng nổ theo nội dung và khối lượng qui địh tại TCVN 6174: 1997 và TCVN về thử thuốc nổ trong môi trường khí CH4
A.1.3 Kết quả phân tích đo đạc ở phòng thí nghiệm phải gửi cho Bộ Công nghiệp trong vòng 30 ngày.
Bộ Công nghiệp xem xét, đối chiếu với tiêu chuẩn và quyết định cho tiến hành thử nổ công nghiệp.
A.1.4 Thử nổ công nghiệp VLNCN phải tiên hành ở ba vỉa có điều kiện mỏ địa chất khác nhau của một mỏ hoặc ở hai mỏ trở lên có điều kiện mỏ địa chất và công nghệ khai thác khác nhau.
A.1.5 Quá trình thử nổ phải có sự giám sát của các Bộ và cơ quan (gọi tắt là cơ quan liên bộ) sau đây:
- Bộ Công nghiệp
-Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
-Thanh tra nhỡ nước về an toàn lao động,
1. Cục Phòng cháy chữa cháy (Bộ Nội vụ).
A.1.6 Trên cơ sở kết luận của hội đồng thử nổ công nghiệp, các bộ và cơ quan giám sát ra quyết định hoặc thoả thuận theo nhiệm vụ đã được Chính phủ phân công.
A.1.7 Căn cứ vào thoả thuận của cơ quan liên Bộ, kết quả thí nghiệm và thử nổ công nghiệp, Bộ Công nghiệp ra quyết định công bố đưa vào danh mục các loại VLNCN được sử dụng thông thường.
THỦ TỤC VỀ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
B.1 Chủ của đơn vị nổ mìn phải gửi đơn xin phép đến bộ phụ trách ngành kinh tế kỹ thuật, UBND tỉnh (đơn vị kinh tế tư nhân, kinh tế nhỡ nước thuộc tỉnh) để xin giấy phép sử dụng VLNCN. Trong đơn cần ghi rõ:
- tên đơn vị:thuộc Bộ, tỉnh:
-mục đích, phương pháp và thời hạn tiến hành công tác nổ mìn
-người lãnh đạo công tác nổ mìn (họ tên, trình độ). Kèm theo đơn phải có tài liệu sau:
a) bản sao (có công chứng) quyết định thành lập đơn vị;
b) bản đồ địa hình của khu vực nổ mìn (đối với trường hợp nổ mìn trên mặt đất) trong đó ghi rõ vị trí nổ mìn, giới hạn của vùng nguy hiểm; các công trình cần bảo vệ nằm trong hay sát giới hạn của vùng nguy hiểm như công trình dân dụng, đường sắt, đường bộ...
c) các hồ sơ về kho bảo quản vật liệu nổ;
d) bản sao quyết định bổ nhiệm người lãnh đạo công tác nổ mìn.
B.2 Nếu nổ mìn trong địa điểm dân cư phải gắn kèm theo đơn bản thiết kế nổ mìn đã được duyệt theo quy định hiện hành.
B.3 Nếu nổ mìn trong hầm lò chỉ cần kèm theo tài liệu xác nhận mức độ nguy hiểm về khí hay bụi nổ.
B.4 Giấy phép sử dụng VLNCN theo mẫu nêu tại phụ lục này.
B.5 Khi đăng ký nổ mìn tại cơ quan quy định tại điều 3.6.1 của tiêu chuẩn này, chủ đơn vị phải có văn bản xin đăng ký kèm theo giấy phép sử dụng VLNCN và các hồ sơ nêu tại mục B.1
Mẫu giấy phép nổ mìn
Bộ, Tổng cục, UBND tỉnh Số: ……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ đơn xin phép sử dụng vật liệu nổ (tiến hành công tác nổ mìn) của :..............(Tên đơn vị).
Bộ (tổng cục, UBND tỉnh) : . . . . . . . . . . . . . (tên bộ, tổng cục, tỉnh)
Cho phép đơn vị . . . . . . . . . . (tên đơn vị nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ)
được sử dụng VLNCN để :...............................................................
Với điều kiện phải thực hiện các quy định sau :
1 - Chỉ được sử dụng VLNCN để nổ mìn trong phạm vi ghi trên bản đồ kèm theo;
2 - Việc lãnh đạo công tác nổ mìn giao cho
......................................................................
(tên người theo quyết định bổ nhiệm)
3 - Khi tiến hành công tác nổ mìn phải tuân theo các quy định của TCVN 4586 : 1996.
4 - Điều kiện bảo quản VLNCN
5-Những điều kiện đặc biệt : ..................
6 - Thời hạn có giá trị của giấy phép............................................
Ngày tháng năm
(Thủ trưởng đơn vị cho phép)
(Họ và tên, đóng dấu)
CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN NHỮNG NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
C.1 Tất cả mọi người muốn là thợ mìn phải qua một lớp học thời gian ít nhất là 15 ngày theo nội dung sau
C .1. 1 Về lý thuyết gồm có các phần :
a) khái niệm về công tác nổ mìn. Mục đích và tác dụng của công tác nổ mìn;
b) khái niệm về nổ, nổ vài lý, nổ hóa học;
c) vật liệu nổ dùng trong công nghiệp
- phân loại VLNCN:
- thành phần tính chất cơ bản của một số thuốc nổ thường dùng;
- cầu tạo và tính chất của một số phương tiện nổ;
- những yêu cầu khi tiếp xúc với VLNCN. d) các phương pháp nổ mìn
- nổ mìn bằng dây cháy chậm: phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng dây cháy chậm, kíp nổ thường, cách làm kíp mìn, các dụng cụ và phương pháp đốt dây cháy chậm;
- nổ mìn bằng dây nổ: phương pháp kiểm tra. đánh giá chất lượng dây nổ, các phương pháp dấu dây nổ ;
- nổ mìn bằng điện: so sánh ưu khuyết điểm khi nổ mìn bằng điện và nổ bằng dây nổ, dây cháy chậm; nguyên tắc tính toán mạng điện nổ mìn; các yêu cầu kỹ thuật đối với dây dẫn, kíp điện, các phương pháp kiểm tra; các loại nguồn điện
để nổ mìn, yêu cầu đối với chúng; trình tự nổ mìn bằng điện :
- các biện pháp an toàn khi nổ mìn bằng dây cháy chậm, dây nổ, bằng điện.
e) tác động của thuốc nổ đối với môi trường, nguyên tắc tính toán lượng thuốc nổ, các kiểu nạp mìn.
Cách tính khoảng cách an toàn khi nổ mìn;
h) kiểm tra thủ nghiệm vật liệu nổ, các phương pháp kiểm tra thử vật liệu nổ, đánh giá chất lượng vật liệu nổ, các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ
i) các quy định về tiêu huỷ vật liệu nổ. các phương pháp tiêu huỷ và phạm vi áp dụng, các biện pháp an toàn kèm theo;
k) vận chuyển vật liệu nổ từ kho tới nơi sử dụng ;
l) các biện pháp tổ chức chỉ huy nổ một bãi nổ gồm các khâu: đuổi người nạp mìn, di chuyển người, thiết bị, các tín hiệu và các phương pháp xử lý mìn câm.
C 1.2 Thợ mìn phải thực hành thành thạo một số công việc sau: :
- biết đọc hộ chiếu nổ mìn;
- làm ngòi mìn, mìn mồi (đưa dây vào kíp nổ thường, đưa dây nổ, kíp vào khối mìn mồi):
- biết bảo quản vật liệu nổ tại nơi nổ mìn.
- biết và thành thạo công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng điện nổ mìn;
- biết thứ tự công việc, các biện pháp an toàn khi xử lý mìn câm;
- biết phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thành viên đội mìn.
C .1.3 Các nội dung bổ xung khi tiến hành nổ mìn trong các điều kiện khác nhau :
a) nổ mìn trên mặt đất (nổ mìn để đạt mục đích văng xa, làm tơi, các biện pháp tổ chức và an toàn kèm theo) ;
b) nổ mìn trong các mỏ hầm lò không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ: các vật liệu nổ được phép sử dụng, các biện pháp an toàn.
c) nổ mìn trong các mỏ hầm lò có khí nổ hoặc bụi nổ: các vật liệu nổ được phép sử dụng. các biện pháp đảm bảo cho bầu không khí mỏ không bị bốc cháy do nổ mìn gây ra và các biện pháp an toàn
d) nổ mìn khi phá dỡ các công trình, nhỡ cửa. C.1.4 Các yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi nổ mìn
- các công nhân đã học xong phần lý thuyết tại C .1.1 và được thực tập những công việc nêu tại điểm C.1.2 phải qua kỳ sát hạch. Nếu đạt yêu cầu mới cấp số chứng nhận là thợ mìn (theo mẫu 1 của phụ lục này) và được phép làm các công tác nổ mìn.
- sổ chứng nhận thợ mìn do chủ đơn vị ký trên cơ sở biên bản kiểm tra và đề nghị của hội đồng kiểm tra;
- trường hợp thi kiểm tra không đạt phải cho học lại và tổ chức thi kiểm tra lại. Nếu đạt mới cấp sổ chứng nhận.
C 1.5 Khi thợ mìn chuyển từ loại công việc nổ mìn này sang loại công việc nổ mìn khác. người đó phải được học bổ xung và kiểm tra về nội dung của loại nổ mìn mới nếu đạt mới được bố trí tiếp tục làm thợ mìn. Việc học và kiểm tra bổ xung này cũng áp dụng cho cả trường hợp người thợ mìn chuyển công tác sang đơn vị khác.
C.1.6 Nếu trong quá trình làm việc thợ mìn vi phạm các quy định an toàn, nhưng mức độ không nghiêm trọng và không gây hậu quả thì bị ghi vào sổ chứng nhân sự vi phạm này. Nếu vi phạm lần thứ hai tương tự thì phải học và kiểm tra lại. Trong thời gian chờ học và kiểm tra người thợ mìn không được làm công tác nổ mìn. Trường hợp vi phạm nghiệm trọng gây tai nạn, sự cố thì phải xử lý và bị thu hồi sổ chứng nhận thợ mìn.
C.2 Thủ kho VLNCN phải qua mỗi lớp học 10 ngày với những nội dung sau đây.
C 2.1 Thuốc nổ: thành phần tính chất, phân loại yêu cầu về chất lượng. Các biện pháp đảm bảo chất lượng, các quy định về thử và kiểm tra. Nhưng quy định khi tiếp xúc với VLNCN, yêu cầu về bao bì, bao gói VLNCN.
C.2.2 Phương tiện nổ: cấu tạo, tính chất của các loại phương tiện nổ, yêu cầu khi tiếp xúc với chúng các yêu cầu về chất lượng, bảo quản, bao bì.
C.2.3 Các kho vật liệu nổ:
- phân loại kho VLNCN
- khoảng cách an toàn giữa kho với các công trình dân sự, dân cư và giữa các kho với nhau, các yêu cầu về trang thiết bị bảo vệ (chống sét, chống cháy, chống ngập lụt, hệ thống chiếu sáng thông tin, bảo vệ) ;
- cách sắp xếp vật liệu nổ trong kho.
C.2.4 Các quy định về bốc xếp, vận chuyển trong phạm vi kho. C.2.5 Công tác xuất nhập, thống kê VLNCN
C.2.6 Chế độ kiểm tra, thử các loại VLNCN, phân loại VLNCN C. 2.7 Tiêu huỷ VLNCN
Phương pháp, trình tự, biện pháp an toàn khi tiêu huỷ VLNCN. C.2.8 Chế độ trách nhiệm của thủ kho VLNCN.
C.2.9 Người dự lớp học phải qua kỳ sát hạch nếu đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận thủ kho VLNCN. Giấy chứng nhận do chủ đơn vị ký (theo mẫu 2 của phụ lục này).
Mẫu số 1
MẪU SỔ CHỨNG NHẬN THỢ MÌN
Bìa
SỔ CHỨNG NHẬN THỢ MÌN |
Tờ 1 (mặt trước)
SỔ CHỨNG NHẬN Số : . . Họ và tên: Ngày sinh: Trú quán : Trình độ văn hoá: Đã học lớp đào tạo thợ mìn do: . . . . . . . . mở. Từ ngày : đến ngày : |
Tờ 1 (mặt sau)
Đã thi kiểm tra đạt kết quả loại: Được công nhận là thợ mìn và được phép tiến hành các công việc nổ mìn về Cấp tại ... ngày Thợ mìn ký Chủ đơn vị Ký tên đóng dấu |
Tờ 2 (mặt trước)
Vi phạm Ngày tháng. . . Trường hợp
|
Tờ 2 (mặt sau)
- chuyển đến đơn vị khác hoặc chuyển sang làm công tác nổ mìn về . . . . . . . . - Đã qua lớp đào tạo bổ xung do . . . . mở về nội dung . . . . . - Đạt kết quả loại: - Được phép làm công tác nổ mìn về . . . . Thợ mìn ký Chủ đơn vị . .. . Ký tên đóng dấu |
Tờ bìa sau
|
sổ có kích thước 130 mm x 190 mm.
Mẫu sô' 2
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ngày tháng năm |
GIẤY CHỨNG NHẬN
THỦ KHO VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Họ và tên .............
Sinh năm : ..............
Làm việc tại..........(tên đơn vị công tác) .............Đã học chương trình huấn luyện thủ kho VLNCN và đã kiểm tra đạt kết quả loại : . . ....................... Trước hội đồng chuyên môn ngày ......... tháng ........ năm ............
Giấy chứng nhận có giá trị từ ngày tháng năm
đến ngày ........ tháng ........ năm ........
(Chủ đơn vị ký tên đóng dấu)
Chú thích: Khi giấy chứng nhận hết hạn người có giấy chứng nhận phải được huấn luyện và kiểm tra lại để được cấp giấy mới.
HƯỚNG DẪN TÍNH KHOẢNG CÁCH AN TOÀN KHI NỔ MÌN VÀ BẢO QUẢN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
D.1 Tính khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn .
D.1.1 Tính khoảng cách an toàn về chấn động đối với nhỡ và công trình do nổ một phát mìn tập trung theo công thức sau :
trong đó
rc là khoảng cách an toàn, tính bằng mét,
Kc là hệ số phụ thuộc vào tính chất đất nền của công trình cần bảo vệ, tra bảng D.1;
α là hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác động nổ n, tra bảng D.2;
Q là khối lượng toàn bộ của phát mìn, tính bằng kilogam.
Bảng D.1 - Hệ số Kc để tính khoảng cách an toàn về chấn động
Loại đất nền của công trình cần bảo vệ | Trị số Kc |
1 . Đá nguyên 2. Đá bị phá huỷ 3. Đá lẫn sợi vỡ đá dăm 4. Đất cát 5. Đất sét 6. Đất lấp vỡ đất mặt thực vật 7. Đất bão hoà nước (đất nhão vỡ than bùn) | 3 5 7 8 9 15 20 |
chú thích - Khi đặt phát mìn ở trong nước hoặc trong đất bão hoà nước thì trị số Kc phải tăng lên 1.5 đến 2 lần.
Bảng D.2 - Hệ số ỏ để tính khoảng cách an toàn về chấn động
Điều kiện nổ | Trị số |
1. Khi phá ngầm và khi n ≤ 0,5 2 . Chỉ số tác động nổ n = 1 n = 2 n = 3 | 1,2
1 .0 0.8 0.6 |
Chú thích- Khi nổ ở trên mặt đất không tính đến tác động của chấn động
D.1-2 Khi đồng thời nổ một nhóm các phát mìn nếu khoảng cách từng phát mìn đến đối tượng bảo vệ không chênh lệch quá 10% có thể tính khoảng cách an toàn về chấn động theo công thức (1) , trong đó Q là tổng khối lượng chất nổ trong nhóm.
Nếu khoảng từ từng phát mìn đến đối tượng cần bảo vệ chênh lệch nhau quá 10% thì khoảng cách an toàn về chấn động tính theo công thức (2) .
trong đó
Qtd là khối lượng của phát mìn tương đương về tác động chấn động, tính bằng kilogam theo công thức (3) ;
nf là số lượng phát mìn có trong nhóm;
qi là khối lượng của phát mìn riêng lẻ, tính bằng kilogam;
ri là bán kính của khu vực chấn động tính theo công thức (1) đối với phát mìn ở gần đối tượng được bảo vệ nhất (xem hình D.1 ) , tính bằng mét;
ri(r2; r3) là các khoảng cách từ những phát mìn khác của nhóm đến điểm giao nhau của vòng tròn bán kính r1, với đường thẳng nối phát thuốc thứ nhất với đối tượng cần bảo vệ (xem hình D.1 ) , tính bằng mét .
Các hệ số khác xem công thức 1 :
Coi phát mìn tương đương đặt ở chỗ phát mìn riêng lẻ q1 gần đối tượng bảo vệ nhất.
Do Qtd > q1 nên các tính gần đúng theo công thức (2) sẽ lớn hơn K1 . Vì vậy phải tính lại bằng cách dời điểm O sang điểm O' để tính rọ Tiếp tục chuyển như vậy đến khi nhận được hai giá trị khoảng cách có độ chênh lệch không đáng kể (xem thí dụ). Khi có một số đối tượng cần bảo vệ an toàn ít chấn động đất do nổ một nhóm phát mìn thì việc tính toán khoảng cách an toàn phải thực hiện riêng cho từng đối tượng
Công trình cần bảo vệ
Hình D.1 - Cách xác định bằng đồ thị tìm phát thuốc tương ứng
Khi biết sự phân bố các phát mìn và đối tượng cần bảo vệ, thì các đối tượng này nằm ngoài phạm vi chấn động nếu thoả mãn điều kiện sau:
trong đó
ri là khoảng cách từ phát mìn riêng lẻ đến các đối tượng cần bảo vệ, tính bằng mét;
các hệ số khác xem công thức (1 ) , (2) , (3) .
D.1.3 Khi nổ riêng lẻ một số phát mìn thì khoảng cách an toàn phụ thuộc vào thời gian nổ chậm giữa các đợt .
a) khi thời gian nổ chậm không nhỏ hơn 1 giây, thì việc xác định khoảng cách an toàn phải căn cứ vào khối lượng Qtd lớn nhất trong các nhóm;
b) khi nổ mìn vi sai, tác động chấn động nổ giảm nhiều, các trị số khoảng cách an toàn do các chuyên gia giải quyết tại chỗ.
D.1.4 Các phương pháp tính nêu ở D.1.1 , D.1.2 và D.1.3 ở trên chỉ áp dụng cho đối tượng cần bảo vệ là nhỡ bình thường (tường gạch và tương đương) ít tầng. Nếu nhỡ đã bị hư hỏng (nứt tường) thì khoảng cách an toàn tính được phải tăng lên ít nhất hai lần. Các phương pháp tính trên không áp dụng đối với nhỡ và công trình cỡ lớn như: tháp, nhỡ cao tầng.
Đối với các công trình kỹ thuật phức tạp, quan trọng như cầu, đài phát thanh. đập nhỡ máy thuỷ điện, việc đảm bảo an toàn về chấn động khi nổ mìn sè do chuyên gia giải quyết.
D.1.5 Những nơi nổ mìn nhiều lần (các mỏ lộ thiên) khoảng cách an toàn tính theo công thức (1 ) và (2) với một lần nổ mìn phải tăng lên ít nhất hai lần.
D.1.6 Bán kính vùng nguy hiểm về chấn động khi nổ mìn một lần tra theo bảng D.3. Khi dùng bảng D.3 phải sử dụng hệ số hiệu chỉnh như sau:
- cho phép mìn đặt sâu, hệ số tra theo bảng D.2;
- cho phép mìn đặt trong nước hoặc trong đất bão hoà nước theo ghi chú của bảng D.1
D.1.7 thí dụ tính khoảng cách an toàn về chấn động đất do nổ đồng thời các nhóm phát mìn:
Đầu bài : Nổ đồng thời một nhóm gồm ba phát mìn với chỉ số tác động nổ n≥1 , ba phát mìn trên một đườngthẳng có khối lượng q1=100 tấn. q2=200 tấn; q3= 500 tấn. Khoảng cách giữa các phát mìn là 500 m. Công trình cần bảo vệ có nền là đất sét với độ ẩm tự nhiên.
Tính toán : Theo công thức (1) bán kính vùng nguy hiểm do chấn động của phát mìn q1, (gần công trình bảo vệ nhất) .
K c = 9
Vẽ được vòng tròn bán kính r1 = 420 m là vòng chấn động của phát mìn q1 căn cứ vào tỷ lệ trên sơ đồ, suy ra các khoảng cách r2 , rdau từ các phát mìn q2 q3 đến điểm O và tìm ra r2 = 650 m , r3 = 1080 m.
Dùng công thức (3) tính được trị số phát mìn tương đương Qtd và r’c gần đúng lần thứ nhất.
qi (tấn) | ri (m) | (ri/r1)3 | q1(ri/r1)3 |
100 | 420 | 1000 | 100 |
200 | 650 | 0,270 | 54,0 |
500 | 1080 | 0,059 | 29,5 |
Q’td = 183, 5 tấn
do đó
Trị số 515 m lớn hơn nhiều so với trị số 420 m nên cần tìm lần thứ hai bán kính chấn động đất r”c Lập bảng số mới r1 =515 m theo cách tính tỷ lệ trên bản vẽ r2 = 715 m và r3 =1110m.
qi (tấn) | ri (m) | (ri/r1)3 | q1(ri/r1)3 |
100 | 515 | 1,000 | 100,0 |
200 | 715 | 0,373 | 74,6 |
500 | 1110 | 0,1 | 50,0 |
Q" = 224,6 tấn
do đó
Tìm lần thứ ba với trị gần đúng bán kính chấn động với r1=550 m r2 = 740 m và r3 =1140 m.
qi (tấn) | ri (m) | (ri/r1)3 | q1(ri/r1)3 |
100 | 550 | 1,000 | 100,0 |
200 | 740 | 0,412 | 80,4 |
500 | 1140 | 0,112 | 50,0 |
Q”’td=238,4 tấn
do đó:
Phép tính lại lần thứ tư theo trình tự trên, tính được gần đúng bán kính an toàn chấn động r”’c= 567 m.
