TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4612:1988
HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG – KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – KÍ HIỆU QUY ưỚC VÀ THỂ HIỆN BẢN VẼ
Symstem of documents for building desing – Reinforced concrete structures conventional symbols and representation on drawings
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2235:1977 “Tài liệu thiết kế. Thiết lập bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép”.
1. Quy định chung.
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thể hiện các bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép trong thiết kế mới và thiết kế cải tạo, ở các giai đoạn thiết kế.
1.2. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, phải tuân theo những quy định của các tiêu chuẩn TCVN 2: 1974; TCVN 12: 1974 “tài liệu thiết kế”; TCVN 95: 1963 “Bu lông”; TCVN 1091: 1973 “Hàn” và các tiêu chuẩn có liên quan khác.
1.3. Những kí hiệu quy ước chung để thể hiện bản vẽ kết cấu bêtông cốt thép được trình bày trong bảng 1. Nếu sử dụng những kí hiệu không có trong bảng này thì phải chú thích trên bản vẽ.
2. Quy định về thể hiện bản vẽ
Các bản vẽ kết cấu bêtông cốt thép phải ghi rõ ràng, đầy đủ đảm bảo khi thi công đúng với yêu cầu thiết kế.
2.1. Sơ đồ hình học của kết cấu bêtông cốt thép được thể hiện bằng nét liền mảnh với tỉ lệ nhỏ (1:100, 1:200, …) và vẽ ở vị trí rõ nhất trên bản vẽ đầu tiên của kết cấu đó.
2.2. Bản vẽ kết cấu bêtông cốt thép được thể hiện theo những tỉ lệ sau:
a) Sơ đồ hình học: 1:100; 1:200; 1:500;
b) Hình thể hiện cấu tạo: 1:20; 1:50; 1:100;
c) Hình thể hiện chi tiết:1:5; 1:10; 1:20;
Khi thể hiện các kết cấu bê tông cốt thép cho phép dùng 2 loại tỉ lệ:
- Tỉ lệ nhỏ (1:50 hoặc 1:100 hoặc 1:200) cho chiều dài các cấu kiện
- Tỉ lệ lớn (1:5; 1:10 hoặc 1:20) cho kích thước mặt cắt và các chi tiết
2.3. Cốt thép các loại cảu kết cấu bêtông cốt thép được thể hiện vơi giả thiết là bêtông trong suốt.
Nét vẽ cốt thép đậm hơn nét thể hiện mặt cắt hoặc nét thể hiện kết cấu. Cốt thép có đường kính lớn hơn thể hiện bằng nét đậm hơn.
Cốt thép cứng được vẽ bằng những kí hiệu dùng để thể hiện kết cấu thép hình.
2.4. Khi thể hiện các kết cấu bê tông cốt thép phải ghi rõ:
- Các kích thước cần thiết cho việc gia công sản xuất, thi công lắp dựng các cấu kiện;
- Vị trí các thanh cốt thép, chỗ nối (buộc, hàn) cốt thép, khoảng cách giữa các cốt đai, nơi uốn các cốt xiên trong cấu kiện;
- Số kí hiệu (số thứ tự) của các thanh cốt thép;
- Kí hiệu các cấu kiện, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang của cấu kiện;
- Kí hiệu các nút, các chi tiết cần vẽ ở tỉ lệ lớn;
- Mác bê tông, mác thép, mác vữa chèn mối nối kèm theo cường độ chịu kéo, chịu nén, chịu cắt của chúng.
- Các biện pháp chống ăn mòn, chiều dày lớp bêtông bảo vệ cốt thép;
- Những điều cần chú ý, cần thực hiện khi thi công;
- Sự liên hệ giữa các tờ bản vẽ.
2.5. Các thanh cốt thép được vẽ trong cột “ hình dáng và kích thước” của bản thống kê cốt thép. Trường hợp cần thiết cho phép vẽ khai triển các cốt thép tại vị trí thể hiện các mặt cắt cấu kiện. Trên hình vẽ khai triển cốt thép phải ghi rõ chiều dài móc neo, các đoạn uốn, bán kính các đoạn cong, chiều dài duỗi thẳng của thanh cốt thép.
2.6. Đối với các kết cấu giao cắt nhau phải thể hiện tất cả cốt thép ở vị trí giao cắt nhau. Nếu tại đó mật độ cốt thép dày đặc thì phải thể hiện thêm bằng mặt cắt cần thiết. Tại vị trí giao cắt nhau mặt cắt dọc được thể hiện bằng nét liền mảnh; mặt cắt ngang được thể hiện bằng nét đứt.
2.7. Đối với kết cấu bêtông cốt thép ứng lực trước phải thể hiện đầy đủ rõ ràng cách bố trí các bó cốt thép; vị trí các đầu neo cốt thép các chú thích cần thiết cho việc hướng dẫn thi công và gia công các cấu kiện của toàn kết cấu.
Ngoài ra cần phải vẽ chi tiết ở tỉ lệ lớn một số chi tiết phức tạp như mắt khung, các đàu neo cốt thép…
2.8. Số kí hiệu các thanh cốt thép, các cấu kiện, các chi tiết được viết bằng số A RAP trong đường tròn có đường kính từ 6 đến 8 mm, kí hiệu các nút, các chi tiết vẽ ở tỉ lệ lớn được viết trong vòng tròn có đường kính từ 8 đén 10 m. Vòng tròn này được gạch chia ra hai phần. Phần trên viết số kí hiệu các nút, các chi tiết vẽ ở tỉ lệ lớn, phần dưới viết kí hiệu của bản vẽ mà chi tiết hoặc nut vẽ lớn sẽ được thể hiện ở đó.
Kí hiệu của cấu kiện, các mặt cắt được thể hiện bằng nét chữ in hoa (thường chữ đầu – viết tắt tên cấu kiện) kèm theo chữ A RAP.
2.9. Mỗi bản vẽ kết cấu bêtông cốt thép phải có bảng thống kê cốt thép và bảng phân loại tổng hợp cốt thép theo mẫu.
Bảng kê cốt thép
Tên cấu kiện | Số kí hiệu | Hình dáng và kích thước (mm) | Đường kính (mm) | Chiều dài một thanh | Số lượng thanh | Tổng chiều dài | |
Trong một cấu kiện | Toàn bộ | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng phân loại và tổng hợp cốt thép
Loại, nhóm cốt thép Đường kính(mm) Tổng chiều dài(m) Trọng lượng(kg) |
| Trọng lượng thép các cấu kiện (tấn) |
Chú thích: - Bảng này không dùng cho từng cấu kiện mà dùng tổng hợp cấu kiện có trong một bản vẽ - Các chi tiết thép đặt sẵn, các lưới thép cũng kết hợp thống kê và phân loại vào bảng trên |
Phụ lục
a) Bản vẽ kết cấu bêtông cốt thép với hình cốt thép khai triển
Ví dụ minh hoạ