TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4811-89
(ST SEV 2503-80)
VÁN DĂM
THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Cơ quan biên soạn:
Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 701/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989.
VÁN DĂM
THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Particle boards
Vocabulary and definition
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 2503-80. Áp dụng cho ván dăm, quy định những thuật ngữ và định nghĩa các loại ván dăm, kết cấu của ván dăm và những khuyết tật của nó.
Thuật ngữ | Định nghĩa |
1. CÁC LOẠI VÁN DĂM | |
1.1. Ván dăm | Ván làm bằng các phân tử gỗ (chủ yếu là phoi bào) trộn với chất kết dính rồi ép nóng. |
1.2. Ván dăm phẳng | Ván dăm, trong đó phoi bào được sắp xếp chủ yếu song song với mặt phẳng của tấm ván và được ép bởi lực vuông góc với mặt phẳng của tấm ván. |
1.3. Ván dăm một lớp | Ván dăm có kích thước phoi bào và chất kết dính tương đối đồng đều trên mặt cắt ngang. |
1.4. Ván dăm ba lớp | Ván dăm mà lớp giữa phân biệt với hai lớp mặt ngoài bằng kích thước, bằng loại dăm bào và (hoặc) bằng phần keo kết dính, và (hoặc) bằng chất phụ gia khác, hoặc bằng độ dày, lớp giữa cũng có thể phân biệt bằng định hướng của phoi bào. |
1.5. Ván dăm nhiều lớp | Ván dăm có những lớp trong và hai lớp mặt ngoài được bố trí đối xứng với lớp giữa. Các lớp này phân biệt với lớp giữa bằng loại dăm bào hoặc kích thước dăm bào và (hoặc) bằng phần keo dính và (hoặc) phụ gia khác. Những lớp trong cũng có thể phân biệt bằng hướng của dăm bào |
1.6. Ván dăm có thay đổi kết cấu không rõ | Ván dăm có kích thước phoi bào thay đổi dần dần từ mảnh đến thô, từ mặt ngoài vào giữa |
1.7. Ván dăm có phần tử gỗ định hướng | Ván dăm, trong đó có các phần tử gỗ ở một lớp hay vài lớp được sắp xếp chủ yếu theo hướng quy định. |
1.8. Ván dăm bào ép | Ván dăm có hai lớp mặt ngoài bằng dăm bào ép. |
1.9. Ván dăm chịu nước | Ván dăm có độ bền vững lớn chống lại được tác động của độ ẩm. |
1.10. Ván dăm kháng trùng | Ván dăm có độ bền vững lớn chống được nấm, vi khuẩn và côn trùng. |
1.11. Ván dăm chịu lửa | Ván dăm có khả năng không cháy. |
1.12. Ván dăm có phủ mặt | Ván dăm được phủ ngoài mặt bằng lớp vật liệu mỏng |
1.13. Ván dăm mài nhẵn | Ván dăm có một hoặc cả hai mặt được xử lý bằng dụng cụ mài |
1.14. Ván dăm đánh vecni | Ván dăm đã được đánh vecni trên bề mặt. |
2. KẾT CẤU CỦA VÁN DĂM | |
2.1. Mặt ván dăm | Mặt phẳng lớn nhất của ván dăm |
2.2. Mép ván dăm | Mặt cạnh, tạo thành khi cắt tấm ván dăm |
2.3. Cạnh ván dăm | Đường giao nhau của mặt ván với mép ván dăm |
3. KHUYẾT TẬT TRÊN BỀ MẶT VÁN DĂM | |
3.1. Chỗ lồi lõm | Chỗ không đều nhau vượt quá trị số dung dai chiều dày và mang tính chất ngẫu nhiên |
3.2. Vết nước | Vết lõm hẹp do vật sắc gây nên và mang tính chất ngẫu nhiên |
3.3. Vết bẩn | Vùng có màu sắc khác biệt với bề mặt còn lại gây khó khăn cho việc tiếp tục xử lý ván. Ví dụ: tạp chất của vỏ, vết bẩn do bụi gỗ hoặc chất keo. |
3.4. Vết paraphin và dầu | Vùng hẹp trên bề mặt ván dăm có nhiều paraphin hoặc dầu |
3.5. Khuyết tật mài bóng | Khuyết tật nhìn thấy trên mặt ván dăm, xuất hiện khi mài. Ví dụ: Những vùng không mài nhẵn, những vết xước thẳng khi mài, mài thông lớp ngoài. |