Như vậy có thể chấp nhận bán kính an toàn về chấn động đất của thí dụ này là 570 m. Kiểm tra theo công thức (4)
Việc tính toán trên đây có thể chấp nhận được
Bảng D.3 - Trị số bán kính vùng nguy hiểm
Đất nền công trình cần bảo vệ | Tr ị số Kc | Khối lượng phát mìn, kg | |||||||||||
1000 | 2000 | 5000 | 104 | 25x 103 | 5x 104 | 75x103 | 10 | 2x105 | 75x105 | 75x104 | 106 | ||
1. Đá nguyên 2. Đá bị phá huỷ 3. Đá lẫn sỏi ,đá dăm 4. Đất cát 5. Đất sét . 6 Đất lấp, đất tầng 7 Đất bão hoỡ nước | 3 5 7 8 9 15 20 | 30 50 70 80 90 150 200 | 40 60 90 100 115 19O 25O | 50 85 120 140 155 260 340 | 65 110 150 170 195 320 430 | 90 150 200 230 260 440 590 | 110 185 260 300 330 550 740 | 130 210 300 340 380 630 840 | 140 230 325 370 420 700 930 | 175 290 410 470 525 880 1170 | 240 400 560 640 715 1200 1600 | 270 455 640 730 820 1370 1820 | 300 500 700 800 900 1500 2000 |
D.2 Tính các khoảng cách an toàn về truyền nổ
D.2.1 Khoảng cách đảm bảo không truyền nổ từ khối thuốc nổ nay sang khối thuốc nổ khác được theo công thức :
trong đó
rtr - là khoảng cách an toàn về truyền nổ, tính bằng mét;
q1 , q2 , qn là khối lượng của các loại thuốc nổ có trong đống (khối) thuốc nổ. Tổng số q đúng bằng 1 khối lượng toàn bộ đống (khối) thuốc nổ (chứa trong một nhỡ kho) trong một đống, tính bằng 1 kilôgam ;
Ktr1; Ktr2: Ktrn là hệ số phụ thuộc vào loại thuốc nổ và điều kiện bố trí khối thuốc nổ. Trị số Ktr lấy theo bảng D.4;
D : là kích thước hiệu quả của đồng VLNCN (chiều dài ít nhất thường bằng chiều rộng ,chiều cao) . Tính bằng mét.
Bảng D.4 - Trị số của hệ số ktr để tính khoảng cách an toàn về truyền nổ
Khối thuốc nổ chủ động | Khối thuốc nổ bị động | ||||||||
Loại thuốc nổ | Vị trí đặt khối thuốc nổ | Aminít và thuốc nổ có dưới 40% nitroester lỏng | Thuốc nổ có từ 40% nitroester lỏng trở lên | TNT | ống nổ | ||||
để nối | để ngầm | để nối | để ngầm | để nối | để ngầm | để nối | để ngầm | ||
1. Aminít và thuốc nổ có dưới 40% nitroester lỏng | để nối để ngầm | 0,65 0,40 | 0,40 0,25 | 0,90 0,65 | 0,65 0,40 | 1,00 0,80 | 0,80 0,50 | 0,65 0,40 | 0,40 0,25 |
2. Thuốc nổ có từ 40% nitroester lỏng trở lên | để nối để ngầm | 1,30 0,80 | 0,80 0,50 | 1,80 1,30 | 1,30 0,80 | 2,00 1,60 | 1,60 1,00 | 1,30 0.80 | 0.80 0.50 |
3. TNT | để nối để ngầm | 1,00 0,75 | 0,75 0,50 | 1,30 1,00 | 1,00 0,70 | 1,50 1,10 | 1,10 0,65 | 1,10 0,75 | 0,75 0,54 |
4. ống nổ | để nối để ngầm | 0,35 0.20 | 0,20 0,15 | 0,60 0,40 | 0,40 0,30 | 0,35 0,45 | 0,45 0,30 | 0,35 0,20 | 0,20 0,15 |
D) 2.2 Khi sử dụng bằng D.4 cần chú ý:
a) Trường hợp khối thuốc nổ được đặt ngầm dưới đất được coi như khối thuốc nổ được đắp ụ xung quanh:
b) Trường hợp khối thuốc nổ đặt nổi trên mặt đất được coi như khối thuốc nổ xếp từng đống lộ thiên.
D.2.3 Phải tính khoảng cách an toàn về truyền nổ đối với mỗi một khối thuốc nổ (các nhỡ kho, các đống) và đối với hai khối thuốc nổ lân cận nhau, ta chọn khoảng cách an toàn lớn nhất trong số khoảng cách đã tính được.
D 2.4 Nếu khối thuốc nổ bị động gồm có nhiều loại thuốc nổ khác nhau thì khi tính phải lấy hệ số Ktr đối với loại thuốc nổ có độ nhạy lớn nhất trong số các loại thuốc nổ đó.
D.2.5 Khi tính toán khoảng cách an toàn đối với kho VLNCN, kho ngầm hoặc lộ thiên thông thường cứ 1 kg thuốc nổ an toàn tương đương với :
- 1 kg thuốc nhạy nổ;
-1 kg thuốc súng;
- 10 m chiếc ống nổ:
- 10 m dây nổ.
- 10 quả đạn khoan.
D.2.6 Thí dụ về tính khoảng cách về an toàn nổ
Thí dụ 1 : Tính khoảng cách an toàn về truyền nổ giữa hai nhỡ kho bảo quản cùng loại amônít 120 lần và 240 tấn có đắp ụ tại 2 nhỡ kho.
Tính toán :
Do hai nhỡ kho bảo quản cùng loại chất nổ amônit nên hai hệ số Ktr1 và Ktr2 bằng nhau và do đó công thức tính sẽ là:
trong đó
Q = 240 000 . kg
- kho chứa amônít nên kích thước cho phép là lớn nhất, kích thước chiều rộng của giá đỡ hoặc đống thuốc nổ là 1.6 m. Theo bảng D.4 thì thuốc nổ để ở ngầm nên Ktr = 0,25.
Thí dụ 2 : Xác định khoảng cách an toàn về truyền nổ giữa đống 100 tấn amônit và nhỡ kho chứa 40 tấn TNT được đắp ụ .
- Đối với nhỡ kho chứa TNT được đắp ụ theo bảng D.4 ta có hệ số Ktr = 0,75 ; kích thước hữu ích lấy bằng chiều ngang
của giá = 1,6 m. Khoảng cách an toàn tính theo công thức :
Bảng D.5 – Khoảng cách truyền nổ an toàn giữa kho chứa một loại thuốc nổ
Điều kiện đặt khối thuốc nổ | Khoảng cách an toàn truyền nổ (m) khi dung lượng bảo quản , kg | |||||||||||||
500 | 1000 | 2000 | 5000 | 104 | 15x103 | 25x103 | 5x104 | 75x103 | 105 | 15x104 | 2x105 | 25x103 | ||
Khối thuốc nổ chủ động | Khối thuốc nổ bị động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Amônít và thuốc nổ để nổi Ktr=0,65 để nổi Ktr=0,40 để ngầm Ktr= 0,40 để ngầm Ktr=0,25 | Amônít và thuốc nổ để nổi để ngầm để nổi để ngầm |
6,5 4,0 4,0 2,5 |
8,0 5,0 5,0 3,5 |
10,0 6,5 6,5 4,0 |
13,5 9,0 9,0 5,5 |
16,5 10,0 10,0 7,0 |
19 12 12 8 |
23 14 14 9 |
28 17 17 11 |
32 20 20 12,5 |
36 22 22 14 |
40 25 25 16 |
45 27 27 17 |
50 30 30 20 |
2. Thuốc nổ amônít để nổi Ktr=1,00 để nổi Ktr=0,80 để ngầm Ktr= 0,80 để ngầm Ktr=0,50 |
để nổi để ngầm để nổi để ngầm |
9,5 8,0 8,0 5,0 |
12,0 9,5 9,5 6,5 |
15,0 12,5 12,5 8,0 |
20,0 16,5 16,5 10,0 |
26,0 20,0 20,0 13,5 |
29 24 24 15 |
34 27 27 17 |
42 34 34 21 |
49 40 40 25 |
55 44 44 27 |
63 50 50 30 |
70 55 55 34 |
75 60 60 40 |
3. TNT để nổi Ktr=1,00 để nổi Ktr=0,75 để ngầm Ktr= 0,75 để ngầm Ktr=0,50 | thuốc nổ amônít để nổi để ngầm để nổi để ngầm |
9,5 7,0 7,0 5,0 |
12,0 9,5 9,5 6,5 |
15,0 11,0 11,0 8,0 |
20,0 16,0 16,0 10,0 |
26,0 20,0 20,0 13,5 |
29 22 22 15 |
34 26 26 17 |
42 32 32 21 |
49 38 38 25 |
55 41 41 27 |
63 47 47 30 |
70 52 52 34 |
75 55 55 40 |
4. TNT để nổi Ktr=1,50 để nổi Ktr=1,10 để ngầm Ktr= 1,10 để ngầm Ktr=0,50 |
|
14,0 10,0 10,0 6,5 |
18,0 13,5 13,5 6,0 |
23,0 16,5 16,5 10,0 |
30,0 23,0 23,0 13,5 |
38,0 28,0 28,0 15,5 |
44 32 32 19 |
52 38 38 23 |
63 47 47 38 |
78 55 55 32 |
82 61 61 36 |
94 70 70 40 |
100 76 78 45 |
110 80 80 50 |
Chú thích - Tính theo công thức
với điều kiện bảo quản kho thuốc nổ chủ động có dung tích lớn và với kích thước có ích của giá thuốc nổ là 1,6 m.
Khoảng cách truyền nổ an toàn đối với khối thuốc amônít để nối theo bảng D.4 ta có Ktr = 0,8
Theo quy định thì ta phải chọn khoảng cách an toàn là 41 m.
Thí dụ 3: Tính khoảng cách an toàn giữa nhỡ kho chứa thuốc TNT 120 tấn và nhỡ để ống nổ chứa 500.000.kíp.
- đối với loại TNT (chủ động) và ống nổ bị động theo bảng D.4 thì Ktr= 0,75.
-đối với nhỡ để ống nổ ta lấy 100 ống nổ tươmg đương 1 kg thuốc nổ thì 500 000x10g=5 000 000g= 5000 kg
Theo bảng D.4 thì Ktr= 0,45
Vậy khoảng cách an toàn trong trường hợp này là 41 m.
D.3 Khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí
Khoảng cách để sóng không khí sinh ra do nổ mìn ở trên mặt đất, không còn đủ cường độ gây tác hại tính theo công thức :
Trong đó:
rs ,Rs là khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí, tính bằng mét:
Q là tổng số khối thuốc nổ, tính bằng kilogam;
ks ,Ks là hệ số phụ thuộc vào các điều kiện phân bổ vị trí độ lớn phát mìn, mức độ hư hại
Dùng công thức (7) trong các điều kiện sau đây
a) khi khối thuốc ≥10 tấn để lên mặt đất và thuộc bậc 1,2, 3 về an toàn ( xem bằng D . 6) .
b) khi khối thuốc ≥ 20 tấn đặt ngầm và thuộc bậc 1, 2 về an toàn
Dùng công thức (6) với tất cả bậc an toàn còn lại.
Bảng D.6 - Các hệ số ks, Ks để tính khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí do nổ gây ra
Bậc an toàn | Khả năng hư hỏng có thể gây ra do nổ | Phát thuốc lộ thiên | Phát thuốc ngầm bằng chiều cao phát thuốc | Phát thuốc khi có n=3 | ||||
Q(tấn) | ks | Ks | Q(tấn) | ks | Ks | Ks | ||
I | Không xảy ra hư hỏng gì | < 10 ≥10 | 50÷150 - | - 400 | <20 ≥20 | 20÷50 - | - 200 | 3÷10 - |
II | Hư hại ngẫu nhiên | <10 ≥10 | 10÷30 - | - 100 | <20 ≥20 | 5÷12 - | - 50 | - 1ữ2 |
III | Phá huỷ hoàn toàn kính từng phần khung, cửa vữa trát tường ngăn nhỡ | < 10 ≥10 | 5÷8 - | - 30÷50 | - - | - 2ữ4 | - - | - 0,5÷4 |
IV | Phá huỷ tường ngăn, bên trong cửa khung, nhỡ kho | - | 2÷4 | - | - | 1÷2 | - | Phá huỷ trong phạm vi phễu khoé |
V | Phá huỷ nhỡ gỗ, nhỡ gạch không chắc chắn, lật đổ đoàn tàu trên đường sắt | - | 1,5÷2 | - | - | 0,5÷1 | - | - |
VI | Đỗ các tường gạch chắc, phá huỷ hoàn toàn công trình kỹ thuật, làm hư hỏng các đầu đường sắt và nền đường sắt | - | 1,4 |
| Phá huỷ trong phạm vi phễu khoét |
|
|
|
chú thích - Nếu phát thuốc nổ ở trong nước có độ sâu nhỏ hơn 1,5 chiều cao phát thuốc được coi như nổ phát thuốc lộ thiên
D.3.1 Những điều kiện cần thực hiện khi sử dụng bảng D.6
a) khi chọn bậc an toàn và các hệ số phải kể đến toàn bộ những điều kiện của khu vực. Trong trường hợp phức tạp việc chọn bậc an toàn phải có ý kiến của người lãnh đạo công tác nổ mìn, đai diện cơ quan có tài sản bảo vệ, đại diện của thanh tra kỹ thuật an toàn nhỡ nước cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
b) khi chọn vị trí kho VLCN phải căn cứ vào ý nghĩa của công trình cần bảo vệ độ chứa của kho, khoảng cách từ kho tới công trình để quyết định bậc an toàn và hệ số. Trong trường hợp chung, khi tính toán về khoảng cách an toàn do tác động sóng không khí đối với điểm dân cư, tuyến đường sắt, đường ôtô, đường thuỷ, các xí nghiệp, kho chứa tài liệu dễ cháy. VLNCN thường chọn bậc an toàn là bậc III .
- Đối với các nhỡ đứng riêng lẻ, công trình thứ yếu, đường ôtô và đường sắt ít đi lại, các công trình chắc chắn kiên cố (cầu sắt, cầu bê tông cốt thép (tháp cao bằng thép hoặc bê tông cốt thép, cầu băng tải, máy rửa than, khi đặt VLNCN trên địa hình cao hơn mặt nước thì chọn bậc an toàn là IV,
c) đường dây tải điện thuộc loại có kết cấu chắc chắn với tác dụng của sóng không khí, nên khi tính khoảng cách. an toàn và sóng không khí cần lấy bằng bán kính văng xa của đất đá
d) đối với nhỡ kho bảo quản VLNCN có đắp ụ xung quanh và có bậc an toàn là bậc I và bậc II thì được coi như khối thuốc nổ lộ thiên. Nếu bậc an toàn lớn hơn II được coi như khối thuốc đặt ngầm;
e) việc chọn hệ số ở bằng 0.6 tuỳ thuộc vào tình trạng của công trình cần phải bảo vệ, khi tính toán khoảng cách nếu công trình càng bền vững thì hệ số càng nhỏ;
f) khi tính khoảng cách an toàn tác động sóng không khí không cần lưu ý tới tính chất của thuốc nổ.
D.3.2 Nếu công trình cần bảo vệ nằm sau các vật cản (ở mép rừng, ở chân đồi ...) thì khoảng cách an toàn về tác động sóng không khí cũng tính theo công thức (6) và (7) . có thể giảm đi nhưng không quá 2 lần.
D.3.3 Khi tiến hành nổ trong thung lũng hẹp hoặc trong lối đi có tường chắn hai bên, thì khoảng cách an toàn về sóng không khí cũng tính theo công thức (6) và (7) nhưng phải tăng lên hai lần.
D-3-4 Trong vùng nổ có bán kính nhỏ hơn 1 ,5 ở phía đối diện với chướng ngại vật chắc chắn (tường ụ...) thì khoảng cách an toàn tác động của sóng không khí tính toán theo công thức (6) và (7) nhưng phải tăng lên 2 lần.
D-3-5 Để giảm khả năng phá hoại của sóng không khí do nổ gây ra có thể dùng các biện pháp sau dây :
a) lấp phủ phát mìn ốp bằng vật liệu. Khi lớp phủ không lớn hơn 5 lần chiều cao phát mìn và phủ kín diện tích phát mìn, thì bán kính an toàn về sóng không khi giảm đi 4 lần. Khi chiều dày lớp phủ nhỏ hơn hai lần chiều cao phát mìn,thì không giảm bán kính an toàn.
b) bảo vệ các cửa kính bằng cách mở cửa rồi cài chặt móc (không bảo vệ được kính khỏi và) , hoặc tháo hẳn khung cửa có lắp kính. Có thể dùng các tấm bền vững đóng ốp các khung cử.a.
C) Biện pháp có hiệu quả là xếp bao cát hoặc bao đất chồng nhau. Có thể dùng biện pháp này để gia cố các tường chịu sóng không khí khi nổ mìn gần. Khi xếp một hàng túi cát làm tường chắn thì đủ khả năng bảo vệ tường gạch xây hai viên khỏi bị đổ do tác động của sóng không khí.
D-3-6. Kích thước vùng an toàn rmin về sóng không khí đối với người theo yêu cầu công việc phải tiếp cận tốt đa tới chỗ nổ mìn, có thể tính theo công thức:
rmin = 1 5 .(8)
Trong đó Q là khối lượng phát mìn. tính bằng kilogam.
Nếu có hầm trú ấn thì rmin có thể giảm đi 1 /3. Các trường hợp khác,
khoảng cách an toán tính theo công thức (8) phải tăng lên 2 lần.
D.3.7.Khi chọn địa điểm khoVLNCN, khoảng cách tối thiểu an toàn về sóng không khí lấy số liệu ở bảng D.7.
Bảng D.7- Trị số tương đối của khoảng cách an toàn về sóng không khí từ kho bảo quản VLNC đến các công trình khác nhau
Liệt kê một số công trình phải tìm kiếm khoảng cách an toỡn từ kho bảo quản VLNCN tới các công trình đó | Điều kiện bố trí nhỡ kho, bãi lộ thiên bảo quản VLNCN | công thức tính | Khoảng cáh tối thiểu cho phép đến các công trình với khối lượng VLNCN, m | |||||||||||
500 |
3 | 2x 3 | 4x 3 | 4 | 1,5x 4 | 2,5x 4 | 5x 4 | 7,5x 4 | 5 | 2x 5 | 2,5x 5 | |||
Nhỡ vỡ các công trình đứng riêng lẻ, đường ôtô, đường sát với lưu lượng xe ít, các công trình chịu được tác dụng sóng không khí (cầu thép, cầu bê- tông cốt thép, tháp cao tầng bằng thép hoặc bê- tông cốt thép, cầu cạn, máy rửa tay) | +Ngầm, đắp ụ xung quanh
+Lộ thiên | rs =
rs = 2
| 20
45 | 30
60 | 40
90 | 65
130 | 100
200 | 120
240 | 160
320 | 220
450 | 270
550 | 320
630 | 450
900 | 500
1000 |
Các điểm dân cư, tuyến đường sắt,ôtô, đường thuỷ lớn,các xí nghiệp, | +Ngầm, đắp ụ xung quanh | rs = 2 | 45 | 60 | 90 | 130 | 200 | 240 | 320 | 450 | 550 | 630 | 900 | 1000 |
nhỡ máy, kho VLNCN, kho vật liệu dễ cháy, các công trình có tính Quốc gia | +Lộ thiên | rs = 5 Q≤10T rs = 30 Q >10T | 100 | 160 | 220 | 320 | 500 | 740 | 880 | 1100 | 1250 | 1400 | 1750 | 1900 |
Các công trình cho phép hư hại ngẫu nhiên | +Lộ thiên +Đắp ụ | rs = Q Q≤10T rs = 603 Q Q>10T | 220 | 320 | 450 | 630 | 1000 | 1500 | 1750 | 2200 | 2500 | 2800 | 3500 | 3800 |
Chú thích -Khi chọn khoảng cách an toàn về sóng không khí không căn cứ vào toàn bộ dung tích của các kho, chỉ căn cứ vào kho có dung tích lớn nhất.
D.3.8. Thí dụ tính bán kính an toàn về sóng không khí do nổ mìn gây ra:
a) Tính khả năng bảo quản tối đa của một nhỡ bảo quản VLNCN với điều kiện cách nhỡ kho 500 m có một cầu cạn bê tông cốt thép, cách nhỡ kho 1500 m, nơi có khu dân cư. Xét hai trường hợp : nhỡ kho để nổi và nhỡ kho đắp ụ xung quanh.
Từ bảng D.7 nhỡ kho để nổi và cách khu dân cư 1400 m thì nhỡ kho chỉ chứa 100 tấn VLNCN.
Cũng từ bảng D.7 nhỡ kho để nổi có đắp ụ xung quanh (ngầm) và cách cầu bê tông cốt thép 450 m chỉ được chứa 200 tấn thuốc nổ. '
Vậy trong trường hợp này bảo quản tối đa 100 tấn.
b)Tìm lượng thuốc nổ tối đa của phát mìn khi nổ trên mặt đất, nếu cách chỗ nổ mìn 150 m có nhỡ và không thể tháo dời cửa sổ kính.
c)phải tiến hành tiêu huỷ 50 kg chất nổ ở cách làng bao nhiêu để đảm bảo sóng không khí không phá và cửa kính của nhỡ dân.
Giả định tiêu huỷ tiến hành trong hố nên bậc an toàn là 1 và ks = 50, do đó:
D.4 Tính bán kính vùng nguy hiểm có mảnh đất đá văng xa khi nổ mìn
D.4.1 Khi nổ mìn định hướng và nổ mìn văng xa bán kính nguy hiểm (khoảng cách tối thiểu đảm bảo an toàn) do mảnh đất đá văng đối với người và thiết bị, công trình phụ thuộc vào chỉ số tác động n của phát mìn và trị số đườngcản ngắn nhất w. Khi nổ một phát mìn thì trị số bán kính vùng nguy hiểm tra ở bảng D.8
- khi tiến hành nổ ở sườn đôi có độ đốc nhỏ hơn 300 hoặc chỗ cao hơn vùng xung quanh không nhỏ hơn 30 m thì bán kính vùng nguy hiểm ở bảng D.8 phải tăng lên 1 ,5 lần về phía xuống dốc.
