TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Sugar - Sampling
Lời nói đầu
TCVN 4837:2009 thay thế TCVN 4837:1989;
TCVN 4837:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, sản phẩm đường và mật ong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐƯỜNG - LẤY MẪU
Sugar - Sampling
Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung liên quan đến việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Lô hàng (lot)
Lượng đường được thừa nhận có các đặc điểm đồng đều, được lấy từ một chuyến hàng và được dùng để đánh giá chất lượng.
2.2. Mẫu ban đầu (increment)
Mẫu riêng
Lượng đường lấy tại một thời điểm ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau từ đơn vị bao gói hoặc từ băng chuyền (đối với đường không bao gói) để tạo thành một phần của mẫu chung.
2.3. Mẫu chung (bulk sample)
Lượng đường thu được bằng cách gộp và trộn đều các mẫu ban đầu từ một lô xác định.
2.4. Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Lượng đường được lấy ra từ mẫu chung, dùng để phân tích hoặc để kiểm tra.
3.1. Mẫu phải được người đại diện của bên mua và bên bán lấy hoặc được lấy do người của hai bên giám sát.
3.2. Mẫu phải đại diện cho lô hàng. Cần lấy đủ số lượng mẫu ban đầu và trộn kỹ để có mẫu chung và bằng cách chia liên tiếp hoặc bằng cách khác để thu được mẫu phòng thử nghiệm.
3.4. Dụng cụ lấy mẫu được sử dụng phải phù hợp với sản phẩm cần lấy mẫu. Cần chú ý để đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ.
3.5. Việc lấy mẫu phải tiến hành sao cho tránh sự nhiễm bẩn từ bên ngoài như mưa, bụi. v.v… vào mẫu, các dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa mẫu.
4.1. Đối với đường dạng hạt đóng bao
Lấy các mẫu ban đầu từ một hay hai vị trí khác nhau trong bao đường được chọn để lấy mẫu, với khối lượng không nhỏ hơn 25 g. Sử dụng xiên để lấy mẫu ban đầu. Đối với bao vải không màng lót cần dùng xiên lấy đường trực tiếp qua vải bao, còn đối với bao có màng lót PE hay giấy hoặc bao giấy thì lấy sau khi mở miệng bao.
4.2. Đối với đường viên đóng bao
Dùng thìa để lấy các mẫu ban đầu từ mỗi bao được chọn với khối lượng không nhỏ hơn 200 g.
4.3. Đối với đường không đóng bao
Dùng các cốc để lấy các lượng mẫu không nhỏ hơn 100 g trên băng chuyền hoặc khi dỡ đường từ cửa hay băng chuyền ra. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau thì lấy những lượng đường như nhau vào cốc và lấy không nhỏ hơn 10 mẫu ban đầu.
4.4. Đối với bao bì thương phẩm chứa trong bao bì vận chuyển
4.4.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan và lý - hóa
Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh khoảng 0,5 kg hoặc một đơn vị với khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc 10 gói nhỏ có khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.1 hoặc 4.2.
4.4.2. Xác định khối lượng tịnh
Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy bốn bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh khoảng 0,5 kg hoặc hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc mười gói nhỏ khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.1 hoặc 4.2.
4.4.3. Xác định tỷ lệ hạt vụn trong đường viên
Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh đến 0,5 kg hoặc một bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.2.
Mẫu chung được lập bằng cách gộp và trộn kỹ các mẫu ban đầu. Khối lượng của mẫu chung không được nhỏ hơn 1,0 kg đối với đường cát trắng, đường tinh luyện, đường thô và không nhỏ hơn 2,0 kg đối với đường viên. Trường hợp đường đựng trong gói nhỏ có khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g thì cho phép khối lượng mẫu chung là 0,5 kg.
Chia mẫu chung thu được thành nhiều mẫu thử nghiệm theo số lượng yêu cầu bằng cách chia theo hình nón sau đó chia bốn hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng.
Số lượng mẫu phòng thử nghiệm cần lấy để phân tích và để làm mẫu trọng tài (mẫu lưu) được quy định trong hợp đồng hoặc theo sự thỏa thuận của các bên có liên quan.
7.1. Bao gói mẫu
7.1.1. Mẫu phòng thử nghiệm phải được bao gói trong vật chứa phù hợp với mục đích của phép thử nghiệm.
7.1.2. Mẫu dùng để xác định độ ẩm hoặc các thử nghiệm khác mà cần phải tránh sự hao hụt các chất bay hơi phải được bao gói trong các vật chứa cách ẩm, ví dụ lọ thủy tinh có nút mài hay bao bì PE khô, sạch, kín và được bảo quản thích hợp. Các vật chứa phải được đổ đầy hoàn toàn và phải được hàn kín.
7.1.3. Bao gói và các vật chứa khác phải được người lấy mẫu đóng dấu niêm phong.
7.2. Nhãn của mẫu
7.2.1. Nếu dùng nhãn bằng giấy thì chúng phải có chất lượng cao, phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu đường có độ ẩm cao thì phải dùng nhãn chống ẩm đặc biệt.
Thông tin viết trên nhãn hoặc trực tiếp trên bao sẽ phải được đánh bằng dấu không tẩy xóa được, sử dụng dấu mà không thôi miễn mùi vào mẫu.
7.2.2. Thông tin trên nhãn bao gồm các nội dung theo yêu cầu của hợp đồng như sau:
a) nguồn gốc sản phẩm;
b) điểm xuất phát;
c) ngày tháng và địa điểm nhận (nếu có thể);
d) nơi gửi đến;
e) ngày đến;
f) dạng rời hoặc bao gói (bao gồm số lượng bao gói);
g) loại hàng hóa;
h) dấu hiệu nhận biết hoặc số lô hàng;
i) số hợp đồng và ngày ký hợp đồng;
j) ngày lấy mẫu;
k) ngày dỡ hàng cuối cùng;
l) nơi lấy mẫu và điểm lấy mẫu;
m) loại dụng cụ lấy mẫu;
n) tên của người lấy mẫu;
o) lý do lấy mẫu;
p) số lượng mẫu kép được lấy.
Mẫu phòng thử nghiệm phải được gửi đi sớm càng tốt hoặc theo thời điểm đã được xác định trong hợp đồng. Khi có thể, mẫu phải được bảo quản và được vận chuyển ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp và không để ở nơi ẩm ướt.
Báo cáo lấy mẫu cần đề cập đến tình trạng của đường được lấy mẫu, các kỹ thuật lấy mẫu đã sử dụng, nếu kỹ thuật đó khác với quy định mô tả trong tiêu chuẩn này và mọi tình huống có thể gây ảnh hưởng tới việc lấy mẫu.