- khi tính bán kính vùng nguy hiểm do nổ đồng thời một nhóm phát mìn, khoảng cách a giữa các phát nổ tính theo công thức : '
a = 0,5 w (n + 1)
Bảng D-8 - Bán kính vùng nguy hiểm do mảnh đất đá văng xa khí nổ mìn định hường và nổ mìn văng xa
Đường cản ngắn nhất w, m | chỉ sồ tác động của phát mìn (n) | ||||||||||||||||||
1,0 | 1 ,5 | 2,0 | 2,5 + 3 | 1 ,0 | 1 ,5 | 2,0 | 2,5 - 3 | ||||||||||||
Bán kính vùng nguy hiểm, m | |||||||||||||||||||
Đối với người | Đối với thiết bị, công trình | ||||||||||||||||||
1,5 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 | 200 200 300 300 400 500 | 300 400 500 600 600 700 | 350 500 700 800 800 900 | 400 600 800 1000 100 1000 | 100 100 150 150 200 250 | 150 200 250 300 300 400 | 250 350 500 550 600 600 | 300 400 550 650 700 700 | |||||||||||
Đường cản ngắn nhất w, m | chỉ số tác động của phát mìn (n) | ||||||||||||||||||
1,0 | 1,5 | 2,0 | 2,5-3 | 1,0 | 1,5 | 2,0 | 2,5-3 | ||||||||||||
Bán kính nguy hiểm,m | |||||||||||||||||||
Đối với người | Đối với thiết bi, công trình | ||||||||||||||||||
12,0 15,0 20,0 25,0 30,0 | 500 600 700 800 800 | 700 800 800 1 000 1 000 | 900 1 000 1 200 1 500 1 700 | 1 200 1 200 1 500 1 800 2 000 | 250 300 350 400 400 | 400 400 400 500 500 | 700 700 800 1 000 1 000 | 800 800 1 000 1 000 1 200 | |||||||||||
Trong trường hợp có đường cản ngắn nhất W khác nhau và có chỉ số tác động như nhau, thì cũng dùng phương pháp trên để xác đinh bán kính vùng nguy hiểm. Trường hợp này phải lấy trị số lớn nhất trong các số đường cản ngắn nhất của phát mìn trong nhóm làm cơ sở để tính bán kính vùng nguy hiểm.
D.4.2. Khi nổ mìn định hướng và nổ mìn văng xa, nếu nổ đồng thời một loạt nhiều phát mìn có đường cản ngắn nhất và tỷ số tác động nổ khác nhau, thì bán kính vùng nguy hiểm được xác định như sau:
Phân các phát mìn thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm các phát mìn có cùng chỉ số tác động nổ và đường cản ngắn nhất gần bằng nhau. Xác định bán kính vùng nguy hiểm của mỗi nhóm theo bảng D.8 (như D.4.1 ) . Lấy bán kính vùng nguy hiểm của cả loạt nổ là bán kính lớn nhất trong các giá trị đã tính cho từng nhóm.
D.3 Bán kính vung nguy hiểm đối với người không được nhỏ hơn trị số ghi ở bảng 1 điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
D.4.4.Khi nổ mìn làm tơi đất đá (chỉ số tác động nổ n < 1) thì bán kính vùng nguy hiểm do đất đá văng được xác định như sau .
Trong số các phát mìn của loạt nổ, chọn phát mìn có đường cản ngắn nhất- đạt giá trị lớn nhất wmax từ đó tìm được đường cản ngắn nhất qui ước theo wqư = 5/7 wmax . Căn cứ vào trị giá wqư để xác định giá trị bán kính vùng nguy hiểm theo bằng D.8.
D.4.5 khi nổ mìn các lỗ khoan lớn để làm tơi đất đá, bán kính vùng nguy hiểm do đá văng R được xác định theo công thức (9)
Trong đó:
d- là đường kính của phát mìn, tính bằng mét;
w'- là chiều sâu nhỏ nhất của phát mìn là đường ngắn nhất tính từ điểm phía trên của phát mìn đến mặt tự do :
C- là khoảng cách từ miệng lỗ khoan đến mép tầng, tính bằng mét;
L- là chiếu dài nút lỗ, tính bằng mét;
α- là góc nghiêng của sườn tầng với mặt phẳng ngang, tính bằng độ.
Trị số bán kính vùng nguy hiểm theo công thức (9) tính được trong bảng D.9.
Bảng D.9 - Trị số bán kính vùng nguy hiểm khi nổ mìn lỗ khoan lớn
chiếu sâu nhỏ nhất của phát mìn W’ m | Đường kính của phát mìn, mm | |||||
100 | 150 | 200 | 250 | 300 | 400 | |
Bán kính vùng nguy hiềm, m | ||||||
1 1,5 2 3 4 | 200 200 200 200 200 | 300 250 200 200 200 | 400 330 280 240 200 | 500 420 360 300 250 | - 500 430 350 300 | - - - 470 400 |
chú thích - Theo quy định ở bảng 1 của tiêu chuẩn này, bán kính vùng nguy hiểm không được nhỏ hơn 200 m
D.4.6. Thí dụ: tính bán kính vùng nguy hiểm của đá văng khi nổ mìn qui mô lớn:
a) tính bán kính vùng nguy hiểm của đất đá văng xa khi nổ một nhóm phát mìn có chỉ số tác động nổ n = 2 và đường cản ngắn nhất từ 8 đến 11 ,4 m.
Để tính bán kính vùng nguy hiểm lấy wmax =11 ,4 m; làm tròn w = 12, tìm được trị số bán kính nguy hiểm của mảnh đá văng: theo bảng D .8 ở cột có n = 2 và w = 12 thì :
r = 900 m (đối với người)
r = 700 m (đối với thiết bị)
b) tính bán kính văng của đất đá khi nổ một nhóm phát mìn để tạo hố trên mặt đất không bằng phẳng. Trong hộ chiếu nổ nhóm phát mìn đã lấy các chỉ số tác động sau đây:
đối với phát mìn có w= 7 đến 8, n = 2,5
đối với phát mìn có w=9 đến 12 n=2
- tìm bán kính nguy hiểm đối với phát mìn có w=12 m và n =2. Theo bảng D.8 ứng với các thông số đã biết thì bán kính văng xa của đất đá r=900m đối với người và 700 m đối với thiết bị.
- Tìm bán kính vùng nguy hiểm đối với phát mìn có w=8 và n= 2,5. Theo bảng D.8 thì r=1 000 m đối với người và r = 700 m đối với thiết bị.
Kết quả cuối cùng là :
r =1000 m đối với người
r =700 m đối với thiết bị.
c) Để tiến hành nổ mìn ở lộ thiên, quy định trong thiết kế khởi nổ đồng thời một nhóm phát mìn buồng có đường cản ngắn nhất là 11 đến 16 m. Khoảng cách giữa các phát mìn và chất lượng lấp bua không có ai đặc biệt. Yêu cầu tính bán kính vùng nguy hiểm.
- Từ wmax =16 tính được đường cản ngắn nhất
làm tròn theo chiều tăng là 12.
Theo bảng D.8 đối với các thông số nêu trên thì trị số bán kính vùng nguy hiểm
đối với nguời là r= 5OO m, và đối với thiết bị công trình là r=250m
Hướng dẫn về thủ tục xuất, nhập kho vật liệu nổ công nghiệp
E.1 Các đơn vị sản xuất cung ứng và sử dụng VLNCN có nhiêm vụ lập sổ xuất nhập kho lượng VLNCN ở kho, bao gồm .
a) số thống kê xuất nhập vật liệu nổ theo mẫu số 1 của phụ lục này. Sổ phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai của đơn vị. Sổ phải do thủ kho ghi chép và dùng để thống kê khối lượng VLNCN ở các kho dự trữ và kho tiêu thụ, kho của nhỡ máy sản xuất VLNCN. Mỗi loại VLNCN phải được thống kê trong một trang riêng của sổ. Cuối mỗi ngày thủ kho VLNCN có trách nhiệm ghi số VLNCN tồn kho của mỗi loại vào sổ thống kê:
b) Sổ thống kê cấp phát và trả vật liệu nổ dùng không hết (chỉ áp dụng đối với các kho tiêu thụ) làm theo mẫu số 2 của phụ lục này. Sổ phải đánh số trang và đóng dấu giáp lai của đơn vị.
Cuối mỗi ngày phải tổng hợp số liệu đã cấp phát và đã hoàn trả đối với từng loại VLNCN. Số lượng đã tiêu thụ thực tế trong ngày được ghi ngay vào sổ thống kê nhập và xuất theo mẫu 1 .
E.2 Khi VLNCN đã được vận chuyển đến kho, phải đưa ngay vào nhỡ kho bảo quản, trên cơ sở phiếu vận chuyển hay lệnh xuất VLNCN. Lệnh xuất VLNCN viết theo mẫu số 3 của phụ lục này và được dùng để quản lý việc xuất VLNCN từ kho này đến kho khác.
Lệnh xuất VLNCN do kế toán của đơn vị quản lý kho viết thành 4 bản. Lệnh này được đăng ký trong sổ riêng của phòng kế toán ghi theo thứ tự, ngày cấp phát và tên người nhận hàng.
Sau khi làm đủ thủ tục, lệnh xuất VLNCN được giao cho người nhận hàng. Người nhận hàng xuất trình lệnh này cùng với giấy giới thiệu để nhận hàng. Sau khi cấp phát VLNCN, người thủ kho lưu lại một bản lệnh xuất ở kho, người nhận hàng giữ một bản lệnh xuất, phòng kế toán giữ hai bản lệnh xuất và giấy giới thiệu lĩnh hàng để làm các thủ tục nghiệp vụ tiếp theo.
E-3 Trường hợp nổ mìn các lỗ khoan nhỏ thì quản đốc hay phó giám đốc trực ca căn cứ nhiệm vụ sản xuất của ngày, hộ chiếu nổ mìn (hộ chiếu mẫu) định mức tiêu hao vật liệu nổ để duyệt phiếu lệnh nổ mìn. Phiếu lệnh này đồng thời là phiếu xin lĩnh VLNCN và giao cho người thợ mìn hoặc tổ trưởng thợ mìn thực hiện. Lệnh này phải ghi rõ và kỹ vào phiếu lượng VLNCN đã dùng trong ca.
Trường hợp nổ mìn lỗ khoan lớn thì phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị, căn cứ vào hộ chiếu, kết quả nghiệm thu các lỗ khoan để ký lệnh nổ mìn kiêm phiếu xuất kho VLNCN. Cuối ca làm việc phải ghi rõ số lượng đã tiêu thụ vào phiếu theo mẫu số 5. Số không dùng hết phải đem trả kho tiêu thụ ngay. Phiếu lệnh lập theo mẫu số 4 của phụ lục này và làm cơ sở để ghi chép vào sổ thống kê xuất nhập.
E-4 Thống kê xuất nhập, phiếu lĩnh trả vật liệu nổ không được viết bằng bút chì,
không được tẩy xoá, làm nhoè. Muốn chữa phải gạch ngang số cũ, viết số mới bên cạnh ghi lý do chữa và có chữ ký của người chứa.
E. 5 Những người có trách nhiệm ký các lệnh xuất VLNCN, phiếu lệnh, đều phải đăng ký chữ ký tại kho \/LNCN. Thủ kho vật liệu nổ chỉ cấp phát VLNCN theo các phiếu có người ký phiếu đã đăng ký chữ ký tại kho.
E. 6 Việc xuất VLNCN ra khỏi kho phải thực hiện theo lệnh xuất VLNCN hay phiếu lệnh
E.7 Kế toán đơn vị có trách nhiệm thống kê VLNCN đã xuất và nhập trên cơ sở phiếu xuất nhập của thủ kho và trình lãnh đạp ký duyệt.
E.8 Định kỳ mỗi tháng một lần lãnh đạo đơn vị phải cử nguời có trách nhiệm kiểm tra việc ghi chép số xuất nhập VLNCN tại kho. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ thống kê VLNCN. Khi kiểm tra phát hiện thấy thiếu, thừa VLNCN phải bán ngay cho lãnh đạo đơn vị biết và áp dụng mọi biện pháp để truy tìm nguyên nhân.
Mẫu 1 :
Sổ thống kê nhập và xuất VLNCN
| Nhập vật liệu nổ | xuất và liệu nổ | |||||||||||
Số TT | Ngày tháng | Số lượng còn lại của ngày | Nhập từ đầu số chứng từ | Ngày tháng sản xuất | Số thứ tự đợt sản xuất | Nhập trong ngày đêm | Cộng nhập từ đầu tháng | Ngày tháng | Xuất từ đâu, theo chứng từ nào | Số thứ tự của đợt sản xuất | Xuất trong ngày đêm | Cộng xuất từ đầu tháng | ý kiến của người kiểm tra và ghi chú |
| 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 1 1 | 12 | 13 | 14 |
|
|
|
Mẫu số 2 :
Sổ thống kê cấp phát VLNCN (áp dụng cho kho tiêu thụ)
Ngỡ y phát | Nơi sử dụng vật liệu nổ | Họ tên người lĩnh | Giấy xin lĩnh | Đơn vị tính | Số lượn g đã phát | chữ ký của ngư ời lĩnh | số lượn g đã sử dụn g | số lượng trả lại kho | chữ ký của người trả | chữ ký của thủ kho | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | e | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Mẫu số 3 : (Lệnh xuất kho VLNCN thường để xuất từ kho này đến kho khác)
LỆNH XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Tên đơn vị
Xuất kho cho (tên kho)
Dùng để
thông qua ông (bà)
Tên vật liệu nổ | Đơn vị tính | Số lượng yêu cầu | Đã xuất | ||||
Số lượng | Nước sản xuất | Ngày sản xuất | Số thứ tự đợt sản xuất | Số thứ tự của hòm | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
chú thích - Khi xuất VLNCN ở kho tiêu thụ thì không phải ghi chép ở cột 8.
Ngày tháng xuất : | Ngày ...... tháng ... năm..... Chủ đơn vị ký |
Người xuất ký Người nhận ký : | Kế toán trưởng đơn vị ký |
Mã số 4 (phiếu lệnh nổ mìn kiêm phiếu lĩnh VLNCN)
đơn vị ......................
PHIẾU LỆNH
Phân xưởng................. Để tiến hành công tác nổ mìn ngày:
Cá nhân (Họ tên người thợ mìn làm nhiệm vụ)
Ngày tháng | các thông số của bãi mìn | yêu cầu về vật liệu nổ | Đã cấp phát | |||||||||||||||
số lượng lỗ khoan | Chiều dài lỗ khoan (m) . | Lượng thuốc nổ nạp một lỗ | Các loại thuốc nổ | Kíp điện vi sai | ống nổ cái | Dây cháy chậm | Dây nổ,m | Chất nổ các loại, kg | Kíp điện vi sai theo từng đọ chậm, cái | ống nổ cái | Dây cháy chậm,m | Dây nổ,m | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đã phát ngày Người phát........(ký) Người nhận........(ký) | Phó giám đốc kỹthuật (ký) |
Mẫu số 5 :
PHIẾU TRẢ VLNCN SAU KHI NỔ
(Lập tiếp theo mẫu số 4)
Ngày, tháng | Đã nổ thử số bãi | Đã tiêu thụ VLNCN | ||||||||||
số lỗ khoan | chiều dỡl lỗ khoan, m | Khối lượng nạp, kg | các loại thuốc nổ | ống nổ, cái | Kíp điện vi sai theo số | Dây cháy chậm, m | Dây nổ, m | |||||
|
|
|
|
|
| |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Số lượng được cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng công đã tiêu thụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Số lượng trả kho |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số VLNCN thừa đã trả lại kho Ngày tháng năm Người trả ký | Kho đã nhận số VLNCN trả lạl Ngày tháng năm Người nhận ký |
Lý lịch kho vật liệu nổ công nghiệp
G-1 Kho vật liệu nổ công nghiệp : (tên và địa điểm đặt kho)
G.2 Loại kho : (dự trữ, tiêu thụ, nổi ngầm, cố định, tạm thời) G.3 Số lượng nhỡ kho :
a) để bảo quản thuốc nổ : (số lượng, thứ tự nhỡ)
b) để bảo quản phương tiện nổ : G. 4 Vật liệu xây dựng nhỡ kho
a) nhỡ để bảo quản thuốc nổ
N01
N02
b) nhỡ để bảo quản phương tiện nổ
N01
N02
Bảng G.1 - Đặc điểm các nhỡ kho
Các chỉ tiêu | Đơn vị đo | số hiệu nhỡ kho | Tổng cộng | |||
số 1 | số 2 | số 3 | số 4 | |||
1 . Khả năng chứa giới hạn - amônít - kíp điện - ống nổ thường - dây nổ - dây cháy chậm 2. Đặc điểm bục, giá để xếp VLNCN -chiều cao giá cao nhất -chiều cao của giá thấp nhất -khoảng cách từ nóc giá cao nhất đến trần nhỡ - khoảng cách giữa tường và giá - chiều rộng lối đi giữa các giá - số lượng giá |
tấn chiếc chiếc m m
m m m m m cái |
|
|
|
|
|
bảng G.1. ( kết thúc)
Các chỉ tiêu | Đơn vị đo | Số hiệu nhỡ kho | Tổng cộng | |||
Số 1 | Số 2 | Số 3 | Số 4 | |||
3. Đặc điểm bục kê khi xếp VLNCN thành đống - chiều cao bục - khoảng cách từ tường đến bục 4. ụ bảo vệ nhỡ kho - chiều cao từ mái dua đến đỉnh ụ - chiều rộng đáy ụ - chiều rộng đỉnh ụ - khoảng cách tường nhỡ đến đá chân ụ - khoảng cách giữa mép chân ụ đất chính và cửa đập ụ ngang 5. Trang bị chống sét - số lượng cột thu lôi - chiều cao cột thu lôi - khoảng cách giữa cột thu lôi và tường nhỡ kho - điện trở nối đất - số lượng cột thu lôi từ lưới chống tác dụng thứ cấp của sét - khoảng cách từ vành đai lưới và tường nhỡ 6. Các biện pháp phòngg cháy - khoảng cách phát quang quanh nhỡ - số lượng bình dập cháy - số lượng bể, thùng chứa nước - số lượng thùng cát |
m m
m m m m
m
chiếc m m
ôm chiếc m
m chiếc chiếc chiếc |
|
|
|
|
|
G.5 Các biện pháp an toàn khu vực kho
- hào chống cháy :
rộng (miếng hào), m;
sâu m;
- khu vực cấm xung quanh kho : rộng, m;
- dọn cỏ cây dễ cháy : rộng, m;
- nước chữa cháy (thiên nhiên, nhân tạo) : dung tích bể, m3
- bơm chữa cháy : kiểu , số lượng (cái) , công suất (kw) , năng suất ( m3/h) ;
- các trang bị khác (thùng, xô, thang sào, câu liêm, ủng . ) , cái.
G.6 Hàng rào
- vật liệu làm hàng rào;
- chiều cao, chiều dài, m;
- khoảng cách từ tường nhỡ kho đến hàng rào, m;
- cổng (vật liệu) .
G.7 Chiếu sáng
- điện áp dùng;
- số lượng điểm dùng;
- loại đèn chiếu, công suất. G.8 Thông tin tín hiệu
- với bảo vệ;
- với cơ quan PCCC;
- với văn phòng của đơn vị quản lý kho. G.9 Bảo vệ kho
- số trạm gác;
- số nhân viên bảo vệ;
- các phương tiện khác (nếu có) . G.10 Các dụng cụ khác
- dụng cụ đo kiểm;
- dung cụ khác
G.11 Liệt kê các phòng phụ của kho
..........................................
G.12 Đường liên hệ với ga tàu, bến cảng
- loại đường , khoảng cách
G.13 Kho hầm lò (nếu có)
- loại kho:
- vị trí đặt kho (mức cao đường lò) :
- khoảng cách từ kho đến giếng mỏ, m;
- khoảng cách từ buồng đến đường lò cạnh giếng, m;
- khoảng cách từ nền kho đến mặt đất, m. G.14 Thời gian xây dựng
- khởi công:
- đưa vào sử dụng.
G-15 Đối với kho nổi phải ghi rõ bản vẽ mặt bằng kho và khu tiếp giáp trong phạm vi bán kính an toàn (tính theo sóng không khí) phải vẽ các công trình, nhỡ đường chướng ngại vật tự nhiên, cổng kích thước khoảng cách.
- các bản vẽ nhỡ kho tỷ lệ 1/200 (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang):
- sơ đồ bố trí tiếp đất chống sét, tiếp đất an toàn. G.16 Ngày lập lý lịch
- số bản lý lịch
- nơi giữ lý lịch: tại kho......... bản
cơ quan công an........ bản
cơ quan kiểm tra kỹ thuật an toàn.............. bản
Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên đóng dấu)
Qui định về xây dựng kho, sắp xếp VLNCN ở kho. Chế độ phòng cháy chữa cháy và bảo vệ mỗi trường
H.1 Yêu cầu khi thoả thuận thiết kế kho vật liệu nổ công nghiệp
H.1.1 Khi tiến hành xây dựng kho bảo quản VLNCN phải có các hồ sơ sau đây:
a) giấy phép sử dụng đất do cơ quan nhỡ nước có thẩm quyền cấp:
b) bản thuyết minh trong đó cần nêu rõ
- các cơ sở để đầu tư
- tình hình, đặc điểm của công trình (vị trí, địa hình, hướng gió, qui mô, sức chứa, bậc chịu lửa )
- bố trí mặt bằng;
- các biện pháp để phòng cháy, chữa cháy
- hệ thống thông tin liên lạc c) bản vẽ tổng mặt bằng
d) bản vẽ định vị các công trình
e) bản vẽ các công trình (mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt)
g) các bản vẽ và hồ sơ có liên quan tới bảo vệ, PCCC, hệ thống chống sét, cung cấp điện, cung cấp nước.
H.1.3 Trước khi thoả thuận về thiết kế kỹ thuật nhất thiết phải được thoả thuận về dự án tiền khả thi, dự án khả thi và địa điểm xây dựng kho .
H.1.4 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải gửi đến cơ quan xét duyệt thiết kế. cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn, cơ quan PCCC, cơ quan quản lý nhỡ nước về phòng lụt bão theo quy định sau:
a) đối với thiết kế cần có thoả thuận của cáp bộ, phải gửi mỗi nơi 5 bộ tài liệu b)đối với công trình cần có sự thoả thuận của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải gửi mỗi nơi 2 bộ tài liệu;
c) trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ các cơ quan được gửi tài liệu phải trả lời bằng văn bản
d) đối với các công trình đã được thoả thuận nay muốn thay đổi thiết kể mở rộng hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải gửi đến các cơ quan: bản thuyết minh những điểm thay đổi và bản thiết kể tổng thể mặt bằng của công trình để được xem xét và cấp thoả thuận mới.
H.1.5 Thủ trưởng đơn vị thoả thuận ký vào hồ sơ thiết kế (nếu đồng ý). Hồ sơ này sẽ gửi 1 bộ cho cơ quan thiết kế, 1 bộ gửi cho cơ quan PCCC địa phương, 1 bộ cho cơ quan thanh tra an toàn địa phương, 1 bộ cho cơ quan quản lý nhỡ nước về phòng lụt bão, 1 bộ giữ tại cơ quan thoả thuận.
H.1.6 Các công trình đã đưa vào sử dụng mỡ chưa được thoả thuận như quy định trên, nay muốn mở rộng, sửa chữa, thay đổi tính chất sử dụng đều phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định trên.
H.2 Kho và sắp xếp bảo quản VLNCN trong kho
H.2.1 Kho cố định nổi và nửa ngầm
H.2.1.1 Tất cả các kho cố định phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
a) kho chứa VLNCN phải được thông gió ( tự nhiên hay cưàng bức) , chống dột tốt. Tuỳ theo từng vùng, kho phải có lỗ thông hơi và các cửa sổ để thông gió tự nhiên cho tốt. Chỉ được mở cửa sổ và cửa đi để thông gió vào những lúc trời quang đãng;
b) các nhỡ kho chứa VLNCN phải quay theo hướng Bắc - Nam để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong nhỡ. Trường hợp địa hình phức tạp thì cũng không được bố trí lệnh hướng Bắc - Nam lớn hơn 15 độ;
c) trong phạm vi kho phải có rãnh thoát nước, rãnh phải có độ nghiêng, kích thước phù hợp để tiêu nước nhanh;
d) đường ra vào kho và đường đị đến từng nhỡ kho phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đi lại thuận lợi và phải luôn giữ sạch sẽ;
e) khoảng cách giữa các nhỡ kho và khoảng cách từ nhỡ kho đến các công trình ngoài phạm vi kho phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này;
g) các kho phải có hàng rào bao quanh. Ngoài hàng rào phải có khu vực cấm tối thiểu 50 m kể từ hàng rào. Giới hạn và qui chế sử dụng vùng cấm do cơ quan quản lý kho và cơ quan công an địa phương quy định.
H.2.1.2 Trong phạm vi kho được xây dựng các nhỡ và công trình sau
a) các nhỡ kho chứa thuốc nổ và phương tiện nổ;
b) phòng để mở các hòm vật liệu nổ nhóm 1 , 3, 4 và cắt dây nổ, dây cháy chậm
c) nhỡ hoặc mặt bằng để chuẩn bị thuốc nổ amon nitrat (chỉ làm ở kho tiêu thụ d) các chòi gác
e) trạm thí nghiệm và bãi thử;
g) kho chứa phương tiện, dụng cụ chữa cháy;
h) các bể chứa nước;
i) phòng thường trực.
Chỗ bảo quản các hòm cũ, phòng nghỉ của bảo vệ phải ở ngoài hàng rào của kho.
Phòng nghỉ của bảo vệ phải cách hàng rào không nhỏ hơn 50 m. Chỗ chứa các hòm cũ cách hàng rào ít nhất 25 m
H.2.1.3 Hàng rào phải cách tường nhỡ kho gần nhất trên 40 m ở vùng núi cao, khoảng cách này có thể giảm nhưng phải thoả thuận với cơ quan Nhỡ nước có trách nhiệm.
- hàng rào có thể làm bằng dây thép gai, gỗ, gạch, đá nhưng chiều cao không thấp hơn 2 m. Hàng rào phải ngăn được người và xúc vật (trâu, bờ, lợn...) lọt vào phạm vi kho;
- nếu hàng rào làm bằng gỗ hoặc xây gạch đá, thì phía trên hàng rào phải cắm cọc sắt cao 0.5 m và chăng 4 sợi dây thép gai vào cọc đó;
- cổng ra vào kho phải có cửa, cửa phải có khoá.
H.2.1 . Trong phạm vi kho và khu vực cấm ở ngoài hàng rào phải dọn sạch các loại cây dễ cháy (cỏ khô, cây khô, ...). nhưng để lại các cây xanh khó cháy và cho phép trồng thêm các loại cây này.
H.2.2 Yêu cầu về xây dựng kho cố định nổ và nửa ngầm
H.2.2.1 Các nhỡ kho của kho cố định phải xây dựng bằng vật liệu không cháy có bậc 1 chịu lửa theo TCVN 2622-78. Phòng cháy chữa cháy cho nhỡ và công trình. Yêu cầu khi thiết kế xây dựng:
- trường hợp kho xây bằng vật liệu không cháy, trát vữa, quét vôi trắng bên trong. Trường hợp đặc biệt được cơ quan PCCC cho phép, có thể làm bằng gỗ ghép hoặc khung rỗng bên trong chứa đầy vật liệu dạng hạt (như bê tông xỉ, vôi vữa trộn mạt cưa) . Các tường loại này phải được quét một lớp hồ chống cháy hoặc trát vữa cả hai mặt trong ngoài :
- mái nhỡ kho phải làm bằng vật liệu không cháy, có thể làm bằng mái ngói hoặc fibrô xi măng
- mái nhỡ kho phải có trần. Nếu nhỡ kho có mái bê tông cốt thép thì phải có lớp cách nhiệt;
- nền và sàn nhỡ phải đảm bảo luôn khô ráo. Nền phải cao hơn mặt bằng kho ít nhất 20 cm;
- sàn nhỡ phải cao hơn nền ít nhất 30 cm, sàn có thể lát gạch, gỗ, đổ bê tông. Sàn phải phẳng, không có khe hở, lỗ thủng.
H.2.2.2 Số lượng cửa ra vào nhỡ kho phải đảm bảo khoảng cách từ cửa đến điểm xa nhất nào đó của nhỡ kho không quá 15 m (phạm vi cửa đảm nhiệm) . Cửa ra vào kho phải có kích thước tối thiểu 4 m x 2,2 m:
- tỷ lệ diện tích cửa sổ so với mặt sàn từ 1/25 đến 1/30.
H.2.2.3 Các cửa vào nhỡ kho phải có hai lần cửa, mỗi cửa phải có khoá. Cửa ngoài phải bọc tôn và mở ra phía ngoài.
H.2.3 Sắp xếp VLNCN trong nhỡ kho cố định
H.2.3.1 Các hòm chứa VLNCN nhóm 1, 4, 5 đều phải đặt trên giá, mỗi tầng giá chỉ được xếp một lượt hòm. Khoảng cách từ mặt trên của hòm đến đáy dưới của tầng giá trên ít nhất là 4 cm. Chiều rộng của giá chỉ đặt đủ một hòm. Chiều cao của tầng giá trên cùng không quá 1,6 m so với mặt sàn .
có thể dùng đinh hoặc đinh vít để bắt chặt các ngăn giá. Nhưng đầu đinh phải ngập sâu trong gỗ ít nhất là 5 mm. Các tấm gỗ làm mặt giá đóng cách nhau 2,5 cm.
H.2.3.2 VLNCN nhóm 2 dây cháy chậm và phương tiện để đốt dây được xếp thành chồng theo kích thước sau
- rộng không quá 2 m;
- dài không quá 5 m;
- cao không quá 1,8 m (tính từ nền nhỡ kho) ;
Các giá, các chồng chỉ được phép xếp các hòm VLNCN cùng loại (trọng lượng và kích thườc). Giữa các giá, chồng phải để lối đi rộng ít nhất 1,3 m.
Các giá (hoặc các chồng, hòm) phải cách tường nhỡ kho ít nhất 20 cm. Cho phép xếp 2 gía sát nhau.
H.2.3.3 Khi sắp xếp VLNCN trong nhỡ kho phải đảm bảo loại nhập trước được xuất trước, nhập sau xuất sau.
H.2.4 Xây dựng ụ bảo vệ kho cố định
H.2.4.1 Khi khoảng cách giữa các nhỡ kho hoặc từ nhỡ kho đến các công trình lân cận không đảm bảo quy định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này thì phải đắp ụ bảo vệ.
Chỉ được dùng đất dẻo hoặc rời để đắp ụ bảo vệ. Cấm dùng các loạt đá, sỏi vật liệu cháy được (than cám, than bùn) để đắp ụ.
H.2.4.2 ụ phải cao hơn mái đua của nhỡ kho ít nhất 1,5 m. Chiều rộng đỉnh ụ không nhỏ hơn 1 m.
Chiều rộng chân ụ xác định theo độ dốc ổn định của loại đất dùng đắp ụ.
H.2.4.3 Chân ụ bảo vệ cách tường nhỡ kho ít nhất 1 m và không quá 3 m, riêng phía cửa ra vào nhỡ kho cho phép không quá 4 m. Giữa chân ụ và tường nhỡ kho phải có rãnh thoát nước.
H.2.4.4 Khi đắp ụ bảo vệ phải chừa lối ra vào, phía trước lối ra vào phải đắp ụ phụ cách chân ụ chính từ 1 đến 3 m. Chiều dài ụ phụ phải đảm bảo từ bất cứ điểm nào trong nhỡ kho vạch một đường thẳng qua lối ra vào cũng gặp ụ phụ.
H.2.5 Chiếu sáng kho cố định
H.2.5.1 Để chiếu sáng kho cố định cho phép dùng các dạng sau:
- dùng điện lưới hoặc máy phát điện: cho phép dùng đến sợi đốt hoặc dèn huỳnh quang được cung cấp điện từ biến thế chiếu sáng có điện áp không quá 220 V. Cấm dùng đèn hồ quang để chiếu sáng; dùng dèn ắc qui mỏ và đèn pin. Cấm dùng ngọn đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng.
H.2.5.2 Các đèn chiếu sáng nhỡ kho phải đặt ở phía ngoài nhỡ đối diện với cửa sổ. Nếu đặt đèn trong nhỡ kho thì phải đặt trong các hốc tường hoặc trần và có lưới che.
H.2.5.3 Công tắc, cầu chì, ổ cắm, bằng điện phải đặt trong hộp kín ở ngoài nhỡ kho hoặc trong các phòng riêng
H.2.5.4 Dây dẫn điện chiếu sáng trong khu vực kho và trong các nhỡ kho phải dùng loại cáp có vỏ bọc cách điện. Cấm mắc các dây dẫn hoặc cáp điện qua phía trên các nhỡ kho.
H.2.5.5 Các giá đỡ cáp phải có kết cấu thích hợp để cáp không bị hư hỏng. Chỗ đua cáp vào nhỡ kho phải có ống bọc.
H.2.5.6 Khi treo cáp điện dọc theo tường và trần nhỡ kho phải có giá đỡ cách nhau 0,8 đến 1,0 m khi đặt ngang và 2,0 m khi đặt đứng.
H.2.5.7 Nối cáp phải dùng các hộp nối chuyên dùng.
H.2.6 Việc bảo vệ và tín hiệu của các kho cố định thực hiện theo điều 4.2.10 và phụ lục M của tiêu chuẩn này.
H.2.7 Quy định về PCCC
H.2.7.1 Tất cả các kho VLNCN đều phải có phương án PCCC được cơ quan PCCC địa phương duyệt.
Các kho VLNCN phải được trang bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ chữa cháy. Các bể chứa nước chứa từ 50 m3 trở lên phải có máy bơm để bơm chữa cháy.
H.2.7.2 Để ngăn ngừa cháy lan từ ngoài vào kho phải
- dọn sạch cây cỏ trong khoảng rộng không nhỏ hơn 5 m xung quanh nhỡ kho;
- làm rãnh ngăn cháy xung quanh khu vực kho (rãnh sâu 0,5 đến 1 m, chiều rộng trên bề mặt từ 1,5 đến 3 m), hoặc thường xuyên trồng cây cối một dải đất rộng 5 m ở phía ngoài hàng rào kho. Bờ dốc và đáy rãnh ngăn lửa phải thường xuyên dọn sạch cây cỏ.
H.2.7.3 Kho phải có đường ống dẫn nước hoặc bể chứa nước chữa cháy. Phải có lối đi đến bể chứa nước thuận lợi. Dung tích bể chứa nước hoặc lượng nước cấp bằng đường ống xác định theo bảng H.1 .
Bảng H.1 - Bể nước dùng cho PCCC của nhỡ kho
Loại và sức chứa của kho | Lượng nước cấp theo đường ống dập cháy | Dung tích bể không nhỏ hơn ( m3) |
1. Kho tiêu thụ 2. Kho dự trữ có sức chứa đến 500 tấn thuốc nổ 3. Kho dự trữ có sức chứa từ 501 đến 3 000 tấn thuốc nổ | Không nhất thiết phải làm Không nhất thiết phải làm
15 lít/giây | 50 100 Cho phép thay đường ống bằng cách cứ hai nhỡ kho có bể nước dung tích 50 m3 |
H.2.7 Trong kho phải treo bảng liệt kê các phương tiện dụng cụ chữa cháy, qui trình sử dụng và các biện pháp, phương án chữa cháy khi xảy ra cháy.
H.2.7.5 Khi xảy ra cháy trong khu vực kho, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để dập tắt cháy, đồng thời báo ngay cho trưởng kho, cơ quan PCCC địa phương biết. Khi có nguy cơ cháy lan đến các hòm chứa VLNCN nhóm 1,3, 5 thì mọi người phải rút ra nơi an toàn (tính theo bán kính vùng nguy hiểm
H.2.7.6 Trong khu vực kho, cấm hút thuốc lá, đốt lửa, dùng ngọn lửa trần. Người bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra để không cho người vào kho mang theo diêm, bật lửa, súng đạn và các vật phát ra tia lửa do ma sát.
H.2.7.7 Trưởng kho và người phụ trách bảo vệ kho có trách nhiệm kiểm tra mỗi tháng một lần các phương tiện dập cháy bảo đảm đủ số lượng và luôn trong trình trạng tốt, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng cháy:
H.3 Các yêu cầu đối với kho tạm thời đến 3 năm để nổi và nửa ngầm
H.3.1 Nhỡ kho tạm thời có thể làm bằng ván gỗ ép đất trộn rơm hoặc bằng đất.
Có thể dùng các công trình cũ, nhỡ không có người ở, nhỡ hầm để làm kho tạm thời. Các công trình này phải có thông gió và có chống dột tốt.
H.3.2 Yêu cầu đối với kho tạm thời đến 3 năm
H.3.2.1 Sàn nhỡ có thể làm bằng gỗ, bê tông hay đất sét nện nhưng phải bằng phẳng không có chỗ nứt, thủng.
H.3.2.2 Tường và mái có thể làm bằng gỗ nhưng phải được quét lớp hồ chống cháy.
H.3.2.3 Hàng rào có thể bằng tre, nứa, ván hoặc vật liệu khác. Hàng rào phải cao ít nhất 2 m.
H.3.2.4 Không nhất thiết phải làm bể chứa nước chữa cháy, nhưng phải có các phương tiện dụng cụ chữa cháy, như thùng có nước, xô múc nước, cát, xẻng...
H.3.2.5 Chỉ cần làm một lớp cửa ra vào nhỡ kho
H.3.2.6 Dùng đèn ắc qui mỏ, hoặc đèn pin để chiếu sáng khi có người làm việc trong nhỡ kho.
H.3.2.7 Khi dùng công trình cũ để chứa VLNCN cho phép giữ nguyên kích thước cửa ra vào và cửa sổ.
H.3.2.8 Ngoài các quy định trên đây, kho VLNCN tạm thời phải tuân theo các quy định của kho cố định.
H.4 Các yêu cầu đối với kho VLNCN tạm thời ngắn hạn đến 1 năm để nổi và nửa ngầm
H.4.1 Khi bảo quản VLNCN trong thời gian ngắn đến 1 năm có thể bảo quản ở các kho tạm thời ngắn hạn sau đây:
a) trong nhỡ không có người ở, kho chứa đồ đạc, nhỡ hầm;
b) trong các toa tàu hoả;
c) trên các phương tiện nổi;
d) trên các ô tô , rơ móc ;
e) trong các lều trại, hang động;
g) trên mặt bằng gần nơi nổ mìn.
H.4.2 Kho tạm thời ngắn hạn phải theo các điều quy định đối với kho tạm thời, không nhất thiết phải có chiếu sáng, thông tin, tín hiệu, hào chống cháy xung quanh hàng rào kho, nhưng phải dọn sạch cỏ dễ cháy trong phạm vi hàng rào kho.
Hàng rào kho tạm thời ngắn hạn cách tường nhỡ kho tối thiểu 20 m, trạm bảo vệ cách hàng rào kho không ngắn hơn 15 m.
Tường nhỡ kho tạm thời ngắn hạn có thể quét 2 đến 3 lượt nước vôi thay cho hố chống cháy; Ngoài các yêu cầu trên đây, kho tạm thời ngắn hạn phải tuân theo các quy định đối với một kho cố định và các điều kiện đối với một dạng kho tạm thời ngắn hạn.
H.4.3 Kho bảo quản VLNCN là nhỡ không có người ở, là kho chứa đồ đạc và nhỡ hầm
H.4.3.1 Nhỡ không có người ở, kho chứa đồ đạc, nhỡ hầm phải theo các điều kiện quy định tại H.3.1, H.3.2 và H.4.2.
H.4.3.2 Khối lượng VLNCN trong một chỗ bảo quản không được quá một tấn thuốc nổ và 4000 kíp cùng với số dây cháy chậm và dây nổ thích hợp. ống nổ phải để trong các hòm có đệm lót mềm bên trong, hòm phải có khóa và đặt cách thuốc nổ ít nhất 2 m.
Khi chứa trong các nhỡ kho khác nhau thì mỗi nhỡ chứa không quá 3 tấn thuốc nổ, toàn kho không được chứa quá 10 tấn thuốc nổ và 30 000 chiếc kíp.
H.4.4 Kho VLNCN tạm thời là các toa tàu hoả
H.4.4.1 Đối với một toa tàu hoả 2 trục được bảo quản không quá 3 tấn thuốc nổ hoặc 10 000 kíp và 1000 m dây nổ. Nếu là toa tàu hoả 4 trục số lượng trên có thể gấp đôi. Trong cả hai trường hợp nêu trên số lượng dây cháy chậm là không hạn chế nhưng phải tuân theo điều 3.4 của tiêu chuẩn này.
H.4.4. 2 Đối với một toa tầu hoả 2 trục được phép bảo quản chung không quá 1 tấn thuốc nổ, 500 kíp, 1 000 m dây nổ với số dây cháy chậm cần thiết. Đối với toa tàu hoả 4 trục cho phép gấp đôi số lượng trên nhưng phải dùng vách ngăn toa tàu làm 3 ngăn bằng nhau. Hai ngăn phía hai đầu để chứa thuốc nổ và phương tiện nổ, ngăn giữa dùng để cấp phát, cửa các ngăn phải kín và có kích thước 1,8 m x 0,9m.
H.4.4.3 Phải dùng các toa tàu hoả còn tốt. Nếu các toa này đã dùng để chở kali clorat hoặc chất dễ cháy thì trước lúc dùng chúng làm kho bảo quản VLNCN phải dùng nước kiềm để rửa. Khi dồn hoặc kéo trên đường, cửa của các toa chứa VLNCN phải đóng, khoá, niêm phong. Khi đến vị trí bảo quản phải chèn cố định toa.
H.4.4.4 Toa tàu hoả bảo quản VLNCN phải có tín hiệu, biển báo theo quy định của điều 5.2 của tiêu chuẩn này. Ban đêm khi đỗ ở đường cụt hoặc đường dự phòng phải theo tín hiệu ở cả 2 đầu toa tàu.
H.4.5 Kho bảo quản VLNCN tạm thời là phương tiện nổi
H.4.5.1 Khi nổ mìn trên sông, hồ, biển có thể dùng các phương tiện nổi để làm kho bảo quản VLNCN.
Các phương tiện nổi này phải xin phép như yêu cầu đối với một phương tiện vận chuyển VLNCN.
H.4.5.2 Khi bảo quản chung thuốc nổ và phương tiện nổ có thể chứa đến 1/4 trọng tải của phương tiện nhưng không quá 6 tấn thuốc nổ, 10 000 kíp và 1 000 m dây nổ.
H.4.5.3 khi bảo quản riêng thuốc nổ và phương tiện nổ có thể chứa đến 1/2 trọng tải của phương tiện nhưng không quá 10 tấn thuốc nổ, 30 000 kíp, 2 000 m dây nổ.
H.4.5.4 Thuyền để bảo quản VLNCN phải có các điều kiện sau:
- thời hạn bảo quản đến 20 ngày;
- thuyền được kê ván chắc chắn và có phủ bạt;
- chứa đến 1/4 trọng tải thuyền nhưng không quá 400 kg thuốc nổ, 600 kg kíp với số dây cháy chậm tương ứng.
H.4.5.5 Có thể dùng xỡ lan không tự hành để bảo quản VLNCN trên biển. Xỡ lan phải có buồng chứa VLNCN, có tàu kéo. Phương tiện này phải được chi cục đăng kiểm cấp giấy phép.
H.4.5.6 Khi bảo quản chung VLNCN trên phương tiện nổi thì mỗi loại phải chứa trong phòng riêng, các phòng này phải ngăn cách bằng tấm vách rỗng có nhồi xỉ bên trong dày tối thiểu 25 cm. Mỗi phòng phải có cửa riêng.
H.4.5.7 Phương tiện nổi chứa VLNCN phải đỗ ở chỗ thích hợp và cách xa các công trình, bến cảng, khu dân cư, các kho dễ bắt lửa, chỗ đậu và luồng đi lại của các tàu thuyền khác. Khoảng cách này tính theo khoảng cách an toàn về sóng không khí quy định tại phụ lục D của tiêu chuẩn này nhưng không nhỏ hơn 150 m.
H.4.5.8 Khi tàu kéo xỡ lan và kho bảo quản VLNCN di chuyển thì xỡ lan phải buộc cách tàu kéo ít nhất 20 m.
H.4.5.9 Nếu phương tiện kéo đã chứa các sản phẩm axit, dầu hoả, kali clorat hoặc các vật liệu dễ bắt lửa khác thì phải dùng nước kiềm rửa sạch trước khi dùng làm kho tạm thời để bảo quản VLNCN.
H.4.5.10 Trên tàu thuỷ bảo quản VLNCN phải treo biển báo "nguy hiểm" ở vị trí cao hơn mái phòng chứa VLNCN 3 m. Chữ phải rõ và có chiều cao ít nhất là 200 mm. Ban đêm có tín hiệu bằng ánh sáng.
H.4.5.11 các hòm VLNCN phải được xếp vững chắc, chằng buộc chắc chắn để tránh bị xô đẩy do sóng nước.
H.4.5.12 Tàu thuỷ dùng làm kho tạm thời bảo quản VLNCN cấm chứa thêm bất cứ loại hàng gì (kể cả các loại vũ khí) mỡ khi dùng có thể phát ra tia lửa. Cấm bố trí phòng người ở, trừ chòi gác bảo vệ, cấm đốt lửa.
H.4.5.13 Tàu thuỷ dùng làm kho tạm thời bảo quản VLNCN phải có các phương tiện dụng cu chữa cháy theo quy định của cơ quan PCCC địa phương.
H.4.5.14 Khi cấp phát hoặc bốc xếp chỉ được dùng đèn ắc qui mỏ hoặc đèn pin để chiếu sáng.
H.4.5.15 Nếu tàu kéo xỡ lan, tàu thuỷ là kho tạm thời bảo quản VLNCN chạy bằng nhiên liệu rắn thì phải có bộ phận thu tàn lửa ở đầu ống khói.
H.4.5.16 Khi tàu kéo xỡ lan là kho bảo quản VLNCN bị cháy thì phải dừng tàu lại tách khỏi xỡ lan và thả neo. Các phương tiện khác đang đi lại phía xỡ lan phải dừng lại.
Khi xảy ra cháy trên phương tiện nổi dùng làm kho tạm thời bảo quản VLNCN thì phải đánh chìm ngay tất cả VLNCN nếu điểm cháy ở nơi chứa VLNCN hoặc ở nơi khác mỡ hết khả năng dập cháy. Kíp nổ phải được đánh chìm trước. Đánh dấu điểm đánh chìm bằng phao tiêu để vớt lên sau.
H.4.5.17 ở chỗ phương tiện nổi là kho chứa VLNCN đỗ (cạnh bờ sông) phải làm rào ở trên bờ bằng cọc tre có chăng dây thép gai. Hàng rào cách mép sông 50 m. Các cọc cuối phải cắm xuống nước cách mép bờ ít nhất 3 m phía đối diện với bờ phải có biển cấm cách phương tiện 50 m. .
H.4.5.18 Tàu thuỷ là kho tạm bảo quản VLNCN phải có thu lôi chống sét theo quy định của phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.
H.4.6 tàu thuỷ kỹ thuật chuyên ngành đồng thời làm kho tạm thời ngắn hạn bảo quản VLNCN
H.4.6.1 Những tàu thuỷ kỹ thuật làm công việc chuyên môn có dùng VLNCN trên sông, hồ, biển (nạo vét dòng sông, đáy hồ, biển ... ) có thể đồng thời chở thiết bị, hàng hoá khác và sử dụng một phần làm kho tạm thời chứa VLNCN.
H.4.6.2 Khi bố trí các phòng làm kho chứa tạm thời VLNCN trên boong của các tàu thuỷ loại này phải tuân theo các quy định tại điều 5.2.3 của tiêu chuẩn này.
H.4.6.3 Có thể để VLNCN ở trên boong hoặc trong các khoang của tàu thuỷ kỹ thuật, nhưng phải bố trí thành phòng riêng, có lối đi lên boong riêng, lối đi này không được thông với phòng khác.
H.4.6.4 Số lượng VLNCN chứa trên một tàu thuỷ kỹ thuật không quá 100 kg thuốc nổ hoặc 1 000 ống nổ. Số lượng VLNCN bảo quản chung trong một buồng phải tuân theo điều 4.2.17 của tiêu chuẩn này. ống nổ phải chứa trong các hòm gỗ, phía ngoài bọc tôn, phía trong lót đệm mềm. Các hòm này phải bắt chặt vào giá đỡ. khi hòm chứa còn rỗng, phải chèn chặt bằng vật liệu mềm để ống nổ không va chạm vào nhau khi tàu bị chòng chành.
H.4.6.5 Chỉ được bảo quản VLNCN trên boong tàu khi
- tàu thuỷ di chuyển trên sông hoặc tàu biển trên biển không quá 3 ngày đêm;
- khối lượng VLNCN bảo quản không vượt quá quy định tại điều 4.2.17;
- thuốc nổ, phương tiện nổ phải để trong thùng riêng, các thùng này phải được buộc chặt vào boong tàu và phủ bạt kín.
H.4. 6.6 Giữa buồng chứa thuốc nổ và buồng chứa phương tiện nổ phải có một buồng trống để làm nơi cấp phát, buồng này có cửa thông với buồng chứa VLNCN.
H.4.6.7 Khi dùng điện chiếu sáng buồng chứa VLNCN trên tàu thuỷ kỹ thuật thì dây dẫn, công tắc, cầu chì, bảng điện phải đặt bên ngoài buồng. Có thể dùng đèn ắc qui mỏ, đèn pin để chiếu sáng.
H.4.6.8. Việc xếp vật liệu nổ vào buồng chứa phải theo quy định tại mục 5.2.3.11 của tiêu chuẩn này. Chỉ sau khi xếp xong hàng hoá khác xuống tàu mới được xếp thuốc nổ. Kíp nổ xếp cuối cùng.
H.4.9. Cho phép bảo quản VLNCN trên tàu kỹ thuật trong suốt hành trình của tàu.
H.4.6.10 Trong lúc tàu di chuyển, thợ mìn phải luân phiên nhau canh gác thường xuyên các phòng bảo quản VLNCN. khi tàu đậu phải bố trí canh gác có vũ trang.
H.4.6.11 Khi tàu đậu tại cảng trung gian, phải tuân theo sự hướng dẫn về chỗ đậu của cảng đó.
H.4.6.12 Khi kết thúc hành trình về đến bến, phải đem trả ngay VLNCN còn thừa vào kho ở trên bờ.
H.4.6.13 trong trường hợp xảy ra cháy ở trên tàu phải tuân theo mục H.4.5.16. Nếu ở ngoài biển khơi cho phép huỷ bằng cách dìm ngay VLNCN xuống nước.
Nếu có sự nguy hiểm đối với tàu, người thuyền trưởng có trách nhiệm quyết định tiếp tục bảo quản hay huỷ số VLNCN có trên tàu.
H.4.7 Kho VLNCN tạm thời ngắn hạn là ô tô
H.4.7.1 Khi làm công việc có tính chất lưu động (thăm dò địa chất, làm đường...) có thể dùng ôtô tải lám kho lưu động tạm thời với điều kiện ô tô này phải đỗ suốt trong thời gian tiến hành công việc. Khối lượng bảo quản không quá 2/3 trọng tải của xe và thực hiện các quy định đối với ô tô lúc chuyên chở VLNCN và lúc dừng.
H.4.7.2 Trên cùng một xe cho phép bảo quản chung với thuốc nổ không quá 5 000 kíp và số dây nổ, dây cháy chậm tương ứng.
H.4.7.3 Thùng xe tô để làm kho tạm thời ngắn hạn phải chắc chắn, gắn chặt vào bệ. Thùng phải kín phía trước và hai bên phải làm cửa sổ có kích thước 30 cm x 30 cm có chấn song sắt. Phía sau phải có cửa lên xuống. Cửa phải có khoá. Hai bên thùng xe sơn một vạch đỏ rộng 15 cm. Các thùng đựng kíp phải đệm lót kỹ ở trong, thùng phải bắt chặt vào góc phải của thùng xe và phải có khoá.
phía sau thùng xe phải bố trí chỗ cho 2 người bảo vệ.
H.4.7.4 Kho tạm thời ngắn hạn là ô tô phải đỗ cách xa chỗ nổ mìn theo quy định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này nhưng không được gần hơn 200 m.
H.4.8 Kho VLNCN tạm thời ngắn hạn là các lều, hang động
H.4.8.1 Có thể dùng các lều, hang động để bảo quản VLNCN tạm thời ngắn hạn nhưng phải đảm bảo VLNCN không bị mưa hắt và nắng chiếu trực tiếp. VLNCN phải đặt trên giá kê cách mặt đất 20 cm. Khối lượng được phép bảo quản quy định tại mục H.4.3.2 của phụ lục H.
H.4.8.2 Xung quanh chỗ bảo quản VLNCN phải có hàng rào dây thép gai hoặc tre, nứa và có rãnh thoát nước. Nơi bảo quản phải cách xa dân cư, đường xá các công trình khác theo quy định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
H.4.9 Kho VLNCN ngắn hạn là bãi trống
H.4.9.1 Khi nổ mìn buồng, nổ mìn thăm dò địa chấn và các loại nổ mìn khác mỡ chỉ nổ 1 lần. cho phép dùng bãi trống làm kho tạm thời để bảo quản VLNCN trong thời hạn không quá 20 ngày đêm. VLNCN phải để trên các bục kê cách mặt đất 20 cm phải phủ bạt hoặc có mái che.
H.4.9.2 Kho bảo quản này phải cách chỗ thi công nổ mìn tính theo phụ lục D nhưng không nhỏ hơn 300 m. Khoảng cách đến các công trình khác tuỳ thuộc vào khối lượng VLNCN được bảo quản và phải tuân theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
H.4.9.3 Xung quanh kho tạm thời bãi trống trong phạm vi 50 m phải dọn sạch các loại vật liệu có thể cháy được.
H.4.9.4 Phải xếp phương tiện nổ thành đống riêng, cách đống thuốc nổ một khoảng cách ít nhất 25 m.
H.5 Kho hầm lò và kho ngầm .
H.5.1 Kho hầm lò
H.5.l .1 Cho phép bảo quản VLNCN trong các buồng (khám) hoặc các ngách bố trí so le nhau của các kho hầm lò nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn truyền nổ giữa các buồng hoặc ngách.
H.5.l.2 Kho hầm lò gồm có các buồng chứa VLNCN và các buồng phụ khác như buồng kiểm tra kíp điện và làm ngòi mìn, buồng cấp phát vật liệu nổ, buồng để các dụng cụ chứa cháy ... các lò nối thông các buồng và lò nối thông ra ngoài.
H.5.l.3 Sức chứa tối đa của kho tiêu thụ kiểu hầm lò không được quá lượng tiêu thụ trong 3 ngày đêm đối với thuốc nổ và 10 ngày đêm đối với phương tiện nổ. Trong mỗi buồng không được chứa quá 2 tấn thuốc nổ. Trong mỗi ngách không được chứa quá 400 kg thuốc nổ hoặc 15000 kíp nổ.
H.5.1 .4 Kho hầm lò phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) khoảng cách từ bất cứ điểm nào của kho hầm lò đến giếng mỏ hoặc các buồng của sân ga không được nhỏ hơn 100 m đối với kho kiểu buồng và 60 m đối với kho kiểu ngách
b) khoảng cách từ các buồng hoặc ngách gần nhất đến đườnglò dùng làm lối đi lại thường xuyên không được nhỏ hơn 30 m đối với kho kiểu buồng và 25 m đối với kho kiểu ngách;
c) khoảng cách từ ngách buồng kho lên mặt đất không nhỏ hơn 30 m đối với kho kiểu buồng và 15 m đối với kho kiểu ngách ;
d) những đường lò có buồng hoặc ngách chứa VLNCN không được thông thẳng trực tiếp với đường lò chính mỡ phải nối bằng ba đoạn lò dẫn vuông góc với nhau, những đoạn lò dẫn này phải kết thúc bằng những hốc cụt sâu 2 m và tiết diện tốt thiểu là 4 m2;
e) mỗi kho hầm lò phải có hai lối ra, khi đào các đường hầm hoặc tuy nen, nếu làm kho tạm chứa không quá 1 tấn thuốc nổ thì có thể chỉ làm một lối ra.
g) kho phải được thông gió thường xuyên bằng luồng gió sạch đảm bảo luân chuyển không khí của kho 4 lẩn/giờ và phải nối với mạng gió chung của mỏ;
h) khi đặt đường ray vào trong kho, phải có cơ cấu cách điện với đường ray chung của mỏ.
H.5.1.5 Tất cả các buồng ngách đường lò của kho VLNCN hầm lò phải chống bằng vật liệu không cháy. Trường hợp đất đá cứng, ổn định thì không nhất thiết phải chống đường lò này.
H.5.1.6 ở các mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, các dụng cụ điện và phụ kiện đi kèm dùng trong kho VLNCN phải là loại phòng nổ.
H.5.1.7 Các kho VLNCN hầm lò phải được trang bị bình dập lửa, thùng có cát, thùng nước. Các phương tiện chữa cháy này phải bảo quản trong buồng riêng của kho.
ở đường lò dẫn vào các buồng hoặc ngách của kho phải làm cửa chống cháy.
H.5.1.8 Phải chiếu sáng bằng điện cho các đường lò và các buồng ngách của kho. Dây dẫn điện trong kho phải dùng loại cáp bọc sắt hoặc cáp cao su mềm. Nguồn điện chiếu sáng không được quá 127 V.
Khi chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang có thể dùng điện áp tới 220 V, bóng đèn phải để trong hốc có kính che và lưới sắt bảo vệ. Để chiếu sáng cho các buồng hoặc các ngách chứa VLNCN bóng đèn điện phải đặt phía ngoài của buồng để hắt ánh sáng vào. Nếu không có hệ thống chiếu sáng cố định phải dùng đèn pin hoặc đèn ắc qui mỏ.
H.5.1.9 Phải đặt điện thoại trong buồng cấp phát VLNCN. ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, điện thoại và phụ kiện đi kèm phải là loại phòng nổ.
H.5.1.10 ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, phải đặt dàn bụi trơ ở cả 2 đoạn lò dẫn tới kho VLNCN hầm lò. Bụi trơ trên dàn phải được thay thế theo quy định.
H.5.1.11 Trong trường hợp không xây dựng kho hầm lò ở trong mỏ thì cho phép đào một ngách riêng để cấp phát VLNCN cho thợ mìn và thu hồi số VLNCN không sử dụng hết vào cuối ca. Nếu ngách chứa 100 kg thuốc nổ thì ngách phải đặt trong lò riêng có luồng gió sạch đi qua và cách các đường lò đang hoạt động ít nhất 25 m. Sức chứa tối đa của ngách không được quá 400 kg thuốc nổ và phương tiện nổ tương đương. Việc bảo vệ ngách, bảo quản VLNCN như đối với một kho hầm lò.
H.5.1.12 Cấm xây dựng một công trình nào trên mặt đất nằm trực tiếp phía trên kho hầm lò. Các đường lò ở phía trên hoặc phía dưới kho hầm lò, phải cách kho không nhỏ hơn 30 m đối với kho kiểu buồng và 15 m đối vớt kho kiểu ngách.
H.5.2 Kho ngầm
H.5.2.1 Kho ngầm có thể xây dựng sâu trong núi, thông với mặt đất bằng lò bằng. Cho phép sử dụng các hầm lò cũ hoặc các hang động để làm kho ngầm, nếu chúng đáp ứng được các yêu cầu của kho VLNCN . ở cửa lò phải làm hai lớp cửa mở ra phía ngoài bằng gỗ hoặc bằng tôn, cửa phía trong làm bằng song sắt.
H.5.2.2 Nếu từ cửa lò đến buồng chứa VLNCN gần nhất mỡ lớn 15 m thì phải có hai lối ra, một lối thường dùng và một lối dự phòng. Kho phải được thông gió tốt.
H.5.2.3 Trước cửa lò phải đắp ụ bảo vệ, ụ phải cao hơn cửa lò 1,5 m, chiều dài lớn hơn 3 lần chiều rộng cửa lò. Chiều rộng định ụ tối thiểu 1 m, chiều rộng của chân ụ tính theo gốc ổn định của đất đắp. Có thể dùng đất đá đào lò để đắp ụ.
H.5.2.4 Các đường lò của kho ngầm phải dốc ra ngoài có rãnh thoát nước. Rãnh phải có nắp đậy.
H.5.2.5 Các buồng, ngách của kho ngầm phải chống bằng vật liệu không cháy, các lò dẫn vào kho có thể chống bằng gỗ và quét hồ chống cháy.
H.5.2.6 Phải có hệ thống chiếu sáng cố định bằng điện dẫn vào kho. Dây dẫn phải đảm bảo yêu cầu nêu tại điều H.5.1.8. Phụ kiện của hệ thống chiếu sáng phải
là loại dùng cho mỏ hầm lò. Công tắc, cầu dao đóng tắt đèn phải đặt ngoài cửa lò. Chiếu sáng cho buồng chứa VLNCN phải dùng đèn ắc qui mỏ, đèn pin.
H.5.2.7 Khi kho ngầm có lớp đất phủ dày trên 10 m thì không phải làm hệ thống bảo vệ chống sét.
H.5.2.8 Kho ngầm phải có hàng rào, các cửa lò và trạm quạt gió phải nằm trong hàng rào. Việc làm hàng rào theo quy định tại mục g điều H.2.l.1.
H.5.2.9 Cửa ra vào kho phải bố trí trạm gác. Nếu cửa này không quan sát được lối ra vào kho dự phòng và trạm quạt thì cũng phải đặt thêm trạm gác để quan sát chỗ đó.
H.5.2.10 Trong các đường lò của kho, có thể đặt đường ray để vận chuyển VLNCN.
H.5.2.11 Việc kiểm tra kíp điện và làm ngòi mìn phải làm trong buồng riêng của kho hoặc trong buồng ở ngoài mặt đất.
H.5.2.12 Ngoài các điểm quy định từ H.5.2.1 đến H.5.2.11 việc xây dựng kho ngầm phải theo các quy định của một kho nổi .
Qui định về chống sét cho kho vật liệu nổ công nghiệp
I.1 Qui định chung
I.1.1 Tác hại trực tiếp của sét khi sét phóng xuống đất
a) nếu tia sét đánh trực tiếp vào công trình sẽ gây hư hỏng công trình về cơ học (đổ, và) , tạo nhiệt độ cao có thể làm cháy công trình và nổ vật liệu chứa trong công trình.
b) Nếu tia chớp ở xa công trình sẽ gây tác hại gián tiếp gây cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ.
I.1.2 Sự thâm nhập điện thế cao theo đường dây dẫn trên không, đường dây thông tin, đường ống hoặc đường cáp ngầm nằm gần các dây tiếp địa của các cột thu sét cũng rất nguy hiểm. Điện thế cao thâm nhập vào nhỡ có thể phóng điện vào các vật ở bên trong nhỡ gây cháy nhỡ:
I.1.3 Sự phóng điện của sét còn gây nguy hiểm cho người nếu trong thời điểm phóng sét mỡ người chạm vào các chi tiết mang điện áp tiếp xúc hoặc đứng gần dây tiếp đất của cột thu sét (điện áp bước) .
I.1.4 Tuỳ theo mức độ nguy hiểm khi bị sét đánh vào, các toà nhỡ và công trình được chia làm 3 cấp: các nhỡ kho chứa VLNCN, các nhỡ để sấy, nghiền đóng bao, các nhỡ để chuẩn bị VLNCN đều được xếp vào cấp 1. Tất cả các nhỡ thuộc cấp 1 dù đặt lộ thiên hoặc bán ngầm, đều phải bảo vệ tránh được cả tác dụng trực tiếp lẫn tác dụng gián tiếp của sét.
I.1.5 Các phương tiện vận tải thuỷ chở VLNCN phải được trạng bị chống sét tránh cả tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp của sét.
I.1.6 Cấm đặt các thiết bị thu sét trực tiếp trên nhỡ kho và các nhỡ đã nêu trong điều I.1.4. Cấm mắc đường dây điện trên không vào các thiết bị thu sét.
I.1.7 Các kho bảo quản VLNCN dù đặt ở địa phương nào cũng phải được bảo vệ chống sét đảm bảo độ tin cậy như nhau (không kể số ngày có sét trong năm) .
I.2 Các phương pháp chống sét cho kho VLNCN
I.2.1 Phải đặt thiết bị thu sét cho các kho VLNCN. Thiết bị thu sét gồm có ba bộ phận chính: đầu thu sét, dây dẫn và phần tiếp đất.
I.2.2. Theo kiểu (cấu tạo) của phần thu sét, các thiết bị thu sét được chia thành thu sét kiểu cột và thu kiểu dây. Tuỳ theo số lượng đầu thu sét, hệ thống cột thu sét được chia thành : hệ thống một cột, hai cột và hệ thống nhiều cột thu sét.
I.2.3 Đối với các nhỡ kho và công trình nêu tại điều I.1.4 phải dùng thu sét kiểu cột đặt riêng biệt để chống sét đánh thẳng. Tất cả các bộ phận thu sét, dẫn sét và bộ phận tiếp đất phải bố trí riêng biệt với công trình và các vật kim loại chôn dưới đất có liên quan tới công trình cần bảo vệ, với khoảng cách cần thiết quy định tại điều I.3.7.
I.2.4 Mỗi cột thu sét phải có bộ phận tiếp đất riêng được làm theo quy định tại điều I.5.3. Điện trở xung của tiếp đất của mỗi cột thu sét không được vượt quá 10 Ω
I.2.5 Khi các nhỡ kho và các nhỡ nêu trong điều I.1.4 có kết cấu kim loại kích thước dài hoặc khi VLNCN chứa trong các hòm bằng kim loại, phải có biện pháp bảo vệ chống cảm ứng tĩnh điện. Có thể áp dụng một trong các biện pháp sau: tiếp đất tất cả vật, thiết bị có ở trong nhỡ, hoặc đặt lưới kim loại trên mái nhỡ có kích thước ô lưới không quá 10 m x 10 m (bằng sắt Ø 5 đến 6 mm) rồi nối xuống đất phía ngoài nhỡ, cách móng nhỡ 0,5 đến 1,0m sâu 0,8 m và cách xa bộ phận tiếp đất của thu sét đánh thẳng 3 m. Điện trở nối đất không được quá 5Ω. Để giảm điện trở có thể nối bộ phận tiếp đất với các đường ống kim loại (ống dẫn nước) chôn ngầm dưới nước.
I.2.6 Chống cảm ứng điện từ bằng cách nối tất cả các đường ống, cáp điện bọc thép dẫn đến nhỡ kho và các kết cấu kim loại trong nhỡ kho thành một mạch kín, nếu chúng được bố trí chéo nhau thì nối ở chỗ gần nhất, nếu chúng đi song song thì cứ 15 đến 20 m có một điểm nối. Các mối nối phải đảm bảo dẫn điện tốt. Nếu ở những khớp nối có nghi ngờ sự tiếp xúc không tốt thì giữa hai bộ phận được nối lại với nhau phải có một dây dẫn phụ- Dây dẫn phụ phải bằng thép, đồng có tiết điện 16 đến 25 mm2.
I.2.7 Để chống sự thâm nhập của điện thế cao vào nhỡ kho chứa VLNCN cần:
a) không được đưa đườngdây trên không vào thẳng nhỡ kho. Trường hợp thật cần thiết, khi gần vào nhỡ kho phải dùng một đoạn dây cáp ngầm dài ít nhất 100 m. Đoạn nối từ trên không xuống cáp ngầm phải đặt bộ phận chống sét kiểu van. ở chỗ chuyển từ đường dây trên không sang cáp phải đặt tiếp đất có điện trở không lớn hơn 5 Ù, các chân sứ của đường dây trên không trên 2 cột gần chỗ chuyển sang cáp cũng phải tiếp đất. Điện trả tiếp đất không được lớn hơn 10 Ù. (Xem hình l.1);
b) các máy điện thoại, tín hiệu nối với các đường dây trên không đều phải đặt ngoài nhỡ kho. khoảng cách từ máy đến tường nhỡ kho theo quy định tại điều I.3.7; vỏ của máy phải được tiếp đất với điện trở không lớn hơn 10 Ω.
c) phải dùng đườngcáp ngầm để cấp điện cho cáp dẫn điện vào nhỡ kho phải đặt xa bộ phận tiếp đất của thu sét một khoảng theo điều I.3.7; vỏ cấp nối với bộ phận tiếp đất chống tác dụng gián tiếp của sét.
Hình 1.1 Sơ đồ bảo vệ chống điện thế cao thâm nhập vào nhỡ kho chứa VLNCN
1 - Đường dây trên không
2 - Cột đỡ dây
3 - Dây tiếp đất .
4 - Van chống sét
5 - Cáp điện
6 - Kho VLNCN
7.- vật tiếp đất
I.3 Chống sét đánh thẳng
I.3.1 Muốn bảo vệ chống sét đánh thẳng thì toàn bộ công trình phải nằm trong vùng bảo vệ của thiết bị thu sét.
I.3.2 Vùng bảo vệ của cột thu sét đơn có chiều cao h là một khối hình nón có đỉnh trùng với đỉnh của kim thu sét, đáy khối nón là đường tròn có bán kính R=1,5 h, đường sinh là các đường triết khúc giới hạn bởi 2 khối nón giao nhau (một khối nón có chiều cao h, đáy có bán kính r= 0,75 h). Tiết diện ngang của vùng được bảo vệ là đường tròn có độ cao là hx có tâm nằm ở trên trục của cột thu sét và có bán kính là rx (Xem hình I.2).
I.3.3 Vùng bảo vệ của hai cột thu sét có cùng chiều cao h, đặt cách nhau một khoảng a được biểu diễn trên hình 1.3. Hai đầu của vùng bảo vệ được vẽ như cột thu sét đơn. Phần giữa được giới hạn bởi cung tròn đi qua đỉnh của 2 cột thu sét. Tâm cung tròn nằm trên đường trung trực nối 2 đỉnh thu sét và cắt mặt đất một khoảng H = 4h (xem hình I.3.a). Tiết điện của vùng bảo vệ ở giữa được vẽ như một thu sét đơn tương đương có chiều cao bằng ho (khoảng cách nhỏ nhất từ mặt đất tới cung tròn, xem hình I.1.b).
Vậy tương ứng với độ cao bảo vệ hx ta có rox là bán kính vùng bảo vệ ở chỗ hẹp nhất.
Hình 1.2 – Phạm vi bảo vệ của cột thu sét đơn.
Hình 1.3 - Vùng bảo vệ của thu sét kép kiểu cột
I.3.4 Nếu hai cột thu sét có chiều cao khác nhau ta vẽ vùng bảo vệ như hình 1.4. Hai đầu của vùng bản vệ vẽ như đối với 2 thu sét đơn có chiều cao h1, h2 qua đỉnh của thu sét thấp (hl) ta vạch một đường thẳng nằm ngang cắt đường sinh hình nón của cột thu sét cao (h2) tại K. Điểm K coi như đỉnh của cột thu sét tương đương h’1= h1, vùng bảo vệ của hai cột h1 và h'l vẽ như trên đã trình bày (cột thu sét có h bằng nhau) .
I.3.5 Tương tự như vậy, ta sẽ vẽ được vùng bảo vệ của 3 hoặc 4 cột thu sét bố trí gần nhau (xem hình 5). Vùng bảo vệ nằm trong đường bao sẽ đảm bảo an toàn hơn nằm ngoài đường bao.
Hình 1.4 - Vùng bảo vệ của 2 cột thu sét có chiều cao khác nhau và nằm cạnh nhau
Hình 1.5 - Vùng bảo vệ của 3 cột thu sét hoặc 4 cột thu sét nằm gần nhau
I.3.6 Có thể xác định chiều cao của cột thu sét bằng biểu đồ đã tính sẵn tại hình 1.6 và 1.7.
Hình 1.6 là biểu đồ để xác định chiều cao của cột thu sét đơn. Khi đã biết của chiều cao công trình cần bảo vệ là hx và bán kính vùng bảo vệ là rx (khoảng cách
từ cột thu sét đến điểm xa nhất của công trình) .
Đánh dấu trị số hx và rx trên thang chia có ghi hx, rx hoặc rox. Chiều cao của cột thu sét sẽ là giao điểm của đường thẳng tới 2 điểm đó với thang I (khi ≤ 2,67) hoặc thang II (khi ≥ 2,67 ) .
Thí dụ : cho rx = 10 m; hx = 6 m ta sẽ có = =0,6
Theo thang chia I chiều cao cột thu sét là h = 14,1 m.
Hình 1.6 - Đồ thị để xác định chiều cao cột thu sét đơn
Trên hình 1.7 là đồ thị để xác định chiều cao của cột thu sét kép có chiều cao 2 cột thu sét bằng nhau.
Khi đã biết chiều cao bảo vệ hx bán kính vùng bảo vệ chỗ hẹp nhất rox và khoảng cách giữa hai cột thu sét là a. Căn cứ vào giá trị của hx, rox dùng đồ thị ở hình 1.6 ta xác định được giá trị của ho ,từ ho và a, ta xác định được chiều cao cột thu sét trên đồ thị hình 1.7.
Thí dụ: Cho rox = 4 m, hx = 6 m. Tìm độ cao của cột thu sét kiểu kép.
Ta có
Từ đồ thị hình 1.6 ta tìm được ho =10,2 m và trên đồ thị hình 1.7 ta tìm được h =16, 3 m.
Hình 1-7 - Đồ thị để xác định chiều cao của cột thu sét kép
I.3.7 ở thời điểm sét đánh vào thu sét, dây dẫn và tiếp đất có điện thế rất lớn. Có thể đủ để phóng điện từ các bộ phận của thu sét đến công trình cần bảo vệ. Để tránh sự phóng điện này, các bộ phận của thu sét phải đặt xa công trình một khoảng ít nhất tính theo cách sau:
- khoảng cách tối thiểu trong không khí Sk (mét) từ phần dẫn điện (xem hình l.8) đến công trình cần bảo vệ và điện thế thâm nhập (MV) xuất hiện trên phần dẫn điện, ở độ cao 1 m kể từ mặt đất, vào lúc sét đánh phụ thuộc vào điện trường xung của tiếp đất và được xác định theo đường cong trên hình I.9.
Để các ô tô ra vào kho được dễ dàng, khoảng cách giữa cột thu sét và nhỡ kho không được nhỏ hơn 5 đến 6 m.
- khoảng cách ở trong đất Sđ (m) từ các bộ phận tiếp đất của thu sét kiểu cột đến các phần của công trình được bảo vệ hay đến các kết cấu kim loại dài có liên quan đến công trình được xác định như sau:
trong đó
Ri là điện trở xung của tiếp đất của thu sét (Ω), khoảng cách này không được nhỏ hơn 3 m.
I.4 Cấu tạo cột đỡ, bộ phận thu sét và nối đất
I.4.1 Tất cả các bộ phận dẫn sét của thu sét đều phải làm bằng kim loại đen (thép) và phải tráng kẽm hoặc sơn để chống rỉ. Khi sơn phải chừa lại mặt tiếp xúc ở chỗ nối. Tiết diện đầu thu của cột thu sét không được nhỏ hơn 100 mm2 (thép tròn Ø 12 mm; thép vuông 10 mm x 10 mm; thép tấm 35 mm x 3 mm, thép góc 20 mm x 3 mm) . Cũng có thể làm đầu thu sét bằng thép ống có ∅ 18 đến 25 mm, đầu trên của ống phải hàn một đoạn hình côn.
Hình 1.8 – Sơ đồ để tính khoảng cách từ cột thu sét đến nhỡ cần bảo vệ
Hình 1.9 - Đồ thị xác định khoảng cách tối thiểu trong không khí từ chiều dài của vật dẫn điện và điện trở tiếp đất
Tiết điện dây dẫn của cột thu sét không được nhỏ hơn 50 mm2. Các phần dẫn điện của thu sét phải nối với nhau bằng cách hàn. Trường hợp đặc biệt mới được nối bằng đinh tán hay bắt bu lông. Khi đó chỗ nối phải có ít nhất 2 đinh tán hoặc 2 bu lông. diện tích mặt tiếp xúc chỗ nối không nhỏ hơn 2 lần tiết điện của dây dẫn .
I.4.2 Đầu thu sét và dây dẫn phải đặt dọc theo cột đỡ. Không được để cong và phải dùng kẹp móc để giữ chặt. Thông thường ở các kho VLNCN người ta dùng cột gỗ để thu sét (hình I.10) .
Đầu thu sét (2) được bắt vào đầu trên của cột đỡ (1 ) . Phần nhô lên của đầu thu sét không được cao quá 1 đến 1,5 m so với đầu cột. Đầu thu sét nối với tiếp đất bằng dây dẫn (3) và dùng các đai kẹp (5) để giữ chặt dây với cột. Kích thước của cột gỗ ghi trong bảng I.1 .
Hình 1.10 - Thu sét kiểu cột đặt trên cột đỡ bằng gỗ
Bảng I.1 - Kích thước của cột gỗ
Chiều cao cột thu sét. m | chiều cao các phần của cột, m | |
phần trên a | phần dưới b | |
22 20 18 16 14 13 11 9 | 13 12 11 10 9 8 7 6 | 12,5 11,5 10,5 9,5 8,5 7,5 6,5 5,5 |
Khi tính toán sức bền của cột gỗ phải tính đến cả tải trọng cơ học và tải trọng gió.
Để chống mục cho các cột gỗ phải sơn hắc ín hoặc quét thuốc chống mục ở chân cột.
Để tăng thời gian sử dụng cột gỗ, có thể gắn cột vào chân đế bằng sắt hoặc bằng bê tông cốt thép.
I.4.3 Có thể sử dụng cột sắt hoặc cột bê tông cốt sắt làm cột đỡ. Khi đó dây dẫn
dòng điện sét chính là phần sắt chế tạo cột nhưng phải nối chắc với nhau (thu sét, tiếp đất) bằng hàn.
I. 4.4 Có thể lợi dụng cây mọc ở gần kho thay cho cột đỡ nhưng phải đảm bảo khoảng cách từ bộ phận dẫn điện và tiếp đất đến công trình cần bảo vệ (quy định tại điều I.3.7).
I.5 Bộ phận tiếp đất
I.5.1 Bộ phận tiếp đất là tất cả các vật thể bằng kim loại chôn trong đất (thép ống, thép tấm) được nối trực tiếp với dây dẫn sét.
Mỗi bộ phận tiếp đất có điện trở xung khác nhau. Điện trở xung Ri là điện trở của bộ phận tiếp đất khi có dòng điện sét đi qua. Điện trở xung khác về cơ bản so với điện trở đo được bằng phương pháp thông thường, vì dòng điện sét có trị số rất lớn và tác dụng trong khoảnh khắc làm giảm hiệu ứng điện thế trên chiều dài của bộ phận tiếp đất và làm giảm hiệu quả dẫn điện của các phần ở xa dây dẫn sét.
Dùng phương pháp đo thông thường không thể đo được điện trở xung Ri của bộ phận tiếp đất. Trị số này được xác định theo công thức :
trong đó
Ri- là điện trở của bộ phận tiếp đất đo bằng phương pháp thông thường;
α- là hệ số xung ghi tại bảng 1.5.
Trị số của điện trở xung Ri phụ thuộc vào kích thước và cấu tạo của cực tiếp đất và tính chất của nền chôn cực tiếp đất.
I.5.2 Điện trở xuất của đất là điện trở của một cột đất dài 1 cm2 và có tiết điện 1 cm2. Để có số liệu thiết kế, cần đo điện trở xuất của đất lúc khô ráo, khi ước tính ban đầu có thể tham khảo bảng 1.2.
Bảng I.2 Điện trở xuất của đất,r
Loại đất | Điện trở xuất r, 104 Ω/cm | |
Giới hạn có thể thay đổi | Trị số ủ khi độ ẩm mặt đất 10 đến 20% | |
1 . Cát 2. Đất cát 3. Đất thịt 4. Đất sét 5. Đất đen 6. Nước sông ngòi 7. Nước biển | 4,0 ÷ 7,0 1,5 ÷ 4,0 0,4 ÷ 1 ,5 0,08 ÷ 0,7 0,096 ÷ 5,3 10,0 0,002 ÷ 0,01 | 7,0 3,0 1,0 0,4 2,0 - - |
I.5.3 Để chống sét cho các kho VLNCN thường dùng các loại cực tiếp đất sau:
a) các ống thép hoặc cọc sắt chôn sâu xuống đất;
b) các thanh thép dẹt chôn ngay dưới mặt đất;
c) các tấm thép được chôn thẳng đứng xuống đất (hoặc đính kẹp vào thành gỗ của các tàu thuyền chở VLNCN) .
Các công thức để tính điện trở tiếp đất được nêu ở bảng I.3. Sau khi lắp của tiếp đất phải dùng phương pháp đo trực tiếp để đối chiếu lại với điện trở đã tính toán.
Bảng 1.3 - Các công thức để tính toán điện trở tiếp đất
I.5.4 Điện cực của tiếp đất kiểu ống được dùng loại ống thép có đường kính 38 đến 51 mm hoặc cọc thép có đường kính 40 đến 50 mm, dài 2 đến 3 m. Đóng ống xuống đất sao cho đầu trên ống ngập sâu cách mặt đất 0,5 đến 0.8 m.
Tiếp đất kiểu ống hoặc cọc thường chỉ làm bằng một ống hoặc một cọc. Khi có điện trở xuất nhỏ, ống ở độ sâu 2 đến 3 m (xem hình I.11) .
Nhưng nếu do yêu cầu đặc biệt cao, có thể dùng nhiều ống hoặc cọc. Đầu trên của các ống hoặc cọc này được nối với nhau bằng một thanh thép đủ có tiết diện 40 cm x 40 cm. Khoảng cách giữa các ống không nhỏ hơn hai lần chiều dài ống.
Dây dẫn được nối vào ống ở giữa. (Xem hình I-12 và I,13).
Hình I.11 - vật tiếp đất chỉ có một ống
Hình I.12 - Vật tiếp đất có 2 ống
Hình 1.13 - Vật tiếp đất gồm 3 ống
I.5.5 ở những nơi lớp đất bề mặt có điện trở xuất nhỏ hoặc ở đó đóng các điện cực kiểu ống khó khăn, có thể dùng thép dẹt rộng 30 đến 40 mm, dày 4 đến 5 mm) chôn nằm ngang,' cách mặt đất 0,5 đến 0,8 m, theo hình tia dạng chữ L hay chữ T (xem hình I.14 và I.15). Cũng có thể bố trí kiểu tiếp đất theo dạng nhiều dải thép hướng tâm, mỗi dải dài 8 đến 10 m.
Hình I.14 - Tiếp đất kiểu dẹt hình tia chữ L
Hình I.15 - Tiếp đất kiểu dẹt hình tia chữ T
I.5.6 Tiếp đất kiểu tấm thường làm bằng những thép tráng kẽm dày 4 đến 5 mm,có kích thước 0,5 m x 2 m.
Các tấm được chôn đứng sâu cách mặt đất 1 đến 1,5 m.
Nếu làm một tấm mỡ điện trở còn lớn hơn quy định thì phải làm nhiều tấm, chôn trong cùng một mặt phẳng và nối lại với nhau bằng thanh thép dẹt. Dây dẫn hàn vào giữa thanh thép dẹt đó.
Kiểu tiếp đất bằng tôn lá cũng được dùng để bảo vệ chống sét cho các tàu và thuyền có vỏ gỗ dùng để chở VLNCN. Các tấm tôn được gắn với vỏ tầu, thuyền ở mức thấp hơn mớn tải. Số lượng tấm tôn xác định theo điện trở xuất của nước.
I.5.7 Trị số tổng điện trở xung của các tiếp đất gồm nhiều điện cực không phải là tổng đơn giản các điện trở xung của các điện trở riêng rẽ, mỡ được điều chỉnh bằng hệ số xung sử dụng ỗi (xem bảng l.4) .
Thông thường trị số này có giá trị lớn hơn do ảnh hưởng tương hỗ của các điện cực.
Bảng I.4 - Hệ số sử dụng ỗi đối với các tiếp đất bằng nhiều ống, bố trí thành hàng và nối với nhau bằng thanh thép
a/l | Số ống , n | ηi | công thức tính điện trở xung của tiếp đất |
2 | 2 3 5 7 | 0,85 0,80 0,75 0,70 | a là khoảng cách giữa các ống, tính bằng mét: I là chiều dài ống, tính bằng mét. Ri là điện trở xung của một ống tính bằng Ω Ri là điện trở xung của tất cả các thanh nối ống tính bằng Ω |
I.5.8 Tính toán điện trở xung của các tiếp đất phức tạp được tiến hành như sau:
I.5.8.1 Theo kết quả đo điện trở xuất của đất ở chỗ đặt các cực tiếp đất. Khi đánh giá phải kể đến trạng thái bề mặt của đất lúc đo (khô hay ướt), đo vào mùa mưa hay mùa khô, kiểu điện cực được dùng để đo. Để tính đến sự thay đổi điện trở xuất của đất do điều kiện kể trên, điện trở xuất tính toán lấy bằng điện trở xuất của đất đo được nhân với hệ số có giá trị trung bình từ 1,3 đến 1,4 (tức là tăng lên 30 đến 40%) .
Khi không có số liệu đo đạc, tạm lấy giá trị điện trở xuất của đất trong bảng I.2. I.5.8.2 Theo công thức ghi ở bảng I.3, xác định điện trở tính toán R~ của các điện cực (các cọc tiếp đất )
I.5.8.3 Đối với mỗi điện cực trong lưới tiếp đất chống sét đánh thẳng chọn trị số của hệ số xung theo bảng I.5. Đối với tất cả các dạng tiếp đất bảo vệ chống tác dụng gián tiếp của sét đều lấy α=1.
Bảng I.5 - Các giá trị gần đúng của hệ số xung của các tiếp đất đơn giản nhất .
Kiểu tiếp đất | Giá trị hệ số xung ứng với điện trở xuất của đất,ôm x cm | |||
104 | 3. 104 | 5.104 | 105 | |
1 .ống dài 2 đến 3 m | 0, 8 | 0 6 | 0,4 | 0 35 |
2. Thép dẹt nằm ngang chiều dài 10m chiều dài 20 m chiều dài 30 m | 0,9 1,1 1,4 | 0,7 0,9 1,0 | 0,5 0,7 0,8 | 0,4 0 6 0,7 |
chú thích – Chiều dài của thanh thép dẹt nêu trong bảng được áp dụng khi dây dẫn nối với giữa thanh thép, chiều dài này lấy bằng 1/2 chiều dài thực tế của thanh thép.
I.5.8.4 Điện trở xung Ri của mỗi điện cực là tích số của điện trở theo dòng điện tần số công nghiệp R- với hệ số xung ỏ.
Ri = R~ x α
I.5.8.5 Điện trở xung của toàn hệ thống tiếp đất được tính theo công thức nêu ở bảng I.4
I.5.9 Để tiện sử dụng, người ta lập bảng ghi các đặc tính kỹ thuật của các kiểu tiếp đất chủ yếu đã được tính theo các công thức nêu trên (xem bảng l.6). Các kiểu tiếp đất nêu trong bảng không hạn chế về số lượng và hình dáng của các điện cực. Trong các loại đất có điện trở xuất cao đã được nêu trong bảng I.2, số lượng các điện cực có thể phải tăng lên; lúc này phải bố trí chúng thành hàng và tính lại theo quy định tại điều I.5.8.
Bảng I.6 Đặc tính của các kiểu tiếp đất
Hình vẽ | Kiểu tiếp đất | Điện trở xuất của đất, Ù/cm | |||||||||||
0,5x104 | 104 | 5x104 | 105 | ||||||||||
Ri | R~ | α | Ri | R~ | ỏ | Ri | R~ | α | Ri | R~ | α | ||
I.14 | Tiếp đất kiểu dẹt, dây dẫn nối với đầu thanh thép dài 2m | 21,0 | 22,0 | 0,95 | 35,0 | 44,0 | 0,8 | 88,0 | 220,0 | 0,4 | 154,0 | 440 | 0,35 |
I.11 | Kiểu ống dài 3m Kiểu ống dài 2,5m | 12,9 14,8 | 13,65 15,6 | 0,95 0,95 | 21,8 25,0 | 27,3 31,3 | 0,8 0,8 | 54,6 62,5 | 136,5 156,0 | 0,4 0,4 | 95,5 110,3 | 273 313 | 0,35 0,35 |
I.15 | Tiếp đất kiểu dẹt, dây dẫn nối với thanh thép dài: 5m 6m 8m 10m |
9,0 8,0 6,5 5,55 |
9,5 8,4 6,86 5,85 |
0,95 0,95 0,95 0,95 |
15,2 13,4 11,0 9,3 |
19,0 16,8 13,7 11,7 |
0,8 0,8 0,8 0,8 |
38,0 33,66 27,6 23,4 |
95,0 84,0 68,6 58,5 |
0,4 0,4 0,4 0,4 |
66,5 58,6 48,0 41,0 |
190 168 137 117 |
0,35 0,35 0,35 0,35 |
I.12 | Tiếp đất bằng ống dài 3m nối với nhau bằng thanh thép dài 3m 6m |
5,1 4,0 |
5,8 4,5 |
0,88 0,89 |
9,6 7,9 |
11,6 9,1 |
0,83 0,87 |
25,0 20,0 |
58,0 45,0 |
0,43 0,45 |
42,5 33,6 |
116 91 |
0,37 0,37 |
I.13 | Tiếp đất bằng 3 ống dài nối với nhau bằng thanh thép dài 12m , đầu nằm ở giữa | 2,75 | 2,75 | 1,0 | 5,0 | 5,7 | 0,88 | 12,7 | 27,5 | 0,46 | 21,0 | 55 | 0,38 |
I.5.10 Khi thi công xong hệ thống tiếp đất, phải đo lại điện trở thực tế của hệ thống. Nếu trị số đo cao hơn tính toán thì phải bổ xung thêm các tiếp đất phụ để đạt trị số yêu cầu.
Các phương pháp đo hiện nay chỉ đo được điện trở theo dòng điện tần số công nghiệp mỡ không đo được điện trở xung. Điện trở đo được R~ của các cực tiếp đất gồm nhiều ống hoặc cọc được nối với nhau bằng thanh thép có tính tới hệ số sử dụng dòng điện tần số công nghiệp có thể được tính theo công thức trong bảng I.7.
Trong thực tế, phương pháp đo điện trở tiếp đất bằng máy đo điện trở là phương pháp thường dùng hơn cả
Bảng 1.7 - Các hệ số sử dụng và công thức tính điện trở R~ của hệ thống cực tiếp đất đối với chế độ ổn định và dòng điện nhỏ
a/l | số ống,n | Hệ số sử dụng | Công thức tính điện trở chung của hệ thống tiếp đất | |
đối với ống,η1 | đối với thanh nối trong hệ thống, η2 | |||
1 | 2 | 0,85 | 0,8 | a là khoảng cách giữa các ống ở cạnh nhau, tính bằng mét 1 là chiều dài của ống, tính bằng mét Hệ số qui đổi thực tế khi ≥ 20 trong đó d là đường kính của ống , mét trong đó R1 là điện trở của một ống, Ω R2 là điện trở của thanh thép nối hoặc vòng nối , Ω η1 là hệ số sử dụng đối với ống η2 là hệ số sử dụng đối với thanh nối n là số ống |
| 3 | 0,8 | 0,8 | |
| 5 | 0,7 | 0,75 | |
|
|
|
| |
|
|
|
| |
|
|
|
| |
2 | 10 2 3 5 10 2 3 5 | 0,6 0,9 0,85 0,8 0,75 0,95 0,9 0,85 | 0,6 0,9 0,9 0,85 0,75 0,95 0,9 0,8 |
I. 6 Chống sét cho tàu thuyền chở VLNCN
I.6.1 Các tàu thuyền, xỡ lan ... chứa VLNCN phải có thu sét cố định đặt trên tàu,phương tiện. Số lượng và chiều cao của thu sét phải bảo vệ được toàn bộ diện tích của boong tàu. Có thể sử dụng bất cứ cầu trục cao nào đặt trên tàu như cột buồm, v.v... để làm cột giữ đầu thu sét.
Đối với các tàu có thân (vỏ) bằng gỗ thì các cột đỡ giữ đầu thu sét có thể làm bằng gỗ và dùng dây néo giữ cột bằng kim loại thay dây dẫn. Đầu thu sét hàn nối với đầu trên của các dây néo. Đầu dưới của dây néo được hàn nối với dây dẫn của vật tiếp nước (thay tiếp đất) . Tiết diện của dây néo bằng 16 đến 25 mm2 Vật tiếp nước bằng tấm sắt tráng kẽm có kích thước 0,5 m x 2 m, dầy 4 đến 5 mm. Các tấm này đặt ở hai phía ngoài thành tàu và thấp hơn mức tải nhỏ nhất của tàu. Dùng hai dây dẫn tiết diện 25 mm2 để nối vật tiếp nước với đầu thu sét.
I.6.2 Chống sét cho các tàu có vỏ bằng kim loại có thể dùng các cột buồm bằng gỗ hoặc kim loại để làm cột đỡ đầu thu sét. Nếu là cột kim loại thì chân cột hàn chắc chắn vào thân tàu, không cần đặt dây dẫn dọc theo chân cột. Nếu là gỗ thì đầu dưới dây dẫn chỉ cần hàn chắc vào thân tàu không cần làm vật tiếp nước
I.7 Thiết kế, nghiệm thu công trình chống sét kho vật liệu nổ công nghiệp
I.7.1 Trong bản thiết kế chống sét phải nêu được những đặc điểm sau đây của công trình cần bảo vệ:
a) đặc điểm của nhỡ kho, vật liệu xây dựng, mái lợp, các kích thước chủ yếu (cao, rộng, dài) ;
b) các cấu kiện bằng kim loại trong nhỡ kho, đường ống dẫn, cáp điện, đường dây dẫn trên không dẫn tới các nhỡ kho;
c) các tài liệu về đất nền, điện trở xuất của đất và các lớp đất có điện trở xuất nhỏ nhất.
I.7.2 thiết kế kỹ thuật phải có:
a) bản đồ mặt bằng của kho có ghi tất cả các vật và cấu trúc sát liền với kho;
b) bản tính toán phạm vi bảo vệ khỏi bị sét đánh có chỉ dẫn và kích thước của tất cả các bộ phận chống sét;
c) bản tính toán chống tác động gián tiếp của sét, nếu không làm phải ghi rõ lý do
d) bản vẽ thi công của tất cả các kết cấu;
e) bản liệt kê thiết bị , vật liệu .
I.7.3 Sau khi thi công xong, hệ thống chống sét phải được nghiệm thu theo tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng. Việc nghiệm thu này phải đồng thời tiến hành với việc nghiệm thu các công trình của kho.
Khi nghiên cứu phải xem xét các tài liệu sau:
a) thiết kế kỹ thuật của công trình chống sét đã được duyệt;
b) toàn bộ các bản vẽ thi công và tình hình thực hiện;
c) các biên bản nghiệm thu các công trình ở trên cao hoặc che khuất (phần trên của dây dẫn, đầu thu sét, bộ phận tiếp đất) ;
d) các văn bản tính toán và biên bản đo điện trở của tất cả các cực tiếp đất.
Sau khi xem xét các tài liệu và kiểm tra thực tế. Hội đồng nghiệm thu lập biên bản xác nhận chất lượng của công trình chống sét và nêu tất cả các thiếu sót nếu có, định thời hạn hoàn thành việc sửa chữa thiếu sót đó;
e) kiểm tra lại và ra quyết định đưa vào sử dụng.
I.8 Kiểm tra công trình chống sét cho kho vật liệu nổ công nghiệp
I.8.1 Có công trình chống sét nhưng bị hư hỏng hoặc các số liệu về điện trở tiếp đất không đạt thì nguy hiểm hơn là không có. Vì vậy phải có kế hoạch định kỳ kiểm tra các công trình chống sét.
I.8.2 Hàng năm, trước mùa mưa bão hoặc khi phát hiện thấy có hư hỏng phải tổ chức kiểm tra công trình chống sét. Thủ kho VLNCN phải kiểm tra bên ngoài công trình chống sét một tháng /lần và ghi vào sổ kiểm tra.
I.8.3 phó giám kỹ thuật của đơn vị ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra gồm có:
- trưởng phòng cơ điện hoặc người phụ trách cơ điện của đơn vị;
- thủ kho VLNCN
- người lãnh đạo công tác nổ mìn.
I.8.4 Nội dung kiểm tra công trình chống sét gồm:
a) kiểm tra bên ngoài (tình trạng các đầu thu sét, dây dẫn, chỗ hàn, chỗ nối) ;
b) đo điện trở của các bộ phận tiếp đất. ghi vào một biên bản riêng (mẫu số 1 );
c) kiểm tra những thay đổi về kết cấu, việc sửa chữa các hư hỏng thiếu sót của kỳ kiểm tra trước đã phát hiện.
I.8.5 Phải xác định sự nguyên vẹn của đầu nhọn hình côn, tình trạng lớp mạ, sự chắc chắn mối nối bộ thu sét với dây dẫn điện sét, độ sạch của mặt tiếp xúc chỗ nối (có bị rỉ không) . Nếu đầu thu sét bị hư hỏng, bị cháy, bị rỉ quá 30% tiết diện ngang của nó thì phải thay mới. Các lớp mạ, sơn chống rỉ bị bong, tróc phải được phục hồi. Bề mặt tiếp xúc bị rỉ phải được cạo lau sạch. Mối nốt bu tông bị lỏng phải đưa vặn chặt.
I.8.8 Kiểm tra dây dẫn điện sét không bị uống cong. Nếu dây bị rỉ, có chỗ tiết diện nhỏ hơn 50 mm2 thì phải thay thế.
I.8.7 Nếu cột đỡ bằng gỗ phải kiểm tra độ hư hỏng, mục nát. Nếu mục quá 30% tiết diện cột phải thay cột mới.
I.8.8 Đối với lưới thép chống cảm ứng tĩnh điện phải kiểm tra mức độ toàn vẹn của lưới và các dây dẫn (mối nối, độ han rỉ...) nếu tiết diện đoạn nào nhỏ hơn 16 mm2 phải thay thế.
I.8.9 Đối với bộ phận chống cảm ứng điện từ phải kiểm tra sự toàn vẹn, mức dộ chắc chắn của mối nối mức độ han rỉ .
I.8.10 Đo điện trở tiếp đất của công trình (chống sét đánh thẳng và chống các tác dụng gián tiếp của sét) từ trị số đo được, xác định trị số điện trở xung của tiếp đất phải đảm bảo nhỏ hơn 10 Ù. Nếu lớn hơn phải có biện pháp xử lý . Đo, tính lại để đảm bảo đạt trị số nêu trên.
I.811 Đo điện trở tiếp đất của công trình chống sét phải dùng máy đo chuyên dùng và theo đúng bản hướng dẫn sử dụng máy.
Mẫu số 1
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG CỦA CHỐNG SÉT Ở KHO VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I/ Những số liệu kỹ thuật chủ yếu về tiếp đất
Số hiệu nhỡ kho | Số của tiếp đất trong sơ đồ | Ngày lắp tiếp đất | Kết cấu của tiếp đất bảo vệ Số... | Tình trạng thời tiết | Phương pháp đo Máy đo | Điện trở xuất của đất r,Ω/cm | Điện trở , Ω | |||
Trước lúc đo | Trong lúc đo | Tính toán | Đo được | Điện trở xung | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập các số liệu: ký tên
Người đo : ký tên
II/ Kết quả kiểm tra và đo
Số hiệu nhỡ kho | Số của tiếp đất | Ngày đo và kiểm tra | Kết quả kiểm tra bên ngoài | Tình trạng thời tiết | Phương pháp đo Máy đo | Điện trở, Ù | Kết luận về tình trạng của công trình chống sét | ||
Trước lúc đo | Trong lúc đo | Đo được R~ | Xung Ri | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người kiểm tra, đo : ký tên
Qui định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
K.1. Cấp giấy phép vận chuyển
K.1.1 Bộ Nội vụ chỉ cấp giấy phép vận chuyển VLNCN ra nước ngoài và trường hợp có nhu cầu đột xuất không thuộc kế hoạch thông thường hàng năm. Việc cấp giấy phép trong các trường hợp này phải trên căn cứ đơn xin của đơn vị vận chuyển có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý ngành.
K.1.2 Các trường hợp khác do Bộ Nội vụ phân cấp cụ thể theo nguyên tắc:
a) kho VLNCN ở địa phương nào thì do công an địa phương đó cấp giấy phép;
b) trường hợp đơn vị chuyên chở VLNCN thuê phương tiện vận tải thì có thể làm thủ tục để được cấp giấy phép với cơ quan công an nơi quản lý phương tiện vận tải. Khi đó ngoài các thủ tục nêu ở K.2.3, còn phải có giấy xác nhận của cơ quan công an nơi quản lý kho (VLNCN sẽ chuyển đến) về phương diện an toàn của kho chứa.
Giấy phép vận chuyển do công an tỉnh cấp có giá trị đi từ tỉnh này đến tỉnh khác theo tuyến đường ghi trong giấy phép vận chuyển.
K.1.3 VLNCN nhập từ nước ngoài vào nội địa thì công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu, hải cảng mỡ VLNCN bắt đầu đến sẽ cấp giấy phép vận chuyển.
K.1.4 Việc vận chuyển VLNCN trong phạm vi một tỉnh thì việc cấp giấy phép vận chuyển do công an tỉnh, thành phố đảm nhiệm hoặc phân cấp cho công an huyện cấp do Bộ nội vụ quy định.
K.2 Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển
K.2.1 Người áp tải và người điều khiển phương tiện vận chuyển phải đăng ký lý lịch ở cơ quan công an nơi đến lấy giấy phép vận chuyển VLNCN.
K.2.2 Trường hợp người áp tải và người điều khiển phương tiện chưa có điều kiện đăng ký lý lịch theo điều K.2.1 , thì những người này phải được người bảo vệ chuyên trách của đơn vị mình công tác hoặc công an xã giới thiệu với cơ quan công an nơi cấp giấy phép vận chuyển VLNCN về lý lịch, tư cách đạo đức, và tinh thần trách nhiệm. Việc giới thiệu này chỉ làm một lần, nếu muốn tiếp tục phải làm theo đúng quy định như K.2.1 .
K.2.3 Người đến lấy giấy phép vận chuyển ở cơ quan công an phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- giấy giới thiệu của cơ quan do chủ đơn vị ký;
- giấy chứng minh nhân dân;
- lệnh xuất kho hoặc giấy báo hàng
- Bảng điều khiển phương tiện và giấy phép lưu hành phương tiện còn trong thời hạn giá trị;
- giấy đủ điều kiện hành nghề đặc biệt;
- giấy đăng ký vận chuyển VLNCN. Nội dung giấy đăng ký phải ghi rõ họ tên người áp tải, người điều khiển phương tiện, số hiệu phương tiện, tuyến đường đi, thời gian, số lượng VLNCN.
K.2.4 Trường hợp VLNCN được vận chuyển trên tuyến đường phải qua nhiều phương tiện xỡ lan, xe lửa, tàu thủy sau đó dùng ô tô chuyển tiếp, thì việc cấp giấy phép phải làm lần lượt cno từng loại phương tiện.
Việc xét duyệt người áp tải, người điều khiển phương tiện sẽ tiến hành theo kế hoạch của đơn vị quản lý vận tải VLNCN. Còn giấy phép vận chuyển do cơ quan quy định cụ thể sẽ cấp từng chuyến, cả năm, cấp chung, cấp riêng cno từng loại, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể.
K.2.5 Trên đường vận chuyển nếu công an thi hành công vụ cần kiểm tra phương tiện vận chuyển VLNCN thì người áp tải và điều khiển phương tiện có nhiệm vụ dùng phương tiện (nhưng phải tuân theo những quy định an toàn về vận chuyển VLNCN) và xuất trình giấy tờ và cung cấp những thông tin cần thiết cho công vụ đó.
K.2.6 Khi hoàn thành việc vận chuyển, chủ đơn vị cần chứng nhận ngày hoàn thành nhiệm vụ vào giấy phép vận chuyển và nộp lại cho cơ quan công an nơi cấp giấy phép.
K.2.7 Trong quá trình vận chuyển phương tiện gặp trở ngai mỡ cần thay đổi những điều ghi trong giấy phép (cầu đường tắc phải thay đổi tuyến đường, phương tiện hỏng phải đổi, người điều khiển, áp tải ốm phải đổi. ...) phải có sự chứng nhận của Uỷ ban nhân dân hoặc công an nơi xảy ra sự kiện.
người và phương tiện thay thế phải đạt yêu cầu theo các quy định đã nêu ở trên.
K.2.8 Khi cần thiết chỉ cơ quan cấp giấy phép vận chuyển mới được gia hạn thời gian và thay đổi tuyến đường đã ghi trong giấy vận chuyển.
Qui định về kiểm tra, thử và huỷ vật liệu nổ công nghiệp
L.1 Qui định chung
tuỳ theo loại chất nổ và phương tiện nổ phải tuân theo thời gian, nội dung và khối lượng kiểm tra và thử quy định tại TCVN 6174-1997.
L.1.1Thông thường có các dạng kiểm tra và thử như sau
L.1.1.1 Thuốc nổ chứa Nitroeste lỏng
- xem bên ngoài bao bì, bên ngoài thỏi thuốc nổ;
- kiểm tra hiện tượng đổ mồ hôi:
- thử khả năng truyền nổ. L.11..2 Thuốc nổ chứa amôni nitrat
-xem xét bên ngoài bao bì, bên ngoài thỏi thuốc nổ:
- thử khả năng truyền nổ;
- xác định độ ẩm. L.1.1.3 Thuốc nổ den
- xem xét bên ngoài bao bì và bên ngoài thỏi thuốc nổ
- kiểm tra độ lẫn bụi, cát,
- độ bền của các hạt chất nổ. L.1.1.4 ống nổ và ống nổ điện
-xem xét bên ngoài bao bì ,
-xem bên ngoài hộp ống nổ;
-thử khả năng nổ của ống nổ. L.1.1. 5 Dây cháy chậm
-xem xét bên ngoài của bao bì ;
-xem xét bên ngoài các cuốn dây;
- thử tốc độ cháy, cháy đều, cháy hoàn toàn
- thử độ chịu nước
L.1.1.6 Dây nổ
- xem xét bên ngoài bao bì ;
-xem xét bên ngoài cuộn dây;
-thử nổ theo sơ đồ;
-thử độ chịu nước.
L.1.2 Việc thử thuốc nổ bằng cách nổ phải tiến hành ở chỗ dành riêng cách nhỡ kho bảo quản VLNCN không gần hơn 200 m. Trong thời gian thử nổ, những người tham gia thử VLNCN phải ở cách chỗ nổ không gần hơn 50 m.
L.1.3 Kết quả kiểm tra và thử VLNCN phải ghi vào sổ lập theo mẫu số 1 và lập biên bản theo mẫu số 2 của phụ lục này.
L.2 Kiểm tra và thử thuốc nổ
L.2. 1 Kiểm tra bên ngoài hòm
L.2.1.1 Tất cả các hòm VLNCN nhập vào kho dự trữ đều phải kiểm tra bên ngoài hòm còn nguyên vẹn không. Các hòm không nguyên vẹn phải để riêng, lập biên bản về những trường hợp đó.
L. 2.1.2 Các hòm có bao bì hư hỏng, cần kiểm tra các gói, hộp đựng thuốc nổ ở trong hòm có còn nguyên vẹn không. Nếu có nghi ngờ phải kiểm tra số lượng thực tế có trong hòm với khối lượng ghi trên vỏ hòm hoặc ghi trong các tài liệu khác. Khi có sai lệch về khối lượng thì phải lập biên bản và báo cáo công an tỉnh,thành phố biết và có biện pháp truy tìm số thuốc nổ thiếu hụt.
L.2.2 Xem xét bên ngoài bao thuốc nổ
L.2.2.1 Mỗi loại thuốc nổ nhập vào kho phải lấy ra năm hộp (hoặc túi) thuốc nổ ở trong các hòm khác nhau để kiểm tra. tất cả các hòm thuốc nổ trong năm hộp (túi) này đều phải được xem xét bên ngoài.
L.2.2.2 Trên vỏ của mỗi thùng, bao thuốc nổ đều phải có nhãn ghi : tên thuốc nổ, khối lượng, năm tháng sản xuất, số loại sản xuất.
L.2.2.3 Vỏ thỏi thuốc nổ phải nguyên vẹn, không ẩm ướt, các đầu bao phải có chất cách ẩm. Khi cắt vỏ thỏi thuốc nổ thì bề mặt thỏi không tơi vụn.
L.2.2.4 Khi xem các thỏi thuốc nổ có chứa nitrôeste lỏng, phải kiểm tra lượng nitrôeste lỏng có thoát ra ngoài không (đổ mồ hôi) . Phía mặt ngoài và mặt trong của vỏ thỏi thuốc nổ không được có chất lỏng thoát ra. Nếu thấy có chất lỏng thì phải thử bằng cách nhỏ chất lỏng đó vào cốc nước; nếu giọt chất lỏng nay không tan trong nước thì đó là nitrôeste lỏng đã thoát ra. Loại thuốc nổ như vậy phải để riêng và đem huỷ ngay.
L.2.3 Thử khả năng truyền nổ của thuốc nổ
L.2.3.1 Lấy 2 thỏi thuốc nổ trong đó có một thỏi có lắp ống nổ đặt trên đất bằng phẳng. Trục của hai thỏi thuốc nổ trùng nhau và cách nhau một đoạn bằng khoảng cách truyền nổ theo tiêu chuẩn quy định cho từng loại thuốc nổ. Trước khi cho nổ mọi người phải rút ra xa cách chỗ nổ 50 m.
L.2.3.2 Sau khi nổ, kiểm tra chỗ đặt thuốc nổ. Nếu thấy có 2 vết lõm có chiều dài lớn hơn thỏi chất nổ thì chất nổ còn truyền nổ tốt.
L.2.3.3 Sau hai lần nổ thử, nếu nổ hoàn toàn thì thuốc nổ được coi là truyền nổ tốt.
L.2.3.4 Nếu trong hai lần thử có một lần thuốc nổ không truyền nổ hoàn toàn thì
phải thử lại. Lần này phải thử 3 lần, nếu vẫn không đạt yêu cầu phải lập biên bản báo lên cấp trên để có biện pháp sử dụng thích hợp.
L.2.3.5 Đốí với thuốc nổ chịu nước, trước khi nổ thử khả năng truyền nổ phải nhúng thỏi thuốc nó vào nước. Các thỏi đặt trong giá để đứng trong thùng nước có nhiệt độ của môi trường, chiều cao cột nước là 1 m (tính từ đầu dưới của thỏi thuốc nổ) sau khi ngâm 1 giờ các bao thuốc nổ được đưa thử nổ. khi thử nổ đặt hai đầu bao chất nổ tiếp xúc nhau. Các quy định còn lại thực hiện như đã quy định trên.
L.2.3.6 Trước khi thử khả năng truyền nổ của loại thuốc đã nén chặt, không phải làm tơi thuốc nổ, trừ đầu thỏi thuốc nổ sẽ nạp ống nổ.
L.2.3.7. Việc thử khả năng truyền nổ chỉ thực hiện với các loại thuốc nổ đóng thành thỏi và dạng nén ép Không thực hiện với thuốc nổ rời.
L.2.4 Xác định độ ẩm của thuốc nổ
L.2.4.l. Độ ẩm của thuốc nổ được xác định theo sự khác nhau về khối lượng trước và sau khi sấy. Các loại thuốc nổ ép không phải xác định độ ẩm.
L.2.4.2. Lấy mẫu xác định độ ẩm của lô thuốc nổ như sau: lấy ra 5 bao, mỗi bao lấy 1 thỏi thuốc nổ.
tháo các thỏi thuốc nổ và trộn đều, sau đó lấy 10g thuốc nổ cho vào cốc thuỷ tinh
có nắp nhám.
L.2.4.3. Trong quá trình sấy các ống đựng mẫu phải để hở sấy đến khi khối lượng không đổi. Nếu thuốc nổ là amoni nitrat thì sấy trong tủ sấy bằng điện trong 4 đến 6 giờ ở nhiệt độ 60 đến 700 C.
Sau khi sấy phải đậy cốc bằng nắp (thuỷ tinh) nhám. Trước khi cân, các cốc có màu thuốc nổ phải để nguội đến nhiệt độ của phòng thí nghiệm.
L.2.4.4 Dùng cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002 g để cân.
L.2.4.5 Độ ẩm tính theo công thức
trong đó:
P- là độ ẩm của mẫu, tính bằng phần trăm;
C1-là khối lượng của cốc có mẫu chất nổ trước khi sấy, tính bằng gam;
C2-là khối lượng của cốc có mẫu thuốc nổ sau khi sấy, tính bằng gam;
C3-là khối lượng của mẫu thuốc nổ (không có cốc) trước lúc sấy, tính bằng gam.
L.2.4.6. Tiến hành hai thí nghiêm song song. Độ ẩm của thuốc nổ lấy theo giá trị trung bình của hai thí nghiệm.
L.3.Kiểm tra và thử ống nổ điện
L.3.1.Xem xét bên ngoài
L.3.1.1.Trong loạt ống nổ điện nhập vào kho dự trữ lấy ra mỗi hòm, trong đó lấy ra ít nhất 100 chiếc ở 20 hộp kíp khác nhau để kiểm tra xem xét bên ngoài.
L.3.1.2. Nếu ống nổ điện có vỏ bằng kim loai thì vỏ không được sùi, rỉ, nứt hoặc bẹp. Nếu ống nổ điện có vỏ bằng giấy thì các lớp giấy không được bong hoặc dập nát, chất nổ ở đáy ống nổ không bị hở ra ngoài, cách điện của dây dẫn không bị hư hỏng.
Khi xem xét, không được bóp vào phần chứa chất nổ của kíp ống nổ.
L.3.1.3. Sau khi xem xét số ống nổ lấy làm mẫu, nếu thấy không đạt yêu cầu thì phải kiểm tra phân loại toàn bộ loạt kíp đó, những kíp không đạt yêu cầu phải huỷ theo quy định.
L.3.2.Kiểm tra điện trở của ống nổ điện (chỉ làm ở kho tiêu thụ)
L.3.2.1.Khi kiểm tra phải đặt ống nổ điện trong các bộ phận bảo vệ (ống vỏ thép có lót cao su bên trong) nếu ống nổ bị nổ thì không ảnh hưởng đến nhân viên thí nghiệm.
L.3.2.2.Điện trở của ống nổ điện phải phù hợp với điện trở đã ghi trên vỏ hộp. Trường hợp có sai lệch phải phân loại toàn bộ và có biện pháp sử dụng thích hợp.
L.3.3.Thử khả năng gây nổ của ống nổ điện (chỉ làm ở kho tiêu thụ)
Trong số ống nổ điện đã kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu thì lấy ra 10%, nhưng ít nhất phải là 3 cái để thử khả năng gây nổ của ống nổ.
Thứ tự tiến hành như sau:
Lắp ống nổ vào đoạn dây cháy chậm, nhồi vào thỏi thuốc nổ có đường kính 31 mm ± 1 mm. Đặt các thỏi thuốc nổ có ống nổ trên mặt đất bằng phẳng thẳng hàng, cách nhau ít nhất là 1m. số lượng từ 3 thỏi trở lên. Mọi người tránh xa ít nhất 50 m rồi cho nổ. Nếu các thỏi đều nổ hoàn toàn thì loạt ống nổ đó còn tốt. Nếu có trên 2 thỏi câm hoặc nổ không hoàn toàn thị loạt ống nổ đó đã hỏng. Nếu có 1 thỏi không nổ, phải thử lại với số lượng gấp đôi lần đầu (ít nhất là 6 thỏi). Nếu vẫn còn cớ thỏi không nổ thì loạt ống nổ đó phải loại bỏ.
L.4. Kiểm tra và thử ống nổ thường
L.4.1. Xem xét bên ngoài.
L.4.1.1.Trong mỗi loạt ống nổ nhập vào kho, phải lấy ít nhất 2 hòm, mỗi hòm lấy ít nhất 200 ống để xem xét bên ngoài.
L.4..1.2.Vỏ kim loại của ống nổ không được có vết nứt hay thủng, nếu vỏ bằng giấy không được rách, sờn ở chỗ tra dây vào kíp, đáy ống không được hở thuốc nổ. Bề mặt bên trong của ống không được có vết bẩn.
L.4.1.3.Nếu ống có các khuyết tật trên thì phải lập biên bản báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. Toàn bộ số ống nổ đó phải phân loại. Các ống nổ có khuyết tật phải đem huỷ theo quy định.
L.4.2.Thử khả năng gây nổ của ống nổ tiến hành như khi thử khả năng gây nổ của ống điện (điều L.3.3)
L.5.Kiểm tra và thử dây cháy chậm
L.5.l.Xem xét bên ngoài
L.5.1.1.Trong mỗi đợt nhập dây phải lấy ra ít nhất 1 hòm để kiểm tra bên ngoài toàn bộ các dây ở trong hòm đó.
L.5.1.2.Kiểm tra bên ngoài dây cháy chậm nhằm xác định có hay không có các khuyết tật: gãy, nứt ở vỏ đầu dây bị xơ tướp. Khi thấy các khuyết tật trên thì toàn bộ loạt dây này phải được kiểm tra phân loại. Các cuộn dây có khuyết tật phải lập biên bản và huỷ theo quy định.
L.5.1.3.Trong số dây đã được xem xét bên ngoài, nếu tốt lấy ra 2 % để đem thử các dạng khác.
L.5.2.Thử độ chịu nước của dây
L.5.2.1.Đem ngâm dây cháy chậm vào trong nước có độ sâu 1m, đầu cuộn dây trước khi ngâm phải bọc chất cách nước hai đầu. Thời gian ngâm theo quy định của nhỡ chế tạo hoặc theo yêu cầu sử dụng.
Tiến hành đem thử theo qui trình đốt thử.
L.5.3. Thử tốc độ cháy, cháy đều và cháy hoàn toàn
L.5.3.1.Các cuộn dây đã lấy để thử cắt bỏ 5 cm đầu cuộn dây sau đó cắt mỗi cuộn mỗi đoạn dài 60 cm đem đốt để xác định thời gian cháy. Nếu dây cháy chậm bị tắt, dù chỉ một lần hoặc tốc độ cháy nhỏ hơn tốc độ quy định của nơi chế tạo thì dây loại này phải loai bỏ. Nếu dây chịu nước sau khi ngâm nước đem đốt thử mỡ tắt thì kết luận loạt dây đó là loại không chịu nước, phải đem sử dụng cho nhu cầu khác
L.5.3.2.Số dây còn lại của mỗi cuộn được tháo ra đặt trên mặt đất để đốt. Khi cháy, dây phải cháy đều không phụt lửa qua vỏ dây, vỏ dây không bị cháy, lỗi không bị tắt. Nếu dây bị tắt dù chỉ một lần hoặc có các thiếu sót nêu trên thì phải thử với số lượng gấp đôi. Nếu vẫn không đạt yêu cầu thì phải lập biên bàn báo cáo cấp trên và huỷ theo quy định.
L.6.Kiểm tra và thử dây nổ
L.6.1.Xem xét bên ngoài
Trong 1 loạt dây nổ nhập vào kho, lấy ra 1 hòm. Toàn bộ dây trong hòm phải
được xem xét bên ngoài xem có các khuyết tật: vỏ dây bị dập, gãy, chỗ dày, chỗ mỏng. Nếu cuộn dây có khuyết tật vượt quá 10% số cuộn dây được xem xét thì loạt dây này bị loại bỏ.
L.6.2.Thử nổ theo sơ đồ quy định
L.6.2.1.Lấy 3 cuộn dây nổ. Mỗi cuộn cắt 5 đoạn, mỗi đoạn dài 1 m. còn lại 45 m được rải ra dùng làm đường dây chính. Nối 5 đoạn dây nổ cách nhau vào đường dây chính theo hướng truyền nổ của dây (đối với loại dây nổ chỉ một hướng truyền nổ); đối với dây nổ truyền nổ theo hai chiều như nhau có thể đấu vuông góc). Sơ đồ đấu dây và cách đấu phải làm như khi nổ mìn bằng dây nổ.
L.6.2.2. Các đoạn dây nổ dùng làm đường dây chính được đầu nối tiếp nhau. Kíp điện hoặc ngòi mìn được đấu vào mỗi đầu của đường dây chính. Từ khoảng cách không nhỏ hơn 50 m, tiến hành khởi nổ số dây nổ này.
L.6.2.3.Khi khởi nổ nếu có hơn 1 trong 3 sơ đồ đường dây chính lớn hơn 2 đoạn trong 5 doan dây nhánh bi câm, thì loạt dây nổ đó phải thải bỏ.
Trường hợp khi khởi nổ có một đường dây hoặc hai đoạn dây nhánh bị câm thì phải thử lại với số lượng gấp hai.
L.6.2.4.Nếu dùng dây nổ trong điều kiện có nước thì chỉ thử nổ sau khi đã ngâm dây nổ trong nước có độ sâu 1 m. Nếu dây nổ dùng trong môi trường ẩm thì thời gian ngâm là 1giờ. Nếu nổ trong nước thì thời gian ngâm là 4 giờ. Để thử loại dây nổ không thấm nước phải cắt một dây nổ dài 5 m, cách ly nước ở 2 đoạn đầu dây; sau khi ngâm nước , đoạn dây này được cắt thành 5 đoạn đều nhau. Sau đó lại đấu nối với nhau thành một đường dây và đem thử nổ, các đoạn dây phải nổ hoàn toàn.
L.6.2.5.Nếu dây nổ không chịu nước thì phải thử theo các quy định tại L.6.2.1 và L.6.2.2, sau đó được sử dụng ở chỗ khô ráo.
L.7.Đối với VLNCN loại mới sản xuất trong nước hay nhập ngoại lần đầu đưa vào bảo quản sử dụng, ngoài các nội dung phải kiểm tra thử và quy định trong phụ lục này còn phải kiểm tra và thử các thông số theo sự giới thiệu của nhỡ chế tạo.
Mẫu số 1:
SỐ THỐNG KÊ NHỮNG LẦN THỬ VLNCN Ở KHO
1-Thống kê những lần thử thuốc nổ
Ngày thử | Tên thuốc nổ | Tên nhỡ máy chế tạo | Ngày chế tạo | Ngày nhập kho | số liệu của loạt thuốc nổ | Kết quả thử | ||
Khả năng truyền nổ | Độ ẩm | Hiện tượng đổ mồ hôi | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 - Thống kê những lần thử ống nổ
Ngày thử | ống nổ điện, ống nổ thường | Tên nhỡ máy chế tạo | Ngày chế tạo | số hiệu loạt chế tạo | Ngày nhập kho | Kết quả thử | ||
số ống nổ thử | số ống nổ nổ | số ống nổ không nổ | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3-Thống kê thử dây nổ và dây cháy chậm
ngày thử | Nhãn hiệu dây | Tên nhỡ máy chế tạo | Số hiệu của loạt hàng | Ngỡ y chế tạo | Ngỡ y nhập kho | Kết quả thử | ||||
Dây chậm | Dây nổ | |||||||||
Tốc độ cháy | Đặc điểm cháy | Thời gian ngâm trong nước | Thử nổ | Thời gian ngâ m tron g nước. | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 1 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 2
BIÊN BẢN THỬ VLNCN
ở kho (tên đơn vi)
Chúng tôi gồm:............................ Thủ kho VLNCN
Nhân viên thử nghiệm đã tiến hành kiểm tra thử VLNCN và lập biên bản ngày:
1.Các tài liệu về VLNCN
Tên VLNCN | Tên nhỡ máy chế tạo | số loạt | Ngày sản xuất | Ngày nhập kho | Tbời gian bảo hành |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả kiểm tra bên ngoài bao bì và bên ngoài VLNCN
3.Xác định luận tượng cháy nước (đổ mồ hôi) đối với thuốc nổ chứa nitròeste lỏng
4.Thử truyền nổ của các thỏi thuốc nổ
số tt | Khoảng cách giữa các thỏi thuốc nổ | số lẩn thử | số lần thuốc nổ đã nổ | số lẩn thuốc nổ không nổ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
5.Xác định độ ẩm của thuốc nổ amoni nitrat
số của loạt hàng | Độ ẩm cho phép, % | Độ ẩm xác định % |
1 | 2 | 3 |
|
|
|
6. Kiểm tra bên ngoài của ống nổ điện
7.Kiểm tra bên ngoài của ống nổ
8.Thử khả năng truyền nổ của ống
số lần thử | số hiệu của loại ống nổ | số hiệu của nhóm được nổ | Số lượng ống nổ trong 1 nhóm | Số ống nổ đã nổ | Số ống nổ không nổ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
9. Kiểm tra bên ngoài của dây cháy chậm
10. Thử tốc độ cháy, độ cháy đều và cháy hoàn toàn của dây cháy chậm
Số hiệu của loại dây cháy chậm | số lượng đoạn dây dài 60 cm | Thời gian cháy 1 đoạn, giờ | Đặc điểm cháy (đốt cả cuộn) |
1 | 2 | 3 | 4 |
11. Thử độ chịu nước của dây cháy chậm
số của loạt dây cháy chậm | Độ sâu ngâm vào nước, m | Thời gian ngâm trong nước, giờ | Tốc độ cháy, cm/s | Đặc điểm cháy |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
12. Kết luận về chất lượng VLNCN đã kiểm tra và thử.
Thủ kho
(Ký tên)
Nhân viên thử
(Ký tên)
Qui định về chế độ bảo vệ các kho vật liệu nổ công nghiệp
M.1 Qui định chung
M.1.1 Tất cả các kho VLNCN (kho dự trữ, tiêu thụ, tạm thời) đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt, phải tổ chức canh gác suốt ngày đêm.
VLNCN bảo quản trên các phương tiện thuỷ do các thuỷ thủ của phương tiện đó bảo vệ và được trang bị vũ khí
M.1 .2 Nội dung của công tác bảo vệ kho VLNCN
a) kiểm tra việc ra vào kho theo đúng các quy định;
b) ngăn ngừa và loại trừ kịp thời mọi âm mưu và hành động xâm nhập vào kho để lấy trộm hoặc áp dụng những biện pháp có hiệu quả khi có sự cố xảy ra trong kho.
M.l.3 Chủ đơn vị phải tổ chức lực lượng bảo vệ kho VLNCN, quy định chế độ ra vào kho, trang bị các phương tiện kỹ thuật để bảo vệ (hàng rào, chòi gác, tháp canh, chiếu sáng. thông tin, tín hiệu và các phương tiện PCCC...).
M.1.4 Người làm công tác bảo vệ phải có thể lực tốt, được huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ sử dụng thành thạo vũ khí, được huấn luyện những kiến thức cơ bản về VLNCN theo mỗi chương trình quy định.
Biên chế đội bảo vệ kho VLNCN do chủ đơn vị quyết định sau khi đã thoả thuận với công an cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
M.1.5 Có thể dùng chó canh gác để tăng cường bảo vệ kho. Thông thường chó được nhốt hoặc xích trong trạm nhốt cố định. Số lượng trạm gác và số chó canh gác phải được công an tỉnh thành phố thoả thuận
M.l.6 Việc trang bị , tổ chức lực lượng, phân công trách nhiệm và triển khai tác chiến, quy định về tín hiệu, hiệu lệnh, phối hợp giữa các trạm khi kho bị xâm nhập phải thực hiện theo kế hoạch đã được cơ quan bảo vệ cấp trên phê duyệt. Trách nhiệm của trạm gác bảo vệ kho VLNCN
M.2.1 Tại trạm gác, khi giao nhận ca phải kiểm tra tình trạng của phương tiện thông tin liên lạc, hệ thống tín hiệu, trang thiết bị PCCC. Kiểm tra các cửa sổ, cửa ra vào, các nhỡ kho, các khoá và dấu niêm phong (cặp chỉ) có đối chiếu với mẫu đã đăng ký đảm bảo tất cả còn nguyên vẹn. Khi ban giao phải có mặt của người lãnh đạo trực ca (tổ trưởng hoặc tổ phó) .
M.2.2 Kiểm tra mọi người vào kho. Tất cả các loại vũ khí, dụng cụ phát lửa đều phải giữ lại ở trạm, khi họ trở ra sẽ trả lại.
M.2.3 Nhiệm vụ của người bảo vệ
a) không cho bất cứ ai vào kho VLNCN khi họ không có giấy tờ ra vào hợp lệ giấy phải đúng với quy định của đơn vị) ;
b) phát hiện, ngăn chặn, dập tắt những đám cháy xảy ra trong phạm vi kho và trong vùng đất tiếp giáp với kho
c) theo dõi để các cửa nhỡ kho thường xuyên được đóng và khoá (trừ lúc thủ kho đang làm việc phát, nhập hàng) . Các khoá, niêm phong các nhỡ kho không bị hư hỏng, mất dấu
d) theo dõi những người đã vào kho, nhắc nhở họ tuân theo các quy định nếu họ có những việc làm trái với quy định ;
e) không cho ai chụp ảnh, đo vẽ địa hình thuộc phạm vi kho và các đường tiếp cận kho nêu họ không có giấy phép hợp lệ;
g) không cho bất cứ ai mở các cửa nhỡ kho đã niêm phong khi họ không có giấy phép mở niêm phong kho và không có mặt đội trường đội bảo vệ;
h) việc sử dụng vũ khí của trạm gác khi kho VLNCN bị đột kích phải theo đúng các quy định của Bộ Nội vụ.
M.3 Trang bị vũ khí của bảo vệ
M.3.l Lực lượng bảo vệ phải được trang bị vũ khí cần thiết đi làm nhiệm vụ. Số súng đạn cấp cho mỗi kho phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng kho, có sự thoả thuận của cơ quan công an.
M.3.2 Vũ khí trong trạm bảo vệ phải được bảo quản trong hòm sắt hoặc tủ gỗ bọc tôn có khoá chắc chắn, chìa khoá do đội trưởng hoặc đội phó giữ. Đội trưởng giao vũ khí cho đột viên khi đầu ca và nhận lại khi cuối ca. Mỗi lần giao nhận phải ghi sổ.
M.3.3 Lãnh đạo đơn vị hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra số lượng và tình trạng vũ khí 3 tháng/lần. Trưởng phòng bảo vệ đơn vị kiểm tra 1 tháng/lần. Sau mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét vào sổ trực trạm gác.
M.4 Chế độ ra vào kho
M.4.1 Chủ đơn vị ban hành các quy định, trưởng phòng bảo vệ tổ chức phổ biến và thực hiện các quy định sau:
- quy định thủ tục ra vào kho cho cán bộ công nhân viên và những người liên quan
- quy định chế độ vận chuyển trong phạm vi kho và chế độ mang VLNCN ra ngoài kho;
- quy định các trạm kiểm soát để cho người và các phương tiện ra vào kho.
M.4.2 Giấy phép ra vào kho, giấy phép vận chuyển VLNCN ra ngoài kho do giám đốc, phó giám đốc đơn vị ký.
M.5 Kiểm tra việc canh gác bảo vệ kho VLNCN
M.5. l Cán bộ quản lý cấp trên của kho, trưởng và phó kho, các cán bộ của cơ quan công an, cơ quan kiểm tra kỹ thuật an toàn, thanh tra an toàn Nhỡ nước có quyền kiểm tra việc canh gác và việc thục hiện chế độ ra vào kho. Khi kiểm tra phải có mặt đội trưởng hay đội phó bảo vệ kho.
M.5.2 Sau khiểm tra phải ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhận xét của trạm bảo vệ thông báo cho lãnh đạo đội bảo vệ biết để khắc phục ngay những thiếu sót.
M. 5.3 Giám đốc hoặc phó giám đốc đơn vị mỗi tháng kiểm tra một lần. Trưởng phòng bảo vệ đơn vị không dưới hai lần/một tuần. Đội trưởng, đội phó bảo vệ kiểm tra các trạm gác 4 đến 5 lần trong mỗi phiên trực.
Sổ đăng ký các phát mìn câm và thời gian xử lý
Số TT | Ngày tháng năm | ca | Tên chỗ nổ mìn | số phát đã nạp | số phát đã nổ | số phát bị câm | chữ ký của thợ mìn đã nạp và nổ | Chữ ký của thợ mìn ca sau đã nhận bàn giao | Số phát mìn câm đã được thủ tiêu | Ngày thủ tiêu mìn câm | ca thủ tiêu mìn câm | Chữ ký của người thủ tiêu mìn câm | Chữ ký của cán bộ trực ca cho phép tiếp tục công việc |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
chú thích - Từ cột 1 đến cột 8 do người thợ mìn ghi ngay trong ca xảy ra trường hợp bị mìn câm Từ cột 10 đến cột 13 do người thợ mìn đã thu tiêu mìn câm ghi